TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
------- o0o -------
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
phân tích biến động về lao động
trong ngành thống kê Việt Nam lấy mốc
thời gian 1995; 200; 2005; 2008
Họ và tên sinh viên
: THÂN VĂN ĐÔ
Giảng viên hướng dẫn
: TS. BÙI ĐỨC TRIỆU
Hà Nội, năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ
------- o0o -------
Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
phân tích biến động về lao động
trong ngành thống kê Việt Nam lấy mốc
thời gian 1995; 200
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích biến động về lao động trong ngành thống kê Việt Nam lấy mốc thời gian 1995; 200; 2005; 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; 2005; 2008
Họ và tên sinh viên
: THÂN VĂN ĐÔ
Chuyên ngành
: THỐNG KÊ
Lớp
: THỐNG KÊ A
Khoá
: 47
Hệ
: CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn
: TS. BÙI ĐỨC TRIỆU
Hà Nội, năm 2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
1. BẢNG
Bảng 2.1: Biến động của tổng số lao động trong ngành Thống kê qua các năm từ 1995 - 2008 30
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo giới tính qua các năm 1995 - 2008 33
Bảng 2.3 Biến động của lao động là nam giới trong ngành Thống kê qua các thời kỳ. 34
Bảng 2.4 Biến động của lao động là nữ giới trong ngành Thống kê 35
Bảng 2.5 Quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo ngành đào tạo 37
Bảng 2.6 Biến động của lao động được đào tạo theo chuyên đúng chuyên ngành Thống kê. 38
Bảng 2.7 Biến động của lao động trong ngành Thống kê được đào tạo từ chuyên ngành khác. 39
Bảng 2.8 Quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo trình độ đào tạo 41
Bảng 2.9 Biến động của lao động trong ngành Thống kê được đào tạo ở trình độ dưới đại học. 42
Bảng 2.10 Biến động của lao động trong ngành Thống kê được đào tạo ở trình độ đại học. 43
Bảng 2.11 Biến động của lao động trong ngành Thống kê được đào tạo ở trình độ trên đại học. 44
Bảng 2.12 Cơ cấu số lao động theo trình độ đại học của ngành Thống kê 45
Bảng 2.13 Biến động của lao động được đào tạo chính quy trong ngành thống kê. 46
Bảng 2.14 Biến động của lao động được đào tạo tại chức trong ngành thống kê. 47
Bảng 2.15 Cơ cấu công chức, viên chức ngành Thống kê theo độ tuổi 49
Bảng 2.16 Biến động của lao động trong ngành Thống kê ở độ tuổi dưới 30 49
Bảng 2.17 Biến động của lao động trong ngành Thống kê ở độ tuổi từ 30 – 50. 50
Bảng 2.18 Biến động của lao động trong ngành Thống kê ở độ tuổi trên 50. 51
2. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô lao động của ngành Thống kê Việt nam qua các năm 1995-2008 32
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo giới tính 37
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động của ngành Thống kê qua các năm theo ngành đào tạo 41
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao đông của ngành Thống kê theo trình độ đào tạo 45
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu số lao động theo trình độ đào tạo của ngành Thống kê 48
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu số lao động ngành Thống kê theo độ tuổi 52
MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,yếu tố Quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới.với chức năng là một công cụ sắc bén để nhận thức xã hội như VI. LE NIN đã từng xác định “công tác thống kê có vai trò hàng đầu trong hệ thống, thông tin kinh tế” các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các Nhà nghiên cứu, các Nhà đầu tư, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp lao đông xã hội đều đòi hỏi công tác Thống kê có những số liệu phản ánh trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Hơn sáu mươi năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 61/sl thành lập Nha Thống kê việt Nam trong Bộ Quốc dân kinh tế đến nay; cùng với sự lớn mạnh về mọi mặt của Ngành Thống kê, công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo đã từng bước trưởng thành và phát triển không ngừng, , , đóng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của toàn Ngành.
Tùy theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tổ chức Thống kê việt Nam cũng được thay đổi, kiện toàn cho phù hợp với yêu cầu nhiệm Vụ mới của Ngành, của đất nước: số lượng cán bộ Thống kê ngày càng đông đảo, trình độ nghiệp Vụ chuyên môn và chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao: nhận thức tư tưởng chính trị, nghiệp Vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ,…Ngành Thống kê đã luôn coi công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm đảm bảo yêu cầu ngày càng cao của công tác Thống Kê, phục Vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước để quản lý điều hành và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập với Thống Kê các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh những thành tích, ưu điểm của công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo của Ngành Thống kê hơn 60 năm qua cũng còn nhiều tồn tại khuyết điểm đã ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Ngành.
Chuyên đề “Phân tích biến động về lao động trong ngành Thống kê Việt nam lấy các mốc thời gian 1995;2000;2005;2008”
Nhằm phản ánh về chất lượng cũng như số lượng của cán bộ thông kê trong toàn Ngành, xuyên suốt một chặng đường dài của lịch sử từ khi thành lập đến nay ; qua đó kiến nghị và đề xuất các giải pháp đối với công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo của ngành Thống kê trong thời kỳ tới.
- Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ngànhThống kê Việt Nam.
- Chương 2: sử dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động về lao động trong ngành Thống kê Việt Nam lấy mốc thời gian 1995; 2000; 2005; 2008.
- Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp.
Trong quá trình nghiên cứu, do còn có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự thông cảm của các thầy cô giáo.
Để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp, trong thời gian qua em đã được sự chỉ dạy tận tình của các Giảng viên hướng dẫn thầy Bùi Đức Triệu. Bên cạnh đó em còn được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ thuộc Vụ tổ chức cán bộ của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư trong việc tìm kiếm tài liệu và cung cấp nguồn số liệu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỐNG KÊ VIỆT NAM
1.1 Sơ lược về sự hình thành của ngành Thống kê Việt Nam
Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Nước việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mặc dù phải tập trung chỉ đạo hàng loạt các công việc quan trọng, cấp bách của cách mạng, song Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến sự hình thành và phát triển ngành Thống kê việt nam –một số ngành có chức năng thu nhập,xử lý và tổng hợp cung cấp thông tin bằng số về tình hình kinh tế -xã hội, phục Vụ yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Ngày 06/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/sl thành lập Nha Thống kê trong Bộ Quốc dân kinh tế, tổ chức Thống Kê đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trải qua hơn 60 năm ngành Thống kê đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của cách mạng việt nam, tùy thuộc tình hình cụ thể ở từng giai đoạn cách mạng, ngành Thống kê đã có những cống hiến, đóng góp của mình, đã thực sự là một công cụ giúp Đảng và Nhà nước trong việc chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành quản lý nền kinh tế -xă hội, hoạch định các đường lối, chủ chương chính sách về phát triển kinh tế -xă hội, ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc Phòng, phục Vụ Kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế -xă hội hàng năm và nhiều năm. Trải qua hơn 60 năm hoạt động, ngành Thống kê đã thực hiện được khối lượng công việc ngày càng lớn, đã và đang ngày càng làm tốt hơn nhiệm Vụ chính trị của mình là phục Vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cung cấp nhũng thông tin Thống Kê cho những đối tượng dùng tin khác. Công tác tổ chức cán bộ,đào tạo ngày càng đươc củng cố và hoàn thiện, phạm vi hoạt động Thống kê ngày càng được mở rộng, cơ sở vật chất của Ngành không ngừng được nâng lên, … tất cả những điều đó đã làm vai trò, tác dụng của công tác Thống kê ngày càng được phát huy. Ngành Thống kê đã và đang tự khẳng định và thực sự trở thành Ngành không thể thiếu được trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế-xã hội cho Đảng. Nhà nước ở Trung ương,địa phương và của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Thành quả xây dựng và trưởng thành về công tác tổ chức cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành Thống kê việt nam hơn 60 năm qua được thể hiện theo thời gian như sau:
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo.
1.2.1 Thời kỳ 1946 - 1954
Ngày 06/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 61/sl thành lập Nha Thống kê trong Bộ Quốc dân kinh tế.tiếp đến ngày 28/5/1946,Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế ra Nghị định số 102/BQDKT Quy định nhiệm Vụ Nha Thống kê Việt nam, bao gồm: sưu tầm, thu thập những tài liệu thống kê về tình hình kinh tế văn hóa, xã hội;xây dựng phương pháp chế độ thống kê, kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty bảo hiểm của việt nam và nước ngoài.
