Lời nói đầu
Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công cuộc công nghiệp háo và hiện đại hoá đất nước.Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả được đặt ra một cách cấp thiết đôi với các nghành, các cấp và các doanh nghiệp.
Từ thực tế như vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn tìm ra các hướng đi nhằm nâng cao hiệi quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh danh nói chung..Để thực hiện được điề
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Sản xuất kinh doanh ở Công ty In hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đó các nhà quản lý phải biết tình hình vốn hiện tại của doanh nghiệp mình.Nhằm đề ra các biện pháp sử dụng vốn tạo, nguồn vốn cùng các giải pháp để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với các doanh nghiệp,vì vậy qua thời gian thực tập tại Công ty In Hàng Không,được sự giúp đỡ của cán bộ cùng lãnh đạo công ty và phòng kế toán tổng hợp,đặc biệt là thầy giáo Trần Trọng phúc,tôi đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đồ án một cách khá đầy đủ với đề tài “Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty in hàng không”.Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho đồng vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua thời gian thực hiện làm đề tài này đã giúp hiểu hơn về vốn.Tong thời gian thực tập ngắn và giới hạn của trình độ nên không chánh khỏi những khiếm khuyết. Với mong muốn được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, thầy Trần Trọng Phúc và Công Ty In Hàng Không đã giúp tôi hoàn thành đồ án này.
PHần I
Giới thiệu chung về công ty in hàng không
I –Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty In Hàng Không.
Tiền thân của công tyIn Hàng Không là xưởng In Hàng Không thuộc binh đoàn 909(thuộc tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam )được thành lập theo quyết định số 427/QPngày 19/09/1985của bộ trưởng bộ quốc phòng với nhiệm vụ in sách báo,chứng từ sổ sách của nghành hàng không.
Ngày01/04/1985 xưởng In Hàng Không đi vào hoạt động.
Ngày 03/03/1990 tổng cục hàng không ký quyết định 147/ TCHK xác định xưởng In Hàng Không chuyển thành xí nghiệp In Hàng Không trực thuộc tổng cục hàng không.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nghành hàng không dân dụng,từ ngày 01/04/1991 xí nghiệp In Hàng Không được tổng cục hàng không quyết định đầu tư thêm thiết bị chuyển đổi từ công nghệ in TYPO là chủ yếu sang công nghệ in OFFSET với thiết bị mới đồng bộ nhập từ cộng hoà liên bang Đức đưa công suất từ 30 triệu trang in lên 150 triệu trang in mỗi năm và được in các chứng từ,ấn phẩm cao cấp của nghành hàng không.
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường xí nghiệp đã mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài tận dụng một khối lượng lớn các công việc in,khai thác từ thị trường cố gắng tận dụng công suất máy móc thiết bị hiện có,tạo nguồn in ổn định.Một mặt đáp ứng nhu cầu thị trường, mặt khác mang lại nguồn thu nhập cho xí nghiệp,đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên và nâng thu nhập cho họ.
Ngày 14/09/1994 bộ trưởng bộ Giao Thông ký quyết định số 1481-QD/TCCB-LĐ thành lập lại doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là công ty In Hàng Không.Tên giao dịch quốc tế :Aviation Printing Company.
Chỉ tiêu lợi nhuận tính trên giá thành của công ty trong mấy năm gần đây:
Năm 1994;18,74%
Năm 1995;20,62%
Năm 1996;21,45%
Năm 1997;22,52%
Với tổng số cán bộ công nhân viên tính đến năm 1999 là:183 người.
Phương châm kinh doanh của công ty hiện nay là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng,bảo đảm tiến độ, chất lượng và thời gian giao hàng cho khách,việc thanh toán tiến hành dứt điểm,giẩm thiểu nợ nần dây dưa. II-Chức năng,nhiệm vụ của công ty.
Năm 1994 thực hiện nghị định 388 của thủ tướng chính phủ về công tác đổi mới thành lập in nhà nước.Xí nghiệp In Hàng Không được công nhận là doanh nghiệp in nhà nước với tên gọi là công ty In Hàng Không.
Hiện nay,công ty tiến hành hạch toán kinh doanh theo hai loại:
+ Hạch toán theo dự toán
+ Hạch toán kinh doanh
- Chức năng:
Với cơ sở vật chất được trang bị ngày một hoàn thiện,đồng bộ, hiện đại công ty In Hàng Không đã tạo được dây truyền khép kín trong in OFFSET.Đảm bảo in được các sản phẩm cao cấp nhất phục vụ cho nghành hàng không.Bao gồm vé máy bay,các mặt hàng khácphục vụ tiêu dùng xã hội.
Sản xuất các bao bì nhãn mác bằng nhựa:PE,OPP,màng xốp...
Các loại giấy hộp khăn giấy thơm,giấy vệ sinh các loại phục vụ nghành dịch vụ hàng không và tiêu dùng xã hội.Riêng mặt hàng giấy thơm đã nhận được huy chương vàng tại hội chợ năm 1997.
-Nhiệm vụ:
In các loại ấn phẩm sách báo cho nghành hàng không như tạp chí hàng không các loại tạp chí phục vụ cho khách trong chuyến bay.
In các loại chứng từ phục vụ vận chuyển như:vé máy bay,thẻ lên máy bay,chứng từ chuyển giao hàng hoá vận chuyển.
In các loại giấy tờ,biểu mẫu quản lý kinh tế và các loại biểu mẫu khác.
Ngoài ra trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay công tycòn sản xuất các loại giấy tiêu dùng,nhận in nhãn hàng hoá,bao bì,nhãn in các ấn phẩm quảng cáo và các ấn phẩm khác theo đơn đặt hàng thêm vào đó công ty còn kinh doanh thiết bị ngành in.
III-Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất :
Công ty sản suất trên cơ sở kế hoạch của ngành theo chỉ tiêu và các hợp đồng của khách hàng nên sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại,đồng thời công việc thường biến động,phụ thuộc nhiều vào việc đặt hàng có lúc công việc dồn dập,có lúc lại thiếu việc làm.Cho nên ngoài nhiệm vụ được giao theo kế hoạch thì công typhải chủ động lo khai thác,tiếp cận thị trường tìm khách hàng và ký hợp đồng.
-Công nghệ sản xuất sản phẩm :
Để tạo ra sản phẩm in hoàn chỉnh công ty sử dụng những công nghệ sau
+In laser, offset,flexco.
Việc sản xuất sản phẩm của Công ty in Hàng không chủ yếu dựa trên công nghệ sau:
- In Lazes điện tử: Phục vụ cho việc soạn thảo tài liệu gốc, chứng từ ban đầu với những tài liệu đòi hỏi chất lượng cao.
- In Offset: In tranh ảnh, sách báo, tạp chí, quảng cáo.
- In Plexo: Sử dụng bản in bằng chất dẻo in lên chất liệu có tính nhẹ mỏng như nilong, giấy bóng.
Để tạo ra sản phẩm in hoàn chỉnh, quá trình sản xuất phải trải qua các bước quy trình công nghệ sau:
+ Lập Market: Khi nhận được mẫu gốc, trên cơ sở nội dung in, bộ phận market sẽ tiến hành bố trí các trang in như: Tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, mấu sắc...
+ Tách mầu điện tử: Đối với các bản in cần mầu sắc như: Tranh ảnh mỹ thuật, chữ mầu phải được đem chụp tách mầu, mỗi mầu được chụp ra một bản riêng thành bốn mầu chủ yếu: vàng, đỏ, xanh, đen. Việc tách mầu điện tử và lập market được tiến hành đồng thời.
+ Bình bản: Trên cơ sở market tài liệu và phim tách mầu, bình bản sẽ làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một mầu vào các tấm mica theo từng trang in.
+ Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển sang, bộ phận chế bản có nhiệm vụ chế vào các khuôn nhôm hoặc kẽm sau đó đem phơi bản, rửa bản đẻ bản in không bị nhoè hoặc lỗi.
+ Bộ phận in: Khi nhận được các chế bản khuôn nhôm hoặc kẽm do bộ phận chế bản chuyển sang, bộ phận in offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in.
+ Gia công hoàn thiện sản phẩm: Sau khi in xong, các trang in được chuyển sang, bộ phận gia công sẽ tiến hành cắt, xén, đóng quyển, kiểm tra thành phẩm và chuyển giao cho khách hàng.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Mẫu gốc
Lập market
Bình bản
Chế bản
In
Thành phẩm
Tách mầu điện tử
Khách hàng
Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty in Hàng không là quy trình khép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thiện sản phẩm giao cho khách hàng.
