lời mở đầu
Những năm qua, hoà cùng công cuộc đổi mới và phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp đã không ngừng cải thiện và hoàn chỉnh mình. Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh tế đều là một tế bào góp phần đưa đất nước đi lên, là nơi trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội.
Hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý đến v
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh & các biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề chi phí và giá thành sản phẩm, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Muốn đạt được các mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Vì vậy chi phí và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, nó phản ánh mọi mặt sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Thời kỳ trước đây, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chỉ tiêu đánh giá sản phẩm được coi là một chỉ tiêu có tính pháp lệnh của nhà nước. Từ khi chuyển nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường nhiều thành phần cạnh tranh, các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự chủ, việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mức độ hạ giá thành phản ánh trình độ sử dụng phù hợp, tiết kiệm nguyên vật liệu, khả năng vận dụng máy móc thiết bị, trình độ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý kinh tế tài chính và chiến lược gía cả của doanh nghiệp. Do đó, việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm sẽ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải làm thế nào để chi phí tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đó là một vấn đề đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải quan tâm.
Là một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may Việt Nam, trong những năm qua công ty Dệt may Hà Nội (HANOSIMEX) đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành. Quá trình hình thành, phát triển và những thành quả của Công ty không tách rời sự quản lý của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, đồng thời đó cũng là thành quả từ quá trình lao động hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Sau thời gian thực tập tại Công ty và đi sâu tìm hiểu, em đã được tiếp cận với vấn đề để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt may Hà Nội”. Bằng các kiến thức đã học và việc đi thực tế ở Công ty em xin trình bày đồ án gồm các phần sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành sản phẩm.
Chương II: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Dệt may Hà Nội.
Chương III: Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và biện pháp hạ giá thành sản phẩm sợi tại Công ty Dệt may Hà Nội.
chương i: Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành
1.1.Các khái niệm cơ bản về chi phí và giá thành
1.1.1.Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để có các yếu tố đầu vào. Doanh nghiệp cần ba yếu tố cơ bản nhất là:
Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những TSCĐ khác,...
Đối tượng lao động: Như nguyên vật liệu, nhiên liệu,...
Nhân công lao động đó là con người tự bỏ sức lực và trí tuệ.
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chỉ ra những chi phí sản xuất tương ứng. Tương ứng với việc sử dụng TSCĐ là chi phí về khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu là những chi phí về nguyên nhiên vật liệu. Tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ...
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền.
Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó đã hình thành nên các khoản chi phí tương ứng.
Những chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để cấu thành nên giá trị của sản phẩm dịch vụ bao gồm 3 bộ phận:
C+V+M
Trong đó:
C: Toàn bộ tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trinh sản xuất.
V: Là chi phí về hao phí lao động sống, là khoản chi để trả lương và các khoản khác kèm theo cho người lao động.
M: Là giá trị mới tăng thêm trong quá trình hoạt động.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.2.Khái niệm về giá thành
Giá thành sản phẩm, dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp bao gồm những chi phí sản xuất có liên quan đến việc chế tạo và hoàn thành một loại, một lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định.
Có thể nói chỉ tiêu này là một tấm gương phản ánh toàn diện chất lượng công tác của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý...
Từ những yếu tố đầu vào có được nhờ các khoản chi phí bỏ ra, doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả đầu ra là các sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo yêu cầu phục vụ cho các mục đích kinh tế khác nhau, người ta cần phải tính được chi phí bỏ vào để sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể đó. Nói cách khác cần phải tiến hành phân bổ tổng chi phí (trả cho các yếu tố đầu vào) cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và tiêu thụ được.
Tính giá thành có một ý nghĩa rất lớn đối với mọi doanh nghiệp, chỉ khi tính đựoc giá thành sản phẩm doanh nghiệp mới có thể tính đựoc hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình từ đó có được những quyết định đúng đắn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Việc tính giá thành giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy chúng ta đề cập đến các chức năng và ý nghĩa của giá thành trong những phần tiếp theo.
1.1.3. Mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất
Bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sảnnphẩm đều có điểm giống nhau đó là đều là các lao động sống, lao động vật hoá và các chi tiêu khác của doanh nghiệp song giữa chúng lại có điểm khác nhau.
Thực chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí các nguồn lực huy động vào sản xuất còn giá thành sản phẩm lại phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất đề cập đến các hao phí trong một kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm nói đến mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành trong một kỳ.
Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
CPSX dở dang cuối kỳ
1.2.Cách phân loại chi phí và giá thành
1.2.1.Phân loại chi phí
Để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác nhau người ta tiến hành phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trên góc độ quản lý tài chính, người ta quan tâm đến nhu cầu vốn và hiệu quả sử dụng vốn, do đó trong một kỳ kế toán doanh nghiệp phải hệ thống được số liệu về chi phí theo 2 cách phân loại sau:
a. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu (hình thái ban đầu của chi phí)
Theo cách này những chi phí có cùng nội dung kinh tế ban đầu (xuất phát từ một nguồn lực) được xếp chung vào một loại gọi là yếu tố chi phí không kể nguồn lực đó được dùng cụ thể vào việc gì của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Yếu tố này bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, dụng cụ, phụ tùng, bán thành phẩm (tất cả đều là mua ngoài) đã được đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.Yếu tố chi phí nhân công: Thể hiện số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc sử dụng nhân công vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản thưởng có tính chất lương, các khoản trích theo lương theo chế độ quy định như: BHXH, BHYT, KPCĐ của những cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
3.Yếu tố chi phí khấu hao: Bao gồm tổng số khấu hao của toàn bộ TSCĐ sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
4.Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm số tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ mua ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
5.Yếu tố chi phí bằng tiền: Gồm các khoản tiền doanh nghiệp đã trả hoặc sẽ phải trả trực tiếp dưới hình thái gía trị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ (VD: trả lãi vay, thuế phải nộp, công tác phí, chi phí tiếp khách, hội họp...).
Việc hệ thống chi phí theo yếu tố có tác dụng chi biết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô như kỳ báo cáo, doanh nghiệp cần huy động đưa vào sử dụng những nguồn lực nào? mỗi nguồn lực là bao nhiêu? trên cơ sở đó lập kế hoạch cung ứng vật tư, lập dự toán chi phí, lập kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ tiếp theo.
b. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (theo địa điểm phát sinh):
Theo cách này những nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích (cùng một việc) thì được xếp chung vào một loại gọi là khoản mục chi phí, không kể hình thái ban đầu của nguồn lực là gì. Theo quy định, có 5 khoản mục sau:
1.Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm giá thực tế của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu (có thể mua ngoài hay tự chế), bán thành phẩm mua ngoài tham gia trực tiếp vào công nghệ chế biến sản phẩm (sau khi đã trừ giá trị phế liệu thu hồi).
2.Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền thưởng thường xuyên, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, lương phép trích trước (nếu có) của công nhân trực tiếp sản xuất.
3.Khoản mục chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí về tổ chức và quản lý những chi phí chung khác phát sinh ở bộ phận sản xuất (phân xưởng, công trường, đội sản xuất...). Nói cách khác đó là những chi phí còn lại phát sinh ở bộ phận sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Về nội dung thì khoản mục này bao gồm các điều khoản sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm tiền lương, cáckhoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản tiền thưởng trong lương , các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của những cán bộ công nhân viên gián tiếp ở bộ phận sản xuất.
