Phân tích chi phí - Lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội

Tài liệu Phân tích chi phí - Lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội: ... Ebook Phân tích chi phí - Lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội

doc141 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí - Lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Khoa kinh tÕ vµ qu¶n lý tµi nguyªn m«I tr­êng ®« thÞ š & › luËn v¨n tèt nghiÖp Tªn ®Ò tµi Ph©n tÝch chi phÝ - lîi Ých cña viÖc thùc hiÖn quy ho¹ch duy tr× vµ ph¸t triÓn kh«ng gian xanh thñ ®« Hµ Néi Gi¸o viªn h­íng dÉn: PGs.ts. nguyÔn thÕ chinh Sinh viªn thùc hiÖn: nguyÔn huÖ ph­¬ng Líp: Kinh tÕ m«i tr­êng k46 Hµ Néi - 2008 MỤC LỤC Tài liệu tham khảo Phụ lục GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BV Bequest Value Giá trị lưu truyển hay để lại BXD Bộ Xây Dựng CBA Cost Benefit Analysis Phân tích chi phí lợi ích CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch CER Certified Emission Reductions Tín chỉ giảm phát thải CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên DUV Direct Use Value Giá trị sử dụng trực tiếp EXV Existence Value Giá trị tồn tại IUV Indirect Use Value Giá trị sử dụng gián tiếp NUV Non Use Value Giá trị phi sử dụng OV Option Value Giá trị tuỳ chọn TEV Total Economic Value Tổng giá trị kinh tế TCCP Tiêu chuẩn cho phép WCDE World Commission on Environment and Development Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển WTP Willingness to pay Sẵn lòng chi trả DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1: Chi phí trồng cỏ 23 Bảng 1.2: Chi phí tưới nước thảm cỏ 24 Bảng 1.3: Chi phí xén lề cỏ, làm cỏ tạp 24 Bảng 1.4: Chi phí phun thuốc trừ sâu cỏ 25 Bảng 1.5: Chi phí bón phân thảm cỏ 25 Bảng 1.6: Chi phí phát thảm cỏ bằng máy 26 Bảng 1.7: Chi phí duy trì bồn cảnh lá màu 27 Bảng 1.8: Chi phí duy trì cây hàng rào, đường viền 27 Bảng 1.8: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình 28 Bảng 1.10: Chi phí trồng bồn hoa 29 Bảng 1.11: Chi phí trồng cây cảnh 29 Bảng 1.12: Chi phí tưới nước bồn hoa, bồn cảnh 30 Bảng 1.13: Chi phí trồng cây mới 31 Bảng 1.14: Chi phí duy trì cây mới trồng 32 Bảng 1.15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1 33 Bảng 1.16: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 2 34 Bảng 1.17: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 3 35 Bảng 1.18: Chi phí quét vôi gốc cây 36 Bảng 1.19 : Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh 36 Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội 47 Bảng 2.2 : Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội 50 Bảng 2.3: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế 51 Bảng 2.4 : Các chỉ số thống kê về không gian xanh thủ đô Hà Nội 64 Bảng 3.1: Chi phí duy trì và trồng mới thảm cỏ 75 Bảng 3.2: Chi phí duy trì và trồng mới cây xanh trang trí 77 Bảng 3.3: Chi phí duy trì và trồng mới cây bóng mát 78 Bảng 3.4: Phân tích đặc điểm của người tham gia phỏng vấn 81 Bảng 3.5: Phân tích trình độ hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về không gian xanh thủ đô Hà Nội 83 Bảng 3.6 : Kết quả định giá giá trị kinh tế của không gian xanh Hà Nội 85 Bảng 3.7 : Mối quan hệ giữa mức WTP với một số nhân tố khác 88 Bảng 3.8: Tổng hợp các lợi ích thu được 90 Bảng 3.9: Tổng chi phí hàng năm duy trì và phát triển không gian xanh 93 Bảng 3.10: Lợi ích kinh tế từ việc thu gom gỗ, củi hàng năm 94 Bảng 3.11: Lợi ích kinh tế từ việc mua bán CO2 hàng năm 95 Bảng 3.12:Lợi ích kinh tế của giá trị phi thị trường của không gian xanh 97 Bảng 3.13: Tổng chi phí và lợi ích tính theo từng năm 98 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1: Quá trình quang hợp của cây xanh 8 Hình 1.2 Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế 16 Hình 1.3: Mô hình đánh giá tổng giá trị kinh tế của không gian xanh 17 Hình 2.1 : Cơ cấu ngành kinh tế của thủ đô Hà Nội 48 Hình 2.2 : Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 51 Hình 2.3 Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Hà Nội 53 Hình 2.4 Nồng độ (PM10) phụ thuộc vào thời gian tại trạm Láng - Hà Nội 55 Hình 2.5 : Hình ảnh vệ tinh thành phố Hà Nội 63 Hình 2.6 : Các cảnh quan được người dân Hà Nội ưa thích 69 Hình 2.7 Diện tích không gian xanh/người định hướng đến năm 2020 70 Hình 3.1 : Diễn biến giá bán tín chỉ cácbon (CER) 80 Hình 4.1 Mô hình quản lý hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 106 Hình 4.2: Các giai đoạn của quá trình luân chuyển thông tin quản lý không gian xanh đô thị (sử dụng GIS) 109 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, trưởng khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Đỗ Tú Lan, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư, Khảo sát và Xây dựng, Bộ Xây dựng, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Tiến, Phó Vụ trưởng vụ Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị - Bộ Xây dựng đã góp ý và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên KTMT - K46 Nguyễn Huệ Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường. Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2008 Nguyễn Huệ Phương LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Hà Nội của chúng ta có những bước tiến vượt bậc về cả kinh tế, chính trị và xã hội. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, chính trị xã hội ổn định, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng đáng là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, vấn đề môi trường cũng cần đặc biệt chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong hàng loạt các vấn đề môi trường của thủ đô Hà Nội, chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm được coi là vấn đề mang tính thời sự trong thời gian gần đây. Có rất nhiều biện pháp cải thiện chất lượng ô nhiễm không khí được đưa ra, trong đó có một biện pháp vừa mang lại hiệu quả trong việc bảo đảm chất lượng không khí trong lành, vừa tạo ra cảnh quan đẹp, đặc trưng cho thủ đô Hà Nội : Đó chính là không gian xanh, một yếu tố được coi là cực kỳ quan trọng và không thể tách rời với môi trường sống của con người, đặc biệt là các vùng đô thị với mật độ dân số ngày càng tăng. Hiện nay diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại Hà Nội là 6 m2/người, quá thấp so với chỉ tiêu cân bằng sinh thái đô thị là 15m2/người. Chính vì lẽ đó việc quy hoạch không gian xanh tại thủ đô Hà Nội đang là một yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo đến năm 2020 hệ thống không gian xanh Hà Nội sẽ đạt được chỉ tiêu 15m2/người. Là sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường, được sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội, tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lợi ích của việc quy hoạch hệ thống không gian xanh của thủ đô Hà Nội để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị, những giải pháp mang tính thực tiễn cao. Trong quá trình thực tập tại Ban quản lý Dự án Quy hoạch, Khảo sát, Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng tôi đã kết hợp giữa kiến thức được đào tạo trong nhà trường và các dự án liên quan đến quy hoạch không gian xanh vùng thủ đô Hà Nội để từ đó đưa ra đề tài nghiên cứu: “Phân tích chi phí - lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài Thông qua việc phân tích chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội nhằm hướng tới đạt chuẩn 15m2/người, tính toán lợi ích ròng của việc thực hiện quy hoạch này. Trên cơ sở lợi ích đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn một cách có hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ của đề tài Tổng quan cơ sở lí luận về không gian xanh, giá trị kinh tế của không gian xanh, lợi ích và chi phí để duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh. Khái quát thực trạng và định hướng quy hoạch hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để tính toán lợi ích ròng của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội. 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là khu vực nội thành thành phố Hà Nội ( gồm 9 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ). Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu dữ liệu tổng hợp của năm 2007 và quý I/ 2008. Nguồn số liệu được tập hợp thông qua : các công trình nghiên cứu, Cục thống kê, các website… Thời gian tiến hành nghiên cứu : Từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008. Về phạm vi khoa học : Trên cơ sở nguyên lý của CBA, tính toán chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội. Trong đó tính toán các lợi ích chính bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp ( gỗ, củi ), giá trị sử dụng gián tiếp ( hấp thụ CO2 ), giá trị phi sử dụng ( cải thiện chất lượng không khí, giảm stress, tạo nên vẻ đẹp mỹ quan cho thành phố). 4. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp tài liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp thực địa : Khảo sát hiện trạng hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội. Phương pháp điều tra xã hội học : Điều tra về thu nhập, giới tính, trình độ, mức độ hiểu biết để làm cơ sở cho việc định giá lợi ích của không gian xanh Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel, Eview 5.0: Phần mềm Excel được sử dụng để xử lý các thông tin thu thập được, phần mềm Eview 5.0 được sử dụng để mô hình hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là sự sẵn lòng chi trả (WTP) với các biến độc lập ( thu nhập, giới tính, trình độ học vấn, sự hiểu biết về vai trò của không gian xanh). Phương pháp giá thị trường : Phương pháp này được sử dụng để định giá các sản phẩm có giá trên thị trường của không gian xanh như gỗ củi, CO2. Phương pháp lượng giá giá trị phi thị trường: phương pháp định giá ngẫu nhiên ( CVM) được sử dụng để định giá giá trị phi thị trường của không gian xanh ( cải thiện chất lượng không khí, tăng vẻ đẹp cảnh quan, giảm stress…). Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA Cost Benefit Analysis): Được sử dụng để tính toán các chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội, từ đó xem xét, cân nhắc có nên thực hiện quy hoạch này hay không thông qua lợi ích ròng chúng ta tính toán được. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày trong bốn chương: Chương 1: Không gian xanh và giá trị kinh tế của không gian xanh. Chương 2: Thực trạng và định hướng không gian xanh thủ đô Hà Nội. Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội. Chương 4: Giải pháp và kiến nghị. NỘI DUNG Chương 1: Không gian xanh và giá trị kinh tế của không gian xanh 1.1 Khái niệm về không gian xanh 1.1.1 Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh Không gian xanh bao gồm tất cả các loại công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh trên đường phố… có ý nghĩa cấp Quốc Gia, Thành phố đến cấp Quận, phường và đơn vị… là những bộ phận hợp thành của môi trường vật chất thành phố. Mạng lưới không gian xanh là tổ chức các không gian xanh có sự phân cấp, kết nối với nhau từ khu vực trung tâm của vùng dân cư đô thị tới những khu vực không gian tự nhiên rộng lớn ở vành đai để có thể đảm nhận các chức năng giải trí, sinh học và thẩm mỹ vốn rất cần cho môi trường sống của con người ở trong vùng. Không gian xanh trong đô thị thường gắn liền với mặt nước là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống đồng thời tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Tuy nhiên trong đề tài này, do thời gian nghiên cứu quá ngắn nên chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống không gian xanh trong sự tách rời yếu tố mặt nước. 1.1.2 Phân loại không gian xanh Hệ thống không gian xanh trong đô thị có nhiều cách phân loại, song xét về chức năng cách phân loại sau khá hợp lý, đó là: Không gian xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo…) bao gồm cả cây xanh, thảm cỏ, mặt nước góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của dân cư, nơi nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, nơi tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí công cộng cho mọi lứa tuổi. Không gian xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần… Không gian xanh vườn hoa: Là diện tích không gian xanh chủ yếu để người đi bộ đến dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài ba hecta trở xuống. Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản. Không gian xanh đường phố: Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, thảm cỏ ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông… Không gian xanh chuyên dụng: được tổ chức gắn liền với các khu chức năng chuyên dụng như khu công nghiệp, khu thể thao, khu ở, khu kho tàng, cây xanh phục vụ nghiên cứu khoa học, vườn ươm, cây xanh phòng hộ… Không gian xanh trong các công trình bao gồm: cây xanh vườn hoa, vườn cảnh trong các công trình công cộng: trường học, văn phòng, bảo tàng, nhà ở…. 1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống của con người Không gian xanh có chức năng và ý nghĩa quan trọng, là một thành phần không thể thiếu được của đô thị. Không gian xanh tạo môi trường sống tốt cho con người, tạo cảnh quan đẹp, gợi mở những tâm hồn lãng mạn, gây nguồn cảm xúc cho con người, góp phần chia sẻ nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc và là nỗi đam mê của bao người, giảm stress, đặc biệt trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển như hiện nay… Không gian xanh gồm có 5 chức năng và ý nghĩa chính: 1.2.1 Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị Không gian xanh được coi là lá phổi xanh của thành phố. Ngành thực vật học đã chứng minh rằng: Cây xanh có nhiều chức năng, riêng ở góc độ môi trường cây xanh có rất nhiều giá trị: Hút bụi: Lá của một số loại cây có những nếp nhăn, có lông nhám, nhờ vậy có khả năng hút bụi bẩn trong không khí. Chống ồn: Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75% tiếng ồn. Diệt vi khuẩn: Cây tiết ra phitônxit có khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh. Giảm nhiệt độ : Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 40C bằng cách tiết  hơi nước qua lá và ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt. Độ ẩm có thể tăng từ 10 đến 14% và tốc độ gió tại những vùng này có thể giảm từ 20 đến 60% tuỳ theo bề rộng, độ lớn và mật độ cây xanh. Cung cấp Oxi: Cây xanh là sinh vật duy nhất sản sinh ra oxy trong khí quyển. Một ha thông có thể tạo ra 30 tấn oxy trong một năm. Cây xanh còn thông qua chất diệp lục của mình đã sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để duy trì sự sống trên trái đất. 6CO2 + 6H2O à C6H12O6 + H2O Hình 1.1: Quá trình quang hợp của cây xanh Nguồn: Tác giả tự xử lý Bên cạnh chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của môi trường sống đô thị, cây xanh còn có nhiều tác dụng trong tổng thể hệ sinh thái cảnh quan đô thị. Hệ sinh thái cảnh quan là hệ thống những điểm cảnh quan có trạng thái đơn dạng hoặc đa dạng sinh học và phát triển, có tác dụng cải thiện môi trường sống, tăng tính thẩm mỹ cho không gian đô thị, tạo cảm xúc cho con người và đóng góp cho các phân hệ thứ cấp khác phát triển như với đối tượng sử dụng khác nhau trong đô thị, đặc biệt là khách du lịch. Thực chất hệ sinh thái cảnh quan có thể hiểu bao gồm cả hệ cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Tuy nhiên, đã là hệ sinh thái cảnh quan thì cảnh quan đó phải dựa chủ yếu vào yếu tố tự nhiên. Các yếu tố sinh cảnh có thể thuộc từng hệ sinh thái tự nhiên riêng biệt như: hệ sinh thái núi, hệ sinh thái ven biển, hệ sinh thái hải đảo… nhưng hầu hết hệ sinh thái cảnh quan có nhiều giá trị xúc cảm và có sự phổi hợp cảnh, như cảnh sông nước, cảnh núi cận biển… Chính vì thế, các nhà triết học phương Đông đã đúc kết về cảnh quan có nhiều cảm xúc khi có núi và nước “ Sơn Thủy hữu tình”. Sinh thái cảnh quan có thể đóng góp nhiều nhất cho nghiên cứu về mối quan hệ giữa mô hình đô thị và động lực hệ sinh thái. Nghiên cứu về hệ sinh thái cảnh quan là mục tiêu của con người muốn khám phá hệ sinh thái tư nhiên và môi trường khí quyển để có thể chi phối điều tiết, tạo ra sự chuyển đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của con người đồng thời với quy luật phát triển của tự nhiên. Hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên và nhân tạo trong đô thị là động lực sinh thái cho đô thị. Hệ sinh thái cảnh quan sẽ là yếu tố chính trong bộ khung thiên nhiên của đô thị. 1.2.2 Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị Cây xanh cảnh quan đã trở nên quen thuộc như yếu tố tất yếu của nó bởi vẻ đẹp tự nhiên của muôn loài cây và hoa lá. Cây xanh cảnh quan đã trở thành môn khoa học được nghiên cứu qua nhiều thời kì. Nhiều sách vở đã tổng hợp giúp các kiến trúc sư, nhà quy hoạch và quản lý đô thị cũng như mỗi người dân sử dụng để trang trí vườn nhà, đường phố hay công viên. Vẻ đẹp của cây xanh sẽ làm mềm mại hơn những công trình xây dựng, tạo ra những mảng xanh, mảng màu rực rỡ, khiến cho các công trình, các đường phố trở nên đẹp hơn, thoáng mát hơn, đặc biệt tại các đô thị với mật độ các công trình xây dựng rất lớn. Cây xanh cảnh quan được phân thành nhiều loại theo nhu cầu sử dụng, hình khối màu sắc, theo tính chất. Cụ thể như: Phân theo hình thái cây xanh: cây cao, cây tán to hay nhỏ, cây thấp, thảm cỏ…. Phân theo nhu cầu sử dụng: cây xanh bóng mát: cây to, tán lớn.; cây trang trí: các loại cây hoa; thảm cỏ… Việc bố cục cây xanh tạo cảnh quan đô thị là một môn nghệ thuật và kĩ thuật cây trồng mà ngày nay với nhiều phương pháp cấy ghép, tạo dáng… nhiều nghệ nhân đã tạo ra được rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cây cảnh tuyệt mỹ: ví dụ như nghệ thuật Bonsai, tạo hình các bồn hoa ghép thành biểu tượng, dòng chữ…. 1.2.3 Giảm stress cho người đô thị Với nhịp độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, công việc của mỗi người càng ngày càng bận rộn và căng thẳng, phát sinh căn bệnh stress. Và một trong những phương thuốc chữa bệnh tự nhiên, hữu hiệu cho những người bị bệnh stress đó là tập thể dục, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn tại các vườn hoa, công viên hay chỉ là đi dạo tại những con đường với một màu xanh dịu mát của những hàng cây. Vì vậy hiện nay những khu nghỉ dưỡng gắn liền với thiên nhiên, các công viên, quảng trường là địa điểm lý tưởng đối với người dân thành phố để trút bỏ những bận rộn, lo toan của cuộc sống thường nhật. Đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn liền với thiên nhiên đang ngày càng thu hút được du khách trong và ngoài nước. 1.2.4 Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng Có nhiều truyền thuyết về các loài cây liên quan đến yếu tố duy tâm ví dụ như các cây gạo, cây si, cây sanh… thường trồng nơi đầu làng hoặc gần các miếu, đình… vì người xưa thường nói đây là nơi có những linh hồn ẩn nấu hoặc coi cây như những linh hồn biết nhiều điều bởi lẽ các loại cây này thường có tuổi đời lâu niên, thậm chí hơn cả vòng đời con người nhiều lần, do đó các loại cây này được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Chính vì vậy, người đời tin rằng những cây đó mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Nhiều loài cây có những ý nghĩa tâm linh khác ví dụ như cây hoa Đại thường được trồng trong các nhà chùa, bởi hoa Đại có màu trắng tinh khiết, không có nhụy ( lưỡng tính) khiến người ta liên tưởng đến các vị sư đi tu tại các ngôi chùa cũng rất thanh khiết như loài hoa kia. Một số cây trồng cũng được bố cục theo phong thủy như cây trồng trong vườn nhà thường được nhiều người truyền khẩu theo cách “ Chuối sau cau trước” tức cây trồng vườn trước nên trồng cau và vườn sau nhà trồng chuối như vậy sẽ có nhiều may mắn cho gia đình. Một số tâm lý truyền thống như ngày tết có cây quất trong nhà sẽ có nhiều may mắn, vàng bạc nhiều như những trái quất trĩu nặng trên cây. Cây Phất lộc, Mai tứ quý, Lộc vừng thường được nhiều người lựa chọn để trồng vì họ tin rằng nó sẽ đem lại nhiều may mắn và tài lộc đến cho gia đình. 1.2.5 Ý nghĩa nhân văn xã hội Nhiều bài hát, bài thơ đã được các tác giả dùng cây xanh để diễn đạt hình ảnh quê hương hay chính là nơi ở để truyền đạt những tâm tư tình cảm, những yêu thương của mình đối với mảnh đất quê hương.Ví dụ như “ Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”, “ Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm”… Một số thành phố có ý tưởng tìm tòi một số loài cây xanh tạo tính đặc trưng cho đô thị, như Thành phố Nha Trang dự kiến trồng nhiều đường phố cây Ô Môi có những chùm hoa màu Hoàng Yến như những chiếc lồng đèn xinh đẹp tạo cảnh quan và màu sắc đặc trưng vào mùa du lịch. Thành phố Vũng Tàu cũng đang trồng nhiều cây hoa Bằng Lăng với sắc hoa màu tím tạo ra những ấn tượng của màu tím tình yêu và thủy chung… Từ đó ta có thể thấy rằng cây xanh cũng là một thành phần quan trọng góp phần tạo dựng bản sắc riêng cho các đô thị. Với sự phong phú về chủng loại cây của Việt Nam, các nhà thiết kế cần nghiên cứu để tạo ra được một hệ thống đô thị Việt Nam với các loài cây đẹp, tạo nét riêng biệt khó phai đối với từng đô thị. Hiện chúng ta có trên 300 loài cây xanh thuần chủng cần được quy hoạch, ươm trồng thích hợp cho các đô thị. 1.3 Tổ chức không gian xanh tại các đô thị Công viên - cây xanh là một bộ phận chức năng trong khu dân dụng đô thị. Tổ chức công viên - cây xanh phải làm sao cho bất kỳ ai đến cũng phải cảm thấy có phần phù hợp với mình. Tùy quy mô, vị trí các khu vực đô thị mà có các yêu cầu tổ chức không gian công viên, vườn hoa khác nhau. 1.3.1 Không gian xanh cấp đô thị Tổ chức công viên đa chức năng (tổng hợp) gồm có 5 thành phần chủ đạo. Đó là nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và khoa học, ngoài ra các hoạt động trong công viên còn mang tính cộng đồng cao nhất của đô thị. Công viên này thường được lựa chọn ở vị trí đẹp nhất trong bố cục không gian đô thị, có thể ở vị trí thuận lợi cho mọi khu dân cư, các khu chức năng khác và liên hệ trực tiếp với trung tâm công cộng thành phố. Công viên vui chơi giải trí: Được xây dựng theo các loại hình vui chơi giải trí có thu phí đối với người sử dụng các tiện ích trong công viên (có thể theo các mô hình như công viên Hồ Tây - Hà Nội, Đầm Sen, Suối Tiên… ở TP Hồ Chí Minh). Các công viên nên bố trí tại các khu vực ngoại ô hoặc phụ cận thành phố nơi có điều kiện về đất đai và thuận tiện về mặt giao thông đi lại. Công viên chuyên đề: Là nơi bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm có thể kết hợp với bảo tàng. Đây vừa là nơi để nghiên cứu khoa học đồng thời phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên… Ở Việt Nam có một số công viên như Công viên Thủ Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội hay Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công viên văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí: Đây là loại hình công viên với chức năng chính là vui chơi, nghỉ ngơi, thể dục thể thao. Thông thường đây là những khu vực có sự kết hợp giữa cây xanh và mặt nước, cùng với một số khu đất trong công viên được phân chia rõ ràng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người lớn và trẻ em… Ví dụ như công viên Thống Nhất, công viên Nghĩa Tân… tại Hà Nội, công viên 29/3 ở Đà Nẵng, công viên Tao Đàn, Lê Văn Tám (TP Hồ Chí Minh)… 1.3.2 Tại các khu ở Không gian xanh khu ở gồm vườn hoa, cây xanh ven đường, các đường lớn (bulva); cây xanh trong khuôn viên các công trình công cộng (nhà trẻ, trường phổ thông …) và cây xanh quanh nhà. Thường trong các khu ở cũ, vườn hoa chung khó có thể tổ chức thì cần tăng cường cây xanh ở đường phố, cây xanh trong các công trình công cộng. Trong các khu ở mới có thể tăng cường các sân vườn trong nhóm nhà ở nối liền không gian xanh giữa các nhà. 1.3.3 Tại các khu đô thị cũ cải tạo hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới Cần khai thác triệt để và sử dụng hợp lý các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên như đồi núi, rừng cây, đất ven sông, suối, biển, hồ. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần giữ gìn khai thác gắn với không gian xanh để sử dụng vào mục đích tạo cảnh quan môi trường đô thị. 1.3.4 Tại các khu công nghiệp Cây xanh tập trung : là mảng cây xanh lớn, hình thức có thể là những vườn hoa hay công viên không mang nhiều chức năng. Mảng cây xanh này thường tận dụng các khu đất ít thích hợp xây dựng nhà máy do trũng ngập, nền đất yếu... hay sẵn có mặt nước, có đồi núi cao... và bố cục gắn liền với khu quản lý điều hành dịch vụ tạo kiến trúc cảnh quan chủ đạo khu trung tâm khu công nghiệp. Cây xanh cách ly : trồng trên hàng rào (trong đất khu công nghiệp hoặc ngoài khu công nghiệp).Tác dụng ngăn cách chống độc hại giữa khu công nghiệp với khu dân cư hoặc các khu chức năng khác cần bảo vệ. Cũng có thể trong khu công nghiệp cây xanh trồng cách ly giữa cụm công nghiệp không độc hại và cụm công nghiệp độc hại. 1.3.5 Trên đường giao thông Cây xanh trên đường phố được tổ chức theo các hàng cây, dải cây xanh, hàng rào cây bụi, các thảm cỏ. Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường, nghiên cứu thiết kế và bố trí trồng dây leo tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị. Khi bố trí cây xanh trên đường phố không được che chắn tầm nhìn có thể gây mất an toàn giao thông. Căn cứ vào chức năng đường phố và công trình hai bên để lựa chọn cây trồng thích hợp.  Trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, các giải pháp cụ thể về liên kết không gian xanh với nhau đóng vai trò quan trọng, việc tổ chức các tuyến liên kết không gian xanh thành mạng lưới theo dạng phân nhánh sẽ giúp lan toả ra toàn khu vực đô thị có mật độ cao và kết nối vùng dân cư đô thị với các thảm rừng ở vành đai cũng như với khu vực nông thôn, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động giải trí ngoài trời…. trong đô thị các tuyến liên kết này cho phép tạo sự hoà nhập của thiên nhiên… 1.4. Giá trị kinh tế của không gian xanh 1.4.1 Giá trị kinh tế của không gian xanh Một nhà khoa học Ấn Độ từng nói rằng: “Một cây xanh 50 năm tuổi trong một năm đóng góp 31.200 đôla giá trị gỗ, 62.500 đô la giá trị phòng ô nhiễm khí quyển, 31.250 đô la giá trị phòng chống đất xâm thực và tăng độ phì nhiêu của đất, 2.500 đô la giá trị giữ nước cho trái đất. Nếu làm một phép nhân lên với số lượng cây tại các đô thị thì giá trị kinh tế của cây xanh là rất lớn”. ( Nguồn : Tuy nhiên, giá trị này không phải người dân nào cũng biết vì vậy việc nghiên cứu, đưa ra những con số cụ thể, chính xác sẽ giúp người dân, các nhà quản lý có cách nhìn khác về giá trị của hệ thống không gian xanh mà họ đang sở hữu. Tổng giá trị kinh tế (TEV: Total economics Value) của không gian xanh bao gồm: Giá trị sử dụng (UV: Use values) và giá trị phi sử dụng (NUV: Nonuse values). Các giá trị của không gian xanh được hiểu như sau: Các giá trị sử dụng trực tiếp (DUV: Direct use values): là những giá trị mà trong thực tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của những hàng hóa chất lượng môi trường mà người ta có thể xác lập được trên thị trường, có giá trên thị trường. Đối với không gian xanh đó là giá trị của gỗ củi thông qua việc thu gom các cành cây gãy, cưa cây sâu bệnh, các loại quả (quả sấu, quả me, dâu da xoan)… Các giá trị sử dụng gián tiếp( IUV:Indirect use values): là giá trị kinh tế của dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà không gian xanh tạo ra như: duy trì chất lượng không khí, duy trì nước ngầm, hấp thụ cacbon. Các giá trị lựa chọn (OV : Option values): Là giá trị hiện tại có thể chưa được biết đến của các loài cây quý hiếm, chức năng sinh thái của không gian xanh nhưng trong tương lại chúng có thể ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp. Các giá trị để lại (BV : Bequest values): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp để lại cho thế hệ mai sau. Ví dụ như: việc đảm bảo chất lượng không khí tốt cho thế hệ mai sau, đảm bảo thế hệ mai sau được chiêm ngưỡng các loài cây quý. Các giá trị tồn tại( EXV :Existence values): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài cây mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hóa, tâm linh, thẩm mỹ…. Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, và TEV đã được khái quát hoá bằng công thức sau: TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV) Hình 1.2 Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế Mức độ khó lượng hóa tăng dần TEV NUVNUVUV UV UV DUV IUV OV BV EXV Nguồn: Tác giả tự xử lý Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế. - UV (Use values) là giá trị sử dụng. - NUV ( Non use values) là giá trị phi sử dụng - DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp. - IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp. - OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn. - BV (Bequest values) là giá trị để lại. - EXV (Existence values) là giá trị tồn tại. Hình 1.3: Mô hình đánh giá tổng giá trị kinh tế của không gian xanh Tổng giá trị kinh tế của không gian xanh Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Giá trị để lại Giá trị tồn tại Các giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để lại cho thế hệ mai sau Các giá trị thẩm mỹ, văn hóa, di sản… Giá trị của các chức năng liên quan tới: đảm bảo chất lượng không khí tốt cho thế hệ mai sau Giá trị của các chức năng liên quan đến lịch sử, văn hóa, các loài cây quý hiếm Giá trị lựa chọn Giá trị sử dụng gián tiếp Các lợi ích tạo ra từ chức năng sinh thái của cây xanh Các giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai Giá trị của các chức năng liên quan tới: chức năng sinh thái(hấp thụ Cacbon) Giá trị của các chức năng liên quan tới: chức năng sinh thái trong tương lai có thể ứng dụng được Giá trị sử dụng trực tiếp Các sản phẩm sử dụng/mua bán trực tiếp Giá trị của các chức năng liên quan đến: sinh khối (gỗ, củi) Nguồn: Tác giả tự xử lý 1.4.2 Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh 1.4.2.1 Phương pháp lượng giá ._.các giá trị có giá trên thị trường Giá trị của không gian xanh có giá trên thị trường bao gồm giá trị gỗ củi và giá trị CO2. Các giá trị này đều được xác lập trên thị trường, có giá trên thị trường. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng phương pháp giá cả thị trường. Giá trị sử dụng trực tiếp của không gian xanh chủ yếu là gỗ, củi… thường liên quan đến số lượng đầu ra của hàng hóa khi tiến hành khai thác chúng. Giá trị này được xác định trên cơ sở khối lượng gỗ củi thu gom được và giá của sản phẩm đó trên thị trường. Như vậy có 2 yếu tố cơ bản nhất cần phải được xác định là sản lượng Q và mức giá P mỗi đơn vị sản phẩm đó được bán trên thị trường. Vậy giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi) được xác định như sau: Giá trị sử dụng trực tiếp = S (PiQi - Ci) Trong đó: Pi là giá của sản phẩm i Qi là khối lượng sản phẩm i khai thác được Ci là chi phí liên quan đến việc khai thác sản phẩm Giá trị hấp thụ hay lưu trữ cacbon của cây xanh được xác định thông qua giá bán tín chỉ cácbon CER ( tính bằng tấn CO2e) trên thị trường thế giới áp dụng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto. Công thức tổng quát để xác định là: VC = MC * PC Trong đó: Vc : Giá trị hấp thụ hoặc lưu giữ Cacbon của không gian xanh tính bằng USD hoặc đồng Mc : Trữ lượng cacbon do không gian xanh hấp thụ hoặc lưu giữ tính bằng tấn CO2e/ha Pc : Giá bán tín chỉ Cacbon CER trên thị trường tính bằng USD hoặc đồng/tấn CO2e 1.4.2.2 Phương pháp lượng giá các giá trị phi thị trường Các giá trị của không gian xanh không có giá trên thị trường bao gồm các giá trị của các chức năng liên quan tới cải thiện chất lượng môi trường không khí, giá trị bảo tồn, giảm stress cho người dân, nghệ thuật cảnh quan… Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên ( CVM Contingent Valuation Method) để định giá giá trị ( như giá trị tồn tại, tùy chọn, …) mà tính biểu hiện của chúng trên thị trường thường không rõ ràng, khó lượng giá vì chúng không được trao đổi, giao dịch trên thị trường. Các giá trị này có thể được xác định thông qua định giá ngẫu nhiên bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người được hưởng thụ lợi ích từ hàng hóa/ dịch vụ môi trường và sử dụng những mô hình kinh tế lượng để xử lý kết quả điều tra qua phỏng vấn. Bản chất của phương pháp này là xây dựng thị trường có tính giả định cho hàng hóa/ dịch vụ môi trường dựa vào mức sẵn lòng chi trả ( WTP - Willingness To Pay ), về cải thiện môi trường, hoặc mức giá sẵn lòng chấp nhận ( WTA - Willingness to Accept) để phòng ngừa suy thoái môi trường. So với các phương pháp gián tiếp, nhiều nhà kinh tế cho rằng phương pháp này cũng gặp phải một số vấn đề, bởi vì phương pháp này điều tra thông qua các câu hỏi mang tính giả thuyết trong khi các phương pháp khác khai thác số liệu về các hành vi thực tế được quan sát. Tuy nhiên, phương pháp CVM có hai ưu điểm so với các phương pháp gián tiếp. Thứ nhất, nó có thể giải quyết việc tính toán cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng trong khi các phương pháp gián tiếp chỉ đề cập đến các giá trị sử dụng và liên quan đến những giả định về tính bổ sung yếu. Thứ hai, về nguyên tắc và không giống như các phương pháp gián tiếp, các câu trả lời của phương pháp CVM đối với các câu hỏi về WTP hoặc WTA trực tiếp đi đến các giá trị đo lường bằng tiền chính xác về mặt lý thuyết của những sự thay đổi lợi ích. Các bước tiến hành Các bước thực hiện phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho đánh giá giá trị không thể hiện trên thị trường gồm: Xác định đối tượng nghiên cứu: Điều này có nghĩa