Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU Để phát triển đất nước chúng ta phải đồng thời chú trọng phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế quốc dân có xu hướng ngày càng tăng cao và ổn định. Bắt đầu từ sau những năm 1986, khi nhà nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và thực hiện công nghiệp hoá trên toàn ngành công nghiệp thì công nghiệp nước ta đã

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có những thay đổi to lớn cả về chất và lượng. Nhiều nhà máy, cơ quan, xí nghiệp quốc doanh đã tiến hành cổ phần hoá, đi vào hoạt động với tác phong công nghiệp hơn. Và kết quả của những chính sách trên chính là sự thay đổi một cách toàn diện thúc đẩy, sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: Nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, an ninh, quốc phòng… Từ một nền công nghiệp kém phát triển không chỉ đối với các nước trên thế giới mà đối với cả các nước trong khu vực, với một tỷ trọng đóng góp khiêm tốn vào giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì nay công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả những ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong xã hội. Mặt khác để xoá bỏ nghèo đói, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới cả về kinh tế và trình độ văn hoá, để phát triển kinh tế ổn định bền vững thì cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại, đa dạng trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ chốt phải được quan tâm, chú ý một cách thích đáng. Trên thực tế, sau hơn 20 năm, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI ( 12-1986) với chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu như: tăng trưởng công nghiệp ngày càng cao và ổn định, các sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Dưới góc độ nghiên cứu của một sinh viên Kinh tế quốc dân, chuyên ngành Toán kinh tế, em xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động tới tăng trưởng công nghiệp Việt Nam và những dự báo cho công nghiệp ” Đề tài đi xem xét mối quan hệ của các nhân tố đối với tăng trưởng công nghiệp, trong các yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất quyết định tới tăng trưởng công nghiệp. Từ đó ta đi xây dựng một mô hình tăng trưởng công nghiệp phù hợp với điều kiện của đất nước ta hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ngô Văn Mỹ và các thầy cô trong khoa Toán Kinh Tế đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong công việc tại vụ và hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công nghiệp 1.1. Ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên khoáng sản sẵn có trong thiên nhiên chưa có tác động của bàn tay con người (trừ tài nguyên rừng và thuỷ sản) và các hoạt động chế biến những sản phẩm của ngành Nông Lâm nghiệp, Thuỷ sản và Công nghiệp thành các sản phẩm có giá trị sử dụng mới so với giá trị sử dụng của sản phẩm ban đầu đưa vào chế biến. 1.2. Vai trò của công nghiệp Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập. Đặc điểm Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. 1.3.1. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn. Sơ đồ về sản xuất công nghiệp. Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Nguyên liệu Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng Sản xuất bằng máy móc Tác động vào đối tượng lao động Chế biến nguyên liệu 1.3.2. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ…) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm. 1.3.3. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỷ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (khoáng sản, khai thác rừng, thuỷ sản…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm… Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Hiện nay có rất nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia làm hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Còn dựa vào công cụ kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia làm hai nhóm: Công nghiệp nặng ( nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B). 1.4. Các ngành công nghiệp 1.4.1. Công nghiệp năng lượng Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Ngành công nghiệp năng lượng gồm có khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. 1.4.2. Công nghiệp luyện kim Gồm hai ngành luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra các kim loại không có sắt) 1.4.2.1. Luyện kim đen Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen. Kim loại đen chiếm trên 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới. Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu và các chất trợ dung như quặng sắt, than cốc và đá vôi. Qui trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp. Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỷ XIX cùng với việc phát minh ra động cơ đốt trong, xây dựng đường sắt, chế tạo đầu máy xe lửa và toa xe, tàu thuỷ và sau này là máy công cụ, máy nông nghiệp, ôtô các loại… 1.4.2.2. Luyện kim màu Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại không có chất sắt như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm, vàng…trong đó có nhiều loại có giá trị chiến lược. Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ôtô, máy bay, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp hoá chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thương mại… 1.4.3. Công nghiệp cơ khí Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “quả tim của công nghiệp nặng”. Công nghiệp cơ khí đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu xã hội. Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống. Ngành công nghiệp cơ khí được chia thành các phân ngành sau: + Cơ khí thiết bị toàn bộ + Cơ khí máy công cụ + Cơ khí hàng tiêu dùng + Cơ khí chính xác Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ công nghệ. Còn các nước đang phát triển mới như Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn. 1.4.4. Công nghệ điện tử - tin học Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. 1.4.5. Công nghiệp hoá chất Công nghiệp hoá chất là một ngành công nghiệp nặng tương đối trẻ, phát triển nhanh từ cuối thế kỉ XIX do nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho các ngành kinh tế, do sự phát triển manh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hoá chất hiện nay là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới. Nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ, ngành hoá chất đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới, chưa từng có trong tự nhiên. Chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội. Ngành hoá chất có khả năng tận dụng những phế liệu của các ngành khác để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được hợp lý và tiết kiệm hơn. Ngành công nghiệp hoá chất được chia thành các phân ngành chính sau: + Hoá chất cơ bản + Hoá tổng hợp hữu cơ + Hoá dầu 1.4.6. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kỹ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt may, da giầy, nhựa, sành sứ thuỷ tinh. Sản phẩm của ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiện liệu động lực và chi phí vận tải ít hơn, thời gian xây dựng tương đối ngắn, qui trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu hút được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu. Công nghiệp dệt may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công gnhiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Phát triển công nghiệp dệt may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ. 