Chi phí vật liệu: Gồm giá thực tế của vật liệu sử dụng ở bộ phận sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào công nghệ chế biến sản phẩm. VD như chi phí công cụ cho sửa chữa thanh lý TSCĐ...
Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm giá trị (hoặc một phần giá trị) dụng cụ đồ dùng sử dụng cho sản xuất và quản lý bộ phận sản xuất trong kỳ.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm tổng số khấu hao của toàn bộ tài sản cố định dùng sản xuất trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua vào: Số tiền phải trả cho dịch vụ mua ngoài đã sử dụng vào sản xuất trong kỳ.
Chi phí bằng tiền: Gồm các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất trực tiếp dưới hình thái giá trị như tiếp khách, hội họp, chè nước, văn phòng phẩm....
4.Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí về tổ chức và quản lý hành chính, quản lý kinh tế và những chi phí chung khác trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
Về nội dung, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm những điều khoản sau:
Chi phí nhân viên quản lý: phản ánh các chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương (trích BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân viên thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Chi phí vật liệu quản lý: gồm giá thực tế của vật liệu sử dụng cho công việc quản lý doanh nghiệp như sửa chữa TSCĐ, dụng cụ công cụ, văn phòng phẩm....
Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh phần giá trị dụng cụ đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý trong kỳ như bàn ghế, tủ hồ sơ, máy điều hoà, máy tính....
Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm số khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, kho tàng, đường sá cầu cống, thiết bị quản lý...
Thuế, phí và lệ phí: theo quy định doanh nghiệp được tính vào khoản mục này như thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế GTGT đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp và các lệ phí toà án, lệ phí trước, phí cầu phà, quản lý phí phải nộp cấp trên...
Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dự phòng là tính trước các khoản rủi ro có khả năng xảy ra vào chi phí trong kỳ để tạo nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra. Hiện nay theo quy định doanh nghiêpj được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp hai khoản dự phòng trên.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài sử dụng cho khối văn phòng doanh nghiệp trong kỳ như tiền điện nước, điện thoại, điện báo, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, thuê nhà...
Chi phí bằng tiền: gồm các khoản chi phí trực tiếp bằng tiền cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp như chi phí hội nghị tiếp khách, công tác phí, lãi vay phải trả...
5.Khoản mục chi phí bán hàng: Là những chi phí liên quan đến quá trình bán hàng. Về nội dung, chi phí bán hàng cũng gồm có các điều khoản như chi phí sản xuất chung (chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền) nhưng không dùng cho sản xuất mà dùng vào khâu bán hàng. Ngoài ra còn bao gồm điều khoản chi phí bảo hành sản phẩm (gồm những chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra để bảo hành hoặc số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra để thuê bảo hành sản phẩm cho khách hàng).
Trong năm khoản mục trên thì 3 khoản mục đầu là chi phí sản xuất, là cơ sở hình thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm và sẽ được bù đắp khi mà những sản phẩm do chúng tạo ra bán được. Cũng cần lưu ý là chỉ doanh nghiệp sản xuất mới có các khoản mục chi phí này. Hai khoản mục sau là chi phí ngoài sản xuất tuy không tạo ra sản phẩm nhưng lại là cần thiết cho hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiện nay, theo quy định doanh nghiệp không cần phải phân bổ 2 khoản mục này cho sản xuất sản phẩm (tức không phải đưa các chi phí này vào giá thành sản phẩm) và như vậy các khoản mục chi phí này trong kỳ phát sinh bao nhiêu sẽ được bù đắp hết bấy nhiêu bằng lãi gộp trong kỳ. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, sản xuất theo thời vụ hoặc có doanh thu không đều đặn thì chế độ kế toán vẫn cho phép phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng vào giá thành sản phẩm hoặc “gác lại” phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ.
Cách phân loại thứ 2 chp phép kiểm tra, phân tích đánh giá được tình hình sử dụng các nguồn lực ở các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tính được giá thành sản phẩm, dịch vụ theo khoản mục, phân tích được cơ cấu chi phí, cơ cấu giá thành và trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp thiết thực phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Quá trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh chính là quá trình hệ thống chi phí lúc đầu theo yếu tố (theo nguồn lực) rồi tuỳ theo yếu tố chi phí được dùng vào đâu, vào khâu nào của quá trình sản xuất kinh doanh mà hệ thống chi phí theo khoản mục.
1.2.2. Các loại giá thành
Chỉ tiêu giá thành cũng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu công việc.
a. Giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia làm 3 loại như sau:
Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức: Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong cả kỳ kế hoạc, giá thành sản xuất định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành sản xuất định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế: Giá thành sản xuất thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b. Giá thành đơn vị và tổng giá thành
Cách phân loại này chia chi phí thành 3 loại:
Giá thành đơn vị: Là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm dùng để so sánh đối chiếu giá thành của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác khi sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc đối chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến xác định điểm hạ giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành:
c. Giá thành sản xuất và gía thành toàn bộ
Giá thành sản xuất: là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí đã phát sinh ở bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất bao gồm các chi phí sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Giá thánh sản xuát của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh, liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm: giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm được xác định sau khi sản phẩm được tiêu thụ.
1.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một tấm gương phản ánh toàn diện chất lượng công tác của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý...
Tính giá thành là tính toán, xác định những chi phí sản xuất có liên quan đến việc chế biến và hoàn thành một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định theo khoản mục.
Khi tính tiến hành tính giá thành, kế toán doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng tính giá thành, đơn vị tính giá thành, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành áp dụng cho doanh nghiệp mình.
Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành cũng có thể là bán thành phẩm, là chi tiết, cụm chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng...
Đơn vị tính giá thành là đơn vị đo lường về mặt hiện vật đối tượng tính giá thành. Đơn vị đó phải thống nhất với đơn vị trong kế hoạch giá thành và phải là đơn vị được thừa nhận chung trong nền kinh tế.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kế toán hệ thống số liệu về chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành và tiến hành tính toán giá thành cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ đó. Kỳ tính giá thành có thể định kỳ: hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm. Phương pháp tính giá thành được hiểu theo nghĩa rộng là trình tự tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng tính giá thành, trên cơ sở đó xác định chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng tính giá thành.
Việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ được thực hiện dựa trên phương trình sản xuất sau:
Đầu vào của sản xuất = Đầu ra của sản xuất
Trong đó, đầu vào gồm có giá trị sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ trước khi chuyển sang kỳ này chế biến tiếp và chi phí sản xuất kỳ này bỏ thêm ra. Các số liệu của đầu vào có thể xác định được thông qua số liệu của sổ sách kỳ trước chuyển sang và số liệu hệ thống được trong sổ sách kỳ này. Đầu ra gồm giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang chưa chế biến xong trong kỳ này còn lại cuối kỳ. Như vậy, để biết được từng đầu ra, kế toán phải phân bổ chi phí đầu vào cho 2 đầu ra. Quy trình tính toán của kế toán là xác định giá trị của sản phẩm dở dang trước (như đã trình bày ở mục trên), phần chi phí đầu vào còn lại sẽ là giá thành của sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất mà kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. Về cơ bản, có 2 phương pháp tính giá thành như sau:
1.3.1. Phương pháp tính giá thành theo công việc
Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp sau:
Sản phẩm có quy trình chế biến giản đơn (còn gọi là 1 bước). Quy trình công nghệ giản đơn là quy trình chế biến liên tục khép kính về không gian và thời gian kể từ khi đưa vật liệu chính vào chế biến đến khi ra sản phẩm cuối cùng.
Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: trước khi tiến hành sản xuất đã định được khối lượng, mặt hàng cần sản xuất, giá bán của sản phẩm và người mua các loại và lượng sản phẩm đó.
Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loại ít, sản xuất không liên tục, mặt hàng không ổn định, chu kỳ sản xuất này kết thúc, chu kỳ sau đã có thể sản xuất mặt hàng khác.
Theo phương pháp này đối tượng tín giá thành là các loại sản phẩm đã hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ đựợc tập hợp hoặc phân bổ trực tiếp theo các đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất cụ thể của doanh nghiệp mà áp dụng một trong 2 công thức tính tổng giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ (gọi tắt là tổng giá thành) sau:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất trong kỳ
Trường hợp khối lượng sản phẩm dở dang không có hoặc có ít không đáng kể (ngành điện, than...)
Trường hợp khối lượng sản phẩm dở dang có nhiều và biến động nhiều giữa các kỳ thì để đảm bảo tính giá thành chính xác phải tính đến chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Tổng giá thành = Chi phí sản xuất trong kỳ+Chênh lệch giữa đầu và cuối kỳ giá trị SPDD
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm với nhiều kích cỡ, mẫu mã quy cách khác nhau thì để đơn giản cho việc tính giá thành người ta quy các chủng loại khác nhau đó thành các nhóm sản phẩm (đối tượng tính giá thành là nhóm sản phẩm) và quy đổi các nhóm sản phẩm ra thành sản phẩm quy chuẩn, trên cơ sở đó tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm của nhóm (ngành giầy da, may mặc, xà phòng, thuốc lá...).
Tổng giá thành của 1 nhóm SP
=
Tổng giá thành
Tổng số SP quy chuẩn của tất cả các nhóm
x
Số SP quy chuẩn của nhóm
Tổng số sản phẩm quy chuẩn tính ra trên cơ sở cộng số sản phẩm quy chuẩn của tất cả các nhóm lại.
Trường hợp trong cùng một quá trình sản xuất ngoài sản phẩm chính, doanh nghiệp còn thu được sản phẩm phụ thì các công thức tính giá thành vẫn như trên nhưng phải trừ bớt đi giá trị sản phẩm phụ. Giá trị sản phẩm phụ ở đây được tính theo giá bán tối thiểu của sản phẩm đó trên thị trường.
Trong tất cả các trường hợp trên thì sau khi tính xong tổng giá thành, kế toán tính tiếp giá thành đơn vị theo công thức sau đây:
Giá thành đơn vị
=
Tổng giá thành
Sản lượng hoàn thành
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hàng loạt ít, sản xuất theo đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị sản phẩm, theo từng loạt sản phẩm hoặc theo từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành không thực hiện định kỳ theo kỳ báo cáo mà tiến hành vào thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, khi sản phẩm hoặc loạt sản phẩm hoặc đơn đặt hàng được hoàn thành. Trong trường hợp này không cần kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ bởi toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp theo các đối tượng tính giá thành chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra, cũng thương không phải tính giá thành đơn vị.
Giá thành SP, loạt SP hoặc đơn đặt hàng hoàn thành
=
Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được cho SP, loạt SP hoặc đơn đặt hàng đó
1.3.2. Phương pháp tính giá thành theo giai đoạn
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến sản phẩm phức tạp kiểu tuần tự. Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, vật liệu chính phải trải qua nhiều bước chế biến theo một trình tự trước sau nhất định, sản phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau. Chu kỳ sản xuất của những doanh nghiệp này thường dài vị bị gián đoạn về không gian và thời gian, do đó khối lượng sản phẩm dở dang thường nhiều và biến động nhiều giữa các kỳ.
So với phương pháp tính giá thành theo công việc thì phương pháp này có khác biệt sau:
Chi phí sản xuất trước tiên được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, rồi được phân bổ tiếp cho các loại sản phẩm, dịch vụ mà giai đoạn đó tham gia sản xuất.
Đối tượng tính giá thành không chỉ là sản phẩm cuối cùng hoàn thành mà có thể còn là các bán thành phẩm ( các sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một vài giai đoạn chế biến nhưng chưa hoàn thành toàn bộ quy trình chế biến của doanh nghiệp).
Để đảm bảo tính chính xác của chỉ tiêu giá thành, kế toán nhất thiết phải tính đến chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang giữa đầu kỳ và cuối kỳ.
Tổng giá thành của sản phẩm dịch vụ hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng hợp chi phí sản xuất của tất cả các giai đoạn có tham gia chế biến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đó.
Việc tính giá thành thường tiến hành định kỳ vì những doanh nghiệp có quy trình này thường sản xuất liên tục, mặt hàng ổn định.
Tuỳ theo có tính giá thành của bán thành phẩm hay không mà doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án tính giá thành cụ thể:
Phương án có tính giá thành của bán thành phẩm (gọi tắt là có bán thành phẩm): Kế toán tính giá thành bán thành phẩm bước 1 rồi tính nhập với chi phí sản xuất của bước 2 để tính tiếp giá thành bán thành phẩm bước 2 và cứ như vậy cho đến bước cuối cùng.
Phương án này có thẻ thể hiện như sau:
Chi phí vật liệu chính
+
Giá trị SPDD đầu kỳ bước 1
Chi phí chế biến trong kỳ bước 1
+
Giá trị SPDD cuối kỳ bước 1
Giá thành bán thành phẩm bước 1
_
=
Giá thành bán thành phẩm bước 1 chuyển sang
+
Giá trị SPDD đầu kỳ bước 2
Chi phí chế biến trong kỳ bước 2
+
Giá trị SPDD cuối kỳ bước 2
Giá thành bán thành phẩm bước 2
_
=
Giá thành bán thành phẩm bước n-1 chuyển sang bước n
+
Giá trị SPDD đầu kỳ bước n
Chi phí chế biến trong kỳ bước n
+
Giá trị SPDD cuối kỳ bước n
Giá thành bán thành phẩm bước n
_
=
Phương án không tính giá thành của bán thành phẩm (gọi tắt là phương án không có bán thành phẩm). Theo phương án này chi phí sản xuất của các giai đoạn khác nhau có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành được tính nhập song song với nhau theo từng khoản mục để tính ngay ra giá thành sản phẩm cuối cùng.
