Tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư: MỤC LỤC
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 2.1. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước 27
Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng 29
Đồ thị 2.2. Di cư tính theo địa bàn của nơi đi 29
Đồ thị 2.3. Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính 30
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và nơi điều tra 31
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi 32
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra 33
Đồ thị 2.5. Cơ cấu lao động ... Ebook Phân tích các yếu tố tác động đến di cư
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3115 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến di cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
di cư theo giới và tuổi 34
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá 35
Đồ thị 2.6. Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn ho 36
Đồ thị 2.7. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng 36
Bảng 2.6. Phân bố phần trăm loại hoạt động 38
Bảng 2.7. Nhóm tuổi 39
Bảng 2.8. Tình trạng nhà ở 40
Bảng 2.9. Phân bố phần trăm trình độ học vấn cao nhất 40
Bảng 2.10. Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính 41
Bảng 2.11. Tình trạng thu nhập, việc làm 42
Bảng 2.12. Tỷ lệ giới tính chia theo nhóm tuổi 44
Bảng 2.13. Phân bố phần trăm trình độ học vấn cao nhất 45
Bảng 2.14. Phân bố phần trăm lý do di chuyển chính 46
Bảng 2.15. Phân bố phần trăm so sánh mức thu nhập trước và sau khi di chuyển 47
LỜI MỞ ĐẦU
Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển. Để phục vụ nhu cầu thiết yếu bản thân mình, từ ngày xa xưa, con người đã phải di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác tìm những nơi thích hợp cho sự sinh tồn. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người di cư theo nhu cầu tăng lên không ngừng. Như vậy di cư là hiện tượng mang tính quy luật. Trong từng nước, di dân thể hiện sự tồn tại của mỗi quốc gia trước thách thức của cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân công lao động lãnh thổ.
Phù hợp với xu thế chung của sự phát triển, ở Việt Nam, lịch sử di dân luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời kỳ 1960-1990, nhiều cuộc di dân có tổ chức được thực hiện phục vụ cho mục đích phân bố lại dân cư và lao động, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Từ những năm 1986 cho đến nay, quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước đã biến các thành phố lớn thành những thị trường lao động hấp dẫn. Nhiều trung tâm buôn bán, thương mại, dịch vụ và các khu công nghiệp mới ra đời thu hút hàng chục, hàng nghìn người tới làm việc, sinh sống. Ở khu vực nông thôn, áp lực của sự gia tăng dân số từ hàng chục năm trước vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Thêm vào đó, những áp dụng khoa học kinh tế mới trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một nguồn lực lao động dư thừa tới các thành phố.
Cùng với sự gia tăng của dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị, tác động của di cư tới các vấn đề kinh tế, xã hội ở cả nơi đi và nơi đến, là vấn đề lớn đang đặt ra. Vì vậy nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tác động đến việc di cư từ đó có những giải pháp hữu hiệu kiểm soát tình hình di cư tự do từ nông thôn ra thành thị có ý nghĩa rất quan trọng. Đó cũng là lý do em chọn đề tài này.
Đề tài “ Phân tích các yếu tố tác động đến di cư”
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về di cư
Phần này trình bày một cách tổng quan về những lý luận chung về di cư bao gồm các khái niệm, hình thức, đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến di cư.
Chương 2: Thực trạng di cư nông thôn – thành thị những năm gần đây
Phần này nêu rõ tình hình di cư chung trong cả nước và một số tỉnh trong những năm gần đây. Cụ thể là hai thành phố thu hút lượng lao động lớn nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phân tích các yếu tố tác động đến di cư
Dựa vào các bộ số liệu, các dữ kiện trong các cuộc điều tra và sự trợ giúp của phần mềm, phần này xây dựng mô hình về di cư và phân tích ảnh hưởng của một vài yếu tố bằng mô hình kinh tế lượng, từ đó đưa ra những đề xuất thích hợp.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Khắc Minh, cô Nguyễn Thị Minh và các anh chị trong Nhóm tư vấn chính sách của Bộ Tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Tuy nhiên, do kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều cùng với các hạn chế về mặt số liệu nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ sài. Em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô để chuyên đề thực tập của em hoàn thành tốt hơn.
CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CƯ
1.1. Một số vấn đề lý luận về di cư
1.1.1. Khái niệm về di cư
Trong nghiên cứu về nhân khẩu học cũng như địa lý dân cư chưa có một định nghĩa thống nhất về di cư. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác nhau về khái niệm di cư.