Cụ thể từng qui trình công nghệ của các dây chuyền như sau:
+ Qui trình công nghệ in OFFSET :
Tài chính kế toán
Khách hàng
kế hoạch SX
Chế bản
In
Sách
Kho
- Công đoạn in:
Bản in
Máy in
Lắp bản
Điều chỉnh giấy mực
ĐIều chỉnh máy in
In thử
In sản lượng
Đếm chọn kiểm tra
-Công đoận chế bản:
Nội dung in
Thiết kế tạo mẫu
Sắp chữ điện tử
Trình bày dàn trang
Bình bản
Phơi bản
Máy in
Gia công chế bản
-Công đoạn hoàn thành:
Tờ in
Đếm chọn pha xén
Gấp
Soạn kiểm tra
Đóng
Vào bìa
Xén TP
Kiểm tra
Đóng gói
Nhập kho
Công nghệ in flexo: Qui trình này gần giống với qui tình in offset
+ Công đoạn chế bản:
Nội dung in
Thiết kế tạo mẫu
Sắp chữ điện tử
Gia công chế bản
Trình bày dàn trang
Bình bản
Phơi bản
Máy in
+ Công đoạn thổi màng
Nguyên liệu hạt PP, PE
Máy thổi
Cuộn màng
Máy in
+ Công đoạn in:
Bản in
Màng PP, PE
Máy in
In thử
In sản lượng
Cắt dán gia công sản phẩm
Cuộn sản phẩm
+ Công đoạn hoàn thành:
Cắt dán
Đếm chọn kiểm tra
Đóng gói
Nhập kho
-Dây truyền sản xuất giấy
+giấy vệ sinh,giấy hộp:
giấy cuộn
nước thơm vô trùng
máy
gấp
bao bì
sản phẩm khăn giấy
đóng gói
nhập kho
đóng thùng
-Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp :
Kết cấu sản xuất của Công ty In Hàng không bao gồm những bộ phận sau:
+ Bộ phận sản xuất chính bao gồm :
Phân xưởng chế bản.
Phân xưởng in offset
Phân xưởng in Flexo
Phân xưởng sách
Bộ phận sản xuất chính của công ty In Hàng không chiếm 75% tài sản của công ty và chiếm 70% tổng số lao động trông công ty.
+ Bộ phận sản xuất phụ : Bao gồm Phân xưởng giấy, tận dụng nguyên liệu, phế liệu của phân xưởng sản xuất chính để làm giấy vệ sinh. Ngoài việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu công ty còn nhập nguyên liệu của Đài loan để sản xuất sản phẩm bằng giấy ( giấy khăn thơm, giấy hộp, giấy vệ sinh cao cấp) cung cấp cho nghành dịch vụ vận tảI hàng không và tiêu dùng xã hội. Việc tận dụng nguyên vật liệu và gia công chế biến này có ý nghĩa kinh tế và xã hội như tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người công nhân đồng thời khai thác hết năng lực của máy móc thiết bị.
+ Bộ phận sản xuất phụ trợ: Khác với một số đơn vị khác là công ty không có tổ đIện nước, tổ sửa chữa máy móc thiết bị. Mô hình sản xuất của công ty với số lượng máy móc không nhiều nên khi có sự cố, hỏng hóc về điện, máy móc thiết bị thì công ty thuê thợ ngoài sửa chữa.
+ Bộ phận phục vụ sản xuất : Tổ bảo vệ, Tổ vệ sinh, Tổ lái xe và phương tiện vận tải.
Cơ cấu sản xuất của công ty In Hàng không tương đối ổn định qua các năm, chỉ có thời gian gần đây công ty đầu tư thêm vào phân xưởng giấy làm khăn thơm, giấy vệ sinh, giấy hộp cao cấp. Ngoài việc cung cấp cho nghành hàng không còn cung cấp cho các nhà hàng khách sạn. Khảo sát cơ cấu sản xuất của công ty ta thấy bộ phận sản xuất chính có 91 người chiếm khoảng 70%. Như vậy, tỷ lệ lao động của sản xuất chính chiếm khá lớn trong cơ cấu sản xuất.
IV -Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty in hàng không là một công ty có quy mô sản xuất vừa,đầu tư máy móc thiết bị theo chiều sâu.Vì vậy để phù hợp với nhiêm, vụ cơ cấu sản xuất,trình độ trang thiết bị và để sản xuất có hiệu quả,bộ máy quản lý của công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ,quản lý theo chế độ một thủ trưởng.Đứng đầu là giám đốc công ty,người có quyền lãnh đạo cao nhất,chịu mọi trách nhiệm với nhà nước cũng như tập thể cán bộ công nhân viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Giúp việc cho giấm đốc cómột phó giám đốc,một kế toán trưởng,một trợ lý kế hoạch và một số chuyên viên khác.Sau đây là hệ thống các phòng ban chức năng và các phân xưởng sản xuất cùng nhiệm vụ :
- Các phòng ban quản lý :
+ Phòng tổ chức hành chính: làm công tác tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức tất cả các công viêc liên quan đến cán bộ,sắp xếp bộ máy của công ty,đề bạt,đào tạo cán bộ,phát triển tay nghề, kỷ luật,khen thưởng, tiếp khách, hội nghị...
+ Phòng tài chính,kế toán :làm công tác tham mưu giúp việc cho giám đốc về các mặt tài chính,tổ chức hạch toán kinh tế như kế toán,tiền lương,chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,thanh và quyết toán.
+Phòng kế hoạch kinh doanh :Có nhiêm j vụ giao dịch,tìm việc làm cho công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế,theo dõi tình hình sản xuất và cung cấp vật tư cho công ty.
+Phòng máy tính :Có nhiệm vụ theo dõi,lưu trữ các hợp đồng kinh tế,soạn thảo văn bản,công văn hợp đồng.
-Các phân xưởng sản xuất :
+Phân xưởng chế bản
+Phân xưởng in offset
+Phân xưởng bao bì flexo
+Phân xưởng sản suất giấy
+Phân xưởng sách
S ơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
P.Giám đốc
phòng tổ chức hành chính
phòng tài chính kế toán
phòng kế hoạch kinh doanh
phòng máy tính
xưởng chế bản
xưởng in offset
xưởng bao bì flexo
xưởng sản xuất giấy
xưởng sách
Bên cạnh những thuận lợi về mặt mặt tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý hiện tại công ty thách thức không nhỏ.
Do sự cạnh tranh trên thị trường in mỗi ngày một quyết liệt.hàng năm công ty chỉ nhận được đơn đặt hàng từ Tổng công ty hàng không dân dụng từ 40- 50% khối lượng trang in,một nửa công suất thiết bị phụ thuộc vào khả năng khai thác từ thị trường ngoài nghành.cạnh tranh với sự đầu tư đổi mới không ngừng của trang thiết bị máy móc ngày một hiện đại.Theo đó trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty mặc dù đã có sự tăng trưởng khá nhanh về lượng và chất,nhưng về cơ bản vẫn cần có sự đầu tư cao hơn nữa.
V -Kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua một số năm
1- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không
Trong một số năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của công ty in Hàng không khá tốt nhờ có sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên và đội ngũ quản lý của công ty. Công ty đã hoàn thành kế hoạch mà nghành Hàng không yêu cầu, ngoài ra công ty còn chủ động sản xuất để tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị và nguồn nhân lực do vậy giá trị tổng sản lượng tăng đáng kể. Tổng doanh thu tiêu thụ và doanh thu từ các hoạt động khác của công ty cũng tăng lên đồng thời lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Sau đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty in Hàng không.
Bảng I.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số năm
Đơn vị : 1000 Đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1998/1997
1999/1998
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng doanh thu
16.965.490
17.808.296
17.766.261
+ 842.806
105
- 42.035
99,7
Tổng chi phí
14.063.769
14.464.456
15.479.666
+ 400.687
103
+1.015.210
107
Tổng lợi nhuận
2.901.721
3.343.840
2.286.595
+ 442.119
115
-1.057.245
68,3
Các khoản phải nộp
1.085501
1.208.581
1.054.244
+ 123.080
112
- 154.337
87,2
Tổng quỹ lương
2.493.927
2.649.194
2.600980
+155.267
106
- 48.214
98,2
Thu nhập bình quân
1.084
1.763
1.241
+ 679
162
- 522
70,3
Nhìn trên bảng số liệu trên ta nhận thấy Công ty in Hàng không trong năm 1998 có doanh thu cao hơn năm 1999 và 1997. Doanh thu năm 1998 tăng 842.806 so với năm 1997 tương ứng với 5%.Năm 1999 doanh thu đạt 17.766.261 giảm 42.035 giảm 0.24% so với năm 1998.
Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty In Hàng không qua một số năm gần đây
Năm 1998 tổng chi phí bỏ ra 14.464.456 tăng 2.8% so với năm 1997.Năm1999 chi phí bỏ ra tăng 7% so với năm1998 nhưng lợi nhuận lại giảm so với 2 năm trước.Nguyên nhân chính là do công ty phát triển một chi nhánh mới ở thành phố Hồ Chí Minh,nhưng chi nhánh này làm ăn chưa có hiệu quả.Do đó làm tổng chi phí của công ty tăng lên đáng kể.
Nhìn vào bảng tổng kêt ta thấy rằng trong 2 năm 1997 và 1998 lợi nhuận có tăng lên 15.2% điều đó cho thấy trong năm 1998 công ty làm ăn có hiệu quả nhất trong 3 năm nói trên. Nhưng sang năm 1999 lợi nhuận lại giảm đáng kể 31.6% so với năm 1998.Lợi nhuận trong năm 1998 có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu.
Một số chỉ tiêu thực hiên lợi nhuận
Chỉ tiêu
năm 1997
năm 1998
năm 1999
Tỷ xuất lợi nhuận trên chi phí
20,65%
23,1%
14,7%
Tỷ xuất lợi nhuận theo doanh thu
17,1%
18,7%
12,8%
Hiệu quả sử dụng vốn trong năm1998 là cao nhất đạt 23,1% và thấp nhất là năm1999 đạt 14,7%.
2-Sản phẩm chủ yếu của công ty in Hàng không
Công ty in Hàng không chủ yếu kinh doanh các sản phẩm in ấn bao gồm
Các ấn phẩm, sách báo trong và ngoài nghành Hàng khô.ng
In các loại giấy tờ, biểu mẫu quản lý kinh tế và các loại biểu mẫu khác
Sản xuát khăn thơm và giấy vệ sinh cao cấp
Ngoài ra công ty còn sản xuất các loại giấy tiêu dùng, nhận in nhãn mác hàng hoá bao bì và kinh doanh vật tư thiết bị nghành in. Như vậy nghành hàng kinh doanh của công ty chỉ phát triển trong lĩnh vực nghành in, do đó hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn hẹp, chưa phát triển mạnh mẽ. Do đặc điểm như vậy nên công ty in Hàng không đã xác định mục tiêu chínhđể phát triển là đầu tư vào hệ thống dây chuyền công nghệ in hiện đại và công nghệ hoàn thiện sản phẩm phải đồng bộ nhằm cạnh tranh và đứng vững trên thị trường in hiện nay
Bảng I.2: Tình hình in sách, tài liệu qua các năm
Số tt
Tên khách hàng
Đơn vị tính
1997
1998
1999
1
Nhà XB Giáo dục
Ngàn trang
236.720
301.020
206.136
2
Nhà XB ĐH Quốc gia
Ngàn trang
148.821
161.209
298.927
3
Nhà XB Thống kê
Ngàn trang
75.167
91.613
103.260
4
Nhà XB Văn hoá
Ngàn trang
29.618
480.900
61.136
5
Nhà XB Nông nghiệp
Ngàn trang
62.350
67.132
92.989
6
Nhà XB Tài chính
Ngàn trang
56.168
53.198
47.168
7
Nhà XB KH-KT
Ngàn trang
81.856
102.012
69.793
8
Trung tâm Công nghệ GD
Ngàn trang
32.959
49.631
80.986
9
Chứng từ – Tạp chí
Ngàn trang
15.169
23.501
56.135
10
Tổng cục Thống kê
Ngàn trang
20.760
21.560
12.314
11
Các khách hàng khác
Ngàn trang
12.910
132.000
140.247
Tổng cộng
Ngàn trang
777.525
1.051.776
1.169.091
Qua bảng trên ta thấy rằng uy tín của công ty ngày càng được củng cố và phát triển đối với các khách hàng lớn trên thị trường. Số lượng trang in có lúc tăng hoặc giảm qua các giai đoạn nhưng cơ bản vẫn tăng trong các năm gần đây là do công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền công nghệ mới, cải tiến phương pháp quản lý doanh nghiệp, kích thích sản xuất, và tăng năng xuất lao động.
3- Tình hình lao động ở công ty in Hàng không
Hiện nay công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, hầu hết dược đào tạo qua các trướng đại học trong và ngoài nước, đội ngũ công nhân trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề.
Tính đến tháng 6/ 2000, Công ty in Hàng không có tổng số cán bộ công nhân viên chức là 183 người, trong đó nữ là 66 người ( chiếm khoảng 36% tổng số lao động trong công ty)..
Trình độ chuyên môn
+ Trên đại học : 1 người chiếm 0.7% lao động trong công ty
+ Đại học : 12 người chiếm 8.4% lao động trong công ty
+ Trung cấp : 18 người chiếm 12,6% lao động trong công ty
+ Công nhân kỹ thuật : 68 người chiếm 47,9% lao động trong công ty
+ Công nhân : 34 người chiém 30,4% lao động
Bảng I.3: Tình hình thay đổi lao động qua một số năm
Đơn vị : Người
Năm
Tổng số LĐ
Nữ
Nam
LĐ gián tiếp
LĐ trực tiếp
1994
89
39
50
16
73
1995
100
45
55
18
82
1996
115
50
65
25
90
1997
129
60
69
27
102
1998
134
66
68
29
105
1999
183
66
117
29
154
Số lao động gián tiếp chiếm ít hơn nhiều so với lao động trực tiếp,điều đó cho thấy công ty đã quan tâm đến việc tinh giẩm bộ máy hành chính nhằm giảm chi phí gián tiếp đến mức thấp nhất.
Biểu đồ lao động qua một số năm
VI- Công tác quản lý vật tư- thiết bị, tài sản cố định
Trước đây công ty in Hàng không chỉ có một hệ thống in TYPO với 3 máy in của Trung quốc sản xuất. Vơi hệ thống in này, khâu chế bản và sắp chữ thủ công với các khuôn in là chữ rời hoặc dòng chữ đúc bằng hợp kim chì và được ghép thành khuôn. Với phương phấp này, chất lượng sản phẩm in không cao, năng suất thấp, tốn nhiều thời gian nên Công ty đã quyết định đầu tư vào dây chuyền công nghệ đổi mới thiết bị sản xuất.
Từ 3 máy in TYPO ban đầu do Trung quốc sản xuất, được sự giúp đỡ của Tổng công ty Hàng không Việt nam, Cục HKDDVN, Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan ban nghành trung ương, đến nay Công ty đã xây dựng được 5 phân xưởng sản xuất hoàn thiện, đồng bộ. Đã tạo lập được dây chuyền in OFFS.ET khép kín gồm 5 máy in offset hiện đại do Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp chế tạo, 2 dây chuyền in Plexo hiện đại do Mỹ và Đài loan hợp tác chế tạo. Đồng thời Công ty còn đầu tư được 3 dây chuyền gia công sản xuất khăn thơm và giấy cao cấp phục vụ cho dịch vụ vân tải của nghành Hàng không. Nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển của nghành Hàng không dân dụng Việt nam, năm 1999 Công ty đã đầu tư thêm 15 tỷ đồng để hiện đại hoá dây chuyền in Flexo, tiếp tục mở rộng dây chuyền in Offset và sản xuát giấy nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nghành Hàng không về chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm. Với hệ thống in mới và đồng bộ như vậy đã đưa công suất của công ty từ 40 triệu trang in lên gần một tỷ trang in mỗi năm. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
Bảng I.4: Danh mục thiết bị và thời gian sử dụng
Đơn vị : 1000 Đồng
Danh mục thiết bị
Số lượng
Nước SX
Năm SD
Nguyên giá
Khấu hao
Giá trị còn lại
%
Giá trị
Máy in Moe
1
Đức
1991
1.053.475
1.053.475
0
Máy in Plexo
1
Đức
1993
658.150
538.917
18
119.233
Máy in Offset SOZ
1
Đức
1996
2.181.101
1.463.646
33
717.454
Máy cắt dán
2
TQ
1995
28.000
14.627
48
13.372
Dây chuyền khăn thơm
1
Đài Loan
1996
1.348.524
537.611
60
810.912
Dây chuyền SX giấy vệ sinh
1
Đài Loan
1993
253.304
212.958
16
40.346
Thiết bị chế bản
4
TQ
1994
99.288
19.750
80
79.538
Máy phơi bản
2
Đức
1996
139.101
38.087
73
101.014
Máy in offset GTO
1
Đức
1997
1.043.565
223.621
79
819.944
Máy xén giấy
2
Pháp
1997
185.000
39.643
79
145.357
Máy nén khí
1
ĐL
1994
8.000
3.200
60
4.800
Máy in SOZ
1
Đức
1995
2.181101
1.104.920
49
1.076.181
Máy phơi bản chân không
1
Pháp
1997
139.101
19.898
86
119.203
Máy gim
3
ĐL
1994
8.800
4.462
49
4.338
Máy in Typo
3
TQ
1985
70.000
70.000
0
Tuy Công ty in Hàng không đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới nhưng trong dây chuyền sản xuất hiện nay còn nhiều máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng chưa được thay thế bởi vì vốn đầu tư cho máy móc thiết bị rất lớn.Máy móc thiết bị là phương tiện để sản xuất, nâng cao năng suất lao động, khả năng hoạt động cũng như chất lượng máy móc thiết bị đều ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng các loại thiết bị phục vụ sản xuất được thường xuyên quan tâm hàng đầu ở công ty in Hàng không.
