Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại Công ty TNHH May Phù Đổng

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tiền lương, tiền thưởng luôn là mối quan tầm hàng đầu của người lao động bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, môi trường làm viêc, cơ hội thăng tiến,… Bởi nó là phần thu nhập chủ yếu của người lao động giúp người lao động đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của bản thân họ và gia đình. Vì vậy tiền lương, tiền thưởng chính là một chiến lược kích thích, động viên người lao động làm việc hiệu quả nhằm duy trì,củng cố và phát triển lực lượng

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại Công ty TNHH May Phù Đổng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động gắn bó với doanh nghiệp. Do đó chính sách tiền lương, tiền thưởng là một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt công tác trả lương, trả thưởng thì sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất đồng thời góp phần nâng cao đời sống của người lao động, khuyến khích họ làm việc có năng suất và hiệu quả hơn. Ngược lại sẽ dẫn tới sự chán nản ở người lao động, không khai thác hết mọi khả năng của người lao động. Để tiền lương, tiền thưởng phát huy vai trò của nó, tiền lương, tiền thưởng phải linh động phù hợp hoàn cảnh của xã hội, điều kiện của doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH May Phù Đổng, em đã tìm hiểu các vấn đề quản trị nhân lực và nhận thấy tiền lương, tiền thưởng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong công ty, hiệu suất làm việc, thái độ và tinh thần làm việc của người lao động. Mặc dù công ty đã quan tâm và hoàn thiện chính sách lương, thưởng sao cho phù hợp với thị trường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thấy tầm quan trọng của tiền lương, tiền thưởng, em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ lao động trong công ty bao gồm cả lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất. 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp. Phân tích chính sách lương thưởng mà công ty đang áp dụng từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Đưa ra phương hướng và giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong chính sách. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như báo cáo, văn bản , sách báo… phỏng vấn nhân viên lao động – tiền lương sau đó em sắp xếp thông tin, phân tích và sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp để nghiên cứu số liệu. 5. Kết cấu đề tài Nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương: Chương I : Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp Chương II: Phân tích thực trạng công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, tiền thưởng tại công ty TNHH May Phù Đổng. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn T.S Phạm Thúy Hương, các cán bộ thuộc khối quản lý và đặc biệt là bộ phận Lao động – tiền lương đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề này. Vì khoảng thời gian thực tập công ty TNHH May Phù Đổng chỉ kéo dài 15 tuần, nên những nhận định về công tác này có thể còn nhiều thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I. TỔNG QUAN VỀ TIỀN LƯƠNG 1. Tiền lương 1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến tiền lương Trong thực tế sản xuất và xã hội, khái niệm về tiền lương và tiền công thường được hiểu với nghĩa tương đương nhau và được sử dụng lẫn lộn để chỉ thù lao cơ bản và cố định mà người lao động nhận được trong tổ chức nhưng thực chất thì tiền lương và tiền công lại khác nhau. Tiền công1 là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền lương2 là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Trong từng thành phần và khu vực kinh tế tiền lương lại được thể hiện ở những hình thái riêng: Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp thì tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức của nhà nước trả cho cán bộ công nhân viên của mình trên cơ sở cơ chế, chính sách mà nhà nước qui định và được thể hiện trong thang, bảng lương của nhà nước. 1,2 Ths. Nguyễn Văn Điềm& PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân ( 2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Hà Nội, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Trong thành phần kinh tế thuộc khu vực ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động chi phối của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Tất nhiên tiền lương trong khu vực này vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước nhưng chủ yếu dựa trên những giao dịch trực tiếp, những thỏa thuận cụ thể giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở hợp đồng lao động tạo nên phương thức trả công. Công tác tiền lương là toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc hình thành, quản lý và phân phối tiền lương. Các hoạt động này được thực hiện trên cơ sở các quyết định của nhà nước, các bộ ngành có liên quan. Từ đó các doanh nghiệp tùy thuộc vào tình hình thực tế của mình mà áp dụng sao cho công tác đạt hiệu quả nhất. 1.1.2 Bản chất của tiền lương Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cho người sử dụng lao động. Qua hợp động lao động, người lao động và người sử dụng lao động đã cam kết trao đổi hàng hóa sức lao động: người lao động cung sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương theo thỏa thuận từ trước từ người sử dụng lao động. Sơ đồ thể hiện trao đổi hàng hóa sức lao động1: Thời gian đã cung Trình độ tay nghề Tinh thần, động cơ làm việc Sức lao động bỏ ra Người sử dụng lao động Người lao động Tiền công lao động Tiền lương cơ bản Phụ cấp, trợ cấp xã hội, phúc lợi Tiền thưởng Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 1 Nguyễn Tấn Thịnh (2000), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, khoa kinh tế và quản lý – trường ĐH Bách Khoa Hà Nôi Về mặt xã hội: Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu của người lao động ở một thời điểm nhất định. Khoản tiền đó phải được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động có tính đến mức lương tối thiểu do nhà nước qui định. Trong đó mức lương tối thiểu là khoản tiền lương trả cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất trong những điều kiện lao động bình thường, đủ để bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất mở rộng. Nói rõ hơn đó là số tiền bảo đảm cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và một phần để nuôi con cũng như bảo đảm đến lúc hết tuổi lao động. 1.2 Chức năng và vai trò của tiền lương. 1.2.1 Chức năng của tiền lương Chức năng tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động bao gồm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều đó có nghĩa là tiền lương bù đắp được sức lao động. Điều này có nghĩa là tiền lương bù đắp được sức lao động đã hao phí của người lao động từ đó nhằm duy trì năng lực làm việc làm việc lâu dài và hiệu quả của người lao động. Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương trả cho người lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận (bằng hợp đồng hoặc bằng miệng) giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nó phù hợp với quan hệ lao động và tuân theo quy luật cung cầu của thị trường lao động. Chính vì vậy, tiền lương là cơ sở để điều chỉnh giá cả hàng hóa sức lao động cho phù hợp với giá cả hàng hóa trên thị trường. Chức năng kích thích người lao động: Tiền lương sẽ có tác dụng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn khi họ được trả lương xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Như vậy tiền lương là đòn bẩy kinh tế, là động lực giúp cho người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình góp phần tăng năng suất lao động, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, gắn trách nhiệm của cá nhân với công việc và tập thể. Chức năng thanh toán và tích lũy: Chức năng này của tiền lương giúp cho người lao động có thể thanh toán các khoản chi tiêu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Điều này giúp cho người lao động có quyền tự tính toán, tự điều chỉnh và cân đối các khoản chi tiêu hợp lý khoản tiền mà họ nhận được sau một quá trình lao động. Chức năng tích lũy bảo đảm cho người lao động có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ không còn khả năng lao động hoặc gặp bất trắc rủi ro. 1.2.2 Vai trò của tiền lương Vai trò điều phối lao động: Với một chế độ tiền lương hợp lý và những điều kiện làm việc tốt chắc chắn người lao động sẽ tự động tìm đến làm việc đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc. Vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất: Tiền lương chính là lợi ích kinh tế thiết thực mà người lao động nhận được do hao phí sức lao động.Chính vì vậy, tiền lương có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý kinh tế, trong việc kích thích vật chất đối với người lao động. Khi người lao động nhận được tiền lương xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra thì họ sẽ nỗ lực làm việc và nâng cao trình độ nhằm tăng năng suất lao động. Vai trò thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp đặt ra các chỉ tiêu cần hoàn thành trong quá trình sản xuất thì một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp đạt được mục tiêu là tiền lương. Nó gắn trực tiếp với lợi ích mà họ nhận được nên họ sẽ cố gắng để hoàn thành và hoàn thành vượt mức để thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. 1.3 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương: Bản thân công việc Tiền lương trả cho người lao động Bản thân người lao động Xã hội và thị trường lao động Doanh nghiệp (Nguồn: Sinh viên tự xây dựng) Bản thân công việc: như độ phức tạp của công việc, Xã hội và thị trường lao động: sự phát triển của nền kinh tế xã hội, chi phí sinh hoạt, Luật pháp, lương trung bình của ngành đó trên thị trường, sự ưa chuộng của ngành nghề đó trên thị trường… Bản thân người lao động: Trình độ chuyên môn, thâm niên, tiềm năng cá nhân, mức độ hoàn thành công việc, thái độ làm việc… Về phía doanh nghiệp: Khả năng tài chính chi trả cho người lao động, chính sách tiền lương trong từng thời kỳ, quan điểm trả lương cho người lao động, văn hóa doanh nghiệp… 1.5 Nội dung của công tác tiền lương 1.5.1 Xây dựng và quản lý quỹ lương 1.5.1.1 Khái niệm và thành phần của quỹ lương Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác quỹ lương là tổng số tiền dùng để trả cho người lao động do cơ quan (doanh nghiệp) quản lý. Kết cấu của quỹ lương của doanh nghiệp thường bao gồm các loại sau: Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn thành Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì thời tiết hay thiếu vật tư Tiền lương trả cho CBCNV được nghỉ phép theo quy định, nghỉ họp Tiền lương trả cho người lao động được nghỉ để đi học theo chế độ Tiền lương trả cho người lao động được điều động đi công tác biệt phái Các phụ cấp theo qui định … Hiện nay theo qui định của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước thường xác định quỹ lương theo kế hoạch gồm các thành phần sau: QLc = QLkh + QLbs + QLtg Trong đó: QLc : tổng quỹ lương chung theo kế hoạch QLkh : tổng quỹ lương chung theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương QLbs: Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định QLbs: Quỹ lương bổ xung theo kế hoạch ( phép năm, nghỉ việc riêng, nghĩ lễ tết, nghỉ theo chế độ…) QLtg: Quỹ lương làm thêm theo giờ theo kế hoạch ( thsseo qui định của Bộ lao động thương binh & xã hội) 1.5.1.2 Sử dụng quỹ lương Với các doanh nghiệp của nhà nước về nguyên tắc, quỹ tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt tỉ lệ lợi nhuận trên vốn cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều thì được phép trích và chi quỹ tiền lương tương xứng với hiệu quả của doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo các điều kiện: bảo toàn vốn và không xin giảm khấu hao hoặc xin giảm các khoản nộp ngân sách nhà nước, tốc độ tăng của quỹ lương phải thấp hơn tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước tính trung bình cộng ở hai thời điểm ngày 1/1 va 31/12 cùng năm. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, chưa bảo toàn được vốn thì tổng quỹ lương của doanh nghiệp được trích và chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính theo: số lao động thực tế tham gia lao động sản xuất của doanh nghiệp với hệ số mức lương cấp bậc và mức phụ cấp theo quy định của nhà nước. 1.5.2 Phân phối và sử dụng quỹ 1.5.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm ( dịch vụ ) mà họ đã hoàn thành. Công thức: TL = ĐG X Q Trong đó: TL: tiền lương thực tế mà công nhân được nhận ĐG: đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm Q: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành. Đơn giá sản phẩm là lượng tiền dùng để trả cho một đơn vị công việc sản xuất ra đúng quy cách (đã được kiểm tra và nghiệm thu) Công thức: Lcbcv Q* ĐG = hoặc ĐG = Lcbcv x T Trong đó: Lcbcv: Lương cấp bậc công việc (tháng, ngày) Q*: Mức sản lượng của công nhân trong kỳ. T: Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Ưu điểm: Quán triệt tốt nguyên tắc phân phối theo lao động trong trả lương Có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ người lao động. Góp phần vào việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việc của người lao động. Nhược điểm: Dễ dẫn tới tình trạng người lao động chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng, không tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Hạn chế phạm vi áp dụng ( không áp dụng được với lao động quản lý). Các chế độ trả lương theo sản phẩm Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, có thể kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Ưu điểm Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động tăng tiền lương cách trực tiếp Nhược điểm: Dễ làm công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng. Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít chú ý đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết Chế độ trả lương sản phẩm tập thể Chế độ này áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động ( tổ sản xuất) mà công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện và các công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau. Ưu điểm Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các cá nhân trong tổ Nhược điểm: Hạn chế khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả tổ chứ không trực tiếp phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho những lao động làm các công việc phục vụ hay phụ trợ, phục vụ cho hoạt động của công nhân chính. Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ, phụ trợ, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động cho công nhân chính. Nhược điểm Tiền lương của công nhân phụ - phụ trợ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính mà kết quả này nhiều khi lại chịu tác động của các yếu tố khác. Chế độ trả lương sản phẩm khoán Chế độ trả lương sản phẩm khoán áp dụng cho những công viêc được giao khoán cho công nhân mà tính chất công việc mang tính đột xuất, công việc không thể xác định được một định mức lao động ổn định trong thời gian dài. Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh công việc giao khoán Nhược điểm: Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi khó chính xác. Việc trả sản phẩm khoán làm cho công nhân bi quan hay hay không chú ý đến một số việc, bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc được giao khoán. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng Chế độ này là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tích cực làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng, nâng cao trình độ để tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Việc tính toán các chỉ tiêu thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ tiền lương. Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến Chế độ này thường được áp dụng cho những khâu yếu trong trong sản xuất. Đó là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất. Ưu điểm: Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc để tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương sản phẩm lũy tiến. 1.5.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất mà công việc của họ không thể định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất của sản xuất nếu thực hiện trả công theo sản phẩm sẽ không bảo đảm được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. Công thức: TL = Lcbcv x T Trong đó: TL : tiền lương thực tế mà người lao động nhận được Lcbcv: Tiền lương cấp bậc giờ tính theo thời gian T: Thời gian thực tế đã làm việc của người lao động. Ưu điểm: Khuyến khích người lao động làm đầy đủ thời gian theo qui định Nhược điểm: Không phản ánh chính xác năng lực của mỗi cá nhân, thái độ làm việc của mỗi người trong quá trình làm việc nên không khuyến khích người lao động làm việc. Các chế độ trả lương trả lương theo thời gian: Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn Ưu điểm: Khuyến khích người lao động đến làm việc đầy đủ, đúng qui đinh Nhược điểm: Chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động, khó đánh giá công việc một cách chính xác đồng thời hình thức này mang tính chất bình quân, không khuyến khích người lao động sử dụng thời gian hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng Chế độ này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng, khi đạt được được các chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Ưu điểm: Chế độ trả lương này không những không phụ thuộc vào trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Nhược điểm: Các chỉ tiêu thưởng phải cụ thể và có thể lượng hóa được để đảm bảo công bằng khi xét thưởng nếu không sẽ không khuyến khích người lao động làm việc. II. TỔNG QUAN VỀ TIỀN THƯỞNG 1. Khái niệm và nội dung của tiền thưởng 1.1 Khái niệm Tiền thưởng là một khoản tiền bổ xung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong các biện pháp khuyến khích có hiệu quả nhất đối với người lao động cả về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần. Tiền thưởng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc trong thời gian ngắn… 1.2 Nội dung của tổ chức tiền thưởng Chỉ tiêu thưởng: bao gồm cả chỉ tiêu về chất lượng và số lượng gắn với thành tích của người lao động. Điều kiện thưởng: đưa ra để xác định những tiền đề, chuẩn mực để thực hiện một hình thức tiền thưởng nào đó. Nguồn tiền thưởng: là nguồn tiền có thể được dùng (toàn bộ hay một phần) để trả tiền thưởng cho người lao động Mức tiền thưởng: số tiền thưởng cho người lao động khi họ đạt các chỉ tiêu và điều kiện thưởng. 2. Các hình thức tiền thưởng: Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm Thưởng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu …Tùy vào điều kiện và yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức thưởng khác cho phù hợp. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. 1. Đối với doanh nghiệp Tiền lương, tiền thưởng là chi phí lao động – một phần của chi phí sản xuất trng khi mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp cần làm tốt công tác tiền lương, tiền thưởng để hạ thấp chi phí sản xuất từ đó tiến tới hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Không những vậy nó còn tạo ra bầu không khí đoàn kết trong doanh nghiệp góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển trong sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại nếu doanh nghiệp làm không tốt công tác tiền lương, tiền thưởng mà chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần thì sẽ dẫn tới một loạt các hậu quả như xảy ra các bất bình trong doanh nghiệp, các mẫu thuẫn nảy sinh do đời sống vật chất tinh thần của người lao động không được đảm bảo… 2. Đối với người lao động Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân người lao động và gia đình họ. Tiền lương được trả đủ và phù hợp giúp cho người lao động yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Không những vậy người lao động sẽ có động lực để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật… Nếu công tác tiền lương, tiền thưởng mà làm không tốt sẽ làm cho người lao động chán nản, làm việc không hiệu quả… ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Đối với xã hội Công tác tiền lương, tiền thưởng làm tốt sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Từ đó giảm gánh nặng cho xã hội, ổn định môi trường chính trị, nền kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội cũng đảm bảo.Nói tóm lại thì công tác tiền lương tiền thưởng cần được quan tâm đúng mức, luôn luôn phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu và đảm bảo đời sống cho người lao động. Từ đó tác động tích cực đến doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG 1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty TNHH May Phù Đổng Tên giao dịch: Phu Dong Garment Company.Ltd Tên viết tắt: Phu Dong Garco Trụ sở: Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội Điện thoại: 04. 38795573 Công ty TNHH May Phù Đổng (giấy phép thành lập công ty số 3016/GP/TLDN ngày 04/04/1997, giấy phép kinh doanh số 051572- công ty TNHH- do huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội cấp) được thành lập vào ngày 22/11/1996 trên cơ sở góp vốn giữa công ty May 10 - Tổng công ty dệt may Việt Nam (Quyết định thành lập số 226-CNN/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ) và Liên đoàn lao động huyện Gia Lâm ( Quyết định thành lập số 765/TC-QĐ ngày 28/09/1978 của Liên hiệp công đoàn thành phố Hà Nội). Công ty TNHH May Phù Đổng được thành lập với mục đích: sản xuất, gia công, tiêu thụ các mặt hàng may mặc và các hoạt động khác được nhà nước cho phép. Từ ngày 19/12/1996 đến ngày 31/05/1997, công ty hoạt động như một thành viên trực thuộc công ty May 10. Từ ngày 01/06/1997 đến nay, công ty là đơn vị hạch toán độc lập. Vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3.13 tỷ đồng trong đó công ty may 10 góp vốn 2.32 tỷ chiếm 74.12% và liên đoàn lao động Việt Nam góp 810 triệu đồng chiếm 25.88%. Mặc dù qui mô sản xuất vẫn còn nhỏ nhưng công ty đã thực sự khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Diện tích mặt bằng cả công ty bao gồm cả khu sản xuất và văn phòng là 1000m2 nằm nhờ trên đất của trụ sở liên đoàn lao động huyện Gia Lâm. Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty đã gặp một số khó khăn như: vốn ít, trang thiết bị chưa hiện đại, số lượng công nhân chưa nhiều, tay nghề của công nhân còn thấp, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao… Chính vì vậy, trong thời gian này công ty vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thì trong những năm gần đây, công ty đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công tác sản xuất cũng như công tác quản lý. Năm 2006 công ty được đánh giá là “ chi bộ vững mạnh” và được tặng cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH May Phù Đổng có chức năng là gia công và sản xuất các loại sản phẩm may mặc phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Trong điều lệ của công ty đã ghi rõ: công ty TNHH May Phù Đổng chuyên gia công những đơn đặt hàng của công ty may 10 đã gia công với khách hàng, chỉ khi nào công ty May 10 không cung ứng được việc làm thì công ty mới tự đứng ra ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Cũng trong mục tiêu ngày càng chủ động trong sản xuất và kinh doanh, bắt đầu từ năm 2001 công ty đã định hướng nghiên cứu và làm các đơn đặt hàng FOB. Tuy nhiên qua 2 năm thực hiện thì việc này tiến triển chậm do qui mô sản xuất của công ty nhỏ, vốn ít và quy chế hoạt động của công ty chưa thích nghi được với loại hình sản xuất kinh doanh có độ rủi ro cao này. Trên thực tế công ty đã tổ chức sản xuất và bán hàng cho một số đại lý, nhưng đây chỉ là những nguyên, vật liệu tiết kiệm được. 1.3 Sản phẩm chủ yếu Trong khả năng có thể sản xuất được tất cả các loại sản phẩm may mặc thông thường, từ áo sơ mi, áo Jacket đến quần âu, nhưng trong thực tế công ty chỉ chuyên may sơ mi nam. Các sản phẩm này được gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nên mẫu mã và các tiêu chuẩn chất lượng do khách hàng đặt ra công ty phải đáp ứng. Do đó, công ty rất thụ động trong việc đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Yêu cầu về chất lượng của từng đơn đặt hàng rất khác nhau, nhưng chất lượng sản phẩm của công ty được khẳng định trên cơ sở chất lượng của công ty May 10. Công ty May 10 có cử QA giám sát chất lượng từng công đoạn trong sản xuất của công ty TNHH May Phù Đổng. Khi sản phẩm đã hoàn thiện, bộ phận KCS của công ty đã kiểm tra xong, giao lại cho KCS của công ty May 10 kiểm tra, nếu đạt thì công ty May 10 mới báo cáo cho khách hàng kiểm tra và chấp nhận lô hàng. 1.4.Thị trường tiêu thụ sản phẩm và đối thủ cạnh tranh Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của công ty chủ yếu là gia công cho công ty may 10 nên thị trường tiêu thụ của công ty thông qua công ty May 10. Khách hàng đến với công ty TNHH May Phù Đổng thuê gia công rất đa dạng từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu… nhưng chủ yếu vẫn là thị trường Mỹ với 80% sản phẩm xuất khẩu sang đó, một phần nhỏ là làm đơn đặt hàng tiêu thụ trong nước hoặc các đơn đặt hàng của các đơn vị. Kết cấu sản xuất sản phẩm của công ty là mặt hàng xuất khẩu chiếm 94%, còn lại là mặt hàng nội địa. Đối thủ cạnh tranh của công ty May 10 cũng chính là đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH May Phù Đổng. Trong đó có thể kể đến các công ty thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam như: Thăng Long, Nhà Bè, Việt Tiến, Phương Đông, Đức Giang… và nhất là đối thủ lớn là Trung Quốc với các sản phẩm may không những đa dạng về mẫu mã mà giá thành lại rẻ. Sự cạnh tranh này diễn ra ngày càng khốc liệt khi chúng ta đã là thành viên của WTO. Điều này đòi hỏi thị trường may mặc nước ta nói chung và công ty TNHH May Phù Đổng nói riêng cần phải có chiến lược phát triển dài hạn không những đa dạng hóa sản phẩm mà còn phải tiết kiệm được chi phí. 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN 2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty SƠ ĐỒ 2.1- BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Bộ phận công vụ Thủ kho, thủ quỹ Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm ( KCS) Bộ phận y tế PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Bộ phân sửa máy Bộ phận kế hoạch Tổ là Tổ cắt Tổ may Khối quản lý Khối sản xuất HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Khối chuẩn bị sản xuất Bộ phận kỹ thuật Tổ hòm hộp Bộ phận lao động- tiền lương Bộ phận tài chính kế toán Kho nguyên phụ liệu Nguồn: Phòng quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Trong hệ thống trực tuyến - chức năng này, quan hệ quản lý từ giám đốc đến các bộ phận sản xuất là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các bộ phận theo từng chức năng riêng biệt để giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch, quản lý nhân sự, marketing, tài chính - kế toán, quản lý kỹ thuật - công nghệ sản xuất... Điểm nổi bật của mô hình này là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi một bộ phận có một chức năng riêng, tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề do đó sẽ phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng. Từ đó góp phần tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ cho ban lãnh đạo. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận + Hội đồng quản trị: là cơ quan điều hành cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty. + Giám đốc điều hành: là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trước hai sáng lập viên và hội đồng quản trị. + Phó giám đốc công ty: là người giúp giám đốc trong việc điều hành theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền, thay mặt giám đốc trong việc ra quyết định đối với các hoạt động của công ty trong thẩm quyền cho phép nếu giám đốc vắng mặt._.. Công ty được chia ra thành ba khối: - Khối sản xuất: gồm cả tổ sản xuất nhỏ (1 tổ cắt, 4 tổ may, 2 tổ là và 1 tổ hòm hộp). Khối sản xuất có 1 trưởng ca và mỗi tổ sản xuất đều có tổ trưởng. Trưởng ca là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách chỉ đạo một ca sản xuất và các mặt công tác: nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, tính toán nguyên phụ liệu của từng mã hàng, kiểm tra tài liệu kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, hướng dẫn cho cán bộ quản lý tổ sản xuất sắp xếp bố trí dây chuyền sản xuất công nghệ, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong ca phụ trách, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tổ trưởng các tổ sản xuất là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt sản xuất của tổ, trực tiếp chỉ đạo khâu kế hoạch – tiến độ sản xuất, khâu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của tổ phụ trách. - Khối quản lý: gồm bộ phận tổ chức lao động - tiền lương có nhiệm vụ giúp việc giám đốc về lĩnh vực tổ chức lao động tiền lương. Cụ thể là: giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động, chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động hợp lý trong công ty, xây dựng đơn giá tiền lương, xây dựng và thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty… Bộ phận tài chính – kế toán có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày theo qui định của Nhà nước, thu nhận, xử lý, hệ thống hóa toàn bộ các thông tin tài chính- kế toán, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính- kế toán. Ngoài ra công ty còn có 1 thủ kho, 1 thủ quỹ, bộ phận y tế, bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm và bộ phận công vụ. - Khối chuẩn bị sản xuất: gồm bộ phận kế hoạch có nhiệm vụ cung cấp các thông tin bằng số liệu cụ thể về tiến độ sản xuất trong từng khâu, từng công đoạn, quản lý chất lượng sản phẩm được sản xuất trong từng thời điểm, làm báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê, tham mưu cho giám đốc xây dựng các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ giác mẫu, sắp xếp các dây chuyền sản xuất, chịu trách nhiệm kỹ thuật của toàn bộ máy móc, thiết bị, cung cấp thông số kỹ thuật cho các bộ phận khác. Ngoài ra kho nguyên phụ liệu là nơi để chứa các nguyên liệu chính và phụ như vải các loại, chỉ… và thành phẩm. Bộ phận sửa máy có nhiệm vụ thường xuyên bảo quản, sửa chữa định kỳ các loại máy móc trong công ty. 