Phân tích 1 tình huống “Microsoft + Yahoo = ?”

Microsoft + Yahoo=? Mở bài. Hoạt động tài chính ngày càng chiếm tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Vì vậy việc quản trị tài chính luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc hoạch định kỹ lưỡng có thể gây tổn thất khôn lường cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Một trong những nội dung của quản trị tài chính l

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích 1 tình huống “Microsoft + Yahoo = ?”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quản trị hoạt động đầu tư. Trong phạm vi bài luận này sẽ đề cập đến quản trị hoạt động đầu tư dài hạn trong các công ty đa quốc gia. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Nếu không có các hoạt động đầu tư dài hạn thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát, triển đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Doanh nghiệp đầu tư vào tài sản tài chính thông qua việc mua các cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác, sáp nhập, mua lại các công ty ... Để hiểu rõ quản trị hoạt động đầu tư trong công ty đa quốc gia, chúng ta sẽ đi vào phân tích một tình huống cụ thể “Microsoft + Yahoo = ?” II. Tình huống. Trong thời gần đây, nếu ai quan tâm đến thế giới công nghệ thông tin đều biết đến cuộc thương lượng sáp nhập giữa hai tập đoàn khổng lồ Microsoft và Yahoo. Mặc dù cuộc mua bán này bắt đầu từ giữa năm 2007 nhưng vẫn chưa đến hồi kết thúc nên nó vẫn luôn là tâm điểm của mọi nhà đầu tư, các công ty sản xuất phần mềm, ... và hàng triệu người sử dụng internet trên thế giới. Tất cả mọi người đều thực sự choáng khi Microsoft đề nghị mua lại Yahoo với mức giá 44,6 tỷ USD. Điều gì khiến Microsoft đi đến một quyết định đầu tư táo bạo này? Khi mà vụ thâu tóm lớn nhất mà Microsoft đã từng thực hiện vào năm 2002 chỉ với giá là 1,33 tỷ USD- mua lại Navision, một hãng phần mềm kinh doanh. * Sơ lược về Yahoo. Vào năm 1994, trong đầu hai sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford là Jerry Yang và David Filo ý tưởng về việc phân loại một số lượng bùng nổ các trang web và Yahoo ra đời từ đó. Ban đầu, Yahoo được đầu tư số tiền 1 triệu USD và là một trong những trang web đầu tiên cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến.Năm 1996, Yahoo lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng và trở thành một trong những công ty Internet có đợt IPO lớn nhất. Ở vào thời kỳ hoàng kim, giá trị thị trường của Yahoo đạt 100 tỷ USD. * Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Microsoft. - Tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh: Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của mạng tìm kiếm web Google Đã khiến cho Microsoft và Yahoo phải lo lắng, nhận thấy những khó khăn mà mình sẽ gặp phải nếu như không kịp thời có cách giải quyết. Thị phần của hãng dẫn đầu tìm kiếm web này đang tăng lên một cách nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 3 đến 4 lần so với Microsoft và Yahoo. Cứ 6 trên 10 lệnh tìm kiếm trên mạng được thực hiện bởi Google, vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng dựa trên sự kết hợp của công nghệ “đỉnh” và giao diện dễ sử dụng. Doanh thu quý I/2007 của Google đã tăng tới 63% so với