Phân tích công tác tổ chức & hoạt động của phòng tổ chức lao động & thương binh xã hội - Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá

Lời nói đầu Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân thị xã. Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 1980, trải qua 20 năm hoạt động phòng đã giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn. Thực hiện chức năng tham mưu đề xuất với câp ủy và chính quyền về công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công, viên chức trong thị xã tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã phường và tổ chức quản lý Nhà nước khác trên địa bàn đồng

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích công tác tổ chức & hoạt động của phòng tổ chức lao động & thương binh xã hội - Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời giúp cấp uỷ và chính quyền trong công tác lao động thương binh và xã hội và một số vấn đề xã hội khác. Trong thời gian qua phòng đã đảm nhiệm rất nhiều công việc và yêu cầu đòi hỏi của công việc ngày càng cao, việc thay đổi chính sách của Đảng và Nhà nước, phòng cũng có cách nghĩ, cách làm dần dần được hoàn thiện. Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của phòng tốt thì công tác tổ chức và hoạt động của phòng phải được thực hiện tốt về mọi mặt. Phải có cách nhìn đúng đắn trong công tác hoạt động của phòng, từng bước hoàn thiện nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của phòng còn hạn chế nên việc phân tích đánh giá công tác tổ chức của phòng là cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn vấn đề “Phân tích công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội - thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá" làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm: Phần thứ nhất : Cơ sở lý luận của công tác tổ chức. Phần thứ hai : Phân tích hiện trạng của công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá. Phần thứ ba : Các giải pháp và kiến nghị đối với công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lao động và Dân số đặc biệt là thầy Trần Xuân Cầu cùng các cô chú trong phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và viết chuyên đề này. phần thứ nhất cơ sở lý luận của công tác tổ chức I-/ Tính cấp thiết của đề tài: 1-/ Lý do chọn đề tài : Trong mọi hoạt động, mọi công tác cần phải luôn luôn theo dõi giám sát nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện từng bước hoạt động đó. Để đạt được năng suất, hiệu quả và hoàn thành tốt yêu cầu công việc đòi hỏi, mỗi người cán bộ của từng bộ phận công việc hiểu biết quyền hạn và trách nhiệm của mình. Trong thời gian thực tập tại phòng tổ chức-lao động-thương binh-xã hội Thị xã Sầm Sơn,Thanh Hoá ; một đơn vị trực thuộc sự quản lý của UBND thị xã Sầm Sơn; qua tìm hiểu công tác tổ chức hoạt động của phòng, phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác hoạt động quản lý lao động, chính sách đối với người có công, hoạt động chính sách xã hội ... trong những năm qua. Song để thực hiện có thành quả tốt hơn, hoàn thiện công tác nhiệm vụ đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, phòng tổ chức lao động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp đối với cán bộ và công tác tổ chức hoạt động của phòng. Xuất phát từ những lý do trên, chuyên đề:” Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá.” sẽ phân tích kết quả, hiện trạng các hoạt động của phòng đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. 2-/ ý nghĩa của đề tài : Từ những cơ sở lý luận khoa học được đưa ra, từ những hiện trạng được phân tích, chuyên đề sẽ góp phần làm sáng rõ và giúp nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác áp dụng tổ chức hoạt động lao động khoa học hợp lý đối với mọi hoạt động nói chung và công tác tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn nói riêng. Từ đó, chuyên đề cũng giúp các cán bộ của phòng có sự nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Đây là bài chuyên đề mang tính thực tiễn, nó không chỉ góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao động- thương binh- xã hội thị xã Sầm Sơn nói riêng mà còn là ý kiến bổ sung cho công hoạt động của các phòng ban khác tham khảo. 3-/ Mục tiêu của đề tài : Chuyên đề sẽ phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn trong thời gian qua. Đồng thời bài viết cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm tổ chức tốt hơn công tác tổ chức hoạt động lao động