Mục lục
Trang
Mở đầu
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài bình luận thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội.. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ báo thường có những chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo làm công tác bình luận chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm bình luận báo chí
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4556 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới hiện đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động và sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra bản chất, tác động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của công chúng đối với báo chí.
1.2. Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là đặc trưng loại hình. Đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung lượng... quy định sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải thông tin và đặc biệt là quy định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình luận. Bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn, công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc lại là điều khó hơn. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ, đem lại cho
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương tiện thể hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản.
1.3. Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những trang, mục có vị trí trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị trí đặc biệt của bài bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn báo chí chỉ ra rằng những cây bút viết bình luận xuất sắc thường là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân tộc, những bài bình luận chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho đến loại bài bình luận ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là kho tư liệu đồ sộ để các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và xử lý thông tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng. Nghiên cứu cách viết bình luận ở những cây bút nổi tiếng này sẽ cho chúng ta nhiều kiến thức, kinh nghiệm khi muốn tạo ấn tượng với độc giả ở một thể loại báo chí quan trọng và “khắt khe” này.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình luận, xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí, chúng tôi chọn Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận ( Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác tư duy con người thể hiện thái độ khen, chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của cuộc sống là nguồn gốc của bình luận. Và sự đánh giá có thể coi là dấu hiệu đầu tiên của hoạt động tư duy bình luận.
Theo nhiều tài liệu về lý luận báo chí trên thế giới thì bình luận xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX ở Anh và Pháp với “ tác dụng soi sáng và giải thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [ 1, tr. 96]. Ngay từ khi mới ra đời, bình luận đã được các chủ báo khuyến khích vì nó đem lại cho công chúng những tri thức mới ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện và qua sự giải thích, phân tích, nó tác động, ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người đọc. Do báo chí Việt Nam ra đời muộn nên cũng giống như nhiều thể loại báo chí khác, bình luận xuất hiện trên các ấn phẩm định kỳ khi đã là một thể loại hoàn chỉnh.
Lịch sử báo chí nước ta từng chứng kiến nhiều cách gọi khác nhau trước khi đi đến thống nhất tên gọi bình luận cùng với quan niệm đầy đủ về những đặc trưng của thể loại này như hiện nay. Ví dụ năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam dùng khái niệm “ngôn luận của báo”; năm 1974 một số dịch giả người Việt dịch từ tiếng Nga là “luận văn”. Đến năm 1978, các tác giả cuốn sách “ Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương gọi loại bài này là bình luận trên báo. Sau này, trong cuốn sách “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”, tác giả bài “ Bình luận trên báo chí” đã trình bày quan niệm như sau: “ Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 241]. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có cách gọi thống nhất là thể loại bình luận.
Do tính thời sự và sự hấp dẫn của loại bài này nên so với các thể loại chính luận khác, bình luận xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo đặc biệt là trong mấy năm trở lại đây. Nếu như trước đổi mới, bình luận là những bài viết lớn phân tích, đánh giá những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách cải cách giáo dục, việc phân chia ruộng đất ở nông thôn, công tác tuyên truyền, cổ động thu thuế... thì nay, loại bài này ít được báo chí sử dụng. Thay vào đó là những bài bình luận ngắn, nhanh gọn, bắt kịp với những sự kiện nóng bỏng đang diễn ra hàng ngày. Những năm 1980, 1990, bình luận chủ yếu xuất hiện trên các tờ báo chính trị lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động… thì mấy năm trở lại đây, từ báo trung ương đến địa phương, báo ngành, báo tuần hay nhật báo đều có mục bình luận. Dưới những tiêu đề: Sự kiện và Bình luận, Cùng bàn luận, Thời sự và suy nghĩ, Theo dòng thời sự hay Vấn đề hôm nay, Mỗi ngày một ý kiến, Mỗi tuần một ý kiến… các bài bình luận xuất hiện thường xuyên, ổn định và rất hấp dẫn độc giả.
Đã có rất nhiều khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học và cả luận án tiến sĩ nghiên cứu, tìm hiểu thể loại bình luận báo chí với các đề tài về ngôn ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận, cá tính sáng tạo của nhà báo khi viết bài bình luận, bình luận quốc tế trên báo Quân đội nhân dân, sự phát triển của loại bài bình luận ngắn trên báo chí hiện nay…. nhưng hiếm có người viết nào lại đi sâu nghiên cứu cách lập luận- yếu tố được coi là then chốt và quyết định sự thành công trong thể loại báo chí này. Ngay cả với những sinh viên, học viên ở các chuyên ngành về ngôn ngữ thì lý thuyết lập luận chưa được tìm hiểu, vận dụng nhiều trong khi phân tích các bài báo…
Trong khi lý luận báo chí và thực tiễn nghiên cứu cho thấy bình luận mới chỉ được xem xét ở góc độ thể loại chứ ít đề tài nào đi sâu phân tích yêú tố lập luận thì trong ngôn ngữ học thế giới, lập luận vẫn còn là một lĩnh vực mới. ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lý thuyết lập luận còn lạ lẫm đối với Việt ngữ học, kể cả những nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học. Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu lý thuyết lập luận để trên căn cứ đó áp dụng phân tích các bài bình luận báo chí là mục đích của luận văn này. Xác định Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận là một hướng đi mới mẻ, một cách tìm hiểu sâu và có tính hệ thống về thể loại này, chúng tôi đã chọn đề tài này cho luận văn của mình với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé khám phá những đặc sắc và sáng tạo trong cách lập luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi- những nhà báo đã thành danh ở thể loại này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Về lý thuyết: Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thể loại bình luận ở góc độ báo chí học và chỉ ra vai trò, vị trí của lập luận trong loại bài này. Bên cạnh đó, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học, người viết phân tích cấu trúc, các thành phần làm nên lập luận và đặt chúng trong kết cấu bài bình luận.
- Về thực tiễn: Đi sâu khám phá cách lập luận khi viết bài bình luận ở 3 tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi để chứng minh rằng: lập luận là yếu tố then chốt trong thể loại này. Nó là xương sống, cấu trúc và làm nên hệ thống thông tin lý lẽ trong bài bình luận.
Có thể nói, trong phạm vi luận văn này, từ phân tích, đánh giá, so sánh cách lập luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi; chúng tôi muốn hệ thống hoá và đưa ra những nhận định chung, rút ra đặc trưng lập luận và khái quát nó thành các cấu trúc, mô hình trong bài bình luận
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong luận văn này, bằng những kiến thức về ngôn ngữ học và lý luận báo chí, người viết sẽ cố gắng đi sâu phân tích cách lập luận trong bài bình luận báo chí để chỉ ra những đặc trưng, sáng tạo trong cách viết thể loại này; sự cần thiết và yêu cầu chú trọng, đầu tư cho nội dung này khi bình luận báo chí.
- Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu bản chất, cách kết cấu các thành phần trong một lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận xét trên phương diện ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí, chỉ ra cách lập luận vấn đề khi viết một bài bình luận, nghệ thuật lập luận sao cho bài bình luận đạt hiệu quả thông tin cao nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hơn 300 bài bình luận được tập hợp và in trong 3 cuốn: Bản lĩnh Việt Nam ( của Hữu Thọ), Chiếc roi trong tâm tưởng ( của Chu Thượng) và ẩn số thời cuộc của Quang Lợi
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, để phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận, dựa trên nguồn tư liệu là hơn 300 bài bình luận báo chí, chúng tôi dùng các phương pháp sau đây:
- Tìm hiểu lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học từ đó vận dụng vào việc phân tích các bài bình luận báo chí
- Phân tích, rút ra đặc trưng trong cách lập luận khi viết bình luận của 3 nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi.
- Chỉ ra vai trò, mối quan hệ giữa lập luận với các yếu tố khác trong nghệ thuật viết bài bình luận báo chí.
Các thao tác trên đây xuất phát từ góc nhìn của người tiếp nhận thông tin báo chí.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I : Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Chương II: Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi)
Chương III: Vai trò then chốt và những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí
Chương I
Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Chương I của luận văn sẽ tập trung trình bày những khái niệm cần thiết có liên quan đến lý luận về thể loại bình luận báo chí và lý thuyết lập luận của ngôn ngữ học. Cụ thể, người viết sẽ trình bày đặc điểm của loại bài bình luận báo chí cũng như hình thức, đặc trưng của lập luận trong các bài bình luận.
1.1. Bình luận
1.1.1. Quan niệm về bài bình luận
Bình luận được xem xét ở hai góc độ. Một là xem xét bình luận với ý nghĩa như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về một sự kiện, hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề gợi ra) được sử dụng trong tất cả các hình thức đăng tải như trong tin vắn- dưới dạng trích dẫn ý kiến của người khác; trong bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Thứ hai là xem xét bình luận với tư cách là một thể loại báo chí chính luận, mang tính chất tổng hợp, trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi cả chứng minh.
Trong cuốn “ Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết”, E. P. Prôkharốp có viết “ Giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại. Mặt khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách quan, hiểu được vị trí của mình để từ đó có hành động cần thiết vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn” [15, tr. 89]. Như vậy một bài bình luận hoàn chỉnh không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ đó giúp công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng đó.
Còn Karel Storkan thì quan niệm “ Bình luận là thể loại cơ bản của luận văn báo chí. Trong đó, tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” [ 1, tr. 45]. ở đây, tác giả đề cao nhận xét chủ quan của nhà báo. Trong bài bình luận, người viết phải đưa ra những quan điểm, nhận định của mình về sự kiện, vấn đề để chứng minh quan điểm của mình là đúng rồi từ đó định hướng dư luận quần chúng. Bàn về thể loại này, tác giả Trần Thế Phiệt trong cuốn “ Tác phẩm báo chí” ( tập 3) cho rằng “ Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng minh” [ 17, tr. 95]. Theo quan niệm của tác giả thì bài bình luận được viết theo phương pháp nghị luận mang tính chất tổng hợp. Trên cơ sở nắm bắt sự kiện, người viết phải đồng thời sử dụng các yếu tố: giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá, bàn luận… rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục người đọc. Trần Thế Phiệt cũng nhấn mạnh: muốn bình luận có sức chiến đấu cao, tính thuyết phục lớn thì tác giả phải hiểu sâu sắc sự kiện, không xét chúng là những sự kiện đơn lẻ mà phải đặt chúng trong những mối quan hệ tổng hợp từ đó mới có thể nắm chắc bản chất của sự kiện để nhận định một cách chính xác nhất.
Nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng dẫn dắt, định hướng tư tưởng cho công chúng của bài bình luận trên cơ sở đó khái quát “ Bình luận là một thể loại báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [ 12, tr. 89].
Có thể nói, hầu hết các tác giả khi đưa ra quan niệm về thể loại bình luận đều thống nhất nhau ở đặc điểm nổi trội và cũng là điểm mạnh nhất của loại bài bình luận nói riêng, thể loại bình luận nói chung đó là thông tin lỹ lẽ. Bài bình luận dù có đề cập đến những sự kiện nóng hổi, được công chúng quan tâm song nếu thiếu những thông tin lý lẽ sắc sảo để bàn luận về vấn đề đó thì cũng không thể gọi là một bài bình luận.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ truyền thông với những thông tin hấp dẫn, đang dạng, nhiều chiều. Trình độ học vấn và tri thức được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận các tác phẩm báo chí một cách thụ động mà còn có khả năng đánh giá và thẩm định tác phẩm đó. Điều này đồng nghĩa với việc bài bình luận giờ đây không thể đơn thuần chỉ là những ý kiến, quan điểm chủ quan của tác giả. Sự kiện hoặc vấn đề đưa ra bình luận phải là những sự kiện, vấn đề công chúng đang quan tâm và cần có sự định hướng tư tưởng. Các bài báo thường đưa ra những gợi mở để người đọc tự nhận định vấn đề. Bình luận có định hướng nhưng không mang tính áp đặt. Từ những phân tích và nhận xét trên đây, chúng tôi đi đến quan niệm: Bình luận là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận, trong đó tác giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của mình để giải thích, phân tích những vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó đi đến nhận định, đánh giá về vấn đề đó hoặc có thể để công chúng tự đánh giá.
1.1.2. Các dạng bình luận
Do có nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm khác nhau về thể loại bình luận nên cũng có nhiều cách phân chia khác nhau. Nhóm tác giả Hội Nhà báo Việt Nam trong cuốn “ Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” chia bình luận thành các dạng bài:
- Loại bài Bình luận ngắn
- Loại bài Bình luận trong ngày
- Loài bài Bình luận trong tuần và bài Bình luận phê bình trong tuần
- Bài bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải thích.
