Phân tích đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002-2010

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nghèo đói là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu đối với mọi quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển cũng như các nước đang phát triển và kém phát triển, ở Việt Nam, đói nghèo là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội nước ta nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đã có những biến đổi sâu sắc. Nhịp độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế cao và tương đối ổn định từ

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7% - 10% tỷ lệ lạm phát giảm, sản lượng lương thực liên tục tăng trong nhiều năm qua, cuộc sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi, tiến bộ . Từ thực tế sản xuất cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng , nhà nước, các hộ nông dân biết sở dụng có hiệu quả về lao động, đất đai, tiền vốn cho nên ngày càng có nhiều những hội kinh doanh giỏi . Mặt khác, số hộ nông dân không biết bắt nhịp thời cơ, tiếp cận những tri thức sản xuất hay không đủ điều kiện đã trở thành hộ nghèo đói . Ranh giới giàu nghèo ngày càng trở nên rõ nét hơn , khi nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa , điều đó đã dẫn tới sự phân hoá sâu sắc về đời sống và thu nhập của nhóm người giàu và người nghèo trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn . Thực trạng này nếu không được giải quyết sẽ nẩy sinh ra những mâu thuẫn trong xã hội , là nguy cơ làm mất ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội . Mặc dù được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm , ưu đãi trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Nhưng Bình Liêu vẫn còn có hộ nghèo, cụ thể tổng số hộ nghèo đầu năm 2006 là 254 hộ = 49,46% hộ ở Huyện. Đây là một mối quan tâm lớn của cấp uỷ, các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở . Vì vậy việc xoá đói giảm nghèo trong nông thôn ở đây được đặt ra như một yêu cầu cấp bách cần giải quyết với nhiều phương pháp tiếp cận cả trên bình diện vĩ mô và vi mô . Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên nên trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ LĐTB & XH huyện Bình liêu tỉnh Quảng Ninh em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình : “ Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nhằm đánh giá đúng đắn thực trạng đói nghèo , tìm ra nguyên nhân và đề ra những biện pháp thiềt thực để từng bước góp phần xoá đói, giảm nghèo ở địa phương mình một cách hiệu quả . 2 . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hoá cơ sở lý luận và phương pháp luận nhằm xem xét , đánh giá các vấn đề nghèo đói ở nông thôn hiện nay . Phản ánh thực trạng đói nghèo và tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Bước đầu tìm ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xoá đói , giảm nghèo cho các hộ nghèo đói ở nông thôn huyện Bình liêu - tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới (2007- 2010) . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thu nhập và đời sống của các hộ nghèo đói qua điều tra ở huyện Bình liêu . 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chủ yếu tập trung nghiên cứu ở một số xã điển hình đại diện cho 2 vùng sinh thái khác nhau của huyện và ngoài bãi. Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian: nghiên cứu thực trạng trong những năm gần đây, chủ yếu từ 2001 đến 2006 đề ra định hướng và giải quyết cho đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, thống kê, so sánh xử lý, bảng biểu. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo. Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng nghèo đói ở huyện Bình Liêu giai đoạn 2000-2006. Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị thực hiện tốt việc XĐGN ở huyện Bình Liêu giai đoạn 2007-2010 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO I. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới I.1.Khái niệm Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở thành thị và nông thôn. Vậy như thế nào là nghèo đói? Xác định và đánh giá như thế nào? Những câu hỏi đang đặt ra cho giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định ở mọi quốc gia. Vào cuối thập kỷ 80 và đầu những năm 90 nền kinh tế của các vùng châu Á- Thái Bình Dương đã có những chuyển biến rõ rệt, các nước cùng khu vực đã hỗ trợ liên doanh, liên kết với nhau xây dựng, phát triển nền kinh tế, nhiều quốc gia đã cơ bản giải quyết được vấn đề kinh tế, nhiều quốc gia khác đã có sự hồi phục lại nền kinh tế một cách đầy ấn tượng.Tuy đã đạt được những thành quả to lớn đó, nhưng không có nghĩa là có sự phồn vinh kinh tế trong tất cả các vùng và tất cả xã hội trong một quốc gia. Với nền kinh tế mở các nước có điều kiện giao lưu buôn bán, trao đổi cả về hàng hoá công nghệ, nhờ vậy mà người giàu có điều kiện mở mang kinh doanh sản xuất, tăng thu nhập, còn những người có điều kiện và cơ hội ít thì gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh ngày càng nghèo đi. Thậm chí có những nước tỷ lệ người nghèo đói lại cao hơn, đó là điều làm cho thế giới phải quan tâm và giải quyết. Một số nước ở Tây Âu, với nền kinh tế phát triển, tưởng chừng như không còn nghèo đói thì thực ra tỷ lệ người nghèo đói vẫn còn cao. Như vậy, dù ở nước nào, thời điểm nào thì nghèo đói vẫn còn tồn tại, một phần là do hậu quả của các chính sách phát triển không tương xứng và các chiến lược không thích hợp, một phần do mức tăng trưởng dân số hay những yếu tố ngoại cảnh khác. Đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực nghèo đói được phân chia ở mức độ khác nhau, tuy nhiên xét trên phương diện chung thì nghèo đói được định nghĩa một cách rất trừu tượng là: Không có khả năng để có được một mức sống tối thiểu do vậy nó không giống như vấn đề không công bằng. Bởi vì, nghèo đói có liên quan đến mức sống tuyệt đối của một phần xã hội, còn sự không công bằng chỉ mức sống tương đổi trên toàn xã hội. Mặt khác, đói nghèo có tính động, thay đổi theo không gian, thời gian và xuất phát điểm theo căn nguyên của nó là những nhân tố sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh tế, sự tăng lên của nhu cầu con người, những biến đổi của xã hội. Thực tế cho thấy các chỉ số xác định người đói nghèo và giàu có luôn biến đổi. ỏ một số thời điểm nào đó cùng một nước thì chỉ số đói nghèo có thể là một con số nhất định, nhưng sang một thời điểm nào khác, nước khác, cộng đồng dân cư khác thì chỉ số này có thể không còn có ý nghĩa. Tuy nghèo đói và phân hoá giàu nghèo đạt nội dung kinh tế có nguồn gốc căn nguyên của nó, song với tư cách là một hiện tượng tồn tại phổ biến ở tất cả các quốc gia, dân tộc trong tiến trình phát triển đói nghèo và phân hoá giàu nghèo không bao giờ là hiện tượng kinh tế xã hội.Nhưng nó có những nội dung vật chất, gốc rễ kinh tế ở bên trong và có quan hệ rất biện chứng với xã hội chính trị và văn hoá.Như vậy, nghèo đói và phân hoá giàu nghèo là khái niệm kép vừa có mặt kinh tế, vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó, trong sự phát sinh diễn biến ấy, nhân tố chính trị và văn hóa cũng có phần tác động, gây ảnh hưởng tới hiện trạng, xu hướng và cách thức giải quyết. Điều này thật rõ trong sự vận động của nền kinh tế thị trường, của bước chuyển đổi mô hình, cơ chế chính sách quản lý, kể cả những biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đặc điểm này có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn vì đây là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp, biện pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta, nhất là những vùng dân cư nông nghiệp trong nông thôn. Để đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia, nhận dạng được hộ nghèo, hộ đói cũng như địa bàn cư trú của hộ, từ đó có những chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp đòi hỏi phải có những đúng đắn về vấn đề nghèo đói mà trước hết là khái niệm, thước đo, chỉ tiêu chuẩn mực các hiện tượng kinh tế xã hội này. Hội nghị Quốc tế bàn về xoá đói giảm nghèo trong khu vực CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc năm 1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tình trạng ,một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Có thể coi đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu phổ biến về nghéo đói. Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về nghèo đói các nước đã phân chia làm 2 loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, nghĩa là không có khả năng đạt được ít nhất của cuộc sống. Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng không có khả năng đạt đến một tiêu chuẩn sống hiện tại. Do vậy, khái niệm nghèo đói tương đối tuỳ thuộc theo thời gian và mức sống chung của cả xã hội. Trên thế giới vấn đề xá định nghèo đói và giải quyết nghèo đói cũng có những cách hiểu khác nhau. Theo quan điểm chung những người có thu nhập dưói 1/3 mức trung bình của xã hội thì coi là nghèo khổ. Ở INĐÔNÊSIA được quy định cụ thể hơn, ai có mức thu nhập quy ra gạo bình quân đầu người dưói 285kg/năm thì được coi là nghèo khổ I.2. Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới. Để đánh giá đói nghèo của thế giới chủ yếu sử dụng chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người ( GDP)/người . Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ dùng một chỉ tiêu sẽ không đủ đảm bảo đánh giá toàn diện được đói nghèo . Vì vậy, tổ chức hội đồng hải ngoại (OCD) đã đưa ra chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI- physic quality life indx),căn cứ để đánh giá chỉ số PQLI gồm ba chỉ tiêu cơ bản : - Tuổi thọ - Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. - Tỷ lệ xoá mù chữ. Gần đây, để đánh giá sự nghèo đói của một quốc gia, UNDP đã đưa ra chỉ số nghèo đói HPI với bồn chỉ tiêu chính là: - Tỷ lệ thất học. - Tỷ lệ những người chết dưới 40 tuổi. - Tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản (nước sạch, chăm sóc y tế, dinh dưỡng…) - GDP bình quân đầu người tính theo phương pháp PPP ( ngang giá sức mua ). - HPI như là một công cụ để tham khảo đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia. I.3.Chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới. Nghèo đói về lương thực thực phẩm : là những người có thu nhập không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu ( bù đắp 2100calo ri/người/ngày đêm). Đường nghèo đói chung : được xác định trên cơ sở người nghèo lương thực thực phẩm va coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu , còn 30% còn lại là các nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm bảo thu nhập để đáp ứng 2 nhu cầu trên. II. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực xác định nghèo đói của Việt Nam. II.1.Khái niệm về nghèo đói của Việt Nam. Việt Nam là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, đầu những năm 90 mức thu nhập chỉ đạt trên dưới 200 USD/người/năm. Đến đầu năm 1997 mới đạt 320 USD/người/năm. ( 2006 trên 600 USD), tuy nhiên so với thế giới và khu vực thì vẫn còn quá thấp. Chính vì vậy, qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu các nhà nghiên cứu quản lý ở các Bộ, ngành đã đi đến thống nhất cần có khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói như sau: Hộ nghèo: Là tình trạng một bộ phận hộ gia đình có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng (thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất). Hộ đói: Là tình trạng một bộ phận hộ gia đình không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống (cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở bằng tranh tre vách đất) Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở. Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục,y tế, đi lại, giao tiếp. Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời kỳ. II.2.Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của Việt Nam Thước đo chuẩn nghèo: là ranh giới phân biệt những người nghèo và những người không nghèo, nó được xác định vào các nhu cầu của cuộc sống vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ dân, vào tình trạng phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, một vùng, một quốc gia. Đây không phải là con số ổn định mà nó sẽ thay đổi theo từng địa phương, từng quốc gia và thay đổi theo thời gian. Chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người/tháng (hoặc năm), đo được bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực hay gạo để đánh giá. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phụ: dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại,… Với điều kiện giá cả ổn định thì có thể căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người bằng giá trị cơ bản để phản ánh mức sống, song trong những thời kỳ mà giá cả có sự biến động thì cần phải quy đổi ra giá trị hiện vật, phổ biến là quy đổi ra gạo để xác định (gạo thường), việc sử dụng hình thức quy đổi hiện vật nhằm loại bỏ được ảnh hưởng của các yếu tố giá cả. Từ đó có thể so sánh được mức thu nhập của người dân theo không gian và thời gian. II.3.Chuẩn mực xác định đói nghèo của Việt Nam Chuẩn mực đói nghèo năm 1997-1998 được xác định : Hộ đói : là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13ky gạo/người/tháng , tương ứng với 45.000đ , (áp dụng cho mọi vùng). Hộ nghèo: Phân theo 3 vùng có thu nhập như sau : + Vùng nông thôn miền núi , hải đảo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 15kg gạo , tương ứng với 55.000đ. + Vùng nông thôn đồng bằng , trung du: là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 20kg gạo, tương ứng với 70.000đ + Vùng thành thị : là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 25 kg gạo, tương ứng với 90.000đ . Bộ lao động TBXH đã đưa ra chuẩn mực chung cho toàn quốc . Các tỉnh , thành phố có thể căn cứ tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng nghèo đói ở địa phương có thể nâng chuẩn mực nghèo đói cao hơn chuẩn chung , nhưng phải đảm bảo 3 điều kiện : + Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân cả nước . + Tỷ lệ nghèo đói thấp hơn tỷ lệ bình quân cả nước . + Có đủ nguồn lực cân đối thực hiện các giải pháp hỗ trợ XĐGN Chuẩn nghèo theo quyết định số:1143/2000/QĐ-LĐTBXH mgày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ lao động TBXH về việc điều chỉnh hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng , cụ thể như sau : Vùng nông thôn miền núi , hải đảo: 80.000đ/tháng/người - 960.000đ/ năm. Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/tháng/người – 1.200.000đ/năm Vùng thành thị : 150.000đ/tháng /người – 1.800.000đ/ năm. