Mục lục
Nội dung
Trang
Lời nói đầu
2
Chương 1 : Tình hình chung và điều kiện sản xuất chủ yếu của
Xí nghiệp than 917– Công ty than Hòn Gai
4
1.1- Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp than 917
5
1.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất
6
1.3. Trang bị kỹ thuật
10
Kết luận chương 1
18
Chương 2 : Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp than 917– Công ty than Hòn Gai
19
2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp than
20
917 – Cô
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích đánh giá trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty than Hòn Gai
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản phẩm
23
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và năng lực sản xuất
29
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương
43
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm
50
2.6. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
57
Kết luận chương 2
65
Chương 3 : Phân tích giá thành sản phẩm giai đoạn 2001-2005 của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai
67
3.1. Cơ sở lí luận của đề tài
68
3.2. Phân tích tình hình giá thành của xí nghiệp than 917- Công ty than Hòn Gai
69
3.3. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong giá thành.
72
3.4. Phân tích sự biến động của kết cấu giá thành.
82
3.5. Kết luận và kiến nghị
87
Tài liệu tham khảo
89
Lời nói đầu
Để tiến hành thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước rất cần đến sự đóng góp của các ngành công nghiệp. Trong đó ngành công nghiệp khai thác tài nguyên chiếm một vị trí hết sức quan trọng, ngành công nghiệp khai thác than là một trong những ngành đó. Than không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ, đổi thiết bị máy móc thiết bị phục vụ cho các nghành công nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, ngành công nghiệp khai thác than luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đồng thời đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện quyết định của Chính phủ về đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp khai thác than bước sang hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập bỏ hẳn cơ chế hành chính quan liêu bao cấp. Xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai đã cùng các doanh nghiệp trong ngành tích cực đổi mới về quản lý và công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển trong cơ chế thị trường.
Bản đồ án tốt nghiệp là kết quả của quá trình tìm hiểu học tập, phân tích đánh giá trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai. Nội dung của đồ án gồm 3 chương:
Chương 1 : Tình hình và các điều kiện sản xuất chủ yếu của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai năm 2005.
Chương 3: Phân tích giá thành sản phẩm giai đoạn 2001 – 2005 của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai .
Tuy nhiên do trình độ có hạn, chắc chắn bản đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi những tồn tại và thiết sót mà đồ án chưa đề cập hết.
Tác giả mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh - trường Đại Học Mỏ Địa Chất, các bạn đồng nghiệp, để bản thân nâng cao trình độ góp phần hoàn thiện hơn bản đồ án tốt nghiệp. Tác giả đề nghị được bảo vệ đồ án tốt nghiệp của mình trước hội đồng cghấm thi tốt nghiệp.
Hạ long, ngày 17 tháng 6 năm 2006
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hằng
Chương 1
tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của xí nghiệp than 917
công ty than hòn gai
1.1. Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp than 917
Xí nghiệp than 917 là đơn vị trực thuộc Công ty than Hòn Gai, thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam được thành lập theo quyết định số: 831/QĐ-TC ngày 30 tháng 4 năm 1981 của Tổng cục Địa chất.
Nhiệm vụ chủ yếu của đoàn địa chất 917 trong thời kỳ này là: Đoàn đời sống – sản xuất phụ tổ chức khai thác và tiêu thụ than dưới hình thức đối lưu hàng theo hợp đồng kinh tế hai chiều với các địa phương, đơn vị trong ngoài ngành tạo việc làm cho số lao động dôi dư ở các đơn vị và phục vụ đời sống rộng khắp cho công nhân viên chức toàn liên đoàn 9.
Đoàn Địa chất 917 (nay là xí nghiệp than 917) khi thành lập đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất ban đầu không có, vốn đầu tư quá ít (100 nghìn đồng) với chiếc xe gạt C100 cũ đã qua đại tu nhều lần; 13 cán bộ công nhân viên đầu tiên đến nhận nhiệm vụ phải ở lán trại cũ nát của bộ đội tăng gia sư đoàn 369 để lại. Đời sống của cán bộ công nhân viên chức gặp rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng với tinh thần đoàn kết hăng say cần cù lao động sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức. Đơn vị vừa ổn định tổ chức vừa chỉ đạo sản xuất xây dựng cơ sở vật chất tập thể lãnh đạo đơn vị đã luôn năng động sáng tạo, vận dụng thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, mở rộng mối quan hệ hợp tác trong khai thác và tiêu thụ than – phục vụ đời sống với cac cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học, các đơn vị quân đội, các địa phương trong và ngoài tỉnh nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sản xuất, đời sống đôi bên cùng có lợi. Từ đó đơn vị từng bước đi lên sản lượng than sản xuất, tiêu thụ ngày một tăng, chất lượng tốt có uy tín với khách hàng, việc làm đời sống ổn định, thu nhập tiền lương được nâng lên cán bộ công nhân viên có nơi làm ăn ở làm việc đầy đủ khang trang.
Để tạo điều kiện thụân lợi cho đơn vị 917 trên đà phát triển ngày một lớn mạnh đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới. Tổng cục Địa chất đã có quyết định số: 81/QĐ - TC ngày 1 tháng 4 năm 1984 đổi tên đoàn 917 thành xí nghiệp 917 trực thuộc Tổng cục Địa chất.Với nhiệm vụ chính là khai thác và tiêu thụ sản phẩm, được chỉ đạo trực tiếp của tổng cục Địa chất.
Năm 1997 Tổng công ty than Việt Nam quyết định số: 2811/TVN – TCCB ngày 23 tháng 7 năm 1997 về việc sắp xếp lại các xí nghiệp khai thác than đã chuyển xí nghiệp 917 về trực thuộc công ty than Hòn Gai quản lý kể từ ngày 01 tháng 8 năm 1997.
Năm 1998 Tổng công ty than Việt Nam sắp xếp lại tổ chức sản xuất của công ty than Hòn Gai, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1998, xí nghiệp 917 chuyển thành công trường khai thác than 917 với nhiệm vụ sản xuất than. Tuy gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ này, cán bộ công nhân viên vẫn luôn yên tâm đoàn kết nhất trí, bảo vệ tốt khai trường, tài nguyên, đảm bảo đủ việc làm cho công nhân, đặc biệt nghiêm chỉnh thực hiện nghiêm chỉnh quyết định 381/TTG và chỉ thị 382/TTG của chính phủ về đảm bảo an ninh chật tự trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, được các ban nghành địa phương đánh giá cao.
Năm 1999 Tổng công ty than Việt Nam quyết định số: 506/QĐ - TCCB - ĐT ngày 23 tháng 3 năm 1999 về việc thành lập mỏ than 917 trực thuộc công ty than Hòn Gai.
Tổng số cán bộ công nhân viên là: 432 người.
Với tổng tài sản là: 17.761.118.488 đồng.
Hiện nay Xí nghiệp than 917 là thành viên của công ty than Hòn Gai với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác, chế biến, kinh doanh than quy mô khai thác chế biến tiêu thụ than hàng năm từ 300.000 đến 350.000 tấn năm.
1.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất
1.2.1.Điều kiện địa chất tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Khu mỏ tây bắc Suối lại xí nghiệp 917 nằm về phía Đông Bắc thành phố Hạ Long với khoảng cách 8km. Ranh giới mỏ do xí nghiệp 917 quản lý nằm ở phía tây bắc khoáng sản Suối lại, có ranh giới ở bản vẽ số: 545.00-LT-01.
Mỏ tây bắc Suối lại Xí nghiệp 917 thuộc phường Hà Khánh- thành phố Hạ Long, phía bắc giáp sông Diễn vọng, phía nam là mỏ Suối lại đang chuẩn bị đầu tư xây dựng, phía Đông khu bắc Vàng Danh mỏ Cao Thắng, phía tây là đường ô tô Hòn Gai – Trới.
b. Địa hình và suối
Địa hình thuộc dạng núi thấp đến trung bình. Địa hình cao (ở phía nam độ cao trên 230m) thấp dần về phía bắc và tây bắc nơi có những vũng lầy ven sông diễn vọng với độ cao dưới 1m.
Trong phạm vi mỏ địa hình phân cắt mạnh do các yếu tố tự nhiên cùng với quá trình khai thác. Hiện nay đáy khai trường nơi thấp nhất có độ cao +60m.
Trong khu vực mỏ có mạng lưới các suối nhỏ và khe khá dầy và có hướng chẩy khác nhau nhưng đều tập trung vào suối trung tâm và chẩy lên hướng bắc rồi đổ vào sông Diễn vọng.
Do khai thác và đổ thải, lòng các suối bị trôi lấp, có đoạn suối chẩy ngầm dưới bãi thải.
Nhìn chung, nước mặt ít ảnh hưởng đến quá trình khai thác.
c. Đặc điểm kinh tế và giao thông
Khu mỏ nằm trong vùng công nghiệp mỏ khá phát triển, nơi có hệ thống các nhà máy cơ khí, các cơ sở năng lượng, bến cảng, nhà máy tuyển than và cơ sở dịch vụ, phục vụ ngành sản xuất than.
Khu mỏ gần các trục giao thông thuỷ, bộ cách đường ô tô Hòn Gai – Trới về phía tây 0,7km, cách sông Diễn vọng hơn 1km về phía bắc và phía tây.
Nhìn chung giao thông từ mỏ đi các nơi khác khá thuận lợi.
d. Hệ thống vỉa than trong khu vực mỏ than xí nghiệp 917
*)Đặc tính vỉa than:
Trong phạm vi thăm dò toàn khu 2 vỉa than V.10 (13) vỉa 11 (14).
Trong biên giới mỏ, vỉa 11 là đối tượng khai thác.
Vỉa 11: nằm phía trên và cách vỉa 10 từ 40-60m. vỉa 11 duy trì liên tục cả trên mặt và dưới sâu. Tuy nhiên ở hai cánh vỉa (cánh bắc, cánh nam ) có sự khác nhau lớn về chiều dầy, chất lượng than có tính ổn định.
Trên cánh nam, toàn bộ vỉa đã lộ ra trên khai trường với chiều dài 1.100 m, vỉa than duy trì liên tục, chiều dầy vỉa trên tuyến lộ vỉa thay đổi từ 6,00m đến 14,67m trung bình 10,80m.
Trên cánh bắc chiều dầy vỉa mỏng hơn cánh nam chiều dầy biến thiên từ 1,61m-6,06m, trung bình 3,68m. Nhìn chung, toàn bộ cánh bắc vỉa có cấu trúc phức tạp, chiều dầy vỉa biến đổi mạnh, vỉa có dạng ổ, thấu kính.
Vỉa 11 có câú tạo khá phức tạp, số lớp kẹp trong vỉa thay đổi từ 0 đến 9 lớp trung bình từ 3 đến 5 lớp tổng chiều dầy đá kẹp thay đổi từ 0,09m đến 2,68m trung bình 1,02m.
Chiều dầy mỗi lớp kẹp trong than thay đổi từ 0,09 m đến 1,40 m.
e. Đặc điểm cơ lý của than và đất đá vây quanh
Tính chất cơ lý đá của xí nghiệp than 917
Bảng 1-1
Chỉ tiêu
Đơn vị
Cuội, sạn kết
Cát kết
Bột kết
Cường độ kháng nén
Kg/cm3
1200
1250
750
Cường độ kháng kéo
Kg/cm3
87
111
130
Góc dốc ma sát
Độ
29
33
35
Lực dính kết
Kg/cm3
465
450
470
Trọng lượng thể tích
Kg/cm3
2,4
2,4
2,5
Vì mang đặc thù của vùng có nhiều đồi núi sen kẽ. Qua tài liệu địa chất khu mỏ có cấu tạo địa chất phức tạp. Đất đá vây quanh phổ biến là đá trầm tích, các thành phần chủ yếu là cuội kết, sạn kết , cát kết và bột kết.
f. Thành phần hoá học
Với đặc thù của vỉa than nên sản phẩm là than cám. Qua lấy mẫu phân tích cho thấy chất lượng của sản phẩm than của xí nghiệp 917 là tương đối tốt. Hàm lượng chất có hại trong than là rất thấp.
đặc tính hoá học của than xí nghiệp than 917
Bảng 1-2
STT
Chỉ tiêu
Phạm vi thay đổi
Trung bình
Từ khoảng
Đến khoảng
1
Độ ẩm,%
21
85
45
2
Độ tro (AK %)
3,6
38,5
17,3
3
Chất bốc (Wch, %)
3,9
11,6
7,1
4
Nhiệt lượng Kca1/kg
7.560
8.540
8.033
5
Tỷ trọng (d), t/m
1,39
1,49
1,44
g. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Nước mặt:
Trong khu vực Suối lại ở phía Nam và Đông, thấp dần về phía Tây và Bắc. Toàn khu Suối lại có 7 con suối với lưu lượng phụ thuộc vào mùa. Số liệu đo đạc thuỷ văn cho thấy lưu lượng từng suối thay đổi từ 0,05 1/s đến 251 1/s.
Mỏ Tây Bắc Suối lại nằm trên khu vực có độ cao địa hình từ +40 đến +120m, trong mỏ có suối chẩy qua. Các công trường khai thác chủ yếu được thoát nước tự chẩy, vì vậy nước mặt ít ảnh hưởng đến quá trình khai thác.
Nước ngầm:
Khu mỏ có 4 tầng chứa nước nhưng chỉ có tầng nước ngầm trong trầm tích chứa than có ảnh hưởng trực tiếp đến công trường khai thác.
