Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh được đặc biệt chú ý. Các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường và cùng nhau đạt đến một mục tiêu là lợi nhuận. Lợi nhuận là đòn bảy kinh tế, là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn là động cơ để các doanh nghiệp phấn đấu.
Mặt khác, lợi nhuận được tạo ra là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, đó là sự kết hợp hà
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Hoá chất vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật (CEMACO ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hoà giữa các yếu tố đầu vào, là sản phẩm của sự tìm tòi, sáng tạo và mạo hiểm. Nó đòi hỏi ở mỗi nhà kinh doanh những kỹ năng toàn diện khả năng tư duy nhạy bén và sự năng động. Vì thế nghiên cứu về lợi nhuận giúp cho những người có tham vọng về kinh doanh và quản lý ... bước đầu tìm hiểu về thực tiễn để có cái nhìn toàn diện hơn trong công việc kinh doanh sau này.
Làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và có các biện pháp tăng lợi nhuận?. Đó là một vấn đề bức bách và có tính thời sự cho bất kỳ ai muốn đi vào lĩnh vực kinh tế.
Công ty hoá chất vật liệu điên và vật tư khoa học kỹ thuật – (CEMACO) là doanh nghiệp loại I trực thuộc bộ Thương mại được thành lập và đi vào hoạt động 8 năm, bước đầu gặp rất nhiều khó khăn song tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã không ngừng cố gắng lao động sáng tạo, hoạt động kinh doanh có lãi trong những năm qua. Tuy nhiên, bằng biện pháp nào để tăng lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới luôn là nỗi trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty.
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã quyết định chọn đề tài: "Phân tích đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Hoá chất vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật ( CEMACO )" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Do trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, thời gian thực tập còn ít nên bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự chỉ bảo góp ý của thầy giáo hướng dẫn – T.S Trần Hoè để giúp em hoàn thiện bài luận văn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo, cám ơn sự giúp đỡ của các cô, các chú ở Công ty CEMACO đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Chương I:
lợi nhuận và yêu cầu nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I. bản chất và vai trò của Lợi nhuận.
1. Khái niệm.
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Do đó để DN tồn tại và phát triển trên thương trường đòi hỏi tất yếu là các DN đó phải kinh doanh có hiệu quả cụ thể là phải có lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Nó là khoản thu nhập đem lại so với các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định.
Lợi nhuận được biểu thị bằng công thức:
P = I - F
Trong đó:
P: Là tổng lợi nhuận DN đạt được trong một thời kỳ nhất định
I. Là tổng thu nhập DN thu được trong kỳ
F. Tổng chi phí DN phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
Lợi nhuận mà DN đạt được có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản thu nhập thu được và chi phí bỏ ra trong kỳ.
Thu nhập DN là toàn bộ các khoản tiền thu được do các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại. Đó là thu nhập từ bán hàng thu nhập các thành phảm lao vụ và các dịch vụ, thu nhập từ các hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính, thu nhập thu được từ các hoạt động bất thường.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để có thu nhập DN cũng phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định đó là chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả lương cho người lao động.
Trong khâu tiêu thụ sản phẩm là chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng... Ngoài ra doanh nghiệp còcn phải bỏ ra các khoản chi phí thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như khoản thuế: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế gia trị gia tăng.
Như vậy lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để phản ánh kết quả toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của DN. Qua chỉ tiêu này DN đánh giá tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để từ đó khắc phục hạn chế phát huy ưu điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Vai trò của lợi nhuận.
*Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp nên mục tiêu của mọi quá trình kinh doanh đều gắn liền với lợi nhuận và tát cả các DN đều mong muốn tối đa hoá lợi nhuận. Các DN sẽ không tồn tại nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh không mang lại lợi ích cho họ.
