Phân tích chi phí, lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn

lời nói đầu Thủ đô Hà Nội của chúng ta đang ngày một phát triển mọi mặt về Kinh tế và Xã hội. Đời sống của nhân dân được cải thiện, xu hướng tiêu dùng vật chất ngày càng cao. Đi cùng với điều đó là sự gia tăng của khối lượng rác thải sinh hoạt. Hiện nay công nghệ xử lý rác thải của Hà Nội chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sịnh. Đây là biện pháp xử lý khá phù hợp trước điều kiện ngân sách của Thành phố có hạn. Tuy nhiên, đây chưa phải là biện pháp bền vững và lâu dài trong việc quản lý chất thải bởi lẽ

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí, lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quỹ đất chôn lấp của chúng ta chỉ có hạn, việc chôn lấp chất thải gây nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường và Xã hội khác. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải. Trước bài toán trên, một biện pháp chúng ta cần thực hiện trong thời gian tới đó là tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại các hộ gia đình. Điều này sẽ đảm bảo giảm thiểu chất thải được chôn lấp, tận dụng những chất thải có ích, có biện pháp xử lý thích hợp đối với chất thải độc hại.... Việc phân loại rác thải sinh hoạt đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra: "Vậy những lợi ích đó là bao nhiêu?. " Để trả lời cho câu hỏi này, tôi đã chọn Đề tài: "Phân tích chi phí, lợi ích việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn". Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm: + Thủ đô Hà Nội. + Khu vực xung quanh XN sản xuất phân Compost Cầu Diễn: Khu vực đối diện với XN, tập thể cơ khí Đại Mỗ, tập thể cơ khí 5. + Khu vực xung quanh bãi chôn lấp rác Nam Sơn: Tại 3 xã: Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn. Đối tượng nghiên cứu gồm: + Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội - URENCO. + Nhân dân thủ đô được hưởng dịch vụ thu gom rác thải. + Nhân dân khu vực xung quanh XN sản xuất phân CD và bãi rác Nam Sơn. + Những người đồng nát. Kết cấu đề tài gồm 4 chương: + Chương I: Cơ sở lý luận. + Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội. + Chương III: Phân tích chi phí, lợi ích việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn. + Chương IV: Kết luận, kiến nghị và giải pháp. Lời cảm ơn Qua thời gian thực tập vừa qua, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè tôi đã hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Phân tích chi phí, lợi ích việc phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn". Đề tài này có lẽ sẽ không thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Phòng QLMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Phòng Hợp tác Quốc tế và Phòng Tổ chức lao động - URENCO Hà Nội; Ban GTCC - Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; Tập thể lớp QTKD Anh 2 K38 - Đại học Ngoại thương đã giúp tôi đi điều tra chọn mẫu tại Hà Nội; Nhân dân tại Tập thể cơ khí ĐạI Mỗ, tập thể cơ khí 5 - Cầu Diễn; Nhân dân tại 3 xã: Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn - Sóc Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình đi điều tra, thực tế; và đặc biệt là Cô giáo - Thạc sỹ Lê Thu Hoa - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề, Kỹ sư Phan Quỳnh Như - người đã đóng góp ý kiến, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Phòng QLMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn! Chương I. Cơ sở lý luận I. Tổng quan về chất thải, chất thải rắn, rác thải Sinh hoạt: 1. Chất thải: 1.1. Khái niệm: a. "Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải." ( . Giáo trình quản lý Môi trường, trang 13 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. ) "Vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng" được hiểu theo nghĩa rộng. Đối với từng đối tượng khác nhau thì vật liệu đó có thể là chất thải hoặc có thể là một nguồn tài nguyên hay nguyên liệu đầu vào. Ví dụ: Rác thải Sinh hoạt hữu cơ đối với các hộ gia đình là chất thải nhưng đối với đơn vị sản xuất phân Vi sinh thì đó lại là 1 nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng. Vậy căn cứ nào để xác định 1 vật liệu là chất thải hay là nguồn tài nguyên đối với 1 đối tượng. Theo Pearce và Turner, điều đó tuỳ thuộc vào số lượng các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và Xã hội: - Yếu tố Kinh tế: Phụ thuộc vào giá chế biến, giá khai thác nguồn tài nguyên thay thế khác hoặc phí đổ thải so với chi phí tận dụng, tái chế chất thải.... "Nếu giá của vật liệu thải trên thị trường là 0 hoặc nhỏ hơn các chi phí biến đổi cho việc thu gom và chế biến nó, hoặc lớn hơn giá các vật liệu đồng dạng nguyên khai, thì chất thải đó bị thải loại, hoặc đem chôn lấp trong môi trường như là một chất cặn bã." ( Kinh tế chất thải Đô thị ở Việt Nam, tr 11 - Viện NCCL&CS KH và CN, Dự án VIETPRO-2020 - NXB CTQG, 1999. ) - Yếu tố về Kỹ thuật: Đó là đòi hỏi của công nghệ đối với yếu tố đầu vào. Khi thay đổi, đổi mới công nghệ thì chất thải của dây truyền này có thể trở thành nguyên liệu của dây truyền khác. - Yếu tố về Xã hội: Thói quen, phong tục, tập quán và quy định đối với việc xử lý một chất thải. b. Chất thải gây ô nhiễm: Đó là những chất thải nếu không được xử lý hợp lý sẽ hây ra hậu quả lâu dài, hoặc gây ra ô nhiễm sau một thời gian dài. 1.2. Các thuộc tính của chất thải: Tham khảo: Giáo trình quản lý Môi trường, trang 13 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. a. Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất: rắn, lỏng, khí có thể xác định được khối lượng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ... Tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học , trong đó thuộc tính hoá học là quan trọng nhất. b. Nhiều chất thải có thuộc tính tích luỹ dần do các hóa chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng như As, Hg, Zn ... c. Các hoá chất trong chất thải có thể kết hợp với nhau tạo nên những hợp chất ít hoặc nguy hiểm hơn. Người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của chất thải. d. Một số các chất thải (rác thải SH, chất thải bệnh viện ...) còn có các đặc thù sinh học. Qua các các quá trình biến đổi, phân huỷ các chất thải này có thể trở thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh, đặc biệt là ở vùng có khí hậu nóng ẩm thích hợp. 1.3. Quản lý chất thải: Quản lý chất thải với ý nghĩa quản lý các chất gây ô nhiễm được thực hiện bởi sơ đồ sau Giáo trình quản lý Môi trường, trang 13 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. : Nguồn ô nhiễm (sản xuất và sinh hoạt) Đường truyền chất ô nhiễm (Sự lan truyền ô nhiễm) Đối tượng bị ô nhiễm Cơ quan giám sát Môi trường Cơ quan giám sát tiếp xúc Cơ quan ĐTM Cơ quan ra quyết định 2.Chất thải rắn: 2.1. Khái niệm: - "Chất thải rắn: Là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của con người hoặc các khu công nghiệp, bao gồm: chất thải từ các khu dân cư, đường phố, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn phòng, xây dựng, sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế." Tiêu chuẩn Việt Nam 2000: Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật an toàn môi trường. 2.2. Nguồn thải rắn: Chất thải rắn bao gồm: Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải Sinh hoạt, trong đó chất thải công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. a. Chất thải công nghiệp: Các chất thải như: Đất đá từ ngành khai thác mỏ, tro và xỉ trong ngành công nghiệp luyện kim... Có thể nói rằng hiện nay tất cả các ngành công nghiệp, kể cả công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp được xem là "sạch" nhất, đều là nguồn phát sinh chất thải rắn, gây ra ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau. b. Chất thải nông nghiệp: Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp như: các loại bao, túi, lọ trong đó còn tồn dư của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; phân, sản phẩm thừa của gia súc... Các loại chất thải này nếu như không được thu gom, xử lý hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là các tồn dư của thuốc trừ sâu được tích tụ trong đất gây nên độc hại; các loại phân động vật, xác động vật chết do bệnh dịch...là ổ dịch bệnh nguy hiểm đối với con người. c. Chất thải sinh hoạt: 3.Chất thải sinh hoạt: 3.1. Khái niệm: "Thuật ngữ chất thải sinh hoạt được dùng để chỉ tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từ mọi khía cạnh của hoạt động con người trong cuộc sống hàng ngày. .... Trong nhiều trường hợp chất thải sinh hoạt còn gọi là rác thải." Giáo trình quản lý Môi trường, trang 49 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. Sự ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt chủ yếu do rác phát sinh từ các khu vực đông dân cư với khối lượng lớn nhưng không được xử lý hợp lý. Ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt các bãi rác sẽ trở thành ổ dịch bệnh khi rác thải bị phân huỷ. 3.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt: Thành phần chủ yếu của rác thái sinh hoạt gồm: + Rác thải hữu cơ (rau, củ, quả thừa...). + Rác thải có thể tái chế (giấy, bìa, kim loại, vỏ ô tô, cao su...). + Rác thải chôn lấp: Đó là những chất vô cơ không còn giá trị sử dụng như: đất, đá, vỏ ốc.... + Rác thải độc hại (ắc quy, thuốc quá hạn...). 3.3. Các phương pháp xử lý rác thải Sinh hoạt: a. Chôn lấp hợp vệ sinh: - Đây là phương pháp thích hợp đối với các nước đang phát triển vì chi phí xử lý rẻ hơn so với các phương pháp khác. - Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp có một số nhược điểm sau: + Không tận dụng được tối đa vật liệu tái chế. + Quỹ đất có hạn nên đây không phải là phương pháp lâu dài. + Là nguồn của một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột... + Gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí cho các vùng xung quanh. + Dễ gây cháy, nổ do khí thải (hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình tự phân huỷ tự nhiên của chất thải trong các điều kiện nhất định về độ ẩm, nhiệt độ...). Tiêu chuẩn Việt Nam 2000: Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật an toàn môi trường. + Rò rỉ chất thải bằng các nước rác, gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm. b. ủ làm phân hữu cơ (Compost): -" ủ là quá trình mà trong đó các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân hữu cơ. Qúa trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt, triệt để ngăn ngừa các sinh vật gây bệnh bằng các sử dụng nhiệt phân huỷ sinh học và các chất kháng sinh do nấm tạo ra. Tuy nhiên cần loại bỏ chất cặn bã ở thể rắn và thể khí còn lại." Giáo trình quản lý Môi trường, trang 53 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. - Rác thải hữu cơ trong rác thải Sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn. Vì vậy việc chế biến rác thải SH thành phân hữu cơ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường. Tuy nhiên điều này chỉ được hiện hiệu quả nếu như rác thải SH đã được phân loại trước khi đưa vào chế biến phân Compost. c. ủ tạo khí gas (sinh khí): Đây là phương pháp tận dụng chất thải hữu cơ để ủ tạo ra khí Gas (khí mêtan) và phân bón. Phương pháp này không được sử dụng rộng rãi để huỷ chất thải rắn. Phương pháp thích hợp nhất đối với các vùng nông thôn, nơi có nguồn chất thải từ gia súc lớn. d. Thiêu đốt: - "Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hoá thành cặn bã chứa các chất hầu như không cháy được và các khí phát tán vào khí quyển." Giáo trình quản lý Môi trường, trang 54 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. - Ưu điểm: + Tích kiệm quỹ đất chôn lấp. + Có thể thu được nhiệt cho các mục đích khác. + Xử lý nhanh chóng, ít gây ô nhiễm môi trường. - Nhược điểm: + Chi phí xử lý lớn nên chưa phù hợp đối với các nước đang phát triển So sánh một số tiêu chuẩn về chi phí xử lý giữa các phương pháp Giáo trình quản lý Môi trường, trang 55 - Tr.