Tổ chức Nha Thống kê lúc đầu có 3 Phòng :Phòng quản lý nhân viên.kế toán, vật liệu, lưu trữ, xuất bản ;Phòng Thống kê dân số, văn hóa xă hội ; Phòng Thống kê tài chính. Sau khi các Phòng được thành lập, Nha Thống kê đã nhanh chóng đi vào hoạt động để thực hiện các yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ngoài nhiệm Vụ đã được quy định trong Nghị định số 102/BQDKT, Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế, trong thư số 115/TK_LC ngày 10/8/1948 đã xác định rõ những nhiệm Vụ Thống kê cần làm là Thống kê giáo dục, Thống kê công chính, Thống kê kinh tế, Thống kê dân sinh, cụ thể là :Bộ Nội Vụ tổ chức lao động dân số, Bộ Canh Nông tổ chức thông kê canh nông, Nha thương Vụ và ngoại thương tổ chức Thống kê thương mại và giá cả. Nha khoáng chất và kỹ nghệ tổ chức thông kê tiểu công nghiệp và công nghiệp. Nha Thống kê trực tiếp tổ chức Thống kê dân sinh.
Thực hiện Thông tư số 115 /TK_LC ngày 10/8/1948 của Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế, tổ chức Thống kê đã được củng cố và phát triển ở cả Trung ương và địa phương.
- Ở Trung ương, Nha Thống kê gồm các Phòng :Phòng văn thư, viên chức, kế toán ;Phòng chuyên môn Thống kê; nhiệm Vụ của nha Thống kê là thu thập số liệu của các liên khu, các Nha thuộc Bộ, để tổng hợp lên Bộ Quốc dân kinh tế.
- Ở địa phương có Phòng Thống kê liên khu làm nhiệm Vụ đôn đốc, thu thập các báo cáo Thống kê của các Ty kinh tế để tổng hợp Nha Thống kê là thu thập số liệu liên khu, các Nha thuộc Bộ, để tổng hợp báo cáo Nha Thống kê và thực hiện một số báo cáo khác của Nha Thống kê giao. Thống kê các Ty kinh tế tỉnh có nhiệm Vụ trực tiếp thu thập số liệu báo cáo và điều tra thống kê của các đơn vị thuộc Ty quản lý, tổng hợp báo cáo lên các Phòng Thống kê liên khu và Nha Thống kê việt nam.
Cán bộ làm công tác thống kê cũng dần được bổ sung,tăng cường, Nha Thống kê việt nam đã được bổ sung lên 10 người, các Nha kinh tế, mỗi Nha cũng được bố trí từ 2 đến 3 cán bộ thống kê, các liên khu và các Ty kinh tế cũng đã bố trí cán bộ thống kê chuyên trách. Nhờ vậy, công tác thống kê đã được thực hiện và triển khai trên nhiều lĩnh vực hoạt đông kinh tế -xã hội, thu thập, tổng hợp được khá nhiều thông tin phục Vụ Đảng, Nhà nước ở các cấp,các ngành Trung ương và địa phương.
Để tạo cho việc hoạt động có hiệu quả, ngày 25/4/1949, Chinh phủ đã ra Sắc lệnh số 33/Sl sáp nhập Nha Thống kê của Bộ Quốc dân kinh tế vào Phủ Chủ tịch; đồng thời, đối với các Ủy ban kháng chiến liên khu, tỉnh trong toàn quốc, các Bộ,ngành, cơ quan thuộc Bộ máy chính quyền đều có tổ chức Thống kê.
Thực hiện sắc lệnh số 33/SL được hơn mọt năm, đến ngày 11/7/1950, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 134/SL bãi bỏ Nha Thống kê, đến ngày 09/8/1950, Chính phủ ra Nghị định số 38/TTg thành lập thành lập Phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng, cử ông Lương Duyên Lạc làm Trưởng Phòng.
Để nâng cao trình độ cán bộ thống kê, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ Thống kê được tham gia học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế do Bộ Quốc dân kinh tế tổ chức theo Quyết định số 160/BKT_QĐ ngày 17/9/1947 và một số cán bộ thống kê được cử đi học lớp lý luận do Ban Kinh tế nông thôn mở,…
Trong hoàn cảnh kháng chiến còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước ta luôn phải quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ Thống kê. Tuy Bộ máy cán bộ thông kê lúc này còn nhỏ bé, nhưng đã từng bước hình thành tổ chức mạng lưới Thống kê từ Trung ương đến địa phương, Bộ ngành và cơ sở. Đây là những tiền đề thuận lợi cho công tác xây dựng, phát triển ngành Thống kê việt nam vào những giai đoạn sau của đất nước.
1.2.2 Thời kỳ 1955-1975.
Lúc đầu Bộ máy tổ chức Thống kê gồm có ba Bộ phận :tổ chức Thống kê Nhà nước, tổ chức Thống kê Bộ, ngành, tổ chức Thống kê cơ sở
Số lượng cán bộ Thống kê ngày càng tăng lên. Tính đến năm 1975 so với năm 1956, cán bộ thống kê Nhà nước tăng lên hơn 8 lần, trong đó ở Tổng cục tăng lên gần gấp 10 lần, ở Chi cục và Phòng Thống kê huyện, thị tăng hơn 5 lần ;cán bộ Thống kê các Bộ, ngành và các cơ sở, Ty tăng lên gần gấp 3 lần. Tổ chức Thống kê và các đơn vị kinh tế cũng được chấn chỉnh, tăng cường. Các xí nghiệp loại lớn có Bộ phận Thống kê tổng hợp, nhiều doanh nghiệp quốc doanh có Thống kê chuyên trách và bán chuyên trách. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có cán bộ thống kê bán chuyên trách.
Trình độ nghiệp Vụ chuyên môn thống kê từng bước được nâng lên. Vào năm 1955-1956, đại Bộ phận cán bộ thống kê trong Ngành là những cán bộ ở các ngành khác,Bộ đội, thanh niên xung phong được điều động đến, tuy có trình độ về chính trị nhưng lại chưa có nghiệp Vụ về thống kê. Từ những năm 70 đến năm 75, đại Bộ phận đại Bộ phận cán bộ thống kê trong Ngành đã nắm được những lý luận cơ bản của Thống kê xã hội chủ nghĩa và công tác thống kê.
Đào tạo lý luận nghiệp Vụ thống kê trong Ngành luôn được coi trọng. Ngành Thống kê đã tranh thủ đưa cán bộ đi học nghiệp Vụ thống kê ở trong và ngoài nước, học các lớp học nghiệp Vụ ngắn ngày, tập huấn nghiệp Vụ đối với từng ngành kinh tế, … nhờ vậy, ngành đã đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ thống kê đông đảo, cùng với việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp Vụ thống kê, kế toán, ngành Thống kê cũng chú ý nâng cao trình đô chính trị, chính sách cho cán Bộ trong ngành. Từ năm 1961, do yêu cầu tăng cường công tác quản lý kinh tế, Trung ương Đảng và Chính phủ ra Quyết định tách Cục Thống kê Trung ương ra khỏi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, thành lập Tổng Cục Thống kê trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Các Ban Thống kê tỉnh, thành phố được đổi là Chi cuc Thống kê tỉnh, thành phố, các Phòng Thống kê huyện trước đây có nơi ghép chung với Phòng Kế hoạch, có nơi ghép chung với Phòng sản xuất nông nghiệp, đều được tách ra thành Phòng Thống kê riêng.
Các Bộ, ngành Trung ương nói chung đều có Phòng Thống kê tổng hợp. Riêng Bộ Giao thông vận tải thành lập Vụ Thống kê. Các Cở, Ty cũng thành lập Bộ phận Thống kê tổng hợp có từ 2-3 người. Các Phòng Thống kê của các Bộ, ngành thường được đặt trong Vụ Kế hoạch hoặc Vụ Tài chính kế toán, có nơi đặt trong Văn phòng Bộ, ngành. Bộ phận Thống kê của các cơ sở, ty cũng thường được đặt trong Phòng Kế hoạch hoặc hoặc Phòng tài chính kế toán.
Các cơ sở kinh tế quốc doanh đều có Bộ phận Thống kê tổng hợp nằm trong Phòng Kế hoạch hoặc Phòng kế toán tài Vụ, tổ chức Thống kê xă và hợp tác xă cũng được củng cố và chú ý, kiện toàn.