* Giá trị, hao mòn, khấu hao Tài sản cố định ở Công ty in Hàng không.
Tại thời điểm 31/12/1999 giá trị còn lại của TSCĐ dùng trong SXKD là 3.464.746.017 đồng. So với nguyên giá của các TSCĐ thì hiện tại TSCĐ của Công ty chỉ còn 31,46% so với nguyên giá ban đầu.
Căn cứ vào số liệu của bản cân đối kế toán của năm 1999 ta có
Bảng I.5: Giá trị tài sản cố định của công ty đến 31/12/1999
Đơn vị: Đồng
Nhóm chỉ tiêu TSCĐ
31/12/1999
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Tỷ trọng(%)
I. TSCĐ dùng trong SXKD
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
1.176.552.595
478.253.061
10,68
2. Máy móc thiết bị
8.964.809.005
2.560.873.127
81,42
Máy móc thiết bị đã khấu hao hết
3.428.180.692
3. Phương tiện vận tải
661.244.000
350.943.728
6,00
4.Phương tiện dụng cụ quản lý
208.945.440
74.676.101
1,90
II. TSCĐ chưa sử dụng
_
_
_
III. TSCĐ không sử dụng
_
_
_
Tổng cộng
11.011.551.040
3.464.746.017
100,00
Công ty in Hàng không áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 là tất cả các TSCĐ của Công ty được ghi sổ theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế. Khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng và được xây dựng theo công thức sau:
Nguyên giá mua ban đầu của TSCĐ
Mức khấu hao TB =
Thời gian sử dụng của TSCĐ (năm)
Sau đó công ty sẽ trích khấu hao hàng tháng bằng cách lấy mức khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng. Việc tăng giảm TSCĐ trong tháng thì bắt đầu từ tháng sau mới trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao. Công ty in Hàng không hoạch toán TSCĐ theo nguyên tắc giá vốn thực tế, đánh giá theo 2 chỉ tiêu là nguyên giá và giá trị còn lại.
_ Nguyên giá TSCĐ:
+ Đối với tài sản do Công ty mua sắm
+Đối với tài sản do nhận vốn góp liên doanh
Trị giá vốn do hội đồng Chi phí chạy thử
Nguyên giá = +
liên doanh đánh giá (nếu có)
+Đối với tài sản do được cấp
Giá trị ghi trong nguyên bản Chi phí lắp vận
Nguyên giá = +
cấp TSCĐ hay biên bản giao chuyển( nếu có) nhận
-Giá trị còn lại của TSCĐ
GTCL = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao luỹ kế
Nhìn chung TSCĐ của Công ty in Hàng không đã trích khấu hao được nhiều. Đến ngày 31/12/1999 Quỹ khấu hao của Công ty trích được là 2.310.290.842 đồng. Qua các số liệu trên ta thấy Công ty in Hàng không đã thực hiện đúng về chế độ trích quỹ khấu hao và giám sát việc thực hiện tốt công việc đó.
* Chủng loại vật tư, nhu cầu vật tư hàng năm, định mức tiêu hao vật tư ở Công ty in Hàng không.
Vật tư phục vụ sản xuất ở Công ty in Hàng không rát đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Vật tư chính của Công ty là các loại giấy : Giấy Cacbon, giấy couche, giấy offset, giấy Bãi bằng, giấy Tân mai. Trong các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, số lượng mực và kẽm chiếm một tỷ trọng đáng kể. Các loại vật tư phụ như: dầu mỡ, bao bì, nilon, ghim thép, chất dính.vv cũng rất đa dạng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị của sản phẩm.
Mỗi loại nguyên vật liệu tuỳ theo chức năng và cấu tạo mà có những tính chất và chất lượng nhất định do vậy tạo nên sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Nhận thấy rằng vật tư của cônh ty in rất đa dạng và phông phú nhưng công ty đã lựa chọn loại giâý và khổ giấy phù hợp với từng loại sản phẩm sản xuất theo hợp đồng. Nguyên vật liệu phục vụ cho nghành in có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau và thường xuyên biến động đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty.
Các loại giấy cũng được đảm bảo theo hai nguồn:công ty tự có và theo các đơn đặt hàng bên gia công cung cấp
Bảng I.6: Nhu cầu vật tư chủ yếu của Công ty in Hàng không
Đơn vị : 1000 đồng
Số tt
Loại vật tư
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Giá trị bằng tiền
I
Các loại giấy
1
Giấy cutchet 210g/m
kg
5.844
13,5
78.894
2
Giấy cutchet 230g/m
kg
1.940
13,5
26190
3
Giấy duplex các loại
kg
2.086
9,2
19.191
4
Giấy concuror
tờ
1.415
6,19
8.759
5
Giấy decan 400m
cuộn
148
1500
222.000
6
Giấy bãi bằng 70g/m
kg
272
15
4.080
7
Giấy offset 230g/m
kg
1.560
18
28.080
8
Giấy tân mai 50-52g/m
kg
2.745
9,8
26.901
9
Giấy kẻ
thếp
390
1,2
468
II
Mực
1
Mực Mỹ
kg
44
100
4.400
2
Mực Trung quốc
kg
125
40,5
5.062
3
Mực nhũ
kg
8
346,6
2.772
4
Mực plexo
kg
686
95
65.170
III
Bản in
1
Bản in khổ (61-72)
Tấm
2.644
43,8
115.807
2
Bản in khổ (40_52)
Tấm
5.564
18,96
105.493
3
Bản in tái sinh
Tấm
207
25
5.175
4
Bản in plexo
Tấm
32
920
29.440
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất Công ty in Hàng không đã xây dựng kế hoạch nhập nguyên vật liệu hợp lý giúp cho quá trình sản xuất được liên tục và hạn chế chi phí tồn kho thấp nhấtt. Kế hoạch nhập nguyên vật liệu của Công ty rất phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất đã giúp Công ty hạ được giá thành sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh, quay vòng đồng vốn nhanh và luôn có độ an toàn trong viếc bảo toàn vốn kinh doanh. Công tác xây dựng kế hoạch nhập nguyên vật liệu được căn cứ vào quy trình công nghệ và căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư trong quá trình sản xuất. Trong mỗi quá trình sản xuất, lượng nguyên vật liệu tiêu hao là khác nhau Công ty cũng có kế hoạch dự trữ để đảm bảo cho sản xuất được liên tục.
Định mức vật tư tiêu hao vật tư là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dự trữ vật tư. Tại Công ty in Hàng không nguyên vật liệu dự trữ được dựa trên cơ sở khối lượng sách báo, tạp chí được phát hành,phụ thuộc vào hợp đồng được ký kết,sản lượng được giao.do vậy tình hình vật tư đôi lúc bị thụ động do giá cả thị trường hay chính sách nhà nước có sự thay đổi...Ví dụ:Đối với quyển tạp chí hàng không định mức tiêu hao giấy là:
40trang/ quyển ´ 6000 quyển = 30.000 tờ; loại(54´39)
8trang/1 lần in = 7.500 tờ; loại(79´109)
Trong in ấn có thể bị sai hỏng khoảng 4%số giấy.Vậy định lượng cần xuất kho tính đến cả hao hụt sẽ là:
4% ´ 30.000 / 4tờ (8trang) =7.800 tờ
Đối với loại sản phẩm khác,công tycũng tiến hành định mức như trênđể phân bổ cho các phân xưởng.