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức qui định nêu trên được xác định là hộ nghèo. Chuẩn mực nghèo đói năm 2005 như sau : Vùng nông thôn đồng bằng : 200.000đ / tháng / người Vùng thành thị : 260.000đ / tháng /năm Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức qui định nêu trên được xác định là hộ nghèo. Trên thực tế, việc xác định chuẩn đói nghèo thông qua thu nhập bình quân đầu người (thường qui ra gạo)có không ít những hạn chế . Như đã trình bày ở trên, chuẩn đưa ra tương ứng với 23 ky gạo/người/tháng (hộ đói), tức là nếu quy đổi thì chỉ bằng 1.500 Kcal/ngày. Mà nếu tính chi tiết cụ thể và thực tế hơn, tổng thu nhập của một người không chỉ phục vụ 100%cho việc ăn uống, còn có các nhu cầu tối thiểu khác: mặc, ở,…buộc phải được thoả mãn và các nhu cầu cơ bản cũng đôi khi cần phải thoả mãn. Như vậy tính ra thì không phải mỗi người được nạp vào mỗi ngày 1.500 Kcal mà còn thấp hơn thế nữa. Nhưng thậm chí ngay cả với mức 1.500 Kcal mỗi ngày thì vẫn còn rất thấp so với tiêu chuẩn y sinh học quốc tế. Giới hạn chính thức của các nước Đông Nam Á còn cao hơn rất nhiều(2.000 đến 2.100Kcal/ngày/người). Quan trọng hơn nữa, khi quy đổi từ thu nhập sang gạo và tương ứng là số Kcal/ngày đã không căn cứ trên cách thức tiêu dùng thực tế của người dân. Người dân hoàn toàn có thể tiêu dụng thu nhập của mình cho những thực phẩm khác có giá tiền tính trên một đơn vị Kcal cao hơn rất nhiều so với gạo. Trên thực tế thì lượng Kcal nạp vào của mỗi người phải có đến 20-25% là tối thiểu không phải là gạo. Tiếp đến, việc xác định hộ nghèo đói dựa trên thu nhập trung bình đầu người đã đưa đến một con số nhỏ đáng ngờ về số lượng người nghèo đói ở Việt Nam (chỉ có 1,1% người Việt Nam thuộc diện nghèo đói). Chính vì vậy, người ta đã đưa thêm giới hạn nghèo đói 2.100 Kcal/người/ngày làm giới hạn nghèo đói. Nếu theo giới hạn này thì Việt Nam năm 1994 có tới 51% dân số được xếp ở loại nghèo đói. II.4. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự có bước chuyển biến khi Đảng và Nhà nước thực hiện các chính sách mở cửa, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong những năm này, tình hình kinh tế trong nước đã có những thay đổi lớn. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP cao và tăng đều qua các năm, bình quân thời kỳ 1986-1990 tăng 3% năm; thời kỳ 1991-1995 tăng 8,2% năm; năm 1991 tăng 9,34% … Nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện, lạm phát được kìm chế và giảm dần trong những năm gần đây: năm 1995 là 12,4%; năm 1996 là 4,5%; năm 1997 còn 3,6% (trong đó có những năm con số này lên đến 774,7% siêu lạm phát (1986). Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như trên, nhưng vào thập niên 90 Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới, chỉ tiêu kinh tế bình quân đầu người còn rất thấp, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao. Có hơn 90% số người nghèo đói ở nông thôn sản xuất thuần nông, qui mô nhỏ và lạc hậu II.5. Nguyên nhân và đặc điểm của các hộ nghèo đói * Nguyên nhân của các hộ nghèo đói Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế. Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực làm cản trở họ thoát nghèo, các hộ nghèo có ít đất, thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp, sử dụng sai mục đích. Nguồn thu nhập bấp bênh, tích luỹ kém nên khó chống đỡ với mọi biến cố xảy ra. Thứ hai, do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định: người nghèo trình độ hoc vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập thấp, không có khả năng để nâng cao trình độ. Từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề giáo dục,sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái,… Do trình độ thấp nên người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất đã làm tăng chi phí,giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm… Thứ ba, do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới: bệnh tật ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, hộ mất đi thu nhập và tăng thêm chi phí cho y tế do đó họ phải vay mượn dẫn đến khó có thể thoát nghèo. Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ không hiểu biết về sinh sản sức khoẻ. Thứ tư, do các nguyên nhân về nhân khẩu, quy mô hộ gia đình: đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Thứ năm, do những tác động của đổi mới chính sách: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ốn định trong thời gian qua là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Cải cách doanh nghiệp nhà nước cùng với những hộ khó khăn về tài chính của một số doanh nghiệp đã dẫn tới việc mất đi gần 1.000.000 việc làm, nhiều công nhân mất việc gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp và năng lưc sản xuất hạn chế đã làm không ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản. Tóm lại: Đói nghèo do nhiều ngyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Để nhận biết một cách đầy đủ chúng ta có thế chia thành 3 nhóm nguyên nhân: Nhóm 1: Gồm những nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân nguời lao động. Kém hiểu biết về cách thức làm ăn hộ sản xuất lạc hậu. Thiếu hoặc không có vốn để sản xuất. Đông con, ít lao động. Rủi ro, ốm đau, bệnh tật. Thiếu tư liệu sản xuất cần thiết. Thiếu việc làm. Ăn tiêu không có kế hoạch, lười biếng, mắc tệ nạn xã hội. Nhóm 2: Thuộc về điều kiện tự nhiên. Đất đai dùng cho thâm canh cây lúa, diện tích BQ đầu ngưòi thấp. Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước. - Thời tiết khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất, cụ thể như hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra kèm theo gió Lào, mưa phùn kéo dài,… - Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn cách trở. Nhóm 3: Gồm những yếu tố xã hội tác động. - Hậu quả của chiến tranh để lại gây ảnh hưởng đến sản xuất phát triển kinh tế. - Nhà nước chưa có biện pháp đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết phục vụ sản xuất trong khi đó địa phương không có đủ khả năng để tự làm như cầu đường giao thông. -Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để chuyển những thông tin cần thiết đến tận người dân, cụ thể như: các biện pháp lỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách thức làm ăn, mở rộng ngành nghề mới, các chủ trương chính sách nhất là chính sách kinh tế… * Đặc điểm của các hộ nghèo đói - Người nghèo chủ yếu là người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế. Tình trạng hộ nghèo có ít đất hoặc không có đất đang ngày một phổ biến hơn. Các hộ không thể sống bằng canh tác trên đất có rất ít cơ hội để có thu nhập ốn định từ các hoạt động phi nông nghiệp. Cần phải tiến hành ngay cải cách nhằm tạo ra việc làm phi nông nghiệp hơn. Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt dễ bị tổn thương khi phải gánh chịu thêm những chi phí về y tế và giáo dục. Các hộ gia đình mới lập ban đầu phải trải qua giai đoạn nghèo đói do ít có khả năng được sử dụng đất. Các hộ nghèo thường bị rơi vào vòng nợ luẩn quẩn. - Các hộ nghèo đều dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ và những biến động bất thường xảy ra đối với gia đình hay cộng đồng. Các hộ nghèo có thể bị tách biệt về mặt địa lý hoặc về mặt xã hội. - Tỷ lệ nghèo đói trong các nhóm dân tộc ít người đã giảm đi, nhưng không giảm nhanh bằng người Kinh. Các dân tộc ít người gặp phải nhiều bất lợi đặc biệt. Các bất lợi này cần phải được giải quyết thông qua một Chương trình Phát triển cho các dân tộc ít người. - Những người dân nhập cư thành thị, nghèo và không có hộ khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công cộng và có thể phải sống ở bên lề của xã hội. - Có quá nhiều trẻ em trong số dân nghèo. Trẻ em nghèo ít có khả năng được đến trường và bị rơi vào vòng nghèo đói do thế hệ trước để lại và các em thường có cảm giác không được an toàn. III. Tình hình nghèo đói của tỉnh Quảng Ninh Theo kết quả tổng điều tra xác định hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh tháng 6/ 2005 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 do Chính phủ qui định (mức chuẩn thu nhập để đánh giá hộ nghèo tăng khoảng 2 lần so với tiêu chí cũ). Toàn tỉnh có 26.587 hộ nghèo, chiếm 10,62% tổng số hộ ; trong đó tỷ lệ nghèo khu vực vùng cao chiếm 32,99% (huyện Ba Chẽ 52,13%; huyện Bình Liêu 49,46% hộ nghèo); 56 xã, thị trấn có tỷ lệ nghèo từ 52% trở lên. Có 17,30 hộ nghèo diện nông nghiệp nhưng không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; 43,95% hộ nghèo còn dùng nước tự nhiên để ăn uống ; 18,28% hộ nghèo chưa sử dụng điện sinh hoạt . Các huyện vùng cao, miền núi địa bàn rộng , địa hình phức tạp, hệ thống cơ sở hạ tầng đến các thôn, bản còn thiếu và yếu. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và vùng nhiều dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục gia tăng. Số hộ đã thoát nghèo nhưng chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo có khả năng tăng khi có thiên tai, dịch bệnh, mất mùa xảy ra. Trình độ dân trí của người nghèo còn thấp, cơ hội tìm việc làm ngày càng khó khăn hơn. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000-2006 I. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Bình liêu Bình liêu ngày nay, dưới thời phong kiến Việt nam , khi thực dân pháp chưa xâm lược gồm hai tổng Bình liêu và Kiến Duyên của Châu Tiên Yên thuộc phủ Hải Ninh , phủ Hải Ninh gồm có ba châu :Móng Cái, Tiên Yên, Hà Cối Tỉnh Quảng Yên. Ngày 12 tháng 3 năm 1983, thực dân pháp đánh chiếm Quảng Yên sau đó chiếm huyện Bình liêu , từng bước củng cố ách thống trị của chúng. Ngày 10 tháng 12 năm 1906 , phủ toàn quyền pháp ra NĐ tách ba châu : Móng Cái , Hà Cối , Tiên Yên khỏi tỉnh Quảng Yên , thành lập tỉnh mới Hải Ninh . Ngày 14 tháng 12 năm 1912, phủ toàn quyền pháp ra NĐ xoá bỏ tỉnh Hải Ninh lập đạo quân binh thứ nhất . Ngày 16 tháng 12 năm 1919, phủ toàn quyền Pháp ra Nghị định tách hai tổng Bình liêu và Kiên Duyên, tổng Bình liêu gồm có: 4 xã và 1 thị trấn, tổng Kiến Duyên gồm có : Ba xã và một phần cắt cho Trung Quốc năm 1893 thuộc tỉnh Quảng Tây (TQ). Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công , nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( nay là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chính quyền cách mạng Bình liêu được thành lập, châu Bình liêu được đổi tên thành huyện Bình liêu ngày nay . 1. Đặc điểm tự nhiên và vị trí lãnh thổ 1.1. Vị trí và đặc điểm lãnh thổ Bình liêu là một huyện miền núi , vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh , với diện tích tự nhiên khoảng 471,38% km2 chiếm 0.8% diện tích tỉnh Quảng Ninh . Địa giới hành chính huyện chia thành 7 xã và một thị trấn, gồm 97 thôn, trong đó các xã đều thuộc loại vùng cao .Dân số của huyện tính theo số liệu thống kê năm 2006 là 28.121 người. trong đó có 13.385 nam (chiếm 47,59% và nữ 14,738 (chiếm 52,40% ) . Mật độ dân số trung bình là 56,8% người/km2 bằng 31,7% . Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 181người/km2 . Bình liêu là một huyện miền núi biên giới, có cửa khẩu Hoành Mô và cửa khẩu phụ Đồng Văn là cầu nối giao lưu giữa các địa phương với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bình liêu là một huyện miền núi biên giới, địa thế tiếp giáp liền kề với huyện Phòng Thành tạo sự giao lưu mậu dịch , trao đổi hành hoá , thúc đẩy sự phát triển kinh tế - thương mại , dịch vụ trên địa bàn huyện . Nhưng đồng thời tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, quản lý các hoạt động xuất khẩu và kiểm soát xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện mạng lưới giao thông của huyện duy nhất là giao thông đường bộ có 33km đường nhựa cấp miền núi với nhiều ngầm qua suối thuộc tuyến quốc lộ 18c, dài 52 km độc đáo chạy dọc giữa huyện theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô, nối liền huyện Bình Liêu với trục đường 18c cảng mũi Chùa (Tiên Yên)và các trung tâm kinh tế- xã hội của tỉnh .Ngoài ra có hệ thống cấp phối và đường liên thôn, liên bản. 1.2 Đặc điểm tự nhiên Cấu trúc địa hình đa dạng mang tính chất của miền núi , phân dị độ dốc lún, nên thường bị sói mòn rửa trôi làm giảm độ phì của đất, ảnh hưởng tới sản xuất nông – lâm nghiệp . Độ cao phổ biến từ 300- 400m có một số đỉnh cao trên 1000m, như núi cao xiêm 1.330m . Đặc trưng khí hậu miền núi phân hoá theo đỉnh cao tạo ra những vùng tiểu sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng . Nhiệt đới trung bình năm dao động từ 180c-280c, nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hạ từ 300c- 340c , nhiệt độ trung bình thấp nhất mùa đông từ 50c- 150c, thỉnh thoảng có sương muối, băng giá ở vùng núi đồi cao có khi còn có tuyết bao phủ, lượng mưa hàng năm khá cao nhưng không điều hoà, bình quân từ 2000- 2.400mm/năm, khoảng 70% lượng mưa tập trung vào tháng 6-9 trong năm sườn các dãy núi mưa nhiều từ 2.400- 2.800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 70-80% , điều kiện đó phù hợp với các loại cây ăn quả , ở vùng núi cao ven khe suối thì thích nghi với các loại cây trồng : Hồi , Quế , Trẩu… Thuỷ văn: Bình liêu có rất nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc hội tụ chảy vào sông Tiên Yên bắt nguồn từ biên giới Việt- Trung chảy dài suốt huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam do có độ dốc lớn nên lòng sông có nhiều ghềnh nên không có giá trị giao thông vận tải . Thuỷ chế mang tính chất sông suối , miền núi , phức tạp và sự phân phối dòng chảy trong năm, mùa mưa lượng nước dồn nhanh về phía hạ lưu tạo nên dòng xiết gây lũ ngập úng ruộng đồng . Địa hình đồi đất rất lớn , chiếm 90% diện tích chia thành các vùng chính : + Vùng tây sông Bình Liêu + Vùng đông sông Bình Liêu + Vùng núi cao Đông Bắc 1.3. Đất đai thổ nhưỡng: Tổng quỹ đất của huyện Bình liêu là 47.306 ha trong đó: Đất nông nghiệp 26.606 ha chiếm 52,01% Trong đó : Đất sản xuất nông nghiệp :4.492 ha chiếm 9,50% Đất lâm nghiệp 20.049 ha , chiếm 42,48% Đất phi công nghiệp 1.551ha, chiếm 3,28% Đất chưa sử dụng 21.149ha, chiếm 44,71% Thới gian qua , diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 2.311ha năm 2000 lên 4.492ha năm 2005, đất phi nông nghiệp(chuyên dùng + đất ở) có xu hướng tăng từ 537 ha năm 2000 lên 1.551 ha năm Xét về đặc điểm tính chất thổ nhưỡng cho thấy đất đai của huyện phổ biến là loại đất feralit đỏ vàng, nâu đỏ phát triển trên đá sa phiến thạch và đá riôlit, được phân theo vùng sau: + Loại đất phát triển trên đá me riôlit: phân bố chủ yếu ở phía đông và đông nam sông tiên yên, ven theo dẫy núi Cao Xiêm và Cao Ba Lanh (dọc từ xã Đồng Văn – Hoành Mô đến Tiên Yên). Loại đất này có độ phì cao, tầng đất dầy phù hợp trồng các loại cây : Hồi, Quế,Trẩu, Sở … + Loại đất feralit phát triển trên đá sa phiến thạch : có tầng đất mỏng , độ phì kém ; độ dốc lớn nên đất rẽ bị bào mòn và rửa trôi, phân bố chủ yếu ở phía tây và tây bắc sông Tiên Yên . Trên loại đất này có thể trồng thông mã vĩ, cây keo … Biểu 1: Tổng hợp tài nguyên đất huyện Bình Liêu Đơn vị: ha Loại đất 2000 2003 2005 Tổng diên tích 42.918 47.138 47.306 I. Đất nông nghiệp 2.311 3.234 4.492 Tỷ lệ% so với diện tích tự nhiên 5,38 6,86 9,5 Trong đó đất trồng cây hàng năm 1.681 1.955 1.928 Tỷ lệ% so với đất nông nghiệp 72,74 60,46 42,49 Trong đó đất ruộng lúa mầu 1.396 1.644 1.621 II. Đất lâm nghiệp 9.624 17.670 20.094 Tỷ lệ% so với diện tích tự nhiên 22,42 37,48 42,48 III. Đất phi nông nghiệp 537 610 5.551 Tỷ lệ% so với diện tích tự nhiên 1,25 1,29 3,28 Trong đó:a: đất chuyên dùng 425 495 493 Tỷ lệ% so với diện tích tự nhiên 0,99 1,05 1,04 Trong đó b: đất ở 112 115 132 Tỷ lệ % so với diện tích tự nhiên 0,26 0,24 0,28 IV. Đất chưa sử dụng 30.446 25.625 21.149 Tỷ lệ% so với diện tích tự nhiên 70,94 54,36 44,71 (Nguồn : Phòng tài nguyên môi trường huyện Bình Liêu) 1.4. Tài nguyên rừmg : * Rừng tự nhiên :chủ yếu là rừng gỗ các loại , trong đó : Rừng chữ._. lượng V (rừng nghèo) : 909 ha chiếm chiếm 14,8% rừng tự nhiên , đã bị khai thác nhiều lần , trữ lượng bình quân từ 50-70m3/ha, chủ yếu còn ở Húc Động , Vô Ngoại, Tình Húc. Rừng phục hồi: 5.250 ha chiếm 85,2% diện tích rừng tự nhiên , trong đó rừng có chữ lượng là 2.970 ha và rừng chưa có chữ lượng là 2.280 ha. * Rừng trồng : Tổng diện tích có 11.510 ha, được phân thành : Diện tích rừng trồng gỗ các loại: thông, keo, bạch đàn, sa mộc… ở Hoành Mô, Húc Động, Đồng tâm, Tình Húc, Vô Ngoại, Húc Động . Diện tích rừng đặc sản : hồi, quế, sở…tập trung ở Đồng Văn,Húc Động. * Trữ lượng các loại rừng : Tổng trữ lượng là 724.000 m3 gỗ các loại , trong đó: Rừng tự nhiên : 208.100 m3 chiếm 28,7% tổng trữ lượng rừng gỗ toàn huyện , chia ra : rừng nghèo (V) 58.415 m3 ; rừng phục hồi 149.700 m3. Rừng trồng : 516.000 m3 chiếm 71,3% trữ lượng gỗ của huyện, chia ra: Thông cấp tuổi II-IV: 511.720 m3; Bạch đàn cấp tuổi II-III: 4.230 m3; sa mộc cấp tuổi II: 60 m3. * Hệ thực vật rừng : Hệ thực vật chịu ảnh hưởng và có nhiều đặc điểm của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) . Bình Liêu có khoảng 250 loài , 80 họ thực vật bậc cao , trong đó các loài thực vật quí hiếm cần được bảo vệ như : lim xanh, sến mật, vù hương , sa nhân và nhiều cây đặc sản được trồng ( hồi, quế, sở). Bình liêu có tiềm năng lớn phát triển rừng vừa để bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên , vừa cung cấp gỗ , lâm sản ( hồi, quế, sở). 