LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vất chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội. Vì vậy tăng trưởng công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghi
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp bằng mô hình kinh tế lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ, quốc phòng…Do công nghiệp có vai trò quan trọng như vậy nên khi đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia tiêu chuẩn đầu tiên phải đề cập đến là tỷ trọng của ngành công nghiệp trong giá trị tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, một nước muốn có trình độ kinh tế cao, nhất thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng trong đó các ngành mũi nhọn phải được chú ý thích đáng. Do vậy chỉ có tăng trưởng công nghiệp mới giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng nền công nghiệp bền vững và xoá bớt khoảng cách với các nước phát triển kể cả về mặt kinh tế lẫn văn minh xã hội. Nhận thức rõ điều này Đảng và Nhà nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) đã có chủ trương đổi mới nền công nghiệp từ tập trung phát triển công nghiệp nặng sang phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng. Chính từ chủ trương đổi mới đó sau gần 20 năm công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, tăng trưởng công nghiệp này càng cao và ổn định, các sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công nghiệp Việt Nam còn một số điểm kém phát triển như lao động trong ngành công nghiệp có trình độ chưa cao, sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao…Với những thành tựu cũng như thực trạng này chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp để nước ta trở thành một nước công nghiệp trong thời gian sắp tới.
Để có được sự tăng trưởng trong công nghiệp như vậy thì cần phải xét tới những yếu tố đã tác động tới sự phát triển đó. Bằng việc sử dụng mô hình trong kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng công nghiệp là việc xem xét mối quan hệ giữa các biến số và nắm được nhân tố nào quan trọng nhất trong các nhân tố có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mô hình. Phân tích số liệu, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề trên sẽ có ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá đầy đủ hơn về tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó xât dựng mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước.
Trong thời gian thực tập tại Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng trực thuộc Tổng cục thống kê, với sự hướng dẫn của cán bộ tại cơ quan thực tập: Phạm Thị Hồng Trang và sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Quang Dong đã giúp em chọn, nghiên cứu đề tài:
“ Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp bằng mô hình kinh tế lượng.”
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ NỀN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay
Khái niệm ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên khoáng sản sẵn có trong thiên nhiên chưa có tác động của bàn tay con người ( trừ tài nguyên rừng và thuỷ hải sản) và các hoạt động chế biến những sản phẩm của ngành Nông lâm nghiệp, Thuỷ sản và Công nghiệp thành các sản phẩm có giá trị sử dụng mới so với giá trị sửa dụng của sản phẩm ban đầu đưa vào chế biến.
Phân loại ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay
Công nghiệp khai thác mỏ gồm:
- Khai thác than.
- Khai thác dầu thô và khí tự nhiên.
- Khai thác quặng, kim loại.
- Khai thác đá, cát sỏi và các mỏ khác.
(2) Công nghiệp chế biến gồm:
- Sản xuất thực phẩm đồ uống.
- Sản xuất thuốc lá, thuốc lào.
- Dệt, may, thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da.
- Chế biến gỗ và lâm sản.
- Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy.
- Xuất bản, in và sao bản ghi các loại.
- Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu hạt nhân.
- Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất.
- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic.
- Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại.
- Sản xuất kim loại.
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc, thiết bị).
- Sản xuất máy móc, thiết bị văn phòng, máy tính.
- Sản xuất radio, ti vi và thiết bị truyền thông.
- Sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị chính xác (cân đo).
- Sản xuất xe có động cơ.
- Sản xuất các loại phương tiện khác.
- Sản xuất giường tủ, bàn ghế và các sản phẩm khác chưa được phân vào đâu.
- Tái chế phế liệu, phế phẩm.
(3) Sản xuất tập trung và phân phối điện, ga, nước sạch và nước nóng gồm:
- Sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga.
- Sản xuất và phân phối nước sạch, nước nóng.
