BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ KÍNH THẮNG
PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG
TRONG TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGƠN NGỮ
Mã số: 62.22.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng
2. PGS.TS. Hồng Dũng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và dẫn
chứng đưa ra trong luận án là
186 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt (so với tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồn tồn trung thực và khơng sao chép từ bất kì một cơng
trình nào.
Tác giả luận án
LỜI TRI ÂN
Tơi xin được bày tỏ lịng tri ân sâu sắc trước hết tới PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, người thầy đã hướng dẫn
tơi luận văn thạc sĩ và là người hướng dẫn 1 luận án này. Ngồi những động viên lớn lao ở phương diện
tinh thần, chính thầy là người đã giúp tơi lựa chọn đề tài, hướng dẫn phương pháp làm việc khoa học; đưa
ra những gợi dẫn quí báu đối với từng chương mục của luận án này.
Tơi xin được bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới PGS.TS Hồng Dũng, người tham gia tập thể hướng dẫn
luận án này. Thầy đã cho những lời khuyên quí báu giúp tránh được những sai lầm mà một người mới bước
vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học như tơi rất dễ phạm phải.
Tơi xin được bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Sâm, người đã động viên, giúp đỡ tơi rất
nhiều trong quá trình học tập, quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Cĩ được luận án này tơi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu cả về tri thức và tinh thần của GS.TSKH Lý
Tồn Thắng, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, GS.TS Hồng Trọng Phiến, PGS Hồ Lê, PGS. TS Đặng Ngọc
Lệ, PGS.TS Nguyễn Cơng Đức, TS Hồng Cao Cương, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, TS. Trần Hồng, TS.
Nguyễn Thị Ly Kha, TS. Đỗ Thị Bích Lài, TS. Nguyễn Văn Bằng. Chính các thầy cơ là những người
khơng tiếc cơng sức đọc và gĩp những ý kiến quí báu cho bản thảo luận án này.
Tơi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Khoa Ngữ Văn, Phịng KHCN-Sau ĐH trường ĐHSP Tp
Hồ Chí Minh. Khoa và Phịng đã dành cho tơi những điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập, nghiên cứu
từ khi tơi là học viên cao học đến nay.
Nhân đây tơi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Trường CĐSP Đồng Nai, đơn vị tơi cơng tác. Ban
Giám hiệu, cán bộ các phịng ban và tập thể khoa Xã hội đã dành cho tơi những điều kiện thuận lợi nhất
trong suốt 3 năm thực hiện luận án vừa qua.
Cũng sẽ khơng thể hồn thành luận án nếu tơi khơng nhận được sự giúp đỡ của đại gia đình tơi, bạn bè
thân hữu – những người đã cĩ sự giúp đỡ quí báu về cả tinh thần lẫn vật chất. Tơi xin gửi tới họ những lời
tri ân chân thành nhất.
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Để giản tiện trong trình bày, một số từ ngữ thường lặp lại trong luận án sẽ được chúng tơi viết tắt
như sau:
BN Bổ ngữ
NĐ Nội động
NgĐ Ngoại động
VT Vị từ
Một số ký hiệu khác:
Dấu / hay, hoặc (chọn từ phía trước hoặc phía sau gạch xiên)
Dấu + cĩ
Dấu – khơng (cĩ)
Dấu ± cĩ hoặc khơng (cĩ)
Dấu cĩ thể chuyển thành, hay tương đương với
2. Trong các ví dụ, những câu cĩ đánh dấu * là những câu khơng chấp nhận được. Những câu cĩ đánh
dấu ? là những câu khơng tự nhiên. Những từ trong ngoặc đơn là những từ cĩ thể lược bỏ mà khơng
làm cho câu thay đổi về phương diện “cĩ thể” hay “khơng thể” được người bản ngữ chấp nhận.
3. Các ví dụ được đánh theo thứ tự trong từng chương. Khi muốn tham chiếu về ví dụ ở chương khác
sẽ cĩ chua thêm tên chương phù hợp.
4. Tên gọi các đơn vị chức năng cú pháp sẽ được viết chữ thường hoặc viết tắt nếu dùng thường
xuyên (chẳng hạn, chủ ngữ, BN) riêng Đề, Thuyết được viết hoa để tránh nhầm lẫn với tên gọi này
được dùng với nghĩa khác; tên gọi các vai nghĩa sẽ được viết hoa ở chữ đầu (chẳng hạn, Đích).
5. Trong luận án, một số chỗ chúng tơi dùng Đề/ chủ ngữ để chỉ một ngữ đoạn chức năng làm chủ ngữ
trong ngơn ngữ thiên chủ ngữ (chẳng hạn, tiếng Anh) và làm Đề trong ngơn ngữ thiên chủ đề (chẳng hạn,
tiếng Việt) – Đề, chủ ngữ được hiểu là những đơn vị chức năng cú pháp. Khi Đề (hoặc đề ngữ) được
dùng với tư cách là một đơn vị thuộc bình diện cấu trúc thơng tin của câu, chúng tơi sẽ cĩ chú thích
thêm.
DẪN NHẬP
0.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vị từ (VT) – một từ loại được coi là cĩ tính phổ quát – với vai trị là thành tố thiết yếu trong việc tạo
câu (đơn vị giao tiếp cơ bản của con người), trở thành một trong những đối tượng nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà ngơn ngữ học. Cĩ thể nĩi, khơng cĩ một cơng trình về ngữ pháp nào mà lại bỏ qua
việc giới thiệu, khảo sát VT. Tuy nhiên, VT và những phạm trù liên quan cũng nằm trong số những vấn đề
cịn gây nhiều bất đồng trong giới nghiên cứu trước đây cũng như hiện nay. Những cơng trình khảo sát về
VT cho thấy từ loại này đã được tiếp cận từ rất nhiều hướng, rất nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi hướng
tiếp cận cho ta những phát hiện khác nhau. Ngay trong một hướng tiếp cận, những đặc điểm, những khía
cạnh liên quan đến VT cũng được nhìn nhận rất khác nhau giữa các tác giả.
Trong giới Việt ngữ học, rất nhiều nhà nghiên cứu dựa trên các quan niệm, đường hướng tiếp cận
khác nhau đã bàn về ngữ pháp nĩi chung và VT nĩi riêng. Rất nhiều tác giả đã cố gắng xác định các tiêu
chí để nhận diện VT cũng như đề xuất các hướng miêu tả, phân loại VT. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa cĩ
tác giả nào đặt trọng tâm chú ý vào việc khảo sát phạm trù nội (NĐ)/ ngoại động (NgĐ) – một phạm trù
quan trọng, được coi là gắn bĩ mật thiết với VT. Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu Việt ngữ chỉ điểm
qua về phạm trù NĐ/ NgĐ khi đề cập tới từ loại VT hoặc khi thảo luận về một số cấu trúc câu.
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và những vấn đề cơ
bản cĩ liên quan. Cụ thể, luận án sẽ khảo sát một cách hệ thống các biểu hiện, các đối lập của phạm trù
NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt; đồng thời đối chiếu với những vấn đề tương ứng trong tiếng Anh để tìm ra
những tương đồng, dị biệt cơ bản nhằm tìm thêm luận cứ cho việc biện giải phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng
Việt.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.2.1. Trên thế giới, phạm trù NĐ/ NgĐ đã được chú ý từ lâu. Phạm trù này thường gắn với việc
phân loại động từ trong các cơng trình ngữ pháp cổ điển. Các tác giả thuộc trường phái ngữ pháp Hy
Lạp cổ đại (như Aristotle, Thrax, Dyscolus, v.v.), trường phái La Mã cổ đại (như Donatus, Priscian,
v.v.), ngữ pháp Ấn Độ cổ (như Panini, v.v.) khơng chỉ đề cập tới vấn đề phân loại, tới việc xác định vị
thế động từ trong hệ thống từ loại mà cịn bàn cả về vấn đề phân chia động từ thành nội động từ và
ngoại động từ (x. [83, tr.18-76]). Phạm trù NĐ/ NgĐ được các nhà ngữ pháp trung cổ và các nhà ngữ
pháp hiện đại khơng ngừng tìm hiểu. J. Vendryès đã phải nĩi rằng: “Sự phân biệt ấy (NĐ/ NgĐ) được
các nhà ngữ pháp luơn dùng đến; nĩ cĩ vẻ tự nhiên đến nỗi người ta chẳng buồn định nghĩa nữa, người
ta bảo tự nĩ thế.” [dẫn theo 82, tr.95]. Nhìn chung trên thế giới, phạm trù NĐ/ NgĐ được hiểu rất khác
nhau.
0.2.1.1. Trước những năm 30 thế kỷ XX, các định nghĩa về phạm trù NĐ/ NgĐ thường dựa trên
tiêu chí nghĩa. J. Nesfield (1898) cho rằng: “một động từ là NgĐ khi mà hành động khơng dừng ở Tác
thể (agent), mà đi qua một cái gì khác” cịn “một động từ là NĐ khi mà hành động dừng lại ở Tác thể
và khơng đi từ Tác thể tới bất cứ cái gì khác” [185, tr.64]. Với cách hiểu như vừa trình bày trên, phạm
trù này chỉ áp dụng cho một số động từ thuộc nhĩm động từ hành động. Tuy nhiên trong thực tế nhiều
động từ [–hành động] cĩ chủ thể khơng hề tác động đến sự vật khác (như: know ‘biết’, see ‘nhìn’, love
‘yêu’, v.v), vẫn được coi là NgĐ [185, tr.64-65]. Vì thế, các nhà ngữ pháp bấy giờ đã phạm phải nhiều
mâu thuẫn khi đề cập đến phạm trù này.
0.2.1.2. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, gắn với khuynh hướng ngữ pháp cấu trúc, NĐ/ NgĐ lại
được coi là phạm trù ngữ pháp thuần túy. Sau khi đã tách những động từ khơng cĩ nghĩa từ vựng (động
từ nối và động từ tình thái), các nhà ngơn ngữ học chia động từ cĩ ý nghĩa từ vựng thành hai loại: động
từ NgĐ và động từ NĐ. Các động từ được coi là NgĐ khi nĩ kết hợp với một bổ ngữ (BN) trực tiếp,
các động từ cịn lại là NĐ ([155, tr.305]; [192, tr.117]; [193, tr.5])1. Trong nỗ lực hình thức hố, khách
quan hố các tiêu chí nhận diện, các nhà ngữ pháp học thời kì này đã cố gắng xác lập những dấu hiệu
hình thức trong việc định nghĩa, cũng như phân loại, miêu tả động từ NĐ và NgĐ. Tuy nhiên, việc sử
dụng duy nhất tiêu chí hình thức ngữ pháp đã khiến cho việc phân loại, miêu tả gặp nhiều khĩ khăn,
đặc biệt với các ngơn ngữ khơng biến hình (x. mục 1.5).
0.2.1.3. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, các nhà ngơn ngữ học tiếp tục dành sự quan tâm
đáng kể đến phạm trù NĐ/ NgĐ.
Các nhà ngơn ngữ học thuộc trường phái ngữ pháp tạo sinh xác định NĐ/ NgĐ dựa trên cơ sở sự
chi phối trật tự và tầng bậc (order and hierarchical dominance) các thành tố. Theo đĩ, chủ ngữ là một ngữ
đoạn danh từ bị chi phối trực tiếp bởi câu cịn BN trực tiếp là ngữ đoạn danh từ bị chi phối trực tiếp bởi
ngữ động từ. Câu NgĐ là kiểu câu cĩ một chủ ngữ và một BN trực tiếp (x. [199, tr.11]). NĐ/ NgĐ được
xem như là một phạm trù gắn chặt với câu. Ngữ pháp tạo sinh cũng cho rằng mơ hình câu NgĐ như đề
cập trên là mơ hình cơ bản (cấu trúc sâu), ở các mơ hình cú pháp khác (cấu trúc bề mặt) vai trị của các
thành tố cĩ thể thay đổi. Trong một số ngơn ngữ, nhất là các ngơn ngữ cĩ trật tự khơng phải là SVO và
các ngơn ngữ thuộc nhĩm ngơn ngữ tác cách (ergative), quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc khơng
nhất thiết tuân theo kiểu chi phối như các nhà ngữ pháp tạo sinh đề xuất ở trên.
Nhiều nhà ngơn ngữ học đã cĩ đĩng gĩp quan trọng trong việc tìm hiểu phạm trù NĐ/ NgĐ từ
gĩc độ loại hình khi đi tìm sự đánh dấu cách trên các ngữ đoạn chức năng (chủ ngữ [NĐ, NgĐ], BN
trực tiếp) cũng như tìm hiểu sự phù ứng của VT với các thành phần chức năng đĩ. Cơng trình tập thể
quy mơ về “Chủ ngữ và Chủ đề” (‘Subject and Topic’) do Ch. Li chủ biên (1976) cĩ một số bài viết đề
1 Một số tác giả cịn thêm tiêu chí khả năng biến đổi sang dạng bị động. Một VT NgĐ bao giờ cũng cĩ thể tham gia vào cấu trúc bị
động [200, tr.8-15].
cập tới sự đánh dấu cách trên chủ ngữ, chủ đề cũng như sự phù ứng của động từ với các ngữ đoạn chức
năng trong các loại hình ngơn ngữ. Mặc dù khơng trực tiếp bàn về phạm trù NĐ/ NgĐ nhưng những
nhận xét về đặc tính, sự thể hiện các thành phần cĩ liên quan đến động từ đã gĩp phần soi sáng, định
hướng ít nhiều cho việc tìm hiểu phạm trù NĐ/ NgĐ nĩi riêng và VT nĩi chung. Sau đĩ, hàng loạt
cơng trình tương tự tiếp tục khảo sát một cách chi tiết những vấn đề liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ.
Cĩ thể nêu ra các bài viết của E. Moravcsik (1978) về sự đánh dấu cách trên ngữ đoạn làm BN trực
tiếp [181], về sự phù ứng của động từ [182], của T. Givĩn (1978) về tính [±xác định] của các thành
phần chức năng [151], v.v. Điều cần ghi nhận là những nghiên cứu của họ đã cho thấy tìm hiểu phạm
trù NĐ/ NgĐ cần phải chú ý tới cả đặc điểm ngữ nghĩa của các thành phần chức năng gắn với VT.
Một điểm mốc quan trọng trong việc nghiên cứu phạm trù NĐ/ NgĐ là cơng trình của P. Hopper
và S. Thompson đăng trên tạp chí “Language” (Ngơn ngữ) số 2 năm 1980. Trong bài viết này, các tác
giả đã đưa ra một chùm mười tiêu chí nhằm nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ. Tùy theo mức độ thỏa mãn
các tiêu chí đã nêu, tư cách của VT cần xét sẽ được xác định. Phạm trù NĐ/ NgĐ được các tác giả xem
là gắn chặt với câu và nĩ bị chi phối đáng kể bởi các nhân tố hồn cảnh sử dụng (những nhân tố thuộc
về dụng pháp).
Một số tác giả đã xem NĐ/ NgĐ khơng chỉ là phạm trù ngữ pháp mà cịn là phạm trù ngữ nghĩa,
gắn với cấu trúc ngữ nghĩa của VT. Chẳng hạn, khi định nghĩa VT NgĐ, T. Givĩn (1984) đã sử dụng
cả cơ sở cú pháp ([±BN trực tiếp]) và cơ sở ngữ nghĩa (số lượng và kiểu vai nghĩa của các tham tố).
Theo ơng, “những VT cĩ một chủ ngữ Tác thể (agent subject) và một BN trực tiếp Bị thể (patient
direct-object) là những VT NgĐ” [152, tr.91]. Việc kết hợp cả hai tiêu chí này đã tạo ra một cách hiểu
mới cĩ giá trị giải thích và vận dụng rất hiệu quả. Và tiến xa hơn, tác giả đã đưa ra khái niệm NgĐ điển
hình (prototypical transitive verbs) và NgĐ kém điển hình (less prototypical transitive verbs) để phân
chia VT NgĐ. Bằng cách này, tác giả đã kế thừa được lối phân loại truyền thống (căn cứ vào nghĩa)
nhưng cũng khơng làm mất đi tính triệt để, khoa học trong quá trình nhận diện, phân loại VT.
