Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được mục tiêu đó. Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia – nơi được kế hoạch hóa và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các quy luật thị trường, bất cứ một sai lầm nào đều có thể dẫn đến

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậu quả khó lường, thậm chí là phá sản. Do đó, việc ra quyết định đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm mục tiêu chỉ đạo, hướng dẫn để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích, đánh giá và đề ra những dự án chiến lược cho tương lai. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá cả, sản lượng, cơ cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận doanh nghiệp như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lại. Từ đó cho phép nhà quản trị đi đến nhiều quyết định quan trọng như: Chọn lựa dây truyền sản xuất, xác định giá bán sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm và xây dựng thị trường tiêu thụ, lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Với những đặc điểm trên việc vận dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, tuy nhiên việc vận dụng nó là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thương mại Đức Hà”. 1.2.Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Vận dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của kế toán quản trị vào lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Thương mại Đức Hà, từ đó giúp cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ cơ sở lý luận của phương pháp phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong quản lý kinh doanh. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của công ty, nhằm giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp xác định được khả năng hòa vốn và khả năng tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Đưa ra một số biện pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hơn phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi, các khoản mục phí. Chi phí biến đổi đơn vị. Giá bán xe máy. Lợi nhuận kinh doanh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty thương mại Đức Hà. Về nội dung: Phân tích hòa vốn và phân tích các quyết định trong kinh doanh của 2 loại xe máy Drama và Model II trong công ty. Một số biện pháp nhằm nhanh chóng đạt hòa vốn và tăng lợi nhuận qua việc ứng xử chi phí, ra quyết định quản lý. Về thời gian: Từ ngày 17/01/2007 đến ngày 17/05/2007. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán, chi phí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp. [Thông tư 53/2006/TT-BTC] Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (cost – volume – profit relationship analysics) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố giá bán, sản lượng, CPCĐ, CPBĐ và kết cấu mặt hàng đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. [Giáo trình kế toán quản trị- Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2000]. Việc phân tích thông qua mô hình CVP không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược marketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp 2.1.2. Mục đích phân tích CVP Mục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để có thể thực hiện phân tích CVP đòi hỏi người quản lý phải nắm vững cách ứng xử của chi phí, phân biết được CPCĐ, CPBĐ, phải hiểu rõ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo LĐG, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP như LĐG, tỷ lệ LĐG. 2.1.3. Vận dụng phân tích CVP trong kinh doanh Phân tích CVP có thể dùng cho các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi nhuận. Với các tổ chức tìm kiếm lợi nhuận, người quản lý thường nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đầu ra tới thu nhập (doanh thu), chi phí, lãi ròng. Các tổ chức không vì lợi nhuận cũng nghiên cứu mối quan hệ CVP vì các tổ chức này đều có nguồn lực hạn chế và cần hiểu kinh phí thay đổi thế nào khi khối lượng thay đổi để giúp cho người quản lý kiểm soát kinh phí. Trong các quyết định kinh doanh có thể vận dụng phân tích CVP vào hai nhóm quyết định là quyết định kinh doanh hoà vốn gắn với nội dung phân tích hoà vốn và các biện pháp chóng đạt hoà vốn, quyết định kinh doanh có lợi nhuận gắn các phương án lựa chọn làm tăng lợi nhuận. 