con số của một năm trước. Hơn nữa, vào tháng 3 năm 2007, Google đã mua lại DoubleClick Inc với giá 3,1 tỷ USD nhằm có thể tiến sâu hơn trên thị trường quảng cáo đồ họa. Trong vụ thâu tóm này, Microsoft đã bị qua mặt khi trả giá cho DoubleClick Inc chỉ có 2 tỷ USD. Điều này càng được thể hiện, khi mà sau 1 năm Google vẫn tiếp tục có thị phần áp đảo trên thị trường quảng cáo trực tuyến với mức doanh thu khoảng 40 tỷ USD mỗi năm và được dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong vòng 2 năm. Theo số liệu thống kê của Hãng nghiên cứu thị trường comScore, tính đến hết tháng hai năm nay, Google có trong tay 59,2% thị phần thị trường tìm kiếm Mỹ - tăng thêm 0,7% so với con số của tháng một (58,5%).Trong khi đó, so với tháng một, Yahoo đã để mất 0,6% thị phần. Tính đến hết tháng hai, Yahoo chỉ còn khoảng 21,6% thị phần trong tay. Thị phần của Microsoft cũng bị giảm từ 9,8%trong tháng một xuống còn 9,6% trong tháng hai. AOL vẫn giữ nguyên 4,9% thị phần. Riêng thị phần của Ask có sự tăng nhẹ, từ 4,5% trong tháng một lên 4,6% trong tháng hai. Còn nếu tính chung trên thị trường thế giới, theo comScore, vị trí thứ ba giờ đây đã thuộc về Baidu.com của Trung Quốc chứ không còn là của Microsoft MSN-Windows Live nữa. Hai vị trí đầu vẫn “thuộc quyền kiểm soát” của Google và Yahoo. Phía comScore cho biết trong tháng hai có tới 85% người dùng Internet tại Mỹ đã từng lướt qua website quảng cáo thuộc mạng dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Yahoo, song số lượng người dùng truy cập vào trang chủ Yahoo.com chỉ khoảng 51%. Trong khi đó, số lượng người truy cập vào Google.com lên tới 69% mặc dù tỉ lệ người dùng đã lướt qua website quảng cáo trực tuyến của hãng chỉ vào khoảng 79%. Các con số tương đương của Microsoft MSN.com là 31% truy cập vào trang chủ và 56% đã lướt qua website dịch vụ MSN hoặc Windows Lives. Nếu như Yahoo và Microsoft tiếp tục đơn phương cạnh tranh với Google thì khó có thể thắng nổi. Việc hai bên bắt tay với nhau cùng hợp tác sẽ tạo ra một cơ hội mới cho cả hai. Tiến bộ khoa học công nghệ: Nếu như được hợp nhất thì Yahoo, Microsoft sẽ ngay lập tức trở thành đại gia dịch vụ trực tuyến lớn nhất, với khả năng mở rộng tầm với của các sản phẩm khác, trong đó bao gồm của những ứng dụng tổ hợp chạy trên Internet thay vì trên máy tính và được coi là tương lai của ngành phần mềm. Thống kê cho thấy, Microsoft hiện nắm vị trí thứ 2 tại Mỹ ở lĩnh vực front page – một loại trang web dẫn người sử dụng trực tiếp tới các trang được yêu thích khác. Hiện thị phần của Microsoft trong lĩnh vực này là 15%. Nếu được bổ sung thêm thị phần của Yahoo, con số này sẽ lên đến mức 87%. Trong lĩnh vực email, nếu có Yahoo trong tay, thị phần Microsoft sẽ tăng từ mức 25% hiện nay lên 80% , so với thị phần 5% của Gmail của Google. Trong khi đó Yahoo mới công bố các phòng thử nghiệm công nghệ mới tại Bangalore, Ấn Độ và Haifa, Israel; hợp tác chiến lược với T-Mobile; một sản phẩm được gọi là OnePlace để quản lý nội dung di động; một dịch vụ "điểm khởi đầu" mang tên Buzz và bành trướng những thông tin quảng cáo của mình đến 1/3 trong tổng số báo tại Mỹ. Quan trọng hơn là công bố sẽ tiếp tục thăm dò công nghệ web nhận dạng ngữ nghĩa (*) trong công cụ tìm kiếm của mình. Trong công nghệ tìm kiếm tích hợp ngữ nghĩa, dữ liệu trên mỗi trang được phân tích để những mối liên quan của nó với một ngữ cảnh riêng có thể được xác định. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Theo đánh giá thì giá trị hiện tại của Microsoft là khoảng 300 tỷ USD (số liệu năm 2007). Còn giá trị thị trường của Yahoo lúc đó khoảng 38 tỷ USD. Microsoft đã trả giá Yahoo là 44,6 tỷ USD và cho đây là một mức giá hợp lý. Tác động đến nền kinh tế thế giới nói chung: Microsoft và Yahoo là hai công ty lớn trên thế giới nên mọi hoạt động của chúng đều không chỉ chịu tác động của kinh tế thế giới mà nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới. Đặc biệt hơn nữa, khi hai công ty có ý định sát nhập với nhau thì mọi diễn biến của cuộc thương thảo giữa hai bên đều ảnh hưởng, gây ra những biến động rất lớn đến thị trường tài chính thế giới.Theo WallStrip.com, trang web theo dõi diễn biến của khu tài chính Wall Street, cho biết chỉ mấy phút sau khi New York Post và Wall Street Journal đưa tin Yahoo sáp nhập vào Microsoft, cổ phiếu của Yahoo tại sàn giao dịch New York đã tăng 19%, đạt 33,37 USD/cổ phiếu. Theo Bloomberg, mức tăng này là kỷ lục mới của Yahoo trong vòng bốn năm rưỡi nay. Tuy nhiên giá cổ phiếu của Microsoft lại sụt giảm 1,7% do các nhà đầu tư lo lắng. “Không lo sao được nếu công ty bạn góp vốn trước nay thu lợi lớn nhờ việc bán phần mềm nay lại bỏ ra một khoản kếch sù để đầu tư vào lĩnh vực truyền thông, quảng cáo” - chuyên gia Chris Cathcart giải thích.    * Phân tích quyết định đầu tư: Như chúng ta đã biết giữa các quyết định đầu tư và lợi ích, rủi ro đều có mối quan hệ tác động qua lại. Thực tế đã chứng minh một khoản đầu tư có mức độ rủi ro lớn thì khả năng nhận được một khoản doanh lợi cao và ngược lại. Giải pháp mà các nhà đầu tư lựa chọn là rủi ro phải tương xứng với lợi nhuận thu được. Trong tình huống này, sự thống lĩnh của Google trên thị trường quảng cáo và tìm kiếm trực tuyến ngày càng lớn đã buộc Microsoft phải đi đến quyết định thương lượng sáp nhập lại với Yahoo. Quyết định này không chỉ tác động tới riêng hai gã khổng lồ trong giới công nghệ mà còn ảnh hưởng tới toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây là Microsoft và Yahoo sẽ được lợi gì và những khó khăn gì trong cuộc thương lượng này ? Những lợi ích thu được: Giảm được thị phần và lợi thế của đối thủ cạnh tranh: Yahoo và MSN sẽ chấm dứt thời kỳ dạo chơi nhàn nhã trên thánh địa tìm kiếm của Google. Google hiện đang kiểm soát 57% thị phần tìm kiếm trực tuyến toàn cầu, trong khi cùng với nhau, Yahoo và Microsoft chỉ mới cở hữu 34% mà thôi. Nhưng một khi đã liên minh, hai hãng sẽ có thể thổi một làn gió mới, một sức sống mới vào trong công nghệ tìm kiếm. Những công cụ thú vị như Hỗ trợ tìm kiếm và Shortcut của Yahoo sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, khiến cho việc tìm kiếm thông tin trở nên nhanh, ưu việt và dễ dàng hơn nhiều so với khi sử dụng Google. Tăng doanh thu và thị phần của mình: Microsoft cho rằng nếu kết hợp Yahoo! về dưới tay mình, hãng có thể cạnh tranh tốt hơn. Doanh số quảng cáo trực tuyến sẽ tăng gấp đôi từ 40 tỉ USD của năm 2007 “tới gần 80 tỉ USD vào năm 2010”, Microsoft dự báo. Nếu tạo được liên