Trong tầng chứa than T3n (Hg2), nước ngầm được tàng trữ và vận động trong các nham thạch hạt thô bao gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết. Nước ngầm chủ yếu không áp hoặc có áp lực cục bộ có quan hệ chặt chẽ với nước mưa. Độ giàu nước thấp, quan hệ thuỷ lực giữa nước dưới đất và nước mặt không rõ ràng. Nguồn cung cấp cho nước ngầm là nước mưa. Kết quả phân tích cho thấy,nước ngầm thuộc loại Bicabonats Calx –
Cloruanatri, có độ ăn mòn yếu.
1.1.2. Công nghệ sản xuất
a. Hệ thống mở vỉa
Căn cứ vào tình hình địa chất, thế nằm của vỉa và địa hình, Xí nghiệp than 917 dùng hệ thống mở vỉa bằng hào bám vách (hình 1-1). Mở vỉa bằng phương pháp này là phương pháp tiên tiến góp phần làm tăng sản phẩm than và giảm tỷ lệ đất đá lẫn trong than.
+115
+100
Trụ vỉa
a = 22o á 31o <a
Hình 1-1: Sơ đồ mở vỉa bằng hào bám vách
b. Hệ thống khai thác.
Hệ thống khai thác của xí nghiệp chủ yếu theo phương pháp hào bám vách. Hệ thống này có đai công tác thay đổi, tuyến công tác phát triển dọc theo vỉa than. Sau khi mở hào song thì tiếp tục mở rộng tầng trên cho tới khi đủ điều kiện khai thác lấy sản phẩm. Công việc này song song với việc mở rộng tầng tiến hành khai thác than.
c. Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên.
Khoan – Nổ mìn
Xúc than
Vận tải bằng ô tô
Cảng 917
Kho than
Sàng tuyển
Bãi thải
Tiêu thụ nội bộ
Xúc bốc đất đá
Bã Thải
1.3. Trang bị kỹ thuật
Xí nghiệp than 917 là một xí nghiệp nhỏ trực thuộc công ty than Hòn Gai nên tình trạng máy móc thiết bị của xí nghiệp vẫn còn khá thô sơ và lạc hậu. Thì những năm gần đây do sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty, Xí nghiệp đã có sự thay đổi lớn về máy móc thiết bị để chuẩn bị cho sản xuất và phục vụ cho sản xuất được tốt hơn.
Trong năm 2005 Xí nghiệp đã trang bị kỹ thuật, trang thiết bị với 10 xe Benlaz, 2 máy xúc thuỷ lực, 1 máy gạt và 1 máy khoan để phục vụ cho công tác khai thác. Các quá trình sản xuất phụ trợ và phục vụ như: Cơ khí cầu đường, cơ điện trạm mạng.....Xí nghiệp đã hết sức trang thiết bị để đủ khả năng phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất chính của mỏ. Tuy vậy máy móc thiết bị trong Xí nghiệp một phần do quá cũ lại còn chưa đồng bộ, trong những năm tới cần có biện pháp đầu tư thiết bị hợp với việc khai thác.
Xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ với sản lượng trên 300.000 tấn/năm. Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng dây truyền chính là khai thác lộ thiên ở khu vực vỉa 10, vỉa 11. Trước đó Xí nghiệp còn có khai thác hầm lò nhưng chỉ là dây truyền nhỏ với sản lượng hàng năm không đáng kể. Nhưng cả khi còn hai dây truyền sản suất chính đều là nguồn sản xuất than chính luôn đảm bảo về sản lượng than cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo về mét lò đào chuẩn bị, khối lượng đất đá bóc đều được sự chỉ đạo của giám đốc Xí nghiệp
Là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Công ty than Hòn Gai Tổng công ty than Việt Nam. Xí nghiệp được công ty giao trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, phát triển các nguồn lực có trách nhiệm nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác, Xí nghiệp đã cố gắng chuyên môn hoá cho đến từng công trường, tổ, đội sản xuất.
Mỗi tổ, đội có trách nhiệm và chức năng sản xuất riêng biệt.Công trường lộ thiên khai thác than , bốc xúc đất đá.Các phân xưởng vận tải vận chuyển than và đất đá đến khu vực cần thiết.Phân xưởng sửa chữa thiết bị chuyên sửa chữa các thiết bị hỏng hóc. Do được chuyên môn hoá ở từng công trường, phân xưởng nên người lao động có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của mình, làm tốt công tác được giao.
Thực hiện cơ chế thị trường mới về quản lý doanh nghiệp, Xí nghiệp than 917 đã mở rộng quan hệ với Nhà Nước và các doanh nghiệp khác thuộc tổng công ty như Xí nghiệp vật tư cung ứng vật tư chủ yếu cho phục vụ sản xuất.Ngoài ra còn hợp tác với các đơn vị thành viên trong công ty than Hòn Gai trên địa bàn Hòn Gai, bên trong Xí nghiệp các tổ, đội hợp tác với nhau để sản xuất và khai thác than theo đúng kế hoạch đặt ra.
Bảng máy móc thiết bị chính của xí nghiệp than 917
Đơn vị tính : 1.000 đ
Stt
Tên thiết bị
Số lượng
Nguyên giá
Hao mòn
GT còn lại
I
Máy móc thiết bị động lực
616.575
388.877
227.698
1
Đường điện 0,4 KVA
1
129.480
78.365
51.115
2
Đường điện 6 KVA
1
297.663
172.601
125.062
3
Máy phát điện 70 KW
1
39.500
26.113
13.387
4
Trạm 0,4 KV
1
149.932
111.798
38.134
II
Máy móc TB công tác
25.489.759
8.274.826
17.214.933
1
Máy xúc thuỷ lựcE=3,1m3
4
17.729.579
5.725.063
12.004.516
2
Máy gạt T130
1
105.270
105.270
0
3
Máy gạt D85A
1
2.760.131
1.968.937
791.194
4
Máy gat D7R
1
2.319.861
184.617
2.135.244
5
Máy trắc địa
1
25.000
25.000
0
6
Máy hàn
1
6.800
6.300
500
7
Máy ép khí
1
34.000
34.000
0
8
Máy bơm nước
2
28.800
25.340
3.460
9
Máy tời lò
2
35.000
34.116
584
10
Máy sàng
1
224.911
51.116
173.795
11
Khoan tay
2
16.385
7.400
8.985
12
Khoan TAMROC
1
1.987.695
1.987.695
1.788.926
13
Cụm sàng rung
1
216.327
13.868
202.459
III
Phương tiện vận tải
31.198.171
7.032.465
24.165.706
1
Xe Belaz tải trọng 42 tấn
10
24.622.000
3.623.105
20.998.859
2
Xe Kapaz
5
2.888.171
1.562.927
1.325.244
3
Xe Kamaz
5
3.688.000
1.846.433
1.441.567
Tổng cộng thiết bị
57.304.505
15.696.168
41.608.337
1.3.1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất lao động
a. Sơ đồ bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý Xí nghiệp than 917 được tổ chức dưới hình thức trực thuộc tuyến chức năng theo hai cấp: Cấp Xí nghiệp và cấp các phòng ban công trường phân xưởng.
Cấp quản lý Xí nghiệp: Gồm có trưởng phòng, quản đốc, phó quản đốc phụ trách công tác sản xuất, đời sống . Trong các công trường, phân xưởng còn được chia thành các ka, tổ sản xuất .
Ưu điểm của hình thức tổ chức bộ máy này là bên cạnh người lãnh đạo chỉ huy trong Xí nghiệp còn có những bộ máy tham mưu về chuyên môn trợ giúp cho các quyết định ít sai sót và nhầm lẫn. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp than 917- Công ty than Hòn Gai được thể hiện qua sơ đồ sau :
Giám đốc
Phó giám đốc
P. KT
PĐKKCS
PCĐVT
P. AT
PLĐTL
VPTH
PKHTH
PKTTC
PX CĐVT1
PX CĐVT2
CT lộ thiên
PX cảng
Hình 1-2 : Bộ máy quản lý của Xí nghiệp khai thác than 917
- Giám đốc Xí nghiệp là người đứng đầu có trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động sản xuất khinh doanh của Xí nghiệp và chịu mọi trách nhiệm trước Nhà Nước và công ty về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các phó giám đốc: Làm việc dưới sự điều hành phân công trực tiếp của giám đốc, mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực riêng của mình đã được phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp về quyền hạn và trách nhiệm của mình khi giám đốc phân công.
- Các phòng ban nghiệp vụ: Có nhiệm vụ tham mưu thực hiện các công việc quản lý giúp Giám đốc.
Việc phân cấp ở Xí nghiệp được phân thành hai cấp, cấp quản lý ở Xí nghiệp và cấp công trường nhờ đó tạo điều kiện cho việc quản lý hạch toán kinh tế từng phân xưởng và toàn bộ doanh nghiệp.
Với phương pháp theo tuyến như trên, quản lý theo chuyên môn hoá bộ phận làm cho việc điều hành sản xuất được đảm bảo mệnh lệnh và thông tin sản xuất được thông suốt nâng cao hiệu quả công tác của từng bộ phận. Mặt khác thuận lợi cho việc hạch toán từng khâu hay bộ phận của quá trình sản xuất để phát hiện ra khâu yếu từ đó có biện pháp khắc phục.
Đội trưởng
Đội phó
trực ca
Đội phó
trực ca
Đội phó
trực ca
Kế toán thống kê nhà ăn
Hình 1-3 : Sơ đồ quản lý cấp công trường
b. Tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
Để đảm bảo sản xuất nhịp nhàng ăn khớp Xí nghiệp đã áp dụng phân chia làm hai khu vực:
- Khu vực văn phòng: Nơi tập trung bộ máy quản lý của Xí nghiệp nằm ở phường Hà Khánh tiện giao dịch đối ngoại.
- Khu công trường là nơi sản xuất chính tập trung xe, thiết bị nhà xưởng nằm cạnh khu vực khai thác lộ thiên.
- Với hình thức sản xuất như vậy Xí nghiệp luôn chủ động trong mọi công việc và rất thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp được thực hiện chế độ làm việc 5 ngày/tuần và theo giờ hành chính 8 giờ/ngày đối với cán bộ công nhân viên văn phòng.
Đối với sản xuất làm việc 5 ngày/tuần đi 3 ca áp dụng chế độ đảo ca nghịch.
Tuần
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Thứ
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
T2
T3
T4
T5
T6
Ca
Ca I
A
B
C
Ca II
B
C
A
Ca III
Hình 1- 4: Sơ đồ đảo ca nghịch của xí nghiệp than 917
1.3.2. Tình hình xây dựng và chỉ đạo kế hoạch
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị.
+ Dựa vào những báo cáo năm trước để tìm ra những nhược điểm để có biện pháp khắc phục.
+ Dựa vào tài liệu lập kế hoạch của ban tham mưu.
+ Dựa vào báo cáo cuối năm để tính tình hình cụ thể vận dụng tài sản cố định, tài sản lưu động trên cơ sở đề ra chỉ tiêu tính toán cụ thể của mỗi giai đoạn.
Bước 2: Giai đoạn lập kế hoạch.
Bộ phận của kế hoạch gồm:
* Kế hoạch sản xuất.
- Lượng than sản xuất.
+ Sản lượng than hầm lò.
+ Sản lượng than lộ thiên.
+Sản lượng than tận thu.
- Mét lò đào mới.
+ Mét lò chuẩn bị sản xuất.
+ Mét lò kiến thiết cơ bản.
+ Khối lượng đất đá bóc.
- Công việc khác.
* Kế hoạch vật tư:
- Kế hoạch nguyên vật liệu cho sản xuất,
- Kế hoạch sửa chữa tài sản cố định,
- Kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị....
* Kế hoạch kỹ thuật.
- Kế hoạch hệ số bóc,
- Kế hoạch chất lượng sản phẩm,
- Kế hoạch an toàn và bảo hộ lao động,
- Các chỉ tiêu định mức các loại sản phẩm, gỗ chống lò, kíp thuốc nổ mìn.
* Kế hoạch tài chính.
- Kế hoạch giá thành sản phẩm dựa vào yếu tố chi phí,
- Kế hoạch doanh thu nộp ngân sách,
- Kế hoạch giá thành sản phẩm,
- Kế hoạch lao động tiền lương, sắp xếp nhân lực, tổ chức xác định năng suất lao động, xác định quỹ lương và tiền lương bình quân cho mọi công nhân viên.
Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch.
Từ kế hoạch hoạt động sản xuất và kinh doanh của Xí nghiệp sự tăng giảm sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ là không tránh khỏi do đó kế hoạch đặt ra thường không sát thực tế. Song Xí nghiệp cũng phải bám vào thực trạng của Xí nghiệp mà lập và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp. Đảm bảo phát huy tác dụng của việc lập kế hoạch là vạch ra hướng đi đúng cho Xí nghiệp.
Phương hướng xây dựng của những năm qua là nâng cao số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường phấn đấu giảm giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho người lao động.
1.3.3. Tình hình đội ngũ lao động trong Xí nghiệp
Theo số liệu thống kê của ban tổ chức lao động tiền lương của Xí nghiệp thì số lượng lao động trong các năm thay đổi do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, số lượng công nhân viên của Xí nghiệp ngày một tăng năm 2004 là 683 người đến ngày 31/12/2005 là 721 người. Tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm khoảng 13 á 15% tổng số cán bộ công nhân viên. Quân số chính thức chiếm khoảng 60% tổng số toàn Xí nghiệp. Ngoài ra Xí nghiệp còn sử dụng nhân công thuê ngoài (hợp đồng theo mùa vụ ) để đảm bảo tiến độ sản xuất, nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch khai thác than công ty đã giao.