ĐH KTQD, Khoa KT&QL MT,ĐT. Tiêu chuẩn Các phương pháp xử lý Chôn lấp ủ phân Thiêu đốt Chi phí vốn liên quan 1 1.5-5 3-5 Chi phí quản lý và vận hành 1 1.7 2.5-3 Nhu cầu đất 1 0.33 0.33 d. Thu hồi tài nguyên: Các phương pháp như chôn lấp hay thiêu đốt có nhược điểm là không tận dụng được tài nguồn tài nguyên từ rác thải. Các loại rác thải như giấy, bìa, thuỷ tinh, nhựa... có thể được tận dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất khác. Vì vậy phương pháp hữu hiệu nhất đối với việc xử lý chất thải đó là tiến hành phân loại chất thải ra từng loại khác nhau để có các biện pháp xử lý thích hợp. Phương pháp này cho phép tích kiệm được chi phí trong việc xử lý chất thải, tận dụng được nguồn tài nguyên từ chất thải, giảm thiệt hại ô nhiễm môi trường từ việc xử lý chất thải. Tuy nhiên, phương pháp này được thực hiện đòi hỏi ý thức cao của người dân trong việc phân loại rác thải. II. Khái quát về phương pháp phân tích Chi phí, Lợi ích (CBA): 1. Khái niệm: a." Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn Xã hội". Nhập môn phân tích Lợi ích, Chi phí, tr 10 - Ths Trần Võ Hùng Sơn - NXB ĐHQG Tp. HCM, 2001. Phân tích CBA khác với phân tích tài chính. Phân tích tài chính chỉ đơn giản phân tích các luồng tiền vào, ra đối với một cá nhân đơn lẻ. Phân tích CBA phân tích giá trị kinh tế, tức đo lường toàn bộ chi phí và lợi ích thực của Xã hội giữa các phương án khác nhau. Với sự phân tích toàn diện những chi phí và lợi ích của Xã hội, CBA trở thành một phương pháp làm cơ sở cho nhà hoạch định chính sách lựa chọn giữa các phương án. b. Theo phân tích CBA, một phương án được lựa chọn khi đạt được lợi ích Xã hội ròng lớn nhất. Cơ sở của sự lựa chọn này là "Cải thiện Pareto thực tế". "Nguyên tắc cơ bản cho việc lựa chọn là cải thiện Pareto thực tế. Một thay đổi thực tế làm ít nhất một người giàu lên và không ai bị nghèo đi là một cải thiện Pareto thực tế" Nhập môn phân tích Lợi ích, Chi phí, tr 29- Ths Trần Võ Hùng Sơn - NXB ĐHQG Tp. HCM, 2001. Tuy nhiên, không phải bất cứ dự án nào cũng "làm ít nhất một người giàu lên và không ai bị nghèo đI". Bất cứ dự án cho dù có lợi ích Xã hội ròng lớn nhưng gây thiệt hại cho một đối tượng nào đó trong Xã hội đều vi phạm nguyên tắc lựa chọn của Cải thiện Pareto thực tế. Đây chính là sự hạn chế của Nguyên tắc lựa chọn dựa trên cải thiện Pareto thực tế. Để khắc phục hạn chế này, nguyên tắc trên đã được chỉnh sửa. Nguyên tắc lựa chọn là cải thiện Pareto tiềm năng, với 2 tiêu chí: - Tiêu chí của Kaldor: Phương án A được lựa chọn so với tình trạng hiện tại nếu những người được hưởng lợi từ A có thể đền bù cho người bị thiệt, và tổng thể Xã hội vẫn giàu lên. - Tiêu chí của Hicks: Phương án A được lựa chọn so với tình trạng hiện tại nếu người được lợi từ A có thể hối lộ cho người bị thiệt để chấp nhận A, và vẫn giàu lên. Nhập môn phân tích Lợi ích, Chi phí, tr 34- Ths Trần Võ Hùng Sơn - NXB ĐHQG Tp. HCM, 2001. Như vậy tiêu chí lựa chọn giữa các phương án đó là phương án có lợi ích XH ròng lớn nhất. c. WTA và WTP: - WTA (Willing to Accept) - Sẵn lòng chấp nhận: Đo lường mức chấp nhận đền bù của người bị thiệt hại với một điều kiện bất thuận lợi. WTA dùng để xác định chi phí, thiệt hại Xã hội của một hoạt động nào đó. - WTP (Willing to Pay) - Sẵn lòng chi trả: Đo lường mức sẵn lòng chi trả của người được hưởng lợi để được hưởng một lợi ích. WTP dùng để xác định lợi ích Xã hội của một hoạt động nào đó 2. Mục tiêu của phân tích CBA: Phân tích CBA nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết định lựa chọn phương án. Kết quả của CBA không có tính bác bỏ 1 phương án mà nó chỉ mang tính khuyến nghị đối với người ra quyết định. 3. Quy trình tổng quát của CBA: Phân tích CBA luôn luôn đi theo các bước nối tiếp, bước trước là cơ sở cho các bước tiếp theo. Mỗi một bước có vị trí quan trọng riêng, đảm bảo cho việc xác định lợi ích XH ròng chính xác. Các bước phân tích lợi ích, chi phí: 3.1. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết: Bước này nhằm cung cấp cho người lựa chọn thông tin về tình trạng hiện tại, phương án giải quyết, khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng sau khi phương án được thực hiện. 3.2. Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án: Bước này là nhận dạng bản chất của lợi ích và chi phí Xã hội thực của mỗi phương án. Có nhận dạng chi phí và lợi ích đúng thì mới đảm bảo kết quả của việc phân tích chính xác. Đây là bước rất quan trọng, là khung sườn, hướng đI của việc phân tích, là cơ sở cho các bước tiếp theo. 3.3. Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án: Sau khi nhận dạng các chi phí và lợi ích Xã hội, bước tiếp theo là lượng hoá các chi phí và lợi ích ấy về giá trị tiền tệ. WTA (Willing to Accept) và WTP (Willing to Pay) được xác định để đánh giá chi phí và lợi ích. Như vậy giá trị trong phân tích CBA có thể khác xa so với giá trị trong phân tích tài chính đơn thuần. Những chi phí và lợi ích có giá trên thị trường ta có thể dễ dàng lượng hoá chúng. Tuy nhiên trong phân tích CBA, nhiều chi phí và lợi ích không có giá trên thị trường, chúng cần sử dụng các phương pháp để lượng hoá chúng. 3.4. Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm: Gía trị chi phí, lợi ích Xã hội, lợi ích XH ròng hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh. Việc lập bảng này khá đơn giản. Qúa trình liệt kê các kết quả theo năm phát sinh và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tích hiểu được cấu trúc của dự án và dòng lợi ích, chi phí theo thời gian. Bảng minh họa: Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm 1 B1 C1 B1 - C1 - - - - - - - - t Bt Ct Bt - Ct 3.5. Tính toán tổng lợi ích Xã hội ròng của mỗi phương án: Tính toán tổng lợi ích XH ròng ta không thể đơn giản cộng toàn bộ lợi ích ròng hàng năm. Công việc này phải được tiến hành qua 2 bước: - Bước 1: Chọn 1 mốc thời điểm (thường là đầu năm phát sinh chi phí và lợi ích Xã hội). Quy đổi các giá trị lợi ích XH ròng hàng năm về mốc thời điểm đã chọn theo tỷ lệ chiết khấu - r (có thể r hàng năm khác nhau). - Bước 2: Cộng các giá trị lợi ích XH ròng đã được quy đổi. Nếu mốc thời điểm được lựa chọn là đầu năm phát sinh chi phí và lợi ích Xã hội, ta được giá trị NPV của lợi ích XH ròng. 3.6. So sánh các phương án theo lợi ích XH ròng: Sau khi tính toán được tổng lợi ích XH ròng mỗi phương án, ta có thể dễ dàng xếp hạng các phương án theo tiêu chí quy mô lợi ích XH ròng. 3.7. Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu: Trong quá trình phân tích CBA, có nhiều dữ liệu chưa được ước tính đầy đủ, được tính toán chính xác. Bên cạnh đó người phân tích cần đưa ra một số giả định để cho việc tính toán và so sánh được đơn giản hoá. Vì vậy trước khi đưa ra đề nghị cuối cùng, người phân tích CBA cần phải kiểm định lại dữ liệu và giả định bên cạnh các kết quả tổng lợi ích XH ròng. 3.8. Đưa ra kiến nghị cuối cùng: ở bước cuối cùng này, người phân tích khuyến nghị một phương án đáng mong muốn nhất. Nhà phân tích cũng thảo luận sự tin cậy của dữ liệu, giả định và các kiến nghị. 4. Một số phương pháp lượng hoá chi phí và lợi ích Xã hội: Trong phân tích CBA có 2 nhóm phương pháp chính để lượng hoá chi phí, lợi ích Xã hội: - Nhóm phương pháp sử dụng đường cung, đường cầu. - Nhóm phương pháp không sử dụng đường cung, đường cầu. 4.1. Nhóm phương pháp sử dụng đường cung, đường cầu. Người phân tích đưa ra một dạng hàm cung, cầu. Xác định một chuỗi số liệu dùng để ước lượng hàm cung, hàm cầu. Hàm cầu, hàm cung là cơ sở để xác định lợi ích và chi phí XH. Lợi ích Xã hội ròng được xác định theo phương pháp tích phân hàm (cầu - cung) với một quy mô của biến độc lập xác định. Nhóm phương pháp này cơ ưu điểm là bên cạnh việc xác định lợi ích Xã hội ròng, chúng ta còn có thể dự báo và phân tích nhiều tiêu chí khác theo hàm cung, hàm cầu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải có chuỗi các số liệu, đưa ra nhiều giả định về mô hình cung, cầu nên việc phân tích tốn kém, phức tạp và độ tin cậy có thể tỷ lệ nghịch theo quy mô của giả định và dữ liệu ước tính. 4.2. Nhóm phương pháp không sử dụng đường cung, cầu: Nhóm phương pháp này gồm có nhiều phương pháp như: + Phương pháp đáp ứng theo liều lượng. + Phương pháp chi phí thay thế. + Phương pháp hành vi xoa dịu. + Phương pháp chi phí cơ hội. Trong 1 phần bài nghiên cứu này, người phân tích sử dụng phương pháp chi phí cơ hội. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về phương pháp chi phí cơ hội. - Khái niệm: Chi phí cơ hội của một hoạt động là lợi ích lớn nhất bị bỏ qua của hoạt động thay thế khác khi thực hiện hoạt động đó. Khái niệm của chi phí cơ hội chỉ có ý nghĩa khi quy luật kinh tế: "Nguồn lực hạn chế" tồn tại. Nếu như nguồn lực (đất đai, vốn, lao động,....) của chúng ta là vô hạn, chúng ta có thể tiến hành hàng loạt các hoạt động mà chúng ta mong muốn mà không cần quan tâm gì tới chi phí mà chúng ta phải bỏ ra. Tuy nhiên đây là mơ ước không tưởng!. - Để xác định chi phí cơ hội của một hoạt động, trước hết ta cần xác định mọi lợi ích của các hoạt động thay thế khác, sau đó so sánh chúng để tìm ra một giá trị lợi ích lớn nhất của 1 hoạt động thay thế. Phương pháp chi phí cơ hội có một hạn chế cơ bản, đó là sự đánh giá khác nhau về lợi ích lớn nhất bị bỏ qua giữa các đối tượng đánh giá - người phân tích khác nhau. Vì vậy khi đưa ra kết luận cuối cùng, người phân tích sẽ gặp phải nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau về giá trị chi phí Xã hội. Chương II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội I. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội: 1. Bối cảnh: Hà Nội có diện tích khoảng 918.46 km2, gồm 7 Quận nội thành và 5 Huyện ngoại thành. 7 Quận nội thành đang trong quá trình đô thị hoá cao với diện tích khoảng 84 km2, dân số xấp xỉ 1.4 triệu người. Hà Nội hiện có khoảng 5000 nhà máy xí nghiệp, 36 bệnh viện chính, 55 chợ, hàng trăm nhà hàng, khách sạn và các cơ sở thương mại dịch vụ. Mỗi ngày trên địa bàn nội thành thải ra khoảng 1500 tấn chất thải (không kể chất thải xây dựng), trong đó có hơn 100 tấn chất thải công nghiệp và bệnh viện. Theo số liệu điều tra của Jica-Nhật Bản năm 2000, trong tổng lượng 1250 tấn chất thải sinh hoạt mỗi ngày gồm: Báo cáo tham luận "Xây dựng mô hình thí điểm thu gom phân loại rác SH tại nguồn trên địa bàn thành phố HN" - Sở GTCC, URENCO HN, 2001. Thành phần Tỷ lệ (%) Rác hữu cơ 41.98 Giấy 5.27 Nhựa, cao su 7.19 Gỗ, vải vụn 1.75 Kính, thuỷ tinh 1.42 Kim loại 0.59 Xương, mảnh vỏ sò 1.27 Đá, gạch 6.89 Bụi, đất và chất khác 33.67 - Chất thải có thể làm phân vi sinh: chiếm khoảng 40%. - Chất thải có thể tái chế: chiếm từ 7%-10% (Sắt, thép, thuỷ tinh, giấy, bìa....). - Chất thải chôn lấp: chiểm khoảng 50% (Chất vô cơ: sành, sứ, xỉ than....). - Chất thải nguy hại: nhỏ hơn 1% (pin, ắc quy, thuốc quá hạn...). Khả năng của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) mới chỉ thu gom, xử lý được gần 1200 tấn/ngày đêm (không kể 400-500 tấn chất thải xây dựng). 