Phân tích cấu trúc vốn và biện pháp giảm chi phí sử dụng vốn tại Công ty chế biến xuất khẩu Minh Hải

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN A. CẤU TRÚC VỐN I. Cấu trúc vốn tối ưu và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu 1. Cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường theo một cơ cấu nào đó, được dùng cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu doanh nghiệp có thể tác động đến giá trị và chi phí sử dụng vốn của mình bằng cách thay đổi cấu trúc vốn hay khôn

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích cấu trúc vốn và biện pháp giảm chi phí sử dụng vốn tại Công ty chế biến xuất khẩu Minh Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g? Và quyết định đầu tư hay không đầu tư vào một dự án nào đó có thay đổi hay không? Ngoài ra khi cấu trúc vốn thay đổi thì rủi ro công ty có thay đổi không? Mục tiêu của đề tài này là xem xét và phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc lên giá trị doanh nghiệp và thu nhập của cổ đông. 2. Cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường cho phép tối đa hóa thu nhập của chủ sở hữu, tối thiểu hóa rủi ro và tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối ưu. Một công ty có thể có một cấu trúc vốn tối ưu bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp. như vậy công ty có thể hạ thấy chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ (vì khi sử dụng nợ công ty sẽ được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế). Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng do đó nhà đầu tư sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận đòi hỏi rE. Mặc dù vậy sự gia tăng rE lúc đầu cũng không hoàn toàn xóa sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẽ hơn cho đến khi nào nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa. tình hình này được mô tả ở hình sau: Nhìn vào hình chúng ta thấy rằng lúc đầu rE tăng khi tỷ lệ đòn bẩy gia tăng trong khi rD không đổi và do hưởng được lợi ích từ tấm chắn thuế khi gia tăng sử dụng nợ nên chi phí sử dụng vốn bình quân giảm (WACC). Nhưng khi đòn bẩy tài chính gia tăng đến điểm X vào đó thì WACC tăng lên, do ruit ro tăng lên khiến cho rE và rD cũng tăng lên. Như vậy tại điểm X là điểm có chi phí sử dụng vốn thấp nhất hay tại đó doanh nghiệp có cấu trúc vốn tối ưu. 3. Các nhân tố tác động đến việc cây dựng cấu trúc vốn Khi thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu chúng ta cần chú ý đến một số yếu tố ảnh hưởng như sau: Rủi ro doanh nghiệp Rủi ro phát sinh đối với tài sản của công ty ngay cả khi công ty không sử dụng nợ. công ty nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu. Thuế thu nhập công ty Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp công ty tiết kiệm thuế. Tuy nhiên điều này sẽ không còn có ý nghĩa nữa đối với những công ty nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp. Sự chủ động về tài chính Sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối tài sản khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty. Các tiêu chuẩn ngành Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều. các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tư, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tư cổ phần thường và các ngân hàng thương mại thường so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lường bởi các tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động. Tóm lại các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cấu trúc vốn thường đi tới kết luận là có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp cá thể. Tác động của tín hiệu Khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Với sự kiện này có thể được coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trường tài chính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tương lai do các giám đốc của doanh nghiệp hoạch định. Những tín hiệu do các thay đổi cấu trúc vốn cung cấp là đáng tin cậy vì nếu các dòng tiền tương lai không xảy ra, doanh nghiệp phải chịu số tiền phạt tức chi phí phá sản có thể có. Nói chung, các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằng các cung ứng chứng khoán mới đưa tới các đáp ứng giá chứng khoán giảm. việc mua lại cổ phần thường là sẽ đưa tới các lợi nhuận được công bố dương lớn từ cổ phần thường của doanh nghiệp. các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính thường gắn với thu nhập cổ phần dương và các hành động làm giảm đòn bẩy tài chính gắn với thu nhập cổ phần âm. Vì vậy khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn ảnh thu nhập tương lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của các giám đốc mà giao dịch được đề xuất sẽ chuyển đến thị trường. Tác động ưu tiên quản trị Lý thuyết tự phân hạng cho rằng có thể không có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng và hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. Các giám đốc điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phần thường ra bên ngoài trong khi tránh các thay đổi lớn trong số lượng cổ phần. nếu cần phải có tài trợ từ bên ngoài, các chứng khoán an toàn nhất phải được phát hành trước. cụ thể nợ thường là chứng khoán đầu tiên được phát hành và vốn cổ phần được bán ra bên ngoài là giải pháp cuối cùng. Ưu tiên cho tài trợ nội bộ dựa trên ước muốn tránh các biện pháp kỷ luật và giám sát sẽ xảy ra khi bán chứng khoán mới ra công chúng. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn Quyết định cấu trúc vốn là một trong những quyết định trọng tâm quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Trước hết, hầu như chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa đến các thay đổi trong giá trị thị trường của doanh nghiệp. thứ hai, lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí đại lý và chi phí phá sản gia tăng làm bù trừ lợi thế về thuế của nợ. thứ ba, cấu trúc vốn tối ưu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. thứ tư, khi các giám đốc thực hiện thay đổi thể hiện trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các hành động này sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến các nhà đầu tư. Các vấn đề đạo đức: tác động của mua lại bằng vốn vay (LBO) đối với cổ đông Mua lại bằng vốn vay đặt ra các vấn đề đạo đức quan trọng. các quyền lợi có tính cạnh tranh của cổ đông sẽ được giải quyết như thế nào trong các mua lại bằng vốn vay và trong các giao dịch tài chính quan trọng khác? Tuy nhiên, các câu hỏi này ít khi có được câu trả lời đơn giản. một vài vấn đề xem xét khi thảo luận về tính đạo đức của các mua lại bằng vốn vay: ° Có phải việc duy trì số lượng nhân viên và các cơ sở hoạt động không hiệu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác vì lợi ích lâu dài của nhân viên hay không? ° Trong các giao dịch mua lại bằng vốn vay, các trái chủ có thực sự bị thiệt hại khi tính đến các điều khoản bảo vệ trong hợp đồng ký kết lúc họ mua trái phiếu với mối liên hệ giữa lợi tức trái phiếu và thỏa hiệp bảo vệ không? Các đòi hỏi của nhà cho vay và các cơ quan xếp hạng trái phiếu Các đòi hỏi của nhà cho vay và các cơ quan xếp hạng trái phiếu thường định ra các giới hạn cho việc chọn lựa cấu trúc vốn của doanh nghiệp như là một điều kiện để cung cấp tín dụng hay duy trì xếp hạng của trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý Việc cấp quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp ??? vài giám đốc chấp nhận các cấu trúc vốn có nhiều rủi ro một cách khác thường hay có mức rủi ro thấp một cách khác thường. khi một cấu trúc vốn dưới tối ưu được chọn, thị trường tài chính sẽ phạt doanh nghiệp vì hành động (lựa chọn) này. II. Tác động của cấu trúc vốn tối ưu đến doanh lợi và rủi ro 1. Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính 1.1. Khái niệm rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là rủi ro thể hiện sự biến động của thu nhập trên mỗi cổ phần kết hợp với rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh do công ty sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình. Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng tiền cố định chi ra để trả lãi hay cổ tức cũng gia tăng. Kết quả là xác suất mất khả năng chi trả cũng tăng theo. Tuy nhiên lý do mà một doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để tăng thu nhập có thể cho các cổ đông. 1.2. Khái niệm đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là một đòn bẩy kinh tế xảy ra khi một phần tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng những chứng khoán phải trả với tỷ suất lợi nhuận cố định (tài trợ bằng cổ phần ưu đãi, bằng nợ) cụ thể đòn bẩy tài chính là việc sử dụng chi phí tài chính cố định, lấy chi phí tài chính cố định làm điểm tựa để gia tăng thu nhập cho chủ sở hữu (EPS, ROE). Từ khái niệm trên ta có thể rút ra mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính như sau: Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần nhưng cũng ngay lúc đó chúng cũng sẽ đưa cổ đông tới một mức độ rủi ro lớn hơn: nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư cao thì tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên cao hơn và ngược lại nếu tỷ suất trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần sẽ thấp hơn. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng sẽ gia tăng được lợi ích cho cổ đông thường. nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể sử dụng những nguồn vốn có chi phí cố định, bằng việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi, để tạo ra thu nhập lớn hơn chi phí chi trả cho việc huy động vốn có chi phí tài chính cố định. Phần còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường. điều đó được thể hiện rõ hơn khi chúng ta phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT) và lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). 1.3. Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ đông thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng thu nhập cho cổ đông. Tuy nhiên việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo gia tăng rủi ro. Để thấy được tác động của đong bẩy tài chính đối với thu nhập và rủi ro của cổ đông, chúng ta xem xét ví dụ sau: PA1 : không sử dụng đòn bẩy tài chính. PA2 : sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ là 30% PA3 : sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ là 60% Ứng với từng phương án tài trợ, cấu trúc vốn của công ty như sau: CẤU TRÚC VỐN Đòn bẩy tài chính (Tỷ lệ nợ/tổng tài sản) PA1 PA2 OA3 0% 30% 60% Tổng tài sản 10.000.000 5.000.000 5.000.000 Nợ 0 1.500.000 3.000.000 Vốn cổ phần 10.000.000 3.500.000 2.000.000 Số lượng cổ phần 100.000 70.000 40.000 BÁO CÁO THU NHẬP TH1: Công ty A có EBIT là 1.000.000, tức ROA = 20% PA1 PA2 PA3 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 10.000.000 10.000.000 10.000.000 Lãi vay ® 0 150.000 300.000 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 10.000.000 8.500.000 700.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 400.000 340.000 280.000 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 600.000 510.000 420.000 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 6 7,3 10,5 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 12% 14,6% 21% Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau Với mức EBIT = 10.000.000 tương đương ROA = 20%, PA3 là phương án đem lại EPS và ROE cao nhất co công ty (EPS = 10,5 và ROE = 21%). Do đó vì mục tiêu tối đa hóa thu nhập cho cổ đông công ty chắc chắn chọn PA3. Pa3 có mức đòn bẩy tài chính cao nhất (60%) là phương án tốt nhất vì khi sử dụng mức độ đòn bẩy này công ty đã đảm bảo điều kiện để nhận được mặt thuận lợi của đòn bẩy tài chính là ROA > 0 và ROA > rD (ROA = 20%, rD = 10%). TH2: Tác động của một sự sụt giảm 25% trong EBIT xuống còn 750.000, ROA = 15% PA1 PA2 PA3 Lợi nhuận trước thuế và trả lãi vay (EBIT) 7.500.000 7.500.000 7.500.000 Lãi vay (R) 0 150.000 300.000 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 7.500.000 600.000 450.000 Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 300.000 240.000 180.000 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 450.000 360.000 270.000 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 4,5 5,1 6,75 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 9% 10,3% 13,5% Phần trăm thay đổi của ROE -25% -29,5% -35,7% Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Trong TH1 cho thấy tác động của việc tăng mức độ đòn bẩy tài chính từ 0 đến 30% lên 60% đã làm cho ROE tăng từ 12% lên 14,6% lên 21% do công ty hiện đang ó ROA = 20% trong khi sử dụng đòn bẩy công ty chỉ trả chi phí là 10%. Như vậy khi công ty sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn sai biệt giữa ROA và rD tăng lên càng cao thì sẽ đem lại thu nhập cho cổ đông càng lớn. tuy nhiên việc sử dụng và gia tăng đòn bẩy tài chính tạo ra sự gia tăng ROE cho cổ đông cũng đồng thời tạo ra rủi ro gia tăng. Cụ thể TH2 khi EBIT giảm 25%, ROA của PA1 giảm 25% nhưng PA2 và PA3 thì tỷ lệ giảm trong ROE luôn cao hơn trong EBIT. Cụ thể với PA2 mức độ đòn bẩy tài chính là 30%, ROE giảm 29,5% ; với PA3 mức độ tài chính đòn bẩy tài chính là 60%, ROE giảm 35,7%. TH3: tác động của một sự sụt giảm 70% trong EBIT xuống còn 300.000, ROA = 6% PA1 PA2 PA3 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 300.000 300.000 300.000 Lãi vay (R) 0 150.000 300.000 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 300.000 150.000 0 Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 120.000 60.000 0 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 180.000 90.000 0 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 1,8 1,3 0 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 3,6% 2,6% 0 Phần trăm thay đổi của ROE -70% -82,4% -100% Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Tác động trong việc giảm 70% trong EBIT ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của chủ sở hữu vì nếu với PA1 không sử dụng đòn bẩy tài chính thì ROE chỉ giảm 70% bằng với sự sụt giảm trong EBIT, trong khi đó với PA2 ROE giảm 82,4% và PA3 ROE giảm 100%. Đặc biệt là sự giảm sụt trong EBIT này đã làm thay đổi cả quyết định tài trợ của công ty vì với giá trị EBIT này để nhằm mục tiêu tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu công ty sẽ chọn PA1. Xảy ra tình trạng này là do mặc dù công ty vẫn hoạt động có lãi với ROA = 6% nhưng công ty phải tốn đến 10% để chi trả cho chi phí sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau chung: Như vậy đòn bẩy tài chính luôn mang tính hai mặt: Một mặt, sử dụng và gia tăng đòn bẩy tài chính có thể tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu khi ROA > 0 và ROA > rD thì khi gia tăng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho thu nhập của chủ sở hữu cao sẽ càng cao hơn nữa. Mặt khác, sử dụng và gia tăng đòn bẩy tài chính có thể đưa cổ đông đến một rủi ro lớn hơn nghĩa là khi ROA < rD cùng việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho thu nhập của chủ sở hữu giảm thấp hơn nữa. đặc biệt nghiêm trọng hơn khi doanh nghiệp hoạt động bị thua lỗ không có khả năng thanh toán lãi vay, thì việc sử dụng và gia tăng đòn bẩy tài chính sẽ khuếch đại lỗ lên rất nhiều và nhanh chóng đưa doanh nghiệp đi đến phá sản. 1.4. Tấm chắn thuế từ lãi vay Khi công ty sử dụng nợ dài hạn để tài trợ thì công ty luôn nhận được một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Đây được xem là lợi ích chủ yếu có được từ việc vay nợ. khoản sinh lời này cũng được coi là một khoản mà