Quá trình tính giá thành thể hiện theo sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất bước 1 của thành phẩm
Chi phí sản xuất bước 2 của thành phẩm
Chi phí sản xuất bước n của thành phẩm
Giá thành thành phẩm
+
+....+
=
Tính giá thành theo phương án không có bán thành phẩm đơn giản, thể hiện được cơ cấu giá thành theo từng giai đoạn sản xuất nhưng trên sổ sách kế toán không theo dõi được sự di chuyển sản phẩm dở dang giữa các giai đoạn sản xuất với nhau. Do đó cần theo dõi trên sổ sách chi tiết sự di chuyển bằng hiện vật sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
1.4. Nội dung phân tích giá thành sản phẩm
1.4.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Thông thường chỉ tiêu giá thánh sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Muốn hạ gí thành sản phẩm nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất-kinh doanh), có thể tiến hành đánh giá chugn tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm thông qua tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
Nếu gọi
Q0j, Q1j là số lượng sản phẩm j sản xuất kỳ kế hoạch và kỳ thực tế;
Z0j, Z1j là giá thành đơn vị sản phẩm j sản xuất kỳ kế hoạch và thực tế;
Ta có:
Tỷ lệ T(%)<100% là doanh nghiệp đã hạ được giá thành thực tế so với kế hoạch. Khi đó mức chênh lệch giá thành theo tuyệt đối sẽ mang dấu (-), nghĩa là :
Số chênh lệch này chính là số chi phí tiết kiệm được do hạ giá thành tính trên lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
Ngược lại, nếu T(%)>100% chứng tỏ giá thành thực tế cao hơn so với kế hoạch và hiệu số:
Mang dấu (+) phản ánh số chi phí vượt chi phí tính trên lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
1.4.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được
Sản phẩm so sánh được là loại sản phẩm mà sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định về mặt kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.
1.4.2.1.Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch
Ta ký hiệu:
Q1j, Q0j: lần lượt là số lượng sản phẩm j sản xuất kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện.
Ztj, Z0j, Z1j: lần lượt là giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm j thực tế kỳ trước, kỳ kế hoạch này và kỳ thực tế này.
* Nhiệm vụ kế hoạch:
+ Mức hạ (M0):
+ Tỷ lệ hạ (T0)
* Thực tế:
+ Mức hạ (M1)
+ Tỷ lệ hạ (T1)
x100
* Chênh lệch chỉ tiêu (D)
+ Mức hạ: DM=M1-M0
+ Tỷ lệ hạ: DT=T1-T0
Cùng với việc so sánh cả 2 chỉ tiêu mức và tỷ lệ hạ trên từng loại sản phẩm để sơ bộ biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới mức biến động chung.
1.4.2.2.Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức chênh lệch của chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ
Đối tượng phân tích: DM=M1- M0; DT=T1-T0
Với DM là chênh lệch tuyệt đối về mức hạ giá thành sản phẩm giữa thực tế và kế hoạch. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ này là nhân tố sản lượng sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Phương pháp phân tích phù hợp ở đây là phương pháp loại trừ.
* Nhân tố sản lượng sản xuất (DQ):
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố sản lượng sản xuất có quan hệ tỷ lệ thuận với mức hạ, ảnh hưởng của DQ được xác định ngay trong điều kiện giả định sản lượng thực tế, cơ cấy sản lượng kế hoạch và giá thành. Để có cơ cấu kế hoạch, sản lượng thực tế đòi hỏi các sản phẩm j đều phải đựơc thực hiện theo cùng một tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất (Hs):
ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ (DMQ):
DMQ=(Hs-1) x M0
Như vậy, ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ phụ thuộc vào % vượt hoặc hụt kế hoạch sản xuất.
* Nhân tố giá thành đơn vị (DZ)
Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh phân tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
ảnh hưởng của giá thành tới mức hạ (DMZ):
ảnh hưởng của giá thành tới tỷ lệ hạ (DTZ):
* Nhân tố cơ cấu sản lượng sản xuất(DK):
* Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
Trên cơ sở các số liệu tính toán được trên đây tiến hành tổng hợp toàn bộ ảnh hưởng của các nhântố. Từ đó rút ra các nhận xét và đưa ra các kết luận cụ thể.
1.4.3. Phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu
Giá thành sản phẩm liên quan đến nhiều loại chi phí khác nhau . Sự thay đổi của từng loại chi phí cụ thể sẽ dẫn đến biến động chung của từng loại chi phí. Vì._. vậy, phương pháp này nhằm đi sâu xem xét tình hình biến động của từng loại khoản mục chi phí. Nội dung trình tự phương pháp được trình bày cụ thể như sau:
a.Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá. Khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.
Phân tích khoản mục tổng chi phí nguyên vật liệu
Bằng phương pháp so sánh thực tế và dự toán sẽ xác định được chênh lệch chi phí nguyên vật liệu. Sau đó xác định các nhân tố ảnh hưởng là giá cả vật liệu được đưa vào sản xuất và tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Mức tăng khoản mục chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thực hiện so với kế hoạch ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm được tính như sau:
+ Số tuyệt đối:
+ Số tương đối:
Trong đó:
Z0: Giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm kế hoạch
P0j, P1j : giá kế hoạch và thực tế loại vật tư j
m0j, m1j : Mức tiêu hao thực tế và kế hoạch loại vật tư j cho một đơn vị sản phẩm.
Nếu kết quả tính được là số (-) chứng tỏ doanh ngiệp đã giảm được chi phí vật tư góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Nếu là số (+) doanh nghiệp đã lãng phí trong việc sử dụng vật tư. Nếu kết quả tính được bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp đã đạt được kế hoạch tiêu hao vật tư đặt ra.
Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm hàng hóa.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm hàng hóa chịu sự tác động bởi hai nhân tố cơ bản, đó là mức tiêu hao tưng loại nguyên vật liệu và đơn giá của từng loại nguyên vật liệu. Bằng phương pháp loại trừ, có thể phân tích sự ảnh hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:
Đối tượng phân tích: DCNVL = DC1-DC2 = m1jP1j-m0jP0j
Do ảnh hưởng của các nhân tố:
Do ảnh hưởng của định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho đơn vị sản phẩm.
Do ảnh hưởng của đơn giá từng loại nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm
Tổng hợp phân tích và kiến nghị:
DCNVL = DCNVL(m) + DCNVL(P)
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, cần kiến nghị những giải pháp nhằm giảm định mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa, giảm đơn giá từng loại nguyên vật liệu góp phần giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
b.Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bao hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất (gọi tắt là chi phí tiền lương công nhân sản xuất).
Phân tích khoản mục tổng chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục tổng mức chi phí nhân công trực tiếp được đánh giá trên cơ sở xác định mức biến động tuyệt đối và biến động tương đối.
Tính chênh lệch quỹ lương tuyệt đối = Quỹ lương thực tế – Quỹ lương kế hoạch
Nếu DL<0 là hụt chi quỹ lương
Nếu DL>0 là vượt chi quỹ lương
Tính chênh lệch tương đối quỹ lương DL
=
Quỹ lương thực tế
_
Quỹ lương kế hoạch
x
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất
Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch sản xuất
=
Giá trị TSL hàng hoá thực hiện
Giá trị TSL hàng hoá kế hoạch
x
100
D1
D0
x 100
=
Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch sản xuất
=
Số được coi là hoàn thành thực tế
Số kế hoạch
x
100
Nếu DL<0: Số tính được là tiết kiệm tương đối quỹ lương
DL>0: Số tính được là vựơt chi, không hợp lý
Số chênh lệch tương đối thể hiện mức độ tiết kiệm hay lãng phí của số chênh lệch tuyệt đối.