2. Hiện trạng quản lý: URENCO Hà Nội là doanh nghiệp công ích có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ chất thải trong nội thành; Các Huyện ngoại thành do các cơ sở môi trường trực thuộc UBND Huyện quản lý thực hiện một phần nhiệm vụ này. Hàng ngày URENCO Hà Nội thu gom, vận chuyển và xử lý từ 1200-1300 tấn chất thải, đạt khoảng 90% lượng chất thải phát sinh. Lượng chất thải còn lại tồn trong các ngõ, ao hồ... và được thu gom xử lý qua các kỳ tổng vệ sinh hàng tuần. 2.1. Công tác thu gom: - Chất thải Sinh hoạt và đường phố: Công tác thu chất thải sinh hoạt được thực hiện bằng hình thức gõ kẻng thu rác nhà dân, tại các thùng rác vụn, quét và nhặt rác trên đường phố. URENCO HN thu gom được khoảng 1200 tấn/ngày ~85%. Phần còn lại một số được thu gom bởi những người thu đồng nát nhằm tái chế, một phần nhân dân tự đổ ra sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh. - Chất thải Công nghiệp: Phần lớn chất thải CN của Hà Nội do chính các nhà máy thu gom, xử lý và vận chuyển ra bãi chôn lấp chung của Thành phố. Một phần chất thải CN độc hại đã được hợp đồng với URENCO để thu gom, vận chuyển và xử lý. - Chất thải bệnh viện: Hà Nội có khoảng 36 bệnh viện chính, lượng chất thải bệnh viện hiện nay chỉ khoảng 70% được hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị HN thu gom, vận chuyển và xử lý (bao gồm chất thải rắn y tế thông thường), số còn lại được hợp đồng với Công ty Nghĩa trang hoặc được xử lý tại chỗ. - Phân bùn: Hà Nội có khoảng 90% số hộ gia đình sử dụng xí tự hoại, 8% hố xí hai ngăn và 2% còn dùng hố xí thùng. 100% các nhà vệ sinh công cộng hiện do Công ty quản lý đã được cải tạo thành tự hoại và bán tự hoại. Lượng phân phát sinh trong ngày khoảng 350 tấn, URENCO HN mới chỉ bơm hút, thu gom được 200 tấn, còn lại do dân ngoại thành và một số đơn vị có phương tiện vào thu. 2.2. Công tác vận chuyển: Chất thải sinh hoạt được vận chuyển từ nội thành lên bãi chôn lấp chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn (cự ly khoảng 61 km) bằng xe chuyên dùng. Hiện nay, Công ty MTĐT Hà Nội có khoảng 200 xe vận chuyển chất thải có trọng tải từ 5 tấn đến 15 tấn (trong đó có 70% là xe đã có hệ thống nén ép rác), đảm bảo vận chuyển an toàn hết 100% chất thải sinh hoạt được thu gom trong ngày lên bãi chôn lấp. 2.3. Công tác xử lý: Phần lớn rác thải của Thành phố được xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh Nam Sơn. Nhà máy chế biến phân Compost Cầu Diễn có công suất 30000 m3/năm và xử lý khoảng 15000 m3 chất thải/năm, đạt 1% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh trong ngày. Đến quý IV năm 2000 nhà máy đã chính thức được cải tạo để nâng công suất lên 50.000 tấn/năm và sản xuất ra 13.500 tấn phân vi sinh có chất lượng cao. 2.4. Công tác phân loại: Đang diễn ra tự phát và chỉ đối với chất thải có khả năng tái chế. Công việc này được thực hiện bởi những công nhân thu gom rác, những người bới nhặt và thu mua phế liệu trong nội thành và tại bãi chôn lấp chất thải Nam Sơn-Sóc Sơn. Theo thống kê hiện nay tại nội thành Hà Nội có khoảng 6000 người bới nhặt và thu mua phế liệu (gọi chung là người đồng nát) với khối lượng phế liệu thu mua khoảng 200 tấn/ngày. Nói chung những phế liệu này tương đối có giá trị vì được thu gom ngay tại nguồn phát sinh và đã được lựa chọn trước khi thu gom. Tại bãi Nam Sơn, số lượng người bới nhặt phế liệu từ 750-900 người và có đến 48 hộ thu mua phế liệu. Tổng khối lượng các phế liệu được bới nhặt và thu mua tại đây từ 10-13 tấn/ngày, trong đó chủ yếu là các loại phế liệu chính sau: Báo cáo tham luận "Xây dựng mô hình thí điểm thu gom phân loại rác SH tại nguồn trên địa bàn thành phố HN" - Sở GTCC, URENCO HN, 2001. + Giấy vụn, bìa cacton: 0.8 tấn + Cao su: 3.5 tấn. + Kim loại: 0.1 tấn. + Nhựa các loại: 1.0 tấn. + Thuỷ tinh: 5.0 tấn. + Vải vụn, chăn bông, giẻ rách: 1.0 tấn. Do những phế liệu tốt đã được nhặt gần hết ở Hà Nội nên những phế liệu tại bãi chôn lấp chỉ là những phế liệu kém phẩm chất và có giá trị chỉ bằng khoảng 1/3 giá trị của các phế liệu tại Hà Nội, thu nhập của người nhặt phế liệu tại bãi Nam Sơn trung bình khoảng 10.000 đồng/ngày 3. Đánh giá chung: Hiện trạng quản lý rác thải của Hà Nội hiện nay còn nhiều bất cập, cần phải có biện pháp thay đổi, đổi mới. Những bất cập của công tác quản lý rác thải tại Hà nội được thể hiện qua một số vấn đề còn tồn tại sau đây: - Còn quá nhiều rác chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý. - Chưa tiến hành phân loại rác thải tại nguồn gây nên quản lý rác thải chưa hiệu quả và lãng phí nguồn nguyên liệu. - Công tác xử lý chất thải tạo sản phẩm tái chế còn chưa hết công suất. Do rác thải chưa được phân loại nên tỷ lệ tái chế thấp, chỉ có 1% rác hàng ngày được chế biến thành phân bón hữu cơ. - Phương pháp chủ yếu để xử lý chất thải hiện nay là chôn lâp hợp vệ sinh. Tuy nhiên với số lượng rác thải ngày càng tăng thì phương pháp này không phải là phương pháp lâu dài và hiệu quả vì quỹ đất có hạn, tình trạng ô nhiễm ở khu chôn lấp ngày càng trầm trọng. Các dịch bệnh, chuột, sâu bọ phát sinh từ bãi chôn lấp gây hại cho sức khoẻ cho dân cư xung quanh. Vì vậy, để giải quyết một cách hiệu quả và bền vững vấn đề rác thải thì công tác phân loại rác tại nguồn cần được thí điểm triển khai để áp dụng trên quy mô rộng. II. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn và Xí nghiệp sản xuất phân Compost Cầu Diễn: 1. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn: 1.1. Phân tích chất lượng môi trường: - Chất lượng nước: Hoạt động xử lý chất thải tại bãi Nam Sơn gây ô nhiễm môi trường tại các thuỷ vực, đặc biệt đáng chú ý là suối Phú Thịnh. Nước rác sau khi xử lý sẽ được đổ ra đây nên nếu hệ thống xử lý không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, giảm khả năng tự làm sạch của suối. Theo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và khu công nghiệp - CEETIA, bằng việc lấy mẫu nước theo các tuyến của con suối Phú Thịnh cho thấy chất lượng nước mặt của khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn đang có xu hướng bị ô nhiễm về Coliform, hàm lượng DO tương đối thấp, độ đục cao. Chất lượng nước mặt của khu vực xung quanh bãi rác đang có xu hướng bị suy giảm bởi tác động của ô nhiễm phát sinh từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Ô nhiễm của con suối Phú Thịnh còn do một nguyên nhân khác từ những người đồng nát. Hàng ngày bên bờ con suối là các hoạt động phân loại rác thải, các túi nilon được giặt và phơi xung quanh (ảnh minh họa). Nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm do sự rò rỉ của nước rác. Đáng nguy hiểm hơn là dân cư xung quanh phải sử dụng nguồn nước ngầm này làm nước sinh hoạt hàng ngày. Những tác động trên gây ra thiệt hại sức khoẻ con người, vật nuôi, gây thiệt hại kinh tế đối với hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp của dân cư địa phương. - Chất lượng không khí: Kết quả đo đạc của CEETIA cho thấy không khí xung quanh khu vực bãi rác đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng nề. Riêng tại điểm cách đường bao bãi chôn lấp A1 khoảng 50m về cuối hướng gió Đông Bắc, nồng độ bụi lơ lửng là 0.425mg/m3 gấp 1.4 lần tiêu chuẩn cho phép; nồng độ trung bình H2S là 0.044 mg/m3 gấp 5.5 lần tiêu chuẩn cho phép. 1.2. ý kiến của người dân trước hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực: Qua quá trình đi điều tra chọn mẫu tại 3 xã, người phân tích đã thu thập được một số ý kiến, bức xúc của nhân dân địa phương trước hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực như sau (có băng ghi âm): - Ô nhiễm dễ cảm nhận thấy là ô nhiễm không khí. Hàng ngày hàng giờ người dân phải chịu mùi cực kỳ khó chịu từ bãi rác đưa đến, đặc biệt khổ nhất là những lúc gia đình đang ăn cơm. - Vào buổi tối và đêm - từ 21h - 5h là hoạt động của các chuyến xe chở rác đến và đi (khoảng gần 200 xe) nên gây ô nhiễm tiếng ồn, làm nhân dân bên đường xe đi tại xã Hồng Kỳ mất ngủ, đặc biệt là gia đình nào có trẻ nhỏ. - Từ khi bãi rác hoạt động, sản xuất nông nghiệp của nhân dân giảm đi nhiều. Tình hình chuột bọ gia tăng, hiện tượng gia cầm chết, gia súc đẻ non phổ biến... Đa số các gia đình được hỏi đều trả lời giá trị sản xuất nông nghiệp giảm đi khoảng 50%. - Các hoạt động thu gom, phân loại rác thải tái chế của những người đồng nát đã tạo nên những bãi rác con tại các xã xung quanh. Không những thế hàng ngày họ đốt dây điện để lấy kim loại g._.ây ô nhiễm môi trường (ảnh minh hoạ). Bên cạnh đó hiện tượng người từ nhiều nơi khác đến làm đồng nát gây mất trật tự an ninh tại khu vực. - Hiện tại tại khu vưc tồn tại 3 mâu thuẫn chính: + Mâu thuẫn nhân dân địa phương đối với những người đồng nát. + Mâu thuẫn nhân dân địa phương đối với URENCO HN. + Mâu thuẫn nhân dân địa phương đối với chính quyền xã. Đây là điều không đáng có, đòi hỏi chính quyền địa phương cần giải quyết hợp lý, phù hợp với lòng dân. 2. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh XN phân Compost Cầu Diễn: 2.1. Phân tích chất lượng môi trường: - Môi trường không khí: Theo kết quả điều tra của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp - ĐHXD cho thấy: Nồng độ các chất khí có hại SO2, H2S, CO2 đều vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Nồng độ khí CO2 vượt tiêu chuẩn đến 2-3 lần, nồng độ khí H2S cao gấp 40 lần tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân chính của tình hình ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt ô nhiễm của khí H2S là do rác chế biến thành phân hữu cơ tập kết trước khi đưa vào sản xuất, quá trình ủ rác, trộn rác của XN cũng gây nên ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra hàng ngày có khoảng 150-200 chuyến xe/ngày đêm nên gây ra bụi, khói xăng... ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân 2 bên đường dẫn vào nhà máy. - Môi trường nước: Các chỉ tiêu phân tích về môi trường nước bao gồm: to, độ pH, hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, ôxi hoà tan, BOD5, COD, Cl-, NH4+, NO2-, NO3-, SO42-, Coliform, Pb, Cd, As, Hg, Fe. Kết quả điều tra của CEETIA cho thấy chất lượng nước mặt khu vực giáp với XN có: Hàm lượng BOD5 rất cao tới 135 mg/l, COD tới 8 mg/l, hàm lượng các kim loại nặng As là 0.125 mg/l, Hg là 0.175 mg/l cao gấp 9 lần TCCP; Hàm lượng Coliforms cao gấp 6 lần TCCP. Kết quả phân tích mẫu nước tại mương Cầu Ngà - nơi nước thải của XN thải ra cho thấy: Hàm lượng BOD5 từ 4.6-68 mg/l, hàm lượng DO thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn, hàm lượng cặn lơ lửng từ 126-140 mg/l cao hơn TCCP. Nước ngầm tại khu vực bị ô nhiễm bởi Coliform (cao gấp 2-7 lần giới hạn cho phép). Nước giếng của gia đình có mùi tanh hôi, có váng sủi bọt. Đây là hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rác của XN rò rỉ, ngấm xuống đất. Như vậy môi trường nước khu vực xung quanh XN bị ô nhiễm khá nặng do các chất bẩn hữu cơ từ nước rác và nước thải của XN thải ra. - Môi trường đất: Do bãi rác thiết kế không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, hệ thống thu gom nước rác không tốt nên nguy cơ nước rác bị rò rỉ cao. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất cho thấy: Khoảng 16.3 ha đất ở khu vực giáp với XN bị ô nhiễm khá nặng, đất chứa nhiều bùn đen, số lượng trứng giun sán trong đất cao, các vi khuẩn kí sinh rất nguy hiểm như: vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lị, trứng ruồi muỗi... 2.2. ý kiến và bức xúc của người dân trước hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực (có băng ghi âm): - ô nhiễm nặng nề nhất và dễ cảm nhận thấy là ô nhiểm không khí. Hàng giờ, hàng ngày nhân dân địa phương, đặc biệt nhân dân tại đối diện trước cổng XN, nhân dân tại tập thể cơ khí ĐạI Mỗ, tập thể cơ khí 5 (đằng sau XN) phải chịu mùi cực kỳ khó chịu. Khổ nhất là hôm nào trời khô, hanh, có gió, gia đình lại có việc phải làm cơm..... - Chuột, bọ, ruồi muỗi tại khu vực rất nhiều nhưng công tác phun thuốc của XN lại không tốt?. Nhiều hộ phản ảnh có những hôm phải mắc màn khi ăn cơm!?. - Hiện nay nhiều hộ dân chưa có nước máy, phải xử dụng nguồn nước ngầm nên rất ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. - Bụi bặm cộng với rác thải rơi vãi, ô nhiễm tiếng ồn do xe chở rác. - Thực tế hiện nay tại khu vực đang tồn tại 2 mâu thuẫn: + Mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương với XN sản xuất phân Compost CD. + Mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương với chính quyền địa phương. Chương III. Phân tích lợi ích, chi phí việc phân loại rác thải Sinh hoạt tại nguồn I. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết: 1. Nhận dạng vấn đề: Qua quá trình phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội, ta rút ra một số vấn đề chính sau: - Rác thải Sinh hoạt ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên quỹ đất chôn lấp rác có hạn. Vì vậy chúng ta cần tiến hành các biện pháp giảm thiểu rác thải, tận dụng, tái chế, tái sử dụng rác thải, tận dụng tài nguyên từ rác thải (WDR). - Các chi phí chế biến phân Compost cao, chất lượng phân không ổn định, tồn dư nhiều tạp chất, đặc biệt là các kim loại nặng gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Điều này được khắc phục nếu như rác Sinh hoạt được phân loại tốt. - Nếu như rác SH được tận dụng sẽ giảm nhiều chi phí vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp Nam Sơn. - Rác thải Sinh hoạt không được tận dụng không những làm tăng chi phí xử lý mà còn gây ô nhiễm môi trường tại nơi chôn lấp và nơi chế biến phân Compost. 2. Phương án giải quyết: Trước hiện trạng như trên, trong thời gian tới chúng ta cần tiến hành việc phân loại rác thải Sinh hoạt ngay tại nguồn. Việc phân loại rác thải SH ngay tại nguồn đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên để xác định lợi ích đó là bao nhiêu chúng ta cần, phân tích, so sánh chi phí và lợi ích giữa 2 phương án: - Phương án 1: Không tiến hành phân loại rác SH ngay tại nguồn. - Phương án 2: Tiến hành phân loại rác SH ngay tại nguồn. II. Các đối tượng liên quan: 1. Hộ gia đình đổ rác thải. 2. URENCO Hà Nội, cụ thể: - Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. - Xí nghiệp sản xuất phân Compost Cầu Diễn. 3. Các hộ dân xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. 4. Các hộ dân xung quanh Xí nghiệp sản xuất phân Compost Cầu Diễn. 5. Những người đồng nát trong Thành phố và tại bãi rác Nam Sơn. III. Nhận dạng các chi phí và lợi ích của mỗi phương án: Trước khi nhận dạng các chi phí và lợi ích mỗi phương án, chúng ta cùng nhắc lại một quan điểm vô cùng quan trọng trong Kinh tế học Môi trường: " Một lợi ích bị bỏ qua là một chi phí Một chi phí tránh được là một lợi ích" 1. Phương án 1: Không tiến hành phân loại rác SH ngay tại nguồn. Chi phí - Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác tới bãi Nam Sơn. - Chi phí thu gom, vận chuyển và chế biến rác tại XN phân Cầu Diễn. - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi rác Nam Sơn. - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh XN phân Cầu Diễn. - Chi phí cơ hội việc làm của người đồng nát trong thành phố và tại bãi rác Nam Sơn. - Thu nhập bị mất của URENCO do không thu gom, tận dụng đươc rác thải tái chế. Lợi ích - Lợi ích của hộ gia đình đổ rác được hưởng dịch vụ thu gom rác thải. - Doanh thu từ sản phẩm phân vi sinh của XN phân Compost. - Thu nhập của những người đồng nát. 2. Phương án 2: Tiến hành phân loại rác thải SH tại nguồn: Chi phí - Giảm lợi ích của hộ đổ rác do phải tự phân loại rác ngay tại gia đình. -Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác tới bãi Nam Sơn sau khi phân loại. - Chi phí thu gom, vận chuyển và chế biến rác tại XN phân Cầu Diễn sau khi phân loại. - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi rác Nam Sơn sau khi phân loại. - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh XN phân Cầu Diễn sau khi phân loại. - Thu nhập của những người đồng nát. Lợi ích -Giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác tới bãi Nam Sơn sau khi phân loại. - Giảm chi phí chế biến rác tại XN phân Cầu Diễn sau khi phân loại. - Giảm thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi rác Nam Sơn sau khi phân loại. - Chi phí cơ hội việc làm của người đồng nát trong thành phố và tại bãi rác. - Thu nhập của URENCO từ rác thải tái chế. IV. Đánh giá chi phí, lợi ích mỗi phương án: IV1. Phương án 1: Không tiến hành phân loại rác Sinh hoạt ngay tại nguồn. A. Xác định khối lượng rác thải Sinh hoạt: 1. Xác định tổng khối lượng rác thải Sinh hoạt của Thành phố: Ta có số liệu khối lượng rác được tiếp nhận ở khu chôn lấp Nam Sơn từ năm 1998 đến 2020. Trong đó, khối lượng rác Sinh hoạt chiếm :70% tổng khối lượng chất thải rắn (CTR). Nguồn: Đề án:"Xây dựng mô hình thí điểm thu gom, phân loại rác SH tại nguồn bằng túi nhựa HPDE trên địa bàn phường Kim Liên"- Sở GTCC, URENCO Hà Nội -6/2001". Thứ tự Năm Khối lượng CTR Khối lượng rác SH (Qi) (tấn/năm) (tấn/năm) 1 1998 204 957 143 469,90 2 1999 264 508 185 155,60 3 2000 378 851 265 195,70 4 2001 437 694 306 385,80 5 2002 287 820 201 474,00 6 2003 326 675 228 672,50 7 2004 368 650 258 055,00 8 2005 414 275 289 992,50 9 2006 463 550 324 485,00 10 2007 516 475 361 532,50 11 2008 573 780 401 646,00 12 2009 635 465 444 825,50 13 2010 702 625 491 837,50 14 2011 729 635 510 744,50 15 2012 757 375 530 162,50 16 2013 785 480 549 836,00 17 2014 808 475 565 932,50 18 2015 843 150 590 205,00 19 2016 867 605 607 323,50 20 2017 903 740 632 618,00 21 2018 929 655 650 758,50 22 2019 968 345 677 841,50 23 2020 1 008 130 705 691,00 Nguồn: Số liệu 1998-2001 "Báo cáo chi tiết doanh thu các năm 1998-2001-Sở GTCC, URENCO Hà Nội". Số liệu 2002-2020: Báo cáo "Điều chỉnh, bổ sung NCKT DA Đầu tư XD khu liên hợp xử lý chất thải giai đoạn I tại Nam Sơn giai đoạn 1998-1999"-UBND Tp Hà Nội. 2. Xác định khối lượng rác thải SH được vận chuyển đến bãi Nam Sơn và XN phân Cầu Diễn: Tổng khối lượng rác SH được xử lý tại bãi Nam Sơnn: Q1 tấn Tổng khối lượng rác SH được xử lý tại XN Cầu Diễn: Q2 tấn Tổng khối lượng rác SH được xử lý: Q = Q1+Q2 tấn Tổng khối lượng chất thải rắn trong năm: K tấn Tỷ lệ rác SH được xử lý tại bãi Nam Sơn trên tổng khối lượng rác SH: T1 = Q1 / Q Tỷ lệ rác SH được xử lý tại XN Cầu Diễn trên tổng khối lượng rác SH: T2 = Q2 / Q Ta có: Q / K = 70% Q1 / Q = 99,00% Q2 / Q = 1,00% Nguồn: "Báo cáo tóm tắt công tác quản lý CTR đô thị Thành phố Hà nội - 4/2002" T1 = Q1/Q = 0,990 T2 = Q2/Q = 0,010 Tính khối lượng rác được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi Nam Sơn (Q1=T1 x Q). Tính khối lượng rác được thu gom, vận chuyển và xử lý tại XN Cầu Diễn (Q2=T2 x Q). Thứ tự Năm Q Q1 Q2 1 1998 143 469,90 142 035,20 1 434,70 2 1999 185 155,60 183 304,04 1 851,56 3 2000 265 195,70 262 543,74 2 651,96 4 2001 306 385,80 303 321,94 3 063,86 5 2002 201 474,00 199 459,26 2 014,74 6 2003 228 672,50 226 385,78 2 286,73 7 2004 258 055,00 255 474,45 2 580,55 8 2005 289 992,50 287 092,58 2 899,93 9 2006 324 485,00 321 240,15 3 244,85 10 2007 361 532,50 357 917,18 3 615,33 11 2008 401 646,00 397 629,54 4 016,46 12 2009 444 825,50 440 377,25 4 448,26 13 2010 491 837,50 486 919,13 4 918,38 14 2011 510 744,50 505 637,06 5 107,45 15 2012 530 162,50 524 860,88 5 301,63 16 2013 549 836,00 544 337,64 5 498,36 17 2014 565 932,50 560 273,18 5 659,33 18 2015 590 205,00 584 302,95 5 902,05 19 2016 607 323,50 601 250,27 6 073,24 20 2017 632 618,00 626 291,82 6 326,18 21 2018 650 758,50 644 250,92 6 507,59 22 2019 677 841,50 671 063,09 6 778,42 23 2020 705 691,00 698 634,09 7 056,91 B. Xác định chi phí các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH đến bãi rác Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn: 1. Xác định chi phí thu gom rác thải SH đến bãi rác Nam Sơn và đến XN phân Compost Cầu Diễn: Tổng chi phí thu gom rác SH các năm 1998-2002: (TG) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 20 724 665 750 21 523 082 346 18 906 370 546 24 132 553 638 28 901 000 000 5 470 631 229 7 222 797 612 TG 20 724 665 750 21 523 082 346 24 377 001 775 31 355 351 250 28 901 000 000 (Nguồn: Báo cáo chi tiết doanh thu các năm 1998-2002 - Sở GTCC, URENCO Hà Nội.) Quy đổi TG về thời điểm cuối năm 2002 với: r = 6% năm Công thức: FV = PV(1+r) ^n Năm 1998 1999 2000 2001 2002 n 4 3 2 1 0 TG 26 164 413 013,08 25 634 335 443,40 27 389 999 194,39 33 236 672 325,00 28 901 000 000,00 Ước tính tổng chi phí khâu thu gom rác SH được vận chuyển tới bãi Nam Sơn ( C11). Ước tính tổng chi phí khâu thu gom rác SH được vận chuyển tới XN phân Cầu Diễn (C12). Căn cứ vào tỷ lệ rác thải SH được vận chuyển và xử lý tại bãi Nam Sơn và XN phân Cầu Diễn: Suy ra: C11 = TG x T1. C12 = TG x T2. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 TG 26 164 413 013,08 25 634 335 443,40 27 389 999 194,39 33 236 672 325,00 28 901 000 000,00 C11 25 902 768 882,95 25 377 992 088,97 27 116 099 202,45 32 904 305 601,75 28 611 990 000,00 C12 261 644 130,13 256 343 354,43 273 899 991,94 332 366 723,25 289 010 000,00 Tính lượng tăng giảm liên hoàn của C11 các năm 1998-2002 (ai): Công thức: ai = C11i - C11i-1. Trong đó: ai: Lượng tăng giảm liên hoàn năm i. C11i: C11 năm i. C11i-1: C11 năm i-1. Suy ra: Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C11 25 902 768 882,95 25 377 992 088,97 27 116 099 202,45 32 904 305 601,75 28 611 990 000,00 ai -524 776 793,98 1 738 107 113,48 5 788 206 399,30 -4 292 315 601,75 Suy ra lượng tăng giảm liên hoàn bình quân của C11 giai đoạn 1998-2002 (A): Công thức: A = (a1 + a2 + a3 + a4)/4 A = 677 305 279,26 Tính lượng tăng giảm liên hoàn của C12 các năm 1998-2002 (bi): Công thức: bi = C12i - C12 i-1. Trong đó: bi: Lượng tăng giảm liên hoàn C12 năm i. C12i: C12 năm i. C12i-1: C12 năm i-1. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C12 261 644 130,13 256 343 354,43 273 899 991,94 332 366 723,25 289 010 000,00 bi -5 300 775,70 17 556 637,51 58 466 731,31 -43 356 723,25 Tính lượng tăng giảm bình quân C12 các năm 1998-2002 (B): Công thức: B = ( b1 + b2 + b3 + b4 )/4. Suy ra: B = 6 841 467,47 Ước tính C11 và C12 các năm 2003-2020 căn cứ vào A và B: Công thức: C11i+n = C11i + n.A. C12i+n = C12i + n.B. Trong đó: n: Số năm lớn hơn năm 2002. i: năm 2002. Thứ tự Năm C11 C12 1 1998 25 902 768 882,95 261 644 130,13 2 1999 25 377 992 088,97 256 343 354,43 3 2000 27 116 099 202,45 273 899 991,94 4 2001 32 904 305 601,75 332 366 723,25 5 2002 28 611 990 000,00 289 010 000,00 6 2003 29 289 295 279,26 295 851 467,47 7 2004 29 966 600 558,53 302 692 934,93 8 2005 30 643 905 837,79 309 534 402,40 9 2006 31 321 211 117,05 316 375 869,87 10 2007 31 998 516 396,32 323 217 337,34 11 2008 32 675 821 675,58 330 058 804,80 12 2009 33 353 126 954,85 336 900 272,27 13 2010 34 030 432 234,11 343 741 739,74 14 2011 34 707 737 513,37 350 583 207,21 15 2012 35 385 042 792,64 357 424 674,67 16 2013 36 062 348 071,90 364 266 142,14 17 2014 36 739 653 351,16 371 107 609,61 18 2015 37 416 958 630,43 377 949 077,08 19 2016 38 094 263 909,69 384 790 544,54 20 2017 38 771 569 188,95 391 632 012,01 21 2018 39 448 874 468,22 398 473 479,48 22 2019 40 126 179 747,48 405 314 946,94 23 2020 40 803 485 026,75 412 156 414,41 2. Chi phí vận chuyển rác thải Sinh hoạt tới bãi rác Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn: 2.1. Chi phí vận chuyển rác SH tới bãi rác Nam Sơn (C21): C21: Tổng chi phí vận chuyển rác thải SH tới bãi Nam Sơn. C21 được tính căn cứ vào tỷ trọng khối lượng rác thải Sinh hoạt trong tổng khối lượng rác của Thành phố. Tỷ trọng khối lượng rác thải Sinh hoạt = 70% Suy ra: C21 = VC x 70%. Trong đó: VC:Tổng chi phí vận chuyển chất thải Thành phố tới Nam Sơn. VC được lấy từ tổng kinh phí Thành phố cấp cho vận chuyển rác. Số liệu thực tế tổng kinh phí Thành phố cấp cho vận chuyển rác tới bãi Nam Sơn Năm 1998 1999 2000 2001 2002 VC (đ) 8 884 038 204,00 16 836 081 662,00 38 042 663 858,00 53 516 367 337,00 52 979 900 000,00 (Nguồn: Báo cáo chi tiết doanh thu các năm 1998-2002 - Sở GTCC, URENCO Hà Nội.) Quy đổi VC về cùng thời điểm cuối năm 2002 theo công thức: FV = PV(1+r)^n Trong đó: PV: Gía trị hiện tại. r: Tỷ suất chiết khấu: 0,06 n: Số năm so với năm 2002. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 VC 8 884 038 204,00 16 836 081 662,00 38 042 663 858,00 53 516 367 337,00 52 979 900 000,00 n 4 3 2 1 0 VC 11 215 893 544,31 20 052 042 636,75 42 744 737 110,85 56 727 349 377,22 52 979 900 000,00 Tính tổng chi phí vận chuyển rác thái SH (C2): Công thức: C2 = VC.70% Suy ra: Năm 1998 1999 2000 2001 2002 VC 11 215 893 544,31 20 052 042 636,75 42 744 737 110,85 56 727 349 377,22 52 979 900 000,00 C21 7 851 125 481,02 14 036 429 845,72 29 921 315 977,59 39 709 144 564,05 37 085 930 000,00 2.2. Chi phí vận chuyển rác SH tới XN phân Compost Cầu Diễn (C22): Tính chi phí vận chuyển rác thải SH tới Nhà máy phân Compost Cầu Diễn (C22): Khoảng cách từ Hà Nội đến bãi Nam Sơn: D1 = 60 km Khoảng cách từ Hà Nội đến XN phân Cầu Diễn: D2 = . 18 km Tỷ lệ giữa D2 với D1: D21 = D2/D1 D21= 0,3 km 99% rác thải SH được vận chuyển đến bãi Nam Sơn. ( T1 ) 1% rác SH được vận chuyển đến XN phân CD: ( T2 ) Suy ra tỷ lệ rác SH được vận chuyển đến Nhà máy phân CD so với rác SH được vận chuyển đến Nam Sơn (T21): T21 = T2/T1 T21= 0,01 Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường và khối lượng vận chuyển. Suy ra: C22 = C21 x D21 xT21 D21= 0,3 T21= 0,01 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C21 7 851 125 481,02 14 036 429 845,72 29 921 315 977,59 39 709 144 564,05 37 085 930 000,00 C22 23 553 376,44 42 109 289,54 89 763 947,93 119 127 433,69 111 257 790,00 Tính lượng tăng giảm liên hoàn của C21 và C22 giai đoạn 1998-2002: Lượng tăng giảm liên hoàn của C21: ai. Lượng tăng giảm liên hoàn của C22: bi. Công thức: ai = C21i - C21i-1. bi = C22i - C22i-1. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C21 7 851 125 481,02 14 036 429 845,72 29 921 315 977,59 39 709 144 564,05 37 085 930 000,00 ai 6 185 304 364,71 15 884 886 131,87 9 787 828 586,46 -2 623 214 564,05 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C22 23 553 376,44 42 109 289,54 89 763 947,93 119 127 433,69 111 257 790,00 bi 18 555 913,09 47 654 658,40 29 363 485,76 -7 869 643,69 Tính lượng tăng giảm bình quân của C21 và C22 giai đoạn 1998-2002: Lượng tăng giảm bình quân của C21: A. Lượng tăng giảm bình quân của C22: B. Công thức: A = (a1 + a2 + a3 + a4)/4 B = (b1 + b2 + b3 + b4)/4 Suy ra: A= 7 308 701 129,75 B= 21 926 103,39 Ước tính C21, C22 giai đoạn 2003-2020 dựa vào A và B: Công thức: C21i+n = C21i + n.A C22i+n = C22i + n.B Trong đó: C21i, C22i: C21 và C22 năm 2002. n : Số năm lớn hơn năm 2002. 2.3. Ước tính C21, C22 giai đoạn 2003-2020: Thứ tự Năm C21 C22 1 1998 7 851 125 481,02 23 553 376,44 2 1999 14 036 429 845,72 42 109 289,54 3 2000 29 921 315 977,59 89 763 947,93 4 2001 39 709 144 564,05 119 127 433,69 5 2002 37 085 930 000,00 111 257 790,00 6 2003 44 394 631 129,75 133 183 893,39 7 2004 51 703 332 259,49 155 109 996,78 8 2005 59 012 033 389,24 177 036 100,17 9 2006 66 320 734 518,98 198 962 203,56 10 2007 73 629 435 648,73 220 888 306,95 11 2008 80 938 136 778,47 242 814 410,34 12 2009 88 246 837 908,22 264 740 513,72 13 2010 95 555 539 037,97 286 666 617,11 14 2011 102 864 240 167,71 308 592 720,50 15 2012 110 172 941 297,46 330 518 823,89 16 2013 117 481 642 427,20 352 444 927,28 17 2014 124 790 343 556,95 374 371 030,67 18 2015 132 099 044 686,70 396 297 134,06 19 2016 139 407 745 816,44 418 223 237,45 20 2017 146 716 446 946,19 440 149 340,84 21 2018 154 025 148 075,93 462 075 444,23 22 2019 161 333 849 205,68 484 001 547,62 23 2020 168 642 550 335,42 505 927 651,01 3. Chi phí xử lý rác SH tại bãi rác Nam Sơn và chi phí chế biến rác tại XN phân Compost Cầu Diễn: 3.1. Chi phí xử lý rác SH tại bãi rác Nam Sơn (C31): Tính chi phí xử lý rác SH tại bãi Nam Sơn ( C31 ). Chi phí xử lý chất thải tại bãi Nam Sơn ( C ): Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C 1 840 406 000 4 236 307 633 5 377 259 587 384 857 143 (Nguồn: Báo cáo chi tiết doanh thu các năm 1999-2002 - Sở GTCC, URENCO Hà Nội.) Chi phí xử lý chất thải tại Nam Sơn được quy đổi về cùng thời điểm cuối năm 2002, với: r = 0,06 Công thức: FV = PV(1+r) ^n Năm 1998 1999 2000 2001 2002 n 4 3 2 1 0 C quy đổi 2 191 952 992,50 4 759 915 256,44 5 699 895 162,22 384 857 143,00 Rác thải SH chiếm khoảng 70% chất thải rắn. Chi phí xử lý (chôn lấp) rác thải SH thấp hơn so với các loại chất thải khác. Ước tính chi phí xử lý rác thải SH chiếm khoảng: 30% đến 40% C Số tính toán: 35% Suy ra: C31 = 35% C Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C 2 191 952 992,50 4 759 915 256,44 5 699 895 162,22 384 857 143,00 C31 767 183 547,37 1 665 970 339,75 1 994 963 306,78 134 700 000,05 Tính lượng tăng giảm liên hoàn C31 giai đoạn 1998-2002 (ai): Công thức: ai = C31i - C31i-1. Trong đó: ai: Lượng tăng giảm liên hoàn năm i. C31i: C31 năm i. C31i-1: C31 năm i-1. Suy ra: Năm 1998 1999 2000 2001 2002 C31 767 183 547,37 1 665 970 339,75 1 994 963 306,78 134 700 000,05 ai 898 786 792,38 328 992 967,02 -1 860 263 306,73 Tính lượng tăng giảm bình quân C31 giai đoạn 1998-2002: Công thức: A= (a1+a2)/2 Trong đó: A: Lượng tăng giảm bình quân C31. a1: a năm 2000. a2: a năm 2001. Chú ý: Vì nhận thấy số liệu của năm 2002 không đáng tin cậy, vì vậy trong tính toán ta không đưa số liệu C31 năm 2002 vào tính A. Suy ra: A= 613 889 879,70 Ước tính Chi phí xử lý rác SH (C31) trong giai đoạn 2003-2020 theo A: Công thức: C31i+n = C31i + n.A Trong đó C31i: C31 năm 1999. n: Số năm lớn hơn năm 1999. A: Lượng tăng giảm bình quân giai đoạn 1998-2002. Suy ra: Thứ tự Năm C31 1 1999 767 183 547,37 2 2000 1 665 970 339,75 3 2001 1 994 963 306,78 4 2002 134 700 000,05 5 2003 3 222 743 066,18 6 2004 3 836 632 945,88 7 2005 4 450 522 825,58 8 2006 5 064 412 705,29 9 2007 5 678 302 584,99 10 2008 6 292 192 464,69 11 2009 6 906 082 344,39 12 2010 7 519 972 224,09 13 2011 8 133 862 103,79 14 2012 8 747 751 983,50 15 2013 9 361 641 863,20 16 2014 9 975 531 742,90 17 2015 10 589 421 622,60 18 2016 11 203 311 502,30 19 2017 11 817 201 382,00 20 2018 12 431 091 261,71 21 2019 13 044 981 141,41 22 2020 13 658 871 021,11 3.2. Chi phí chế biến rác tại XN phân Compost Cầu Diễn (C32): Chi phí sản xuất tại Nhà máy phân Compost Cầu Diễn ( C32 ). Gía bán bình quân sản phẩm: P = 1 000 000 đ/tấn sản phẩm (giá thị trường). Ước đoán giá thành: C = 0,6 đến 0,7 P Suy ra: C ~ P x (0,6 + 0,7)/2 C = 650 000 đ/tấn sản phẩm. Ước đoán tỷ lệ thu hồi sản phẩm: H = 0,4 đến 0,5 Suy ra H ~ 0,45 (số tính toán) Tỷ lệ rác SH được xử lý tại XN Cầu Diễn so với tổng khối lượng rác SH được xử lý (T2) T2 = 0,014 (số liệu được tính toán ở phần trên). Suy ra Tổng chi phí sản xuất cho rác SH được xử lý tại Nhà máy phân CD ( C32): C32 = Qi x T2 x H x C Trong đó: Qi: Khối lượng rác sinh hoạt được xử lý năm i. T2: Tỷ lệ rác SH được xử lý tại XN Cầu Diễn. H: Tỷ lệ thu hồi sản phẩm. C: Gía thành /tấn sản phẩm. Khối lượng rác được xử lý tại XN Cầu Diễn: Q2 = Q x T2 Thứ tự Năm Qi Q2 C32 1 1998 143 469,90 1 434,70 419 649 457,50 2 1999 185 155,60 1 851,56 541 580 130,00 3 2000 265 195,70 2 651,96 775 697 422,50 4 2001 306 385,80 3 063,86 896 178 465,00 5 2002 201 474,00 2 014,74 589 311 450,00 6 2003 228 672,50 2 286,73 668 867 062,50 7 2004 258 055,00 2 580,55 754 810 875,00 8 2005 289 992,50 2 899,93 848 228 062,50 9 2006 324 485,00 3 244,85 949 118 625,00 10 2007 361 532,50 3 615,33 1 057 482 562,50 11 2008 401 646,00 4 016,46 1 174 814 550,00 12 2009 444 825,50 4 448,26 1 301 114 587,50 13 2010 491 837,50 4 918,38 1 438 624 687,50 14 2011 510 744,50 5 107,45 1 493 927 662,50 15 2012 530 162,50 5 301,63 1 550 725 312,50 16 2013 549 836,00 5 498,36 1 608 270 300,00 17 2014 565 932,50 5 659,33 1 655 352 562,50 18 2015 590 205,00 5 902,05 1 726 349 625,00 19 2016 607 323,50 6 073,24 1 776 421 237,50 20 2017 632 618,00 6 326,18 1 850 407 650,00 21 2018 650 758,50 6 507,59 1 903 468 612,50 22 2019 677 841,50 6 778,42 1 982 686 387,50 23 2020 705 691,00 7 056,91 2 064 146 175,00 4.Tổng hợp chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH: 4.1. Tổng chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH tại bãi rác Nam Sơn (C1): Tổng chi phí khâu thu gom,vận chuyển và xử lý rác SH tại bãi Nam Sơn (C1): C1 = C11 + C21 + C31. Thứ tự Năm C11 C21 C31 C1 Q1 1 1998 25 902 768 882,95 7 851 125 481,02 142 035,20 2 1999 25 377 992 088,97 14 036 429 845,72 767 183 547,37 40 181 605 482,07 183 304,04 3 2000 27 116 099 202,45 29 921 315 977,59 1 665 970 339,75 58 703 385 519,79 262 543,74 4 2001 32 904 305 601,75 39 709 144 564,05 1 994 963 306,78 74 608 413 472,58 303 321,94 5 2002 28 611 990 000,00 37 085 930 000,00 134 700 000,05 65 832 620 000,05 199 459,26 6 2003 29 289 295 279,26 44 394 631 129,75 3 222 743 066,18 76 906 669 475,19 226 385,78 7 2004 29 966 600 558,53 51 703 332 259,49 3 836 632 945,88 85 506 565 763,90 255 474,45 8 2005 30 643 905 837,79 59 012 033 389,24 4 450 522 825,58 94 106 462 052,61 287 092,58 9 2006 31 321 211 117,05 66 320 734 518,98 5 064 412 705,29 102 706 358 341,32 321 240,15 10 2007 31 998 516 396,32 73 629 435 648,73 5 678 302 584,99 111 306 254 630,03 357 917,18 11 2008 32 675 821 675,58 80 938 136 778,47 6 292 192 464,69 119 906 150 918,75 397 629,54 12 2009 33 353 126 954,85 88 246 837 908,22 6 906 082 344,39 128 506 047 207,46 440 377,25 13 2010 34 030 432 234,11 95 555 539 037,97 7 519 972 224,09 137 105 943 496,17 486 919,13 14 2011 34 707 737 