2.2. Báo cáo kết quả theo LĐG Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo kết quả theo 2 phương pháp là phương pháp tài chính và phương pháp LĐG. Phương pháp tài chính: Đây là phương pháp truyền thống của cách lập báo cáo tài chính. Phương pháp này coi tất cả các chi phí sản xuất chung là chi phí sản phẩm và trở thành chi phí dưới dạng chi phí sản xuất của hàng bán. Báo cáo kết quả theo phương pháp tài chính có dạng sau: Doanh thu xxxxx (Trừ) Chi phí sản xuất hàng bán xxxx Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung Lãi gộp xxx (Trừ) Chi phí bán hàng Chi phí quản lý xx Lãi thuần hoạt động x Phương pháp LĐG: Theo phương pháp này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 yếu tố CPCĐ và CPBĐ, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. Báo cáo kết quả theo phương pháp LĐG có dạng sau: Doanh thu xxxxx (Trừ) CPBĐ xxxx Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp CPBĐ sản xuất chung CPBĐ bán hàng CPBĐ quản lý LĐG xxx (Trừ) CPCĐ xx CPCĐ sản xuất chung CPCĐ bán hàng CPCĐ quản lý Lãi thuần hoạt động x So sánh báo cáo kết quả theo phương pháp LĐG và phương pháp tài chính. Theo phương pháp tài chính Theo phương pháp LĐG Doanh thu xxxxx Doanh thu xxxxx Giá vốn hàng bán xxxx CPBĐ xxxx Lãi gộp xxx LĐG xxx Chi phí bán hàng, quản lý xx CPCĐ xx Lãi thuần hoạt động x Lãi thuần hoạt động x Sự giống nhau của 2 loại báo cáo này là cùng xem xét tới các chỉ tiêu như doanh thu, lãi thuần, cùng nguồn số liệu chi phí nhưng giữa 2 loại báo cáo này có rất nhiều điểm khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 báo cáo kết quả là tên gọi và cách phân loại chi phí: Báo cáo tài chính phân biệt chi phí thành chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, phương pháp này coi tất cả chi phí sản xuất là chi phí sản phẩm và trở thành chi phí sản xuất của hàng bán trừ giá vốn hàng bán, báo cáo kiểu LĐG phân biệt chi phí thành 2 loại CPCĐ và CPBĐ. Các nhà quản lý sẽ chia chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ra CPCĐ và CPBĐ, còn các chi phí trực tiếp nghiễm nhiên là CPBĐ. CPBĐ sẽ được xem xét trước sau đó là CPCĐ. Phương pháp LĐG nhấn mạnh số CPCĐ sẽ được trừ đi để có lãi thuần. Đặc điểm này của CPCĐ tập trung sự chú ý quản lý vào ứng xử và kiểm tra CPCĐ trong cả quản lý ngắn hạn và dài hạn. Kế toán tài chính chỉ sử dụng và lập báo cáo kết quả theo phương pháp tài chính còn kế toán quản trị sử dụng cả 2 loại báo cáo nhưng có sự phân biệt như sau: báo cáo kiểu tài chính thường nhấn mạnh vào việc lập cho từng mặt hàng, từng hoạt động hơn là cho toàn doanh nghiệp, báo cáo này để theo dõi thực hiện. Báo cáo kiểu LĐG có thể lập và sử dụng cho theo dõi thực hiện và ra quyết định, đặc biệt có tác dụng trong việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn. Khi nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó báo cáo của kế toán tài chính cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo LĐG lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó qua báo cáo kết quả theo LĐG có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận. 2.3. Các tính toán liên quan đến phân tích CVP 2.3.1.Chi phí sản xuất kinh doanh 2.3.1.1. Phân loại chi phí trong phân tích CVP Chi phí sản xuất kinh doanh là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Để quản lý và sử dụng hiệu quả chi phí, các nhà quản trị không phải chỉ biết chi phí là bao nhiêu mà quan trọng hơn phải hiểu được chi phí đã hình thành như thế nào? Ở đâu ? Chi phí đó liên quan như thế nào đến quyết định đang xem xét? Có thể tác động tới chúng như thế nào? Sự khôn khéo trong sử dụng của nhà quản trị được thể hiện ngay từ đầu khâu lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Việc nhận định và thấu hiểu cách phân loại của từng loại chi phí sẽ giúp cho các nhà quản trị có cơ sở để đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động có 2 mục đích chính sau: Xác định rõ vai trò của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp; Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành: Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến chế tạo sản phẩm trong một kỳ nhất định, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí ngoài sản xuất: Gồm 2 loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài việc phân loại chi phí thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất trong kế toán quản trị chi phí còn được phân loại thành chi phí thời kỳ (bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kế toán) và chi phí sản phẩm (gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào để bán lại). Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Việc phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng thiết thực trong quản lý chi phí, nó cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất làm tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí cho sản xuất. Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả và các khoản trích theo lương. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp về các dịch vụ mua từ bên ngoài như: điện, nước, điện thoại… Chi phí phát sinh bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí dùng cho hoạt động ngoài sản xuất ngoài 4 yếu tố đã nói trên. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Đây là cách phân loại quan trọng phục vụ trực tiếp cho việc phân tích CVP. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành: CPBĐ, CPCĐ, chi phí hỗn hợp. CPBĐ: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ với biến động về mức độ hoạt động của đối tượng. CPBĐ tính cho một đơn vị thì ổn định, không thay đổi, CPBĐ khi không có hoạt động bằng không. CPBĐ được phân thành CPBĐ biến đổi đều (tức là tổng CPBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với khối lượng hoạt động) và CPBĐ không đều ( tức là tổng CPCĐ tăng nhanh hoặc chậm hơn khối lượng hoạt động), phân tích CVP giả định rằng tất cả CPBĐ là CPBĐ đều. Đồ thị biểu diễn CPBĐ Q C CPBĐ không đều CPBĐ đều Q C CPCĐ: Là những khoản không biến đổi khi mức hoạt động thay đổi. CPCĐ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp, phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng tối thiểu và khối lượng tối đa mà doanh nghiệp định sản xuất. CPCĐ chỉ thay đổi khi mức hoạt động vượt qua phạm vi phù hợp. Theo cách nhìn nhận này CPCĐ được phân thành: CPCĐ tuyệt đối: Là CPCĐ mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi khối lượng hoạt động, còn chi phí trung bình thì giảm đi. Nhưng CPCĐ chỉ xét trong một khoảng khối lượng hoạt động nhất định. CPCĐ tương đối: Nếu tính đến các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác tối đa muốn tăng được khối lượng hoạt động cần phải bổ sung đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới. Khi đó xuất hiện chi phí cấp bậc. Q C Q C CPCĐ tuyệt đối Chi phí tương đối CPCĐ bắt buộc: Khi thay đổi mức hoạt động mỗi tổ chức có một số chi phí bắt buộc có thể không thay đổi trong một số năm. Chi phí bắt buộc thường xuất hiện khi có năng lực sản xuất, công cụ, tổ chức không thể giảm đến không. Chi phí cố định bắt buộc gồm số trả cho thế chấp, cầm cố hoặc thuê, trả lãi dài hạn, thuê tài sản, bảo hiểm, khấu hao TSCĐ, lương cán bộ chủ chốt… Chỉ khi có các thay đổi rất cơ bản của doanh nghiệp thì loại CPCĐ này mới thay đổi. CPCĐ không bắt buộc: Một số chi phí chỉ cố định ở một mức nào đó theo ý người quản lý. Các chi phí này không có quan hệ rõ ràng với mức đầu ra mà chỉ được xác định như một phần của quá trình lập kế hoạch theo một kỳ nào đó nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn kế hoạch, người quản lý quyết định sẽ chi một khoản chi phí không bắt buộc, ví dụ: chi phí quảng cáo, nghiên cứu, đào tạo… Người quản lý có thể dễ dàng chọn chi phí không bắt buộc cho giai đoạn dự thảo nếu thấy tác dụng của chúng, còn với chi phí bắt buộc thì không thể thay đổi nhanh chóng dù nó không có tác dụng và thậm chí có khi còn cản trở sản xuất. Chi phí không bắt buộc cũng quan trọng với việc đạt mục tiêu dài hạn nhưng trong ngắn hạn người quản lý có thể thay đổi mức độ, đặc biệt khi gặp khó khăn sẽ tìm cách cắt giảm chi phí không bắt buộc. Chi phí hỗn hợp: Bao gồm các thành phần của cả CPCĐ và CPBĐ. Nó giống như chi phí cấp bậc ở chỗ thành phần cố định được xác định bởi vùng hoạt động dự kiến nhưng điểm khác là CPCĐ chỉ có một vùng thích hợp và chỉ có một mức CPCĐ. Thành phần CPBĐ sẽ hoàn toàn biến đổi và tỷ lệ với mức hoạt động trong một vùng thích hợp riêng rẽ và được tính thêm vào với CPCĐ để có chi phí hỗn hợp. 