Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
3
PHÂN LOẠI CÁC LOẠI CHẬM TRỄ TRONG
THI CÔNG XÂY DỰNG
ThS. Phạm Duy Hiếu
Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Trong thi công xây dựng có rất nhiều sự chậm trễ có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến thời
gian thực hiện công trình. Mỗi loại chậm trễ này được gây ra bởi nhiều bên tham gia xây dựng
công trình nên việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm của ai là vô cùng cần thi
6 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân loại các loại chậm trễ trong thi công xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết. Bài viết
trình bày cách phân loại các loại chậm trễ và đưa ra một số tình huống thực tế để làm rõ hơn
trách nhiệm của các bên liên quan.
Từ khóa: chậm trễ, tiến độ, thi công xây dựng
1. Chậm trễ là gì?
Có nhiều định nghĩa về sự chậm trễ:
làm một việc gì đó diễn ra trễ hơn mong đợi,
là nguyên nhân khiến cho việc gì đó được
thực hiện chậm hơn kế hoạch, hoặc không
đúng thời gian. Mỗi định nghĩa này có thể
dùng mô tả một sự chậm trễ của một công
tác trong một tiến độ. Trong các dự án xây
dựng cũng như trong các dự án khác, tiến độ
thường được dùng để hoạch định công việc,
sự chậm trễ không phải hiếm khi xảy ra. Sự
chậm trễ được xác định khi một dự án hoặc
một số mốc thời gian bị hoàn thành trễ.
Trước khi thảo luận về cách phân tích chậm
trễ, ta cần hiểu rõ hơn về một số dạng chung
của sự chậm trễ. Có 4 cách cơ bản để phân
loại:
- Có tác động đến thời gian kết thúc
dự án không
- Có thể cho qua được không
- Có được bồi thường hay không
- Có diễn ra đồng thời hay không
Trong quá trình xác định tác động của
sự chậm trễ tới dự án, việc phân tích phải
xác định liệu sự chậm trễ có cấp bách hay
không. Việc phân tích phải đánh giá các
chậm trễ đồng thời xảy ra, xem thử có chấp
nhận được không, có được bồi thường hay
không. Bài này sẽ trình bày định nghĩa của
các loại chậm trễ này. Hình 1 trình bày sơ
bộ cấu trúc các loại chậm trễ thường gặp và
một số nguyên nhân của chậm trễ đó.
2. Chậm trễ găng và không găng
Trong một số phân tích sự chậm trễ
đến một dự án, điều quan tâm hàng đầu là
nó có tác động đến toàn bộ tiến độ của dự án
(thời điểm kết thúc dự án hay các mốc thời
gian lớn) hay không. Tuy nhiên, nhiều
chậm trễ diễn ra nhưng không làm trễ thời
gian kết thúc dự án. Những sự chậm trễ mà
tác động đến thời gian hoàn thành dự án
được gọi là chậm trễ găng, ngược lại là chậm
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
4
trễ không găng. Khái niệm “găng” được lấy
từ phương pháp đường găng CPM (Critical
Path Method). Khi một công tác găng bị
chậm trễ thì thời gian hoàn thành dự án sẽ
bị ảnh hưởng. Các công tác găng năm trên
đường găng, một dự án có thể có nhiều
đường găng, việc xác định đường găng trong
phương pháp CPM là rất quan trọng. Để xác
định đường găng cần dựa vào:
- Chính bản thân của dự án
- Tiến độ và kế hoạch của nhà thầu thi
công
- Các yêu cầu của hợp đồng cho từng
giai đoạn thi công
- Các ràng buộc cơ bản của dự án
(triển khai công việc như thế nào từ tình
hình thực tế)
Hình 1: Cấu trúc các loại chậm trễ thường gặp và một số nguyên nhân của chậm trễ đó.
3. Chậm trễ có thể bỏ qua và chậm trễ
không thể bỏ qua
3.1 Chậm trễ có thể bỏ qua
Một sự chậm trễ có thể bỏ qua thường
là chậm trễ bắt nguồn từ những sự kiện
không dự đoán trước được, nằm ngoài khả
năng kiểm soát của các nhà thầu thì công.