chính phủ đã trợ cấp cho các công ty dưới hình thức giảm thuế để khuyến khích công ty sử dụng các khoản vay nợ. Gọi T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và R là lãi vay, thì khoản trợ cấp này hàng năm sẽ là (T ´ R). Do đó khi công ty sử dụng càng nhiều nợ vay thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay này càng lớn. tuy nhiên công ty cũng cần chú ý là khi gia tăng nợ vay ngày càng lớn thì rủi ro tài chính mà công ty gánh chịu cũng ngày càng gia tăng. Do đó công ty nên thận trọng cân nhắc kỹ trước khi quyết định gia tăng nợ vay trong cấu trúc vốn. 1.5. Rủi ro tài chính và độ nghiêng đòn bẩy tài chính Có thể dùng nhiều tỷ số tài chính khác nhau để đo lường rủi ro gắn với việc sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. các tỷ số này bao gồm tỷ số nợ trên tổng tài tài sản, tỷ số nợ trên vốn cổ phần thường, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay. Bây giờ là một phương pháp khác để đo lường rủi ro tài chính của một doanh nghiệp là độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL). Độ nghiêng đòn bẩy tài chính là thước đo độ nhạy cảm, tính không chắc chắn của EPS khi EBIT thay đổi, cụ thể độ nghiêng đòn bẩy tài chính được tính như phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần do phần trăm thay đổi trong EBIT. DFL tại X = Phần trăm thay đổi trong EPS Phần trăm thay đổi trong EBIT Hay: Với DEPS và DEBIT là các thay đổi trong EPS và EBIT. Vì DFL của một doanh nghiệp khác nhau ở mỗi mức EBIT cần xác định điểm X tại đó muốn tính đòn bẩy. công thức đo lường DFL của một doanh nghiệp khá bất tiện vì cần sử dụng hai dự báo về EBIT và EPS, đòi hỏi phải có số liệu ít nhất của hai kỳ. và sau đây là những công thức thường dùng: Cấu trúc gồm cổ phần thường và nợ: Cấu trúc gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, nợ: Với Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ dự định. P là giá bán một sản phẩm. V là biến phí cho một đơn vị sản phẩm. F là định phí sản xuất chung. R là chi phí trả lãi vay. DP là cổ tức cổ phần ưu đãi. T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Lưu ý: ¨ Không giống như chi tả lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi không được khấu trừ thuế. Vì vậy trên cơ sở thuế có thể so sánh được, một đô-la cổ tức cổ phần ưu đãi có chi phí cao hơn một đô-la chi trả lãi vay. Chúng ta cần đặt lãi vay và cổ tức cổ phần ưu đãi trên một cơ sở trước thuế tương quan với nhau. ¨ Công thức (2) (3) được dùng để xác định DFL của những doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm. ¨ Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm DFL được tính như sau: Cấu trúc vốn cổ phần thường và nợ: Cấu trúc vốn gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và nợ: ¨ Doanh nghiệp có thể thay đổi DFL bằng cách tăng hay giảm các chi phí tài chính cố định. Số lượng chi phí hoạt động tài chính cố định của một doanh nghiệp tùy thuộc vào hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của mình. Như vậy một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ và cổ phần ưu đãi tương đối lớn trong cấu trúc vốn sẽ có chi phí tài chính cố định tương đối lớn và một DFL cao. 2. Phân tích EBIT – EPS, một kỹ thuật quan trọng trong hoạch định cấu trúc vốn Phân tích quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của cổ đông. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ tìm một điểm bàng quan (indifferent point), còn gọi là điểm hòa vốn tức là điểm có giá trị EBIT mà ở đó phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Để minh họa phân tích quan hệ EBIT – EPS, chúng ta xem xét ví dụ sau đây: Công ty A có nguồn vốn dài hạn 10 triệu USD hoàn toàn từ nguồn vốn cổ phần thường. công ty cần huy động thêm 5 triệu USD cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty xem xét 3 phương án huy động vốn: phương án 1: phát hành cổ phiếu thường; phương án 2: phát hành trái phiếu với lãi suất 12%; phát hành cổ phiếu ưu đãi với cổ tức 11%. Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) hàng năm của công ty hiện tại là 1.5 triệu USD. Thuế thu nhập của công ty là 40% và công ty hiện có 200.000 cổ phần. nếu sử dụng phương án thứ nhất, công ty có thể bán thêm 100.000 cổ phần với giá 50 USD/cổ phần để huy động thêm 5 triệu USD. Mục tiêu của chúng ta là phân tích ra điểm bàng quan, tức là điểm mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Trước hết, chúng ta xác định EPS theo công thức sau: Trong đó: R: là lãi suất hàng năm phải trả. DP: là cổ tức hàng năm phải trả. T: là thuế suất thuế thu nhập của công ty. NE: là số lượng cổ phần thông thường. Để xác định EPS của công ty theo 3 phương án tài trợ, chúng ta lập bảng tính toán dưới đây: Bảng tính EPS theo 3 phương án tài trợ: Phương án tài trợ Cổ phiếu thường Nợ Cổ phiếu ưu đãi Lợi nhuận trước thuế là lãi (EBIT) $2.700.000 $2.700.000 $2.700.000 Lãi suất (R) 0 600.000 2.700.000 Thuế thu nhập (EBIT ´ T) 1.080.000 840.000 1.080.000 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 1.620.000 1.260.000 1.260.000 Cổ tức cổ phiếu ưu đãi (DP) 1.260.000 1.260.000 550.000 Lợi nhuận dành cho cổ đông thường 1.620.000 1.620.000 1.070.000 Số lượng cổ phần (NE) 300.000 200.000 200.000 Lợi nhuận trên cổ phần (EPS) 5,40 6,30 5,35 Dựa vào kết quả bảng tính toán trên chúng ta có thể xác định điểm hòa vốn EBIT bằng một trong hai phương pháp: phương pháp hình học và phương pháp đại số. a) Xác định điểm hòa vốn bằng phương pháp hình học: Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS chúng ta có thể tìm ra được điểm hòa vốn EBIT, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Để làm được điều này chúng ta xây dựng đồ thị như trên hình vẽ. đối với mỗi phương án, chúng ta lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cả các điểm của EBIT. Trước hết trên đồ thị chúng ta chọn các điểm có hành độ lần lượt là 5,40 ; 6, 30 và 5,35 (5,40 và 5,35 gần nhau nên trên đồ thị chúng gần như trùng nhau). Kế đến chúng ta tìm điểm thứ hai bằng cách lần lượt cho EPS = 0 để tìm ra EBIT tương ứng. Với phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường: EBIT = 0 Nối hai điểm có tọa độ (0 ; 0) và (2,7 ; 5,4) chúng ta có được đường thẳng phản ánh EPS theo phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. Với phương án tài trợ bằng nợ: Nối hai điểm có tọa độ (0,6 ; 0) và (2,7 ; 6,3) chúng ta có được đường thẳng phản ánh EPS theo phương án tài trợ bằng nợ. Với phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi: Nối hai điểm có tọa độ (0,96 ; 0 ) và (2,7 ; 5,35) chúng ta có được đường thẳng phản ánh EPS theo phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi. Đồ thị xác định điểm hòa vốn EBIT theo 3 phương án. (hình vẽ 1.2.3) Trên hình vẽ hai điểm cắt nhau giữa đường thẳng cổ phiếu thường với đường thẳng nợ và cổ phiếu ưu đãi cho chúng ta hai điểm hòa vốn EBIT vì ở điểm đó các phương án tài trợ đều đem lại cùng EPS. b) Xác định điểm hòa vốn bằng phương pháp đại số Phương trình xác định điểm hòa vốn (EBIT) của hai phương án tài trợ 1 và 2 đượ viết như sau: Với NE tiêu biểu cho số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng của phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần. NDE tiêu biểu cho số cổ phần thường chưa chi trả của phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài chính (PA2). EBIT là EBIT hòa vốn EBIT giữa hai phương án tài trợ 1 và 2. Trong ví dụ chúng ta tìm điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thương như sau: Thực hiện tương tự chúng ta có thể tìm được điểm hào vốn EBIT giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu thương và cổ phiếu ưu đãi: ² Ý nghĩa của điểm hòa vốn EBIT Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số chúng ta tìm thấy điểm hòa vốn EBIT giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là 1,8 triệu USD. Điều này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm hào vốn EBIT thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm hòa vốn EBIT thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. Tương tự điểm hòa vốn EBIT giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi là 2,75 triệu USD. Nếu EBIT nằm dưới điểm này thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm hòa vốn EBIT thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. 