Phân tích các dự án đầu tư bất động sản trọng điểm của Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ than khoáng sản - TKV

ĐẠi hỌc Kinh tẾ quỐc dân Khoa Kinh tẾ- đẦu tư chuyên đỀ thỰc tẬp ĐỀ TàI: Phân tích các dỰ án đẦu tư bẤt đỘng sẢn trỌng điỂm cỦa Công ty cỔ phẦn đẦu tư, thương mẠi và dỊch vỤ Than khoáng sẢn - TKV Giáo viên hướng dẫn: GS-TS Từ Quang Phương Sinh viên: Đỗ Tuấn Tài Lớp: Đầu tư 47D Chương 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA công ty cỔ phẦn đẦu tư, thương mẠi và dỊch vỤ- TKS 1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ Than Khoáng sản – TKV ( ITASCO). Công ty cổ phần đầu

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích các dự án đầu tư bất động sản trọng điểm của Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ than khoáng sản - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư, thương mại và dịch vụ TKV là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 150/2004/QĐ-BCN ngày 01/12/2004 của bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển công ty đầu tư, thương mại và dịch vụ TKS thành công ty cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ TKS. Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ – TKV (Công ty ITASCO), Giấy phép kinh doanh số 0103009929 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 14/11/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 25/01/2007, Vốn điều lệ: 20.000.000.000, đ (Hai mươi tỷ đồng chẵn). Người đại diện: Ông Nguyễn Đức Thái Chức vụ: Giám đốc Kế toán trưởng: Ông Đỗ Khắc Lập Công ty ITASCO được thành lập từ năm 1986, là công ty nhà nước thuộc TKV, khi mới thành lập Công ty mang tên “Công ty phục vụ đời sống” với nhiệm vụ thu mua lương thực, thực phẩm phục vụ cho công nhân khai thác than tại Quảng Ninh. Đến năm 2004 Công ty được cổ phần hoá để chuyển thành công ty con thuộc Tập đoàn TKV hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Việc Tập đoàn TKV chuyển sang mô hình mẹ con cũng như việc cổ phần hoá công ty ITASCO là một sự thay đổi rất lớn về mô hình tổ chức và quản lý, theo đó các quan hệ hành chính giữa công ty mẹ và công ty con cũng như giữa các công ty con với nhau được thay thế bằng các quan hệ kinh tế, trong đó các quan hệ cơ bản là quan hệ về vốn, thị trường, quy trình công nghệ và thương hiệu. Sự kiện này không những không làm mất đi những lợi thế sẵn có của công ty ITASCO trong Tập đoàn TKV mà ngược lại nó làm thắt chặt hơn các mối quan hệ kinh tế, mặt khác lại tạo điều kiện cho công ty ITASCO cũng như các công ty con khác được tự chủ trong sản xuất kinh doanh. - Do lĩnh vực kinh doanh của công ty ITASCO rất rộng (bao gồm khai thác than, kinh doanh vật tư ngành Than, khai thác khoáng sản, đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản, sản xuất và kinh doanh ô tô tải) nên công ty buộc phải thành lập nhiều chi nhánh và xí nghiệp để nâng cao tính tự chủ trong công tác quản trị. Mỗi đơn vị thành viên của công ty ITASCO đều phụ trách một mảng kinh doanh riêng, tương đối độc lập và tự chủ, có hệ thống kế toán quản trị riêng. Cách tổ chức này cho phép công ty đo lường được hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mảng kinh doanh, từng đơn vị kinh doanh cụ thể mà vẫn đảm bảo được tính thống nhất trong thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty. Công ty có trụ sở tại Số 1, Phan Đình Giót, Phường Hoàng Liệt, Quận Thanh Xuân, TPhố Hà Nội. Nghành nghề kinh doanh của công ty + Khai thác, tận thu, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản các loại; + Dịch vụ bốc xúc, san lấp. vận chuyển than và đất đá; + Sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ, bảo hành xe tải nặng và xe chuyên dùng các loại. + Sản xuất phụ tùng ôtô và các sản phẩm cơ khí; + Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng; + Đóng mới, cải tạo phương tiện thuỷ, bộ các loại: sà lan các loại 250-500 tấn, tàu đẩy 150-200 CV (không bao gồm thiết kế phương tiện vận