môn lịch sử các học thuyết kinh tế
Đề bài: Trên cơ sở của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp, anh (chị) hãy phân tích cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay.
Trả lời: Như chúng ta đã biết, từ trước khi xuất hiện trường phái chính hiện đại đã có những trường phái khác nhau cùng tồn tại và phát triển, đó là các trường phái Keynes, và trường phái cổ điển mới, mỗi trường phái có những ưu và nhược điểm riêng, đến khi xuất hiện trường phái chính hiện đại là sự kết hợp chung l
9 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại của các trường phái, đó là sự kết hợp lý thuyết của trường phái Keynes, trường phái cổ điển và một số trường phái khác để đưa ra lý luận chung gọi là nền kinh tế hỗn hợp, tác giả tiêu biểu của trường phái này là Samuelson và tác phẩm này được trình bày thành hai phần: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
- Kinh tế vi mô: được dùng làm cơ sở cho sự hoạt động của các doanh nghiệp
- Kinh tế học vĩ mô: phần này được dùng làm cơ sở cho các chính sách của Nhà nước. Trong tác phẩm kinh tế học này 2 tác giả có đề cập tới những lý luận sau:
+ Lý thuyết giới hạn của trường phái tân cổ điển
+ Lý thuyết về sự thăng bằng tổng quát của tác giả Leonwalvacic
+ Quy luật năng suất lao động bất tương xứng, Ricardo đã đề cập tới
+ Thuyết 3 nhân tố của sản xuất, tác giả Say
+ Lý thuyết về mô hình số nhân của Keynes
Về mặt lịch sử lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp này xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nó được một số tác giả ở Mỹ tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Sau khoảng thời gian trên Samuelson lại phát triển thêm một bước nữa.
Nếu như trường phái cổ điển và cổ điển mới say sưa với bàn tay vô hình và thăng bằng tổng quát, thì Samuelson say sưa với chủ trương phát triển kinh tế dựa vào cả “hai bàn tay” tức là cơ chế thị trường tự do với các quy luật vốn có của nó và sự can thiệp của chính phủ.
Samuelson cho rằng “điều hành một nền kinh tế mà không có chính phủ thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”.
Dựa vào cơ chế thị trường có nghĩa là dựa vào bộ máy tự hoạt động của cung cầu, giá cả với môi trường cạnh tranh, lợi nhuận và các quy luật vận hành khách quan. Nhưng thực tế kinh tế thị trường vẫn có những khuyết tật, vẫn còn nhiều vấn đề mà tự nó không thể giải quyết được. Vì vậy Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế thông qua việc thiết lập pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bố tài nguyên, tác động vào việc phân bố thu nhập. Qua đó đảm bảo hiệu quả, công bằng và ổn định trong phát triển kinh tế. Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để ngăn chặn khủng hoảng, thất nghiệp tạo việc làm đầy đủ, nhưng đồng thời phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh.
Ngày nay “kinh tế hỗn hợp” đang thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế ở mọi trường phái và xu hướng khác nhau. Theo Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh sản xuất tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm cuả một tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Theo ông cơ chế thị trường không phải là một sự hỗn độn mà đây là một trật tự kinh tế.
Là một cơ chế tinh vi để hỗn hợp giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua hệ thống giá cả. Nó là một phương tiện mà qua đó để tập hợp những suy nghĩ và hành động của hàng triệu cá nhân trong xã hội.
“Một nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp một cách không tự giác. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau, không có bộ não trung tâm nó vẫn giải quyết bài toán mà máy tính lớn nhất hiện nay cũng không thể giải nổi, không ai thiết kế ra nó. Nó tự xuất hiện và cũng như xã hội loài người, nó đang thay đổi”. Trên thị trường có thị trường hàng tiêu dùng, dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, tư bản...) trong đó giá cả là phương tiện phát tín hiệu của xã hội, sự biến động của nó làm trạng thái cân bằng cung cầu biến đổi thường xuyên: kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua. Người tiêu dùng bỏ phiếu bằng đô la chọn điểm nằm trên ranh giới khả năng sản xuất.
Thứ hai là kỹ thuật hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất không vượt giới hạn khả năng sản xuất.
Thị trường đóng vai trò hòa giải giữa sở thích người tiêu dùng và hạn chế kỹ thuật. Bàn tay vô hình đôi khi dẫn nền kinh tế tới sai lầm và các khuyết tật. Ô nhiễm môi trường, độc quyền phá hoại cạnh tranh, khủng hoảng thất nghiệp, phân phối bất bình đẳng. Do đó cần phối hợp với “bàn tay hữu hình” của thuế khóa, chỉ tiêu và luật lệ của chính phủ.
Trong cơ chế thị trường nhất thiết phải có 3 yếu tố là: hàng hóa, người bán, và có người bán và có người mua.