Hàng năm Xí nghiệp quan tâm và coi trọng đến chất lượng lao động từ công tác học tập an toàn trong lao động đến học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tay nghề của đội ngũ công nhân viên kỹ thuật và tránh thiệt thòi cho người lao động, Xí nghiệp còn bồi dưỡng đào tạo bằng cách bố trí hợp lý những công việc đúng chuyên môn cho công nhân kỹ thuật và bố trí những công nhân có tay nghề thấp hơn để nâng cao hoàn thiện dần, đó là việc làm tạo nên khí thế và tinh thần đoàn kết học hỏi trong nội bộ đơn vị. Năm 2005 cấp bậc thợ của các ngành nghề chủ yếu như khai thác than, điện cơ khí....đều có bậc thợ trên 4. Đây là cấp bậc yêu cầu so với công việc nghành khai thác than.
Ngoài ra Xí nghiệp còn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên tại khối các phòng ban theo học tại chức để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Theo báo cáo của ban lao động tiền lương đến ngày 31/12/2005 số công nhân viên có danh sách là 721 người.
Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 32
- Công nhân viên sản xuất: 246
+Công nhân viên kỹ thuật: 218
+ Công nhân lao động phổ thông: 199
+ Nhân viên phục vụ: 26
Kết luận chương 1
Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy bước vào thực hiện kế hoạch năm 2005 Xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai có những thuận lợi và khó khăn sau:
*)Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, công ty than Hòn Gai trong công tác điều hành Xí nghiệp.
Đội ngũ cán bộ công nhân trẻ và có trình độ chuyên môn.
Thiết bị mới được đầu tư kịp thời đồng bộ năng suất cao đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu và năng suất và hiệu quả sử dụng thiết bị.
Khai trường rộng, độ sâu chưa lớn thuận lợi cho việc bố trí thiết bị tổ chức sản xuất cũng như thoát nước cho khai trường. Điều kiện địa chất các lớp đất đá bóc ổn định ít nứt lẻ độ bền không lớn thuận lợi cho việc khoan nổ mìn và xúc bốc đất đá.
*Khó khăn:
Xí nghiệp than 917 thành lập với quy mô nhỏ,
Thiết bị khai thác mới nên kinh nghiệm quản lý vận hành tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập chưa phát huy hết khả năng hiệu quả sử dụng thiết bị,
Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao,
Điều kiện địa chất đất đá bờ trụ vỉa 10, 11 bị sụt lở mạnh với khối lượng lớn phần trên diện rộng dọc theo khai trường gây không ít khó khăn như tổn thất tài nguyên , công tác thoát nước mỏ không nhanh. Gây nên tổ chức sản xuất gặp nhiều khó khăn, chi phí cho xúc bốc đất đá sụt lở lớn.
Những thuận lợi và khó khăn nêu trên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 của Xí nghiệp và sẽ được phân tích sáng tỏ trong chương 2.
Chương 2
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp than 917 công ty than hòn gai
năm 2005
2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của Xí nghiệp than 917 năm 2005 được tập hợp ở bảng số liệu 2.1.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Xí nghiệp than 917 đều đạt vượt kế hoạch cũng như có sự tăng so với năm 2004. Có thể chỉ ra đây những chỉ tiêu đạt mức tốt như: Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, tổng doanh thu....Đây là kết quả của sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp than 917. So với năm 2004 hầu như là vượt các chỉ tiêu.
Qua số liệu ở bảng 2-1 thấy :
+ Tổng số than nguyên khai sản xuất của Xí nghiệp năm 2005 thực hiện so với kế hoạch tăng 7,9% tức 25.107 tấn. Sản lượng than lộ thiên tăng rất nhiều so với kế hoạch tăng 0,98% tương ứng với 2.764 tấn.
+ Về chỉ tiêu đất đá bóc: Trong năm 2005 Xí nghiệp đã chú trọng vào công tác xúc bốc đất đá chuẩn bị điện cho khai thác khai thác lộ thiên, cụ thể trong năm Xí nghiệp thực hiện được 3.904.731 m3 bằng 108,46% so với kế hoạch. Điều này càng khẳng định rõ Xí nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt cho công tác xúc bốc đất đã nằm nâng cao sản lượng khai thác cho Xí nghiệp và cũng góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác lộ thiên năm 2005 tăng so với năm 2004 là 2.764 tấn.
+ Về sản lượng than tiêu thụ: Trong năm qua lượng than tiêu thụ của Xí nghiệp đã được Công ty than Hòn Gai chịu trách nhiệm tiêu thụ nên Xí nghiệp sản xuất ra là được công ty tiêu thụ hết và tiêu thụ cả sản lượng tồn kho năm 2004 là 2.750 tấn.
+ Về tổng số công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Theo kế hoạch năm 2005 số công nhân viên là 578 người nhưng thực tế là 724 người tăng 25,25%. Qua chỉ tiêu này cho thấy trong năm qua Xí nghiệp đẫ có sự sắp xếp lại lao động, tổ chức tuyển dụng thêm công nhân mới đồng thời cũng tinh giảm những công nhân không đáp ứng cho sản xuất hiện đại để đạt hiệu quả cao cho sản xuất.
+ Về tổng quỹ lương của Xí nghiệp: Trong năm quỹ lương thực hiện có tăng cao hơn kế hoạch 69,29% bằng 7.773 triệu đồng do sản lượng tăng làm cho tiền lương bình quân của một công nhân tăng và lao động trong năm có tăng so với kế hoạch. Điều này cho thấy tiền lương của Xí nghiệp đã được cải thiện nhiều so với năm 2004 thì tổng quỹ lương tăng 90,29% tức 9.011 triệu đồng.
+ Về tiền lương bình quân theo kế hoạch là 1.618.350 đồng/người/tháng nhưng thực tế lại đạt 2.185.886 đồng/người/tháng tăng 568.536 đồng bằng 35,15% so với kế hoạch. Đây là vấn đề người lao động quan tâm, họ xem có tương xứng với năng suất lao động đạt được so với sức lao động mà họ bỏ ra. Cũng qua số liệu này cho thấy trong những năm gần đây thu nhập bình quân của Xí nghiệp đã phần nào khuyến khích người lao động trong quá trình lao động. So với năm 2004 thì thu nhập bình quân tăng 38,43% bằng 606.860 đồng.
+ Về doanh thu theo kế hoạch 107.949 triệu đồng nhưng thực tế đã đạt là 139.796 triệu đồng năm 2005 so với kế hoạch vượt 31.847 triệu đồng bằng 29,50% và tăng so với năm 2004 là 58.407 triệu đồng bằng 71,76%.
+Về hao phí vật tư thuốc nổ: Theo kế hoạch là 300kg cho 1000m3 đất đá, nhưng thực tế đạt 277,45kg cho 1000m3 đất đá, giảm với kế hoạch 22,55kg và bằng 7,52%.
+ Về giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch của Xí nghiệp đề ra là 299,064 đồng/tấn than nhưng thực hiện đạt 345.686 đồng/tấn, tăng so với kế hoạch là 46.623 đồng/tấn bằng 15,59% đồng thời so với năm 2004 thì giá thành 2005 cũng tăng 119.983 đồng/tấn than bằng 52,48%. Điều này khẳng định trong năm 2005 có nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan tác động đến giá thành sản phẩm của Xí nghiệp.
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu năm 2005
Bảng 2-1
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2004
Năm 2005
TH05/TH04
TH05/KH 05
KH
TH
(+, -)
(%)
(+, -)
(%)
A
B
C
1
2
3
4=3-1
5=3/1
6=3-2
7=3/2
1
S/lượng than NKSX
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107
107,90
2.764
100,81
3
Khối lượng đất đá bóc
M3
2.933.007
3.600.000
3.904.731
971.724
133,13
304.731
108,46
4
Hệ số bóc đất đá
m3/Tấn
9,23
10,59
11,39
2,16
123,38
1
107,59
5
Than sạch tiêu thụ
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107
107,90
2.764
100,81
6
Tổng doanh thu
Tr.đ
81.389
107.949
139.796
58.407
171,76
31.847
129,50
a
Doanh thu than
Tr.đ
79.800
107.117
127.545
47.745
159,83
20.428
119,07
b
Doanh thu khác
Tr.đ
1.589
832
12.251
10.662
770,96
11.419
1472,43
8
Doanh thu thuần
Tr.đ
81.389
107.949
139.796
58.407
171,76
31.847
129,50
9
Giá trị gia tăng
Tr.đ
21.114
38.263
37.773
16.659
178,90
-490
98,72
10
Tổng vốn kinh doanh
Tr.đ
87.127
0
88.072
945
101,08
88.072
- Tài sản cố định
Tr.đồng
36.374
68.319
31.945
187,82
68.319
- Tài sản lưu động
Tr.đồng
50.753
19.753
-31.000
38,92
19.753
11
Hao phí vật tư chủ yếu
Vật liệu nổ
Kg/1000 m3
285,00
300,00
277,45
-8
97,35
-23
92,48
12
Tổng số công nhân viên
Người
683
578
724
41
106,00
146
125,26
Tr/đó : CNVSXCN
Người
571
550
637
66
111,56
87
115,82
13
Năng suất LĐBQ
a
NSLĐ bằng hiện vật
T/ng-năm
- CNV toàn DN
T/ng-năm
465,09
588,24
473,43
8
101,79
-115
80,48
- CNVSXCN
T/ng-năm
556,32
618,18
538,09
-18
96,72
-80
87,04
b
NSLĐ bằng giá trị
Trđ/Ng-năm
- CNV toàn DN
Trđ/Ng-năm
119,16
186,76
193,09
74
162,04
6
103,39
- CNVSXCN
Trđ/Ng-năm
142,54
196,27
219,46
77
153,97
23
111,81
14
Tổng quỹ lương
Tr.đồng
9.980
11.218
18.991
9.011
190,29
7.773
169,29
15
Tiền lương BQ 1 CNV
Đ/ng/tháng
1.579.026
1.617.350
2.185.886
606.860
138,43
568.536
._.135,15
16
Giá thành bình quân
Đồng/Tấn
226.704
299.064
345.687
118.983
152,48
46.623
115,59
17
Giá bán bình quân
Đồng/Tấn
236.373
372.108
135.735
157,42
372.108
18
Nộp ngân sách NN
Tr.đồng
(2.139,00)
1.669,00
3.808
-78,03
1.669
19
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đồng
275,00
(16.847)
-17.122
-6126,18
-16.847
Từ những chỉ tiêu phân tích trên có thể đưa ra một vài nhận xét: Trong năm 2005 Xí nghiệp than 917 Công ty than Hòn Gai đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra cả về số lượng và chất lượng vượt 2.764 tấn than, doanh thu tăng so với kế hoạch 21.773 triệu đồng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước. Việc chuẩn bị cho sản xuất cũng được thực hiện đúng tiến độ đề ra, sản xuất và tiêu thụ được thực hiện đúng theo yêu cầu, năng suất lao động và tiền lương bình quân đều tăng so với kế hoạch. So với năm 2004 thì năm 2005 Xí nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt
2.2.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch trung tâm chủ đạo là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác vì:
Sau khi kế hoạch sản xuất và tiêu thụ được lập, căn cứ vào kế hoạch này tiến hành xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, xác định nhu cầu vật tư cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch tài chính, kế hoạch doanh thu.
Do vậy nó là bộ phận kế hoạch đi trước một bước, trên cơ sở đó để lập các bộ phận kế7 hoạch bộ phận khác.Nói cách khác, nó là bộ phận kế hoạch chính và là xương sống của toàn bộ kế hoạch trong doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích đánh giá các kết quả đạt được của doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một đòi hỏi cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó rút ra những nguyên nhân kìm hãm quá trình sản xuất và tiêu thụ để đề ra những phương hướng và biện pháp tích cực thúc đẩy hoàn thành kế hoạch.
2.2.1. Phân tích sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị
Các chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị của Xí nghiệp được tập hợp qua bảng 2-2.
Bảng chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng giá trị
Bảng 2-2
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH Năm 2004
TH Năm 2005
TH 05/ TH 04
TH 05/ KH 05
Kế hoạch
Thực hiện
+ / -
%
+ / -
%
1
Sản lượng sản xuất
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107,00
107,90
2.764,00
100,81
2
Sản lượng tiêu thụ
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107,00
107,90
2.764,00
100,81
3
Giá trị gia tăng
Tr.đ
21.114
38.263
37.773
16.658,86
178,90
-490,14
98,72
4
Doanh thu
Tr.đ
81.389
107.949
129.722
48.332,60
159,38
21.772,60
120,17
Qua bảng 2-2 cho thấy: Trong năm 2005 Xí nghiệp đã hoàn thành những chỉ tiêu chủ yếu. Về sản xuất than tăng so với năm 2004 là 25.107 tấn tương ứng 7,9% tăng so với kế hoạch 2.764 tấn. Về giá trị tiêu thụ của Xí nghiệp trong năm 2005 là rất tốt sản xuất ra là tiêu thụ hết trong năm do xí nghiệp được Công ty bao tiêu sản phẩm. Từ sản lượng sản xuất tăng so với năm 2004 và kế hoạch, sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên, doanh thu của Xí nghiệp cũng tăng theo. Năm 2005 tăng so với năm 2004 về giá trị tuyệt đối là 48.332,6 triệu đồng ứng với 59,38% còn tăng so với kế hoạch 21.772,6 triệu đồng bằng 20,37%.
2.2.2. Phân tích khối lượng sản xuất theo mặt hàng
Nhiệm vụ của phân tích là đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và khối lượng sản phẩm theo kết cấu đã được ấn định. Phân tích đánh giá hiệu quả của sự thay đổi kết cấu so với kế hoạch từ đó đánh giá tính đúng đắn của bản thân việc xây dựng kế hoạch là chiến lược của doanh nghiệp. Để phân tích lập bảng 2-3.