2. Công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 và chủ trương đổi mới
2.1. Một vài nét về quá trình phát triển của Công nghiệp Việt Nam từ trước năm 1986
Nước ta từ trước năm 1945 là một nước phong kiến thuộc địa, phương thức sản xuất phong kiến trì trệ kéo dài, chính sách trọng nông, kiềm công, ức thương nên công nghiệp không thể tách khỏi nông nghiệp để trở thành một ngành độc lập. Do đó nền công nghiệp nước ta lúc bấy giờ là nền công nghiệp què quặt không phát triển. Đến tháng 9/1945 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tiếp quản chính quyền từ chế độ cũ Chính Phủ nước ta lúc bấy giờ gặp vô vàn khó khăn, công nghiệp Việt Nam vốn đã què quặt lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nên càng sa sút. Song với đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng cung với sự nỗ lực của cán bộ làm công nghiệp nên chỉ trong một năm hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng đã nhanh chóng được phục hồi và đi vào sản xuất.
Từ tháng 5/1954 đến 5/1975, trong hoàn cảnh một phần đất nước còn đang chiến tranh, công nghiệp Việt Nam vừa phải xây dựng một nền sản xuất tiến dần lên cơ khí hoá và tự động hoá, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, một mặt phải tiếp tục sản xuất để chi viện cho chiến trường miền Nam. Với chủ trương khôi phục, phát triển kinh tế và cải tạo công thương nghiệp, chỉ sau một thời gian ngắn công nghiệp miền Bắc đã nhanh chóng lấy lại được nhịp độ sản xuất. Năm 1960 sản xuất của công nghiệp quốc doanh đạt gấp 25 lần so với năm 1955, cơ cấu công nghiệp có sự thay đổi đáng kể đã hình thành hệ thống công nghiệp bao gồm 3 bộ phận chủ yếu là quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã.
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước bước vào giai đoạn lịch sử mới. Đại hội IV của Đảng đã xác định nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt là “Tập trung phát triển công nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng”. Giai đoạn này công nghiệp được đầu tư lớn, tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản đạt 79,3 tỷ đồng theo giá so sánh năm 1982 trong đó ngành công nghiệp chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư. Giá trị tài sản cố định tăng thêm 43,7 tỷ đồng trong đó ngành công nghiệp tăng 13,2 tỷ đồng. Do được tập trung xây dựng nên ngành công nghiệp đã có thêm 714 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 415 doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng. Nhờ vậy năng suất của nhiều ngành tăng lên rõ rệt: năm 1980 so với năm 1976, công suất sản xuất than tăng 12,7%; thép tăng 40%, xi măng tăng 18,6%, giấy bìa tăng 33,1%, vải tăng 11,1%, thuốc lá tăng 36,9%, động cơ điện gấp 3,6 lần.
Giai đoạn 1981-1985 là giai đoạn nền công nghiệp bắt đầu có những dấu hiệu phát triển tương đối khá. Công nghiệp vẫn là ngành được đầu tư lớn, tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trong của Nhà nước trong giai đoạn này đã lên tới 95,4 tỷ đồng tăng 20,3% so với giai đoạn 1976-1980. Ngành công nghiệp vẫn được ưu tiên với 36,5 tỷ đồng chiếm 38,4% vốn đầu tư. Do đẩy mạnh đầu tư trong 2 kế hoạch 5 năm liền nên một số công trình lớn đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Hoà Bình, khu dầu khí Vũng Tàu, các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch…Năng lực sản xuất của các ngành đã tăng tương đối khá như: sản xuất được 456,5 nghìn kW điện, 2198 km đường dây tải điện; 2545 nghìn tấn than nguyên khai; 275,7 nghìn tấn phân bón hoá học; 2140,4 nghìn tấn xi măng; 58,4 nghìn tấn giấy. Sản xuất công nghiệp được đầu tư lớn nên tốc độ tăng tuy có khá hơn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tốc độ tăng cũng không ổn định. Giá trị sản lượng 1985 tăng 61,2% so với năm 1976, bình quân mỗi năm tăng 5,4% ( 1977 tăng 10,8%; 1978 tăng 8,2%; 1979 giảm 4,7%; 1980 giảm 10,3%; 1981 tăng 1%; 1982 tăng 8,7%; 1983 tăng 13%; 1984 tăng 13,2%; năm 1985 tăng 12,1%).