Nhóm tác giả này đã căn cứ trên sự phong phú, đa dạng của chủ đề và sự phân biệt của từng chức năng để phân chia thành các dạng bài bình luận khác nhau. Tuy nhiên, cách phân chia này chưa thật khoa học, dễ bị trùng hợp. Ví dụ như ngay trong bản thân bài Bình luận bút chiến đã là những bài Bình luận ngắn, hay như Bình luận trong ngày, trong tuần đã là những bài giải thích, phân tích rồi…
Trần Thế Phiệt [17, tr. 56] có cách phân chia mang tính khoa học hơn đó là dựa vào những tiêu chí cụ thể để chia thành các dạng bài:
- Dựa theo tiêu chí thời gian:
+ Bình luận ngắn
+ Bình luận trong ngày
+ Bình luận trong tuần
- Dựa trên phương pháp thể hiện:
+ Bình luận có tính chất giải thích
+ Bình luận bút chiến
- Dựa trên nội dung bài viết:
+ Bình luận sự kiện
+ Bình luận vấn đề
Thực tế cho thấy những sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi giữa các thể loại, các dạng bài luôn có sự co giãn, đan xen lẫn nhau. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí, căn cứ theo thời gian, dung lượng, chúng tôi chia thành 2 loại: Bình luận ngắn, bình luận dài ( Bình luận chuyên sâu). Bài bình luận ngắn chỉ cần vài trăm từ, dẫn ra một sự kiện, một lời phát biểu… là người viết có thể đưa ra nhận định của mình: tán thành hoặc bác bỏ. Dạng bài này xuất hiện nhiều trong các chuyên mục bình luận của các tờ báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Nhân dân, Lao động… Bài bình luận dài thường tập trung vào những vấn đề, sự kiện đang gây xôn xao dư luận, cần có sự định hướng tư tưởng; hoặc từ nhiều sự kiện có liên quan đến nhau, người viết tổng hợp, phân tích rồi đi đến kết luận về một vấn đề.
Căn cứ vào nội dung có 2 loại: Bình luận trong nước, bình luận quốc tế. Trong mỗi dạng bình luận trong nước hay quốc tế lại có những dạng bài cụ thể như: Bình luận về chính trị- xã hội, Bình luận quân sự, Bình luận kinh tế- xã hội, Bình luận văn hoá- thể thao… Căn cứ vào phương pháp thể hiện cũng có thể chia thành 2 dạng sau: Bài bình luận giải thích, bình luận bút chiến. Các bài bình luận mang tính giải thích thường đi sâu phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc các hiện tượng tích cực trong đời sống xã hội. Trong bài bình luận bút chiến, người viết thường đi từ những quan điểm, ý kiến tiêu cực, phân tích, bác bỏ, phủ nhận các quan điểm đó đồng thời rút ra cái tích cực. Bài bình luận bút chiến phải có tính chiến đấu cao và thường là để đấu tranh với quan điểm của các nhà chính trị đối lập, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch…
Hiện nay, báo chí sử dụng rất nhiều hình thức bình luận và phạm vi nghiên cứu của mỗi bài bình luận cũng rất đa dạng. Có những bài bình luận chỉ dừng lại ở mức xem xét một sự kiện nhỏ, riêng lẻ nào đó trong đời sống xã hội như việc đánh giá hành vi của một cá nhân cụ thể nào đó là tốt hay không tốt. Cũng có khi nhà báo sử dụng bài bình luận để đánh giá, bàn luận về một sự kiện nhưng sự kiện này đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người viết trình bày quan điểm của toà soạn hay của chính mình về sự kiện đó hoặc từ sự kiện đó liên hệ đến những sự kiện hay vấn đề khác. Đây là loại bài mà các nhà nghiên cứu và giới báo chí gọi là bình luận ngắn vì đề tài mà nó đề cập không lớn, dung lượng chỉ từ 250 đến 400 từ. Tính chất hướng dẫn nhận thức và hành động trong bài này thể hiện rõ.
1.1.3. Đặc trưng của thể loại bình luận
Cuốn sách “Các thể loại báo chí” (nxb Thông tấn) [ 13, tr. 48] đã làm nổi bật đặc điểm của bình luận thông qua việc nêu lên những mục tiêu mà thể loại bình luận hiện nay theo đuổi:
+ Hướng sự chú ý của bạn đọc vào những sự kiện mới quan trọng, nổi lên hàng đầu trong đời sống xã hội, đánh giá chúng.
+ Đặt sự kiện được bình luận trong mối liên hệ với những sự kiện khác, phát hiện nguyên nhân của sự kiện đó.
+ Hình thành dự báo phát triển của sự kiện được bình luận.
+ So sánh, thường với sự trợ giúp của các ví dụ, những cách thực hành xử và giải quyết cần thiết cho bài toán.
Trần Quang trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” [ 16, tr. 78] đã đưa ra những nhận xét chủ yếu về thể loại này:
- Bài bình luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn cảnh về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở chính của bài bình luận là các sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bài bình luận đòi hỏi phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức và hành động của công chúng. Tác giả có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá để làm nổi bật chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả hay toà soạn.
- Từng mục từng phần của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà là những bộ phận cấu thành tác phẩm.
- Từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết tới nhau bổ sung cho nhau để làm nổi bật chủ đề chính.
Ngoài ra tác giả còn so sánh bình luận với tiểu luận để thấy rõ đặc điểm của thể loại này. Tác giả bài bình luận không chỉ sử dụng một vài sự kiện riêng lẻ mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của một lĩnh vực nào đó để so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang nghiên cứu. Trong bài bình luận tác giả không xem xét đánh giá các sự kiện hiện tượng riêng lẻ một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin mà các sự kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung.
Như vậy, đặc điểm đầu tiên của bài bình luận là không lấy những sự kiện riêng lẻ mà phải xem xét chúng trong nhiều khía cạnh, đặt nó trong mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề. Yêu cầu đầu tiên của bài bình luận cũng giống như bất kỳ một tác phẩm báo chí nào là phải có sự kiện. Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại nên không phải bất kỳ sự kiện nào cũng có thể đưa vào bình luận. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, có liên quan đến vấn đề tác giả bàn luận. Do đó, tài năng của người bình luận được thể hiện ngay ở khâu đầu tiên: lựa chọn sự kiện, vấn đề để bình luận.
Trên cơ sở những sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ phân tích, lý giải những sự kiện đó để đi đến kết luận. Như vậy, trong 1 bài bình luận phải có đầy đủ 3 yếu tố: thông báo, bình và luận trong đó bình và luận là 2 mặt quan trọng. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai thác nó ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó vào trong quá trình diễn biến phát triển, nhận định khả năng và triển vọng, nêu tác dụng của nó trong đời sống xã hội, trong thực tế và trong lý luận.
Một đặc điểm quan trọng của thể loại này chính là khuynh hướng tư tưởng của tác giả và toà soạn báo. Khía cạnh chủ quan này thể hiện ở các mặt như quan điểm, lập trường, thái độ, thậm chí là cả trong việc nhận thức các sự kiện, cách lựa chọn, sắp xếp, giải thích và phân tích các sự kiện. ở bình luận, dấu ấn của “ cái tôi”- tác giả, người bình luận thể hiện khá rõ nét. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài bình luận phải là những nhận xét, đánh giá của tác giả và toà soạn báo đó. Đặc điểm này khẳng định năng lực cũng như bản lĩnh của người viết bình luận.
Bình luận báo chí là 1 trong những thể loại quan trọng trong báo chí hiện đại. Ngoài những đặc trưng mang tính nguyên tắc của báo chí như: tính Đảng, tính chân thật, khách quan, tính quần chúng… thì bình luận còn có những đặc trưng thể hiện rõ tính trội của thể loại này. Một trong 3 đặc trưng quan trọng của loại bài này là tính khuynh hướng tư tưởng.
Nội dung thông tin trong bài bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của người viết đối với những vấn đề thời sự quan trọng. Sự phân tích, lý giải của nhà báo giúp bạn đọc nhận thức rõ bản chất của sự kiện, hiện tượng. Trong thời đại của khoa học, công nghệ với sự phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông, bình luận càng phải giữ vững tính khuynh hướng tư tưởng. Khuynh hướng chính trị rõ ràng, tác động và hướng dẫn dư luận quần chúng trong khi vẫn hấp dẫn độc giả là thành công lớn của thể loại bình luận.
Đặc trưng thứ 2 của bài bình luận là tính chiến đấu cao. Cũng chính vì đặc trưng này mà báo chí Đức đã gọi thể loại bình luận là bút chiến. Tính chiến đấu đòi hỏi bình luận phải được xây dựng bằng hệ thống lý lẽ sắc sảo, chính xác. Đó có thể là những lý lẽ để vạch trần bộ mặt của kẻ thù, cũng có thể là những lời tố cáo, lên án gay gắt những tệ nạn mới trong xã hội hiện đại. Đặc trưng này đòi hỏi ở nhà báo- nhà bình luận phải có tinh thần dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám viết và biết đấu tranh bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình. Đặc trưng “ tính chiến đấu” còn yêu cầu người viết không thể hiện thái độ mơ hồ, không rõ ràng đồng thời không chấp nhận một kết luận mang tính chất chung chung. Một bài bình luận thiếu tính chiến đấu là một tác phẩm báo chí thất bại, không có tính thông tin và không định hướng được dư luận xã hội.
Đặc trưng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn cả trong luận văn này đó chính là tính lý luận. Khác với các thể loại báo chí khác, bình luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ. Có thể ví thể loại bình luận thiếu thông tin lý lẽ như thể ký chân dung mà là lại thiếu nhân vật. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của lý lẽ trong bài bình luận. Thông tin lý lẽ trong bài bình luận không phải là sự sao chép một cách máy móc, ghép nối vụng về của các sự kiện mà nhất thiết phải có sự đánh giá, nhận xét, sự thẩm định của tác giả về sự kiện đó. Trên cơ sở các dẫn chứng là sự kiện, vấn đề tác giả đưa ra những phân tích, tìm tòi để làm sáng tỏ vấn đề cần bình luận. Ngay trong phần kết luận cũng không thể xếp đặt một cách lộn xộn mà phải được xây dựng, kết cấu một cách hệ thống, logic rõ ràng, chặt chẽ. Các nhận định, đánh gía phải được xây dựng thành luận cứ, luận chứng, luận điểm rồi từ đó mới đi đến kết luận then chốt để có sức thuyết phục người đọc.
1.2. Cơ sở lập luận theo ngôn ngữ học
1.2.1. Khái niệm lập luận
Ngữ dụng học của ngôn ngữ học hiện đại chỉ ra rằng: lập luận có mặt khắp nơi, trong bất cứ diễn ngôn nào, đặc biệt trong các diễn ngôn đời thường. Không phải chỉ khi nào cần lý luận, tranh luận với nhau chúng ta mới lập luận. Khi chúng ta kể lại một sự kiện, miêu tả một hiện thực, chúng ta cũng thực hiện một vận động lập luận. Lập luận là một hành vi ở lời có tính thuyết phục.
Có 2 loại lập luận là lập luận lôgic và lập luận đời thường. Lập luận đời thường không bị chi phối bởi các quy tắc, các tiêu chuẩn đánh giá của lập luận lôgic và giá trị các nội dung miêu tả được đưa vào trong lập luận đời thường không phải ở chỗ các nội dung này đúng hay sai so với thực tế mà là ở giá trị của nó đóng góp vào lập luận với tư cách là những luận cứ của lập luận đời thường. Trong văn nghị luận, tức loại văn bản làm việc với các ý kiến có vấn đề then chốt là lập luận.
Trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” ( tập 2), Đỗ Hữu Châu cho rằng: Cái mà người nói hướng người nghe tới qua thông tin miêu tả có thể là một thái độ, tình cảm, đánh gía hay nhận định, hành động nào đó cần phải thực hiện. Nói vắn tắt, cái mà thông tin miêu tả hướng tới là một kết luận nào đó rút từ thông tin miêu tả đó. Từ những phân tích cụ thể trong giao tiếp thông thường, tác giả đi đến kết luận “ Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [ 10, tr. 155]. Lập luận chỉ là một điều kiện để thuyết phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không lại là việc khác.