3. Quy trình hoạch đinh cấu trúc vốn trong thực tế Quy trình gồm 5 bước: – Bước 1: Tính toán mức EBIT dự kiến sau khi mở rộng hoạt động. Căn cứ trên kinh nghiệm hoạt động đã qua và một dự kiến bề tác động của việc mở rộng kinh doanh, giám đốc tài chính của công ty A ước tính EBIT dự kiến sẽ là 2.7 triệu USD/năm trong các điều kiện hoạt động bình thường. – Bước 2: Ước lượng tính khả biến của mức lợi nhuận kinh doanh này. Dựa trên thành quả quá khứ của công ty qua nhiều chu kỳ kinh doanh mà ta tính được độ lệch chuẩn của lợi nhuận. – Bước 3: Tính toán điểm hòa vốn EBIT giữa hai phương án tài trợ - thêm nợ vay mới hay duy trì cấu trúc vốn 100% cổ phần. Dùng phương pháp phân tích EBIT – EPS vừa trình bày, giám đốc tài chính đã tính được điểm hòa vốn EBIT là 1.8 triệu USD. – Bước 4: Phân tích các ước lượng này trong bối cảnh rủi ro mà công ty sẵn sàng chấp nhận. – Bước 5: Xem xét các chứng cứ thị trường để xác định cấu trúc vốn đề xuất có quá rủi ro không. Việc làm này liên quan đến các điểm sau: mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, định mức ngành cho các tỷ số đòn bẩy và chỉ số khả năng thanh toán, khuyến cáo của các ngân hàng đối với doanh nghiệp. Bước này chỉ được thực hiện sau khi cấu trúc vốn đề xuất đáp ứng được các thí nghiệm “nội bộ” và tính khả thi của nó. Đòn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi: làm tăng lợi nhuận dự kiến nhưng cũng làm tăng rủi ro. Nếu gia tăng trong rủi ro cảm nhận được lớn hơn gia tăng trong thu nhập dự kiến, chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp có thể tăng thay vì giảm, và giá trị của doanh nghiệp sẽ sụt giảm. Điều quan trọng cần ghi nhận là doanh nghiệp không cần cảm thấy bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn ngành trong việc ấn định cấu trúc vốn riêng của mình. Thí dụ, nếu một doanh nghiệp có truyền thống sinh lợi cao hơn một doanh nghiệp trung bình trong ngành, hay nếu lãi trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp ổn định hơn lãi trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp trung bình trong ngành, thì doanh nghiệp này có thể chấp nhận một đòn bẩy tài chính cao hơn. Lựa chọn tối hậu về kiến trúc vốn liên quan đến một phân tích thận trọng các rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong tương lai so với các doanh nghiệp khác trong ngành. 4. Cấu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp Tài nguyên cơ bản của một doanh nghiệp là dòng các lưu kim do tài sản của doanh nghiệp sản xuất ra. Khi doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần thường, tất cả các dòng tiền đó thuộc về các cổ đông. Khi doanh nghiệp phát hành cả chứng khoán nợ và chứng khoán cổ phần thường, doanh nghiệp phải phân chia các dòng tiền thành hai dòng: một dòng tương đối an toàn thuộc về chủ nợ và một dòng rủi ro hơn thuộc về cổ đông. Hỗn hợp các chứng khoán khác nhau của doanh nghiệp được gọi là cấu trúc vốn của doanh nghiệp. lựa chọn cấu trúc vốn cơ bản là một vấn đề tiếp thị. Doanh nghiệp có thể phát hành hằng tá các chứng khoán khác nhau trong vô số các kết hợp khác nhau, nhưng phải cố gắng tìm một kết hợp đặc thù làm tối đa hóa tổng giá trị thị trường của mình. 4.1. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (NOI approach) Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn bình quân và giá trị của công ty vẫn không đổi khi tủ số đòn bẩy tài chính thai đổi. để minh họa điều này chúng ta lấy ví dụ sau đây: giả sử công ty có khoản nợ 1.000 triệu đồng với lãi suất 10%, thu nhập hoạt động của doanh nghiệp hay EBIT là 1.500 triệu đồng và tỷ suất sinh lợi nói chung r là 15%. Với những thông tin đã cho ta có bảng tính toán sau: Đơn vị: triệu đồng Thu nhập hoạt động của doanh nghiệp (EBIT): 1500 Tỷ suất sinh lợi chung (r): 15% Tổng giá trị công ty (thị trường) (V): 10.000 (V=EBIT/r) Giá trị thị trường của nợ (D): 1.000 Giá thị trường của vốn (E = V-D): 9.000 Lãi trả cho nợ vay R = 1.000 ´ 10% = 100 triệu đồng. lợi nhuận dành cho cổ đông EAT = EBIT – R = 1.500 – 100 = 1.400 triệu đồng. tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông: Bây giờ giả sử công ty tăng nợ từ 1000 triệu đồng lên đến 3000 triệu đồng và sử dụng số nợ huy động thêm để mua lại cổ phiếu thường. Khi đó giá trị công ty sẽ như sau: Đơn vị: triệu đồng Lợi nhuận hoạt động ròng (EBIT): 1.500 Tỷ suất sinh lợi chung (r): 15% Tổng giá trị công ty : 10.000 Giá thị trường của nợ (D): 3.000 Giá hị trường của vốn (E=V-D): 7.000 Lãi trả cho nợ vay R = 3.000 ´ 10% = 300 triệu đồng. lợi nhuận dành cho cổ đông EAT = EBIT – R = 1.500 – 300 = 1.200 triệu đồng. tỷ suât lợi nhuận dành cho cổ đông: Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng khi công ty gia tăng sử dụng nợ hay tăng tỷ số đòn bẩy tài chính thì tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông tăng lên trong khi tỷ suất lợi nhuận nói chung và tỷ suất lợi nhuận dành cho chủ nợ không thay đổi. bởi vì tỷ suất lợi nhuận nói chung không đổi nên giá trị của công ty xem như không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn. điều này có thể được minh họa bởi hình sau: Hình: Quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ số đòn bẩy tài chính B. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN I. Chi phí sử dụng các loại vốn Chi phí sử dụng vốn là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một nguồn vốn nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư. Chi phí sử dụng vốn cũng được xem là tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán của công ty. Như vậy chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và có mối quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của dự án đầu tư mới, tới tài sản hiện hữu của doanh nghiệp đặc biệt là cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm: chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần. 1. Chi phí sử dụng nợ Công ty có thể huy động nợ dưới hình thức vay của các tổ chức tín dụng tài chính trung gian hay dưới hình thức phát hành trái phiếu. 1.1. Chi phí sử dụng nợ trước thuế (rD) Nếu công ty huy động nợ dưới hình thức là vay của các tổ chức tài chính trung gian thì chi phí sử dụng nợ trước thuế là lãi suất thỏa thuận giữa hai bên. Nếu là phát hành trái phiếu thì chi phí sử dụng nợ trước thuế là lãi suất trái phiếu khi đáo hạn. có hai loại trái phiếu: Trái phiếu zero coupon, lãi suất trái phiếu được xác định như sau: Trái phiếu coupon, lãi suất trái phiếu được xác định như sau: Trong đó: P0 là tiền thu do bán trái phiếu trừ chi phí phát hành F là mệnh giá trái phiếu phát hành. rD là chi phí sử dụng nợ trước thuế (lãi suất huy động). CF là tiền lãi trái phiếu trả định kỳ. 1.2. Chi phí sử dụng nợ sau thuế Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước thuế vì vậy khi sử dụng nợ chi phí mà nhà đầu tư trả luôn là chi phí sử dụng nợ sau thuế. trong đó: T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi (rP) Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi là chi phí mà công ty phải trả cho việc huy động bằng cổ phiếu ưu đãi. Do cổ tức chi trả cho cổ phần ưu đãi là cố định vĩnh vi._.