Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost tại phường 2, Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 1 - CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế phát triển kinh tế - Xã hội, đô thị hóa - Công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ tại tỉnh Đồng Tháp nói chung và thành phố Cao Lãnh nói riêng, nhiều vấn đề môi trường bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp…và các ảnh hưởng đến phát triển bền vững trong đó chất thải rắn đô

pdf80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost tại phường 2, Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị là một trong những vấn đề quan trọng. Tại Phường 2, TP Cao Lãnh. Với dân số 14.432 người, hàng ngày thải ra một lượng chất thải rắn, khoảng 16 tấn/ngày. Cho đến nay, toàn bộ lượng chất thải rắn này, sau khi được thu gom từ nhiều nguồn thải khác nhau ( hộ dân, chợ, khu thương mại, văn phòng, trường học, cơ sở y tế…) đều được vận chuyển và đổ về bãi rác Quãng Khánh, TP Cao Lãnh. Với hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Cao Lãnh hiện nay cần phải cải thiện công tác thu gom và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Từ những cơ sở trên cho thấy việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn là một yêu cầu thực tiễn và mang tính hợp lý cao. Phân loại chất thải rắn tại nguồn không chỉ làm giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tái chế tái sử dụng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn cũng giúp nâng cao nhận thức cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những vấn đề trên, thực hiện Đề tài “Phân loại rác tại nguồn và xử lý rác hữu cơ thành phân compost trên địa bàn Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp” là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay đồng thời xử lý tận thu nguồn năng lượng lâu dài. Thực hiện thí điểm tại Phường 2 vì đây là khu vực trung tâm phát triển kinh tế và làm cơ sở để nhân rộng trên toàn địa bàn TP Cao Lãnh. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 2 - 1.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác vệ sinh đô thị và bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn đô thị, nâng cao hiệu quả tái chế lượng CTR có khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost và tận dụng triệt để các loại CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng, góp phần làm giảm khối lượng rác đưa đến bãi chôn lấp. 1.3. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Mục tiêu chính của đề tài là phân loại rác tại nguồn, xây dựng và triển khai thử nghiệm mô hình công nghệ xử lý rác thải hữu cơ thành phân compost trong điều kiện Việt Nam. 1.4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI - Nghiên cứu và triển khai thực hiện phân loại rác, tổ chức thu gom rác phân loại tại hộ gia đình và xử lý của “ Dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn” trên địa bàn Phường 2, TP Cao Lãnh. Đồng Tháp. - Ứng dụng công nghệ xử lý CTR bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T (Anoxy Bio Technology) và quá trình ủ hiếu khí (cấp khí tự nhiên) để xử lý CTR hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nguồn CTRSH từ khu dân cư. Theo dõi các thông số thực nghiệm và điều khiển để quá trình phân hủy diễn ra tốt. Ghi nhận tỷ lệ thu hồi compost/CTR ủ. So sánh kết quả của biện pháp ủ yếm khí tuỳ nghi – A.B.T và quá trình ủ hiếu khí ( cấp khí tự nhiên ). 1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 1.5.1. Địa điểm: Phường 2, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu của luận văn là quy trình phân loại rác tại nguồn, đặc biệt quan tâm chủ yếu đến thành phần dễ phân hủy sinh học và mô hình ủ chất thải theo từng mẻ. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 3 - 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Dùng các vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ thành phân compost. Đây là phương pháp xử lý rác đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giảm lượng lớn rác thải chôn lấp tại bãi rác. - Giảm được việc sử dụng phân bón hoá học, tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. - Tính kinh tế (bán phân bón, giảm chi phí vận chuyển và chi phí cho các bãi chôn lấp). Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 4 - CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN COMPOST 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC DỰ ÁN Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thuộc miền Tây Nam Bộ - Đồng bằng sông cửu Long là một khu vực trung tâm phát triển kinh tế của Tỉnh nhưng điều kiện cơ sở hạ tầng, mức sống cũng như nhận thức của người dân không ngang nhau. Có nhiều hẽm nhỏ, tuyến đường chưa được đầu tư nên không chỉ ảnh hưởng đến giao thông đi lại mà còn ảnh hưởng đến công tác thu gom rác. Để phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Phường 2, TP Cao Lãnh. Dự án đã thực hiện thí điểm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải hữu cơ thành phân compost với công suất 1 tấn/ ngày. Đối với rác sinh hoạt sau khi đã phân loại thì một phần rác hữu cơ ( khoảng 1 tấn/ ngày) được đưa vào xưởng xử lý thành phân compost, phần còn lại ủ luống tự nhiên. Phần rác vô cơ đưa vào xử lý chung với bãi rác hiện hữu. Được sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu và Chương trình quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam và 10% vốn đối ứng của UBND TP.Cao Lãnh. BLH dự án TP.Cao Lãnh thực hiện Dự án thí điểm “Phân loại rác tại nguồn và xử lý rác hữu cơ thành phân compost” tại Phường 2, thành phố Cao Lãnh với mục tiêu tổng thể của dự án là góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khoẻ người dân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Và 02 mục tiêu cụ thể đặt ra trong dự án là: 1) Nhận thức người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên. 2) Rác được phân loại tại hộ gia đình, được thu gom và xử lý. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 5 - 2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 2.2.1. Hoạt động 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động BVMT - Khảo sát nhận thức cộng đồng và hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án - Thiết kế tài liệu tuyên truyền, tập huấn và tổ chức tập huấn. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động bảo vệ môi trường. 2.2.2. Hoạt động 2: Tổ chức PLR tại hộ gia đình, tổ chức thu gom và xử lý - Tổ chức lấy ý kiến người dân và hội thảo chuyên đề về mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại. - Điều tra thái độ chấp nhận của người dân đối với dự án, thành phần, khối lượng rác tại địa bàn dự án. - Thiết kế tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phân loại và tổ chức tập huấn, - Ký cam kết thực hiện phân loại rác cả địa bàn và thí điểm PLR tại trường học, cụm dân cư. - Trang bị, hỗ trợ dụng cụ chứa và vận chuyển rác phân loại. - Triển khai thực hiện phân loại rác, tổ chức thu gom rác phân loại tại hộ gia đình và xử lý. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 6 - 2.3. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 2.3.1. Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Phường 2, Thành Phố Cao Lãnh Phường 2 có diện tích 0,53 ha, trong đó có 01 khu vực chợ trung tâm. Với dân số 14.432 người/2.200 hộ dân, hàng ngày thải ra một lượng chất thải rắn khoảng 16 tấn/ngày. a. Hệ thống lưu giữ chất thải rắn Hiện tại, các gia đình thường sử dụng thùng chứa rác thải bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre, nứa… Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các túi xốp, nilon để chứa chất thải rắn. Ở nhiều nơi các hộ sử dụng chung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi rồi đổ thành đống tại một điểm nhất định. Tuy nhiên hầu hết các loại chất thải rắn đều chưa được phân loại. Các loại chất thải không có giá trị hoặc có giá trị thấp được tập trung lưu giữ trong thùng chứa hoặc trong các túi nilon. Khi đến thời gian thu gom rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các bọc nilon buộc chặt để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những người nhặt ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất mỹ quan đô thị. Đối với các loại rác có thể bán được, người dân phân loại ra để bán phế liệu. Một số gia đình khá giả thường không lưu giữ những loại phế liệu này, họ thường bỏ chung vào rác sinh hoạt hàng ngày. Tại chợ, do diện tích kinh doanh hạn chế nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân quét rác tại các quầy sạp, hốt rác vào thùng, hoặc cần xé trên xe đẩy nhỏ (những đường hẹp, nhỏ, khó đi) rồi đổ vào thùng lớn đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 7 - Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó hầu hết rác đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240L. Rác bệnh viện và các cơ sở y tế được lưu giữ trong các thùng nhựa màu vàng (rác y tế) và màu xanh (rác sinh hoạt) với các thùng có dung tích khác nhau. b. Hệ thống thu gom và xử lý rác đô thị Hiện nay, việc thu gom rác thải trên địa bàn phường 2 do 02 đơn vị phụ trách, đó là Chi nhánh 2 Công ty TNHH một thành viên cấp nước và môi trường đô thị Đồng Tháp (thu gom rác phố, hộ gia đình, cơ sở sản xuất - kinh doanh) và Công ty TNHH Hoàng Anh (thu gom rác chợ - theo chủ trương xã hội hóa). Từ khâu thu gom, vận chuyển rác từ các chợ, hộ gia đình, đường phố, cơ sở sản xuất - kinh doanh, ... để được thực hiện chung và chuyển đến điểm cuối cùng để xử lý là bãi rác Quảng Khánh (diện tích 04 ha), cách trung tâm thành phố 02 km. Biện pháp xử lý rác hiện nay là rác sau khi đưa về bãi sẽ có một đội thu nhặt phế liệu để thu gom những vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng, phần còn lại sẽ được phun xịt thuốc Tocazeo (TC-Z) để khử mùi hôi và hạn chế ruồi, phân những loại có thể đốt thì cho đốt và phần còn lại là chôn. Thực hiện với tổng số phương tiện như sau: 6 xe ép rác, 21 xe ba gác đẩy tay. Thời gian thu gom được chia làm 2 đợt: - Đợt 1: (Thu gom rác chợ): 9h – 14h - Đợt 2: (Thu gom rác phố): 17h – 24h. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 8 - 2.3.2. Quy trình thu gom rác hiện tại trên địa bàn Phường 2 a. Quy trình thu gom rác chợ Thuyết minh quy trình: Công nhân quét rác tại các quầy sạp, hốt rác vào thùng, hoặc cần xé trên xe đẩy nhỏ (những đường hẹp, nhỏ, khó đi) rồi đổ vào thùng lớn đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý. Rác tại các quầy sạp Thùng/cần xé trên xe đẩy nhỏ Thùng rác công cộng ( 660 lít ) XE ÉP RÁC BÃI RÁC Chôn lấp, tiêu hủy đổ vào Vận chuyển Xử lý Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 9 - b. Quy trình thu gom rác phố Thuyết minh quy trình: Công nhân dùng xe ba gác đẩy tay vào các hẻm nhỏ thu gom rác tại nhà dân, rồi tập trung rác ở đầu đường lớn để đổ vào thùng rác 660l. Tại các đường lớn người dân đổ rác trực tiếp lên xe ép rác, hoặc đổ vào thùng rác 660l để cặp vĩa hè. Rác vĩa hè được công nhân quét đổ vào xe ba gác đẩy tay. Rác sau khi được thu gom vào các thùng 660l, xe ép rác đến lấy và vận chuyển về bãi rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp, tiêu hủy. Nhà dân Các hẻm nhỏ Đường lớn XE BA GÁC Thùng rác công cộng ( 660 lít ) XE ÉP RÁC BÃI RÁC Thu gom Đổ trực tiếp Đổ vào Đổ trực tiếp Đổ trực tiếp Vận chuyển Chôn lấp, tiêu hủy Xử lý Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 10 -  Hệ thống tổ chức quản lý dự án Cơ chế thực hiện, điều hành dự án  Để dự án mang tính bền vững phải có sự tham gia của cộng đồng như sau:  Cộng đồng tham gia đóng góp vào dự án trong công tác BVMT - Các Ban ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chung ở địa bàn dự án. - Tích cực đóng góp ý kiến về cách thu gom và xử lý rác thải được phân loại, cũng như việc sắp xếp bố trí các thùng rác công cộng. BAN LIÊN HIỆP TỔ PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TỔ PHỤ TRÁCH PHÂN LOẠI RÁC UEPP-VIỆT NAM NHÓM TNV, CTV CỘNG ĐỒNG NHÓM TNV, CTV NHÓM TNV, CTV NHÓM TNV, CTV TỔ PHỤ TRÁCH QUỸ TÍN DỤNG VỆ SINH VĂN PHÒNG DỰ ÁN Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 11 - - Tham gia góp ý kiến dự thảo các tài liệu tuyên truyền của dự án, để dự án biết được mức độ tiếp thu và cách thức để dự án có thể cận với cộng đồng, đồng thời nhận được sự ủng hộ, nhiệt tình tham gia của cộng đồng. - Các Ban ngành, đoàn thể xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở và những nơi công cộng; tổ chức vận động san lắp những nơi ao tù, nước đọng và phát hoang cây xanh, bụi rậm. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người dân tích cực tham gia thực hiện thí điểm phân loại rác tại Hộ gia đình và bỏ rác đúng nơi quy định. - Công ty TNHH Một Thành viên cấp nước- MTĐT Đồng Tháp là một đối tác để phối hợp triển khai thi công xây dựng xưởng ủ phân vi sinh.  Tính bền vững của dự án Các hoạt động đề xuất trong dự án đều rất cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường hiện tại và trong tương lai. Như hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm mục đích làm cho người dân hiểu biết nhiều hơn nữa về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và công tác bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của một tổ chức hay cá nhân nào mà là trách nhiệm và quyền lợi của cả cộng đồng. Thực hiện phân loại rác, tất cả mọi người đều biết sinh hoạt hàng ngày của con người đã sản sinh ra rác và nơi nào có diễn ra hoạt động sống của con người là nơi đó có rác. Đi đôi với sự phát triển thì dân số ngày càng tăng nhưng diện tích đất và nguồn tài nguyên để sản xuất các nguyên vật liệu thì không tăng. Khi thực hiện phân loại rác sẽ làm cho chúng ta thấy được những giá trị tiềm ẩn trong rác như những nguồn nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng, nguồn nguyên liệu để ủ phân vi sinh để làm phân bón cho cây trồng, cải tạo đất và chúng ta không phải tốn nhiều diện tích đất cho việc chôn lấp rác, ...Vì vậy việc phân loại rác là một cách để thể hiện trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường. Trong khuôn khổ dự án, thì chỉ Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 12 - thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình và thực hiện thu gom. Nhưng để dự án mang tính bền vững và nhận được sự ủng hộ cao của người dân về mục đích dự án, về phía UBND Thành phố sẽ có thêm công đoạn theo sau dự án đó là dùng rác hữu cơ phân loại để ủ phân vi sinh. Các loại rác thải hữu cơ nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng muốn được tận dụng theo hướng chế biến thành phân hữu cơ thì phải được phân loại và trải qua một quá trình ủ bằng kỹ thuật đặc biệt gọi là công nghệ composting Công nghệ này được thực hiện nhiều phương pháp cổ truyền và hiện đại khác nhau nhưng đều phải tuân theo một nguyên lý rác hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ nhờ nhiệt độ, hệ sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ, đó là một quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ của tàn tích/ xác hữu cơ thành chất hữu cơ mới gọi là hữu cơ mùn chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và cung cấp cho cây trồng một cách từ từ khi bón chất mùn này vào đất.  