Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 512

Tài liệu Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 512: LỜI MỞ ĐẦU šª› Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các tổ chức kinh tế khu vực. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải tự khẳng định vị trí, chỗ đứng thật vững chắc của mình trên nền kinh tế thị trường. Trước sự cạnh tranh gay gắt ấy, doanh nghiệp cần phải quản lý mọi hoạt động của đơn vị mình như thế nào để hiệu quả đạt được là cao nhất, muốn như vậy các doanh nghiệp phải làm tất cả các biện pháp để quản lý và sử dụng c... Ebook Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 512

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 512, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí một cách có hiệu quả . Bỡi việc quản lý các yếu tố chi phí là rất quan trọng vì nếu làm tốt công tác này sẽ rạo cho doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xây dựng sản xuất sản phẩm xây lắp cũng vậy, việc quản lý chi phí xây lắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không những phản ánh chất lượng mọi mặt của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng rất lớn tới các lĩnh vực khác. Bỡi các sản phẩm xây lắp nói riêng và sản phẩm của ngành xây dựng nói chung mang tính chất lâu dài và có những nét đặc thù riêng. Xuất phát từ những vấn đề trên em chọn đề tài: “Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình 512”. Nội dung đề tài gồm 3 phần” Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích chi phí xây lắp trong doanh nghiệp Phần II: Phân tích chi phí xây lắp tai Công ty CP XDCT 512 Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiên công tác sử dụng chi phí tại Công ty CP XDCT 512 Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô để đề tài hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mộng Thuỳ Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP I. CHI PHÍ XÂY LẮP Khái niệm chi phí xây lắp Chi phí xây lắp trong xây dựng cơ bản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định. Chi phí xây lắp công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quản lý theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Phân loại chi phí xây lắp Do chi phí xây lắp có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí xây lắp nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo từng đặc trưng nhất định. Trên thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. 2.1. Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung kinh tế Phân loại chi phí xây lắp theo tính chất kinh tế là sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì trong sản xuất sản phẩm (phục vụ quản lý hay trực tiếp sản xuất). Theo cách phân loại này thì toàn bộ các chi phí xây lắp của doanh nghiệp xây lắp được chia ra 7 yếu tố chi phí cơ bản sau: + Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. + Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nhiên liệu, động lực mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. + Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí công đoàn: Bao gồm toàn bộ số tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất xây lắp của doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, bưu phí,... phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. + Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên 2.2. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong xây lắp để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Do vậy cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí xây lắp theo khoản mục. Trong doanh nghiệp xây lắp toàn bộ chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục này bao gồm toàn bộ những khoản chi phí liên quan đến chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong qua trình thi công. Đây chính là chi phí nguyên vật liệu chính như đá trong nhà máy sản xuất xi măng, gỗ trong sản xuất bàn ghế,…..Ngoài chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ ( kể cả nhiên liệu) dùng trực tiếp trong sản xuất như sơn trong xây dựng công trình, phụ gia trong chế biên dầu nhờn,… - Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm: + Tiền lương công nhân trực tiếp thi công công trình + Các khoản trích theo lương tính vào chi phí xây lắp của công nhân trực tiếp thực hiện thi công như BHYT,BHXH,KPCĐ Song song với chi phí lao động trực tiếp là các chi phí lao động gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp liên quan đến chi phí của công nhân viên hoặc người lao động thực hiện các công việc phục vụ, bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị. - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá nằm trong quá trính sử dụng máy thi công, khoản mục chi phí này gồm 6 khoản mục: + Chi phí nhân công cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công. + Chi phí vật liệu phục vụ xe, máy thi công (xăng, dầu, mỡ,…) +Chi phí công cụ dụng cụ liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. + Chi phí khấu hao máy thi công: phản ánh chi phí khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sữa chữa xe, máy thi công, tiền mua bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… + Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng chung cho hoạt động xây lắp ở các đội xây dựng ngoài 3 khoản mục chi phí trên, khoản mục chi phí nay gồm 6 khoản mục: + Chi phí nhân viên phân xưởng, đội xây lắp công trường gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội xây lắp. Khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công được tính theo tỉ lệ quy định hiện hành trên tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên. + Chi phí vật liệu: gồm chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ phục vụ chung cho quá trinh xây lắp, chi phí lán trại tạm thời. + Chi phí công cụ dụng cụ thi công: gồm chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý bộ phận, tổ đội, xây lắp,… + Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động của tổ, đội xây lắp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm những chi phí phục vụ cho hoạt động của tổ đội xây lắp như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… + Chi phí bằng tiền khác: là các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của tổ, đội xây lắp. 2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với thời kỳ tính kết quả, chi phí có thể chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ: - Chi phí sản phẩm: là những mục chi phí gắn liền với quy trình sản xuất. Đối với một đơn vị xây lắp, chi phí sản phẩm chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phi nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Đối với một đơn vị kinh doanh thương mại, chi phí sản xuất chính là giá mua và chi phí mua hàng hoá. Chi phí sản phẩm phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều kỳ báo cáo, nói cách khác, sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm trải qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Như vậy, khi xác định chi phí sản phẩm, chúng ta cần xem xét đến giai đoạn chuyển tiếp và mức độ chuyển tiếp của chúng. Chi phí sản phẩm là dòng chi phí gắn liền với nhiều rủi ro tiềm tàng từ sự biến động của thi trường. - Chi phí thời kỳ đơn giản: có thể hiểu là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một thời kỳ. Như vậy, chi phí thời kỳ không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng hoá mua vào mà chúng là những dóng chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng,…Thực tiễn, có những dòng chi phí thời kỳ rất khó nhân dạng do tính chất đặc thù của chi phí thời kỳ gắn liền với đặc điểm kinh tế - kỷ thuật của một số ngành. Đặc biệt là những ngành có chu kỳ sản xuất kéo dài như ngành xây lắp, nông nghiệp,…Quan sát chi phí gián tiếp và quản lý, phục vụ hành chính quản trị….của một số doanh nghiệp xây lắp, ta thấy chúng bao gồm nhiều thành phần chi phí khác nhau phát sinh từ lúc khởi công cho đến khi kết thúc, nghiệm thu bàn giao công trình. Thời kỳ này có thể kéo dài trên một năm hoặc nhiều năm nhưng chúng vẫn là dòng chi phí thời kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi báo cáo. II. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP 1. Khái niệm phân tích Phân tích chi phí xây lắp là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các khoản mục chi phí khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các nhân tố ảnh hưởng đến từng khoản mục chi phí, đồng thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời. 2. Mục đích - Mục đích của phân tích chi phí xây lắp là đánh giá tổng hợp, khách quan tình hình sử dụng chi phí xây lắp của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu đã định trước. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có những chiến lược cụ thể trong việc sử dụng chi phí cho các công trình trong tương lai. - Phân tích chi phí xây lắp là cơ sở để kiểm soát tình hình chi phí tại từng bộ phận, từng đội xây lắp, qua đó có biện pháp giảm chi phí phù hợp. - Phân tích chi phí xây lắp còn chỉ ra khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đối với từng loại chi phí, phát hiện những lợi thế cạnh trạnh về chi phí xây dựng trong phân tích chi phí xây lắp. 3. Ý nghĩa Phân tích chi phí xây lắp có một số ý nghĩa như sau : Nhằm đánh giá một cách khái quát về tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp xây lắp đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc tăng, giảm chi phí xây lắp. Phân tích tình hình sử dụng chi phí xây lắp của doanh nghiệp xây lắp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho thấy một cách cụ thể các quá trình sản xuất ở các hạng mục, đồng thời nó còn là cơ sở để xác định và phân tích tình hình sử dụng lao động, vật tư cũng như máy móc, thiết bị trong quá trình thi công xây lắp. Sau khi đi phân tích tình hình sử dụng chi phí xây lắp của một công trình thấy rõ những ưu điểm và thiếu sót của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí xây lắp. Trên cơ sở đó có những chiến lược để hoạch định công tác xây lắp trong thời gian tới tốt hơn. Vì vậy, phân tích chi phí xây lắp của doanh nghiệp là một trong những chuyên đề phân tích quan trọng nhất của công tác phân tích kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành công trình và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4. Phương pháp phân tích 4.1. Phương pháp so sánh: là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải nắm các vấn đề sau: - Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc. Có các loại gốc so sánh như sau: + Số gốc là số kỳ trước. Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua 2 hay nhiều kỳ. + Số gốc là số kế hoạch (định mức, dự toán). Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra. + Số gốc là số trung bình ngành. Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. - Điều kiện so sánh: điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phản ánh cùng một nội dung kinh tế: thông thường nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên nội dung kinh tế của các chỉ tiêu có thể thay đổi trong các trường hợp: chế độ, chính sách tài chính- kế toán của Nhà nước thay đổi,…. Trong trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của các chỉ tiêu cần so sánh cần phải được tính toán lai theo nội dung quy định mới. +Phải có cùng phương pháp tính toán: trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, là do sự thay đổi phương pháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nước. Do vậy khi phân tích một chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào. + Phải có cùng đơn vị tính toán: các chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau, vì vậy cần phải sử dụng một thước đo thống nhất khi đo lường chỉ tiêu phân tích. - Kỹ thuật so sánh: trong phân tích người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: + So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển,…. của chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số bình quân: số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói một cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chi tiêu. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân….) hoặc dưới dạng số tương đối (tỉ suất doanh lợi bình quân, tỉ suất chi phí bình quân,…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. 4.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ đựơc áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. 4.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần phải xác định được phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích. Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau: Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau. Tuy nhiên trong doanh nghiệp xây lắp nhân tố số lượng luôn cố định vì trong doanh nghiệp xây lắp tiêu thụ sản phẩm trước khi tiến hành quá trình thi công. Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng. Trường hợp có ảnh hưởng của nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trước, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Nhân tố chủ yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn đến chỉ tiêu phân tích. Giả sử có phương trình kinh tế: A =a.b.c Trong đó: A : chỉ tiêu kinh tế cần phân tích a, b, c : các nhân tố ảnh hưởng Giả sử các nhân tố thay thế theo thứ tự lần lượt a, b, c Đối tượng phân tích: ∆A = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 - Phương trình kinh tế kỳ gốc : A0 = a0.b0.c0 Thay thế nhân tố a : A’ = a1.b0.c0 Thay thế nhân tố b : A” = a1.b1.c0 Thay thế nhân tố c : A”’ =a1.b1.c1 Ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích: ∆a = A’ – A0 = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích: ∆b = A’’- A’ = a1.b1.c0 - a1.b0.c0 Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích: ∆c = A’’’ – A’’= a1.b1.c1- a1.b1.c0 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: ∆A = ∆a + ∆b + ∆c Với cách thay thế lần lượt từng nhân tố như trên, có thể đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và có điều kiện đi sâu phân tích các vấn đề cần giải quyết. Đó còn là cơ sở để xác định phần đóng góp của từng bộ phận trong doanh nghiệp đến kết quả chung, củng cố công tác phân cấp trong điều hành kinh doanh, thực hiện tốt hơn trong hạch toán nội bộ. 4.2.2. Phương pháp số chênh lệch Đây là trường hợp đăc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó với nhân tố khác đã cố định. Đối tượng phân tích: ∆A = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 Ảnh hưởng của nhân tố a : ∆a = (a1- a0).b0.c0 Ảnh hưởng của nhân tố b : ∆b = (b1- b0).a1.c0 Ảnh hưởng của nhân tố c : ∆c = (c1 –c0).a1.b1 Tổng hợp ảnh hưỏng của các nhân tố: ∆A = ∆a + ∆b + ∆c 4.3. Phương pháp liên hệ đối cân đối Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khi giữa chúng tồn tại mối quan hệ dạng tổng, hiệu số. Chúng ta thường gặp các mối liên hệ cân đối như sau: cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn. giữa nguồn thu huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn, giữa doanh thu với chi phí và kết quả, giữa dòng tiền lưu chuyển thuần với dòng tiền vào và dòng tiền ra,…. Để áp dụng phương pháp liên hệ cân đối, chúng ta thường lập bảng số liệu theo tính cân đối của hiện tượng kinh tế cần phân tích, có kết hợp thêm các phương pháp phân tích khác như phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh,…. 4.4. Phương pháp hồi quy Phương pháp hồi quy là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối liên hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Đây là phương pháp dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến kết quả và biến giải thích hay biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả ) Phương trình hồi quy có dạng: Y = a + b.x Trong đó: Y : là biến phụ thuộc (đã biết) x : là biến đôc lập (đã biết ) a, b: là các tham số ( chưa biết ) Trong phương pháp hồi quy đơn, với mục đích là giải thích hoặc dự báo một chỉ tiêu cần nghiên cứu nên việc quan trọng nhất là tìm ra a, b. Trên cơ sỏ đó xây dựng phương hồi quy tuyến tính để ước lượng giá trị của Y với mỗi giá trị của x. Để xác định giá trị a, b người ta sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp cực đại cực tiểu: b = (Ymax – Y min)/ (Xmax – X min) a = + Phương pháp bình phương bé nhất trong thống kê ta tính được b = a = III. PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp, cho nên phân tích khoản mục này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là rất cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp, từ đó giúp họ thấy được ưu, nhược điểm trong công tác quản lý và sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biện pháp chủ yếu để hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp. Trong doanh nghiệp xây lắp, khi tiến hành phân tích người ta phải cố định nhân tố khối lượng sản phẩm xây lắp ở kỳ thực tế, đây là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp xây lắp và doanh nghiệp công nghiệp. 1.1. Chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng Chỉ tiêu phân tích Trong thực tế, để sản xuất sản phẩm cần rất nhiều loại nguyên liệu, vật liệu khác nhau và các loại này hình hình thành nên các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phân tích chi phí nguyên vật liệu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng biến động của khoản mục này. Biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường gắn liền với biến động về lượng nguyên vật liệu, vật liệu tiêu dùng cho mỗi công trình và biến động về đơn giá nguyên liệu. Ngoài ra, các khoản phế liệu cũng là nhân tố dẫn đến sự biến động khoản mục này. Chỉ tiêu phân tích chi phí nguyên vật liêu trực tiếp cho mỗi sản phẩm xây lắp thường được xây dựng như sau: CM = Trong đó : CM : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Qi : khối lượng xây lắp cần phân tích (nhân tố cố định) Mim : mức tiêu hao vật liệu i để thi công khối lượng xây lắp Pim : đơn giá vật liệu i Fim : Phế liệu i thu hồi n : số loại nguyên vật liệu sử dụng để thi công xây lắp Các nhân tố ảnh hưởng - Mức tiêu hao của từng loại nguyên vật liệu: nhân tố này càng giảm chứng tỏ trình độ sử dụng nguyên vật liệu để thi công tiết kiệm, còn nhân tố này tăng lên thì đánh giá ngược lại. Tổng mức tiêu hao vật liệu trong kỳ tăng, giảm so với kế hoạch thường chịu tác động của các nhân tố là: + Sự thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một khối lượng xây lắp + Sự thay đổi của các nhân tố sử dụng nguyên vật liệu. - Đơn giá từng loại nguyên vật liệu: nhân tố này phụ thuộc vào yếu tố như: giá mua nguyên vật liệu, đây là yếu tố khách quan, vì giá cả do cung cầu thị trường quyết định. Tổ chức quá trình thu mua nguyên vật liệu là yếu tố chủ quan, nếu việc tổ chức quá trình thu mua nguyên vật liệu tốt, phương thức thu mua, thanh toán, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp phù hợp với chi phí thấp nhất. Chi phí thu mua là nhân tố chủ quan phụ thuộc vào chất lượng công tác cung ứng của Doanh nghiệp, loại chi phí này phụ thuộc vào nguồn nhập vật liệu, địa điểm mua, điều kiện phương tiện vận chuyển, trình độ cơ giới hoá các nghiệp vụ kho, bốc xếp, dỡ vật liệu,…. - Giá trị phế liệu thu hồi: nếu việc tổ chức thu hồi để tiếp tục sử dụng lại được sẽ làm giảm chi phí nguyên vât liệu trong giá thành sản phẩm xây lắp và đây là biện pháp góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp. Ngược lại, nếu không tỏ chức tốt qua trình thu hồi nguyên vật liệu giá thành sẽ cao. Ngoài ra, trong thực tế có nhiều lý do khác nhau như nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, giá mua nguyên vật liệu tăng cao,… doanh nghiệp sử dụng loại nguyên vật liệu này để thay thế cho nguyên vật liệu khác có giá mua thấp hơn, thuận lợi hơn cho quá trình cung cấp, là yếu tố tích cực góp phần giảm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, các loại nguyên vật liệu được thay thế không được làm giảm chất lượng sản phẩm xây lắp. Phương pháp phân tích So sánh tổng thể chi phí nguyên vật liệu thực tế với tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự toán để thấy được tình hình biến động về mặt tổng số, sau đó dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. Giả sử phân tích biến động của chỉ tiêu giữa thực tế với dự toán: - Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự toán: CMK= - Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh: CM1= . - Đối tượng phân tích: ∆CM = CM1 - CMK Biến động của chi phí nguyên vật liệu là do: - Ảnh hưởng của nhân tố lượng nguyên vật liệu hao phí: ∆CM(M) = - Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá nguyên vật liệu: ∆CM(P) = - Ảnh hưởng của nhân tố phế liệu thu hồi: ∆CM(F) = - F1m + Fkm Tóm lại, phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý ở doanh nghiệp: Một là, kết quả phân tích cho thấy trách nhiệm của từng bộ phận chức năng đối với biến động tổng thể về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở doanh nghiệp. Cụ thể: - Biến động do lượng vật liệu tiêu hao cho quá trình thi công liên quan đến trách nhiệm của bộ phân thi công công trình. Đây là bộ phận trực tiếp sử dụng nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm. Bộ phận trực tiếp thi công công trình phải giải trình nguyên nhân cho sự biến động này, đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan để có cách giải quyết và đề ra các quyết định quản lý kịp thời. Các nguyên nhân có thể là do: trình độ, thái độ, trách nhiệm của công nhân trực tiếp thi công, do tổ chức quản lý vật liệu trong quá trình thi công, do chất lượng vật liệu cung ứng,… - Biến động về giá nguyên vật liệu liên quan đến trách nhiệm của bộ phận cung ứng. Các nguyên nhân có thể là do biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường, khâu tổ chức thu mua kém dẫn đến tăng chi phí, cước vận chuyển tăng, hoặc thuế nhập khẩu các loại vật liệu thay đổi. Hai là, kết quả phân tích còn chỉ ra những lợi thế hoặc bất lợi về chi phí của doanh nghiệp, qua đó có những điều chỉnh thích hợp trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát hiện ra những vấn đề này phải đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành đối với nhà cung cấp. Chẳng hạn, doanh nghiệp có quy mô và lợi thế về nguồn nhân lực, độc quyền trong thu mua nguyên vật liệu hay phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp, điều kiện giao thông vận tải, với khả năng giảm thấp cước vận chuyển, khả năng hạn chế rủi ro đối với biến động giá mua nguyên vật liệu,…. Nếu doanh nghiệp phát huy những lợi thế về chi phí sẽ tạo khả năng kiểm soát chi phí rất cao và tăng lợi thế cạnh tranh trên thi trường. Ba là, kết quả phân tích còn trợ giúp cho việc xây dựng là hệ thống định mức “động” của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với những biến động của những yếu tố thuộc khả năng kiểm soát cảu doanh nghiệp. Một định mức động sẽ tạo ra quá trình phấn đấu liên tục của người lao động để không ngừng giảm chi phí. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp 2.1. Chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng 2.1.1. Chỉ tiêu phân tích Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm 2 bộ phận: chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của doanh nghiệp. Do khoản trích về BHXH và BHYT (17%) liên quan đến tiền lương cơ bản, các khoản kinh phí công đoàn (2%) liên qua trực tiếp đến tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. Nên nội dung phân tích này chủ yếu đề cập đến biến động về chi phhí tiền lương cuả công nhân trực tiếp sản xuất. Mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng trong việc trả lương cho người lao động, nên để xây dựng chỉ tiêu phân tích phân công trực tiếp cần tìm hiểu các vấn đề sau: - Phương pháp tính lương cho bộ phận trực tiếp thi công ở doanh nghiệp: trả lương theo sản phẩm hoàn thành, theo giờ công, theo ngày công, theo khoán,… - Hệ thống định mức lao động tại doanh nghiệp. - Hệ thống thông tin nghiệp vụ kỹ thuật về thời gian, kết quả lao động tại doanh nghiệp. Với những đặc trưng trên, không có một chỉ tiêu phân tích chuẩn đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Về nguyên tắc, tiền lương khoản mục chi phí này chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lượng lao động hao phí (số ngày công) và đơn giá lao động. Ta có: Cl = Trong đó: Cl là tổng tiền lương, tiền công phải trả công nhân trực tiếp xây lắp công trình K. : mức hao phí cho mỗi khối lượng xây lắp : đơn giá ngày công 2.1.2. Nhân tố ảnh hưởng - Đơn giá lao động: Biến động mức giá lao động trực tiếp có cùng nội dung, ý nghĩa biến động giá nguyên vật liệu trực tiếp. Sự thay đổi mức giá lao động có thể có nhiều nguyên nhân , chẳng hạn khi doanh nghiệp điều một công nhân có trình độ cao đến làm công việc có mức giá được tính thấp hơn thì lúc đó biến động trực tiếp sẽ xảy ra. - Lượng lao động hao phí: Nguyên tắc biến động của lượng lao động hao phí cũng tương tự như nguyên tắc sự biến động số lượng nguyên vật liệu sử dụng. Đó là sự vượt trội hơn mức thời gian tiêu chuẩn, đựơc xem là sử dụng lao động không hiệu quả và có biến động năng suất xấu. Ngược lại, khi thời gian làm việc thực tế ít hơn so với dự toán và chất lượng công trình đảm bảo thì xem như sử dụng có hiệu quả thời gian lao động và làm biến động năng suất tốt. Biến động không xảy ra khi công nhân thực hiện đúng thời gian cho phép. 2.2. Phương pháp phân tích - Áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung mức biến động giữa dự toán và thực tế. - Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Giả sử phân tích biến động của chỉ tiêu trên giữa dự toán và thực tế: - Đối tượng phân tích : ∆CL = CL1 - CLK Biến động của chi phí nhân công trực tiếp là do: - Ảnh hưởng của mức hao phí lao động: ∆MCL = å - Ảnh hưởng của đơn giá tiền lương: ∆PCL = å Tổng hợp các nhân tố: ∆CL = ∆MCL + ∆PCL - Ảnh hưởng của nhân tố lượng lao động tiêu hao thường liên quan đến trách nhiệm của bộ phận thi công, các nguyên nhân có thể là do tổ chức lao động, trình độ tay nghề người lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Do vậy, cần xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận ở nơi thi công để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. - Ảnh hưởng của đơn giá lao động: thông thường nhân tố này ít ảnh hưởng do những quy định đã thoả thuận, cam kết trong hợp đồng lao động hay đơn giá lương đã duyệt từ đầu năm, sự biến động nếu có thường liên quan đến chính sách phân phối lương trong nội bộ doanh nghiệp, do một khoản chi phí phát sinh trong đơn giá mà không dự tính được như tăng thời gian làm việc ngoài giờ, sử dụng lao động không đúng với năng lực nhưng vẫn phải trả lương theo tính chất công việc, hay những điều chỉnh từ chính sách tiền lương của Nhà nước.. Kết quả phân tích b._.iến động chi phí nhân công trực tiếp cũng cho thấy trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong sử dụng nguồn nhân lực lao động. Để đánh giá các biến động trên có tích cực hay không cần xem xét đến điều kiện làm việc của người lao động , công tác tổ chức lao động và vai trò đòn bẩy tiền lương trong việc tăng năng suất lao động ở doanh nghiệp. Công tác đánh giá còn xem xét đến tính hợp lý trong phân phối tiền lương với chi phí chung của toàn doanh nghiệp. 3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi công 3.1. Chỉ tiêu phân tích - Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí liên quan đến hoạt động của xe máy thi công phục vu trực tiêp cho thi công công trình, gồm: chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sữa chữa xe, máy thi công, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công. - Do chi phí sử dụng máy thi công gồm nhiều loại, có tính chất khác nhau, nên việc phân tích cần tổ chưc chi tiết số liệu để tăng cường kiểm soát chi phí. - Chi phí máy thi công ở doanh nghiệp xây lắp thường rất lớn nên nhà quản trị phải lập kế hoạch trich trước chi phí sữa chữa máy thi công và chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. - Chi phí máy thi công biến động cùn chiều, cùng tỷ lệ với khối lượng công tác xây lắp nên khi phân tích ta thường cố định khối lượng công tác xây lắp ở kỳ thực tế. Chi phí máy thi công chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là: khối lượng xây lắp, số ca máy phục vụ cho 1 khối lượng sản phẩm xây lắp và đơn giá máy thi công. CTB = Trong đó: : khối lượng xây lắp : là định mức tiêu hao : đơn giá một ca máy Tổng chi phí máy thi công theo dự toán CTBk = Tổng chi phí máy thi công thực tế CTB1 = Ảnh hưởng của định mức tiêu hao củamột khối lượng xây lắp ∆MCTB = Ảnh hưởng của đơn giá ca máy ∆PCTB = Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố ∆CTB= ∆MCTB + ∆PCTB 3.2. Phương pháp phân tích Để phân tích chi phí sử dụng máy thi công, người ta sử dụng phương pháp so sánh: so sánh trên tổng số và so sánh trên từng nội dung và áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. . 4. Phân tích chi phí sản xuất chung 4.1. Chỉ tiêu phân tích Chi phí sản xuất chung trong xây dựng là những chi phí sản xuất trực tiếp cần thiết còn lại để sản xuất thi công công trình, gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí khá phức tạp trong quá trình tính toán và phân tích: Thứ nhất, nó là một chi phí gián tiếp và được tính vào giá thành các sản phẩm xây lắp thông qua sự phân bổ theo một tiêu thức hợp lý nào đó. Các tiêu thức thường được chọn là: Tiền lương nhân viên phân xưởng, đội xây lắp, công trường. Chi phí vật liệu ……………….. Việc chọn tiêu thức phân bổ khác nhau có thể làm cho chi phí được phân bổ cho các công trình sẽ khác nhau và do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Thứ hai, nó bao gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất và chi phí cũng rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. Vì vậy sẽ khó có những hướng dẫn một cách cụ thể về phương pháp phân tích. Thứ ba, do tính chất tổng hợp của khoản mục chi phí sản xuất chung nên phân loại chi phí sản xuất chung theo quan hệ với khối lượng là: chi phí sản xuất chung khả biến như nguyên liệu phụ, đông lực, nhiên liệu và những chi phí có tính chất bất biến như khấu hao máy móc và nhà xưởng, tiền lương nhân viên quản lý các đội thi công, bảo hiểm,… những loại chi phí này phải có phương pháp tiếp cận khác nhau. Nếu áp dụng sai phương pháp thì sẽ có những nhận xét sai lệch, thậm chí là trái ngược với tình hình sử dụng chi phí. Vì vậy, cần phải có sự tìm hiểu bắt đầu từ bước hoạch định chi phí. Do những đặc điểm của chi phí sản xuất chung, các nhà quản trị phải sử dụng kế hoạch linh hoạt để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí này. Chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý các đội xây lắp, công trường, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ thi công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất. Ví dụ chi phí sản xuất chung của một khoản mục là tiền lương của nhân viên quản lý đội, khoản mục này chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: khối lượng sản phẩm xây lắp, đơn giá tiền lương và mức hao phí lao động. CCL = Trong đó: CCL là tổng tiền lương, tiền công phải trả công nhân trực tiếp xây lắp công trình K. : Khối luợng sản phẩm xây lắp : mức hao phí lao động : đơn giá ngày công Ảnh hưởng của mức hao phí lao động: ∆MCCL = å Ảnh hưởng của đơn giá tiền lương: ∆PCCL = å Tổng hợp các nhân tố: ∆CCL = ∆MCCL + ∆PCCL 4.2. Phương pháp phân tích Do chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, có tính chất khác nhau,nên việc phân tích cần tổ chức chi tiết số liệu để tăng cường kiểm soát chi phí. Để phân tích chi phí sản xuất chung, người ta sử dụng phương pháp so sánh: so sánh trên tổng số và so sánh trên từng nội dung. Dựa vào tình hình biến động và nội dung từng khoản mục chi phí để nhận xét. Thông thường người ta lập bảng để phân tích. Phần II:PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP XDCT 512 I. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP XDCT 512 1. Quá trình hình thành Công cuộc đổi mới của đất nước cùng với sự chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có những nhận thức chung về kinh tế, trong đó kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản cũng phải thay đổi cho phù hợp. Việc xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, các công ty xây dựng cũng được hình thành để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài là rất lớn trong khi điều kiện kinh tế nước ta với cơ sỏ hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế. Các trục giao thông, các công trình công nghiệp,… còn rất sơ sài, lac hậu. Điều đó đã đặt ra cho ngành xây dựng, giao thông vận tải nước ta một nhiệm vụ rất lớn là lám sao thoã mãn nhu cầu cấp thiết đó, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng theo kịp và phục vụ đất nước phát triển. Theo đó, ngày 23/03/1993 Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 trực thuộc Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 88/QĐ/TCCB- LĐ thành lập Công ty xây dựng công trình giao thông 512. Ban đầu công ty chỉ là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty, chưa có đử tư cách pháp nhân để tự do kinh doanh. Nhận thấy tiềm năng cũng như sự độc lập cần thiết để có thể tự chủ, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, ngày 16/09/1993 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1812 TCCB- LĐ chuyển Công ty xây dựng công trình giao thông 512 thành một đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân. Ngày 15/12/1994 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 286/QĐ- TCCB thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Theo chủ trương cổ phần hoá DNNN, ngày 26/12/2000 Công ty được Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 4028/QĐ- BGTVT về việc chuyển DNNN Công ty xây dựng công trình giao thông 512 thành CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 Sau khi Đại hội cổ thành công tốt đẹp, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Cổ phần kể từ ngày 05/01/2002. Được Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp giấy phép kinh doanh số : 320300033 Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 Tên giao dịch quốc tế: CIVIL ENGINEERING CONSTRUCTION JOINT- STOCK COMPANY No. 512 Tên viết tắt : CIENCO JOINT- STOCK 512 Trụ sở chính : Lô 01-B03- 01 Nguyễn Tất Thành- TP. Đà Nẵng Điện thoại : (0511).821933 Email: cty512@dng.vnn.vn Tài khoản số: 7301 00521- Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP. Đà Nẵng Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng Trong đó: - Vốn cổ đông : 2 Tỷ đồng - Vốn Nhà Nước: 4 tỷ đồng Trong quá trình xây dựng và trưởng thành Công ty đã trở thành nhà thầu hoạt động mạnh và rộng khắp trên các lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng trong phạm vi cả nước. 2. Quá trình phát triển Từ khi thành lập đến nay dù còn gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh cũng như trang thiết bị, song với sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo, cùng với đội ngũ khoa học kỹ thuật năng động, sáng tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc với tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết vượt qua khó khăn dần dần được khắc phục và Công ty CP XDCT 512 có một vị trí khá vững chắc trên thị trường, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường cả nước thông qua các công trình: Đường Nguyễn Văn Linh, đường 2/9, đường Liên Chiểu- Thuận Phước, đường lăn sân đỗ Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, đương nối Quốc lộ 1A với Cảng Dung Quất( Quảng Ngãi), cầu Tam Phú( Tam Kỳ- Quảng Nam), Quốc lộ 12A(Quảng Bình), Quốc lộ 7( Con Cuông- Nghệ An),…Những năm gần đây mặc dầu tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động bất lợi nhưng công ty đã thể hiện được vị trí vững chắc của mình trên thị trường đặc biệt là thị trường miền Trung. Điều này thể hiện qua kết quả đạt được của một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm sau: (ĐVT: trđ) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1. Doanh thu 42.828 45.038 49214 54110 2. Số lượng lao động BQ 265 272 288 314 3. Tổng tài sản 49.199 41.550 51914 59.492 4. GTCL của TSCĐ 9.181 10173 12.492 17.730 5. Nợ phải trả 43.158 35.671 46.147 52.360 - Nợ ngắn hạn 36.828 31.019 38.952 40.239 - Nợ ngắn hạn Ngân hàng 27.029 19.242 27.309 26.212 6. Vốn chủ sở hữu 6.041 5.879 5.767 7132 7. Lợi nhuận trước thuế 512 1.022 595 8. Lợi nhuận sau thuế 384 766 446 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 3.1. Chức năng Công ty CP XDCT 512 là đơn vị trực thuộc Tông công ty công trình giao thông 5 nên có các chưc năng sau: Xây dựng mới các công trình giao thông như: cầu, đường, sân bay,…. với mọi quy mô. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và đưòng điện dưới 35 KV Chế biến vật liệu xây dựng, khai thác đá và chế biến cát sỏi Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn. Sữa chữa xe, máy, thiết bị thi công. Tư vấn, thiết kế, đầu tư, giám sát công trình do Công ty thi công. 3.2. Nhiệm vụ Công ty có nhiệm vụ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mà Nhà nước và các cổ đông giao cho Công ty như vật tư, tiền và các tài sản khác sao cho nguồn vốn kinh doanh phải được bảo tồn và phát triển. Để làm được điều đó Công ty phải nghiên cứu nhu cầu của thi trường nhằm đề ra kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Công ty là hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng, khối lượng công việc ngày càng tăng và chi phí phải được kiểm soát ở mức tối thiểu. Đồng thời Công ty còn phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để họ thích ứng với thị trường ngày càng khó khăn và phức tạp. Bên cạnh đó Công ty cần quan tâm và chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Khi các nhiệm vụ trên được thực hiện tốt và đồng bộ thì chúng sẽ hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy Công ty phát triển mạnh mẽ hơn. II. Cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty CP XDCT 512 Tổ chức sản xuất của Công ty Công ty CP XDCT 512 hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, cầu cống, kè,… nên để thuận lợi cho công việc Công ty đã thành lạp thêm các xí nghiệp, chi nhánh, đội ngũ xây lắp để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho quá trình hoạt động. Trước đậy Công ty lập 4 xí nghiệp đó là xí nghiệp 12.3, xí nghiệp 12.4, xí nghiệp 12.6, xí nghiệp 12.10, nhưng trong những năm gần đây nhận thấy xí nghiệp 12.4 và chi nhánh Quảng Trị hoạt động không còn hiệu quả như trước nên vào cuối năm 2002 Ban Giám đốc đã họp bàn và quyết định giải thể xí ngiệp và chi nhánh Quảng Trị. Mạng lưới tổ chức của Công ty ngày càng lớn mạnh, địa bàn hoạt động mở rộng, thể hiện qua sơ đồ: Công ty 21 đội xây lắp XN 12.3 XN 12.6 XN 12.10 Đội xe Trạm bêtông nhựa Phước Tường Trong đó: Đội xe: vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hục vụ thi công công trình. 21 đội xây lắp: có nhiệm vụ thi công các công trình. Xí ngiệp 12.3: Sản xuất vật liệu đá,… để phục vụ các công trình, ngoài ra còn để bán cho các đơn vị bên ngoài. Xí nghiệp 12.6, xí nghiệp 12.10: Tổ chức thi công công trình bêtông nhựa đường và làm các công trình giao thông. Trạm bêtông nhựa Phước Tường: Sản xuất bêtông nhựa đường, đồng thời còn là nơi sửa chữa máy móc thiết bị của công ty. CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PGĐ kỹ thuật chất lượng PGĐ nội chính PGĐ kinh tế - kế hoạch Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng Vật tư thiết bị Phòng tổ chức hành chính Phòng Kinh tế-kế hoạch Phòng Tài chính- kế toán Các bộ phận sản xuất Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị: là người được Nhà nước bổ nhiệm, là người đứng đầu Công ty và có quyền lực cao nhất. Giám đốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về mọi mặt hoạt động của Công ty trên cơ sở chính sách pháp luật của Nhà nước và điều lệ quy định của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc Công ty. Ban kiểm soát : theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty PGĐ kỹ thuật chất lượng: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định xử lý vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong quá trình thi công. Có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, nghiệm thu các công trình, lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, hướng dẫn các phòng ban áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật và tiếp thu công nghệ mới. PGĐ nội chính: là người có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý công việc nội bộ Công ty, trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức hành chính lam công tác nhân sự. Xây dựng các định mức về lao động tiền lương, thay mặt Giám đốc tiếp các đoàn về làm việc, đồng thời còn giám xác việc chi tiêu hằng ngày của Công ty. PGĐ kinh tế- kế hoạch: là người lập kế hoạc sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ cụ thể. Kết hợp với các phòng ban chức năng để lập dự án cho các công trình. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế để trình giám đốc duyệt. Đồng thời chỉ đạo phòng kinh tế kế hoạch thanh lý các hợp đồng đã thực hiện với các đối tác kinh tế, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. kế hoạch đã đề ra một cách hiệu quả. Phòng kỹ thuật chất lượng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và PGĐ kỹ thuật chất lượng có nhiệm vụ lập kế hoạch, tiến độ thi công, tiến hành thí nghiệm vật liệu và tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, đưa ra các giải pháp khoa học kỹ thuật để áp dụng và thi công các công trình. Phòng vật tư thiết bị: Tính toán việc bố trí lượng máy móc, thiết bị cho các công trình, lập kế hoạch cân đối nhu cầu máy cho việc thi công. Lựa chọn, đề xuất các phương án về mua sắm hoặc thuê máy móc thiết bị, lập kế hoạch cung ứng vật tư cho các công trình. Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu các công tác xuất, nhập, tồn vật tư. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về mặt nhân sự, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức lao động và phúc lợi xã hội. Thực hiện công tác an toàn lao động, thi đua khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện công tác lưu trữ công văn đi, các văn bản về chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng kinh tế- kế hoạch: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và PGĐ kinh tế kế hoạch, đồng thời tham mưu cho Giám đốc về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán, tham gia đấu thầu, xây dựng các định mức chi phí, định mức giao khoán, lập dự toán cho công trình và phối hợp với phòng tài chính kế toán thanh lý các hợp đông với chủ đầu tư và trình lãnh đạo phê duyệt. Phòng tài chính - kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng thực hiện các chức năng sau: Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tại Công ty. Theo dõi về tình hình tài sản hiện có của Công ty và đơn vị đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động kinh tế cho ban lãnh đạo công ty Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa công ty phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất. Tăng tích luỹ tài sản đầu tư cho công ty, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Ngân Sách Nhà Nước. Các bộ phận sản xuất: có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, thi công các công trình do Công ty giao, thường xuyên báo cáo sổ sách về tình hình hoạt động cho Công ty. Các phòng ban của công ty có mối liên hệ hỗ trợ cho nhau giúp cho các cấp quản lý và giúp cho Giám đốc đưa ra các quyết định phù hợp III. Tổ chức kế toán tại Công ty 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Sơ đồ bộ máy kế toán được tổ chức như sau: Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán kiêm kế toán TGNH Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư và TSCĐ Thủ quỹ Kế toán các xí nghiệp chi nhánh Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Trưởng phòng kế toán: là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động tại phòng kế toán – tài chính, thường xuyên theo dõi, kiểm tra công việc của từng bộ phận. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ sổ sách, kiểm tra tình hình công nợ. Ngoài ra, trưởng phòng kế toán còn tham gia ký kết các hợp đồng, chịu trách nhiệm duyệt các hồ sơ, quyết toán công trình, thanh toán với các chủ đầu tư, lo cung cấp và kiểm soát vốn cho các công trường, các bộ phận trực thuộc. Tham gia kiểm tra và lập các báo cáo quyết toán vào cuối niên độ kế toán với các kế toán viên khác. Đồng thời, trưởng phòng kế toán là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ban lãnh đạo công ty về những vấn đề liên quan đến phòng kế toán. Phó phòng kế toán kiêm Kế toán Tiền gởi ngân hàng: Thay mặt trưởng phòng kế toán chỉ đạo công tác nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác kế toán khi trưởng phòng kế toán đi vắng. Đồng thời, theo dõi tình hình biến động của tiền gửi, tiền vay với các ngân hàng. Kế toán tổng hợp: phụ trách về công tác có tính tổng hợp như: lên chứng từ ghi sổ, tính giá thành các công trình, hạng mục công trình, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán vào cuối kỳ. Kế toán công nợ: chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép tất cả các nghiệp vụ liên quan đến công nợ, chi tiết theo từng đối tưọng cụ thể. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ ghi sổ theo dõi công trình. Kế toán thanh toán: ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình thu- chi trong ngày, tính toán theo dõi tạm ứng cho các công trình, lên sổ quỹ để đối chiếu với thủ quỹ. Kế toán vật tư và TSCĐ: theo dõi và phản ánh đúng, đủ các nghiệp vụ liên quan đến nhập- xuất, tồn vật tư hiện trạng của TSCĐ. Tính và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận, đối tượng sử dụng. Thủ quỹ: có nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nghiệp vụ thu- chi trên các phiếu thu, phiếu chi, tiền gửi vào ngân hàng, rút tiền gửi về nhập quỹ,… Thường xuyên kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ để cuối ngày kiểm tra đối chiếu với sổ quỹ. Kế toán chi nhánh, xí nghiệp: có nhiệm vụ tổ chức, ghi chép, hạch toán, tập hợp số liệu phát sinh tại xí nghiệp, chi nhánh. Cuối quý lập các báo cáo gửi về công ty. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Công ty CP XDCT 512 áp dụng hình thức sổ: “Chứng từ ghi sổ”, có phần mềm kế toán hỗ trợ vào công tác kế toán nhằm giảm nhẹ khối lượng và nâng cao hiệu quả công việc. Các loại sổ được sử dụng chủ yếu là: Sổ quỹ, Sổ TGNH: ghi chép, theo dõi công tác thu chi hằng ngày tại công ty. Sổ theo dõi công nợ và tạm ứng: được mở chi tiết cho từng khách hàng, từng đối tượng để theo dõi chi tiết hơn. Sổ chi tiết vật tư, thiết bị được mở riêng cho từng loại vật tư, thiết bị dùng để theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho vật tư, thiết bị. Sổ chi phí: theo dõi tổng chi phí phát sinh cho từng công trình và cho quá trình sản xuất ở Công ty. Sổ tổng hợp: được lập để theo dõi tổng hợp chi phí cho từng tháng, quý. Sổ cái: được mở cho từng TK và được sử dụng cho một niên độ kế toán và thường được ghi theo tháng. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán CHỨNGTỪGHI SỔ Chú thích: Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Đối chiếu, kiểm tra. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối năm Giải thích sơ đồ: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái.Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phat sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từngtài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiêt) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng SPS Nợ và Tổng SPS Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. TỔng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. B. PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CP XDCT 512 I. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích chi phí Phân tích chi phí xây lắp tại Công ty CP XDCT 512 sử dụng một số dữ liệu sau: - Bảng tổng hợp kinh phí xây lắp (phần thi công của công ty CP XDCT 512): Dự án nâng cấp quốc lộ 19 Hàm Rồng- Biên giới Việt Nam- Campu chia, gói thầu số 3: Km 205- Km 218 với các hạng mục: + Nền móng mặt đường + Rãnh thoát nước Dự án này do Ban quản lý dự án đường bộ V làm chủ đầu tư và Công ty tư vấn XDCT DT5 làm tư vấn giám sát - Sổ chi tiết chi phí các tài khoản 621, 622, 6271, 6272 Công ty CP XDCT 512 thi công gói thầu số 3 Km 205-218 Quốc lộ 19 Hàm Rồng- Biên giới Việt Nam- Campuchia với tổng kinh phí trúng thầu là: 23.435.918.000 (đồng). Công trình bắt đầu khởi công từ ngày 16/06/2004 đến ngày 30/04/2007 là hoan thành bàn giao. Công trình gồm các hạng mục sau: Nền đường, mặt đường, công trình, khối lượng khác, an toàn giao thông, đường ngang, rãnh + tấm đan và được chia theo từng giai đoạn thực hiện. Giai đoạn từ 16/06/2004 đến 16/06/2005 Giai đoạn từ 16/06/2005 đến 11/11/2005 (Đc theo TT 03) Giai đoạn từ 11/11/2005 đến 31/08/2006 (Đc theo TT 16) Giai đoạn từ 31/08/2006 đến 30/04/2007 Đến thời điểm này công trình đã hoàn thành đúng tiến độ thi công với tổng chi phí thực tế là 22.264.122.100 (đồng). BẢNG SO SÁNH TỔNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TRÌNH STT DANH MỤC CHI PHÍ DỰ TOÁN THỰC TẾ CHÊNH LỆCH 1 Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 14,061,550,800 13.358.473.260 -703.077.540 2 Chi phí nhân công trực tiếp 4,777,183,600 4.452.824.420 -234.359.180 3 Chi phí sử dụng máy thi công 2,487,950,980 2449.053.431 -128.897.549 4 Chi phí sản xuất chung 2,109,232,620 2.003.770.989 -105.461.631 TỔNG 23,435,918,000 22.264.122.100 -1.171.795.900 II. Phân tích chi phí xây lắp theo giá trị 1 .Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP DM VẬT TƯ ĐVT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Mức độ ảnh hưởng ∆m ∆P Tổng hợp 1 Đất m3 60,883,693.200 60,883,693.200 56,373,790.000 60,883,693.200 -4,509,903.200 56,373,790.000 2 Cấp phối đá dăm L1 m3 987,222,330.000 972,914,760.000 678,166,990.409 -14,307,570.000 -294,747,769.591 -301,955,339.591 3 Cấp phối đá dăm L2 m3 1,005,674,586.000 991,099,592.000 695,300,792.390 -14,574,994.000 -25,798,799.610 -10,373,793.610 4 Nhựa kg 330,509,161.983 326,666,032.193 417,563,741.595 -3,843,129.791 90,897,709.403 87,054,579.612 5 Bột đá m3 9,625,000,000.000 9,625,000,000.000 9,450,000,000.000 0.000 -175,000,000.000 -175,000,000.000 6 Cát m3 242,885,720.000 242,885,720.000 231,845,460.000 0.000 -11,040,260.000 -11,040,260.000 7 Xi măng tấn 356,702,648.400 354,616,668.000 354,201,426.000 -2,085,980.400 -415,242.000 -2,501,222.400 8 Bt nhựa m3 1,110,388,945.528 1,092,633,648.736 1,029,543,680.000 -17,755,296.792 -63,089,968.736 -80,845,265.528 9 Dấu mazut kg 7,453,564.650 7,098,633.000 6,783,138.200 -354,931.650 -315,494.800 -670,426.450 10 Đá hộc m3 184,800,000.000 169,400,000.000 107,433,480.000 -15,400,000.000 -61,966,520.000 -77,366,520.000 11 Vữa m3 92,487,818.286 92,036,658.197 90,496,746.000 -451,160.089 -1,539,912.197 -1,991,072.286 12 Đá 1x2 m3 69,264,000.000 69,042,000.000 72,329,780.040 -222,000.000 3,287,780.040 3,065,780.040 13 Đá 4x6 m3 12,567,360.000 11,024,000.000 11,054,316.000 -1,543,360.000 30,316.000 -1,513,044.000 14 Đá 2x4 m3 786,532,320.000 768,697,120.000 474,506,450.240 -7,835,200.000 -294,190,669.760 -312,025,869.760 15 Ván khuôn m2 198.900 176.800 156.000 -22.100 -20.800 -42.900 16 Bột sơn kg 8,283,416.600 7,968,058.100 8,436,767.400 -315,358.500 468,709.300 153,350.800 17 Sơn lót kg 1,213,762.500 971,010.000 1,035,744.000 -242,752.500 64,734.000 -178,018.500 18 Ga đốt kg 95,411.820 89,880.700 79,306.500 -5,531.120 -10,574.200 -16,105.320 19 Thép tròn kg 4,250,540.756 4,184,087.600 4,718,350.000 -66,453.156 534,262.400 467,809.244 20 Dây thép kg 579,462.000 545,376.000 5,789,376.000 -34,086.000 5,244,000.000 5,209,914.000 21 Giấy dầu m2 1,466,850.000 1,397,000.000 1,270,000.000 -69,850.000 -127,000.000 -196,850.000 22 Bao tải m2 308,000.000 277,200.000 252,000.000 -30,800.000 -25,200.000 -56,000.000 23 Củi kg 119,700.000 99,750.000 71,250.000 -19,950.000 -28,500.000 -48,450.000 24 Thép tấm kg 2,757,270.173 2,714,162.880 27,283,980.000 -43,107.293 24,569,817.120 24,526,709.827 25 Thép hình kg 3,158,775.840 3,104,448.000 2,978,592.000 -54,327.840 -125,856.000 -180,183.840 26 Que hàn kg 23,712.000 12,480.000 10,560.000 -11,232.000 -1,920.000 -13,152.000 27 Gỗ ván m3 153.000 153.000 135.000 0.000 -18.000 -18.000 28 Gỗ đà chống m3 41,195.000 385,000.000 385,000.000 343,805.000 0.000 343,805.000 29 Đinh kg 3,080,000.000 2,926,000.000 2,090,000.000 -154,000.000 -836,000.000 -990,000.000 30 Đinh Đỉa cái 83,077.500 555,750.000 533,520.000 472,672.500 -22,230.000 450,442.500 31 Sơn phản quang kg 5,292,968.100 5,292,968.100 60,491,064.000 0.000 55,198,095.900 55,198,095.900 32 Vật liệu khác % 416,121.000 374,508.900 3,836,700.000 -41,612.100 3,462,191.100 3,420,579.000 14,903,542,763.236 14,814,896,535.405 13,794,862,291.774 -27.762.534.620- -675.315.007.370 -703.077.540.11 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của công trình, chiếm khoản 60% trong tổng kinh phí xây lắp. Qua số liệu so sánh trên, tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế so với dự toán giảm 703.077.540 (đồng). Để có kết luận chính xác, ta cần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng sau: Do đơn giá mua vào biến động làm chi phi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 675.315.007.370 (đồng). Cụ thể, trên thị trường hiện nay các loại nguyên liệu như nhựa đường, xăng dầu luôn luôn biến động theo tình hình chung của thế giới, theo hồ sơ trúng thầu giá nhựa đường là 4.273,25đ/ 1kg nhưng tại thời điểm thi công giá nhựa tăng lên 5.462đ/ 1kg, mặc dù có sự biến động nhưng phòng kế hoạch đã lập hồ sơ bổ sung giá nhựa đường, Công ty đã xây dựng dự toán tương đối chính xác theo biến động của giá cả thị trường. Bên cạnh đó Công ty tổ chức tốt công tác thu mua, cụ thể toàn bộ nguyên vật liệu thi công đều ký hợp đồng với nhà cung cấp gần địa điểm thi công như: xi măng, thép, đá,…nên chi phí vận chuyển giảm và có nhiều khách hàng cung ứng nên giá vật liệu giảm. Đây là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình giảm chi phí nguyên vật liệu trong suốt quá trình thi công. Tuy nhiên trong tổng số vật liệu phục vụ cho thi công tại đơn vị thì ngoài những vật liệu có đơn giá giảm còn có những vật liệu có đơn gia tăng như sơn lót, bột sơn, sơn phản quang,… tăng hơn so với dự toán làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tăng chi phí. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động tăng của vật liệu sơn là do mất cân đối cung cầu đối với vật liệu sơn, hầu hết chủng loại sơn phục vụ cho thi công đều có chất lượng cao và phải nhập khẩu, do vậy tình hình xuất nhập khẩu trong nước biến động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá mua vào. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với bộ phận kỷ thuật của Công ty là phải tìm được chủng loại vật tư sơn sản xuất trong nước có chất lượng tốt đảm bảo yêu cầu chất lượng và thẩm mỹ công trình, đồng thời đảm bảo được tính chủ động trong việc lựa chọn nguyên vật liệu phục vụ thi công. Từ đó giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu góp phần giảm giá thành công trình. Vấn đề đặt ra đặt ra đối với Công ty là phải tổ chức công tác thu mua hợp lý hơn nữa, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó Công ty đã phát huy tiềm lực mà doanh nghiệp mình tự có. Một vấn đề quan trọng nữa là đơn vị cần nghiên cứu để có thể thay thế những loại vật liệu mà đơn vị tự sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng của công trình như các loại đá, đa dạng hoá khách hàng, chủ động trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Đối với nhựa đường Công ty mua từ cảng Qui Nhơn, thuê kho chứa nguyên vật liệu tại Qui Nhơn rồi vận chuyển đến nơi thi công . Đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình tăng chi phí của công trình. Như vậy vấn đề đặt ra đối với bộ phận vật tư là phải tổ chức tốt kho bãi nhằm góp phần giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty đã chủ động trong quá trình mua vật tư, trong quá trình thi công Quốc lộ 19 Công ty tự sản xuất đá, say bột đá tại chỗ, điều này làm giảm ._. lượng công trình, làm gia tăng chi phí không hợp lý. Vì vậy, Ban giám đốc phân công cho đội trưởng quản lý chặt chẽ số lao động thuê ngoài. - Khâu giám sát thi công Để kiểm soát tốt nhân viên thi công công trình thì các đội trưởng là người luôn có mặt tại công trường để kiểm tra sự có mặt của công nhân thông qua bảng chấm công, giám sát giờ làm việc của công nhân. Công ty thường xuyên kiểm tra đột xuất số nhân công thực tế thi công trên công trường để xem xét việc chấm công của các đội trưởng có đúng, trung thực không. So sánh số nhân viên thực tế với số nhân viên theo hợp đồng ở phòng tổ chức hành chính. Sau khi tìm ra các nguyên nhân gây nên sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp, Công ty cần xác định hành động quản lý thích hợp, đưa ra một số thủ tục kiểm soát hữu hiệu nhằm giảm thiểu chi phí nhân công trực tiếp, góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí xây lắp tại đơn vị. Với tình hình thực tế tại Công ty, em xin đưa ra một số thủ tục kiểm soát chủ yếu sau: + Ban giám sát công trình cần thực hiện việc chấm công công khai, nghiêm túc, giám sát chặt chẽ ngày công, giờ công của từng công nhân nhằm hạn chế tình trạng công nhân làm việc thiếu nghiêm túc, năng suất kém mà vẫn được hưởng lương. + Phòng tổ chức hành chính phải có chính sách tuyển dụng hợp lý đối với lực lượng lao động thuê ngoài, có hồ sơ theo dõi đối với từng công nhân đồng thời báo cáo với Ban giám đốc và gửi hồ sơ cho phòng kế toán để làm căn cứ tính lương. Khi có sự thay đổi về mức lương hoặc công nhân thôi việc thì phải thông báo cho phòng kế toán trong thời gian sớm nhất để xử lý kịp thời. + Cần tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân trước khi nhận việc. + Công ty nên tổ chức việc phát trả lương cho công nhân cũng như cán bộ công nhân viên qua dịch vụ ngân hàng nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán cũng như hạn chế sai phạm xảy ra. + Công ty nên xây dựng chính sách nhân sự hợp lý, chính sách thưởng phạt cụ thể đối với từng công nhân...nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân. Hợp đồng giao khoán/ Hợp đồng lao động Bảng chấm công Bảng thanh toán lương Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành Phiếu xác nhận khối lượng hoàn thành Chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 622 Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp Bảng tính chi phí nhân công trực tiếp cho CT, HMCT Sổ chi phí SXKD dở dang Sổ giá thành CT, HMCT Tại Công ty có 2 hình thức trả lương là: trả lương theo hình thức khoán cho từng đội và trả lương theo thời gian. Để khắc phục những tồn tại và phục vu tốt cho quá trình phân tích chi phí Công ty nên thực hiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp như sau: 3.3- Chi phí sử dụng máy thi công Máy móc thiết bị thi công là cơ sở vật chất quan trọng trong thực hiện cơ giới hoá thi công công, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng thi công công trình. Do đó phải: Chọn máy móc thiết bị: phù hợp với cônmg trình, kỹ thuật tiên tiến, kinh tế hợp lý, thi công phù hợp, sử dụng an toàn, thao tác thuận lợi, bảo dưỡng dễ dàng. Yêu cầu thao tác, sử dụng máy móc thiết bị: sử dụng máy móc thiết bị, thao tác chính xác là mắc xích quan trọng đảm bảo chất lượng thi công công trình. Phải quán triệt nguyên tắc định trách nhiệm ví trí công tác Đối với chi phí sử dụng máy thi công thì các chi phí phát sinh liên quan đến việc sư dụng máy thi công thì phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và khách quan theo đúng quy định và chế độ kế toán hiện hành. Chi phí máy thi công được thực hiện thông qua việc ghi chép vào sổ sách, tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình cụ thể. Máy móc sau khi mua về sẽ được bàn giao cho đội thi công sử dụng và quản lý. Đội trưởng là người chịu trách nhiệm trước Công ty nếu có sự cố mất mát xảy ra. Máy móc đang thi công là do người vận hành quản lý, khi tập kết về kho thì do thủ kho quản lý. Máy thi công phải được bảo trì, sữa chữa đúng kế hoạch nhằm nâng cao tuổi thọ của máy. Nếu bị hư hỏng bất thường thì người vận hành máy làm biên bản xin ý kiến của đội trưởng, Giám đốc, Kế toán trưởng mới được phép chuyển máy móc đi sửa. Việc chấm công theo dõi ca máy do đội trưởng đội thi công thực hiện. Sau đó chuyển cho kế toán đội lập bảng lương và thanh toán cho nhân viên. Việc thanh toán lương và xuất nhiên liệu dùng cho máy móc thi công là do đội trưởng đội cơ giới thực hiện. Việc quản lý máy thi công một cách chặt chẽ như vậy nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không hợp lý. Với tình hình thực tế tại Công ty, em xin đưa ra một số thủ tục giải pháp sau nhằm tăng cường kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công, góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí xây lắp tại đơn vị: Ban quản lý công trình cần có chế độ giám sát chặt chẽ việc vận hành máy thông qua phiếu theo dõi ca máy. Định kỳ Công ty phải tổ chức kiểm kê để đánh giá tình hình sử dụng máy cũng như tình trạng kỹ thuật của máy. Phải lập kế hoạch lựa chọn máy phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy. Đảm bảo cung ứng nhiên liệu cho máy đầy đủ về số lượng và chất lượng. Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân điều khiển máy. Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng đúng kế hoạch một cách nghiêm túc. Hiện nay công ty giao khoán công trình cho các đội, do tính chất của sản phẩm xây lắp là từng lớp của hạng mục công trình đòi hỏi công việc máy thi công khác nhau, hơn nữa công việc làm đường bộ hiện nay thi công theo hình thức “cuốn chiếu” nghĩa là dứt đoạn nào xong đoạn đó, do đó công việc của máy thi công đòi hỏi phải thay đổi liên tục. Khi hạng mục công trình đòi công việc của máy thi công này thì loại may kia phải ngừng chờ viêc. Vậy để hạn chế chi phí chờ việc của máy thi công này cần phải tạo ra công việc để máy làm việc. BAÍNG THEO DOÎI SÄÚ CA NGÆÌNG VIÃÛC CUÍA CÄNG NHÁN VÁÛN HAÌNH MAÏY Loại máy Täøng ca ngæìng viãûc Âån giaï Säú tiãön Cäng trçnh QL 19 Cäng trçnh cáöu Tam Phuï Säú ca Säú tiãön Säú ca Säú tiãön Xe uíi 110 50000 5500000 60 3000000 50 2500000 Xe xuïc 100 70000 7000000 50 3500000 50 3500000 Xe lu 50 50000 2500000 30 1500000 20 1000000 Xe nhæûa 40 50000 2000000 40 2000000 0 Täøng 300 17000000 180 10000000 120 7000000 3.4. Chi phí sản xuất chung Giống như ba khoản mục chi phí trên, chi phí sản xuất chung cũng có mục tiêu hàng đầu là việc phản ánh chi phí vào sổ sách kế toán phải kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực theo chế độ kế toán hiện hành. Việc phân tích chi phí cấu thành trong khoản mục chi phí sản xuất chung được thực hiện kết hợp với ba khoản mục chi phí trên. Để quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí phát sinh như chi phí bằng tiền, chi phí dịch vụ mua ngoài, công tác phí...thì phải kiểm tra, đối chiếu, so sánh với các khoản mục liên quan như: chi phí bằng tiền với khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, dịch vụ mua ngoài với khoản mục phải trả người bán, tạm ứng... Công ty cần phân chia chi phí sản xuất chung thành bốn phân tổ để thuận lợi cho việc quản lý và theo dõi: Chi phí quản lý hành chính bao gồm các khoản chi nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất như: tiền lương, phụ cấp lương, lương phụ và các khoản trích theo lương của cán bộ trong bộ máy chỉ đạo sản xuất, chi phí về điện nước làm việc, nước uống, chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, bưu chính phí... Chi phí phục vụ nhân công: bao gồm các khoản chi phục vụ trực tiếp người lao động như các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nước uống tại công trình, chi phí phòng bệnh... Chi phí phục vụ thi công: bao gồm chi phí khấu hao, sửa chữa công cụ thi công, chi phí về biện pháp an toàn, bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp xây lắp, chi phí về công trình tạm, lán trại... Chi