2.2. Chủ trương đổi mới
Trên đây chúng ta đã điểm qua một vài nét chính về quá trình lịch sử của công nghiệp Việt Nam. Qua đó ta thấy công nghiệp Việt Nam hình thành khá muộn so với nền công nghiệp Thế Giới, mãi đến năm 1945 khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời thì nó mới thực sự trở thành ngành độc lập. Xuất phát điểm công nghiệp thấp không chỉ về mặt kỹ thuật, công nghệ mà còn cả về khả năng ứng dụng và môi trương kinh tế để có thể phát triển. Thêm vào đó là những chủ trương, chính sách sai lầm sau ngày giải phóng. Tất cả những điều kiện trên đã tạo thành bức rào cản kiên cố ngăn không cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng phát triển như các nước trong khu vực, hoà cùng nhịp đi lên của thế giới. Việt Nam trong điều kiện ấy thứcự đã bị tụt hậu quá xa nhưng lại chỉ chậm chạp, năng nề lê từng bước để đuổi theo sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế Thế Giới.
Trước bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đại hội xác định: “ nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo”.
Về các biện pháp lớn Đại hội chỉ rõ: “ Phải khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế kế hoạch hoá hạch toán theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá-tiền tệ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu. Căn cứ vào định hướng chung đó, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, đặt sản xuất nông nghiệp lên vị trí hàng đầu gắn liền với đề cao vai trò của công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Việc phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, không bố trí công nghiệp nặng vượt quá điều kiện thực tế, khả năng cho phép. Đại hội chủ trương công bố khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới mọi hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu.
Sự điều chỉnh trên chứng tỏ: Đại hội IV đã định hướng cho việc chuyển từ chủ trương thực hiện mô hình CNH theo kiểu cũ sang mô hình CNH theo kiểu mới phù hợp với điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại. Đồng thời đường lối đúng đắn này cũng đã thực sự phát huy tác dụng: ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, kịp thời kìm hãm lạm phát và đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển ổn định.
3. Công nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay
3.1. Tăng trưởng Công nghiệp
Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện mang tính chiến lược, mở ra thời kỳ mới của phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Cụ thể hoá đường lối đó, Nhà nước ban hành nhiều chính sách kinh tế tài chính thong thoáng mở đường cho sản xuất công nghiệp phát triển.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 1986-1990, bình quân mỗi năm giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,7% cao hơn hẳn các thời kỳ trước đó. Nhiều ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế không những đã thoát khỏi khủng hoảng mà còn tăng trưởng với nhịp độ khá cao: cụ thể như sản lượng điện bình quân mỗi năm tăng 11,1%, xi măng tăng 11%, thép cán tăng 8%, thiếc tăng 10%. Kết thúc kế hoạch 5 năm, sản lượng điện sản xuất (năm 1990) tăng 72,5%, sản lượng xi măng tăng 89,6%, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 32,9% so với năm 1985, trong đó khu vực quốc doanh tăng 37,9%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 24,4%... Đáng chú ý là đã xuất hiện ngành sản xuất mới: khai thác dầu thô của công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sản lượng dầu thô tăng từ 40 nghìn tấn năm 1986 lên 280 nghìn tấn năm 1987, 680 nghìn tấn năm 1988, 1,5 triệu tấn năm 1989 và 2,7 triệu tấn năm 1990. Tuy nhiên, những tiến bộ đó mới chỉ là bước đầu và chưa vững chắc. Tốc độ tăng trưởng vẫn chưa ổn định : 1986 tăng 6,2%, năm 1987 tăng 10%, 1988 tăng 14,3%, 1989 giảm 3,3% và 1990 tăng 3,1%. Bước sang thập kỷ 90 công nghiệp mới thực sự khởi sắc.