Các nhà nhân chủng học cho rằng nếu những ai thay đổi nơi sinh sống thường xuyên của mình trong một giai đoạn nhất định, cả về biên giới hành chính thì họ là người di cư. Như vậy có thể phân biệt hai khái niệm cơ bản “di cư” và “di chuyển”. Người di chuyển là thay đổi chỗ ở, người di cư là di chuyển và gia nhập một đơn vị hành chính mới.
Theo khái niệm của Liên Hợp Quốc: Di cư là một sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là sự di chuyển về khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong một khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi nơi cư trú thường xuyên.
Để hiểu cặn kẽ nội dung di cư, cần phải hiểu một số khái niệm và thuật ngữ.
- Tổng di cư: Là tổng của tất cả những người tham dự vào quá trình di cư của một khu vực, gồm di cư đi và di cư đến. Chính vì vậy nó là thước đo tổng dân cư ra vào một cộng đồng. Tổng di cư là một yếu tố rất quan trọng, nó cho ta thấy được sự thay đổi trong cơ cấu của cộng đồng dân cư vì tuy sự chênh lệch giữa người đi và người đến của một khu vực không lớn nhưng số lượng người đi và người đến lớn thì có thể nói cộng đồng dân cư tại khu vực đó sẽ có sự thay đổi lớn về cơ cấu.
- Di cư thuần tuý: Trong một giai đoạn nhất định nào đấy, một khu vực có thể tiếp nhận người di cư từ một nơi khác đến và đồng thời mất đi những người di cư của chính khu vực ấy. Sự chênh lệch giữa số người ra đi và số người đến được gọi là di cư thuần tuý. Khi số người ra đi nhiều hơn số người đến, cán cân di chuyển là âm. Còn di cư thuần tuý dương nếu số người đến nhiều hơn số người ra đi.
- Di cư đi và di cư đến: Mỗi hiện tượng di cư bao giờ cũng bao gồm hai mặt: Rời bỏ chỗ cũ và đến một nơi ở khác. Rời bỏ nơi cư trú gọi là di cư đi và đến một nơi cư trú khác gọi là di cư đến.
- Nơi đi: Là nơi người đi rời bỏ hay nói cách khác là nơi sự di chuyển bắt đầu.
- Nơi đến: Là nơi người di cư nhập vào hay ở đó sự di chuyển kết thúc ( là vùng cư trú cuối cùng trong khoảng di cư).
- Di dân gộp là con số tổng cộng bao gồm cả những người đến và đi của một vùng, nó đo lường toàn bộ số lượng dân số ( kể cả số người đi và đến ) trong một cộng đồng dân cư.
- Di dân tịnh là sự chênh lệch giữa lượng dân cư chuyển đến và lượng dân cư chuyển đi trong một khoảng thời gian. Di dân tịnh có thể xảy ra theo tình huống di cư tịnh âm: khi số người chuyển đi lớn hơn số người chuyển đến và di dân tịnh dương: khi số người chuyển đến lớn hơn số người chuyển đi.
- Dòng di dân và dòng dân ngược: Dòng di dân bao gồm những người ra đi và không quay trở lại nơi sinh sống ban đầu nữa,trong khi đó dòng di dân ngược bao gồm những người sau khi di chuyển đến một hay nhiều vùng khác nhau nhưng sau đó lại quay trở lại nơi ban đầu sinh sống.
- Sự di dân chênh lệch: Trong quá trình di dân luôn có sự chênh lệch giữa các nhóm di dân khác nhau về các yếu tố nhân khẩu, hoàn cảnh xã hội, kinh tế văn hóa…, vì vậy đối với những luồng di dân khác nhau sẽ có những sự khác biệt nhau trong cơ cấu thành phần của dân cư về nhiều mặt.
- Di dân quốc tế và di dân nội địa: Di dân quốc tế là quá trình chuyển đổi nơi cư trú từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, vượt qua ranh giới chính trị, còn di dân nội địa liên quan đến các cuộc chuyển đổi nơi cư trú nằm trong phạm vi của một quốc gia.