Lợi nhuận được coi là một đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. DN muốn thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận thì trước tiên sản phẩm hàng hoá dịch vụ của DN đó phải được thị trường chấp nhận. Rõ ràng lợi nhuận là động lực thúc đẩy các DN không ngừng cải tiến đổi mới hợp lý hoá dây truyền công nghệ sử dụng tốt các nguồn lực của mình để tăng lợi nhuận DN lại phải thực hiện tốt các mặt hoạt động kinh doanh và cứ như vậy theo những chu trònh mục tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của DN nó có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN. Khi DN kinh doanh có lợi nhuận có nghĩa là DN không những bảo toàn được vốn kinh doanh mà còn có một khoản lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Có vốn DN có cơ hội thực hiện các dự án kinh doanh lớn nâng cao uy tín chất lượng và sự cạnh tranh trên thường trường của DN. từ đó DN sẽ nâng cao hơn nữa lợi nhuận của mình.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng giúp DN đầu tư chiều sâu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh và uy tín của DN trên thương trường. Thật vậy, lợi nhuận của DN sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và chai cho các chủ thể tham gia liên doanh... Phần còn lại phân phối vào quỹ đầu tư phát triển kinh doanh và quỹ dự phòng tài chính các quỹ này được DN dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thay đổi trang thiết bị máy móc, vì DN muốn ngày càng phát triển thì luôn phải mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng suất lao động.
*Đối với người lao động: Nếu như mục đích của DN là lợi nhuận thì mục đích của người lao động là tiền lương, tiền lương có hai chức năng đối với DN nó là một yếu tố chi phí còn đối với người lao động nó là thu nhập là lợi ích kinh tế của họ.
Khi người lao động họ được trả lương thoả đáng họ sẽ yên tâm lao động, phát huy khả năng sáng tạo của mình và năng suất lao động sẽ tăng lên, đây cũng là một biện pháp để DN nâng cao lợi nhuận. Chính vì thế mà DN làm ăn phát đạt và mong muốn lợi nhuận của DN ngày càng tăng vì nó gắn liền với lợi ích của người lao động.
*Đối với nhà nước: Lợi nhuận là một nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xh, từ đó Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển xã hội, tạo sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước thực hiện công bằng xã hội.
Lợi nhuận là động lực cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, ở bất kỳ một quốc gia nào Chính phủ cũng mong muốn các DN làm ăn phát đạt. Bởi vì lợi ích quốc gia gắn liền với lợi ích kinh tế của DN. Sự phồn thịnh của mỗi Quốc gia chính là sự phồn thịng và phát triển của hệ thống DN ở quốc gia đó.
Lợi nhuận là thước đo tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với sự quản lý hoạt động kinh doanh của các DN. DN kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao nghãi là các chính sách vĩ mô của Nhà nước ngày càng đúng đắn và thành công trong việc kích thích các DN phát triển và ngược lại. Với các chính scáh vĩ mô Nhà nước đưa ra gây lên tác động tiêu cực tới hoạt động của các DN thì Nhà nước có những biện pháp kịp thời điều chỉnh lại cho đúng đắn phù hợp với sự phát triển của DN.
II. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
1. Yêu cầu chung.
Xác định lợi nhuận phải đúng đắn, chính xác trung thực, hợp lý kịp thời đúng kỳ dựa trên chứng từ hoá đơn hợp lệ.
* Xác định doanh thu: hạch toán đúng các khoản thu trong kỳ và xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu, không được hạch toán thừa thiếu hoặc bỏ sót một nghiệp vụ phát sinh doanh thu vì chỉ cần hạch toán thừa hoặc thiếu một nghiệp vụ phát sinh doanh thu thì sẽ dẫn đến việc xác định lợi nhuận sai có khi nó sẽ làm thay đổi bản chất kết quả kinh doanh của DN.
2. Phương pháp xác định lợi nhuận.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp luôn có xu thế mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và vận dụng tốt các nguồn lực có sẵn của mình nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận do ba bộ phận cấu thành đó là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Do vậy tổng mức lợi nhuận của DN sẽ được xác định như sau:
Tổng mức lợi nhuận
=
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
+
Lợi nhuận từ hoạt động TC
+
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và chi phí của toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ đó.
Hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh phụ. Vì thế lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
=
Tổng doanh thu
-
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ
-
Giá vốn bán hàng
-
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng tiêu thụ
-
Chi phí QLDN phân bổ cho hàng tiêu thụ
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của DN.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
=
Doanh thu từ hoạt động tài chính
-
Chi phí từ hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: Là khoản lợi nhuận mà DN thu được ngoài dự tính hoặc có dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hay là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên nhưng khoản lợi nhuận này thu được có thể hoặc khách quan đem lại.
Như vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất thường chính là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường. Nó được xác định như sau:
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
=
Doanh thu từ hoạt động bất thường
-
Chi phí từ hoạt động bất thường
* Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá chất lượng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tuy nhiên, ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất và cũng thể chỉ dùng nó để đánh giá hiệu quả hoạt động của SXKD của DN, bởi vì:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong quá trình hoạt động SXKD các DN luôn đứng trước nhiều tình huống phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động SXKD làm cho lợi nhuận giảm. Các tình huống đó có thể do bên ngoài tác động như thời tiết, chính scáh vĩ mô của Nhà nước, đối thủ cạnh tranh. Mặt khác do điều kiện giao thông vận tải, vận chuyển hàng hoá cũng làm cho lợi nhuận giữa các DN cũng khác nhau.
III. yêu cầu và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
1. Yêu cầu phải nâng cao lợi nhuận tại các DN trong nền kinh tế thị trường.
Ngày nay trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường nhiều DN đã tìm ra đúng đường đi của mình kịp thời thích nghi với nền kinh tế thị trường và làm ăn có hiệu quả bảo đảm thu bù chi và tạo ra lợi nhuận, đời sống của người lao động được cải thiện, tuy nhiên vẫn không ít DN còn lúng túng trong việc tháo gỡ khó khăn thích nghi với nền kinh tế thị trường. Đây là gánh nặng đè lên vai các DN cũng như của Nhà nước trong việc từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo sự ổn định và phát triển cho hệ thống DN nước ta nói riêng và nền kinh tế nói chung chính vì thế trong điều kiện kinh doanh hiện nay các DN phải khẩn trương đổi mới cách nghĩ cách làm để hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao mới có thể tồn tại được. Mà đối với các DN lợi nhuận không chỉ là mục đích hàng đầu mà còn là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của DN. Do vậy việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận lặ cần thiết khách quan và nó trở thành vấn đề quan trọng đối với mỗi DN trong giai đoạn hiện nay.
3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của DN.
Khi đề ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong DN người ta nghĩ đến cơ bản là tăng doanh thu và hạ thấp chi phí.
3.1. Nhóm các biện pháp làm tăng doanh thu của DN.
Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu nhưng tuỳ vào đặc điểm của từng DN, từng lĩnh vực KD khác nhau mà các DN sẽ lựa chọn cho mình các biện pháp thích hợp nhất để kích thích tăng doanh thu.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh và lập phương án kinh doanh phải đúng đắn và phù hợp với thực tế kinh doanh của DN.
- Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý. Việc lựa chọn đúng đắn mặt hàng kinh doanh là một yếu tố mang lại sự thành công cho DN. Bởi lẽ mặt hàng kinh doanh trực tiếp đem lại doanh thu cho DN.
- Tổ chức tốt mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới việc đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng doanh thu, thị trường tiêu thụ sản phẩm không những mang lại nguồn lợi nhuận to lớn mà nó thực sự tạo dựng sự thành công cho DN.
- Lựa chọn và tổ chức các phương án bán hàng hợp lý. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng DN và từng mặt hàng KD của DN mà lựa chọn các phường thức bán hàng thích hợp trong các phương thức bán buôn, bán lẻ, bán trả góp... Phương thức bán hàng tốt nhất là phương thức biết kích thích khai thác nhu cầu đang tiềm ẩn trong mỗi khách hàng, kích thích tối đa sự ham muốn mua của khách hàng đối với hàng hoá của DN.
