Phân tích đặc điểm, tác hại và các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân
I. Mở đầu
1. Năng lượng hạt nhân
1.1 Lịch sử phát triển ngành năng lượng hạt nhân.
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6135 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích đặc điểm, tác hại và các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy.
Phản ứng phân hạch hạt nhân được Enrico Fermi thực hiện hành công vào năm 1934 khi nhóm của ông dùng nơtron bắn phá hạt nhân uranium. Năm 1938, các nhà hóa học người Đức là Otto Hahn và Fritz Strassmann, cùng với các nhà vật lý người Úc Lise Meitner và Otto Robert Frisch cháu của Meitner , đã thực hiện các thí nghiệm tạo ra các sản phẩm của urani sau khi bị nơtron bắn phá. Họ xác định rằng các nơtron tương đối nhỏ có thể cắt các hạt nhân của các nguyên tử urani lớn thành hai phần khá bằng nhau, và đây là một kết quả đáng ngạc nhiên. Rất nhiều nhà khoa học, trong đó có Leo Szilard là một trong những người đầu tiên nhận thấy rằng nếu các phản ứng phân hạch sinh ra thêm nơtron, thì một phản ứng hạt nhân dây chuyền kéo dài là có thể tạo ra được. Các nhà khoa học tâm đắc điều này ở một số quốc gia (như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Liên Xô) đã đề nghị với chính phủ của họ ủng hộ việc nghiên cứu phản ứng phân hạch hạt nhân.
Tại Hoa Kỳ, nơi mà Fermi và Szilard di cư đến đây, những kiến nghị trên đã dẫn đến sự ra đời của lò phản ứng đầu tiên mang tên Chicago Pile-1, đạt được khối lượng tới hạn vào ngày 2 tháng 12 năm 1942. Công trình này trở thành một phần của dự án Manhattan, là một dự án xây dựng các lò phản ứng lớn ở Hanford Site (thành phố trước đây của Hanford, Washington) để làm giàu plutoni sử dụng trong các vũ khí hạt nhân đầu tiên được thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Việc cố gắng làm giàu urani song song cũng được tiến hành trong thời gian đó.
1.2 Ứng dụng của kĩ thuật hạt nhân
Kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Trong đời sống, kỹ thuật hạt nhân có ứng dụng hiệu quả trong nhiều ngành khác nhau: sản xuất điện, y tế, công nghiệp, nông nghiệp … Đặc biệt , với tình trạng khủng hoảng năng lượng như hiện nay , sử dụng năng lượng điện hạt nhân đang là hướng đi của nhiều nước trên thế giới . Ngày nay, lượng điện từ năng lượng hạt nhân ở Pháp chiếm 80% và ở Nhật Bản là 30% trong sản lượng điện của các nước này .
Tuy nhiên, ngoài những ứng dụng tích cực của năng lượng hạt nhân vào cuộc sống, có một ứng dụng cũng rất quan trọng nhưng mang tính tiêu cực nhiều hơn và có thể ảnh hưởng hết sức nguy hiểm đến thế giới , đó là ứng dụng trong lĩnh vực quân sự , cụ thể là sản xuất vũ khí hạt nhân
2. Vũ khí hạt nhân
2.1 Khái niệm
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km.
2.2 Phân loại vũ khí hạt nhân
- Bom nguyên tử ( còn gọi là bom A) : là vũ khí hạt nhân đơn giản nhất lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là phân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào một khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát một năng lượng khổng lồ.
- Bom khinh khí ( còn gọi là Bom H ) : là loại vũ khí cao cấp hơn, lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc liti, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều.. Nó có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.
- Bom neutron : Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép neutron thoát ra nhiều nhất .