tải); + Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng và bất động sản; + Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các loại: vật tư, thiết bị, phương tiện, nguyên vật liệu, sắt thép, xăng dầu, hàng tiêu dùng. + Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ, cầu cảng, bến bãi; + Tư vấn, khảo sát, lập dự toán và tổng hợp dự toán các công trình xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật (chỉ thiết kế trong phạm vi đã có trong ĐKKD). + Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. + Thiết kế kết cấu: đối với công trình dân dụng, công nghiệp. + Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế kiến trúc nội ngoại thất công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Thiết kế kiến trúc hạ tầng các khu đô thị và công nghiệp + Đại lý bán hàng cho các hãng nước ngoại phục vụ sản xuất trong và ngoài ngành - Cổ đông sáng lập: Tập đoàn Công nghiệp Than-khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Tập đoàn TKV-> Chủ tịch HĐQT(ĐD:Ô. Nguyễn Văn Biên) P.KD Ôtô Giám đốc: Ông. Nguyễn Đức Thái Phó GĐ: Ô:Thiều.Q.Thảo Phó GĐ: Ô:Ng. Gia Thạo Phó GĐ: Ô:Đoàn Văn Thức Ktoán Trưởng: Ông :Đỗ Khắc Lập P.KD than P.Vật tư tbị P.đầu tư dự án P.Hành chính P.Kế hoạch ITASCO P.KD Cơ điện P.KD cơ nhiệt Các công ty thành viên, các đơn vị phụ thuộc Các đơn vị thiành viên và phụ thuộc - Xí nghiệp thương mại và xây dựng Hà Nội (Địa chỉ: số 93 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) - Xí nghiệp vật tư và vận tải (Địa chỉ: số 04 Cù Chính Lan, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng) - Xí nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh than (Địa chỉ: 55A Lê Thánh Tông, Phường Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh) - Xí nghiệp khai thác và kinh doanh khoáng sản (Địa chỉ: Thôn Nậm Nhùng, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ tại tỉnh Gia Lai (Địa chỉ: số 382 đường Cách mạng tháng Tám, phường Hoa Lư, thành phố Pleicu, tỉnh Gia Lai) - Ban quản lý và phát triển các dự án (Địa chỉ: số 1 Quang Trung, phường Vạn Thành, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) - Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) Tư cách pháp nhân của Công ty ITASCO - Công ty ITASCO là Công ty cổ phần, Tập đoàn TKV nắm giữ tới 57% cổ phần. Là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn TKV Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đức Thái – Giám đốc công ty Quản trị điều hành và lãnh đạo của doanh nghiệp - Chủ tịch HĐQT của công ty ITASCO là ông Nguyễn Văn Biên, ông đồng thời cũng là trưởng ban Kế hoạch và Kiểm soát chi phí của Tập đoàn TKV. Ông Biên là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Cương vị hiện tại của ông Biên cũng rất thuận lợi cho việc tạo thị trường cho công ty ITASCO cũng như quản lý và giám sát hoạt động của công ty. - Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Thái sinh năm 1962, ông giữ chức vụ Giám đốc công ty ITASCO từ năm 1995, là người có kinh nghiệm trong quản lý và đã có công rất lớn trong việc đưa công ty ITASCO trở thành một đơn vị mạnh trong Tập đoàn TKV. - Kế toán trưởng: Ông Đỗ Khắc Lập sinh năm 1963, đã giữ chức vụ kế toán trưởng coong ty ITASCO từ năm 1995, là người đã gắn bó với công ty ITASCO trong nhiều năm và rất có kinh nghiệm trong quản lý tài chính. Đánh giá chung: Ban lãnh đạo Công ty đều là những người có uy tín, trình độ cao, kinh nghiệm nhiều năm, tâm huyết với nghề, với công ty đồng thời rất năng động, có khả năng thích ứng thị trường. 