- Cần có một chính sách định giá bán hợp lý, mềm dẻo, linh hoạt dựa theo các mục tiêu mà DN đang theo đuổi.
- Tổ chức công tác thanh toán và thu hồi công nợ: một phương thức thanh toán nhanh, gọn, đơn giản sẽ góp phần tạo sự thoải mái cho khách hàng. Tuy nhiên khi áp dụng các DN cần phải tính đến mức độ rủi ro mà phương thức thanh toán đó có thể gây ra. Do vậy DN luôn phải chú ý đến sự biến động của các khoản công nợ để có các biện pháp xử lý kịp thời tránh thất thoát vốn.
- Ngoài ra để đẩy mạnh khối lượng hàng bán, tăng doanh thu thì DN luôn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và đổi mới hình thức mẫu mã sản phẩm hàng hoá hấp dẫn người mua.
3.2. Nhóm các biện pháp giảm chi phí.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, DN cũng phải bỏ ra những chi phí về bao gói sản phẩm, vận chuyển bảo quản, tiếp thị, quảng cáo... Những khoản chi phí này đều là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN. Do đó trong quá trình hoạt động SXKD các DN luôn phải quan tâm đến các công tác quản lý chi phí. Do đó cần hiểu thực chất của nhóm các biện pháp làm giảm chi phí đó là quản lý tốt các khoản chi phí KD, tránh lãng phí, thất thoát chi ơhí cắt bỏ những chi phí không hợp lý từ đó tăng lợi nhuận cho DN.
- Muốn tiết kiệm chi phí KD trước hết cần tăng cường công tác quản lý chi phí. bằng cách lập kế hoạch chi phí dùng hệ thống tiền tệ tính toán trước mọi khoản chi phí KD cho kỳ kế hoạch. Cương quyết không thanh toán các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ và vượt quá quy định của Nhà nước.
- Tổ chức phân công lao động một cách hợp lý.
- Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn nguyên vật liệu đối với DNTM thì việc khai thác tốt nguồn hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của DN. ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu sẽ giúp DN tránh tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hay phải mua đúng ng uyên vật liệu kém, giá cao đồng thời tích cực tìm kiếm nguồn hàng, nguyên vật liệu giá rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để làm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.
- Tổ chức quản lý tốt hoạt động SXKD và tài chính ucả DN. Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh tăng lợi nhuận cho DN cụ thể là quản lý sử dụng vốn hợp lý đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiếu vật tư, nguyên vật liệu thông qua việc sử dụng vốn, kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư tồn kho sản phẩm từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thơì tình trạng ứ đọng mất mát nguyên vật liệu và sẽ giảm bớt được chi phí phải trả lãi tiền vay.
Trên đây là một số các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm mà các DN thường áp dụng. Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng và các DN thuộc các lĩnh vực khác nhau lại có những chi phí đặc thù riêng và tất yếu sẽ có biện pháp tiết kiệm chi phí khác nhau.
Chương II:
tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cemaco
I. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CEMACO.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty CEMACO được thành lập theo quyết định số 679B-BTM-TCCB của Bộ Thương mại và quyết định số 7131/QQMDN ngày 14/8/1995 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất văn phòng Tổng Công ty Hoá chất vật liệu điện và dụng cụ cơ khí và Công ty vật tư khoa học kỹ thuật. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước loại I trực thuộc Bộ Thương mại thực hiện việc kinh doanh sản xuất chế biến dịch vụ và xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư:
Tên công ty: Công ty hoá chất vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật
Tên tiếng Anh: CHEMICALS - ELICTRICAL and SCIENTIFIC
TECHNOLOGYCAL MATERIAL COMPANY
Tên viết tắt: CEMACO
Trụ sở Công ty đặt tại: 70 Hàng Mã - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Công ty CEMACO có chức năng kinh doanh về hoá chất, vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật về các loại hoá chất công nghiệp, các loại thiết bị phương tiện và dụng cụ đo lường hoá chất thí nghiệm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, thí nghiệm của các trường, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học kỹ thuật và các nhà máy, xí nghiệp sản xuất theo nguyên tắc kinh doanh có lãi thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuât kinh doanh.