- Di dân có tổ chức và di dân tự do: Di dân có tổ chức là loại di dân theo kế hoạch nhằm thực hiện các chính sách hay chiến lược do Nhà nước, chính phủ vạch ra nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn hoặc dài hạn nào đó, những người di dân thường nhận được sự tài trợ về mặt tài chính hoặc vật chất; di dân tự do được xem xét là dạng di dân không có tổ chức, và hoàn thành do người di cư quyết định ( tất cả mọi chi phí, thủ tục trong quá trình di chuyển, quá trình định cư, tìm kiếm việc làm mưu sinh…đều do người di cư tự lo lấy).
1.1.2. Các hình thức di cư
Di cư có nhiều dạng và hình thức khác nhau. Petersen đã nêu ra một số dạng di cư được nhiều người công nhận bao gồm:
* Di cư nguyên thủy: Loại di cư này gắn với những nhóm người không đủ khả năng chống chọi lại với thiên nhiên trong môi trường sống của mình. Chính vì vậy chúng ta thấy sự cạn kiệt về môi trường sống ở một khu vực thường dẫn đến việc di cư và thường là di cư của một nhóm người gắn liền với săn bắn và hái lượm thức ăn. Theo Petersen thì hiện tượng này thường xảy ra một cách bất thường hoặc do hạn hán hoặc do sức ép của dân số hay vì đất đai canh tác bạc màu.
* Di cư theo nhóm: Loại di cư này phổ biến từ thế kỉ XVII, thường là cuộc di cư của từng nhóm người. Di cư nhóm là di cư của một bộ tộc hay nhóm người lớn hơn một gia đình.
* Di cư tự do – cá nhân: Fairchild (1925) đã mô tả như sau: Việc di chuyển của cá nhân hay gia đình theo động cơ hay mục đích cá nhân, không có sự ép buộc hay hỗ trợ nào. Thường di cư từ quốc gia phát triển đến quốc gia phát triển khác với mục đích cư trú lâu dài. Hầu hết các cuộc di cư từ thế kỉ XVII được xem như thuộc loại di cư này, đặc biệt là các cuộc di cư đến vùng đất mới như Australia, New Zealand hay châu Mỹ.
* Di cư hạn chế: Hiện tượng di cư tự do dần được thay thế bằng di cư hạn chế. Từ đầu thế kỷ này nhiều đạo luật được thi hành để hạn chế việc di cư giữa các nước. Một số nước còn định ra các tiêu chuẩn di cư cụ thể để hạn chế sự di cư của con người.
* Di cư bắt buộc, di cư miễn cưỡng: Là hình thức di cư mà trong đó quyết định di cư là do người khác chứ không phải do chính người di cư quyết định.Có hai hình thức di cư bắt buộc:
+ Di cư bắt buộc trong đó người di cư có quyền lựa chọn
+ Di cư bắt buộc trong đó người di cư không có quyền lựa chọn
Tuy nhiên, tùy theo mục đích di cư người ta cũng có thể phân ra nhiều hình thức di cư khác:
- Theo độ dài nơi cư trú có: Di cư lâu dài và di cư tạm thời
- Theo khoảng cách lãnh thổ di cư quốc tế và di cư nội địa
- Theo tính chất pháp lý có di cư hợp pháp và di cư bất hợp pháp, di dân tự phát hay di dân có tổ chức. Tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính quyền.
- Theo hướng di chuyển:
+ Di cư thành thị - thành thị: Chỉ các dòng di dân từ đô thị này đến đô thị khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một giai đoạn nhất định. Đây là hình thức di dân phổ biến trong các nước phát triển hiện nay. Ỏ Việt Nam có một số luồng chính: luồng di dân Bắc – Nam, luồng di dân từ các thành phố nhỏ, thị xã thị trấn về các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ.
+ Di dân thành thị - nông thôn: Là dòng di dân của dân cư từ khu vực đô thị (nơi đi) về nông thôn (nơi đến), kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một giai đoạn nhất định. Ở Việt Nam, sau thời kỳ miền Nam giải phóng, một phần dân cư tập trung ở khu vực đô thị của các tỉnh phía Nam trở về quê cũ làm ăn khiến cho số lượng dân đô thị giảm đi trong vài năm. Trong giai đoạn hiện nay, di dân đô thị - nông thôn thường gặp ở những cá nhân hay những nhóm người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, những cán bộ đã làm việc ở các đô thị trở về nghỉ hưu tại nông thôn, học sinh – sinh viên trở về quê sau khi học xong.