là phải xác định được một cách chính xác đối tượng nào cần phải định giá và những ai có liên quan tới đối tượng cần định giá. Đưa ra những quyết định sơ bộ về cuộc điều tra: Cuộc điều tra sẽ được thực hiện qua thư, điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp? Độ lớn của mẫu điều tra là bao nhiêu? Những người tham gia phỏng vấn được lựa chọn như thế nào? Và những vấn đề có liên quan khác. Câu trả lời cho những câu hỏi trên phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng cần được định giá, vào độ phức tạp của câu hỏi được hỏi, và phụ thuộc vào thời gian cũng như nguồn tài chính dành cho cuộc điều tra. Thông thường thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất đối với những câu hỏi phức tạp vì bằng cách này người nghiên cứu có thể trực tiếp giải thích được những thông tin cơ bản xung quanh vấn đề nghiên cứu và những người trả lời phỏng vấn có xu hướng sẽ hoàn thành toàn bộ bảng phỏng vấn. Trong một vài trường hợp sự hỗ trợ bằng hình ảnh như video, ảnh màu có thể được sử dụng để giúp cho người được hỏi hiểu rõ vấn đề về những tình huống giả định mà người đó được hỏi để định giá. Mặc dù thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp có vẻ là hình thức điều tra tốn kém nhất, nhưng điều tra qua thư theo những trình tự nhất định nhằm nhận được tỷ lệ trả lời đầy đủ nhất cũng có thể tốn kém tương đương. Điều tra bằng thư hoặc bằng điện thoại có thể là hình thức đỡ tốn kém nhất nhưng rất khó đặt ra câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên vì người được hỏi rất khó để có thể có đầy đủ các thông tin cần thiết. Thiết kế điều tra thu thập thông tin: Đây là phần quan trọng nhất và cũng là phần khó nhất, chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình thực hiện CVM. Phần này gồm nhiều bước nhỏ. Việc lên kế hoạch điều tra thu thập thông tin thường bắt đầu bằng việc phỏng vấn trọng tâm đối với những người đại diện cho những cá nhân sẽ tham gia vào cuộc phỏng vấn. Nhóm trọng tâm là những nhóm nhỏ, tối đa 12 người và có một trưởng nhóm. Ban đầu, người nghiên cứu sẽ đưa ra các câu hỏi chung để nhóm trọng tâm bàn bạc, trao đổi về những thông tin có liên quan tới sự hiểu biết của người dân về vấn đề nghiên cứu… Sau đó cán bộ nghiên cứu sẽ đưa ra những câu hỏi cụ thể hơn, chi tiết hơn nhằm phát triển hệ thống câu hỏi trong bản phỏng vấn. Bằng cách này người nghiên cứu có thể nhận ra những vấn đề nảy sinh trong kịch bản giả định và phương tiện chi trả. Mục đích của việc làm này là nhằm tránh những thiên lệch có thể xảy ra trong quá trình thu thập số liệu. Số lượng mẫu điều tra sẽ được xác định theo công thức: Trong đó: n: số lượng bảng hỏi σ : độ lệch chuẩn : Độ chính xác cần thiết ( thường từ 3 đến 6%) độ tin cậy ( thường là 0,9 hay 0,95) Tiến hành điều tra: Công việc đầu tiên là lựa chọn lượng mẫu điều tra. Lý tưởng nhất là mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên trong tổng thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng các phương pháp lựa chọn mẫu thống kê chuẩn. Trong một số trường hợp, nếu có sự hạn chế về thời gian cũng như nguồn kinh phí dành cho việc nghiên cứu thì người nghiên cứu có thể lựa chọn cách xác định mẫu khác đó bằng cách tham khảo ý kiến của nhóm trọng tâm về một hoặc một vài điểm được cho là điển hình. Biên soạn, phân tích và báo cáo kết quả: Số liệu về mức WTP / WTA được nhập và phân tích bằng các phần mềm như Excel, SPSS hoặc các phần mềm xử lý số liệu thống kê phù hợp khác. Trong quá trình phân tích để lượng giá giá trị phi sử dụng, người nghiên cứu phải cố gắng xác định các câu trả lời không thể hiện được đánh giá thực sự của người được phỏng vấn về vấn đề nghiên cứu, và loại bỏ những câu trả lời đó. Đồng thời, người nghiên cứu cần phải xem xét các phiếu không trả lời. Một trong những cách truyền thống đối với những phiếu không trả lời là giả định rằng người phỏng vấn định giá bằng 0. Cuối cùng người nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu điều tra mẫu về WTP/WTA để ước lượng WTP/WTA trung bình của tổng thể và thực hiện thêm một số phân tích về mối quan hệ giữa WTP/WTA và các nhân tố kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn để thẩm định độ chính xác của ước lượng. 1.5. Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh 1.5.1. Các chi phí 1.5.1.1 Các chi phí trồng thảm cỏ Chi phí trồng mới thảm cỏ Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Cỏ trồng mới thảm cỏ được phủ kín không bị mất khoảng. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dỏn cỏ rác trong phạm vi 20m. Bảng 1.1: Chi phí trồng cỏ Đơn vị tính:1m2/lần Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Trồng cỏ Vật liệu - Cỏ - Nước - Phân hữu cơ, phân ủ Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 m2 m3 kg công 1,07 0,015 2,0 0,077 4.280 0 1000 1.940 Tổng 7.220 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Tưới nước thảm cỏ Thành phần công việc Chuẩn bị vận chuyển vật tư, dụng cụ tới nơi làm việc. Dùng vòi phun cầm tay, tưới đều ướt đẫm thảm cỏ, tùy theo địa hình từng khu vực, nước tưới lấy từ giếng khoan, nước máy, nước hồ… Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa, cất dựng cụ tại nơi quy định. Lượng nước tưới với đô thị loại I: 5 lít/m2. Số lần tưới: 140 lần/năm. Bảng 1.2: Chi phí tưới nước thảm cỏ Đơn vị tính:100m2/lần Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền Tưới nước thảm cỏ Vật liệu -Nước Nhân công - Bậc thợ bình quân 3.5/7 m3 công 0,50 0,15 0 2.272 Tổng 2.272 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Xén lề cỏ, làm cỏ tạp Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ tới nơi làm việc. Xén thẳng lề cỏ theo chu vi, cách bó vỉa 10cm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn cỏ rác trong phạm vi 20m. Số lần thực hiện trong năm: 52 lần . Bảng 1.3: Chi phí xén lề cỏ, làm cỏ tạp Đơn vị tính: 100m2/lần Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Xén lề cỏ, làm cỏ tạp Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,152 6.039 Tổng 6.039 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Phun thuốc trừ sâu cỏ Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Phun thuốc trừ sâu cỏ. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc. Mỗi năm phòng trừ 2 đợt, mỗi đợt phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày. Bảng 1.4: Chi phí phun thuốc trừ sâu cỏ Đơn vị tính: 100m2/lần Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Phun thuốc trừ sâu cỏ Vật liệu - Thuốc trừ sâu Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 Lít công 0,015 0,071 9.000 2.694 Tổng 11.694 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Bón phân thảm cỏ Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Rải đều phân trên toàn bộ diện tích thảm cỏ. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Số lần thực hiện trong năm: 2 lần. Bảng 1.5: Chi phí bón phân thảm cỏ Đơn vị tính: 100m2/lần Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Bón phân thảm cỏ Vật liệu - Phân vô cơ Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 kg công 3,0 0,1 5.400 3.660 Tổng 9.060 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Phát thảm cỏ bằng máy Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Phát thảm cỏ thường xuyên, duy trì thảm cỏ luôn bằng phẳng và đảm bảo chiều cao cỏ bằng 5cm, tuỳ theo địa hình và điều kiện chăm sóc từng vị trí mà dùng máy cắt cỏ, phản hoặc dùng liềm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn cỏ rác trong phạm vi 30m. Bảng 1.6: Chi phí phát thảm cỏ bằng máy Đơn vị: 100m2/lần Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Bón phân thảm cỏ Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 Máy thi công - Máy cắt cỏ công suất 3 CV công ca 0,12 0,05 5.085 3.269 Tổng 8.354 (Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) 1.5.1.2 Duy trì cây trang trí Duy trì cây bồn cảnh lá mầu Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Nhổ bỏ gốc cây xấu, xới đất, trồng dặm. Nhổ bỏ cỏ dại (12 lần/năm); cắt tỉa bấm ngọn (8 lần/năm). Bón phân vô cơ, phân hữu cơ xen kẽ nhau (phân vô cơ 2 lần/năm, phân hữu cơ 2 lần/năm). Phun thuốc trừ sâu cho cây (phun 2 đợt, mỗi đợt 2 lần). Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.7: Chi phí duy trì bồn cảnh lá màu Đơn vị tính:100m2/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây bồn cảnh lá màu Vật liệu - Cây cảnh - Phân hữu cơ - Phân vô cơ - Thuốc trừ sâu Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 Cây Kg kg lít công 320 800 8,5 0,05 19,7 640.000 400.000 15.300 3.000 906.996 Tổng 1.965.296 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Duy trì cây hàng rào, đường viền Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Cắt sửa hàng rào vuông thành sắc cạnh, đảm bảo độ cao Bón phân hữu cơ 2 lần/năm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.8: Chi phí duy trì cây hàng rào, đường viền Đơn vị tính: 100m2/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây hàng rào, đường viền Vật liệu - Cây hàng rào - Phân hữu cơ Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 cây kg công 400 600 14,66 800.000 300.000 536.584 Tổng 1.636.584 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Duy trì cây cảnh tạo hình Thành phần công việc Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Cắt tỉa cây theo hình quy định (thực hiện 12 lần/năm). Bón phân vô cơ, phân hữu cơ xen kẽ nhau (phân vô cơ 2 lần/năm, phân hữu cơ 2 lần/năm). Phun thuốc trừ sâu cho cây (phun 3 đợt, mỗi đợt 2 lần). Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.9: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình Đơn vị: 100m2/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây cảnh tạo hình Vật liệu  - Phân hữu cơ - Phân vô cơ - Thuốc trừ sâu Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 kg kg lít công 600 40 0,33 49,22 300.000 72.000 19.800 1.801.547 Tổng 2.193.347 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Trồng bồn hoa Thành phần công việc Chuẩn bị vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Nhổ sạch hoa tàn, dùng cuốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn theo đúng quy trình. Trồng hoa theo chủng loại được chọn, dùng vòi sen nhỏ tưới nhẹ sau khi trồng. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m. Bảng 1.10: Chi phí trồng bồn hoa Đơn vị:100m2/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Trồng hoa Vật liệu - Hoa giống Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 cây công 2.500 3,33 5.000.000 121.884 Tổng 5.121.884 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Trồng cây cảnh Thành phần công việc Chuẩn bị vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Dùng cuốc xẻng xới tơi đất, san bằng mặt bồn theo đúng quy trình. Trồng cây theo chủng loại được chọn, dùng vòi sen nhỏ tưới nhẹ sau khi trồng. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.11: Chi phí trồng cây cảnh Đơn vị:100m2/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Trồng cây cảnh Vật liệu - Cây giống Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 cây công 300 15,0 600.000 609.420 Tổng 1.209.420 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Tưới nước bồn hoa, bồn cảnh Thành phần công việc: Chuẩn bị, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Dùng vòi phun cầm tay, tưới đều nước ướt đẫm đất tại gốc cây, kết hợp phun nhẹ rửa sạch lá tuỳ theo địa hình từng khu vực, nước tưới lấy từ giếng khoan bơm lên tưới trực tiếp hoặc nước máy lấy từ nguồn cung cấp của thành phố tưới tại chỗ hoặc bằng xe chở bồn tới khu vực xa nguồn nước. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định. Số lần tưới: 180 lần /năm. Bảng 1.12: Chi phí tưới nước bồn hoa, bồn cảnh Đơn vị:100m2/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Tưới nước bồn hoa, bồn cảnh Vật liệu - Nước Nhân công - Bậc thợ bình quân 3,5/7 m3 công 0,5 3,33 2.272 Tổng 2.272 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) 1.5.1.3 Duy trì cây bóng mát Phân loại cây bóng mát: - Cây bóng mát mới trồng: Cây sau khi trồng được 90 ngày đến 2 năm. - Cây bóng mát trồng sau 2 năm: + Cây bóng mát loại 1: Cây cao ≤ 6m và có đường kính gốc cây ≤ 20cm + Cây bóng mát loại 2: Cây cao ≤ 12m và có đường kính gốc ≤ 50cm. + Cây bóng mát loại 3: Cây cao > 12m hoặc có đường kính gốc > 50cm. Trồng mới cây bóng mát Thành phần công việc Chuẩn bị vận chuyển vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc. Dùng cuốc xẻng đào đất, xới tơi đất theo đúng quy trình. Trồng cây theo chủng loại được chọn, dùng vòi sen nhỏ tưới nhẹ sau khi trồng. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thu dọn rác thải trong phạm vi 30m. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.13: Chi phí trồng cây mới Đơn vị: 1 cây Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Trồng cây mới Vật liệu _Cây xanh _Đất Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 cây m3 công 1 0.98 0.24 100.000 53.655 10.170 Tổng 163.825 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Duy trì cây bóng mát mới trồng Thành phần công việc: Tưới nước ướt đẫm gốc cây. Bón phân hữu cơ gốc cây thực hiện trung bình 1 lần/năm. Sửa tán, tạo hình và tẩy chồi: dùng kéo (hoặc cưa) cắt tỉa những cành hoặc chồi mọc không thích hợp với kiểu dáng cần tạo thực hiện trung bình 4 lần/năm. Chống sửa cây nghiêng: thực hiện trung bình 2 lần/năm. Vệ sinh quanh gốc cây: Nhổ cỏ dại quanh gốc cây, dọn dẹp rác quanh gốc cây thu gom vận chuyển đến đổ nơi quy định, thực hiện 4 lần/năm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Bảng 1.14: Chi phí duy trì cây mới trồng Đơn vị tính: 1 cây/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây bóng mát mới trồng Vật liệu - Nước - Phân hữu cơ - Cây chống Ø 60 - Dây kẽm 1mm Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 m3 kg cây kg Công 2,4 6,0 3 0,02 1,26 3.000 75.000 80 46.118 Tổng 124.198 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Duy trì cây bóng mát loại 1 Thành phần công việc Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh giới, đảm bảo giao thông, an toàn lao động. Lấy nhánh khô, mé nhánh tạo tán cân đối, sơn vết cắt thực hiện trung bình 2 năm 1 lần. Tẩy chồi thực hiện trung bình 4 lần/năm. Chống sửa cây nghiêng thực hiện 1 lần/năm. Vệ sinh quanh gốc cây thực hiện trung bình 12 lần/năm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1 Đơn vị tính: 1 cây/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây bóng mát loại 1 Vật liệu - Sơn - Xăng - Cây chống Ø 60 - Nẹp gỗ - Đinh Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 kg lít cây cây kg công 0,02 0,014 0,2 0,2 0,005 0,487 306,8 203 5.000 600 20 17.825 Tổng 23.954,8 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Duy trì cây bóng mát loại 2 Thành phần công việc Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh giới, đảm bảo giao thông, an toàn lao động. Lấy nhánh khô, mé nhánh tạo tán cân đối, sơn vết cắt thực hiện trung bình 2 năm 1 lần. Tẩy chồi thực hiện trung bình 3 lần/năm. Chống sửa cây nghiêng thực hiện 1 lần/năm. Vệ sinh quanh gốc cây thực hiện trung bình 12 lần/năm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.16: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 2 Đơn vị tính: 1 cây/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây bóng mát loại 1 Vật liệu - Sơn - Xăng Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 Máy thi công - Xe thang cao 12m - Cưa máy cầm tay kg lít công 0,02 0,014 2,828 0,042 0,264 306,8 203 95.896 50.058 Tổng 146.463,8 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Duy trì cây bóng mát loại 3 Thành phần công việc Nhận kế hoạch thông báo việc cắt sửa, khảo sát hiện trường, liên hệ cắt điện. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ đến nơi làm việc, giải phóng mặt bằng, bảo vệ cảnh giới, đảm bảo giao thông, an toàn lao động. Lấy nhánh khô, mé nhánh tạo tán cân đối, sơn vết cắt thực hiện trung bình 2 năm 1 lần. Gỡ phụ sinh, kí sinh thông thường. Vệ sinh quanh gốc cây thực hiện trung bình 12 lần/năm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa cất dụng cụ tại nơi quy định. Bảng 1.17: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 3 Đơn vị tính: 1 cây/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Thành tiền(đồng) Duy trì cây bóng mát loại 1 Vật liệu - Sơn - Xăng Nhân công - Bậc thợ bình quân 4/7 Máy thi công - Xe thang cao 12m - Cưa máy cầm tay kg lít công ca ca 0,02 0,014 2,828 0,042 0,264 306,8 203 211.925 82.540 Tổng 294.794,8 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) Quét vôi gốc cây Thành phần công việc: Chuẩn bị, vận chuyển vôi và nước tôi vôi. Pha nước, lọc vôi. Quét vôi gốc cao 1m tính từ mặt đất gốc cây, thực hiện bình quân 3 lần /năm. Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc sau khi thi công. Chùi rửa, cất dụng cụ tại nơi quy định Bảng 1.18: Chi phí quét vôi gốc cây Đơn vị tính: 1 cây/năm Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng Cây loại 1 Thành tiền (đồng) Cây loại 2 Thành tiền (đồng) Cây loại 3 Thành tiền (đồng) Quét vôi gốc cây Vật liệu: - Vôi - A dao Nhân công: - Bậc thợ bình quân 3,5/7 kg kg công 0,16 0,003 0,033 56 495 1.119 0,57 0,011 0,05 119,5 950 1.695 1,14 0,022 0,125 399 1.900 4.239 Tổng 1.670 2.764,5 6.538 ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD) 1.5.1.4 Tổng hợp các chi phí Bảng 1.19 : Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh Số thứ tự Loại công tác Đơn giá C1 Chi phí trồng mới thảm cỏ 7.220 C2 Tưới nước thảm cỏ 2.272 C3 Xén lề cỏ, làm cỏ tạp 6.039 C4 Phun thuốc trừ sâu cỏ 11.694 C5 Bón phân thảm cỏ 9.060 C6 Phát thảm cỏ bằng máy 8.354 C7 Duy trì cây bồn cảnh lá mầu 1.965.296 Số thứ tự Loại công tác Đơn giá C8 Duy trì cây hàng rào, đường viền 1.636.584 C9 Duy trì cây cảnh tạo hình 2.193.347 C10 Trồng bồn hoa 5.121.884 C11 Trồng cây cảnh 1.209.420 C12 Tưới nước bồn hoa, bồn cảnh 2.272 C13 Trồng mới cây bóng mát 163.825 C14 Duy trì cây bóng mát mới trồng 124.198 C15 Duy trì cây bóng mát loại 1 23.954,8 C16 Duy trì cây bóng mát loại 2 146.463,8 C17 Duy trì cây bóng mát loại 3 294.794,8 C18 Quét vôi gốc cây 1.670 (Cây loại 1) 2.764,5 (Cây loại 2) 6.538 (Cây loại 3) ( Nguồn: Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị.BXD Như vậy tổng chi phí của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội được tính: TC = f (C1; C2;…; C18) 1.5.2 Các lợi ích 1.5.2.1 Lợi ích kinh tế từ gỗ củi Lợi ích kinh tế từ gỗ củi được coi là giá trị kinh tế trực tiếp từ cây xanh. Gỗ, củi được thu gom từ việc cắt cành, tạo tán, hoặc chặt hạ những cây sâu bệnh, chết khô. Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, công nghiệp sản xuất các sản phẩm gỗ, hoặc có thể làm nhiên liệu củi đốt cho các nhà máy, các hộ gia đình. Bên cạnh đó,có một số loại gỗ rất quý hiếm có giá trị kinh tế cao đem lại lợi nhuận kinh tế rất lớn cho người khai thác.( ví dụ gỗ cây sưa, cây chò chỉ,…). 1.5.2.2 Lợi ích kinh tế từ việc bán CO2 Hiện nay trên thế giới, vấn đề nóng bỏng nhất chính là diễn biến của hiện tượng biến đổi khí hậu. Tác động tiêu cực của biến đối khí hậu gây ra cho nhân loại được coi như là thảm họa. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hạn hán, lũ lụt bất thường, hiện tượng El nino, La nina, mực nước biển dâng đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người trên Trái Đất. Với sự ra đời của nghị định thư Kyoto về sự biến đổi khí hậu của Trái đất, vai trò của cây xanh ngày càng được khẳng định. Cây xanh là sinh vật duy nhất có khả năng hấp thụ khí cacbonic thông qua quá trình quang hợp. Trên thế giới người ta đã ước tính, giá trị hấp thụ CO2 của các khu rừng tự nhiên nhiệt đới là khoảng 500-2000 USD/ha và giá trị của các khu rừng ôn đới là 100-300USD(nguồn Do đó, nếu chúng ta tiếp tục phát triển hệ thống không gian xanh, quy hoạch tạo ra các không gian xanh rộng lớn thì sẽ là những lá phổi xanh hấp thụ và lưu trữ CO2 , tạo ra những giá trị kinh tế nếu thương mại phát thải phát triển ở Việt Nam. Đây được coi là giá trị tiềm năng tạo ra lợi ích to lớn vì hiện nay một tấn CO2 có giá trên thị trường quốc tế là khoảng 11 USD. 1.5.2.3 Lợi ích từ chức năng cải thiện chất lượng không khí, nghệ thuật cảnh quan, giải tỏa stress cho người dân đô thị Đây là những giá trị chính mà cây xanh mang lại cho cuộc sống của con người. Với việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh sẽ đảm bảo cho chất lượng môi trường không khí được trong lành, tạo ra không gian xanh sạch đẹp cho đô thị, đồng thời cũng tạo ra những khu vực cho người dân đô thị nghỉ ngơi, giải trí, giảm thiểu stress. Đây là những giá trị không có giá trên thị trường,vì vậy mà nhiều người đánh giá không đúng về giá trị thực tế của không gian xanh trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng các phương pháp định giá các giá trị phi thị trường, chúng ta sẽ thấy được giá trị to lớn mà nó đem lại cho cuộc sống của chúng ta. 1.5.2.4 Tổng lợi ích của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh Tổng lợi ích của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh được thể hiện như sau: TB= f(B1; B2; B3) Trong đó: TB: Tổng lợi ích kinh tế B1 : Lợi ích từ gỗ củi B2: Lợi ích từ CO2 B3: Lợi ích từ việc cải thiện chất lượng không khí, giảm stress, nghệ thuật cảnh quan đô thị 1.5.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của không gian xanh 1.5.3.1 Giới thiệu về phương pháp phân tích chi phí_ lợi ích Phân tích chi phí - lợi ích ( CBA: Cost Benefit Analysis) xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ thứ XX. Phân tích Chi phí - Lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích của việc sử dụng CBA là để đưa ra những quyết định có tính xã hội, từ đó nhằm phân bổ hiệu quả nguồn lực và giúp nhà hoạch định chính sách hạn chế những thất bại của thị trường. Các bước thực hiện CBA Để tiến hành CBA người ta thường phải có trình tự các bước. Trong thực tế có nhiều phương án hoặc có những lựa chọn thực hiện các bước này có thể khác nhau nhưng xét đến nội dung cuối cùng để đưa ra kết quả về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ cần nắm bắt người ta chia nhỏ các bước ở mức độ chi tiết khác nhau. Cụ thể trong trường hợp này chúng ta xét chín bước cơ bản: Bước 1: Quyết định lợi ích của ai, chi phí của ai. Ở bước này cho ta một cách nhìn về phân rõ chi phí và lợi ích thuộc sở hữu đối tượng nào, quyền lợi và nghĩa vụ của ai để từ đó bước vào phân tích. Bước 2 : Lựa chọn danh mục các dự án thay thế. Các dự án thay thế ở đây được hiểu là cùng một chương trình, một dự án thực hiện chúng ta có những giải pháp khác nhau và có thể thay thế lẫn nhau. Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số để đo lường. Sau khi đã xác định được các giải pháp thay thế chúng ta liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và quy đổi nó ra giá trị bằng tiền để đưa vào tính toán. Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng suốt quá trình dự án. Trên cơ sở những dự đoán tiềm năng đã thực hiện ở bước 3 người làm phân tích giỏi là phải đưa ra được những tác động tiềm năng đó trong suốt quá trình dự án sẽ lượng hóa bằng số tác động là bao nhiêu? Bởi vì nếu không đưa ra được bằng con số thì kết quả dự đoán tiềm năng cũng chỉ nằm trong dạng suy đoán, không có tính thuyết phục khi đưa vào tính toán. Bước 5: Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động. Ở bước này sau khi đã quy đổi các tác động bằng số, nhà phân tích buộc phải tiền tệ hóa các tác động đó. Để làm việc này người ta chia ra 2 phương pháp để đưa vào tính toán đó là phương pháp dựa trên giá thị trường và các phương pháp không sử dụng giá thị trường. Bước 6: Chiết khấu theo thời gian để quy đổi các giá trị tiền tệ về thời điểm hiện tại. Khi chúng ta tính toán quy đổi về tiền thì nó nằm ở trong những năm khác nhau mà theo quy luật của đồng tiền, giá trị ở mỗi năm là không giống nhau. Thông thường xét về mặt số lượng năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do lạm phát, tăng trưởng kinh tế… Từ những lí do này người ta phải quy đổi giá trị của đồng tiền về một mặt bằng thống nhất tại năm cơ sở, người ta gọi là tỉ lệ chiết khấu. Tỉ lệ chiết khấu gồm 2 loại là tỉ lệ chiết khấu vay vốn và tỉ lệ chiết khấu có tính xã hội. Bước 7: Tổng hợp các chi phí và lợi ích. Ở bước này người ta phải tổng hợp toàn bộ các lợi ích, chi phí để từ đo đưa vào các chỉ số, các lựa chọn tính toán. Các chỉ số thường sử dụng là NPV (giá trị hiện tại ròng), BCR (tỉ số lợi ích trên chi phí), IRR ( tỉ lệ hoàn vốn nội bộ). Bước 8 : Phân tích độ nhạy. Trên cơ sở những kết quả chúng ta đã tổng hợp, chúng ta có những phép thử đối với những biến động xã hội thông qua sự thay đổi tỉ lệ chiết khấu. Bước 9 : Tiến cử các phương án có lợi ích xã hội lớn nhất. Chúng ta sẽ sắp xếp theo thứ tự các phương án chúng ta lựa chọn ở bước 2. Sau quá trình phân tích, tính toán sắp xếp theo thứ tự NPV từ cao đến thấp. Giá trị NPV cao nhất đồng nghĩa với phương án được tiến cử ưu tiên cao nhất. Ngoài ra cũng cần xem xét các yếu tố, chỉ tiêu liên quan khác. Những chỉ tiêu này giúp nhà hoạch định chính sách hiểu kĩ hơn về khả năng biến động của dự án thông qua các chỉ tiêu đó. Ưu, nhược điểm của Phân tích Chi phí-Lợi ích : Ưu điểm: Về bản chất, đây là một nguyên tắc đúng đắn. Việc tính đến lợi ích kinh tế một cách đầy đủ, trước mắt và lâu dài thông qua việc quy đổi chung trên cơ sở một đơn vị đo thống nhất sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lựa quyết định cuối cùng. Nhược điểm: Không thể xét tất cả các tác động môi trường, nhất là những tác động mang tính lâu dài hoặc gián tiếp. Việc sử dụng ._.0 155.377.565.621 25.606.634.221 2015 144.424.585.600 168.869.263.223 24.444.677.623 2016 159.745.725.100 183.080.047.988 23.334.322.888 2017 175.758.980.200 197.948.961.184 22.189.980.984 2018 192.489.806.200 213.535.558.970 21.045.752.770 2019 209.964.509.600 229.871.580.064 19.907.070464 2020 228.210.275.100 246.989.340.338 18.77.9065.238 Nguồn: Tác giả tự xử lý 3.3.2.4 Tổng hợp kết quả thông qua các chỉ tiêu NPV NPV = PVB -PVC = 1.740.174.550.000 -1.449.004.733.444 = 291.169.816.556 (Đồng) > 0 Trong đó: PVB: Tổng lợi ích quy về năm hiện tại PVC: Tổng chi phí quy về năm hiện tại Tỉ số B/C BCR = PVB / PVC =1.740.174.550.00 / 1.449.004.733.444 = 1,2009 >1 Như vậy ta có NPV > 0 và BCR > 1. Thông qua việc phân tích chi phí lợi ích ta thấy rằng việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội để đạt mục tiêu 15m2/người đem lại lợi ích ròng dương. Đây chính là cơ sở để chúng ta đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, cải tạo, duy trì phát triển không gian xanh thủ đô theo đúng lộ trình, đảm bảo đến năm 2020 Thủ đô Hà Nội sẽ giữ vị trí tiên phong đi đầu trong cả nước về chỉ tiêu đảm bảo cân bằng sinh thái đô thị. 3.3 Tiểu kết chương 3 Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hiện trạng và định hướng quy hoạch duy trì, phát triển hệ thống không gian xanh đô thị, Chương 3 đã tính toán được lợi ích ròng của việc thực hiện duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội, đồng thời dự tính được tổng chi phí và tổng lợi ích hàng năm. Thông qua việc nghiên cứu chương 3, chúng ta có được các kết quả bằng số để chứng minh lợi ích to lớn của hệ thống không gian xanh trong cuộc sống của con người. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải có các giải pháp phù hợp với thực tế để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch này trong thực tế. Chương 4 Giải pháp, kiến nghị 4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp và kiến nghị Từ việc nghiên cứu lợi ích to lớn của việc quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội cho thấy cần phải quan tâm, chú trọng đến tạo lập một hệ thống không gian xanh phù hợp với phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Nhiều nghiên cứu khoa học, dự án, hội thảo liên quan đến vấn đề này. Những vấn đề đã đề cập đều là đúng đắn cần được giải quyết đồng bộ, song trước hết phải lỡ tự nhận thức từ quan điểm giải quyết để có thể có những giải pháp đúng đắn,phù hợp với thực tế hơn. Trong quá trình phát triển đô thị các nhà quy hoạch, kiến trúc ngày càng quan tâm hơn đến vai trò và nhu cầu phát triển cây xanh đối với không gian đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và rất lớn. Không gian xanh trong quá trình đô thị hoá đã không chỉ là trong những hợp phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu quy hoạch mà còn được gắn kết với các chức năng khác như: Giao thông, kiến trúc… để tạo nên một biểu hiện mới của văn hoá. Đặc biệt là trong quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đó là thành phần quan trọng trong kiến trúc đô thị, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc không gian xanh không chỉ tham gia tạo dáng thẩm mỹ cho các công trình mỡ còn tạo ra môi trường cảnh quan chung của đô thị, nơi giao tiếp cộng đồng. 4.1.1. Quan điểm về văn hoá, lịch sử. Không gian xanh của Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi hội tụ tinh hoa của các vùng địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam với những đặc điểm về văn hoá, lịch sử của từng vùng được thể hiện bằng những loài cây đặc trưng, những cảnh bố cục để tạo thành nét riêng cho Thăng Long ngàn năm văn hiến. 4.1.2. Quan điểm về môi trường và kinh tế. Không gian xanh Thủ đô nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại tất yếu do quá trình đô thị hoá gây ra, đồng thời không gian xanh cũng góp phần đem lại những lợi ích kinh tế trực tiếp nâng cao giá trị của các công trình xây dựng hoặc tạo ra những hiệu quả về kinh tế. Quan điểm môi trường không đơn giản ở khía cạnh hạn chế những tác hại xấu do các công trình công nghiệp, chuyên dụng… gây ra mà còn bao gồm cả những khía cạnh văn hoá, xã hội đối với những công trình thoát nước, đối với hệ thống các nghĩa trang, hệ thống các bãi chứa rác thải… 4.1.3 . Quan điểm về kỹ thuật. Phải xây dựng được không gian xanh phát triển bền vững, đó là “sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ” (WCDE: Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển). Quan điểm kỹ thuật được thể hiện cụ thể đối với hệ thống tiêu chí lựa cây xanh để trồng đối với từng loại hình trong kết cấu không gian xanh đô thị. 4.1.4 . Quan điểm về sử dụng đất và không gian để phát triển cây xanh Phải dành quỹ đất cho không gian xanh tương xứng với chức năng Thủ đô và xứng tầm là đô thị hấp dẫn của vùng và khu vực. Tận dụng mọi hình thế đất đai có thể để phát triển không gian xanh, trong những trường hợp cần có thể tạo ra những mảng không gian xanh bằng các loại thân leo, thân mềm… Phải dành đất để xây dựng hệ thống vườn ươm nhằm cung cấp chủ động, thường xuyên, thoả mãn nhu cầu về các loài cây đã được lựa chọn để trồng theo quy hoạch và thiết kế không gian xanh cho Thủ đô Hà Nội. 4.1.5. Quan điểm xây dựng đồng bộ không gian xanh. Tại các khu phố mới, các con đường mới, công viên mới xây phải đảm bảo được đồng bộ cả hệ thống không gian xanh tối thiểu theo Quy chuẩn Xây dựng hiện hành để đảm bảo mỹ quan đô thị. 4.1.6. Quan điểm phân bố không đồng đều Không gian xanh là nhu cầu thiết yếu của môi trường đô thị song với Hà Nội đã có quá trình phát triển lâu dài thì còn cần phải được xem xét để ưu tiên, không gian xanh công cộng ở trong nội thành là nơi đã có mật độ xây dựng lớn. Vì vậy cần khai thác triệt để không gian xanh cho phúc lợi công cộng, tránh phân tán mục tiêu sử dụng, quá chú trọng đến yếu tố kinh doanh. Dựa trên 6 quan điểm này, nghiên cứu đã đưa ra một nhóm các giải pháp dưới đây để duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh công cộng thủ đô Hà Nội một cách hiệu quả nhất trong thực tiễn. 4.2. Các giải pháp 4.2.1. Giải pháp quy hoạch, mở rộng cân đối diện tích xanh Thứ nhất, để tăng diện tích Công viên - Cây xanh, tăng diện tích bình quân theo đầu người, một điều kiện tiên quyết là phải có đất để làm Công viên, Vườn hoa, trồng cây xanh nhưng hiện tại đất đai ngày càng trở nên quý hiếm nên diện tích dành cho cây xanh không những không tăng mà còn bị lấn chiếm hoặc đem dùng cho mục đích khác. Vì vậy Ủy Ban Nhân dân Thành phố, Sở Quy hoạch & Kiến trúc Thành phố, các cơ quan có liên quan khi quy hoạch khu vực nào cần phải tính toán diện tích cây xanh theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đã ban hành về việc thiết kế không gian xanh cho các khu vực đó. Đồng thời phải kiên quyết giải phóng đất dùng làm công viên, vườn hoa, cây xanh đang bị xâm chiếm. Khi cấp phép xây dựng, nhất là những dự án công trình mang tính chất quần thể, các khu đô thị... cần quy định về tỉ lệ diện tích dành cho xây dựng và cho cây xanh cũng như các công trình hạ tầng kĩ thuật khác. Thứ hai, chúng ta cần phải lập quy hoạch chi tiết cho các không gian xanh công cộng cho thành phố. Từ các bản quy hoạch chi tiết này, chúng ta sẽ đầu tư thích đáng để đảm bảo phát triển một hệ thống không gian xanh đồng bộ. Để làm được điều này cần phải có một đội ngũ các kiến trúc sư cảnh quan có trình độ, có sự hiểu biết kết hợp giữa kiến trúc cảnh quan với việc đảm bảo sinh thái, để thiết kế các bản quy hoạch có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong khu vực nội thành Hà Nội nếu tập trung giải tỏa cũng có rất nhiều diện tích cho việc phát triển không gian xanh. Ví dụ: di dời các cơ sở công nghiệp cũ trong nội thành ra ngoại thành, sử dụng các diện tích đó để trồng mới các cây xanh,quy hoạch vườn hoa. Trong các khu tập thể trước đây đều có đất dành cho cây xanh, sân chơi trẻ em, nay chỉ cần giải tỏa, khôi phục lại thì diện tích cây xanh cũng tăng thêm rất nhiều, từ đó giúp cho môi