2.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu nội dung quốc phòng chống vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt rất lớn, có thể tàn phá và cuốn đi mọi thứ trên phạm vi của nó. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể mang đến hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất. Thế giới đã được chứng kiến hậu quả thảm khốc do vũ khí hạt nhân để lại qua hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, cách đây 64 năm, và xuống Nagasaki ba ngày sau đó, biến hai thành phố này thành thành phố chết . Vì thế , nghiên cứu nội dung phòng chống vũ khí hạt nhân là hết sức cần thiết
II. Giải quyết vấn đề
1. Những nước sử dụng vũ khí hạt nhân
Hiện nay trên thế giới có 9 quốc gia đã cho nổ hay đã dùng vũ khí hạt nhân, 5 quốc gia trong số đó được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân xem là "các quốc gia có vũ khí hạt nhân", bao gồm Hoa Kỳ, Nga (trước đó là Liên Xô), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp và Trung Quốc; 3 nước không ký vào hiệp định này thực hiện các thí nghiệm cho nổ vũ khí hạt nhân: Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên; quốc gia còn lại là Nam Phi, tuy nhiên quốc gia này đã từ bỏ.
Nhiều người tin là Israel có vũ khí hạt nhân dù quốc gia này không phủ nhận hay xác nhận việc này. Iran và Syria đang bị nghi ngờ là có các chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có chương trình hạt nhân.
Có bốn quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ bỏ, đó là Kazakhstan, Belarus, Ukraina và Nam Phi. Kazakhstan, Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô, tuy nhiên cả ba quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và kí vào NPT. Nam Phi cũng từng sản xuất một số quả bom hạt nhân vào những năm 1980 và được cho là đã tiến hành một số vụ thử cùng với Isreal nhưng đã phá hủy chúng vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước và tham gia NPT.
Có năm quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang được chia sẻ bởi Hoa Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.Trước đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia chương trình này. Các quốc gia này được Hoa Kỳ chia sẽ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO.
Gần đây, CHDCND Triều Tiên cũng công bố đã chế tạo được vũ khí hạt nhân . Hiện nay , vấn đề giải quyết vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên cũng đang rất được thế giới quan tâm .
2. Một số vụ thử vũ khí hạt nhân
- Dự án Manhattan là dự án phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II do Mỹ, Anh và Canada thực hiện.Dự án đã thành công với ba vụ nổ vào năm 1945: một vụ nổ thử nghiệm vào ngày 16 tháng 7 gần Alamogordo, New Mexico (vụ thử Trinity); một quả bom uranium có tên "Little Boy" đã nổ ngày 6 tháng 8 tại Hiroshima, Nhật Bản; và một quả bom plutonium có tên "Fat Man" nổ ngày 9 tháng 8 tại Nagasaki, Nhật Bản.
Dưới mật danh "Little boy", vào hồi 8h15 phút ngày 6/8/1945, không quân Mỹ dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử đầu tiên có công suất 12,5 kilôtôn, hủy diệt cả thành phố Hirosima, làm chết ngay 80 nghìn người và hàng chục nghìn người bị nhiễm xạ, trong phạm vi bán kính 10km.
Ba ngày sau, với mật danh Fatman, lúc 10h58 phút ngày 9/8, không quân Mỹ lại tiếp tục dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, phá hủy nặng nề 1/3 thành phố; trong đó 4,5km bị phá hủy hoàn toàn; có 20.000 người chết và 50 nghìn người bị thương.
- Vụ thử hạt nhân năm 2009 của Bắc Triều Tiên là một vụ cho nổ dưới lòng đất một thiết bị hạt nhân vào ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bắc Triều Tiên.[2] Đây là lần thủ hạt nhân thứ nhì của quốc gia này, sau vụ thử lần đầu vào tháng 10 năm 2006.[3] Bắc Triều Tiên đã thông báo cho Hoa Kỳ và Trung Quốc về vụ thử 20-30 phút trước thời điểm tiến hành vụ thử hạt nhân, thông báo được gửi cho Trung Quốc sớm hơn gửi cho Mỹ[4] Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA thông báot: "Vụ thử diễn ra an toàn ở mức độ cao hơn về sức mạnh của vụ nổ cũng như công nghệ điều khiển. Sự kiện sáng nay nhằm tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân vì mục đích phòng vệ bằng mọi cách". Các quan chức Hàn Quốc cho biết đã ghi nhận dấu hiệu về cơn địa chấn mạnh 4,7 độ Richter lúc 9h54 giờ Hàn Quốc (7h54 giờ Hà Nội) tại khu vực đông bắc Triều Tiên, nơi từng diễn ra vụ thử hạt nhân lần đầu tiên 3 năm trước. Các cơ quan khí tượng của Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy một vụ nổ hạt nhân đã diễn ra tại khu vực này. Sau vụ thử này, Bình Nhưỡng cũng tiến hành một số vụ thử tên lửa tầm ngắn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lên án vụ thử hạt nhân này.