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khối lượng Khối lượng nói lên mức độ hoạt động của đối tượng, tùy vào đặc điểm ra quyết định mà chỉ tiêu khối lượng được đo bằng các phương thức khác nhau. Trong kinh doanh chỉ tiêu khối lượng được thể hiện qua: doanh thu, khối lượng sản phẩm, mức dịch vụ, lao vụ. 2.3.2.1. Doanh thu Doanh thu có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tái sản xuất giản đơn và mở rộng…, nếu doanh thu không đủ bù đắp chi phí bỏ ra doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Doanh thu bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh từ các hoạt động khác nhau. Doanh thu bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động bất thường. 2.3.2.2. Sản phẩm Là khối lượng công việc mà doanh nghiệp đã sản xuất và đã được tiêu thụ ra ngoài kể cả thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang. 2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của một kỳ kinh doanh. Lợi nhuận là kết quả của 3 hoạt động chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tùy vào từng lĩnh vực, mục tiêu quản lý mà ta có thể có các tên gọi lợi nhuận khác nhau. Đối với kế toán tài chính Lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh với giá vốn hàng bán. Lợi nhuận thuần: Là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động này. Lợi nhuận bất thường: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập bất thường và chi phí bất thường. Đối với kế toán quản trị Lãi đóng góp: Với một sản phẩm: Lãi đóng góp là khoản chênh lệch giữa giá bán đơn vị và CPBĐ đơn vị. Với nhiều sản phẩm: Lãi đóng góp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng CPBĐ. Lãi thuần: Là khoản chênh lệch giữa lãi đóng góp và CPCĐ. 2.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP 2.4.1. LĐG LĐG là phần chênh lệch giữa doanh thu và CPBĐ. LĐG được dùng trước hết để bù đắp CPCĐ, số dư ra chính là lãi thuần. LĐG có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hoặc một đơn vị sản phẩm. LĐG tính cho một đơn vị sản phẩm gọi là LĐG đơn vị. LĐG đơn vị chính là phần còn lại của giá bán đơn vị sản phẩm sau khi trừ đi CPBĐ đơn vị. Gọi: x: Sản lượng tiêu thụ g : Giá bán a: CPBĐ đơn vị b: CPCĐ Ta có báo cáo thu nhập theo LĐG như sau: Tổng số Một sản phẩm Doanh thu gx g CPBĐ ax a LĐG (g – a) x g – a CPCĐ b Lãi thuần (g – a )x - b Từ báo cáo kết quả tổng quát trên ta có các trường hợp sau: Khi doanh nghiệp không hoạt động sản lượng bằng 0, nên lợi nhuận của doanh nghiệp P = - b, doanh nghiệp lỗ một khoản bằng CPCĐ. Khi doanh nghiệp hoạt động ở mức sản lượng xHV, là mức sản lượng tại đó có LĐG bằng CPCĐ, lợi nhuận của doanh nghiệp Pr = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn. (g –a)x - b = 0 xHV = b g – a Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xHV, lợi nhuận của doanh nghiệp là Pr = (g – a) x1 – b Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x 1 > xHV, lợi nhuận của doanh nghiệp là Pr = (g – a) x2 – b. Như vậy sản lượng tăng một lượng là ∆x = x2 - x 1 thì lợi nhuận tăng một lượng ∆ Pr = (g - a)(x2 - x1) ∆ Pr = (g - a)∆x Kết luận : LĐG trước hết dùng để trang trải CPCĐ và một khi sản phẩm được bán chưa đạt điểm hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Khi doanh nghiệp đã đạt hòa vốn thì thu nhập thuần túy sẽ tăng dần theo LĐG đơn vị tính cho từng đơn vị sản phẩm bán tăng thêm. Việc sử dụng LĐG cũng có một số nhược điểm sau: Không giúp cho nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm bởi vìi sản lượng của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp. Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có LĐG lớn thì lợi nhuận tăng lên nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của LĐG, cần sử dụng kết hợp khái niệm LĐG với khái niệm tỷ lệ LĐG. 2.4.2. Tỷ lệ LĐG Tỷ lệ LĐG là tỷ lệ phần trăm của LĐG tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm. Tỷ lệ LĐG = LĐG X 100 Doanh thu = g – a X 100 g Từ những dữ liệu trên trong báo cáo thu nhập ở phần trên ta có: Tại sản lượng x1, doanh thu gx1, lợi nhuận Pr 1= (g –a ) x1 – b Tại sản lượng x2, doanh thu gx2, lợi nhuận Pr 2= (g –a ) x2 – b Như vậy doanh thu tăng một lượng gx2 - gx1 thì lợi nhuận tăng một lượng ∆ Pr = (g - a)(x2-x1) = (g - a)(x2-x1) x g g = (g – a) x (x2 – x1) g g = Tỷ lệ LĐG x Doanh thu tăng lên Kết luận : Thông qua khái niệm về tỷ lệ LĐG ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, khi doanh thu tăng lên một lượng thì lợi nhuận cũng tăng một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ LĐG. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận… thì ở những bộ phận nào có tỷ lệ LĐG càng lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. 2.4.3. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh Đối với các nhà vật lý đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động nhỏ. Đối với nhà quản lý, đòn bẩy có nghĩa là bằng cách nào đó doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận với sự tăng nhỏ hơn về doanh số hoặc khối lượng sản phẩm. Một trong những loại đòn bẩy mà người quản lý sử dụng để làm được điều này là đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh là một thuật ngữ phản ánh về mức độ sử dụng của CPCĐ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần CPCĐ cao hơn CPBĐ doanh nghiệp đó gọi là có đòn bẩy kinh doanh hơn và ngược lại. Đòn bẩy kinh doanh lớn doanh nghiệp có thể đạt được tỷ lệ tăng cao hơn về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng thấp hơn về doanh thu. Đòn bẩy kinh doanh nhỏ doanh nghiệp có tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu. Đòn bẩy kinh doanh cao thì rủi ro cao hơn vì nó có thể cho lãi cao hơn nhưng cũng có thể cho lỗ lớn hơn. Để kiểm soát và sử dụng đòn bẩy kinh doanh phù hợp và có hiệu quả, các nhà quản lý cần xác định được độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh = Tốc độ tăng lợi nhuận x 100 Tốc độ tăng doanh thu Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho biết khi doanh thu tăng 1% thì lãi thuần tăng bao nhiêu phần trăm, nên nó là một công cụ để dự kiến lãi ròng. Tại sản lượng x1, doanh thu gx1, lợi nhuận P1= (g –a ) x1 – b Tại sản lượng x2, doanh thu gx2, lợi nhuận P2= (g –a ) x2 – b Tốc độ tăng lợi nhuận ∆ Pr = (g - a)(x2-x1) x 100 (g –a ) x1 – b Tốc độ tăng doanh thu = gx1 - gx2 x 100 gx1 = x2 - x1 x 100 x1 Đòn bẩy kinh doanh = (g - a)(x2-x1) x 100 (g –a ) x1 – b x2-x1 x1 = (g –a ) x1 X 100 (g –a ) x1 – b = LĐG X 100 LĐG – CPCĐ Như vậy đòn bẩy kinh doanh đặt trọng tâm vào CPCĐ và tỷ lệ thuận với CPCĐ. 2.5. Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên không một doanh nghiệp nào hoạt động mà không muốn doanh nghiệp mình đạt lợi nhuận cao. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình. 2.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động kinh doanh bỏ ra, hay nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi cũng không có lỗ. Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của hai đường biểu diễn: doanh thu và chi phí. Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau: Doanh thu CPBĐ LĐG CPBĐ CPCĐ Lãi thuần hoạt động Tổng chi phí Lãi thuần hoạt động Như vậy, mô hình trên thể hiện: LĐG = CPCĐ + Lãi thuần DT = CPBĐ + CPCĐ + Lãi thuần Theo khái niệm trên điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi thuần bằng không. Nói cách khác, tại điểm hòa vốn lãi đóng góp sẽ bằng CPCĐ. LĐG = CPCĐ Hày Slg (g – CPBĐ đơn vị) = CPCĐ (*) Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét kinh doanh trong mỗi quan hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điểm hòa vốn, từ đó có các chính sách và biện pháp tích cực chỉ đạo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quẩ kinh tế cao. 2.5.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn Tại điểm hòa vốn thì tổng chi phí được bù đắp. Khi xác định điểm hòa vốn là phải xác định số lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn, thời gian hòa vốn. Có thể xác định điểm hòa vốn theo 2 phương pháp: Phương pháp đại số hay còn gọi là phương pháp phương trình và phương pháp vẽ đồ thị. 2.5.2.1. Phương pháp đại số a. Xác định số lượng hòa vốn Số lượng hòa vốn là số lượng hàng hóa tiêu thụ mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hóa đó. Số lượng hòa vốn phản ánh số lượng tối thiểu của mỗi loại sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải sản xuất và tiêu thụ trong mỗi kỳ để bù đắp được mọi chi phí. Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp không lãi không lỗ, tức là lợi nhuận bằng không. Gọi số lượng hòa vốn là SLHV. Từ phương trình (*) ở phần trên rút ra SLHV( g – CPBĐ đơn vị) = CPCĐ SLHV = CPCĐ G – CPBĐ đơn vị SLHV = CPCĐ (1) LĐG đơn vị Hay Tuy nhiên việc xác định số lượng hòa vốn theo công thức (1) thường phải gắn với các giả thiết sau: Chi phí của doanh nghiệp phải được phân tích thành CPCĐ và CPBĐ. Giá bán của đơn sản phẩm dự kiến không thay đổi trong một giai đoạn nhất định. Tổng CPBĐ thay đổi tỷ lệ với sản lượng sản phẩm tiêu thụ, nghĩa là giữa chúng có mối quan hệ tuyến tính. Đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất hoặc bán một loại