trường thêm trong lành, cảnh quan thêm đẹp đẽ. 4.2.2. Giải pháp vốn đầu tư Thứ nhất, việc cải tạo, trồng mới các cây lớn trên các đường phố nội thành để tạo ra những đoạn đường phố đồng nhất một loại cây rất tốn công tốn của, phải khai thác vận chuyển từ nhiều nơi về, phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Vì vậy kinh phí duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh là rất lớn, rất cần thành phố có chế độ giá riêng cho việc duy trì và phát triển này. Nếu như được sự quan tâm của Thành phố trong cuộc “ Cách mạng xanh” này thì chắc chắn diện tích cây xanh trên đầu người tại thủ đô Hà Nội sẽ tăng lên đáng kể. Thứ hai, để tăng thêm các khu vui chơi giải trí, các công viên phục vụ lợi ích công cộng, Thành phố nên tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu và có chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án này được thuận tiện, thu hút sự đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế để biến các Công viên - các vùng xanh thành các khu vực vừa có giá trị về môi trường vừa là nơi thu hút, hấp dẫn mọi tầng lớp nhân dân đến vui chơi, nghỉ ngơi giải trí. Đồng thời chúng ta cũng cần vận động nhân dân, các tổ chức phi chính phủ đóng góp tài chính cho việc cải tạo,duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh, đảm bảo diện tích cây xanh trên đầu người đạt tiêu chuẩn quy định. 4.2.3. Giải pháp quản lý Thứ nhất, trong quản lý không gian xanh cần phải đổi mới cơ quan và phương thức quản lý để đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp với sự tham gia giám sát của cộng đồng. Việc quản lý hệ thống Công viên cây xanh Hà nội hiện nay rất phân tán , rất nhiều ngành, nhiều đơn vị tham gia quản lý vì thế xin kiến nghị Thành phố nên giao cho một ngành thống nhất chịu trách nhiệm chung. Từ đó cơ quan đó sẽ có trách nhiệm điều tra xác định tình hình hiện trạng số liệu cơ bản cũng như đề xuất phương hướng phát triển chung của hệ thống Cây xanh, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để qui hoạch tổng thể hệ thống Công viên - Cây xanh Hà nội. Tránh tình trạng quản lý phân tán như hiện nay, ví dụ: chỉ có một số liệu rất cơ bản là số m2 cây xanh trên đầu người mà các cơ quan, đơn vị có liên quan đều công bố một số liệu rất khác nhau. Hình 4.1 Mô hình quản lý hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội Nguồn : Kỷ yếu hội thảo không gian xanh thủ đô Hà Nội Thứ hai, cần phải có những quy định, chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp cố tình phá hoại, gây tổn hại đến không gian xanh công cộng của thành phố. Đồng thời cũng cần có đội ngũ cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát hiện trạng của không gian xanh, từ đó đảm bảo giải quyết các tồn tại một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. 4.2.4. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng Thứ nhất, nâng cao hơn nữa hiệu quả nhận thức về trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường cho dân cư đô thị: đặc biệt cần chú ý đến tầng lớp học sinh, sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước. Các em khi có nhận thức tốt liên quan đến cây xanh, môi trường không những tác động lên chính bản thân mình mà còn góp phần tạo diễn biến nhận thức cho cha mẹ, người thân. Thứ hai, nên khoán bảo vệ cây xanh mặt phố với các hộ dân như kiểu khoán bảo vệ rừng mà nhiều địa phương khác đã thực hiện. Có trồng, có chăm sóc, bảo vệ thì Hà Nội mới thực sự “xanh”. Người dân sẽ là chủ của những cây xanh, và vì vậy họ sẽ có ý thức hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ những cây xanh đó. Thứ ba, Thành phố nên tổ chức các hoạt động liên quan đến cây xanh, môi trường trên phạm vi toàn thành phố như: Ngày chủ nhật xanh, tuần lễ xanh, ngày trồng cây nhớ Bác.. để từ đó mỗi nhà sẽ là một không gian xanh, mỗi cơ quan, trường học, xí nghiệp là một không gian xanh… Đặc biệt chúng ta có thể tổ chức các chương trình, các tour du lịch xanh… cho cư dân thành phố, cho khách du lịch để họ thấy được vẻ đẹp của không gian xanh thủ đô Hà Nội, từ đó sẽ có ý thức hơn trong việc duy trì và phát triển hệ thống này. 4.2.5. Giải pháp khoa học kỹ thuật Cần tập trung vào việc chọn loài cây trồng phù hợp cho từng loại hình như đường phố, công viên, khuôn viên, dựa vào các tiêu chí cần có cho từng loại hình. Chú trọng hơn nữa việc thay thế các loài cây không phù hợp như cây có gai nhọn, cây có rễ đâm ngang… bằng những loài cây phù hợp hơn.Bên cạnh đó, việc cắt tỉa cành, phát thảm cỏ, trồng mới cây cảnh, hoa tạo hình cũng nên được chú ý để tạo sự cân đối, tạo cảnh quan đẹp cho đường phố, vườn hoa, công viên. Cây trồng trong đô thị chủ yếu là do vườn ươm cung cấp . Ngoài nhiệm vụ sản xuất, vườn ươm còn là nghiên cứu thử nghiệm tăng thêm giống cây trồng cho đô thị, là nơi để chăm sóc, bồi dưỡng cây từ các nơi đưa về và cũng là nơi để tiến hành thuần hoá cây nhập nội . Vì vậy việc xây dựng một vườn ươm có quy mô lớn, hiện đại, bảo đảm cung cấp cây đầy đủ theo tiêu chuẩn cây trồng đô thị và theo quy hoạch là một việc rất cần thiết. Do khí hậu của Hà Nội có bốn mùa chính vì vậy trong việc trồng cây phải có sự kết hợp các loài cây với nhau, vì đến mùa đông có một số loài cây rụng hết lá gây mất vẻ đẹp thẩm mỹ của thành phố, giảm khả năng lưu trữ và hấp thụ CO2… Không nên sử dụng các cây từ các vùng khí hậu khác về trồng ngay vào các đường phố, công viên của đô thị mà cần phải đưa các loài cây đó vào vườn ươm để thuần hóa nếu không chúng sẽ dễ chết, hoặc sinh sâu bệnh. 4.3. Kiến nghị Không gian xanh luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của văn hóa đô thị, là yếu tố quan trọng trong cảnh quan đô thị. Thông qua việc thực hiện đề tài này, tôi xin rút ra một số kiến nghị để đảm bảo việc quy hoạch không gian xanh thủ đô Hà Nội sẽ được thực hiện đạt hiệu quả cao trong thực tế, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho thủ đô Hà Nội của chúng ta. Thành phố cần xây dựng một chiến lược phát triển công viên, cây xanh đô thị làm cơ sở thực hiện các mục tiêu phát triển Hà Nội một cách bền vững. Đồng thời để thực hiện tốt 6 giải pháp được nêu ở trên thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan, giữa người dân và cơ quan quản lý để đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến không những hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả mà còn quy hoạch phát triển không gian xanh một cách hợp lý đảm bảo các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội… Đặc biệt là nghiên cứu công nghệ thông tin địa lý (GIS) ứng dụng rộng rãi trong việc quản lý không gian xanh đô thị. Hình 4.2: Các giai đoạn của quá trình luân chuyển thông tin quản lý không gian xanh đô thị (sử dụng GIS) Cần có cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư thích đáng cho phát triển cây xanh như liên doanh, liên kết, nhân dân cùng đóng góp với nhà nước để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa một đô thị hiện đại, năng động nhưng vẫn duy trì được vẻ đẹp của không gian xanh tại thủ đô Hà Nội. Về phía người dân, mỗi người dân thủ đô cần có ý thức tốt hơn nữa trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển không gian xanh của thành phố.Người dân cần phải hiểu rõ chức năng, ý nghĩa to lớn của không gian xanh, từ đó họ biết tự bảo vệ những cây xanh công cộng, những không gian xanh nơi họ sống, làm việc, dạo chơi. Đồng thời, người dân cũng cần tích cực hơn trong việc tạo ra những không gian xanh cho thủ đô như trồng hoa, cây cảnh trước cửa nhà, trồng các cây leo… từ đó sẽ làm tăng thêm diện tích xanh của thủ đô, nhanh chóng đạt được chỉ tiêu 15m2/người. Với mục tiêu phát triển thủ đô Hà Nội xanh sạch đẹp và bền vững, việc áp dụng các giải pháp một cách đồng bộ đồng thời xem xét các kiến nghị để có một chiến lược “xanh” hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất, thì trong một tương lai không xa Hà Nội của chúng ta sẽ trở thành một thành phố sinh thái, tạo nét đặc trưng riêng biệt cho thủ đô ngàn năm văn hiến. KẾT LUẬN Hà Nội của chúng ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa ngày càng tăng cao.. Chất lượng không khí trong nội thành thủ đô Hà Nội đang rất ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, gây ra rất nhiều thiệt hại to lớn. Một trong những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng không khí đó chính là duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh công cộng, tạo ra các lá phổi xanh, đảm bảo cân bằng sinh thái đô thị. Đề tài “ Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội” đã thu được một số kết quả như sau: Tổng quan cơ sở lý luận về không gian xanh, chức năng, ý nghĩa của tổng giá trị kinh tế của không gian xanh đồng thời tổng hợp các chi phí và lợi ích để thực hiện việc duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội. Tổng quan về hiện trạng và định hướng quy hoạch không gian xanh thủ đô Hà Nội. Hiện nay diện tích không gian xanh/người tại Hà Nội là 6m2/người và theo định hướng quy hoạch thì đến năm 2020 con số này phải là trên 15m2/người để đảm bảo cân bằng sinh thái. Để làm được điều này, chúng ta cần phải cải tạo, duy trì các khu vực không gian xanh hiện có (Công viên Lênin, Thủ Lệ, Bách Thảo, Đống Đa…) đồng thời xây dựng, phát triển các khu vực không gian xanh mới như Công viên Yên Sở, công viên Mễ Trì, Tây Mỗ… Phân tích tính toán chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh đến năm 2020. Kết quả là lợi ích ròng đạt được bằng 291.169.816.556 (đồng). Điều này khẳng định rõ việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh là công việc cần phải thực hiện vì mục tiêu: Hà Nội _ thành phố xanh - sạch - đẹp và bền vững. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tham khảo để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch này có hiệu quả cao nhất trong thực tế. Tuy nhiên đề tài còn có một số hạn chế như: chưa tính toán hết được các lợi ích của không gian xanh, số liệu còn hạn chế, điều tra với số lượng mẫu quá nhỏ so với tổng thể. Vì vậy để đề tài đạt kết quả cao hơn, chính xác hơn cần phải có sự nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn, từ đó có những đề xuất, phương án cụ thể để thực hiện duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bộ Xây dựng .“Báo cáo hiện trạng vùng thủ đô Hà Nội” . 2007 Bộ Xây Dựng: “ Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị. Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007 QĐ BXD”. Bộ Xây dựng “Tiêu chuẩn 362-2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị”. Nguyễn Thế Chinh - PGS.TS, Đặng Như Toàn - GS.TS, Lê Trọng Hoa : “Bài giảng Kinh tế môi trường” Nguyễn Bạch Nguyệt, Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Lập dư án đầu tư, NXB Thống kê Hà Nội 2005. Trần Võ Hùng Sơn, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Nhập môn phân tích chi phí-lợi ích , NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2003. Kỷ yếu hội thảo “ Hệ thống không gian xanh công cộng thủ đô Hà Nội” . Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. 