4. Đánh giá về thị trường và sản phẩm Công ty ITASCO hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Sản xuất và kinh doanh than của Tập đoàn TKV, kinh doanh vật tư ngành than, lắp ráp ô tô tải nặng, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp. Sản xuất và kinh doanh than - Trong năm 2008 Công ty tiếp tục được phép khai thác thêm ở một số vỉa than lớn, đem lại sản lượng cao, như: 10 vỉa tập trung chủ yếu ở Vàng Danh, Mạo Khê, Khe Tam, Khe Chàm, Cao Sơn… - Theo quy định mới nhất của TKV, chỉ có 8 đầu mối đơn vị thuộc TKV được phép phân phối than, trong đó chỉ có 3 đơn vị được phép bán than đầu nguồn là Công ty tuyển than Hòn Gai, Công ty Cảng TKV và kinh doanh than TKV, Công ty kho vận Đá Bạc TKV và các trạm giao nhận than theo sự phân công của Tập đoàn. Các đơn vị khác khi khai thác được than thì phải bán lại cho 8 đầu mối nêu trên hoặc bán uỷ thác qua 8 đầu mối trên. - Chỉ có 3 đơn vị được bán than cuối nguồn (tức là phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường trong nước hoặc xuất khẩu than), trong đó hai đơn vị xuất khẩu chính là Coalimex và Công ty Cảng và kinh doanh than, Itasco chỉ được phép xuất khẩu than tiểu ngạch (tức là xuất khẩu than có hàm lượng than cám trên 11%). - Tập đoàn Than quản lý về giá bán than thống nhất giá bán trên phạm vi toàn quốc, than xuất khẩu phải lấy thương hiệu TKV. Quy định mới nhất theo giá than năm 2008. - Năm 2007 Công ty đã tiêu thụ được 1.24 triệu tấn than các loại trong đó có 894.6 nghìn tấn than kinh doanh, 343 nghìn tấn than thành phẩm sau chế biến. Doanh thu do mảng kinh doanh than mang lại lên tới hơn 411 tỷ đồng. Theo kế hoạch Tập đoàn TKV giao, trong năm 2008 doanh thu từ tiêu thụ than đạt hơn 412 tỷ đồng. - Ngoài kinh doanh than công ty còn tiến hành dịch vụ bốc xúc vận chuyển than và đất đá cho các công ty trong ngành than, doanh thu từ mảng dịch vụ này cũng rất lớn, trong năm 2008 đạt là 78.3 tỷ đồng. - Tuy nhiên, trong năm 2009 do tình hình khai thác than và quản lý khai thác tương đối phức tạp, do đó Tập đoàn đã có quyết định đình chỉ khai thác than tại các lộ vỉa của Công ty ITASCO để bàn giao về trực thuộc các công ty than. Theo quyết định này Công ty ITASCO sẽ không tiến hành trực tiếp khai thác than tại các lộ vỉa nữa mà sẽ thực hiện theo hình thức hợp đồng nhận thầu các công đoạn sản xuất theo cơ chế phối hợp kinh doanh trong trong tập đoàn các công ty TKV. Công ty ITASCO sẽ phải tiến hành điều chuyển tài sản, lao động làm nhiệm vụ tiêu thụ than tại các cảng, bến thuỷ nội địa của Công ty ITASCO về các công ty kho vận quản lý. - Chi tiết theo thông báo số 109/TB-VPCP ngày 26/04/2008 và quyết định số 975/QĐ-KH ngày 29/04/2008 của Tập đoàn TKV về việc đình chỉ khai thác than tại các lộ vỉa của Công ty ITASCO để bàn giao về trực thuộc các công ty than. Theo quyết định số 1357/QĐ-TCCB ngày 10/06/2008 của Tập đoàn TKV về việc tiếp nhận và điều chuyển tài sản, lao động làm nhiệm vụ tiêu thụ tại các cảng, bến thuỷ nội địa của Công ty ITASCO về các công ty kho vận quản lý. Xuất khẩu vẫn là họat động tiêu thụ chính của mặt hàng than. Tuy nhiên ước tính năm 2009, công ty sẽ tập chung ưu tiên thiêu thụ tại thị trường nội địa. Dưới đây là danh sách các khách hàng và sản lượng tiêu thụ than của công ty. nguồn: bản kiểm kê kinh doanh than – ITASCO Kinh doanh vật tư ngành than. Hàng năm tập đoàn TKV tiêu thụ một lượng vật tư khổng lồ (năm 2007 khoảng 4.500 tỷ đồng) Việc cung cấp thiết bị cho các đơn vị khai thác được giao cho một số đơn vị làm thương mại, trong đó công ty ITASCO là một đơn vị chủ lực trong lĩnh vực này. Theo kế hoạch, trong năm 2009 công ty sẽ nhập và cung cấp thiết bị cho các đơn vị thuộc TKV lên tới khoảng hơn 306 tỷ đồng. Năm 2008 doanh thu từ mảng vật tư thiết bị nội địa của công ty đạt hơn 174 tỷ. Lắp ráp ô tô tải nặng Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới mà công ty Itasco bắt đầu khởi xướng từ năm 2004 bằng việc liên doanh với Công ty công nghiệp ô tô Than Việt Nam xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tải hạng nặng theo công nghệ của hãng Kamaz với công suất 3000 xe/năm. Nhà máy này đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2005 Theo chỉ đạo của tập đoàn TKV, công ty Itasco sẽ nhập khẩu toàn bộ linh kiện phụ tùng xe và giao cho Công ty công nghiệp ô tô lắp ráp, sản phẩm sau đó sẽ được giao lại toàn bộ cho Tập đoàn TKV và Tập đoàn TKV lại giao lại cho công ty Itasco để