Công ty CEMACO là một Doanh nghiệp Nhà nước loại I thuộc Bộ Thương mại, nhưng hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng, Công ty tự chịu trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình và tự cân đối đảm bảo có lãi.
Công ty kinh doanh ở lĩnh vực xuất nhập khẩu nên có những đặc điểm sau:
* Bạn hàng của Công ty ở các nước trên thế giới nên có khoảng cách xa về địa lý, đồng tiền sử dụng thanh toán cũng khác nhau.
* Hàng hoá của Công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu, sức mua nội địa thấp chủ yếu là mua của một số nhà máy hoá chất.
* Các mặt kinh doanh chủ yếu của Công ty.
Về hoá chất công nghiệp: Cung cấp cho các nhà máy tổ sản xuất những nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được như sô đa, xút, hạt nhựa PE... mặt hàng này chiếm khối lượng lớn khoảng 60 đến 70% khối lượng mặt hàng kinh doanh của Công ty.
Về vật liệu điện: Nhận cung ứng các loại vật liệu điện cao cấp như công tơ điện, đèn cao áp, đèn soi phục vụ bệnh viện, đèn công cộng, dây cáp điện các loại, dây điện từ, que hàn.
Về vật tư khoa học kỹ thuật: Tất cả các thiết bị hoá chất mang tính chất khoa học kỹ thuật mà trong nước chưa sản xuất được.
Ngoài ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng khác đẻ phục vụ bổ trợ. Kinh doanh những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu thông qua một số bộ phận.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty.
* Thuận lợi:
- Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước loại một thuộc Bộ Thương mại nên được sự giúp đỡ của Bộ và Nhà nước.
- Có lợi thế về mặt hàng kinh doanh vì nó là nguyên liệu chính cho các nhà máy.
Công ty có rất nhiều bạn hàng trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc. Hàng nhập từ Trung Quốc chiếm tới 60% hàng nhập, còn lại là các nước Đức, Đài Loan, Hàn Quốc... trong quan hệ buôn bán đã hình thành sự tin cậy lẫn nhau.
Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh đồng thời Công ty còn đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
* Khó khăn:
Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương nên các khách hàng của Công ty ở các nước trên thế giới cách xa về địa lý nên Công ty gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá tròng quá trình thanh toán diễn ra phức tạp, chu kỳ kinh doanh kéo dài.
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một mặt hàng, như Công ty Xăng dầu, Công ty hoá chất Bộ Công nghiệp, Công ty Bao bì xuất khẩu. Các Công ty tư nhân cũng bung ra nhiều, họ dùng nhiều biện pháp để cạnh tranh dành thị trường từ việc thu thập thông tin nguồn hàng, giá cả, trốn thuế đến việc gian lận trong kinh doanh tạo nên một môi trường kinh doanh không bình thường gây khó khăn rất nhiều trong việc kinh doanh của Công ty.
4. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm ban giám đốc, các phòng ban tham mưu và các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng xuất nhập khẩu
Ban quản lý Cầu giấy
Các chi nhánh, cửa hàng
Sơ đồ tổ chức bộ máy
Ban giám đốc
Cửa hàng số 1
Cửa hàng số 2
Cửa hàng số 4
Cửa hàng số 8
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Bình Định
XN gỗ
XN Hà Nội
Trung tâm dịch vụ kỹ thuật
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh thành phố HCM
Phòng kế hoạch tổng hợp
Ban quản lý cầu giấy
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức hành chính
+ Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao toàn bộ trong việc quản lý và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành.
Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc được phân công phụ trách theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cụ thể mỗi phó giám đốc được phụ trách từng phòng ban và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Phòng tổ chức hành chính nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức của Công ty đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên xây dựng quỹ tiền lương định mức lao động tổng hợp ban hành các quy chế quản lý và sử dụng lao động giải quyết các chế độ lao động theo quy định của Nhà nước.