Ngoài ra, đã có hơn hai ngàn vụ nổ hạt nhân là do việc thử nghiệm hạt nhân, chủ yếu là do các quốc gia sau đây thực hiện: Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
3. Đặc điểm , tác hại, các nhân tố gây sát thương của vũ khí hạt nhân
Khi vũ khí hạt nhân nổ , áp suất tại tâm nổ có thể đạt tới hàng triệu at , nó dồn nén lớp không khí xung quanh và di chuyển về mọi hướng với vận tốc siêu âm , và tất cả vật chất trên đường di chuyển đều bị phá hủy .
Năng lượng được giải thoát từ vũ khí hạt nhân gây ra bốn loại sau đây:
- Sóng xung kích : là nhân tố sát thương chủ yếu , tức thời của vũ khí hạt nhân , chiếm khoảng 50% năng lượng của vụ nổ hạt nhân.
- Bức xạ quang : nhiệt độ tại tâm nổ có thể lên tới hàng chục triệu độ , nóng chảy mọi vật chất , do áp lực của vụ nổ lan truyền ra xa . Mặt khác , tạo ra luồng ánh sáng cực mạnh , truyền lan trong không gian với tốc độ ánh sáng . Mọi vật chất trên đường ánh sáng lan cũng bị thiêu cháy , mắt người nhìn vào luồng sáng có thể bị mù . Đây là yếu tố sát thương quan trọng của vũ khí hạt nhân , chiếm 30% năng lượng vụ nổ
- Bức xạ ion ( bức xạ xuyên ) : là nhân tố sát thương phá hoại đặc trưng của vũ khí hạt nhân , chiếm 5% năng lượng , gây sát thương cho con người là chủ yếu.
- Bức xạ dư ( chất phóng xạ ) : đây là sát thương phá hoại đặc trưng của vũ khí hạt nhân , chiếm 10% năng lượng , chủ yếu gây tác hại cho con người , ngoài ra có thể có hại với một số trang thiết bị quang học , vi mạch .
- Hiệu ứng điện từ : chiếm 1% năng lượng , gây nên hiện tượng hấp thu sóng điện từ .
4. Các phong trào đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và các hiệp ước về vũ khí hạt nhân đã được kí kết :
Nhận thức được nguy cơ hủy diệt nhân loại của vũ khí hạt nhân, nhân dân tiến bộ toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà khoa học nổi tiếng, đã phát động một cuộc đấu tranh toàn thế giới kiên quyết đòi thủ tiêu vũ khí hạt nhân. Hội đồng Hòa bình thế giới do nhà bác học G.Curie, giải thưởng Nobel, làm Chủ tịch được thành lập năm 1950 với mục tiêu số một là đấu tranh giải trừ vũ khí hạt nhân. Cùng phối hợp với Hội đồng Hòa bình thế giới là các tổ chức hòa bình của các quốc gia. Lúc đó ở Việt Nam đang kháng chiến chống xâm lược Pháp, được sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thành lập Hội đồng Hòa bình thế giới của Việt Nam do Bác Hồ làm Chủ tịch danh dự và bác sĩ Lê Ðình Thám làm Chủ tịch, tại khu căn cứ ở Thái Nguyên. Cùng với sự ra đời của Hội đồng Hòa bình thế giới, một tổ chức hòa bình khác, chủ yếu bao gồm các nhà khoa học, các học giả và chính khách nổi tiếng, được Albert Einstein và B.Russell chủ trì thành lập tại Pu-gơ-oát ở Canada, để hằng năm tổ chức hội thảo về đẩy mạnh đấu tranh thủ tiêu vũ khí hạt nhân .
Ngày 1 tháng 6 năm 1968 được chọn là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty – NPT hoặc NNPT). Hiệp ước này được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân.Đại đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia hiệp ước. Tuy nhiên, hai trong số bảy cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang có vũ khí hạt nhân không chịu phê chuẩn hiệp ước. Ái Nhĩ Lan là quốc gia soạn thảo hiệp ước, còn Phần Lan là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp ước. Ngày 11 tháng 5 năm 1995, tại Thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng hiệp ước không giới hạn và không điều kiện.Hiệp ước thường được tóm tắt thành ba Nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.