Bình quân 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%, vượt xa kế hoạch đạt ra (7,5-8,5%), trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 15%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 10,6%. Đó là thời kỳ tăng trưởng cao và ổn định nhất kể từ 1976. Các ngành công nghiệp then chốt chiếm tỷ trọng lớn đều tăng khá: nhiên liệu, năng lượng tăng 20%, hoá chất tăng 20,1%, luyện kim đen tăng 16,1%, chế biến lương thực tăng 13,6%, giấy tăng 12,9%, may mặc tăng 27,3%, giầy da tăng 23,8%. Nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng tăng trưởng khá: điện tăng 10,8%, dầu thô tăng 23,3%, thép cán tăng 30,3%, xà phòng tăng 12,9%.. Công nghiệp sản xuất hang tiêu dùng vừa tăng nhanh số lượng vừa nâng cao chất lượng nên bước đầu đã tăng sức cạnh tranh với hàng ngoại. Cơ cấu ngành cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là công nghiệp khu vực FDI ngày càng chiếm vị trí xứng đáng trong cơ cấu công nghiệp nước ta. Nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao xuất hiện làm phong phú thêm hang hoá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 1995, công nghiệp FDI chiếm 23,6% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, so với 52% của doanh nghiệp nhà nước.
Trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, sản xuất công nghiệp nước ta tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 1996-2000 tăng 13,8%: 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8%, 1998 tăng 12,5%, 1999 tăng 11,6%, 2000 tăng 17,5%. Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối cùng của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn FDI, trong đó công nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tính chung 5 năm từ 1996-2000 giá trị sản xuất khu vực Nhà nước do TW quản lý đều tăng trưởng cao ở tất cả các nhóm ngành chủ yếu: 2000/1995 công nghiệp khai thác tăng 37,4%; công nghiệp chế biến tăng 55,7% và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và sản xuất nước tăng gấp 2 lần. Công nghiệp nhà nươc do địa phương quản lý tuy có tốc độ tăng trưởng thấp hơn khu vực do TW quản lý nhưng có nhiều khởi sắc so với các thời kỳ trước đó, nhất là ngành may mặc, dệt, da, chế biến lương thực thực phẩm.
Công nghiệp ngoại quốc doanh, tuy có nhiều khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ nhưng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Bình quân 5 năm 1996-2000 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh tăng 11,65% cao hơn công nghiệp khu vực nhà nước trong cùng thời gian. Điều đó thể hiện rõ nhất trong năm 2000, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,2%, trong đó khu vực hỗn hợp tăng cao nhất 24%, kế đến là khu vực tập thể tăng 24%, khu vực tư nhân tăng 19,2% và khu vực cá thể tăng 6,6%. Tỷ trọng của công nghiệp ngoài quốc doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp khu vực trong nước đã tăng từ 32,8% năm 1995 lên 34,7% năm 2000. Hai tỷ lệ tương ứng của công nghiệp nhà nước là 67,2% và 65,3%. Nét mới của công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ này là nhiều doanh nghiệp hỗn hợp, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và giảm chí phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trong thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Công nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, không ổn định. Công nghiệp nông thôn phát triển mạnh theo tinh thần nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề truyền thống, làng nghề mới ở khu vực nông thôn được khôi phục và phát triển nhanh ở tất cả các vùng trong cả nước.
Công nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài do có lơi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn định hơn hẳn khu vực công nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng giá trị bình quân 5 năm 1991-1995 là 12%, 1996 là 21,7%, 1997 là 23,2%, 1998 là 24,4%, 1999 là 20% và năm 2000 là 21,8%. Vị trí của công nghiệp FDI trong cơ cấu công nghiệp cả nước ngày càng được củng cố. Hầu hết các ngành công nghiệp FDI đều tăng trưởng cao: năm 2000 so với năm 1996; sản lượng xà phòng tăng 5,95 lần; tấm lợp tăng 71 lần, kính xây dựng tăng gấp 200 lần; quạt điện dân dụng tăng 58%; ô tô lắp ráp tăng 7,46 lần, tivi lắp ráp tăng 6,33 lần. Không chỉ tăng nhanh mà công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại nên chất lượng và chi phí sản xuất có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng lớn cùng với chất lượng cao giá thành hạ của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp cả nước trên 10% liên tục trong suốt thập niên 90.
Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 với nội dung là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX, sản xuất công nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 nảm 2001-2005 đạt 15,7 % với xu hướng ổn định năm sau cao hơn năm trước.(Năm 2001 tăng 14,6%; năm 2002 tăng 14,8%, năm 2003 tăng 16,5%, năm 2004 tăng 16,2% và 2005 là 17,2%). Như vậy trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp đã đạt và vượt mục tiêu đề ra dù có nhiều khó khăn về thị trường và giá cả nhiên liệu nhập khẩu biến động bất lợi, nhất là tăng giá phôi tháp, xăng dầu, bông, hoá chất… Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng cao đã được ở tất cả các thành phần, khu vực kinh tế. Bình quân 5 năm gần đây, khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,1%/năm; khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 18,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 15,5%.
Đồ thị 1 :Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp từ 1994-2005 theo giá cố định
Tăng trưởng công nghiệp nước ta đạt được những thành tựu như trên nguyên nhân cơ bản có tính chẩt bao trùm chính là nhờ chính sách đổi mới của Đảng. Bên cạnh đó những năm qua Nhà nước cũng như các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tập trung vốn, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, từng bước hiện đại hoá máy móc thiểt bị và quy trình công nghệ để từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và giảm chi phí sản xuất. Nhờ đó sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam được nâng lên trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung dành cho các công trình phục vụ công nghiệp tăng nhanh. Hàng loạt công trình xây dựng của ngành công nghiệp triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nhất là những công trình hiện đại hoá công nghiệp khai thác than, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dệt may xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp cơ khí xây dựng, cơ khí sửa chữa… thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Tính chung từ năm 1988 đến năm 2005 nước ta đã thu hút trên 3678 dự án đầu tư vào công nghiệp với tổng số vốn đăng kí lên tới hàng chục tỷ USD. Khu vực này năm 2003 đã tạo ra trên 37,2% giá trị sản xuất công nghiệp và tạo việc làm cho trên nửa triệu lao động, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Ngoài ra việc mở rộng được thị trường xuất khẩu trong đó chủ yếu là hàng hoá công nghiệp như dệt may da giầy, máy chế biến, nông lâm thuỷ sản chế biến cũng thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp. Đó là kết quả của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của công nghiệp nước ta những năm đầu thế kỷ XXI, vượt xa các thời kỳ trước đó.
3.2. Tỷ trọng công nghiệp trong một số chỉ tiêu Kinh tế tổng hợp
Ngay từ những năm đầu tiên của nền kinh tế non trẻ nước ta, công nghiệp đóng góp một phần rất lớn trong các chỉ tiêu kinh tế. Đến năm 1986, tỷ trọng công nghiệp trên giá trị tổng sản lượng công-nông nghiệp là 53,5%, chiếm 42,8% trong tổng sản phẩm xã hội, 28,6% thu nhập quốc dân, vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm 43,9% vốn đầu tư phát triển. Các tỷ lệ này được tăng dần trong các năm 1987,1988 nhưng đến năm1989 cùng với sự giảm sụt về giá trị sản lượng công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong các chỉ tiêu kinh tế đều giảm xuống còn mức gần bằng năm 1986.
Do tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng sản phẩm có nhiều tiến bộ nên vai trò của công nghiệp trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân trong 4 năm đầu thế kỷ XXI đã thể hiện khá rõ nét. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 36,73% năm 2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002; 39,95% năm 2003; 40,09% năm 2004 và 41,02% năm 2005.
Nhìn chung, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển đầu tư vào công nghiệp thường cao hơn tỷ trọng công nghiệp trong GDP. Điều này cũng dễ hiểu vì công nghiệp luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, máy móc, thiết bị ... Nếu tỷ trọng trung bình của công nghiệp trong GDP giai đoạn 1990-1995 là 21,36%; 1996-2000 là 27,17% thì vốn đầu tư phát triển cho công nghiệp chiếm 42,92% trong nửa đầu thập niên 90 và giảm xuống 32,72% trong nửa cuối.
So với công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt thì tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong GDP, vốn đầu tư phát triển đều cao hơn cả. Như năm 2000 GDP ngành công nghiệp chế biến chiếm 18,6% GDP, đến năm 2003 chiếm tới 20,45% GDP của toàn bộ nền kinh tế.