Tính bền vững của các hoạt động thực hiện trong dự án Do thói quen lâu đời của người dân là chỉ thu gom rác, dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên sinh hoạt của gia đình mà ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho cộng đồng còn hạn chế, chưa biết thực hiện phân loại rác theo khoa học, hướng dẫn. Vì vậy, thay đổi nhận thức của cộng đồng là một vấn đề quan trọng để đem lại thành công của dự án và đảm bảo cho dự án được bền vững. Đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên phải là những người nhiệt tình với công tác bảo vệ môi trường, ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và kiên trì nhẫn nại, khôn khéo trong công tác tuyên truyền vận động. Các tổ công tác phải đưa ra được những hoạt động, cách thức hướng dẫn hết sức cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ để cho người dân dù ở trình độ nào cũng có thể dễ dàng tiếp thu và thực hiện. Ban Liên Hiệp dự án xây dựng kế hoạch, thiết kế những tài liệu tuyên truyền cho cộng đồng dân cư, thiết kế những tài liệu tập huấn, sổ tay hướng dẫn thực hiện Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 13 - phân loại rác, quy trình vận hành xưởng ủ phân vi sinh cho đội ngũ CTV- TTV, cán bộ các Ban ngành; đoàn thể chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia góp phần bảo đảm sự bền vững dự án đến khi kết thúc và chuyển giao dự án để tiếp tục nhân rộng. Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương cũng tích cực hổ trợ các ngành chức năng: Công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước Môi Trường Đô Thị Đồng Tháp, Tổ tín dụng vệ sinh, Tổ phân loại rác để quản lý, giám sát việc thực hiện phân loại rác tại Hộ gia đình, hoạt động vận hành xưởng ủ phân vi sinh là rất quan trọng nhằm góp phần cho dự án được bền vững hơn.  Vấn đề giới được đưa vào việc hoạch định, thực hiện, và quản lý dự án Công tác giáo dục, tuyên truyền vận động cộng đồng trong việc thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn phải được đặt lên hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Chương trình giáo dục cần đưa vào các trường phổ thông và đại học để giảng dạy cho thanh thiếu niên như tuyên truyền dân chúng cần phải được xây dựng, thiết kế theo nguyên tắc: Rõ, gọn, hấp dẫn để thu hút sự chấp nhận và khơi dậy ý thức vì lợi ích cộng đồng, vì lợi ích bản thân mình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bởi do phụ nữ là người trực tiếp làm công việc nội trợ nhiều hơn như nấu ăn, quét dọn vệ sinh...Trẻ em thì cần phải giáo dục ý thức từ nhỏ, các chương trình giáo dục được xây dựng theo tuổi học: ở bậc mẫu giáo, cấp I thì chương trình giáo dục gồm nhiều hình vẽ, câu chuyện đơn giản, bài hát, vở kịch vui khiến trẻ em dễ nhớ và dễ thực hành ở gia đình và nơi công cộng, ở bậc trung học - đại học thì chương trình giáo dục mang tính đạo đức, nhân văn và pháp lý để các thanh niên trở thành những công dân có ý thức và nghĩa vụ thực hiện việc thu gom và phân loại rác, đồng thời tham gia công tác tuyên truyền, cổ động dân chúng quanh mình. Chính vì vậy khi các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Đây là 1 chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 14 - Trong xã hội cần xem xét sự cân bằng giới tính, giữa nam giới và phụ nữ nên đóng vai trò ngang nhau trong sự phát triển của xã hội. Điều quan trọng không những phụ nữ phải được thông tin và tham vấn, mà còn tham gia một cách bình đẳng vào các quyết định theo then chốt dự án. Nếu không có sự tham gia của phụ nữ vào mọi cấp độ của dự án thì có thể làm giảm hiệu quả hoạt động. Nói như vậy không phải phụ nữ tham gia nhiều vào các hoạt động là bình đẳng giới, đối với công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện phân loại rác thì đối tượng chính là phụ nữ. Mặc khác cung tham gia thực hiện phân loại rác thì đối tượng chính là phụ nữ. Mặc khác cũng cần phải khuyến khích sự nhiệt tình của các đối tượng là Nam giới tham gia vào các hoạt động phân loại rác tại gia đình, để phụ nữ dành thời gian tiếp cận, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo và nghiên cứu các hoạch định. Trong Ban Liên Hiệp cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ có nhiệt tâm và cơ cấu đủ thành phần như phụ nữ, thanh niên, giáo viên, cựu chiến binh,…để tham gia vào công tác điều hành, quản lý và tuyên truyền, vận động cộng đồng.  Việc kết nối đô thị và trao đổi thông tin trong thực hiện dự án. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động bảo vệ môi trường như: văn nghệ, hội thi, phát tài liệu tuyên truyền, bản quang báo, panô, phát tờ bướm, sổ tay, phát chương trình phóng sự, chữ tuyên truyền. Ban Liên Hiệp Dự Án kết hợp các ngành chức năng tổ chức các buổi tập huấn về công tác tuyên truyền- giáo dục truyền thông môi trường, một số kỷ năng và những kiến thức cơ bản về môi trường, tổ chức 02 đợt trao đổi kinh nghiệm và tham quan thực tế những hoạt động cải thiện môi trường tại Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thị Xã Bạc Liêu; công ty công trình đô thị Ninh Thuận, Ban Quản lý dự án Thành phố Quy Nhơn. Trong các đợt tham quan này, các tham dự viên đã nghe các chuyên gia về xử lý rác thải trình những kiến thức liên quan đến lĩnh vực như:Rác thải đô thị; hướng dẫn cách phân loại rác; cách bố trí thùng rác công cộng, phương thức vận chuyển rác sau khi phân loại rác; cách bố trí thùng rác công cộng, phương thức vận Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 15 - chuyển rác sau khi phân loại, kỹ thuật ủ phân vi sinh bằng biện pháp sinh học yếm khí tùy nghi A-B-T. Đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm môi trường ở các bãi rác hở, từ đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc vận động người dân phân loại rác tại nguồn. Với các chủ đề liên quan đến công tác truyền thông môi trường và những kiến thức liên quan về lĩnh vực môi trường, Ban liên hiệp giới thiệu và chia sẽ những kinh nghiệm được tham quan thực tế với các Ban liên hiệp dự án DATTN những công việc trọng tâm như: các hoạt động tuyên truyền- giáo dục truyền thông, giải pháp vận động người dân tham gia nhiệt tình phân loại rác tại Hộ gia đình, quy trình thu gom và vận chuyển rác, phương pháp ủ phân vi sinh.  Những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án - Người dân không nhiệt tình tham gia các hoạt động của dự án. - Khách vảng lai đến địa bàn dự án có hành động gây mất vệ sinh. - Người dân thực hiện phân loại rác không đúng hướng dẫn. 2.