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.1. Đặc điểm về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty 3.1.1. Qui trình công nghệ (sơ đồ 3.1) Mỗi loại sản phẩm đều có qui trình công nghệ chế tạo riêng. Qui trình công nghệ là một khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Không những vậy, nó còn chi phối đến công tác định mức, bố trí lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm. Quy trình công nghệ của công ty TNHH May Phù Đổng là qui trình chế biến phức tạp kiểu liên tục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước công việc làm bằng tay và bằng máy. Bộ phận sản xuất của công ty được chia thành các tổ sản xuất nhỏ bao gồm 1 tổ cắt, 4 tổ may, 2 tổ là, 1 tổ hòm họp, không có các chi nhánh cũng như các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Mỗi tổ sản xuất lại đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định. Tổ cắt có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu chính từ kho để cắt thành bán thành phẩm cung cấp cho các tổ may. Tổ may nhận bán thành phẩm từ tổ cắt và nhận phụ liệu từ kho lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tổ là sau khi nhận thành phẩm chuyển giao từ tổ may xuống có nhiệm vụ tiếp tục hoàn chỉnh thành phẩm. Tổ hòm hộp nhận thành phẩm từ tổ là và đóng góp theo yêu cầu của khách hàng. SƠ ĐỒ 2.2- QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM Chuẩn bị sản xuất Là May Cắt Kho vải Giác mẫu Kho thành phẩm Đóng gói Kiểm hóa Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Cụ thể các giai đoạn như sau: 15. Xếp thành phẩm vào hộp con 16. Xếp hộp đóng kiện 13. KCS là 14. Cho vải vào túi P.E 17. Kho thành phẩm 4. Phân bàn 9. Kho bán thành phẩm 8. Viết số phối kiện 7. Cắt, phá gọt 6. Xoa phấn, đục dấu 5. Trải vải 10. May 11. KCS may 12. Là 3. Phân bổ 2. Đo, đếm vải 1. Kho nguyên liệu 18. Xuất Bộ phận giác mẫu do phòng kỹ thuật của công ty đảm nhận, có nhiệm vụ nghiên cứu và thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu mẫu của khách hàng đặt, sau đó lắp ráp lên bìa cứng. Bộ phận từ 1 đến 4 là công đoạn chuẩn bị sản xuất do tổ chuẩn bị sản xuất đảm nhận, có nhiệm vụ tiếp nhận nguyên liệu về đưa vào kho sơ chế. Bộ phận từ 5 đến 14 do các tổ sản xuất đảm nhận, có nhiệm vụ cắt, lắp ráp sản phẩm (may sản phẩm), là gấp, kiểm tra sản phẩm và cho vào túi PE sau khi đã hoàn thành các công đoạn KCS may và KCS là. Bộ phận từ 15 đến 18 do tổ đóng gói và thủ kho đảm nhận. Đây là khâu cuối để đóng gói sản phẩm trước khi xuất kho. Đặc điểm của qui trình công nghệ này đòi hỏi phải phân công và hiệp tác lao động ở trình độ cao. Nếu xảy ra sự ứ đọng ở bất cứ khâu nào, bộ phận nào thì sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất cả về tiến độ sản xuất cũng như tiến độ giao hàng. 3.1.2. Máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng ( biểu 3.2) Với một doanh nghiệp sản xuất thì việc đầu tư tài sản cố định là không thể thiếu bởi nó sẽ đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và hiệu quả. Một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại kết hợp với trình độ công nhân viên cao dẫn tới một hệ quả tất yếu là chất lượng sản phẩm tăng, chi phí giảm, năng suất lao động cao hơn, giá thành hạ. Như vậy có thể khẳng định đầu tư máy móc thiết bị là điều kiện cần thiết, là bước đệm cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thực tế, công ty không ngừng đổi mới, trang bị máy móc thiết bị hiện đại và song song với nó là bảo trì, bảo dưỡng nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn chung, số lượng máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng là tương đối hiện đại. Mỗi công đoạn của dây chuyền sản xuất đều có những máy móc chuyên dụng đảm bảo quá trình chuyên môn hoá sản và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên để có thể tận dụng được đến mức cao nhất công suất sử dụng của máy móc thiết bị này đỏi hỏi trình độ người lao động cũng phải cao. Vì vậy đi đôi việc đổi mới trang thiết bị thì công ty cần quan tâm đến chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho người lao động và các vấn đề về an toàn lao động. BẢNG 2.1- SỐ LƯỢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐANG SỬ DỤNG STT Tên thiết bị Ký hiệu Số lượng 1 Máy may 1 kim thường DDL-5550 38 2 Máy may 1 kim thường DDL-5550N 9 3 Máy may 1 kim tự động DDL5550N-3 11 4 Máy may 1 kim lô chống nhăn DDL5550N-3 22 5 Máy may 1 kim dao xén tự động DLM5200N 11 6 Máy may 1 kim tự động sai biệt DLU5490-7 8 7 Máy may 1 kim tự động đặc biệt DDL9000SS 8 8 Máy may 2 kim thường LH3128 9 9 Máy thùa LBH-782 7 10 Máy thùa LBH-780 6 11 ... ... ... Tổng số thiết bị 230 Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng 3.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty BẢNG 2.2 - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG 2006-2008 Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu Tỷ đồng 7,67 7,89 8,61 2 Thuế nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 225 268 310 3 Lợi nhuận Triệu đồng 511 434 435 4 Thu nhập bình quân đầu người nghìn đ/ người 1.075 1.142 1.267 Nguồn: bộ phận kế toán-tài chính, Phòng quản lý,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Với doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, đây là dấu hiểu tốt cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả. Nó đảm bảo cho công ty không những đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế đáng kể mà còn đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của công ty và người lao động. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Năm 2007 tăng 67 nghìn đồng tương ứng với 6.23%, năm 2008 tăng 125 nghìn ứng với 10,94%. Mặc dù thu nhập bình quân này so với mặt bằng các ngành nghề của xã hội là thấp nhưng nếu so với mặt bằng của ngành may mặc nói riêng thì tương đối cao. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho người lao động để có thể cải thiện cuộc sống của mình và có thêm niềm tin để cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của công ty. Một chỉ tiêu nữa cũng cần phải xem xét đó là lợi nhuận của công ty. Đây là khoản còn lại mà công ty nhận được sau khi đã loại trừ đi các chi phí sản xuất. Nó phản ánh chính xác nhất năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn vào biểu số liệu thì lợi nhuận năm 2007 có sự giảm sút so với năm 2006 là 77 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2007 giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh và sức ép tăng lương cho người lao động đã làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh. Năm 2008 tình hình đã khởi sắc hơn, lợi nhuận đã tăng hơn so với năm 2007 tuy nhiên ở mức vẫn còn khiêm tốn là 1 triệu đồng. Mặc dù vậy cũng phải đánh giá cao sự góp sức, nỗ lực của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty trong việc chèo lái con thuyền May Phù Đổng có được kết quả như ngày hôm nay. 3.2. Đặc điểm tình hình sử dụng lao động của công ty 3.2.1 Biến động về số lượng lao động (biểu đồ 3.4) Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được trong bất kỳ một tổ chức nào. Nguồn nhân lực mà được sử dụng hợp lý sẽ tạo một lợi thế cho công ty trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà chưa cần xét tới qui mô to hay nhỏ hay lượng vốn dùng để đầu tư nhiều hay ít. Nguồn nhân lực ở công ty TNHH May Phù Đổng được sử dụng đã phù hợp hay chưa thì cần xem xét cơ cấu lao động của công ty mà trước hết là số lượng lao động đã được sử dụng qua các năm ở biểu đồ dưới đây. Số lượng BIỂU ĐỒ 2.1- SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG SỬ DỤNG QUA CÁC NĂM 2008 2007 2006 năm Nguồn: bộ phận lao động- tiền lương, phòng quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Nhìn vào biểu đồ hình ta thấy số lượng lao động giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 là 315 người thì năm 2007 chỉ còn 305 người giảm 10 người tương ứng với 3.17%. Năm 2008 số lượng lao động giảm 5 người so với năm 2007, tốc độ giảm đã chậm lại chỉ còn 1,63%. Nguyên nhân của vấn đề trên có thể rút ra hai nguyên nhân chính: Thứ nhất là do thu nhập trong ngành may mặc nói chung là thấp không đảm bảo cuộc sống cho người lao động nên người lao động có xu hướng nhảy việc để tìm việc làm khác với mức thu nhập cao hơn. Thứ hai là do tính chất của ngành nên số lượng lao động nữ nhiều nên gặp phải các vấn đề thai sản, nuôi con làm cho hiện tượng nghỉ việc một thời gian hoặc thôi việc tăng mạnh. Nhưng tốc độ giảm có xu hướng chậm lại là do nền kinh tế nói chung đang gặp khó khăn đặc biệt là năm 2008 vừa qua khủng hoảng tài chính tại Mỹ ảnh hưởng đến toàn cầu nên việc làm trở nên khan hiếm. Chính vì vậy, việc nhẩy việc có xu hướng trững lại. 3.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính BIỂU ĐỒ 2.2- CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH Nhìn vào biểu đồ cơ cấu có thể nhận ra sự mất cân bằng giới tính trong công ty. Trong tổng số 300 lao động hiện có của công ty thì lực lượng lao động nam có 56 người tương ứng với 18,67% còn lao động nữ có tới 244 người chiếm tới 81,33%. Tuy nhiên điều này lại phù hợp với ngành nghề mà công ty sản xuất đó là ngành may mặc. Đây là ngành đòi hỏi sự khéo léo, sự tỉ mỉ mà không quá nặng nhọc. Những đặc điểm này thường thấy ở người phụ nữ và phù hợp với họ. Tuy vậy với cơ cấu này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện các chế độ đối với lao động nữ như: ốm đau, thai sản, nuôi con… Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lại lao động như làm ca kíp để có thể thực hiện đúng thời gian giao hàng. 3.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ BẢNG 2.3- CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ STT Chỉ tiêu Số lượng % so với tổng số 1 Tổng số lao động toàn công ty 300 100 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Lao động trực tiếp sản xuất Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Lao động gián tiếp Trung cấp và sơ cấp Cao đẳng và Đại học Trên đại học 263 147 55 36 24 19 37 7 30 0 87.67 55.89 20.91 13.68 9.13 7.22 12.33 18.9 81.1 0 Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, danh sách lao động năm 2008 Qua bảng biểu trên có thể nhận thấy, trình độ lao động của công ty không cao. Lao động trực tiếp sản xuất chủ yếu ở trình độ bậc 1 và bậc 2 còn những công nhân có trình độ lành nghề ở bậc 4 và bậc 5 ít. Điều này sẽ gây những khó khăn không nhỏ đối với công ty vì những máy móc thiết bị mà công ty đang áp dụng đều tiên tiến và hiện đại đòi hỏi những đội ngũ lao động phải có trình độ cao thì mới có thể áp dụng được. Vì vậy để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường được thì đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của công ty. Còn về lao động gián tiếp thì cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý. Số người có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ cao với 81,1% sẽ hứa hẹn mang đến cho công ty những phương pháp và cách thức quản lý tiên tiến và phù hợp với điều kiện của công ty. 3.2.4. Cơ cấu lao động theo nghề hiện tại BIỂU ĐỒ 2.3- CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGHỀ Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, danh sách lao động năm 2008 Với sản phẩm là hàng may mặc thì công đoạn may là quan trọng nhất và cần có nhiều lao động nhất. Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu lao động được phân chia theo nghề là hoàn toàn hợp lý. Tất nhiên với số lượng lao động như thế này thì có thể thấy qui mô sản xuất vẫn còn ở mức vừa. 3.2.5 Cơ cấu lao động theo độ tuổi ( bảng 3.8) Qua những số liệu được thể hiện trong bảng 3.8 về cơ cấu lao động theo tuổi ở dưới có thể nhận thấy rằng công ty đang duy trì một đội ngũ lao động trẻ, số lượng lao động trong nhóm tuổi từ 24-29 chiếm tỷ lệ cao nhất với 40.67% và sau đó là nhóm tuổi từ 30-35 là 27.33%. Chỉ có khoảng 2.34% lao động có độ tuổi trên 47. Điều này vừa có những thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn. Sở dĩ như vậy vì lực lượng lao động trẻ là đội ngũ năng động, nhiệt tình có sức khỏe, nhanh chóng thích nghi với những môi trường làm việc nhưng đây cũng là lực lượng dễ nhảy việc nhất nếu điều kiện làm việc không đáp ứng yêu cầu của họ. Điều này đòi hỏi công ty phải có chính sách đãi ngộ cho phù hợp để có thể giữ chân nhân viên của mình trong dài hạn. BẢNG 2.4- CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỘ TUỔI Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 18-23 25 8.33 24-29 122 40.67 30-35 82 27.33 36-41 43 14.33 42-47 21 7 >47 7 2.34 Tổng 300 100 Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, danh sách lao động năm 2008 II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG. 1. Nguyên tắc quản lý và phân phối quỹ lương của công ty. 1.1 Cơ sở hình thành quỹ lương Quỹ lương của công ty May Phù Đổng được hình thành dựa trên chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu thực tế và doanh thu kế hoạch hàng tháng của công ty được tính theo công thức như sau: Doanh thu kế hoạch = số lượng hàng dự kiến sản xuất x giá gia công sản phẩm đã thỏa thuận với khách hàng Doanh thu thực tế = số lượng sản phẩm thực tế sản xuất x giá gia công ghi trong hợp đồng Quỹ tiền lương của công ty được tính theo công thức sau: Quỹ lương = 53% x doanh thu. Như vậy quỹ lương hàng tháng, quý , năm của công ty phụ thuộc vào doanh thu hàng tháng, quý, năm. Ví dụ: Doanh thu kế hoạch tháng 12/2008 = 784.773.486 ( đồng) Quỹ lương kế hoạch tháng 2/2008= 784.773.486 x 53%= 415.929.948 (đồng) Doanh thu thực tế tháng 12/2008 = 694 450 943 ( đồng). Quỹ lương thực tế tháng 12/2009 = 53% x 694.450.943 = 368 059 000 ( đồng) 1.2 