Thông thường, dựa vào những điều khoản
chung trong tiêu chuẩn đã ban hành, các sự
việc sau đây có thể xem xét bỏ qua:
- Đình công
- Hỏa hoạn
- Lũ lụt
- Thiên tai
- Các thay đổi trực tiếp từ chủ đầu tư
- Lỗi hoặc các thiếu sót trong kế hoạch
hoặc tiêu chuẩn
- Khác biệt về điều kiện công trường
thực tế với kế hoạch
- Bất lợi về thời tiết
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
5
- Sự can thiệp của các cơ quan bên ngoài
- Sự thiếu sót trong phê duyệt, thẩm
tra của cơ quan nhà nước
Trước khi tiến hành phân tích các
chậm trễ, người phân tích cần xem xét kỹ
lưỡng các quy định trong hợp đồng. Mọi
quyết định về chậm trễ đều phải dựa trên
từng hợp đồng cụ thể. Trong hợp đồng cần
quy định rõ những nguyên nhân nào dẫn
đến sự chậm trễ là không vi phạm. Ví dụ
như một số hợp đồng không cho phép thời
gian thực hiện dự án kéo dài bởi lý do điều
kiện thời tiết, bất kể vấn đề nghiêm trọng
như thế nào.
3.2. Chậm trễ không thể bỏ qua
Những sự chậm trễ không thể bỏ qua
là các sự kiện nằm trong sự kiểm soát của
nhà thầu hoặc có thể dự đoán được. Một số
loại thường gặp như:
- Việc chậm trễ trong thi công của các
thầu phụ
- Cung ứng vật tư không kịp thời
- Lỗi của công nhân của nhà thầu
- Đình công vì nhà thầu không chịu
gặp các đại diện của người lao động hay
phân chia lao động không đồng đều.
Tương tự như trên, khi phân tích các
chậm trễ ta cũng phải xem xét kỹ các tài liệu
của dự án để xác định cái nào có thể bỏ qua.
Ví dụ như một số hợp đồng có thể bỏ qua
việc cung ứng trễ vật tư trong trường hợp
nhà thầu chứng minh được rằng mình đã đề
xuất, nhắc nhở đúng thời gian quy định
nhưng vật tư không được chuyển đến đúng
hẹn do hoàn cảnh nào đó nằm ngoài khả
năng của nhà thầu. Tuy nhiên một số hợp
đồng khác lại không chấp nhận điều này.
4. Chậm trễ được bồi thường và
không được bồi thường
Một chậm trễ được bồi thường là khi
nhà thầu được phép kéo dài thời gian thực
hiện dự án và được bồi thường một khoản
tiền liên quan đến việc kéo dài này. Chỉ
những sự chậm trễ có thể bỏ qua mới được
bồi thường.
Còn chậm trễ không được bồi thường
cũng là những chậm trễ có thể bỏ qua được,
nhưng nhà thầu không được trả thêm tiền vì
sự chậm trễ này.
Một sự chậm trễ có được bồi thường
hay không phụ thuộc vào các điều khoản
trong hợp đồng. Trong hầu hết các trường
hợp, một hợp đồng sẽ ghi chú cụ thể những
chậm trễ nào không được bồi thường. Khi
đó nhà thầu sẽ không được trả thêm tiền
nhưng họ có thể được phép kéo dài thời
gian thi công.
Các hợp đồng theo hướng dẫn của cơ
quan nhà nước thường định nghĩa việc đình
công, lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai và những
điều kiện thời tiết bất lợi là những chậm trễ
có thể bỏ qua nhưng không được bồi
thường. Một số trường hợp được bồi thường
là sự khác biệt về điều kiện công trường,
thay đổi từ chủ đầu tư, thay đổi về kết cấu
dẫn đến sự chậm trễ.
Một số hợp đồng còn nhiều hạn chế
trong việc định nghĩa các sự chậm trễ.
Không hiếm các trường hợp là do ngôn ngữ
diễn giải liên quan đến sự chậm trễ. Các
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
6
bên tham gia dự án cần hiểu thật rõ ràng
câu chữ trong hợp đồng về sự chậm trễ và
thời gian kéo dài. Nếu một nhà thầu muốn
kí một hợp đồng còn nhiều chỗ chưa rõ,
cần có sự tư vấn của các đơn vị nắm rõ về
luật cũng như về xây dựng để điều chỉnh
cho phù hợp.
5. Chậm trễ diễn ra đồng thời
Khái niệm chậm trễ diễn ra đồng thời
trở nên rất phổ biến, như là một phần của
việc phân tích chậm trễ trong xây dựng.