ễn nên dựa vào công thức định giá cổ phiếu ta có công thức tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi như sau: Trong đó DP là cổ tức cổ phần ưu đãi. Khi huy động vốn, công ty phải tốn thêm chi phí phát hành do đó P0 là giá bán sau khi đã trừ chi phí phát hành. Lưu ý: là cổ tức ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế. Do đó chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là chi phí sau thuế. Điều này làm cho vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ vay và các doanh nghiệp thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn là cổ phần ưu đãi. 3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là mức lãi suất chiết khấu mà nhà đầu tư dùng để chiếc khấu các khoản thu nhập mong đợi về hiện tại để xác định giá trị hiện tại của cổ phần thường cho công ty. Như vậy để xác định chi phí sử dụng vốn của cổ phần thường cũng có thể dựa vào phương trình định giá để tính, nhưng thực tế dựa vào hai cách: đó là dùng mô hình tăng trưởng cổ tức (DCF) và mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). 3.1 Mô hình tăng trưởng cổ tức (DCF) Giả sử: Công ty có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cố định là g. Giá bán một cổ phiếu là P0 Cổ tức vừa trả là D0 Tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư là rE Ta có thể xác định rE vằng công thức định giá cổ phiếu như sau: Nếu một công ty có chứng khoán mua bán trên thị trường, ta có thể xác định được D0, P0, chỉ có g là phải ước lượng. Có hai cách ước lượng g: (1) sử dụng tỷ lệ tăng trưởng trước đây, (2) sử dụng tốc độ tăng trưởng dự báo của các nhà phân tích. Lưu ý: đối với chi phí sử dụng vốn cổ phần thường do phát hành mới (rne) thì P0 là giá bán cổ phiếu trừ chi phí phát hành. Ưu nhược điểm của mô hình ¨ Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. ¨ Nhược điểm: không áp dụng đối với những công ty không chia cổ tức, cũng không phù hợp khi giả định một tỷ lệ tăng trưởng cố định. Mặt khác phương pháp này không thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro cũng như mức độ điều chỉnh rủi ro đối với suất sinh lời yêu cầu của từng dự án công ty. 3.2. Mô hình định giá tài sản vồn (CAPM) Như chúng ta đã biết khi nghiên cứu đường thị trường chứng khoán (SML) và thấy rằng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một khoản đầu tư phụ thuộc vào những yếu tố sau: Lãi suất rủi ro rf Phần bù rủi ro của thị trường (rm – rf) Rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường, được gọi là hệ số b. Tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vào một tài sản, tài sản ở đây là một công ty, một dự án..., rE với hệ số bE tương ứng, được xác định với mô hình CAPM như sau: Để vận dụng mô hình này ta cần biết các yếu tố sau: lãi suất phi rủi ro, lãi suất đền bù rủi ro của thị trường và ước lượng một hệ số b tương đương. Nếu dự án có rủi ro tương đương rủi ro công ty thì dùng b công ty, nếu dự án có rủi ro cao hơn rủi ro công ty thì phải tăng hệ số b và ngược lại. Ưu nhược điểm của mô hình CAPM: Mô hình này cho thấy sự điều chỉnh trực tiếp lợi nhuận và rủi ro của tài sản, nó được sử dụng rộng rãi hơn mô hình DCF. Tuy nhiên để ước lượng hệ số b, ta cũng phải dựa vào dữ liệu quá khứ để xác định. Trong thực tế hai phương pháp này thường cho kết quả khác nhau. Tùy theo quan điểm, thông thường để dung hòa người ta thường lấy trung bình cộng của cả hai kết quả ước lượng này. Ví dụ: một công ty có hệ số b là 1,2 lãi suất đền bù thị trường là 8% và lãi suất phí rủi ro là 6%. Cổ tức vừa chia của công ty là 2$ một cổ phiếu, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức 8%. Giá bán chứng khoán trên thị trường là 30$ trên một cổ phiếu. Nếu sử dụng mô hình CAPM, ta tính được chi phí sử dụng vốn cổ phần thường như sau: Nếu sử dụng mô hình DCF, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là: II. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 1. Khái niệm: Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một cấu trúc tài chính hay một cấu trúc vốn để tài trợ cho một quyết định đầu tư. Cụ thể là WACC là chi phí chiết khấu phản ánh chi phí của các nguồn tài trợ cá thể được gia quyền với tỷ trọng của từng nguồn trong cấu trúc tài chính hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Với WD = tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn. Với WP = tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn. Với WE = tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn. WACC cũng là suất sinh lời chung mà công ty cần phải đạt được để duy trì giá cổ phiếu của công ty. Vì vậy WACC của một công ty cũng phản ánh chung rủi ro và cấu trúc vốn mục tiêu của những tài sản hiện hữu của công ty. 2. Mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn Để thấy được mối quan hệ giữa WACC với cấu trúc vốn ta xem xét cấu trúc vốn và WACC của một công ty với những thay đổi sau: CTTC (%) r*D rE WACC Nợ VCP 0 100 6 16 16 10 90 6 16 15 20 80 6 17 14.8 30 70 7 18 14.7 40 60 8 18 14 50 50 9 20 14.5 60 40 10 22 14.8 70 30 12 25 15.9 80 20 14 28 16.8 90 10 17 35 18.8 Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau Như vậy qua bảng tính ta thấy mối quan hệ giữa WACC và đòn bẩy tài chính trong cấu trúc tài chính là một đường cong lõm xuống. cụ thể là: Khi mức độ đòn bẩy tài chính bằng 0 thì WACC = rE = 16% Khi mức độ đòn bẩy tài chính tăng lên (từ 0 đến 40%) thì WACC có khuynh hướng giảm xuống. Tại mức độ đòn bẩy tài chính rD = 40% thì WACCmin, như vậy tại mức 40% là mức đòn bẩy tài chính tối ưu và cấu trúc vốn tại mức rD = 40% được xem là cấu trúc vốn tối ưu. Khi tiếp tục tăng nợ vượt khỏi mức 40%, càng tăng nợ thì WACC càng tăng. Như vậy khi nợ vượt khỏi mức 40% thì rủi ro tăng cùng với sự tăng của nợ. từ rủi ro này đã làm cho cả rủi ro của chủ nợ và cổ đông đều tăng (rE và rD đều tăng). Như vậy ở công ty này cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm phân tích là cấu trúc vốn có nợ là 40% và vốn cổ phần là 60%. Tuy nhiên do điều kiện của thị trường vốn, chính sách của nhà nước có thể thay đổi theo thời gian từ đó làm thay đổi chi phí sử dụng của từng nguồn cho nên sẽ làm cho WACC thay đổi làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. và như vậy một cấu trúc vốn tối ưu ở thời điểm này lại không tối ưu thậm chí là bất hợp lý ở thời điểm khác làm xuất hiện nhu cầu tái cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Giả sử bây giờ tại công ty mới vừa phân tích trên chi phí sử dụng của từng nguồn vốn đã thay đổi như sau: CTTC (%) r*D rE WACC Nợ VCP 0 100 3 16 16 10 90 3 16 14.7 20 80 3 17 14.2 30 70 4 18 13.8 40 60 5 19 13.4 50 50 6 20 13 60 40 8 23 14 70 30 10 26 14.8 80 20 12 30 15.6 90 10 15 35 17 Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau Qua bảng trên cho thấy khi r*D và rE thay đổi đã làm cho WACC thay đổi so với bảng 1 cụ thể là tháp hơn và ngoài ra đòn bẩy tài chính tối ưu trong cấu trúc vốn đã thay đổi. trước đây là 40% bây giờ là 50% (đòn bẩy tài chính tăng lên). Từ đó cho ta kết luận là khi chi phí sử dụng vốn của từng thành phần thay đổi nó không chỉ tác động làm thay đổi qui mô tuyệt đối của chi phí sử dụng vốn, mà còn làm thay đổi cả mức độ đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn. Vì thế khi có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây ra rủi ro cho doanh nghiệp, thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ là doanh nghiệp bị kẹt trong một chính sách tài trợ nào đó và đòi hỏi phải tái cấu trúc vốn trở lại. III. Chi phí sử dụng vốn biên tế và quyết định đầu tư Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC) là chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp (WMCC) gắn liền với đồng tài trợ mới tăng thêm. Để tính toán WMCC cần xác định điểm gãy, là điểm mà tại đó khi tổng qui mô các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng. Công thức xác định