Hàng hóa: gồm ba loại là: Hàng tiêu dùng, các dịch vụ, các yếu tố của sản xuất. Gồm ba yếu tố (lao động, đất đai, tư bản)
Những hàng hóa này làm hình thành nên thị trường hàng tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Đối với hàng hóa có giá cả khi có nhiều người mua thì người bán sẽ tăng giá. Do đó dẫn tới việc tăng cung.
Người bán và người mua trên thị trường luôn luôn tác động lẫn nhau để xác định 2 yếu tố là: giá cả hàng hóa và số lượng hàng hóa được bán trên thị trường. Theo Samuelson trong cơ chế thị trường có hệ thống tự tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất giá cả trên thị trường là tín hiệu xã hội để giúp cho người sản xuất trả lời ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Để thấy rõ vai trò của chính phủ, chúng ta nêu ra một số nhược điểm cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường dưới sự tác động của bàn tay vô hình thường dẫn tới những khuyết tật sau:
- Do việc chạy theo lợi nhuận tối đa, cho nên các doanh nghiệp thường hay làm ô nhiễm môi trường phá hoại cân bằng sinh thái.
- Cơ chế thị trường dễ dẫn tới sự độc quyền như vậy nó phá vỡ cơ chế cạnh tranh tự do ị nó làm mất động lực cho sự phát triển kinh tế.
- Cơ chế thị trường gằn liền với các căn bệnh như: khủng hoảng, thất nghiệp, đầu cơ, hàng giả, trốn thuế.
- Cơ chế thị trường dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo. Nguồn gốc là sự phân phối thu nhập không công bằng. Chính do những khuyết tật trên, cần phải có sự kết hợp giữa bàn tay vô hình với sự can thiệp của chính phủ.
Để khắc phục được những khuyết tật trên của cơ chế thị trường, cần có vai trò can thiệp của chính phủ, theo Samuelson vai trò đó thể hiện ở bốn chức năng cơ bản sau:
- Chính phủ phải xây dựng được hệ thống pháp luật để phục vụ cho việc kinh doanh tạo được hành lang pháp lý cho kinh doanh. Cụ thể bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
+ Quy định được tài sản của các doanh nghiệp
+ Quy định trách nhiệm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, nghĩa vụ doanh nghiệp đối với xã hội (thuế...)
- Sửa chữa, khắc phục những thất bại của thị trường, nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Để làm được điều đó cần phải giải quyết bốn vấn đề sau:
+ Ban hành luật chống độc quyền để duy trì được sự cạnh tranh, làm tăng hiệu quả nền kinh tế.
+ Ngăn chặn được nhưng tác dụng xấu từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới tính không hiệu quả của thị trường. Xảy ra trong hai trường hợp: Doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống của mọi người, nhưng không phải đền bù một khoản thiệt hại nào. Khi dân cư trong vùng được hưởng một loại phúc lợi nào đó mà không phải trả tiền.
+ Chính phủ phải đảm nhiệm việc sản xuất các loại hàng hóa công cộng như: quốc phòng, an ninh, chống thiên tai.
+ Thuế: Bảo đảm chi tiêu của chính phủ và việc chi tiêu đó nhằm để phục vụ các lợi ích công cộng. Cho nên chính phủ là người ban hành các chính sách về thuế và thực hiện việc thu thuế cũng như kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách thu thuế.
- Đảm bảo sự công bằng: Cơ chế thị trường luôn luôn dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo bất bình đẳng. Vì vậy chức năng của chính phủ là phải có chính sách phân phối thu nhập để phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các thành viên trong xã hội. Nhà nước sử dụng một số công cụ: Thuế thu nhập, chính phủ xây dựng một hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp, ốm đau... Chính phủ còn thực hiện trợ cấp cho những người có thu nhập thấp: như bán nhà với giá rẻ, cho bảo hiểm y tế...
-ổn định kinh tế vĩ mô: Như ta biết, kinh tế các nước tư bản phát triển theo chu kỳ, đã xảy ra các cuộc khủng hoảng lớn ị chính phủ cần có những biện pháp để kiểm soát các chu kỳ đó, theo Samuelson cần sử dụng công cụ sau:
+ Sử dụng quyền lực về tiền tệ: Đó là việc Nhà nước điều tiết và lưu thông tiền tệ, điều khiển hoạt động của hệ thống Ngân hàng, để thông qua đó xác định mức lãi suất và xác định các điều kiện tín dụng.
+ Nhà nước sử dụng quyền lực về tài chính: Đó là chính phủ có quyền đánh thuế, có quyền ban hành các luật thuế và mức thuế khác nhau. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách của mình để chi tiêu cho những mục đích đã được xác định trước.