phân phối trên thị trường. Phần lớn xe do Công ty sản xuất ra được tiêu thụ trong ngành Than, với nhu cầu bốc xúc hàng tỷ tấn vật liệu mỗi năm, hàng năm TKV cần đầu tư một số lượng lớn các xe tải hạng nặng từ 10 tấn đến trên 100 tấn. Việc xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô trên cơ sở thị trường nội bộ ngành có sẵn là một thuận lợi rất lớn của Itasco. - Tập đoàn TKV và Hãng xe SCANIA đã chính thức ký hợp đồng hợp tác chuyển giao công nghệ lắp ráp và sản xuất các loại xe chuyên dụng tại Việt Nam, theo đó tập đoàn TKV độc quyền lắp ráp, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của dự án tại lãnh thổ Việt Nam và các thị trường trong khu vực. Ngày 26/03/2007 tại thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh, Tập đoàn TKV, Công ty công nghiệp ôtô TKV, Hãng xe SCANIA (Thuỵ Điển ) đã tổ chức xuất xưởng lô xe tải chuyên dụng lần đầu tiên được lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam. Việc xuất xưởng lô xe này đã chính thức cụ thể hoá dự án chuyển giao công nghệ lắp ráp và sản xuất các loại xe chuyên dụng giữa tập đoàn TKV với SCANIA. Năm 2008 Công ty đã tiêu thụ 20 chiếc xe ôtô tải nhập khẩu, 715 xe ôtô lắp ráp, mang lại doanh thu hơn 768 tỷ đồng. Hiện tại nhu cầu về xe ôtô tải trong nước vẫn rất cao, dường như không có đủ xe để cung cấp, số lượng xe nhập và lắp ráp đến đâu đều được tiêu thụ ngay. Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp Công ty đang tiến hành đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản bằng việc xúc tiến đầu tư vào các dự án lớn như: Dự án khu đô thị sinh thái tại Thái An Nha Trang – Khánh Hoà. Dự án khu đô thị Uông Bí, dự án này do UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Tập đoàn TKV, Tập đoàn giao lại cho Công ty ITASCO trực tiếp thi công. - Dự án liên doanh với Công ty CP phát triển đô thị Vĩnh Thái về việc đầu tư khu đô thị Vĩnh Thái, TP Nha Trang. Khu đất quy hoạch nằm trong trên địa bàn xã Vĩnh Thái, Nha Trang, vị trí giới hạn như sau: Phía Bắc giáp tuyến đường điện 110KV, đường sắt và khu dân cư dọc theo đường 23/10. Phía Nam giáp đường Phong Châu và khu công viên phía Tây đường Lê Hồng Phong, Phía Tây giáp đường Vĩnh Thái, Phía Đông khu vực quy hoạch, nằm ven theo bờ sông Quán Trường và khu dân cư phía Tây Lê Hồng Phong II. Quy mô diện tích của khu đô thị là 241ha, dân số dự kiến là 48.200 người. Tổng diện tích khu nhà ở là 106ha. Tổng kinh phí đầu tư dự án là 1.500 tỷ đồng. - Ngoài ra công ty còn tham gia đầu tư góp vốn vào các công ty khác như công ty CP đầu tư Việt Mỹ – ITASCO, Công ty vận tải thuỷ – TKV… 5. Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh Khả năng sinh lời Sau khi được cổ phần hoá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp. Doanh thu tăng tới 36% đạt mức 970 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận tăng từ dưới 1% lên trên 7%, lợi nhuận đạt 1.145 triệu đồng. Sang năm 2005 công ty tiếp tục kinh doanh đạt kết quả cao, doanh thu đạt 1.249 tỷ, lợi nhuận đạt 3.83 tỷ đồng. Sự thay đổi trong cơ chế quản lý, cùng với sự chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao hơn đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày một hiệu quả hơn. Sang năm 2006 và 2007 Công ty tiếp tục kinh doanh hiệu quả: Năm 2006 lợi nhuận đạt 23 tỷ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ đạt đến 56.52%, đến năm 2007 lợi nhuận đạt gần 53 tỷ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 69%. Có thể thấy rằng khả năng sinh lời của công ty đã có những chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn Các chỉ số về cơ cấu vốn cho thấy Công ty hoạt động dựa chủ yếu vào nguồn vốn từ bên ngoài, vốn tự tài trợ chỉ chiếm phần khiêm tốn từ 6.9% -10% tổng tài sản. Sở dĩ như vậy là do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là chuyên nhập vật tư cho tập đoàn TKV, khối lượng vật tư phải nhập mỗi năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu của công ty chỉ có