Công tác Thống kê ở thời kỳ 1955-1975 được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo mới mọi điều kiện nên ngành Thống kê đã không ngừng được củng cố và phát triển, số lượng cán bộ Thống kê ngày càng tăng, chất lượng cán bộ Thống kê tùng bước được nâng cao. Vì vậy, ngành Thống kê đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm Vụ chính trị của ngành, luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu thông tin Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội phục Vụ Đảng và Nhà nước các cấp, các ngành.
Tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ đào tạo, ở thời kỳ 1955-1975 cũng còn có nhiều tồn tại, khuyết điểm:Tổ chức Thống kê Nhà nước mặc dù đã có nhiều lần thay đổi, nhưng nhìn chung vẫn còn nhưng khâu chưa được kiện toàn, Thống kê ở các Chi cục và các Phòng ở các huyện, thì chưa đủ mạnh, chưa được tăng cường đúng mức; Vì vậy, chưa phục Vụ được sự lãnh đạo toàn diện các mặt kinh tế -xã hội của cấp ủy và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Ở Tổng Cục Thống kê, một số mặt công tác chưa được phân công rõ ràng giữa các Vụ để giúp Tổng cục chỉ đạo các mặt công tác được dồng đều.
Tổ chức Thống kê Bộ, ngành, sở, ty chưa được xây dụng đúng mức, nên công tác Thống kê bị hạn chế, phát triển chậm lai, thiếu toàn diện. Mô hình tổ chức Thống kê không Thống nhất, có nơi đặt ở Kế hoạch, có nơi đặt ở tài chính kế toán có nơi lại đạt ở Văn phòng. Nhiệm Vụ Thống kê Bộ, ngành, sở, ty chưa có sự hướng dẫn Thống nhất của cơ quan Thống kê Nhà nước. Một số Bộ khi xây dụng đề án tổ chức của Bộ mình cũng không quy định rõ ràng về tổ chức, chức năng nhiệm Vụ của công tác thống kê Bộ, Ngành.
Tổ chức hạch toán Thống kê ở cấp cơ sở nhìn chung còn yếu và thiếu ổn định. Các đơn vị kinh tế còn tồn tại song song 3 loại hạch toán : hạc toán Thống kê, hạch toán kế toán hạch toán nghiệp Vụ kỹ thuật, do không có sự hướng dẫn và tổ chức một cách hợp lý, nên kết quả thực hiện 3 loại hạch toán còn chồng chéo, Tình trạng cùng một chỉ tiêu, mỗi Bộ phận hạch toán báo cáo một số liệu khác nhau không phải là hiếm.
Tổ chức hạch toán thống kê ở hợp tác xã và xã còn nhiều lúng túng. Đối với nhiệm Vụ, phạm vi hoạt động của Thống kê đã được quy định trong Thông tư số 130/TTg ngày 20/6/1975 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thống kê chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích. Việc tổ chức Thống kê – kế toán Thống nhất trong các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng chưa được hướng dẫn cụ thể, cán bộ làm công tác hạch toán thống kê
Cơ sở bị thuyên chuyển luôn, trình độ nghiệp Vụ đã yếu, lại không được bồi dưỡng kịp thời, chưa có biện pháp tích cực để ổn định tổ chức, bồi dưỡng cho cán bộ hạch toán thống kê cấp cơ sở.
Về công tác đào tạo, chưa lập được quy hoạch đào tạo toàn diện và đầy đủ, chưa xây dựng được Kế hoạch đào tạo 5, 10 hay 15 năm trở lên cho cán bộ thống kê cấp Trung ương địa phương, và cơ sở. Vì vậy, số cán bộ thống kê đào tạo hàng năm không đủ phân phối cho các ngành nhất là cấp cơ sở.
Trong quá trình đào tạo, thiếu sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa cơ quan đào tạo và cơ quan thực tế.
1.2.3 Giai đoạn 1976 - 1980
quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm 1976-1980 cũng là quá trình củng cố thêm một bước Bộ máy tổ chức của ngành Thống kê Khi Miền nam đươc giải Phóng, ngành Thống kê điều động hàng ngàn cán bộ Thống kê để chi viện cho Miền nam, nhanh chóng xây dụng tổ chức Thống kê từ tỉnh cho tới huyện.
Vừa xây dựng vừa phát triển công tác nghiệp Vụ, vừa củng cố tổ chức, chỉ trong một thời gian ngắn, trên phạm vi toàn quốc, toàn ngành Thống kê đã đi vào quỹ đạo Thống nhất về mặt tổ chức. Cả nước đã có một tổ chức mạng lưới thu thập thông tin rộng khắp, đồngnhất từ huyện tới tỉnh, đảm bảo được nhiệm Vụ chính trị chủa toàn ngành.
Song song với công tác tổ chức, ngành Thống kê cũng nhanh chóng phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ. Đến năm 1980, tổ chức Thống kê từ huyện trở lên đã có trên 7500 cán bộ, nhân viên, trong đó cán bộ đại học và trên đại học chiếm gần 20%, tính chung cả nước có trên 4 vạn người thường xuyên làm công tác thống kê thường xuyên.
Đa số cán bộ của ngành Thống kê đều có phẩm chất chính trị tốt, có tinh thần trách nhiệm, cố gắng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp Vụ chuyên môn thống kê.
Về việc thực hiện chính sách cán bộ trong ngành được thực hiện khá tốt và chủ trương tăng cường cấp huyện, ngành Thống kê đã điều động về các Phòng Thống kê huyện hàng trăm cán bộ có trình đọ đại học
Về mặt đào tạo bồi dưỡng cán bộ, ngành Thống kê đã quan tâm tới nhiều hình thức : hoặc dài hạn, học chuyên tu, học tại chức, học sau đại học, nghiên cứu sinh, học nghiệp Vụ, học chính trị học quản lý kinh tế, đào tạo cấp gốc tại cơ sở, kết quả đào tạo ra Trường hơn 1600 học sinh trung học thống kê và công nhân máy tính. Các địa phương đã tích cực mở lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho cán bộ cơ sở với thời gian trên dưới 1 tháng, tổng số là trên 13 ngàn lượt người.
Tuy nhiên trong công tác tổ chức và cán bộ, cũng còn nhiều nhược điểm hệ Thống tổ chức của ngành chưa thật vững mạnh, Nhất là cấp tỉnh trở xuống, trình độ cán bộ nhất là cán bộ phụ trách còn yếu so với nhiệm Vụ đươc giao. Ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật nhiều nơi chưa tốt, còn làm ảnh hưởng xấu đến công tác chuyên môn.
1.2.4 Giai đoạn đầu của Kế hoạch 5 năm 1981 – 1985
Ngành Thống kê có những xáo trộn đáng kể về mặt tổ chức: đầu tiên là Thống kê huyện được sát nhập vào Ban Kế hoạch theo Quyết định số 139/CP. Hoạt động trong tổ chức mới chưa được bao lâu và tại nhiều địa phương công tác Thống kê thực sự có những khó khăn trở ngai, đến tháng 4 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra nghị đinh số 86/HDBT cho tách Tổng Cục Thống kê ra khỏi Ban Kế hoạch huyện để thành lập lại Phòng Thống kê huyện như trước. Từ đó trở đi tất cả các Phòng Thống kê huyện đã được ổn định về mặt tổ chức, cán bộ và các điều kiện khác nên đã đảm bảo được công tác chuyên môn nghiệp Vụ không bị gián đoạn.
Giai đoạn 1981-1985, ngành Thống kê cũng đã có hướng dẫn về chức năng, nhiệm Vụ xây dựng mô hình tổ chức Thống kê cấp huện, mô hình tổ chức Thống kê cấp tỉnh, thành phố, chú ý tăng cường cán bộ có trình đại học cho Thống kê cấp huyện.
Thống kê các Bộ, ngành tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, những nơi nào được lãnh đạo Bộ, ngành quan tâm và có phân công cán bộ cấp Vụ trực tiếp phụ trách thì công tác thông kê của các Bộ, ngành đó được củng cố và phát triển thuận lợi.
Ở cơ quan Tổng Cục Thống kê, tổ chức của các Vụ, viện và các đợn vị trực thuộc còn có những Trường hợp chưa thật hợp lý.