Ngôn ngữ học với tính chất chặt chẽ và chính xác, khoa học đã chỉ ra rằng: Thuật ngữ lập luận được hiểu theo 2 nghĩa:
- Nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận
- Nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức là toàn bộ cấu trúc của lập luận, cả về nội dung, cả về hình thức.
Thuật ngữ quan hệ lập luận dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần của một lập luận với nhau. Đó có thể là quan hệ lập luận giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ và kết luận. Bên cạnh đó còn quan hệ lập luận giữa 2 hay nhiều lập luận với nhau trong một phát ngôn hay trong một diễn ngôn. Do đề tài luận văn là Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận nên chúng tôi chỉ xin tập trung tìm hiểu về lập luận trong hình thức diễn ngôn độc thoại: dạng viết.
Trong diễn ngôn độc thoại dạng viết mà cụ thể ở đây là các bài bình luận báo chí, không phải chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của một số lập luận ( và phản lập luận) diễn tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng- đích của toàn bộ bài viết.
Khi viết bài bình luận, tác giả thông qua quá trình lập luận, trình bày lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc đồng tình với ý kiến và quan điểm của mình. Lập luận thiếu chặt chẽ, phi lôgíc hoặc phiến diện, mơ hồ sẽ khiến cho người đọc không hiểu, không tin từ đó mà bài bình luận không đạt được mục đích đề ra. Trong cuốn “ Sách làm văn 12”, lập luận được hiểu là “ dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ đầy đủ, xác đáng để nêu ra ý kiến, quan điểm của mình. Khi lập luận, người ta một mặt nêu rõ luận điểm để người đọc biết được người viết muốn nói gì, tán thành điều gì, phản đối điều gì. Mặt khác, tiến hành luận chứng để thuyết phục người đọc về luận điểm đó. Lập luận đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận chứng”
Để có được một lập luận lôgíc, người viết bình luận phải hiểu biết các quy luật của nó. Những khía cạnh được dẫn ra làm chứng cứ cũng như những lý lẽ sử dụng cũng phải phù hợp và trở thành hậu thuẫn cho tư tưởng chủ đạo của tác giả.
1.2.2. Các yếu tố của lập luận
* Luận điểm
Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra. Trong một bài bì._.nh luận có thể có một hoặc nhiều luận điểm. Đó là những ý trực tiếp cấu thành chủ đề, có sự khái quát cao, chứa đựng những quan điểm, quan niệm, những tư tưởng sâu sắc. Các luận điểm trong tác phẩm tương đối độc lập với nhau thể hiện ở chỗ trong một tác phẩm, luận điểm này không nằm trong luận điểm kia. Nó có vai trò liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
Luận điểm thường rất ngắn gọn, cô đúc tư tưởng của người viết một cách sâu sắc. Các luận điểm lớn nhỏ trong bài bình luận đều rất chính xác vì nó nói đúng được đặc điểm của vấn đề, sự việc cần đề cập. Có khi luận điểm được khái quát như những chân lý, như một quy luật, một châm ngôn. Có khi luận điểm lại được nêu lên bằng câu hỏi.
* Luận cứ
Để làm sáng tỏ những quan điểm, tư tưởng kết đọng trong các luận điểm cần phải có những luận cứ. Cho nên luận cứ là cứ liệu, những bằng chứng, chi tiết để xây dựng và chứng minh cho luận điểm. Trong một luận điểm có nhiều luận cứ. Trong bài bình luận, những luận cứ được lập luận một cách rất linh hoạt. Luận cứ có thể là bằng chứng thực tế lấy từ cuộc sống, có thể là các lý lẽ, chân lý về mặt lý luận đã được công nhận. Các luận cứ này rất xác thực, đáng tin cậy. Ngôn ngữ học chỉ ra rằng: luận cứ có hiệu quả lập luận mạnh hơn thường được đặt ở sau luận cứ có hiệu quả lập luận yếu hơn. Chính vì thế mà hiệu quả lập luận không chỉ do nội dung của luận cứ mà còn do vị trí của chúng trong lập luận quyết định [ 10, tr. 69]
Trong thể loại bình luận, rất nhiều luận cứ là con số, dẫn chứng cụ thể. Điều đó tạo cho loại bài này tính chính xác cao, mang đậm nét tả thực. Mối quan hệ giữa luận điểm, luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ. Luận điểm đứng được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm. Trong nội bộ các luận cứ: lý lẽ và dẫn chứng cùng soi sáng cho nhau. Lý lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm, còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lý lẽ có nội dung, sức mạnh.
* Luận chứng
Có luận điểm, luận cứ rồi còn phải biết làm sao cho luận cứ “ nói lên” luận điểm, làm sao cho lý lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau để thuyết minh luận điểm một cách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục. Luận chứng là sự vận dụng các phép suy luận lôgíc, phối hợp tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng trong bài bình luận rất chặt chẽ, toàn diện và có trật tự.
Lập luận chỉ có giá trị thuyết phục khi có các luận cứ tin cậy, bảo đảm sự tương hợp giữa luận cứ và kết luận. Tuy nhiên điều kiện đó chưa đủ. Người lập luận phải biết sử dụng các phương pháp lập luận đúng, phù hợp với những quy luật lôgíc trong tư duy.
1.2.3. Các phương pháp lập luận
Theo ngôn ngữ học thì trong một lập luận, kết luận có thể ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc cuối của luận cứ. Tuy nhiên, sau luận cứ là vị trí thường gặp của kết luận trong lập luận. Và không ít trường hợp, luận cứ hay kết luận có thể hàm ẩn, không được nói rõ ra mà người nghe, người đọc phải tự suy ra dựa trên ngữ cảnh, tình huống mà người viết đưa ra. Tự tìm ra kết luận để từ đó công chúng có suy nghĩ, nhận thúc đúng đắn về bản chất của vấn đề là yếu tố hấp dẫn trong cách viết bài bình luận. Nhà báo không “ can thiệp” một cách trực tiếp, lỗ liệu mà khơi gợi, định hướng để người đọc tự rút ra thông tin cốt lõi và nhận định riêng cho mình là cách viết bình luận phổ biến hiện nay.
Bình luận là thể loại báo chí chính luận sử dụng thông tin lý lẽ là chủ yếu, nó được coi như một sức mạnh để đạt được hiệu quả và mục đích đề ra. Có thể nói: sự kiện là yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo nên bài bình luận: Bản chất của thể loại bình luận chính là bắt đầu từ các sự kiện đi đến vấn đề mang tính tư tưởng, thể hiện qua điểm của người viết. Sự kiện trong bình luận vừa là đối tượng phản ánh, phương tiện phản ánh đồng thời được đặt trong mối liên hệ logic, hệ thống, tác động qua lại với nhau để làm sáng tỏ vấn đề.
Sự kiện là cái quan trọng, là cái đầu tiên nhưng nó mới chỉ là những vật liệu của người bình luận. Tác phẩm bình luận thể hiện nội dung bằng cách dựa vào các sự kiện mới để lập luận, phân tích tổng hợp, rút ra nguyên nhân, nêu ra biện pháp, chỉ ra quy luật vận động khách quan của nó. Trong bình luận, tính lý luận luôn được thể hiện rõ ràng. Mục đích của bình luận là tác động vào nhận thức của công chúng vì vậy nó đòi hỏi những vấn đề mà tác giả bình luận đưa ra phải hết sức logic, chặt chẽ, dẫn dắt người đọc theo quan điểm của mình. Và thông tin lý lẽ trong bình luận không phải và không chấp nhận sự khuôn sáo, cứng nhắc, giáo điều hay hô khẩu hiệu. Bài bình luận đòi hỏi chính kiến, thái độ của người viết hoặc toà soạn hay chủ bút nhưng phải diễn đạt một cách sáng tạo khách quan hướng về một mục đích cụ thể đã xác định trước. Và nó được trình bày trên cơ sở hệ thống các luận điểm, luận cứ tuân theo một luận chứng nhất định. Các phương pháp lập luận phổ biến trong bài bình luận là:
* Phương pháp quy nạp
Quy nạp là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ sự quan sát, nghiên cứu các hiện tượng, đối tượng cụ thể, riêng biệt, đơn nhất tiến đến những kết luận tổng quát; từ luận chứng riêng suy ra nguyên tắc, nguyên lý phổ biến hay nói cách khác từ việc xem xét những hiện tượng, đối tượng riêng lẻ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau từ đó nâng lên thành nhận định khái quát, trừu tượng về những dấu hiệu chung. Trong phương pháp quy nạp, thậm chí từ những tiền đề đúng đắn có thể suy ra được một kết luận mang tính xác suất bởi vì độ tin cậy của tri thức riêng rẽ ( các tiền đề) không thể xác định một cách giống nhau tính chân thực của tri thức chung.
* Phương pháp diễn dịch
Là phương pháp ngược lại với quy nạp. Vận dụng phương pháp này, tác giả bài bình luận đi từ cái chung, khái quát đến cái riêng, cụ thể; vận dụng nguyên lý chung để xem xét đến những sự vật riêng biệt. Sự suy lý sẽ mang hình thức diễn dịch nếu ta đặt một hiện tượng riêng dưới nguyên tắc chung và từ quan niệm chung rút ra kết luận về các tính chất một đối tượng, vật thể riêng rẽ. Phương pháp này đóng vai trò to lớn trong quá trình tư duy của con người cũng như trong thực tiễn báo chí đặc biệt là ở thể loại bình luận.
* Phương pháp phối hợp diễn dịch- quy nạp ( còn gọi là phương pháp tổng- phân- hợp)
Phân tích chỉ là bước đầu của sự khám phá các yếu tố có quan hệ tương hỗ, các mối liên hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả còn kết cục của nó là sự liên kết các yếu tố được khảo sát riêng rẽ đó thành một tổng thể toàn vẹn, có nghĩa là sự tổng hợp. Phép tổng hợp dựa trên những dữ liệu thu nhận được từ phép phân tích. Phương pháp này gồm có 3 phần: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận vấn đề.
Thực tế cho thấy trong các bài bình luận luôn sử dụng cân bằng 2 cách lập luận quy nạp và diễn dịch. Đối với những vấn đề cần đưa những luận điểm mang tính tổng quát sau đó dẫn giải, phân tích giúp công chúng hiểu rõ chi tiết thì tác giả dùng lối viết diễn dịch. Còn những vấn đề cần nêu từng sự kiện nhỏ rồi tập trung khái quát thành một ý lớn, mục đích chỉ ra cho công chúng thấy ý nghĩa, bản chất của vấn đề thì cách hiệu quả nhất là dùng phương pháp quy nạp. Thông thường thì 2 phương pháp này luôn đi đôi, bổ trợ cho nhau và nó ít tồn tại như một phương pháp duy nhất trong bài bình luận. Người viết thường kết hợp, vận dụng chúng với nhau để tạo hiệu quả thông tin cao nhất là thuyết phục độc giả tin vào những quan điểm mà nhà báo đó đưa ra.
Mô hình luận chứng- luận cứ- luận chứng là mô hình chung cho các bài bình luận. Đưa ra một luận điểm, trình bày một luận cứ ( cứ liệu, bằng chứng, chi tiết) rồi thông qua luận chứng để đánh giá, cắt nghĩa, giải nghĩa sự kiện để rút ra bản chất của vấn đề, xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng. Để lập luận đến được với người đọc, người viết phải có các phương pháp lập luận. Các phương pháp lập luận trong bài bình luận không được tiến hành đơn lẻ mà luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để tạo hiệu quả thông tin cao nhất.
Ngoài 3 phương pháp có tính chất mô phạm và truyền thống trên, trong thể loại bình luận, các tác giả còn vận dụng linh hoạt và sáng tạo một số phương pháp khác để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. Đó là:
* Nêu phản đề: Nêu ra 1 luận điểm giả định và phát triển nó đến tận cùng để chứng tỏ đó là luận điểm sai, từ đó khẳng định luận điểm của mình là đúng.
* So sánh: Phương pháp này được sử dụng dưới 2 hình thức:
- So sánh tương đồng: Từ một chân lý đã biết, đã được công nhận suy ra một chân lý tương tự có chung lôgíc bên trong.
- So sánh tương phản: Đối chiếu các mặt trái ngược với nhau ( trắng- đen, phải- trái) để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới.
Trong bình luận, phương pháp này được áp dụng rộng rãi, nhờ so sánh mà sự khác biệt và tương đồng của các đối tượng, sự vật được xác định một cách chính xác, đầy đủ hơn.