điểm gãy: Với BPj: điểm gãy cho nguồn tài trợ j. AFj: tổng nguồn tài trợ của nguồn tài trợ j. Wj : tỷ trọng của nguồn tài trợ thành phần j trong cấu trúc vốn. Tính toán WMCC Khi điểm gãy đã được xác định, chi phí sử dụng vốn bình quân – WMCC trên toàn bộ phạm vi nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy phải được tính toán. Trước hết, mức độ chi phí sử dụng vốn bình quân – WMCC của tổng nguồn tài trợ mới giữa điểm zero và điểm gãy thứ nhất cần được xác định. Kế tiếp chi phí sử dụng vốn bình quân của toàn bộ nguồn tài trợ mới giữa điểm gãy thức nhất và điểm gãy thức hai cần được xác định và cứ như thế tiếp tục nếu sau đó vẫn còn xuất hiện những điểm gãy khác. Trong phạm vi tổng nguồn tài trợ mới giữa các điểm gãy, chắc chắn chi phí sử dụng vốn thành phần sẽ gia tăng và dẫn tới chi phí sử dụng vốn bình quân gia tăng tới mức cao hơn so với phạm vi trước đó. Tất cả những dữ liệu này sẽ cùng được sử dụng để chuẩn bị cho việc xác định chi phí sử dụng vốn biên tế và nó sẽ là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa WMCC và các mức độ của tổng nguồn tài trợ mới. Đường cơ hội đầu tư – IOS Tại bất kỳ thời điểm nào đó, một doanh nghiệp luôn có sẵn cơ hội đầu tư mới. Những cơ hội này khác nhau về kích cỡ hay qui mô vốn đầu tư, khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. (Bởi vì chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán không áp dụng cho các dự án có sự khác nhau về rủi ro, vì vậy chúng ta giả định rằng tất cả các cơ hội đầu tư đều có mức độ rủi ro tương tự như nhau và có cùng mức độ với rủi ro hiện tại của doanh nghiệp). đường các cơ hội đầu tư biểu diễn qui mô khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư tốt nhất (IRR cao nhất) cho tới xấu nhất (IRR thấp nhất). các dự án đầu tư được xếp theo thứ tự ưu tiên trước hết là các dự án có IRR cao nhất và sau đó là các dự án có IRR giảm dần. như vậy thì tổng vốn đầu tư lũy kế vào các dự án của công ty tăng lên thì IRR của dự án sau đó sẽ giảm xuống. nói cách khác tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp chấp nhận các dự án bổ sung. Thực hành các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ Doanh nghiệp chỉ chấp nhận những dự án mà tổng quy mô vốn đầu tư lũy kế tương ứng có tỷ suất sinh lợi nội bộ biên tế ngang bằng chi phí sử dụng vốn biên tế. khi vượt quá điểm này IRR của dự án sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn của nó. Các dự án được chấp nhận là các dự án được bắt đầu bằng khoảng cách IRR và WACC lớn nhất và sau đó giảm dần tới điểm có IRR bằng WACC. Kết quả cuối cùng ta sẽ có được tổng giá trị NPV là tối đa từ các cơ hội đầu tư độc lập lẫn nhau. Kết quả như vậy đã phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của một doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU MINH HẢI A. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU MINH HẢI 1 . Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ - Lịch sử hình thành, phát triển Theo yêu cầu công văn số 81/ĐMDN-CP năm 1992 của chính phủ về việc tiến hành cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước. Trên tin thần công văn này ngày 16/05/1998 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau đã phê duyệt đề án cổ phần hoá một phân xưởng Công ty Chế Biến Thuỷ Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau và thành lập nên Công ty Cổ phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải. Ngày 12/08/1998 công ty chính thức đi vào hoạt động. - Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU MINH HẢI Địa chỉ chính: số 09 đường Cao Thắng, phường 8, Tp Cà Mau Điện thoại 84-780-836971, 831134 Fax: 84-780-836921, 828898 Email: jostoco@hcm.vnn.vn , sales@jostoco.com Website: www.jostoco.com Vốn điều lệ ban đầu là 16 tỷ đồng, sau hai lần bổ sung tăng vốn, số vốn hiện nay (tính tới 1/1/2007) của công ty là 117 tỷ đồng. Trong đó: Công nhân viên chiếm trên 7% Công đoàn chiếm 23% Ngoài công ty gần 70% Ngành nghề kinh doanh: Chế biến kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu và nội địa. Nuôi tôm, chế biến, xuất nhập khẩu thuỷ sản. Nhập nguyên liệu vật liệu, phụ liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nhập khẩu máy móc, thiết bị kinh doanh và phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô. Ngoài ra, hiện nay công ty còn đầu tư vào nhà máy cá nước ngọt Hùng Cường ( Vĩnh Long), công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Cường, Kiên cường (Kiên Giang) và đang xây dựng nhà máy sản xuất bao bì riêng. Ngoài ra, cổ phiếu của Jostoco đang được giao dịch trên thị trường với tên giao dịch OTC- MHJ. Sau gần 9 năm hoạt động, mặt dù còn nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty thuỷ sản khác cũng như việc xuất khẩu ra nước ngoài gặp nhiều trở ngại nhưng Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải đang chứng tỏ được vị thế của mình trên thị trường là một trong những công ty xuất khẩu đạt hiệu quả trong tỉnh và cả nước với doanh thu xuất khẩu thuỷ sản luôn tăng qua các năm. Năm 2006 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của công ty trong thởi gian hoạt động với doanh thu và lợi nhuận cao nhất. Với khẩu hiệu “ Minh Hải Jostoco luôn sẳn sàng đáp ứng mọi sự thoả mãn của khách hàng”, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải đang khẳng định từng bước đi của mình trong sự phát triển và trên bước đường hội nhập. - Cơ cấu tổ chức và quản lý: Tính đến thời điểm 31/12/2006 công ty có tất cả là 1100 nhân viên, trong đó có 69 cán bộ. - Đối với bộ phận cán bộ và nhân viên quản lý trình độ cao nhất là Đại học và thấp nhất là Trung học chuyên nghiệp theo nghề. - Đối với công nhân: cao nhất trong phân xưởng là Kỹ sư và thấp nhất là lao động hành nghề, trình độ tối thiểu là tốt nghiệp Trung học cơ sở. Số công nhân lao động được tổ chức làm việc theo ca đuợc phân công làm việc toàn thời gian, đứng đầu là trưởng phân xưởng tiếp đến là các phó phân xưởng . Các công nhân viên của công ty phải chịu toàn bộ trách nhiệm của mình, báo cáo công việc một cách liên tục thường xuyên cho những người quản lý và có thể trực tiếp đưa ra ý kiến ra trước công đoàn và ban Giám đốc. Thời gian làm việc được tính cho công nhân viên thông qua bảng chấm công. Về tổ chức được thể hiện theo lược đồ sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BANKIỂM SOÁT PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QL CHẤT LƯỢNG & CÔNG NGHỆ CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KINH DOANH GĐ TÀI CHÍNH GĐ NHÂN SỰ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải. (Nguồn : www.jostoco.com.vn) Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, với quy mô của công ty, mục tiêu chung nhằm trên cở tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng xuất lao động cao, phân công công việc đúng ngành nghề, chuyên môn, được sắp xếp hợp lý, hiệu quả mang lại càng cao. Bộ phận lãnh đạo - Về Hội Đồng Quản Trị: Đứng đầu công ty là Hội Đồng Quản Trị (9 thành viên).Hội đồng quản trị là người đại diện cho toàn bộ cổ đông của công ty quản lý chung, đưa ra các quyết định phù hợp chính sách của công ty, và đồng thời chịu trách nhiệm về những chủ trương của mình đối với việc điều hành , quyết định sản xuất kinh doanh và ngân sách năm, xác định các mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động; đề xuất các cổ phiếu phát hành; đề xuất mức cổ tức hàng năm….Hội Đồng Quản Trị bầu ra Tổng Giám Đốc và các phó Tổng Giám Đốc. Hiện nay công ty có 1 Tổng Giám Đốc và 2 phó Tổng giám đốc ( trong đó có một người nước ngoài) Tổng giám đốc là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động, xây dựng kế hoạch, xây dựng các mối quan hệ kinh tế, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc, người đại diện uỷ thác ra các quyết định cho Tổng Giám Đốc - Ban Kiểm soát Do hội đồng cổ đông bầu ra nhằm giám sát và kiểm soát các hoạt động của Hội Đồng Quản Trị. Hiện nay Ban Kiểm Soát Công ty có 4 người. Ban kiểm soát có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý trong ghi chép sổ sách kế toán, điều hành hoạt động kinh doanh; thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo tính chính xá và trung thực trong các báo cáo quyết toán với Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tổ cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Các giám đốc Người được đại diện ra các quyết thi hành từ cấp trên và đều hành các hoạt động công ty, do quy mô hoạt động nên phân chia các giám đốc riêng, như giám đốc kinh doanh phục vụ và quản lý các hoạt động về kinh doanh của công ty; giám đốc nhân sự quản lý các hoạt động về tuyển hoặc nhưng các hợp đồng của nhân viên….Tuy nhiên để hoạt động công ty càng năng động hơn thì ngoài hoạt động và chỉ đạo chính các bộ phận của mình thì các giám đốc này có quyền đựợc hợp tác với nhau chỉ đạo các phòng ban khác khi cần thiết. Bộ máy quản lý và đều hành - Phòng Kế toán - tài vụ: có nhiệm vụ theo dõi quản lý vốn , kế hoạch mua bán, tính toán thu chi, theo dõi các định mức chi phí, thực hiện các nghĩa vụ về vay nợ, nghĩa vụ đối với nhà nước, theo dõi công nợ mua bán lập các báo cáo, quyết toán trình lên cấp trên và phân tích tình hình kế toán tài chính công ty. Đứng đầu phòng kế toàn- tài vụ là trưởng phòng tiếp theo là phó phòng, kế toán tổng hợp, và các nhân viên kế toán phụ trách theo từng bộ phận khác nhau. - Phòng kinh doanh: thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, đàm phán và ký kết hợp đồng, theo dõi thông tin giá cả thị trường, những biến động thị trường, đồng thời quản lý các doanh mục đầu tư theo yêu cầu như cổ phiếu …, nắm thông tin và đưa ra các kế hoạch trình lên ban lãnh đạo. - Phòng nhân sự: tuyển dụng bố trí lao động theo đúng công việc, xây dựng cơ cấu bộ máy, giải quyết các vấn đề nội bộ về hành chính. Tổ chức quản lý, thực hiện an toàn lao động. - Phòng quản lý chất lượng - công nghệ : có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn trước, trong và sau khi đã sản xuất xong. Kiểm tra giám sát chất lượng các lô hàng mua ngoài, gia công…đảm bảo yêu cầu của khách hàng… - Phân xưởng chế biến: nơi trực tiếp tiến hành chế biến, phân loại, đóng bao bì, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Với quy mô tương đối lớn hiện nay công ty có nhiều phân xưởng chế biến. Ngoài ra công ty hiện đang xây dựng một phân xưởng bao bì riêng nhằm giảm được chi phí mua ngoài và theo quy trình khép kín hiện đại như những công ty khác. - Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn và mục tiêu của Công ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải - Chức năng, nhiệm vụ Công ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải trên vai trò chính là chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, thì công ty còn có những chức năng và nhiệm vụ sau: Thu mua, chế biến thuỷ sản xuất khẩu và bán trong nội địa. Mua hàng hoá, nguyên vật liệu phụ vụ sản xuất và tái tạo sản xuất kinh doanh. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng mở rộng và sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh… Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.. Thực hiện tốt các chính sách về lao động, làm tốt công tác an toàn lao động. Đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Với phương trâm: “Con người sạch- Nhà xưởng sạch- Sản phẩm sạch Trung thực- Cộng đồng- Phát triển”. Minh Hải Jostoco đang phấn đấu thực hiện tốt các chức năng cùng nhiệm vụ của mình nhằm xứng đáng hơn nữa những gì đã đạt được. Quyền hạn: - Chủ động mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh tuỳ theo khả năng và tình hình thực tế. - Có quyền được huy động vốn bằng cách lựa chọn hình thức. - Tổ chức quản lý nhân sự, kinh doanh, tuyển lao động, xây dựng các phương án sử dụng thời gian lao động, phương án trả lương. - Quyết định sử dụng thu nhập sau thuế. Mục tiêu Mục tiêu công ty được đề ra trong hội nghị cổ đông 2006 Kinh doanh thuỷ sản là một trong những mặt hàng kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Jostoco vẫn sẽ chủ yếu tập trung trong việc phát triển kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản nhằm phát huy cao nhất lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, kinh nghiệm của công ty, sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan và hỗ trợ cho mãng hoạt động kinh doanh chính là thuỷ sản. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO và chuẩn bị bước hội nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế, rất nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra đối với Jostoco. Do đó cần phải tái cấu trúc mạnh mẽ hơn về mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động, về tài chính, về thương hiệu..nhằm năng cao năng lực tài chính, nâng cao vị thế của Jostoco để có thể tận dụng dược những cơ hội to lớn và giảm thiểu tác động không có lợi khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó mục tiêu chính cần hướng tới là: tái cấu trúc mô hình hoạt đông thành công ty mẹ và công ty con; cơ cấu lại cơ cấu cổ dông của công ty; tăng vốn kinh doanh; xây dựng đề án tham gia thị trường chứng khoán tập trung và phi tập trung…. Hiện nay Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Hải có các thị trường sau: Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Cannada, UK, các nước khác và hiện tại có thêm thị trường Trung Quốc. Hình 3.4: Thị trường tiêu thụ của Minh Hải Jostoco (Nguồn: www.jostoco.com) Trong đó Nhật là thị trường chính của công ty, tiếp theo là Mỹ và các nước EU, Hàn Quốc….Để sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dủng thì phải qua nhiều giai đoạn, và các giai đoạn được mô tả tổng quát theo sơ đồ sau: CÔNG TY NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ BÁN BUÔN NHÀ PHÂN PHỐI HỆ THỐNG SIÊU THỊ NGƯỜI TIÊU DÙNG NHÀ CHẾ BIẾN LẠI Sơ đồ 3.4: Hệ thống phân phối sản phẩm xuất khẩu (Nguồn: Minh Hải Jostoco) Theo sơ đồ hệ thống này ta thấy sản phẩm công ty sẽ dễ dàng xuất khẩu, nhưng nhược điểm lớn nhất của hệ thống này là giá xuất khẩu thấp và thời gian đến người tiêu dùng là khá dài. 2. Đánh giá thực trạng Công ty CP Chế Biến TS Xuất Khẩu Minh Hải - Đánh giá chung Với mục tiêu đặt ra cho những giai đoạn là khác nhau, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình hăng hái trong những năm qua công ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Hải luôn khẳng định được tìm lực và khả năng của mình. Nhiều năm liền Minh Hải Jostoco được trao bằng khen về sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế, đây là đòn bẩy để việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển - Vài nét về tình hình xuất khẩu Nhận xét chung Trải qua thời gian hoạt động gần 9 năm, với chủ trương kết quả năm sao phải cao hơn năm trước, và trên thực tế với những gì đạt được Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải đã đạt được những kết quả rất khả quan. Bên cạnh những kết quả ấy, ta không phủ nhận được sự nổ lực của toàn bộ công nhân viên công ty và tầm nhìn chiến lựơc của Ban lãnh đạo- những nhà quản trị là luôn tìm ra hướng đi đúng và hiệu quả cho công ty, chính nhờ chính sách của công ty mà sản phẩm của Jostoco ngày càng biết đến trên thị trường các nuớc trên thế giới. Trong 3 năm từ năm 2004 đến 2006 mặt dù tình hình xuất khẩu thuỷ sản có nhiều biến động khác nhau nhưng sản lượng và doanh thu xuất khẩu của công ty luôn tăng và có những tiến triển tốt. - Tình hình xuất khẩu thuỷ sản cụ thể của công ty từ 2004 đến 2006 Dựa vào số liệu phân tích trên ta có thể nhận xét như