phí khác: các khoản chi phí khác ngoài ba loại trên, cần chú ý đến các khoản chi phí phi sản xuất vì các chi phí này không được lập dự toán nhưng trong thực tế vẫn phát sinh ví dụ những thiệt hại đối với khối lượng công tác không đảm bảo kỹ thuật phải phá đi làm lại và những thiệt hại về ngừng sản xuất, đặc biệt là chi phí công tác rất khó kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Cụ thể: Chi phí điện thoại: với quy mô kinh doanh như hiện nay, chi phí này cần được cắt giảm bằng cách khoán chi phí này cho đội một cách cụ thể dựa trên mức độ tiêu dùng của các cá nhân, các đội, mối quan hệ với công việc như thế nào, đồng thời hạn chế các cuộc gọi không vì mục đích công việc. Chi phí khác bằng tiền: như chi phí hội họp, tiếp khách,…. cần tiết kiệm, hạn chế đến mức tối thiểu, nếu không quản lý sẽ phát sinh tăng mà không mang lại lợi ích thiết thực cho công ty. Đối với các khoản chi phí nhạy cảm như công tác phí, giao dịch phí...thì ban quản lý cần kiểm soát chặt chẽ, kế toán cần xem xét sự hợp lý hoá của chứng từ để có sự kiểm tra đối chiếu, xem xét những khoản chi phí phát sinh có thực sự đúng không. Triệt để tiết kiệm chi phí trong thi công, quản lý tốt chi phí hành chính, định mức tiêu hao vật tư, năng lượng,… giảm thời gian chết trong quá trình thi công, giảm thiểu tình trạng các hạng mục công trình hư hỏng phá đi làm lại, tạo thế chủ động trong thi công, giảm chi phí cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 1. Rút ngắn thời gian thi công nhằm giảm chi phí Nhằm rút ngắn thời gian thực hiện một công trình có thể đẩy nhanh tiến dộ thực hiện các công việc. Tuy vậy, không phải bất cứ việc đẩy nhanh tiến dộ của công việc nào cũng có lợi cho việc rút ngắn thời gian công trình mà nhiều khi lại sinh ra nhiều chi phí khác nữa, nên ta phải tìm ra giải pháp tối ưu nhằm rút ngắn thời gian để tiết kiệm được chi phí nhất là chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. 1.1. Chi phí rút ngắn thời gian công việc: Giả sử chúng ta đã ước lượng được thời gian chi phí để thực hiện các công việc có thể rút ngắn đến giới hạn của nó, có thể gọi đây là giới hạn tối đa của sự rút ngắn thời gian công việc. Chi phí để thực hiện công việc trong trường hợp rút ngắn tối đa cũng đã được ước lượng được. Khả năng rút ngắn tối đa: M = T - t’ Trong đó: T, t’ là thời gian thực hiện trong điều kiện bình thường và trong trường hợp rút ngắn tối đa. 1.2. Mô hình tuyến tính cho quyết định rút ngắn thời gian thi công Công việc Thời gian bình thường Thời gian rút ngắn Khả năng rút ngắn CP bình thường 1000đ CP rút ngắn tối đa 1000đ CP rút ngắn/ Ngày A 7 4 3 500 800 100 B 3 2 1 200 350 150 C 6 4 2 500 900 200 D 3 1 2 200 500 150 E 2 1 1 300 550 250 Giả sử chúng ta muốn dự án hoàn thành trong 10 ngày với chi phí xây lắp là ít nhất. Mô hình tuyến tính để tìm quyết định rút ngắn thời gian hoàn thành dự án được xây dựng như sau: Gọi xi là thời điểm phát sinh sự kiện i với i = 1, 2, 3, 4,5 yi là giá trị thời gian sẽ rút ngắn cho công việc j với j = A, B, C, D, E kj là chi phí bình quân rút ngắn một ngày của công việc j Ta có hàm mục tiêu cực tiểu chi phí rút ngắn f (yj) = ∑kjyj min f (yj) Hay f (yj) = 100yA + 150yB + 200yC + 150yD + 250yE min Các ràng buộc: - Thời điểm phát sinh dự kiện i (xi) phải lớn hơn hoặc bằng thời điểm hoàn thành công việc của tất cả các công việc cần hoàn thành trước nó. - Sự kiện bắt đầu một công việc phải bằng với thời điểm xuất hiện sự kiện ngay trước nó. - Thời gian tiến hành một công việc bằng với thời gian làm việc bình thường trừ đi với thời gian rút ngắn. Cụ thể: +) Với công việc 2: x2 ≥ tA – y A + 0 Trong đó: tA là thời gian tiến hành công việc A bình thường yA là thời gian rút ngắn công việc A x1 là thời điểm phát sinh sự kiện 1 (x1=0) Do đó ta có: x2 + yA ≥ 7 +) Với công việc 3: x3 ≥ tC – yC + 0 hay x3 + yC ≥ 6 +) Công việc 4 sau công việc 2 và 3 nên ràng buộc cho công việc 4 phải là: x4 ≥ tB – yB + x2 x4 ≥ tD – yD + x3 hay -x2 + x4 + yB ≥ 3 -x3 + x4 + yD ≥ 3 +) Công việc 5 x5 ≥ tE – yE + x4 hay -x4 + x5 + yE ≥ 2 Thời gian rút ngắn các công việc không vượt quá khả năng tối đa cho phép: yA ≤ 3, yB ≤ 1, yC ≤ 2, yD ≤ 2, yE ≤ 1, Thời gian hoàn thành dự án trước 10 ngày: x5 ≤ 10 Giải mô hình toán trên ta có kết quả như sau: x2 =5,x3 =6 x2 =5, x4 =8 x5 =10 yA = 2, yB = 0, yC = 0, yD = 1, yE = 0. Thay các giá trị vào hàm mục tiêu cực tiểu chi phí rút ngắn ta có: Tổng chi phí rút ngắn là 350.000đ. Chúng ta rút ngắn công việc A xuống 2 ngày và công việc D xuống 1 ngày. Với việc rút ngắn thời gian thi công làm cho chi phí sử dụng máy thi công, chi phí nhân công và chi phí quản lý đội giảm xuống tương ứng số ngày thi công giảm. 2. Hoàn thiện công tác phân tích Hiện nay, tại Công ty chưa có thực hiện việc phân tích chi phí trong xây lắp, qua trình kiểm soat chi phí còn nhiều bất cập, dưới đây là một vài phương pháp nhằm phục vụ cho qua trình phân tích chi phí xây lắp: 2.1. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ngoài phân tích cụ thể từng loại nguyên vật liệu ảnh hưởng đến quá trình thi công Công ty nên sử dụng thêm Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tổng quát hơn nhằm thấy được mức độ ảnh hưởng một cách tổng quát hơn BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ (%) ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT Gía trị khối lượng xây lắp Chi phí NVLTT Chi phí NVLTT điều chỉnh theo Gxl1 Tổng chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất điều chỉnh theo Gxl1 Với G là đơn giá dự thầu trước thuế Các khoản mục chi phí dự toán được điều chỉnh theo giá trị khối lượng xây lắp thực tế được thực hiện theo công thức: Ckliđ = . Ckliđ : chi phí loại i điều chỉnh theo giá trị khối lượng xây lắp Ckli : chi phí loại i theo kế hoạch GTxlk : giá trị khối lượng xây lắp theo kế hoạch GTxli : giá trị khối lượng xây lắp thực tế thực hiện được Sau đó, ta xác đinh đối tượng phân tích, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phải nhận xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên nhân biến động chi phí NVL trực tiếp. Sự biến động của chi phí NVL trực tiếp có thể do nhiều nguyên nhân như trình độ tay nghề của công nhân chưa cao, việc bảo quản vật tư chưa tốt làm cho hao hụt vượt định mức quy định, ngoài ra cũng có thể do giá cả thị trường có xu hướng biến động tăng, hay do địa điểm thu mua vật tư ở cách xa công trường phải tốn kém nhiều chi phí vận chuyển, bốc dỡ... Từ đó, Công ty có biện pháp kiểm soát tốt chi phí NVL trực tiếp 2.2. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp Ngoài Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí nhân công trực tiếp ta nên sử dụng thêm Bảng đánh giá tổng hợp quá trình biến động của chi phí này so với tổng dự toán và thực tế. BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ (%) ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT Gía trị khối lượng xây lắp Chi phí NCTT Chi phí NCTT điều chỉnh theo Gxl1 Tổng chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất điều chỉnh theo Gxl1 Cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp từ Bảng phân tích trên, chi phí nhân công trực tiếp có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: do số lượng công nhân không đáp ứng đủ dẫn đến tiến độ thi công không đảm bảo, do trình độ tay nghề công nhân còn thấp làm tăng ngày công lao động cho một đơn vị KLXL, do công tác tổ chức và quản lý thi công chưa tốt, do cơ chế tiền lương và chính sách nhân sự chưa thật sự khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân. Ngoài ra cũng có thể do chưa kiểm soát tốt nên năng suất lao động của công nhân chưa cao... Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt năng suất lao động sẽ góp phần cải tiến công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động, đồng thời phát hiện các nhân tố ảnh hưởng và tìm biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động. Các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích tình hình năng suất lao động 2.3. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ MÁY THI CÔNG Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ (%) ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT Gía trị khối lượng xây lắp Chi phí sử dụng MTC Chi phí Sử dụng MTCđiều chỉnh theo Gxl1 Tổng chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất điều chỉnh theo Gxl1 Qua bảng phân tích trên, chi phí sử dụng MTC biến động có thể do: số lượng máy không đủ phục vụ nhu cầu thi công làm tăng chi phí, do chờ máy, máy hoạt động không hết công suất, do trình độ tay nghề của công nhân vận hành máy chưa cao hoặc do đơn giá ca/giờ máy cao... 2.4. Phân tích chi phí sản xuất chung BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ (%) ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT ĐM ĐG TT Gía trị khối lượng xây lắp Giá trị sản xuất chung Chi phí sản xuất chung điều chỉnh theo Gxl1 Tổng chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất điều chỉnh theo Gxl1 Đối với chi phí sản xuất chung, khi phân tích rất khó phân biệt mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nên thường tiến hành phân tích theo tổng số chi phí và theo từng yếu tố để đánh giá sự thay đổi của từng khoản chi giữa thực tế so với kế hoạch, qua đó thấy được những việc đã làm tốt và những việc làm còn yếu kém để tăng cường kiểm soát CPXL. Bên cạnh đó chi phí sản xuất chung có thể phân loại thành biến phí và định phí nên phân loại chi phí sản xuất thành định phí và biến phí, trên cơ sở đó đi phân tích biến động của các loại biến phí, định phí ít thay đổi (trừ loại chi phí đầu tư máy móc thiết bị) với điều kiện biến phí được điều chỉnh theo khối lượng xây lắp hoàn thành (với công trình đang phân tích thì chi phí đầu tư thiết bị máy móc mới không phát sinh). Giả thiết rằng chi phí khác thuộc vào loại biến phí. Như vậy chi phí sản xuất của công ty được phân loại như sau: Biến phí Định phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Lương nhân viên gián tiếp Lương nhân viên trực tiếp xây dựng Khấu hao máy thi công thuê ngoài Lương nhân viên điều khiển máy thi công Khấu hao TSCĐ Nhiên liệu phục vụ sản xuất, máy thi công Chi phí điện, nước Sau khi phân loại chi phí xong ta tiến hành phân tích, tập hợp được bảng phân tích chi phí sau : Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện So sánh Mức Tỉ lệ (%) 1 2 3 4 5 I. Gía trị khối lượng xây lắp (Gxl) II.Chi phí sản xuất 1. Chi phí cố định Lương nhân viên gián tiếp Khấu hao MTC Khấu hao TSCĐ 2. Chi phí biến đổi Lương nhân công trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản trích theo lương CNTT Chi phí khác Nhiên liệu phục vụ sản xuất, MTC III. Tỷ lệ chi phí 1. Chi phí cố định Lương nhân viên gián