thương binh xã hội trên địa bàn. II-/ Cơ sở lý luận Trong điều kiện của nền sản xuất công nghiệp hiện đại yêu cầu về kỷ luật lao động ngày càng cao. Do vậy tổ chức hợp lý các hoạt động của người lao động trong bất kỳ phòng ban nào đều có vai trò rất quan trọng. Vai trò đó xuất phát từ việc chuẩ bị về mọi mặt đến hoàn thành mọi nhiệm vụ, yêu câu của công việc về công nghệ, tổ chức, điều hành... Tuỳ thuộc vào yêu cầu tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của cả nền kinh tế đất nước, cũng như những điều kiện và yêu cầu tổ chức hoạt động lao động cụ thể mà các nội dung, hình thức và phương pháp của tổ chức hoạt động lao động được bố trí và hoàn thiện phù hợp với sự vận động và đa dạng hoá của công việc. Hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh xã hội nói chung và của phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn nói riêng đã được các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương quản lý theo nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Các hoạt động về tổ chức lao động ,vấn đề chính sách đối với người có công, vấn đề an sinh xã hội đã được phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn đã được hoàn thành tốt dựa trên việc tổ chức tốt các hoạt động. Đó chính là sự tổ chức lao động khoa học trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Để nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tổ chức hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh xã hội thị xã Sầm Sơn trong những năm qua và đề ra những kiến nghị giúp phòng hoàn thiện hơn nhiệm vụ của mình, chuyên đề sẽ tiếp cận vấn đề thông qua việc làm sáng tỏ và vận dụng các khái niệm cơ bản. 1-/ Quan niệm về Lao động - Lao động là một trong những hoạt động cơ bản của con người. - Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên phục vụ cho lợi ích của con người. - C. Mác cho rằng :”Lao động là một hoạt động có mục đíchđể sáng tạo ra những giá trị sử dụng.” và “ Lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu sản xuất để tác động vào đối tượng lao động .” - Còn William Petty, nhà bác học người Anh, cho rằng:” Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải.” - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển xã hội loài người. Như vậy Lao động là yếu tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của xã hội loài người. 2-/ Quá trình Lao động - Hoạt động Lao động của con người trong thực tế thường diễn ra theo một trình tự nhất định, từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thành công việc. - Quá trình Lao động là sự kết hợp, tác động giữa các yếu tố là: Lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. Trong quá trình này người lao động tác động lên đối tượng lao động nhờ việc sử dụng các công cụ lao động nhằm mục đích thu được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. - Quá trình Lao động là một hiện tượng kinh tế- xã hội, nó diễn ra dưới những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nó là tổng thể những hoạt động của con người nhằm hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.Quá trình lao động là một bộ phận của quá trình sản xuất. 3-/ Tổ chức lao động: - Tổ chức lao động là quá trình hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa ba nhân tố cơ bảncủa quá trình lao động và mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. - Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp để bảo đảm sự hoạt động có hiệu quả của lao động sống tức là người lao động. Tổ chức lao động giữ một vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất do vai trò của con người trong sản xuất là quyết định. 4-/ Tổ chức lao động khoa học: - Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ở trình độ cao hơn so với tổ chức lao động hiện hành. - Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên những cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chung, thông qua việc áp dụng vào thực tế những biện pháp được thiết kế dựa vào những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. - Tổ chức lao động được coi là khoa học khi nó được xây dựng dựa trên những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiêm sản xuất tiến bộ được áp dụng một cách có hệ thống, cho phép mọi sự kết hợp một cách tốt nhất. 5-/ Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học 5.1. Mục đích của tổ chức lao động khoa học: - Nhằm đạt được kết quả lao động cao đồng thời bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động, và