+ Di cư nông thôn – thành thị: Là các dòng di chuyển của dân cư từ khu vực nông thôn (nơi đi) đến khu vực đô thị (nơi đến), kèm theo sự thay đổi chổ ở thường xuyên trong một giai đoạn nhất định. Đây là hình thức di cư phổ biến trong các nước đang phát triến. Ở Việt Nam từ 1986 cho đến nay, dòng di dân nông thôn – thành thị ngày càng tăng về quy mô và cường độ. Hai thành phố lớn là Hà nội và Hồ Chí Minh đã đón nhận một lượng lớn dân cư từ các vùng nông thôn tới cư trú trong thành phố.
+ Di cư nông thôn – nông thôn: Là các dòng di chuyển của dân cư giữa các khu vực nông thôn, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một giai đoạn nhất định.
Ở Việt Nam, thời kỳ 1960 – 1990, di dân nông thôn – nông thôn là hình thức di dân có tổ chức, được thực hiện theo mục tiêu của chính sách phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước. Hiện nay, dòng di dân tự do nông thôn – nông thôn của nông dân từ nhiều tỉnh phía Bắc tràn vào Tây Nguyên.
1.1.3. Đặc điểm di cư
Di cư là một quá trình chọn lọc. Nó thể hiện một số khía cạnh:
- Sự chọn lọc về tuổi tác: Dù là di chuyển theo hình thức nào, những người ở tuổi trưởng thành và những người mới lớn di cư nhiều hơn. Thành niên thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, dễ dàng thay đổi hơn. Cũng chính vì tính chọn lọc trong tuổi tác mà những vùng nhập cư có cơ cấu tuổi trẻ hơn.
- Sự chọn lọc theo giới tính, tuy nhiên các dòng di cư theo nam hay nữ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Tình trạng hôn nhân: Ở những nước đang phát triển, thường người trẻ chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước đang phát triển thời kỳ trước. Tuy nhiên, ngày nay ở các nước phát triển, những người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người có gia đình.
- Nghề nghiệp, trình độ học vấn: Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn cả. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc di cư. Những nghiên cứu này tập trung vào sự giống và khác nhau giữa những người có trình độ học vấn cao và những người ít học liên quan đến khoảng cách di cư, tỷ lệ và hướng di cư.
1.1.4.Các chỉ tiêu về di cư.
Các chỉ tiêu đo lường di cư khá đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp với mức độ kỹ thuật tính toán khác nhau và tuỳ theo số liệu được sử dụng.
- Di dân thuần tuý:
NM = (I –O) = (Pt1 – Pt0) – (B – D)
NM: di dân thuần tuý
Pt1 v à Pt0: tổng dân số ở thời điểm t1 và t0.
I và O: số lượng nhập cư và xuất cư giữa hai thời điểm; (I-O) là tăng cơ học.
B và D: tổng số sinh và chết giữa hai thời điểm. (B-D) tăng tự nhiên.
- Tỷ suất xuất cư:
O: số người xuất cư khỏi địa bàn
P: dân số trung bình của địa bàn đó.
- Tỷ suất nhập cư:
I: số người nhập cư vào địa bàn
P: dân số trung bình của địa bàn đó
- Tỷ suất di dân thuần thuần tuý: đo lường sự tác động của di dân đến dân số. Sự tương quan giữa xuất cư và nhập cư tại một địa bàn sẽ làm cho trị số của tỷ số này âm (nếu số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư) hoặc dương (khi số người nhập cư nhiều hơn số người xuất cư)
Ngoài ra, số lượng người di cư vào một địa bàn (không phân biệt theo xuất hay nhập cư) cũng có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tình hình di cư của địa bàn. Trong trường hợp tỷ suất di cư thuần tuý NMR quá nhỏ (do số lượng xuất cư xấp xỉ số lượng nhập cư), người ta thường sử dụng chỉ tiêu tổng tỷ suất di chuyển để so sánh.
- Tỷ suất tổng di dân
Số liệu tổng điều tra được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu trên
1.1.5. Quan hệ tác động qua lại giữa di cư và môi trường xã hội.
Di cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp có nguyên nhân kinh tế xã hội sâu xa và nhiều mặt. Trong lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, di cư đã đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện phân công lao động xã hội, nhằm tạo ra năng xuất lao động cao.
Những nhà kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đánh giá cao vai trò của di cư, của tính năng xã hội của dân cư, vì cũng chính trong quá trình di cư mà các kinh nghiệm sản xuất, chinh phục tự nhiên và các kinh nghiệm xã hội được phổ biến trong cộng đồng.