tiếp Khấu hao MTC Khấu hao TSCĐ 2. Chi phí biến đổi Lương nhân công trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khoản trích theo lương CNTT Chi phí khác Nhiên liệu phục vụ sản xuất, MTC IV. Tỷ suất chi phí so với khối lượng xây lắp V. Chi phí sản xuất điều chỉnh theo Gxl1 1. Chi phí cố định Lương nhân viên gián tiếp Khấu hao MTC Khấu hao TSCĐ 2. Chi phí biến đổi Lương nhân viên trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp Khoản trích theo lương CNTT Chi phí điện, nước Nhiên liệu phục vụ sản xuất, MTC VI. Tỷ suất chi phí điều chỉnh theo Gxl1 VII. Tổng chi phí bội chi so với dự toán Việc phân tích chi phí hỗn hợp thành định phí và biến phí sẽ giúp Công ty quản lý chi phí tốt hơn, theo dõi dễ dàng hơn, nhằm đánh giá chính xác các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công. Ví dụ trong quá trình thi công Quốc lộ 14B, chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân loại như sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1 Biến phí 551.911.760 418.901.026 - Chi phí nhân viên phân xưởng 467.620 355.000 - Chi phí công cụ dụng cụ bảo hộ lao động 59.887.351 45.454.500 - Chi phí nhiên liệu 212.408.725 161.218.223 - Chi phí vật liệu phụ 279.148.064 211.873.303 2 Định phí 6.316.760.564 4.794.421.268 - Khấu hao tài sản cố định 5.416.981.826 4.111.489.206 - Chi phí tiền điện, nước, điện thoại 899.778.738 682.932.062 3 Chi phí hỗn hợp: 2.447.819.612 1.857.895.086 - Chi phí mua ngoài 53.692.082 40.752.290 - Chi phí dụng cụ khác 149.589.568 113.538.482 - Chi phí bằng tiền khác 2.244.537.962 1.703.604.314 Ta sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để phân tích chi phí hỗn hợp: Tiêu thức Năm Chi phí hỗn hợp (1.000.000 đồng) Khối lượng xây lắp 2004 2.447,8 23,944 2005 1.857,9 17,949 Ta có phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp có dạng: y = a + bx Trong đó : y là chi phí sản xuất chung hỗn hợp a là định phí b là biến phí x là khối lượng xây lắp Tính toán tương tự như trên ta có hệ phương trình như sau: 4305,7 = 2a + 41,893b a = 92,208 91.957 =. 41,893a + 895,48b b = 98,376 Vậy phương trình chi phí sản xuất chung là: y = 92.208.000 + 98.376 x Trên cơ sở phân tích chi phí hỗn hợp của khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất chung năm 2005 được tập hợp lại như sau: ( ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Định phí Biến phí Biến phí đơn vị Chi phí nhân viên phân xưởng 355.000 14,8 Chi phí công cụ dụng cụ 45.454.500 1.898 Chi phí nhiên liệu 161.218.223 6.734 Chi phí vật liệu phụ 211.873.303 8.848 Khấu hao tài sản cố định 4.111.489.206 Chi phí điện, nước, điện thoại,.. 682.932.062 Chi phí khác 92.208.000 1.765.751 74 3. Marketing trong xây lắp Marketing chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lý vì nó được hiểu như một loại hình hoạt động quản lý hướng tới nhu cầu đời sống nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ với người tiêu thụ các sản phẩm xây lắp cũng như các đơn vị khác. Cơ sở marketing trong xây lắp là sự định hướng hoạt động của các tổ chức xây lắp vào thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ. Do vậy, marketing trong xây lắp vô cùng quan trọng để biết được: - Nghiên cứa một cách tổng thể và hệ thống những tiềm năng, triển vọng phát triển của thị trường xây lắp. - Tìm kiếm các chủ đầu tư và lựa chọn các đối tác. - Nghiên cứu khả năng hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cũng như chiến lược, chiến thuật của họ. - Phân tích nhu cầu xây dựng của các chủ đầu tư tiềm năng và triển khai các điều kiện cần thiết để tham gia đấu thầu hoặc được chỉ định thầu dẫn đến kí kết hợp đồng. - Kiểm soát quá trình thực hiện các yêu cầu và trực tiếp triển khai xây dựng công trình. - Thực hiện các thủ tục hoàn công và tham gia bàn giao công trình đưa vào sử dụng Sự phát triển của marketing trong xây lắp trong ngày càng trở nên tích cực và cần thiết hơn, đặc biệt là trong điều kiện mà các sản phẩm xây lắp không còn khan hiếm và số lượng các doanh nghiệp xây lắp ngày càng nhiều, thị trường xây lắp ngày càng trở nên sôi động, nhà nước không còn là người chủ phân phối nên các sản phẩm xây lắp sẽ tự điều chỉnh theo quy luật của thị trường. Trong quản lý marketing phải phân tích kỹ các kết quả điều tra, lập kế hoạch và đánh giá chi tiết những tác động tới các chủ đầu tư tiềm năng xây dựng các điều kiện để ký hợp đồnǵ, marketing cung cấp cho lãnh đạo nhận biết được trạng thái hoạt động hiện tại và sự định hướng phát triển năng lực sản xuất tương lai với nhịp độ nhu cầu của thị trường. Trong khi lựa chọn và phân tích các điều kiện xây dựng công trình ta chú ý đến các yếu tố như: - Mức độ lợi nhuận có thể mang lại. - Số lượng các đối thủ cạnh tranh và khả năng của họ. - Mức độ rủi ro và trách nhiệm ràng buộc của hợp đồng. - Kinh nghiệm xây lắp các công trình tương tự. - Kinh nghiệm làm việc với các chủ đầu tư, với chính quyền địa phương và khar năng cung ứng nhân lực. Để nâng cao khả năng trúng thầu, các tổ chức xây lắp cần phải trao đổi thông tin thường xuyên với môi trường bên ngoài, biết tự giới thiệu năng lực của mình và luôn thể hiện sẵng sàng trong thương thảo ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư. Do vậy, các doanh nghiệp cũng rất cần đến các dịch vụ quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền trông, mạng internet… Hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện thị trường như hiện nay là phức tạp luôn luôn biến động và thay đổi. Do vậy, việc tìm kiếm được khách hàng (chủ đầu tư) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thật vậy, mỗi doanh nghiệp xây lắp đều rất cần gìn giữ những mối quan hệ thường xuyên và uy tín với các chủ đầu tư tiềm năng, thông qua họ để quảng cáo những thông tin về sự tiến bộ và đổi mới thường xuyên trong hoạt động thiết kế và thi công của mình. Song song với nhiệm vụ tìm kiếm các công trình, mỗi doanh nghiệp xây lắp nói chung đều phải tiến hành công tác nghiên cứu cải tiến chất lựợng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất, cập nhật thường xuyên các thông tin khoa học kỹ thuật và tranh thủ các tổ chức hội nghị như giới thiệu năng lực hành nghề của mình. Rõ ràng công tác marketing trong xây lắp không chỉ hiểu đơn giản là quảng cáo hay tìm kiếm dự án thi công mà đó là những kế hoạch đảm bảo và duy trì ổn định của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc thường xuyên đưa ra những sáng kiến, những biện pháp thay thế nhằm không ngừng cũng cố năng lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của daonh nghiệp. Vậy nên, công tác marketing trong doanh nghiệp cần phải chú ý và nâng lên một tầm quan trọng trong công tác tổ chức quản lý. 4. Môi trường làm việc Việc tạo một môi trường làm việc tốt sẽ giúp cho mọi nhân viên của công ty cảm thấy thoả mái, làm việc có hiệu quả hơn, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Ban lãnh đạo Công ty trước hết phải tuân thủ đầy đủ những quy định đã đề ra để làm gương cho các bộ phận cấp dưới, đồng thời không áp đặt công việc cho các bộ phận bằng cảm tính mà phải thông qua kế hoạch cụ thể. Các phòng ban trong Công ty phải chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc cũng như phải thường xuyên báo cáo tình hình cho Ban giám đốc. . LỜI KẾT Các doanh nghiệp một khi thực hiện công tác phân tích chi phí của mình một cách hiệu quả thì sẽ có lợi thế rất lớn trong nền kinh tế thị trường nơi mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Phân tích chi phí xây lắp đạt hiệu quả sẽ góp phần đáng kể để tìm ra nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng công trình xây lắp. Nhờ đó tạo dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh, uy tín, niềm tin dưới con mắt của các nhà đầu tư nhằm tạo chỗ đứng vững chắc cho Công ty trong xu thế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác của Công ty, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Phi Sơn đã giúp em hoàn thành khoá luận này. Tuy nhiên, với kiến thức cũng như kinh nghiệm, thời gian còn hạn chế, khoá luận “Phân tích chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 512” mà em thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mộng Thuỳ PHỤ LỤC 1 BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY LẮP (Phần thi công của Công ty CPXDCT 512) DỰ ÁN NÂNG CẤP QUỐC LỘ 19 HẢM RỒNG- BIÊN GIỚI VIỆT NAM CAMPUCHIA GÓI THẦU SỐ 3: KM 205- 218 HẠNG MỤC: NỀN MÓNG, MẶT ĐƯỜNG VÀ RÃNH THOÁT NƯỚC STT HẠNG MỤC ĐVT KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN TRÚNG THẦU Thực hiện từ 16/06/2005 đến 11/11/2005 TRÚNG THẦU Thực hiện từ 16/06/2005 đến 11/11/2005 TRÚNG THẦU Thực hiện từ 16/06/2005 đến 11/11/2005 I Nền đường 1 Đào đất nền đường 286,71 286,71 2 Đào khuôn đường 333,97 333,97 …. II Mặt đường 1 Cấp phối đá dăm L1 3362,52 3362,52 2 Cấp phối đá dăm L2 7650,01 7650,01 3 Bù vênh cấp phối đá dăm 1990,05 1990,05 … PHỤ LỤC 2 BẢNG PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ BỔ SUNG DỰ ÁN NÂNG CẤP QUỐC LỘ 19 ĐOẠN HÀM RỒNG ĐI BIÊN GIỚI VIỆT NAM CAMPUCHIA GÓI THẦU SỐ 3 : KM 205-218 STT SỐ HIỆU ĐM HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 BH1133 Đào đất nền đường m3 1 b Nhân công 13.338,7 Nhân công 3/7 0.39 31.638 13.338,7 c Máy thi công ca Máy đào 0,8 m3 ca 0.000444 687.737 3.613,61 d Chi phí chung 66%b 2 ………….. ………….. …….. ……….. …….. ……… PHỤ LỤC 3 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ QUỐC LỘ 19 HÀM RỒNG TT Chứng từ Số CT Ngày CT Diễn giải TK Nợ TK Có Thành tiền VND 621_T 622_T 6271_T 6272_T 72 HNTƯ 98 20/06/2005 Đặng văn lời HN chi phí công tác 6272 141 978,000 978,000 87 PXK 182/Y 30/06/2005 Trương Quốc Phư nhận đá Cp 621 152 10,092,895 10,092,895 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phân tích hoạt động kinh doanh- Th.S Ngô Hà Tấn- Th.S Trần Đình Khôi Nguyên- NCS Hoàng Tùng- ĐH Kinh tế Đà Nẵng 2. Phân tích hoạt động kinh doanh- Th.S Phạm Rin- ĐH Duy Tân 3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh- Th.S Nguyễn Phú Giang- Giảng viên Trường ĐH Thương mại 4. Hạch toán kế toán trong xây dựng- PGS. TS Nguyễn Đăng Hạc (chủ biên)- GVC. Nguyễn Quốc Trân- NXB xây dựng, Hà Nội,2001 5. Hướng dẫn thực hành: Kế Toán Doanh nghiệp Xây lắp & Kế Toán đơn vị chủ đầu tư TS. Võ Văn Nhị (Giảng Viên ĐHKT TP HCM) Trần Anh Khoa- Giảng viên Th.S Trần Thị Duyên- Giảng Viên cao đẳng Tài Chính NXB thống kê- 2001 Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần XDCT 512 Hồ Sơ trúng thầu Quốc lộ 19 Hàm Rồng- Biên giới Việt Nam Campuchia Bảng Phân tích đơn giá chi tiết Quốc lộ 19 Hàm Rồng- Biên Giới Việt Nam Camphuchia Bảng tổng hợp kinh phí xây lắp Quốc lộ 19 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18050.doc
Tài liệu liên quan