1.4.7. Công nghiệp thực phẩm Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm trồng trọt chăn nuôi thuỷ sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Thông qua chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng them giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích luỹ vốn góp phần cải thiện đời sống. . CHƯƠNG II: TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 và chủ chương đổi mới. 1.1. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986: Từ lâu đời công nghiệp Việt Nam đã có truyền thống về sản xuất các mặt hàng như: sơn mài, gốm sứ, lụa, đồ khảm trai với các trung tâm thương mại như: Hội An, Phố Hiến, Kinh kỳ…Tuy nhiên do hoàn cảnh lúc bấy giờ là chế độ phong kiến trì trệ cùng với các chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp như: chính sách trọng nông, chính sách kiềm nông, ức thương làm cho công nghiệp không thể tách khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành độc lập. Thế kỷ XIX, thực dân Pháp vào nước ta xâm lược và đặt ách thống trị của chúng nên đất nước ta, chúng đã tiến hành lần lượt hai cuộc khai thác thuộc địa. Những chính sách khai thác thuộc địa của chúng đã khiến cho công nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên què quặt và phụ thuộc vào nền công nghiệp nước ngoài. Lúc bấy giờ công nghiệp không có mấy đóng góp cho nền kinh tế quốc dân (tỷ trọng công nghiệp rất nhỏ bé), trình độ kỹ thuật yếu kém, lạc hậu, không đồng bộ. Nhân công lúc bấy giờ dồi dào nhưng rẻ mạt và không được đào tạo về kỹ thuật. Pháp đã tận dụng nguồn nhân công này cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để tiến hành khai thác khoáng sản và sản xuất các sản phẩm ở dạng sơ chế rồi mang về chính quốc. Chúng ta đuổi Pháp về nước với Cách mạng Tháng tám (1945), sau đó nước Việt Nam dân chủ ra đời thì không lâu sau đó chúng lại quay trở lại xâm lược một lần nữa dưới sự bảo trợ của khối Liên Minh là: Mỹ và Anh. Công nghiệp Việt Nam thời kỳ kháng chiến kiến quốc chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu cho kháng chiến và nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của nhân dân. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, miền Bắc giành được độc lập bắt tay vào xây dựng và khôi phục kinh tế từ năm 1955 – 1960. Bên cạnh công nghiệp khai thác nguyên liệu, sửa chữa thì miền Bắc còn có thêm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và tư liệu sản xuất bắt đầu đi vào hoạt động cung cấp cho nhu cầu của nhân dân miền Bắc đồng thời chi viện cho đồng bào miền Nam. Năm 1960, với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam, thời kỳ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ra đời , với chủ trương “ kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất từ 1961 – 1965, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ… công nghiệp Việt Nam bắt đầu thu được những kết quả ban đầu đáng khích lệ: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1965 chiếm 39.6% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 22.3% thu nhập quốc dân và chiếm 56.5% giá trị sản lượng công nghiệp – nông nghiệp. Đến năm 1975, công nghiệp thu hút 11.7% lao động đạt 41.5% sản phẩm xã hội, 28% thu nhập quốc dân và 56% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp.Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành A so với nhóm ngành B. Với đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng trên cả hai miền Bắc, Nam. Nhiệm vụ nặng nề lúc này là phải cải tạo, xây dựng lại kinh tế miền Nam, củng cố kinh tế miền Bắc, và hợp nhất kinh tế hai miền thành một nền kinh tế chung. Trong điều kiện tình hình đất nước chưa ổn định, tư tưởng còn mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, Đại hội Đảng lần thứ IV (12 – 1976) với chính sách kinh tế thời chiến tiếp tục được duy trì là “ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng dựa trên phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” càng ngày càng làm cho sản xuất yếu kém, sa sút hơn trước, để phát triển công nghiệp nặng ta phải đầu tư lớn nhưng hiệu quả mang lại không cao. Kết quả là nhiều mặt hàng tiêu dùng thiếu, các chỉ tiêu kế hoạch đều không đạt được. Trước hoàn cảnh đó, Đại hội Đảng lần thứ V chủ trương “ cần tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu…ra sức đẩy mạnh hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng…”. Nhờ có chủ trương trên mà đến năm 1985, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng 61.3% so với năm 1978 và tăng 57% so với năm 1980, đóng góp 42.3% tổng sản phẩm xã hội, 28.2% tổng thu nhập quốc dân. Với những thay đổi mang tính tích cực bước đầu này, để có thể đạt được những thắng lợi to lớn hơn trong những giai đoạn sau này thì công nghiệp Việt Nam cần khắc phục những khuyết điểm, sửa chữa những sai lầm về chính sách và đường lối chỉ đạo. 1.2. Chủ trương đổi mới: Từ lịch sử của công nghiệp Việt Nam, ta có thể thấy công nghiệp Việt Nam hình thành khá muộn so với nền công nghiệp thế giới. Đến năm 1945, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời thì nó mới thực sự trở thành một ngành độc lập. Công nghiệp Việt Nam có một xuất phát điểm thấp, cả về mặt kỹ thuật, công nghệ lẫn khả năng ứng dụng và môi trường kinh tế để có thể phát triển nhanh, mạnh, vững chắc. Mặt khác, những chủ chương, chính sách không phù hợp thậm chí là sai lầm sau ngày giải phóng không những không ưu tiên phát triển công nghiệp mà còn làm nó trở nên cộc lệch với khả năng và trình độ của Việt nam lúc bấy giờ dẫn đến sự không phù hợp và đã gây ra khủng hoảng kinh tế. Tất cả đã là những chướng ngại vật ngăn cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng tăng trưởng và phát triển để bắt nhịp cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng đã bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công nghiệp Việt Nam rất cần một cú huých thật mạnh để có thể bật dậy và tiến những bước đi vững chắc. Trước vấn đề đặt ra như vậy, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra đường nối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển. Đại hội xác định: “Nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá Xã hội chủ nghĩa trong thời gian tiếp theo” Đại hội đã chỉ rõ: “ Phải khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp, hình thành cơ chế kế hoạch hoá hạch toán theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá tiền tệ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu.Căn cứ vào định hướng chung đó, phải bố trí cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, đặt sản xuất nông nghiệp lên vị trí hàng đầu gắn liền với đề cao vai trò của công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Việc phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phải phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, không bố trí công nghiệp nặng vượt quá điều kiện thực tế, khả năng cho phép. Đại hội chủ chương