* Nhân quả: Dựa trên mối quan hệ nhân quả, phương pháp lập luận nhân- quả nhằm vạch rõ nguồn gốc của các hiện tượng cụ thể và cũng là nhằm dự kiến các hiện tượng xảy ra. Trong phương pháp lập luận này, người viết thường sử dụng 2 cách: trình bày nguyên nhân trước, kết qủa sau; chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau hoặc trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân- quả liên hoàn. Việc thiết lập các mối liên hệ nhân- quả của các sự kiện, quá trình, hoạt động này hay hoạt động khác là nhiệm vụ trung tâm của việc giải thích.
Điểm đặc thù của mối liên hệ nhân- quả là chúng có tính xác định và đơn nhất, có nghĩa là trong cùng một điều kiện, nguyên nhân như nhau sẽ tạo ra các kết quả cùng nhau. Trong cuốn “ Các thể loại báo chí”, A.A. Chertưchơnưi cho rằng: “ Để thiết lập mối liên hệ nhân- quả, trước hết phóng viên cần phải tách tập hợp các hiện tượng anh ta quan tâm ra khỏi loạt chung các sự kiện khác. Tiếp theo nên chú ý đến những hoàn cảnh xảy ra trước sự xuất hiện của mối liên hệ. Sau đó từ các hoàn cảnh này cần phân biệt những tình tiết xác định cụ thể, có khả năng trở thành nguyên nhân của hiện tượng này” [ 22, tr. 49]. Trong bình luận, việc làm rõ mối quan hệ nhân- quả của các sự kiện sẽ giúp tác giả khai thác triệt để đề tài và là chiếc chìa khóa để tạo ra một tác phẩm bình luận có tính chất phân tích.
* Vấn đáp: Nêu ra câu hỏi rồi trả lời hoặc để tự người đọc trả lời.
1.2.4. Lập luận và thuyết phục
Không có một bài báo nào nói chung và bài bình luận nói riêng lại không nhằm thuyết phục công chúng tin và nghe theo quan điểm của toà soạn hay chính nhà báo đó. Tuỳ theo năng lực và cá tính sáng tạo mà người viết đưa ra các chuỗi lập luận hay phản lập luận để rồi bác bỏ phản lập luận đó, đi đến kết luận chung có tính khái quát về sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội. GS. TS Đỗ Hữu Châu trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” ( tập 2) đã khẳng định: “Lập luận và vận động lập luận là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến chỗ nắm bắt được cái kết luận mà người lập luận muốn đi tới. Lập luận là một hành vi ở lời có đính thuyết phục” [ 10, tr. 164]. Song để thuyết phục được người khác, Aristote có chỉ ra 3 nhân tố cần phải đạt được:
- Nhân tố lý lẽ. Muốn thuyết phục được phải có lý lẽ
- Nhân tố xúc cảm. Có lý lẽ chưa đủ để thuyết phục. Lời nói phải gây được tình cảm, thiện cảm của người tiếp nhận.
- Nhân tố tính cách, đặc điểm tâm lý, dân tộc, văn hoá của người tiếp nhận. Lời nói chẳng những phải có lý, phải có tình cảm, gây được thiện cảm mà còn phải phù hợp với sở thích, tính cách hoặc truyền thống dân tộc, văn hoá của người tiếp nhận.
Khả năng thuyết phục của thông tin tuỳ thuộc vào chỗ chúng có hội đủ 3 nhân tố trên hay không. Có thể nói: lập luận chỉ là một điều kiện để thuyết phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trong bài bình luận báo chí thì các yếu tố này có thể là ngôn ngữ, cách lựa chọn đề tài, góc độ khai thác thông tin, tài năng, sự nổi tiếng của người bình luận. Khi đưa ra một lập luận, nhà báo phải tin và chịu trách nhiệm về các luận cứ và kết luận mà mình đưa ra. Đối với người tiếp nhận tức là công chúng thì họ đang ở trạng thái vô can chuyển sang chờ đợi lập luận, chờ đợi kết luận.
1.3. Phương diện thể hiện bài bình luận
Thông tin trong bài bình luận là thông tin lý lẽ. Nội dung của thông tin lý lẽ không chỉ đơn thuần là việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện mà trên cơ sở đó người viết phải trình bày cho được quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá của mình về sự kiện, hiện tượng đó. Tác giả phải phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện từ đó rút ra được những kết luận có tính định hướng kịp thời. Sự kiện là cái quan trọng đầu tiên nhưng nó mới chỉ là nguyên vật liệu để nhà báo viết bình luận. Chính đặc trưng quan trọng là tính định hướng tư tưởng cùng thông tin lý lẽ, lập luận đã quy định văn phong, từ ngữ và cách thức diễn đạt trong loại bài này.
1.3.1. Văn phong của bài bình luận
* Nhất quán
Đây là đặc điểm quan trọng khi viết bài bình luận. Người viết xác định một tư tưởng, chủ đề, có chủ kiến nhất định và giữ vững lập trường đó trong suốt bài bình luận. Điều này làm cho người đọc thấy rõ tính lôgíc giữa các luận điểm, luận cứ trong bài. Các nhận định, dẫn chứng đưa ra quy định lẫn nhau tạo nên tính chỉnh thể và thống nhất trong bài viết. ý trước kéo theo ý sau, từ ý sau có thể suy ra ý trước khiến người đọc không thể bỏ qua một câu từ nào.
Tính nhất quán không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở cả lời văn, giọng văn. Tất nhiên, trong một bài bình luận có nhiều lời văn, giọng văn khác nhau tuỳ theo từng đoạn nhưng tác giả vẫn phải trung thành với giọng điệu chung nhất.
* Rõ ràng, rành mạch
Lời văn trong bình luận thường rõ ràng, mạch lạc giúp người đọc nắm bắt được ý kiến của người viết một cách nhanh chóng, chính xác. Mỗi câu một ý, mỗi ý tương đối hoàn chỉnh và tách bạch nhau. Điều này còn thể hiện qua cách ngắt đoạn hợp lý. Mỗi đoạn là một bộ phận trọn vẹn và độc lập về cấu trúc cũng như ý nghĩa. Các đoạn được sắp xếp theo trật tự hợp lý, lôgíc để làm rõ tư tưởng chủ đạo của toàn bài viết.
* Kết hợp lý trí và tình cảm
Sức thuyết phục của bài bình luận nằm ở chỗ nó không chỉ tác động vào nhận thức mà còn làm rung động trái tim người đọc. Chính những cảm xúc được thể hiện qua câu chữ, văn phong sẽ đi sâu vào lòng độc giả và thuyết phục họ tin theo những nhận định, phân tích của người viết.
1.3.2. Ngôn ngữ của bài bình luận
Làm sao để trong phạm vi mấy trăm chữ, tại thời điểm sự kiện vừa mới xảy ra, người viết bình luận phải đem đến cho độc giả một cái nhìn chính xác về bản chất của sự kiện đó đồng thời tác động đến nhận thức của họ, điều này đòi hỏi nhà báo phải đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ. Các sự việc, hệ thống luận điểm, luận cứ trong lập luận cần phải được trình bày một cách súc tích, giàu biểu cảm để thu hút và thuyết phục người đọc. Viết về lý thuyết lập luận, Đỗ Hữu Châu trong cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học” ( tập 2) [ 9, 103] có nói nhiều về chỉ dẫn lập luận như các dấu hiệu hình thức mà nhờ chúng, người ta nhận ra được hướng lập luận và các đặc tính lập luận của các luận cứ trong một quan hệ lập luận. Đó có thể là những từ hư, những tiểu từ tình thái như: đã, mới, rồi, thôi, chỉ, là ít, là nhiều... có hiệu lực làm thay đổi giá trị lập luận của các nội dung thông tin. Bên cạnh đó các liên từ đẳng lập, liên từ phụ thuộc, các trạng từ, trạng ngữ như: nên, nhưng, vì, vả lại, hơn nữa, chẳng những... mà còn, đã... lại... phối hợp 2 hoặc một số mệnh đề thành một lập luận duy nhất. Nhờ các kết tử này mà thông tin đưa ra trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận. Việc luận cứ hay kết luận có dùng kết tử hay không còn tuỳ thuộc vào vị trí của luận cứ hay kết luận trong lập luận. Thông tin càng sát kết luận thì hiệu lực của nó thường mạnh hơn những thông tin ở vị trí xa kết luận.
Ngôn ngữ học gọi những nguyên lý, những chân lý thông thường có tính kinh nghiệm được dùng làm cơ sở để tạo nên các lập luận là lẽ thường. Lẽ thường phổ quát nhưng không tất yếu, bắt buộc chung cho toàn nhân loại hay một số dân tộc nào đó mà có những lẽ thường riêng cho một quốc gia hay một địa phương nào đó. Lẽ thường có tính chung có nghĩa là lẽ thường đó được mọi người công nhận. Điều này có thể thấy rất rõ trong bài bình luận khi người viết thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ, mượn những chuyện có sẵn trong sử sách, thậm chí cả truyền thuyết dân gian để làm nổi bật vấn đề cần đề cập như: “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Kẻ gieo gió thì gặp bão”....
Trong cuốn “ Ngôn ngữ báo chí”, Vũ Quang Hào đã dẫn ra ý kiến của D. M. Pri- ljuk- một nhà lý luận về báo chí học Nga Xô Viết: “ Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà xúc cảm. Biên độ xúc cảm của nhà chính luận rất lớn. Đó là sự tán thưởng và niềm vui sướng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tư và âu yếm. Đó là sự hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị về các sự kiện đó” [ 3, tr. 71]. Với bài bình luận, tuỳ theo khả năng sáng tạo và cá tính mà người viết thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng khẩu ngữ mang sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm để tăng sức hấp dẫn bài bình luận.
Trong bài bình luận, người viết đặc biệt chú trọng đến tính chính xác và chặt chẽ phục vụ cho mục đích của sự diễn đạt. Đó là thứ ngôn ngữ phản ánh rõ ràng, chính xác quá trình tư duy nhằm đạt hiệu quả nhận thức cao nhất. Tuy nhiên, một bài bình luận hấp dẫn không thể thiếu những từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm thông qua sự biến đổi linh hoạt của cách diễn đạt, của trật tự cú pháp, không khô khan, đơn điệu, trùng lặp, rập khuôn. Bên cạnh sự xuất hiện với tần số cao của lớp từ chính trị, khi cần bày tỏ sự đánh giá, tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người viết có chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ vựng khẩu ngữ bởi loại từ này giàu sắc thái ý nghĩa và gía trị biểu cảm.
1.3.3. Về phương diện ngữ pháp
Do phải thực hiện chức năng thông tin, giải thích, đánh giá, thuyết phục nên bài bình luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, nghi vấn, cảm thán... Việc đưa các câu hỏi vào bài bình luận nhằm làm nổi rõ vấn đề cần bàn rồi đi vào trả lời các câu hỏi đó để tăng thêm mức độ sâu sắc của bài viết. Có những bài bình luận, câu hỏi xuất hiện với tần số cao từ 3 đến 4 câu. Người viết có thể dùng câu hỏi lựa chọn để đề cập đến 2 vấn đề cùng một lúc. Ngoài ra trong bài bình luận có nhiều trường hợp tác giả dùng câu hỏi nhằm mục đích khác chứ không nhất thiết đòi hỏi phải trả lời:
- Câu hỏi- khẳng định để phủ định
- Câu hỏi- phủ định để khẳng định
Một đặc điểm khi viết bình luận là sử dụng câu ghép chứa đựng nhiều ý có quan hệ qua lại với nhau để diễn đạt những vấn đề không nên hoặc không thể chia cắt; câu ghép theo quan hệ nguyên nhân- kết quả, điều kiện- kết quả, quan hệ tăng tiến, quan hệ đối lập với các từ liên kết: “ Bời vì... cho nên”, “ Nếu... thì”, “ Tuy rằng... nhưng mà”, “ Không những... mà còn”, “ Càng... càng”...
Về trật tự xắp xếp các thành phần ngữ pháp trong câu, người ta thường dùng cách đưa một số thành phần nào đó lên trước một thành phần khác nhằm mục đích nhấn mạnh: “ Một lần nữa”, “ Bao giờ cũng vậy”, “ Vấn đề này”, “ Về mặt này”, “ Nói tóm lại”, “ Nhìn chung...”... Với mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề được nhấn mạnh bằng cách đưa từ “ Về” lên đầu câu: “ Về quân sự”, “ Về chính trị”, “ Về kinh tế”, “ Về văn hoá”.... Những từ nhấn mạnh đó như những cầu nối khiến cho mạch văn vừa liên tục, vừa chặt chẽ, lôgíc, tăng thêm giá trị lập luận cho đoạn văn...