+Phòng kế toán tài chính chịu trách hiệm về công tác tài chính kế toán trong toàn Công ty và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh báo cáo Nhà nước theo đúng quy định.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu điều hành các hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu trong Công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm quản lý cung ứng hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc cơ quan.
+ Phòng tổng hợp kế hoạch nghiên cứu xây dựng tổ chức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng cửa hàng xí nghiệp có liên quan tổng hợp để xác định tình hình các chi nhánh xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ dự trữ hàng hoá vật tư kinh doanh mua bán các dịch vụ môi giới, lắp giáp bảo hành vật tư thiết bị điện và các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
III. phân tích Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận tại công ty CEMACO.
1. Một số kết quả mà Công ty đã đạt được trong năm qua.
Bảng1: kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính 1.000đ
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Mức biến động 01/02
Mức biến động 02/03
Số tiền
Tỉ lệ %
Số tiền
Tỉ lệ %
1. Tổng doanh thu
253832646
167202717
232081579
-86629929
-3412875781
64878862
38,8
2. Tổng lợi nhuận trước thuế
480648
503416
584882
22768
4.736938466
81466
16,1
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
216291
160000
187162
-56291
-26.0255859
27162
16,9
4. Lợi nhuận sau thuế
2643596
340000
397720
75644
28.61444416
57720
16,9
5. Thu nhập bình quân
650
650
680
0
0
30
4,6
6. Vốn kinh doanh bình quân
16761000
16788910
16761000
27910
0,16
- Vốn cố định
4242000
4243344
4242000
1344
0,03
- Vốn lưu động
12519000
12519223
12519000
223
0.00
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy một số kết quả mà Công ty đã đạt được trong các năm 2001, 2002, 2003. Có thể nói năm 2003 là năm Công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả coa nhất. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu ở năm 2003 so với năm 2002 tăng 64.878.862.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 38,8%. Đây là một tỷ lệ tăng khá cao. Tổng mức lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2003 so với năm 2002 là 81.466.000đ tương ứng với doanh thu thì ta thấy doanh thu tăng rất nhanh nhưng lợi nhuận tăng rất nhỏ so với doanh thu, tại sao như vậy. Nguyên nhân sẽ được làm rõ ở phần sau.
2. Lợi nhuận của Công ty năm 2002, 2003.
Đơn vị tính 1.000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Mức biến động
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ lệ (%)
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
500000
89,3%
463229
79,2%
-36771
-7,3%
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
1131780
2023%
608963
104,1%
-522817
-46,2%
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
-1072370
-191,4%
-487309
-83,3%
585061
54,5%
Tổng lợi nhuận trước thuế
503.416
100%
584882
100%
52473
4,5%
Thuế thu nhập
160000
187162
27162
16,9%
Lợi nhuận sau thuế
340000
397720
57.720
16,3%
3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận.
Theo bảng số liệu bảng thống kê trên ta thấy tình hình chung thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty trong hai năm 2002 và 2003 nhìn chung năm 2003 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có cao hơn năm 2002 được phản ánh qua việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận năm 2003 cao hơn năm 2002 cụ thể là tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 coa hơn năm 2002 là 25.473.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,5% tổng lợi nhuận tăng là do các bộ phận lợi nhuận sau cấu thành.
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 giảm 36.771.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,3%.
+ Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2003 tăng so với năm 2002 là 58.506.100đ tương ứng với tỷ lệ tăng 54,5% làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng lên tương ứng.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2003 so với năm 2002 giảm đáng kể với mức giảm là 522.817.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 46,2%.
Tuy nhiên, do mức lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận (2002 bộ phận lợi nhuận này chiếm 203,3% và năm 2003 là 104,1%). Hơn nữa mức giảm của lợi nhuận từ hoạt động tài chính nhỏ hơn mức giảm của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chênh lệch rất lớn với mức tăng của hoạt động bất thường. Do vậy mà tổng mức lợi nhuận của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002.
Tổng hợp các nhân tố làm tăng và giảm lợi nhuận của Công ty.