Nguyên tắc chung về phân phối tiền lương tại công ty May Phù Đổng Lương cấp bậc công nhân của người lao động được giữ nguyên để làm căn cứ tính lương những ngày công học tập, họp, công phép, nghỉ lễ, tết và công nghỉ BHXH và làm căn cứ để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Phần thu nhập chính của người lao động là tiền lương theo kết quả SXKD và được tính căn cứ vào cấp bậc công việc và hiệu quả công việc của từng người. Hệ số thu nhập là thước đo hiệu quả sản xuất của từng người lao động. Nó sẽ do hội đồng quản trị công ty quyết định trên cơ sở định biên lao động và nhiệm vụ được giao. Trong cùng một cấp bậc công việc, nếu là kỹ sư và thêm vào đó làm việc có hiệu quả hơn thì sẽ có hệ số thu nhập cao hơn. Nếu cùng là kỹ sư, cùng làm công việc có cấp bậc như nhau thì ai làm việc có hiệu quả hơn thì người đó sẽ có hệ số thu nhập cao hơn. Người phụ trách trong đơn vị là người có mức thu nhập cao nhất trong đơn vị đó. Cơ cấu quỹ tiền lương như sau: 90% quỹ lương dùng để chi trả trực tiếp cho người lao động thông qua hình thức chi trả lương và tiền thưởng trong lương cho người lao động bao gồm: Khối công nhân may: 64,18% Khối công nhân cắt: 8,48% Khối công nhân Là: 15% Khối quản trị, chuẩn bị sản xuất, phục vụ: 10,42% 2% quỹ lương dùng để làm quỹ dự phòng. 8% quỹ lương dùng để làm quỹ khen thưởng. 2. Phân tích công tác trả lương cho người lao động Tại công ty TNHH May Phù Đổng hiện nay đang áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và trả lương theo thời gian có cải tiến. Với tính chất là ngành sản xuất nên số lượng lao động trả theo sản phẩm chiếm phần lớn so hình thức trả lương theo thời gian. Cụ thể như sau BẢNG 2.5- TỶ TRỌNG LAO ĐỘNG HƯỞNG LƯƠNG THEO TỪNG HÌNH THỨC STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Tổng số lao động 300 100 2 Trả lương theo sản phẩm + cắt + may + Là + Kiểm hóa + Hòm hộp 246 27 172 31 9 7 82 9 57,33 10,33 3 2,34 3 Trả lương theo thời gian + lao động quản lý + chuẩn bị sản xuất 54 37 17 18 12,33 5,67 Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, danh sách lao động năm 2008 2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm Đối tượng: Khối trực tiếp sản xuất của công ty bao gồm cắt, may, là, hòm hộp, kiểm hóa. Tiền lương của công nhân sản xuất được tính dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm (chi tiết) mình làm ra. Công thức: Lương thực lĩnh: Ltl = Lsp+ Lcđ + Ltg+Pc - BHXH,BHYT Trong đó: Ltl: Tiền lương thực lĩnh Lsp: Lương sản phẩm của công nhân Lcđ: Lương hưởng theo chế độ của công nhân như ngày nghỉ, lễ tết, nghỉ phép, họp, học… Ltg: Lương cho những ngày làm công việc ngoài công việc có định mức. Pc:Tiền phụ cấp theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nóng, phụ cấp độc hại, thêm giờ… BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: bảo hiểm xã hội Lương sản phẩm: Lsp = ĐGi x Q (i=1,n) Trong đó: ĐGi: Đơn giá tiền lương sản phẩm (chi tiết) ở công đoạn i Q: Số lượng sản phẩm thực tế làm ra n: số công đoạn của sản phẩm Như vậy lương sản phẩm trả cho người lao động sẽ dựa vào hai chỉ tiêu là đơn giá và số lượng sản phẩm (chi tiết) làm ra. Đơn giá tiền lương của mỗi công đoạn sẽ được tính căn cứ vào thời gian qui chuẩn (tính theo giây) và đơn giá tiền lương tính cho 1 giây chuẩn. Thời gian quy chuẩn của mỗi bước công việc là thời gian tiêu hao của công nhân cho bước công việc đó sau khi đã điều chỉnh hệ số phù hợp với cấp bậc công việc đó. Nó được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao của từng công đoạn, mức phụ cấp và hệ số quy chuẩn. Cụ thể như sau: Công việc bậc 2: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 0,88 Công việc bậc 3: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,00 Công việc bậc 4: Thời gian quy chuẩn = Thời gian chế tạo x 1,13 Công việc bậc 5: Thời gian quy chuẩn = thời gian chế tạo x 1,43 Đơn giá tiền lương tính cho một giây chuẩn hiện đang áp dụng tại công ty là 70 đồng/1 giây. Nó được xác định dựa trên thang lương và thời gian chế tạo của một chiếc áo sơ mi chuẩn. Lương hưởng theo chế độ: Lcđ = Lp + Ll + Lđh + Lcn Lương phép (Lp): Được tính theo công thức sau: HCBCN x Smin 26 Lp = x Số ngày nghỉ phép HCBCN: Hệ số cấp bậc công nhân dùng làm căn cứ để tính lương những ngày công đi học, họp, nghỉ phép, lễ, tết, và đồng thời cũng là căn cứ để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Smin: là tiền lương tối thiểu mà nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp. Hiện nay mức Smin mà công ty đang áp dụng đúng theo qui định của nhà nước là 540 000. Lương lễ, tết ( Ll): HCBCN x Smin 26 Công thức như sau: Ll = x ngày lễ, tết Lương đi học (Lđh) Công thức: HCBCN x Smin 26 Lđh = x số ngày đi học x Hđh Hđh: là hệ số đi học nhằm trợ cấp thêm cho những người đi học như tiền xăng, ăn trưa… HCBCN x Smin 26 Lương chăm sóc con nhỏ (LCN) cũng được tính tương tự như các trường hợp trên. số ngày được nghỉ theo qui định để chăm sóc con nhỏ LCN = x Lương làm thêm giờ (Ltg): được áp dụng theo qui định của nhà nước 150% tiền lương giờ theo cấp bậc công việc nếu làm thêm vào ngày thường và 200 % tiền lương giờ theo cấp bậc công việc nếu làm thêm vào ngày lễ) Khấu trừ BHXH, BHYT bao gồm 2 khoản chính: Bảo hiểm xã hội ( BHXH): BHXH = HCBCN x 540000 x 5% Bảo hiểm y tế ( BHYT): BHYT = HCBCN x 540000 x 1% Cụ thể trả lương cho bộ phận may như sau: Áp dụng cách tính như trên có đơn giá tiền lương cho công đoạn may thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây: Bảng 2.6- Định mức thời gian chế tạo chi tiết 1 sản phẩm tính cho công đoạn may (Áo sơ mi dài tay: VẢI UNI MÀU) STT Nội dung bước công việc CBCV Thời gian chế tạo Thời gian quy chuẩn Đơn giá tiền lương (1) (2) (3) (4) (5 = (4) x Hqc) (6 = (5) x 70 đ) 1 May lộn bản cổ ĐM dao xén 4 50 57 3990 2 May diễu bản cổ 3 36 36 2520 3 Ghim mo bản cổ 3 10 10 700 4 Đặt mẫu sửa chân cổ, vào 3 lá 4 56 63 4410 5 Mí chặn chân cổ 3 25 25 1750 6 Tra mí cổ gài nhãn 4 131 148 10360 7 May nẹp cúc, cữ 3 25 25 1750 8 May nẹp khuyết 2 cạnh ( cữ) 3 52 52 3640 9 May mí miệng túi 3 10 10 700 10 May dán túi HC 4 52 59 4130 11 … … … … … 12 Tổng thời gian 1940 1972 138040 13 Thời gian bình quân 46 giây Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: Với bước công việc may lộn bản cổ ĐM dao xén có cấp bậc công việc là bậc 4 ( Hqc = 1,13) và bấm giờ cho thấy thời gian thực hiện bước công việc này là 50 giây thì đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm như sau: + Thời gian quy chuẩn = 50 x 1,13 = 57 (giây) + Đơn giá tiền lương tính cho bước công việc này là 57x 70= 3990 ( đồng). Đối với tổ trưởng, tổ phó tổ may, kiểm hóa may thì đơn giá tiền lương được tính như sau: Công thức: ĐG = (TG : n) x (K :1.78) Trong đó: ĐG: đơn giá tiền lương áp dụng với tổ trưởng, tổ phó, kiểm hóa may. TG: tổng giây tính lương cho cả mã hàng tính cho 1 tổ n : số công nhân trong 1 tổ K: hệ số lương ( tổ trưởng tổ may là 3,48; tổ phó may k= 3; tổ trưởng kiểm hóa may k = 2,8; kiểm hóa may k = 2,4) Với mã hàng PĐ TK (loại vải UNI Màu) đơn giá tiền lương tính trên 100 sản phẩm theo chức vụ của công đoạn may được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.7- Đơn giá tiền lương theo chức vụ ở bộ phận may STT Chức vụ Thời gian qui chuẩn ( đv: giây) Đơn giá ( đv: đồng) 1 Tổ trưởng tổ may 89,6 6272 2 Tổ phó tổ may 77,3 5131 3 Tổ trưởng kiểm hóa 72,1 5047 4 Kiểm hóa 61,8 4326 Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: đơn giá tiền lương áp dụng cho tổ trưởng tổ may như sau: + thời gian quy chuẩn : G = ( TG:n) x ( K: 1,78) = ( 1972 : 43) x ( 3,48 : 1,78) = 89,6 ( giây) + đơn giá tiền lương tính cho 100 sản phẩm: L = G x 70 = 89,6 x 70 = 6272 ( đồng) Dựa trên bảng định mức tiêu hao của mỗi công đoạn, mỗi mã hàng khác nhau phòng kỹ thuật lại có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế về chất liệu vải, tình hình máy móc thiết bị của công ty… Dựa trên bảng định mức chế tạo cho từng công đoạn, mỗi mã hàng và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ tổ trưởng, tổ phó may sẽ tổng hợp và tính được tổng giây quy chuẩn để tính lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm của công nhân bộ phận may tháng 12/2008 được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.8: Tiền lương sản phẩm của tổ may 1 tháng 12/ 2008 STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Thời gian quy chuẩn Tiền lương sản phẩm (1) (2) (3) (4) (5) (6 = (5) x 70 đ) 1 Nguyễn Đức Thắng 1,78 21 17.658,4 1.236.088 2 Hoàng Minh Tâm 1,78 20 16.124,8 1.128.736 3 Nguyễn Thị Năm 1,58 18 11.652,5 815.675 4 Hà Thị Nhân 1,58 20 13.207,4 924.518 5 Vũ Thị Bích 1,58 21 13.958,2 977.074 … … … … … … Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Bảng lương sản phẩm này sẽ được gửi cho cán bộ tiền lương để tổng hợp và tính toán lương thực lĩnh cho từng người lao động. Dưới đây là bảng lương thực lĩnh trả cho công nhân bộ phận may tháng 12/2008: Bảng 2.9: Danh sách chi tiết lương thực lĩnh của bộ phận may tháng 12/2008 STT Họ và tên Hệ số lương Ngày công Lương sản phẩm ( Đồng) Nghỉ phép Lễ , tết Khấu trừ Thực lĩnh ( Đồng) công tiền BHXH BHYT Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Nguyễn Đức Thắng 1.78 21 1.236.088 0.5 18485 57672 1.196.901 2 Hoàng Minh Tâm 1.78 20 1.128.736 2 73938 57672 1.145.002 3 Nguyễn Thị Năm 1.58 18 815.675 1 32815 51192 797.298 4 Hà Thi Nhân 1.58 20 924.518 0 0 51192 873.326 5 Vũ Thị Bích 1.58 21 977.074 1 32815 51192 958.697 6 … … … … … … … … … … Công ty TNHH May Phù Đổng Tổ may 1 Bảng 2.9- Bảng lương thực lĩnh tháng 2 năm 2008 Nguồn: Bộ phận lao động – tiền lương, Phòng quản lý, công ty TNHH May Phù Đổng Ví dụ: Lương thực lĩnh của anh Nguyễn Đức Thắng như sau: + Lương sản phẩm: Lsp = G x 70 = 17.658,4 x 70 = 1.236.088 ( đồng) 1,78 x 540000 26 + Lương nghỉ phép: Lp = x 0,5 = 18.485 (đồng) + Khấu trừ gồm 2 khoản: BHXH = (1,78 x 540000) x 5% = 48060 ( đồng) BHYT = ( 1,78 x 540000) x 1% = 9612 (đồng) Tổng cộng Ltl = 1.236.088 + 18.485 – 48060- 9612 = 1.196.901 (đồng) Các bộ phận khác như cắt, là, hòm hộp cũng được áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân và cách thức tính tương tự như bộ phận may. Nhận xét về hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân áp dụng cho bộ phận sản xuất: Về cơ bản công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho công nhân sản xuất trực tiếp là hợp lý. Mặc dù dây chuyền sản xuất là liên tục và cấn có sự phối hợp nhịp nhàng nhưng các hoạt động của mỗi người là tương đối độc lập, dễ xác định và tương đối chính xác.Hơn nữa phương pháp tính lương khá đơn giản, dễ hiểu. Bởi người công nhân chỉ cần dựa vào đơn giá tiền lương, số sản phẩm làm ra là đã có thể tính được lương sản phẩm cho bản thân. Điều này góp phần tạo nên tính minh bạch trong việc trả lương do đó hạn chế những thắc mắc, bất bình từ phía người lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào cấp bậc công việc còn cấp bậc công nhân chỉ dùng làm căn cứ để tính lương các ngày nghỉ, lễ, tết, hay để trích các khoản khấu trừ như BHXH, BHYT. Điều này đã phản ánh được việc trả lương đã gắn với gắn với kết quả lao động của mỗi cá nhân, áp dụng nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít nên thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Đồng thời tạo ra sự công bằng trong việc trả lương – một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của công tác trả lương. Có như vậy, người lao động mới yên tâm sản xuất và phục vụ cho công ty bởi những nỗ lực của họ sẽ được công ty ghi nhận. Tuy nhiên chế độ trả lương này mới chỉ căn cứ vào mức và số lượng sản phẩm làm ra mà chưa quan tâm đến thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ máy móc, tiết kiệm nguyên vật liệu để giảm chi phí cho công ty. 2.2 Hình thức trả lương theo thời gian Đối tượng áp dụng: Bộ phận quản lý, bộ phận chuẩn bị sản xuất của công ty trả lương theo thời gian có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của công ty. Tức là hình thức trả lương vừa theo cấp bậc công việc vừa gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Quỹ lương trả cho các bộ phận này chiếm 10,42% quỹ lương dùng để chi trả trực tiếp cho người lao động. Trong đó 85% của quỹ lương này dùng để trả lương theo cấp bậc công việc và 15% còn lại dùng để trả thưởng. Công thức: LLĐQL = ( Lcbcv x T) + Lcđ + Ltg+ Pc – BHXH, BHYT Trong đó: LLĐQL: Tiền lương của lao động quản lý, phục vụ sản xuất Lcbcv: Lương cấp bậc công việc của lao động quản lý, phục vụ sản xuất T: Ngày công làm việc thực tế Lcđ: Tiền lương cho những ngày người lao động nghỉ lễ, tết, phép, họp, học… Ltg: Tiền lương ch những ngày làm công việc ngoài công việc có định mức trong tháng Pc: Tiền phụ cấp khác ngoài lương như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nóng, phụ cấp độc hại, … BHXH, BHYT: Bảo hiểm xã hội ( chiếm 5% tiền lương tháng của người lao động, bảo hiểm y tế (chiếm 1% tiền lương tháng của người lao động). Lương cấp bậc công việc (LCBCV) Công thức: LCBCV = HCBCV x Tiền lương của một hệ số CBCV/ 1 ngày công x T Trong đó: HCBCV : Hệ số cấp bậc công việc được qui định cho từng chức danh công việc dựa trên bảng lương của nhà nước và có sự điều chỉnh theo tình hình thực tế của doanh nghiêp. Ở công ty TNHH May Phù Đổng cấp bậc công việc theo chức vụ quản lý được xây dựng dựa trên cơ sở: công việc đảm nhận, mức độ phức tạp của công việc, trình độ của lao động quản lý và kết quả SXKD của công ty. Dưới đây là bảng thể hiện hệ số cấp bậc công việc của các chức danh quản lý: Bảng 2.10- Hệ số cấp bậc công việc của chức danh quản lý STT Chức danh HCBCV 1 Giám đốc công ty 5,00 2 Phó giám đốc công ty 4,73 3 Kế toán trưởng 3,82 4 Cán bộ kế hoạch - vật tư 2,06 5 Cán bộ lao động – tiền lương 2,06 6 Trưởng ca 4,45 … … … 2Nguồn: Bộ phận lao động- tiền lương, khối quản lý công ty TNHH May Phù Đổng Tiền lương của một hệ số cấp bậc công việc/ 1 ngày công = Quỹ lương trả cho người lao động quản lý theo CBCV : ∑( Hệ số CBCV của người lao động thứ i x số ngày làm việc thực tế trong tháng của người lao động thứ i) T: số ngày làm việc thực tế của người lao động. Để hiểu rõ hơn về cách thức trả lương theo thời gian, ta hãy nghiên cứu bảng 4.7 dưới đây thể hiện tiền lương của khối quản lý, phục vụ sản xuất của công ty tháng 12/2008. Bảng 2.11- Tiền lương khối quản lý phục vụ STT Họ và tên Chức danh Hệ số CBCV Ngày công Tiền lương 1 Dương Đức Thanh Giám đốc 5,00 22 2.844.050 2 Nguyễn Thị Thu Giang Phó giám đốc 4,73 22 2.690.471 3 Nguyễn Thành Huy Trưởng ca 4,45 22 2.531.204 4 Đỗ Huy Trung Trưởng ca 4,45 22 2.531.204 5 Vũ Đình Hiền Kế toán 3,82 21 2.172.854 6 Nguy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22154.doc
Tài liệu liên quan