1.3.4. Về phương pháp diễn đạt
Đặc điểm nổi bật trong diễn đạt ở các bài bình luận là thái độ của tác giả thể hiện qua cái tôi lập luận. Điều này đòi hỏi căn cứ lý luận đưa ra phải vững chắc, rõ ràng, chặt chẽ, lời văn phải truyền cảm. Tính đơn diện trong ngôn ngữ bình luận không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn mà chính đặc điểm này còn làm cho sự phân tích, bình giá, cảm xúc của nhà báo được thể hiện một cách trực tiếp, thẳng thắn.
1.3.5. Kết cấu bài bình luận
Mặc dù thể loại bình luận được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau, nhiều dạng thức khác nhau như sự phân chia của các nhà nghiên cứu, tập trung phản ánh nhiều nội dung khác nhau, song vẫn có một cấu trúc chung tương đối cho một tác phẩm bình luận. Đó là : đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
Đặt vấn đề là nêu nội dung trọng tâm mà bài bình luận đề cập. Đó có thể là một quan điểm, một câu hỏi nghi vấn giải đáp hoặc là sự trình bày tóm lược sự kiện được chọn làm tiêu điểm.
Giải quyết vấn đề chính là việc triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ trên cơ sở một luận chứng nhất định. Số lượng nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào bản chất, độ phức tạp và tầm quan trọng của vấn đề.
Kết luận khẳng định vấn đề đã nêu ra, khẳng định quan điểm, hướng dẫn cách nhìn nhận đối với vấn đề. Kết lụân có thể là một giải pháp cần thiết hoặc dự báo về vấn đề hay sự kiện đó, cũng có thể là một gợi mở cho công chúng cùng suy luận hoặc chuẩn bị cho những bài bình luận ở phạm vi và quy mô khác.
Cuốn “Cách viết một bài báo” diễn giải cụ thể bố cục trên gồm 4 phần chính “ Sự việc ban đầu và vấn đề được rút ra từ đó, diễn đạt một cách ngắn gọn và rõ ràng hợp thành phần mở đầu. Tiếp theo là những luận điểm đưa ra sự giải đáp ban đầu, tuy rằng vẫn chưa chứng minh đối với vấn đề được nêu ra. Phần chính của bài bình luận gồm những lý lẽ bênh vực cho luận điểm hoặc chứng minh sự đúng đắn của luận điểm. Phần kết luận quay trở lại luận điểm (giờ đây đã được chứng minh) một cách nhấn mạnh hoặc cũng có thể nêu lên một vấn đề mới” [ 1, tr. 86].
Tuy nhiên trong hoạt động thực tiễn báo chí đôi khi các phần chính trong bố cục không phải sắp xếp theo thứ tự. Nhà báo hồ Quang Lợi đã đưa ra nhận xét “Tôi không đặt ra cho mình một khuôn mẫu nào. Cái quan trọng nhất là ý tưởng. Khi đề tài nảy sinh, trong đầu hình thành ý tưởng, cân nhắc điều gì là quan trọng nhất thì đưa ra làm mở đầu. Câu mở đầu phải ngắn gọn, khái quát nhất; nếu là chi tiết thì cũng phải có tính điển hình và phải gợi. Sau đó bài viết sẽ đi theo một mạch logic, mạch này có thể không do ngưòi viết định sẵn mà nó được tuôn chảy theo tư duy”.
Một trong những cái độc đáo, cái hay của bình luận cũng như những thể loại khác chính là sự linh hoạt sống động của nó. Kết cấu của bài bình luận không được phép dập khuôn, cứng nhắc; nó luôn là cấu trúc động trong sự chặt chẽ.
Muốn sáng tạo bất kỳ một tác phẩm báo chí thuộc thể loại nào thì cũng phải có những nguyên tắc, phương pháp nhất định. Song đó chỉ là những nguyên tắc, phương pháp mang tính chất lý luận. Khuôn mẫu là cơ sở để giúp các nhà báo đi đúng phương pháp. Mặt khác, thực tế hoạt động báo chí rất sinh động, đòi hỏi mỗi người viết phải linh hoạt, nhạy bén, lựa chọn thể loại phù hợp để chuyển tải thông tin sự kiện và quan điểm, ý kiến của mình đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Người viết bình luận áp dụng lý thuyết thể loại bên cạnh sự sáng tạo cá nhân để tạo ra sản phẩm báo chí miễn sao hấp dẫn độc giả.
Chương II
Thử nghiệm ứng dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình luận ( qua tác phẩm của ba nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi)
Bình luận báo chí là một loại bài kén “ độc giả”. Cũng bởi tính hàm súc, trí tuệ của thể loại này mà những người tham gia viết bình luận không nhiều như ở thể loại phóng sự, tin, hay phỏng vấn… Trong số ít những cây bút thành danh ở thể loại này, người viết chọn phân tích các bài bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi bởi sự phong phú, đa dạng trong thể loại và sắc sảo trong cách lập luận của từng tác giả. Dù không còn tính thời sự do có những bài bình luận đã được viết cách đây gần 20 năm ( Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ) nhưng cho đến nay 3 tuyển tập: Bản lĩnh Việt Nam ( Hữu Thọ); Chiếc roi trong tâm tưởng ( Chu Thượng) và ẩn số thời cuộc ( Quang Lợi) vẫn được đông đảo bạn đọc nhắc đến bởi cá tính và những đặc trưng trong nghệ thuật viết bài bình luận. Tập hợp những bài bình luận đặc sắc, sự nhất quán trong cách viết bởi tính chuyên mục và thể loại đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn trong từng tác phẩm.
Trong chương này, chúng tôi đi sâu phân tích cách lập luận của ba nhà báo từ mô hình, cấu trúc lập luận cho đến cách sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. Trước phần phân tích cách lập luận của mỗi tác giả sẽ là một vài nét giới thiệu về sự nghiệp báo chí cũng như những quan điểm của nhà báo đó về loại bài bình luận.
2.1. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ
2.1.1. Hữu Thọ và sự nghiệp báo chí
Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 8- 1- 1932 ở Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông tham gia cách mạng, vào bộ đội và hoạt động công tác Đảng ở Thái Bình, Hải Dương. Tuy không học giỏi văn nhưng cuộc đời của Hữu Thọ gắn liền với nghiệp viết văn, viết báo. Năm 1957, ông về công tác tại báo Nhân dân giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ. Khởi đầu sự nghiệp báo chí bằng viết về đề tài nông nghiệp, ông bỏ công đi học kỹ thuật nông nghiệp, hàm thụ đại học văn… Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, không biết cấy cày là gì nhưng vì nghề báo, ông theo nông dân đi chặt nứa trên rừng, lên vùng sâu vùng xa sống với đồng bào dân tộc. Điều này giải thích vì sao Hữu Thọ viết về nông nghiệp, nông thôn với am hiểu tường tận về ruộng đất, miền núi, khoán hộ… Và cứ thế, ông lăn lộn vào cuộc sống, đi nhiều, học hỏi kinh nghiệm và viết rất khoẻ.
Thời kỳ miền Bắc xã hội chủ nghĩa xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lần thứ hai… ngoài những bài phóng sự, điều tra, bình luận… Hữu Thọ còn viết những truyện ngắn ca ngợi những con người dũng cảm, kiên quyết đi đầu trong quá trình xây dựng đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cả nước thực sự bước vào thời kỳ đổi mới, ngòi bút của Hữu Thọ lại tiếp tục đấu tranh cho quan điểm đổi mới đúng đắn, phê phán những hiện tượng tiêu cực của kinh tế thị trường đặc biệt là nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Giọng văn của Hữu Thọ nôm na là thế nhưng nó khiến độc giả phải giật mình khi ở cuối truyện, ông thường nảy ra những câu bình luận sắc sảo có tính chất đánh gía hay dự báo về một sự kiện, hiện tượng nào đó.
Suốt cuộc đời làm báo, Hữu Thọ đã viết nhiều thể loại khác nhau và hầu như ở thể loại, đề tài nào ông cũng thành công, để lại dấu ấn riêng. Từ tin, điều tra, phóng sự cho đến bình luận, xã luận rồi chủ đề chuyện thời sự, chuyện làm ăn, chuyện đời… nhưng có lẽ công chúng biết đến ông nhiều nhất ở các bài điều tra kinh tế, bình luận, tiểu luận. 40 năm làm báo chuyên nghiệp, từ anh phóng viên lăn lộn khắp các tỉnh thành cho đến sau này là nhà quản lý, lãnh đạo báo chí, Hữu Thọ có nhiều tác phẩm được tập hợp in thành sách với nhiều bài có sức sống vượt thời gian.
Viết luận để bàn luận là bản tuyên ngôn của nhà báo Hữu Thọ về thể loại chính luận trong sự nghiệp làm báo. Đó là cách sử dụng phương pháp lôgic để trực tiếp phân tích, bàn luận; là cách sử dụng văn nghị luận xây dựng trên cơ sở tư duy logic chứ không phải trên cơ sở tư duy hình tượng như trong sáng tác văn học. Chất văn trong luận của ông là chất văn hào sảng mà chân chất, chất tình đầy trong chân lý để cuối cùng thuyết phục bằng lý lẽ và xúc cảm; viết luận phải tỏ rõ thái độ trực tiếp của tác giả thì mới đáp ứng được yêu cầu đó.
Trong bài Viết luận để bàn luận ông bộc bạch: “ Theo chân các bậc thầy, các bậc đàn anh, tôi cũng cố gắng học tập, xây dựng cho mình một phong cách viết “luận” cho “ thoát” để khỏi bị thành kiến là “ sách vở”, “ khô cứng”, “ viết lý mà thiếu lý”, “ có lý nhưng thiếu tình” , “ có đạo nhưng thiếu đời”… như một số độc giả hay nghĩ về một số “ cây luận” và “ bài luận”. Ông quan niệm: Văn chương “ dạy bảo”, “ chỉ thị” thường hay thấy ở các bài “ luận” cho nên cố gắng viết “ luận” như một thứ bàn luận giữa bạn bè, đồng chí trên trang báo. Ông đã viết: “ Các đồng chí làm công tác bình luận sử dụng một loại vũ khí của báo chí nhằm đánh giá các sự kiện, tỏ rõ lập trường, thái độ của Đảng, Nhà nước và tập thể tờ báo về những sự kiện đó và chỉ rõ cho các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội phương hướng hành động trong tình hình mới” [ 20, tr. 18].
2.1.2. Phân tích cách lập luận trong các bài bình luận của Hữu Thọ.
Bản lĩnh Việt Nam là tuyển tập 58 bài bình luận và xã luận của nhà báo Hữu Thọ xuất bản năm 1997. Dù 33 bài bình luận của ông trong cuốn sách này không còn tính thời sự nhưng nó mang đậm phong cách của tác giả đặc biệt là cách lập luận và có giá trị thông tin cao trong thời điểm bấy giờ.
2.1.2.1. Đặt vấn đề
Lý luận báo chí cho rằng phần mở đầu chỉ ra đối tượng, nội dung và phạm vi bàn bạc của văn bản. Trong các văn bản chính luận, phần mở đầu không chỉ mang thông tin thuần tuý mà còn có nhiệm vụ trình bày tâm lý. Đó là việc vào đề sao cho thu hút sự chú ý, tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn ngay được người đọc. Để thực hiện nhiệm vụ tâm lý này, phần vào đề thường sử dụng cách nói hình tượng bằng việc đưa ra câu chuyện, dẫn ra một sự kiện độc đáo hoặc một hiện tượng trái với thường lệ.