1.5. Tài nguyên khoáng sản Theo điều tra khảo sát địa chất , Bình liêu nghèo khoáng sản cả về số lượng và chất lượng . Đây hạn chế đối với phát triển kinh tế của huyện .Trên địa bàn huyện mới chỉ phát hiện hiện đá hoa cương dọc từ Đồng Văn , Húc Động và xung quanh núi cao xiêm , khai thác một số điểm khoáng sản , sản vật liệu xây dựng : đá, cát, sỏi, phân bố theo hai bờ sông Tiên yên ; và sản xuất gạch cung cấp cho xây dựng địa phương 1.6. Kết cấu hạ tầng giao thông: Các trục đường giao thông liên tỉnh kết nối huyện Bình liêu với bên ngoài được đầu tư nâng cấp bước đầu tạo điều kiện cho phát triển giao lưu kinh tế thông suốt và thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn . Tuyến trục chình QL 18c cùng với hệ thống cống cầu,cống dài ( dài 52km, trongđó đoạn tuyến qua huyện là 33km +5 cầu : Pắc hóc, Pắc lặc,Nà Bam, Pắc cậm, Bản pạt 1+2 ,cống hộp khe chát) là trục đường huyết mạch của huyện đã được mở rộng . Đường giao thông trên địa bàn huyện, ngoài trục QL18c, có khoảng 314 km, trong đó đường liên huyện : 53 km, đường liên xã ; 79 km và đường liên thôn bản . các tuyến chính : + Nhựa hoá đường Hoành Mô - Đồnh Văn : dài 8 km + Nhựa hoá đường Bình Liêu – Húc Động : dài 10 km + Nâng cấp đường Lục Nà – Loòng Vài : dài 10 km + Đường Húc Động - Lục Ngù đang được nâng cấp : dài 6 km + Đường Bản Chuông- Nà sa + Bê tông , nhựa hóa đường nội thị trong khu cửa khẩu Hoành Mô , đường mở rộng thị trấn Bình Liêu . + Mạng lưới dịch vụ bưu chính - viễn thông : toàn huyện có hai cơ sở bưu điện ( Bình Liêu và Hoành Mô) và 7 trạm bưu điện văn hóa xã, đảm bảo thông tin liên lạc suốt trong phạm vi huyện và các xã. 1.7. Lưới điện: Mạng lưới cấp điện và phân phối điện cho huyện Bình Liêu chủ yếu từ trạm 110/35 KV- 16 MVA Tiên Yên trong hệ thống điện lưới quốc gia và thông qua lưới điện quốc gia 35KV chạy dọc tuyến QL 18c cung cấp cho thị trấn Bình Liêu , khu cửa khẩu Hoành Mô và các tram hạ áp 35/22-6KV và các trục đường truyền tải , phân phối điện đến 7 trung tâm xã và nột số thôn bản trên địa bàn huyện . Hiện tại lưới điện vận hành của huyện mới đáp ứng nhu cầu cho 59,6% hộ dân cư sử dụng điện cho các thôn bản ( kể cả thuỷ điện nhỏ).Trong những năm tới,cần tiếp tục đầu tư lưỡi điện nông thôn cho các điểm dân cư thôn bản giáp tuyến biên giới còn đến 40,4% số hộ chưa được sử dụng điện sinh hoạt . 1.8. Hệ thống cấp nước sạch : Hệ thống cấp nước của thị trấn Bình Liêu được đầu tư xây dựng cải tạo trạm sử lý nước sạch Bình liêu , công suất 2000 m3/ ngày . đêm được lấy từ nguồn nước sông Bình Liêu . Tuy nhiên do hệ thống mạng cấp nước mới được xây dựng đưa vào vận hành nên tỷ lệ được cấp nước máy chỉ đạt 50% dân số thị trấn . Đầu tư dự án nước sạch nông thôn với các công trình giếng đào, bể chứa nước và nước nguồn tự chảy ; Trong năm 2003 – 2004 đã đầu tư khoảng 3 tỷ đồng bằng hình thức bể chứa, nhưng chưa đạt được hiệu quả ( tỷ lệ hộ dùng nước sạch mới đạt 41,2% số hộ, năm 2004). 2. Điều kiện kinh tế . Là huyện có cửa khẩu biên giới , kinh tế huyện Bình liêu có những đặc điểm khác biệt về so với huyện khác trong tỉnh . - Tổng sản phẩm nội địa GDP trên địa bàn huyện năm 2004 là 135,4tỷ đồng ( giá so sánh 94) trong đó 83,2 tỷ từ kinh tế địa phương huyện quản lý ( chiếm 61,4% GDP) và khoảng 52,2 tỷ đồng từ thu thuế xuất nhập khẩu ở cửa khẩu Hoành Mô ( chiếm 38,6% GDP), tăng 22,6% so với năm 2000 . GDP (giáHH) bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 7,32 triệu đồng , bằng khoảng 82% mức bình quân của tỉnh , và 84% mức bình quân cả nước . Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm ( 2000 - 2004) đạt 9,1% Nếu tính riêng tổng sản phẩm nội địa GDP (giá CĐ94) thuộc kinh tế địa phương huyện quản lý ( không tính phần thuế xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hoành Mô- Đồng Văn) đã tăng liên tục từ 59,1 tỷ đồng năm 2000 lên 83,2 tỷ đồng năm 2004 . GDP bình quân đầu người là 4,45 triệu đồng tương đương 283USD/ người , bằng 48% bình quân của tỉnh và 50,5% cả nước . Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của giai đoạn 2000- 2004 đạt khoảng 9,12%/ năm, Riêng năm 2004 GDP tăng gần 10% trong đó nông nghiệp tăng 2,22% , lâm nghiệp tăng 8,5%, công nghiệp xây dựng tăng 10,4% và dịch vụ tăng 4,5%. Biểu2: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) Đơn vị: tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng sản phẩm nội địa GDP + GDP theo kinh tế lãnh thổ 110,5 101,5 99,0 132,4 135,4 144,0 + GDP theo kinh tế huyện 59,1 67,4 64,1 80,9 83,2 91,5 GDP bình quân/người (tr đ) + GDP/ng theo KT lãnh thổ 5,898 5,375 5,318 7,130 7,315 7,818 Quy USD 406 358 350 456 465 495 + GSP/ng theo KT huyện 3,088 3,518 3,440 4,296 4,446 4,910 Quy USD 212 234 224 275 283 311 2.1. Cơ sở hạ tầng của huyện Những năm qua , trên địa bàn huyện đã tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp, như hệ thống giao thông ( trục đường 18c , đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn liên thôn bản) phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc , công trình thuỷ lợi, cấp nước theo hướng kết nối khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Bình liêu với trung tâm Tỉnh để phục vụ phát triển Kinh Tế - Xã Hội của huyện 2.2. Dịch vụ thương mại Trong những năm qua đã tập trung đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khuyến khích và thu hút các Doanh nghiệp, thương tư đến hoạt động kinh doanh tạo bước phát triển mới ngành TM-DV . 2.3.Đặc điểm văn hoá – xã hội - Văn hoá xã hội còn nhiều lạc hậu dân trí nhìn chung thấp , tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sông nhân dân còn nhiều vất vả khó khăn . - Cơ sở vật chất của thiết bị VH- Thông tin huyện còn chưa tương xứng với chức năng hoạt động của nó, hiện đang xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn, nhỏ bé thiếu đồng bộ. - Di tích lịch sử - văn hoá và lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện rất đa dạng về loại hình và kiến trúc nghệ thuật : Lễ hội truyền thống trên đia bàn huyện Bình liêu mang đậm đà nét văn hoá các dân tộc, như hội hát tháng ba của dân tộc Sán Chỉ ngày 16/3 (âm lịch) . Văn hoá dân gian : các làn điệu dân ca hát then của dân tộc tày, Sóng cọ làn điệu múa dân tộc . Các di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội trên địa bàn : Di tích lịch sử văn hoá Đình Lục Nà ( Di tích cấp tỉnh) Thác khe vằn ( xã Húc Động) . 2.4. Quốc phòng- an ninh An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được gữi vững và ổn định , an ninh biên giới được đảm bảo , công tác cắm mốc biên giới đúng tiến độ và đảm bảo an toàn ; an ninh ở vùng sâu, vùng xa và các thôn bản được củng cố đảm bảo an trật tự trên các lĩnh vực kinh tế,văn hóa xã hội . Trong thời gian qua đã phát hiện và sử lý 41 vụ bằng 166 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép . Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân , nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh,thường xuyên chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng,chống buôn lậu, gian lận thương mại góp phần đảo bảo trật tự kỷ cương xã hội ở địa phương. Bình liêu có 17.700 ha rừng chiếm 7,8% diện tích đất rừng trong tỉnh và chiếm 37,5% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện . 2.5.Y tế-giáo dục mạng lưới y tế-chăm sóc sức khỏe trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, huyện hiện có trung tâm y tế bệnh viện huyện ( qui mô 40 gường ) gồm các khoa, phòng và đội vệ sinh phòng bệnh có khả năng đảm nhiệm cấp cứu thông thường và có một số trường hợp đặc biệt ngoại-sản; và 7 trạm y tế xã (24 gường) với tổng số gường bệnh 64 gường (2004 ) Tổng số cán bộ,nhân viên y tế hiện có 5/8 trạm y tế, thị trấn có bác sỹ; các thôn bản đều có bác sỹ chăn sóc sức khỏe cộng đồng. Những năm gần đây mạng lưỡi cơ sở giáo trường, lớp học được đầu tư khá, được đưa vào sử dụng: THCS thị trấn Bình Liêu, THCS Hoành Mô, Lục Hồn, Tình Húc, Húc Động. Tuy nhiên,hiện nay hệ thống trường lớp còn nhiều bất cập, tồn tại phổ thông cơ sở (Tiểu học + THCS ) các điểm trường nằm rải trên các thôn bản, nên khó khăn trong việc quản lý vá nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề. Các phòng học ở các điểm trường tuy đã xóa phòng tranh tre nhưng cũng đã xuống cấp, hư hỏng nhiều hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần được đầu tư cải tạo, xây dựng mới. Số lớp học, số học sinh huy động ra lớp ở các ngành học, cấp hàng năm ngày càng tăng lên, chiếm 30,6% dân số. Đội ngũ giáo viên về cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, đã được đào tạo lại đạt chuẩn hóa 100% và trên chuẩn về trình độ ( hệ mầm non 6,5%, tiểu học 21%, bậc học THCS: 7% ) phần lớn các giáo viên có tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm với học sinh dân tộc ở các thôn bản, biên giới.Tuy nhiên số lượng giáo viên chưa đồng bộ đủ cho các bộ môn, một số môn ít được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật thông tin các phương pháp giảng dạy. 3. Dân số - lao động: Cơ cấu dân số theo dưới tính dân tộc Bình liêu có 5 dân tộc chính thuộc các dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc việt nam, sống phân tán và xen kễ, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao, Sán Chỉ: Biểu 3 : Bảng tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn Số TT Dân tộc Tỷ lệ (%) 1 Dân tộc Tày 56,5% 2 Dân tộc Dao 30,3% 3 Dân tộc Sán Chỉ 8,2% 4 Dân tộc Hoa 0,3% 5 Dân tộc Kinh 4,7% ( Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Bình Liêu) Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của huyện Bình Liêu năm 2006 là: 28.121.000 người trong đó có: 13.385 nam (chiếm 47,59% )và nữ 14.736 (52,40%). tỷ lệ phát triển dân số năm 2006 là 1,32%. Tổng số dân trong độ tuổi lao động toàn huyện là 14.351 người, chiếm 40,36% tổng dân số. Biểu 4: Phân bố dân cư huyện Bình Liêu năm 2006 Đơn vị hành chính Dân số (người) Lao động (người) Mật độ dân số (người/km2) 1. Xã Đồng Văn 2.586 1.286 3.34 2. Xã Hoành Mô 3.886 1.777 3.76 3. Xã Đồng Tâm 3.558 1.368 2.60 4. Xã Lục Hồn 4.679 2.557 5.15 5. Xã Tình Húc 3.625 2.015 4.46 6. Xã Vô Ngại 3.738 1.985 3.97 7. Xã Húc Động 3.625 1.299 44.0 8. Thị Trấn 3.464 2.064 99.8 - Toàn huyện 28.121 14.351 4.98 (Nguồn: phòng thống kê huyện Bình Liêu) Các xã trong huyện qua rà soát thì hầu như tất cả các xã đều có mật độ dân số rất thưa. Dân số trong độ tuổi lao động được phân theo các ngành nghề kinh tế như sau: Nông –lâm nghiệp: 8.989 (chiếm 79,19%) Công nghiệp- TTCN: 1.645 người (chiếm 14,49%) Thương mại-dịch vụ: 717 người (chiếm 6,31%) Như vậy lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp-lâm ngư nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn (79,19%) tổng lao động xã hội toàn huyện. Các đặc điểm trên ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo ở Bình Liêu: - Do đặc điểm địa hình của huyện Bình Liêu là vùng núi cao, dân tộc, xa trung tâm; đất canh tác ít, chủ yếu là đất rừng; khí hậu khô hanh, hạn hán, đa số các thôn bản chỉ cấy được một vụ lúa, chủ yếu là trồng mầu; giao thông không thuận lợi đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu…những đặc điểm trên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và đó cũng là một trong những nguyên nhân to lớn, gây khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo của huyện. II. Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình liêu giai đoạn 2000-2006. 1 . Cơ sở phân định giàu nghèo Giàu nghèo là một phạm trù kinh tế - xã hội nhưng nó thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế, việc phân định giàu nghèo có sự khác nhau giữa quốc gia các vùng và các khu vực Vậy muốn xác định giàu nghèo người ta phải dựa vào thu nhập bình quân đầu người,ngoài ra cồn có các chỉ tiêu khác như mức tiêu dùng, bình quân lương thực…cung cấp cho con người hàng ngày được coi là tiêu chí để xem xét Bình liêu là một huyện miền núi có hơn 89% số hộ sản xuất nông – lâm nghiệp , vì thế nông – lâm nghiệp ở đây được coi là hàng đầu . với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN , nhân dân Bình liêu vốn cần cù chịu khó nhanh nhạy trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhằm ổn định đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước. 2. Tình hình đói nghèo của của huyện Theo kết quả điều tra của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, phòng Nội Vụ - Lao Động – Thương binh xã hội. Toàn Huyện tính đến 31/12/2006, toàn huyện còn 2.032 hộ nghèo, chiếm 39,53% trong tổng số hộ tại thời điểm điều tra. STT Xã, thị trấn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số hộ nghèo Tỷ l ệ (%) Tổng số hộ nghèo Tỷ l ệ (%) Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ ( %) Tổng số hộ ngèo Tỷ lệ (%) 1 Xã Đồng Văn 53 12,24 31 7,16 21 4,85 16 3,70 13 3,00 212 47,86 2 Xã Hoành Mô 61 10,82 36 6,38 22 3,90 14 2,48 9 1,60 302 42,42 3 X ã Đồng Tâm 152 26,03 134 22,95 106 18,15 74 12,67 46 7,88 356 56,78 4 Xã Lục Hồn 229 28,63 206 25,75 171 21,38 142 17,75 116 14,50 425 50,18 5 Xã Tinh Húc 238 38,70 176 28,62 184 24,07 128 20,81 101 16,42 425 61,59 6 Xã Võ Ngại 112 27,38 87 21,27 61 14,91 43 10,51 35 8,56 429 61,90 7 Xã Húc Động 183 30,05 175 28,74 141 23,15 126 20,69 102 16,75 494 68,85 8 Thị tr ấn 30 4,82 29 4,65 20 3,21 11 1,77 6 0,96 99 14,12 Tổng cộng 1058 22,82 874 18,85 690 14,88 554 11,95 428 9,23 2.542 49,46 Bảng 5: Kết quả giảm nghèo năm 2001 - 2006 Về tình hình đói nghèo ở huyện Bình Liêu giai đoạn 2001-2006 như đã trình bầy ở biểu trên đã nói lên đây là vấn đề bức xúc khó khăn, trăn trở, với các cấp uỷ, chính quyền và ban ngành, đoàn thể của huyện, phần lớn các hộ đói nghèo ở đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn như người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật không có khả năng lao động , gia đình có người bị nhiễm chất độc hoá học và một bộ phận ít hộ thiếu vốn đầu tư thiếu sức lao động, thiếu kinh nghiệm trong làm ăn .Mặc dù cuộc sống của nhân dân cơ bản là các hộ sản xuất nông -lâm nghiệp vẫn đang còn rất nhiều khó khăn thông qua đánh giá kết quả theo chuẩn mới của Bộ LĐ-TBXH (năm 2005) thì tỷ lệ nghèo của huyện còn tương đối lớn , khoảng 49,46%, trong đó hầu hết hộ nghèo; 99,8% là các hộ đồng bào dân tộc , thu nhập từ nông – lâm chiếm 97% , số hộ gia đình chính sách chỉ có 3,3%. Do thu nhập của nhiều hộ dân còn thấp , chủ yếu thu nhập từ nông – lâm nghiệp nên số hộ cận nghèo còn bấp bênh. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn phức tạp cho việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập của nhân dân những năm qua.Tỷ lệ nghèo đói năm sau đã giảm hơn năm trước xong; tốc độ giảm chung của huyện quá chậm, đặc biệt đối với một số xã như: xã Húc Động thuộc xã vùng cao hầu hết là dân tộc thiểu số (dân tộc Sán Chỉ), xã Tình Húc, xã Lục Hồn, xã Đồng Tâm, xã Vô Ngại, là những xã có biên giới giáp với (Trung Quốc), có nhiều bản vùng cao, cũng gặp khó khăn trong phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng cũng có xã là xã biên giới, có nhiều bản vùng cao nhưng tỷ lệ thoát nghèo nhanh, đây nó thế hiện tính tích cực, sáng tạo trong lao động sản xuất, không trông chờ, ỷ lại đợi chính sách của nhà nước và tự mình vươn lên để thoát nghèo, như xã Đồng văn, xã Hoành Mô, đặc biệt đối với thị trấn Bình Liêu, tỷ lệ nghèo hàng năm tuy ít nhưng đây là số hộ rất khó khăn về kinh tế; xong Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thị trấn đã tích cực chỉ đạo và hoạt động trên lĩnh vực này bằng mở mang nhiều ngành, nghề khác nhau để tạo thêm việc làm cho nhân dân có tăng thu nhập, do vậy hàng năm số nghèo của thị trấn Bình Liêu được giảm nhanh cụ thể là năm 2001 thị trấn có 30 hộ nghèo/623 hộ = 4,82%. đến năm 2005 còn 6 hộ nghèo = 0,96% tổng số hộ. Năm 2006 Nhà Nước có chính sách mới là nâng thu nhập bình quân của mỗi gia đình lên một mức cao hơn cụ thể là: hộ có thu nhập từ dưới 200.000đ/ 1 khẩu (đối với hộ nông nhgiệp) thì thuộc diện hộ nghèo;hộ có thu nhập từ dưới 260.000đ (đối với những hộ còn lại) là hộ nghèo. Mức cũ là: (hộ nông nghiệp có mức thu nhập dưới 100.000đ là hộ nghèo, hộ thuộc đối tượng còn lại có thu nhập từ dưới 120.000đ là hộ nghèo). Chính vì vậy, số hộ nghèo của đầu năm 2006 có thay đổi lớn ; số hộ nghèo toàn huyện được tăng lên đồng nghĩa với tỷ lệ % hộ nghèo cũng được tăng lên, (như biểu mẫu đã thống kê). Như vậy hộ nghèo năm 2005 của huyện chỉ có 428 hộ = 9,23% đến đầu năm 2006 qua điều tra, khảo sát, thông kê đã cho thấy số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) là 244,3 hộ =55,03% số hộ và tỷ lệ nghèo cao nhất đối với các xã là: xã vô Ngại với 429 hộ = 61,90%, tăng so với năm 2005 là 394 hộ =1.125,7% xã Tình Húc có 425 hộ = 61,59% tăng so với năm 2005 là 324 hộ = 320,8% xã Lục Hồn có 425 hộ = 50,18% tăng so với năm 2005 là 309 hộ = 266,4% xã Đồng tâm có 356 hộ = 56,78% tăng so với năm 2005 là 310 hộ = 673,9% xã Húc Động có 294 hộ = 68,85% tăng so với năm 2005 là 192 hộ = 188,2% , xã Húc Động tuy số người tăng ít nhưng tỷ lệ nghèo quá cao (vì hộ dân ít) các xã còn lại như xã Hoành Mô, Đồng Văn, …thị trấn cũng có tỷ lệ tăng từ 93 hộ đến 293 hộ đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc chỉ đạo,tổ chức thực hiện phát triển kinh tế xã hội trong đời sống kinh tế, tinh thần của nhân dân, trước mắt và các năm tiếp theo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện: Tuy nhiện, trong năm 2006 huyện đã phấn đấu giảm nghèo đáng kể từ 2.542 hộ = 49,46% đầu năm, đến thời điểm tháng 12/2006 chỉ còn 2.029 hộ = 39,53% (giảm 513 hộ = 9,93% Để đạt được những kết quả trên là sự phấn đấu liên tục, sự chỉ đạo kịp thời,thường xuyên của Cấp ủy, Chính quyền, các đoàn thể, cơ quan chuyên môn từ huyện đến xã và thôn bản, khu phố, hộ thoát nghèo năm 2006, đã có nhiều hộ gia đình có mức thu nhập cao từ 2,5- 4 tấn thóc (2 vụ), chăn nuôi phát triển, các dự án đầu tư theo chương trình 135/CP góp phần thu hút lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có công trình đi qua; khai thác nhựa thông, trồng rừng, trồng cây đặc sản như hồi, quế; đầu tư giống lúa, ngô, lạc,dong riềng có năng suất cao ; ngoài ra còn có nguồn thu từ một số sản phẩm mới như: nấm, mộc nhĩ… giúp cho hộ nghèo tăng thêm mức thu nhập cải thiện điều kiện sống, nua sắm được tiện nghi phục vụ sinh hoạt như: Ti vi, xe máy, máy sát, mở dịch vụ …Điển hình nhiều hộ ở các xã Lục Hồn, Húc Động, Hoành Mô, thị trấn Bình Liêu, bên cạnh đó một số xã, việc bình xét hộ thoát nghèo còn lúng túng,bị sức ép, nên việc bình xét còn để kéo dài. * Phân loại hộ nghèo theo tiêu chí - Thiếu đất sản xuất là 660 hộ,(bằng 25,96% hộ nghèo) - Hộ thuộc diện chính sách có công là 42 hộ (bằng 1,6% hộ nghèo) - Hộ thuộc diện chính sách xã hội là 53 hộ (bằng 2% hộ nghèo) - Hộ có người ốm đau tàn tật là 150 hộ (bằng 5,9% hộ nghèo) - Hộ nhà ở, tường gạch đất hoặc trình là : 2.503 hộ ( bằng 98,47% hộ nghèo) - Hộ sử dụng hố phân sầu là: 2.508 hộ, chiếm 98,72% hộ nghèo . * Phân loại theo khu vực: Tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thị trấn, chiếm 14,12% ; cao nhất là xã Húc Động 68,85% , Vô ngại , Tình Húc trên 61% ; các xã còn lại tỷ lệ hộ nghèo giao động trong khoảng từ trên 45% đến dưới 56% . theo thôn bản, trong số 97 thôn bản, khu phố có 5 thôn bản 100% hộ nghèo ( chủ yếu vùng cao, vùng dân tộc người dao) 13 thôn bản tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%. * Phân loại theo thu nhập: + Mức thu mhập bình quân dưới 120.000đ,/người/tháng là 1.063 hộ (41,82%). Các xã có tỷ lệ cao là hục hồn 286 hộ (71,85%); Vô ngại có 259 hộ (60,37%); Húc động 193 hộ (65,64%). + Mức thu nhập bình quân từ trên 120.000đ/người/tháng là 1.497 hộ bằng 58,18% hộ nghèo, chủ yếu ở các xã như Thị trấn, Đồng Văn, Hoành Mô,Tình Húc, Đồng tâm; mức thu nhập từ 170.000đ/ người/ tháng chiếm tỷ lệ cao hơn . Cụ thể hơn và xác định rõ nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến đời sống của các hộ nghèo, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khaỏ sát.Qua khảo sát sơ bộ bước đầu 349 hộ đã đăng ký thoát nghèo được đưa vào diện căn xem xét giúp đỡ để có cơ hội thoát nghèo 2006, qua đó đã xác định và phân tích để tìm ra những nguyên nhân chính. *Phân loại theo nguyên nhân nghèo - Do thiếu vốn là: 212 hộ (bằng 60,74%) - Do thiếu kinh nghiệm làm ăn là: 186 hộ (bằng 53,3%) - Do thiếu lao động là: 28 hộ (bằng 8,02%) - Do thiếu đất canh tác là:20 hộ (bằng 5,7%) - Do có người tàn tật là: 03 hộ (bằng 0,08%) Trong số này, có một số hộ có từ 1-3 nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Các hộ thiếu đất, thiếu kinh nghiệm làm ăn chủ yếu ở các thôn bản vùng cao, thiếu vốn chủ yếu ở các thôn bản vùng thấp, không có hộ lười lao động, không có người mắc tệ nạn xã hội hoặc bị rủi ro. Số nhân khẩu bình quân là 5 người/hộ, một số thôn bản vùng cao có tỷ lệ cao hơn như Ngàn Chuồng thuộc xã Lục Hồn, Ngàn Vàng trên Đồng Tâm…lực lượng lao động rất dồi dào (chiếm hơn 55% tổng số khẩu toàn huyện). Đây là cơ sở quan trọng để triển khai các biện pháp trợ giúp dựa trên nguồn lực lao động sẵn có của gia đình các hộ đăng ký thoát nghèo. Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh có tất cả 7 xã và 1 thị trấn trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn được Tỉnh phân công các các ban ngành, Đoàn thể, Doanh nghiệp và địa phương giúp đỡ, tập trung các nguồn lực và lồng ghép với các chương trình mục tiêu ; xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho quá trình sản xuất , nâng cao đời sống và dân trí cho các xã nghèo. Xoá đói giảm nghèo mang tính kinh tế- xã hội sâu sắc, đòi hỏi phải có sự quan gia đồng bộ của các cấp, các ngành . Nhận thức được tầm quan trọng đó Huyện uỷ- HĐND- UBND huyện Bình liêu đã có chủ trương chỉ đạo Phòng Nội vụ - Lao động- TBXH , Phòng thống kê huyện điêu tra khảo sát mức sống của nhân dân trong toàn huyện và ra nghị quyết về công tác xoá đói giảm nghèo. Thực hiện Nghị quyết đó xoá đói giảm nghèo đã trở thành chương trình hành động của mỗi cấp uỷ,chính quyền 7 xã và một thị trấn và các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng huy động nhiều nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo tạo nhiều mô hình về xoá đói giảm nghèo có sức thuyết phục trong toàn huyện, công tác xoá đói giảm nghèo trở thành một chương trình thật sự liên tục qua các năm chương trình đạt được những những thắng lợi đang kể, được nhân dân cả huyện đồng tình ửng hộ đã và đang đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. 