Một hướng tiếp cận rất đáng lưu ý liên quan tới phạm trù NĐ/ NgĐ là quan niệm của trường
phái Ngữ pháp Chức năng hệ thống mà người khởi xướng là M. Halliday. NgĐ/ chuyển tác
(transitivity) khơng được hiểu như là một phạm trù của động từ mà là một phạm trù thuộc về mệnh
đề/ cú (clause). Đĩ là một “hệ thống ngữ pháp nhằm phân thế giới khái niệm thành một tập hợp các
kiểu quá trình (process types)” [29, tr.205]. Chuyển tác được hiểu là cách tổ chức các mơ hình cú
pháp liên quan đến (i) lựa chọn một quá trình (một kiểu động từ); (ii) lựa chọn các diễn tố (kiểu và số
lượng các tham tố bắt buộc); (iii) lựa chọn các chu tố (kiểu và số lượng các tham tố tự do) [142,
tr.299]. Kết quả của việc lựa chọn trên là sự hình thành của một trong ba quá trình: quá trình vật
chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ. Như vậy chuyển tác là kiểu mơ hình cú pháp liên quan
chặt chẽ đến phương diện nghĩa (thể hiện thế giới kinh nghiệm bên ngồi). Cách hiểu chuyển tác như
trên cĩ nhiều khác biệt so với cách hiểu thuật ngữ NgĐ (với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của
VT) mà luận án đề cập tới vì thế thuật ngữ chuyển tác và nội hàm của nĩ chỉ được xem là một cơ sở
tham khảo thêm trong các phần sẽ trình bày tiếp theo.
Y. Testelec (1998) khi bàn về các tiêu chí nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ, đã đưa ra nhận xét
chung về cách hiểu phạm trù này trong giới ngơn ngữ học đồng thời đề xuất một số tiêu chí nhận diện.
Theo tác giả, hiện cĩ hai hướng phân loại ngữ pháp cơ bản: (i) dựa trên những đặc tính thuộc về hình
thức của từ, khơng dựa vào hoặc dựa rất ít vào ngữ nghĩa; (ii) dựa trên những đặc tính ngữ nghĩa kiểu
như động vật tính (animateness). Tác giả cho rằng lối phân loại NĐ/ NgĐ giống với lối phân loại các
đơn vị từ vựng, là lối phân loại dựa vào tư cách cú pháp của chúng – một lối phân loại cho thấy cĩ sự
giao thoa (overlap) ít nhiều giữa các ngơn ngữ. Cũng trong cơng trình này tác giả đã cho rằng theo
quan niệm truyền thống phổ biến nhất hiện nay thì “những động từ cĩ diễn trị BN trực tiếp (direct
object valency) được gọi là những động từ NgĐ, những động từ khơng cĩ diễn trị BN trực tiếp là động
từ NĐ”. Để tránh những vấn đề rắc rối về mặt lí thuyết cũng như trong miêu tả cụ thể liên quan đến
khái niệm BN trực tiếp, một số nhà loại hình học đã sử dụng các khái niệm phổ quát dựa trên cơ sở
ngữ nghĩa, theo đĩ “một nhĩm VT nhỏ, những VT hủy diệt và tạo tác (verbs of destruction and
creation), được coi là NgĐ ở dạng cơ bản cĩ thể thấy trong tất cả các ngơn ngữ. Và, bất kì VT nào địi
hỏi cấu trúc tương tự như các VT này địi hỏi thì đều được gọi là NgĐ.” [210, tr. 29]. Đồng ý với quan
điểm cho rằng NĐ/ NgĐ cĩ thể được xác định dựa trên cơ sở ngữ nghĩa (semantic base), tác giả đã đi
sâu bàn thảo về giá trị của hai tiêu chí cĩ liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ, đĩ là tính “bị ảnh hưởng”
(affectedness) và tính “chủ ý” (control). Dựa trên các tiêu chí này, ơng đã đưa ra một bảng phân loại
các VT gồm tám loại dựa trên hai tiêu chí trên [210, tr.37]. Lối phân loại dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa
của các vai nghĩa mà tác giả đề nghị cũng cịn nhiều điểm cần trao đổi.
0.2.2. Ở Việt Nam, thái độ của giới Việt ngữ học đối với phạm trù NĐ/ NgĐ cĩ thể chia thành hai
khuynh hướng chính sau.
0.2.2.1. Một số nhà Việt ngữ học phủ nhận sự tồn tại phạm trù NĐ/ NgĐ. Trong số này, cĩ người
phủ nhận sự tồn tại từ loại trong tiếng Việt, do đĩ, NĐ/ NgĐ, vốn gắn với VT, cũng khơng được nhắc
tới. Quan niệm này cĩ thể tìm thấy trong các cơng trình của M. Grammont & Lê Quang Trinh (1911),
H. Maspéro (1912), Hồ Hữu Tường (1949), Nguyễn Hiến Lê (1952), v.v.
Nguyễn Hiến Lê sau khi phân tích một số ví dụ trong tiếng Việt cũng như so sánh đối chiếu với
các ngơn ngữ biến hình đã cho rằng tiếng Việt khơng cĩ từ loại nhất định. Lí do ơng đưa ra là các từ
của tiếng Việt cĩ thể tham gia vào các vị trí cú pháp khác nhau mà khơng thay đổi hình thái: “[…] rất
nhiều tiếng đứng ở đây thuộc vào tự loại này, đứng chỗ khác lại thuộc vào tự loại khác mà khơng hề
thay đổi tự dạng. Ta cĩ thể nĩi bất kì một danh từ, động từ, tĩnh từ nào cũng cĩ thể biến loại được”, và
ơng cho rằng sở dĩ “[…] từ trước đến nay cĩ những tiếng chưa biến là chỉ vì chưa cĩ cơ hội nào để
biến đĩ thơi.” [50, tr.28].
Một số nhà Việt ngữ học tuy chấp nhận cĩ từ loại trong tiếng Việt nhưng khơng đề cập tới, hoặc
phủ nhận phạm trù NĐ/ NgĐ ([56], [57], [211]). Chẳng hạn, L. Thompson cho rằng: “sự lưỡng phân
quen thuộc các động từ tiếng Anh thành những động từ ‘cần BN’ và những động từ ‘khơng cần BN’ là
khơng tồn tại trong tiếng Việt.” [211, tr.220].
0.2.2.2. Phần lớn các nhà Việt ngữ học cĩ đề cập tới phạm trù NĐ/ NgĐ nhưng ở mức độ đậm
nhạt khác nhau và sử dụng những thuật ngữ khác nhau.
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm dựa vào mối quan hệ của động từ với BN đứng sau
đã chia động tự (động từ) thành hai tiểu loại: động tự cĩ túc từ và động tự khơng cĩ túc từ. Theo tác
giả, cĩ một số động từ cần phải dùng thêm những tiếng để “làm cho lọn nghĩa” (tức động tự cĩ túc từ),
cịn một số khác khi biểu diễn một cái thể hay một sự biến hiện thay đổi khơng cần túc từ” (tức động tự
khơng cĩ túc từ) [43, tr.91]. Dù lấy tiêu chí nghĩa – trọn nghĩa hay khơng trọn nghĩa – nhưng cách gọi
cĩ túc từ hay khơng cĩ túc từ cho thấy các tác giả cĩ chú ý tới mối quan hệ cú pháp của động từ khi
phân loại.
Trà Ngân Lê Ngọc Vượng cũng phân chia động từ theo hướng Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm
Duy Khiêm đã đề xuất. Theo ơng, động từ cĩ thể thuộc về hai loại tự động từ và thi động từ. Hai thuật
ngữ này cũng được định nghĩa dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa – cú pháp. Tự động từ là “một động từ chỉ
một hành động mà khơng cần cĩ bổ túc cũng trọn nghĩa” cịn thi động từ là “động từ chỉ một hành
động do chủ động làm ra mà khơng chịu lấy, nên phải cĩ một bổ túc trực tiếp hay gián tiếp mới trọn
nghĩa”. Cĩ lẽ ảnh hưởng của lối phân loại phương Tây mà ơng tiếp tục chia thi động từ thành hai thể
thụ động và tha động. Tuy nhiên ơng cũng thấy sự phân biệt này chỉ là tương đối và ơng cũng đã đề
cập tới một số trường hợp chuyển loại [62, tr.88-90].
Bùi Đức Tịnh, tác giả của “Văn phạm Việt Nam”, lấy tiêu chí phân loại là “dựa vào phương diện
ý nghĩa”. Từ đĩ ơng chia động từ ra làm bốn loại: động từ viên ý, động từ khuyết ý, động từ thụ trạng,
trợ động từ. Ngoại trừ hai loại sau tương đương với động từ tình thái, động từ nối theo cách hiểu hiện
nay, hai loại đầu lần lượt là NĐ và NgĐ. Tác giả cho rằng động từ viên ý là những động từ “chỉ dùng
một mình với chủ ngữ cũng cĩ thể làm nên một câu trọn nghĩa” [100, tr.179] tuy khơng đi với túc từ
nhưng chúng cĩ thể đi với những bổ túc ngữ chỉ hồn cảnh; trong khi đĩ động từ khuyết ý “[…] tự nĩ
khơng đầy đủ. Nĩ cần được một danh từ hay một đại từ bổ túc” (tr.180). Danh từ hay đại từ này là
những BN thuộc động (tức BN trực tiếp) hay BN can động (tức BN gián tiếp) (tr.181).
Các (nhĩm) tác giả trên sử dụng những thuật ngữ khác nhau và đưa ra những tiêu chí cĩ vẻ trái
ngược nhau (thể hiện ở cách gọi tên: hoặc nghiêng về mặt nghĩa, hoặc nghiêng về mặt hình thức) nhưng
thực ra đều cĩ nét chung là đề cập tới cả hai tiêu chí khi phân loại. Sự dị biệt lớn tập trung ở việc Bùi
Đức Tịnh chia động từ thành bốn tiểu loại trong khi Trà Ngân và nhĩm Trần Trọng Kim triệt để lưỡng
phân.
Học giả Phan Khơi lại chia động từ tiếng Việt ra làm 3 loại: NĐ, NgĐ và chuẩn động từ. Bàn về
phương diện ý nghĩa của NĐ, ơng cho rằng: “sự tác động từ trong phát ra là đủ” [44, tr.197]; trong khi đĩ
NgĐ thì “sự tác động cĩ chạm đến vật khác ở ngồi” (tr.197-198). Về quan hệ cú pháp, tiêu chí phân biệt
NĐ với NgĐ mà ơng đưa ra là sự cĩ mặt hay vắng mặt của tân ngữ. Ơng chú ý phân biệt tân ngữ (object)
với BN (complement) mà tiêu chí phân biệt cũng là nghĩa: “tân là khách, dịch chữ object của Ăng lê, đối
với chủ ngữ là subject. Là khách đối với chủ, cho nên tân ngữ và chủ ngữ bao giờ cũng khơng đồng là
một vật” (tr.198). Theo ơng chỉ động từ nào đi với tân ngữ mới là NgĐ (ngược lại, những động từ đi với
bổ túc ngữ – trong đĩ cĩ tính từ – là chuẩn động từ). Cho dù cách hiểu về tính NgĐ ở phương diện nghĩa
cịn máy mĩc (cĩ sự lầm lẫn giữa NgĐ với tác động) và do vậy khơng cĩ khả năng giải thích trong nhiều
trường hợp, nhưng cách hiểu các khái niệm như trên cũng cĩ giá trị nhất định trong việc tiếp cận các vấn
đề liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ.
Vào đầu những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, I. Bưxtơrốp – một nhà Đơng phương học
người Nga, đã cĩ một cơng trình bàn về một số kết cấu động từ trong tiếng Việt. Trong bài viết này, tác
giả đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm hiểu động từ khi tham gia vào các cấu trúc khác nhau và
ơng đã chú ý khu biệt hai kiểu ‘cấu trúc động từ quan trọng nhất’ là cấu trúc với động từ NgĐ và cấu
trúc với động từ NĐ. Ở bước thứ nhất (phân biệt cấu trúc NĐ với NgĐ) ơng đã dựa vào đặc trưng hình
thức (hình thức của danh ngữ phía sau: cĩ hoặc cho phép giới từ trước nĩ và khơng cĩ hoặc khơng cho
phép giới từ trước nĩ). Ở bước thứ hai, ơng đề nghị tiếp tục tiến hành phân loại các động từ NĐ và
NgĐ thành các tiểu loại nhỏ hơn dựa trên đặc trưng “cĩ hoặc khơng cĩ khả năng tham gia vào cấu trúc
cĩ động từ bị động” [9, tr.59-60]. Phương pháp nghiên cứu của ơng tương tự với cách mà các nhà ngơn
ngữ học phương Tây áp dụng khi nghiên cứu các ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình. Cĩ thể nĩi tác
giả chưa cĩ đột phá gì mới trong cách hiểu về phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.
Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê trong “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” đã thể hiện một
cách nhìn khá mới mẻ về cách phân chia từ loại nĩi chung và VT nĩi riêng. Các tác giả dùng thuật ngữ
trạng từ để thay thế cho cả động từ, tính từ theo cách gọi truyền thống. Các trạng từ được các tác giả
chia thành trạng từ trọn nghĩa và trạng từ khơng trọn nghĩa [18, tr.220-221]. Ngồi tiêu chí nghĩa, các
tác giả cũng cĩ dùng đến tiêu chí kết hợp hay khơng kết hợp với khách thể (gồm khách thể chính – tức
BN trực tiếp và khách thể thứ – tức BN gián tiếp). Tuy nhiên ở tiêu chí này, các tác giả đã khơng chú ý
đầy đủ đến những dấu hiệu hình thức (chẳng hạn, các tác giả khơng bàn tới sự cĩ mặt hay vắng mặt
của giới từ đứng trước BN) và điều này gây ra khĩ khăn trong việc nhận diện các loại trạng từ. Như
vậy, cái mới mẻ và cũng là đĩng gĩp của các tác giả thể hiện ở chỗ họ thuộc vào số những người đầu
tiên đề cập tới tính NĐ và NgĐ của một đối tượng rộng (trạng từ) và đã đưa ra những nhận xét sâu sắc
về tính đa loại (hai cách dùng) của một số trạng từ (tr.221).
Bên cạnh những tác giả chú trọng sự đối lập NĐ – NgĐ, nhiều tác giả khác lại chỉ coi NĐ, NgĐ
là hai trong số nhiều tiểu loại của VT (với nội hàm bị thu hẹp đáng kể), hoặc chỉ điểm qua và xem
chúng như là kết quả của một cách chia ‘truyền thống’. Xu hướng này thể hiện phổ biến ở những cơng
trình ngữ pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX.
Triển khai sâu một hướng đã đề cập trước đĩ trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” (1963),
hơn mười năm sau (năm 1977), Nguyễn Kim Thản cơng bố chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt”.
Trong cơng trình cơng phu về động từ này, tác giả chỉ dành 6 trang để bàn về phạm trù NĐ/ NgĐ trong
phần lịch sử nghiên cứu. Mặc dù khơng phủ nhận tính ‘cĩ lí do’ và sự ‘cĩ lợi’ nhất định của lối phân
loại này nhưng tác giả đã thấy quá nhiều khĩ khăn, phức tạp. Ơng viết: “[…] trong nội bộ của hai loại
ấy (NĐ và NgĐ) khơng phải là hồn tồn đồng nhất về đặc điểm cú pháp, hơn nữa cách phân loại này
gặp nhiều khĩ khăn, ranh giới giữa hai loại này khơng phải là hồn tồn dứt khốt” [82, tr.94]. Trong
khi cố tránh những khĩ khăn này, ở phần phân loại động từ dựa vào “tính chất chi phối của động từ”
(cĩ liên quan đến phạm trù đang xét), tác giả đã phạm phải một số sai lầm. Lấy tiêu chí tính chất chi
phối của động từ, tác giả đã chia động từ ra ba nhĩm lớn gồm 12 tiểu loại (ba nhĩm là: ngoại hướng,
trung tính, nội hướng). Ở đây thật rất khĩ để xác định NĐ và NgĐ thuộc loại nào trong một bảng phân
loại tuy chi tiết nhưng lại chứa nhiều sự thiếu nhất quán, mâu thuẫn. Nếu chúng ta chỉ dựa vào mặt ý
nghĩa, hay chỉ vào mặt hình thức hoặc kết hợp cả tiêu chí thì đều sẽ thấy danh sách NĐ và NgĐ cần
phải lấy từ những nhĩm rất khác nhau trong bảng phân loại của tác giả. Rõ ràng NgĐ khơng phải chỉ là
những động từ thuộc nhĩm ngoại hướng; và NĐ khơng phải thuộc nhĩm nội hướng và sự tồn tại của
nhĩm trung tính ở đây rõ ràng là khơng hợp lí. Đi sâu vào các tiểu loại, rất nhiều động từ trong một
nhĩm khơng cĩ tiêu chí chung và cần phải chuyển nhĩm (x. [72, tr.20-30]).
