Phân tích đánh giá thị trường marketing, thị trường kinh doanh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty sơn hải phòng

I. giới thiệu chung về công ty Công ty Sơn Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hải Phòng với chức năng là sản xuất kinh doanh mặt hàng sơn các loại Công ty có hai địa điểm: - Cơ sở 1: Số 12 Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng Là văn phòng giao dịch và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống kho phòng tiêu thụ. - Cơ sở 2: Xã An Đồng - Huyện An Hải - Hải Phòng Là cơ sở sản xuất,kho tàng và các phòng nghiệp vụ. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sơn Hả

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích đánh giá thị trường marketing, thị trường kinh doanh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty sơn hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Phòng. Công ty Sơn Hải Phòng được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 1960, với cái tên ban đầu là xí nghiệp Sơn dầu với số lao động vỏn vẹn 31 người, trang thiết bị thủ công, sản phẩm sơn gốc dầu là chủ yếu. 40 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xí nghiệp sơ dầu nay là Công ty sơn Hải Phòng vẫn không ngừng duy trì và phát triển đến nay đã trải qua 3 giai đoạn thay đổi cơ chế: - Giai đoạn thứ nhất từ năm 1960-1976: Năm 1960 sau khi cải tạo tư bản tư doanh, thành phố quyết định thành lập Công ty hợp doanh trên cơ sở nhà tư sản sản xuất sơn. Hình thức tài sản của nhà tư sản được tập trung lại cùng với Nhà nước tổ chức sản xuất mặt hàng sơn, hàng tháng trả lợi tức, vốn cho các nhà tư sản. Đến năm 1976 việc trả lợi tức vốn xong, quyền sở hữu hoàn toàn của Nhà nước. - Giai đoạn thứ hai từ năm 1976-1989 Giai đoạn này thuộc cơ chế bao cấp, xí nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu Nhà nước giao, vật tư được cung cấp và sản phẩm hoàn thành giao cho cơ quan cung ứng của Nhà nước. - Giai đoạn thứ ba từ năm 1980 đến nay: Là thời kỳ kinh tế thị trường, Công ty độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự khai thác nguồn vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất và tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Năm 1992 Công ty thực hiện phương án di chuyển và mở rộng nhà máy Sơn Hải Phòng bằng nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư và quỹ viện trợ SIDA, đã nhập thiết bị làm sơn của Cộng hoà Liên bang Đức trị giá 590.000 USD và đầu tư 1,5 tỷ đồng Việt Nam vào xây dựng và cải tạo nhà xưởng. Đến 6/1992 công trình được đưa vào sử dụng, giá trị tài sản cố định cuối năm là gần 10 tỉ đồng Việt Nam và đến nay tổng giá trị tài hiện có là trên 58 tỉ đồng. Năm 1997, Công ty tiếp tục đầu tư 20 tỉ đồng Việt Nam để nhập thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sơn tàu biển cao cấp của hãng CHUGOKU Nhật Bản, với công suất ban đầu là 16000 - 2000 tấn /năm và dự tính công suất sẽ tăng lên gấp đôi. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ khó khăn của nền kinh tế thị trường nhưng năm nào Công ty cũng hoàn thành kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước và từ một vài sản phẩm đơn điệu đến nay công ty có hơn một trăm chủng loại sơn khác nhau phục vụ cho các ngành kinh tế quan trọng như: Giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp và tàu biển, công trình biển... Công ty đã liên tục được UBND Thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua xuất sắc, doanh nghiệp quản lý giỏi 10 năm liên tục và được tặng thưởng 5 huân chương lao động các loại cho tập thể và cá nhân. 2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty sỏn HP: Chức năng nhiệm vụ của Công ty được quy định trong điều lệ thành lập Công ty là cơ sở pháp lý quy định phạm vi giới hạn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. a. Chức năng của Công ty sỏn Hải phòng: - Sản xuất KD các loại sơn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Cty được Bộ TM cấp giấy phép XNK các loại hoá chất phục vụ ngành sơn. - Hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm phát huy năng lực và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. b. Nhiệm vụ của Công ty sỏn Hải phòng: - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước được Thành phố giao cho Công ty quản lý bao gồm cả phần vốn đau tư và doanh nghiệp khác nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển phần vốn và các nguồn khác đã được giao. - Trả các khoản nợ mà Công ty trực tiếp vay hoặc khoản tín dụng được Thành phố bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước thành phố về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước thành phố về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do Công ty thực hiện. - Thực hiện có nhiệm vụ SX hoặc cung ứng sản phẩm phục vụ quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai, các hoạt động công ích do Thành phố giao. -Xây dựng qui hoạch phát triển công ty phù hợp về chiến lược, qui hoạch phát triển thành phố và phạm vi chức năng, nhiệm vụ của công ty - Xây dựng kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn phù hợp với mục tiêu và chính sách theo quy định của Công ty và Thành phố. - Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải được sử dụng để tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty. - Công ty chịu trách nhiệm đóng các loại thuế và nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy chế về tài chính của Thành phố. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động đảm bảo cho người LĐ tham gia quản lý công ty. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê, báo cáo định kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. - Chịu sự kiểm soát và tuân thủ các quy định về thanh tra kiểm tra của Sở công nghiệp, TP và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định. c. Sơ đồ các bộ phận chức năng của công ty Sơn Hải phòng: Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty sơn Hải phòng : Giám đốc PGĐ sản xuất - nội chính PGĐ Kĩ thuật + QMR Phòng tổ chức hành chính Phân xưởng cơ điện Phân xưởng sản xuất Nhựa Phân xưởng sản xuất Sơn Phòng kế hoạch vật tư Phòng kế toán tài vụ Phòng tiêu thụ Phòng Marketting dịch vụ KT Phòng kỹ thuật Phòng thử nghiệm Phòng bảo đảm chất lượng QA Chú dẫn Quan hệ hỗ trợ Quan hệ chỉ đạo, chỉ đạo tác nghiệp II. mô tả và đánh giá tổng hợp môi trường marketing môi trường của công ty 1.1.Tổ chức Giám đốc: + Xây dựng và công bố chính sách chất lượng, phê duyệt mục tiêu chất lượng. + Điều hành các cuộc họp xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng theo định kỳ. + Cung cấp nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống chất lượng Công ty. + Xây dựng chiến lược, mục tiêu phát triển Công ty. Chỉ đạo điều hành toàn Công ty thực hiện những mục tiêu, chiến lược đã đề ra. + Phân công trách nhiệm cho các trưởng đơn vị, uỷ quyền chỉ đạo điều hành cho các Phó giám đốc trong các hoạt động sản xuất, kỹ thuật nghiên cứu phát triển... Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kế hoạch vật tư, tiêu thụl dịch vụ kỹ thuật, tổ chức nhân sự va tài vụ, uỷ quyền chỉ đạo khi vắng mặt. + Phê duyệt các hợp đồng kinh tế, các quyết định về nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên chức, các cam kết về chất lượng. + Chủ tịch hội đồng đánh giá năng lực các nhà thầu phụ. + Phê duyệt các chương trình cải tiến chất lượng, dự án phát triển Công ty. Phó giám đốc sản xuất và nội chính: + Chỉ đạo các phân xưởng triển khai sản xuất theo kế hoạch. + Chỉ đạo và phê duyệt các định mức lao động. + Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi, phòng chống bão lụt... + Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh trật tự và nội chính của Công ty. + Ký các văn bản thuộc phạm vi được phân công về sản xuất và nội chính. + Ra lệnh tạm đình chỉ (ngừng) sản xuất trong trường hợp không đảm bảo an toàn về người và thiết bị. + Chỉ đạo công việc khi Giám đốc đi công tác. Phó Giám đốc kỹ thuật: + Chỉ đạo công tác kỹ thuật và là đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR). + Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ, nghiên cứu chế thử sản phẩm. + Phê duyệt kế hoạch kỹ thuật, quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm, các quy trình trong hệ thống nhất chất lượng của công ty và phòng thử nghiệm. + Xây dựng các chương trình đào tạo và chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên tại phân xưởng và phòng ban. + Thường trực hội đồng sáng kiến. + Trợ lý cho Giám đốc việc xuất khẩu vật tư, giao dịch, đàm phán, dự thảo hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài. + Ra lệnh tạm ngừng sản xuất trong trường hợp nguyên liệu đưa vào sản xuất không đạt yêu cầu, không tuân thủ quy trình công nghệ, sản phẩm không đảm bảo chất lượng. + Ký duyệt các văn bản thuộc phạm vi được phân công và uỷ quyền. Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR): + Thiết lập các mục tiêu chất lượng và cấu trúc hệ thống chất lượng Công ty. + Đảm bảo xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống chất lượng của Công ty. + Báo cáo trực tiếp Giám đốc Công ty những vấn đề về xây dựng triển khai và duy trì hệ thống chất lượng. + Chỉ đạo công tác đánh giá nội bộ, định kỳ tổ chức xem xét của lãnh đạo về duy trì Hệ thống chất lượng. + Phê duyệt đào tạo về chất lượng cho mọi cấp của Công ty. + Xây dựng chương trình cải tiến chất lượng, thường xuyên trao đổi để đảm bảo lãnh đạo cao nhất được biết về mọi vấn đề có liên quan đến sự hoạt động của hệ thống. + Giữ mối liên lạc với các tổ chức bên ngoài về vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng. Trưởng phòng đảm bảo chất lượng (QA): + Giúp cho QMR xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9002-1996. + Kiểm soát tài liệu, hồ sơ chất lượng thuộc phạm vi của tiêu chuẩn TCVN ISO 9002-1996, kể cả những quy định kỹ thuật của sản phẩm. + Lập kế hoạch điều phối, tổ chức thực hiện các cuộc xem xét đánh giá nội bộ trong toàn công ty. + Kiểm soát các sản phẩm tái nhập: phối hợp kiểm tra kho định kỳ. + Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp, giải quyết phản ánh, khiếu nại từ khách hàng. + Tham gia đánh giá và phê duyệt những nhà thầu phụ. + Xây dựng chương trình và triển khai thực hiện việc đào tạo về chất lượng cho các cấp của Công ty. + Kiểm soát hành động khắc phục và phòng ngừa. + Báo cáo trực tiếp QMR và lãnh đạo cao nhất của Công ty. + Ký các kết quả thử nghiệm cuối cùng, chứng chỉ chất lượng, báo cáo, đánh giá nội bộ Hệ thống chất lượng, đồng thời có quyền kết luận trong các vấn đề có liên quan đến chất lượng của Công ty. + Kiến nghị xử lý thiếu sót của các hoạt động và đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng. Trưởng phòng tổ chức - Hành chính - Bảo vệ: + Lập kế hoạch hàng năm về nhu cầu lao động, tiền lương nâng cấp, nâng bậc, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh. + Phổ biến, tổ chức duy trì thực hiện chế độ, chính sách Nhà nước trong công tác hành chính, nội chính, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn lao động, tiền lương, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. + Xây dựng các định mức lao động. + Xác định nhu cầu đào tạo cho tất cả cán bộ, công nhân viên phù hợ với các vị trí công việc đảm, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức đánh giá đào tạo, lưu trữ hồ sơ cá nhân toàn bộ cán bộ công nhân viên chức và hồ sơ đào tạo trong công ty. + Kiểm tra, giám sát hàng ngày việc thực hiện lao động tiền lương, kỷ luật lao động đề xuất xử lý các vi phạm. Tham mưu cho Giám đốc xây dựng, cải tiến hệ thống quy chế nội bộ Công ty thuộc phạm vi được phân công. + Quản lý mọi tài sản hành chính của Công ty. Trưởng phòng kế hoạch - vật tư. + Lập kế hoạch hàng năm, quý, tháng (bao gồm cả kế hoạch đột xuất) về vật tư, giá trị tổng sản lượng, sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên về xây dựng cơ bản, kế hoạch sản xuất và kế hoạch các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất. Giao kế hoạch cho các bộ phận phòng ban, phân xưởng. + Tổ chức thực hiện kế hoạch về vật tư, lao động, sản xuất, sản lương, doanh thu, nộp ngân sách đến từng tháng và điều chỉnh tiến độ thực hiện cho phù hợp. + Lập các thủ tục mua nguyên liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất và hỗ trợ sản xuất, lập thủ tục đánh giá theo dõi các nhà thầu phụ. Lưu trữ, quản lý hồ sơ mua hàng, tài liệu mua hàng. + Lập giá thành kế hoạch, giá bán sản phẩm sơn. Phối hợp các phòng tổ chức, tài vụ làm tham mưu cho Giám đốc trong xây dựng giá thành từng thời điểm cho phù hợp. + Giám sát thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty. Quản lý vận chuyển nội bộ. + Có quyền điều động lao động ở các đơn vị sản xuất khi có lệnh của Giám đốc và định chỉ các công việc khi được lãnh đạo phê duyệt. + Quản lý xuất nhập vật tư và sản phẩm, theo dõi số tồn vật tư và sản phẩm. + Xây dựng và thực hiện các biện pháp xếp dỡ, lưu kho, bao gối bảo quản và giao hàng. Trưởng phòng kỹ thuật: + Lập kế hoạch hàng năm, quý, tháng về nghiên cứu và phát triển, chế thử sản phẩm trong kế hoạch hoặc đột xuất theo yêu cầu của khách hàng. + Quản lý và tập hợp theo dõi các tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến, hợp lý hoá trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển, cải tiến chất lượng. + Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cho nguyên liệu, bán sản phẩm và toàn bộ sản phẩm sơn. + Xây dựng và soạn thảo các chương trình, nội dung phục vụ cho công tác đào tạo tay nghề trong Công ty. + Quản lý duy trì kiểm soát tài liêu, hồ sơ chất lượng trong hoạt động kỹ thuật, công nghệ. + Phối hợp các phòng ban khác xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. + Xây dựng thủ tục nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm, nguyên liệu, trạng thái kiểm tra và thử nghiệm. + Báo cáo trực tiếp Phó Giám đốc kỹ thuật, sản xuất trong công tác triển khai công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Đề xuất với giám đốc giải pháp cải tiến chất lượng. Cán bộ phụ trách thiết bị và công nghệ cơ khí: + Xây dựng thủ tục kiểm soát trang thiết bị, thiết bị kiểm tra đo lường, thử nghiệm cho Công ty và phòng thử nghiệm. + Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sản xuất, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra đo lường thử nghiệm định kỳ. + Triển khai và giám sát thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sản xuất. Thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra đo lường, thử nghiệm. + Thực hiện chuẩn bị sản xuất cho phân xưởng cơ điện, sửa chữa sản xuất bao bì. Xây dựng và giám sát thực hiện quy trình sản xuất bao bì sơn. + Quản lý, lưu giữ tài liệu hồ sơ thiết bị được xem xét, đánh giá để đảm bảo thiết bị luôn luôn hoạt động tốt. Trưởng phòng thử nghiệm: + Tổ chức các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu của Công ty. + Đảm bảo thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm nguyên liệu đầu vào, trong quá trình và thử nghiệm cuối cùng phục vụ cho quản lý quá trình sản xuất một cách độc lập. + Thực hiện việc chế thử sản phẩm, thành lập công thức và chịu trách nhiệm giữ gìn các bí quyết công nghệ. + Ký các kết quả thử nghiệm + Quản lý, sử dụng mọi thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm để tiến hành kiểm tra thử nghiệm, đảm bảo cung cấp các kết quả nhanh chóng, chính xác và lạc