Để đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ công ty phải đẩm bảo dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Dưới đây là bảng thống kê sản lượng giấy mua vào trong một số năm:
Năm
Sản lượng giấy mua vào
Giá trị(1000 đồng)
1996
408 tấn
4.100.000
1997
501 tấn
5.320.000
1998
505 tấn
5694.284.
Đối với đơn đặt hàng gia công,hầu hết công ty chỉ nhận tại kho của mình,công ty chỉ quan tâm đến khối lượng giao nộp.Tuy nhiên,nguồn cung ứng này cũng có hạn chế,sự chậm trễ trong khi giao nộp khiến công tác điều độ sản xuất bị xáo trộn,sự thiếu đồng bộ của vật tư (các loại giấy khác nhau ) khiến cho định mức vật tư bị hao hụt.Do đó nguồn cung ứng này cần được hạn chế để đảm bảo tính chủ động trong cung ứng vật tư.
*. Tình hình lao động, tiền lương ở Công ty in Hàng không
Bảng I.7: Cơ cấu lao động ở công ty in Hàng không
Số thứ tự
Các bộ phận
Số người
1
Phòng Tổ chức - Hành chính
11
2
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
6
3
Phòng Tài chính - Kế toán
6
4
Phòng Vi tính
5
5
Phân xưởng Chế bản
18
6
Phân xưởng In OFFSET
25
7
Phân xưởng In PLEXO
47
8
Phân xưởng Sách
27
9
Phân xưởng Giấy
25
10
Chi nhánh phía Nam
12
Định biên lao động của Công ty in Hàng không trong một số năm gần đây có thay đổi một cách đáng kể. Từ 89 người năm 1994 lên đến 183 người năm 1999. Do có sự tăng tổng số lao động bởi vì Công ty đang mở rộng sản xuất và mức tăng trưởng của Công ty một số năm gần đây cũng tăng.
Kế hoạch chi phí tiền lương của Công ty và tổng quỹ lương năm 1999 được xác định theo % của tổng doanh thu. Tổng quỹ tiền lương của Công ty in Hàng không được xác định theo đơn giá tiền lương tại quyết định số 1442/QĐ-QĐ/TCKT ngày 03/08/1999 của HĐQT Tông công ty HKVN.
Như vậy theo đơn giá tiền lương của Tổng công ty Hàng không giao thì Tổng quỹ lương của Công ty In Hàng không là 14,8 % so với tổng doanh thu hàng năm của Công ty
Công ty in Hàng không chi phí tiền lương trả cho nhân công trực tiếp bao gồm
+ Tiền lương trả theo sản phẩm
+ Tiền lương trả theo thời gian
+ Các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn do Công ty chi trả và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Về chi phí tiền lương Công ty tính cho từng phân xưởng, từng bộ phận sau đó lập quyết toán vào định kỳ là cuối tháng.
Cụ thể việc tính toán lương của Công ty in Hàng không như sau:
+ Đối với các phân xưởng sản xuất, nhân viên kinh tế có nhiệm vụ theo dõi số sản phẩm sản xuất, thời gian sả._.n xuất của từng công nhân, đồng thời từng người công nhân tự ghi sổ số sản phẩm và thời gian sản xuất để làm căn cứ so sánh, kiểm tra kết quả lao động của chính họ. Định kỳ 2-3 ngày nhân viên kinh tế của các phân xưởng có nhiệm vụ kiểm tra ghi chép của từng công nhân và đối chiếu với sổ của mình. Cuối tháng nhân viên kinh tế của từng phân xưởng gửi bảng chấm công và báo cáo kết quả sản xuất của các phân xưởng lên phòng tài chính kế toán.
+ Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, báo cáo kết quả sản xuất của từng phân xưởng, đơn giá lương theo qui định và mức lương cơ bản của từng công nhân trong tháng, bộ phân kế toán tiền lương sẽ tính lương phải trả cho người lao động trong tháng theo công thức:
Tiền lương Tiền lương Tiền lương Các khoản phụ
phải trả cho = sản phẩm + thời gian + cấp nếu có
1 công nhân của 1 CN của 1 CN
Trong đó:
Tiền lương sản phẩm = Số sản phẩm đạt tiêu chuẩn ´ Đơn giá lương
Tiền lương CN = Mức lương bình quân ngày ´ Số ngày hưởng lương công nhật
Những ngày nghỉ lễ tết, hội họp, học tập của công nhân viên cũng được tính lương theo mức lương công nhật với mức lương bình quân được tính theo công thức sau:
Mức lương cơ bản
Mức lương bình quân ngày = ----------------------------------
22 ngày công tháng
Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho từng công nhân, kế toán lập bảng thanh toán lương cho công nhân. Công ty in Hàng không, kế hoạch hoạch toán tiền lương sản phẩm trực tiếp vào từng hợp đồng còn tiền lương theo thời gian được hoạch toán vào “ chi phí sản xuất chung” sau đó phân bổ cho từng hợp đồng.
Về chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành tính trên tổng tiền lương công nhân sản xuất được xác định là một khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Do vậy tiền lương sản xuất phát sinh ở đâu thì chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn sẽ phát sinh tại đó.
Thực tế Công ty in Hàng không trích 19% tổng tiền lương của công n hân sản xuất ( 15% nộp bảo hiểm xã hội, 2% nộp bảo hiểm y tế, nộp kinh phí công đoàn) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% bảo hiểm xã hội còn lại vá 1% bảo hiểm y tế do người lao động đóng và được tính trừ vào lương hàng tháng của người lao động.
Ngoài tiền lương của công nhân sản xuất, việc hoạch toán tiền lương của nhân viên quản lý Công ty, lao động gián tiếp cũng tương tự như hoạch toán tiền lương, tiền công của lao động trực tiếp sản xuất.
*. Đánh giá công tác marketing và xây dựng kế hoạch của Công ty
a* Chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Hiện nay Công ty in Hàng không chưa có bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là Công ty chuyên sản xuất theo chỉ tiêu của nghành Hàng không giao hàng năm và sản xuất theo đơn đặt hàng đồng thời khả năng tài chính của Công ty chưa đủ mạnh.
Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ nghành Hàng không như vé máy bay, thẻ hàng hoá, sách báo tạp chí hàng không, giấy vệ sinh và khăn thơm cao cấp. Năng lực sản xuất của Công ty hiện nay mới chỉ đủ cung cấp cho nghành Hàng không và một số ít khách hàng thường xuyên của Công ty. Hiện nay Công ty in Hàng không chỉ có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm và mới thành lập một chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các hợp đồng mới cho Công ty.
Thị trường mục tiêu của Công ty in Hàng không hiện tại phần lớn vẫn là sản xuất theo chỉ tiêu của nghành Hàng không giao. Trong tương lai Công ty in Hàng không sẽ đẩy mạnh hoạt động Marketing để thu hút các khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm nghành in và các mặt hàng do Công ty sản xuất. Hiện nay Công ty In Hàng không đã có kế hoạch đổi mới toàn bộ máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của công ty,một mặt công ty duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng.Sở dụng các biện pháp quảng cáo trên các phương tiện như trên tạp chí báo…Giới thiệu về công ty,đặc điểm, chủng loại hàng hoá do công ty sản xuất.,thế mạnh,địa điểm,phương tiện phục vụ vận chuyển.
Ban giám đốc vàphòng kinh doanh thường xuyên trao đổi váac địng mục tiêu chính là bám sát thu thập thông tin trong nghành hàng không,tìm hiểu xem xét nhu cầu,mức độ in ấn hàng năm để có chính sách kịp thời đáp ứng. Ngoài ra còn tìm hiểu nhu cầu của thị trườngin ấn,nhu cầu của các nhà sản xuất lớn có liên quan.
*- Hệ thông tin quản lý trong doanh nghiệp :
Thông tin chiếm một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh,nhờ có thông tin mà quá trình sản xuất được thực hiện một cách nhanh chóng,kịp thời và có hiệu quả,giảm bớt chi phí về thời gian,sai lệch trong sản xuất rủi do trong kinh doanh.