Hữu Thọ thường vào đề nhanh chóng, dứt khoát, mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, không quanh co. Đặc biệt là cách lặp lại tít hoàn toàn hoặc một phần, hoặc giải thích tít… giúp cho bài viết đi vào đúng trọng tâm chủ đề. Như trong bài Lại bàn chuyện cạnh tranh ( đăng ngày 20-7-1989), tác giả viết “ Dù nói ra hay không nói ra sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực kinh tế nước ta đang diễn ra gay gắt…”. Hay như trong bài Làm vườn nuôi cá ( đăng ngày 12-1- 1986) , Hữu Thọ đã bắt đầu bài bình luận bằng câu “ Làm vườn, nuôi cá là nghề truyền thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân ta”
Cốt lõi của phần mở đầu lại nằm trong câu chủ đề. Thông thường trong một bài bình luận, vị trí của câu chủ đề chung thường được trình bày ngay trong phần mở đầu được gọi là câu luận đề. Loại câu này thường nằm cuối phần mở đầu, có nhiệm vụ nêu chủ đề chung, liệt kê các chủ đề bộ phận. Khảo sát các bài bình luận của nhà báo Hữu Thọ trong cuốn Bản lĩnh Việt Nam, có tới 33,5% câu luận đề trùng với tít. Ví dụ trong bài Chăm lo Tết của người nghèo ( đăng ngày 1-2-1991), ông viết “ Không khí Tết đến sớm hơn từ các thành phố, thị xã trước hết từ những tờ báo tết phát hành sớm hơn mọi năm. Những khu chợ tết ở thành phố lớn đã khai mạc, nhiều cửa hàng đã trang trí những chùm đèn màu và bày biện những sạp hàng mới gọi khách sắm hàng Tết”. Chính vì phong cách đặt tít của Hữu Thọ đơn giản, rõ ràng, tít thể hiện nội dung của bài cho nên số lượng câu._.hặt chẽ, linh hoạt, muôn màu, muôn vẻ. Nội dung bài bình luận được hình thành do các luận điểm, luận cứ. Tuy nhiên các luận điểm, luận cứ đó gắn kết với nhau không phải bằng sự liệt kê, kể lể tuỳ tiện mà chúng phải được nối với nhau theo những quan hệ nhất định. Luận chứng có nhiệm vụ triển khai, kết dính các luận cứ và luận điểm, giữa các ý với nhau nhằm mục đích dẫn dắt người đọc đến với ý đồ của tác giả.
Có thể nói, bình luận thuyết phục người đọc nhờ cách lập luận của người viết. Lập luận chặt chẽ, lôgic sẽ tìm ra bản chất của sự việc và xu hướng phát triển của nó từ đó thể hiện quan điểm của tác giả, định hướng tư tưởng cho công chúng. Lấy thông tin lý lẽ làm cơ sở nên bình luận báo chí đòi hỏi rất cao hoạt động tư duy là khả năng lập luận chặt chẽ. Một bài bình luận tác động đến công chúng không những thấu tình mà phải đạt cả lý, phải làm cho người đọc “ tâm phục, khẩu phục”. Cho nên Hữu Thọ trong cuốn Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới có nói “ trong các sự khó của nghề báo thì viết “ luận là rất khó”.
3.2. Những đặc sắc rút ra từ cách lập luận trong loại bài bình luận báo chí
3.2.1. Đặc trưng thể loại quy định kết cấu lập luận
Qua phân tích bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng, Quang Lợi; người viết rút ra có 2 dạng kết cấu quy định cách lập luận. Dạng thứ nhất thường xuất hiện trong loại bài bình luận sự kiện như các bài “ Sự kiện và bình luận” của Chu Thựơng. Một sự kiện vừa mới xảy ra hôm qua thì có thể ngay ngày hôm sau, độc giả đã thấy nó xuất hiện trong “ Sự kiện và Bình luận” với những lời bình luận sắc sảo, ngắn gọn. Tính thời sự đã buộc chuyên mục này phải bắt kịp những vấn đề, sự kiện, hiện tượng nóng bỏng trong đời sống xã hội và phải được viết một cách cô đọng, hàm súc với dung lượng đã được cố định trên trang nhất. Người viết chỉ cần tóm tắt sự kiện, bổ sung, thông báo thêm một hoặc nhiều thông tin khác cùng đề tài. Tiếp đến là vận dụng lý lẽ để phân tích, giải thích sự kiện trên. Phần cuối thường là hướng giải quyết vấn đề đặt ra hoặc thái độ của tác giả đối với sự kiện đó. Trong dung lượng của một bài bình luận ngắn, thuyết phục được người đọc là không dễ. Không thể “ép” độc giả nghe theo mình nếu nhà báo không đưa ra được những lý lẽ xác đáng, những thông tin cần thiết chứng minh cho lập luận của mình. Chỉ có những yếu tố ấy mới là căn cứ để bài bình luận đạt được giá trị như mong đợi. Cách viết thể loại bình luận này rất thịnh hành từ báo trung ương đến địa phương, từ báo chính trị- xã hội đến báo chuyên ngành… Nó đòi hỏi người viết vừa nhạy bén, bám sát dòng sự kiện lại vừa có khả năng thâu tóm, tìm ra bản chất sự kiện, nhanh chóng định hướng dư luận quần chúng.
Dạng kết cấu bình luận thứ hai thường xuất hiện trong các bài bình luận vấn đề ( các bài bình luận của Hữu Thọ và Quang Lợi). Dạng bài này có kết cấu chặt chẽ hơn, đòi hỏi người viết phải có hệ thống luận cứ, luận điểm và luận chứng lôgic, thống nhất với 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Người viết có nhiệm vụ xây chuỗi các sự kiện, hiện tượng và khái quát thành vấn đề có tính thời sự và bức thiết trong đời sống xã hội. Kết cấu thông thường là kết cấu tam đoạn luận gồm 3 phần:
Đặt vấn đề: nêu sự kiện được bình luận. Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng giao tiếp; cung cấp những thông tin nền, làm bối cảnh chung cho chủ đề của văn bản. ở một mức độ cần thiết, mở đầu có thể giới thiệu dàn bài tổng quát hoặc phương hướng triển khai của văn bản; khơi gợi được sự chú ý của người đọc đối với các vấn đề sẽ trình bày.
Giải quyết vấn đề: so sánh, đối chiếu, phân tích sự kiện. Phần thân thường được coi là phần quan trọng nhất trong kết cấu của văn bản. Nhiệm vụ trung tâm của phần thân là triển khai đầy đủ đề tài- chủ đề, phát triển những tư tưởng chủ yếu đã được vạch ra ở phần mở đầu cho đầy đủ, trọn vẹn. Nghĩa là nếu phần mở đầu mang những thông tin tổng luận thì phần này mang những thông tin chi tiết, cụ thể, đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. Tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề bộ phận, mức độ phức tạp của vấn đề định trình bày mà triển khai một hay nhiều đoạn văn, dài hay ngắn. Các đoạn văn này được sắp xếp theo một trật tự logic nào đó và được liên kết với nhau về mặt hình thức
Kết thúc vấn đề: đưa ra ý kiến, quan điểm, bình giá của báo nói chung và tác giả nói riêng đối với sự kiện, vấn đề được đề cập.
3.2.2. Khái quát mô hình lập luận
Đi tìm một mô hình lập luận chung cho các bài bình luận là điều rất khó bởi sự phong phú, sáng tạo của các nhà báo khi lý giải, phân tích, nhận định vấn đề. Bài bình luận là dạng bài mang nhiều dấu ấn của cái tôi cá nhân với cá tính sáng tạo và đặc trưng trong phong cách thể hiện. Khi tất cả sự phân chia dạng bài trong thể loại bình luận vẫn chỉ là tương đối thì ở phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi tạm chia những bài bình luận của 3 nhà báo: Hữu Thọ, Chu Thượng, Quang Lợi thành 2 dạng bài: bình luận sự kiện và bình luận vấn đề.
Dưới đây là 2 mô hình chung, khái quát, đặc trưng cho cách lập luận trong mỗi dạng bài còn việc phân tích cụ thể, chúng tôi đã trình bày rất rõ trong chương II.
Luận điểm 1
Luận điểm 2
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Luận điểm 3
Kết thúc vấn đề
Đặt vấn đề
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận cứ 3
Giải quyết vấn đề
Phương pháp diễn dịch
Phương pháp quy nạp
Mô hình lập luận trong dạng bài bình luận sự kiện ( thông qua bài bình luận của nhà báo Chu Thượng)
Mô hình lập luận trong dạng bài bình luận vấn đề ( thông qua bài bình luận của Hữu Thọ và Quang Lợi)
Đặt vấn đề
Thông tin sự kiện
Thông tin bổ sung
Nhận định, thái độ, hướng giải quyết vấn đề
Phân tích, lý giải
Phương pháp quy nạp
Có thể nói, so với bình luận của Hữu Thọ, các bài bình luận của Quang Lợi thường có kết cấu phức tạp hơn do tính chất vấn đề và sự phức tạp trong việc phân tích, mổ xẻ các mặt của một vấn đề. Bình luận của Quang Lợi thường có nhiều luận điểm nhưng ông lại có cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ rõ ràng, lôgic nên lập luận trong bài viết của ông chặt chẽ, biện chứng và rất khoa học. Lối tư duy mạch lạc, trí tuệ đã giúp Quang Lợi có được những tác phẩm thành công, tiêu biểu cho mô hình lập luận và đặc trưng cho cách viết bài bình luận.
3.2.3. Luận cứ- chính xác và lôgic
Để lập luận đúng, thuyết phục được người đọc thì yêu cầu đầu tiên và quan trọng là luận cứ đưa ra phải chính xác. Việc khai thác và dẫn dắt sự kiện, vấn đề quyết định một phần lớn thành công của bài bình luận. Chính vì vậy mà lựa chọn sự kiện và trích dẫn số liệu độc đáo, hợp lý tạo nên sự thành công và sức hấp dẫn cho bài bình luận. Có thể sự kiện được lựa chọn để bình luận không thật sự nổi bật và mang tính thời sự cao nhưng nó có ý nghĩa, tác động xã hội. Những sự kiện được đưa ra để bàn luận vừa mang tính thời sự, vừa chứa đựng ý nghĩa, tầm sâu tư tưởng mà các tác giả muốn gửi gắm đến độc giả. Bên cạnh những số liệu, sự kiện khô khan là những lời bình luận sử dụng những hình ảnh ví von, so sánh, những câu thành ngữ, tục ngữ, những biện pháp tu từ… để bình và luận về hiện tượng, sự kiện, vấn đề.
Chu Thượng là người viết bình luận rất coi trọng sự chính xác của số liệu trong sự kiện vì trong một lần trả lời phỏng vấn trên Nhà báo và Công luận số ra tháng 3/2003, ông nói: “ Số liệu là linh hồn của sự kiện. Nói bằng số liệu là cách nói ngắn gọn nhất, sinh động nhất, thuyết phục nhất”. Những số liệu chính xác của phần sự kiện đã tăng tính thuyết phục, tính báo chí của chuyên mục. Số liệu được cập nhật mang tính thời sự cao đồng thời nó được sắp xếp theo một bố cục chặt chẽ, lôgic phục vụ cho “ ý đồ” của người viết để làm sao thuyết phục người đọc và đồng thời không khô khan, gây ấn tượng với độc giả. Với nhà báo Chu Thượng “ tìm ra số liệu, liệt kê số liệu là một chuyện, nhưng làm thế nào để từng số liệu phải rung lên, nồng ấm lên, cay chua lên… lại là chuyện khác” (trả lời phỏng vấn trên Nhà báo và Công luận số ra tháng 3/2003). Ông thừa nhận “ đã rung động đến mức chính những số liệu tưởng như vô hồn cũng phải rung lên mạnh mẽ”. Vì thế mà Chu Thượng suy nghĩ và tìm thấy cho sự kiện những lơì bình chứa đựng tầm sâu tư tưởng, có sự tác động mạnh mẽ đến độc giả. Tác giả đã kết hợp khéo léo sự khô khan, lạnh lùng của số liệu với sự hóm hỉnh, nhẹ nhàng, hào hoa của ngôn ngữ bình luận. Bên cạnh cách thức đưa sự kiện bằng lời kể, diễn giải của tác giả, Chu Thượng cũng sử dụng cách trích dẫn trực tiếp câu nói, lời phát biểu của những người có thẩm quyền, chịu trách nhiệm và liên quan trực tiếp đến sự kiện. Sự kết hợp giữa các đặc trưng ngôn ngữ bình luận không chỉ tạo cho các bài viết của Chu Thượng giọng điệu phong phú, đa dạng mà còn giúp độc giả tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng, không áp đặt.