L =
Số lượng lao động trực tiếp
(N)
x
Mức tiền lương bình quân
(Lbq)
Tìm nguyên nhân làm tăng, giảm quỹ lương của lao động trực tiếp
Phân tích mức độ ảnh hưởng tới chênh lệch tuyệt đối quỹ lương bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
+ Nhân tố 1: Số lượng lao động trực tiếp (N): DL(N)=(N1-N0)xL0
+ Nhân tố 2: Lương bình quân/ người (Lbq): DL(Lbq)=N1x(L1-L0)
Phân tích tăng giảm khoản mục "Chi phí lương" trong giá thành đơn vị sản phẩm mỗi loại
+ So sánh mức lương của sản phẩm thực tế với kế hoạch
+ Số chênh lệch chi phí tiền lương do năng suất lao động của lao động trực tiếp sản xuất. Có thể dùng công thức sau để phân tích:
Lspj =
Tổng chi phí lương của sản phẩm j
Khối lượng sản phẩm j sản xuất
Thời gian sản xuất sản phẩm j x Đơn giá lương tính cho một đơn vị sản phẩm j (thời gian theo định mức: giờ, ngày).
Như vậy, mức chi phí tổng lương của một sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh mức chi phí lao động sống. Cũng bằng cách thay thế liên hoàn có thể phân tích khoản mục này cho lao động gián tiếp.
c. Phân tích chi phí sản xuất chung
Tiến hành phân tích các khoản mục chi phí sản xuất chung, người ta thường sử dụng phương pháp so sánh (so sánh trên tổng số và so sánh trên từng nội dung). Dựa vào tình hình biến động và nội dung từng khoản mục chi phí để đưa ra các nhận xét, các kết luận và các đề xuất chính xác kịp thời. Đối với các thành phần kết cấu nên chi phí sản xuất chung thì với nhân công và nguyên vật liệu gián tiếp có thể áp dụng như 2 phân trên. Riêng đối với khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định trong chi phí sản xuất chung gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định cho thuê tài chính đang sử dụng ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất như: khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, súc vật làm việc... thì có cách phân tích như sau:
Mức khấu hao bình quân năm
=
Nguyên giá tài sản cố định
x
Tỷ lệ khấu hao năm
Như vậy, mức khấu hao năm phụ thuộc vào hai nhân tố: nguyên giá của tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao năm.
Nguyên giá của tài sản cố định của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Do các nguyên nhân: đánh giá lại, đổi mới trang thiết bị, mua sắm, nhận liên doanh, điều động, nhượng bán, thanh lý, loại bỏ... thời điểm xác định nguyên giá thay đổi khi tính toán mức khấu hao là kỳ báo cáo liền sau kỳ có sự thay đổi về tài sản cố định.
Tỷ lệ khấu hao: tỷ lệ khấu hao thường ổn định, nếu có sự thay đổi thì coi đây là nhân tố khách quan, không phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp.
d. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Hai khoản mục chi phí này có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ trong kỳ do vậy, nó phụ thuộc cả vào bản thân doanh nghiệp cùng nhiều yếu tố khách quan bên ngoài.
Khi tiến hành phân tích tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp người ta sẽ tiến hành áp dụng một số biện pháp phân tích nhất định để đảm bảo được tính dễ dàng trong thực hiện đồng thời đưa ra được những kết luận chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
1.5. Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm
1.5.1. Phương hướng
Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì bất kỳ một doanh nghiệp nào đều phải tìm ra cho mình một giải pháp thích hợp mà mục tiêu cuối cùng là làm tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình. Nghĩa là trong doanh nghiệp cần sản xuất một loại sản phẩm gì? tiêu thụ thế nào? giá thành ra sao? có phù hợp với người tiêu dùng không? cho nên việc tìm ra được nguyên nhân để hạ giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp.
1.5.2. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm
Hiện nay có rất nhiều biện pháp nhằm hạ giá thánh sản phẩm khác nhau đang được áp dụng tại từng doanh nghiệp cụ thể. Tuỳ thuộc tình hình cụ thể tại các doanh nghiệp mà họ áp dụng các giải pháp khác nhau. Chỉ có những giải pháp phù hợp doanh nghiệp mới đạt được kết quả trong công tác hạ giá thành tại công ty mình.
Dưới đây là một số hướng biện pháp mang tính tổng quát có tính chất lý thuyết. Khi áp dụng vào các doanh nghiệp cụ thể thì người quản lý phải căn cứ vào kết quả phân tích và các nguyên nhân mà doanh nghiệp hị đang gặp phải từ đó áp dụng một cách hợp lý vào doanh nghiệp mình.
a. Biện pháp tiết kiệm chi phí vật tư
Trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, khi giảm chi phí vật tư, nguyên nhiên vật liệu thì giá thành cũng giảm đáng kể. Việc giảm bớt chi phí vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo thiết bị kỹ thuật. Cần cải tạo quy trình công nghệ, sử dụng vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu.
Để tính toán ảnh hưởng của các biện pháp này ta cần xác định tỷ lệ giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và giá thành kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu. Ta có thể dùng phương pháp chỉ số để tính toán ảnh hưởng của những biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng để tỷ lệ hoá giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch theo công thức sau:
Chỉ số hạ giá thành do giảm chi phí NVL
=
Chỉ số định mức tiêu hao NVL
x
Chỉ số giá cả kỳ kế hoạch của NVL
Chỉ số chi phí nguyên vật liệu trong giá thành kỳ báo cáo
x
Theo công thức trên thì chỉ số hạ giá thành sản phẩm cho 3 yếu tố tác động :
+ Chỉ số định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
+ Chỉ số giá cả nguyên vật liệu.
+ Chỉ số chi phí NVL trong giá thành.
Giảm chi phí lưu thông và thu mua bằng cách sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý. Tính lượng đặt hàng tối ưu để tránh hao phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Lượng đặt hàng tối ưu được xác định:
Số lần đặt hàng =
Nhu cầu vật liệu hàng hóa dự trữ trong kỳ
x
Chi phí cố định cho một lần đặt hàng
Chi phí bảo quản cho một đơn vị hàng hóa vật liệu
b. Biện pháp tăng sản lượng làm giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm
Mục tiêu của biện pháp này là tăng sản lượng sản xuất nhằm giảm chi phí cố định bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Hướng biện pháp này có căn cứ trên cơ sở giá thành được xây dựng trên công thức sau:
Dựa theo công thức trên, khi sản lượng (Q) tăng lên thì hiệu số giữa FC/Q sẽ giảm xuống như vậy có nghĩa là giá thành đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi. Như vậy, nếu doanh nghiệp tăng được mức sản lượng đến điểm tối ưu khi đó chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sẽ ở mức thấp nhất và như vậy giá thành đơn vị của sản phẩm đó cũng ở mức tối thiểu.