8/2007 Kỷ yếu hội thảo “ Công viên cây xanh trong quy hoạch và phát triển đô thị” Hiệp hội cây xanh Việt Nam. 3/2007 Kỷ yếu hội thảo “ Quản lý công viên_ Cây xanh” Bộ Xây dựng.6/2006 Đỗ Cao Mại : Công tác quản lý hệ thống công viên, cây xanh tại thủ đô. Nguyễn Thị Thanh Thủy : “Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị”.NXB Xây dựng.1997 Đặng Mạnh Toàn, Trần Thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai. Viện Khoa học Khí tượng_ Thủy Văn và Môi trường : “Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm”. Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn. Bộ Xây dựng: “Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội”.1998 TIẾNG ANH Nick Hanley and Clive L. Spash: “Cost_ Benefit Analysis and the Environment”. United Nations Environment Programme :“Ecosystem management in developing countries”. Volume IV Zev NAVEH 2000 “ What is Hilistic Lanscape Ecology? A conceptual introduction” Lanscape and Urban Planning Elsevier Science. TRANG WEB (31.03.2008) (14.03.2008) (10.03.2008) “ Giá trị của một cây xanh” ( 14.03.2008) “International Effort to Save Forests Should Target 15 Countries” (10.03.2008) " Hà Nội” vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội (10.3.2008) “Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm” (15.04.2008) Phụ lục I Bảng báo giá vật liệu (tính đến tháng 3.2008) STT Danh mục vật liệu Đơn vị Giá tiền 1 Nước máy m3 2.200 2 Phân vô cơ (NPK) Hà Bắc kg 1.800 3 Phân hữu cơ kg 500 4 Sơn tổng hợp kg 15.340 5 Xăng A92 lít 14.500 6 Dầu Diezen lít 6.818 7 Vôi cục kg 350 8 Cây hàng rào (bỏng nổ, chuỗi ngọc) cây 2.000 9 Cỏ lá gừng m2 4.000 9 Cỏ nhung m2 32.000 10 Cây cảnh lá mầu cao 25cm (ngọc trai, cô tòng) cây 2.000 11 Vôi bột kg 200 12 Nước tẩy rửa Vim lọ 10.000 13 Hoa công viên (Cúc Đại đóa, bách nhật, di nhan đã ra hoa) cây 2.000 14 Cây chống gỗ 60, dài 3,5m cây 25.000 15 Nẹp gỗ 3cm x 3cm x 1,35m cây 3.000 16 Đinh kẽm kg 4.000 17 Thuốc trừ sâu ml 600 18 Biển báo bằng tôn 30cm x 40 cm (có chân sắt) cái 45.000 19 Đất trồng cây m3 55.000 PHỤ LỤC II Các loại cây xanh bóng mát chủ yếu trên đường phố Hà Nội STT Loại cây Số lượng cây 1 Xà cừ 7.254 2 Muồng 6.548 3 Bằng lăng 5.438 4 Phượng 4.796 5 Sữa 4.891 6 Bàng 3.826 7 Chẹo 4.058 8 Sấu 2.509 9 Sưa 1.056 10 Dâu da, vông, xoan, bông gòn, cau, bạch đàn, phi lao, sung 7.000 TỔNG SỐ 47.376 Phụ lục III: Các loại cây trồng cho các khu đô thị TT Khu chức năng Tính chất cây trồng Kiến nghị trồng cây 1 Cây xanh trường học - Chọn cây cao to, tán rộng, cho bóng râm tốt, gây ấn tượng mạnh - Chọn cây cho vườn trường: Chọn các loại cây bản địa, có hoa, lá. Số loài cây càng nhiều càng tốt để có thể giúp cho việc nghiên cứu,học tập của học sinh. - Hạn chế việc trồng các loại cây ăn quả. - Không chọn cây có gai, nhựa, mủ độc như: Cà dại, thông thiên, dứa dại. Không trồng các loại cây hấp dẫn ruồi muỗi như sanh, si, đa, đề. - Cây trồng nên có bảng ghi tên, ngày tháng trồng, xuất xứ. - Bàng, phượng, muồng ngủ, muồng hoa đào, riềng riềng, hồng... -Cây cảnh, cây bản địa: hồng, hải đường, ổ quạ, phong lan, địa lan. 2 Cây xanh khu dân cư - Tận dụng chọn giống cây địa phương để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống - Chọn cây chú ý phối kết màu sắc cả bốn mùa. Cây có hoa tạo vẻ mỹ quan, cảnh quan, vui mắt cho khu ở. - Chọn cây có hương thơm, quả thơm - Chọn cây có tuổi thọ cao - Cành không ròn, dễ gãy - Cho bóng mát rộng - Tránh trồng cây ăn quả hấp dẫn trẻ em. - Tránh những cây hoa quả hấp dẫn hoặc làm mồi cho sâu bọ, ruồi nhặng. - Tránh những cây gỗ giòn, dễ gẫy. - Tránh những cây mùi khó chịu hoặc quá hắc. -Xà cừ, muồng hoa đào, Vông, hồng, sữa, ngọc lan, lan túa, long não, dạ hương. -Muồng ngủ, gạo, phượng, mí. -Bàng lang nước, muống hoa vàng, vàng anh. 3 Cây xanh bệnh viện - Chọn cây có khả năng tiết ra các chất fitolcid diệt trùng và màu sắc hoa lá tác dụng tới hệ thần kinh, góp phần trực tiếp điều trị bệnh - Chọn cây có tác dụng trang trí: màu sắc trong sáng, vui tươi, tạo sức sống. - Chọn cây có hương thơm. - Long não, lan tua, ngọc lan, bạch đàn, dạ hương, hồng, mộc... - Bánh hỏi, mai đào, móng bò trắng, địa lan, mai vàng, đào phai, dừa, cau đẻ, cau lùn... - Ngọc lan, hoàng lan, lan tua, muồn, bàng lang, phượng, vàng anh. 4 Cây xanh công viên , vườn hoa - Chọn cây phong phú về chủng loại cây bản địa và cây ngoại lai, có vẻ đẹp - Trồng cây đảm bảo bốn mùa có hoa lá xanh tươi - Chọn cây trang trí phải có giá trị trang trí cao(hình thái, màu sắc, khả năng cắt xén) - Các loại cây trang trí quý đặc biệt: Vạn tuế, bánh hỏi, trúc phật bà, trà mi, đỗ quyên, huyết dụ, cau bụi, cau lùn, cau ta, trúc đào. 5 Cây xanh khu công nghiệp - Cây xanh cản khói, ngăn bụi: chọn cây có chiều cao, cây không trơ cành, tán lá rậm rạp, lá nhỏ, mặt lá ráp. - Khu vực có chất độc hại NO,CO2,CO, NO2, trồng cây theo phương pháp nanh sấu và xen kẽ cây bụi để hiệu quả hấp thụ cao (tốt nhất tạo 3 tầng tán). - Dải cây cách ly cùng loại khi dịên tích hẹp và hỗn hợp khi cần dải cách li lớn - Chọn loại cây chịu được khói bụi độc hại - Đài loan, tương tư, dẻ, lai, phi lao, chùm bao lơn, săng, đào lá to, đậu ma, nụ nhãn, sấu, vải, thị trám, muồng đen... - Găng, ô rô, duối trúc đào đỏ, cô tòng các loại, dâm bụt các loại, bóng nước, rệu đỏ, thảm cỏ lá tre, mào gà, nhội, xà cừ, chẹo, lát hoa. 6 Cây trồng ở các bến tầu, bến xe, bến cảng, chợ - Chọn cây bóng râm mát, tán rộng, chiếm diện tích mặt đất ít. - Chọn các cây có tác dụng chắn gió, chắn nắng (ở hướng Tây, hướng gió mùa đông Bắc). - Chọn các loại thân cành dai, không bị gẫy đổ bất thường, có hoa thơm, hoa đẹp. - Muồng, long não, nhội, xà cừ, ngọc lan, hoàng lan, lan tua. 7 Cây trồng trên các vành đai xanh, giải xanh phòng hộ - Chọn cây giống tốt, có bộ rễ khoẻ, khó bị bão làm gẫy, đổ nhằm tăng cường lượng ôxy, ngăn bớt tốc độ gió. - Trồng xen kẽ nhiều loài cây có ưu điểm của loài này hỗ trợ khuyết điểm cho loài khác, hạn chế sâu bệnh phá hoại từng mảng. - Sấu, các loại muồng, bàng,quyếch, chẹo, long não, phi lao… Phụ lục IV Phụ lục V Phụ lục A: Diện tích tối thiểu của các loại đất công viên STT Phân loại Quy mô(ha) 1 Công viên trung tâm đô thị 15 2 Công viên văn hóa nghỉ ngơi (đa chức năng) 11-14 3 Công viên khu vực (Quận, phường) 10 4 Công viên khu nhà ở 3 5 Vườn dạo 0,5 6 Vườn công cộng ở đô thị nhỏ 2 7 Công viên rừng thành phố 50 Phụ lục B: Cơ cấu sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi Bảng B1: Thành phần sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi STT Các khu chức năng Tỷ lệ(%) 1 Khu văn hoá giáo dục 10-12 2 Khu biểu diễn 8-10 3 Khu thể thao 8-10 4 Khu thiếu nhi 10-12 5 Khu yên tĩnh 40-60 6 Khu phục vụ 2-5 BảngB2: Tỷ lệ các loại đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi STT Loại đất Tỷ lệ đất cây xanh công viên (%) 50 ng/ha<MĐSD <100ng/ha MĐSD <50ng/ha 1 Cây xanh mặt nước 65-75 75-85 2 Đường 10-15 8-12 3 Sân bãi 8-12 4-8 4 Công trình 5-7 2-4 Phụ lục C: Cơ cấu sử dụng đất trong vườn hoa nhỏ STT Loại vườn hoa Tỷ lệ % Cây xanh Đường, sân bãi Công trình 1 Quảng trường- nút giao thông (Quy mô trên 1ha) 60-70 25-35 5 2 Quảng trường- nút giao thông (Quy mô dưới 1ha) 65-75 20-30 5 3 Quảng trường- nút giao thông lập thể (không cho người vào) 40-70 5-10 5-15 Phụ lục D: Kích thước dải cây xanh đường phố STT Cách bố trí Chiều rộng tối thiểu(m) 1 Cây trồng một hàng 2 - 4 2 Cây trồng hai hàng 5 - 6 3 Dải cây bụi và bãi cỏ 1 4 Vườn trước nhà 1 tầng 4 + kết hợp cây bụi 5 Vườn cây trước nhà nhiều tầng 6 + kết hợp cây bụi, mảng hoa, mảng cỏ Phụ lục VI Hình 2.6: Sơ đồ định hướng phát triển không gian thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Định hướng cải tạo và phát triển một số khu vực không gian xanh Hiện Trạng Định hướng _ Dải cây xanh ven hồ Tây _ Dải cây xanh bán đảo Hồ Tây _ Khu cây xanh phía Bắc Hồ Tây _Vườn Bách Thảo _ Công Viên Thủ Lệ _ Công viên Đống Đa _ Công Viên Thống Nhất _ Công viên Tuổi trẻ _ Dải cây xanh tại đô thị The Manor _ Dải cây xanh khu đô thị Linh Đàm _ Công viên Yên Sở Bảng hỏi CVM về đánh giá lợi ích của không gian xanh đối với người dân thủ đô Hà Nội Trước hết xin cảm ơn sự hợp tác của quý vị trong việc trả lời bảng câu hỏi của tôi. Sự giúp đỡ của quý vị sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cây xanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của con người (hấp thụ CO2, giảm bụi, điều hòa không khí, giảm stress…). Cuộc sống ngày càng bận rộn, kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm không khí. Để có thể đảm bảo được sự cân bằng sinh thái không gian xanh tại các đô thị loại đặc biệt phải đạt từ 15 m2/người ( theo tiêu chuẩn xây dựng). Hiện nay Hà Nội mới chỉ đạt được 6m2/người, còn quá thấp so với chỉ tiêu. Theo dự toán kinh phí duy trì và phát triển không gian xanh Hà Nội thì năm 2008 chúng ta phải mất khoảng hơn 50 tỷ đồng để trồng mới cũng như cải tạo không gian xanh hiện có để có thể đạt được chỉ tiêu vào năm 2020. Chính vì lẽ đó, sự đóng góp của người dân là điều nên làm để thành phố có đủ kinh phí thực hiện công tác trên. Giả sử, thành phố yêu cầu các cá nhân đóng góp cho việc cải tạo hệ thống không gian xanh để đảm bảo nguồn tài chính cho việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội. Các câu hỏi dưới đây hi vọng quý vị sẽ trả lời một cách chính xác. Quý vị đồng ý đáp án nào có thể tích þ vào ô vuông ở phía bên phải của câu hỏi(nếu là bản word vui lòng gạch chân dưới câu trả lời). Xin chân thành cảm ơn. 1. Tại nơi quý vị ở, hoặc làm việc có không gian xanh( vườn hoa, cây xanh đường phố, thảm cỏ hoặc công viên) không? Có Không 2. Theo quý vị, chức năng và ý nghĩa của không gian xanh là gì ? Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng Ý nghĩa nhân văn xã hội Giảm stress cho người đô thị Ý kiến khác _____________________________________________________________ 3. Quý vị có muốn thành phố có thêm nhiều không gian xanh hơn không? Có Không 4.Quý vị có sẵn lòng chi trả để đóng góp cho việc cải tạo và phát triển hệ thống không gian xanh này hay không? Đồng ý Không đồng ý Nếu quý vị đồng ý xin mời trả lời câu số 5, còn nếu quý vị không đồng ý xin mời trả lời câu hỏi thứ 6. 5. Bảng dưới đây gồm các mức giá tôi đưa ra thông qua việc dự toán chi phí thực hiện việc cải tạo không gian xanh. Hi vọng quý vị có thể suy nghĩ và đưa ra một mức giá hợp lý nhất mà quý vị có thể sẵn lòng chi trả (Xin lưu ý là số tiền đóng góp trong 1 năm) . Xin cảm ơn Sự đóng góp: VNĐ/người/năm Dưới 10.000(Ghi số cụ thể) _________ 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 40.000 Trên 40.000(Ghi con số cụ thể) _______ 3. Quý vị có thể giải thích được lý do tại sao quý vị không muốn đóng góp cho việc thực hiện cải tạo và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội Tôi thấy hiện trạng hệ thống không gian xanh đã rất tốt Tôi không được hưởng lợi gì từ không gian xanh Không có điều kiện để chi trả Câu trả lời khác (Vui lòng ghi rõ) Cuối cùng xin bạn vui lòng cho tôi biết một số thông tin cá nhân để đảm bảo rằng mẫu của chúng tôi là điển hình. Xin cám ơn. Họ và tên : ……………………………. Tuổi : ……………………………………… Giới tính : …………………………………… Trình độ học vấn : …………… Quý vị vui lòng cho biết thu nhập quý vị nhận được hàng tháng: ……. (triệu đồng) _______________________________________________________________ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7533.doc