Năm 1995, vốn đầu tư phát triển dành cho công nghiệp 31,2% thì có 17% là cho công nghiệp chế biến, 9,2% công nghiệp điện, nước, khí đốt và chie có 5% cho công nghiệp khai thác. Đến năm 2000, với tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp là 33,8% vốn đầu tư phát triển thì tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp chế biến đạt 20,1%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt là 11,7%, công nghiệp khai thác mỏ chỉ chiếm 2,6%. Đây cũng là xu hướng chung về tăng vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến và giảm dần cho công nghiệp khai thác mỏ giai đoạn 2000-2003. Vẫn biết rằng các ngành như điện, khai khoáng là những ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nên cần tập trung đầu tư nhưng bản thân các ngành phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và chính phủ cần có những biện pháp để sớm khắc phục tình trạng sử dụng vốn bừa bãi thì mới có thể đẩy nhanh quá trình CNH đất nước.
3.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành Công nghiệp
Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam trong thời gian qua luôn đi đôi với quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng dần các ngành công nghiệp chế biến, tỷ trọng của khu vực vốn đầu tư nước ngoài, chuyển mạnh từ nền công nghiệp hướng nội, thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp hướng ngoại, định hướng xuất khẩu.
Cơ cấu các thành phần kinh tế đã thay đổi khá rõ nét. Công nghịêp ngoài quốc doanh với các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tuy có tỷ trọng còn nhỏ nhưng nhịp độ tăng trưởng cao nhất và vị trí của nó trong toàn ngành công nghiệp cũng ngày càng nâng cao. Nếu năm 2000, khu vực ngoài quốc doanh mới chiếm 24,5% trong giá trị sản xuất theo giá thực tế của toàn ngành công nghiệp, thì năm 2003 là 25,66% và năm 2005 lên 28,5%.
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tỷ trọng ngày càng giảm dần, do thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh, giải thể sat nhập các doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả, trong khi đó lại hạn chế phát triển bề rộng ( hạn chế thành lập DNNN mới), tập trung phát triển bề sâu. Nếu năm 2000, tỷ trọng giá trị sản xuất(tính theo giá cố định) của DNNN chiếm 41,2% thì năm 2001 giảm xuống còn 41,1%, năm 2003 còn 38,565, năm 2005 là 34,8%.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành chậm nhưng có ưu thế về kỹ thuật công nghệ cao hơn, kinh nghiệm quản lý tốt hơn, quan hệ kinh tế đối ngoại thuận lưọi hơn so với hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Do vậy tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực này tăng nhanh theo thời gian từ 26,73% năm 1996 lên 35,3% năm 2001, 35,78% năm 2003, 37,2% năm 2005, trở thành khu vực chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khu vực quốc doanh kể từ năm 2000. Có thể nói, xu hướng chuyển dịch cơ cấu giữa các khu vực, thành phần kinh tế loại hình doanh nghiệp công nghiệp đang diễn ra theo đúng đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, còn khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần nhưng vẫn giữa vai trò chủ đạo.
Đồ thị 2: Cơ cấu GO công nghiệp phân theo nguồn vốn đầu tư
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng đa thành phần nói trên, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành công nghiệp cũng đã có bước chuyển tích cực. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, những năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nên tỷ trong khá ổn định và có xu hướng tăng dần : từ 78,8% lên 80,3% năm 2004. Trong khi đó, ngành công nghịêp khai thác mỏ vốn chiếm tỷ trọng nhỏ lại giảm dần từ 15,78% năm 2000 xuống còn 15,06% năm 2004 và công nghiệp sản xuất điện nước cũng trong tình trạng tương tự: năm 2000 chiếm 5,54% giá trị sản xuất toàn ngành, trong đó sản xuất điện 5%, sản xuất nước 0,5%, đến năm 2004 giảm xuống còn 4,65% (điện 4,31% và nước 0,43%).
Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, cơ cấu sản xuất cũng có sự chuyển dịch giữa các ngành gia công lắp ráp với sản xuất từ nguyên liệu ban đầu. Nhìn chung các hoạt động gia công lắp ráp tăng nhanh hơn nhiều so với sản xuất từ nguyên vật liệu ban đầu. Cụ thể năm 2000 tỷ trọng công nghiệp gia công lắp ráp mới chiếm 20,3% thì năm 2000 đã tăng lên 26,3%. Ngược lại, hoạt động sản xuất từ nguyên vật liệu ban đầu tỷ trọng giảm từ 79,7% xuống còn 73,7%. Trong xu hướng phát triển của công nghiệp chế biến, tỷ trọng các ngành có công nghệ cao tuy còn nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000 chiếm 15,6%, năm 2004 là 18,8% trong đó sản xuất ô tô từ 1,75% lên 3,15%, sản xuất thiết bị điện, điện tử từ 2,29% lên 2,76%, sản xuất xe máy và các phương tiện vận tải khác từ 3,98% lên 4,05%, sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính từ 0,52% lên 1,17%. Tiếp đến là các ngành có công nghệ trung bình tăng từ 26,2% năm 2000 lên 29,5% năm 2004, trong đó có những ngành tăng khá về tỷ trọng như: sản xuất kim loại từ 2,72% lên 3,87%, sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại tăng từ 3% lên 4,23%, sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại tăng từ 6,39% lên 6,85%... Còn những ngành công nghệ thấp thì tỷ trọng giảm dần, năm 2000 chiếm 58,2% đến năm 2004 còn 51,7% trong đó: thực phẩm đồ uống giảm từ 24,1% xuống còn 18,7%, dệt từ 4,59% xuống còn 3,8%, da giầy từ 4,3% xuống còn 4,03%, sản xuất thuốc lá từ 2,26% xuống 1,75%, riêng có hai ngành là may mặc tăng từ 3,42% lên 4,12%, sản xuất giường tủ bàn ghế tăng từ 2,21% lên 4,05%.
Đồ thị 3: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ yếu trong toàn bộ nền công nghiệp
Bên cạnh đó xu hướng chuyển đổi cơ cấu theo vùng cũng là nét mới đáng quan tâm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam Bộ vẫn chiếm trên 50% của cả nước. Đây là vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều dự án FDI, có thị trường xuất khẩu thuận lợi, có nhiều sản phẩm chất lượng cao. Vùng đồng bằng sông Hồng tuy chiếm tỷ trọng bé hơn Đông Nam Bộ nhưng cũng có khởi sắc do từ năm 2001 tới nay đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung quy mô lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây và Bắc Ninh. Đây cũng là vùng có nhiều làng nghề truyền thống đã khôi phục và phát triển khá nhanh nhờ các chính sách kinh tế tài chính thông thoáng của Chính phủ.
3.4. Công nghệ
Trong những năm qua do mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới, trong đó có những nước công nghiệp phát triển và công nghiệp mới (NIC) chúng ta đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu theo chiều sâu theo công nghệ. Trước đây trình độ công nghệ, trang thiết bị trong ngành công nghiệp hết sức lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đổi mới với sự nỗ lực tập trung đầu tư, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất mà trực tiếp đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật phù hợp đã tạo một bước tiến mới, nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp, tạo năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm được cải tiến là cơ sở để mở rộng thị trường hàng hóa công nghiệp Việt Nam cả trong nước và nước ngoài. Ở một số ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến theo hướng tiếp cận công nghiệp tiên tiến, hiện đại, hình thành một cơ cấu công nghiệp đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh nghiệp, từng ngành sản xuất công nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng của công nghệ hiện đại nên những năm vừa qua vốn đầu tư cho ngành công nghiệp ngày càng tăng để các ngành công nghiệp nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại trên thế giới. Vốn đầu tư trong năm 1986 mới chỉ là 15 tỷ đồng thì cho đến năm 1990 vốn đầu tư đã là 1995,6 tỷ đồng tăng gấp hơn 100 lần so với năm 1986; tới năm 1995 là 22673,3 tỷ đồng; năm 2000 là 49892,9 tỷ đồng; năm 200._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31156.doc