Trong lịch sử của di cư trên thế giới cũng như ở nước ta, dòng di cư tự do phổ biến trong mọi giai đoạn lịch sử và có thể nói, đó là dòng di cư có vai trò quan trọng nhất bởi vì tính kế hoạch, sự kiểm soát di cư của nhà nước phong kiến, tư bản chủ nghĩa trước đây và của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có tác động tới một bộ phận người di cư. Cũng chính di cư tự do mới thể hiện rõ nhất những đặc điểm của di cư như tính chọn lọc.
Trong thế giới hiện đại, đô thị có một vai trò đặc biệt trong sự phát triển xã hội của quốc gia, của các vùng lãnh thổ, là các cực phát triển của quốc gia, các vùng. Các thành phố lớn, nhất là các thành phố thủ đô là nơi hội tụ những tinh hoa của thời đại, những thành tựu về kinh tế, chính trị văn hóa xã hội mà một quốc gia dân tộc đạt được. Bởi vậy, di cư luôn hướng tới những thành phố lớn làm cho vấn đề di cư nông thôn – thành thị có một số sắc thái đặc biệt và quy mô lớn.
Di cư có tác động rõ nét đến môi trường xã hội ở cả nơi đi và nơi đến.
* Nơi đi:
+ Mặt tích cực: Tạo cơ hội cho những người tìm được việc làm có thu nhập và phần đông số họ có thu nhập cao hơn so với nơi họ ra đi, góp phần nâng cao mức sống gia đình và giảm sự đói nghèo ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp. Trong điều kiện cụ thể của từng địa phương và giai đoạn phát triển, những lao động di chuyển này góp phần làm giảm sức ép dân số-lao động-việc làm ở một số vùng nông thôn.
+ Mặt tiêu cực: Làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp do hậu quả trực tiếp của người lao động tự do đưa về nông thôn như nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, số đề. Một số cá biệt trong số người lao động tự do đã tiêm nhiễm thói hư tật xấu ở đô thị và chính họ mang về nông thôn những ung nhọt nói trên. Ảnh hưởng tới tổ chức xã hội, gia đình ở nông thôn. Một số người lao động ngoại (cả nam và nữ) đã có gia đình nhưng do cuộc sống ở thành phố cám dỗ nên đã đi con đường mại dâm, hoặc theo trai (gái) thành phố nên làm cho gia đình tan vỡ.
* Nơi đến:
+ Mặt tích cực: Là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết mối quan hệ “cung”, “cầu” về sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Ở mức độ nhất định, di dân nông thôn-thành thị góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các khu vực và ngành nghề kinh tế, có ý nghĩa làm tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của đất nước và vùng lãnh thổ.
Ở thành phố, xét trên góc độ việc làm, lực lượng lao động di chuyển tự do vào thành phố làm việc, họ cũng có những nhu cầu “ bình dân”, những nhu cầu cho ăn, sinh hoạt. Từ khi chuyển đổi cơ chế đến nay dòng người di chuyển tự do vào thành phố có nhiều loại, trong đó loại tìm việc làm theo thời vụ. Ngoài ra còn có dòng người tự do di chuyển về đoàn tụ gia đình, con cái, anh em…Như vậy việc di chuyển những người này về khía cạnh xã hội có ý nghĩa thực tiễn vào việc đảm bảo và cải thiện nhu cầu tình cảm gia đình, họ hàng và quan hệ cộng đồng trong dân cư. Đoàn tụ gia đình là điều kiện làm ổn định và tăng sức phát triển kinh tế hộ gia đình.
+ Mặt tiêu cực: làm quá tải sức sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, nhà ở, ảnh hưởng tới môi trường và làm giảm mỹ quan đô thị. Lao động di chuyển tự do theo mùa vụ vào thành phố tìm việc làm và làm việc có thời gian di chuyển và lưu trú không cố định, nên khi di chuyển hầu hết lao động không khai báo tạm trú với chính quyền gây khó khăn cho việc quản lý nhân sự. Làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như: trật tự an ninh, xung đột xã hội người di dân và người địa phương gây nên một số hiện tượng cờ bạc, nghiện hút, mại dâm. Khi dòng di dân tự do nông thôn-thành thị với quy mô lớn sẽ làm tăng sức ép việc tăng thêm số người thất nghiệp ở các thành phố lớn.