phát triển một cách toàn diện cho người lao động góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa người lao động và phát triển tập thể lao động. - Mục đích trên được xuất phát từ sự đánh giá cao vai trò của người lao động trong quá trình tái sản xuất xã hội.Trong quá trình tái sản xuất xã hội con ngườigiữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu, người lao động chính là người sáng tạo nên những thành quả kinh tế kỹ thuật của xã hội tạo nên những thành quả ấy.Còn người lao động vừa trung tâm vừa là mục đích của nền sản xuất và tái sản xuất sức lao động xã hôi. Do đó mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động , cải tiến tổ chức sản xuất đêu phải hướng vào tạo điều kiện cho người lao động có hiệu quả hơn , khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào lực lượng lao động và làm cho hào thuận người lao động ngày càng hoàn thiện . 5.2. ý nghĩ của tổ chưc lao động khoa học. + Về mặt kinh tế . - Tổ chức lao động cho phép nâng cao sản xuất lao đông và tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động và sử dụng có hiệu quả vật tư, trang thiết bị, nguyên liệu hiện có. Tổ chức lao động khoa học là điều kiện không thể thiếu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của quá trình sản xuất. - Trong quá trình sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động là việc áp dụng những khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, nhưng thiếu một trình độ tổ chức lao động khoa học phù hợp với trình độ kỹ thuật và công nghệ thì cũng không mang lại hiệu quả cao mặc dù công nghệ có cao, hiện đại đi chăng nữa. Mặt khác một trình độ tổ chức lao động cao lại cho phép quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao mặc dù trình độ kỹ thuật công nghệ bình thường nhờ vào việc giảm tổn thất và lãng phí về nguyên vật liệu và thời gian lao động. +Về mặt xã hội: - Tổ chức lao động khoa học không chỉ nâng cao năng suất lao động , hiệu quả sản xuất mà còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động , nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động thu hút người lao động tham gia vào quá trình lao động và tạo khả năng làm việc tốt hơn. - Tổ chức lao động khoa học tốt làm giam nhẹ những yếu tố môi trường độc hại, tạo ra nhưng điều kiện thuận lợi ở từng bộ phận sản xuất và từng nơi làm việc, bố trí người lao động làm những công việc phù hợp với khả nâng sở trường của họ, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc. 5.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học . + Nhiệm vụ kinh tế: - Đó là việc đảm bảo sử tiết kiệm và hợp lý các nguồn vật tư lao động và tiền vốn tăng năng suất lao động và trên cơ sở đó nâng cao hiệu của quá trình sản xuất . - Để giải quyết nhiệm vụ trên trước hết phải bảo đảm tiết kiệm lao dộng sống trên cơ sở giảm bớt hoặc loại trừ hoàn toàn những thời gian lãng phí do bỏ việc, ngừng việc, trên cơ sở áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến cũng như cải tiến việc sử dụng lao động vật hoá bằng cách xoá bỏ các tình trạng ngừng máy móc và thiết bị, nâng cao mức sử dụng chúng, tân dụng công suất của máy móc. + Nhiệm vụ tâm lý - Tổ chức lao động phải tạo ra những điêu kiện thuận lợi nhất trong tái sản xuất sức lao động, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao khả năng làm việc của người lao động. + Nhiệm vụ xã hội: - Tổ chức lao động khoa học phải đảm bảo những điều kiện thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, kỹ năng lao động để họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, bằng mọi cách nâng cao mức độ hấp dẫn và biến động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống. Các nhiệm vụ trên có liên quan chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. 5.4.Các nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học : Để đạt hiệu quả cao trong việc áp dụng tổ chức lao động khoa học trong thực tiễn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: * Nguyên tắc khoa học của các biện pháp: - Đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động khoa học trước hết phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học thể hiện ở sự sử dụng các nguyên tắc khoa học, các tiêu chuẩn, quy định, phương pháp và các công cụ đánh giá, đo lường, hiện đại. Đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu của nguyên tắc này. * Nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp: - Đòi hỏi các sự việc