Tháng4 năm 1985, Tổng cuc trưởng Tổng Cục Thống kê ký Quyết định chính thức phân cấp quản lý cho chi cuc Thống kê, Quyết định này đã đem lại kết quả thiết thực. Các Chi cục thông kê đã chủ động sắp xếp và chịu trác nhiêm trước cấp trên về những nhiệm Vụ được phân cấp.
Công tác quy hoạch cán bộ tuy có đặt ra nhưng làm chưa tốt, cộng với những lý do khách quan về cơ chế chung và những tình hình nội Bộ cơ quan Tổng cục trong nhiều năm qua đã để lại những khó khăn cho ngành. Cán bộ lãnh đạo các cấp ở cơ quan Tổng cục từ lãnh đạo Tổng cục đén cấp Vụ, cấp Phòng nhìn chung là thiếu, chưa bổ sung kịp thời; Ở một số Chi Cục Thống kê địa phương cũng có tình trạng tương tự, chưa bổ sung lãnh đạo kịp thời. cho Chi cục và cấp Phòng. Những quy định về chức năng, nhiệm Vụ mối quan hệ công tác và lề lối làm việc của từng cán bộ, từng đơn vị chưa được quan tâm nghiên cứu để thực hiện.
Biên chế ở cơ quan Tổng cục và một số Chi Cục Thống kê chưa được sắp xếp hợp lý, có Bộ phận việc không rõ ràng, nhưng lại đông cán bộ, ngược lại nhiều khâu quan trọng lại chưa được tập trung đúng mức những cán bộ có năng lực. Việc giảm nhẹ các Bộ phận gián tiếp chưa được các cấp quan tâm thực hiện.
Công tác đào tạo tại các Trường do Tổng cục quản lý được tiến hành theo chỉ thị số 01, 06 của Trung ương về cải các giáo dục. Hệ Thống giáo trình và phương pháp giảng dạy được cải tiến. Việc tuyển sinh đẫ từng bước gắn với việc phân phối và sử dụng. Việc học tập tại chức ngắn hạn và dài hạn, khảo sát và nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước được quan tâm hơn trước.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo chưa cao, việc tuyển dụng và phân phối học sinh cũng có những Trường hợp vẫn chưa phù hợp với thực tế.
1.2.5 Giai đoạn 1986 - 1990
Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo quan trọng và nổi bật của ngành Thống kê ở giai đoạn 1986-1990 là thực hiện sắp xếp lại tổ chức và tinh giảm biên chế theo Thông báo số 46 của Ban Bí thư Trung ương và Thường Vụ Hội đồng Bộ trưởng. Việc tổ chức cơ quan Thống kê cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và sáp nhập Phòng Thống kê huyện vào Phòng Kế hoạch huyện, ở tỉnh Chi Cục Thống kê có nơi là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân, có nơi sát nhập vào Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố, đây là một thay đổi lớn về tổ chức của ngành Thống kê, đã gây không ít khó khăn cho công tác thống kê.
Với ý thức chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng và Chính phủ, toàn ngành đã kịp triển khai đến tháng 7 năm 1988, hoàn thành việc bàn giao. Mặt khác vừa rút kinh nghiệm, đã đề nghị với cấp tỉnh nên thống nhất một mô hình : Chi Cục Thống kê là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân, ở mỗi huyện sát nhập với Phòng Kế hoạch cũng phải đảm bảo biên chế từ 5-7 cán bộ thống kê.
Qua 3 năm thực hiện sắp xếp lại tổ chức cho phếp khẳng định mô hình thống kê ở cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân có hiệu quả hơn so với đơn vị sát nhập với Ủy ban Kế hoạch tỉnh, nhiều tỉnh đã sát nhập Cục Thống kê với Ủy ban Kế hoạch tỉnh nhưng sau một thời gian hoạt động không thấy có hiệu quả, thông tin bị giảm sút đã Quyết định tách Cục Thống kê thành đơn vị độc lập. Cụ thể đã có 33/44 tỉnh để Cục Thống kê là đơn vị độc lập. Ở phần lớn các tỉnh còn lại, trên thực tế Cục Thống kê vẫn hoạt động độc lập, có tài khoản và con dấu riêng.
Đối với cấp huyện, khó khăn chủ yếu là do nhận thức không đúng, nên đã thuyên chuyển và giảm nhiều cán bộ Thống kê, kể cả cán bộ lâu năm, được đào tạo cơ bản.
Việc sắp xếp tổ chức Bộ máy ở cơ quan Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh cũng được tiến hành sớm để phù hợp với yêu cầu quản lý theo cơ chế mới, với số Vụ, số Phòng gọn hơn, chức năng nhiệm Vụ của các Bộ phận trong từng Vụ, từng Phòng gắn với nhau hơn.
Trong thời kỳ này, Tổng Cục Thống kê đã giải thể Trường trung học Thống kê III và Trường máy tính, để củng cố 2 Trường trung học Thống kê.
Cùng với việc sắp xếp lại Bộ máy và tinh giảm biên chế, ngành Thống kê đã tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới công tác cán bộ, các Trường trung học Thống kê I và II giai đoạn 1986-1990 đã đào tạo được gần 1000 cán bộ trung cấp hệ dài hạn tập trung, hơn 2000 cán bộ trung cấp hệ tại chức và trên 300 cán bộ được bồi dưỡng ngắn hạn, các Trường đã nghiên cứu đổi mới mục tiêu và hình thức đào tạo, chuyển từ đào tạo theo chuyên môn hẹp sang chuyên môn rộng, tăng cường các môn toán và máy tính, duy trì đào tạo chất lượng cao.
Ở Tổng Cục Thống kê, đã tổ chức được các lớp bồi dưỡng về tin học, hệ thống tài khoản quốc gia, chế độ kế toán mới, ngoại ngữ,… ngoài ra đã đề cử nhiều cán bộ đi đào tạo, khảo sát ở nước ngoài.
Trên cơ sở quy hoạch, trước khi bàn giao cho địa phương quản lý, ngành Thống kê đã chú ý kiện toàn lãnh đạo Chi Cục Thống kê tỉnh, thành phố theo hướng trẻ hóa cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ trong ngành, được đào tạo có hệ thống. Tổng cục và các Cục Thống kê luôn chú ý giai quyết tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngành.
Tồn tại chủ yếu của công tác tổ chức cán bộ thời kỳ 1986-1990 là chưa thực hiên được mô hình tổ chức thống nhất đối với hệ thống thống kê cấp hành chính từ Trung ương đến huyện. Tổ chức Thống kê các Bộ, ngành cũng không thống nhất và không ổn định. Thống kê của Bộ, ngành và Thống kê cấp huyện sau khi sát nhập chưa được củng cố kịp thời đã ảnh hưởng đến hệ thông thông tin thống kê.
Biên chế Thống kê các cấp, các ngành vẫn trong tình trạng thiếu cán bộ có năng lực, thừa cán bộ có chuyên môn kém, hiệu suất công tác thấp, đặc biệt là khối công tác hành chính, phục vụ, nhưng chưa có hướng giải quyết.
Việc xây dựng chức danh, tiêu chuẩn và bồi dưỡng đào tạo lại cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt tiến hành chậm và còn nhiều lúng túng cả về nội dung và giải pháp thực hiện, chưa đủ cơ sở vững chắc để xác định quy mô đào tạo của 2 Trường Thống kê trực thuộc Tổng cục, cũng như xác định cán bộ đại học cho ngành trước mắt và lâu dài.
1.2.6 Giai đoạn 1991-1995
Trong điều kiện tổ chức Thống kê tỉnh và huyện còn trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, toàn ngành Thống kê vẫn duy trì được tính thống nhất về Kế hoạch thu thập thông tin Thống kê, về phương pháp chế độ, đảm bảo cung cấp thông tin thống kê cho cơ quan Đảng và Nhà nước. Ngành Thống kê cũng đã xây dựng được mô hình tổ chức Thống kê cấp tỉnh làm cơ sở để duy trì được biên chế và thống nhất bố trí cán bộ theo lĩnh vực chuyên môn. Qua thực tế công tác, ngành Thống kê đã tổng kêt, rút kinh nghiệm, đề nghị Chính phủ cho phếp quản lý theo ngành dọc, Đề nghị này đã nhận được sự đồng tình từ địa phương và các Bộ, ngành ở Trung ương. Do đã được chuẩn bị và thống nhất cao về nhận thức trong nội Bộ ngành, nên ngay sau khi có Nghị định 23/CP ngày 23/3/1994, Tổng Cục Thống kê nhanh chóng triển khai việc bàn giao, tiếp nhận hệ thống Thống kê cấp tỉnh và cấp huyện, nhưng không để ảnh hưởng đến nhiệm Vụ chính trị của ngành.