hạn. Đối với các phương án vay vốn tại Ngân hàng để nhập khẩu thiết bị cho Tập đoàn TKV, Tập đoàn TKV đều phát hành bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh mở L/C nên công ty khá thuận lợi trong việc mở L/C và vay vốn. Xét theo bảng cân đối kế toán có sự mất cân đối do dùng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn (tại thời điểm 31/12/2007 mất cân đối 38 tỷ đồng, tương đương 4,2% tổng nguồn vốn). Do nhu cầu về đầu tư sản xuất và kinh doanh của Công ty là tương đối lớn và tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên vốn điều lệ của Công ty chỉ giới hạn ở mức 20 tỷ đồng. Cuối năm 2007 Công ty đã làm phương án tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng trong năm 2008 và đã trình lên UNCK Nhà nước phê duyệt phương án tăng vốn trên để thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty. Trong trường hợp vốn điều lệ của Công ty được tăng lên 10o tỷ đồng thì hiện tượng mất cân đối của Công ty là không còn. Với kế hoạch tăng vốn điều lệ trên công ty đã sử dụng phương án huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu để bán cho các tổ chức, nhân viên trong công ty và ngoài ra một phần bán ra công chúng. Khả năng thanh toán Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 2006 2007 Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.87 0.95 Hệ số thanh toán nhanh 0.47 0.57 Hệ số thanh toán hiện hành 1.07 1.11 Các chỉ số về khả năng thanh toán cho thấy Công ty có khả năng thanh toán ở mức khá và có xu hướng tăng qua các năm. Hệ số thanh toán nhanh năm 2007 là 0.57 tăng so với năm 2006 (0.47) cho thấy khả năng thanh toán nhanh đã được cải thiện và đạt mức an toàn. Hơn nữa, tài sản lưu động được đánh giá là có chất lượng tốt, cụ thể là: Hàng tồn kho (chiếm 31.08% TSLĐ) chủ yếu là vật tư phụ tùng xe ôtô, động cơ linh kiện xe lắp ráp ngoài ra còn 1 số than cám, than cục tại một số kho… dễ tiêu thụ trên thị trường nên được đánh giá là có tính khả mại cao. Các khoản phải thu (chiếm 43.01%) được đánh giá là có tính thanh khoản tốt, công nợ chủ yếu là các đơn vị thuộc Tập đoàn TKV, các khoản phải thu lớn tập trung ở các Công ty như Công ty Than Hòn Gai, Công ty Than Hà Tu, Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng, Công ty TM DV&XD Phương Thảo, Công ty CP Than Núi Béo. (Chi tiết theo số dư cuối công nợ tài khoản phải thu của khách hàng đến ngày 15/04/2008) Khả năng hoạt động Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 2006 2007 Vòng quay vốn lưu động 2.25 3.22 Vòng quay các khoản phải thu 7.12 6.33 Vòng quay hàng tồn kho 4.14 7.1 Các chỉ số về khả năng hoạt động cho thấy công ty sử dụng vốn rất hiệu quả, vòng quay vốn lưu động năm 2007 đạt tới 3.22 vòng/năm Vòng quay hàng tồn kho năm 2007 đạt trên 7 vòng/năm và vòng quay các khoản phải thu đạt tới trên 6 vòng/năm và cũng rất ổn định cho thấy hàng tồn kho và các khoản phải thu được luân chuyển rất nhanh, điều này đồng nghĩa với việc chất lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu rất tốt, thị trường của doanh nghiệp rất ổn định. Hàng tồn kho của công ty tại thời điểm 31/12/2007 chủ yếu là các thiết bị, phụ tùng xe ôtô và ngoài ra còn có than cám, than cục tại một số kho. Phân tích lưu chuyển tiền tệ năm 2007 Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương 62.8 tỷ đồng, tuy nhiên dòng tiền từ lợi nhuận và khấu hao đã được hơn 75 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng giảm tài sản lưu động và các khoản phải trả tương đối cân bằng nhau. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư tiếp tục âm 63 tỷ do trong năm 2007 Công ty tiếp tục đầu tư góp vốn liên doanh vào dự án Uông Bí (32.5 tỷ đồng) dự án Thái An (22.4 tỷ đồng) và đầu tư dài hạn khác vào Công ty CP Phát triển đô thị Vĩnh Thái 17.9 (tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Việt Mỹ - ITASCO (5 tỷ). Chương II: THỊ trưỜng bẤt đỘng sẢn VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI GẦN Từ đầu thập kỷ 2000 trở lại đây, diễn biến thị trường bất động sản ở Việt Nam khá phức tạp. Diễn biến thị trường bất động sản có thể chia làm 2 khu vực: - Khu vực trung tâm 2 thành phố lớn là hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh - Khu vực các tỉnh thành Diễn biến thị trường bất động sản( BDS) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Thị trường BDS tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu khởi sắc từ những năm cuối của thập kỷ 90, và chính thức trở nên sôi động vào những năm đầu của thập kỉ 2000. Với đà tăng liên tục cho đến năm 2004 bắt đầu đi xuống và bật lên mạnh nhất là năm 2007 khi giá đất cũng như các khu căn hộ tăng gần gấp đôi so với năm trước. Sự bất ngờ đóng băng và mất giá của bất động sản có thể coi là kêt quả tất yếu của tốc độ tăng giá đất qua nhanh của những năm trước đó. Năm 2008 trôi qua với nhiều biến động lớn như khủng hoảng tài chinh toàn cầu, sự sút giảm của thị trường chứng khoán nhưng sự sụp giá của thị trường bất động sản không hoàn toàn là tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam. Sự mất giá bất động sản tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có thể tạo cơ hội cho thị trường bất động sản trở về với giá trị thực của nó mà vốn dĩ đã bị nhiều nhà đầu cơ kéo tăng lên. Sẽ không có nhiều kỳ vọng cho sự khởi sắc trở lại vào năm 2009 nhưng nếu doanh nghiệp biết đánh giá giá trị thực của nguồn bất động sản và có dự án đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp đầu tư sẽ có thể chủ động được với biến động xấu nhất có thể xảy đến. Diễn biến thị trường bất động sản tại các tỉnh thành phố Nếu như trong 3 năm đầu từ năm 2001 đến năm 2003, giá bất động sản bùng nổ thì bắt đầu từ cuối năm 2003, thi trường bất động sản Việt Nam chuyển sang giai đoạn bất ổn, không đồng bộ tại các vùng kinh tế. Trong giai đoạn 2003, giá bất động sản ở hầu hết các tỉnh thành tăng đột biến, giá đất điển hình gấp 20 lần so với thu nhập trung bình hàng năm của người dân, trong khi đó tỉ lệ này chỉ là 4-5 tại các quốc gia khác. Có lẽ chính vì sự tăng giá bất thường này mà ngay sau đó, trừ khu vực 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, còn lại giá bất động sản của các tỉnh, thành phố khác đã sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm trọng này chính là sự kỳ vọng quá cao vào sự tăng cao của giá đất, nhưng nguồn cầu ở các khu vực này là có hạn. Chính vì vậy rất khó có thể trông đợi quá nhiều vào sự khởi sắc trở lại của thị trường này. Theo khảo sát của bộ tài nguyên môi trường, nguồn cung của bất động sản tại các thành phố này hầu hết đã đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên ở một số thành phố công nghiệp mới phát triển, thị trường bất động sản vẫn là nguồn tài nguyên chưa được khai thác hiệu quả so với tiềm năng của nó. Nắm bắt được vấn đề này, công ty cổ phần phần đầu tư, thương mại và dịch vụ TKV đã triển khai xây dựng một số dự án khu đô thị cũng như dân cư ở một số tỉnh thành có tiềm năng phát triển cao mà chưa được khai thác. CHƯƠNG III: Các CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN Trong đầu tư dự án, có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá mức độ khả thi của một dự án, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Hiện nay 2 chỉ số phổ biến nhất để đánh giá dự án là là IRR và NPV. Giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value): Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái niệm giá trị hiện tại thuần được sử dụng trong hoạch địng ngân sách đầu tư, phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư hay cả trong tính toán gia cổ phiếu. NPV được tính theo công thức sau: Trong đó: t: Thời gian tính dòng tiền n: Tổng thời gian thực hiện dự án r: tỷ lệ chiết khấu Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t Co: Chi phí ban đầu để thực hiện dự án Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách, phân bổ vốn cho một dự án, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong tương laic ó bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với một dự án cụ thể, nếu NPV dương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và ngược lại, khi NPV âm. Tuy nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư loại trừ lẫn nhau trở lên, thì nhà tư còn phải xét đến chi phí cơ hội (Opportunity cost), khi đó dự án nào có NPV cao nhất thì sẽ được tiến hành. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR- Internal Rate of Return): IRR là tỷ lệ khấu trừ được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần của dòng tiền hiện tại của một dự án cụ thể về 0. Hiểu một cách chung nhất, tỷ lện hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó khiến cho công ty có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của dự án là như nhau thì dự án nào có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên. IRR đôi khi còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn kinh tế ERR (economic rate of return). Công thức tính IRR: Chúng ta có thể coi IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Vì tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thực tế của một dự án khi thực hiện xong luôn khác với tỷ lệ ước tính nên một dự án có tỷ lệ IRR tương đối cao so với các dự án khác thì vẫn có khả năng tạo ra tăng trưởng nhanh hơn. So sánh sự khác nhau giữa việc sử dụng NPV và IRR: Trước hết, nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng một điều kiện thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ và giá trị hiện tại thuần đều choc ùng một kết quả. Tuy nghiên có rất nhiều trường hợp thì IRR lại không hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nó: sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Mặc dù việc sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất giúp đơn giản hoá quy trình tính toán, nhưng trong nhiều trường hợp điều đó lại dẫn đến những sai lệch. Nếu một nhà đầu tư tiến hành đánh giá 2 dự án đầu tư, cả hai dự án cùng sử dụng chung một tỷ lệ chiết khấu, cùg dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro và cùng có thời gian thực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, bản thân tỷ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động, nó luôn biến đổi theo thời gian. Nếu quy ước sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ làm lãi suất chiết khấu lãi suất này có thể thay đổi từ 1% đến 20% trong vòng 20 năm, từ đó làm cho tỷ lệ chiết khấu cũng biến động theo. Nếu không có sự điều chỉnh, tức là IRR không tính đến sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu, phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn. Một kiểu dự án khác mà việc áp dụng IRR sẽ không hiệu quả đó là các dự án có sự đan xen của dòng tiền dương và dòng tiền âm. Khi dòng tiền có sự đổi dấu thì số nghiệm của IRR sẽ không phải là một mà sẽ có nhiều nghiệm IRR. Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỷ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR, ta phải so sánh nó với tỷ lệ chiết khấu, nếu IRR cao hơn tỷ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi và ngược lại. Không có tỷ lệ chiết khấu hoặc vì một lý do nào đó không thể án dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không còn giá trị. Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR, ta có thể sử dụng NPV. Ưu điểm của việc sử dụng NPV là phương pháp này cho phép sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch, đồng thời cũng không cần phải so sánh với chỉ số nào khác. Tuy nhiên, IRR vẫn được dùng phổ biến hơn NPV trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn dự án và tính khả thi của dự án. Nguyên nhân là do quy trình tính toán IRR rất đơn giản, trong khi đó việc tính toán NPV vốn đã phức tạp hơn lại yếu cầu phải đưa ra các giả định ở mỗi giai đoạn như tỷ lệ chiết khấu, khả năng nhận tiền thanh toán …Phương pháp IRR đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất từ đó nhà quản lý có thể xác định được