Phân tích khối lượng sản xuất theo mặt hàng
Bảng 2-3
TT
Chủng loại
Năm 2004
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
So sánh
TH05/TH 04
So sánh
TH05/KH 05
S/lượng
(Tấn)
Kết cấu
(%)
S/lượng
(Tấn)
Kết cấu
(%)
S/lượng
(Tấn)
Kết cấu
(%)
(+, -)
(%)
(+, -)
(%)
1
- Cục xô
47
0,01
47
47,3
2
- Cám 3
5.904
1,86
26.800
7,88
2.278
0,66
129.889
38,58
-24.522,4
8,50
3
- Cám 4
131.998
41,55
133.100
39,15
135.792
39,62
17.929
102,87
2.692,4
102,0
4
- Cám 5
124.816
39,29
126.600
37,24
149.927
43,74
25.110
120,12
23.326,6
118,4
5
- Cám 6a
52.410
16,50
50.100
14,74
50.011
14,59
-2.399
95,42
-88,9
99,82
6
- Cám 6b
2.528
0,80
3.400
1,00
4.709
1,37
2.180
186,22
1.308,5
138,5
Tổng số
317.657
100
340.000
100
342.764
100
25.106
107,90
2.764
100,8
Qua số liệu ở bảng 2-3 thấy mặt hàng sản phẩm của Xí nghiệp khá đa dạng, nhiều chủng loại, đã thể hiện được sự chuyển hướng của doanh nghiệp theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên nhìn về kết cấu từng loại sản phẩm thấy : Tổng số đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, tuy nhiên tỷ lệ vẫn chưa cao, còn một số chủng loại than chưa hoàn thành kế hoạch như than cám 3, thán cám 6a. Trong tất cả các mặt hàng thì sản lượng than cám 4 và than cám 5 là chiếm tỷ lệ cao nhất, than cám 5 chiếm 43,74% trong tổng số than sản xuất của Xí nghiệp, tiếp theo là than cám 4 chiếm 39,62%. Nhìn chung sản lượng than sản xuất theo các mặt hàng của Xí nghiệp năm 2005 tăng so với kế hoạch và so với năm 2004. Nhưng để đảm bảo cho nhu cầu của thị trường trong tương lai đòi hỏi Xí nghiệp phải mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ mới trong công tác sàng tuyển, chế biến.
2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất theo nguồn và đơn vị trong doanh nghiệp
Phân tích này nhằm xác định đóng góp của mỗi đơn vị vào kế hoạch sản xuất chung toàn doanh nghiệp, qua đó thấy được trình độ tổ chức, khả năng thực hiện của từng đơn vị. Xí nghiệp than 917 công ty than Hòn Gai là đơn vị khai thác bằng dây chuyền công nghệ lộ thiên nên Xí nghiệp tự tổ chức san gạt, bốc xúc đất đá, vận chuyển than về kho. Đôi khi tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng khu vực, vỉa cần thiết cho phù hợp với năng lực sản xuất và điều kiện sản xuất của Xí nghiệp mà sẽ được tổ chức theo hợp đồng (tron gói hoặc từng công đoạn).
Hiện nay Xí nghiệp có 3 đội sản xuất, thực hiện sản xuất theo kế hoạch được giao.
Bảng phân tích sản lượng sản xuất theo đơn vị sản xuất
Bảng 2-4
TT
Chủng loại
ĐVT
Thực hiện 2004
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
So sánh
So sánh
S/lượng
K/cấu
S.lượng
K/cấu
S/lượng
K/cấu
TH05/TH 04
TH05/KH05
(Tấn
(%)
(Tấn
(%)
(Tấn
(%)
(+; -)
(%)
(+; -)
(%)
1
Đội 1
Tấn
156.486
49,26
165.000
48,53
178.246
52,00
21.760
113,91
13.246
108,03
2
Đội 2
Tấn
83.180
26,19
90.000
26,47
87.377
25,49
4.197
105,05
-2.623
97,09
3
Đội 3
Tấn
77.991
24,55
85.000
25,00
77.141
22,51
-850
98,91
-7.859
90,75
Cộng
Tấn
317.657
100
340.000
100
342.764
100
25.106
107,90
2.764
100,81
Qua bảng phân tích sản lượng sản xuất theo đơn vị sản xuất cho thấy sản lượng sản xuất của Xí nghiệp chủ yếu từ hai đội 1 và 2. Đội 1 chiếm 49,265% trong toàn bộ sản lượng của Xí nghiệp năm 2004 tức là 156.486 tấn, nhưng năm 2005 là 178.246% tương ứng với 178.246 tấn than. Đội 2 chiếm 26,19 trong tổng sản lượng của toàn Xí nghiệp năm 2004 tức là 83.180 tấn chiếm 26,19%, năm 2005 chiếm 25,49% tương ứng với 87.377 tấn.
Sản lượng than khai thác của đội 1 đóng góp rất lớn trong tổng số lượng. Đội này đã vượt mức kế hoạch năm 2005 là 8,03% tức là 13.246 tấn than.
Để thực hiện đúng kế hoạch mặt hàng là một yêu cầu đảm bảo sự cân đối chung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh không những chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường về khối lượng sản phẩm mà còn muốn có lợi nhuận và doanh thu cao thì vấn đề quan trọng là phải chú ý đến mặt hàng trong tổng thể khối lượng sản phẩm.
Muốn thực hiện tốt vấn đề này thì Xí nghiệp cần phải chú tọng đến phương pháp khai thác, qui trình công nghệ, đặc biệt là phải quan tâm đến công tác phẩm cấp chất lượng than để nâng cao chất lượng than khai thác.
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
Chất lượng than của Xí nghiệp được coi là tương đối tốt và ổn định. Song trong cơ chế thị trường việc thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm là điều rất nên làm. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ góp phần là tăng giá bán và doanh thu. Chất lượng sản phẩm thực hiện của Xí nghiệp được thực hiện qua bảng 2-5
Chất lượng sản phẩm năm2005
Bảng 2-5
TT
Chủng loại than
Kích cỡ,mm
Độ ẩm
AK%
Q(Kcal/kg)
Chất bốc (W,%)
Lưu huỳnh (S,%)
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
Cám 3
0á15
7,5
8
15
13
5716
5800
6
6
0,5
0,5
2
Cám 4a
0á15
7,5
7,5
16
18
5020
5110
6
6
0,5
0,5
3
Cám 4b
0á15
7,5
7,5
21
22
5000
5124
6
6
0,5
0,5
4
Cám 5
0á15
7,5
7,5
27
27
4950
5000
6
6
0,5
0,5
5
Cám 6
0á15
7,5
7,8
34
34
4630
4930
6
6
0,5
0,5
Nhìn chung chất lượng than của công ty là cao, nguyên nhân do cấu tạo đặc điểm của vỉa than, mặt khác Xí nghiệp đầu tư thích đáng cho công tác khai thác và nghiệm thu kiểm tra chất lượng sản phẩm, lấy mẫu than. Do vậy Xí nghiệp cần có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để công tác tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ Xí nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm, thu hồi vốn bỏ ra, gốp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời thoả mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho Xí nghiệp các nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, qua đó có các biện pháp thích hợp thúc đẩy công tác tiêu thụ.
Mục đích của việc phân tích là vạch ra mối liên hệ với kế hoạch và sản lượng mặt hàng, khách hàng, với tình hình sản xuất trong kỳ, tồn trong kỳ.
a. Phân tích tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm:
Sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2005
Sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2005
Bảng 2-6
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
KH
TH
(+,-)
(%)
TH04
KH 05
TH04
KH 05
- Than tiêu thụ
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107
2.764
107,9
100,8
- Giá bán BQ
đ/tấn
251.214
315.050
372.109
120.894
57.059
148,1
118,1
- D/ thu tiêu thụ
Tr.đ
79.800
107.117
127.545
47.745
20.428
159,8
119,1
Theo số lượng tính toán cho thấy Xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là 0,8% tăng 2.764 tấn than tiêu thụ. Về giá trị, giá bán tăng 120.894 đồng/tấn so với năm 2004 và tăng 57.059 đồng/tấn so với kế hoạch đã dẫn đến doanh thu tăng 20.428 triệu đồng so với kế hoạch và tăng 47.745 triệu đồng so với năm 2004.
b. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng và mặt hàng
Vì là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc nên chủ yếu sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là giao Công ty than . Xí nghiệp 917 là một đơn vị trực thuộc Công ty than Hòn Gai nên sản lượng tiêu thụ hầu hết bán trong nội bộ.
Bảng Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng
Bảng 2-7
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện
năm 2004
Năm 2005
SS TH 05/04
SS TH05/KH05
KH
TH
(+; -)
(%)
(+; -)
(%)
A
Cty TT Hòn Gai
Tấn
-
-
-
B
Than giao nội bộ
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107
107,9
2.764
100,81
1
Cục xô
Tấn
47
47
-26.753
2
Cám 3
Tấn
5.904
26.800
2.278
-3.626
38,6
-130.822
8,50
3
Cám 4
Tấn
131.998
133.100
135.792
3.794
102,9
9.192
102,02
4
Cám 5
Tấn
124.816
126.600
149.927
25.110
96.427
118,43
5
Cám 6
Tấn
54.939
53.500
54.720
-219
99,6
54.720
102,28
Tổng số
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107
107,90
2.764
100,81
2.2.6. Phân tích tính chất nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Nhịp nhàng là yếu tố thể hiện trình độ của công tác quản lý và tổ chức sản xuất đảm bảo sự đều đặn, liên tục trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phân tích chỉ tiêu này là để đánh giá tính ổn định theo từng thời gian trong kỳ phân tích về tiêu thụ sản phẩm Từ đó giúp cho công ty điều chỉnh phương pháp điều hành sản xuất phù hợp với tiêu thụ sản phẩm cho nhịp nhàng.
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được coi là nhịp nhàng nếu công ty liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc phân tích tính chất nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình không chỉ ở các khâu của quá trình sản xuất ăn khớp với nhau và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Do đặc thù riêng của Công ty than Hòn Gai là có một xí nghiệp cảng tiêu thụ than nên các xí nghiệp trực thuộc sản xuất than hàng tháng được bao nhiêu sản lượng thì giao trực tiếp cho xí nghiệp cảng vì thế quá trình sản xuất và tiêu thụ của xí nghiệp là tương đối nhịp nhàng, sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu, không có sản lượng tồn kho.
2.2.7. Phân tích mức độ đảm bảo của công tác chuẩn bị
Thống kê sản lượng đất đá bốc xúc và hệ số bóc
Bảng 2-8
TT
Chủng loại
ĐVT
Năm 2004
KH 2005
TH 2005
So sánh
So sánh
TH05/TH 04
TH05/KH05
(+; -)
(%)
(+; -)
(%)
1
Than NK SX
Tấn
317.657
340.000
342.764
25.107
107,90
2.764
100,81
2
Bóc đất đá
M3
2.933.007
3.600.000
3.904.731
971.724
133,13
304.731
108,46
3
Hệ số
m3/Tấn
9,23
10,59
11,39
2,16
123,38
0,80
107,59
Qua số liệu phân tích bảng 2-9 cho thấy công tác chuẩn bị sản xuất của năm 2005 so với kế hoạch và thực hiện năm 2004 là tốt. Kết quả này cho thấy hệ số bóc ngày càng cao, công tác chuẩn bị sản xuất ngày một khó khăn làm ảnh hưỏng đến công tác sản xuất ở giai đoạn tiếp theo.
Đối với công tác chuẩn bị sản xuất ở khâu lộ thiên là rất tốt, công tác xúc đất đá đạt 133,13% so với năm 2004 và 108,46% so với kế hoạch năm 2005 qua đó cho thấy việc khai thác lộ thiên gặp nhiều khó khăn, điều kiện khai thác ngày một xuống sâu.
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định gắn liền với việc xác định và đánh giá trình độ tận dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vì năng lực sản xuất là khả năng sản xuất sản phẩm lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng một cách đầy đủ cả về cường độ và thời gian của máy móc thiết bị sản xuất hiện có.
Bổ xung, cân đối và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh. Kết quả bổ xung nâng cao năng lực sản xuất của từng khâu sản xuất, cân đối năng lực sản xuất của các khâu tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Đó mới là bước chuẩn bị đưa các yếu tố sản xuất vào kinh doanh. Hoạt động này tốt hay không tốt, sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả, khai thác hết hay không hết khả năng sản xuất lại phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có trình độ sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất, là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị
2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (vốn cố định)
Có hai chỉ tiêu phổ biến được dùng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định là:
+ Hiệu suất của vốn cố định:
Q
- Chỉ tiêu hiện vật: Hhvhs = , tấn/đồng vốn (2-2)
vhp
G
- Chỉ tiêu hiện vật: Hgths = , đồng sản phẩm/ đồng vốn (2-3)
vhp
Trong đó: Q: Là khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
G: Là giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ
Vhp : Vốn cố định bình quân trong kỳ
Vhp + Vđn + SVtiTgi SVtiTgi ,đồng (2-4)
12 12
Trong đó: Vđn : Là vốn cố định đầu năm
Vti : Là vốn cố định tăng trong năm
Vgi: Là vốn cố định giảm trong năm
Ti : Số tháng tham gia HĐSXKD của VCĐ trong năm
Tgi : Số tháng không tham gia HĐSXKD của VCĐ trong năm
Do không đủ số liệu nên được tính theo công thức:
, đồng (2-5)
+ Hệ số huy động vốn cố định được tính theo công thức:
1
Hhđ = , đồng/tấn, đồng vốn/ đồng sản phẩm (2-6)
Hhs
Dựa vào số liệu tại bảng cân đối kế toán và áp dụng công thức 2-5, 2-6 được
* Vốn cố định bình quân theo nguyên giá:
Vbp = , đồng
+ Hhvhs = , đồng
= 6,54802 tấn/tr đồng
+ Hgths = tr. đồng sản phẩm/tr. đồng vốn
+ Hhvhđ =,triệu đống/ tấn
+ Hgthđ = tr.đồng vốn/ tr.đồng sản phẩm
* Vốn cố định bình quân theo giá trị còn lại:
+ Hhvhs = tấn/ đồng vốn
= 13.968, tấn/ triệu đồng
+ Hgths = ,đồng sản phẩm / đồng vốn
= 5.6971 tấn/tr.đồng
+ Hhvhs =triệu đồng/tấn
+ Hgthđ = đồng vốn/ đồng sản phẩm
Xét về mặt hiện vật thì cứ 1 triệu đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm làm ra 13.968 tấn sản phẩm, đồng thì để sản xuất ra 1 tấn than Xí nghiệp phải huy động 0,7159 triệu đồng vốn cố định theo giá trị còn lại.