Để củng cố hệ thống tổ chức và sắp xếp hệ thống biên chế theo mô hình quản lý mới, Tổng cục thống kê đã ban hành các văn bản hướng dẫn các Cục Thống kê địa phương, như: quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ máy Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và mối quan hệ giữa Cục Thống kê và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Quy định tạm thời về phân cấp quản lý đối với Cục Thống kê, hướng dẫn một số quy định tạm thời về tuyển dụng, điều động công chức, viên chức ngành Thống kê. Hướng dẫn đánh giá, tuyển chọn để bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo Thống kê, Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, …
Căn cứ vào hướng dẫn của Tổng cục, các Cục Thống kê đã khẩn trương kiện toàn và tổ chức biên chế các Phòng Thống kê cấp huyện. Hệ thống tổ chức ngành Thống kê đã đi vào nề nếp.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, nghiệp Vụ, tin học, ngoại ngữ và năng lực quản lý đã đuợc tăng cường nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp Vụ cho cán bộ chủ chốt ở địa phương, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho các cán bộ trái ngành, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho lãnh đạo cấp vụ và chuyên viên chính. Nhiều Cục Thống kê đã cố gắng tạo điều kiện cho cán bộ được bối dưỡng về ngoại ngữ, tin học hoặc tham gia nghiệp Vụ thống kê tại các lớp đại học tại chức. Giai đoạn 1991-1995, Tổng cục đã cử một số cán bộ đi đào tạo theo chế độ nghiên cứu sinh trong nước, hầu hết đã được công nhận học vị Phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) và cử đi học sau đại học trong và ngoài nước, trong đó có một số cán bộ đã được tốt nghiệp thạc sĩ, kết quả đào tạo lớn nhất giai đoạn 1991-1995 chính là sự đào tạo thông qua các lớp tập huấn chế độ báo cáo mới ban hành, tập huấn về hệ thống tài khoản quốc gia, phương án tổng điều tra, điều tra chọn mẫu, hệ thống ngành kinh tế quốc dân theo tiêu chuẩn quốc tế, … hàng ngàn lượt cán bộ trong và ngoài ngành đã được bồi dưỡng và bổ sung kiến thức mới về thống kê mà không môt Trường lớp nào có thể thay thế được.
Hai Trường trung học Thống kê đã xác định được mục tiêu đào tạo phù hợp với cơ chế thị Trường là đào tạo cán bộ thực hành tổng hợp cả về thống kê và kế toán, có thể sử dụng máy vi tính để làm việc cho các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, sự nghiệp cấp cơ sở và cấp huyện; Đồ._.ng thời, đa dạng hóa hình thức đào tạo để phát huy hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất của Trường.
Tuy vậy, công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo giai đoạn 1991-1995 còn Bộc lộ những thiếu sót, hạn chế sau đây: mô hình tổ chức của các Cục Thống kê tuy đã được xây dựng thành 2 loại, tùy theo quy mô của từng tỉnh, nhưng chưa quy định cụ thể cho từng tỉnh nên còn có hiện tượng vận dụng tùy tiện, Còn lúng túng trong việc xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thống kê ngành dọc với Thống kê của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt đối với Trường hợp có sự sáp nhập nhiều Bộ và trong Điều lệ của các Bộ, ngành, tổ chức Thống kê không được quy định cụ thể. Việc quy hoạch, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ còn nhiều bất cập. Một số nơi đã có hiện tượng hẫng hụt cán bộ kế cận, gây khó khăn cho việc kiện toàn lãnh đạo, một số địa phương còn thiếu cả cán bộ Thống kê chuyên ngành nghiệp Vụ. Nội dung chương trình bồi dưỡng của một số lớp học chưa thật phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tiễn
1.2.7 Giai đoạn 1996-2000.
Công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo tiếp tục được xây dựng và phát triển theo mô hình ngành dọc. Tổng Cục Thống kê đã ban hành nhiều văn bản quản lý cho phù hợp với mô hình này, trong đó có các văn bản như : quy định chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và mối quan hệ giữa Cục Thống kê với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, quy định chứ năng, nhiệm Vụ của cac Phòng trực thuộc Cục Thống kê, hướng dẫn Quy chế làm việc của Cục Thống kê tỉnh, thành phố, hướng dẫn quản lý hồ sơ cán bộ, hướng dẫn Quy chế làm việc của phong Thống kê quận, huyện, hướng dẫn xây dựng chức năng, nhiệm Vụ và chế độ công tác của Thống kê xã, phường.
Tổng Cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực truộc Trung ương đã quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ đào tạo, trước hết là tập trung vào các khâu trọng tâm là quy hoạch, chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đẻ nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức. Theo hướng dẫn này, các tiêu chuẩn của từng chức danh công chức từ lãnh đạo đến các ngạch chuyên viên, cán sự Thống kê đã được xây dựng và ban hành. Đến năm 1998, Kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đã được xây dựng và phát triển, thực hiện tới tất cả các Cục Thống kê tỉnh, thành phố. Việc tuyển dụng công chức qua thi tuyển cũng được áp dụng ngay sau khi có có pháp lệnh cán bộ, công chức. Tổng Cục Thống kê đã ban hành các Quy chế thi tuyể cán bộ, công chức ở Tổng cục, các Cục Thống kê và hai Trường trung học Thống kê. Trong giai đoạn 1996-2000 toàn ngành đã mở 6 lớp học tai chức, nâng cao trình độ cho hơn 400 cán bộ, công chức từ trung cấp Thống kê đến đại học Thống kê. Đã mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho trên 4 ngàn lượt người cho cán bộ, trong đó lý luận chính trị trung cao cấp cho gần 200 cán bộ, kiến thức quản lý Nhà nước cho trên 600 cán bộ, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho hơn 3000 cán bộ. Ngoài ra còn thường xuyên cử cán bộ đi dào tạo, học tập và khảo sát ở nước ngoài, hoạt động và đào tạo của 2 Trường Thống kê theo sát yêu cầu của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, từng bước đổi mới nội dung giảng dạy, mở dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau, nâng cao chất lương đào tạo.
Tuy nhiên, công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo giai đoạn 1996-2000 còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số nhiêm Vụ chưa được phân công rõ ràng. Hợp lý có Trường hợp còn bị chồng chéo, Mô hình tổ chức của các đơn vi trong ngành chưa được tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. Ở hầu hết các đơn vị đều có sự hẫng hụt cả về cán bộ lãnh đạo lẫn cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn sâu và học hàm, học vị cao, thông qua ngoại ngữ tin học. Việc đào tạo lại và bổ sung kiến thức mới cho cán bộ chưa theo một chương trình thiết thực, nên kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng dù trình độ có được nâng cao lên nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ trong ngành nói chung vẫn còn thấp so với yêu cầu, Công tác bồi dưỡng quy hoạch cũng chưa được chú ý thuờng xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thống kê trong tình hình mới. Thống kê bộ, ngành chưa được quan tâm đúng mức. Tổ chức. Tổ chức Thống kê ở nhiều Bộ, ngành còn nhiều han chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác Thống kê Nhà nước và yêu cầu quản lý của Bộ, ngành.
1.2.8 Giai đoạn 2001-2005
- Hệ Thống tổ chức của toàn ngành được sắp xếp, hoàn thiện một bước cơ bản, đồng Bộ với phương châm xây dựng mô hình tổ chức gọn nhẹ, đổi mới, hiệu lực, hiệu quả. Số biên chế cần thiết và cơ cấu cán bộ hợp lý của từng cấp, từng đơn vị bước đầu được rà soát, cân đối và định biên.
+ Trong 5 năm qua, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2003/NĐ-CP ngày 3-9-2003 Quy định chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Thống kê, tổ chức ngành được củng cố một bước căn bản từ Trung ương đến địa phương. Chức năng, nhiệm Vụ của từng đơn vị được rà soát nhằm phân định rõ ràng, không trùng lắp, không bỏ trống những nhiệm Vụ mới phát sinh trong cơ chế quản lý mới. Lần đầu tiên từng đơn vị hành chính, sự nghiệp trong ngành đã có Quyết định, quy định về chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm Vụ chính trị của các đơn vị trong ngành. Năm 2005 Tổng cục tiếp tục ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm Vụ đối với các Phòng thuộc 5 mô hình tại cơ quan Cục Thống kê tỉnh và các Phòng Thống kê cấp huyện trong toàn quốc.