sản phẩm hàng hóa thì CPCĐ là của loại hàng hóa đó hoặc CPCĐ có thể phân chia được cho từng sản phẩm hàng hóa nếu có nhiều sản phẩm hàng hóa. Bởi vậy với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị tương đối lớn hoặc chuyên môn hóa thì dễ dàng tính được số lượng hòa vốn. b. Xác định doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, đó là doanh thu tối thiểu cần đạt được để đủ trang trải các chi phí đã phát sinh trong kinh doanh, phần doanh thu sau hòa vốn là doanh thu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh thu thực hiện trong kỳ mà thấp hơn doanh thu hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ và ngược lại nếu doanh thu thực hiện trong kỳ cao hơn doanh thu hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ có lãi. Doanh thu thực hiện càng lớn hơn doanh thu hòa vốn bao nhiêu thì lãi thu được càng nhiều bấy nhiêu. Doanh thu hòa vốn thông thường được xác định tại đầu kỳ hoạt động kinh doanh. Doanh thu hòa vốn là doanh thu của sản lượng hòa vốn, do vậy doanh thu hòa vốn được xác định bằng cách lấy sản lượng hòa vốn nhân với giá bán DTHV = SLHV x g DTHV = CPCĐ x g LĐGđơn vị DTHV = CPCĐ LĐGđơn vị g DTHV = CPCĐ Tỷ lệ LĐG Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau thì khó có thể tính riêng CPCĐ cho từng hoạt động, nhưng có thể tính sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng theo các bước sau: Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu mặt hàng tiêu thụ. Tỷ lệ kết cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ lệ phần trăm của mỗi mặt hàng trong tổng số các sản phẩm tiêu thụ và có thể được xác định dựa vào số lượng hiện vật các đơn vị tiêu thụ hoặc dựa vào đơn vị tiền tệ (doanh thu). Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i = Doanh thu mặt hàng i x 100 Tổng doanh thu Bước 2: Xác định tỷ lệ LĐG bình quân của các mặt hàng Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung (DTHVC) DTHVC = CPCĐ Tỷ lệ LĐG Bước 4 : Xác định doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng Doanh thu hòa vốn mặt hàng i DTHVi = DTHVC x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i Sản lượng hòa vốn mặt hàng i SLHVi = DTHVi Gi c. Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng có thể khai thác hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu có thể khai thác trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán là không đổi). Gọi sản lượng tiêu thụ trong kỳ là SLTT thì tỷ lệ hòa vốn (h) được xác định h (%) = SLHV x 100 SLTT = CPCĐ x 100 LĐG x SLTT Thông qua tỷ lệ hòa vốn người quản lý có thể đánh giá được doanh nghiệp có đạt được hòa vốn trong kỳ hay không. Nếu tỷ lệ hòa vốn lớn hơn 1 thì công suất thiết kế không cho phép doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn. Nếu tỷ lệ hòa vốn càng nhỏ hơn 1 càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp là rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao. Doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận mà không cần đầu tư thêm thiết bị lâu bền. d. Thời gian hòa vốn Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm trên thị trường có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. Dựa vào sản lượng Thời gian hoà vốn = Sản lượng hoà vốn x 12 tháng Sản lượng tiêu thụ cả năm Dựa vào doanh thu Thời gian hoà vốn = Doanh thu hoà vốn x 12 tháng Doanh thu bán hàng cả năm Với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng tương đối đều đặn theo thời gian thì thường xây dựng thời gian hòa vốn còn các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa vụ thì không xác định thời gian hòa vốn. e. Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn còn gọi là số dư an toàn được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được - Mức doanh thu an toàn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những doanh nghiệp có CPCĐ chiếm tỷ trọng lớn thì thỉ lệ lãi đóng góp lớn. Do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và doanh nghiệp có doanh thu an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Tỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toàn x 100 Mức doanh thu đạt được 2.5.2.2. Phương pháp đồ thị Đồ thị của điểm hòa vốn là một hình thức biểu hiện mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường sau: Trục hoành Ox: Phản ánh mức._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0068.doc
Tài liệu liên quan