Biện pháp này được xác định theo công thức:
Chỉ số giá thành do giảm chi phí cố định
=
Chỉ số chi phí cố định
Chỉ số sản lượng
x
Chỉ số chi phí cố định trong giá thành
Công thức này cho thấy chỉ số hạ giá thành do sự tác động của 3 yếu tố: Chi phí cố định, chỉ số sản lượng và chỉ số chi phí cố định trong giá thành sản phẩm.
c. Biện pháp tăng năng suất lao động để giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm
Để giảm chi phí này trong giá thành sản phẩm, cần tăng nhanh năng suất lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương và tiền công bình quân. Như vậy, cần phải cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ cơ giới hoá, hoàn thiện định mức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng, khuyến khích vật chất để kích thích lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân, bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín tránh để thời gian gián đoạn do phải chờ việc nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất.
Chỉ số giá thành do tăng năng suất lao động
=
Chỉ số tiền lương bình quân
Chỉ số năng suất lao động
x
Chỉ số chi phí tiền lương trong giá thành
Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ cho phép giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục tiền lương sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành và ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương được tính theo công thức:
Công thức này cho thấy chỉ số hạ giá thành sản phẩm do 3 yếu tố là: năng suất lao động, tiền lương bình quân và tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
d. Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất chung
Hướng các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp có khả năng tiết kiệm được các chi phí về điện, nước và các chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương của công nhân phân xưởng, các chi phí về nguyên vật liệu phụ phân xưởng, các chi phí bằng tiền khác.
Do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên hướng giải pháp này khá đa dạng và phong phú, đối với từng doanh nghiệp cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố cũng hết sức cụ thể và các giải pháp đề ra cũng uyển chuyển đối với từng doanh nghiệp.
e. Biện pháp tiết kiệm các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng nhìn chung tương tự giống với các khoản chi phí sản xuất chung vì vậy hướng giải pháp tương đối giống nhau. Thông thường, khoản mục chi phí này tương đối khó đưa ra giải pháp nhằm hạ giá thành sản xuất của doanh nghiệp thì hướng giải pháp ở đây tập trung giải quyết vấn đề về giá thành toàn bộ. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp chỉ có thể thấy rõ nét khi doanh nghiệp tiến hành phân tích để lấy kết quả phục vụ cho công tác quản lý.
Trên đây là toàn bộ phần cơ sở lý luận về chi phí và giá thành sản phẩm. Chương tiếp theo em xin nghiên cứu về doanh nghiệp nơi sẽ áp dụng lý thuyết để phân tích và đề xuất giải pháp.
chương II: giới thiệu chung
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Dệt may Hà Nội (tên giao dịch Ha Noi textile and garment company, viết tắt là HANOSIMEX) là một doanh nghiệp lớn trong Tổng Công Dệt may Việt Nam (VINATEX), chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty Dệt may Hà Nội có trụ sở chính tại số 1 Mai Động, Hai Bà Trưng Hà Nội và nhiều đơn vị thành viên ở các nơi khác như:
Nhà máy sợi Hà Nội
Nhà máy sợi Vinh
Nhà mát dệt Hà Đông
Nhà máy dệt nhuộm
Nhà máy dệt vải Denim
Nhà máy may thêu Đông Mỹ.
Nhà máy may thời trang.
Nhà máy may 1,2,3.
Các đơn vị dịch vụ khác…
Công ty được xây dựng từ năm 1979 với sự giúp đỡ của hãng UIONMATEX (cộng hòa liên bang Đức). Hiện nay, công ty có diện tích mặt bằng 24 ha với tổng số lao động hiện có gần 5000 người, được trang bị toàn bộ các thiết bị của những nước có công nghệ hiện đại như Italia, CHLB Đức, Hà Lan, Hàn Quốc cùng với sự lãnh đạo giỏi của cán bộ trong công ty và đội ngũ công nhân viên lành nghề nên tiềm lực của công ty la rất lớn.
Có thể tóm tắt một số nét chính trong quá trình xây dựng và phát triển của Công ty như sau:
- Ngày 7/4/1978: Tổng công ty nhập khẩu thiết bị và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội.
- Tháng 2/1979: Khởi công xây dựng nhà máy.
- Tháng 1/1982: Lắp đặt các thiết bị công nghiệp và phụ trợ để hoạt động sản xuất.
- Tháng 11/1984: Việc xây dựng đã hoàn thành và bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và lấy tên là Nhà máy Sợi Hà Nội.
- Tháng 10/1985: Nhà máy thành lập thêm phân xưởng sản xuất phụ để tận dụng bông phế liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm chính để sản xuất khăn bông. Đến năm 1989, nhà máy mở rộng quy mô, từ đó phân xưởng dệt kim số 1 ra đời với công suất 1500 tấn nguyên liệu mỗi năm.
- Tháng 4/1990: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch HANOSIMEX.
- Tháng 6/1993: Xây dựng dây chuyền dệt kim số 2 và tháng 3/1994 nhà máy bắt đầu hoạt động.
- Ngày 15/5/1993: Khánh thành nhà máy Dệt kim (gồm cả 2dây chuyền 1 và 2)
- Tháng 10/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh vào xí nghiệp liên hiệp.
- Tháng 1/1995: Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ.
- Tháng 6/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành công ty Dệt Hà Nội.
- Tháng 6/2000: Công ty đổi tên thành Công ty Dệt may Hà Nội.
Công ty Dệt may Hà Nội là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng để giao dịch.
Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước với quy mô vừa thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
- Công ty hiện có gần 5000 công nhân viên.
- Doanh thu năm 2002: 155.534.383.103 VNĐ
2.2. Chức năng nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp:
Là một doanh nghiệp lớn của ngành công nghiệp may Việt Nam, Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển của đất nước. Công ty được trang bị toàn bộ thiết bị của Italia,CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Công ty Dệt may Hà Nội có chức năng chính sau đây:
- Công ty chuyên sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi, sản phẩm dệt kim…..
- Công ty chuyên nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hóa chất thuốc nhuộm.
- Bên cạnh đó, công ty còn thêm chức năng thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ có liên quan đến hoạt động của công ty, trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu có điều kiện thuận lợi cho phép.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty được nhà nước giao vốn cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý điều hành sản xuất nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Công ty sản xuất các mặt hàng sợi cung cấp cho các đơn vị dệt may trong nước và xuất khẩu. Nhiệm vụ trực tiếp của Công ty là điều hành các dây chuyền sản xuất, tìm nguyên vật liệu,vật tư phụ tùng, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho gần 5000 người lao động. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. …
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao :
Sợi: cotton(chải thô, chải kỹ), PE, Peco.
Vải thành phẩm: Vải Denim (100% cotton, Peco( chun PE)), Vải dệt kim (100% cotton, 100% PE, Peco).
Sản phẩm may: Quần áo dệt kim, khăn các loại, quần áo khác( Denim).