Tổng Cục Thống kê đã ban hành Quyết định thành lập 3 Cục Thống kê mới do tách tỉnh (Cục Thống kê Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang) và 48 Phòng Thống kê mới do tách quận, huyện theo các Nghị định của Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, các đơn vị này đã từng bước được củng cố về mặt tổ chức, nhân sự, biên chế và ổn định chỗ làm việc. Ba đơn vị trực thuộc Cục Thống kê địa phương ( COSIS Thành Phố Hồ Chí minh, COSIS Đà nẵng, xí nghiệp In thành phố Hồ chí Minh) đã được Tổng cục trực tiếp quản lý. Trường Cao đẳng Thống kê được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Thống kê Trung ương kể từ năm 2004. Trong năm 2005, việc thành lập Hội Thống kê việt nam cũng được xúc tiến mạnh mẽ, ban vận động thành lập Hội Thống kê việt nam đã dự thảo Tôn chỉ, mục đích, điều lệ Hội vận động hội viên và làm các thủ tục với cơ quan hữu quan và đã thành lập Hội vào năm 2006. Ngày 14-1-2006, Đại hội lần thứ nhất của Hội đã được tiến hành. Đại hội đã thông qua Điều lệ hội, Chương trình công tác Hội năm 2006-2010 và bầu ra Ban chấp hành Hội gồm 19 ủy viên do đồng chí Tổng cục trưởng Lê Mạnh Hùng làm Chủ tịch, đồng chí Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Tiến làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hội.
+ Trong 2 năm 2004 và 2005, Tổng cục đã bước đầu phối hợp với một số Bộ ngành như: Bộ y tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…để triển khai củng cố tổ chức Thống kê của các Bộ, ngành nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho hệ Thống Thống kê ngành dọc và do yêu cầu quản lý của Bộ, ngành. Tổng cục cũng làm việc với Bộ nội Vụ về việc củng cố đội ngũ Thống kê xã, phường nhằm đào tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cập nhật thông tin thuộc hệ thống đãng ký hành chính và thực hiện tham gia các cuộc điều tra Thống kê trên địa bàn. Ngoài ra, mỗi khi có dịp làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong các chuyến công tác tại địa phương, lãnh đạo Tổng cục luôn chú ý đề cập đến “ Củng cố hệ Thống Thống kê xã, phường” như một đòi hỏi cấp thiết nhằm giành được sự quan tâm, ủng hộ cao của lãnh đạo địa phương trong vấn đề này.
+ Về biên chế kể từ năm 2004, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, cân đối và bước đầu xác định biên chế cần thiết và cơ cấu cán bộ hợp lý của từng cấp, từng đơn vị trong 2005. Tổng cục đã nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn xây dựng chức danh và vị trí công tác của cán bộ công chức ngành, đồng thời chỉ đạo các đơn vị cơ quan thuộc Tổng cục triển khai rà soát và xây dựng chức danh của từng công chức, xác định biên chế hợp lý theo nhiệm Vụ được giao; Trên cơ sở đó xây dựng Đề án tăng cường biên chế toàn ngành (bao gồm Trung ương, cấp tỉnh,huyện ) trình Chính phủ phê duyệt. Đó cũng là một căn cứ để đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, đồng thời cũng là cơ sở cho việc triển khai thực hiện sử dụng biên chế và kinh phí hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ.
- Song song với hoàn thiện hệ thống tổ chức và biên chế, công tác cán bộ được chú trọng tăng cương một bước đáng kể trên các mặt quy hoạch cán bộ, thi tuyển công chức, bảo vệ chính trị nội bộ, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, nâng bậc luơng thuờng xuyên, nâng ngạch công chức, thực hiện chính sách BHXH và khen thuởng, kỷ luật, tiếp nhận và điều động cán bộ, công chức, quản lý hồ sơ cán bộ.
+ Về quy hoạch cán bộ: so với các giai đoạn trước đây, công tác quy hoạch cán bộ trong 5 năm qua đã đạt được nhưng tiến Bộ vượt bậc. Trên cơ sở bám sát quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tổng cục xác đinh mục tiêu(trước mắt và dài hạn ) cụ thể, xây dựng và ban hành Quy chế, chỉ đạo thực hiên có Kế hoạch và đúng quy trình, thủ tục năm 2005, Tổng cục đã tiến hành được đội nhũ cán bộ cấp Tổng cục( gồm 2 quy hoạch nguồn Tổng cục trưởng, 5 quy hoạch nguồn cấp Phó Tổng cục trưởng, 15 quy hoạc nguồn cấp Vụ trưởng hoặc tương đương, 22 quy hoạch nguồn cấp Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, 64 quy hoạch nguồn cấp cục trưởng và tương đương và 134 quy hoạch nguồn cấp Phó cục trưởng hoặc tương đương).
+ Về bổ nhiệm lại:nhìn chung, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều tuân theo đúng quy trình ngay từ bước lập và xét hồ sơ đến các khâu lấy phiếu tín nhiệm trong đơn vị, xin ý kiến của cơ quan hữu quan trong, ngoài ngành xem xét, Quyết định của Ban Cán sự Đảng của Tổng cục. Trong 5 năm qua toàn ngành đã bổ nhiệm được 1 Tổng cục trưởng, 1 Phó Tổng cục trưởng; bổ nhiệm thêm 10 Vụ trưởng 20 Phó Vụ trưởng và tương đương ; bổ nhiệm 28 cục trưởng và tương đương, giao quyền 1 đồng chí, giao phụ trách cục cho 2 Phó cục trưởng, bổ nhiệm thêm 50 Phó cục trưởng và tương đương. Trong 5 năm, đã tiến hành thủ tục bổ nhiệm lại cho 10 cục trưởng và 12 Phó cục trưởng.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, một số đơn vị khó khăn, vướng mắc kéo dài trong vấn đề nhân sự lãnh đạo đã được ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tổng cục tập trung giải quyết dứt điểm, từng bước nên đến nay đội ngũ lãnh đạo đã được bổ sung, hoàn thiện, Cụ thể như: Cục Thống kê Hải Phòng năm 2003 điều động và bổ nhiệm 1 Cục trưởng, năm 2005 bổ nhiệm 2 Phó cục trưởng ; Cục Thống kê Trà vinh năm 2005 đã bổ nhiệm được 2 Phó cục trưởng…
+ Về tuyển dụng: trong 5 năm qua, toàn ngành đã tổ chức 2 đợt thi tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm việc trong ngành với số lượng với cán bộ được tuyển dụng là 706 người(trong đó gần 50% có trình độ đại học )và xét tuyển 64 công chức tại các vùng sâu, vùng xa khó khăn về nguồn cán bộ tại chỗ. Hiện tại, công tác tuyển dụng cán bộ. Hiện tại, công tác tuyển dụng cán bộ vào làm việc taji các địa phương đang được thực hiện.
+ Về công tác chính sách cán bộ: trong các năm qua, Tổng cục đã thẩm định và chuyển đổi lương cho 4992 cán bộ, công chức và nâng lương cho 9050 lượt cán bộ, công chức; Quyết định nâng ngạch cho 127 cong chức đạt kết quả thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, 512 cán sự, nhân viên lên chuyên viên, 86 từ nhân viên lên cán sự ;Quyết định số 492 công chức nghỉ hưu; thẩm định và giải quyết 212 công chức nghỉ hưu theo theo Nghị quyết 16/CP, trong đó ở Trung ương 9 Trường hợp và ở địa phương 203 Trường hợp…
-Công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh với việc tổ chức nhiều lớp đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức trong ngành và nâng cấp các Trường trung học thống kê thành Trường Cao Đẳng Thống kê nhằm yêu cầu đáp ứng về cán bộ thống kê có trình độ cao đẳng cho ngành và cho xã hội.
+ Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn 2001-2005 là năm 2004 Trường Cán bộ Thống kê Trung ương đã được nâng cấp thành Truờng Cao đẳng Thống kê. Kể từ đó đến nay, cùng với việc tiếp tục nâng cao trình độ đào tạo hệ trung cấp, Trường Cao đẳng Thống kê đã tập trung biên soạn xây dựng chương trình giảng dạy theo hướng tăng thêm kiến thức kinh tế - xã hội, toán thống kê, tin học và nhất là khả năng thực hành nhằm đào tạo cán bộ thực hành có trình độ cao, phù hợp với yêu cầu của công tác thống kê trong giai đoạn mới. Năm 2005, Trường đã tổ chức tuyển sinh hệ cao đẳng khóa đầu tiên với gần 300 thí sinh nhập học. Cũng trong năm 2005 tổng đã triển khai Đề án nâng cấp Trường Trung học thông kê II thành Trường Cao đẳng thống kê II.
+ Trong 5 năm qua, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ các dự án nước ngoài kết hợp với nguồn kinh phí ngân sách trong nước, Tổng cục đã mở rất nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp Vụ, ngoại ngữ(tiếng Anh, tiếng Pháp),tin học (văn Phòng, mạng, internet) cho cán bộ, công chức trong ngành, một số lớp còn mời cán bộ ngoài ngành có liên quan đến lĩnh vực thống kê tham dự, ở địa phương, nhiều Cục Thống kê đã cử cán bộ, công chức trong đơn vị tham dự. Ở địa phương nhiều Cục Thống kê đã cử cán bộ, công chức trong đơn vị tham dự các khóa đào tạo về tin học của Đề án 112 của địa phương tổ chức.
+ Trong năm 2005, lần đầu tiên Tổng cục đã phối hợp với Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội mở lớp ôn thi Cao học chuyên ngành Thống kê đối với cán bộ, các khối đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và các Cục Thống kê từ Thừa Thiên Huế trở ra nhằm khắc phục bước đầu sự thiếu hụt về cán bộ chuyên ngành Thống kê sau đại học.
+Tháng 01/2005, lớp đào tạo tiền công Vụ đầu tiên được tổ chức cho 50 công chức mới được tuyển dụng vào cơ quan Tổng cục với chương trình gồm 01 tháng nghe các Vụ giới thiệu, 03 tháng học tại học viện Hành chính Quốc gia và 0.5 tháng đi thực tế ở một số Cục Thống kê đia phương. Đây cũng là lớp đào tạo tiền công Vụ thí điểm đầu tiên của Bộ Nội Vụ mà trực tiếp là Học viện Hành chính Quốc gia. Các kinh nghiệm hữu ích từ lớp đào tạo này sẽ được nghiên cứu, vận dụng cho khối các Cục Thống kê địa phương.
+ Một điểm đáng ghi nhận khác là năm 2005, với sự giúp đỡ của Dự án sida,Tổng cục đã mở lớp thí điểm đào tạo “nghiệp Vụ lãnh đạo” cho cán bộ lãnh đạo, cấp Vụ và tương đương ở cơ quan Tổng cục. Dự kiến mô hình đào tạo này sau khi được cải tiến, điều chỉnh, bổ sung sẽ thực hiện cho các cán bộ lãnh đạo các Vụ và tương đương và cán bộ trong nguồn quy hoạch.
+ 5 năm qua là thời kỳ phát triển chưa từng có của ngành Tthống kê trong lĩnh vựu hợp tác quốc tế, làm cho quy mô đào tạo cũng như giao lưu với nước ngoài ngày càng tăng lên:nội dung nghiên cứu, học tập, khảo sát ngày càng phong phú; phương thức đào tạo ngày càng đa dạng ; số đoàn và số lượt người đi học tập, công tác ở nước ngoài ngày càng tăng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước.
- Hạn chế,tồn tại:
+ Biên chế thiếu thốn cùng với tình trạng đội ngũ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của việc đổi mới công tác thống kê, kể cả ở cấp Trung ương và địa phương là hạn chế lớn nhất, gây khó khăn lớn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm Vụ được giao. Trình độ ngoại ngữ, kiến thức quản lý kinh tế - xă hội trong nền kinh tế thị Trường của cán bộ thống kê còn hạn chế.
+ Đội ngũ cán bộ quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo không đều giữa các đơn vị cần được chú trọng quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa. Một số có nhận thức chưa đúng mà biieur hiện chủ yếu là tính phấn đấu tu dưỡng thiế liên tục, thỏa mãn hoặc ngộ nhận cho rằng” đã thực hiện và cho rằng “đã được quy hoạch là đương nhiên sẽ bổ nhiệm”.
+ Do lực lượng của Vụ tổ chức cán bộ Tổng cục cũng rất mỏng (thiếu gần 1/3 biên chế ) nên một số nội dung công việc triển khai chậm như: việc củng cố tổ chức thống kê Bộ, ngành ; xây dựng Đề án biên chế các đơn vị trọng điểm ;xây dựng chức danh cán bộ ;xây dụng Quy chế cộng tác viên thống kê;công tác tuyển dụng 2005 cho một số đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và tuyển dụng giáo viên cho Trường cao đẳng thống kê; đổi mới trương trình đào tạo cho 2 Trường ; tổ chức các lớp đào tạo về thiết kế điều tra và phiếu điều tra,…
1.2.9 Giai đoạn 2006-2008
Căn cứ Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển Tổng Cục Thống kê vào Bộ Kế hoạch và Đầu Tư- Vị trí và chức năng
+Tổng Cục Thống kê là tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý Nhà nước về thống kê; tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
+Tổng Cục Thống kê có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp và được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nhiệm Vụ và quyền hạn
Tổng Cục Thống kê thực hiện những nhiệm Vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chiến lược, quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thống kê và các dự án quan trọng của Tổng Cục Thống kê;
+ Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn, hàng năm và các cuộc tổng điều tra thống kê theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, chiến lược, quy hoạch, Kế hoạch về thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Hướng dẫn về nghiệp Vụ chuyên môn đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc báo cáo thống kê, điều tra thống kê và phân loại thống kê;
+ Tổng hợp và xử lý các báo cáo thống kê, kết quả điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Tổ chức thu thập thông tin thống kê kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin thống kê kinh tế - xã hội;
+ Báo cáo thống kê tổng hợp hàng tháng, quý, năm về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước; các báo cáo phân tích và dự báo thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý việc công bố thông tin thống kê kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu, thông tin công bố và cung cấp;
+ Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của nước ngoài; thực hiện so sánh quốc tế về thống kê;
+ Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Tổ chức và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng tiến Bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung;
+ Quyết định các biện pháp, tổ chức, chỉ đạo hoạt động cung ứng dịch Vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; quản lý Nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng Cục Thống kê thực hiện theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Chính phủ quy định;
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các doanh nghiệp hiện có thuộc Tổng Cục Thống kê theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền;
+ Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Tổng Cục Thống kê đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
+ Quản lý tổ chức Bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp Vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng Cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Thực hiện những nhiệm Vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
-Hệ thống tổ chức của Tổng Cục Thống kê
Tổng Cục Thống kê được tổ chức theo ngành dọc, gồm có:
+ Ở Trung ương có cơ quan Tổng Cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực thuộc Tổng Cục Thống kê;
+ Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Biên chế
+ Biên chế hành chính của Tổng Cục Thống kê được ghi riêng một mục trong tổng số biên chế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Biên chế sự nghiệp của Tổng Cục Thống kê do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quyết định theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH THỐNG KÊ VIỆT NAM LẤY MỐC
THỜI GIAN 1995; 2000; 2005; 2008
2.1 Biến động của tổng số lao động trong ngành Thống kê theo thời gian.
Bảng 2.1: Biến động của tổng số lao động trong ngành Thống kê
qua các năm từ 1995 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
Số lao động (người)
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1995
4695
---
---
---
---
---
---
2000
4800
105
105
102,24
102,24
2,24
2,24
2005
4998
198
303
104,13
106,45
4,13
6,45
2008
5505
507
810
110,14
117,25
10,14
17,25
BQ
4966
270
---
105,45
---
5,45
---
(Nguồn : Tổng Cục Thống kê )
Trong giai đoạn 1995 - 2008, số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê có xu hướng tăng lên. Năm 1995 số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê là 4695 người thì đến năm 2000 đã tăng thêm 105 người ( tăng 2,24% so với năm 1995), đạt 4800 người. Kết quả đạt được là do Tổng Cục Thống kê đã chú trọng công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo tiếp tục được xây dựng và phát triển theo mô hình ngành dọc, trước hết là tập trung vào các khâu trọng tâm là quy hoạch, chuẩn hóa cán bộ, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức. Theo hướng dẫn này, các tiêu chuẩn của từng chức danh công chức từ lãnh đạo đến các ngạch chuyên viên, cán sự Thống kê đã được xây dựng và ban hành.