Để thực hiện các chức năng kinh tế nêu trên, thực tế chính phủ đã phải tiến hành sự lựa chọn. Sự lựa chọn này của chính phủ chỉ thoả mãn một cách tương đối nhu cầu của các cá nhân. Vì vậy sự lựa chọn của chính phủ cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Do đó sự can thiệp của chính phủ có thể không thực sự mang lại hiệu quả. Vì vậy theo Samuelson cần thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ chế thị trường với vai trò điều tiết kinh tế của chính phủ để điều hành nền kinh tế nói chung. Đó chính là cơ chế hỗn hợp, trong đó cơ chế thị trường để xác định giá cả, sản lượng bao nhiêu, còn về phần chính phủ điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chi tiêu của ngân sách, bằng thuế thu được từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Để thấy rõ được cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta, trước hết chúng ta đi vào tìm hiểu cơ chế cũ: Cơ chế quản lý kinh tế cũ ở nước ta là cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể hiện ở việc chi tiết hóa quá đáng các nhiệm vụ do Trung ương giao cho bằng một hệ thống các pháp lệnh từ trên xuống dưới.
- Các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì với các quyết định của mình.
- Coi thường quan hệ hàng hóa - tiền tệ và hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thể hiện dưới các hình thức, bao cấp qua giá, chế độ cung cấp và cấp phát vốn của ngân sách mà không ràng buộc vật chất đối với người được cấp phát vốn.
- Từ những đặc điểm trên dẫn đến một cách không tránh khỏi bộ máy quản lý rất cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và kém năng động, từ đó sinh ra một đội ngũ cán bộ kém năng lực quản lý, không theo nghiệp vụ kinh doanh, nhưng phong cách thì quan liêu bao cấp, cửa quyền. Cơ chế quan liêu bao cấp đã tích góp những xu hướng tiêu cực, làm nảy sinh sự trì trệ, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó.
Mỗi một hình thái kinh tế có cơ chế hoạt động tương ứng, hính thái kinh tế hàng hóa có cơ chế hoạt động riêng của mình, đó là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cơ chế đó cũng có đặc điểm riêng khi hoạt động trong các nền kinh tế hàng hóa ở những nước khác nhau. Vì vậy, đồng thời với việc chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn, co hẹp sang nền kinh tế hàng hóa theo đúng nghĩa của nó, chúng ta cũng phải chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
Vậy cơ chế thị trường là gì? Tại sao lại phải theo nó? Lý giải vấn đề này, chúng ta biết được mọi hệ thống kinh tế đều được tổ chức bằng cách này hay cách khác để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Như vậy, cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hóa dưới sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó quyết định những vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Thật khó khi đưa ra những ưu và nhược của kinh tế thị trường. Tuy nhiên có thể nêu ra các ưu, nhược điểm cơ bản sau:
- Ưu điểm là:
+ Cơ chế thị trường có thể kích thích được hoạt động của các chủ kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Nhờ đó mà động viên được các nguồn lực của xã hội và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đó, thúc đẩy sự ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
+ Nhờ thị trường có thể thỏa mãn nhu cầu về hàng ngàn vạn loại sản phẩm khác nhau cho tiêu dùng cá nhân và cho sản xuất. Những nhiệm vụ này nếu Nhà nước thực hiện phải cần một khối lượng lớn.
+ Thị trường luôn linh hoạt, có khả năng thích nghi cao hơn khi những điều kiện kinh tế thay đổi làm thích ứng kịp thời khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu của nhu cầu.
- Những nhược điểm là:
+ Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, do đó họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, vì vậy xã hội sẽ phải chịu một khoản phụ phí do khai thác khó khăn hơn. Có thể gây ô nhiễm không khí và nguồn nước mà xã hội phải gánh chịu.
+ Cơ chế thị trường gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự bất bình đẳng lớn.
+ Một nền kinh tế do thị trường điều tiết, khó tránh khỏi những thăng trầm, sự khủng hoảng kinh tế.
Tóm lại, do cơ chế thị trường có những khuyết tật của nó mà Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế tuy nhiên mức độ khác nhau ở mỗi nước. Sự can thiệp vào kinh tế đó nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội mà cơ chế thị trường không làm được.
Do đó, trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường hoàn toàn thuần tuý, một sự cạnh tranh hoàn hảo, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước. Khi đó nền kinh tế trở thành như người ta thường gọi nó: Đó là nền kinh tế hỗn hợp. ở nước ta vai trò điều tiết của Nhà nước, không những đảm bảo cho cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả, tránh cạnh tranh không lành mạnh, mà còn đảm bảo nền kinh tế phát triển đúng hướng, ổn định, tránh thăng trầm, đột biến xấu. Đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, đảm bảo thực hiện những mục tiêu xã hội.
Vì vậy Nhà nước có những chức năng quản lý vĩ mô, tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp như bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, duy trì luật pháp. Khống chế lạm phát, chống khủng hoảng, ngăn ngừa những đột biến xấu của nền kinh tế. Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0094.doc