Hiện tại, hai đại gia về kinh tế và quân sự trên thế giới, đồng thời cũng là hai cường quốc có sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất: là Nga và Mỹ đã thông qua những hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân. Đó là hiệp ước START 1 được ký năm 1991, hết hiệu lực vào tháng 12-2009 (giữa các nước Mỹ, Nga, Belarus, Kazakhstan và Ukraine) quy định Mỹ và Nga cắt giảm 1/3 các loại tên lửa hạt nhân tầm xa, hoặc chỉ giữ lại tối đa là 6.000 đầu đạn chiến lược. Đến tháng 5-2002, Tổng thống Mỹ George W.Bush và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký tiếp hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (SORT), theo đó yêu cầu mỗi nước chỉ sở hữu từ 1.700 - 2.200 đầu đạn hạt nhân chiến lược. Hiệp ước này có hiệu lực tới tháng 12-2012 Hiện tại, Nga và Mỹ đang tiến tới ký kết hiệp ước tiếp theo. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ ký hiệp ước mới thay thế START-1. Việc này sẽ diễn ra vào ngày 8/4 tại Prague, Cộng hoà Czech. START-2 sẽ thay thế hiệp ước START-1 đã hết hiệu lực từ ngày 5/12/2009.
Quan điểm về Việt Nam về vấn đề hạt nhân: Việt Nam phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân của các nước, ủng hộ việc phi hạt nhân hóa, mong sẽ xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
III. Kết luận
Vũ khí hạt nhân thực sự là một vũ khí rất nguy hiểm cho nhân loại và địa cầu. Nó có sức công phá rất lớn và mức độ hủy hoại rất mạnh và lâu dài. Việc phổ biến vũ khí hạt nhân đang bị thế giới lên án gay gắt
Nhận thấy việc dần dần phi hạt nhân hóa là vấn đề cấp bách đối với các quốc gia và thế giới, cộng đồng các nước đã có những hành động thiết thực. Việc xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên quy mô toàn cầu là một việc vô cùng cấp bách. Đồng thời hạn chế và nghiêm cấm phổ biến hay nghiên cứu vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Gần đây giới trí thức khoa học, các chính trị gia và học giả nhiều nước đã có một sự đồng thuận với các lực lượng hòa bình toàn cầu đòi hỏi phải đẩy mạnh, nhiều hơn nữa, để có một thế kỷ của một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Rất đáng chú ý rằng gần đây, vị Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ B.Obama, đã giữ lời hứa khi tranh cử, bằng tuyên bố mới đây ở CH Séc rằng: "Mỹ sẽ thực hiện những bước vững chắc để hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân".Tất nhiên, “hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân “ là công việc rất khó, nhưng nếu cả thế giới quyết tâm với các bước tiến trung thực thì nhân loại có thể đạt tới mục tiêu không còn vũ khí hạt nhân trong một thời gian không xa.
Hết
Tài liệu tham khảo:
-
-Nhiều tác giả (2009) , GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH, NXB Giáo dục
Mục lục Trang
I. Mở đầu…………………………………………………………….............1
1. Năng lượng hạt nhân……………………………………………………...1
1.1 Lịch sử phát triển ngành năng lượng hạt nhân…………………………..1
1.2 Ứng dụng của kĩ thuật hạt nhân………………………………………….2
2. Vũ khí hạt nhân…………………………………………………………...3
2.1 Khái niệm ……………………………………………………………….3
2.2 Phân loại vũ khí hạt nhân………………………………………………..3
2.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu nội dung quốc phòng chống vũ khí hạt nhân ……………………………………………………………………………….4
II. Giải quyết vấn đề…………………………………………………………4
1. Những nước sử dụng vũ khí hạt nhân ……………………………………4
2. Một số vụ thử vũ khí hạt nhân ……………………………………………5
3. Đặc điểm , tác hại, các nhân tố gây sát thương của vũ khí hạt nhân……...7
4. Các phong trào đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và các hiệp ước về vũ khí hạt nhân đã được kí kết……………………………………………………...8
III. Kết luận…………………………………………………………...……10
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25308.doc