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN COMPOST 2.4.1. Rác thải hữu cơ sinh hoạt a. Định nghĩa Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của các chất hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người. Chúng không được con người sử dụng nữa và vứt thải trở lại môi trường sống, gọi là rác thải hữu cơ sinh hoạt.  Đặc điểm của rác thải sinh hoạt hữu cơ: - Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác thải rất lớn so với các loại rác thải vô cơ khác. - Rác hữu cơ sinh hoạt là những vật liệu dễ phân hủy, thối rữa. - Khó được thu gom phân loại riêng tại nguồn, gây khó khăn cho việc xử lý rác. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 16 - - Rác thải hữu cơ sinh hoạt sẽ rất khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn.  Mục đích của việc thu gom phân loại và tận dụng rác thải hữu cơ sinh hoạt làm phân compost. - Thu gom, phân loại riêng rác thải hữu cơ sinh hoạt nhằm góp phần cải thiện môi trường sống của cộng đồng: sạch, vệ sinh, văn minh. - Rác thải hữu cơ được phân loại riêng tại nguồn nhằm thuận lợi và nâng cao chất lượng sản xuất phân hữu cơ có từ nguồn rác thải này. - Việc tận dụng được rác thải hữu cơ nhằm giảm công vận chuyển rác và diện tích chôn rác. - Phân hữu cơ được chế biến từ nguồn rác thải hữu cơ sinh hoạt góp phần cung cấp thêm một lượng phân hữu cơ an toàn, có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp. b. Công nghệ ủ và chế biến rác thải hữu cơ Các loại rác thải hữu cơ nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng muốn được tận dụng theo hướng chế biến thành phân hữu cơ thì phải trải qua một quá trình ủ bằng kỹ thuật đặc biệt gọi là công nghệ composting. Công nghệ này được thực hiện nhiều phương pháp cổ truyền và hiện đại khác nhau nhưng đều phải tuân theo một nguyên lý rác hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ nhờ nhiệt độ, hệ sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ, đó là một quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ của tàn tích/ xác hữu cơ thành chất hữu cơ mới gọi là hữu cơ mùn chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và cung cấp cho cây trồng một cách từ từ khi bón chất mùn này vào đất. Quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ từ những rác thải hữu cơ có thể tóm tắt như sau: Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 17 - (Hình 2.1. Quy trình công nghệ composting) 2.4.2. Phân compost Phân compost là một hỗn hợp bao gồm các khoáng chất và chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân huỷ tự nhiên các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh có hại, không lôi cuốn côn trùng, có thể lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng cũng như làm tăng thêm độ màu mỡ cho đất. 2.4.2.1. Các khái niệm a. Ủ hiếu khí Là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ nhờ quá trình vi sinh vật khi có mặt của ôxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải hiếu khí này là CO2, NH3, nước, nhiệt, các chất hữu cơ đã ổn định và sinh khối vi sinh vật. b. Ủ yếm khí Là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật khi không có mặt của ôxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là CH4, CO2, NH3, một vài loại khí Rác hữu cơ sinh hoạt Chất hữu cơ mới Nguyên liệu hữu cơ kích thước lớn Nguyên liệu hữu cơ mịn, hạt nhỏ Dùng làm giá thể hữu cơ trồng cây chậu hoặc bón cải tạo đất Nguyên liệu hữu cơ mịn, hạt nhỏ ủ phân Nước + t0 + vi sinh vật + 10 - 20% phân NPK + chế phẩm VSV Đóng gói Đóng bao sàng Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 18 - khác với số lượng rất nhỏ, các axit hữu cơ, nhiệt, các chất hữu cơ ổn định và sinh khối vi sinh vật. NH3 được tạo ra cả trong điều kiện hiếu khí và cả trong điều kiện yếm khí. Chúng nhanh chóng được các vi khuẩn nitrát hóa có trong khối ủ chuyển thành NO3- Ủ hiếu khí thường xảy ra nhanh, ủ yếm khí thường kéo dài thời gian c. Ủ compost Ủ compost được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm soát của con người, sản phẩm giống như mùn được gọi là compost. Quá trình diễn ra chủ yếu giống như phân hủy trong tự nhiên, nhưng được tăng cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật. 2.4.2.2. Ưu điểm và nhược điểm ủ chất thải a. Những ưu điểm Cả quá trình ủ hiếu khí và ủ yếm khí đều có những ưu điểm :  Làm ổn định chất thải: Chất thải hữu cơ qua quá trình phân giải (yếm khí hoặc hiếu khí) sẽ gây chua, các chất thải này dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên, khó có thể kiểm soát được. Do đó môi trường tự nhiên rất dễ bị ô nhiễm bởi chất thải, khi chất thải đã được ủ, nhờ hoạt động sống của vi sinh vật, các chất thải sẽ được chuyển hóa sang trạng thái ổn định. Khi đưa vào môi trường đất sẽ không gây ô nhiễm, và có lợi cho cây trồng.  Ức chế hoặc tiêu diệt mầm bệnh: Chất thải hữu cơ thường được xem như một môi trường tự nhiên rất tốt cho những mầm bệnh ( vi sinh vật gây bênh, giun, sán, các loài ký sinh trùng khác). Khi chất thải được đưa vào ủ, các loại vi sinh vật và các sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt được tạo ra do quá trình phân hủy chất thải hữu cơ. Các vi sinh vật gây Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 19 - bệnh thường có nhiệt độ phát triển trong khoảng 30 – 40 oC. Khi khối ủ qua thời gian 3 – 4 ngày, nhiệt độ đã có thể tăng đến 50 – 60 oC. Ở nhiệt độ này, phần lớn các vi sinh vật gây bệnh trong chất thải sẽ bị tiêu diệt. Số còn lại sẽ bị tiêu diệt dần do nhiệt độ kéo dài trong nhiều ngày.  Làm tăng chất lượng dinh dưỡng cho cây trồng: Chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K ở trong chất thải hữu cơ thường tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ. Cây trồng không có khả năng sử dụng chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển, chúng chỉ có thể sử dụng các chất dinh dưỡng ở trên dạng muối vô cơ hòa tan. Chất thải hữu cơ sau khi ủ sẽ có sự chuyển hóa hóa học rất cơ bản, các hợp chất hữu cơ sẽ bị phân giải, giải phóng N, P, K và chúng sẽ được các loài vi sinh vật khác chuyển hóa sang dạng các chất vô cơ hòa tan, khi đó thực vật mới có khả năng sử dụng để tiến hành các quá trình đồng hóa, một phần các chất dinh dưỡng trên vẫn còn nằm trong các hợp chất hữu cơ khó tan trong nước. Vì vậy, chúng khó bị rửa trôi trong nước , chúng được lắng xuống và được phân giải dần dần tạo nên hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng cao.  Làm giảm độ ẩm cho khối ủ: Các chất thải như phân gia xúc, gia cầm, cặn bùn, phân hầm cầu thường chứa 80 – 95% là nước, các chất thải chứa nhiều nước sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, thu gom, và rất dễ bị phân hủy sinh học, tạo nên mùi rất khó chịu. Khi các chất thải này qua quá trình ủ nước sẽ được tách ra khỏi chất rắn nhờ nhiệt độ của khối ủ. Đây được xem như quá trình sấy tự nhiên, rất tiết kiệm và rất hiệu quả. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ phân compost như: - Ảnh hưởng của độ ẩm (độ ẩm tối ưu từ 52 – 58%) - Ảnh hưởng của nhiệt độ (nhiệt độ tối ưu là 40 – 550C) - Làm thoáng và kích thước hạt Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 20 - - Tốc độ tiêu thụ oxy (nhu cầu oxy trong t._.hời tiết ấm sẽ cao hơn trong lúc lạnh) - Mức độ và tốc độ ủ b. Những hạn chế Chất lượng phân ủ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các chất thải đem vào ủ. Chất thải chứa các kim loại nặng và độc hại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân compost và phát sinh độc tố ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Trong quá trình ủ xảy ra rất nhiều phản ứng sinh hóa. Lượng nitơ mất mát không được bù đắp như trong tự nhiên. Trong quá trình ủ thường tạo ra một lượng khí có mùi hôi thối và một lượng nước ở đáy khối ủ, cả khí thải và nước đọng đều phải được xử lý. Do đó tốn chi phí để xử lý. 2.4.2.3. Sự phát triển của vi sinh vật khi ủ chất thải Vi sinh vật có lợi: là toàn bộ các loài vi sinh vật có khả năng phân giải vật chất hữu cơ có trong chất hữu cơ như protein, lipit, gluxit. Các vi sinh vật này tạo ra những loại enzim tương ứng để thủy phân chúng, tạo ra những sản phẩm khác nhau. Chúng bao gồm cả vi khuẩn, nấm sợi, xạ khuẩn và cả nấm men, trong đó chủ yếu là các loài vi khuẩn. Ở giai đoạn đầu, các loài vi sinh vật sẽ tăng rất nhanh về số lượng, nhiệt độ sẽ tăng dần đến nhiệt độ tối đa khoảng 60 – 65 oC. Ở nhiệt độ này, phần lớn vi sinh vật ưa ấm bị tiêu diệt, còn lại những vi sinh vật ưa nóng phát triển. Các loài vi sinh vật này thay phiên nhau phân giải chất thải và chuyển chúng dần dần đến trạng thái ổn định. Vùng 1: Sự phát triển của các loài vi sinh vật ưa ẩm. Vùng 2: Sự phát triển của các loài vi sinh vật ưa nóng. Vùng 3: Sự phát triển trở lại của các loài vi sinh vật ưa ẩm. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 21 - (Hình 2 .2 . Sự phát triển của vi sinh vật theo thời gian) Tùy theo khí hậu vùng ta tiến hành ủ chất thải, thời gian đầu có thể kéo dài 3 – 7 ngày, thời gian kế tiếp bất đầu từ ngày thứ 5 trở đi. Sau đó nhiệt độ sẽ giảm dần và luôn thay đổi trong khoảng 25 – 45 oC. Theo đó, số loài vi sinh vật cũng tăng, giảm liên tục. Các loài vi sinh vật có hại: bao gồm các loài vi sinh vật gây bệnh và các loài có hại khác. Chúng đi vào thành phần chất thải chủ yếu từ nguyên liệu, và một số lượng không nhiều đi vào chất thải qua con đường không khí. Các chất thải hữu cơ này có thể bao gồm cả phân người và gia xúc, do đó các vi sinh vật gây bệnh sẽ theo phân nhiễm vào chất thải. Các vi sinh vật gây bệnh và một số sinh vật khác (như động vật nguyên sinh) thường phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ ôn hòa. Do đó, khi nhiệt độ của khối ủ tăng cao (Khoảng 60 – 65oC) thì chúng sẽ bị tiêu diệt. 2.4.2.4. Các phương pháp ủ Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang phát triển 3 nhóm phương pháp ủ chất thải đô thị để làm phân bón: - Chất thải được ủ ngoài trời theo từng đống hoặc theo luống có thổi khí hoặc không thổi khí. - Chất thải được ủ trong bể ủ có thổi khí cưỡng bức. - Chất thải được xử lý theo quy mô công nghiệp. Nhiệt độ 1 2 3 10 20 40 50 60 Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 22 - a. Ủ ngoài trời Phương pháp ủ ngoài trời là phương pháp có chất thải đổ thành từng luống hoặc thành từng đống, phương pháp này có thể thổi khí hoặc không thổi khí. Trong phương pháp thổi khí, người ta thường tiến hành đảo trộn để làm tăng khả năng oxy hóa sinh học. ( Hình 2.3. làm phân vi sinh bằng dãy ủ - dãy ủ có lớp che phủ) b. Chất thành đống không thổi khí Đây là phương pháp ủ thủ công. Trong quá trình ủ tự nhiên này, nhiệt độ trong khối ủ tăng rất nhanh vì thời gian đầu độ ẩm còn rất cao nên các loài vi sinh vật thường phát triển mạnh, trong đó vi khuẩn chiếm với số lượng nhiều. Nhiệt độ tối ưu cho sự phân hủy rác là 45 – 550C. Nếu tăng nhiệt quá 550C và chưa đạt đến 450C, tốc độ phân hủy chậm lại. Khi ngưng ở nhiệt độ < 450C, sau đó tăng nhiệt độ từ 45 – 550C, vi sinh vật không bị chết, tốc độ phân hủy xảy ra tối đa, nhưng nếu đưa nhiệt độ lên > 550C, sau đó giảm nhiệt < 450C rồi lại tăng nhiệt 45 – 550C, tốc độ phân giải không tăng do trước đó ta tăng nhiệt quá 550C nhiều vi sinh vật đã chết, sự khôi phục lại là rất khó thực hiện. Khi đổ thành đống như trên, người ta để quá trình lên men tự nhiên. Cứ sau một tháng hoặc 3 tuần, người ta sẽ đào sới khối ủ, sàn để thu nhận phần khối chất Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 23 - thải đã phân hủy có kích thước nhỏ hơn 2 cm, phần hữu cơ qua sàng này được sử dụng như một loại phân hữu cơ. Cứ làm như vậy cho đến khi nào đống ủ không còn chất hữu cơ. Phần không lên men được chiếm số lượng lớn, bao gồm xà bần, giẻ rách, cao su,… người ta mang đốt và chôn. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện và không phải chi phí ban đầu, nhưng phương pháp này cũng có những nhược điểm cần khắc phục sau: - Thời gian ủ kéo dài, vì quá trình ủ là quá trình lên men tự nhiên, không có bất kỳ một tác động bên ngoài nào vào để thúc đẩy quá trình lên men nên thời gian kéo dài từ 8 tháng đến 24 tháng. - Chất thải đô thị không được phân loại trước nên chúng chứa nhiều tạp chất, chính những tạp chất này gây ra những khó khăn cho quá trình ủ và chất lượng sản phẩm. - Làm chậm quá trình ủ: quá trình ủ bị chậm lại chủ yếu do các chất độc vô cơ có trong chất ủ, làm ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. - Các chất vô cơ và hữu cơ không có khả năng phân giải lẫn vào chất thải và theo phân ủ cuối cùng, làm chất lượng phân không đồng đều và chất lượng không cao. - Những đống ủ này thường không được che đậy nên có nhiều động vật phá như: chó, mèo, chuột,…Từ đó ruồi, muỗi phát triển mạnh, rất dễ truyền bệnh từ đống ủ sang người và động vật. - Hoàn toàn không kiểm soát được tác động của khí thải ra từ đống ủ, khí thải gây ô nhiễm về mùi và tác động độc hại về hóa tính. c. Ủ thành đống có thổi khí Để khắc phục thời gian kéo dài của phương pháp trên, người ta thiết kế hệ thống phân phối khí từ phía dưới các đống chất thải. Hệ thống phân phối khí thải có thể là một ống, cũng có thể nhiều ống tùy theo khối lượng đống chất thải. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 24 - Trong trường hợp ta thổi khí mạnh, không khí sẽ đưa nhiệt lên phía trên, do đó nhiệt độ cao không ở dưới đáy đống chất thải mà ở phía trên đống chất thải. Trong trường hợp ta thổi khí nhẹ, nhiệt độ cao sẽ nằm ở giữa đống chất thải. Nhiệt độ một mặt làm tăng phản ứng hóa học và phản ứng enzym, mặt khác chúng làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật, thậm chí chúng còn tiêu diệt các vi sinh vật ưa ấm (nhất là vi sinh vật gây bệnh). ( Hình 2.4. Làm phân vi sinh theo phương pháp phân hủy hiếu khí) d. Ủ thành từng luống dài có đảo trộn thường xuyên Theo phương pháp này, người ta phân loại các chất thải trước khi đưa chúng vào ủ: - Phương pháp dùng băng tải có vận tốc chuyển động rất chậm. Hai bên băng tải là hai hàng công nhân được trang bị bảo hộ lao động, nhặt các loại chất thải không có khả năng lên men ra khỏi băng tải và được chuyển đi nơi khác để xử lý. Các chất không có khả năng lên men bao gồm: cao su, giẻ rách, đất dá, nilon,…Phương pháp này thường được áp dụng ở các nước đang phát triển. - Phương pháp sử dụng quạt gió để loại các chất có tỷ trọng cao, theo đó người ta phân ra được 3 loại: Đất, đá, gạch ở ô thu gần nguồn gió, các chất có khả năng lên men ở ô kế tiếp, còn giấy, báo và các loại nilon sẽ theo gió và thu ở cuối nguồn gió. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 25 - Người ta thu nhận các chất hữu cơ có khả năng lên men ra và đi ủ. Phía dưới những luống chất thải ủ được thiết kế hệ thống thu gom nước thải. Hệ thống này được chuyển về khu tập trung để xử lý trước khi thải chúng vào môi trường. Mỗi luống chất thải ủ này có chiều dài 20 – 30 cm, chiều rộng 2 – 3m (bằng chiều ngang của xe xáo trộn) và chiều cao khoảng 60 – 80 cm. Hằng ngày, các luống ủ này được phun các chất kích thích sự phát triển của vi sinh vật và nước để điều chỉnh độ ẩm. Độ ẩm của khối ủ trong thang đầu tiên luôn luôn được giữ trong khoảng 50 – 55oC, sau đó không cần điều chỉnh độ ẩm. Cuối thời gian ủ, độ ẩm giảm xuống < 30oC và sản phẩm được nghiền nhỏ cho kích thước đồng đều. Ngoài số lượng vi sinh vật tự nhiên có trong chất thải hữu cơ, người ta còn bổ xung nhiều vi sinh vật đặc chủng phân giải chất thải và phun chất kích thích sinh trưởng vi sinh vật được chiết xuất từ thực vật. Do đó, quá trình phân giải này thường rất ngắn (khoảng 45 ngày). Phương pháp ủ này có ưu điểm là chi phí đầu tư ban đầu không cao, dễ thực hiện và quá trình lên men khá ổn định, chất lượng sạn phẩm khá đồng đều. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thưc hiện được nếu mặt bằng xử lý rộng, xa khu dân cư. Phương pháp này cũng không quan lý khí thải mà chỉ quản lý và xử lý nước thải. Phương pháp này là phương pháp đảo trộn, không cần thổi khí nên chi phí về điện rất ít. (Hình 2.5. Luống ủ và thiết bị lật các dãy ủ) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 26 - e. Ủ chất thải trong các bể ủ Để thực hiện ủ theo phương pháp này, người ta thiết kế 1 số hạng mục công trình sau: - Khu chứa chất thải. - Hệ thống phân loại chất thải. - Hệ thống các bể ủ. - Khu vực chôn và đốt chất thải rắn không lên men. - Hệ thống ống dẫn và khu vực xử lý nước rò rỉ. - Khu vực sản xuất phân ủ. Khác với phương pháp ủ chất thải theo từng đống chất thải hình khối thang hay từng luống, phương pháp ủ chất thải trong các bể ủ thường được thực hiện trong các nhà, xưởng có mái che. Do đó hoàn toàn tách được nước mưa riêng và nước rò rỉ riêng, các quá trình khác cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Máy móc thiết bị chính phục vụ cho phương pháp này bao gồm: băng tải dùng để phân loại và vận chuyển qua từng bể ủ, các máy nghiền, sàng. Quy trình công nghệ Toàn bộ quy trình công nghệ ủ chất thải hữu cơ làm phân bón theo phương pháp ủ trong bể có thể được thực hiện theo phương pháp lên men yếm khí hoặc theo phương pháp lên men hiếu khí.  Ủ hiếu khí: Phương pháp ủ hiếu khí theo phương pháp thổi khí cưỡng bức này có nhiều ưu điểm như quá trình phân giải nhanh, ta kiểm soát được mức độ ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, sản phẩm phân ủ đồng đều. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và nhất là chi phí điện cho suốt quá trình vận hành cao. Từ đó, giá thành phân ủ còn rất cao.  Ủ yếm khí: Ủ yếm khí là phương pháp xử lý chất thải hữu cơ không cần hệ thống cung cấp không khí., hiện nay ít nơi xử dụng vì thời gian ủ kéo dài. Tuy nhiên, phương pháp Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 27 - này cũng có ưu điểm là chi phí xây dựng, chi phí vận hành không cao bằng phương pháp hiếu khí. Về kỹ thuật, phương pháp này không khác nhiều so với phương pháp hiếu khí.. Phương pháp xử lý yếm khí có hiệu quả khi trong khối chất thải chứa nhiều hợp chất dễ phân hủy. Trong phương pháp xử lý yếm khí, thường tạo ra nhiều chất khí có mùi khó chịu hơn phương pháp hiếu khí. (Hình 2.6. Mô hình ủ rác thải trong bể ủ) f. Các mô hình công nghệ trên thế giới Các mô hình công nghệ ủ compost quy mô lớn hiện nay trên thế giới được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo trạng thái của khối ủ compost tĩnh hay động, theo phương pháp thông khí khối ủ cưỡng bức hay tự nhiên, có hay không đảo trộn. Dựa trên đặc điểm, hệ thống ủ compost lại được chia thành hệ thống mở và hệ thống kín, liên tục hay không liên tục. Mô hình ủ compost hệ thống mở phổ biến nhất là các phương pháp ủ luống tĩnh, luống động có kết hợp thông khí cưỡng bức hoặc đảo trộn theo chu kỳ. Nhược điểm của hệ thống mở là chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và thời gian ủ có thể kéo dài, thường chỉ áp dụng ở quy mô nông trường, trang trại có diện tích mặt bằng lớn, xa khu đô thị. Đối với ủ compost quy mô công nghiệp trong các nhà máy lớn, hiện nay trên thế giới thường áp dụng mô hình ủ compost hệ thống kín (hay hệ thống có thiết bị Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 28 - chứa) giúp khắc phục được các nhược điểm của hệ thống mở, vận hành và kiểm soát quá trình thuận tiện. Thông thường hệ thống ủ compost kín hiện đại được thiết kế hoạt động liên tục, khí thải được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học (biofilter). Các mô hình công nghệ ủ compost hệ thống kín thường được phân loại theo nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên cấu trúc và chuyển động của dòng vật liệu. Các mô hình công nghệ phổ biến nhất là: (Hình 2.7. Thiết bị kiểu ngang) (Hình 2.8. Thiết bị quay) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 29 - CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và triển khai thực hiện phân loại rác, tổ chức thu gom rác phân loại tại hộ gia đình và xử lý của “ Dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn” trên địa bàn Phường 2, TP Cao Lãnh. Đồng Tháp. - Ứng dụng công nghệ xử lý CTR bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T (Anoxy Bio Technology) và quá trình ủ hiếu khí để xử lý CTR hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nguồn CTRSH từ khu dân cư. Theo dõi các thông số thực nghiệm và điều khiển để quá trình phân hủy diễn ra tốt. Ghi nhận tỷ lệ thu hồi compost/CTR ủ. So sánh kết quả của biện pháp ủ yếm khí tuỳ nghi – A.B.T và quá trình ủ hiếu khí ( cấp khí tự nhiên ). 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phân loại rác tại nguồn Nghiên cứu và triển khai thực hiện phân loại rác, tổ chức thu gom rác phân loại tại hộ gia đình và xử lý của “ Dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn” trên địa bàn Phường 2, TP Cao Lãnh. Đồng Tháp. Hoạt động 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động bảo vệ môi trường Hoạt động phụ 1.1. Khảo sát nhận thức cộng đồng và hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án Mục tiêu: Biết được nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nơi dự án Nhiệm vụ: Liên hệ UBND phường 2 và khảo sát thực tế Liên hệ đơn vị thu gom rác Lập phiếu khảo sát Tổng hợp, phân tích số liệu Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 30 - Tổ chức thực hiện: Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: Hội LHPN thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP, Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp, Công ty TNHH Hoàng Anh, UBND phường 2, Phòng Giáo dục - ĐT TP, 04 tổ CTV, TTV Sản phẩm cần có: 4500 phiếu khảo sát điều tra về hiện trạng môi trường; thực hiện phân loại rác tại nguồn và quy trình thu gom và vận chuyển rác. Các số liệu về địa bàn dự án Kết quả dự kiến: Biết được hiện trạng môi trường và nhận thức của việc thực hiện phân loại rác Đối tượng hưởng lợi: Ban liên hiệp dự án Rủi ro: Người dân cung cấp số liệu không chính xác Đơn vị thu gom rác không hợp tác Hoạt động phụ 1.2. Phát hành tài liệu tuyên truyền, tập huấn và tổ chức tập huấn phân loại rác, phương pháp ủ phân vi sinh. Mục tiêu: Thiết kế được tài liệu tuyên truyền và tài liệu tập huấn phù hợp CTV, TTV được trang bị kiến thức để tuyên truyền. Nhiệm vụ: Dự thảo nội dung tài liệu Gửi góp ý và thử nghiệm Sản xuất chính thức Tổ chức tập huấn Tổ chức thực hiện: Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: Hội LHPN thành phố, Phòng Văn hóa - TTTT TP, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Truyền thanh TP, Đài truyền hình Đồng Tháp, UBND Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 31 - phường 2, Phòng Giáo dục - ĐT TP, 4 khóm của UBND phường 2, Ban tuyên giáo TP, Trung tâm Văn hóa - TTTT TP, 4 trường học, XN in Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, 04 tổ CTV, TTV Sản phẩm cần có: 5200 tờ rơi, 550 sổ tay để tuyên truyền phân loại rác ủ phân vi sinh và bảo dưỡng nhà vệ sinh, 70 panô, 80 khẩu hiệu tuyên truyền, 1000 áp phích, 03 bảng quang báo được sản xuất và phát hành; treo dán trong khu dân cư và trường học; 04 lớp tập huấn và hướng dẫn người dân phân loại rác được tổ chức. Kết quả dự kiến: CTV, TTV được tập huấn kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng, kiến thức tuyên truyền, vận động Có được tài liệu tuyên truyền, tập huấn Đối tượng hưởng lợi: CTV, TTV, người dân Rủi ro: Không nhận được sự góp ý chân thành của các ngành, người dân về nội dung tài liệu tuyên truyền CTV, TTV không nhiệt tình tham gia Hoạt động phụ 1.3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động BVMT Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường Nhiệm vụ: Treo, phát tài liệu tuyên truyền Tổ chức hội thi về môi trường Trang bị sách môi trường Tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền về môi trường trong trường học, cộng đồng Tổ chức thực hiện: Đoàn Thanh niên Cộng Sản HCM thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: Hội LHPN thành phố, Phòng Văn hóa - TTTT TP, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP, Đài Truyền thanh TP, Đài truyền hình Đồng Tháp, UBND phường 2, Phòng Giáo dục - ĐT TP, 4 khóm của UBND phường 2, Ban tuyên giáo TP, Trung tâm Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 32 - Văn hóa - TTTT TP, 4 trường học, XN in Đồng Tháp, Nhà cung cấp sách, Báo Đồng Tháp, 04 tổ CTV, TTV Sản phẩm cần có: 200 sách môi trường được trang bị cho 04 khóm và 04 trường học; 18 hoạt động tuyên truyền, giáo dục BVMT được tổ chức; 01 hội thi về môi trường được tổ chức; 02 chương trình ký sự/phóng sự, 30 khẩu hiệu tuyên truyền được phát; 07 lượt đưa tin trên báo; 07 lượt thu, phát băng casset Kết quả dự kiến: Người dân nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có hơn 500 người tham gia tích cực vào hoạt động BVMT Hơn 100 người tham gia hội thi Hơn 500 người xem biểu diễn văn nghệ. Đối tượng hưởng lợi: Người dân phường 2, 04 trường học và 04 BND khóm. Rủi ro: Người dân sống tại phường 2 không nhiệt tình tham gia các hoạt động của dự án tổ chức. Khách vảng lai có hành động gây mất vệ sinh. Hoạt động 2: Tổ chức phân loại rác tại hộ gia đình và tổ chức thu gom và xử lý Hoạt động phụ 2.1. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng và Hội thảo chuyên đề về mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại Mục tiêu: Đề ra mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phù hợp Nhiệm vụ: Tổ chức lấy ý kiến, hội thảo Tổ chức thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: UBND thành phố, Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước và môi trường đô thị ĐT, Công ty TNHH Hoàng Anh, UB phường 2, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, 03 tổ công tác, 04 tổ CTV, TTV, đại diện người dân Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 33 - Sản phẩm cần có: 02 cuộc lấy ý kiến cộng đồng và 01 hội thảo về mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại Kết quả dự kiến: Nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chọn ra được mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phù hợp Đối tượng hưởng lợi: Người dân phường 2 Đơn vị thu gom rác Rủi ro: Không nhận được ý kiến đóng góp chân thành, không chọn được mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại phù hợp Đơn vị thu gom không cải tiến mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại. Hoạt động phụ 2.2. Điều tra thái độ chấp nhận của người dân đối với dự án tham gia thực hiện phân loại rác Mục tiêu: Biết được thái độ của người dân đối với dự án; thành phần, khối lượng rác tại địa bàn thực hiện dự án để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhiệm vụ: Phát phiếu phỏng vấn Thuê phân tích thành phần, khối lượng rác Tổ chức thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước và môi trường đô thị, Công ty TNHH Hoàng Anh, UB phường 2, Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ phân loại rác, 04 tổ CTV, TTV Sản phẩm cần có: 2300 phiếu phỏng vấn thái độ người dân đối với dự án 08 đợt phân tích thành phần, khối lượng rác tại khu vực dự án Kết quả dự kiến: Đưa ra được giải pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với thái độ của người dân Đối tượng hưởng lợi: Người dân phường 2. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 34 - Ban điều hành dự án Rủi ro: Người dân không nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn Cán bộ phỏng vấn không cung cấp số liệu chính xác (không phỏng vấn mà cung cấp số liệu tự tạo) Không xác định được thành phần, khối lượng rác Hoạt động phụ 2.3. Thiết kế tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác và tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại Mục tiêu: Có được tài liệu truyền, Tuyên truyền & hướng dẫn người dân phân loại rác Người dân biết được cách phân loại rác Nhiệm vụ: Dự thảo nội dung tài liệu, Gửi góp ý và thử nghiệm và in ấn Tổ chức tập huấn và hướng dẫn Tổ chức thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: Hội LHPN thành phố, Đoàn TNCS HCM TP, Phòng Văn hóa - TTTT TP, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Truyền thanh TP, Đài truyền hình Đồng Tháp, UBND phường 2, Phòng Giáo dục - ĐT TP, 4 khóm của UBND phường 2, Ban tuyên giáo TP, Trung tâm Văn hóa - TTTT TP, 4 trường học, XN in Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, 04 tổ CTV, TTV Sản phẩm cần có: 3.000 tờ bướm, 20 panô, 400 sổ tay, 01 bảng quang báo được sản xuất và phát hành; 45 hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác; 3 buổi diễn văn nghệ; 01 chương trình phóng sự; 01 lớp tập huấn được tổ chức; 10 khẩu hiệu tuyên truyền; 02 đợt đưa tin trên báo; 02 đợt phát băng casset. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 35 - Kết quả dự kiến: CTV, TTV có được tài liệu tuyên truyền Người dân biết được cách phân loại rác Đối tượng hưởng lợi: Người dân phường 2 Rủi ro: Không nhận được sự góp ý chân thành CTV, TTV không nhiệt tình tham gia Hoạt động phụ 2.4 Ký cam kết thực hiện PLR cả địa bàn và thí điểm phân loại rác tại trường học, cụm dân cư. Mục tiêu: Xác nhận sự tham gia của người dân Đánh giá rút kinh nghiệm về cách thức hướng dẫn phân loại Nhiệm vụ: Tổ chức cho người dân ký cam kết tham gia dự án Thực hiện thí điểm phân loại rác tại trường học và cụm dân cư. Tổ chức thực hiện: UBND phường 2 Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: UBND thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP, tổ phân loại rác, 04 tổ CTV, TTV Sản phẩm cần có: Các cam kết của người dân Kết quả dự kiến: 100% hộ dân ký cam kết thực hiện và có 60% người dân thực hiện phân loại rác đúng theo hướng dẫn. Đối tượng hưởng lợi: Người dân phường 2 Rủi ro: Người dân không nhiệt tình tham gia phân loại rác. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 36 - Hoạt động phụ 2.5 Trang bị, hỗ trợ dụng cụ thu gom và vận chuyển rác phân loại cho người dân thuộc địa bàn dự án Mục tiêu: Chọn được dụng cụ chứa và vận chuyển phù hợp Hỗ trợ cho người dân, đơn vị thu gom Nhiệm vụ: Chuẩn bị, Đệ trình lên EC, Thư mời thầu, thư chào thầu Đánh giá Ký kết hợp đồng , Tổ chức hỗ trợ Tổ chức thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Lãnh Đối tác điều phối/ Tổ chức hỗ trợ: Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước và môi trường đô thị, Công ty TNHH Hoàng Anh, UB phường 2, Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ phân loại rác, Hội LHPN thành phố, Đoàn TNCS HCM TP, Phòng Văn hóa - TTTT TP, Ban tuyên giáo TP, 04 tổ CTV, TTV, nhà thầu cung cấp dụng cụ Sản phẩm cần có: 4.400 thùng rác hộ gia đình; 50 thùng rác công cộng; 20 thùng rác chợ; 08 thùng rác trường học; 06 xe ba gác đẩy tay Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn ghi trên dụng cụ chứa và vận chuyển rác phân loại Kết quả dự kiến: Có được dụng cụ chứa và vận chuyển rác phân loại, nội dung hướng dẫn phù hợp Đối tượng hưởng lợi: Người dân phường 2 Đơn vị thu gom, vận chuyển rác Rủi ro: Dụng cụ không phù hợp Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn khó hiểu, khó nhớ. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 37 - 3.2.2. Quy trình xử lý rác hữu cơ thành phân compost Ứng dụng công nghệ xử lý CTR bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T (Anoxy Bio Technology) và quá trình ủ hiếu khí (cấp khí tự nhiên) để xử lý CTR hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nguồn CTRSH từ khu dân cư. Theo dõi các thông số thực nghiệm và điều khiển để quá trình phân hủy diễn ra tốt. Ghi nhận tỷ lệ thu hồi compost/CTR ủ. So sánh kết quả của biện pháp ủ yếm khí tuỳ nghi – A.B.T và quá trình ủ hiếu khí ( cấp khí tự nhiên ). MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Với tổng điện tích để làm khu vực ủ phân vi sinh là 1.200 m2 . Trong đó khu vực ủ bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T là 400 m2 , khu vực ủ luống tự nhiên là 800 m2 . 3.2.2.1. Phương pháp xử lý yếm khí tuỳ nghi A.B.T Để thực hiện ủ bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T , dự án xây dựng nhà xưởng compost (có máy che phía trên) với công suất 1 tấn rác hữu cơ/ngày. Xưởng được xây dựng trên mặt bằng có diện tích 1.200 m2 tại bãi rác Quãng Khánh, biệt lập với khu dân cư. Hệ thống gồm 8 hầm ủ xây chìm, chia thành 2 dãy đối diện nhau, mỗi dãy có 4 hầm, mỗi hầm dài 4m, rộng 1,5m, cao 1m có thể chứa khoảng 10 m3 rác. Xung quanh tường hầm xây kín, Ở giữa mỗi hầm theo chiều dọc, đặt 3 ống nhựa cứng đường kính 100 mm, cách nhau chừng 0,8m có đục lỗ xung quanh để trao đổi khí bên trong và ngoài hầm. Tại mỗi hầm có gắn biểu đồ theo dõi nhiệt độ từ ngày thứ 1 cho đến ngày thứ 50, tương ứng với dãi nhiệt độ từ 250C đến 750C. Ở đáy các hầm ủ còn lót mùn cưa hay gỗ vụn tạo khoảng hở để giúp tăng sự lưu thông không khí và nước thải trong hầm dễ dàng thoát ra bên ngoài, rồi theo các mương nổi trên mặt đất nối với hệ thống mương ngầm đến hầm chứa tập trung, xây chìm có sức chứa khoảng 2 m3. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 38 - Rác được thu gom từ 2200 hộ gia đình, 4 trường học, 1 chợ nông sản, và một số doanh nghiệp, rồi vận chuyển về xưởng để tiến hành phân loại. Rác không phân hủy được như bì ny lon, sắt, nhôm, nhựa, giấy các tông, chai, lọ, lon các loại... được lựa ra để bán phế liệu, còn lại rác hữu cơ cho vào thùng nhựa, đổ vào hầm ủ. Khi rác đạt độ cao 40 cm thì tiến hành tưới rác bằng nước thải được bơm lên từ hầm chứa tập trung để tạo độ ẩm và hạn chế khoảng trống trong hầm, sau đó phun chế phẩm sinh học A.T.B để đẩy nhanh tốc độ ủ. Sau khi tưới rác, nước sẽ chảy trở lại vào hầm chứa tạo nên một chu trình khép kín nên nước thải không thể rò rỉ ra môi trường bên ngoài, đảm bảo vệ sinh môi trường sản xuất và xung quanh. Sau 30 ngày ủ yếm khí, rác được chuyển qua khu vực ủ chín thêm 10 ngày nữa, trong thời gian ủ chín có thể che bạt hoặc không tùy vào thời tiết mỗi ngày. Sau đó compost được trải mỏng, đảo khô rồi chuyển qua công đoạn sàng, đóng bao. Phần còn lại trên sàng được chuyển qua khu vực riêng để tiếp tục phân loại như lần đầu. Việc phân loại sẽ lặp đi lặp lại liên tục trong suốt quá trình sản xuất, rác hữu cơ đã qua phân loại còn sót khi cho vào ủ lại sẽ làm mồi cho sự phân hủy rác được xảy ra nhanh hơn so với rác mới, với kỹ thuật này thì cứ 10 m3 rác sẽ sản xuất được 1 - 1,5 tấn phân compost. (Hình 3.1. Mô hình xưởng phân compost) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 39 - (Bảng 3.1. Diện tích xưởng compost qui mô 1 tấn rác hữu cơ/ ngày) Loại công trình Diện tích (m2 ) Khu tiếp nhận và phân loại rác 80 m2 Khu làm compost gồm: 250 m2 Khu chứa nước rỉ rác (nếu có) 4 m2 Khu ủ chín, sàn và chứa compost 40 m2 Khu lưu trữ và đóng bao 26 m2 Sơ đồ tóm tắt công nghệ xử lý rác thải bằng biện pháp yếm khí. Công nghệ xử lý CTR bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T với sự tham gia của tổ hợp VSV có ích (VSV đẩy nhanh tốc độ phân huỷ các chất hữu cơ và khử mùi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xử lý rác) có trong chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia (Do Công ty Công trình đô thị Ninh Thuận nghiên cứu và sản xuất). (Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải bằng biện pháp yếm khí tuỳ nghi) RÁC HỮU CƠ Đưa vào bể ủ , phun chế phẩm P.MET, phụ gia, ủ 28 - 30 ngày. Sàng thô, phân loại tách mùn hữu cơ ủ chín Thành phẩm phân vi sinh để làm phân bón cho cây trồng. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 40 -  Các bước chuẩn bị  Trang bị dụng cụ tiến hành làm phân vi sinh: - Bảo hộ lao động cho công nhân: khẩu trang, găng tay - Leng; kẹp gấp rác; thùng; cân - Nhiệt kế đo nhiệt độ - Dụng cụ sàng thô 5 x 5mm.  Vật liệu đệm: Chuẩn bị vật liệu đệm để lót sàn đáy bao gồm cành khô vụn được cắt nhỏ, vỏ đậu phộng, vỏ bắp, vỏ bưởi khô… Thành phần này sẽ góp phần tạo độ rỗng cho phần dưới đống ủ để không khí có thể di chuyển lên phía trên dễ dàng. Ngoài ra do tính chất CTRSH nước ta có độ ẩm cao (gần 65 – 70 %) và tỷ lệ C/N khá thấp, chỉ khoảng từ 10 – 15 nên trong quá trình trộn đều CTR, ta sẽ bổ sung thêm một khối l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan van hoan chinh - in.pdf
  • pdfaphic 2.pdf
  • pdfbacao ks - in.pdf
  • pdfCao Lanh Bang phong van[1]- in.pdf
  • pdfDU LIEU CO SO- 30.pdf
  • pdfgsdg.pdf
  • pdfso tay 19.12.pdf
  • pdfTO BUOM 2.pdf
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu.doc
Tài liệu liên quan