và vấn đề phải được nghiên cứu xem xét trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau trong quan hệ giữa bộ phân với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ không tính riêng, tách rời nhau, không kết luận phiến diện. * Nguyên tắc về tính đồng bộ của các biện pháp: - Đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp phải triển khai giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan. * Nguyên tắc về tính kế hoạch của công tác tổ chức lao động khoa học: - Trong công tác tổ chức lao động khoa học phải được kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học các biện pháp tổ chức khoa học. Đồng thời phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch của tổ chức như chỉ tiêu năng suất lao động, năng lực sản xuất, quỹ thời gian lao động, trình độ cơ khí hoá và tự động hoá. * Nguyên tắc về tính quần chúng của việc xây dựng và áp dụng các biện pháp: - Đòi hỏi khi xây dựng và áp dụng biện pháp tổ chức lao động khoa học phải thu hút được sự tự giác tham gia cuả quần chúng, phát triển và tận dụng được các sáng tạo của quần chúng, được sự giúp đỡ và ủng hộ của họ. 6-/ Nội dung của tổ chức lao động khoa học 6.1. Phân côngvà hiệp tác lao động : Nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức lao động là phải xây dựng các hình thái phân công và hiệp tác lao động hợp lý, phù hợp với những thành tựu đạt được của khoa học kỹ thuật hiện đại... phải sắp xếp bố trí người lao động vào các công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của nguồn lao động và xác định rõ sự phối hợp giữa các bộ phận, các hoạt động. 6.1.1 Phân công lao động : * Khái niệm: - Theo C.Mác:” Phân công lao động là sự tách riêng các hoạt động lao động song song tức là tồn tại các loại lao động khác nhau.” - Phân công lao động chính là sự chuyên môn hoá lao động, được thực hiện trên tỷ lệ khách quan của sản xuất, xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phương pháp công nghệ... - Phân công lao động trong phạm vi xã hội thì được hình thành nên các ngành sản xuất riêng biệt và trong nội bộ từng ngành lại được chia ra thành ba loại chủ yếu: + Phân công lao động theo chức năng + Phân công lao động theo công nghệ + Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc ** Phân công lao động theo chức năng: Là việc tách riêng các hoạt động khác nhau thành những chức năng lao động nhất định căn cứ vào vị trí, vai trò của từng loại lao động mà người ta chia ra cán bộ, công nhân viên trong đơn vị thành 2 loại: . Nhân viên sản xuất công nghiệp . Nhân viên phi sản xuất công nghiệp ** Phân công lao động theo công nghệ: Đó là sự phân công lao động căn cứ vào tính chất, đặc điểm của quy trình công nghệ, vai trò của công nghệ trong chiến lược phát triển của đơn vị. ** Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Hình thức phân công lao động này nhằm sử dụng trình độ năng lực làm việc của người lao động phù hợp với mức độ phức tạp của công việc và được đánh giá theo tiêu thức: Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau. Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau. Mức độ quan trọng của công việc khác nhau. 6.1.2. Hiệp tác lao động : Theo C.Mác: ” Hình thức lao động mà trong đó có nhiều người làm việc bên cạnh một cách có kế hoạch và trong một sự tác động qua lại lẫn nhau nhưng lại có liên hệ với nhau gọi là sự hiệp tác lao động .” Trong các đơn vị sản xuất thường có 2 hình thức hiệp tác lao động chủ yếu là: - Hiệp tác về mặt không gian: gồm có các hình thức hiệp tác giữa các xí nghiệp, giữa các xưởng chuyên môn hoá, giữa các phòng ban chức năng và giữa các cá nhân với nhau trong tổ chức. - Hiệp tác về thời gian: là tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm, cần bố trí ca kíp làm việc hợp lý, thực hiện chế độ đổi ca, luân phiên hợp lý nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, hiệp tác lao động chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động,kích thích tinh thần thi đua trong sản xuất, tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá. 6.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc Nơi làm viêc là một phần diện tích sản xuất và kinh doanh được trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết để có thể thực hiện quá trình lao động đạt hiệu quả cao. Tổ chức và phục cụ nơi làm việc gồm 2 nội dung: - Tổ chức nơi làm việc : + Thiết kế nơi làm việc + Trang thiết bị nơi làm việc + Bố trí nơi làm việc - Phục vụ nơi làm việc : + Phục vụ chuẩn bị sản xuất + Phục vụ dụng cụ + Phục vụ năng lượng + Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ. + Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa thiết bị. + Phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm + Phục vụ kho tàng. + Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc . + Phục vụ sinh hoạt, văn hoá tại nơi làm việc . 