Nhìn nhận phạm trù NĐ/ NgĐ ở một hướng khác, Đỗ Hữu Châu trong một cơng trình bàn về các
hiện tượng trung gian trong ngơn ngữ, đã xem những VT cĩ hai cách dùng là một hiện tượng trung gian
tiêu biểu trong tiếng Việt. Ơng nhận thấy ‘rất khĩ phân biệt’ giữa NĐ và NgĐ mà nguyên nhân là “[…]
đặc trưng ngữ nghĩa của chúng chưa được phân tích đầy đủ và những trường hợp điển hình và trung gian
chưa được giải thích một cách thỏa đáng” [16, tr.29]. Trước hiện tượng phức tạp này, ơng đề xuất một
hướng tiếp cận mới: “khơng căn cứ vào tiêu chuẩn thơng thường ‘cĩ hay khơng cĩ BN đối tượng danh từ
trực tiếp (hoặc ở tân cách)’ mà trước hết căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa của chúng để xử lí lại vấn đề
này” (tr.29). Theo hướng này ơng cũng phân VT ra (dù khơng hiển ngơn) thành hai nhĩm: (i) VT NgĐ
điển hình (từ của tác giả: “cĩ ý nghĩa NgĐ chân chính”); và (ii) những VT NgĐ khơng điển hình. VT
NgĐ điển hình là những VT cĩ hai diễn tố (tác giả dùng ‘đối’ hay ‘trị’) trong đĩ ‘thụ nhân’ (tức BN biến
đổi) “nhất thiết phải chịu một hậu quả nhất định nào đĩ sau khi nhận tác động từ chủ thể” (tr.29). Cách
hiểu này cĩ nhiều điểm tương đồng với việc phân loại VT ở bậc hai (chia VT NĐ và NgĐ thành các tiểu
nhĩm điển hình và kém điển hình) mà luận án sẽ trình bày trong mục 2.1.2.
Vũ Thế Thạch khi bàn về ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt đã nhấn mạnh đến sự cần
thiết phân biệt “NgĐ hình thức” với “NgĐ chức năng” – một sự phân biệt đã được nhà ngơn ngữ học
người Nga S. Kacnelson lưu ý từ lâu [76, tr.13]. Từ sự phân biệt bước đầu này, tác giả tập trung phân
loại tiếp các động từ tiếng Việt dựa trên cơ sở ngữ nghĩa của chúng (dựa trên các nghĩa vị của động từ).
Kết quả phân loại mà ơng đưa ra là ba loại động từ cơ bản: động từ chủ thể, động từ khách thể và động
từ hai hướng. Đĩng gĩp quan trọng của tác giả là cố gắng tách bạch hai phương diện ngữ pháp và ngữ
nghĩa của động từ (để tập trung tìm hiểu, phân loại các động từ tiếng Việt từ phương diện ngữ nghĩa)
(tr.14-19).
Bên cạnh những cơng trình tiếp cận trực tiếp phạm trù NĐ/ NgĐ như vừa trình bày, hàng loạt
các chuyên luận và giáo trình ngữ pháp đại học cũng cĩ đề cập tới vấn đề trên. Tuy nhiên các tác giả
thường khơng xem nĩ là trọng tâm nghiên cứu của mình.
Hồng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt – Câu” (1980) viết: “Việc chia động từ thành NĐ
và NgĐ là căn cứ vào ngữ nghĩa thuần túy, do vậy khơng bao quát được cái sâu bên trong của từ loại”
[69, tr.137-138] và “đối với tiếng Việt việc chia thành nội động từ và ngoại động từ triệt để như tiếng
Nga hay một vài ngơn ngữ Ấn-Âu khác là khơng thích hợp” (tr.139). Ơng cũng thấy được khĩ khăn
trong việc áp dụng tiêu chí hình thức để xác định BN trực tiếp: “Sự cĩ mặt hay vắng mặt hư từ cịn do
sự điều hịa âm hưởng, do âm luật cân đối cấu trúc quy định” (tr.139).
Trong cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt do UBKHXH (1983) thực hiện, các tác giả tuy
khơng hiển ngơn bàn về NĐ/ NgĐ, nhưng đã đề cập khá chi tiết tới các phụ tố ‘khu vực sau’ động từ
[104, tr.121-146], các phụ tố ‘khu vực sau’ tính từ (tr.149-151). Đề cập tới thành phần này, các tác giả
nhấn mạnh đến sự đối lập giữa những phụ tố do chính tố yêu cầu riêng và phụ tố khơng do chính tố yêu
cầu riêng. Sự đối lập này chính là sự đối lập giữa diễn tố với chu tố; trong đĩ những phụ tố do chính tố
cĩ yêu cầu riêng quan hệ mật thiết tới các thành phần BN trực tiếp, BN bắt buộc mà chúng tơi sẽ đề
cập nhiều chỗ trong các phần tiếp theo của luận án.
Cũng đứng trên quan điểm khơng chú trọng đối lập NĐ với NgĐ, Đinh Văn Đức cho rằng: “Đặt
vấn đề đối lập NĐ – NgĐ dưới ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố chỉ làm cho vấn đề thêm phức
tạp hơn và khĩ cĩ được một giải pháp nhất quán.” [25, tr.118]. Tác giả cũng lưu ý đến số lượng đáng
kể các động từ “lưỡng tính” (từ dùng của tác giả – chỉ những động từ vừa là NĐ vừa là NgĐ) tồn tại
trong tiếng Việt. Giải pháp của tác giả đối với vấn đề là: “[…] nếu thấy cần thiết trong khi miêu tả thì
cũng cĩ thể nghĩ tới sự phân chia thành NĐ – NgĐ nhưng ngay cả trong trường hợp đĩ cũng chỉ nên
nghĩ đến một ranh giới cĩ tính ước lệ của hai tập hợp mờ cĩ liên quan đến khái niệm BN và trạng ngữ:
BN là thành tố phụ giới hạn của một số động từ nhất định, cịn trạng ngữ là thành tố phụ của động từ
nĩi chung. Lúc đĩ BN là tiêu chí của động từ NgĐ” (tr.118).
Diệp Quang Ban và Hồng Văn Thung trong giáo trình dành cho các trường đại học sư phạm
(1991) cĩ bàn về động từ NĐ và NgĐ dựa trên sự đối lập [±thực từ đi kèm]. Những động từ khơng địi
hỏi thực từ đi kèm (các động từ chỉ hành động cơ thể, trạng thái tâm lí) là những động từ NĐ. Những
động từ địi hỏi thực từ đi kèm (các động từ biểu thị đối tượng tác động, đối tượng phát nhận, đối tượng
và nội dung sai khiến, v.v) là những động từ NgĐ. Cả NĐ và NgĐ được các tác giả xếp chung vào
nhĩm động từ độc lập và đối lập chúng với nhĩm động từ khơng độc lập bao gồm các động từ thuộc
nhĩm động từ tình thái, nhĩm động từ chỉ quan hệ [6, tr.92-100]. Trong giáo trình tập 2 (1992), tác giả
Diệp Quan Ban đã tiếp tục đi sâu miêu tả các thành phần phụ đứng sau thành tố chính trong các cụm
động từ trên các phương diện chức năng cú pháp và từ loại [3, tr.83-94]. Nĩi chung, các tác giả khơng
xem sự đối lập NĐ/ NgĐ áp dụng cho tồn bộ động từ mà chỉ cho một bộ phận của động từ (nhĩm
động từ độc lập) mà thơi.
Trong một chuy._.ên khảo về cú pháp tiếng Việt, Hồ Lê (1994) đã đề cập tới vấn đề chuyển loại trong
đĩ cĩ hiện tượng chuyển đổi tư cách cú pháp của VT. Tác giả đã chú ý đến chiều hướng chuyển đổi đa
dạng của VT từ NĐ sang NgĐ, từ NgĐ sang NĐ cũng như một số VT chưa xác định được hướng chuyển
đổi. Ngữ liệu nêu ra và những phân tích của tác giả cho thấy rõ quan niệm của tác giả là dựa trên tư cách
hoạt động cú pháp của VT để xác định phạm trù NĐ/ NgĐ. Tác giả đã giải thích một cách thuyết phục về
một số VT NgĐ chuyển sang cách dùng NĐ (các VT chỉ hoạt động của cơ thể) [52, tr.252-253]. Tuy
nhiên, kiến giải của tác giả về một số VT “chưa xác định chiều chuyển loại” (chẳng hạn, VT chỉ sự di
chuyển: đi, chạy, nhích, kéo, rút, v.v.; những VT chỉ sự dàn xếp: dàn, sắp, xếp, đặt, v.v.) (tr.254) cĩ khác
biệt với quan niệm mà luận án đề xuất.
Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998), trong “Thành phần câu tiếng Việt” [98], đã
dành dung lượng khá lớn của cơng trình bàn về những vấn đề cĩ liên quan thiết yếu tới phạm trù NĐ/
NgĐ – vấn đề thành phần khởi ngữ/ đề ngữ, vấn đề BN trực tiếp. Do đứng trên quan điểm xem BN trực
tiếp (cùng với chủ ngữ và vị ngữ) là thành phần chính của câu, các tác giả đã khảo sát khá chi tiết thành
phần này. Những kết quả khảo sát, phân tích của các tác giả cĩ giá trị nhất định cho việc khảo sát phạm
trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.
Một khuynh hướng đề cập khá nhiều tới phạm trù NĐ/ NgĐ là ngữ pháp chức năng. Với quan niệm
VT là hạt nhân trung tâm thơng báo, là hạt nhân của khung vị ngữ, các tác giả đã chú ý nghiên cứu VT
trong quan hệ với các thành tố chức năng khác trong câu. Các tác giả sớm vận dụng lí thuyết về vai cách
trong nghiên cứu tiếng Việt là Nguyễn Đăng Liêm (1969, 1973, 1975), Donna Hà (1970), Trần Trọng
Hải (1971, 1972), Nguyễn Đình Hịa (1972, 1973), M. Clark (1976) (x. [128]). Trong chuyên luận “Các
phụ vị từ và Cách trong tiếng Việt” (Coverbs and Case in Vietnamese), M. Clark đã dành một phần đáng
kể để giới thiệu về lí thuyết khung cách, các quan hệ cách (tập trung ở các loại coverb – phụ VT). Rất
nhiều lần tác giả đã liên hệ, gắn chúng với phạm trù NĐ/ NgĐ. Điều này chứng tỏ vấn đề mà chúng tơi
sẽ đề cập trong luận án là các quan hệ nghĩa (và số lượng các vai nghĩa) trong câu đĩng một vai trị quan
trọng trong việc xác lập các đối lập giữa NĐ với NgĐ.
Một tác giả khác cũng cố gắng đi theo hướng này. Nguyễn Văn Lộc trong chuyên luận “Kết trị của
động từ tiếng Việt” (1995) đã giới thiệu, vận dụng những quan niệm về tham tố của L. Tesnière và một
số nhà ngơn ngữ học Nga để miêu tả về các loại diễn trị (ơng dùng: kết trị) của động từ tiếng Việt. Sau
khi phân biệt các loại kết trị: kết trị hình thức và kết trị nội dung; kết trị bắt buộc và kết trị tự do, tác giả
giới thiệu các loại kết trị bắt buộc của động từ và tập trung miêu tả kết tố chủ thể và kết tố đối thể. Trong
phần miêu tả về kết tố chủ thể, ơng cũng đề cập tới kết tố chủ thể hoạt động nội hướng. Ơng cho rằng:
“về nội dung, kết tố chủ thể hoạt động nội hướng chỉ kẻ thực hiện hành động hoặc kẻ mang trạng thái
khơng hướng tới đối thể. Sự vắng mặt của kết tố đối thể bên các động từ nội hướng là do ý nghĩa nội
hướng của chúng qui định” [55, tr.69]. Ở đây, ơng đã gián tiếp cho rằng tiêu chí phân biệt giữa NĐ và
NgĐ chính là tiêu chí cú pháp [±đối tố] và các dấu hiệu hình thức này được quy định bởi ý nghĩa của
động từ. Căn cứ vào những điều trình bày trong chuyên luận, chúng ta thấy tuy tác giả sử dụng hệ thống
khái niệm của ngữ pháp chức năng nhưng thực ra nội dung miêu tả vẫn theo hướng ngữ pháp truyền
thống. Các khái niệm chủ tố và kết tố cũng khơng khác nhiều so với chủ ngữ và BN (ở đây tác giả coi
BN trực tiếp và BN cho chủ ngữ – complement – đều là đối tố).
Cũng cùng thời gian này, Nguyễn Thị Quy hồn thành chuyên luận “Vị từ hành động tiếng Việt và
các tham tố của nĩ” (1995). Như phần nào gợi ra từ tên gọi chuyên luận, tác giả đã vận dụng thành tựu
của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu VT tiếng Việt. Ngồi những tiêu chí về nghĩa, tác giả đã vận
dụng tiêu chí về tham tố (số lượng và đặc điểm) để phân loại và miêu tả VT tiếng Việt. Mỗi một tiêu chí
đem lại một kết quả riêng và những kết quả này cũng cĩ nhiều điểm giao thoa (x. bảng tổng kết của tác
giả, tr.88). Chính ở hướng đi thứ hai (dựa vào diễn trị), tác giả đã thể hiện một cách tiếp cận mới về NĐ
và NgĐ. Theo tác giả, những VT một diễn tố ([–trực chuyển])2 là NĐ cịn các VT hai diễn tố, ba diễn tố
([+trực chuyển]) là những VT NgĐ [72, tr.88]. Mặc dù chỗ khác, tác giả thấy NgĐ là “VT cĩ BN trực
2 Khái niệm trực chuyển gắn với loại VT trực chuyển của tác giả được dùng để chỉ những VT tác động và những VT khơng tác động
nhưng cĩ mục tiêu [72, tr.84].
tiếp” (tức tiêu chí phân định NĐ và NgĐ là [±BN trực tiếp]) – một chức năng cú pháp (tr.78) – nhưng rõ
ràng những đặc điểm và số lượng diễn tố cũng gĩp phần đưa ra cơ sở khách quan để nhận diện các phạm
trù này, ít nhất là cho tiểu loại VT hành động mà tác giả đang xét. Giới hạn trong việc phân loại, miêu tả
một tiểu loại VT (VT hành động), nhưng những gì tác giả thể hiện, đặc biệt là những quan sát, nhận xét
tinh tế về quan hệ giữa VT với các diễn tố là những gợi mở hữu ích cho việc nghiên cứu VT nĩi chung
và việc tìm hiểu phạm trù NĐ/ NgĐ nĩi riêng.
Trong một cơng trình nghiên cứu gần đây, đứng trên quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống, tác
giả Diệp Quang Ban (2004) đã tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến câu tiếng Việt. Trong cơng
trình này, tác giả cũng bàn khá chi tiết về cấu trúc nghĩa biểu hiện [5, tr.32-33], các kiểu sự thể, các tham
thể (tr.33-35), tân ngữ và tân ngữ gián tiếp (tr.71-72), và cấu trúc câu bị động (tr.203-229) – những vấn
đề liên quan trực tiếp đến phạm trù NĐ/ NgĐ. Trong phần giới thiệu quan niệm của M. Halliday về vấn
đề chuyển tác (mục 0.2.1), chúng tơi đã nêu rõ vấn đề này được tác giả xem xét ở bình diện cú. Ở cơng
trình “Ngữ pháp tiếng Việt – phần câu” này, tác giả Diệp Quang Ban nĩi rõ hơn khái niệm chuyển tác áp
dụng cho cả động từ: “[…] cấu trúc chuyển tác được hiểu là mối quan hệ giữa động từ với những yếu tố
định danh bất kì lệ thuộc vào động từ đĩ và cùng xuất hiện với động từ đĩ […]; nếu động từ khơng địi
hỏi yếu tố định danh lệ thuộc thì gọi là động từ khơng chuyển tác, hay NĐ” (tr.32).