Hữu Thọ trong bài viết “Viết luận để bàn luận” đã nói rằng: “ Người bình luận” là một chức danh nghề nghiệp cao quý của báo chí. Đặt bút viết “ luận” là khi thấy một sự kiện, một vấn đề, có khi là một hiện tượng có ý nghĩa đang diễn ra cần phải “ luận” bàn, phân tích lý lẽ, nêu một vấn đề mới, kịp thời trước bạn đọc. Vấn đề quan trọng là bài bình luận đó xuất phát từ tư cách gì mà “ bình” do đó có tầm quan trọng khác nhau. Quy luật, phương pháp thực hiện bình luận phải lấy “ luận” làm gốc nhưng “ luận” nào trên báo cũng phải lấy vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn đang diễn ra làm nguyên liệu”. Coi sự kiện, hiện tượng là nguyên liệu, là cái “ cớ” để bình luận nên rất nhiều bài viết của ông trong tập Bản lĩnh Việt Nam thường mở đầu bằng việc dẫn ra cụ thể thông tin đó. Tuy nhiên, nếu so với Chu Thượng thì Hữu Thọ không cầu kỳ, không “ làm mới” sự kiện, hiện tượng đó bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ hay thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh. Thường thì các số liệu, trích dẫn được Hữu Thọ đưa nguyên vào bài viết. Trong lập luận, cách trích dẫn luận chứng như thế đảm bảo tính chính xác, chân thực của thông tin nhưng lại kém hấp dẫn và ít gây ấn tượng với độc giả.
Với một sự kiện quốc tế, một sự kiện mà nó diễn ra ở cách chúng ta nửa vòng trái đất; tác giả không được trực tiếp chứng kiến mà chỉ biết thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng… thì việc hiểu, thấu tóm và tìm ra bản chất của vấn đề là một điều rất khó. Nhất là khi đó lại là những vấn đề động chạm đến thể chế chính trị, xu hướng toàn cầu, tham vọng và việc lập lại trật tự thế giới… Quang Lợi với sự am hiểu tường tận, vốn kiến thức rộng cùng với sự nhạy cảm chính trị đã luôn nắm bắt được những sự chuyển động, những mạch ngầm của một bề mặt thế giới tưởng như phẳng lặng. Một sự thay đổi dù nhỏ nhất: một chiến lược mới của nước Mỹ trong cuộc chiến Côxôvô hay cái bắt tay của những nhà lãnh đạo… cũng không lọt qua nhãn quan chính trị sắc sảo của nhà bình luận quốc tế Quang Lợi. Như bình luận về cuộc chiến tranh Côxôvô- chùm 24 bài của ông xung quanh đề tài này đã được giải báo chí Toàn quốc năm 1999. Dù là bình luận về một sự kiện nhưng do nó là các vấn đề quốc tế có tính chất phức tạp nên các bài bình luận của Quang Lợi thường khá dài và được nâng lên thành những bài bình luận vấn đề. So với Chu Thượng và Hữu Thọ thì cách sử dụng luận cứ của Quang Lợi mang nhiều tính lôgic, nặng yếu tố tư duy. Đơn giản như với những số liệu trích dẫn, ít khi Quang Lợi đưa số liệu không mà ông thường đặt chúng trong sự so sánh, liên tưởng với những con số đối nghịch hoặc cùng loại.
Có thể nói, dù “ cầu kỳ” hay đơn giản thì cách sử dụng luận cứ để chứng minh cho luận điểm của 3 nhà bình luận đều gặp nhau ở 1 điểm chung nhất; đấy là đề cao tính chính xác và lôgic. Đây là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho một lập luận đúng và thuyết phục.
3.2.4. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ, Chu Thượng và Quang Lợi
Cái tôi trong bình luận là cái tôi lý lẽ. Bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, bằng sự nhạy cảm và tư duy sắc sảo, bằng trình độ hiểu biết sâu rộng, cái tôi nhà bình luận đi sâu phân tích, lý giải sự kiện và vấn đề mà bài viết đặt ra. Sáng tạo cá nhân có vai trò quyết định trong viết bình luận. Cái tôi của nhà bình luận chính là cá tính sáng tạo vốn không thể tách rời khỏi sự “ đắm mình”, có khi là sự “ hoá thân” vào sự kiện để giúp người bình luận không chỉ hiểu được sự kiện, mổ xẻ được nó mà còn tạo cho mình một tâm thế, một cảm xúc khi viết.
3.2.4.1. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Hữu Thọ
Trong giai đoạn bắt đầu đổi mới nổi lên một cây bút chiến đấu, luôn lăn xả vào cuộc sống, phát hiện ra những vấn đề mới mẻ đó là Hữu Thọ. Từ cách lập luận, cách phân tích, lý giải các vấn đề, cách dùng câu chữ… đều được nhà báo quan tâm đặc biệt với lập trường, quan điểm rõ ràng. Đặt trong hoàn cảnh những năm 1990 của thế kỷ XX, khi mà chúng ta đang đứng trước nhiều sự thay đổi, mới mẻ; cũng do nhu cầu độc giả lúc bấy giờ nên cái “ tôi” nhà báo luôn được người viết thể hiện một cách trực diện.
Có đến hơn 50% các bài bình luận của Hữu Thọ in trong cuốn Bản lĩnh Việt Nam là có sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ nhất bao hàm cả người nói lẫn người nghe, đó là những từ chúng ta, chúng tôi. Nhà báo sử dụng những từ này để thể hiện thái độ của tác giả đồng thời cũng bao hàm cả thái độ của bạn đọc đối với vấn đề tác giả đang đề cập. Ví dụ như trong bài Ngọt ngào ( đăng ngày 1-1-1987), Hữu Thọ viết: “ Chúng ta không có củ cải đường như các nước châu Âu. Chúng ta cũng không có đồng mía bạt ngàn như Cu- ba. Nhưng đất trồng mía của ta không ít… Năng suất của ta mới được 300 tạ mía cây một hecta, một năng suất thấp nhưng làm khá có thể được 500, 600 rồi 700 tạ. Mà một tấn mía cây, ít ra cũng được 75kg đường. Chúng ta thử cầm bút hạ con tính mà xem, đời ta đến nỗi gì thiếu vị ngọt? ấy thế mà ta cứ thiếu…” Trong bài Chuyện gạo ( đăng ngày 14-1-1990), Hữu Thọ đã dùng rất nhiều đại từ tôi: “ Có chuyện gạo thôi mà tôi thấy rất mừng cả ở ngoài chuyện gạo… Lòng tôi mừng lắm và còn phải suy nghĩ tiếp tục về những bài học mà nó mang lại, nhưng tôi không thích dùng tính từ “ kỳ diệu”, “ thần kỳ” vì nó không có mức độ và dễ sinh chủ quan… Cho nên, tôi rất đồng ý với ai đó nói là tình hình lương thực năm nay tạo nên cái đà mới, vì có chính sách đúng…”. Một cái tôi hiển hiện trong từng câu chữ, đặt trong một loại bài mang nặng tính tư tưởng như bình luận là điều dễ thuyết phục người đọc. Bên cạnh đó là khoảng 17% các bài có sử dụng những từ tình thái biểu hiện quan hệ trực tiếp của tác giả đối với vấn đề mà tác giả đang đề cập đến.
Hữu Thọ làm việc ở tờ báo ngày nên các bài bình luận phải đảm bảo tính cập nhật, viết ngắn, chủ yếu bám sát guồng thời sự mà luận: “ Tôi nghĩ rằng trong các sự khó của nghề báo thì viết “ luận” là rất khó. Viết “ luận” phải nghĩ kỹ, viết kỹ, nhưng viết “ luận” cho báo ngày lại phải viết nhanh, có bài vừa nghĩ vừa viết không quá một giờ đồng hồ, phải viết một lần cho kịp, cho nên lại càng khó và nguy hiểm”. Chính vì thế mà các bài bình luận đăng trên báo ngày của Hữu Thọ thường rất ngắn gọn: từ 700 đến 1500 chữ bàn đến những vấn đề cụ thể và đề ra hướng đi, cách giải quyết để bạn đọc cùng quan tâm, suy ngẫm. Viết bình luận, ông luôn tỏ thái độ thẳng thắn, rõ ràng nhưng thuyết phục người đọc một cách có tình có lý, không áp đặt, cực đoan. Nhiều lúc, ngòi bút của ông châm biếm chua cay nhưng vẫn trên tinh thần phê phán, góp ý một cách tích cực
3.2.4.2. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng
Với Chu Thượng thì ông lại có cách thể hiện cái tôi khác. Chu Thượng rất hiếm khi xưng tôi với người đọc nhưng độc giả vẫn thấy hiển hiện một cây bút hóm hỉnh, đầy cá tính. Đó là một cái tôi lý lẽ với những lời bình luận sắc sảo, với những nhận định táo bạo và thẳng thắn. Cách viết này của Chu Thượng là lối bình luận ngắn gọn, hàm súc với quan điểm đại diện cho tiếng nói của toà soạn. Chu Thượng bộc bạch: “ Khi nhiệm vụ của người đưa tin chấm dứt thì người bình luận lên tiếng, có thể viết bình luận về nhiều đề tài khác nhau nhưng cái chính là phải biết đưa vào một ý tưởng, một cách nhìn”.
Chu Thượng luôn tìm cách đưa vào trong bài bình luận của mình những thông tin, sự kiện điển hình để làm nổi bật vấn đề bàn luận. Những bài viết của Chu Thượng trong mục “ Sự kiện và Bình luận” là những bài bình luận ngắn, bình luận sự kiện nên thông thường chỉ có một luận điểm duy nhất chính là chủ đề tác phẩm. Còn những thông tin xung quanh sự kiện, vấn đề chính là những luận cứ minh chứng cho luận điểm mà ông thường thể hiện rõ nhất trong phần kết luận.
Mỗi bài bình luận ngắn thường chỉ loé sáng một ý chủ đạo, đó chính là chủ đề. Dùng những chi tiết sống động, những tư liệu có giá trị minh họa và chứng minh cho lập luận của tác giả, những bài bình luận sự kiện của Chu Thượng điển hình cho lối viết ngắn gọn, hiện đại và hấp dẫn, có sức thuyết phục cao đối với người đọc. So với Hữu Thọ thì cách lập luận của Chu Thượng lôgic, biện chứng và cũng sinh động, linh hoạt hơn. Tác giả vừa thể hiện quan điểm chính thống của tờ Lao Động, không xa dời tôn chỉ, mục đích của tờ báo là phục vụ nhân dân Lao Động, vừa để lại dấu ấn riêng trong từng bài viết. Ngôn ngữ bình luận của ông rất gần với ngôn ngữ đời thường của người lao động nên nó khiến cho các bài bình luận của ông đến gần với độc giả hơn.
3.2.4.3. Sáng tạo và cá tính trong bình luận của Chu Thượng
Nhìn chung, phân tích các bài báo của nhà bình luận quốc tế Quang Lợi, người ta thấy ông là một cây bút tài hoa, trí tuệ. Lối tư duy lôgíc, khoa học và biện chứng đã giúp ông nhìn thấy chiều sâu của mọi vấn đề, chọn lọc sự kiện ở những sắc thái góc cạnh và thời điểm thích hợp nhất. Thành công trong những bài bình luận của Quang Lợi chính là lối lập luận lôgic đầy trí tuệ bên cạnh sự sáng tạo của ngôn từ. Người đọc không chỉ bị thuyết phục trước lối tư duy triết học uyên bác mà còn bởi cách thể hiện vấn đề linh hoạt, sống động. Các biện pháp tu từ và nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, ví von đã được ông sử dụng một cách nhuần nhuyễn và tinh tế.
Trong toàn bộ tuyển tập, Quang Lợi đã tìm được những cách định danh vô cùng ấn tượng, tạo cảm nhận về một sự độc đáo, không chỉ ở bình diện ngôn từ mà đằng sau ngôn từ là một nhận thức mới mẻ về thế giới mà ta đang sống: cơn bão tài chính tiền tệ, hội chứng đôminô, sự ngã bệnh của một nền kinh tế lớn, nhịp đập châu á, kỷ nguyên cất cánh, đường ray của sự sắp đặt, thứ triết lý của kẻ mạnh, sự biến hoá vai diễn, những điểm nhạy cảm và đau nhức trên cơ thể nước Nga, những kẻ sắp đặt thế giới… Trong bài Tấn trò giễu cợt công lý tác giả viết: “ … Chẳng lẽ liên bang Nam Tư với những đặc điểm lịch sử, địa lý, dân tộc riêng của mình lại có thể phù hợp với cả ba loại mô hình có nhiều khác biệt này hay sao? Trong “ phiên chợ chiều” ảm đạm này của nhà nước liên bang, lời đề xuất của ông V. Côxtunica cũng chỉ được xem như một tiếng rao buồn bã, ít động lòng những người trong cuộc. Trong con mắt của những người trọng danh dự và công lý, phiên toà xét xử cựu tổng thống S. Milôxêvích chính là tấn trò giễu cợt công lý…” Chỉ mấy dòng rất ngắn thế nhưng có tới 3 cụm danh từ đặc sắc: phiên chợ chiều ảm đạm, một tiếng rao buồn bã, tấn trò giễu cợt công lý. Những cánh định danh này cho thấy nỗi buồn và sự bất bình của người viết- buồn cho đất nước Nam Tư, bất bình thay cho những người “ trọng danh dự và công lý”.