kết, Microsoft và Yahoo! có thể sẽ chiếm tới hơn 30% thị trường tìm kiếm và có thể xem là một đối thủ đáng gờm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Microsoft hy vọng sẽ "trưng dụng" được đội ngũ kỹ sư tài năng, lão luyện kinh nghiệm làm web của Yahoo. Trong mắt gã khổng lồ phần mềm, con người mới là thứ tài sản "đáng giá" nhất tại gã khổng lồ Web, mới là mục tiêu đáng săn đuổi nhất. Hướng phát triển cho các sản phẩm mới: Sự kết hợp của hai hãng này trong tương lai đang được nhận định có thể làm thay đổi bộ mặt Internet của thế giới. Các nhà phân tích đang chờ đón dịch vụ kết hợp của hai hãng này với những sản phẩm như các dịch vụ email, blog, trang tin và tìm kiếm của Yahoo!... sẽ được tích hợp cùng các thành phần này của Microsoft, các phần mềm Office, trình duyệt web... của Microsoft ngược lại sẽ tích hợp với các chức năng mà Yahoo! đang có vào các dự án điện thoại di động, tivi, các sản phẩm số, xe hơi... trong dự tính của Microsoft. Điều này gần như đồng nghĩa với sự hợp nhất của hai cái tên lớn trong lĩnh vực công nghệ, hai cái tên với các sản phẩm mà lượng người truy cập lên tới hàng trăm triệu mỗi ngày. Hiện lượng người đăng ký sử dụng các dịch vụ của Yahoo, như e-mail, nghe nhạc, chia sẻ hình ảnh… đã lên tới hơn 400 triệu người. MSN-Yahoo sẽ bắt tay cùng những gã khổng lồ truyền hình như NBC, cũng như các kênh IPTV mới thành lập để trở thành điểm đến số 1 về nội dung video. Tiềm lực của cả hai hãng sẽ giúp cho MSN-Yahoo trở thành "bá chủ" trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến. Nâng cấp các sản phẩm đã có: Bậc hậu sinh Microsoft Live sẽ học hỏi được rất nhiều từ các dịch vụ và trang Web của tiền bối Yahoo, từ giao diện, thiết kế, trải nghiệm cho đến tính ứng dụng cao. Giao diện Windows Live sẽ trở nên đơn giản và trực quan hơn chứ không rối rắm, rườm rà như hiện nay. Hiện tại, Windows Live và Microsoft Office Live là hai dịch vụ Web đang hoạt động của Microsoft, nhưng cả hai đều không có liên hệ trực tiếp với hệ điều hành Windows lẫn Microsoft Office. Nói tóm lại, chúng là những mẩu bánh mì vụn rời rạc, không có "dây dưa" gì với nhau. Yahoo thì luôn nổi tiếng với khả năng giữ cho giao diện đơn giản, dễ nhìn và dễ hiểu. Có thể lúc này, hãng không thể cạnh tranh được với Google , nhưng thiết kế của Yahoo thì vẫn “ngon lành ” hơn hẳn so với Microsoft. Microsoft và Yahoo kết hợp sẽ tạo ra những dịch vụ, công cụ di động cực kỳ hấp dẫn. Hệ điều hành Windows Mobile sẽ hòa trộn với nền tảng Yahoo! Go, gồm những dịch vụ ưu việt như tìm kiếm, bản đồ và email di động. Yahoo lại đang quan hệ rất tốt với các mạng di động lớn, cũng nhu những thương hiệu di động có tiếng như Nokia, Motorola, và LG Electronics. Những khó khăn: Khác biệt về văn hóa kinh doanh và công nghệ: Yahoo và Microsoft có quá nhiều khác biệt về văn hóa kinh doanh và công nghệ. Công nghệ của hai bên cũng đi theo hướng ngược nhau. Microsoft tự xây dựng toàn bộ công nghệ, phần mềm của mình trong khi Google, Yahoo lại dùng công nghệ có mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là sản phẩm của Yahoo không chạy được ở Microsoft nếu họ không chuyển đổi sản phẩm Yahoo sang nền công nghệ Microsoft. Yahoo là hãng cung cấp thông tin từ thư điện tử, tin tức