6.3.Phương pháp và thao tác lao động : - Phải nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý nhằm đạt được năng suất lao động cao và giảm nhẹ lao động cũngnhưđảm bảo an toàn lao động cho người lao động . 6.4. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi: - Cải thiên các điều kiện lao động nhằm giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ cho người lao động, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi. - Sắp xếp và bố trí chế độ nghỉ ngơi trong ca.Giữa khoảng thời gian nghỉ ca sao cho hợp lý, nhằm tạo khả năng tái sức lao động của người lao động giúp họ làm việctốt hơn. - Khả năng làm việc của con người là có hạn, vì vậy phải cải tạo điều kiên làm việc cũng như bố trí thời gian nghỉ ngơi phù hợp nhằm tăng khả năng lao động của người lao động và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của sản xuất tức là làm tăng hiệu quả của quá trình lao động của người lao động . 6.5.Định mức lao động : - Hoàn thiện định mức lao động, nghiên cứu các dạng mức lao động và điều kiện áp dụng chúng trong thực tiễn, nghiên cứu các phương pháp để xây dựng các mức lao động có căn cứ kỹ thuật. - Trong công tác định mức lao động cần phải đánh giá đúng, đầy đủ nhằm giúp công tác kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch nguồn nhân lực đạt hiệu quả. 6.6.Tổ chức tiền lương, tiền thưởng - Phải tổ chức trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động cũng như sử dụngcó hiệu quả chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động. - Công tác trả lương phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá đúng đắn khả năng của người lao động cũng như yêu cầu của công việc nhằm có một mức lương phù hợp giúp cho người lao động có đủ khả năng sinh hoạt của họ và gia đình nhằm kích thích cho người lao động hăng say làm việc. 6.7.Đào tạo và phát triển tay nghề cho người lao động : - Lựa chọn các hình thức và phương pháp đào tạođáp ứng yêu cầu tiến bộ của kỹ thuật, thực tế sản xuất và sự phát triển của loài người. Phải nghiên cứu xem xét trong đơn vị đang yêu cầu loại hình đào tạo nào cho công nhân, để đáp ứng với yêu cầu của máy móc trang thiết bị của đơn vị, cũng như phù hợp với các loại sản phẩm mà đơn vị sản xuất. 6.8.Kỷ luật và công tác thi đua - Tổ chức kỷ luật và tổ chức công tác thi đua xã hội chủ nghĩa, coi dó là một trong những biện pháp đó động viên người lao động tham gia vào quá trình hợp lý hoá sản xuất và nâng cao năng suất lao động . * Kỷ luật Là nền tảng để xây dựng xã hội, không có kỷ luật thì không thể điều chỉnh được quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong các hoạt động của họ ở tổ chức và xã hội . - Kỷ luật là những tiêu chuẩn quy định hành vi của con người trong xã hội, nó được xây dựng trên cơ sở pháp lý hiện hành và những chuẩn mực đạo đức xã hội. - Kỷ luật xã hội chủ nghĩa bao gồm: + Kỷ luật lao động + Kỷ luật về quy trình công nghệ. + Kỷ luật sản xuất. * Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa Thi đua nói chung xuất hiện một cách khách quan như là kết quả phát triển của lực lượng lao động trong quá trình sản xuất. Theo C.Mác :” Không nói đến thế lực mới do phối hợp nhiều sức mạnh thành một sức mạnh duy nhất mà có được thì chỉ riêng tiếp xúc xã hội cũng đủ sinh ra thi đua, sinh ra kích thích, sinh lực làm cho năng suất lao động khá cao.” - Các hình thức thi đua : + Thi đua cá nhân: Đây là hình thức tổ chức thi đua cá nhân giữa những người lao động và được sử dụng rất rộng rãi trong xí nghiệp và các đơn vị, thi đua cá nhân có thể áp dụngs với mọi phạm vi. + Thi đua tập thể Hình thức thi đua này được tổ chức giữa các tổ, đội, các bộ phận sản xuất, các phân xưởng, các phòng ban với nhau, nó cũng có thể được tổ chức giữa các xí nghiệp trong bộ ngành với nhau. Phần thứ 2 Phân tích thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá I-/ Đặc điểm chung 1-/ Đặc điểm của thị xã Sầm Sơn. Thị xẫ Sầm Sơn là một thị xã du lịch ven biển có vị trí địa lý quan trọng trong tỉnh Thanh Hoá. Thị xã Sầm Sơn được thành lập từ năm 1980 (được tách từ huyện Quảng Xương -Thanh Hoá). Ban đầu với 3 xã, 2 phường từ năm 1997 1 xã đã chuyển thành phường vì vậy hiện nay thị xã có 3 phường và 2 xã. 1.1 Điều kiện địa lý và dân số Diện tích tự nhiên trên 18 km2,với dân số là 53676 người (Mật độ dân số gần 3000 người/ 1km2) Phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã) Phía Tây giáp huyện Quảng Xương ( ranh giới là sông Đơ) Phía Đông và Nam là giáp Biển Đông Diện tích bờ biển là 9 km . 