Cĩ thể nĩi, tất cả cách hiểu của các khuynh hướng, các tác giả trên, dù cĩ những khác biệt nhất
định, đều cho thấy phạm trù NĐ/ NgĐ gắn chặt với động từ (và VT nĩi chung) vì thế việc nghiên cứu
NĐ/ NgĐ sẽ giúp hiểu sâu hơn bản chất, hoạt động của từ loại cơ bản bậc nhất trong mọi ngơn ngữ này.
0.3. NHIỆM VỤ LUẬN ÁN
Trên tinh thần kế thừa thành tựu nghiên cứu tiếng Việt cũng như cố gắng áp dụng lí thuyết ngơn
ngữ học hiện đại, luận án này nhằm:
(i) Tìm những dấu hiệu hình thức cũng như cơ sở ngữ nghĩa để xác định, đối lập NĐ/ NgĐ;
(ii) Xác định rõ ranh giới NĐ, NgĐ với tư cách là phạm trù cú pháp với những phạm trù khác cĩ
liên quan;
(iii) Xác định phạm vi ứng dụng của phạm trù NĐ/ NgĐ (cho VT nĩi chung hay chỉ cho một số
tiểu loại nào đĩ);
(iv) Phân loại và khảo sát các tiểu nhĩm trong từng loại VT NĐ, VT NgĐ và khảo sát các hiện
tượng trung gian;
(vi) Đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ và những vấn đề cĩ liên quan của tiếng Việt với tiếng Anh để
làm rõ những tương đồng và khác biệt.
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
0.4.1. Với đối tượng và nhiệm vụ được xác định như trên, chúng tơi sẽ chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau.
(i) Phương pháp miêu tả. Luận án tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận
về các vấn đề cĩ liên quan.
Trong quá trình miêu tả, khảo sát ngữ liệu chúng tơi thường sử dụng các thủ pháp cải biến, tỉnh
lược, chêm xen, trắc nghiệm Jakhontov. Những thủ pháp này được dùng để xác định các thành phần
trong cấu trúc cú pháp cũng như xác định vai trị của các tham tố trong cấu trúc nghĩa của VT.
(ii) Phương pháp đối chiếu. Phương pháp này được sử dụng nhằm gĩp phần làm rõ các tiêu chí,
cơ sở ngữ nghĩa, dấu hiệu hình thức thể hiện phạm trù NĐ/ NgĐ trong các ngơn ngữ khác nhau. Tiếng
Anh là ngơn ngữ chủ yếu được dùng để đối chiếu với tiếng Việt. Tuy nhiên, một số ngơn ngữ khác
cũng được dùng để đối chiếu khi cần làm rõ một số đặc điểm nào đĩ, đặc biệt là tiếng Hán hiện đại,
một ngơn ngữ cĩ nhiều nét tương đồng về phương diện loại hình với tiếng Việt và cũng là ngơn ngữ
được các nhà ngơn ngữ học phương Tây nghiên cứu khá kĩ.
Trong quá trình khảo sát, miêu tả ngữ liệu cũng như đối chiếu, chúng tơi đứng trên quan điểm
đồng đại.
(iii) Phương pháp thống kê ngơn ngữ. Phương pháp này nhằm nâng cao tính khách quan trong
việc miêu tả cũng như những kết luận đưa ra trong luận án.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu chủ yếu mà luận án khảo sát là tiếng Việt hiện đại. Ngữ liệu được trích dẫn
từ nhiều nguồn: các văn bản báo chí, văn bản văn chương, văn bản khoa học, lời nĩi hàng ngày. Để
bảo đảm tính khách quan, tính tự nhiên, một số ví dụ được trích từ Internet (cĩ dẫn nguồn).
Xét từ phương diện nguồn gốc, những từ thuần Việt được lưu ý nhiều hơn từ cĩ nguồn gốc ngoại
lai (từ Hán Việt,3 v.v.).
Đơn vị ngơn ngữ chủ yếu mà luận án khảo sát là từ (cụ thể là VT). Tuy nhiên để xác định tư
cách cú pháp của chúng, luận án thường đặt từ trong mối quan hệ với các ngữ đoạn chức năng (các
ngữ danh từ, ngữ VT, ngữ giới từ đảm nhiệm các chức năng cú pháp như chủ ngữ, BN, trạng ngữ),
trong câu. Ngữ đoạn được hiểu là một đơn vị ngơn ngữ thực hiện một chức năng cú pháp nào đĩ
trong câu; xét về cấu tạo nĩ cĩ thể là một từ hoặc một nhĩm từ cĩ quan hệ chính phụ với nhau. Câu
được hiểu như là đơn vị lời nĩi nhỏ nhất cĩ chức năng thơng báo. Về từ, quan niệm của chúng tơi
như sau. Xét từ phương diện cấu tạo, từ cĩ thể là từ đơn, như: ăn, ngủ, chạy, nhảy, cười, nĩi, nghe,
đánh, giúp,...; chúng cũng cĩ thể là từ ghép, như: bất biến, ngưỡng mộ, nhẫn tâm, chập chờn, động
3 Việc xác định một từ cụ thể là thuần Việt hay Hán Việt là việc làm khơng hề đơn giản (khi mà từ Hán Việt chiếm đến 70% vốn từ
và chúng được du nhập từ rất sớm, qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thức khác nhau). Tuy nhiên, đúng như học giả Lê Văn Lý từ rất
lâu [56, tr.123] đã nhận xét, việc khảo sát trên các từ thuần Việt là đủ để xác định tư cách cú pháp của từ tiếng Việt nĩi chung vì
những từ Hán Việt (và những từ ngoại lai khác) khi tham gia vào vốn từ tiếng Việt thì cũng hoạt động như những từ thuần Việt chứ
khơng ảnh hưởng, xáo trộn đáng kể gì đến kết cấu tiếng Việt.
đậy, kín mít, kiêng cữ, động lịng, thù ghét, miễn giảm, náo nhiệt,... Những từ ghép như trên, thuộc
vào một trong những kiểu kết hợp: (i) cả hai thành tố vốn là những từ Hán Việt khơng cĩ khả năng
hoạt động độc lập; (ii) một hoặc tất cả các thành tố khơng cĩ nghĩa xác định; (iii) mối quan hệ giữa
các thành tố cĩ tính chất cố định, thành ngữ (các quan niệm về từ trong giới Việt ngữ học, x. [6,
tr.38-42]; [27, tr. 69-72]; [33, tr. 212-224]; [51, tr.7-19]).
Một số từ vay mượn quá mới, hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi giới hạn sẽ khơng được đưa
vào phạm vi khảo sát như: chát (chat), i-meo (e-mail), phắc (fax), phơn (phone), pê-na-ty (penalty),
v.v.
Một nội dung quan trọng của luận án là so sánh phạm trù NĐ/ NgĐ tiếng Việt với tiếng Anh, do
đĩ, đơn vị cơ bản (từ) cũng cần được xác định rõ ràng. Trong tiếng Anh, từ cĩ thể là từ đơn (chẳng
hạn, speak ‘nĩi’, go ‘đi’, visit ‘thăm’, become ‘trở thành’, understand ‘hiểu’, destroy ‘hủy diệt’, v.v.),
cĩ thể là từ ghép (earthquake ‘động đất’, ill-treat ‘đối xử tệ’, dry-clean ‘lau khơ’, cohere ‘kết lại’,
breast-feed ‘nuơi bằng sữa mẹ’, waterproof ‘làm khơng thấm nước’, sleep-walk ‘mộng du’, sun-bathe
‘tắm nắng’, v.v.). Chúng tơi cũng xem là từ những tổ hợp mà các tài liệu ngữ pháp tiếng Anh xem đĩ là
VT nhĩm/ VT phức đoạn (phrasal verbs) kiểu: give up ‘từ bỏ’, find out ‘tìm ra’, look at ‘nhìn’, calm
down ‘bình tĩnh/ chế ngự’, listen to ‘lắng nghe’, turn on ‘mở’, call on ‘đến thăm’ v.v. Tư cách cú pháp
của chúng sẽ được chúng tơi bàn kĩ hơn ở mục 3.2.2. Trong phạm vi trình bày ở đây, những VT phức
đoạn kiểu trên tạm được coi là từ vì hai lí do chính: (i) về nghĩa: nghĩa các tổ hợp trên mang tính thành
ngữ – nghĩa của chúng khác với tổng ý nghĩa của các yếu tố hợp thành; (ii) về cú pháp: đây là những
kết hợp cố định khi tham gia vào những cấu trúc biến đổi (chẳng hạn, tham gia vào cấu trúc bị động,
chủ đề hĩa).
0.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN ÁN
Về phương diện lí luận, luận án đã vận dụng khái niệm NgĐ điển hình và kém điển hình vào việc
miêu tả, phân loại VT trong tiếng Việt; lí giải hiện tượng VT cĩ hai cách dùng từ phương diện thay đổi
diễn trị; đưa ra kiến giải về tư cách cú pháp của một số nhĩm VT.
Về phương diện thực tiễn, luận án đã xây dựng phụ lục gồm 3 danh sách liên quan đến các VT cĩ
hai cách dùng trong tiếng Việt. Điều này cĩ ích lợi nhất định cho việc chú từ loại đối với cơng việc
biên soạn từ điển và cho việc tra cứu nhanh trong quá trình học tiếng Việt. Kết quả luận án cũng cĩ thể
dùng tham khảo cho việc biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên khảo về ngữ pháp tiếng Việt.
0.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận án được sắp xếp thành các phần sau: phần chính văn
cĩ dung lượng 183 trang gồm phần Dẫn nhập, Kết luận và ba chương nội dung; phần cịn lại gồm danh
mục tài liệu tham khảo, danh mục các cơng trình khoa học của tác giả cĩ liên quan đến đề tài luận án,
chỉ mục và một phụ lục 38 trang. Nội dung các phần của chính văn được tĩm tắt như sau:
Phần Dẫn nhập (20 trang) trình bày đối tượng nghiên cứu, lí do chọn đề tài (mục 0.1), lịch sử vấn
đề (mục 0.2), nhiệm vụ của luận án (mục 0.3), phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu (mục 0.4),
những đĩng gĩp của luận án (mục 0.5), và bố cục luận án (mục 0.6).
Chương 1 (49 trang) nêu những vấn đề lí luận chung làm nền tảng cho việc tìm hiểu phạm trù
NĐ/ NgĐ. Cụ thể, chương này đề cập tới khái niệm VT và việc phân loại VT (mục 1.1); tham tố và
phân loại tham tố (mục 1.2); BN với trạng ngữ (mục 1.3); loại hình học và phạm trù NĐ/ NgĐ (mục
1.4); tiêu chí xác định phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt (mục 1.5); mối quan hệ giữa ngữ pháp và
ngữ nghĩa (mục 1.6) và cuối cùng là phần tiểu kết của chương (1.7).
Chương 2 là phần trọng tâm của luận án do đĩ nĩ cũng chiếm dung lượng lớn nhất: 74 trang. Bên
cạnh nội dung chính là khảo sát những đối lập giữa VT NĐ và VT NgĐ trong tiếng Việt (mục 2.1),
chúng tơi đưa thêm hai mục: Chuyển đổi diễn trị và hiện tượng VT cĩ hai cách dùng (mục 2.2) để làm
rõ tính phức tạp, giao thoa giữa hai vế đối lập trong phạm trù này và mục Phạm trù NĐ/ NgĐ trong hệ
thống các vấn đề ngữ pháp tiếng Việt (mục 2.3) bàn về mối quan hệ giữa phạm trù này với những vấn
đề cĩ liên quan.
Chương 3 (36 trang) tập trung vào việc đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ của tiếng Việt với tiếng Anh
và những vấn đề cĩ liên quan với mục đích làm nổi bật những tương đồng cũng như những khác biệt
giữa hai ngơn ngữ, qua đĩ tìm thêm luận cứ cho việc biện giải phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.
Phần Kết luận (4 trang) tổng kết nội dung cơ bản của luận án, nêu những khĩ khăn trong quá
trình thực hiện luận án cũng như những vấn đề luận án đề cập chưa đầy đủ hoặc cần tiếp tục nghiên
cứu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo bao gồm 107 tài liệu tiếng Việt và 109 tài liệu tiếng Anh.
Danh mục cơng trình khoa học của tác giả cĩ liên quan đến đề tài (10 bài viết).
Phần chỉ mục, trình bày những thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong luận án.
Phần Phụ lục gồm ba phụ lục: (i) Danh sách những VT NgĐ được dùng với tư cách VT NĐ; (ii)
Danh sách những VT NĐ được dùng với tư cách VT NgĐ; (iii) Danh sách các VT [±giới từ].
Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. KHÁI NIỆM VỊ TỪ VÀ PHÂN LOẠI VỊ TỪ
1.1.1. Khái niệm vị từ
Một cách định nghĩa VT4 khá quen thuộc, thường được coi là cách định nghĩa truyền thống vì sự
xuất hiện khá sớm cũng như ảnh hưởng lâu dài trong quá khứ của nĩ, là dựa trên tiêu chí ý nghĩa nội
dung khái quát. Platon (khoảng 429-347 trước cơng nguyên) – người đầu tiên được coi là phân biệt một
cách minh bạch từ loại (giữa danh từ và VT) – cho rằng VT là từ diễn đạt hành động hay phẩm chất [58,
tr.27]. Aristotle (384-322 trước cơng nguyên) cũng tán đồng cách hiểu trên và coi VT là một trong mười
‘phạm trù’ (categories) cơ bản của ngơn ngữ [136, tr.132]. Như vậy, VT được xác định trong mối quan
hệ với thế giới bên ngồi. Cách định nghĩa giản đơn, nặng về phương diện lơ gích này đã khơng bao quát
được rất nhiều VT vốn trống nghĩa hoặc mờ nghĩa từ vựng và ngay cả khi cĩ nghĩa từ vựng thì ý nghĩa
‘hành động’, ‘trạng thái’ của chúng cũng khơng rõ ràng. Hạn chế của lối định nghĩa này đã được nhiều
người chỉ ra ([58, tr.502-513]; [148, tr.70-72]; ; [154, tr.115-117]; [192, tr.111-113]). Chẳng hạn, C.
Fries sau khi đưa ra những dẫn chứng chứng minh tính thiếu nhất quán trong lối định nghĩa các từ loại,
cũng như thiếu khả năng bao quát của một số định nghĩa về từ loại, đã kết luận: “Chúng ta khơng thể
dùng ‘nghĩa từ vựng’ làm cơ sở cho định nghĩa một vài từ loại, dùng ‘chức năng trong câu’ cho một số
loại khác, ‘tiêu chí hình thức’ cho những từ loại cịn lại. Chúng ta cần phải tìm một tập hợp các tiêu chí
cĩ thể áp dụng triệt để cho việc phân chia các từ loại.” [148, tr.69]. Trong thực tế, hầu như ngơn ngữ nào
cũng cĩ hàng loạt từ được xếp vào các từ loại khác nhau nhưng cùng mang một kiểu ý nghĩa; và cũng
khơng khĩ khăn gì trong việc đưa ra một danh sách dài các từ mà xét về mặt ý nghĩa chúng cần phải đưa
vào từ loại khác so với cách xếp loại đã áp dụng cho chúng.
Cũng thuộc về lối phân chia từ loại gắn với ý nghĩa, một số tác giả thuộc trường phái Ngữ pháp
Tư biện (Speculative) ở châu Âu khoảng nửa sau thế kỉ XIII đã phân loại các từ loại cơ bản dựa trên
mức độ ổn định về thời gian (time-stability scale), nghĩa là dựa vào đặc tính của đối tượng (động hay
tĩnh, biến đổi nhanh hay chậm, v.v) mà các từ loại phản ánh. Th. Erfurt cho rằng VT dùng để thể hiện
các trạng thái mau lẹ, những đối tượng thiếu ổn định, và gián đoạn (x. [203, tr.16]).