quan. + Xây dựng, áp dụng, duy trì các thủ tục kiểm soát các hoạt động kiểm tra thử nghiệm đáp ứng kế hoạch chất lượng của Công ty và các yêu cầu của ISO/IEC GUIDE 25/. + Thực hiện kiểm soát nội bộ các hoạt động kiểm tra thử nghiệm, thông qua nâng cao kỹ năng và năng lực phòng thử nghiệm. + Lưu trữ, quản lý duy trì kiểm soát tài liệu và mọi hồ sơ kiểm tra và thử nghiệm. Trưởng phòng MARKETING và dịch vụ kỹ thuật: + Xây dựng thủ tục, xem xét hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sản phẩm. + Lập kế hoạch tiếp thị nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch dịch vụ kỹ thuật hàng tháng cho Công ty. + Cập nhật xử lý các dữ liệu thị trường, khách hàng, kết hợp với tiêu thụ lên nhu cầu gửi các phong có liên quan như: Kế hoạch, Kỹ thuật, Đảm bảo chất lượng. + Tiếp nhận mọi yêu cầu phục vụ của khách hàng. Tổ chức thực hiện bán hàng thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm sơn (kể cả xuất khẩu). + Tổ chức nghiên cứu khai thác mở rộng thị trường, thị trường cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong nước (kể cả xuất khẩu) và đề xuất với Giám đốc chiến lược phát triển thị trường. + Tổ chức thực hiện dịch vụ, tư vấn kỹ thuật sau bán hàng. Theo dõi hệ thống khách hàng đã phục vụ thường xuyên và định kỳ. Đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty sau khi bán và đề xuất với Công ty các giải pháp phát triển, cải tiến sản phẩm. + Quản lý, duy trì thực hiện kiểm soát tài liệu, hồ sơ chất lượng thuộc phạm vi tiêu thụ và dịch vụ sản phẩm, kiểm soát trang thiết bị thuộc phạm vi sử dụng. + Biên soạn và cải tiến thường xuyên hệ thống tài liệu phục vụ đầy đủ cho công việc bán hàng, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đào tạo dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn giám sát kỹ thuật thi công, hội thảo sử dụng sơn. + Tổ chức thực hiện các hội thảo, hội chợ, triển lãm, quảng cáo để tiếp thị sản phẩm. + Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển thị trường, thị phần, kiến nghị với các bộ phận liên quan giải quyết cho phù hợp. + Quản lý trực tiếp các chi nhánh và đại diện. + Quản lý và bảo quản sản phẩm trong vận chuyển, lưu kho, quản lý phương tiện vận chuyển. Trưởng phòng tiêu thụ: + Lập kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tháng. + Triển khai kế hoạch mở rộng thị trường, kế hoạch tiêu thụ toàn bộ hệ thống sản phẩm của Công ty. Chuyển các dữ liệu về dịch vụ, tư vấn kỹ thuật (nếu có) tới phòng Marketting và dịch vụ kỹ thuật hoặc kết hợp xử lý để thoả mãn các yêu cầu tiêu thụ và dịch vụ. + Tổ chức thực hiện bán hàng tại cửa hàng của Công ty và quản lý hệ thống quản lý. + Tiếp nhận mọi nhu cầu cung cấp sản phẩm từ khách hàng cũng như từ phòng Marketing và dịch vụ kỹ thuật. Xem xét tồn kho để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho khách hàng. Lập nhu cầu sản phẩm giử cho các phòng có liên quan như vật tư kế hoạch, kỹ thuật, đảm bảo chất lượng để kịp thời sản xuất (nếu thiếu). + Quản lý và bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển, lưu kho và giao hàng. Quản lý phương tiện vận chuyển. + Trực tiếp báo cáo Giám đốc về hoạt động tiêu thụ sản phẩm + Kết hợp với phòng Marketing và dịch vụ kỹ thuật trong công tác tiếp thị mở rộng thị trường, hội thảo, hội chợ... Trưởng phòng kế toán tài chính: + Tổ chức hệ thống kế toán - hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty thống nhất với hệ thống kế toán của Nhà nước. + Tổ chức thực hiện cập nhật số liệu, hạch toán, theo dõi và phản ánh mọi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc hạch toán phải đảm bảo.: - Tính trung thực - Tính chính xác - Tính kịp thời + Đảm bảo các nguồn vốn để phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và phát triển cho chất lượng, đào tạo và đời sống cán bộ, nhân viên. + Duy trì thực hiện các chế độ nguyên tắc về quản lý tài chính, bảo đảm phát triển vốn, chỉ tiêu tài chính. + Độc lập về nghiệp vụ, trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, làm tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính. Trưởng phân xưởng sơn: + Tổ chức thực hiện sản xuất sơn theo kế hoạch với những yêu cầu kỹ thuật quy định nêu trong định mức kỹ thuật. + Thực hiện kiểm soát quá trình sản xuất tại chỗ đúng quy trình kỹ thuật công nghệ và hướng dẫn kiểm tra. + Quản lý lao động, sử dụng lao động hợp lý theo ngành nghề, bậc thợ phù hợp với quy trình công nghệ; Giáo dục nâng cao trách nhiệm cho người lao động. + Quản lý và sử dụng mọi tài sản được giao như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất và phục vụ sản xuất. Bảo đảm an toàn trong sản xuất bao gồm an toàn về người, máy móc thiết bị, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp trong và ngoài phân xưởng. + Quan hệ chặt chẽ về nghiệp vụ với các phòng ban, phân xưởng để thực hiện tốt nhiệm vụ chung và riêng của phân xưởng. Chịu chỉ đạo về nghiệp vụ của các phòng kỹ thuật, kế hoạch. + Được đính chỉ tạm thời công việc trong trường hợp công nhân thuộc quyền không chấp hành kỷ luật lao động, không tuân thủ sự phân công, khi đang chờ ý kiến của cấp quản lý cao hơn. Theo dõi và thực hiện chế độ cho người lao động theo quy chế. + Báo cáo trực tiếp các phó Giám đốc sản xuất, kỹ thuật về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, về chất lượng sản phẩm, sự cố thiết bị khi đã được các sử lý nghiệp vụ của kế hoạch và kỹ thuật, chất lượng nhưng chưa đáp ứng được. + Quản lý, duy trì thực hiện kiểm soát tài liệu, hồ sơ chất lượng được phân công. Trưởng phân xưởng nhựa: + Tổ chức thực hiện sản xuất chất tạo màng theo kế hoạch với những yêu cầu kỹ thuật nêu trong định mức. + Thực hiện kiểm soát quá trình sản xuất tại chỗ đúng quy trình sản xuất và hướng dẫn kiểm tra. + Quản lý và sử dụng lao động hợp lý theo ngành nghề, bậc thợ phù hợp với công nghệ. Giáo dục nâng cao trách nhiệm cho người lao động. + Quản lý và sử dụng mọi tài sản được giao như: Nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất và phục vụ sản xuất. + Bảo đảm an toàn trong sản xuất về con người, máy móc thiết bị, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp. + Quan hệ chặt chẽ về nghiệp vụ với các phòng ban, phân xưởng để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất của phân xưởng. Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các phòng kỹ thuật, kế hoạch. + Được đình chỉ tạm thời công việc trong trường hợp công nhân thuộc quyền vi phạm kỷ luật lao động, không tuân thủ sự phân công của xưởng, trong lúc chờ ý kiến của cấp quản lý cao hơn. Theo dõi và thực hiện các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy chế của Công ty. + Báo cáo trực tiếp các phó Giám đốc sản xuất, kỹ thuật về tình hình thực hiện kế hoạch, về chất lượng sản phẩm, sự cố thiết bị khi đã được các xử lý nghiệp vụ của kế hoạch và kỹ thuật nhưng chưa đáp ứng được. + Quản lý, duy trì thực hiện kiểm soát tài liệu, hồ sơ chất lượng được phân công. Trưởng phân xưởng cơ điện: + Kết hợp chặt chẽ với phòng kỹ thuật, kế hoạch, xây dựng kế hoạch năm về sản xuất bao bì, về sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳ các thiết bị sản xuất và nhu cầu dụng cụ, trang thiết bị dùng để sửa chữa, sản xuất bao bì. + Triển khai thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳ, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, điện và sản xuất bao bì hàng tháng. + Quản lý, sử dụng toàn bộ trang thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất để sửa chữa và sản xuất, bảo đảm an toàn về người, máy móc thiết bị, vệ sinh công nghiệp, phòng chống chữa cháy trong phân xưởng. + Quản lý lao động thuộc quyền sử dụng lao động hợp lý theo bậc thợ, ngành nghề, theo dõi thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động theo quy chế. + Thực hiện kiểm soát quá trình sản xuất và sửa chữa trong phân xưởng. Quan hệ chặt chẽ về nghiệp vụ với các phòng ban, phân xưởng để thực hiện nhiệm vụ sửa chữa và sản xuất được kịp thời, chuẩn xác, đảm bảo chất lượng thiết bị, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng kỹ thuạt, kế hoạch. + Được đình chỉ tạm thời công việc của công nhân trong trường hợp họ không tuân thủ sự phân công hoặc vi phạm kỷ luật lao động lúc đang chờ ý kiến của cấp trên. + Báo cáo trực tiếp các phó Giám đốc về tình hình triển khai thực hiện sản xuất, sửa chữa. + Quản lý, duy trì thực hiện kiểm soát tài liệu, hồ sơ chất lượng phân công. Đội vận chuyển, tổ sửa chữa (trực thuộc phòng kế hoạch vật tư), đội bảo vệ 2 khu vực (trực thuộc phòng tổ chức hành chính0 Ngoài ra Công ty còn có một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu của chi nhánh gồm có: 1 chi nhánh trưởng một chi nhánh phó, thủ kho, hoạt động phụ thuộc vào Công ty, có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm và quảng cáo tiếp thị. Có 1 văn phòng đại diện tại 161 Lê Duẩn Hà Nội và 1 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng với nhiệm vụ chủ yếu tuyên truyền, nắm bắt, ngoại giao, tìm khách hàng. Mọi cán bộ phụ trách từng phòng ban, phân xưởng phải chỉ định người thay thế trong trường hợp vắng mặt. Khi giao việc cho các nhân viên thuộc quyền, cán bộ phụ trách phòng ban, phân xưởng phải giao việc thông qua các bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí công việc. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được phân công, phân cấp rõ ràng để đảm bảo có được sự chỉ đạo nhanh nhất nhưng vẫn có sự phối hợp giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận. 1,2. Các đặc điểm về nguồn lực của công ty sơn Hải phòng : Tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty hiện nay là 226 người trong đó nữ 68 người chiếm 30% và nam là 158 người chiếm 70%. Cụ thể như sau: Biểu 1: Tình hình lao động của công ty: Đơn vị: người S TT Chỉ tiêu lao động Tổng số Là nữ Độ tuổi Tỉ lệ % Ê 30 31á40 41á50 > 50 1 Lao động quản lý, nghiệp vụ 53 24 15 13 18 7 23,5 Trong đó: - Là đảng viên ĐCSVN 37 15 5 12 14 7 16,4 - Có trình độ trung học, cao đẳng 14 8 3 2 5 4 6,2 - Có trình độ đại học 32 13 12 11 6 3 14,2 - Ngoại ngữ: Nói, đọc, viết thành thạo 8 2 1 3 2 2 Trình độ C 5 1 1 1 1 2 2 Lao động trực tiếp sản xuất 173 44 25 73 69 6 76,5 Trong đó; - Là đảng viên ĐCSVN 31 5 - 15 15 1 13,7 - Có trình độ trung học, cao đẳng 9 6 2 1 6 - 4,0 - Có trình độ đại học 17 4 7 7 3 - 7,5 - Có trình độ ngoại ngữ bằng C 1 1 - - - - Bậc thợ: + Bậc 3 trở xuống 36 13 12 15 7 - 15,9 + Bậc 4 39 7 4 23 12 - 17,3 + Bậc 5 48 8 - 24 20 2 21,2 + Bậc 6 trở lên 24 7 - 3 19 2 10,6 3 Phân tích lao động có trình độ đại học 49 17 19 18 9 3 Trong đó: - Nhóm kinh tế 23 12 13 6 4 - + Nhóm kỹ thuật 23 4 6 10 4 3 + Nhóm khác 3 1 - 2 1 - Độ tuổi Số người Tỉ lệ % Dưới 30 40 17,7 31 đến 40 86 38 41 á 50 87 38,5 51 trở lên 13 5,8 Qua hai biểu trên ta nhận thấy nổi bật một số điểm như sau: - Số trình độ đại học : 49 người, chiếm 21,7%. - Công nhân thợ bậc cao : 72 người, chiếm 31,8%. - Đảng viên Đảng CSVN : 68 người, chiếm 30%. - Độ tuổi dưới 40 : 126 người, chiếm 55,7%. Các số liệu đó cho thấy Công ty có một đội ngũ lao động rất hùng hậu, chất lượng cao. Đó là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên số lượng bộ máy gián tiếp còn cao, chiếm 23,5%, điều này Công ty cũng cần phải xem xét lại để tinh giảm bộ máy gián tiếp cho phù hợp. 1.3. Đặc điểm về tài chính: Từ khi thành lập đến nay, Công ty hiện cố gắng bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Tổng nguồn vốn hiện nay là 58.105.618.078đ Trong đó nguồn vốn kinh doanh là: 13.590.095.965đ Chia ra: + Vốn ngân sách : 11.414.519.676đ + Vốn tự bổ xung: 1.951.434.289đ + Vốn liên doanh : 224.142.000đ 1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty: - Công ty hiện có 2244 m2 đất, gồm nhà điều hành văn phòng giao dịch va kho tàng số 12 Lạch Tray - Ngô Quyền ở trung tâm Thành phố Hải Phòng Trong đó: Nhà văn phòng: 581 m2 Kho: 700 m2 - 14873m2 đất tại khu công nghiệp Tam Quán xã An Đồng - An Hải quốc lộ 5, cửa ngõ Thành phố Hải Phòng. Trong đó: + Nhà xưởng: 2300m2 + Kho: 2000 m2 + Văn phòng: 451 m2 Ngoài ra Công1 ty còn có diện tích mặt bằng rộng rãi, nhà xưởng thoáng mát, môi trường trong sạch giao thông thuận lợi, khuôn viên đẹp rất thuận cho việc sản xuất cũng như giao dịch kinh doanh 1.5.Marketing: a.Danh tiếng của công ty được thành lập khá sớm so với các công ty sơn hiện có ở thị trường Việt Nam, do vậy công ty sơn đã có được những danh tiếng đáng kể về cả truyền thống của công ty cũng như tiếng tăm của sản phẩm sơn trong ngành sơn công nghiệp và sơn gia dụng. điều đó thể hiện qua sự tăng liên tục về doanh số và thị phần qua các năm b.Thị phần Điểm qua một số công ty sản xuất sơn lớn trong nước, ta có thể ước tính được thị phần của công ty sơn Sơn Hải Phòng và các công ty Sơn khác như sau: TT Tên doanh nghiệp Sản lượng (Tấn) Doanh thu (1000đ) Thị phần (sản lượng) Công ty Sơn Hải Phòng 1.750 44.197.000 7,49% Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội 3.500 70.000.000 14,98% Xí nghiệp Sơn Hà Nội 1.200 25.000.000 5,14% Sơn Đông á 1.500 40.000.000 6,42% Sơn Bạch Tuyết 3.500 98.000.000 14,98% Sơn Đồng Nai 1.600 40.000.000 6,85% Sơn Inter paint 2.000 90.000.000 8,56% Sơn Jotun 800 30.000.000 3,425% Các hãng sơn nhỏ khác 500 - 2,14% Sơn nhập ngoại > 7.000 - 29,98% > 23.350 100% c. Chất lượng sản phẩm Một dây chuyền sản xuất nhựa tổng hợp của Cộng hoà Liên bang Đức để lấy nguyên liệu sản xuất sơn công nghiệp, thay thế nhập ngoại. Năm 1997, Công ty tiếp tục đầu tư một dây chuyền sản xuất sơn tàu biển cao cấp hiện đại của Nhật Bản sản xuất theo công nghệ của hãng sơn CHUGOKU Marine paints, một hãng sơn nổi tiếng đã có mặt ở hơn 80 nước trên thế giới. Công suất của dây chuyền đạt 2000 T/năm và dự kiến nâng công suất lên 4000T/năm 5/1998 đã cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây là một nhân tố góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sơn trên thị trường. 5/1999: Phòng thử nghiệm của Công ty được công nhân đạt tiêu chuẩn ISO GUIDE 25 - TCVN 5958, là doanh nghiệp đầu tiên của ngành sơn Việt nam có phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Không ngừng hoàn thiện hệ thống chất lượng. Tháng 5/1999 Công ty được tổ chức quốc tế BVQI Anh quốc cấp chứng chỉ bảo đảm hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. - Sản phẩm sơn của Công ty đặc biệt là sơn tàu biển, công trình biển... có trên 100 loại đủ điều kiện cạnh tranh với các hãng sơn nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. - Công ty làm chủ về công nghệ có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng về chủng loại cũng như chất lượng. d.Hệ thống phân phối Công ty có một hệ thống phân phối rộng khắp xuốt từ các tỉnh từ Bắc vào Nam Hà Nội Văn phòng đại diện: Số 38 Phan Bội Châu Hải Dương Đại Lý: Kinh Môn- Hải Dương Quảng Ninh Đại Lý: Lê Thánh Tông Bặch Đằng- Hon Gai Thái Bình Dại Lý:Số 32 Trần Hưng Đạo Đại Lý:Số 32 Lê Lợi Nam Định Đại Lý: Số 577 Trần Nhân Tông Đại Lý: Số 17 Nguyễn Du Thanh Hoá Đại Lý:Số 156 Trần Phú Đại Lý: Xã Quảng Thành Nghệ An Đại Lý: 172 Nguyễn Du- Bến Thuỷ Đà Nẵng Đại Lý:Công ty vận tải biển và thương mại Đà Nẵng Quảng Ngãi Đại Lý: 596 Quang Trung Hồ Chí Minh Chi nhánh công ty sơn tại Hải Phòng Cần Thơ Đại Lý: Công sở Hải Bình- Lê Hồng Phong- Bình Thuỷ- TP Cần Thơ 2. môi trường cạnh tranh : Đối với Công ty Sơn Hải Phòng, đối thủ cạnh tranh được chia thành hai loại: Sơn nhập ngoại (chủ yếu là Anh Quốc, Mỹ, Thái Lan) và các nhà sản xuất sơn trong nước. Hoà mạng vào thương trường sơn ngày càng có nhiều loại sơn không chỉ sơn do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mà còn có nhiều nguồn sơn khác bằng con đường này, con đường khác sơn được nhập khẩu vào Việt Nam tham gia một lượng lớn trên thị trường tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Thời tiết nước ta luôn có diễn biến phức tạp, mưa bão kéo dài ở nhiều vùng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ, phân phối và bảo quản sản phẩm. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Sơn Hải Phòng có các đại lý sơn của các hãng nư._.ớc ngoài: Inter paint của Anh, jotnn của Nauy và Watson của úc tuy chất lượng cao nhưng giá rất cao,đây củng là một khía cạnh cần nghiên cứu tìm hiểu để có biện pháp làm giá hợp lý tăng sức cạnh tranh. Có hai cơ sở liên doanh với nước ngoài là Sơn Đông Nai với Inter paint và sơn á Đông với Kansai. Các hãng sơn trong nước gồm có: Sơn tổng hợp Hà Nội, xí nghiệp hoá chất sơn Hà Nội, Công ty Sơn Bạch Tuyết, Công ty Sơn á Đông, Công ty SSơn Đồng Nai. Riêng hai doanh nghiệp Sơn Hà Nội hiện chỉ cung cấp cho thị trường Sơn dân dụng và công nghiệp, chưa có mặt hàng sơn tàu biển. Có thể tham khảo qua số liệu về các nhà sản xuất chính trong bảng dưới đây: TT Tên doanh nghiệp Sản lượng (Tấn) Doanh thu (1000đ) Ghi chú Công ty Sơn Hải Phòng 1.750 44.197.000 Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội 3.500 70.000.000 Xí nghiệp Sơn Hà Nội 1.200 25.000.000 Sơn Đông á 1.500 40.000.000 Sơn Bạch Tuyết 3.500 98.000.000 Sơn Đồng Nai 1.600 40.000.000 Sơn Inter paint 2.000 90.000.000 Sơn Jotun 800 30.000.000 Các hãng sơn nhỏ khác 500 - Sơn nhập ngoại > 7.000 - > 23.000 Ngoài ra còn có một số hãng sơn khác tham gia vào thị trường Sơn Việt Nam như: IC I, NIPON, EXPO, LISHKO, Hải Quân,... Nói tóm lại sản phẩm sơn chủ yếu của các doanh nghiệp trong nước là sơn dân dụng và công nghiệp, chỉ có một số hãng như Inter paint, Jotun, là sản xuất sơn tàu biển chất lượng cao nhưng giá lại cao hơn từ 10à20% so với sơn tàu biển CHUGOKU của hãng sơn Hải Phòng. Đây là thế mạnh của công ty đối với mặt hàng này Xét về quy mô, sơn Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp có công suất lớn và công nghệ sản xuất tiên tiến. Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất sơn dân dụng nói chung và sơn tàu biển, công trình biển nói riêng, Công ty có một đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ khoa học kỹ thuật tương đối đồng đều và vững vàng, có khả năng sáng tạo trong kỹ thuật, tiếp thị, dịch vụ marketing. Từ kinh nghiệm của các hãng sơn lớn trong và ngoài nước, lãnh đạo Công ty đã gấp rút tuyển chọn đội ngũ kỹ sư trẻ, có trình độ đưa đi đào tao nghiên cứu học tập ở trong và ngoài nước về nghiệp vụ, dịch vụ. Đây là nguồn lực có sức mạnh giáp cho Công ty có đủ khả năng duy trì và phát triển hoạt động của mình. Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ công nhân công nghệ được học tập và rèn luyện thường xuyên tới nay đã đạt được sự ổn định sự ổn định về kỹ năng và kinh nghiệm. Công ty Sơn Hải Phòng nằm ngay trên địa bàn thành phố Cảng biển, một trung tâm công nghiệp lớn. Hàng năm có nhiều lượt tàu trong nước và nước ngoài ra vào cảng và lưu lại để sửa chữa và bảo dưỡng. Mặt khác ngành công nghiệp dầu khí ở thềm lục địa nước ta hàng năm đòi hỏi một lượng sơn lớn với các yêu cầu về kỹ thuật rất khắt khe mà vừa qua Công ty Sơn Hải Phòng đã sản xuất thành công sơn tàu biển,công trình biển theo công nghệ của hãng sơn CHUGOKU Nhật Bản với chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa, Hải Phòng có thuận lợi là thành phố cảng biển trung ương và địa phương, nằm trên địa bàn thành phố và có một nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng chuyên sửa chữa tàu nước ngoài. Mặt khác Hải Phòng nằm giữa miền duyên hải gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,...là những nơi có nhu cầu lớn về sơn. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của Sơn Hải Phòng. Đặc biệt Sơn Hải Phòng vừa đầu tư dây chuyền sơn Nhật với công suất 2000T/năm và dự kiến mở rộng 4000T/năm sản xuất theo Licence của hãng Sơn CHUGOKO Nhật Bản và kiên định thực hiên hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, Công ty đã liên tiếp thắng thầu cung cấp sơn cho VIETSO Petro quý 1 năm 2001, với doanh thu hơn 10 tỷ đồng Việt Nam, mở ra một tương lai tươi sáng trong việc tiêu thụ sản phẩm sơn của Công ty. 3.môi trường khác a. Môi trường chính trị và pháp luật Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Môi trường chính trị và pháp luật quy định bởi các luật lệ, các quy định của Nhà nước và chính quyền các cấp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Các luật lệ và quy định này sẽ ảnh hưởng tới quyết định của các doanh nghiệp. Ví dụ quyết định cấm quảng cáo thuốc lá, rượu, quy định về thời gian và số lần quảng cáo xuất hiện trên truyền hình có ảnh hưởng tới các quyết định trong chính sách quảng cáo của một doanh nghiệp. Luật kinh doanh có một số mục đích sau: Thứ nhất là bảo vệ các Công ty trong quan hệ bình đẳng, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc liên kết với nhau để nâng giá có hại cho người tiêu dùng. Thứ hai là bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng kinh doanh giả dối. Ví dụ như quảng cáo sai sự thật đánh lừa bằng bao bì và dùng giá để câu khách. Thứ ba là bảo vệ lợi ích của xã hội, chống lại những hành vi tiêu cực trong kinh doanh. Ví dụ như sản xuất gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân ở khu vực xung quanh. Như vậy ta thấy rằng môi trường luật pháp điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp trong kinh doanh. Điều này mang lại ý nghĩa thiết thực cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Môi trường chính trị luật pháp ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất kinh doanh, mới tạo ra được các sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tóm lại để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải phân tích dự đoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó bao gồm: - Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước. - Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ. - Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ và đời sống kinh tế. - Sự phát triển và các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành Ngoài việc hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh của nhà nước, của ban lãnh đạo công ty đề ra, công ty cũng luôn chú ý, nắm băt các chủ trương của đảng và của nhà nước giao phó cũng như các chủ trương của ban lãnh đạo Thành Phố, luôn có mối quan hệ tốt giữa nội bộ công ty và các tổ chức khác nhằm tạo ra một môi trường chính trị từ trong nội bộ của công ty đến môi trường chính trị bên ngoài thuận lợi. b. Môi trường kinh tế. Một sản phẩm tiêu thụ được tức là thị trường có nhu cầu về sản phẩm đó. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm được tiêu thụ nhiều hay ít lại phụ thuộc rất lớn vào sức mua. Đây là một yếu tố quan trọng đối với thị trường. Sức mua bản thân nó lại phụ thuộc vào mức thu nhập, giá cả, số tiền tiết kiệm, lãi suất, khả năng vay nợ, xu hướng đóng mở cửa, tỉ lệ thất nghiệp... Hay nói cách khác sức mua phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay là khá thuận lợi với sự tăng trưởng kinh tế đều đặn, ổn định, tỉ lệ lạm phát ở mức kiểm soát được, giá trị của đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này cho thấy sức mua đối với các hàng hoá là rất lớn nghĩa là khối lượng sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ mạnh. Phân phối thu nhập có ảnh hưởng lớn đến quyết định chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng. Có 5 kiểu phân phối thu nhập. (1) Thu nhập rất thấp (2) Phần lớn có thu nhập thấp (3) Thu nhập rất thấp, rất cao (4) Thu nhập thấp, trung bình, cao (5) Phần lớn có thu nhập trung bình. Cơ cấu thu nhập ở Việt Nam hiện nay thuộc kiểu (2), tuy nhiên trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trinh đô thị hoá đã dẫn việc hình thành một bộ phận lớn những người có thu nhập trung bình và cao ở thành thị. Đây chính là một bộ phận đòi hỏi phải có những hàng hoá mới đa dạng và phong phú để đáp ứng nhu cầu của họ. Việc chi tiêu của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của tiết kiệm, nợ nần, khả năng vay tiền và thói quen mua sắm. Ví dụ, người Nhật Bản tiết kiệm khoảng 18% thu nhập của mình, do vậy các ngân hàng Nhật có thể cho các Công ty Nhật vay tiền với lãi suất thấp, điều này giúp cho các Công ty Nhật phát triển nhanh hơn. Như vậy môi trường kinh tế thuận lợi còn giúp cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tốt hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tất cả các yếu tố đều dẫn đến sự thay đổi trong khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Đối với công ty Sơn Hải Phòng , việc theo dõi, nghiên cứu về môi trường kinh tế là một công việc hết sức quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Bởi vì công ty luôn phải nhập thường xuyên nguyên vật liệu ở nước ngoài. Việc theo dõi diễn biến tình hình ngoại tệ một cách thường xuyên để có biện pháp kíp thời trong việc định giá thị sản phẩm ở thị trường trong nước. c. Khoa học kỹ thuật: Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ quyết định cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để khai thác tiềm năng của mình. Khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ ở chỗ: - Quy trình sản xuất kinh doanh với trình độ khoa học công nghệ cao thì khả năng sản xuất sản phẩm với các cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, được lựa chọn thiết bị công nghệ... - Khoa học công nghệ hiện đại với phương tiện hiện đại tạo điều kiện cho quá trình mua bán nhanh gọn, quá trình thanh toán cũng được thuận lợi làm cho vốn quay vòng nhanh. - Khoa học công nghệ cao tạo điều kiện cho việc thử nghiệm và chế tạo những loại sản phẩm mới trong thời ngan ngắn, khả năng cạnh tranh cao và có tính tiên phong., vì nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng dễ dàng và nhanh chóng, làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngày một tăng nhanh. Ngoài các sản phẩm sơn truyền thống của công ty như sơn dân dụng và sơn công ngiệp đã đạt được tiếng tăm từ trước tới nay thì hiện nay sơn tàu biển và sơn công trình biển của Hải Phòng được đánh giá là một trong các loại sơn có chất lượng hàng đầu trong nước và tương đương với sản phẩm của các hãng sơn trên thế giới nhờ chuyển giáo công nghệ của hãng sơn CMP Nhật Bản (một trong sáu hãng sơn hàng đầu thế giới ) d. Môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên là một yếu tố hết sức quan trọng đối với sản phẩm sơn không chỉ đối với sản phẩm sơn của công ty sơn Hải Phòng mà còn trong toàn ngành sơn nói chung. Việc ngiên cứu những tính chất vật lý của đối tượng được sơn ở trong điều kiện thời tiết, không khí như thế nào, độ ẩm ra sao..v.v..mà bộ phận marketing của công ty tư vấn cho khách hàng của mình chọn những loại sơn thích hợp với sản phẩm của mình. Chính nhờ những nghiên cứu chặt chễ và thường xuyên như thế này mà nhân viên marketing của công ty có thể tư vấn cho khách hàng một cách nhanh chóng và lượng định được thời gian bảo hành cho sản phẩm của mình một cách chính xác đáp ứng nhu cầu về cát lượng của khách hàng. iII. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sơn hải phòng những năm qua 1. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng cố gắng đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao và hoàn thiện về một số mặt như giá trị, số lượng, lợinhuận... Để thấy rõ điều này ta xem xét bảng sau: Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sơn Hải Phòng: Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh 99/98 So sánh 2000/99 1998 1999 2000 Số tiền tăng (giảm) Tỉ lệ Số tiền tăng (giảm) Tỉ lệ Tổng doanh thu 28.888.632 35.210.219 42.285.565 6.321.587 21,88 7.075.346 20,10 Các khoản giảm trừ 1.747.116 394.656 436.206 - - Doanh thu thuần 27.141.516 34.815.563 41.849.359 7.674.047 28,27 7.033.796 20,20 Giá vốn bán hàng 19.773.058 24.827.559 29.694.451 5.054.501 25,56 4.866.892 19,6 Lãi gộp 7.368.458 9.988.004 12.154.908 2.619.546 35,55 2.166.904 21,7 Chi phí bán hàng 2.857.307 3.832.250 4.102.312 974.943 34,12 270.062 7 Chi phí quản lý 3.287.227 4.427.422 5.799.554 1.140.195 34,69 1.372.132 31 Lãi thuần 1.223.924 1.728.332 2.253.042 504.408 41,21 524.710 30,36 Lãi từ HĐ TC - 8.240 - - - - - Lãi bất thường - - (22.854) - - - - Tổng LN trước thuế 1.223.924 1.736.572 2.230.188 512.648 41,89 493.616 28,42 Thuế thu nhập DN 305.981 434.143 557.547 128.162 41,89 123.404 28,42 Lợi nhuận sau thuế 917.943 1.302.429 1.672.641 384.486 41,89 370.212 28,42 Qua biểu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sơn 3 năm (1998-1999-2000) ta có một vài nhận xét như sau: Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng lên: Năm 1998: 28.888.632 nghìn đồng Năm 1999: 35.210.219 nghìn đồng Năm 2000: 42.285.565 nghìn đồng Doanh thu từ 28.888 triệu đồng (1998) lên 35.210 triệu (1999) và 42.285 triệu (2000). Đây là thành tích của tập thể Công ty nói chung và phòng tiêu thụ + dịch vụ marketing nói riêng. So sánh tổng doanh thu của Công ty năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 6.321.587.000đ tương đương với 21,88%. Năm 2000 tăng hơn so với 1999 là 7.075.346.000đ tương đương với 20,1%. Từ 1998 trở về trước, tổng doanh thu chính là doanh thu bán hàng trong đó có cả thuế doanh thu. Nhưng từ 1-1-1999 Nhà nước áp dụng luật thuế GTGT nên tổng doanh thu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu bán hàng đã trừ thuế GTGT phải nộp. Để so sánh mức độ tăng qua các năm ta nên so sánh doanh thu bán hàng hoặc doanh thu thuần (là doanh thu đã trừ thuế). Cụ thể như sau: Năm 1999 tăng hơn so với 1998 là 28,27%. Năm 2000 so với năm 1999 là có tăng nhưng không đạt 28,27% mà chỉ đạt 20,2%. So sánh về giá vốn hàng bán ta thấy năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 25,56%. Nhưng năm 2000 so với 1999 mức tăng này đã giảm xuống còn 19,6%. Việc tăng giá vốn là đương nhiên do tăng doanh thu nhưng mức tăng bao nhiêu là hợp lý thì cần phải xem xét. Tuy nhiên từ 25,56% xuống còn 19,6% cũng là thành tích của Công ty. Xem xét về chi phí bán hàng và chi phí quản lý ta thấy mức tăng của khoản chi phí này có chiều hướng tăng ít đi, đặc biệt là chi phí bán hàng. Lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 tăng 384.486.000đ tương đương với 41,89%. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 370.212.000đ nhưng tỉ lệ chỉ tăng là 28,42%. Để so sánh rõ hơn về một số chỉ tiêu ta dùng bảng sau: Biểu 3: Tỉ trọng một số chỉ tiêu so với doanh thu thuần trong năm Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/98 So sánh 00/98 Giá vốn 72,85 71,31 70,96 -1,54 -1,89 Lãi gộp 27,15 28,69 29,04 1,54 1,89 Chi phí bán hàng 10,53 11,01 9,80 0,48 -0,73 Chi phí quản lý 12,11 12,72 13,86 0,61 1,75 Lãi thuần 4,51 4,96 5,38 0,45 0,87 Trước hết về giá vốn hàng bán ta thấy nếu lấy năm 1998 làm kỳ gốc và 1999, 2000 là kỳ nghiên cứu ta thấy: Năm 1998: Tỉ trọng giá vốn so với doanh thu thuần chiếm 72,85%. Năm 1999: Tỉ trọng giá vốn so với doanh thu thuần chiếm 71,31% Năm 2000: Tỉ trọng giá vốn so với doanh thu thuần chiếm 70,96% Điều này cho thấy giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần giảm đi qua 3 năm là 1,89% và nó đã tiết kiệm được gần 793 triệu đồng, tức là nếu giá vốn hàng bán năm 1998 chiếm tỉ trọng 72,85% so với doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán năm 2000 phải là 30.487 triệu đồng chứ không phải như doanh nghiệp đã thực hiện 29.694 triệu đồng. Do giảm giá vốn hàng bán đã kéo theo tăng lãi gộp lần lượt là 27,15%; 28,69%; và 29,04% so với doanh thu thuần. Về chi phí bán hàng: Năm 1998 tỉ trọng chi phí bán hàng so doanh thu thuần chiếm 10,53%. Năm 1999 tỉ trọng so với doanh thu thuần chiếm 11,01% Năm 2000 tỉ trọng so với doanh thu thuần chiếm 9,8%. Qua đó ta thấy chi phí bán hàng năm 1999 tăng hơn 1998 là 0,48% nhưng 2000 đã giảm đi so với năm 1998 là 0,73%. Tiết kiệm được hơn 305 triệu đồng. Về chi phí quản lý: Năm 1998 tỉ trọng CFQL so với doanh thu thuần chiếm 12,11%. Năm 1999 tỉ trọng CFQL so với doanh thu thuần chiếm 12,72% Năm 2000 tỉ trọng CFQL so với doanh thu thuần chiếm 13,86%. Qua số liệu này ta thấy chi phí quản lý tăng lên qua từng năm. Năm 1999/1998 tăng 0,61% và 2000/1998 tăng 1,75% so với doanh thu thuần cùng năm. Con số này cũng là quá lớn, nó làm lãng phí hơn 732 triệu đồng. Qua đây doanh nghiệp cần phải xem xét lại chi phí quản lý xem lý do tăng để có biện pháp khắc phục ngay. Nếu giá vốn giảm 1,89% và chi phí bán hàng giảm 0,73% so với doanh thu thuần cùng năm thì chỉ tính riêng việc giảm giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng đã làm tăng lợi nhuận 1.096 triệu đồng. Nhưng do chi phí quản lý tăng 1,75 % so với doanh thu thuần, nó làm tổng tiết kiệm giảm đi 364 triệu đồng tương đương 0,87%. Từ những phân tích trên, doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc tại sao lại tăng chi phí quản lý so với doanh thu thuần mà lấy kỳ gốc là 1998 để có biện pháp giảm chi phí so với doanh thu thuần. Để hiểu rõ về hoạt động tiêu thụ của Công ty ta phân tích tình hình hàng bán ra theo tổng trị giá và kết cấu của hàng hoá. Công ty Sơn Hải Phòng có hơn 100 mặt hàng sơn các loại nhưng ta chỉ quy về 7 mặt hàng sơn chính là: - Sơn chống rỉ - Sơn chống rỉ AD - Sơn màu AK - D các loại - Sơn màu AD các loại - Sơn tàu biển các loại - Sơn đặc chủng các loại - Sơn CMP (nhật CHUGOKU) Cơ cấu doanh thu của 7 mặt hàng được phản ánh qua bảng sau: Biểu 4: Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng. Đơn vị : 1000 đồng Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/1999 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng Sơn chống rỉ 2.407.652 6,53 2.367.307 5,36 -40.345 -1,68 -1,17 Chống rỉ AD 6.046.340 16,4 5.771.845 13,06 -274.495 -4,54 -3,34 Tàu biển 7.200.000 19,53 8.193.905 18,54 993.905 13,80 -0,99 Sơn AD 3.924.735 10,64 5.097.840 11,53 1.173.105 29,89 0,89 Sơn AK - D 4.500.000 12,21 4.949.496 11,20 449.496 9,99 -1,01 Đặc chủng 7.198.834 19,53 8.450.884 19,12 1.252.050 17,39 -0,41 Sơn CMP 5.592.658 15,16 9.366.254 21,19 3.773.596 67,47 6,03 Tổng cộng 36.870.219 100 44.197.531 100 7.327.312 19,87 0 Qua bảng trên ta thấy doanh thu mặt hàng sơn CMP tăng cao nhất tương ứng 67,47% với số tiền là 3.773.596 nghìn đồng. Điều này cho thấy thị trường tiêu thụ sơn CMP đã được mở rộng đẩy doanh thu từ 5.592.658 nghìn đồng lên 9.366.254 nghìn đồng chiếm 21,19% tổng doanh thu. Sơn chống rỉ là mặt hàng tiêu thụ rất lớn hàng năm của Công ty nay có phần chững lại và giảm xuống. Doanh thu năm 1999 là 8.453.992 nghìn đồng, sang năm 2000 doanh thu giảm xuống 8.139.152 nghìn đồng. Tỉ trọng từ 22,93% giảm xuống còn 18,42%. Công ty cần phải xem xét lại đối với sản phẩm này để tìm ra lý do giảm doanh thu mà có biện pháp khắc phục. Doanh thu sơn tàu biển từ 7.200.000 nghìn đồng lên 8.193.905 nghìn đồng tăng 993.905 nghìn đồng tương đương 13,80% Sơn AD các loại doanh thu tăng lên thêm 1.173.105 nghìn đồng tương đương 29,89%. Tỷ trọng cũng tăng thêm 0,89%. Sơn AK - D doanh thu tăng 449.496 nghìn đồng tương đương 10% nhưng xét về tỉ trọng lại giảm -1,01%. Sơn đặc chủng doanh thu năm 1999 là 7.198.834 nghìn đồng, năm 2000 doanh thu đạt 8.450.884 nghìn đồng tăng 1.252.050 nghìn đồng tương đương 17,39%. Biểu đồ tỉ trọng doanh thu từng mặt hàng. 19,53 10,64 22,93 12,21 15,16 19,53 18,54 11,53 18,42 11,2 21,19 19,12 Sơn chống rỉ Sơn tàu biển Sơn AD Sơn AK - D Sơn đặc chủng Sơn CMP Năm 1999 Năm 2000 Xét về mặt số lượng thì tình hình hàng tiêu thụ của Công ty được phản ánh qua bảng sau: Biểu 5: Khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty : Đơn vị : Kg Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/1999 Kh. lượng Tỉ trọng Kh.lượng Tỉ trọng KLượng Tỉ lệ Tỉ trọng Sơn chống rỉ 175.352 10,82 169.447 9,37 -5.905 -3,37 -1,45 Chống rỉ AD 390.086 24,07 333.311 18,43 -56.775 -14,55 -5,64 Tàu biển 267.857 16,53 292.632 16,18 24.775 9,25 -0,35 Sơn AD 178.397 11,00 231.720 12,81 53.323 29,89 1,81 Sơn AK - D 250.013 15,42 274.972 15,20 24.959 9,98 -0,22 Đặc chủng 259.961 16,00 284.696 15,74 24.735 9,51 -0,26 Sơn CMP 99.242 6,16 221.688 12,27 122.446 123,38 6,11 Tổng cộng 1.620.908 100 1.808.466 100 187.558 11,57 0 Qua biểu khối lượng tiêu thụ từng mặt hàng kết hợp với biểu doanh thu từng mặt hàng ta có nhận xét: Lượng tiêu thụ sơn chống rỉ hàng năm là rất lớn so với tổng số sơn tiêu thụ. Nếu 1999 lượng chống rỉ được tiêu thụ chiếm 34,89%, năm 2000 giảm xuống cả mặt lượng và tỷ trọng, Công ty cần phải điều tra xem xét việc giảm số lượng tiêu thụ sơn chống rỉ. Sơn tàu biển tiêu thụ tăng 24,775 tấn tương đương với 9,25% nhưng xét về tỉ trọng lại giảm xuống 0,35%. Sơn AD mức tiêu thụ tăng 53,323 tấn tương đương 29,89% đạt tỉ lệ tăng cao nhất trong các mặt hàng sơn HPP (Hải Phòng) Sơn AK - D mức tiêu thụ tăng 24,959 tấn tương đương 9,98% Sơn đặc chủng mức tiêu thụ cũng tăng 24,735 tấn tương đương 9,51%. Đặc biệt sơn CMP tăng 122,446T tương đương 123,38%. Đây là một tín hiệu khả quan đối với sản phẩm sơn CMP sau gần 2 năm có mặt trên thị trường, cạnh tranh quyết liệt với sơn ngoại như: Inter Paints của Anh, Jotun của Nauy và Watson của úc v.v. đã được khách hàng quen sử dụng qua nhiều năm. Một cố gắng rất lớn của phòng dịch vụ marketting từ chào hàng, bán hàng, đến dịch vụ sau bán hàng để khách hàng nắm được về chất lượng sơn cũng như sự phục vụ tận tình của công ty tạo cơ hội không ngừng tăng doanh thu mặt hàng này trong kế hoạch năm 2001 và những năm tiếp theo. Biểu 6: Doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường (Công ty phân chia thành hai thị trường chính, là thị trường phía bắc và thị trường phía nam). Đơn vị: 1000đ Thị trường Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/1999 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng Phía Bắc 32.454.793 88,02 38.242.185 86,52 5.787.392 17,83 -1,5 Phía Nam 4.415.426 11,98 5.995.346 13,48 1.539.920 34,87 +1,5 Tổng 36.870.219 100 44.197.531 100 7.327.312 19,87 0 Qua bảng trên ta thấy thị trường phía Bắc chiếm tỉ trọng phần lớn trong tổng doanh thu, còn thị trường phía nam chiếm tỉ trọng nhỏ. Doanh thu thị trường phía bắc từ 32.454.793 nghìn đồng năm 1999 tăng lên 38.242.185 nghìn đồng năm 2000 với tỉ lệ tăng là 17,83%. Còn doanh thu thị trường phía nam từ 4.415.426 nghìn đồng tăng lên 5.955.346 nghìn đồng tương đương với tỉ lệ tăng 34.87%. Biểu 7: Doanh thu tiêu thụ theo hình thức : Đơn vị: 1000đ Hình thức bán hàng Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/1999 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng Trực tiếp 30.655.117 83,14 37.002.325 83,72 6.347.208 20,70 0,58 Qua đại lý 6.215.102 16,86 7.195.206 16,28 980.104 15,77 -0,58 Tổng số 36.870.219 100 44.197.531 100 7.327.312 19,87 0 Qua bảng trên ta thấy doanh thu tiêu thụ trực tiếp là chủ yếu, nó chiếm trên 83% trong