513,37 102 864 240 167,71 8 133 862 103,79 145 705 839 784,88 505 637,06 15 2012 35 385 042 792,64 110 172 941 297,46 8 747 751 983,50 154 305 736 073,59 524 860,88 16 2013 36 062 348 071,90 117 481 642 427,20 9 361 641 863,20 162 905 632 362,30 544 337,64 17 2014 36 739 653 351,16 124 790 343 556,95 9 975 531 742,90 171 505 528 651,01 560 273,18 18 2015 37 416 958 630,43 132 099 044 686,70 10 589 421 622,60 180 105 424 939,72 584 302,95 19 2016 38 094 263 909,69 139 407 745 816,44 11 203 311 502,30 188 705 321 228,44 601 250,27 20 2017 38 771 569 188,95 146 716 446 946,19 11 817 201 382,00 197 305 217 517,15 626 291,82 21 2018 39 448 874 468,22 154 025 148 075,93 12 431 091 261,71 205 905 113 805,86 644 250,92 22 2019 40 126 179 747,48 161 333 849 205,68 13 044 981 141,41 214 505 010 094,57 671 063,09 23 2020 40 803 485 026,75 168 642 550 335,42 13 658 871 021,11 223 104 906 383,28 698 634,09 4.2. Tổng chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH tại XN phân Compost Cầu Diễn (C2): Tổng chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại XN phân Compost Cầu Diễn (C2) C2 = C12 + C22 + C32. Thứ tự Năm C12 C22 C32 C2 Q2 1 1998 261 644 130,13 23 553 376,44 419 649 457,50 704 846 964,07 1 434,70 2 1999 256 343 354,43 42 109 289,54 541 580 130,00 840 032 773,97 1 851,56 3 2000 273 899 991,94 89 763 947,93 775 697 422,50 1 139 361 362,38 2 651,96 4 2001 332 366 723,25 119 127 433,69 896 178 465,00 1 347 672 621,94 3 063,86 5 2002 289 010 000,00 111 257 790,00 589 311 450,00 989 579 240,00 2 014,74 6 2003 295 851 467,47 133 183 893,39 668 867 062,50 1 097 902 423,36 2 286,73 7 2004 302 692 934,93 155 109 996,78 754 810 875,00 1 212 613 806,71 2 580,55 8 2005 309 534 402,40 177 036 100,17 848 228 062,50 1 334 798 565,07 2 899,93 9 2006 316 375 869,87 198 962 203,56 949 118 625,00 1 464 456 698,43 3 244,85 10 2007 323 217 337,34 220 888 306,95 1 057 482 562,50 1 601 588 206,78 3 615,33 11 2008 330 058 804,80 242 814 410,34 1 174 814 550,00 1 747 687 765,14 4 016,46 12 2009 336 900 272,27 264 740 513,72 1 301 114 587,50 1 902 755 373,50 4 448,26 13 2010 343 741 739,74 286 666 617,11 1 438 624 687,50 2 069 033 044,35 4 918,38 14 2011 350 583 207,21 308 592 720,50 1 493 927 662,50 2 153 103 590,21 5 107,45 15 2012 357 424 674,67 330 518 823,89 1 550 725 312,50 2 238 668 811,07 5 301,63 16 2013 364 266 142,14 352 444 927,28 1 608 270 300,00 2 324 981 369,42 5 498,36 17 2014 371 107 609,61 374 371 030,67 1 655 352 562,50 2 400 831 202,78 5 659,33 18 2015 377 949 077,08 396 297 134,06 1 726 349 625,00 2 500 595 836,14 5 902,05 19 2016 384 790 544,54 418 223 237,45 1 776 421 237,50 2 579 435 019,49 6 073,24 20 2017 391 632 012,01 440 149 340,84 1 850 407 650,00 2 682 189 002,85 6 326,18 21 2018 398 473 479,48 462 075 444,23 1 903 468 612,50 2 764 017 536,20 6 507,59 22 2019 405 314 946,94 484 001 547,62 1 982 686 387,50 2 872 002 882,06 6 778,42 23 2020 412 156 414,41 505 927 651,01 2 064 146 175,00 2 982 230 240,42 7 056,91 C. Tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường: 1. Tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi rác Nam Sơn: Địa bàn điều tra gồm 3 xã xung quanh bãi rác Nam Sơn: - Xã Hồng Kỳ (Nằm dọc theo Quốc lộ 32 dẫn tới bãi rác). - Xã Bắc Sơn (Đối diện với bãi rác). - Xã Nam Sơn (Nằm sau bãi rác). Chi phí thiệt hại môi trường được xác định bằng mức tiền sẵn lòng chấp nhận đền bù - Mức tiền sẵn lòng chấp nhận ô nhiễm (Willing to Accept - WTA) của người dân các xã xung quanh bãi rác. 1.1. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại xã Hồng Kỳ (TWTA1): Số liệu điều tra TEC tại xã Hồng Kỳ: Số nhân khẩu: K = 12524 4175 Số hộ: H = 2641 Để đơn giản hoá, ta chia số hộ thành 3 phần bằng nhau tương ứng với 3 địa điểm của xã so với bãi thải. Địa điểm 1 2 3 H 880 880 880 Trong đó: Địa điểm 1: Khu vực cách bãi thải 1 km. Địa điểm 2: Khu vực cách bãi thải 2 km. Địa điểm 3: Khu vực cách bãi thải 3 km. Qua điều tra 60 mẫu tại 3 địa điểm cho thấy: Địa điểm WTA Tần số (f) WTA.f AWTA TWTAi =AWTA.H (đ/người.tháng) (đ/ng.tháng) 1 300 000 4 1 200 000 200 000 8 1 600 000 100 000 6 600 000 50 000 2 100 000 20 3 500 000 175 000 154 058 333,33 2 300 000 1 300 000 200 000 5 1 000 000 100 000 13 1 300 000 50 000 1 50 000 20 2 650 000 132 500 116 644 166,67 3 300 000 0 0 200 000 2 400 000 100 000 12 1 200 000 50 000 6 300 000 20 1 900 000 95 000 83 631 666,67 TWTA1 354._.an of Dependent Variable 4.55E+09 S.D. of Dependent Variable 1.17E+09 Maximum of Log-likelihood -375.1357 DW-statistic .54412 ******************************************************************************* Diagnostic Tests ******************************************************************************* * Test Statistics * LM Version * F Version * ******************************************************************************* * * * * * A:Serial Correlation *CHI-SQ( 1)= 8.1656[.004]*F( 1, 15)= 11.3051[.004]* * * * * * B:Functional Form *CHI-SQ( 1)= 5.4663[.019]*F( 1, 15)= 6.0586[.026]* * * * * * C:Normality *CHI-SQ( 2)= 1.0325[.597]* Not applicable * * * * * * D:Heteroscedasticity *CHI-SQ( 1)= 3.4139[.065]*F( 1, 17)= 3.7236[.071]* ******************************************************************************* A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values Bảng OLS cho kết quả ước lượng hàm TEC1: TEC1 = 0.036691Q2 - 6944.0Q + 3.38E+09 3.2. Ước lượng hàm MEC1: MEC1 = TEC1'. MEC1 = 0.08Q - 6944. 4. Ước lượng hàm MSC1: MSC1 = MC1 + MEC1 MC1 = 0.2Q + 147386.1 MEC1 = 0.08Q - 6944 Suy ra: MSC1 = 0.28Q + 140 442 5. Xác định lợi ích Xã hội ròng (B1): 5.1. Lợi ích XH ròng từ đường AWTP và MSC1 (B11): Với khối lượng rác năm 2003 được xử lý tại bãi NS: Q1 = 226 385.8 tấn rác (khối lượng được giữ nguyên như khi chưa phân loại). MSC1 AWTP=238 095 140 442 P/Tấn rác Tấn rác 0 Đồ thị minh hoạ Q=226385.8 B11 AWTP = 238 095 đ/tấn rác. Kết quả tính toán: B11 = 14 932 178 266 5.2. Lợi ích XH ròng (B1): B1 = B11 - Thu nhập của người đồng nát + Thu nhập của URENCO do thu được rác thải tái chế + Chi phí cơ hội việc làm của người đồng nát B1 = 14 932 178 266 -12 045 000 000 + 12 045 000 000 + 37 366 875 000 B1 = 52 299 053 266 đồng B. Lợi ích XH ròng từ hoạt động thu gom, vận chuyển và chế biến rác tại XN phân Compost Cầu Diễn (B2): 1. Ước lượng hàm cung sản xuất (MC2): 1.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất (TC2): Kết quả tính toán của Mfit: OBS. C2 Q2 BPQ2 INPT 1998 6.77E+08 60228.7 3.63E+09 1.0000 1999 7.68E+08 77728.3 6.04E+09 1.0000 2000 1.00E+09 111329.1 1.24E+10 1.0000 2001 1.20E+09 128620.8 1.65E+10 1.0000 2002 9.43E+08 84578.8 7.15E+09 1.0000 2003 1.03E+09 95996.7 9.22E+09 1.0000 2004 1.12E+09 108331.5 1.17E+10 1.0000 2005 1.22E+09 121738.9 1.48E+10 1.0000 2006 1.32E+09 136218.8 1.86E+10 1.0000 2007 1.43E+09 151771.3 2.30E+10 1.0000 2008 1.54E+09 168611.0 2.84E+10 1.0000 2009 1.66E+09 186737.7 3.49E+10 1.0000 2010 1.78E+09 206473.4 4.26E+10 1.0000 2011 1.85E+09 214410.5 4.60E+10 1.0000 2012 1.93E+09 222562.2 4.95E+10 1.0000 2013 2.00E+09 230821.1 5.33E+10 1.0000 2014 2.07E+09 237578.5 5.64E+10 1.0000 2015 2.16E+09 247954.4 6.15E+10 1.0000 2016 2.23E+09 254954.4 6.50E+10 1.0000 2017 2.31E+09 265573.0 7.05E+10 1.0000 2018 2.39E+09 273188.4 7.46E+10 1.0000 2019 2.48E+09 284557.9 8.10E+10 1.0000 2020 2.57E+09 296249.1 8.78E+10 1.0000 Ordinary Least Squares Estimation ******************************************************************************* Dependent variable is C2 23 observations used for estimation from 1998 to 2020 ******************************************************************************* Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob] BPQ2 .0023986 .0020793 1.1536[.262] Q2 6967.0 755.1038 9.2266[.000] INPT 2.85E+08 6.07E+07 4.7040[.000] ******************************************************************************* R-Squared .99532 F-statistic F( 2, 20) 2128.0[.000] R-Bar-Squared .99486 S.E. of Regression 4.16E+07 Residual Sum of Squares 3.46E+16 Mean of Dependent Variable 1.64E+09 S.D. of Dependent Variable 5.79E+08 Maximum of Log-likelihood -434.5129 DW-statistic .42199 ******************************************************************************* Diagnostic Tests ******************************************************************************* * Test Statistics * LM Version * F Version * ******************************************************************************* * * * * * A:Serial Correlation *CHI-SQ( 1)= 13.6508[.000]*F( 1, 19)= 27.7419[.000]* * * * * * B:Functional Form *CHI-SQ( 1)= 3.5346[.060]*F( 1, 19)= 3.4501[.079]* * * * * * C:Normality *CHI-SQ( 2)= .80974[.667]* Not applicable * * * * * * D:Heteroscedasticity *CHI-SQ( 1)= 9.1784[.002]*F( 1, 21)= 13.9453[.001]* ******************************************************************************* A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values Bảng OLS cho ta kết quả ước lượng hàm TC2: TC2 = 0.0023986 Q2 + 6967.0 Q + 2.85E+08 1.2. Ước lượng hàm MC2: MC2 = TC2' MC2 = 0.004Q + 6967 2. Ước lượng hàm thiệt hại môi trường cận biên (MEC2): 2.1. Ước lượng hàm tổng thiệt hại môi trường (TEC2): Hàm TEC2 phản ánh mối quan hệ giữa TWTA4 và Q2. Kết quả tính toán của Mfit, ta có: OBS. TWTA2 BPQ2 Q2 INPT 2002 3.16E+09 7.15E+09 84578.8 1.0000 2003 3.31E+09 9.22E+09 95996.7 1.0000 2004 3.47E+09 1.17E+10 108331.5 1.0000 2005 3.63E+09 1.48E+10 121738.9 1.0000 2006 3.80E+09 1.86E+10 136218.8 1.0000 2007 3.98E+09 2.30E+10 151771.3 1.0000 2008 4.17E+09 2.84E+10 168611.0 1.0000 2009 4.36E+09 3.49E+10 186737.7 1.0000 2010 4.57E+09 4.26E+10 206473.4 1.0000 2011 4.78E+09 4.60E+10 214410.5 1.0000 2012 5.01E+09 4.95E+10 222562.2 1.0000 2013 5.25E+09 5.33E+10 230821.1 1.0000 2014 5.49E+09 5.64E+10 237578.5 1.0000 2015 5.75E+09 6.14E+10 247768.1 1.0000 2016 6.02E+09 6.50E+10 254954.4 1.0000 2017 6.30E+09 7.05E+10 265573.0 1.0000 2018 6.60E+09 7.46E+10 273188.4 1.0000 2019 6.91E+09 8.10E+10 284557.9 1.0000 2020 7.23E+09 8.78E+10 296249.1 1.0000 Ordinary Least Squares Estimation ******************************************************************************* Dependent variable is TWTA2 19 observations used for estimation from 2002 to 2020 ******************************************************************************* Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob] BPQ2 .076131 .0068405 11.1294[.000] Q2 -10425.7 2617.6 -3.9830[.001] INPT 3.67E+09 2.30E+08 15.9696[.000] ******************************************************************************* R-Squared .99360 F-statistic F( 2, 16) 1241.7[.000] R-Bar-Squared .99280 S.E. of Regression 1.08E+08 Residual Sum of Squares 1.85E+17 Mean of Dependent Variable 4.94E+09 S.D. of Dependent Variable 1.27E+09 Maximum of Log-likelihood -376.7140 DW-statistic .54394 ******************************************************************************* Diagnostic Tests ******************************************************************************* * Test Statistics * LM Version * F Version * ******************************************************************************* * * * * * A:Serial Correlation *CHI-SQ( 1)= 8.1669[.004]*F( 1, 15)= 11.3082[.004]* * * * * * B:Functional Form *CHI-SQ( 1)= 5.4684[.019]*F( 1, 15)= 6.0618[.026]* * * * * * C:Normality *CHI-SQ( 2)= 1.0334[.596]* Not applicable * * * * * * D:Heteroscedasticity *CHI-SQ( 1)= 3.4215[.064]*F( 1, 17)= 3.7337[.070]* ******************************************************************************* A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values Hàm OLS cho ta kết quả ước lượng hàm TEC2: TEC2 = 0.076131 Q2 - 10425.7 Q + 3.67E+09 2.2. Ước lượng hàm MEC2: MEC2 = TEC2' MEC2 = 0.152Q - 10425.7 3. Ước lượng hàm cung Xã hội (MSC2): MSC2 = MC2 + MEC2 MC2 = 0.004Q + 6967 MEC2 = 0.152Q - 10425.7 Suy ra: MSC2 = 0.156Q - 3458.7 4. Tính lợi ích Xã hội ròng: Thu nhập bình quân đối với rác SH được chế biến tại XN: P2 = 450 000 đ/tấn rác. Với: Q2 = 2286,73 tấn rác (khối lượng được giữ nguyên như khi chưa phân loại). Đồ thị minh hoạ P2=450000 MSC2 P/Q Q Q=2286.73 - 3458.7 0 B2 Q = 2906787 Suy ra, kết quả tính toán: B2 = 1 036 121 868 đồng. C. Tính tổng Lợi ích Xã hội ròng Phương án 2 (B): B = B1 + B2 B1= 52 299 053 266 đồng B2 = 1 036 121 868 đồng B = 53 335 175 134 đồng. VI. So sánh các phương án theo lợi ích Xã hội ròng: Như vậy, với cùng một khối lượng rác SH được xử lý như nhau, 2 phương án cho kết quả XH ròng khác nhau. Phương án 1 B = - 27 074 988 624 đồng. Phương án 2 B = 53 335 175 134 đồng. VII. Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu Để mô hình đơn giản, loại bỏ tính ngẫu nhiên của hiện tượng, dễ so sánh giữa các phương án ta đã đưa ra 10 giả thiết: - Giả thiết 1: Rác thải SH được phân loại tốt và triệt để tại các hộ gia đình. - Giả thiết 2: Sau khi rác SH được phân loại tại nguồn, toàn bộ rác thải Hữu cơ được vận chuyển đến XN phân CD để xử lý. - Giả thiết 3: Chi phí khâu thu gom tăng 10% so với khi chưa tiến hành phân loại rác SH tại nguồn. - Giả thiết 4: Chi phí xử lý rác SH tại bãi NS giảm 60% so với trước khi tiến hành phân loại rác SH tại nguồn. - Giả thiết 5: Công nghệ chế biến phân Compost của XN phân CD không thay đổi. - Giả thiết 6: Khi rác thải được phân loại tại nguồn, chi phí chế biến của XN phân CD giảm 70%-80%. - Giả thiết 7: TWTA giảm 55% sau khi rác SH được phân loại tại nguồn. - Giả thiết 8: TWTA4 tại khu vực xung quanh XN phân CD tăng 10%-20% khi lượng rác SH đã phân loại được xử lý tăng 40%. - Giả thiết 9: Sau khi rác SH đã được phân loại triệt để, những người đồng nát có thể làm việc khác với mức thu nhập tương tự như những người bóc tôm, làm việc tự do tại chợ Đồng Xuân, Bắc Qua. - Giả thiết 10: Các đường tổng chi phí có dạng hàm: TC = a.Q2 + b.Q + c. Trong phần này ta chỉ kiểm tra Giả thiết 10 về dạng hàm của tổng chi phí. Ta sẽ tính toán lại lợi ích Xã hội ròng nếu như TC có dạng hàm: TC = a.Q3 + b.Q2 + c.Q + d (a, b, c, d là các tham số cần ước lượng). VII.1. Phương án 1: Không tiến hành phân loại rác thải tại nguồn. A. Lợi ích Xã hội ròng từ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn (B1): 1. Đường cầu của người được hưởng dịch vụ thu gom rác (AWTP): Tương tự phần trên: AWTP = 273 333 đ/tấn rác. 2. Ước lượng hàm cung sản xuất (MC1): 2.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất (TC1): Bảng OLS của Mfit cho ta kết quả ước lượng của hàm TC1: TC1 = 0.7E-6.Q3 - 0.72.Q2 + 549180.8.Q - 2.87E+10 2.2. Ước lượng hàm MC1: MC1 = TC1' MC1 = 3x0.7E-6Q2 - 1.44Q + 549180.8 3. Ước lượng hàm thiệt hại môi trường cận biên (ME1): 3.1 . Ước lượng hàm tổng thiệt hại môi trường (TEC1): Bảng OLS của Mfit cho ta kết quả ước lượng của hàm TEC1: TEC1 = 0.5E-7Q3 - 0.03Q2 + 16958.1Q +4.16E+9 3.2. Ước lượng hàm MEC1: MEC1 = TEC1' MEC1 = 3x0.5E-7Q2 - 0.06Q + 16958.1 4. Ước lượng hàm chi phí xã hội cận biên (MSC1): MSC1 = MC1 + MEC1 MC1 = 3x0.7E-6Q2 - 1.44Q + 549180.8 MEC1 = 3x0.5E-7Q2 - 0.06Q + 16958.1 Suy ra: MSC1 = (3x0.7E-6 + 3x0.5E-7) Q2 - 1.5Q + 566138.9 5. Tính lợi ích Xã hội ròng (B1): 5.1. Lợi ích XH ròng từ đường AWTP và MSC1 (B11): Với khối lượng rác năm 2003 được xử lý tại bãi NS: Q1 = 226 385.8 tấn rác AWTP = 273 333. Kết quả tính toán: B11 = -36 550 994 336 đồng. P/Q MSC1 AWTP=273333 Q=226385.8 Q 0 Đồ thị minh hoạ 5.2. Lợi ích XH ròng (B1): B1 = B11+ Thu nhập của người đồng nát - Thiệt hại của URENCO do không thu được rác thải tái chế - Chi phí cơ hội việc làm của người đồng nát B1 = -36 550 994 336 +12 045 000 000-12 045 000 000 - 37 366 875 000 B1 = -73 917 869 336 đồng. B. Lợi ích Xã hội ròng từ việc thu gom, vận chuyển và chế biến rác tại XN phân Cầu Diễn (B2): 1. Ước lượng hàm chi phí sản xuất cận biên (MC2): 1.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất (TC2): Kết quả ước lượng ta có: TC2 = 0.003Q3 - 32.03Q2 + 511041.2Q + 3.05E+07 1.2. Ước lượng hàm MC2: MC2 = TC2' MC2 = 0.009Q2 - 64.06Q + 511041.2 2. Ước lượng hàm thiệt hại môi trường cận biên (MEC2): 2.1. Ước lượng hàm tổng thiệt hại môi trường (TEC2): Kết quả ước lượng: TEC2 = 0.19Q3 - 139.4Q2 + 713421.7Q + 1.77E+09 2.2. Ước lượng hàm MEC2: MEC2 = TEC2' MEC2 = 0.38Q2 - 278.8Q + 713421.7 3. Ước lượng hàm chi phí XH cận biên (MSC2): MSC2 = MC2 + MEC2 MC2 = 0.009Q2 - 64.06Q + 511041.2 MEC2 = 0.38Q2 - 278.8Q + 713421.7 Suy ra: MSC2 = 0.389Q2 - 342.86Q + 1 224 462.9 4. Tính lợi ích XH ròng (B2): Với thu nhập bình quân đối với rác SH được chế biến: P2 = 450000 đ/T rác. Khối lượng rác năm 2003 được xử lý tại XN : Q = 2286.73 T P/Q MSC2 P2=450000 Q=2286.73 Q 0 Đồ thị minh hoạ Kết quả tính toán: B2 = -2 425 061 532 đồng. C. Tính tổng lợi ích XH ròng (B) phương án 1: B = B1 + B2 B1 = -73 917 869 336 B2 = -2 425 061 532 B = -76 342 930 868 đồng VII.2. Phương án 2: Phân loại rác Sinh hoạt tại nguồn. A. Lợi ích xã hội ròng từ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH tại bãi rác Nam Sơn (B1): 1. Đường cầu của người được hưởng dịch vụ thu gom rác: P/Q Q AWTP = 238 095 AWTP=273 333 (khi không phân loại) 0 Đồ thị minh hoạ Để xác định đường cầu XH ta căn cứ vào mức WTP của người dân được hưởng dịch vụ thu gom rác SH. Kết quả tính ở phần trên (phần IV.2,E), ta có : AWTP = 238 095 đ/tấn rác. 2. Ước lượng hàm chi phí sản xuất cận biên (MC1): 2.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất (TC1): Bảng OLS của Mfit cho ta kết quả ước lượng hàm TC1: TC1 = 0.15E-7Q3 - 1.0014Q2 + 431001Q - 7.79E+09 2.2. Ước lượng hàm MC1: MC1 = TC1' MC1 = 0.45E-7Q2 - 2.0028Q + 431001 3. Ước lượng hàm thiệt hại môi trường cận biên (MEC1): 3.1. Ước lượng hàm tổng thiệt hại môi trường (TEC1): Bảng OLS của Mfit cho ta kết quả ước lượng hàm TEC1: TEC1 = 0.1E-6Q3 - 0.04Q2 + 13007.2Q + 1.88E+09 3.2. Ước lượng hàm thiệt hại môi trường cận biên (MEC1): MEC1 = TEC1' MEC1 = 0.3E-6Q2 - 0.08Q + 13007.2 4. Ước lượng hàm chi phí Xã hội cận biên (MSC1): MSC1 = MC1 + MEC1 MC1 = 0.45E-7Q2 - 2.0028Q + 431001 MEC1 = 0.3E-6Q2 - 0.08Q + 13007.2 Suy ra: MSC1 = 3.45E-7Q2 - 2.0828Q + 444008.2 5. Lợi ích XH ròng (B1): 5.1. Lợi ích xã hội ròng từ đường AWTP và đường MSC1 (B11): Với Q = 226385.8 tấn. P/Q MSC1 AWTP=238095 Q=226385.8 Q 0 Đồ thị minh hoạ AWTP = 238 095 đ/tấn rác . Kết quả tính toán: B11 = -11 807 349 846 5.2. Lợi ích Xã hội ròng (B1): B1 = B11- Thu nhập của người đồng nát + Thu nhập của URENCO do thu được rác thải tái chế + Chi phí cơ hội việc làm của người đồng nát B1 = -11 807 349 846 -12 045 000 000 +12 045 000 000 + 37 366 875 000 B1 = 25 559 525 154 đồng. B. Lợi ích Xã hội ròng từ việc thu gom, vận chuyển và chế biến rác tại XN phân Cầu Diễn (B2) : 1. Ước lượng hàm chi phí sản xuất cận biên (MC2): 1.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất (TC2): Kết quả ước lượng cho thấy: TC2 = 0.53E-7Q3 - 0.026Q2 + 11664.9Q + 5.91E+07 1.2. Ước lượng hàm MC2: MC2 = TC2'. MC2 = 1.59E-7Q2 - 0.052Q + 11664.9 2. Ước lượng hàm chi phí môi trường cận biên (MEC2): 2.1. Ước lượng hàm tổng chi phí môi trường (TEC2): Kết quả ước lượng: TEC2 = 0.3E-6Q3 - 0.09Q2 + 19543.3Q + 2.04E+09 2.2. Ước lượng hàm MEC2: MEC2 = TEC2' MEC2 = 0.9E-6Q2 - 0.18Q + 19543.3 3. Ước lượng hàm chi phí Xã hội (MSC2): MSC2 = MC2 + MEC2 MC2 = 1.59E-7Q2 - 0.052Q + 11664.9 MEC2 = 0.9E-6Q2 - 0.18Q + 19543.3 P/Q MSC2 P2=450000 Q=2286.73 Q 0 Đồ thị minh hoạ Suy ra: MSC2 = 10.56E-7 - 0.232Q + 31208.2 4. Tính lợi ích Xã hội ròng (B2): Với Q = 2286.73 P2 = 450000 Kết quả tính toán ta có: B2 = 958 266 131đồng. C. Tính tổng lợi ích Xã hội ròng (B) B = B1 + B2 B1 = 25 559 525 154 đồng. B2 = 958 266 131đồng B = 26 517 791 285 đồng VII.3. So sánh các phương án theo lợi ích Xã hội ròng: Phương án 1 B = -76 342 930 868 đồng Phương án 2 B = 26 517 791 285 đồng VIII. Lựa chọn phương án: Qua 2 lần phân tích trên ta đều có cùng một kết quả: Phương án 2 có lợi ích Xã hội ròng lớn hơn Phương án 1. Kết luận: Lựa chọn phương án 2: Tiến hành phân loại rác thải Sinh hoạt ngay tại nguồn. Chương IV. Kết luận, kiến nghị và giải pháp: I. Kết luận: Việc phân loại rác thải Sinh hoạt đem lại nhiều lợi ích: - Giảm chi phí vận chuyển, xử lý rác. - Giảm chi phí chế biến rác thành phân vi sinh, nâng cao chất lượng của phân. - Giảm chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trường. - Tích kiệm quỹ đất chôn lấp có hạn. - Tận dụng tối đa mọi nguồn tài nguyên từ rác thải: Rác hữu cơ, rác tái chế. - Tách riêng được rác độc hại để có biện pháp xử lý đặc biệt. - Giảm được ô nhiễm môi trường và sức ép Xã hội do những người nhặt rác gây nên. Các lợi ích đã được lượng hoá phần nào qua phân tích trên, kết quả cho thấy: Phương án 1 B = -76 342 930 868 đồng Phương án 2 B = 26 517 791 285 đồng Kết luận: Cần tiến hành phân loại rác thải Sinh hoạt ngay tại nguồn. II. Kiến nghị và giải pháp: A. Kiến nghị: A.1. Đối với khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn và XN phân Cầu Diễn: 1. Tại bãi rác Nam Sơn: Trước thiệt hại ô nhiễm môi trường do xử lý rác tại bãi, thực tế URENCO đã có đền bù với 3 mức khác nhau cho những hộ tại xã Nam Sơn và Hồng Kỳ trong vòng bán kính 500m. Tuy nhiên với mức đền bù hiện tại, thực tế nhiều hộ khó có điều kiện để chuyển sang nơi khác để sinh sống, bù đắp những thiệt hại do ô nhiễm môi trường (về sức khoẻ, thiệt hại nông nghiệp.....). Hơn thế nữa các hộ nằm ngoài bán kính 500m hàng ngày, hàng giờ vẫn phải chịu ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn....) nhưng họ lại không được đền bù gì, đây là điều không thoả đáng. Vì vậy, Công ty Môi trường Đô thị HN cần có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cùng với Chính quyền địa phương và các Cơ quan chức năng khác nghiên cứu lại mức đền bù cho người dân. 2. Với hiện trạng sản xuất hiện nay của XN phân Cầu Diễn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, cuộc sống của người dân xung quanh. Đặc biệt vị trí của XN gần với sân vận động Quốc gia, nơi cuối năm 2003 chúng ta sẽ đón chào SEAGAMES. Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đền bù thoả đáng cho mọi người dân chịu ô nhiễm môi trường, tránh gây mâu thuẫn giữa nhân dân với Xí nghiệp; giữa nhân dân với Chính quyền địa phương. A.2. Đối với hoạt động phân loại rác thải Sinh hoạt tại nguồn: Trong thời gian tới, chúng ta cần tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn. Tuy nhiên hoạt động này gặp một số khó khăn sau: 1. Người dân chưa có thói quen, ý thức trong việc phân loại rác. 2. Việc phân loại rác gây nhiều phiền toái cho người dân. 3. Thiếu diện tích nhà ở dành cho các dụng cụ đựng rác phân loại. 4. Việc phân tích lợi ích phân loại rác chưa được phổ biến nhiều tới quần chúng. 