công bố khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới mọi hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu” Các biện pháp trên cho thấy, Đại hội VI đã có những bước đi rõ ràng, cụ thể cho ngành công nghiệp, chủ chương thực hiện mô hình CNH theo kiểu cũ sang mô hình CNH theo kiểu mới phù hợp với điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại. Nó còn phát huy tác dụng trong việc ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, kìm hãm lạm phát và đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển kinh tế ổn định. Từ ngày thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng thì công nghiệp Việt Nam đang có những bước đi đúng hướng, ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định, có những đóng góp tích cực và ngày càng nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Không những thế công nghiệp cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân khá cao, tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp hình thành ngày càng nhiều tại các vùng kinh tế trọng điểm. Công nghệ sản xuất và chế biến ngày càng hiện đại. Có thể nói công nghiệp thực sự phát triển không chỉ trong nội bộ ngành công nghiệp mà sự phát triển của công nghiệp còn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Công nghiệp có mặt trong cả nông nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ cho sự phát triển các ngành khác, tạo sự chuyển biến cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lao động và cơ cấu vùng. 2. Công nghiệp Việt Nam từ năm 1986 dến nay. Sau 20 năm đổi mới và phát triển, nước ta đạt được những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, tạo ra sự thay đổi sâu sắc. Ngành công nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất được tăng cường, nhiều ngành công nghiệp mới có kỹ thuật công nghệ cao ra đời, môi trường đầu tư cởi mở, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển. Nhịp độ sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng cao và ổn định, bình quân 20 năm (1986 – 2005) tăng 12.3%, bằng 1.7 lần tốc độ tăng bình quân của 20 năm trước đổi mới (1966 – 1985). Những thành tựu quan trọng của quá trình phát triển công nghiệp trong 20 năm đổi mới là: 2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ngày càng lớn mạnh. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh và giá trị tài sản cố định tăng khá nhanh. Đến đầu năm 2005 tổng vốn sản xuất kinh doanh thuộc quyền sở hữu và sử dụng của các cơ sở công nghiệp là 760508 tỷ đồng, bằng 45.7 lần năm 1990, tăng bình quân 31.4%/năm, nếu tính trong 5 năm gần đây tăng 20.3%, trong đó: - Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 26.4%/năm (5 năm gần đây tăng 17.3%). - Khu vực ngoai quốc doanh tăng 36.2%/năm (5 năm gần đây tăng 36.0%). - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32.8%/năm (5 năm gần đây tăng 17.1%). Sự gia tăng và tích tụ vốn được tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, tăng bình quân 37.1%/năm, tỷ trọng năm 1990 chiếm 40.7%, đến đầu năm 2005 chiếm 73.8%, trong đó sản xuất thực phẩm đồ uống chiếm 12.8%; Dệt, may 9.2%; Da giầy 4.2%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim 9.1%, sản xuất hoá chất 5.9%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm 9.4%, trong đó khai thác dầu khí chiếm 7.6%. Ngành sản xuất điện tăng bình quân 27.3%, chiếm 15.4%. Xét phân bố theo vùng và địa phương, vốn được phân bố chủ yếu vào các vùng công nghiệp tập trung là Đông Nam Bộ, năm 2005 chiếm 51.2%, trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm 21.2%, Đồng Nai 10.2%, Bà Rịa – Vũng Tàu 11.4%, Bình Dương 7.4%; Vùng đồng bằng song Hồng năm 2005 là 19.4%, trong đó thành phố Hà Nội chiếm 8.5%, thành phố Hải Phòng 3.1%, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 4.8%. Giá trị tài sản cố định là biểu hiện tổng quát của trình độ kỹ thuật công nghệ cũng được tăng nhanh theo xu hướng tăng của vốn. Đến đầu năm 2005 tổng giá trị tài sản cố định của các cơ sở công nghiệp là 416340 tỷ đồng, bằng 29.3 lần năm 1990, tăng bình quân từ năm 1990 – 2005 là 27.3%/năm, trong đó: - Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 39.2%/năm. - Khu vực ngoài quốc doanh tăng 18.5%/năm. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 42.3%/năm. Cũng như vốn sản xuất, giá trị tài sản cố định cũng được tập trung vào ngành công nghiệp chế biến tới 66.5%, và phân bố chủ yếu vào vùng Đông Nam Bộ (50.8%) (trong đó: thành phố Hồ Chí Minh 19.2%, Đồng Nai 9.7%, Bà Rịa Vũng Tàu 14.2%, Bình Dương 6.7%); Vùng đông bằng sông Hồng chiếm 16.7%, trong đó thành phố Hà Nội 6.4%, thành phố Hải Phòng 2.7%; Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 3.8%, 5 vùng còn lại chiếm 28.8%. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường tạo điều kiện phát triển, mở rộng năng lực sản xuất. Số lượng cơ sở sản xuất tăng từ 313293 cơ sở năm 1985 lên 768920 cơ sở đầu năm 2005, bình quân mỗi năm tăng thêm 23980 cơ sở. Trong đó: - Số doanh nghiệp Nhà nước giảm từ 3050 doanh nghiệp xuống 1359 doanh nghiệp (mỗi năm giảm 89 doanh nghiệp). - Cơ sở ngoài quốc doanh tăng từ 310243 cơ sở năm 1985 lên 612959 cơ sở đầu năm 2005 ( mỗi năm tăng 15135 cơ sở). - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 1985 chưa có nhưng đầu năm 2005 đã có 2351 doanh nghiệp. Cùng với số cơ sở tăng lên, số lao động cũng tăng từ 2510274 người năm 1985 lên 4932217 người đầu năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 127471 người, trong đó: - Khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu năm 2005 là 889521 người (bình quân mỗi năm tăng 7976 người). - Khu vực ngoài quốc doanh (kể cả cơ sở cá thể) đầu năm 2005 là 3069365 người (bình quân mỗi năm tăng 51228 người). Trong 3 khu vực trên, lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh chiếm 62.2% ( trong khi vốn chiếm 21.9%, tài sản cố định chiếm 18.5% và giá trị sản xuất chiếm 26.9%), thể hiện ý nghĩa giải quyết việc làm của khu vực này rất lớn. Đi kèm với số cơ sở và lao động tăng lên, nguồn vốn và tài sản cố định được bổ sung lớn đã tạo ra năng lực sản xuất của nhiều sản phẩm mới như: khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên, sản xuất ô tô, xe máy, các thiết bị gia đình cao cấp: điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh , máy giặt, lắp ráp máy tính, thiết bị chính xác, vật liệu xây dựng…và mở rộng năng lực sản xuất của nhiều ngành công nghiệp lên từ 5 đến 70 lần so với năm 1985 như: Sản xuất xi măng 17.4 lần, thép 53.3 lần, bia 15.5 lần. Có thể nói trong 20 năm đổi mới và phát triển, ngành công nghiệp được đầu tư lớn, tích tụ cao, tạo ra năng lực sản xuất lớn gấp nhiều lần so với 20 năm trước đó. Vì thế, sản xuất công nghiệp đạt được những kết quả mang tính bước ngoặt, tăng trưởng cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. 2.2. Những kết quả đạt được qua 20 năm phát triển: 2.2.1. Sản xuất tăng trưởng cao và ổn định. Sản xuất công nghiệp thời kỳ 1986 – 2005 có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong 50 năm lại đây, toàn ngành tăng bình quân 12.3%/năm, 20 năm trước đó (1966 – 1985) chỉ tăng 7.2%/năm. Trong đó, thời kỳ 5 năm sau tăng cao hơn thời kỳ 5 năm trước, cụ thể: - 1986 – 1990 tăng bình quân 5.9%/năm. - 1991 – 1995 tăng bình quân 13.7%/năm. - 1996 – 2000 tăng bình quân 13.9%/năm. - 2001 – 2005 tăng bình quân 16.0%/năm. Các năm từ 1991 – 2005 đều tăng liên tục với năm tăng thấp nhất là 10.4% (năm 1991) và năm cao nhất 17.5% (năm 2000), các năm khác đều tăng từ trên 11% đến 17.2%. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước có mức tăng trưởng thấp nhất và đang có xu hướng giảm dần về mức độ gia tăng kể từ năm 1991 đến nay, năm cao nhất 1992 đạt 16.1%, năm 1995 còn 14.9%, năm 2000 là 13.2%, năm 2002 tăng 12.5%, năm 2003 tăng 12.7%, năm 2004 tăng 11.9% và năm 2005 tăng 8.7%, bình quân 1986 – 2005 tăng 10.4% năm ( doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý tăng bình quân 11.7%/năm, do địa phương quản lý tăng bình quân 7.4%/năm) Doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp và giảm dần là chủ trương sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, hạn chế tăng thêm doanh nghiệp mới, những daonh nghiệp hiện có được cổ phần hoá và chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh hoặc giả thể (năm 2000 là 95 doanh nghiệp, năm 2001: 86 doanh nghiệp, năm 2002: 115 doanh nghiệp, năm 2003: 146 doanh nghiệp, năm 2004: 162 doanh nghiệp, sơ bộ năm 2005 khoảng: 180 doanh nghiệp). Số doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá hàng năm có tới 80% là doanh nghiệp Nhà nước địa phương, nên nhịp độ tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương ngày càng thấp so với nhịp độ tăng của doanh nghiệp Nhà nước trung ương. Mặc dù số doanh nghiệp qua các năm giảm dần từ 3050 doanh nghiệp ở năm 1985 đến năm 2004 còn 1359 doanh nghiệp, dự kiến năm 2005 khoảng 1253 doanh nghiệp, nhưng nhịp độ sản xuất hàng năm vẫn tăng là kết quả có tính cực, thể hiện hiệu quả của chính sách và các biện pháp tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 11.8%, 5 năm gần đây là khu vực luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các khu vực khác, năm 2001 tăng 21.5%, năm 2002 tăng 18.3%, năm 2003 tăng 23.3%, năm 2004 tăng 23.6% và năm 2005 tăng 25.8%, bình quân 5 năm tăng 22.5%, chủ yếu do phát triển mới và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá chuyển qua. Năm 2000, Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực đã tạo động lực cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh ở các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Cũng trong thời gian này, các biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được Chính Phủ và các địa phương thực hiện rất tích cực. Vì vậy, từ cuối năm 2000 đến đầu năm 2005 số doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 6578 doanh nghiệp, bình quân mỗi năm tăng thêm 1644 doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ sở cá thể trong 20 năm tăng gần 45 vạn cơ sở, bình quân mỗi năm tăng trên 2.2 vạn cơ sở. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới chính thức có trong cơ cấu của công nghiệp nước ta từ năm 1989, nhưng phát triển khá nhanh cả về qui mô và tốc độ sản xuất, 15 năm liên tục tăng, năm cao nhất tăng 45.6% (năm 1991), năm thấp nhất 8.8% (năm 1995), bình quân 15 năm tăng 20.8%/năm. Trong 10 năm lại đây tăng bình quân 19.6%/năm. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế hơn hẳn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh về yếu tố kỹ thuật công nghệ, quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh nghiệm quản lý kinh doanh, hiện đang chiếm giữ tỷ trọng cao trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: Dầu khí khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 99.9%, dệt, may da giầy chiếm 40,5%, sản xuất thực phẩm đồ uống chiếm 24,6%, hoá chất 37,7%, sản xuất cao su và platic chiếm 25,6%, sản xuất xi măng 29.6%, sản xuất thép 31.5%, sản xuất điện tử 44.8%, lắp ráp ô tô 84.2%, sản xuất phương tiện vận tải khác 75.0%. Triển vọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là khu vực phát triển nhanh với tiềm năng lớn, trở thành khu vực có tỷ trọng cao nhất, thậm chí cao hơn cả tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước. Những ngành công nghiệp có công nghệ cao (gồm sản xuất thiết bị máy móc, sản xuất thiết bị điện, điện tử, thiết bị chính xác, sản xuất máy văn phòng, máy tính, sản xuất phương tiện vận tải) có xu hướng tăng nhanh nhất (20 năm tăng bình quân 14.6%/năm); Tiếp theo là các ngành có công nghệ trung bình (gồm: hoá chất, cao su, plastic, sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc thiết bị) tăng bình quân 12.2%/năm. Tăng chậm nhất là các ngành có công nghệ thấp (gồm thực phẩm đồ uống, thuốc lá, thuốc lào, dệt, may, da giầy, sản xuất giấy và các sản phẩm từ gỗ, giấy, sản xuất giường tủ, bàn ghế, sản xuất sản phẩm tái chế, xuất bản, in) tăng bình quân 9.8%/năm.; Đó là xu hướng tăng trưởng tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, nó phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng ngày càng mở rộng và phát triển nhanh hơn các ngành công nghiệp có công nghệ cao, để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu như: ô tô, sản phẩm điện tử, đóng tàu…Đồng t._.hời phát triển các ngành có công nghệ trung bình nhằm giải quyết nhu cầu trong nước, hạn chế nhập khẩu, tận dụng thế mạnh và điều kiện sản xuất cho phép như: sản xuất phân bón, hoá mỹ phẩm, cao su, plastic, sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh gốm sứ, sản xuất kim loại…Mặt khác, vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng ở mức cao các ngành có công nghệ thấp để giải quyết cơ bản những sản phẩm tiêu dùng thông thường về ăn, mặc, văn hoá phẩm và đồ dùng thiết yếu trong nhà, cũng như tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, vì các ngành có công nghệ thấp đều sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giầy, sản xuất và chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy. Đó cũng là mục tiêu của công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Quan hệ tăng trưởng giữa các nhóm ngành sản xuất từ nguyên vật liệu ban đầu với nhóm ngành chủ yếu là công nghệ lắp ráp cũng khác nhau và diễn ra theo xu hướng hoạt động gia công lắp ráp tăng rất nhanh so với các ngành từ nguyên vật liệu ban đầu. Nếu năm 1985 những ngành chủ yếu từ nguyên vật liệu ban đầu chiếm 83.0%, đến năm 2005, những ngành chủ yếu từ nguyên vất liệu ban đầu chiếm 78.0%. Việc phát triển nhanh các ngành hoạt động gia công lắp ráp trong thời gian qua là cần thiết, có hiệu quả về nhiều mặt, trước mắt đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghiệp trong nước, giảm đáng kể ngoại tệ dùng cho nhập khẩu hàng tiêu dùng hàng năm, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước và tạo cơ sở ban đầu để dần dần tiến đến nội địa hoá sản xuất trong nước. Những vùng và địa phương có qui mô sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đều có tốc độ tăng trưởng cao như: Vùng đồng bằng sông Hồng tăng bình quân 14.0%/năm, trong đó thành phố Hà Nội tăng 11.8%/năm, thành phố Hải Phòng tăng 14.3%/năm. Vùng miền Đông Nam Bộ tăng bình quân 14.0%/năm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh tăng 11.1%, Bình Dương tăng 21.8%, Đồng Nai tăng 16.7%, Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 29.0%. Các vùng còn