Công ty in hàng không là một công ty có quy mô sản xuất vừa,đầu tư máy móc thiết bị theo chiều sâu.Vì vậy, để phù hợp với nhiệm vụ,cơ cấu sản xuất,trình độ trang thiết bị và để bảo đảm sản xuất có hiệu quả,bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến.Bộ máy quản lý gọn nhẹ,quản lý theo chế độ một thủ trưởng.Đứng đầu là giám đốc công ty,người có quyền lãnh đạo cao nhất,chịu mọi trách nhiệm với nhà nước cũng như với tập thể cán bộ công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc,một kế toán trưởng,một trợ lý kế hoạch,trợ lý mỹ thuật và một số chuyên viên khác. Các phân xưởng trong công ty chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc,các phòng ban thực hiên nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của giám đốc dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng hay quản đốc.Các phòng ban có nhiệm vụ báo lại cho giám đốc tình hình thực hiện các thông tin.Các thông tin chính thức được ghi chép và báo lên theo định kỳ từ dưới lên,hoặc báo cáo trực tiếp với giám đốc khi cần thiết. Với mô hình thông tin quản lý như vậy góp phần làm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặc dù vẫn còn thiếu sót, như thông tin rươm rà,chậm,khả năng sử lý thông tin cán bộ chưa thật hiệu quả.
Kết Luận
Quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.
Là một đơn vị kinh doanh độc lập, công ty In Hàng Không tồn tại và kinh doanh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.Dưới sức ép của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi công ty cần phảitích cực chủ động phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực,hiệu quả sản xuất kinh doanh ,đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân trong công ty,hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Trong những năm vừa qua công ty đã có nhiều cố gắng tích cực trong sản xuất kinh doanh,nhờ đó lợi nhuận thu được nhiều,nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng.Có được kết quả đó laf cả sự phấn đấu không ngừng,ý chí sáng tạo của toàn thẻ cán bộ công nhân trong công ty.
Phần II
Cơ sở lý thuyết về vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
I- Quản lý vốn lưu động và mối quan hệ với hiệu quả sản xuất vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp đang là vấn đề quản lý sử dụng vốn lưu động.
- Quản lý sử dụng vốn lưu động gồm các nội dung:
Định mức vốn lưu động theo cơ cấu hợp lý và kế hoạch hoá nguồn vốn chính xác. Thường xuyên phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động để xác định khả năng tiềm tàng, nâng cao sử dụng vốn lưu động.
Tìm các biện pháp cải tiến quản lý vốn như xem xét lại định mức vốn lưu động cho hợp lý. Các biện pháp làm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động. Các bọ pháp nhằm giảm bớt chi phí sản xuất và chi phí lưu thông nhằm tăng doanh thu và lợi nhuạan. Trên cơ sở vốn định mức tối thiểu phải được quản lý chặt chẽ theo kế hoạch.
Để hiểu kỹ hơn ta lần lượt xem xét các vấn đề này:
1. Khái niệm và phân loại vốn lưu động:
Vốn lưu động một bộ phận của vốn sản xuất và được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động, vốn lưu động để đảm bảo cho sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục, vốn lưu động được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Qua một chu kỳ sản xuất vốn lưu động chuyển qua một hình thái khác nhau. Tiền tệ, sản phẩm dở dang, thành phẩm và trở lại hình thái sau khi tiêu thụ khác với vốn lưu động. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá thành phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động được thể hiện dưới hai hình thức sau:
- Hiện vật: Bao gồm NVL bán thành phẩm và thành phẩm.
- Giá trị là biểu hiện bằng tiền của NVL và bán thành phẩm và giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất, những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên biến đổi hình thái chức năng này sang hình thái chức năng khác và được biểu diễn: T - SX- TP - DT - T...
Do hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và xen kẽ nhau, chu kỳ này sản xuất chưa kết thúc đã bắt đầu chu kỳ sản xuất tiếp nối lên vốn lưu động thường xuyên tồn tại trong tất cả các hình thái chức năng.
Trong quá trình vận động vốn kinh doanh kể từ khi tiền bỏ ra chi trả NVL sản xuất - vốn trong sản xuất lưu thông - vốn hàng hoá - vốn tiền tệ.
Quá trình vận động vốn lưu động biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở lại hình thái ban đầu có giá trị lớn hơn đó là một vòng tròn khép kín, là một chu kỳ vận động của vốn lưu động (và cũng là thực hiện được một vòng chu chuyển VLĐ). Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Phân loại vốn lưu động:
Phân loại cơ cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn lưu động. Nó đáp ứng nhu cầu về từng vốn cho từng khâu, từng bộ phận đòi hỏi đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động đáp ứng được yêu cầu sản xuất và kinh doanh trong cả điều kiện thiếu hay thừa vốn lưu động. Cơ cấu vốn lưu động là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mối quan hệ với các bộ phận đó.
- Vốn lưu động là một chỉ tiêu luôn thay đổi. Do đó tại một thời điểm việc xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý chỉ tiêu này mang tính chất nhất thời nên phải thường xuyên nghiên cứu để xây dựng được một cơ chế vốn hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ.
Vốn lưu động được phân loại bằng nhiều cách đứng trên nhiều góc độ khác nhau.
- Căn cứ nguồn hình thái vốn lưu động, người ta chia thành:
+ VLĐ tự có: là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, tích luỹ bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp do quỹ doanh nghiệp bỏ ra. Vốn cổ đông đóng góp. Đối với doanh nghiệp nhà nước là khoản ngân sách cấp cho Công ty lần đầu, toàn bộ vốn lưu động định mức do doanh nghiệp tự tích luỹ bổ sung thêm.
+ VLĐ coi như tự có: là loại vốn tuy không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do chế độ thanh toán doanh nghiệp có thể hoặc sử dụng hợp pháp và trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như: tiền lương, BHXH chưa đến kỳ trả, các khoản chi phí tính trước...
+ Vốn lưu động đi vay (vốn tín dụng) là bộ phận VLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay tín dụng ngân hàng, tập thể, cá nhân và các tổ chức khác nhằm mục đích cho hoạt động sản xuất, SXKD của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào biện pháp quản lý VLĐ được chia thành:
+ VLĐ định mức: là VLĐ được quy định định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động SXKD. Nó bao gồm: Vốn dự trữ, vốn trong sản xuất, sản phẩm hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm vật tư thuế ngoài biên chế. VLĐ định mức là cơ sở quản lý vốn đảm bảo bố trí VLĐ hợp lý trong SXKD. Xác định được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước hoặc ngân hàng trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh.
+ Vốn lưu động không định mức: là số vốn LĐ có thể phát sinh trong quá trình SXKD nhưng không có căn cứ thanh toán định mức và cũng không cần thiết phải định mức (vốn trong thanh toán).
* Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và lưu chuyển vốn lưu động chia ra:
+ Vốn lưu động trong sản xuất: gồm các giá trị dự trữ trong sản xuất, đó chính là bộ phận vốn dùng để mua NVL, phụ tùng thay thế dự trữ để chuẩn bị đưa vào sản xuất bán thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ...
+ VLĐ trong lưu động: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho khâu lưu thông thành phẩm, vốn trong thanh toán và vốn bằng tiền khác.
Phân loại vốn lưu động giúp doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng vốn lưu động cần thiết cho các khâu, làm cơ sở để huy động vốn từ các nguồn nhân lực khác nhau đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ II.1. Sơ đồ cơ cấu vốn lưu động.
VLĐ
VLĐ trong
lưu thông
VLĐ trong
sản xuất
Vốn
trong
thanh toán
Vốn
thành
phẩm
Vốn
tiền
tệ
VLĐ trong
dự trữ
VLĐ
trong
sản xuất
VLĐ không
định mức
VLĐ
định mức
2. Quản lý vốn lưu động:
Nội dung đầu tiên của VLĐ phải là định mức vốn lưu động hợp lý nhằm tiết kiệm vốn và sản xuất được liên tục trước hết và xác định được định mức vốn lưu động cho từng thành phần vốn, itến hành tổng hợp lại xác định nhu cầu vốn lưu động của năm kế hoạch. Trong kế hoạch năm nội dung vốn lưu động chỉ xác định phần vốn lưu động định mức trong đó chủ yếu 2 thành phần.
- Kế hoạch vốn lưu động định mức.
- Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức.
A. Phương pháp xác định vốn lưu động định mức hợp lý.
Kế hoạch vốn lưu động là thành phần trong kế hoạch kế toán tài chính của doanh nghiệp nó phản ánh tình hình hoạt động trong các khâu sản xuất, cung cấp tiêu thụ của doanh nghiệp, kế hoạch vốn lưu động được phản ánh trên 4 vấn đề sau:
- Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn lưu động định mức.
- Tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp được bao nhiêu, có đảm bảo các mặt vốn không ? Vốn doanh nghiệp thừa hay thiếu.
* Căn cứ khoa học để lập kế hoạch:
Dựa vào kế hoạch thu chi tài vụ tháng. Kế hoạch này bố trí các khoản chi các khoản lớn trong tháng của doanh nghiệp theo hình thức thu, chi tiền tệ.... Kế hoạch này thực chất là bố trí thống nhất các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kết hợp giữa kế hoạch tiêu thụ và tiêu dùng, nó phản ánh tổng hợp kế hoạch vốn của doanh nghiệp. Để lập được kế hoạch vốn lưu động cần phải thống nhất toàn diện dưới sự chủ trì của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
* Các yếu tố về vốn lưu động định mức:
- Xác định vốn lưu động ở khâu dự trữ.
Mức vốn dự trữ trong sản xuất phụ thuộc vào lượng tiêu hao bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch, trong điều kiện không đổi số tiêu hao vật tư bình quân mỗi ngày của doanh nghiệp càng nhiều thì mức dự trữ càng lớn. Do đó định mức dự trữ sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp.
Định mức vốn lưu động ở khâu dự trữ được tính bằng công thức:
Định mức VLĐ dự trữ = Số phí tổn tiêu hao x Số ngày ĐM dự trữ
(Mức luân chuyển bình quân/ngày)
- Xác định vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất.
Vốn lưu động ở khâu này được xác định riêng cho từng loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế và chi phí chờ bổ phân bổ.
Những nhân tố quyết định sản phẩm đang chế tạo này.
+ Quy mô sản xuất: Nếu điều kiện khác không thay đổi thì quy mô sản xuất của kinh doanh ngày càng lớn, định mức sản phẩm dở dang (đang chế tạo) ngày càng nhiều.
+ Chu kỳ sản xuất: Nếu chu kỳ sản xuất càng dài thì vốn sản phẩm dở dang càng lớn.
+ Giá thành sản phẩm: vốn sản phẩm đang chế tạo phản ánh giá thành sản phẩm: Vậy giá thành sản phẩm cao ảnh hưởng rất lớn đến vốn sản phẩm đang chế tạo và ngược lại nếu giá thành sản phẩm đang chế tạo thấp sẽ làm cho vốn sản xuất giảm xuống.
+ Hệ số sản phẩm đang chế tạo dở dang chính là tỷ lệ giá thành bình quân sản phẩm đang chế tạo là sản phẩm chưa chế tạo xong nên giá thành của nó nhỏ hơn giá thành của đơn vị sản phẩm.
- Xác định vốn lưu động định mức ở khâu tiêu thụ bao gồm: Vốn định mức do thành phẩm, nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hàng hóa và giá thành công xưởng hàng hoá, số ngày quy định mức hoàn thành (khoảng thời gian từ lúc sản phẩm chế tạo xong cho đến khi tiêu thụ được sản phẩm và thu được vốn tiền tệ) vốn lưu động định mức cho sản phẩm được xác định.
Định mức vốn lưu động cho thành phẩm:
GTCX của SLHH
TP = X Định mức dự trữ thành phẩm
365
Trong đó (GTCX của SLHH) là giá thành công xưởng của số lượng hàng hoá. trong tất cả các thành phần vốn ở các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ chỉ tiêu có vốn lưu động trong khâu sản xuất là trực tiếp tham gia vào việc tạo ra các giá trị mơí của sản phẩm tức là có khả năng sinh lời có vốn lưu động trong dự trữ và lưu thông tuy rất cần thiết cho sản xuất nhưng không có khả năng sinh lời. Do việc xác định vốn lưu động. Định mức cho từng khâu đòi hỏi phải tính toán thật chính xác và hạn chế đến mức thấp nhất vốn cho dự trữ và tiêu thụ, cùng với việc tăng lượng vốn cho sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
B. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngoài việc định mức vốn lưu động hợp lý cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sau một kỳ công tác. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động gồm có:
Q
Số vòng quay của vốn: n =
Vbq
Trong đó n vòng quay cực lớn lưu động trong kỳ phân tích.
Q là doanh thu của kỳ phân tích sau khi bỏ các khoản giảm trừ (trừ thuế)(doanh thu lợi nhuận).
Vbq: là vốn lưu động bình quân của kỳ phân tích.
Vbqtháng = (Vốn đầu tháng + Vốn cuối tháng)/2
Vbq quý = (Tổng vốn lưu động bình quân 3 tháng)/3
Vbq năm = (Tổng vốn lưu động bình quân 4 quý)/4
Trường hợp không có số liệu vốn lưu động bình quân của từng quý ta có thể tính vốn lưu động bình quân năm như sau:
Vbq năm = (Vốn lưu động đầu năm + Vốn lưu động cuối năm)/2
Chỉ tiêu n thể hiện vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ và còn gọi là hệ số luân chuyển vốn:
Q
n =
Vbq
TKH
Thời gian của vốn vòng quay: t =
n
Trong số TKH số ngày kỳ kế hoạch {1 năm (365 ngày),quý (90ngày), tháng (30 ngày)}. Chỉ tiêu này thể hiện rõ số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay 1 vòng (t) càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn. Tỷ xuất về vốn (J).
Vbq 1
J = =
Q n
Chỉ tiêu này thể hiện cho ta biết mức tiêu dùng vốn cho một đồng doanh thu.
Doanh lợi vốn lưu động = LN năm/ vốn lưu động bình quân.
ý nghĩa của việc nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động (nâng cao số vòng quay).
+ Khi n1 < n2 và Q1 = Q2 = Const
Nếu vòng quay vốn lưu động tăng trong khi doanh thu không đổi thì doanh nghiệp tiết kiệm được vốn vì:
DV = V1 - V2
Q
V = ị Q = n x X ị Q1 = Q2 ị N1V1 = N2V2
n
ị V2 = x V1 ị DV = V1 - V2 = x V1{1
+ Khi n1 < n2 và V1 = V2 = Const
Trong trường hợp này doanh nghiệp tăng doanh thu sẽ tăng lợi nhuận, tăng thuế nếu như doanh nghiệp làm ăn có lãi và ngược lại.
Q1 Q2 n2
Thật vậy: V1 = V2 ị = ị Q2 = Q1
n1 n2 n1
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện tại (HT)
VLD
(HT) =
NN
Trong đó:
NN: nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HTN)
HTN = (VLĐ - VLĐT) / NN
Trong đó: VLĐT : hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại càng lớn thì doanh nghiệp càng tự chủ kinh doanh và có khả năng thanh toán nợ. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại nếu bằng một hoặc lớn hơn một chút là tốt. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 rất nhiều thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dẫn đến doanh nghiệp phải tăng cường vay tiền ngân hàng. Nếu hệ số này bằng không thì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ. Đây là trường hợp xấu nhất đối với doanh nghiệp và chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu: bằng một hay lớn hơn hoặc nhỏ hơn một chút thì tốt. Còn nếu lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 rất nhiều thì không tốt (vì khi đó sẽ dẫn tới doanh nghiệp bị lãng phí vốn hoặc lâm vào tình trạng giải quyết bằng biện pháp đi vay tín dụng ngân hàng).
+ Hệ số nợ (NHN)
NN
NHN =
VLD
Hệ số này giúp doanh nghiệp xem xét khả năng, mức độ có thể cho vay vốn của doanh nghiệp mình, giúp người vay đánh giá được mức độ an toàn đối với vốn cho vay của họ.
Bằng các chỉ tiêu trên ta sẽ đánh giá được tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
II. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội:
1. Bản chất của hiệu quả:
a. Bản chất hiệu quả:
Nâng cao hiệu quả kinh tế ở tất cả các khâu, các cấp là nhiêmj vụ trọng tâm của công tác quản lý công nghiệp. Theo nghĩa tổng quát hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.
Cần hiểu phạm trù kinh tế một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính: về mặt định lượng hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch ngày càng lớn thì hiệu quả kinh tế ngày càng cao và ngược lại. Về mặt định tính mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh sự nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, nó phản ánh trình độ và năng lực quản lý và kinh doanh cùng sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu xã hội. Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời riêng rẽ.
Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế cũng không cho phép đồng nhất hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế. về hình thức hiệu quả kinh tế luôn luôn là phạm trù so sánh để thể hiện một mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu lại được. Kết quae chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức nào với chi phí nào, nghĩa là riêng kết quả không thể hiện được chất lượng tạo ra nó.