2.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất
Công ty có nhiểu loại sản phẩm như sản phẩm sợi, dệt kim, vải Denim. khăn... Ta khái quát mô hình các bước sản xuất vải dệt kim như sau:
Sợi
Máy dệt
Vải mộc
xử lý và nhuôm
Vải thành phẩm
Cắt
Bán sản phẩm
May
Thành phẩm
Dây chuyền sản xuất sản phẩm dệt kim
Dây chuyền quá trình dệt nhuộm (sản xuất sản phẩm dệt kim)
Các bước công việc trong dây chuyền dệt nhuộm
Công đoạn thực hiện
Bộ phận thực hiện
1
KH dệt
2
Kỹ thuật công nghệ dệt
Các tổ công nghệ dệt
KT thiết bị dệt
Tổ bảo toàn dệt
3
Tổ nghiệp vụ
4
Tổ hoá nhuộm
5
KH nhuộm
6
Tổ hoá nhuộm
Kho hoá chất, thuốc nhuộm
7
Tổ nghiệp vụ
Tổ PVSX
8
Tổ hoá nhuộm
Tổ KT-TB
Các tổ bảo toàn
Các tổ CN nhuộm
Các công đoạn kiểm tra trong quá trình
Tổ chất lượng, tổ hóa
9
Tổ nghiệp vụ
10
Tổ nghiệp vụ
Tổ kỹ thuật
Dây chuyền quá trình dệt nhuộm (sản xuất sản phẩm dệt kim)
Nhận kế hoạch sản xuất
Triển khai kế hoạch dệt
Ghép màu
Nhập sợi từ kho sợi
Kết quả xác nhận màu
Phiếu công nghệ nhuộm
Lĩnh hoá chất thuốc nhuộm từ kho Cty
Chuẩn bị hoá chất thuốc nhuộm
Cấp phát
Triển khai kế hoạch nhuộm
Chuẩn bị vải sợi mộc
Đảo ống sợi
Dệt
D
Kiểm tra vải mộc
Chờ xem xét
Nhập kho vải mộc
9
0
_
+
N
+
_
+
4
1
2
2
3
5
6
7
8
2.3. Thị trường và đối thủ cạnh tranh
Công ty HANOSIMEX là một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may Việt Nam với nhiều chủng loại sản phẩm phong phú và đa dạng. Qua bảng biểu số M01 ta thấy rằng các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng Sợi và sản phẩm Dệt kim. Nhưng công ty vẫn còn hạn chế về công nghệ nên năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường chưa cao về chất lượng sản phẩm và mẫu mã, hơn nữa mặc dù thị trường xuất khẩu là rất rộng lớn nhưng năng lực tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường ngoài nước lại không cao hơn so với thị trương nội địa.
Bảng 2.1: Tổng hợp thị trường tiêu thụ 9 tháng đầu năm 2003
TT
Mặt hàng
ĐVT
Đặc tính kỹ thuật
Thị trường xuất khẩu
Thị trường nội địa
Trong đó: TT nội bộ
Số lượng
Giá trị (tr.đồng)
Thị trường tiêu thụ
Số lượng
Giá trị (tr.đồng)
Thị trường tiêu thụ
Số lượng
Giá trị (tr.đồng)
Thị trường tiêu thụ
A
Sợi (Ne bq=20..60)
Tấn
2321.3
58721.0
H.Quốc + Đài Loan
7250.3
173785
488.4
11506
DKĐX
1
Cotton 100%
,,
718.0
708.0
35.0
DVTM số 1
+ Chải thô
,,
610.6
698.0
35.0
CHỉ khâu
+ Chải kỹ
,,
107.4
10.0
TMDMHCM
2
PE 100%
,,
179.3
4941.9
348.5
DLNĐ
3
Peco
,,
1424.0
1600.4
104.9
HTL
C
Vải thành phẩm
304337.3
3200163.8
1
VảiDenim
m
4,5..15 oz
304328.4
7014.0
H.Quốc
3199907.6
72056
Cả nước
401911.5
May TL
+ 100% cotton
,,
152164.2
2399930.7
401911.5
9150
Dệt PP
+ Pecco (chun PE)
,,
152164.2
799976.9
TMDMHCM
2
Vải dệt kim
Tấn
110g..500g/m2
8.9
729.8
256.2
16184
184.6
11661
+ 100% cotton
,,
8.9
Đức
50.0
HTL
46.15
HTL
+ 100% PE
,,
P.Đông
+ Pecco
,,
206.2
138.45
D
Sản phẩm may
9297474
3293162.0
4
QA dệt kim
Sp
4086763
200499.0
Mỹ, Nhật
1446744.0
20247
Cả nước
6
Khăn các loại
,,
24..450g/c
4819362
30942.0
EU...
1773897.0
2473
,,
7
QA các loại (Denim)
,,
391349
19541.0
72521.0
2109
,,
2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu
2.4.1. Doanh thu, lợi nhuận
Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp có mức doanh thu tương đối cao so với ngành dệt may (trung bình khoảng xấp xỉ 600 tỷ đồng một năm), nhưng lại có mức lợi nhuận chỉ khoảng 1,5 tỷ đồng một năm. Do đó cung có thể thấy được Công ty tiêu thụ được hàng hoá nhưng gặp vấn đề trong chi phí bỏ ra.
2.4.2. Tình hình lao động tiền lương
Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp tương đối lớn, hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và thương mại, trong công ty có rất nhiều công nhân viên là những hình thức nguời lao động có công việc và trình độ khác nhau. Do đó ở doanh nghiệp có các nhiều hình thức trả lương ứng với từng bộ phận khác nhau như sau:
Khoán quỹ tiền lương và thu nhập gắn với chi phí sản xuất: Các nhà máy may, nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy dệt Denim, bộ phận khăn và mũ của nhà máy dệt Hà Đông.
Theo hao phí lao động tổng hợp: Các nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, dệt Denim, bộ phận khăn và mũ của nhà máy dệt Hà Đông.
Theo tỷ lệ % tiền lương trên doanh thu thực tế: Nhà máy may Hà Nội, may Đông Mỹ, bộ phận dệt kim của nhà máy dệt Hà Đông, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch thị trường, phòng thương mại.
Theo sản phẩm: Tổ bốc xếp sợi, tổ vận chuyển bông phòng kế hoạch thị trường.
Theo định biên lao động: các đơn vị thuộc khối phòng ban của Công ty.
Là một doanh nghiệp có số lượng lao động rất lớn nên Công ty có quy trình tuyển dụng và đào tạo rất phức tạp:
* Cơ sở lập kế hoạch đào tạo dựa trên:
Mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai của Công ty.
Tính chất, yêu cầu công việc.
Thay đổi về công nghệ thiết bị.
Các yêu cầu về luật định nhà nước.
Tiêu chuẩn công ty phải áp dụng.
Kết quả các cuộc đánh giá nội bộ.
Năng lực, hiệu quả làm việc của nhân viên.
Xem xét của lãnh đạo.
Khiếu nại của khách hàng.
Khắc phục phòng ngừa.
Tuyển dụng lao động dựa cả vào nguồn bên trong và nguồn bên ngoài.
2.4.3. Tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định
a. Tình hình quản lý vật tư, nguyên vật liệu
* Các loại nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi của Công ty Dệt may Hà Nội là bông và sợi PE (polyeste). Do tính chất và nguồn gốc của hàng bông, xơ hiện nay nước ta chưa sản xuất được xơ PE nên Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài và do lượng bông trong nước chưa đáp ứng đủ cho ngành dệt trong nước, chất lượng chưa đảm bảo nên Công ty vẫn phải sử dụng một số loại bông nước ngoài.