Xét về giá trị thì cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất thì sẽ làm ra 5,6971 đồng sản phẩm và cứ 1 đồng sản phẩm làm ra trong kỳ Xí nghiệp phải huy động 0,1755 đồng vốn cố định.
Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp là khá cao. Trong những năm tới Xí nghiệp cần phát huy tôt lợi thế này để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao góp phần vào mục tiêu chung là tăng năng xuất lao động, giảm giá thành, tận dụng triệt để năng lực sản xuất.
Tình hình tăng, giảm TSCĐ năm 2005 Xí nghiệp than 917
Bảng 2-10
STT
Loại TSCĐ
Số đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
Số cuối năm
Nguyên giá, trđ
%
Nguyên giá, trđ
%
Nguyên giá, trđ
%
Nguyên giá, trđ
%
1
Nhà cửa + VKT
5.944
9,24
1.767
6,76
0,0
7.711
8,7
2
Máy móc TB C/ tác
23.887
37,1
13.612
52,0
0,0
37.499
42,3
3
Phương tiện VT tr/dẫn
30.205
46,9
9.914
37,9
1.7
94,1
38.455
43,3
4
Thiết bị DC Qlý
401
0,62
64
0,24
104
5,9
361
0,4
5
TSCĐ khác
3.913
6,08
794
3,04
0
0,0
4.707
5,3
Tổng Cộng
64.351
100
26.149
100
1.767
100
88.733
100
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và trang bị kỹ thuật. Để thấy được sự tăng giảm của tài sản cố định (TSCĐ) thấy được tính hợp lý của việc đầu tư vốn cố định và đánh giá đúng mức độ sử dụng TSCĐ cần xét kết cấu TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh.
a. Về kết cấu TSCĐ.
Phương tiện vận tải và máy móc thiết bị công tác là loại tài sản cố định có tỷ trọng cao nhất. Với số đầu năm là 37,12% và 46,94% đến cuối năm là 42,3% và 43,3%. Điều này hoàn toàn hợp lý với sự đầu tư của Xí nghiệp để chuẩn bị cho việc Xí nghiệp chuyên khai thác bằng dây chuyền công nghệ khai thác lộ thiên vào đầu năm 2006.
Nhà cửa vật kiến trúc có kết cấu lớn vào hàng thứ hai tỷ trọng chiếm 9,24% vào đầu năm cho đến cuối năm là 8,7%. Loại tài sản cố định có xu hướng giảm về mặt kết cấu mặc dù giá trị tuyệt đối tăng, nhưng tăng không nhiều so với các nhóm tài sản cố định khác.
Các loại tài sản cố định còn lại nhìn chung có tỷ trọng nhỏ dưới 5% và được xếp theo thứ tự nhỏ dần từ máy móc thiết bị động lực, thiết bị dụng cụ quản lý.....
Như vậy phương hướng đầu tư vốn vào sản xuất của tài sản cố định là hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.
b. So sánh sự biến động TSCĐ cuối kỳ với đầu kỳ
Tổng tài sản cố định dùng trong sản xuất công nghiệp cuối kỳ tăng nhiều so với đầu kỳ. So với đầu kỳ cụ thể tăng 24.382.238.560 đồng tăng 37,88% trong đó đầu tư vào máy móc thiết bị công tác tăng 13.611.679.951 đồng.
Tiếp đó là phương tiện vận tải tăng nhiều so với đầu kỳ tăng 8.250.215.892 đồng tương ứng 27,31%. Các tài sản khác đều tăng so với đầu kỳ. Nhà cửa vật kiến trúc tăng 1.766.687.281 đồng so với đầu kỳ và số tương đối tăng lên rất nhiều 29,72%%.
Như vậy trong năm 2005 Xí nghiệp có xu hướng đầu tư vào máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng cơ bản. Mục tiêu là phục vụ lâu dài và đổi mới công nghệ khai thác than chuẩn bị cho việc chuyên khai thác than bằng công nghệ khai thác lộ thiên từ năm 2006.
2.3.4. Phân tích sự tăng giảm TSCĐ
Để thấy rõ được sự biến động giá trị của TSCĐ cần phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ. Sự tăng giảm của TSCĐ của Xí nghiệp năm 2005 thể hiện qua bảng (2-11). TSCĐ đang dùng trong sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đầu năm là 93,9% và đến cuối năm tăng lên 94,7% về giá trị bằng 24.382.228.560 đồng. Sự tăng này là do hầu hết các loại TSCĐ đều tăng như máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, phương tiện vận tải....
Tài sản cố định khác đầu năm chiếm 6,1% cuối năm giảm xuống 5,3%. Giá trị tuyệt đối cuối năm tăng so với đầu năm là 793.828.031 đồng. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã chú ý đầu tư cho TSCĐ dùng trong sản xuất công nghiệp. Đây là phương hướng đầu tư đúng đắn của Xí nghiệp.
+ Chỉ tiêu hệ số trang bị TCĐ(Htb)
V TSCĐ tăng
Htb = (2-7) VTSCĐ CK
Htb =
+ Chỉ tiêu hệ số sa thải (Hst )
V TSCĐ giảm
Hst = (2-8) VTSCĐ CK
Hst = (2-9)
Hệ số trang bị thêm TSCĐ cao hơn hệ số sa thải thiết bị máy móc lạc hậu trong sản xuất. Chứng tỏ Xí nghiệp luôn quan tâm tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đưa vào sản xuất.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Công ty cần tăng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị, tận dụng hết công suất của thiết bị mới, hiện đại đồng thời cũng giảm tới mức tối thiểu các thiết bị không cần dùng hoặc chưa cần dùng vào sản xuất.
2.3.5. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định
Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng TSCĐ là sự hao mòn trong quá trình sử dụng sự hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu và mức độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy việc phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp đang sử dụng mới hay cũ, ở mức độ nào có biện pháp đúng đắn để có kế hoạch đầu tư TSCĐ là việc cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Xí nghiệp than 917 Công ty than Hòn Gai nói riêng.
+ Hệ số hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Tổng khấu hao TSCĐ
(2-10)
Nguyên giá TSCĐ
Như vậy:
Hệ số hao mòn TSCĐ đầu năm:
Hdkhm =
Hệ số hao mòn TSCĐ cuối năm:
Hcnhm =
Thông qua hệ số này cho thấy hệ số hao mòn TSCĐ đầu kỳ nhỏ hơn hệ số hao mòn cuối kỳ. Điều này cho thấy tình trạng máy móc thiết bị cuối kỳ tốt hơn đầu kỳ. Chứng tỏ rằng Xí nghiệp đã đầu tư mua sắm thiết bị mới đưa vào sản xuất phù hợp với phát triển lâu dài của Xí nghiệp. Trong năm tới để đạt được kế hoạch sản lượng cũng như kế hoạch tăng năng suất lao động Xí nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đầu tư đối với máy móc đưa vào sản xuất đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
2.3.6. Phân tích năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất ra sản phẩm lớn nhất trong điều kiện doanh nghiệp tận dụng một cách đầy đủ các nguồn lực về công suất và thời gian trong điều kiện trình độ tổ chức sản xuất, lao động của doanh nghiệp là tiên tiến và hợp lý.
Về phân tích năng lực sản xuất cho phép đánh giá quy mô sản xuất hợp lý, xác định mức độ tận dụng các nguồn tiềm năng và khả năng tận dụng, làm cơ sở cho việc định hướng, phát triển quy mô của doanh nghiệp là cơ sở của việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
1. Lập sơ đồ dây chuyền công nghệ.
Xí nghiệp than 917 Công ty than Hòn Gai khai thác than theo dây chuyền công nghệ khai thác lộ thiên. Hình 2-1
2. Đặc điểm dây chuyền công nghệ
Dây chuyền công nghệ sản xuất bao gồm hai dây chuyền công nghệ sản xuất song song, dây chuyền sản xuất than và dây chuyền bốc đất đá. Dây chuyền bốc đất đá có tính chất phụ trợ song quan hệ chặt chẽ với năng lực sản xuất toàn mỏ. Do than nguyên khai mềm khi xúc không cần khoan nổ mìn nên công tác khoan nổ phục vụ cho dây chuyền bóc đất đá. Thiết bị vận tải chủ yếu trong sản xuất là ô tô, rất linh hoạt không được cố định ra để phục vụ cho dây chuyền nào mà thực tế được dùng cho cả hai dây chuyền sản xuất than và bốc đất đá.
Khoan – Nổ mìn
Xúc bốc đất đá
Xúc than
Vận tải bằng ô tô
Bãi thải
Kho than
Sàng tuyển
Cảng 917
Tiêu thụ nội bộ
Bã Thải
Hình 2-1 : Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên
3. Xác định năng lực sản xuất
a. Năng lực sản xuất của khâu khoan – nổ mìn.
Xí nghiệp than 917 công ty than Hòn Gai dùng máy khoan TAMROCK phục vụ cho việc khoan đất đá ở khu vực khai thác lộ thiên.
Số liệu phân tích năng lực sản xuất khâu khoan – nổ mìn tổng hợp ở bảng 2-12.
Các thông số kĩ thuật của khâu khoan – nổ mìn.
Bảng 2-12
TT
Các thông số
Ký hiệu
Đơn vị tính
Trị số
1
Hao phí thời gian cviệc chính 1m lỗ khoan
Tc
Phút/m
1,12
2
Hao phí thòi gian c/việc phụ 1m lỗ khoan
Tp
Phút/m
3,36
3
Hệ số phá đá
Hpđ
m3/m
23
4
Số lượng máy hoạt động
Ni
Cái
4
5
Chế độ công tác máy khoan
Tcđ
Giờ/năm
6 x 3 x 255
6
Khối lượng thực tế khoan
Ptt
m3/năm
935.467
7
Tổng thời gian làm việc thực tế
Ttt
Giờ/năm
4.125
8
Hệ số xúc đầy không cần khoan
Hx
1,2
9
Hệ số bóc đất đá
Hb
m3/tấn
11,4
Năng lực sản xuất giờ của khâu khoan nổ - mìn xác định:
Pkng = x Hpd, m3/h (2-12)
Pkng = x 23 = 308 m3/h
Năng lực sản xuất ngày đêm của khâu khoan nổ – mìn được xác định:
Pkng = Pkng x Ni x Tcd, m3/ngđ (2-13)
Pkng = 308 x 4 x 6 x 3 = 22.176 m3/ngđ
Năng lực sản xuất của khâu khoan nổ – mìn được xác định:
Pknn = Pknngđ x Tcd, m3/năm
Pknn = 22.176 x 255 = 5.654.880 m3/năm
* Xác định hệ số tổng hợp:
Hth =
* Xác định hệ số sử dụng thời gian:
Htg =
* Xác định hệ số sử dụng công suất:
Hcs =
Quy đổi NLSX của khoan nổ – mìn từ m3 ra tấn than:
Ptấn than = x Pm3đất đá, tấn than (2-14)
=
Pknngd = tấn/ngđ
* Hệ số sử dụng tổng hợp:
Hth =
b. Năng lực sản xuất của khâu xúc bốc
Trong dây chuyền công nghệ khai thác mỏ lộ thiên, công nghệ xúc bốc đóng vai trò quan trọng nhất, nó là khâu chủ yếu trong dây chuyền vì nó quyết định trực tiếp đến sản lượng của mỏ. Ngoài ra chi phí xúc bốc chiếm một phần đáng kể trong giá thành sản phẩm, có chịu ảnh hưởng tự nhiên và kỹ thuật. Hiện nay Xí nghiệp có 5 máy xúc đang hoạt động loại PC – 750-6. Xí nghiệp bố trí bốc xúc đất đá và than xen kẽ. Ta tính toán năng lực sản xuất cho khâu xúc, sau đó tách riêng hai dây chuyền khai thác than và đất đá căn cứ vào quan hệ kỹ thuật giữa sản xuất và chuẩn bị sản xuất thông qua hệ số bốc và tỷ trọng của than.