lại có tốc đọ tăng như sau: Vùng Bắc Trung Bộ tăng bình quân 10.7%/năm, vung duyên hải miền Trung tăng 10.4%/năm, vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng 9.3%/năm, vùng Tây Bắc tăng 11.2%/năm, Tây Nguyên tăng 11.3%/năm, vùng Đông Bắc tăng 9.8%/năm. Qua mức tăng trưởng giữa các vùng và địa phương cho thấy những trung tâm công nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng có điều kiện phát triển thuận lợi, thu hút được nhiều nhà đầu tư, vì thế nhịp độ tăng trưởng trong những năm 1986 – 2005 khá cao và ổn định. Những vùng miền núi, Tây Nguyên và một số tỉnh khó khăn về địa lý (Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên) đều có mức tăng trưởng thấp, do có vốn công nghiệp dã nhỏ bé, nghèo nàn thì nay vẫn thấp kém, vị trí ngành công nghiệp chưa có gì được cải thiện. Một số sản phẩm chủ yếu so với năm 1985 tăng cao như: Điện bằng 10.2 lần, than 5.8 lần, thép 63.2 lần, lắp ráp tivi 129,7 lần, phân hoá học 4,3 lần, lốp ôtô 106.5 lần, kinh xây dựng 53.4 lần, xi măng 18.7 lần, giấy 11.5 lần, sản phẩm may mặc 13.7 lần, đường 2.9 lần, bia 16.5 lần, xà phòng bột giặt 8.4 lần. Nhiều sản phẩm năm 1985 chưa có thì đến năm 2005 đã có mức sản xuất khá cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, có một số sản phẩm xuất khẩu như: Khai thác dầu thô năm 2005 đạt 18.5 triệu tấn, khí đốt 6.44 tỷ m3, lắp ráp ô tô 64033 cái, xe máy 2.02 triệu cái, tủ lạnh 13.7 triệu cái, máy giặt 528 nghìn cái, máy điều hoà không khí 131 nghìn cái, bếp ga 1.6 triệu cái…Nhờ vậy đã giải quyết được cơ bản nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghiệp trong nước, giảm tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng trong tổng gía trị nhập khẩu từ 15.2% (năm 1985) xuống còn 5% (năm 2004). Nâng mức bình quân đầu người của một số sản phẩm quan trọng ngang mức trung bình và khá so với các nước ASEAN như: Sản phẩm Đơn vị tính 1985 2005 So sánh (lần) Điện Than đá Dầu mỏ thô Thép Xi măng Giấy Đường Bia Thuốc viên các loại Kwh Kg “ “ “ “ “ Lít Viên 87.2 93.9 - 1.03 25.1 1.3 6.7 1.4 119 641.5 389.7 220 46.8 337.5 10.8 14.1 17.2 354 7.4 4.1 - 45.6 13.4 8.2 2.1 11.9 3.0 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tích cực: Cơ cấu ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (tính theo giá thực tế) tăng nhanh, năm 1985 chiếm 28.2%, năm 2000 là 31.4%, năm 2003 lên 33.4%, dự tính năm 2005 là 34.1% (tính theo giá thực tế), tạo ra chuyển dịch cơ cấu đáng kể trong nền kinh tế quốc dân theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp Nhà nước trong tổng giá trị sản xuất tính theo giá cố định trong những năm 1985 – 1990 tăng dần, nhưng từ năm 1991 đến nay giảm đi nhanh chóng. Nếu năm 1985 tỷ trọng DNNN chiếm 56.3%, thì năm 1990 tăng lên 58.0%, đến năm 1995 là 57.3%, năm 2000 còn 41.8%, năm 2004 là 37.0% và năm 2005 còn 34.3%. Trong đó DNNN do trung ương quản lý giảm từ 34.0% (năm 1985) xuống còn 25.2% năm 2005; DNNN do địa phương quản lý giảm nhanh hơn, từ 22.3% (năm 1985) xuống còn 9.1% (năm 2005). Khu vực ngoài quốc doanh đã có thời kỳ chiếm tỷ trọng khá cao (1985 – 1990) từ 43.7% đến 44.1% (chủ yếu là kinh tế hợp tác xã), nhưng từ năm 1991 đến 2000 liên tục giảm từ 31.5% (năm 1991) xuống còn 22.3% năm 2000 và bắt đầu tăng đần từ 2001 là 23.6% đến 2005 lên 28.5%. Trong hơn 20 năm đổi mới doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những bước thăng trầm và chỉ sau năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thực sự xác định được vị trí trong nền kinh tế và có bước tiến nhanh hơn, vững chắc hơn trong toàn ngành công nghiệp cả nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở những năm 1989 – 1995 mới có tỷ trọng từ 2.6% đến 14.5% thì năm 2000 đã chiếm 34.7% và năm 2005 là 37.2%, trở thành khu vực có tỷ trọng lớn nhất trong 3 khu vực. Tóm lại trong khoảng 5 năm đầu đổi mới 1986 – 1990 chưa có khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào sản xuất, cơ cấu công nghiệp chỉ có khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm ưu thế trên 55% và tăng dần từ 1986 đến 1990, ngược lại khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và giảm nhẹ trong khoảng 1986 – 1990. Thời kỳ sau năm 1990 và nhất là sau năm 2000 đến nay với việc chính thức tham gia sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong nước, đồng thời với tổ chức sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thì cơ cấu giữa 3 khu vực sở hữu mới thực sự có những biến đổi sâu sắc, khu vực doanh nghiệp nhà nước từ 56.3% (năm 1985) xuống 34.3% (năm 2005); Khu vực ngoài quốc doanh từ 43.7% (năm 1985) và 28.5% (năm 2005); Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 2.6% (năm 1989 tăng lên 37.2% (năm 2005). Đó chính là kết quả của chính sách phát triển nhiều thành phần của nhà nước ta. Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên là do một số ngành sản phẩm mới có điều kiện tăng trưởng sản xuất cao như: sản xuất ô tô năm 1985 chiếm không đáng kể (sửa chữa), năm 2005 lên 2.6%, sản xuất xe máy và các phương tiện vận tải khác từ dưới 0.5% lên 4.0%; Một số ngành có nhu cầu tăng, đồng thời điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi cũng đã gia tăng sản xuất và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn như: sản xuất kim loại năm 1985 chiếm 1.7%, năm 2005 là 3.3%, sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại (trừ máy móc thiết bị) từ 2.6% tăng lên 3.8%, may mặc từ 2.7% lên 3.7%. Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại từ 8.2% lên 9.1%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng từ năm 1995 đến nay giảm từ 13.4% năm 1995 xuống còn 9.1% năm 2005, nguyên nhân chủ yếu là ngành khai thác dầu khí chiếm trên 70% giá trị sản xuất của ngành khai thác, thì tỷ trọng giảm dần từ 10.5% (năm 1995) xuống còn 6.5% (năm 2005). Ngành sản xuất điện, nước năm 1985 chiếm5.4%, năm 2000 là 6.5%, trong đó sản xuất điện 6.0%, sản xuất nước 0.5%, đến năm 2005 còn 6.0% (điện 5.6% và nước 0.4%). Với tỷ trọng này cho thấy sản xuất điện, nước mới ở mức rất thấp, nhưng từ năm 2000 lại đây, tỷ trọng chiếm trong toàn ngành đã không tăng mà còn giảm nhẹ ở năm 2005. Vì vậy mất cân đối về cung cấp điện, nước luôn tiềm ẩn và còn ảnh hưởng trực tiếp lâu dài đến nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng. Những vùng công nghiệp trọng điểm vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vùng đồng bằng sông Hồng tỷ trọng tăng 21.1% năm 1985 lên 22.8% năm 2005, vùng Đông Nam Bộ từ 38% năm 1985 lên 48.2% năm 2005. Các vùng còn lại đều giảm hoặc tăng không đáng kể như: vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ từ 8.2% còn 5.3%, vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 15.5% còn 9.0%, vùn Đông Bắc từ 10.0% còn 5.0% … Đáng chú ý là các vùng miền núi và Tây Nguyên vốn tỷ trọng rất nhỏ, nhưng lại không có cơ hội để tăng lên, tỷ trọng vùng Tây Bắc vẫn chỉ ở mức 0.3%, Tây Nguyên giảm từ 1.6% xuống còn 0.82%. Phân bố công nghiệp vẫn tập trung ngày càng lớn hơn cho các vùng công nghiệp tập trung như vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ riêng hai vùng này đã chiếm 70.4% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, tất cả các vùng còn lại gồm 45 tỉnh, thành