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội * Kinh tế. Thị xã Sầm Sơn có tiềm năng phát triển về du lịch. Hiện nay ngành du lịch dịch vụ nghỉ mát đang là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của thị xẫ Sầm Sơn, hàng năm đóng góp lớn vào tổng ngân sách của địa phương (thu từ việc bán vé nghỉ mát, du lịch đạt trên 4 tỷ đồng). Ngoài ra ngành du lịch đã tạo ra một số lượng chỗ làm việc lớn.Tuy nhiên ngành du lịch nghỉ mát chỉ hoạt động chủ yếu trong 3 tháng hè (hoạt động từ khoảng từ 19/5 đến 19/8). Ngành truyền thống của thị xã Sầm Sơn là đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản chiếm số lượng lao động chủ yếu của thị xã trong năm. Một phần ngành nông nghiệp đan xen với ngành nghề khác như vận tải biển, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu...mặc dù vậy thị xã Sầm Sơn còn một lực lượng lao động lớn thiếu việc làm, một bộ phận phải đi làm ăn ở các tỉnh ngoài... * Xã hội Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp và chiến tranh biên giới bảo vệ hoà bình của đất nước ta Sầm Sơn đống góp nhiều sức người, sức của cho cách mạng. Đến nay điểm lại có trên 540 liệt sỹ hy sinh vì tổ quốc, gần 300 thương binh, trên 110 bệnh binh và hàng ngàn người có công trong kháng chiến đã được Nhà nước khen thưởng huân, huy chương các loại. Do bị ảnh hưởng của chiến tranh để lại hậu quả nặng nề cho con người Sầm Sơn, đó là 1650 gia đình có nạn nhân chiến tranh, trong đó không ít người nhiễm chất độc hoá học của Mỹ Các vấn đề xã hội khác cũng đáng được quan tâm, hiện nay có gần 300 đối tượng già cả cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ mồ côi ( trong đó có gần 200 đối tượng đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội theo QĐ 167/ TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành). Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đang từng bước được quan tâm chăm sóc vầ giúp đơ có hiệu quả, hiện nay gần 40 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang được hưởng trợ cấp từ quỹ Bảo vệ và chăm sóc trẻ em hỗ trợ. Tình trạng các vấn đề xã hội trên địa bàn đang là vấn đề nhức nhối của thị xã, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm, tệ nạn cờ bạc và tội phạm ...nhìn chung các tệ nạn xã hội đó đã và đang được ngăn chặn và đẩy lùi. 2-/ Đặc điểm chung của phòng. Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội được thành lập từ năm 1980 cùng với sự thành lập của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho uỷ và chính quyền về công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công chức, viên chức trong thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường. Trực tiếp phụ trách công tác thương binh liệt sỹ và người có công trên địa bàn hiện nay phòng chịu quản lý theo ngành dọc của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hoá đồng thời chịu sự quản lý theo ngành dọc của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn, phòng tổ chức chỉ đạo theo ngành dọc các ban chính sách xã, phường. Trong cơ cấu tổ chức cuả phòng, hiện nay phòng có 6 cán bộ phụ trách các mảng công việc khác nhau. Các lĩnh vực mà phòng phụ trách chủ yếu là: -Công tác tổ chức. -Công tác về lao động . -Công tác thực hiện chính sách người có công. -Các vấn đề xã hội: + Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. + Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. + Công tác về chế độ bảo trợ xã hội. - Các cán bộ trong phòng hiện nay đang phải kiêm nhiệm nhiều công việc, vì vậy, chất lượng chuyên môn của công việc không cao, một số công việc còn không được liên tục, kịp thời chẳng như công tác về lao động. Trong công tác này chỉ hoạt động theo thời điểm không được hoạt động theo thời kỳ, do đó thiếu về số liệu và sự quản lý chỉ mang tính ước lượng, thiếu tính thực tế.Trong thực tế công tác lao động lúc nào cần số liệu thì sang phòng thống kê xin số liệu. II-/ Phân tích công tác tổ chức của phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội-Thị xã Sầm Sơn-Thanh Hoá. 1-/ Cơ cấu