* Bản chất hiệu quả là những mục tiêu của phát triển kinh tế và các hoạt động của sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường ngày càng nâng cao. Vì vậy khi nói đến hiệu quả tức là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chon và sử dụng các nguồn lực luôn có giới hạn, tức là nói đến kết quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu.
b. Phân loại hiệu quả:
Phân loại hiệu quả nhằm mục đích có thể tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả. Căn cứ vào tính chất hiệu quả người ta chia hiệu quả thành:
- Hiệu quả kinh tế.
- Các hiệu quả khác như hiệu quả xã hội. Trong đó có các hiệu quả như cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường... Ngoài ra còn có hiệu quả về mặt an ninh quốc phòng, các yêu cầu về chính trị xã hội.
Việc chia hiệu quả theo cách này nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng mục tiêu phát triển kinh tế.
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế luôn là khâu trọng tâm và có vai trò quan trọng nhất, đồng thời là cơ sở để thực hiện đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và là tiền đề thực hiện các yêu cầu hiệu quả kinh tế và xã hội khác. Vì vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao là điều kiện cơ bản và quyết định trong hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng.
Căn cứ theo yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế theo các cấp ngành trong nền kinh tế quốc dân người ta chia hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh tế vùng (địa phương).
- Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội.
- Hiệu quả của các lĩnh vực phi sản xuất như giáo dục, y tế, văn hóa..
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp.
Trong các phân loại này hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả kinh tế doanh nghiệp được quan tâm đến nhiều nhất. Căn cứ theo các nguyên nhân, các yếu tố sản xuất và các phương hướng tác động đến hiệu quả. Trong trường hợp này người ta cần phân biệt hiệu quả của vật tư, hiệu quả của máy móc thiết bị, hiệu quả của kinh tế kỹ thuật, hiệu quả của đầu tư và hiệu quả của sản phẩm.
2. Các chi tiêu và phương pháp hiệu quả:
Để đánh đúng vào hiệu quả phải căn cứ vào tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hiệu quả quy định rõ bản chất và chất lượng các giải pháp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn hiệu quả phải cho khả năng đánh giá trình độ toàn bộ nền kinh tế của từng ngành. Từng doanh nghiệp phải phù hợp với mục đích của nền sản xuất. Tiêu chuẩn hiệu quả phải thoả mãn nhu cầu của xã hội và các thành viên ngày càng cao hơn. Với chi phí lao động ít nhất. Nói một cách tổng quát thì tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế vừa phản ánh mục tiêu của nền sản xuất vưà là phương tiện để đạt mục đích đó và đảm bảo sự thống nhất trong quan hệ sản xuất, ngành, đơn vị, cơ sở. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về lý luận mà nó có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn hiệu quả xét cho cùng là tiết kiệm lao động cho xã hội.
Hiệu quả kinh tế đặc trưng ở mối quan hệ đa dạng giữa các kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó tuỳ theo từng thành phần hay yếu tố kết quả, hay chi phí, tuỳ theo mối quan hệ giữa kết quả và chi phí ta có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau. Người ta thường sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cà thường gọi là một hệ thống các chỉ tiêu.
Về nguyên tắc ta có các quan hệ giữa kết quả và chi phí chủ yếu sau đây để thể hiện kết quả:
Các chỉ tiêu hiệu quả theo dạng
K
h =
C
Trong đó: h: là hiệu quả
K: mức kết quả
C: chi phí bỏ ra để đạt được K.
K
Mục tiêu là: ị max
C
Chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhân trên một đơn vị chi phí. Yêu cầu chung là cực đại hoá chỉ tiêu này.
Để đánh giá trạng thái của hiệu quả nhân trên một đơn vị chi phí. Yêu cầu chung là cực đại hoá chỉ tiêu này.
Để đánh giá trạng thái của hiệu quả theo dạng chỉ tiêu này ta dùng:
K K0 K1 C1
h = + hay h = +
C C0 K0 C0
h: là mức tăng trưởng hiệu quả theo từng thời kỳ, chỉ số 0 và 1 biểu hiện giá trị của kết quả về chi phí tại kỳ gốc và kỳ báo cáo.
Các chỉ tiêu theo dạng:
C l c
S = ; S = Mục tiêu là : ị min
K h K
Chỉ tiêu này thể hiện chi phí cần thiết để tạo ra một đơn vị kết quả gọi là suất chi phí hay K là suất tiêu hao, mục tiêu là cực tiểu hoá chỉ tiêu này.
K - C
Dạng chỉ tiêu h = ị min
C
K - C
Dạng chỉ tiêu h = ị min
K
Các chỉ tiêu hiệu quả theo cách giả định.
- Cho trước kết quả yêu cầu chi phí tối thiểu.
R = cost C ị min
K - C ị min
3. Yếu tố thời gian và hiệu quả:
Vấn đề thời gian trong khoa học kinh tế và quản lý thể hiện dưới 2 khía cạnh.
- Thời gian là thước đo chi phí hay lượng lao động xã hội.
- Yếu tố thời gian là khái niệm bao gồm toàn bộ những tác động của thời gian tới nhiều khía cạnh khác nhau như là: Thời điểm, độ dài thời gian, tính không cản ngược của thời gian, tính liên tục của thời gian và tính cộng được của thời gian.
Từ khái niệm thứ 2 về thời gian thì các quá trình, các đối tượng cơ bản về kinh tế với những tiến bộ nhanh chóng của khoa học và kinh tế về kinh tế thì ý nghiã về lao động về thời gian càng tăng, xét về mặt kinh tế không thể tuỳ ý thế nào cũng được nếu K và C xuất hiện ở những thời điểm bất kỳ hay trong những khoảng thời gian bất kỳ. Nói cách khác xét về mặt kinh tế trước hết trên quan điểm hiệu quả thì sẽ không giống nhau nếu một lượng chi phí và kết quả như nhau bỏ ra hoặc thu về ngày hôm nay với tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Nói chung về nguyên tắc thì một số vốn và chi phí bỏ ra hôm nay được đánh giá lớn hơn là cùng vơí số vốn hoặc chi phí đó bỏ ra vào thời điểm sau:
Ct > Ctt
Vt > Vttn
Kt > Kt+n
Nguyên nhân của các hiện tượng này do tác động của yếu tố thời gian nên kinh tế tác động lên các đối tượng K và C, sau đó là tác động lên hiệu quả. Để thâu tóm trong tính toán các hiện tượng này người ta xác định các giá trị kinh tế ở các thời điểm khác nhau quy về một điểm nhằm có thể so sánh đánh giá và tập hợp các giá trị kinh tế.
Giả sử ta có vốn với thời điểm gốc là V0
Vt
Khi đó Vt = V0 x (1 + K)t hay V0
(1 + R)
Vt: là số vốn sau thời gian t.
K: là hệ số thời gian: trị số tuyệt đối của K được xác định về mặt định tính và định lượng căn cứ trên sự ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất và kinh tế trong thực tế nó tương đương với một lãi xuất của việc sử dụng một số vốn vào đó theo thời gian.
4. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu xây dựng dựa theo nguyên tắc chung.
Cách xây dựng:
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật tư của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động). Vì vậy doanh nghiệp chỉ tiêu có thể đạt được kết quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng các hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm:
Các chỉ tiêu chung (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể) các chỉ tiêu phản ánh được sức sản xuất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, cùng từng loại vốn và phải thống nhất với công thức hiệu quả chung.
- Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra (K) / Chi phí đầu vào (C) (1)
Kết quả đầu ra (K) được đo bằng các chi tiêu như giá trị tổng sản lượng, giá trị tổng sản lượng hàng hóa thực hiện (doanh số) và lợi nhuận. Còn chi phí yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn cố định (VCĐ), vốn lưu động (VLĐ).
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (hay sinh lời) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào.
Ngoài ra hiệu quả SXKD cũng có thể được tính theo công thức:
Hiệu quả SXKD = Chi phí đầu vào (C) / Kết quả đầu ra (K) (2)
Công thức (2) phản ánh xuất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu vào và thì phải hao phí hết mấy đơn vị chi phí hoặc vốn đầu vào.
Để có cái nhìn tổng quát về hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp ta hãy xem xét các yếu tố kết quả về chi phí theo những mặt chung nhất của nó như sau:
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả này bao gồm hai mặt nội dung chủ yếu là:
+ Các kết quả vật chất tức là giá trị sử dụng dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nó được thể hiện bằng các chỉ tiêu khối lượng tính th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0049.doc