Gần đây một số nhà ngơn ngữ học cũng đã dựa vào lối định nghĩa trên để xác định từ loại. Chẳng
hạn, T. Givĩn đã cho rằng sự phân biệt các từ loại chỉ cĩ tính chất tương đối, các từ loại được đặt trên
4 Kể từ đây chúng tơi sẽ sử dụng thuật ngữ vị từ (VT) để chỉ động từ và tính từ theo cách gọi của một số tác giả. Chúng tơi cũng dùng
nĩ để dịch thuật ngữ “verb” theo cách hiểu của giới ngơn ngữ học phương Tây.
một thang độ (gradience) – nghĩa là đứng ở một chỗ nào đĩ giữa hai thái cực – trong đĩ, VT nằm về
thái cực ‘động, nhất thời, biến đổi nhanh chĩng’ cịn danh từ nằm về thái cực ‘ổn định’, ‘bền vững’.
Hai từ loại này (danh từ và VT) cũng được ơng xem là cĩ tính phổ quát (cĩ trong tất cả các ngơn ngữ),
các từ loại cịn lại tùy thuộc vào từng ngơn ngữ [152, tr.51-52]. Cách định nghĩa và phân loại này dù
sao cũng vẫn khơng bao chứa được hết các từ loại (nĩ chỉ dùng để xác định các từ loại ‘từ vựng’ như
danh từ, VT, trạng từ), hơn nữa lối phân loại này buộc phải chấp nhận sự tồn tại những vùng giao thoa
lớn giữa các từ loại (hiện tượng trung gian).
Lối phân loại gắn với ngữ nghĩa như trên được xem là lối phân loại gắn với những yếu tố ngồi
ngơn ngữ (language external). Nĩ khác với lối phân loại chú ý đến các tiêu chí thuộc về cấu trúc
(structural) hay đặc điểm nội tại (internal) của ngơn ngữ như sẽ trình bày dưới đây.
Một số nhà ngơn ngữ học khi định nghĩa VT thường chỉ nêu ra tiêu chí hình thái hoặc xem đĩ là
tiêu chí quan trọng. Với cách hiểu này, các nhà ngơn ngữ học phương Tây đã thấy trong ngơn ngữ biến
hình của họ cĩ những cơ sở ‘khách quan’, ‘khoa học’ cho sự phân biệt các từ loại. Sự khác biệt đĩ ở cả
hình thức biến đổi phù hợp với các phạm trù ngữ pháp do quan hệ ngữ pháp trong câu quy định và cả ở
hình thức cấu tạo từ. D. Thrax (cuối thế kỉ II trước cơng nguyên) cho rằng: “VT là thành phần lời nĩi
khơng cĩ biến hình-cách mà chỉ cĩ biến hình về thời, ngơi, số, cĩ nghĩa là một hoạt động thường bị tác
động đến” (x. [58, tr.504]). W. Croft cũng đã sử dụng phương pháp tương tự để xác định VT: “Nếu
một thân từ từ vựng (root) cĩ thể thích hợp trong một cấu trúc (câu đơn giản) mà lại nhận các biến tố
chỉ số, ngơi, thời thì đĩ là VT”. [132, tr.7]. Lối phân loại dựa trên các dấu hiệu hình thái gắn với các từ
rõ ràng là rất hữu ích về mặt sư phạm và thực hành tuy nhiên chúng chỉ cĩ giá trị đối với một số ngơn
ngữ biến hình (bởi các ngơn ngữ biến hình khơng nhất thiết đều phải cĩ những đặc điểm biến hình gắn
với tất cả từ loại). Phương pháp này sẽ hồn tồn mất giá trị khi đem áp dụng vào các ngơn ngữ khơng
biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán. Khi định nghĩa về từ loại, L. Kelly, một trong các tác giả của “Từ
điển bách khoa về ngơn ngữ và ngơn ngữ học”, khẳng định: “Các ngơn ngữ cĩ một tập hợp các từ loại
khác nhau và đánh dấu chúng theo những cách khác nhau. Trong các ngơn ngữ như Maori ‘từ loại’ đa
phần lệ thuộc vào vị trí mà từ xuất hiện trong câu” [114, tr.4679].
Một số nhà ngơn ngữ học khác đã từ bỏ lối định nghĩa thuần túy dựa vào nghĩa hoặc hình thái của
từ để đi tìm một hướng phân loại hồn tồn dựa vào sự phân bố hình thức – tức dựa vào sự kết hợp
các từ chứng (indicators) bao quanh từ đang xét. C. Fries (1952) đã lập ra một số mơ hình để xác định
các từ loại trong tiếng Anh (tác giả gọi là các nhĩm: 1, 2, 3...) [148, tr.77-78]. Khơng đi theo hướng
truyền thống tìm kiếm tiêu chí về nội dung rồi mới gán cho các đơn vị đĩ những thuật ngữ cĩ tính kĩ
thuật, C. Fries đã hiển ngơn phương pháp làm việc của mình như sau: “[…] chúng tơi cố gắng trước
hết tìm các đặc tính hình thức nhờ đĩ để nhận diện từng đơn vị và cấu trúc chức năng rồi sau đĩ mới
đưa ra câu hỏi các cấu trúc này thể hiện những ý nghĩa gì.” (tr.175). Trong việc phân chia từ loại tiếng
Việt, học giả Lê Văn Lý (1948) cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu này. Bằng việc xây dựng một
tập hợp các từ chứng, tác giả đã phân chia được vốn từ tiếng Việt ra thành ba nhĩm lớn (A, B, C). Ba
nhĩm trên, theo tác giả, nếu cần thiết cĩ thể tách ra thành sáu nhĩm gần gũi với cách gọi truyền thống:
danh từ, động từ, tính từ, từ chỉ ngơi, số từ và tiểu từ [56, tr.153]. Chính bằng phương pháp này, tác giả
nhận thấy rất nhiều điểm tương đồng (9 đặc điểm) giữa ‘động từ’ và ‘tính từ’ vì thế ơng đã xếp chung
hai ‘từ loại’ này vào một nhĩm (nhĩm B) (tr.142-149). Cũng với cách làm như trên, P. Honey [162,
tr.13-22] đã chia từ tiếng Việt thành 12 loại, trong đĩ mỗi từ loại cũng được xác định dựa trên khả
năng kết hợp với các từ chứng. Chẳng hạn, để xác định từ loại 2 (tương đương với VT), tác giả đã lập
thức như sau: “Tất cả những từ tiếng Việt đứng ngay trước chứ khơng phải đứng sau một trong hai từ
nhiều hoặc lắm và khơng bao giờ đứng ngay sau một trong hai từ hơi hoặc rất thì được xếp vào nhĩm
các từ loại 2” (tr.14-15). Với các từ loại cịn lại tác giả cũng sử dụng phương pháp tương tự.
Chưa nĩi đến khĩ khăn trong việc tìm một số khuơn mẫu, từ chứng tiêu biểu để tránh sự trịng
tréo, để hạn chế ngoại lệ, những mơ hình này chỉ cĩ tác dụng miêu tả từ loại cho từng ngơn ngữ cụ thể
vì mỗi ngơn ngữ đều cĩ những quy định về trật tự sắp xếp, kết hợp từ ngữ cũng như danh sách các từ
chứng.
Theo một giải pháp khác, từ loại được xác định dựa vào chức năng cú pháp cơ bản của chúng.
Cách định nghĩa này vừa phân biệt được động từ (verb) và tính từ (adjective) trong đa số ngơn ngữ Ấn-
Âu5 lại vừa cho thấy nét chung rất cơ bản khơng thể bỏ qua giữa động từ và tính từ trong những ngơn
ngữ như tiếng Việt. Một số nhà Hán học như A. Dragunov, A. Reformatskij đã phân loại tiếng Hán –
một ngơn ngữ cĩ nhiều nét tương đồng với tiếng Việt – dựa trên chức năng cú pháp, từ đĩ đã xếp chung
tính từ và động từ vào một nhĩm gọi là VT. Cũng dựa trên chức năng cú pháp, L. Thompson đã thấy
‘verbs’ trong tiếng Việt phải bao gồm cả một số lớn “các hình thức hầu như là thích hợp gán cho các tính
từ tiếng Anh theo sau hình thức nào đĩ của động từ to be” [211, tr.217]. Tác giả Cao Xuân Hạo khi định
nghĩa VT cũng chú trọng tiêu chí cú pháp khi cho rằng VT là một từ “cĩ thể tự mình làm thành một vị
ngữ (hay một ngữ đoạn biểu thị nội dung của cái sự tình được trần thuật trong câu) hoặc làm trung tâm
cho ngữ đoạn ấy” [33, tr.355]. Cĩ thể nĩi, chức năng cú pháp đã được nhiều nhà ngơn ngữ học coi là
tiêu chí duy nhất hoặc cơ bản để định nghĩa VT trong những ngơn ngữ khơng biến hình như tiếng Việt.
Lối phân định từ loại của Nguyễn Tài Cẩn (1975) được xem là lối phân loại cĩ viện đến cả khả
năng kết hợp và chức năng cú pháp khi ơng cho rằng cần phải dựa vào đoản ngữ để phân loại. Theo
ơng, một từ loại sẽ được xác định dựa vào khả năng kết hợp và chức năng của nĩ trong việc tổ chức
5 M. Haspelmath [161] khi bàn về tiêu chí chức năng cú pháp trong các ngơn ngữ, cho rằng các động từ luơn cĩ thể đảm nhiệm vị
trí vị ngữ mà khơng cần bất kì từ nào thêm vào để đánh dấu, trong khi đĩ đĩ các danh từ và tính từ khi đảm nhiệm vị trí này lại
phải cần cĩ yếu tố đánh dấu và đĩ thường là một động từ nối [161, tr.16541].
mệnh đề. Mặc dù cĩ nĩi đến sự cần thiết phải bổ sung thêm tiêu chí “dựa vào mệnh đề” nhưng việc
nhấn mạnh vai trị quan trọng của của đoản ngữ trong việc xác lập tư cách từ loại của các VT cho thấy
hướng đi của tác giả là nhất quán, cĩ giá trị [12, tr.303-320].
Lưu Vân Lăng, dựa vào hoạt động cú pháp của từ trong ngữ đoạn tầng bậc hạt nhân, vào vai trị,
vị trí, chức năng của từ trong ngữ đoạn đã chia vốn từ tiếng Việt ra thành hai loại lớn (từ nịng cốt và từ
phụ gia) trong đĩ VT (bao gồm động từ và tính từ) được đặt trong thế đối lập với nhĩm thể từ (bao gồm
danh từ và đại từ) và hai nhĩm này xếp chung vào loại từ nịng cốt [47, tr.122]. Lối phân loại này thuận
lợi trong thao tác (cĩ lẽ ảnh hưởng bởi phương pháp phân tích thành tố đã được ngữ pháp miêu tả cấu
trúc Mỹ đề cập từ lâu) nhưng thực ra vẫn phải dựa vào tiêu chí ý nghĩa trong tất cả các tầng bậc phân
loại.
Cùng chú ý tới đặc điểm nội tại của ngơn ngữ, một số tác giả lại sử dụng cùng lúc nhiều tiêu chí.
Theo P. Schachter, từ loại cần phải được định nghĩa dựa trên các tiêu chí ngữ pháp. Cụ thể tác giả nêu
ra ba tiêu chí: (i) sự phân bố của từ (trong câu); (ii) phạm vi chức năng cú pháp mà từ đảm nhiệm; (iii)
các phạm trù cú pháp hoặc hình thái mà từ thể hiện [193, tr.3]. Ba tiêu chí này cĩ thể được minh họa
như sau (ví dụ của tác giả). Theo tiêu chí (i) trong câu ‘Boys like girls’ (Trai thì thích gái), các từ boys
và like cĩ sự phân bố khác nhau (‘*Like boys girls’ là khơng đúng ngữ pháp); theo tiêu chí (ii) ta thấy
boys cĩ thể giữ chức năng chủ ngữ nhưng like thì khơng; theo tiêu chí (iii), boys cĩ thể mang phạm trù
số nhưng khơng thể mang phạm trù thì, trong khi đĩ like cĩ thể mang cả hai phạm trù. Như vậy, boys
và like cần phải xếp vào hai phạm trù khác nhau (tr.4).
Một giải pháp trung dung hơn là sử dụng nhiều tiêu chí bao gồm cả những tiêu chí thuộc về ngữ
nghĩa/ chức năng và cả những tiêu chí thuộc về cấu trúc nội tại của ngơn ngữ để phân chia từ loại
([120, tr.23-24]; [145, tr.129]; [149, tr.177]; [159, tr.8]; [191, tr.396]; [192, tr.112-113]). Chẳng hạn,
E. Gorden và I. Krylova sau khi nêu ra ba tiêu chí chung cho việc phân chia từ loại trong các ngơn ngữ
[159, tr.6], đã định nghĩa VT dựa trên ba tiêu chí: (i) nội dung (nghĩa từ vựng): dùng để chỉ các hành
động, quá trình, quan hệ, v.v.; (ii) hình thức: thể hiện các phạm trù ngữ pháp như thì, thể, dạng, v.v.;
(iii) chức năng: làm vị ngữ của câu (tr.8).
Trong giới Việt ngữ học một số tác giả cũng sử dụng nhiều tiêu chí để xác định từ loại, chẳng
hạn, Lê Cận – Phan Thiều [14, tr.105] căn cứ vào chức năng cú pháp, ý nghĩa phạm trù và khả năng kết
hợp, Đinh Văn Đức [25, tr.16-29] sử dụng ý nghĩa phạm trù, chức năng cú pháp và cả ý nghĩa từ vựng
– ngữ pháp, Diệp Quang Ban và Hồng Văn Thung [4, tr.74-77] dựa vào các tiêu chí như ý nghĩa khái
quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp, v.v.
Chúng tơi cho rằng để cĩ một định nghĩa về từ loại nĩi chung và VT nĩi riêng cĩ thể áp dụng
cho nhiều ngơn ngữ cần phải kết hợp nhiều tiêu chí. Việc sử dụng một tiêu chí duy nhất sẽ khơng
phản ánh được đầy đủ bản chất cũng như hoạt động phức tạp của VT trong các ngơn ngữ thuộc
những loại hình ngơn ngữ khác nhau. Về cơ bản, chúng tơi tán thành cách phân định từ loại của
Nguyễn Tài Cẩn, theo đĩ VT là một từ loại cĩ thể làm trung tâm của đoản ngữ, cĩ khả năng kết hợp
với một số thành tố phụ [12, tr.311-334]; tuy nhiên, chúng tơi khơng phân biệt ‘động từ’ với ‘tính từ’
mà cơ sở là sự tương đồng rất lớn giữa chúng ở chính hai tiêu chí mà tác giả đã nêu.
1.1.2. Phân loại VT
VT cĩ thể được phân loại dựa vào nghĩa biểu hiện, vào số lượng diễn tố mà nĩ chi phối, sự kết
hợp cả tiêu chí ý nghĩa và chức năng hay sự cĩ mặt hoặc vắng mặt của BN trực tiếp.
1.1.2.1. Phân loại VT theo nghĩa biểu hiện
Phân loại VT theo nghĩa biểu hiện sự tình là lối phân loại chú ý đến mối quan hệ giữa VT với
thế giới bên ngồi6. Đây là lối phân loại cĩ lẽ xuất hiện sớm nhất. Lối phân loại này vẫn được nhiều
nhà ngơn ngữ học sử dụng với một số chỉnh sửa, bổ sung.
W. Chafe sau khi chia VT thành hai nhĩm lớn (VT trạng thái và VT phi trạng thái) đã đưa ra
một bảng phân loại VT gồm 6 tiểu loại: (i) VT trạng thái, (ii) VT quá trình, (iii) VT hành động, (iv)
VT quá trình hành động, (v) VT trạng thái hồn cảnh, (vi) VT hành động hồn cảnh [10, tr.131].
R. Dixon cho rằng vốn từ trong tất cả các ngơn ngữ đều cĩ thể được phân loại dựa vào một số kiểu
ngữ nghĩa (semantic types) nhất định. Theo tác giả cĩ khoảng trên 30 kiểu ngữ nghĩa phổ biến. Trong đĩ
riêng VT cĩ khoảng 20 kiểu, chẳng hạn: VT chỉ sự chuyển động (motion), cho tặng (giving), yêu thích
(liking), v.v. Tuy nhiên ơng cũng nhận thấy trong các ngơn ngữ thường cĩ hiện tượng một._.răng trắng. Một vầng trăng lộ ra.