Những cuộc tranh luận về nó không chỉ từ
quan điểm để xác định các chậm trễ trên
đường găng của dự án mà còn từ quan điểm
ai chịu trách nhiệm về những thiệt hại liên
quan đến sự chậm trễ này. Chủ đầu tư
thường lấy những chậm trễ đồng thời diễn
ra này đẩy cho nhà thầu, xem đó như là lý
do kéo dài thời gian thực hiện dự án để
không phải bồi thường thêm chi phí. Còn
nhà thầu lại đẩy cho chủ đầu tư, yêu cầu
đánh giá và bồi thường thiệt hại. Do đó, các
hợp đồng phải cung cấp đầy đủ các định
nghĩa về “các chậm trễ đồng thời xảy ra”, và
trách nhiệm của nhà thầu trong từng trường
hợp cụ thể là như thế nào.
Một cách đơn giản có thể hiểu các
chậm trễ diễn ra đồng thời là các chậm trễ
riêng biệt của các công tác trên đường găng
dự án nhưng xảy ra vào cùng một thời điểm.
Khi đó, cần phân tích nguyên nhân và dựa
vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra kết
luận hợp lý, chính xác. Ta xem xét hai
trường hợp: chậm trễ đồng thời trên các
đường găng khác nhau và chậm trễ đồng
thời trên cùng một đường găng thông qua
một số tình huống ví dụ cụ thể.
5.1. Chậm trễ đồng thời trên các
đường găng khác nhau
Tình huống đầu tiên là sự chậm trễ
đồng thời diễn ra trên các đường găng khác
nhau. Ví dụ, nhóm công tác triển khai các bản
vẽ chi tiết và nhóm công tác đào đất công
trình là hai đường găng khác nhau. Cả hai đều
là các công tác đứng trước của công tác thi
công móng và kết thúc cùng lúc với nhau, khi
đó, thời điểm bắt đầu của công tác thi công
móng phụ thuộc bởi cả hai công tác này. Nếu
công tác đào đất bị trễ 30 ngày, ví dụ từ ngày
1/6 đến ngày 1/7 sẽ kéo việc chuẩn bị thiết bị
và triển khai các bản vẽ chi tiết thi công ván
khuôn cũng bị trễ 30 ngày. Do phải thiết kế
lại nên dự án bị chậm trễ đồng thời bởi hai
công tác đào đất và triển khai bản vẽ.
Trường hợp này thì chậm trễ của
công tác đào đất là chậm trễ không thể bỏ
qua (công tác do nhà thầu thực hiện), còn
chậm trễ của công tác triển khai bản vẽ chi
tiết là chậm trễ có thể bỏ qua (do đơn vị
thiết kế - chủ đầu tư thực hiện). Hầu hết
các hợp đồng đều không xác định cụ thể
loại chậm trễ nào được ưu tiên xét trước
nếu có nhiều loại. Một trong những cách
giải quyết trường hợp này là kết luận 15 bị
trễ do công tác đào đất và 15 bị trễ do công
tác triển khai bản vẽ chi tiết. Nhà thầu
được phép kéo dài thời gian thực hiện
nhưng không được bồi thường.
Tình huống thứ hai là có nhiều chậm
trễ cùng diễn ra nhưng có một trong số đó
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
7
kết thúc trước những cái còn lại. Quay trở
lại ví dụ trước, giả sử công tác triển khai
bản vẽ chỉ kết thúc trễ 15 ngày, từ ngày
1/6 đến ngày 16/6, còn công tác đào đất
vẫn trễ 30 ngày. Thì lúc này công trình chỉ
có 15 ngày trễ và nguyên nhân là do công
tác đào đất. Nhà thầu dĩ nhiên sẽ phải chịu
trách nhiệm cho 15 ngày bị trễ và không
được bồi thường.
Tình huống thứ ba là khi tiến độ có
hai hoặc nhiều đường găng và sự chậm trễ
trên một đường bắt đầu trước sự chậm trễ
trên các đường khác. Xem xét lại ví dụ
trước: giả sử công tác đào đất không tiến
hành được từ ngày 1/6 đến 1/7 vì đình công.
Công tác triển khai bản vẽ bị gián đoạn vì
thay đổi thiết kế từ ngày 10/6 đến 25/6.
Trong trường hợp này, sự chậm trễ của nhà
thầu trong công tác đào đất diễn ra trước sự
chậm trễ của chủ đầu tư ở công tác triển
khai bản vẽ. Mặt khác, công tác đào đất diễn
ra trễ thì công tác triển khai bản vẽ sẽ có
thêm thời gian để thực hiện, vì vậy nó
không còn là đường găng như ban đầu nữa.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho 30
ngày chậm trễ và không được bồi thường.