Đọc bình luận quốc tế của Quang Lợi nhiều khi người đọc quên mất ông là một nhà báo. Sự am tường và cách phân tích, mổ xẻ vấn đề ở nhiều góc độ khiến ông giống một nhà chính trị, ngoại giao, một nhà quân sự, một triết gia. Một cái tôi trí tuệ, bản lĩnh và nhạy cảm với những vấn đề thời cuộc. Người đọc mến mộ và khâm phục ông bởi những lập luận đầy lôgic, biện chứng và hơn hết chính là khả năng phán đoán, dự báo chu trình vận động của sự kiện, hiện tượng.
Hồ Quang Lợi trong bài viết “ Cá tính sáng tạo trong bình luận” có nói: “Trong những trường hợp chưa thể khẳng định một điều gì đó thì nên bớt đi tính khẳng định, chủ yếu dự báo xu thế vận động và phát triển của vấn đề nhằm tránh chủ quan, áp đặt nhưng vẫn phải có sự định hướng cần thiết cho bạn đọc. Đồng thời cách viết đó tăng thêm tính chia sẻ: tức là giúp bạn đọc phát triển ý tưởng của mình lên. Một nhà báo phải chịu trách nhiệm về những gì anh ta viết ra. Mà thực tế thì luôn có những biến động bất ngờ và phức tạp. Nếu anh dự báo sai, bạn đọc sẽ đánh mất niềm tin ở anh, danh dự, sự nghiệp của nhà báo đó có thể sẽ không còn. Khi viết bình luận, đừng đóng chặt cửa sau của mình”.
Mỗi nhà báo tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của vấn đề và quan điểm chính trị, nhạy cảm thời sự mà đưa ra những nhận định riêng trong mỗi bài bình luận. Một cái tôi thiếu lý lẽ, mờ nhạt và ít cá tính sẽ không thuyết phục được người đọc. Và như thế, bài bình luận sẽ không đạt được hiệu quả thông tin như mong đợi.
Kết luận
1. Vận dụng lý thuyết lập luận vào phân tích hơn 300 bài bình luận của các tác giả: Hữu Thọ, Chu Thượng, Quang Lợi; chúng tôi khẳng định rằng: Lập luận là yếu tố then chốt, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quyết định thành công của một bài bình luận báo chí. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ mà chính là ở cách lập luận, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc, mới mẻ đem lại cho người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Đó là chiến lược trình bày vấn đề, là cách thức sắp xếp nội dung sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, một mặt cần nêu rõ các luận điểm để người đọc hiểu người viết muốn trình bày vấn đề gì, ý kiến của người viết về vấn đề đó ra sao. Mặt khác phải biết cách luận chứng, tức là biết vận dụng các phép suy luận lôgic, đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng cần thiết, phối hợp chúng một cách thích hợp để chứng minh cho các luận điểm được nêu, thuyết phục người đọc tin vào tính đúng đắn của các luận điểm đó.
2. Tuỳ thuộc vào các dạng bài bình luận mà lập luận có kết cấu phù hợp với nội dung, mục đích và dung lượng bài viết. Một bài bình luận ngắn thường chỉ loé sáng một ý chủ đạo, đó chính là chủ đề. Rồi dùng những chi tiết sống động, những tư liệu có giá trị minh họa và chứng minh cho lập luận của tác giả, tạo hồn cho bài viết mới có sức thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. Trong khi đó với những bài bình luận vấn đề, ở những thời điểm quan trọng thì nó phải đảm bảo một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc. Nó phải thể hiện được quan điểm, đường lối, lập trường và nhận định của nhà báo, cơ quan báo chí về sự kiện, hiện tượng đó. Một bài bình luận phải đạt được 3 cái đúng sau: đúng bản chất của sự việc, vấn đề; đúng xu thế phát triển của tình hình; đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước. Ba yếu tố này không hề trái ngược nhau mà còn bổ sung cho nhau với điều kiện nhà bình luận có lối tư duy khách quan, khoa học.
3. Phân tích các bài bình luận cho thấy: Luận cứ và kết luận là 2 yếu tố then chốt trong lập luận. Các lý lẽ và dẫn chứng thuyết minh, phục vụ cho luận điểm thường được gọi là luận cứ. Yêu cầu của luận cứ là phải xác thực, đáng tin cậy. Dù tiến hành luận chứng theo phương pháp nào thì lập luận bao giờ cũng cần phải chặt chẽ, sắc bén. Tức là các luận điểm phải được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, hệ thống thông tin lý lẽ phải được dẫn dắt, sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Các dẫn chứng cần phải chính xác, phù hợp với các luận điểm được đưa ra. Có nhiều nhà báo, họ chăm chút, đầu tư nhiều công sức vào phần mở đầu mà ít quan tâm đến phần kết luận nên thường viết một cách đại khái. Thực ra đây là phần rất quan trọng đối với toàn bộ cấu trúc văn bản. Nó có nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản, thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.
4. Cái tôi trong bình luận là cái tôi lý lẽ- cá tính sáng tạo. Một bài bình luận vừa dựa trên những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn chính luận thường khô khan, dập khuôn, công thức. Tạo được bản sắc riêng trong viết bình luận là rất khó. Làm cho bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người đọc là điều khó hơn. Bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, bằng sự nhạy cảm và tư duy sắc sảo, bằng trình độ hiểu biết sâu rộng, cái tôi nhà bình luận đi sâu phân tích, lý giải sự kiện và vấn đề mà bài viết đặt ra. Sáng tạo cá nhân có vai trò quyết định trong viết bình luận. Cái tôi của nhà bình luận chính là cá tính sáng tạo vốn không thể tách rời khỏi sự “ đắm mình”, có khi là sự “ hoá thân” vào sự kiện để giúp người bình luận không chỉ hiểu được sự kiện, mổ xẻ được nó mà còn tạo cho mình một tâm thế, một cảm xúc khi viết. Qua những bài bình luận của Chu Thượng, người ta thấy ở ông sự thâm trầm, sâu lắng pha chút hóm hỉnh, bình dị của một nhà báo “ lão làng” giàu kinh nghiệm, có bề dày văn hoá và sự trải nghiệm cuộc sống. Bình luận của Hữu Thọ tuy sắc sảo, chặt chẽ trong cấu tứ và lập ý nhưng thiếu sự mượt mà, chau chuốt của ngôn từ và hình ảnh, không có nhiều hình tượng và biểu tượng như Chu Thượng nên bớt đi độ sâu và sự lấp lánh của tác phẩm. Đôi khi ông hay tản mạn, không đi đến cùng và thiếu quyết liệt. Quang Lợi trí tuệ và bản lĩnh, hào hoa và cũng đầy triết lý trong lập luận tuy còn một số hạn chế nhất định như đôi khi vì quá lạm dụng, quá cầu kỳ mà ông đưa ra những từ ngữ chưa thật thông dụng, xa lạ với số đông công chúng nên một số bài viết rơi vào tình trạng “ bác học”, khó hiểu. Việc lạm dụng câu dài cũng khiến cho nhiều bài bình luận dài, dàn trải không cần thiết.
Có thể nói, một bài bình luận thành công, thuyết phục người đọc phải đạt được 3 cái đúng sau: đúng bản chất của sự việc, vấn đề; đúng xu thế phát triển của tình hình; đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước. Ba yếu tố này không hề trái ngược nhau mà còn bổ sung cho nhau với điều kiện nhà bình luận có lối tư duy khách quan, khoa học. Trước xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, trước nhu cầu của độc giả trong thời buổi kinh tế thị trường, thể loại bình luận đã có những thay đổi nhất định, sáng tạo, làm mới mình để ngày càng hấp dẫn độc giả hơn. Ngày nay, độc giả khó có thể chấp nhận những bài viết xơ cứng, một chiều, nói lấy được. Người viết bình luận luôn luôn được định hướng chung bởi chính sách, đường lối của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của tổng biên tập. Đối với báo hàng ngày thì một bài bình luận ra kịp thời, giá trị của nó sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Ngược lại, nếu để chậm thì sự kiện sẽ trôi đi. Chính vì vậy mà bình luận ngắn, bình luận sự kiện là loại bài khá phát triển và phổ biến hiện nay. Nó được xây dựng trên cơ sở chi tiết tiêu biểu về những sự kiện riêng lẻ trong một lĩnh vực nào đó đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tác giả lựa chọn, phân tích một cách hệ thống, bằng tư duy sắc sảo, tái hiện một bức tranh tổng thể về đời sống xã hội, giúp người đọc hiểu sâu sắc và đầy đủ về vấn đề mà tác giả đề cập.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng có thể dễ dàng, chủ động trong việc lựa chọn các nguồn tin từ các cách tiếp cận khác nhau. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà bình luận cũng vì thế mà khắt khe hơn. Trong lúc phải nâng cao sự vững vàng về chính trị, nghiệp vụ thì người viết bình luận phải có đầu óc năng động, sáng tạo, tự tin, dám chịu trách nhiệm về những gì mình viết. Làm được như thế là một bài toán khó: vừa vững vàng, cẩn trọng mà lại vẫn không kìm hãm sự năng động, sáng tạo. Hai yêu cầu tưởng như đối trọi, kìm hãm nhau phải được bổ sung cho nhau. Sự năng động, sáng tạo phải thăng hoa trên nền của sự vững vàng, cẩn trọng, nghĩa là sự vững vàng cẩn trọng phải là giá đỡ cho sự năng động, sáng tạo còn sự năng động sáng tạo sẽ chắp cánh cho sự vững vàng, cẩn trọng.
Danh mục tài liệu tham khảo
I. Tài liệu tiếng Việt
[1]. Cách viết một bài báo (1987), Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
[3]. Vũ Quang Hào (2007, tái bản), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
[4]. Vũ Quang Hào, Bài giảng môn Ngôn ngữ truyền thông, Khoa Báo chí, Trường ĐH KHXH và NV ( 2006- 2008).
[5]. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thiện Giáp ( 2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[8]. Đỗ Hữu Châu (1980), “Mấy vấn đề tổng quát trong việc chuẩn mực hóa và giữ gìn trong sáng của tiếng Việt về mặt từ vựng - ngữ nghĩa”, Tạp chí Ngôn ngữ .
[9]. Đỗ Hữu Châu ( 2007), Đại cương ngôn ngữ học ( tập 2), Nxb Giáo dục
[10]. Đỗ Hữu Châu ( 1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục
[11]. Đức Dũng ( 2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
[12]. Hội Nhà báo TP. HCM, Tạp chí Nghề báo, năm 2002 - 2004.
[13]. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
[14]. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[15]. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
[16]. Trần Quang ( 2000), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[17]. Trần Thế Phiệt ( 1997), Tác phẩm báo chí ( tập 3), Nxb Giáo dục
[18]. Trần Đình Sử ( chủ biên) ( 1994), Sách làm văn, Nxb Giáo dục
[19]. Hữu Thọ ( 1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, HN, 1997.
[20]. Hữu Thọ ( 2001), Công việc của người viết báo. Nxb Đại học Quốc gia, HN.
[21]. Hữu Thọ ( 1999), Người hay cãi, Nxb Thanh niên.
[22]. Hữu Thọ ( 1997), Bản lĩnh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[23]. Hồ Quang Lợi ( 2004), ẩn số thời cuộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[24]. Hồ Quang Lợi ( 1997), Cuộc bứt phá toàn cầu, Nxb Quân đội, Hà Nội
[25]. Chu Thượng, Chiếc roi trong tâm tưởng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
[26]. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 1998
[27]. Hoàng Phê, Phân tích ngữ nghĩa, Tạp chí ‘‘Ngôn ngữ’’ số 2/1975
II. Tài liệu dịch
[28]. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (dịch) (1998), Nhà báo - bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
[29]. Jean - Luc Martin - Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
[30]. John Hohenberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Hiện đại thư xã, Sài Gòn.
[31]. Đào Tấn Anh, Trần Kiều Vân ( dịch) ( 2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội
III. Tài liệu từ Internet
[32]. Website Google.com.vn
[33]. Website Hocbao.com
[34]. Website Nhabaovietnam.com
[35]. Website Nghebao.com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33436.doc