414 lồng Hắn lồng ảnh vào khung kính. Ảnh lồng vào khung kính.
415 lột Hắn lột vỏ sắn. Vỏ sắn đã lột.
416 lùa Hắn lùa tay ra phía sau. Tay hắn lùa ra phía sau.
417 luận bàn Hắn luận bàn kế hoạch. Kế hoạch đã luận bàn.
418 lùi Hắn lùi xe lại. Xe hắn lùi lại.
419 luộc Hắn luộc rau. Rau luộc rồi.
420 luồn Hắn luồn tờ giấy qua khe cửa. Nắng luồn qua kẽ lá.
421 lụt Đèn đã lụt bấc. Bấc đèn đã lụt.
422 luyện Hắn luyện thép. Thép đã luyện.
423 lừ Hắn lừ mắt lên nhìn tơi. Mắt hắn lừ lên nhìn tơi.
424 lựa Hắn lựa áo cưới. Áo cưới lựa rồi.
425 lườm Hắn lườm mắt nhìn tơi. Mắt hắn lườm lườm.
426 lượm Hắn lượm tờ báo dưới đất. Tờ báo này lượm dưới đất.
427 lượn Hắn lượn máy bay trên trời. Máy bay lượn trên trời.
428 lưu Hắn lưu số điện thoại của tơi. Số điện thoại đã lưu.
429 lưu chuyển Họ lưu chuyển hàng hĩa. Hàng hĩa đã lưu chuyển.
430 lưu hành Hắn lưu hành tài liệu cấm. Tài liệu đã lưu hành.
431 lưu thơng Hắn lưu thơng hàng hĩa. Hàng hĩa đã lưu thơng.
432 mài Hắn mài dao. Dao mài rồi.
433 mang Hắn mang hành lý theo mình. Hành lý mang theo người.
434 máng Hắn máng chiếc nĩn trên vách. Chiếc nĩn máng trên vách.
435 mạng Hắn mạng lại chỗ rách. Chỗ rách đã mạng rồi.
436 may Hắn may quần áo. Quần áo đã may rồi.
437 mắc Hắn mắc võng. Võng mắc rồi.
438 mất Hắn bị mất cả tiền cọc. Tiền cọc đã mất.
439 mẻ Hắn làm mẻ lưỡi dao. Lưỡi dao mẻ rồi.
440 mê Hắn mê bài bạc. Bài bạc mê lắm.
441 mím Hắn mím mơi lại. Mơi hắn mím lại.
442 mọc Hắn mọc răng. Răng đã mọc.
443 mỏi Hắn mỏi nhừ cả lưng. Lưng hắn mỏi nhừ.
444 mổ Hắn mổ dạ dày. Bệnh nhân mổ rồi.
445 mở Hắn mở khĩa. Khĩa mở rồi.
446 mua Hắn mua xe. Xe mua rồi.
447 múa Hắn múa gậy loạn xạ. Gậy múa loạn xạ.
448 múc Hắn múc cơm. Cơm đã múc.
449 muối Hắn muối dưa. Dưa muối rồi.
450 mượn Hắn mượn tiền. Tiền mượn rồi.
451 nạo Hắn nạo đu đủ. Đu đủ nạo rồi.
452 nảy sinh Hắn nảy sinh lịng tham. Lịng tham của hắn nảy sinh.
453 nặn Hắn nặn bánh trơi. Bánh trơi đã nặn.
454 nấu Hắn nấu cơm. Cơm nấu rồi.
455 nén Hắn nén cà. Cà nén rồi.
456 nêm Hắn nêm canh. Canh đã nêm.
457 ngào Hắn ngào bột. Bột đã ngào.
458 ngăn Hắn ngăn phịng làm hai. Phịng hắn đã ngăn.
459 ngắt Hắn ngắt cầu chì. Cầu chì đã ngắt.
460 ngâm Hắn ngâm rượu. Rượu ngâm rồi.
461 nghiệm thu Hắn nghiệm thu cơng trình. Cơng trình đã nghiệm thu.
462 nghiền Hắn nghiền bột. Bột nghiền rồi.
463 nguơi Hắn nguơi cơn giận. Cơn giận đã nguơi.
464 nhào Hắn nhào bột. Bột nhào rồi.
465 nhoẻn Hắn nhoẻn miệng cười. Miệng hắn nhoẻn cười.
466 nhổ Hắn đã nhổ răng. Răng (hắn) đã nhổ.
467 nhớm Hắn nhớm người lên. Người hắn nhớm lên.
468 nhuộm Hắn nhuộm vải. Vải đã nhuộm.
469 nhướn Hắn nhướn người lên. Người hắn nhướn lên.
470 ních Hắn ních hàng chật bao. Hàng ních chặt bao.
471 niêm Hắn niêm phong bì lại. Phong bì đã niêm.
472 nĩi Hắn nĩi hắn bị đau đầu. Thằng bé khơng thể nĩi.
473 nổ Hắn nổ lựu đạn. Lựu đạn nổ.
474 nối Hắn nối đoạn dây. Dây đã nối.
475 nộp Hắn nộp tiền thuế. Tiền thuế nộp rồi.
476 nới Hắn nới áo. Áo đã nới rồi.
477 nung Hắn nung gạch. Gạch đã nung.
478 nướng Hắn nướng cá. Cá đã nướng.
479 ọc Hắn ọc nước. Nước ọc ra.
480 ộc Hắn ộc máu. Máu từ vết thương ộc ra.
481 ơn Hắn ơn bài. Bài đã ơn rồi.
482 pha Hắn pha cà phê. Cà phê đã pha.
483 pha chế Hắn pha chế thuốc. Thuốc đã pha chế.
484 phà Hắn phà khĩi thuốc. Khĩi thuốc phà ra.
485 phát Hắn phát tiền cho nhân viên. Tiền cơng đã phát.
486 phát Hắn phát cỏ. Cỏ đã phát.
487 phát sinh Họ phát sinh mâu thuẫn. Nhiều mâu thuẫn phát sinh.
488 phát triển Hắn phát triển sản xuất. Sản xuất đã phát triển.
489 phân chia Hắn phân chia hàng hố. Hàng hố đã phân chia.
490 phân cơng Hắn phân cơng nhiệm vụ cho tơi. Nhiệm vụ đã phân cơng.
491 phân định Họ phân định ranh giới. Ranh giới đã phân định.
492 phân phát Hắn phân phát quà. Quà đã phân phát.
493 phân tán Họ phân tán lực lượng. Lực lượng đã phân tán.
494 phân tích Hắn phân tích hố chất. Hố chất này đã phân tích.
495 phần Hắn phần cơm cho mẹ. Cơm cho mẹ đã phần ra.
496 phê Cơ giáo phê học bạ. Học bạ đã phê.
497 phí hồi Hắn phí hồi cơng sức. Cơng sức đã phí hồi.
498 phĩng Hắn phĩng to ảnh ra. Ảnh phĩng to rồi.
499 phổ cập Nước ta đã phổ cập tiểu học. Tiểu học đã phổ cập.
500 phồng Hắn phồng má ra. Má hắn phồng ra.
501 phơi Hắn phơi quần áo. Quần áo đã phơi.
502 phụng phịu Hắn phụng phịu mặt. Mặt hắn phụng phịu.
503 phùng Hắn phùng má ra. Má hắn phùng ra.
504 phưỡn Hắn phưỡn bụng ra. Bụng hắn phưỡn ra.
505 quạc Hắn quạc mồm ra cãi lại. Mồm hắn quạc ra.
506 quành Hắn quành xe lại. Xe (hắn) quành lại.
507 quay Hắn quay vốn để làm ăn. Trái đất quay.
508 quắc Hắn quắc mắt lên. Mắt hắn quắc lên.
509 quắp Con chĩ quắp đuơi lại. Đuơi chĩ quắp lại.
510 quất Hắn quất roi vào mình ngựa. Roi quất đen đét.
511 quấy Hắn quấy bột. Bột đã quấy xong.
512 què Hắn bị què chân rồi. Chân hắn bị què rồi.
513 quen Hắn quen phát âm sai. Phát âm sai quen rồi.
514 quét Hắn quét sân. Sân đã quét rồi.
515 quét dọn Hắn quét dọn nhà cửa. Nhà cửa quét dọn rồi.
516 quyệt Hắn bị quyệt xe. Xe hắn bị quyệt.
517 rà Hắn rà mìn. Máy bay rà trên cây.
518 rã rời Hắn rã rời chân tay. Chân tay hắn rã rời.
519 rán Hắn rán trứng. Trứng rán rồi.
520 rang Hắn rang lạc. Lạc đã rang.
521 ràng Hắn ràng hàng lên xe. Hàng ràng lên xe.
522 rạo rực Hắn rạo rực niềm vui. Niềm vui rạo rực.
523 ráp Hắn ráp cánh cửa vào khung. Cánh cửa đã ráp vào khung.
524 rạp Hắn rạp người xuống. Người hắn rạp xuống.
525 rắc Hắn rắc dầu lên đĩa rau. Dầu đã rắc rồi.
526 rấm Hắn rấm na. Na rấm rồi.
527 rân rấn Hắn rân rấn nước mắt. Nước mắt hắn rân rấn.
528 rèn Hắn rèn dao. Dao đã rèn xong.
529 rim Hắn rim thịt. Thịt rim rồi.
530 ríu Hắn ríu lưỡi lại. Lưỡi hắn ríu lại.
531 rọ rậy Hắn rọ rậy đầu. Đầu hắn rọ rậy.
532 rĩc Hắn rĩc mía. Mía đã rĩc xong.
533 rọc Hắn rọc phách. Phách đã rọc.
534 rọi Hắn rọi đèn xuống sân. Đèn đã rọi xuống sân.
535 rĩt Hắn rĩt nước sơi vào phích. Nước sơi đã rĩt vào phích.
536 rơi Hắn rơi nước mắt lã chã. Nước mắt hắn rơi lã chã.
537 rớt Hắn rớt tiền xuống đất. Tiền vừa rớt.
538 run Hắn run tay. Tay hắn run lên.
539 run rẩy Hắn run rẩy tay chân. Tay chân hắn run rẩy.
540 rùn Hắn rùn người xuống. Người hắn rùn xuống.
541 rụng Hắn rụng răng. Răng hắn rụng rồi.
542 rụt Hắn rụt tay lại. Tay hắn rụt lại.
543 rút Hắn rút tiền. Tiền đã rút.
544 rút gọn Hắn rút gọn phân số. Phân số đã rút gọn.
545 rút lui Hắn rút lui ý kiến. Quân địch đã rút lui.
546 rửa Hắn rửa rau. Rau rửa rồi.
547 rưng rưng Hắn rưng rưng nước mắt. Nước mắt rưng rưng.
548 rưới Hắn rưới hành mỡ lên xơi. Hành mỡ đã rưới lên xơi.
549 rướn Hắn rướn người lên. Người hắn rướn lên.
550 sa sầm Hắn sa sầm mặt. Mặt hắn sa sầm.
551 sạ Hắn sạ lúa. Lúa sạ rồi.
552 sã Hắn sã tay xuống. Tay hắn sã xuống.
553 san Hắn san mơ đất. Mơ đất đã san phẳng.
554 sàng Hắn sàng gạo. Gạo đã sàng rồi.
555 sao Hắn sao cà phê. Cà phê đã sao.
556 sát trùng Hắn sát trùng vết thương. Vết thương đã sát trùng.
557 sảy Hắn sảy gạo. Gạo đã sảy rồi.
558 sắc Hắn sắc thuốc. Thuốc đã sắc rồi.
559 sắm Hắn sắm xe hơi. Xe hơi đã sắm.
560 sắm sửa Hắn sắm sửa quần áo. Quần áo đã sắm sửa.
561 sắp Hắn sắp thức ăn ra mâm. Thức ăn đã sắp ra mâm.
562 sắp đặt Hắn sắp đặt cơng việc. Cơng việc đã sắp đặt xong.
563 sắp xếp Hắn sắp xếp quần áo. Quần áo đã sắp xếp rồi.
564 sập Hắn sập bẫy. Bẫy sập rồi.
565 sây sát Hắn bị sây sát chân tay. Chân tay hắn bị sây sát.
566 sấy Hắn sấy chuối. Chuối sấy rồi.
567 sẩy Cơ ấy bị sẩy thai. Thai bị sẩy rồi.
568 se Hắn se lịng. Lịng hắn se lại.
569 sểnh Hắn đã sểnh tên cướp. Tên cướp đã sểnh mất.
570 siết Hắn siết chặt gĩi hàng. Gĩi hàng đã siết chặt.
571 so Hắn so vai lại. Vai hắn so lại.
572 soạn Hắn soạn hành lý. Hành lý soạn rồi.
573 sơi sục Hắn sơi sục tinh thần đấu tranh. Tinh thần đấu tranh sơi sục.
574 sơ chế Hắn sơ chế chè. Chè đã sơ chế.
575 sơn Hắn sơn cửa. Cửa sơn rồi.
576 súc Hắn súc chai lọ. Chai lọ súc rồi.
577 suốt Hắn suốt lúa. Lúa suốt rồi.
578 sụp Hắn sụp người xuống. Người hắn sụp xuống.
579 suy nghĩ Hắn suy nghĩ vấn đề này mãi. Vấn đề này cần suy nghĩ thêm.
580 suy sụp Hắn suy sụp tinh thần. Tinh thần hắn bị suy sụp.
581 sửa Hắn sửa nhà. Nhà sửa rồi.
582 sửa đổi Hắn sửa đổi kế hoạch. Kế hoạch đã sửa đổi.
583 sực nức Hắn sực nức nước hoa. Mùi nước hoa sực nức.
584 sưng Hắn bị sưng mặt. Mặt hắn sưng lên.
585 tạc Hắn tạc tượng. Tượng đã tạc xong.
586 tạm ứng Hắn tạm ứng tiền cơng. Tiền cơng đã tạm ứng.
587 tan Họ tan cuộc họp. Cuộc họp đã tan.
588 tán Hắn tán thuốc. Thuốc tán rồi.
589 tạnh Trời đã tạnh mưa. Mưa đã tạnh.
590 tạo dựng Hắn tạo dựng cơ nghiệp. Cơ nghiệp đã tạo dựng.
591 tạt Hắn tạt bĩng vào trung lộ. Bĩng tạt vào trung lộ.
592 táy máy Hắn táy máy tay chân. Tay chân hắn táy máy.
593 tăng Ngân hàng tăng lãi suất. Lãi suất đã tăng.
594 tắt Hắn tắt đèn. Đèn tắt rồi.
595 tẩm Hắn tẩm hương vị. Hương vị đã tẩm.
596 tẩy Hắn tẩy vết mực. Vết mực đã tẩy.
597 tém Hắn tém màn. Màn tém rồi.
598 teo Hắn teo chân. Chân (hắn) đã teo.
599 têm Hắn têm trầu. Trầu têm rồi.
600 thả Hắn thả gà. Gà thả rồi.
601 thái Hắn thái thịt bị. Thịt bị thái rồi.
602 thảo Hắn thảo chương trình làm việc. Chương trình đã thảo xong.
603 thay đổi Hắn thay đổi kế hoạch. Kế hoạch đã thay đổi.
604 thắng Hắn thắng đường. Đường thắng rồi.
605 thắp Hắn thắp đèn. Đèn đã thắp rồi.
606 thắt Hắn thắt cà vạt. Cà vạt đã thắt.
607 thè Hắn thè lưỡi ra. Lưỡi hắn thè ra.
608 thêm Hắn thêm gạo vào nồi. Gạo đã thêm rồi.
609 thế chấp Hắn thế chấp tài sản. Tài sản đã thế chấp.
610 thêu Hắn thêu gối cưới. Gối cưới đã thêu.
611 thiến Hắn thiến gà trống. Gà trống thiến rồi.
612 thít Hắn thít chặt dây trĩi. Dây trĩi thít chặt.
613 thị Hắn thị đầu ra. Đầu hắn thị ra.
614 thọc Hắn thọc tay vào túi. Tay hắn thọc vào túi.
615 thịng Hắn thịng tay xuống. Tay hắn thịng xuống.