tổng doanh thu. Còn doanh thu qua đại lý chỉ chiếm hơn 16% tổng doanh thu, mặc dù hệ thống đại lý của Công ty trải hầu hết các tỉnh phía Bắc tính từ Đà Nẵng trở ra. Điều này cho thấy nhà đại lý sơn của Công ty chưa đủ khả năng thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm của mình hoặc Công ty chưa có biện pháp thích hợp nhằm động viên khuyến khích các nhà đại lý trong công tác tiêu thụ sản phẩm đồng thời Công ty cũng cần có những biện pháp hồ trợ tiêu thụ sản phẩm như xúc tiến, quảng cáo giúp khách hàng nhận thức được những ưu việt của sản phẩm, đưa khách hàng tới quyết định mua sản phẩm của Công ty, giúp Công ty ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn, nâng cao tỉ phần trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương trường. Qua các bảng trên chúng ta vẫn cần tìm hiểu xem liệu hàng tồn kho của Công ty có hợp lý không. Bảng sau sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này: Biểu 8: Hàng tồn kho của Công ty (1999-2000) Đơn vị tính : Kg Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/1999 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Tăng (giảm) Tỉ lệ Tỉ trọng Sơn chống rỉ 11.868 4,64 17.858 7,65 5,990 50,47 3,01 Chống rỉ AD 19.587 7,66 27.175 11,64 7.588 38,74 3,98 Tàu biển 39.507 15,46 34.270 14,68 -5.237 -13,26 -0,78 Sơn AD 56.796 22,22 58.700 25,14 1.904 3,35 2,92 Sơn AK - D 37.285 14,59 38.741 16,60 1.456 3,91 2,01 Đặc chủng 26.518 10,38 4.504 1,93 -22.014 -83,02 -8,45 Sơn CMP 64.020 25,05 52.174 22,36 -11.846 -18,50 -2,69 Tổng cộng 255.581 100 233.422 100 -22.159 0 Qua bảng tồn kho ta thấy tình hình hàng tồn kho của Công ty là chưa hợp lý, mức tồn kho sơn chống rỉ tăng lên với tỉ trọng tăng 3,01 trong khi lượng tiêu thụ lại giảm tỉ trọng 1,45 . điều này chưa hợp lý. Sơn chống rỉ AD mức tồn kho tăng lên với tỉ trọng 3,98 trong khi lượng tiêu thụ lại giảm khá lớn, chiếm tỉ trọng 5,64%. Sơn tàu biển tỉ lệ tồn kho là tương đối hợp lý. Sơn AD lượng tiêu thụ tăng lên chiếm tỉ trọng tăng 1,81% trong khi lượng tồn kho tăng lên chiếm tỉ trọng 2,92% điều này cũng tương đối hợp lý. Sơn AK - D tỉ trọng về tiêu thụ giảm 0,22% trong khi tỉ trọng tồn kho tăng 2,01%. Sơn đặc chủng tỉ trọng tiêu thụ giảm 0,26% mà tỉ trọng tồn kho giảm 8,45%, điều này là chưa hợp lý, dễ mất cơ hội kinh doanh khi khách hàng cần tiêu thụ ngay một lượng hàng này thì Công ty sẽ không cung cấp đủ. Sơn CMP tỉ trọng tiêu thụ tăng 6,11% mà tỉ trọng tồn kho lại giảm đi 2,69% điều này là bất hợp lý. IV. đánh giá tình hình marketing 1.Nhận thức của công ty về marketing Nếu trong chế độ bao cấp, việc sản xuất chỉ nhằm đáp ứng theo chỉ tiêu của nhà nước giao thì bây giờ trong nền kinh tế thị trường công ty việc đáp ứng ba câu hỏi “Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? là những câu hỏi đặt ra hết sức bức xúc cho ban lãnh đạo của công ty. Nếu trước kia công ty không biết khách hàng của mình là ai? Đánh giá của khách hàng về mức độ thoả mẵn như thế nào? Thì bây giờ ngoài việc duy trì và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng truyền thống của công ty mà công ty không ngừng phải tìm kiến khách hàng mới và định vị cho sản phẩm của mình . Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing cho nên ban giám đốc của công ty đã có quyết định thành lập phòng Marketing và dịch vụ kỹ thuật. Ngoài việc thành lập phòng ban mới công ty đã có quyết định táo bạo là tuyển thêm các nhân viên marketing mới: có bằng cấp, trẻ, nhiệt tình, năng động sáng tạo, có trình độ ngoại ngữ và được gửi đi sàng Nhật để học tập nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong tương lai. 2.Những vấn đề liên quan đến chiến lược marketing a.Thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu của công ty là cả thị trường phía Bắc và thị trường phía Nam Ta có số liệu sau đây về hai thị trường này Doanh thu tiêu thụ theo khu vực thị trường (Công ty phân chia thành hai thị trường chính, là thị trường phía bắc và thị trường phía nam). Đơn vị: 1000đ Thị trường Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/1999 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng Phía Bắc 32.454.793 88,02 38.242.185 86,52 5.787.392 17,83 -1,5 Phía Nam 4.415.426 11,98 5.995.346 13,48 1.539.920 34,87 +1,5 Tổng 36.870.219 100 44.197.531 100 7.327.312 19,87 0 Qua bảng trên ta thấy thị trường phía Bắc chiếm tỉ trọng phần lớn trong tổng doanh thu, còn thị trường phía nam chiếm tỉ trọng nhỏ. Doanh thu thị trường phía bắc từ 32.454.793 nghìn đồng năm 1999 tăng lên 38.242.185 nghìn đồng năm 2000 với tỉ lệ tăng là 17,83%. Còn doanh thu thị trường phía nam từ 4.415.426 nghìn đồng tăng lên 5.955.346 nghìn đồng tương đương với tỉ lệ tăng 34.87%. b.Định vị Sơn tàu biển là một trong những mục tiêu chính trong phương hướng phát triển và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Xét về mặt công nghệ: Chất lượng và hiệu lực sơn ngày càng nâng cao, chủng loại đa dạng đáp ứng toàn bộ sơn cho một con tàu, một giàn khoan.Sản phẩm sơn tàu biển của công ty đứng hàng đầu trong nước với chất lượng tương đương quốc tế Xét về mặt hiệu quả kinh tế: Sơn tàu biển chiếm một lượng tiêu thụ rất lớn với mức doanh thu cao, và hầu hết nhân viên marketing của công ty đều chủ yếu đi chào hàng cho ở các công ty vận tải và nhà máy đóng tàu và trực tiếp giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công. Do vậy trong thời gian tới công ty sẽ đề ra chiến lược định vị cho sản phẩm sơn tàu biển để đưa chủng loại sơn này chiểm thị phần lớn nhất trong toàn ngành. V. những nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại. 1. Đánh giá ưu nhược điểm hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sơn Hải phòng : Dựa trên những thông tin thu thập, cũng như quan sát được trong quá trình thực tế tại Công ty thông qua những phân tích cụ thể về mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm phần nào phác hoạ được bức tranh bao quát thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty Sơn Hải Phòng. * Về công tác nghiên cứu thị trường: Ngay từ những năm đầu thập niên 90, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty đã rất trú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường với đối ngũ cán bộ thị trường và cộng tác viên đắc lực, tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường mới được trú trọng chủ yếu ở một vài thị trường trong điểm như Hải Phòng và một vài khu vực khác. Các khu vực còn lại vẫn chưa được nghiên cứu một cách tỷ mỉ nhằm tìm ra giải pháp xâm nhập một cách hiệu qủa của Công ty. Chính vì vậy trong công tác nghiên cứu thị trường sắp tới cần làm rõ một số điểm sau: + Phân tích đánh giá những xu thế thay đổi trong tập quán cũng như xu thế thay đổi của thời đại trong phương thức tiêu dùng sản phẩm sơn trong nước nói riêng và các nước trong khu vực nói chung. Những xu thế thay đổi này tạo ra những khả năng gì hay đặt ra những thách thức gì cho sự phát triển của thị trường sơn cũng như của Công ty. Trên cơ sở những phân tích đó vạch ra những nhiệm vụ cơ bản mà Công ty phải thực hiện để đáp ứng xu thế đó. + Phân tích đánh giá những yếu tố chính trị xã hội sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ngành và khu vực để thấy được sự ảnh hưởng của chúng đối với việc tiêu thụ sản phẩm của ngành sơn nói chung và của Công ty nói riêng. + Phân tích đánh giá sự phát triển quy mô thị trường sơn, đánh giá mức thu nhập bình quân, sự phát triển của ngành công nghiệp có liên quan tới mặt hằng sơn, dung lượng của thị trường nhằm xác định những thị trường có tiềm năng và triển vọng để có kế sách thâm nhập chiếm lĩnh thị trường. +._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC563.doc
Tài liệu liên quan