đến giáo dục, tài chính trong khi Microsoft cũng có cổng thông tin MSN. Nếu sáp nhập, cả hai bên đều có những mảng dịch vụ trùng lắp cần phải dẹp bỏ, rất tốn kém. Chính trị - Pháp luật: Năm 1998, Microsoft đã bị thua trong vụ kiện chống độc quyền đối với sản phẩm hệ điều hành. Liệu rằng Microsoft và Yahoo có bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ cũng như các cơ quan chức năng của Châu Âu “sờ gáy” nếu thỏa thuận này được tiến hành? Ý tưởng và sự nỗ lực: Trước đây cả Microsoft và Yahoo đều đã không ngừng nỗ lực hết sức cải tiến các công cụ tìm kiếm và quảng cáo dựa trên công cụ tìm kiếm của mình nhưng vẫn không vượt được Google. Rõ ràng là cả Microsoft và Google đều đang thiếu những bộ óc để đưa họ vượt qua Google. Vậy thì việc hai tập đoàn này phối hợp với nhau đâu có hiệu quả gì? Trong ngắn hạn, việc kết hợp hai bộ phận tìm kiếm sẽ là một việc làm không hề dễ mà lại tốn khá nhiều thời gian. Microsoft cho rằng, việc hãng mới đây mua lại công ty quảng cáo aQuantive và công ty công nghệ nhận diện giọng nói Tellme sẽ giúp hãng có thể dễ dàng tích hợp bất kỳ một “người ngoài” nào khác. Nhưng việc tính hợp Yahoo thì rõ ràng không phải đơn giản như vậy. Sự thật là công cụ tìm kiếm kết hợp của Yahoo và Microsoft có thể sẽ có ưu thế nhờ trung tâm dữ liệu mạnh hơn và hiệu quả hơn, nhưng chỉ đơn thuần như vậy thì chưa hẳn là đã có thể thu hút lượng truy cập lớn hơn. Ngoài việc phân tích những lợi ích và khó khăn trong quyết định đầu tư này, còn cần quan tâm đến giá mua lại Yahoo. Ban đầu Microsoft dự kiến mức giá 50 tỷ USD, sau đó theo tính toán và phân tích thì lợi nhuận và giá trị thị trường của Yahoo đã giảm mất 50% sau nhiều quý thua lỗ, mức giá cuối cùng Microsoft đưa ra là 44,6 tỷ USD và cho rằng đây là một mức giá hợp lý. Bất ngờ là Yahoo đã từ chối mức giá này với lý do quá thấp so với giá trị của Yahoo. Đây chính là lý do đến giờ phút này cuộc thương lượng sáp nhập của hai bên vẫn chưa đi đến hồi kết thúc. Mặc dù cả hai bên đều thấy được những thiệt hại khi không sáp nhập cũng như những lợi ích trông thấy khi “hai trong một”. Trước tình hình đó thì Microsoft đã đưa ra hạn chót buộc gã khổng lồ trực tuyến phải có câu trả lời chính thức là ngày 26/4 này. Chúng ta hãy chờ xem kết quả, liệu rằng quyết định đầu tư này có được thực hiện không? III. Kết luận. Mặc dù chỉ là một tình huống nhỏ, mới chỉ nêu lên được một vài khía cạnh của hoạt động quản trị đầu tư của công ty đa quốc gia trong tổng thể hoạt động quản trị tài chính công ty đa quốc gia nhưng nó cũng giúp cho người đọc có thể hiểu hơn tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của hoạt động quản trị đầu tư nói riêng và hoạt động quản trị tài chính trong công ty đa quốc gia nói chung. Tình huống mới chỉ chú trọng vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, hoạt động quản trị đầu tư trong công ty đa quốc gia. Tuy có mặt hạn chế là chưa đi sâu vào phân tích được các chỉ tiêu tài chính, chi phí tài chính, phân tích các luồng tiền để xem xét đầu tư có mang lại thêm giá trị cho doanh nghiệp hay không... nhưng người đọc vẫn có được cái nhìn bao quát về về việc thực hiện một quyết định đầu tư ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30418.doc
Tài liệu liên quan