1.1.6. Nguyên nhân, động cơ của di cư
Đổi mới kinh tế và tác động của nó đến di cư
Yếu tố bao trùm nhất cho nguyên nhân và mọi cuộc di chuyển dân cư ở nông thôn ra thành thị ở nước ta hiện nay là lý do kinh tế (thiếu việc làm, thu nhập quá thấp ở nơi đi). Việc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng quyền tự do làm việc cách sống đã tạo ra sự tiền đề cơ bản cho sự di chuyển. Các chính sách phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các đô thị lớn tạo ra những cơ hội mở rộng việc làm có thu nhập cao hơn đã thúc đảy và làm tăng các dòng nhập cư vào đô thị, đặc biệt các đô thị lớn.
Cơ chế thị trường đã tác động, thúc đẩy sự phát truển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên mức tăng trưởng kinh tế ở khu vực này chưa cao, khả năng thu hút lao động thấp. Theo tổng cục Thống kê thì chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (năm trước = 0) thì năm 1991 là 102,9; 1992: 108,1 ; 1993: 103,9. Nông nghiệp đã tạo ra lực đẩy lao động rời khởi nông thôn ra đô thị tìm việc.
Với sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao ở khu vực đô thị, đã tạo nhiều việc làm mới. Đô thị có một sức hút hấp dẫn đối với lao động từ nông thôn tới. Sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị cũng là, một yếu tố quan trọng tác động đến hiện tượng di dân, lao động nông thôn vào đô thị tìm việc dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc giao lưu đi lại trong phạm vi cả nước, giữa thành thị - nông thôn được dễ dàng, nhanh chóng. Do đó thông tin về việc làm đến với người lao động cần việc ở nông thôn càng nhanh, nhạy hơn.
Ảnh hưởng của các yếu tố “ lực đẩy ” ở đầu đi (nông thôn)
Hiện tượng lao động từ nông thôn ta các đô thị tìm việc là do nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động . Nó là kết quả tác động của “ lực đẩy ” từ các vùng nông thôn nghèo như: dư thừa lao động. thiếu đất canh tác. Đời sống thấp kém, cùng các tác động của “ lực hút “ từ khu đô thị có các điều kiện hoạt động kinh tế và sinh hoạt hấp dẫn hơn, có cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập cao hơn ở nông thôn. Dưới đây phân tích những nhân tố chính tạo nên các “ lực đẩy ” và “lực hút” này.
Với tổng số 23,68 triệu lao động nông nghiệp cả nước (1992) nếu tính theo quỹ thời gian thì còn tương đương khoảng 7 triệu lao động chưa được sử dụng, đó là chưa kể số lao động chưa có việc làm trong nông thôn ước tính khoảng từ 1,2 – 1,5 triệu người. Quỹ đất đai ngày càng giảm, kể cả số lượng và chất lượng, chương trình sử dụng đất đai có hiệu quả lâu bền gặp phải khó khăn là khả năng đầu tư, đặc biệt là những vùng điều kiện tự nhiên khắc nhiệt và đời sống dân cư còn nghèo đói. Do thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở những vùng này, nên lao động phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc.
Đời sống của những hộ nông dân những năm gần đây có khá lên, song còn một bộ phận dân cư không ít nằm trong diện đói nghèo. Những hộ nghèo, thậm chí cả những hộ có mức sống trung bình, đều thiếu việc làm. Ở những hộ nghèo, hàng năm vình quân 1 lao động mới sử dụng hết 88 ngày công, trong đó làm việc cho gia đình 58 công, đi làm thuê 30 công. Tình trạng thiếu việc làm là phổ biến ở nông thôn. Ngoài ra, việc làm ở nông thôn lại có thu nhập không cao, chưa tìm được cơ sơ phát triển kinh tế hiệu quả. Mặt khác, do tồn tài của một số chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách giá cả, giá nông sản thấp hơn giá hàng công nghiệp, dịch vụ. Cùng với việc tìm phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tại địa phương, họ phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc ở nơi khác – đó là các thành phố - để tăng thêm thu nhập.
Các yếu tố thuộc về “lực hút” ở đầu đến (đô thị)
Sự tăng trưởng kinh tế cao, cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân ( nhất là lĩnh vực xây dựng nhà ở) hiện nay đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, nặng nhọc, cần nhiều người phục vụ và người buôn bán nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở đô thị. Đây cũng là một trong những sức hút về “cung” – “cầu” lao động ở thành phố tới dòng người lao động ngoại tỉnh đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều. Điều kiện kiếm tiền ở thành phố cao hoen nhiều so với ở nông thôn hiện nay là một lực hút quan trọng để người nông dân tới đô thị tìm và làm việc.