Trong tình huống này, sự chậm trễ của một
đường găng dẫn đến việc tạo ra các thời gian
dự trữ cho các đường khác, nhà thầu và chủ
đầu tư có thể sử dụng dự trữ này.
Để hiểu rõ hơn điều này, ta cùng xem
xét một ví dụ sau. Giả sử có hai đường găng
A và B, mỗi đường thực hiện trong 40 ngày.
Theo kế hoạch thì cả hai đường bắt đầu
cùng lúc (Hình 2).
Hình 2
Cả hai đường bắt đầu được 2 ngày thì
đường B ngừng thực hiện vì có sai sót trong
thiết kế, đường A vẫn tiến hành theo kế
hoạch. Nhìn vào hai đường vào cuối ngày 5,
ta thấy như hình 3. Đường A theo kế hoạch
còn lại 35 ngày, dự kiến kết thúc vào ngày
40, còn đường B còn lại 38 ngày, dự kiến kêt
thúc vào ngày 43. Như vậy, đường B là
đường dài nhất trong ví dụ này, do đó chỉ có
nó là đường găng duy nhất. Hai đường găng
ban đầu được chuyển thành duy nhất một
đường găng là B.
Hình 3
Xét trường hợp xa hơn, vào ngày thứ 20,
giả sử tiến trình thực hiện của hai đường như
hình 4. Đường A tiếp tục làm tới ngày 20,
đường B sau khi nghỉ 10 ngày (từ ngày 3 đến
ngày 12) thì bắt đầu làm lại tới ngày 20. Như
vậy, theo kế hoạch, đường A dự kiến vẫn
hoàn thành vào ngày 40, đường B dự kiến
hoàn thành vào ngày 50. Giữa hai lần phân
tích vào ngày thứ 5 và ngày thứ 20 ta thấy chỉ
Bản tin Khoa học và Công nghệ Newsletter of Science and Technology
Số 1/2019 No 1/2019
8
còn một đường găng là B, đường A kể từ ngày
thứ 3 bắt đầu có thời gian dự trữ, và hiện tại
vào ngày 20, đường A có 10 ngày dự trữ.
Hình 4
Di chuyển tới ngày 50, đường B tiếp tục
thực hiện và kết thúc như dự kiến vào ngày
50. Còn đường A thì bị gián đoạn 10 ngày từ
ngày 31 đến ngày 40 và kết thúc vào ngày 50
như đường B (Hình 5). Như phân tích trước
đó, đường A có 10 ngày dự trữ nên cho dù bị
trễ 10 ngày thì cũng không ảnh hưởng đến
thời gian thực hiện cuối cùng của công trình.
Đường A chỉ là đường găng vào ngày 1, ngày
2; nhận được dự trữ từ ngày 3 đến ngày 41.
Cả hai đường A và B tiếp tục cùng là đường
găng từ ngày 41 đến 50.
Nếu tiến hành phân tích chậm trễ sơ
sài, chỉ dựa vào thời điểm bắt đầu và kết
thúc của hai đường, có thể sẽ có kết luận
rằng cả hai đường cùng gây ra chậm trễ 10
ngày cho công trình, đáng lẽ kết thúc vào
ngày 40 nhưng lại kết thúc vào ngày 50. Tuy
nhiên, nếu phân tích sâu hơn ta thấy rõ ràng
như vậy là không đúng. Đường A hoàn toàn
không gây ra chậm trễ nào, 10 ngày chậm
trễ đều là do đường B gây ra. Vì vậy, khi
phân tích các chậm trễ diễn ra trong cùng
một khung thời gian, để có quyết định đúng
đắn cần tiến hành phân tích từng ngày một.
Hình 5
5.2. Chậm trễ đồng thời diễn ra trên
cùng một đường găng
Chậm trễ diễn ra trên một đường găng
có thế do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tùy vào thời điểm bắt đầu, thời điểm kết
thúc của các chậm trễ, cũng như những quy
định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên mà
sẽ có cách giải quyết cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trauner, T., (2009), Construction Delays, Elsevier Inc.
2. Bramble, B., and Leary, C. (1988). ‘‘Project delay: Schedule analysis models and techniques.’’
1988 Annu. Seminar/Symp. Proc. (San Francisco), 63–69. Project Management Institute,
Newton Square Pa.
3. Kutil, P., and Ness, A. (1997). ‘‘Concurrent delay: The contractor’s burden to unravel
competing causes of delay.’’ Hurry Up and Slow Down: Dealing with Delays in Construction on
Projects. American Bar Association, Chicago.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_loai_cac_loai_cham_tre_trong_thi_cong_xay_dung.pdf