Thông số kĩ thuật của khâu xúc
Bảng 2-13
TT
Các thông số
Ký hiệu
Đơn vị tính
Trị số
1
Dung tích gầu
Vx
m3
3,1
2
Hệ số xúc đầy
Kđ
Phút
0,8
3
Số lần xúc trong 1 phút
n
Lần/phút
1,9
4
Chu kỳ 1 lần xúc
Tck
Giây
25
5
Hệ số làm việc không điều hoà
Khđ
95
6
Hệ số nở rời
Hnr
1,45
7
Số lượng máy xúc hoạt động
Ni
Cái
8
8
Chế độ công tác của máy xúc
Tcđ
Giờ/năm
3x5,5x265
9
Thời gian hoạt động thực tế
Ttt
Giờ/năm
7.450
10
Sản lượng thực tế
Qtt
m3/năm
4.149.562
- Đất đá
m3/năm
3.904.731
- Than
Tấn/năm
342.764
11
Tỷ trọng của than
g
Tấn/m3
1,4
12
Hệ số bốc xúc
Hb
m3/tấn
11,4
Năng lực sản xuất giờ của một máy xúc PC-750-6
60 x Vx x n x Kd x Kđh
PXg = ; (m3/h) (2-15)
Kn
Trong đó : Vx : Dung tích gầu; m3
n : Số lần xúc trong 1 phút; lần/phút
Kd : Hệ số xúc đầy gầu ; phút
Kdh : Hệ số làm việc không điều hoà;
Kn : Hệ số nở rời đất đá;
Pkng = m3/giờ
Năng lực sản xuất ngày đêm của khâu xúc:
Pkng = Pkng xTcdngd x Ni, m3/ngđ (2-16)
Pkng = 185,23 x 5,5 x 3 x 8= 24.450 m3/ngđ
Năng lực sản xuất năm của khâu xúc:
Pknn = P knngd x Tcd = 24.450*240= 5.868.000, m3/năm
Hệ số tổng hợp khâu xúc:
Hth =
Hệ số sử dụng thời gian khâu xúc:
Htg =
Hệ số sử dụng công suất của khâu xúc:
Hcs =
Tách riêng theo từng dây chuyền:
* Năng lực sản xuất khâu xúc than
Theo công thức:
Ptấnthan = P3m, m3/năm (2-17)
Pknthan = tấn/năm
Pknngđ = tấn/ngđ
Hệ số sử dụng năng lực tổng hợp:
Hth =
* Năng lực sản xuất khâu xúc đất.
P3mđất đá = P3m(đất đá+than) - ,m3/năm (2-18)
P3mđất đá = 5.868.000 - = 5.623.091
Pngđ =
c. Năng lực sản xuất khâu vận tải.
Ô tô dùng để vận tải than trong Xí nghiệp là các loại xe KAMAZ, BELAZ, KPAZ.
Bảng thông số kỹ thuật và năng suất của ô tô khâu vận tải
Bảng 2-14
Các thông số
Kí hiệu
Đơn vị
Trị số
Belaz
Kamaz
Kpaz
Hệ số chất đầy
Kđ
0,85
0,85
0,85
Hệ số không điều hoà
Kh
1,05
0,8
1,02
Dung tích thùng xe
Qo
m3
21
5.7
8
Thời gian 1 chu kỳ vận chuyển
Tck
phút
53,4
60
48,6
Số ô tô sử dụng
Ni
Cái
30
35
25
Thời gian theo chế độ
Tcđ
H/năm
7x3x275
7x3x275
7x3x275
Thời gian làm việc thực tế
Tt
H/năm
6,5x3x265
6,5x3x265
6,5x3x265
Cung độ vận chuyển trung bình
L
Km
3,5
3,5
3,5
Tỷ trọng của than
T/m3
1,4
1,4
1,4
Hệ số bốc
Hb
m3/t
5,7
5,7
5,7
Khối lượng vận chuyển
Qtt
m3
4.149.595
4.149.595
4.149.595
- Đất đá
m3
3.904.731
3.904.731
3.904.731
- Than
Tấn
342.764
342.764
342.764
Năng lực sản xuất giờ của một loại xe.
Pkng = ,m3 (2-19)
Năng lực sản xuất giờ của xe belaz.
Pkng = m3/h
Năng lực sản xuất giờ của xe Kamaz
Pkng = m3/h
Năng lực sản xuất của xe Kapaz
Pkng = m3/h
Năng lực sản xuất của cả khâu vận tải
Pkng = Pkngbenla x Ni + Pkngkamaz x Ni + Pkngkpaz x Nkpaz,m3/h
Pkng = 19 x 30 + 6,05 x 35 + 8,2 x 25 = 986,75/h
Năng lực sản xuất ngày đêm của khâu vận tải
Pkng = 986,75 x 3 x 7 = 20.721,75m3/h
Năng lực sản xuất năm của khâu vận tải
Pknn = 20.721,75 x 275 = 5.698.481,25 m3/năm
Hệ số tận dụng NLSX tổng hợp của khâu vận tải ô tô
Hth =
Hệ số sử dụng thời gian.
Htg =
Hệ số sử dụng công suất.
Hcs =
Tách riêng cho từng dây chuyền vận tải than và vận tải đất đá.
* Năng lực sản xuất khâu vận tải than:
Theo công thức 2-16.
Pthan = tấn/năm
Pngđ = tấn/ngđ
Hệ số sử dụng năng lực tổng hợp.
Hth =
* Năng lực sản xuất khâu vận tải đất đá bằng ô tô.
Theo công thức (2-17)
Pđđ = 5.698.481,25 - m3/năm
Pngđ(dd) = m3/ngđ
Hệ số sử dụng năng lực tổng hợp.
Hth =
Bảng năng lực sản xuất các khâu công nghệ khai thác lộ thiên
Bảng 2-15
TT
Các khâu sản xuất
Qtscđ (tấn)
Pngđ
Hth
1
Khoan
342.764
2.817
0,477
2
Xúc bốc
342.764
1.428
0,99
3
Vận tải
342.764
19.450
0,77
Khoan
Pknk (tấn/năm)
Qtscđ (tấn)
Hth
718.438
342.764
0,477
Xúc
Pknk (tấn/năm)
Qtscđ (tấn)
Ht._.ng hợp lý hơn như tiếp tục nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật, nâng cao hơn nữa trình độ năng lực của cán bộ quản lý, tận dụng tối đa năng lực máy móc thiết bị. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công nghệ áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện tốt yêu cầu đặt ra xí nghiệp cần phải có phương án, phải chủ động lập kế hoạch SXKD của xí nghiệp ngắn, trung và dài hạn trong đó kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng, nó quyết định và chi phối các khâu của toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Do thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc quản trị giá thành sản phẩm nên tác giả chọn chuyên đề : “ Phân tích giá thành sản phẩm giai đoạn 2001-2005 của xí nghiệp than 917 – Công ty than Hòn Gai” . Phần chuyên đề của đồ án được tác giả đề cập ở chương 3.
Chương 3
Phân tích giá thành sản phẩm
giai đoạn 2001-2005 của xí nghiệp than 917 Công ty than Hòn Gai
3.1. Cơ sở lý luận của đề tài
3.1.1. Lý do chọn đề tài
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp và quan trọng, nó phản ánh một cách trung thực khách quan của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động tiền vốn, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của mỗi xí nghiệp. Đó là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho mỗi nền kinh tế, đồng thời tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Vì vậy việc phân tích giá thành để thấy được các yếu tố làm tăng, giảm giá thành, các yếu tố tốt và thứ yếu, từ đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục tình trạng tăng giá thành, tận dụng phát huy tiềm lực làm giảm giá thành.
Xí nghiệp than 917 tuy là xí nghiệp hạch toán phụ thuộc nhưng sản lượng khai thác của xí nghiệp tương đối cao so với sản lượng khai thác của xí nghiệp khác cùng trong Công ty than Hòn Gai. Ngoài sản xuất, chế biến và kinh doanh than, xí nghiệp còn sản xuất vật liệu xây dựng như Gạch, Xây lắp tự làm, sửa chữa cơ khí phục hồi thiết bị phục vụ sản xuất. Cho nên Xí nghiệp rất quan tâm chú trọng việc phân tích hoạt động kinh tế các ngành nghề nói chung và giá thành sản phẩm nói riêng, đặc biệt là giá thành sản phẩm khai thác than.
Giá thành đơn vị than của Xí nghiệp than 917 so với các đơn vị thành viên sản xuất trong Công ty than Hòn Gai là thấp và vẫn có khả năng hạ thấp được giá thành hơn nữa do nâng cao hệ số thu hồi than, tổ chức hợp lý quá trình sản xuất, tiết kiệm các khoản chi phí nhiên liệu, vật liệu, vật nổ... khai thác tiềm năng máy móc thiết bị, tận dụng nguồn lực hao phí lao động sống.
Xuất phát từ thực tế cho thấy, việc phân tích giá thành sản phẩm một tấn than một cách hệ thống, khoa học thông qua sự biến động là hết sức cần thiết. Nhằm thấy được thực trạng tình hình giá thành than của xí nghiệp than 917 nói riêng và quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nói chung. Đồng thời, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển tăng trưởng của xí nghiệp một cách khái quát và hệ thống. Nên tác giả đã chọn đề tài "Phân tích giá thành sản phẩm giai đoạn 2001 - 2005 của xí nghiệp than 917 - Công ty than Hòn Gai"
Một số chỉ tiêu mà xí nghiệp than 917 đạt được
trong giai đoạn 2001 - 2005
Bảng 3.1
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
1
Sản lượng
Tấn
115.302
126.315
135.000
317.657
342.764
2
Giá thành đơn vị
đồng/tấn
179.357
188.526
201.874
226.764
345.684
3
Tăng liên hoàn
"
9.169
13.348,1
24.829,9
118.980
4
Tăng định gốc
"
9.169
22.517,1
47.347,0
166.327,0
3.1.2. Mục đích , đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên mục đích đối tượng và phương pháp nghiên cứu chuyên đề này chủ yếu như sau:
a. Mục đích
Kết quả nghiên cứu nhằm sáng tỏ, làm rõ các nguyên nhân mức độ ảnh hưởng tới giá thành khai thác một tấn than của xí ngh iệp 917 trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005. Đồng thời làm cơ sở cho các kiến nghị về những biện pháp hạ giá thành trong những năm tiếp theo.
b. Đối tượng nghiên cứu
Giá thành đơn vị một tấn than nguyên khai trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005 của xí nghiệp than 917.
c. Nhiệm vụ chuyên đề
Để đạt được mục đích trên trong chuyên đề sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau
- Phân tích sự biến động của giá thành đơn vị sản phẩm.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí trong giá thành .
3.2. Phân tích chung giá thành sản phẩm than của xí nghiệp than 917 –Công ty than Hòn Gai giai đoạn 2001 - 2005
3.2.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí
Giá thành than chính phẩm được tập hợp ở bảng 3.2
Giá thành đơn vị một tấn than của xí nghiệp than 917
Bảng 3.3
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
BQ
1
Giá thành
đ/tấn
179.357,0
188.526,0
201.874,1
226.704,0
345.684,0
250.152
2
Chỉ số liên hoàn
%
100,0
105,11
107,08
112,3
152,48
115,39
3
Chỉ số định gốc
%
100,0
105,11
112,55
126,4
192,74
127,36
Giá thành đơn vị tính một tấn than của xí nghiệp than 917 qua một số năm gần đây được minh họa dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng giá thành đơn vị
XN than 917 giai đoạn 2001 - 2005
0
50
100
150
200
250
1
2
3
4
5
6
năm
tỷ lệ tăng
Chỉ số liên hoàn %
Chỉ số định gốc %
Qua bảng 3.2, biểu đồ 3.2 cho thấy giá thành đơn vị tấn than xí nghiệp than 917 bình quân qua 5 năm từ 2001 - 2005 đạt 250.152 đ/t. Chỉ số liên hoàn liên tục tăng qua các năm là 5,11%; 7,08%; 12,3%; 52,48%. Ta nhận thấy chỉ số liên hoàn có xu hướng tăng dần và tăng bình quân là 15,39%.Trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy xu hướng giá thành một tấn than NK của XNT 917 là tăng lên.
Để thấy được sự biến động giá thành này cần xem xét mức độ tăng giảm phân tích nguyên nhân sự biến động của từng yếu tố CP ảnh hưởng đến giá thành của xí nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005.
3.3. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong giá thành
3.3.1. Phân tích yếu tố chi phí vật liệu mua ngoài.
Trong tổng hợp giá thành cũng như giá thành đơn vị thì yếu tố chi phí vật liệu thường chiếm một tỷ trọng khá lớn, do đó giảm chi phí vật liệu sẽ là một trong những biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. Như vậy, việc phân tích sự biến động của yếu tố chi phí vật liệu trong giá thành qua một số năm để thấy được ảnh hưởng của yếu tố này trong giá thành, tình hình biến động, xu hướng sử dụng chi phí cho yếu tố này là tăng hay giảm trong các năm qua.
Để tính được giá thành yếu tố vật liệu, xí nghiệp áp dụng công thức:
Zvl = . Ql . Mvli . Gi (đồng)
Trong đó:
Zvl: Tổng chi phí vật liệu có trong giá thành.
Q: Khối lượng sản phẩm hoặc công tác hoàn thành.
Mvl: Mức tiêu hao vật liệu trong một đơn vị sản phẩm hoặc công tác (đ/t).
G: Đơn giá vật liệu (đồng/đơn vị vật liệu).
i = 1; n là chỉ số loại vật liệu.
Trong xí nghiệp khai thác lộ thiên, vật liệu bao gồm toàn bộ các chi phí về vật liệu nổ, vật tư phụ tùng tiêu hao cho vận hành thiết bị công nghệ, thiết bị vận tải và các thiết bị khác, vật tư phụ tùng tiêu hao cho công tác sửa chữa bảo trì thiết bị hoạt động. Như vậy qua công thức cho thấy nhân tố ảnh hưởng tới chi phí vật liệu trong giá thành là nhân tố sản lượng, mức tiêu hao vật liệu và giá vật liệu. Trong các nhân tố đó ảnh hưởng của nhân tố quan trọng tới việc giảm giá thành là mức tiêu hao vật liệu, nhân tố này cần phải được quan tâm, chú trọng ngay từ công tác sử dụng quản lý vật liệu.