phố chỉ chiếm 29.0%. Riêng 10 tỉnh, thành phố có sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước đã chiếm 67.2% giá trị toàn ngành, trong đó: - Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 23.55% - Thành phố Hà Nội 8.41% - Đồng Nai 8.18% - Bà Rịa – Vũng Tàu (chủ yếu dầu khí) 8.72% - Bình Dương 6.45% - Thành phố Hải Phòng 4.23% - Vĩnh Phúc 2.37% - Quảng Ninh 1.82% - Thanh Hoá 1.78% - Khánh Hoà 1.70% Cùng với tăng trưởng cao về sản xuất, thì hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã có những tiến bộ. Theo số liệu từ năm 2000 đến năm 2005 cho thấy: Hiệu quả về mặt tài chính được nâng lên, tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh có lãi năm 2004 là 69.0%, tăng 3% so với năm 2001 (năm 2001 là 66.0%), tổng lãi năm 2004 tăng trên 60% so với năm 2001, mức lãi bình quân của một doanh nghiệp cũng tăng từ 4.40 tỷ đồng lên 4.63 tỷ đồng. Số doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ năm 2004 là 25.7%, so với năm 2001 là 25.8%, và tổng mức lỗ chỉ bằng 11.8% tổng mức lãi của toàn ngành, điều đó cho thấy cố gắng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh về mặt tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp. Thời kỳ 2001 – 2005 có đặc điểm là tăng vốn đầu tư khá nhanh ở tất cả các khu vực và bị nhiều tác động khách quan làm cho chi phí đầu vào tăng, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn của khu vực doanh nghiệp vẫn tăng (năm 2001 là 8.3% thì 2004 lên 8.6%), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 8.85% lên 8.9% và tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu giảm không đáng kể (từ 11.3% còn 10.76%). Chất lượng của nhiều sản phẩm công nghiệp được nâng lên rõ rệt, mặt hàng phong phú đa dạng đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, những năm gần đây có nhiều sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, nâng dần tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu cũng như mở rộng mặt hàng mới và thị trường mới, do vậy giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (tính theo USD) tăng bình quân gần 17%/năm và chiếm khoảng 30 – 35% tổng giá trị sản xuất toàn ngành theo giá thực tế. 3. Những mặt hạn chế của ngành công nghiệp hiện nay: 3.1. Còn một số mục tiêu hướng tới chưa cao và còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, nhưng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lại rất chậm và chưa có hiệu quả. Những cơ sở công nghiệp chế biến hiện tại mới chỉ đáp ứng được một phần trong tiềm năng phát triển của nông nghiệp nước ta, trong khi đó công nghiệp chế biến lại lạc hậu, chủ yếu là sơ chế và chỉ trong một số loại rau quả. Điều đáng lưu ý là những dự án đầu tư vào chế biến nông sản thực phẩm về chủ trương là đúng, nhưng triển khai thực hiện lại đưa đến kết quả kém hiệu quả như: Đầu tư phát triển ngành đường, chế biến hoa quả hộp, chế biến sữa, thực phẩm xuất khẩu… Phát triển những ngành có hàm lượng công nghệ cao, nhất là ngành công nghệ thông tin còn chậm, chủ yếu là lắp ráp và tỷ trọng các ngành công nghệ cao trong tổng ngành công nghiệp nước ta còn ở tỷ lệ thấp trong khu vực. Theo tiêu chuẩn của tổ chức chương trình phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) về những ngành công nghệ cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp, thì ngành công nghệ cao của nước ta mới chiếm 19.9% trong tổng giá trị của công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ trung bình chiếm 28.9%, các ngành công nghệ thấp chiếm 51.2 %. Nếu tính theo giá trị tăng thêm thì tỷ trọng ngành công nghệ cao của nước ta còn thấp hơn nhiều vì phần lớn những ngành công nghệ cao của nước ta là sản xuất lắp ráp. Trong khi đó cơ cấu các nhóm ngành công nghệ cao, trung bình và thấp của một số nước ASEAN như sau: Nước Nhóm ngành công nghệ cao Nhóm ngành công nghệ trung bình Nhóm ngành công nghệ thấp Thái Lan 30.8 26.5 42.7 Singapore 73 16.5 10.5 Malaysia 51.1 24.6 24.3 Indonexia 29.7 22.6 47.7 Philippin 29.1 25.7 45.2 Việt Nam 19.9 28.9 51.2 * Số liệu các nước là năm 1998, số liệu Việt Nam là năm 2005 Đặc biệt là ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin lại càng nhỏ bé và đa phần là các doanh nghiệp kỹ thuật công nghệ lạc hậu (thiết bị văn phòng, máy tính chiếm 0.56%, sản xuất thiết bị điện, điên tử chiếm 2.76 %, sản xuất thiết bị chính xác chiếm 0.20 % trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp). - Phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị lại cho nền kinh tế quốc dân còn chậm, nhất là ngành sản xuất thiết bị máy móc vẫn dừng ở mức sản xuất những máy móc thông thường và phụ tùng thông thường, tỷ trọng chiếm trong ngành công nghiệp lâu nay chỉ từ 1.5 – 1.6 % và chưa có hướng tăng lên. 3.2. Số lượng cơ sở công nghiệp nước ta tăng nhanh, nhưng qui mô phổ biến là nhỏ và trình độ công nghệ thấp. Số cơ sở sản xuất nhiều, tăng nhanh nhưng qui mô nói chung là nhỏ, bình quân một cơ sở ở đầu năm 2005 chỉ có 6.4 lao động, 0.99 tỷ đồng vốn và 0.54 tỷ đồng tài sản cố định. - Doanh nghiệp nhà nước: 654 lao động, 213.2 tỷ đồng vốn và 120.2 tỷ đồng tài sản cố định. - Doanh nghiệp ngoài nhà nước: 64 lao động, 7.2 tỷ đồng vốn và 3.0 tỷ đồng tài sản cố định. - Cơ sở cá thể chỉ có 2.5 lao động, 0.037 tỷ đồng vốn và 0.026 tỷ đồng tài sản cố định. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 414 lao động, 129.3 tỷ đồng vốn và 74.9 tỷ đồng tài sản cố định. - Nếu theo số lao động của doanh nghiệp để phân loại thì: + Doanh nghiệp có dưới 50 lao động chiếm 68.0 %. Trong đó dưới 10 lao động chiếm 27.5 %. + Doanh nghiệp có từ 50 đến dưới 200 lao động chiếm 18.9%. + Doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 lao động chiếm 7.5%. + Doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên chiếm 5.6%. Nếu theo qui mô thì: + Doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 77.7%. + Doanh nghiệp có từ 10 tỷ đồng trở lên chiếm 22.3%. Trong đó từ 200 tỷ đồng trở lên chiếm 2.3%. Như vậy có thể nói, doanh nghiệp công nghiệp của nước ta cơ bản là vừa và nhỏ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có qui mô lớn hơn và có nhiều doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ khá, là bộ phận quan trọng của phát triển ổn định sản xuất.Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở công nghiệp cá thể thực chất là qui mô nhỏ và siêu nhỏ, khó có thể đổi mới, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, không thể nâng cao được năng lực cạnh cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài, sản xuất thường không ổn định, có nhiều thay đổi trong hoạt động; Nhưng lại là khu vực giải quyết được nhiều việc làm cho lao động từ nông thôn, nông nghiệp và khai thác, tận dụng tiềm năng hiện có ở các địa phương để sản xuất và đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ tại chỗ cho dân cư. 3.3. Trình độ kỹ thuật công nghệ của phần lớn doanh nghiệp là lạc hậu: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp thấp, 77.7% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ đồng, chỉ có 2.3% doanh nghiệp có từ 200 tỷ đồng trở lên. Trang bị tài sản cố định cho một lao động ngành công nghiệp thấp, bình quân toàn ngành ở đầu năm 2005 mới đạt 84.4 triệu động/ lao động, trong đó: - Khu vực doanh nghiệp nhà nước 183.6 triệu đồng/lao động. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 181.0 triệu đồng/lao động. - Khu vực ngoài quốc doanh 25.0 triệu đồng/lao động, trong đó cơ sở cá thể 10.5 triệu đồng/lao động. Do khó khăn về vốn, nên hệ số đổi mới tài sản cố định cũng không cao, trong những năm gần đây có được tăng lên song còn thấp mới đạt được khoảng 20% trong khi yêu cầu của mục tiêu phải 24-25%. . Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh tuy có tiến bộ nhưng còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận của vốn hiện tại mới đạt 9.9%, trong đó doanh nghiệp nhà nước 5.5%, ngoài quốc doanh 3.5% , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16.4% (do có tham gia của ngành dầu khí có tỷ suất cao trên 50.0.%). Với tỷ suất lợi nhuận thấp như hiện nay, các doanh nghiệp không có khả năng tự tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp còn bị lỗ tuy nhỏ so với doanh nghiệp lãi, nhưng hiện tại vẫn còn trên 6000 doanh nghiệp lỗ với tổng số lỗ trên 7500 tỷ đồng cũng cần được khắc phục. Tổ chức sản xuất của một số ngành, nhất là các ngành có công nghệ cao chưa đảm bảo cho phát triển vững chắc. Nhiều ngành sản phẩm được tổ chức sản xuất theo mô hình khép kín trong một doanh nghiệp, do vậy các hoạt động phụ trợ bị phân tán theo doanh nghiệp, ít được tổ chức tập trung chuyên môn hoá cao, nên hiệu quả của các hoạt động phụ trợ đem lại không cao, có nhiều dịch vụ hoặc cung cấp phụ liệu có thể sản xuất được trong nước, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài. Tổ chức gia công lắp ráp phát triển cả bề rộng và chiều sâu, nhưng hầu hết các ngành sản phẩm có gia công lắp ráp chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư nội địa hoá các linh kiện phụ tùng, điển hình như: Sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị chính xác, máy tính, phương tiện vận tải khác…Do vậy tính phụ thuộc vào nước ngoài quá lớn và chất lượng sản phẩm luôn có vấn đề, nhưng khó có thể được nâng cao. 4. Những nguyên nhân chủ yếu: 4.1. Những nguyên nhân của kết quả đạt được: Thành tựu to lớn nhất mà nghành công nghiệp nước ta đạt được qua hơn 20 năm đổi mới là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: 4.1.1. Đã xoá bỏ được cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp: Từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó đã khai thác và phát huy được tiềm năng và thế chủ động, năng động của cơ sở. Từ việc giao và thực hiện ba phần kế hoạch trong những năm đầu đổi mới là bước mở đầu cho việc trao quyền tự chủ kinh doanh cho daonh nghiệp nhà nước, tiếp đến là xóa bỏ chế độ cung cấp vật tư, chuyển sang chế độ 1 giá vật tư đầu vào, Nhà nước hạn chế dần việc bù lỗ cho doanh nghiệp. Nhờ những chính sách đó, nền kinh tế thị trường dần hình thành, đã tác động đến tính năng động của các doanh nghiệp nhà nước đang giữ vai trò quyết định của sản xuất. 4.1.2. Chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Trong công nghiệp, nhờ chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ và ổn định nhất so với trước năm 1986, nhất là hình thành cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tích cực. Năm 1987, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời, năm 1989 thành phần kinh tế này chính thức tham gia sản xuất và chỉ 15 năm sau, năm 2005 khu vực này đã vươn lên chiếm tỷ trọng sản xuất cao nhất trong 3 khu vực và chiếm giữ nhiều ngành sản phẩm có kỹ thuật công nghệ cao hoặc có tỷ trọng lớn như: Khai thác dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, điện tử… Năm 2000 Luật Doanh Nghiệp chính thức có hiệu lực, đã mở ra thời kỳ mới cho nhiều loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời và phát triển. Với thời gian 5 năm đã có trên 1 vạn doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ra đời góp phần quyết định nâng tỷ trọng của khu vực ngoài quốc doanh từ 21.9% năm 2000 lên 28.5% ở năm 2005. 4.1.3. Tạo lập được môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng và tin cậy cho các nhà đầu tư. Đến nay có thể nói, môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta tương đối thong thoáng và đang hấp dẫn tạo lòng tin yên tâm cho các nhà đầu tư, đây là nhân tố hết sức quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước. Kết quả là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm nhanh, nhưng bù đắp lại bằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đầu tư từ các thành phần ngoài quốc doanh và của bản thân doanh nghiệp, đã tạo cho nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp từ năm 1990 lại đây liên tục tăng, mỗi năm tăng bình quân gần 30% năm, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 4.1.4. Vai trò quản lý của Nhà nước và điều hành của chính phủ Chính phủ đã có nhiều giải pháp kịp thời và có hiệu quả trong xử lý điều hành tháo gỡ những khó khăn phát sinh cho sản xuất như: Cơ chế chính sách về đất đai, thị trường vốn, quan hệ xuất nhập khẩu với một số quốc gia và đặc biệt là giá cả và những bất ổn của kinh tế toàn cầu tác động xấu đến nến kinh tế nước ta và cả các chính sách chưa cởi mở của một số nền kinh tế lớn thông qua áp thuế bán phá giá, yêu cầu chất lượng rất cao với sản phẩm công nghiệp nước ta, Chính phủ đã xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. 4.1.5. Tính năng động sáng tạo và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ sở được nâng cao Nhìn chung thì năng lực điều hành của các doanh nghiệp đã từng bước được nâng lên thích ứng dần với cơ chế thị trường. Tính chủ động sáng tạo của nhiều doanh nghiệp đã giúp họ đứng vững và phát triển, trình độ quản lý và quan hệ với nước ngoài có bước tiến lớn, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô lớn. Chính nhờ yếu tố này đã giúp doanh nghiệp đón nhận các chính sách và giải pháp của Chính phủ nhanh nhạy hơn, có hiệu quả hơn và chủ động trong phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém. Nguyên nhân bao trùm của những hạn chế yếu kém trong công nghiệp hiện nay là khả năng đầu tư của nền kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp còn thấp, mặc dù trong 20 năm đổi mới, tình hình vốn đầu tư được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp, chưa đủ điều kiện để có được đột biến về tăng trưởng và đổi mới kỹ thuật công nghệ, kể cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng đáng quan tâm vẫn là khu vực trong nước, một khi doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, thu hẹp các ngành sản xuất, thì khu vực ngoài quốc doah vươn lên chưa đủ mạnh, đầu tư của khu vực tư nhân trong nước còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, rất ít có những dự án đầu tư lớn có tầm cỡ để tiếp cận được công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh với những công ty nước ngoài. Một nguyên nhân khác phải kể đến là qui hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp quốc gia về thực tế là chưa có. Cơ chế qui hoạch như vừa qua chưa đem lại hiệu quả thiết thực: Mâu thuẫn giữa qui hoạch ngành với qui hoạch địa phương luôn diễn ra và kết quả là qui hoạch địa phương luôn phá vỡ qui hoạch ngành và Trung ương, ví dụ điển hình như: Qui hoạch phát triển xi măng, qui hoạch