1.2 Các lý thuyết di cư
1.2.1. Lý thuyết của EG. Ravenstein
Lý thuyết EG. Ravenstein ra đời trong những năm 80 của thế kỷ 19. Lý thuyết này đóng vai trò cho việc phát triển lý thuyết di dân, điều này được phản ảnh trong tác phẩm “Luật di dân” (Lă ò Migration). Ravenstein nghiên cứu các cuộc di chuyển dân cư ở nước Anh và ông nhận thấy sự di dân có mối liên quan đến quy mô dân số, mật độ và khoảng cách di chuyển. Qua đó Ravenstein đã đi đến xây dựng những lý thuyết mang tính chất tổng quát hoá, trong đó rất nhiều quan điểm vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay có thể kể như:
- Phần lớn các cuộc di chuyển chỉ diễn ra trên một khoảng cách ngắn;
- Giới nữ chiếm ưu thế trong số lượng người di chuyển trong khoảng cách ngắn;
- Đối với mỗi dòng di dân đều có di dân ngược;
- Sự di dân chuyển từ vùng sâu, xa xôi vào thành phố thường phần lớn diễn ra theo các giai đoạn;
- Động cơ chính yếu của di dân là động cơ kinh tế.
- Những lý thuyết di dân mang tính chất tổng quát hoá của Ravenstein được rút ra từ các quy luật dân số do ông trình bầy như sau:
Bảy quy luật động thái dân số của E.G.Ravenstein:
1. Chúng ta đã hoàn toàn chứng minh được rằng các tập đoàn di dân lớn chỉ tiến hành di chuyển trong khoảng cách ngắn và hậu quả là sự thay đổi mang tính chất toàn bộ hay sự thay thế dân số đã tạo ra các dòng di dân theo hướng đến các trung tâm thương mại và khu công nghiệp nơi có thể thu hút người di dân.
2. Kết quả của dòng di chuyển này, mặc dù diễn ra trên phạm vi cả nước bị giới hạn bởi các quá trình thu hút vẫn diễn ra theo cơ chế sau: dân cư của một nước sẽ nhanh chóng chuyển đến các vùng lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ tăng trưởng nhanh, cố đô ở đó, khoảng cách dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại nhờ những người di cư từ các vùng hẻo lánh hơn cho đến khi lực hút từ các thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh dần dần tác động đến những ngõ hẻo lánh nhất. Số người di dân được kê khai ở một trung tâm thu hút nào đó sẽ tăng chậm lại với khoảng cách tỷ lệ với dân số gốc ở nơi họ đã ra đi.
3. Quá trình nới giãn (phân hoá) là quá trình ngược lại của quá trình thu hút và thể hiện những đặc trưng tương tự.
4. Mỗi dòng di dân lớn thường tạo ra một dòng di dân ngược để bù đắp lại.
5. Người di dân thực hiện những cuộc di chuyển với khoảng cách xa với sở thích đến một trong những trung tâm công nghiệp và thương mại lớn.
6. Những người gốc ở thành phố, thị xã thường ít di chuyển hơn so với những người ở các vùng nông thôn của đất nước.
7. Nữ giới thường dễ di dân hơn so với nam giới.
Dựa trên lý thuyết này về sau, một số tác giả khác đã nghiên cứu phát triển thêm. Zipt (1946) với lý thuyết lực hấp dẫn, giả định sự tồn tại mối quan hệ ngược giữa số người di chuyển và khoảng cách người di chuyển. Stonffre (1940) cho rằng khoảng cách cơ học không có ý nghĩa quan trọng. Người di cư lựa chọn nơi định cư ở nơi nào đó là do các yếu tố kinh tế - xã hội, hoặc các cơ hội mà người di cư có thể tiếp cận được, đấy là cơ sở hình thành nên sự quyết định của người di dân. Todaro(1971) cho rằng nơi nào có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ khiến di dân chuyển về nơi đó mạnh mẽ…
1.2.2. Lý thuyết của Everett.S.Lee
Lý thuyết của Everett S.Lee (1966) hình thành trên cơ sở tóm tắt các quy luật của Ravenstein, hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến sự di dân và biểu thị chúng dưới dạng mô hình. Lee chia các nhân tố ảnh hưởng đến sự di dân thành những nhóm như:
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân;
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của di dân;
+ Những trở ngại, trở lực xuất hiện giữa hai nơi xuất phát và nơi đến mà người di dân phải vượt qua, gọi là những trở ngại trung gian;
+ Những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di dân. Đồng thời, khái niệm chi phí trả về mặt tinh thần như sự cắt rời mối quan hệ gia đình, bàn bè, láng giềng, các yếu tố mang tính cá nhân, riêng tư, (tình trạng tuổi tác, tình trạng sức khoẻ bản thân, tình trạng gia đình số con có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho người thân…) cũng được đặt ra trong tính toán.