- Các nhân tố làm tăng tổng lợi nhuận
+ Từ hoạt động bất thường tăng 585.061.000đ
- Các nhân tố làm giảm tổng lợi nhuận
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 36.771.000đ
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 522.817.000đ
Vậy tổng lợi nhuận của Công ty năm 2000 tăng 25.473.000đ so với năm 2002 nhìn chung tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty năm 2003 so với năm 2002 là bình thường bởi vì mức lợi nhuận tăng không đáng kể.
3.1 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là hoạt động xuất nhập khẩu các loại mặt hàng hoá chất vật tư mà trong nước chưa sản xuất được như xút, sô đa, hạt nhựa PE... và một số mặt hàng phụ bổ xung cho những thị trường có nhu cầu do đó ta xét tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động các mặt hàng trên.
Bảng 3 tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh
Đơn vị tính: 1.000đ
STT
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
Mức biến động
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
2.071.000
2.126.000
55.000
2,65%
2
Thuế doanh thu, XK
794.860
685.250
-109.610
-13,7%
3
Các khoản giảm trừ doanh thu
112.924
350.715
237.791
209%
- Giảm giá
40.736
899
-39.837
-97%
- Hàng bán bị trả lại
72.187
34.647
-37.540
-52%
4
Doanh thu thuần
164.000
231.730
67.730
41,2%
5
Giá vốn hàng bán
154.980
219.702
64.722
41,7%
6
Lãi gộp
90.200
120.280
30.080
33,3%
7
Chi phí bán hàng
7.520
10.790
3.270
43,5%
8
Chi phí quản lý DN
1.000.000
744.628
-225.372
-22,5%
9
Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh
500.000
463.299
-36.771
-7,3%
Hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hoá chất mang lại lợi nhuận chủ yếu trong tổng mức lợi nhuận của Công ty vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận mà Doanh nghiệp thực hiện được theo số liệu trên thì ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng hoá chất năm 2003 so với năm 2002 giảm 36.771.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 7,3% điều này chứng tỏ năm 2003 hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giảm sút đáng kể, xem xét từng chỉ tiêu cụ thể ta thấy được nguyên nhân tại sao lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhập khẩu năm 2003 giảm.
* Thuế doanh thu:
Năm 2001 áp dụng luật thuế doanh thu. Thuế doanh thu tính trên doanh thu đạt được, thuế doanh thu của Công ty là 2.176.466.277đ năm 2002 các Doanh nghiệp nước ta áp dụng luật thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 237.791.000đ với tỷ lệ 209% các khoản giảm trừ doanh thu trong Công ty tăng lên là do khoản giảm giá hàng bán tăng lên. Giảm giá hàng bán cũng có thể là biện pháp khuyến khích người mua mua hàng của Công ty thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm thu hồi vốn nhanh.
Giá vốn hàng bán: Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Giá vốn hàng bán là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty do đó Tổng công ty càng tiết kiệm giảm được giá vốn đơn vị sản phẩm hàng hoá bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi phí kinh doanh và lợi nhuận tăng lên. Giá vốn hàng bán năm 2003 so với năm 2002 tăng 64.722.457.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 41,7% tỷ lệ tăng giá vốn tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu.
Chi phí bán hàng: Là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, chi phí của Công ty bao gồm: chi phí lưu kho, chi phí bốc xếp, .... chi phí bán hàng càng tiết kiệm thì lợi nhuận của Công ty càng tăng. Năm 2003 so với năm 2002 chi phí bán hàng của Công ty tăng 3.270.548.000đ tương ứng vởi tỷ lệ 43,5% điều này tác động rất lớn đến doanh thu.
Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Là loại chi phí ít biến động theo quy mô sản xuất kinh doanh xong nếu chi phí này cao làm cho tổng mức lợi nhuận của Công ty giảm. Năm 2003 so với năm 2002 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 225.372.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm 22,5%. Như vậy Công ty năm 2003 đã làm tốt công tác kiểm soát ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1356.doc