ở xí nghiệp than 917 trong những năm qua chi phí vật liệu có những biến động khác nhau. Sự biến động được tập hợp ở bảng 3 - 3
Chi phí vật liệu mua ngoài 1 tấn than của XNT 917
Bảng 3.4
Chỉ tiêu
ĐVT
TH-2001
TH-2002
TH-2003
TH-2004
TH-2005
BQ
Vật liệu
đ/t
26.903,6
35.631,4
40.576,7
56.725,0
79.772,0
55.262
Chỉ số liên hoàn
%
100
132,44
113,88
139,80
140,63
125,35
Chỉ số định gốc
%
100
132,44
150,82
210,85
296,51
178,12
Hình 3.2:Biểu đồ biểu diễn mức biến động chi phí vật liệu mua ngoài qua các năm
0
50
100
150
200
250
300
350
1
2
3
4
5
6
Năm
tỷ lệ
Chỉ số liên hoàn %
Chỉ số định gốc %
Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 32,44%. Năm 2003 tăng so với 2002 là 13,88%, mức tăng có thấp hơn so với năm 2002 nhưng năm 2004 tăng lên 39,8 % và năm 2005 tăng lên 40,63%. Mức tăng bình quân là 31,69%. Yếu tố chi phí vật liệu này tăng lên là do sự tăng lên cả về số lượng và đơn giá từng loại vật liệu. Khi Xí nghiệp được đầu tư thêm máy móc thiết bị, thì số lượng vật tư sử dụng tăng lên đáng kể. Cùng với việc tăng giá trên thị trường, yếu tố giá của vật tư cũng làm giá trị của vật tư tăng lên ảnh hưởng đến sự tăng lên của giá thành sản phẩm
Trong giai đoạn 2001 - 2005, sự tăng lên liên tục của yếu tố chi phí này đã giải thích được sự tăng lên của giá thành toàn bộ một tấn than nguyên khai. Yếu tố CPVL này tăng lên là do sự tăng lên cả về số lượng và đơn giá từng loại vật liệu. Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ chặt chẽ của yếu tố chi phí này với hệ số đất bóc.
3.3.2. Phân tích sự biến động chi phí nhiên liệu mua ngoài
Nhiên liệu là loại vật tư quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất ở xí nghiệp than 917. Nhiên liệu sử dụng tại Xí nghiệp là toàn bộ khối lượng dầu Diezel phục vụ cho thiết bị công nghệ và vận tải của các phân xưởng trong xí nghiệp thông qua sản lượng thực hiện. Việc tiết kiệm nhiên liệu là một trong những phương hướng của cuộc phấn đấu hạ giá thành của xí nghiệp. Điều này phụ thuộc vào đường xá, máy móc thiết bị, tổ chức bố trí sản xuất, quản lý cấp phát nhiên liệu, định mức tiêu hao nhiên liệu. Yếu tố nhiên liệu của xí nghiệp than 917 có nhiều biến động được thể hiện qua bảng (3 - 6)
Qua bảng và biểu đồ cho thấy:
Bình quân chi phí nhiên liệu chiếm 12,97% giá thành đơn vị. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý. Nhìn chung giá thành theo yếu tố nhiên liệu tăng đều từ 2001 đến 2004 là 14,57%, 15,4%, 18,87%.
Chi phí nhiên liệu mua ngoài cho 1 tấn than qua các năm
Bảng 3- 6
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2001
TH 2002
TH- 2003
TH 2004
TH 2005
BQ
Nhiên liệu
đ/t
16.949,2
19.418,2
22.408,0
26.636,0
62.743,0
35.354
Tăng liên hoàn
đ/t
2.469,0
2.989,8
4.228,0
36.107,0
9.158,76
Chỉ số liên hoàn
%
100,0
114.57
115,40
118,87
235,56
116,88
Tăng định gốc
đ/t
100,0
2.469,00
2.989,80
4.228,00
36.107,00
12.681,68
Chỉ số định gốc
%
100,0
114,57
132,21
157,15
370.18
154,82
Trong năm 2005 có sự biến động tăng vọt là 135,56% do giá xăng dầu có nhiều biến động. Xác định 2 yếu tố sản lượng và giá thành thì yếu tố sản lượng năm 2005 tăng so với năm 2004 = 20,896 nghìn lít 6,8% thì yếu tố về giá tăng 20% dẫn đến giá thành tăng vọt. Như vậy yếu tố khách quan về giá trên thị trường xăng dầu đã tác động đến giá theo yếu tố nhiên liệu ở xí nghiệp than 917 nói riêng và hầu hết các ngành sản xuất nói chung. Qua 5 năm chi phí nhiên liệu mua ngoài tăng 193, 53%. Chi phí tăng là hợp lý do Xí nghiệp đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị và xe cộ nâng cao năng lực sản xuất. Chi phí nhiên liệu tăng tương ứng với đầu tư thiết bị.
c. Yếu tố động lực mua ngoài
Động lực mua ngoài là phần điện năng mà xí nghiệp sử dụng để sử dụng sản xuất cho các thiết bị máy móc (máy bơm nước, máy hàn, hệ thống chiếu sáng, palăng điện, các thiết bị máy văn phòng...)
Yếu tố động lực có kết cấu rất nhỏ trong giá thành sản phẩm một tấn than nguyên khai.
Bảng 3 - 7: Tập hợp chi phí động lực trong Xí nghiệp than 917 trong giai đoạn phân tích.
Cho thấy giá thành theo yếu tố liên tục giảm lần lượt là: 41,26%; 27,0% ; 23,25%; 21,36% là một dấu hiệu tích cực trong việc sử dụng điện năng phục vụ sản xuất của xí nghiệp.
Như vậy, XN đã nâng cao được công suất máy/ Kw điện năng tiêu thụ là cơ sở để giảm giá thành sản phẩm.
Tập hợp chi phí động lực Xí nghiệp than 917 trong giai đoạn phân tích
Bảng 3 - 7
Chỉ tiêu
Đ/T
TH2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
BQ
Động lực
đ/t
573,9
810,7
1.029,6
1.029,0
1.540,0
1.171
Tăng liên hoàn
đ/t
236,8
218,9
239,4
271,0
193,22
Chỉ số liên hoàn
%
141,26
127,00
123,25
121,36
102,57
Tăng định gốc
đ/t
236,80
455,70
695,10
966,10
470,74
Chỉ số định gốc
%
141,26
179,40
221,12
268,34
162,02
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn mức độ chi phí động lực
giai đoạn 2001-2005
Qua 5 năm chi phí động lực mua ngoài của Xí nghiệp 917 tăng 202,53%, đặc biệt chi phí tăng nhanh trong hai năm 2004 và 2005 lần lượt là 221,12%, 268,34%. Trong giai đoạn này mức tăng đó là chấp nhận được.
d. Yếu tố tiền lương
Tiền lương của một công nhân là một yếu tố quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn giá thành sản phẩm. Nó phản ánh hao phí lao động sống vào quá trình sản xuất, tiền lương trong toàn Công ty nói chung và xí nghiệp than 917 nói riêng luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Điều này cho thấy trình độ cơ giới hóa, tự động hoá trong quá trình sản xuất than của Công ty còn hạn chế. Để thấy được tình hình biến động của chi phí tiền lương ta tiến hành xem xét sự tăng, giảm chi phí tiền lương trong giá thành của xí nghiệp than 917 trong một số năm gần đây:
Tập hợp chi phí tiền lương cho một tấn than
Bảng 3 -8
Chỉ tiêu
ĐVT
TH2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
BQ
Tiền lương
đ/t
24.326,0
25.828,1
26.647,4
25.685,0
46.954,0
32395
Tăng liên hoàn
đ/t
24.326,0
1.502,1
819,3
(962,4)
21.269,0
4.525,6
Chỉ số liên hoàn
%
24.326,0
106.17
103,17
96,39
182,81
97,71
Tăng định gốc
đ/t
24.326,0
1.502,10
2.321,40
1.359,00
22.628,00
5.562,1
Chỉ số định gốc
%
24.326,0
106,17
109,54
105,59
193,05
102,86
Hình 3.5
Qua bảng 3 – 8 và đồ thị hình 3.5 cho thấy kết cấu chi phí tiền lương qua các năm đã tăng dần lên. Tuy nhiên chi phí tiền lương giảm 2004.
Năm 2004, xí nghiệp đưa thêm dàn 10 xe Bella trọng tải 42 tấn vào hoạt động làm cho năng xuất lao động tăng dẫn đến chi phí theo yếu tố tiền lương giảm xuống so với năm 2003. Vì thế đến năm 2005 sản lượng tăng cao, hệ số hoàn thành đã kích thích là do giá thành theo yếu tố tăng với năm 2004. Đạt được mức tăng năng suất lao động lớn hơn mức tăng chi phí tiền lương trong giá thành và việc tăng giá thành yếu tố tiền lương này là phù hợp và hiệu quả. Chi phí tiền lương năm 2005 tăng còn là do Chính phủ đã thay đổi mức lương tối thiểu nhiều lần qua Nghị định 205 NĐ/CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và Nghị định 118 NĐ/CP ngày 15 tháng 9 nam 2005, qua đó năm 2005 tiền lương tối thiểu đạt 350.000 đồng/ người/tháng.
e) Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ
Tập hợp chi phí yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ
Bảng 3-9
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
BQ
BHXH,BHYT,KPCĐ
đ/t
1.757,10
1.923,00
2.079,30
2.389,00
4.014,00
2.722
Tăng liên hoàn
đ/t
165,90
156,30
309,70
1.625,00
451,26
Chỉ số liên hoàn
%
100,00
109,44
108,13
114,89
168,02
100,09
Tăng định gốc
đ/t
165,90
156,30
309,70
1.625,00
-1.906,52
674,90
Chỉ số định gốc
%
100,00
109,44
118,34
135,96
228,44
118,4
Hình 3-9: Biểu đồ biểu diễn chi phí yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ
Yếu tố chi phí này thuộc vào sự thay đổi của yếu tố tiền lương. Vì thế khi xu hướng tiền lương tăng lên thì giá thành yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ cũng tăng lên. Yếu tố này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giá thành như năm 2001 là 0,98% từ năm 2002-2005 lần lượt là: 1,02, 1,03, 1,16.
f) Yếu tố khấu hao TSCĐ
Trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như khai thác than thì lượng máy móc thiết bị thường chiếm một số lượng khá lớn, do đó việc tính khấu hao trong giá thành luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Chi phí khấu hao trong giá thành chịu ảnh hưởng của giá trị máy móc thiết bị tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao. Trong những năm qua, yếu tố chi phí khấu hao của xí nghiệp than 917 có mức biến động thể hiện qua bảng 3-10.
Chi phí khấu hao cho một tấn than trong giai đoạn phân tích
Bảng 3- 10
Chỉ tiêu
ĐVT
TH2001
TH 2002
TH 2003
TH 2004
TH 2005
BQ
Khấu hao TSCĐ
đ/tấn
18.653,1
19.832,9
21.802,4
25.213,0
41.130,0
28.274
Tăng liên hoàn
đ/tấn
-
1.179,8
1.969,5
3.410,6
15.917,0
4.495,38
Chỉ số L.hoàn
%
100,0
106,32
109,93
115,64
163,13
119,01
Tăng định gốc
đ/tấn
-
1.179,80
3.149,90
6.559,90
22.476,90
6.673.18
Chỉ số định gốc
%
100,0
106,32
116,88
135,17
220,50
115,78
Chỉ số tăng chi phí khấu hao tăng một cách hợp lý, mức biến động không lớn, phần lớn tăng do việc trích khấu hao tài sản mua mới.
g) Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Tập họp qua bảng 3-12 yếu tố chi phí khác bằng tiền bao gồm Chi phí khác về lao động, chi phí phục vụ sản xuất chung, chi phí quản lý …
Qua bảng 3-12 và hình 3-8, cho thấy yếu tố chi phí khác bằng tiền tăng quá nhanh. Năm 2001 ở mức 4.214,9 đồng/tấn mà đến năm 2005 là 12.353 đ/t tăng bình quân 31,74%. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng là do chi phí bảo vệ môi trường, chi phí đào tạo, ăn công nghiệp, công tác phí, phà đò... lên cao.
Cũng cần nói đến những khoản chi khánh tiết, hội nghị, giao dịch, sách báo, in ấn, đối ngoại đã chi tăng nhiều.
Tập hợp chi phí khác bằng tiền cho 1 tấn than trong giai đoạn phân tích
Bảng 3 - 12
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
BQ
Chi khác bằng tiền
đ/tấn
4.214,9
4.279,5
4.643,1
3.238,0
12.353,0
7.168
Tăng liên hoàn
đ/tấn
64,6
363,6
594,9
7.115,0
1.627,62
Chỉ số L.hoàn
%
-
101,53
108,50
112,81
235,83
111,74
Tăng định gốc
đ/tấn
-
64,60
428,20
1.023,10
8.138,10
1.930,80
Chỉ số định gốc
%
-
101,53
110,16
124,27
293,08
125,81
Chính vì vậy những năm tới, xí nghiệp cần có những biện pháp giảm bớt yếu tố chi phí này để tăng được lợi nhuận 1 tấn than nguyên khai là mục đích hàng đầu của bất cứ một doanh nghiệp sản xuất khai thác nào trong hệ thống.
Trong giai đoạn 2001-2003 thì chi phí ăn ca được hạch toán vào chi phí khác bằng tiền tuy nhiên trong các năm về sau chi phí ăn ca đã được hạch toán riêng thành một yếu tố chi phí là chi phí ăn ca mặc dù vậy để thuận lợi cho việc phân tích tác giả vẫn tính gộp các chi phí khác bằng tiền
k) Yếu tố chi phí, dịch vụ mua ngoài
ở xí nghiệp các khoản chi phí này bao gồm chi phí thuê ngoài bốc xúc vận chuyển, thuê khoan nổ mìn phục vụ sản xuất.
Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài giai đoạn phân tích
Bảng 3 -13
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
BQ
CPDV mua ngoài
85.978,6
80.802,2
82.687,6
83.549,0
97.178,0
87.807
Tăng liên hoàn
+
(5.176,4)
1.885,4
861,4
13.629,0
2.239,88
Chỉ số L.hoàn
%
100,0
93,98
102,33
101,04
116,31
102,73
Tăng định gốc
+
-
(5.176,40)
(3.291,00)
(2.429,60)
11.199,40
60,48
Chỉ số định gốc
%
-
93,98
96,17
97,17
113,03
80,07
Theo kế hoạch chung của Xí nghiệp và ngành than, năm 2005 toàn bộ các đơn vị trong ngành đẩy nhanh tiến độ khai thác nhằm tranh thủ giá than đang tăng trên thị trường, do năng lực sản xuất không kịp đáp ứng nên Xí nghiệp phải thuê phương tiện vận chuyển ngoài để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Do vậy chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2005 tăng mạnh
3.4. Phân tích sự biến động của kết cấu giá thành
Bảng kết cấu giá thành của xí nghiệp than 917
qua giai đoạn phân tích
Bảng 3-14
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
Vật liệu
%
15,00
18,90
20,10
25,02
23,08
Nhiên liệu
"
9,45
10,30
11,10
11,75
18,15
Động lực
"
0,32
0,43
0,51
0,56
0,45
Tiền lương
"
13,56
13,70
13,20
13,34
13,58
BHXH, BHYT, KPCĐ
"
0,98
1,02
1,03
1,05
1,16
Khấu hao TSCĐ
"
10,40
10,52
10,80
11,12
11,90
Chi khác bằng tiền
"
2,35
2,27
2,30
2,31
3,57
CPdịch vụ mua ngoài
"
47,94
42,86
40,6
34,84
28,11
Tổng cộng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Để thấy rõ được sự biến động của kết cấu giá thành ta biểu diễn chúng trên sơ đồ hình 3-7
Hình 3-10: Biểu đồ biểu diễn kết cấu giá thành giai đoạn 2001-2005
Kết cấu vật liệu muangoài ngày càng tăng tuy nhiên năm 2005 có xu hướng giảm so với năm 2004 kết cấu nguyên liệu mua ngoài có xu hưóng tăng dần yếu tố động lực mua ngoài chiếm thấp so với cả giai đoạn phân tích.
Yếu tố tiền lương thay đổi về kết cấu không đáng kể trong kết cấu quá trình sản phẩm xấp xỉ 13% đến14%. Kết cấu của khấu hao tài sản cố định có xu hướng tăng dần cho thấy xí nghiệp có những đổi mới nhất định về công nghệ khai thác và đã trang bị thiết bị máy móc vào quá trình sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài có xu hướng giảm dần trong giai đoạn phân tích cho thấy doanh nghiệp đã chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
3.5. Kết luận và kiến nghị
Qua phân tích tình hình thực hiện giá thành ở xí nghiệp than 917, từ năm 2001 đén năm 2005 cho thấy.Trong những năm qua xí nghiệp đã không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu phát triển lâu dài của mỏ. Thực tế xí nghiệp than 917, trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong công việc thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng, khối lượng đất đá bóc, doanh thu, lợi nhuận… do công ty than Hòn Gai giao. Bên cạnh đó, cùng vối việc phấn đấu tăng lợi nhuận Xí nghiệp than 917 đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, ổn định cho họ với việc tăng chi phí tiền lương nên tiền lương bình quân tăng lên. Đồng thời, đảm bảo chỉ số tăng năng suất lao động lớn hơn tiền lương bình quân trong năm 2004.
Để có thể tồn tại và phát triển thì điều quan trọng là xí nghiệp 917 phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm thực chất là tiết kiệm các chi phí về lao động sống vào lao độg vật hóa- tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là mục tiêu chiến lược không chỉ riêng của xí nghiệp nào mà là mục tiêu chung của tất cả ccác xí nghiệp đang phấn đấu để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Muốn hạ được giá thành sản phẩm trước hết xí nghiệp than 917 phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, khai thác hết khả năng, tiềm năng cũng như diều kiện của xí nghiệp than 917 khắc phục nyếu kếm phát huy những thế mạnh của mình. Qua tìm hiểu thực tế và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
1. Thay đổi phương pháp tính khấu hao
Hiện nay phương pháp khấu hao của xí nghiệp than 917 là phương pháp khấu hao tuyến tính thời gian. Theo phương pháp này, tài sản cố định được quy ước là chi phí cố định và do vậy sản lượng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự thay đổi của chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. Tính khấu hao theo phương pháp này có nhược điểm là:
- Để giảm chi phí khấu hao trong giá thành đơn vị, xí nghiệp than 917 rất dễ rơi vào tình trạng chạy theo sản lượng mà quên đi hệ số bóc đất đá, đây là một chiến lược sai lầm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của mỏ.
- Giá thành sản phẩm bị biến động tăng mạnh đối với các kỳ mà do yếu tố khách quan hay chủ quan làm sản lượng giảm nhất là kỳ yếu tố chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn.
Để khắc phục các nhược điểm trên, xí nghiệp nên thay phương pháp tính khấu hao theo tấn trừ lượng.
Phương pháp tính khấu hao theo tấn trừ lượng là phương pháp căn cứ vào giá ban đầu (nguyên giá) và trữ lượng khai thác mà tài sản cố định đó phục vụ, tức là theo công thức:
MKH = (đ/t)
Trong đó:
MKH:Mức khấu hao theo tấn trữ lượng
G: Giá trị ban đầu (nguyên giá) tài sản cố định (đồng).
R: Trữ lượng khai thác mà tài sản cố định đó phục vụ (tấn)
Có như vậy mới đảm bảo cho việc tính giá thành được đúng và đủ, góp phần làm ổn định cho sự phát triển lâu dài của xí nghiệp.
2. Giảm cung đoạn vận chuyển, tiết kiệm nhiên liệu
Qua nghiên cứu thực trạng, tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xí nghiệp than 917 trong những năm gần đây cho thấy, yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu hao nhiên liệu là do chất lượng máy móc, thiết bị và cung độ vận chuyển. Bên cạnh đó,những yếu tố này còn phụ thuộc vào cấp độ đường xá…
Vậy muốn hạ chi phí, giảm giá thành thì vấn đền cần giải quyết đó là nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, giảm cung độ vận chuyển, nâng co cấp độ đường xá.
Vấn đề 1: Nâng cao chất lượng máy móc:
Đây là một vấn đề nan giải, phức tạp và khó giải quyết của bất cứ một xí nghiệp nào trên lãn thổ Việt Nam do tình trạng máy móc cũ kỹ, trình độ công nghệ lạc hậu so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên sang năm 2005, xí nghiệp đã yêu cầu Công ty than Hòn Gai cho phép đầu tư thêm 10 thiết bị vận tải bằng ô tô mới, đồng thời thanh lý một số thiết bị đã qua tải xuống cấp nhằm khắc phục những hạn chế trên.
Vấn đề 2: Giảm cung độ vận chuyển.
Gỉm cung độ vận chuyển để giảm bớt tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí đầu vào dẫn đến hạ giá thành sản phẩm là điều xí nghiệp than 917 đang nghiên cứu và phấn đấu thực hiện.
Xí nghiệp than 917 có thời gian khai thác lâu dài, trải qua quá trình khai thác đó tuy những năm đầu mỏ khai thác với quy mô nhỏ, chủ yếu là bằng phương pháp thủ công rồi bán cơ giới. Nhưng từ khi hòa bình lập lại, nhất là trong những năm gần đây với quy mô sản xuất lớn, chủ yếu là cơ giới dùng ô tô vận chuyển than ra ngoài, điều kiện khai thác ngày một xuống sâu.Chính vì lẽ đó mà vận chuyển và khai thác ngày càng khó khăn hơn,trữ lượng đất đá đổ thải ngày một lớn và khoảng cách đổ thải ngày một xa hơn, hiện tại mức đổ thải của xí nghiệp than 917 là đổ bằng (độ cao bãi đổ thải là +40).Bên cạnh đó, thiết bị vận tải của xí nghiệp than 917 ngày càng một già cỗi, qua quá trình sản xuất hầu như chỉ được bảo dưỡng, trung đại tu lại lên mức tiêu hao năng nhiên liệu lớn, hiệu quả sản xuất lại không cao. Tuy nhiên đây hkông phải là vấn đề giải quyết một sớm một chiều.
Theo khảo sát địa chính của nghành khảo sát địa chính thì vỉa của xí nghiệp than 917 năm theo hướng tây bắc - Đông nam. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu Xí nghiệp than 917 đã đưa ra một giải pháp nhằm giảm cung độ vận chuyển đó là chuyển bãi thải sang vị trí gần hơn so với vị trí cũ.
Kết luận
Sau 5 năm học tập tại trường Đại học mỏ địa chất, với tất cả những kiến thức được tiếp thu cùng với thời gian tìm hiểu thực tế ở xí nghiệp khai thác than 917-Công ty than Hòn Gai. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hoài Nga cùng các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản trị doanh nghiệp đến nay bản đồ án của em đã hoàn thành đúng thời gian quy định.
Trong điều kiện hiện nay, do việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu báo cấp sang nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp phải chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ soạn xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có lãi.
Với quá trình tìm hiểu thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp khai thác than 917 – Công ty than Hòn Gai hiện nay cho thấy Xí nghiệp gặp phải những khó khăn và có những điều kiện thuận lợi sau :
*) Thuận lợi
Xí nghiệp khai thác than 917- Công ty than Hòn Gai nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, toàn bộ khai trường nằm trên địa bàn của phường thuộc thành phố Hạ Long, điều kiện giao thông cả đường bộ và đường thuỷ thuận lợi, khai trường khai thác nằm gần các cảng, bến rót than.
- Các khu vực sản xuất đều có đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, công tác đầu tư đổi mới công nghệ, cơ giới hoá một số khâu trong quá trình SX được Công ty tập trung đầu tư đồng bộ.
- Xí nghiệp có đội ngũ công nhân lao động trẻ, cơ cấu lao động tương đối hợp lý, lực lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao, yêu mến, tận tâm với nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhiệt huyết, năng động, có năng lực chỉ đạo, điều hành sản xuất, đoàn kết thống nhất, luôn nêu cao ý thức truyền thống “ Kỷ luật và đồng tâm “ của thợ mỏ trong thực hiện nhiệm vụ.
*) Khó khăn:
- Khai trường rộng, vỉa mỏng, dốc, cấp độ tài nguyên thấp, độ tin cậy không cao, gặp nhiều khó khăn cho đầu tư các dự án mở vỉa.
-Tài nguyên nằm trong vùng có biến động địa chất phức tạp, ảnh hưởng tới quy hoạch mỏ, ứng dụng công nghệ. Đây là khó khăn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch khai thác.
- Khai trường của xí nghiệp nằm trong vùng dân cư nên an ninh chính trị và quản lý tài nguyên trong ranh giới phức tạp.
- Điều kiện sản xuất của Xí nghiệp gặp phải khó khăn do khai thác ngày càng xuống sâu, thiết bị phương tiện khai thác đã quá cũ.
Khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi sẵn có trong năm 2005 Xí nghiệp khai thác than 917 - Công ty than Hòn Gai đã thực hiện tốt một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mọi hoạt động đi vào nề nếp sản xuất được duy trì và có sự tăng trưởng so với kế hoạch, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có lãi. Tuy nhiên, sản xuất không được mở rộng làm cho lao động trong dây chuyền sản xuất trở nên dư thừa. Việc sử dụng quỹ lương chưa hợp lý, chưa tận dụng hết năng lực sản xuất. Vì vậy cần có biện pháp tổ chức lại lao động và tiền lương sao hợp với tình hình hiện tại. Hơn nữa cần có những biện pháp phối hợp giữa các khâu trong dây chuyền sản xuất nhằm tận dụng được năng lực sản xuất một cách có hiệu quả hơn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thành bản đồ án, hoàn thành chuyên đề nghiên cứu của mình. Song do khả năng còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều vì vậy bản đồ án
Em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hạ long, tháng 5 năm 2006
Người viết đồ án
Nguyễn Thị Thu Hằng
Tài liệu tham khảo
********
1. PGS-T.S Ngô Thế Bính - Kinh tế công nghiệp Mỏ- Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh , Hà Nội 2001.
2.T.S - Vương Huy Hùng - Quản trị kinh doanh, Hà Nội 1998.
3. TS - Vương Huy Hùng và TS - Đặng Huy Thái - Tổ chức sản xuất doanh nghiệp công nghiệp Mỏ, Hà Nội 2000.
4. Th.S - Nguyễn Văn Bưởi - Hạch toán kế toán doanh nghiệp- Khoa kinh tế và quản trị doanh nghiệp.
5. Th.S - Nguyễn Duy Lạc- Lưu Thị Thu Hà- Phí Thị Kim Thu- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Hà nội 2004.
6. Th.S - Đặng Huy Thái - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp mỏ, Hà Nội 2002.
7. PGS - Nhâm Văn Toán - Kinh tế quản trị doanh nghiệp công nghiệp.
8. Th.S - Bùi Thị Thu Thuỷ- Bài giảng nguyên lý kế toán.
9.PGS - T.S Ngô Thế Bính - Bài giảng định mức lao động.
10. PGS - T.S Ngô Thế Bính – Thống kê kinh tế, Hà Nội 1994..
11. Báo cáo tài chính doanh nghiệp – Xí nghiệp than 917- Công ty than Hòn Gai . (Từ 2001 -2005)
12. Nghị định 205 NĐ/CP ngày 14 tháng 12 năm 2004.
13. Nghị định 118 NĐ/CP ngày 15 tháng 9 năm 2005.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1479.doc