cán bộ của phòng. STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ Trình độ Chuyên môn 1 Trịnh Minh Chính 1950 Trưởng phòng Đại học Quản trị kinh doanh 2 Nguyễn Đăng Can 1957 P. Trưởng phòng Đại học Quản trị kinh doanh 3 Đặng Minh Nhâm 1956 Chuyên viên Đại học Quản lý xã hội 4 Lê Ngọc Tố 1957 Chuyên viên Đại học Quản lý xã hội 5 Nguyễn Thái Hoà 1972 Kế toán Đại học Kế toán 6 Nguyễn Mạnh Hùng 1976 Chuyên viên Trung cấp Kế toán bảo trợ xã hội Trưởng phòng P.Trưởng phòng Cán bộ tổ chức và lao động Cán bộ PCTNXH và công tác trẻ em Cán bộ chính sách ưu đãi người có công Cán bộ kế toán và bảo trợ xã hội Sơ đồ - Cơ cấu cán bộ của phòng Sơ đồ - Cơ cấu bộ máy hoạt động của Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội. 2-/ Phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng. Phòng Tổ chức Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc Nhà nước để hoạt động nghiệp vụ. Biên chế năm trong tổng biên chế của uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, bố trí số lượng cán bộ từ 3-5 người để giúp uỷ ban nhân dân quản lý các mặt công tác lao động (theo luật lao động), công tác xoá đói giảm nghèo, đối tượng có công với cách mạng, đối tượng xã hội theo quy định bảo trợ xã hội.Thực hiện chinh sách đối với các đối tượng trên theo quy định của Nhà nước và công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Đồng thời thực hiện công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công chức, viên chức trong toàn bộ thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền ở cấp cơ sở xã, phường, ngoài ra thực hiện công tác tổ chức Nhà nước khác trên địa bàn.Theo quyết định số 210 TC/ UBTH ngày 11/ 7/ 1996 của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá). Việc thành lập phòng Lao động Thương binh và Xã hội và phòng Tôr chức chính quyền ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh trên cơ sở tách từ phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội. Việc thành lập phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội -Thị xã Sầm Sơn-Thanh Hoá được thành lập từ năm 1980 và đến năm 1985 tách thành 2 phòng nhưng đến năm 1989 lại hợp thành 1 phòng. Đến năm 1996 Chủ tịch tỉnh đã quyết định tách ra thành 2 phòng và đưa đến cho uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn và thị xã đã đưa về phòng để triển khai thực hiện, nhưng do điều kiện kinh tế của địa bàn hẹp, dân số ít nên đối tượng quản lý của phòng ít, vì vậy việc tách phòng không được thực hiện đúng với quyết định trên.Việc ghép phòng là hợp lý trong công tác tổ chức cán bộ, tuy nhiên cũng có hạn chế đó là các cán bộ trong phòng phải kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến từng công việc không được thực hiện liên tục, đầy đủ, kịp thời và chất lượng chuyên sâu của công việc không được cao. Theo sự phân tích yêu cầu của công việc thì phòng đang còn thiếu cán bộ do vậy theo chúng tôi cần phải tuyển thêm 1 cán bộ. *Phân tích chức năng và nhiệm vụ của phòng Theo thông tư liên tịch số 22/1997/TT-LĐTBXH_TCCP ngày 29/12/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức cán bộ chính phủ thì quyền hạn và nhiệm vụ của phòng như sau: +Nhiệm vụ và quyền hạn . -Xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, hàng năm, hàng tháng, hàng quý về công tác thương binh, liệt sỹ và người có công theo hướng dẫn của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn tổ chức triển khai thực hiện chương trình kế hoạch đã duyệt. -Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thủ tục, quy trình xác nhận các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công để trình lên cấp thẩm quyền quyết định. -Lập và lưu giữ quản lý danh sách người có công, thống kê tổng hợp, điều chỉnh chế độ được hưởng của các đối tượng người có công, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, hướng dẫn việc lập danh sách người có công ở các xã, phường. -Tổ chức thực hiện việc chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi, toàn bộ các khoản kinh phí cho lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công, thanh toán, quyết toán theo quy định cuả chế độ tài chính hiện hành. -Trả lời giải quyết các đơn thư khiếu lại của tập thể, cá nhân về chinh sách chế độ thương binh liệt sỹ và người có công theo thẩm quyền. -Lập danh sách mộ liệt sỹ và sơ đồ mộ chí ở nghĩa trangliệt sỹ, hướng dẫn viễc xây dưng tu bổ, nâng c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0223.doc
Tài liệu liên quan