5. Chưa có chính sách, quy định đối với việc phân loại rác. A.3. Đối với các kết quả tính toán của phần phân tích trên: Vì không có nhiều số liệu trong các năm sắp tới nên các số liệu đã được xử lý để dự tính. Do vậy, qua việc xử lý số liệu chắc chắn đã làm mất đi tính chính xác của ước lượng. Kết quả đưa ra của các bảng Diagnostic Tests đều có kết luận về sự không phù hợp của mô hình. Do vậy các ước lượng trên có độ tin cậy thấp. Vì vậy, quá trình phân tích trên chỉ cho thấy xu hướng lợi ích Xã hội ròng giữa 2 phương án. B. Giải pháp: A.1. Đối với khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn và XN phân Cầu Diễn: 1. Theo nguyện vọng của nhân dân bị ảnh hưởng muốn hoặc chuyển tới địa bàn sinh sống khác, hoặc chuyển nguồn gây ô nhiễm đi nơi khác. Nếu như trước mắt điều này chưa thực hiện được, Thành phố Hà Nội, cụ thể là Sở GTCC cần nghiên cứu lại mức đền bù cho người dân, trích ngân sách đền bù thoả đáng. 2. Chính quyền các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn cần quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xử lý rác tại bãi Nam Sơn. 3. Chính quyền các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn cần có quy định đối với các hộ thu mua phế liệu, người thu gom rác trên địa bàn để tránh gây ô nhiễm môi trường. A.2. Đối với hoạt động phân loại rác thải Sinh hoạt tại nguồn: 1. Đề ra các quy định để nhân dân chấp hành. 2. Tăng cường các phương pháp giáo dục, truyền thông. 3. Có thể trích khoản thu nhập từ rác tái chế, nguồn giảm chi phí vận chuyển và xử lý rác để khuyến khích về mặt kinh tế cho các hộ thực hiện tốt. A.3. Đối với các kết quả tính toán của phần phân tích trên: Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để có được con số chính xác hơn. Mục lục Mở đầu Trang Chương I: Cơ sở lý luận I. Tổng quan về chất thải, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt 1. Chất thải 1.1. Khái niệm 1.2. Các thuộc tính chất thải 1.3. Quản lý chất thải 2. Chất thải rắn 2.1 Khái niệm 2.2. Nguồn thải rắn 3. Chất thải sinh hoạt 3.1. Khái niệm 3.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt 3.3. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt II. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí, lợi ích (CBA) 1. Khái niệm 2. Mục tiêu của CBA 3. Quy trình tổng quát của CBA 4. Một số phương pháp lượng hoá chi phí và lợi ích Xã hội 4.1. Nhóm phương pháp sử dụng đường cung, đường cầu 4.2. Nhóm phương pháp không sử dụng đường cung, đường cầu 3 3 3 3 4 4 5 5 5 5 5 6 6 8 8 9 9 11 11 12 Chương II. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị Thành phố HN I. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị Thành phố Hà Nội 1. Bối cảnh 2. Hiện trạng quản lý 2.1. Công tác thu gom 2.2. Công tác vận chuyển 2.3. Công tác xử lý 2.4. Công tác phân loại 3. Đánh giá chung II. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 1. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn 1.1. Phân tích chất lượng môi trường 1.2. ý kiến của người dân trước hiện trạng ô nhiễm môi trường 2. Hiện trạng môi trường tại khu vực xung quanh XN phân Compost Cầu Diễn 2.1. Phân tích chất lượng môi trường 2.2. ý kiến của người dân trước hiện trạng ô nhiễm môi trường 13 13 13 14 14 14 15 15 16 16 16 16 17 18 18 19 Chương III. Phân tích lợi ích, chi phí việc phân loại rác thải SH tại nguồn 20 I. Nhận dạng vấn đề và xác định phương án giải quyết 20 1. Nhận dạng vấn đề 20 2. Phương án giải quyết 20 II. Các đối tượng liên quan 20 III. Nhận dạng các chi phí và lợi ích của mỗi phương án 21 1. Phương án 1 21 2. Phương án 2 22 IV. Đánh giá chi phí, lợi ích mỗi phương án 22 IV.1. Phương án 1: Không tiến hành phân loại rác SH ngay tại nguồn 22 A. Xác định khối lượng rác thải sinh hoạt 22 1. Xác định tổng khối lượng rác thải sinh hoạt của Thành phố 22 2. Xác định khối lượng rác thải sinh hoạt được vận chuyển đến bãi Nam Sơn và XN phân Cầu Diễn 23 B. Xác định chi phí các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH đến bãi Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 24 1. Xác định chi phí khâu thu gom rác SH đến bãi Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 24 2. Xác định chi phí khâu vận chuyển rác SH đến bãi Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 26 2.1. Chi phí vận chuyển rác SH đến bãi Nam Sơn (C21) 26 2.2. Chi phí vận chuyển rác SH đến XN phân Compost Cầu Diễn:C22 27 2.3. Ước tính C21, C22 giai đoạn 2003-2020 28 3. Chi phí xử lý rác SH tại bãi Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 29 3.1. Chi phí xử lý rác SH tại bãi Nam Sơn (C31) 29 3.2. Chi phí xử lý rác SH tại XN phân Compost Cầu Diễn (C32) 30 4. Tổng hợp chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH 31 4.1. Tổng chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH tại bãi Nam Sơn (C1) 31 4.2. Tổng chi phí khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH tại XN phân Compost Cầu Diễn(C2) 32 C. Tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường 33 1. Tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi Nam Sơn 33 1.1. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại xã Hồng Kỳ 33 1.2. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại xã Nam Sơn 34 1.3. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại xã Bắc Sơn 35 1.4. Tổng thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi Nam Sơn 36 2. Tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh XN phân Compost Cầu Diễn 37 D. Chi phí cơ hội việc làm của những người đồng nát 39 1. Tính số người đồng nát 39 2. Tính chi phí cơ hội việc làm của những người đồng nát 39 E. Lợi ích của các hộ được hưởng dịch vụ thu gom rác SH 39 F. Thu nhập của những người đồng nát 40 G. Thiệt hại của URENCO khi mất đi khoản thu nhập từ rác thải tái chế 41 IV.2. Phương án 2: Tiến hành phân loại rác SH ngay tại nguồn 41 A. Khối lượng rác vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 41 B. Chi phí các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH đến bãi Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 42 1. Chi phí khâu thu gom 42 1.1. Chi phí khâu thu gom rác SH đến bãi Nam Sơn 43 1.2. Chi phí khâu thu gom rác SH đến XN phân Compost Cầu Diễn 43 2. Chi phí khâu vận chuyển 44 3. Chi phí xử lý 45 3.1. Chi phí xử lý rác SH tại bãi Nam Sơn (C31) 45 3.2. Chi phí xử lý rác SH tại XN phân Compost Cầu Diễn(C32) 46 4. Tổng chi phí các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH đến bãi Nam Sơn và XN phân Compost Cầu Diễn 48 4.1. Tổng chi phí các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH đến bãi Nam Sơn 48 4.2. Tổng chi phí các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác SH đến XN phân Compost Cầu Diễn 48 C. Chi phí. thiệt hại môi trường 49 1. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh bãi Nam Sơn 49 2. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng xung quanh XN phân Compost Cầu Diễn 50 D. Thiệt hại của người đồng nát do mất thu nhập từ hoạt động thu gom phế liệu 51 E. Lợi ích của người đổ rác thải SH trong Thành phố 51 V. Tính toán lợi ích XH ròng mỗi phương án 52 VI.1. Lợi ích XH ròng phương án 1: Không tiến hành phân loại rác thải SH tại nguồn 54 A. Lợi ích XH ròng từ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn (B1) 54 1. Đường cầu Xã hội 54 2. Ước lượng hàm cung sản xuất 54 2.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất 54 2.2. Ước lượng hàm MC1 56 3. Ước lượng hàm chi phí thiệt hại môi trường cận biên 56 3.1. Ước lượng hàm tổng chi phí thiệt hại môi trường 56 3.2. Ước lượng hàm MEC1 57 4. Ước lượng hàm MSC1 58 5. Lợi ích xã hội ròng B1 58 5.1. Lợi ích xã hội ròng từ đường cung, cầu B11 58 5.2. Lợi ích xã hội ròng 58 B. Lợi ích XH ròng từ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại XN phân Compost Cầu Diễn(B2) 59 1. Ước lượng hàm cung sản xuất MC2 59 1.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất TC2 59 1.2. Ước lượng hàm MC2 60 2. Ước lượng hàm chi phí thiệt hại môi trường cận biên MEC2 60 2.1. Ước lượng hàm tổng thiệt hại môi trường TEC2 60 2.2. Ước lượng hàm MEC2 62 3. Ước lượng hàm cung xã hội MSC2 62 4. Xác định lợi ích XH ròng B2 62 4.1. Xác định doanh thu bình quân đối với rác thải SH (P2) 62 4.2. Xác định lợi ích XH ròng B2 62 C. Tính tổng lợi ích XH ròng Phương án 1 63 V.2. Phương án 2: Tiến hành phân loại rác thải SH tại nguồn 63 A. Lợi ích XH ròng từ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn (B1) 63 1. Đường cầu Xã hội 63 2. Ước lượng hàm cung sản xuất 63 2.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất 63 2.2. Ước lượng hàm MC1 65 3. Ước lượng hàm chi phí thiệt hại môi trường cận biên 65 3.1. Ước lượng hàm tổng chi phí thiệt hại môi trường 65 3.2. Ước lượng hàm MEC1 66 4. Ước lượng hàm MSC1 66 5. Lợi ích xã hội ròng B1 66 5.1. Lợi ích xã hội ròng từ đường cung, cầu (B11) 66 5.2. Lợi ích xã hội ròng 67 B. Lợi ích XH ròng từ việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại XN phân Compost Cầu Diễn(B2) 67 1. Ước lượng hàm cung sản xuất MC2 67 1.1. Ước lượng hàm tổng chi phí sản xuất TC2 67 1.2. Ước lượng hàm MC2 69 2. Ước lượng hàm chi phí thiệt hại môi trường cận biên MEC2 69 2.1. Ước lượng hàm tổng thiệt hại môi trường TEC2 69 2.2. Ước lượng hàm MEC2 70 3. Ước lượng hàm cung xã hội MSC2 70 4. Xác định lợi ích XH ròng B2 70 C. Tính tổng lợi ích XH ròng Phương án 2 71 VI. So sánh các phương án theo lợi ích XH rong 71 VII. Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu 72 VIII. Lựa chọn phương án 79 Chương IV: Kết luận, kiến nghị và giải pháp 80 Lời cam đoan " Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường." Hà nội, ngày 30 tháng 4 năm 2003 Ký tên Chu Thanh Đức Phụ lục Tài liệu tham khảo Báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị TP. Hà Nội - Sở GTCC Hà Nội, URENCO, 2002. Báo cáo tham luận " Xây dựng mô hình thí điểm thu gom, phân loại rác SH tại nguồn trên địa bàn TP. Hà Nội" - Sở GTCC Hà Nội, URENCO, 2001. Bài giảng Sác xuất và Thống kê toán - Trường ĐHKTQD, Khoa toán kinh tế, Bộ môn điều khiển học, NXB Thống kê, 1999. Đề án " Xây dựng mô hình thí điểm thu gom phân loại rác SH tại nguồn bằng túi nhựa HDPE trên địa bàn phường Kim Liên" - Sở GTCC Hà Nội, URENCO, 6.2002. Giáo trình Quản lý Môi trường - Trường ĐHKTQD, Khoa Kinh tế - Quản lý Môi trường và Đô thị, 1996. Giáo trình lý thuyết thống kê, Trường ĐHKTQD, Bộ môn lý thuyết thống kê, NXB Giáo dục, 1998. Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững - Dự án Kinh tế chất thải, NXB Chính trị Quốc gia, 2.2002. Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam - Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Dự án VIETPRO - 2020, NXB Chính trị Quốc gia 1999. Kinh tế học Vi mô - Trường ĐHKTQD, Trung tâm đào tạo QTKD tổng hợp, bộ môn Kinh tế Vi mô, NXB Giáo Dục, 1996. KERRY TURNER, DAVID PEARCE - Kinh tế Môi trường - Dịch bởi: Nhóm cán bộ giảng dạy lớp kinh tế tài nguyên và môi trường, 1995. TS. Nguyễn Quang Dong - Bài giảng Kinh tế lượng, 2.2001. PTS. Nguyễn Quang Dong, GS - TS Vũ Thiếu - Bài tập và hướng dẫn phần mềm thực hành Kinh tế lượng - Hà Nội, 9.1999 . Mô hình toán Kinh tế - Đại học KTQD, Bộ môn điều khiển kinh tế - Hà Nội, 1998. Th.s Trần Võ Hùng Sơn - Nhập môn Phân tích lợi ích chi phí - NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29726.doc