616 thĩt Hắn thĩt tim. Tim hắn thĩt lại.
617 thổ lộ Hắn thổ lộ tâm tình với vợ. Tâm tình đã thổ lộ hết.
618 thổi Hắn thổi kèn suốt ngày. Kèn thổi suốt ngày.
619 thơng qua Mọi người thơng qua biên bản. Biên bản đã được thơng qua.
620 thống nhất Họ thống nhất ý kiến. Ý kiến đã thống nhất.
621 thu Hắn thu tiền nợ. Tiền nợ thu rồi.
622 thu dọn Hắn thu dọn đồ đạc. Đồ đạc đã thu dọn.
623 thu hoạch Hắn thu hoạch vụ mùa. Vụ mùa đã thu hoạch.
624 thu thập Hắn thu thập chứng cớ. Chứng cớ đã thu thập đủ.
625 thu xếp Hắn thu xếp cơng việc của mình. Cơng việc đã thu xếp.
626 thuê Hắn thuê nhà. Nhà đã thuê.
627 thui Hắn thui bê. Bê thui rồi.
628 thuộc Hắn thuộc bài. Bài thuộc rồi.
629 thuơn Hắn thuơn thịt. Thịt đã thuơn.
630 thụt Hắn thụt chân xuống rãnh. Chân thụt xuống rãnh.
631 thức tỉnh Lời khuyên đã thức tỉnh hắn. Hắn đã thức tỉnh.
632 tì Hắn tì lưng vào tơi. Lưng hắn tì vào tơi.
633 tỉa Hắn tỉa hoa. Hoa tỉa rồi.
634 tiêu Hắn tiêu tiền. Tiền tiêu hết rồi.
635 tiêu thụ Họ tiêu thụ hàng cấm. Hàng cấm đã tiêu thụ.
636 tỏa Hoa tỏa hương ra. Hương hoa tỏa ra.
637 tốc Hắn tốc miệng ra. Miệng hắn tốc ra.
638 toe Hắn toe miệng ra. Miệng hắn toe ra.
639 tịe Hắn tịe chân ra. Chân hắn tịe ra.
640 tĩe Hịn đá tĩe lửa. Lửa tĩe ra.
641 toét Hắn toét miệng ra. Miệng hắn toét ra.
642 tơ Hắn tơ màu. Màu đã tơ.
643 tơi Hắn tơi vơi. Vơi đã tơi.
644 tồn tại Cơ quan cịn tồn tại tiêu cực. Tiêu cực vẫn cịn tồn tại.
645 tra Hắn tra đậu. Đậu tra hết rồi.
646 trả Hắn trả lãi suất. Lãi suất trả rồi.
647 trải Hắn trải chiếu. Chiếu trải rồi.
648 trám Hắn trám răng. Răng đã trám.
649 trang điểm Họ trang điểm cơ dâu. Cơ dâu trang điểm rồi.
650 trang hồng Hắn trang hồng phịng khách. Phịng khách đã trang hồng.
651 trang trải Hắn trang trải nợ nần. Nợ nần đã trang trải.
652 tráng Hắn tráng bánh. Bánh tráng rồi.
653 treo Hắn treo tranh. Tranh treo rồi.
654 trét Hắn trét thuyền. Thuyền trét rồi.
655 trề Hắn trề mơi ra. Mơi hắn trề ra.
656 trĩc Hắn trĩc da. Da hắn trĩc.
657 trố Hắn trố mắt lên. Mắt hắn trố lên.
658 trộn Hắn trộn vữa. Vữa đã trộn.
659 trồng Hắn trồng rau. Rau trồng rồi.
660 trợn Hắn trợn ngược mắt lên. Mắt hắn trợn ngược.
661 trục Hắn trục đất xong. Đất đã trục xong.
662 trùm Hắn trùm chăn lên đầu. Bĩng tối trùm xuống.
663 truy cứu Cơng an đang truy cứu hắn. Hắn đang bị truy cứu.
664 truyền Hắn truyền tin đi. Tin đã truyền đi.
665 trừng Hắn trừng mắt lên. Mắt hắn trừng lên.
666 trườn Hắn trườn người trên cỏ. Người hắn trườn trên cỏ.
667 trượt Hắn bị trượt chân. Chân hắn trượt dài.
668 tu bổ Hắn tu bổ nhà cửa. Nhà cửa đã tu bổ.
669 tu chỉnh Hắn tu chỉnh bài viết. Bài viết đã tu chỉnh.
670 tu sửa Hắn tu sửa nhà cửa. Nhà cửa đã tu sửa.
671 tuơn Hắn tuơn nước mắt. Nước mắt hắn tuơn ra.
672 tuồn Hắn tuồn hàng qua biên giới. Con rắn tuồn qua hàng rào.
673 tuốt Hắn tuốt lúa. Lúa tuốt xong rồi.
674 tuột Hắn tuột giày. Giày bị tuột.
675 tụt Hắn tụt quần xuống. Quần hắn tuột xuống.
676 tứa Hắn tứa nước mắt. Nước mắt hắn tứa ra.
677 tưới Hắn tưới hoa. Hoa tưới rồi.
678 ủ Hắn ủ chuối. Chuối đã ủ.
679 ủi Hắn ủi quần áo. Quần áo ủi rồi.
680 ùn Hắn ùn việc cho chị. Cơng việc ùn lại.
681 ủy thác Hắn ủy thác cơng việc cho tơi. Cơng việc đã ủy thác cho tơi.
682 ứ Cống ứ nước. Nước cống bị ứ.
683 ứa Hắn ứa nước mắt. Nước mắt ứa ra.
684 ứng Hắn ứng tiền trước. Tiền đã ứng.
685 ươm Hắn ươm lan. Lan đã ươm.
686 ướp Hắn ướp thịt. Thịt ướp rồi.
687 ưỡn Hắn ưỡn ngực ra. Ngực hắn ưỡn ra.
688 vá Hắn vá áo. Áo vá rồi.
689 vã Hắn vã mồ hơi ra. Mồ hơi vã ra.
690 vạc Hắn vạc cỏ. Cỏ đã vạc.
691 vàng Hắn bị vàng mắt. Mắt hắn bị vàng.
692 vay Hắn vay tiền. Tiền đã vay rồi.
693 vặn Hắn vặn ốc. Ốc đã vặn.
694 văng Hắn văng câu chửi thề. Câu chửi thề văng ra.
695 vắt Hắn vắt chanh. Chanh vắt rồi.
696 vặt Hắn vặt lơng gà. Lơng gà đã vặt.
697 vận chuyển Hắn vận chuyển hàng hĩa. Hàng hĩa đã vận chuyển.
698 vẫy Chĩ vẫy mạnh đuơi. Đuơi chĩ vẫy mạnh.
699 vẽ Hắn vẽ tranh. Tranh vẽ rồi.
700 vếch Chĩ vếch mõm lên. Mõm chĩ vếch lên.
701 vênh Hắn vênh mặt lên. Mặt hắn vênh lên.
702 vểnh Mèo vểnh cao đuơi. Đuơi mèo vểnh cao.
703 viết Hắn viết thư. Thư viết rồi.
704 vo Hắn vo gạo. Gạo vo rồi.
705 vĩt Hắn vĩt tăm. Tăm vĩt rồi.
706 với Hắn với tay lên trần. Tay hắn với lên trần.
707 vục Hắn vục mặt xuống. Mặt hắn vục xuống.
708 vung Hắn vung tay lên. Tay hắn vung lên.
709 vụt Hắn vụt xe qua trước mặt tơi. Xe vụt qua trước mặt tơi.
710 vương Nhện vương tơ. Tơ vương trên trần nhà.
711 xả Hắn xả quần áo. Quần áo xả rồi.
712 xào Hắn xào thịt bị. Thịt bị xào rồi.
713 xát Hắn xát đậu. Đậu xát rồi.
714 xay Hắn xay bột. Bột đã xay.
715 xắn Hắn xắn tay áo lên. Tay áo xắn lên.
716 xắt Hắn xắt thịt. Thịt xắt rồi.
717 xây Hắn xây nhà. Nhà xây rồi.
718 xẻ Hắn xẻ ván. Ván xẻ rồi.
719 xem Hắn đã xem phim này. Phim này đã xem.
720 xén Hắn xén vải. Vải xén rồi.
721 xên Hắn đã xên đường rồi. Đường đã xên rồi.
722 xìu Hắn xìu mặt lại. Mặt hắn xìu lại.
723 xỏ Hắn xỏ kim. Kim xỏ rồi.
724 xõa Hắn xõa tĩc ra. Tĩc hắn xõa ra.
725 xịe Hắn xịe quạt ra. Quạt đã xịe ra.
726 xơng Hắn xơng mũi. Mũi đã xơng.
727 xởi Hắn xởi cơm. Cơm xởi rồi.
728 xới Hắn xới đất. Đất xới xong rồi.
729 xù Nhím xù lơng. Lơng nhím xù lên.
730 xử Họ xử vụ án này. Vụ án đã xử.
Phụ lục 2:
DANH SÁCH CÁC VT NĐ ĐƯỢC DÙNG VỚI TƯ CÁCH VT NgĐ
STT Vị từ Ví dụ về cách dùng nội động Ví dụ về cách dùng ngoại động
1 biến Hắn biến rồi. Hắn biến sắc mặt.
2 bơi Hắn bơi rất giỏi. Hắn bơi thuyền rất giỏi.
3 buồn Hắn buồn lắm. Hắn buồn tình.
4 cạn Suối đã cạn. Suối đã cạn nước.
5 chết Hắn đã chết. Hắn đã chết cõi lịng.
6 cháy Nhà bị cháy. Hắn bị cháy nhà.
7 chạy Hắn chạy rất nhanh. Hắn chạy chức.
8 chín Chuối đã chín. Chuối chín hai nải.
731 chĩi Mắt bị chĩi. Ánh sáng làm chĩi mắt.
9 chơi Hắn rất ham chơi. Hắn rất ham chơi xổ số.
10 chúm Họ chúm lại. Hắn chúm miệng lại.
11 chụm Họ chụm lại. Họ chụm đầu lại.
12 chuồi Con cá chuồi xuống ao. Hắn chuồi gĩi quà vào túi.
13 chửa Cơ ấy cĩ chửa. Cơ ấy chửa con so.
14 chìm Họ bị (chết) chìm. Họ bị chìm xuồng.
15 co rúm Hắn co rúm. Hắn co rúm người.
16 co quắp Hắn co quắp lại. Hắn co quắp chân tay lại.
17 cúi Hắn cúi xuống. Hắn cúi đầu xuống.
18 cúm rúm Hắn cúm rúm lại. Hắn cúm rúm chân tay lại.
19 cười Hắn đang cười. Họ đang cười hắn.
20 dài Chiếc cầu này dài. Chiếc cầu này dài 1 km.
21 dạo Hắn đi dạo. Hắn dạo phố.
22 day dứt Hắn cảm thấy day dứt. Hắn day dứt lịng.
23 đau Hắn cảm thấy đau. Hắn cảm thấy đau đầu.
24 đau đớn Hắn thấy đau đớn. Hắn thấy đau đớn cả người.
25 đậu Tất cả đã đậu rồi Hắn đậu trường Bách khoa rồi.
26 đen Thằng đĩ số đen quá. Hắn đen bạc (đỏ tình).
27 đẹp Cơ ấy rất đẹp. Cơ ấy rất đẹp nết.
28 đến Hắn đã đến. Hắn đã đến số.
29 đi Hắn đã đi rồi. Hắn đã đi con xe.
30 điên Hắn điên rồi. Hắn điên đầu vì nợ.
31 đỏ Hắn số đỏ quá! Hắn (đen bạc) đỏ tình.
32 đĩi Hắn rất đĩi. Hắn rất đĩi thơng tin.
33 đọng Cống bị đọng. Cống đọng nước.
34 đứng Hắn đang đứng. Hắn đứng máy số 1.
35 đứt Thằng ấy đứt rồi. Thằng ấy đứt mơn Anh rồi.
36 giảnh Tai con chĩ giảnh lên. Con chĩ giảnh tai lên.
37 giàu Hắn rất giàu. Họ rất giàu lịng nhân đạo.
38 giật Giĩ giật mạnh. Giĩ giật mạnh cành cây.
39 giỡn Hắn thích giỡn. Hắn giỡn mặt tơi.
40 gội Đầu hắn đã gội. Đầu hắn đã gội dầu.
41 gồng Hắn gồng mạnh. Hắn gồng mạnh người lên.
42 gớm Hắn gớm lắm. Hắn gớm mặt lắm.
43 gục Hắn gục xuống. Hắn gục đầu xuống.
44 gườm Hắn gườm gườm. Hắn gườm mắt nhìn tơi.
45 há hốc Hắn há hốc. Hắn há hốc mồm ra.
46 hẹp Nhà này hơi hẹp. Hắn hẹp van tim.
47 hét Hắn hét ầm lên. Hắn hét tơi dậy.
48 hơi Thịt này bị hơi. Hắn hơi nách.
49 kêu Hắn kêu nhức cả ĩc. Hắn kêu trời.
50 khĩc Cơ ấy lại khĩc. Cơ ấy khĩc chồng.
51 khơ Suối đã khơ. Suối đã khơ nước.
52 khuỵu Hắn khuỵu xuống. Hắn khuỵu chân xuống.
53 kiễng Chân hắn kiễng lên. Hắn kiễng chân lên.
54 kiệt Sức hắn đã kiệt rồi. Hắn đã kiệt sức rồi.
55 la Hắn la ầm lên. Hắn la làng.
56 lạc Hắn bị lạc. Hắn bị lạc đường.
57 lấm Quần áo lấm bê bết. Hắn lấm bùn khắp cả người.
58 lấm tấm Mưa rơi lấm tấm. Hắn lấm tấm mồ hơi.
59 lên Hắn vừa mới lên. Hắn vừa mới lên chức.
60 liếc Hắn liếc dọc liếc ngang. Hắn liếc mắt.
61 liên kết Họ liên kết lại. Họ liên kết các tổ chức lại.
62 lim dim Hắn lim dim. Hắn lim dim mắt.
63 lịm Hắn lịm đi. Hắn lịm người.
64 lĩ Hắn lĩ ra. Hắn lĩ đầu ra.
65 lơi Hắn lơi ra. Hắn lơi tay.
66 lùi Hắn lùi lại. Hắn lùi xe.
67 lườm Hắn lườm lườm. Hắn lườm mắt nhìn tơi.
68 lượn Họ lượn đi lượn lại. Họ lượn máy bay trên trời.
69 mê Hắn đang mê. Hắn đang mê làm ca sĩ.
70 mệt Hắn đang mệt. Hắn thấy mệt người.
71 mơ Hắn đang mơ. Hắn đang mơ gặp ma.
72 múa máy Hắn múa máy suốt ngày. Hắn múa máy chân tay.
73 mừng Hắn (cảm thấy) rất mừng. Hắn mừng sinh nhật.
74 ngả Hắn ngả xuống sàn. Hắn ngả người xuống sàn.
75 ngã Hắn (bị) ngã. Hắn ngã ngựa.
76 ngắn Chiếc áo này ngắn. Chiếc áo này ngắn tay.
77 ngẩng Hắn ngẩng lên. Hắn ngẩng đầu lên.
78 nghèo Hắn rất nghèo. Hắn rất nghèo tiền bạc.
79 nghếch Con chĩ nghếch lên. Con chĩ nghếch mũi lên.
80 nghiêng Căn nhà nghiêng. Căn nhà nghiêng vách bên trái.
81 ngoảnh Hắn ngoảnh lại. Hắn ngoảnh đầu lại.
82 ngoi Hắn ngoi lên mặt nước. Hắn ngoi đầu lên mặt nước.
83 ngộ Hắn bị ngộ. Hắn ngộ tình.
84 ngồi Hắn ngồi suốt buổi. Ơng ấy ngồi ghế chủ tịch hội nghị này.
85 ngớt Mưa đã ngớt. Mưa đã ngớt hạt.
86 nhảy Cá nhảy. Hắn nhảy lớp.
87 nhẹ Gĩi hàng này rất nhẹ. Anh làm ơn nhẹ chân một chút.
88 nhiều Tiền của hắn rất nhiều. Hắn nhiều tiền.