3. Đánh giá kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo trong những năm qua * Đánh giá chung: Qua hơn 5 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo , được sự đầu tư của trung ương và của tỉnh , với sự cố gắng của các tổ chức chính trị- xã hội , huyện Bình Liêu đã thu hút được những kết quả quan trọng . Các chỉ tiêu về phát triển và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ổn định, Quản lý và sử dụng các nguồn vồn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo đúng mục đích, đúng đối tượng, hợp lòng dân ít thất thoát và có hiệu quả . trình độ dân trí và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên , bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,81% năm 2001, xuống còn 9,23% năm 2005 ( bình quân mỗi năm giảm trên 3%) . Số hộ nghèo giảm từ 1.054hộ xuống còn 428 hộ năm 2005 ( theo tiêu trí cũ) , đạt chỉ tiêu của giảm hộ nghèo tỉnh giao. Cơ sở thiết yếu phụ vụ sản xuất và đời sông dân sinh ngày càng được cải thiện , 100% số xã có đường ô tô được rải nhựa và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 5/7 xã có chợ , 57,7% số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt , 56,4% số hộ dân sử dụng điện quốc gia , trên 30% các hộ dân dùng thủy điện nhỏ ; 28,8% số phòng học đạt chuẩn , 4/7 xã có trạm xã cao tầng ; hệ thống kênh mương thủy lợi phụ vụ sản xuất được kiên cố hóa và phát huy tác dụng .Hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện đã góp phần vào sự tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ổn định, đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới ngày càng tin tưởng vào chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước. Trong những năm qua các đơn vị được phân công trợ giúp xã nghèo đã triển khai các hoạt động trợ giúp với tổng kinh phí: 1.426,3 triệu đồng, trong đó: Tiền mặt: 1.094, hiện vật: 332,3 triệu đồng, cụ thể: * Năm 2001:Tổng kinh phí hỗ trợ là: 598,5 triệu đồng (tiền mặt :504 triệu đồng, hiện vật: 94,5 triệu đồng). Số kinh đã được các xã sử dụng như sau:- Xây 07 phòng ở cho học sinh và giáo viên (6 phòng ở học sinh,1 phòng GV) - Xây bể nước cho hộ nghèo: 2 bể ; hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo :17 hộ - Xây nhà văn hóa xã: 03 nhà văn hóa, hiện vật khác như: Bàn ghế, màn tuyn, quần áo 700 bộ, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. * Năm 2002: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 272 triệu đồng (tiền mặt: 95 triệu, hiện vật: 177 triệu). Số kinh phí trên đã được sử dụng vào mục đích sau: Hỗ trợ hộ nghèo tu sửa nhà ở: 17 hộ. Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn không lấy lãi: 47 hộ. Xây 01 phòng học cho trường nội trú trung tâm xã khoảng 60m2 và 03 phòng học cho học sinh bán trú. * Năm 2003: Tổng kinh phí hỗ trợ: 276,7 triệu đồng (tiền mặt : 266,5 triệu, hiện vật: 10,1 triệu) Số kinh phí trên đã sử dụng như sau: Xây phòng ở cho hoc sinh bổ túc nội trú: 10 phòng. Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho hoc sinh. Hỗ trợ quần áo cho học sinh nghèo. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 15 hộ. * Năm 2004: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 167,7 triệu đồng ( tiền mặt: 143 triệu,hiện vật 24,7 triệu). Số kinh phí trên đã được sử dụng: Hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo: 25 hộ. Hỗ trợ xây 01 lớp học nội trú . Hỗ trợ sách vở cho học sinh, quà trung thu. Hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Hỗ trợ 01 ti vi cho học sinh bổ túc nội trú. * Năm 2005: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 111,5 triệu đồng ( tiền mặt: 85,5 triệu,hiện vật: 26 triệu) Số kinh phí trên đã được sử dụng vào mục đích sau: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 8 nhà. Hỗ trợ bàn ghế học sinh . Hỗ trợ phích nước. Hỗ trợ màn tuyn. Hỗ trợ quần áo cũ. Hỗ trợ sách vở cho học sinh. Hỗ trợ quà trung thu, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Kết quả về trợ giúp xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã xây dựng mới 20 phòng học cấp 4 với tổng diện tích khoảng 665 m2, 01 lớp học nội trú và 01 nhà bán trú cho học sinh ở xa ; xây mới 02 bể nước sinh hoạt cho các hộ nghèo. Hỗ trợ cho 82 hộ nghèo cải thiện nhà ở, giúp họ yên tâm ổn định sản xuất . Ngoài ra các xã khó khăn còn được các đơn vị trên địa bàn giúp đỡ được hơn 31 ngàn ngày công để giúp hộ nghèo cải thiện nhà ở, hội chữ thập đỏ phường bạch đằng – TP Hạ Long năm 2004 đã tặng cho mỗi xã hơn 200 bộ quần áo, chăm, màn…để trợ giúp các gia đình khó khăn; hỗ trợ sách vở, quà tặng trung thu, quà tết cho các em học sinh nghèo, cấp học bổng nhằm động viên khuyến khích các em trong học tập… Trong quá trình triển khai thực hiện, do xác định được nhu cầu trợ giúp của các hộ đăng ký thoát nghèo,các ban ngành, đoàn thể, đã vào cuộc giúp đỡ trực tiếp đến từng hộ gia đình về hướng dẫn kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, chăn nuôi: lợn nái, dê, bò…đưa giống mới vào sản xuất, tăng năng xuất cây trồng, tăng thu nhập; ngoài ra còn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân tại các thôn khe bản. Tập huấn nghiệp vụ xóa đói giảm nghèo cho cán bộ là trưởng thôn, biết cách triển khai, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn . * Những kết quả đạt được: Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện những năm qua đã được quan tâm đúng mức và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ .Tỷ lệ hộ nghèo giảm theo hướng năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 không còn hộ đói. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ngày càng có nhiều tiến bộ và hiệu quả. Huyện đã thành lập được các ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện đến cơ sở chuyên sâu công tác chỉ đạo các hoạt động nhằm phát triển, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, đã và đang trở thành một phong trào thi đua rộng khắp trong các cấp, các ngành,các đoàn thể trên địa bàn, một số cơ sở coi đây là trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Kết quả từ công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua còn góp phần làm thay đổi nhận thức đơn giản của một số Cấp ủy, chính quyền cơ sở về vấn đề xóa đói giảm nghèo, từ đó tạo sự chuyển biến trong tư tưởng và hành động chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở mình phụ trách; tích cực chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo ở cơ sở tranh thủ phối hợp với các lực lượng, sự giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài huyện để thực hiện nhiệm vụ. Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006 đã có những chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Kết quả đó không những ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2000-2005) đề ra, mà còn tạo tiền đề, cơ sở và động lực cho việc thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo của huyện nững năm sau này. Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ từ phía Đảng và nhà nước, yếu tố chính là do lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ huyện, sự tích cực của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, Mặt trận và các đoàn thể huyện, sự ủng hộ của đại đa số các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thông qua nhiều hoạt động chỉ đạo thiết thực có tác dụng đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3563.doc
Tài liệu liên quan