liệu dự án này có kinh tế, có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Nhìn chung, nhà đầu tư thường kết hợp sử dụng cả 2 phương án khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Bên cạnh các chỉ tiêu này, khi đánh giá một dự án đầu tư, đặc biệt là dự án đầu tư bất động sản thì việc tìm hiểu và dự đoán giá cả và nhu cầu thị trường cũng la môht yếu tố vô cùng quan trọng. CHƯƠNG IV: CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG TY ITASCO THAM GIA Dự án đầu tư xây dựng công trình tòa nhà hỗn hợp cao tầng ITASCO TOWER . Dự án đầu tư xây dựng công trình toà nhà hỗn hợp cao tầng ITASCO TOWER được sự cho phép của Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho phép đầu tư giao cho Công đầu tư, thương mại và dịch vụ TKS làm chủ đầu tư dự án. Đặc điểm công trình và nội dung đầu tư xây dựng - Vị trí : Lô A thuộc khu đất 1.14HH tuyến Láng Hại- Thanh Xuân tại đường Nguyễn Tuân- Thanh Xuân- Hà Nội: Phía Tây bắc giáp đường quy hoạch Phía đông bắc giáp đường Nguyễn Tuân Phía Tây Nam giáp lô đát thuộc dự án khác + Khu đất hình chữ nhật. Mặt tiền khoảng 55m, mặt bên khoảng 37m Diện tích đất đai: 2020 m2 Tiến độ thực hiện dự tính TT Nội dung công việc Thời gian Từ Đến 1 TKCS và lập dự án 12/08 2 Lập TKKT, TDT 12/08 03/09 3 TK BV thi công 03/09 05/09 4 Thi công phần móng và phần âm 03/09 06/09 5 Thi công phần thân toà nhà chính Thi công các hạng mục xây dụng khác và HTKT Lắp đặt thiết bị công trình 06/09 06/2010 06/2010 06/2010 09/2010 12/2010 6 Thi công và lắp đặt thiết bị phần nội, ngoại thất 06/2010 12/2010 7 Bàn giao, đưa công trình vào vận hành 12/2010 Dây chuyền sử dụng và tổ chức mặt bằng không gian chức năng: hạng mục tòa nhà chính cao 21 tầng nổi và 2 tầng hầm + Tầng hầm 1+2 dành cho gara ôtô, khu kỹ thuật, kho + Tầng 1 bao gồm nhóm sảnh( khu văn phòng, căn hộ..) và khu thương mại + Tầng 1M, 2 và 3 là khu thương mại + Tầng 4,5,6, 7 và khu văn phòng + Tầng 7M là tầng kỹ thuật + Tầng 8 đến 21 là khu căn hộ, trong đó tầng 21 và 21M dành cho khối căn hộ cao cấp Thị trường của dự án Sơ lược về thị trường bất động sản Hà Nội Việc mở rộng địa giới Hà Nội sẽ tạo cơ hội xây dựng một quy hoạch thống nhất cho thành phố và các vùng lân cận,đồng thời thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài với các dự án lớn vào thị trường bất động sản tương lai.Theo nghiên cứu mới của công ty CB Richard Ellis về tình hình thị trường bất động sản tại Hà Nội quý III/2008: Văn phòng cho thuê: Giá thuê trung bình của các văn phòng hạng A,B tăng nhẹ.Tỉ lệ trống của các văn phòng giảm.Diện tích cho thuê của một số văn phòng mới chưa đạt như mong đợi. Giá văn phòng cho thuê tại Hà Nội được đẩy lên cao là do nhu cầu,trong khi đó nguồn cung cho thị trường còn khan hiếm.Trong quý I,tổng cung văn phòng hạng A chỉ có tòa nhà Á Châu (3.100m2,toà nhà Suncity (5000m2), cung cho văn phòng hạng B chỉ có VietTower (10.500m2).Những tòa nhà này khi đi vào sử dụng đã đưọc thuê hết. Theo dự báo của CBRE thị truờng văn phòng cho thuê tại Hà Nội sẽ tiếp tục sôi động cho tới năm 2010, tỷ lệ mặt bằng trống thấp (2%), các nguồn cung mới sẽ nhanh chóng được thuê hết, các khách hàng có xu hướng thuê với diện tích lớn. Thị trường bán lẻ: Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nưóc ngoài. Theo đánh giá của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam nằm trong nhóm “ lạc quan nhất “ xếp thứ 9 sau một số quốc gia như Nauy, Ấn Độ … Đây là thời điểm chin muồi để đầu tư vào Việt Nam Tổng diện tích sàn bán lẻ khoảng 100.000m2 tại 13 trung tâm thương mại, khu mua sắm , phần lớn tập trung tại quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Hiệu suất cho thuê gần 90%. Giá thuê khu vực ngoài trung tâm 25-26 USD/ m2/ tháng. Việc thiếu vắng các khu thương mại hiện đại , đạt tiêu chuẩn sẽ khiến các nhà bán lẻ phải tìm kiếm các cửa hàng mặt phố. Các nhà bán lẻ trong v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21745.doc
Tài liệu liên quan