Năm 2005 số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê việt nam đã tăng lên 303 người so với năm 2000, đạt 4998 người, so với năm 2000, số công chức, viên chức của ngành Thống kê đã tăng 4,13%, bình quân cứ 1% tăng của năm 2005 so với năm 2000 thì tăng tương ứng 48 người. Từ năm 2000-2005, Tổng Cục Thống kê đã ban hành Quyết định thành lập 3 Cục Thống kê mới do tách tỉnh (Cục Thống kê Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang) và 48 Phòng Thống kê mới do tách quận, huyện theo các Nghị định của Chính phủ. Ngay sau khi thành lập, các đơn vị này đã từng bước được củng cố về mặt tổ chức, nhân sự, biên chế và ổn định chỗ làm việc.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh với việc tổ chức nhiều lớp đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức trong ngành và nâng cấp các Trường trung học thống kê thành Trường cao đẳng thống kê nhằm yêu cầu đáp ứng về cán bộ thống kê có trình độ cao đẳng cho ngành và cho xã hội
Về tuyển dụng: trong 5 năm qua, toàn ngành đã tổ chức 2 đợt thi tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm việc trong ngành.
Năm 2008 do nhu cầu về thông tin ngày càng tăng, vai trò của thông tin ngày càng quan trọng khiến cho ngành Thống kê Việt nam cần phải được mở rộng quy mô và chất lượng nhằm phục Vụ tốt việc đáp ứng nhu cầu thông tin. Quy mô của ngành Thống kê được mở rộng với số công chức, viên chức của ngành đạt 5505 người, tăng 507 người so với năm 2005 (tăng 10,14%)
Năm 2008 là năm chứng kiến sự lớn mạnh về quy mô công chức, viên chức của ngành Thống kê trong hơn 10 năm gần đây.
Biến động số lượng công chức, viên chức của ngành Thống kê việt nam được thể hiện qua đồ thị sau:
Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô lao động của ngành Thống kê Việt nam
qua các năm 1995-2008
2.2 Biến động quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo nhóm chỉ tiêu qua các năm 1995 – 2008
2.2.1 Quy mô và cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm 1995- 2008
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo giới tính
qua các năm 1995 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
Số công chức, viên chức
(người)
Trong đó
Nam
Nữ
Số công chức, viên chức
(người)
%
Số công chức, viên chức
(người)
%
1995
4695
2865
61,02
1830
38,98
2000
4800
2938
61,21
1862
38,79
2005
4998
3050
61,02
1948
38,98
2008
5505
3251
59,06
2254
40,94
(Nguồn : Tổng Cục Thống kê )
Nhìn chung, trong giai đoạn 1995 đến năm 2008 cơ cấu số công chức, viên chức của ngành Thống kê việt nam không có sự biến động lớn. với sự tăng tương đối đều của nữ giới cả về số lượng và tỷ lệ còn nam giới thì tăng lên về số lượng nhưng tỷ lệ thì giảm đi.
Bảng 2.3 Biến động của lao động là nam giới trong ngành Thống kê
qua các thời kỳ.
Chỉ tiêu
Năm
Số lao động nam
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1995
2865
---
---
---
---
---
---
2000
2938
73
73
1102,55
102,55
2,55
2,55
2005
3050
112
185
103, 81
106,46
3,81
6,46
2008
3251
201
386
106, 59
113,47
6,59
13,47
BQ
3016
129
---
104,30
---
4,30
---
(Nguồn : Tổng cục Thống kê )
Tỷ trọng số công chức, viên chức nam năm 1995 đạt 2865 người, chiếm 61,02% trong tổng số công chức, viên chức. Năm 2000 tăng thêm 73 người ( tăng 2,55%), tỷ trọng công chức, viên chức là nam tăng lên thành 61,21%.
Năm 2005 số công chức, viên chức nam tăng thêm 112 người nhưng tỷ trọng trong tổng số công chức, viên chức lại giảm so với năm 2000, chỉ còn 61,02%.
Không chỉ vậy mà cho đến năm 2008 tỷ trọng công chức nam tiếp tục giảm xuống chỉ còn 59,06%, mặc dù số công chức nam năm 2008 đã tăng lên 201 người tức là 6,595% so với năm 2005 ( 3251 người năm 2008 so với 3050 người năm 2005).
Bảng 2.4 Biến động của lao động là nữ giới trong ngành Thống kê
qua các thời kỳ.
Chỉ tiêu
Năm
Số lao động nữ
Biến động
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (người)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
1995
1830
--
---
---
---
---
---
2000
1862
32
32
101,75
101,75
1,75
1,75
2005
1948
86
118
104,62
106,45
4,62
6,45
2008
2254
306
424
115,71
123,17
15,71
23,17
BQ
1951
142
---
107,19
---
7,19
---
(Nguồn : Tổng cục Thống kê )
Số công chức nữ trong tổng số công chức của ngành Thống kê Việt nam có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng, Về số lượng, số công chức nữ năm 1995 là 1830 người thì đến năm 2000 đã đạt 1862 người, tăng 32 người hay tăng 1,75% so với năm 1995. Đến năm 2005, số công chức nữ đã tăng 4,62% so với năm 2000, đạt 1948 người.
Năm 2008 là năm số công chức nữ tăng lớn nhất khi tổng số công chức nữ đạt 2254 người, tăng 201 người (tăng 15,71%) so với năm 2005.
Về tỷ trọng số công chức nữ trong tổng số công chức cũng có sự biến động, năm 1995 tỷ trọng công chức nữ trong tổng số công chức là 38,98% và có sự giảm nhẹ năm 2000 (chỉ chiếm 38,79%). Đến năm 2005 tỷ trọng công chức nữ là 38,79% và đến năm 2008 với sự tăng lên về số công chức nữ đã làm cho tỷ trọng tăng lên 40,94%.
Chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 1995 – 2000 thì tổng số công chức, viên chức nữ trong ngành Thống kê tăng chậm hơn là tổng số công chức, viên chức nam và tỷ lệ công chức, viên chức nữ cho đến năm 2000 là giảm so với năm 1995; Nhưng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005 thì tỷ lệ của công chức, viên chức là nữ đã tăng lên mặc dù tốc độ tăng tuyệt đối vẫn nhỏ hơn nam giới. Tốc độ tăng của công chức, viên chức nữ thể hiện càng rõ rệt trong giai đoạn 2005 – 2008, cụ thể là trong giai đoạn này thì tổng số đã tăng lên rõ rệt và tỷ trọng của nữ giới trong ngành cũng tăng lên, điều đó phán ánh đúng với xu hướng với sự phát triển của thời hiện đại khi mà nữ giới dần khẳng định được vị thế của mình trong xã hội; Mặt khác lại cho ta thấy rằng ngành Thống kê ở việt nam cũng là một trong những ngành phù hợp với nữ giới, nhất là trong những năm gần đây và con số trên 40% là nữ giới trong năm 2008 trên tổng số công chức, viên chức trong ngành đã thể hiện rõ điều đó.
Cơ cấu công chức theo giới tính của ngành Thống kê được thể hiện qua đồ thị sau:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo giới tính
qua các năm
2.2.2 Quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê theo ngành đào tạo:
Bảng 2.5 Quy mô và cơ cấu lao động của ngành Thống kê
theo ngành đào tạo
Chỉ tiêu
Năm
Số công chức, viên chức
(người)
Trong đó
Ngành Thống kê
Ngành khác
Số công chức, viên chức
(người)
%
Số công chức, viên chức
(người)
%
1995
4695
1832
39,02
2863
60,98
2000
4800
1968
41,00
2832
59,00
2005
4998
2300
46,02
2698
53,98
2008
5505
2807
50,99
2698
49,01
(Nguồn : Tổng cục Thống kê )
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể thấy, đa số công chức, viên chức đã, đang làm việc trong ngành Thống kê chủ yếu là do các ngành đào tạo khác, trong khi đó số công chức đào tạo từ ngành Thống kê chưa thực sự chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, số công chức được đào tạo từ ngà._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2359.doc