Thực tế cho thấy con người di chuyển vì nhiều lý do. Có thể đó là do hôn nhân hay ly dị, học tập hoặc tốt nghiệp, thay đổi việc làm hay về nghỉ hưu, hoặc có thể là do những trở ngại, những phiền toái về pháp luật, về phong tục sống… Mọi lý do nêu trên có thẻ diễn ra ở vùng gốc nơi đang sinh sống khiến người ta phải chuyển cư. Hoặc nơi đến trở thành hấp dẫn hơn so với cuộc sống của mọi người, điều đó thu hút người dân chuyển cư đến. Hoặc sự di cư xảy ra là do cả hai nơi gốc và nơi đến cùng gây ảnh hưởng. Điều tất nhiên là hầu như không có ai sẽ hoàn toàn thống nhất với nhau về tất cả những điều mình muốn và không mong muốn trong quá trình di cư.
Trong nghiên cứu của mình Lee cũng cho rằng điều kiện khí hậu tốt là yếu tố hấp dẫn đối với các cuộc di dân trên thế giới nói chung.
Mô hình về di dân của Lee được trình bày qua hình 1.1.
0 + - - -
+ - - 00 - +
0 + - + - 0 -
- - 0 + - - 0
- - + 0
0 - + - 0 + -
- + 0 + - - 0
0 + - 0 - + -
Những trở ngại
NƠI XUẤT PHÁT trung gian NƠI ĐẾN
Hình 1.1. Mô hình về di dân của Everett S. Lee
Mô hình về di dân của Lee bao gồm hai vòng tròn lớn tượng trưng cho hai nơi xuất phát và nơi đến, trong mỗi vòng tròn này có một số ký hiệu có ý nghĩa khác nhau:
* Kí hiệu + : tượng trưng cho những yếu tố thuận lợi đối với sự di dân
* Kí hiệu - : tượng trưng cho những yếu tố bất lợi đối với sự di dân.
* Kí hiệu 0 : tượng trưng cho những yếu tố mang tính chất không lợi và cũng không hại đối với sự di dân.
Ngoài ra, cũng theo mô hình Lee, người di dân tiềm năng cũng cần phải tính toán các yếu tố bất lợi như trình bày trong mô hình để từ đó có thể chọn lựa nơi đến cho mình, hoặc có thể so sánh giữa các nơi đến khác nhau, hoặc có thể đi đến quyết định sau cùng là có nên di chuyển hay ở lại nơi gốc.
Ngoài ra, cũng theo mô hình Lee, người di dân tiềm năng cũng cần phải tính toán đến những yếu tố trở ngại trung gian có thể xuất hiện. Chúng có thể là:
- Chi phí trong quá trình vận chuyển giữa nơi gốc – nơi đến: tất nhiên là khoảng cách di chuyển càng xa thì chi phí vận chuyển càng lớn.
- Chi phí phải trả về mặt tinh thần: như sự cắt rời những mối quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, láng giềng…
Mặt khắc, những người di chuyển dạng tiềm năng cũng cần phải tính toán đến cả yếu tố mang tính chất cá nhân, riêng tư như: tình trạng tuổi tác, tình trạng sức khoẻ bản thân, tình trạng gia đình, số con có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho người thân…
Nói tóm lại, một người khi muốn di chuyển cần phải xem xét, tính toán đến nhiều mặt một cách tỉ mỉ chứ không thể ra đi một cách tuỳ hứng, hoặc nghe theo lời rủ rê của bạn bè, của người láng giềng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DI CƯ NÔNG THÔN - THÀNH THỊ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Tình hình di cư chung cả nước
2.1.1. Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước
Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ kinh tế hơn là theo các k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12867.doc