89 nổi Xác chết nổi lên. Nước nổi váng.
90 ĩi Hắn bị ĩi. Hắn thường ĩi ra máu.
91 phụng phịu Hắn phụng phịu. Hắn phụng phịu mặt.
92 què Hắn bị què. Hắn bị què chân.
93 quay Kim đồng hồ quay nhanh. Kim đồng hồ quay hai vịng.
94 rã rời Hắn cảm thấy rã rời. Hắn cảm thấy rã rời chân tay.
95 rọi Mặt trời rọi xuống. Mặt trời rọi những tia nắng ấm áp.
96 rộng Quần này hơi rộng. Quần này rộng ống.
97 run Hắn (bị) run. Hắn (bị) run tay.
98 run rẩy Hắn run rẩy. Hắn run rẩy tồn thân.
99 rùn Hắn rùn xuống. Hắn rùn người xuống.
100 rụng rời Hắn cảm thấy rụng rời. Hắn cảm thấy rụng rời chân tay.
101 sa sầm Hắn sa sầm. Hắn sa sầm mặt.
102 sập Nhà của hắn bị sập. Nhà của hắn bị sập hai phịng.
103 se Hắn se lại. Hắn se lịng.
104 sụp Hắn sụp xuống. Hắn sụp người xuống.
105 suy sụp Hắn cảm thấy suy sụp. Hắn suy sụp tinh thần.
106 sưng Mơi hắn bị sưng. Hắn sưng mơi.
107 sướng Hắn rất sướng. Hắn nĩi cho sướng miệng.
108 táy máy Hắn rất táy máy. Hắn táy máy tay chân.
109 tắm Họ đang tắm. Họ đang tắm nắng.
110 thổi Hắn thổi phì phì. Hắn thổi sáo.
111 toi Hắn đã toi rồi. Hắn đã toi mạng rồi.
112 trượt Hắn trượt dài. Hắn trượt chân.
113 ứ Cống bị ứ. Cống ứ nước.
114 ưỡn Hắn ưỡn ra. Hắn ưỡn ngực ra.
115 vắt Quần áo đã vắt. Quần áo đã vắt nước.
116 vặt Gà đã vặt. Gà đã vặt lơng.
117 xấu Cơ ta rất xấu. Cơ ta rất xấu tính.
118 xịu Hắn xịu lại. Hắn xịu mặt lại.
119 xuống Giá vàng đã xuống. Giá vàng xuống hai ngàn.
120 yêu Hắn đang yêu. Hắn đang yêu Lan.
121 yếu Hắn rất yếu. Hắn yếu tim.
Phụ lục 3:
DANH SÁCH CÁC VT [±GIỚI TỪ]
STT Vị từ Các giới từ thường kết hợp Ví dụ minh họa
1
ăn từ Hắn ăn tiền hối lộ.
Hắn ăn từ tiền hối lộ.
2
ấn
vào/ lên/ xuống Hắn ấn chiếc cơng tắc.
Hắn ấn xuống chiếc cơng tắc.
3
ẩy vào/ tới Hắn ẩy vai tơi.
Hắn ẩy vào vai tơi.
4
bám vào/ lên/ dưới/
trên
Hắn bám cái cọc tre.
Hắn bám vào cái cọc tre.
5
ban vào/ lên/ qua/
xuống
Xe ban đống đá.
Xe ban qua đống đá.
6
bàn bạc về Họ bàn kế hoạch tổng tấn cơng.
Họ bàn về kế hoạch tổng tấn cơng.
7
bắn vào/ qua Hắn bắn con chim.
Hắn bắn vào con chim.
8
bạt vào Hắn bạt tai thằng bé.
Hắn bạt vào tai thằng bé.
9
bay trên/ qua/ dưới/
quanh/ vào
Giĩ bay mái nhà.
Giĩ bay trên mái nhà.
10
bệt vào/ lên/ xuống Hắn bệt sơn (vào tường).
Hắn bệt vào sơn một lớp hĩa chất.
11
buột khỏi/ xuống Hắn buột tay.
Hắn buột khỏi tay tơi.
12
bửa vào/ lên/ xuống Hắn bửa cây gỗ.
Hắn bửa vào cây gỗ.
13
bước lên/ xuống/ sang Lịch sử đã bước một bước dài.
Hắn bước lên tàu.
14
buồn cho/ vì Hắn buồn tình.
Hắn buồn cho số phận.
15
bung lên/ ra/ vào Hắn bung quả lựu đạn.
Hắn bung ra một quả lựu đạn.
16
bỏ vào/ lên/ xuống Hắn bỏ nhúm muối.
Hắn bỏ vào nhúm muối một ít đường.
17
bốc vào Hắn bốc chỗ cơm thừa.
Hắn bốc vào chỗ cơm thừa.
18
buơng khỏi Hắn buơng cây gỗ.
Hắn buơng khỏi cây gỗ.
19
bơi lên/ vào/ xuống/
quanh
Họ bơi lớp sơn đỏ.
Họ bơi vào lớp sơn đỏ một ít sơn vàng.
20
buộc vào/ quanh Tơi buộc hắn vào gốc cây.
Tơi buộc vào hắn một cái khăn (để làm dấu).
21
bĩ vào/ quanh Hắn bĩ cây chả.
Hắn bĩ vào cây chả một ít lá rau.
22
cán lên/ qua/ vào/
xuống
Xe cán đinh.
Xe cán qua đinh.
23
cầm trong/ vào/ tới Hắn cầm tay.
Hắn cầm vào tay tơi.
24
cặp vào Họ cặp tài liệu của tơi vào hồ sơ chung.
Họ cặp vào tài liệu của tơi một lá thư.
25
cắt từ/ trên/ trong/ ở Tơi cắt tờ báo.
Tơi cắt từ tờ báo (một tấm hình).
26
chạm lên/ vào Họ chạm tủ chè.
Họ chạm lên tủ chè (một dịng chữ).
27
chan vào/ lên Bát cơm chan đầy nước mắt.
Nước mắm chan lên đĩa rau.
28
chán cho Hắn chán đời.
Hắn chán cho đời.
29
chán
nản
cho/ với Hắn chán nản chuyện học thêm.
Hắn chán nản với những lời đường mật lắm rồi.
30
chặn lên/ xuống/ vào/
trước/ sau
Họ chặn tờ giấy lại (để khỏi rơi).
Họ chặn lên tờ giấy.
31
chặt vào/ lên/ xuống/
quanh
Họ chặt cây.
Họ chặt lên cây (mấy nhát búa).
32
chém vào/ lên/ xuống Họ chém đầu tội phạm.
Họ chém lên đầu tội phạm (mấy nhát dao).
33
chêm vào/ lên/ giữa/
quanh
Họ chêm dầu nhớt.
Họ chêm vào dầu nhớt một dung dịch chống hao mịn.
34
chết vì/ do Xe chết máy.
Xe chết vì máy (hỏng).
35
chiết vào/ từ Họ chiết cây.
Họ chiết từ cây một cành nhỏ.
36
chọc vào Hắn chọc mắt con vật đáng thương.
Hắn chọc vào mắt con vật đáng thương.
37
chống vào/ lên/ bên/
dưới
Hắn chống (chân) chiếc xe máy.
Hắn chống vào chiếc xe máy (một cái dù).
38
chuốt lên/ vào/ xuống Cơ gái chuốt sợi giang.
Cơ gái chuốt vào sợi giang.
39
chui vào/ qua/ xuống Hắn chui lỗ chĩ.
Hắn chui qua lỗ chĩ.
40
chửi vào/ lên Hắn chửi tơi.
Hắn chửi vào mặt tơi.
41
cụp vào Hắn cụp người.
Hắn cụp vào người (tơi).
42
cười với/ vào Hắn cười tơi.
Hắn cười với tơi.
43
cưỡi trên Hắn cưỡi ngựa.
Hắn cưỡi trên ngựa.
44
cướp ở/ bên/ trong/ gần Hắn cướp ngân hàng.
Hắn cướp ở ngân hàng.
45
dán vào/ quanh/ lên/
xuống
Hắn dán tường.
Hắn dán lên tường một bức tranh.
46
dát lên/ quanh/ vào Hắn dát lớp vàng lên mũ.
Hắn dát lên lớp vàng trên mũ một số hạt kim cương.
47
dèm pha với/ về Hắn thường dèm pha tơi.
Hắn thường dèm pha với tơi (về cơ ta).
48
dời qua/ tới Họ dời nhà tơi.
Họ dời tới nhà tơi.
49
dúi vào/ lên/ xuống Hắn dúi đầu tơi xuống đất.
Hắn dúi vào đầu tơi một cái mũ.
50
đá vào/ lên/ xuống/
vào/ qua
Hắn đá chiếc ghế.
Hắn đá vào chiếc ghế.
51
đạp vào/ lên/ xuống Hắn đạp tơi.
Hắn đạp vào tơi.
52
đánh vào/ lên/ xuống Hắn đánh tơi.
Hắn đánh vào tơi.
53
đánh giá về/ với Họ đánh giá dự án.
Họ đánh giá về dự án.
54
đập vào/ lên/ xuống Hắn đập tường.
Hắn đập lên tường.
55
đắp lên/ xuống/ trên Hắn đắp chăn.
Hắn đắp lên chăn (một cái chăn khác).
56
đẩy vào Hắn đẩy tơi.
Hắn đẩy vào tơi.
57
đè xuống/ lên Hắn đè thằng bé (xuống đất).
Hắn đè lên thằng bé một bao cát.
58
đẽo lên/ vào Hắn đẽo tường.
Hắn đẽo vào tường.
59
đớp vào/ quanh/ dưới/
bên
Cá đớp chân bèo.
Cá đớp dưới chân bèo.
60
đục lên/ qua/ vào Hắn đục tường.
Hắn đục vào tường (một cái lỗ).
61
đứng trên/ trước/ cạnh Tơi đứng lớp.
Tơi đứng trên lớp.
62
đùn vào Hắn đùn hàng (vào xe).
Hắn đùn vào hàng một gĩi bột trắng.
63
đổ xuống/ vào Hắn đổ gang.
Hắn đổ vào gang (một ít chì).
64
gạt vào Hắn gạt tay tơi.
Hắn gạt vào tay tơi.
65
gập vào Hắn gập người tơi.
Hắn gập vào người tơi.
66
gắp vào Họ gắp con cá lớn.
Họ gắp vào con cá lớn (do nhầm lẫn).
67
giẫm lên/ vào Đừng giẫm chân người khác.
Đừng giẫm lên chân người khác.
68
giắt vào/ ở Tiền giắt lưng.
Tiền giắt vào lưng.
69
giỡn với Hắn giỡn tơi.
Hắn giỡn với tơi.
70
gõ lên/ vào Đừng gõ đầu trẻ.
Đừng gõ lên đầu trẻ.
71
gom vào Hắn gom người vào gĩc nhà.
Hắn gom vào người tất cả đồ đạc.
72
gục vào Hắn gục đầu.
Hắn gục vào đầu (tơi).
73
hi sinh vì/ cho Hắn hi sinh vợ con (để trục lợi).
Hắn hi sinh vì vợ con.
74
kéo vào Họ kéo nhà (cho sập).
Họ kéo vào nhà.
75
khảo sát về/ với Họ khảo sát dự án này.
Họ khảo sát về dự án này.
76
khĩc cho/ với/ vì Nguyễn Khuyến khĩc Dương Khuê.
Nguyễn Khuyến khĩc cho Dương Khuê.
77
khốt vào Hắn khốt tay.
Hắn khốt vào tay (tơi).
78
lách qua/ sang Hắn lách người/ luật.
Hắn lách qua đám đơng.
79
lăn lên/ vào Họ lăn tay.
Họ lăn vào tay (một ít sơn).
80
lèn vào Hắn lèn gĩi hàng vào xe.
Hắn lèn vào gĩi hàng một ít quần áo.
81
lơi vào/ tới Hắn lơi gốc cây lên.
Hắn lơi tới gốc cây một cái võng xếp.
82
ép vào Hắn ép tơi.
Hắn ép vào tơi.
83
nắm vào/ lên/ xuống Anh nắm tay em.
Anh nắm vào tay em.
84
ngẫm
nghĩ
về/ tới Tơi ngẫm nghĩ lời hắn nĩi.
Tơi ngẫm nghĩ về lời hắn nĩi.
85
ngắm vào/ tới/ qua Anh ấy ngắm trúng đích.
Anh ấy ngắm vào đích.
86
nhảy vào/ qua Hắn nhảy lớp.
Hắn nhảy vào lớp.
87
nhìn vào/ qua Hắn nhìn tơi.
Hắn nhìn vào tơi.
88
nghiên
cứu
về Tơi nghiên cứu văn chương.
Tơi nghiên cứu về văn chương.
89
ngồi lên/ vào/ xuống Hắn ngồi ghế giám đốc.
Hắn ngồi xuống ghế (của) giám đốc.
90
nĩi về, với Tơi khơng thích họ nĩi tơi.
Tơi khơng thích họ nĩi với tơi.
91
nối vào/ với Hắn nối dây.
Hắn nối vào sợi dây một cái bĩng đèn.
92
núp vào Hắn núp bĩng người cha.
Hắn núp vào bĩng người cha.
93
phệt lên/ vào Hắn phệt lớp sơn mới.
Hắn phệt lên lớp sơn mới một lớp dầu bĩng.
94
rắc lên/ vào Hắn rắc một lớp dầu ăn lên đĩa rau.
Hắn rắc lên lớp dầu ăn một ít rau thơm.
95
rĩt vào/ xuống/lên Họ rĩt nước.
Họ rĩt vào nước một ít đường.
96
rờ vào Hắn rờ tay tơi.
Hắn rờ vào tay tơi.
97
rời khỏi Hắn rời nhiệm sở.
Hắn rời khỏi nhiệm sở.
98
rút từ/ khỏi Họ đã rút tiền tài trợ.
Họ đã rút từ tiền tài trợ một số tiền lớn.
99
quét lên/ xuống Họ quét sơn.
Họ quét lên sơn một lớp dầu bĩng.
100
sập vào/ xuống Họ sập bẫy.
Họ sập xuống bẫy.
101
sờ vào Hắn sờ tay tơi.
Hắn sờ vào tay tơi.
102
tách khỏi Hắn tách đám đơng thành hai nhĩm.
Hắn tách khỏi đám đơng.
103
thả xuống/ vào Họ thả hàng.
Họ thả vào hàng một ít hĩa chất chống ẩm.
104
thấm vào/ xuống Mồ hơi thấm đất.
Mồ hơi thấm vào đất.
105
thổi vào/ qua/ dưới/
trên
Giĩ thổi mái tơn.
Giĩ thổi trên mái tơn.
106
treo lên/ dưới/ trên Hắn treo tấm hình.
Hắn treo trên tấm hình (một bức tranh).
107
trừ vào/ trong Họ trừ nợ.
Họ trừ vào nợ.
108
tưới lên/ vào Họ tưới cây.
Họ tưới lên cây (một ít thuốc chống rệp).
109
tuồn vào Họ tuồn hàng.
Họ tuồn vào hàng một khẩu súng.
110
tớp vào Con chĩ tớp chân tơi.
Con chĩ tớp vào chân tơi.
111
túm vào Họ túm cổ tên trộm.
Họ túm vào cổ tên trộm.
112
vẫy vào/ lên Họ vẫy mực vào áo tơi.
Họ vẫy vào mực một ít cồn.
113
véo vào Hắn véo tay thằng bé.
Hắn véo vào tay thằng bé.
114
vỗ vào/ lên/ xuống/
trên
Hắn vỗ tay.
Hắn vỗ vào tay.
115
vục vào/ xuống Hắn vục mặt khĩc.
Hắn vục vào mặt vợ khĩc.
116
vun vào/ lên Hắn vun luống khoai.
Hắn vun vào luống khoai (ít đất mùn).
117
ủi vào Xe ủi nhà.
Xe ủi vào nhà.
118
xây ở/ trên/ trong/
quanh
Họ xây nhà.
Họ xây trong nhà.
119
xoắn vào/ quanh Hắn xoắn dây thừng.
Hắn xoắn quanh dây thừng (một vịng thép).
120
xĩt xa cho/ vì Hắn xĩt xa tiền bạc.
Hắn xĩt xa vì tiền bạc.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7448.pdf