Bên cạnh đó Công ty còn nhập nhiều loại nguyên vật liệu như hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình in như chỉ thêu cao cấp, mực in.
* Quản lý, sử dụng nguyên vật liệu:
Hiện nay, nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu là các loại bông cotton và xơ PE chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm (65-70%) cho nên vấn đề tiết kiệm định mức tiêu hao bông xơ là cần thiết.
Công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm và phương pháp khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao vật tư theo các bước sau:
Khảo sát từng công đoạn: bông, chải, ghép, thô, sợi con.
Từ số liệu khảo sát kết hợp với các kết quả kinh doanh ở kỳ trước và người làm công tác sẽ tạm giao định mức (kg bông, xơ/ kg sợi) các số liệu khảo sát sẽ được xem xét định kỳ hàng tháng.
Tiếp tục theo dõi thực hiện định mức một tháng một lần, phân tích nguyên nhân tăng giảm so với định mức được giao.
Xem xét lại định mức để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp sửa chữa khắc phục kịp thời.
Trong khi xây dựng định mức, cán bộ xây dựng thường chú ý tới công đoạn chải kỹ là công đoạn có lượng bông tiêu hao cao do sợi chải nhiều nhất, để làm giảm đến mức tối thiểu lượng bông phế.
b. Tình hình quản lý tài sản cố định
* Cơ cấu tài sản cố định
Cơ cấu tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Dệt may Hà Nội là doanh nghiệp tương đối lớn nên tài sản của Công ty có nhiều nhà máy và các dây chuyền sản xuất. Việc đầu tư vào TSCĐ của Công ty phụ thuộc vào các nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách, tự bổ xung từ hoạt động của Công ty và vay từ ngân hàng.
* Tình hình sử dụng TSCĐ
Máy móc mà công ty đã sử dụng hầu hết được nhập từ nhiều nước khác nhau với các nhãn hiệu Đức, Nga, Nhật, Bỉ, Trung Quốc,.. . Có nhiều loại đã được khấu hao hết, có loại đã khấu hao gần hết.
Thiết bị máy móc là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Về mặt giá trị máy móc thì máy móc chiếm tỷ lệ cao 67% vốn cố định.Vì vậy, vấn đề sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả luôn được công ty quan tâm.
Qua bảng chỉ tiêu thiết bị năm 2001 ta thấy Công ty không hoàn thành chi tiêu kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị. Phần kế hoạch của máy móc thiết bị hiện có là 1728 chiếc thì máy móc thiết bị đã lắp chỉ đạt 1652 chiếc và số máy hoạt động là 1577 chiếc có nghĩa là 151 chiếc không được đưa vào sử dụng trong đó có 75 chiếc được lắp đặt. Nguyên nhân làm cho lượng máy móc này tồn đọng là vì lạc hậu và hết thời gian khấu hao nên Công ty có dự tính thanh lý và chuyển thành công cụ lao động nhỏ, một số máy mới mua về nhưng chưa có ý định lắp đặt. Còn về thực hiện máy móc hoạt động chỉ đạt 94,67% so với kế hoạch có nghĩa là giảm một lượng khá lớn.
Chỉ tiêu thiết bị năm 2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số kế hoạch
Số thực hiện
So sánh TH/KH
Tăng/giảm
%
Số MMTB hiện có
Chiếc
1728
1634
-94
94.56
Số MMTB đã lắp
Chiếc
1652
1634
-18
98.91
Số MMTB hoạt động
Chiếc
1577
1493
-84
94.673
Số ngày làm việc của thiết bị
Ngày/năm
305
296
-9
97.049
Số giờ làm việc của TB
Giờ/năm
8
7.6
-0.4
95
Thời gian sử dụng có ích của TB
Giờ/ngày
8
7.4
-0.6
92.5
2.4.4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
a. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn ta có biểu sau:
Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị:triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
So sánh 2002/2001
1
Nợ phải trả
394878
71.77%
455585
73.68%
60707
15.37%
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
155338
28.23%
162759
26.32%
7421
4.78%
3
Tổng nguồn vốn KD
550216
100.00%
618344
100.00%
68128
12.38%
Với số liệu trên biểu ta có nhận xét tình hình huy động các nguồn vốn của Công ty chưa được tốt. Trong cả 2 năm 2001 và 2002 thì nguồn công nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2002, nguồn công nợ phải trả tăng lên cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng, gần gấp 3 lần so với nguồn vốn chủ sở hữu. Tình hình đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng tự chủ tài chính của Công ty và hiệu quả kinh doanh. Mặc dù nguồn vốn kinh doanh tăng lên nhưng lại chủ yếu là do công nợ phải trả tăng lên, tức là các khoản vay, nợ tăng lên. Điều này thể hiện sự phụ thuộc của công ty vào các nguồn vốn bên ngoài khá lớn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2002 tăng lên cả về số tiền, tỷ lệ lẫn tỷ trọng thì mới được đánh giá là tốt.
b. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán chung
Cuối năm 2001
Cuối năm 2002
En1
274713361697
214599466827
=
=
1,28
En1
292810510319
240919650064
=
=
1,22
VLC
=
60113894870
VLC
=
51890860255
VLC=TSLĐ-Nợ ngắn hạn
Vào cuối năm 2001 và cuối năm 2002, công ty đều có vốn luân chuyển(VLC)>0 trong khi cuối năm 2001 và cuối năm 2002 có hệ số cân bằng tổng quát En1>1, do đó công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt và Công ty đang ở trạng thái thuận lợi. Do đó công ty cố gắng giữ ổn định hệ số này như ở mức hiện tại.
Khả năng thanh toán hiện hành: thể hiện khả năng thanh toán tức thời
En3
Tiền
Nợ ngắn hạn
=
Cuối năm 2001
Cuối năm 2002
En3
10127147629
240919650064
=
=
0,04
En3
19435632558
214599466827
=
=
0,09
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán tức thời của Công ty.Cuối năm 2001, hệ số này cao hơn nên Công ty có khả năng thanh toán tốt hơn cuối năm 2002, nhưng đồng thời lại thể hiện sự kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính với một ngân quỹ bị ứ đọng hơn. Hơn nữa, khả năng thanh toán hiện hành của công ty nhỏ hơn 0,5 nên công ty gần như trong tình trạng mất khả năng thanh toán, công ty có thể phải bán gấp hàng hoá sản phẩm để trả nợ vì không có đủ tiền mặt để thanh toán.
c. Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / doanh thu:
2314014216
668319573345
=
0,35%
* 100
1573529667
668319573345
=
0,24%
*100
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu
Các tỷ số này cho biết thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có
thực sự đạt kết quả cao không. Có thể có một doanh thu cao nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản trung bình
2134014216
584280137671
=
0,40%
*100
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản trung bình
=
0,27%
1573529667
584280137671
*100
Với những tỷ suất này cho thấy, với quy mô tương đối lớn thì Công ty đã sử dụng hiệu quả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0099.doc