sau: Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của công ty luôn tăng qua các năm cho thấy nhìn chung một cách tổng thể tình hình xuất khẩu là ổn định. Trong năm 2004 Jostoco xuất khẩu được 2.66.573 kg thì đến năm 2006 con số này tăng lên thành 3.399.586 kg tăng 733.013 kg tương đương 27,48%. Nguyên nhân sự gia tăng này là nguồn nguyên liệu của công ty được ổn định, việc tham gia trực tiếp nuôi tôm và chính nguồn nguyên liệu này góp phần cho xuất khẩu, mặt dù năm 2004 hiện tượng tôm chết hàng loạt ở đồng bằng sông Cửu Long và nguồn nguyên liệu khan hiếm, thêm vào đó là việc chủ động đặt mua nguyên liệu từ những chủ tàu biển nên việc nguồn nguyên liệu công ty luôn được đảm bảo. Mặt khác việc mở rộng thị trường (Canada và các nước thuộc UK ) góp phần không nhỏ vào việc gia tăng sản lượng xuất khẩu của công ty. Nếu như năm 2005 sàn lượng xuất khẩu là 3.399.586 kg thì đến năm 2006 con số này càng tăng lên cụ thể sản lượng xuất khẩu2006 là 4.580.290 kg tăng gần 34,73%. Đây là năm mà sản lượng xuất khẩu của Jostoco tăng cao nhất trong suốt thời gian hoạt động của công ty. Sự gia tăng này chủ yếu là do các hợp đồng lớn của các thị trường, đặc biệt là thị trường lớn như Nhật,Mỹ, EU… Mặt dù vào cuối năm 2005 đầu 2006 công ty chịu ảnh hưởng rất lớn khi hiệp hội các công ty thuỷ sản xếp Việt Nam là một trong 6 nước bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, nhưng chính nổ lực trong tìm thị trường, việc phát triển tìm nguồn nguyên liệu ( các hợp đồng nguyên liệu từ các trang trại nuôi tôm trong tỉnh, và các hợp đồng từ chủ các tàu biển) và sự tăng trưởng trở lại của thị trường EU đã góp phần tăng sản lượng xuất khẩu của công ty. 2006 2004 2005 Hình 3.5: Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu từ 2004 đến 2006 (Nguồn: phân tích) Doanh thu xuất khẩu năm 2004 là 34.665.454 USD thì đến năm 2005 là 44.874.539 USD tăng 29,45% tương đương 10.209.085 USD so với Hình 3.6 : Doanh thu xuất khẩu từ 2004 đến 2006 của Jostoco (Nguồn : Phân tích) sản lượng thì con số tương đối này lớn hơn sự gia tăng của sản lượng đều này chứng tỏ được giá trung bình năm 2005 cao hơn giá trung bình năm 2004, đến năm 2006 thì doanh thu xuất khẩu đạt được là 57.253.631 USD tăng so với năm 2005 là 12.339.092 USD tương đương 27,58%, so với cùng kỳ thì sự gia tăng này tuy lớn hơn về giá trị nhưng vẫn thấp hơn về số tương đối. Tình hình xuất khẩu tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu Minh Hải tăng tương đối ổn dịnh trong giai đoạn 2004 đến 2006. Đây là điều kiện để công ty phát triển hơn nữa những cơ hội của mình, khẳng định được vị thế và thương hiệu, cũng như uy tín trên thị trường B. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY Trước khi đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn của công ty chúng ta cùng xem qua tóm tắt tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua hai năm: năm 2005 và 2006. Về tình hình tài chính của công ty: ĐVT: đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 Vốn chủ sở hữu 56,628,457,862 60,016,840,687 Nguồn vốn – Quỹ 56,366,073,356 59,782,480,063 Nguồn kinh phí và quỹ khác 262,384,506 234,360,624 Nợ phải trả 43,317,611,198 242,184,466,625 Nợ dài hạn 2,300,000,000 11,974,540,022 Nợ ngắn hạn 33,553,947,162 220,237,478,546 Nợ khác 7,463,664,036 9,972,448,057 Tổng nguồn vốn 99,946,069,060 302,201,307,312 Về tình hình hoạt động của công ty Tình hình doanh thu ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa 41,134,490,225 59,815,971,975 Doanh thu hoạt động tài chính 1,522,393,533 Thu nhập khác 411,191,328 170,913,868 Tổng doanh thu 41,545,681,553 61,509,279,376 Tình hình chi phí (không bao gồm lãi vay) ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Giá vốn bán hàng 31,964,396,677 48,462,340,341 Chi phí bán hàng - - Chí phí quản lý doanh nghiệp 1,527,132,498 1,864,036,975 Chi phí khác - 61,304,210 Tổng chi phí 33,491,529,175 50,387,681,526 Tình hình thu nhập: ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Tổng doanh thu 41,545,681,553 61,509,279,376 Tổng chi phí 33,491,529,175 50,387,681,526 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 8,054,152,378 11,121,597,850 Lãi vay (R) - 2,606,391,128 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 8,054,152,378 8,515,206,722 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) 2,255,162,666 2,384,257,882 Lợi nhuận sau thuế 5,798,989,712 6,130,948,840 1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty năm 2005 – 2006 Khi phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp ta phải xem xét đến tất cả sự kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường. cụ thể đối với công ty đang phân tích, chúng ta cần phải xem xét đến nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn chủ sở hữu. Cấu trúc tài chính của công ty năm 2005 và 2006 như sau: Chỉ tiêu 2005 2006 chênh lệch Số tiền % Số tiền % Mức % Vốn chủ sở hữu 28,628,457,862 39.8 30,016,840,687 17.4 1,388,382,825 4,8 Nợ phải trả 43,317,611,198 60.2 142,184,466,625 82.6 98,866,855,427 228.2 Tổng NV 71,946,069,060 100 172,262,272,582 100 100,316,203,522 139.4 Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét sau: Qua bảng phân tích trên ta thấy cả hai năm 2005 và 2006 nợ phải trả đều chiếm một tỉ trọng rất lớn trong cấu trúc tài chính: năm 2005 nợ phải trả chiếm đến 60.2%, năm 2006 nợ phải trả gia tăng với một tỷ lệ rất cao: 228.2%; từ đó làm cho nợ chiếm một tỉ trọng khá cao là 82.6% trong tổng nguồn vốn. về nhận định ban đầu, điều này cho chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của công ty là khá cao. Ngoài ra dựa vào bảng phân tích ta thấy rằng tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính năm 2006 đã thay đổi so với năm 2005, cụ thể thay đổi như sau: tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu từ 39.8% năm 2005 giảm xuống còn 17.4% năm 2006; tỉ trong nợ phải trả tăng từ 60.2% năm 2005 lên 82.6% năm 2006. Bên cạnh đó ta còn thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2006 đã tăng 100,316,203,522 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 139.4%. Vậy tỉ trọng của từng thành phần trong cấu trúc tài chính và tổng nguồn vốn thay đổi là do đâu? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng: – Do vốn chủ sở hữu năm 2006 đã tăng lên 1,388,382,825 đồng hay tăng 4,8% so với năm 2005 (năm 2005 vốn chủ sở hữu là 28,628,457,862 đồng, năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng lên là 30,016,840,687 đồng). điều này đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2006 tăng lên 100,316,203,522 đồng. – Nhưng do nợ phải trả năm 2006 đã tăng lên rất nhiều, tăng đến 98,866,855,427 đồng hay tăng đến 228.2% so với năm 2005 (năm 2005 nợ phải trả là 43,317,611,198 đồng, năm 2006 thị nợ phải trả là 142,184,466,625 đồng). Điều này làm cho tổng nguồn vốn năm 2006 tăng lên 100,316,203,522 đồng. Như vậy tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính thay đổi (tỉ trọng vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống, tỉ trọng nợ phải trả lại tăng) là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng hay giảm không cùng tốc độ và cùng chiều. cụ thể là vốn chủ sở hữu giảm từ 39.8% xuống còn 17.7% trong khi đó nợ phải trả thì ngược lại, tăng từ 60.2% lên 82.6%. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về tinh hình tài chính của công ty chúng ta sẽ tiếp tục xem xét xem vốn chủ sở hữu và nợ phải thay đổi ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến công ty. 2. Nợ phải trả: Trong khoản nợ phải trả của công ty bao gồm: nơi dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ phải trả khác. Tuy nhiên nợ phải trả khác của công ty ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4286.doc
Tài liệu liên quan