phát triển ngành đường, rượu bia, thuốc lá, chế biến rau quả… Ngoài ra, yếu tố mới mẻ của cơ chế thị trường và kinh nghiệm trong quan hệ kinh tế quốc tế cũng là những vật cản đáng kể, nhất là 10 năm đầu của đổi mới, đặc biệt với các doanh nghiệp trong nước vừa mới thoát ra từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Mặc dù còn những hạn chế yếu kém không phải nhỏ của ngành công nghiệp nước ta, nhưng những gì đã đem lại qua hơn 20 năm đổi mới là giá trị nền tảng cho phát triển trong tương lai, đó là: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhều ngành công nghiệp đã đạt được ở mức đáng kể, đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao ở tầm cỡ khu vực. Năng lực sản xuất của nhiều ngành sản phẩm tương đối lớn, một số ngành đạt tới công nghệ khá tiên tiến như: Khai thác than, khai thác dầu khí, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghệ đóng tàu, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao…Đó là tiềm năng hiện thực cho sự phát triển trong tương lai. - Môi trường đầu tư kinh doanh được hình thành, trải qua hàng chục năm điều chỉnh bổ sung hoàn thiện, nay cơ bản đã ổn định và tỏ ra có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lòng tin đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư được nâng lên. - Qua 20 năm đổi mới, thực tế đối mặt với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và bài học quí báu không chỉ cho quản lý điều hành vĩ mô của nhà nước, mà còn nâng cao rất nhiều kỹ năng, tính năng động và kinh nghiệm quản lý vi mô của đội ngũ doanh nhân nước ta, kể cả trong quan hệ kinh tế quốc tế. - Vị thế và vai trò của Nhà nước ta trong quan hệ quốc tế và trong quan hệ song phương, đa phương với các nước được nâng lên rất nhiều so với trước thời kỳ đổi mới. Tất cả những yếu tố nói trên sẽ là điều kiện đảm bảo cho ngành công nghiệp nước ta trong những năm tới vẫn có thể duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định hơn thời kỳ 20 năm đầu đổi mới vừa qua.Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn. Khu vực kinh tế tư nhân sẽ có những thay đổi về chất, qui mô sẽ lớn lên, trình độ kỹ thuật công nghệ cao hơn, những doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn ra đời rất nhiều. Doanh nghiệp nhà nước sau khi tổ chức lại ổn định sẽ có những tập đoàn kinh tế lớn, đủ mạnh tham gia đầu tư nước ngoài. Tổng thể của cả 3 khu vực đều có những thay đổi căn bản và tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao hơn ở những năm tiếp theo. CHƯƠNG III NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP DỰA TRÊN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG. Trong chương này, bằng việc áp dụng các mô hình Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, em sẽ đi ước lượng và kiểm định các mô hình đưa ra nhằm tìm ra một mô hình phù hợp với tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong đó những biến số là những nhân tố cơ bản có thể tác động tới quá trình tăng trưởng công nghiệp của ngành. Từ mô hình tìm được ta sẽ đưa ra những dự báo về giá trị của ngành công nghiệp trong những năm tiếp theo. 1. Các biến số trong mô hình: 1.1. Biến phụ thuộc gồm: 1.1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp hàng năm: - Là là toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một năm. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá cố định và giá thực tế. - Kí hiệu: GO 1.2. Biến độc lập gồm: 1.2.1. Vốn đầu tư sản xuất cho ngành công nghiệp: - Là lượng vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp bao gồm cả vốn của khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư là yếu tố hết sức quan trọng đối với tăng trưởng của công nghiệp, để biết được vốn đầu tư có được sử dụng hiệu quả không ta xem xét tới việc khi đầu tư thêm một đồng vốn thì tạo thêm được bao nhiêu giá trị sản phẩm. - Kí hiệu: NV 1.2.2. Lao động trong ngành công nghiệp: - Là là tổng số lao động (cả lao động trí óc và lao động chân tay) có tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp. Bất kỳ quốc gia nào đều cần đến lao động, lao động là nguồn lực quí, quyết định trong số các nguồn lực tác động tới phát triển. Do nước ta vẫn là nước công nghiệp còn lạc hậu, nhiều ngành công nghiệp còn cần sử dụng lao động thủ công thì lao động càng là nhân tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng công nghiệp. - Kí hiệu: LD 1.2.3. Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp: - Là là toàn bộ giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thô hay tinh chế hàng năm. Giá trị xuất khẩu hàng năm của ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc dân và thúc đẩy tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Đồng thời chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế và cải thiện các chính sách ngoại thương đã làm tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. - Kí hiệu: XK 2. Xây dựng và phân tích mô hình: 2.1. Cơ sở lý thuyết: Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu nên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ. Ta có hàm sản xuất sau: Y = f( K,L,R,T) (1) Trong đó: Y: Đầu ra (GO hoặc GDP) K: Vốn sản xuất L: Số lượng lao động R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên. T: Tiến bộ công nghệ. Ta xét một dạng của hàm sản xuất là hàm Cobb-Douglas: Y = T.Kα.LβRγ (2) Dạng hàm này khá phù hợp với nhiều mối quan hệ trong thực tiễn thông qua các giả thiết đối với các tham số của hàm: Ở đây, α, β, γ là các số luỹ thừa phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào Đây là lớp hàm phi tuyến nhưng ta có thể đơn giản hoá về cấu trúc bằng cách chuyển dạng logarit: y = t + α.k + β.l + γ.r (3) Trong đó : y: Tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra (tốc độ tăng trưởng của GO hoặc GDP) t: Tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ. l: Tỷ lệ tăng trưởng của lao động. k: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn. r: Tỷ lệ tăng trưởng của tài nguyên. Khi xem xét các hàm sản xuất người ta thường quan tâm tới một khái niệm đó là: Hiệu suất của qui mô. Hiệu suất của qui mô đề cập tới sự thay đổi của sản lượng đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng một tỷ lệ trong dài hạn. Xét hàm sản xuất (1): + Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng trên h lần h*Y > f(hK, hL, hR, hT) => Hiệu suất kinh tế tăng theo qui mô. + Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng dưới h lần h*y < f(hK, hL, hR, hT) => Hiệu suất kinh tế giảm theo qui mô. + Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra cũng tăng đúng h lần h*y = f(hK, hL, hR, hT) => Hiệu suất không đổi theo qui mô. Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng của các hệ số (α+β+γ) cho biết hiệu suất tăng, giảm, không đổi theo qui mô: + Nếu (α+β+γ) > 1 : Hiệu suất tăng theo qui mô. + Nếu (α+β+γ) < 1 : Hiệu suất giảm theo qui mô. + Nếu (α+β+γ) = 1 : Hiệu suất không đổi theo qui mô. Hơn nữa, đặc trưng cơ bản của hàm sản xuất Cobb-Douglas là các hệ số α, β và γ thường nhỏ hơn 1. Tức là sản phẩm cận biên của tất cả các đầu vào đều giảm xuống khi tăng lượng đầu vào sử dụng. 2.2. Xây dựng mô hình: 2.2.1. Mô hình: Ta đưa ra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33128.doc