Ô nhiễm môi trường từ chất thải PE và PP (nilông) và giải pháp xử lý chất thải nilông

Đặt vấn đề Như chúng ta biết chất thải sinh hoạt đứng thứ hai về tổng lượng và cơ cấu chất thải ở Việt Nam nhưng ở các đô thị thì nó lại đứng hàng đầu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng và cơ cấu chất thải đô thị. Thành phần chất thải sinh hoạt gồm rác hữu cơ, thực phẩm, lá cây, ni lông, các đồ dùng văn phòng phẩm và các chất vô cơ khác, trong đó rác ni lông chiếm tỷ trọng không nhỏ và ngày càng tăng. Như tại Hà Nội theo số liệu của công ty môi trường đô thị Hà Nội mỗi ngày có khoảng 4 t

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ô nhiễm môi trường từ chất thải PE và PP (nilông) và giải pháp xử lý chất thải nilông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu túi ni lông thải ra với 550.000 hộ thì mỗi ngày mỗi hộ thải ra trung bình 7 - 8 túi, tỷ lệ rác thải ni nông năm 1996 là: 3,2%, năm 1999 là: 6,5%. Trong 1000 tấn rác thải thu gom ở Hà Nội có 10 - 15 tấn là nhựa ni lông. Việc sử dụng túi ni lông đã trở thành thói quen của người dân đô thị. Các bao bì truyền thống hai giấy đã dần bị lãng quên. Túi ni lông tiện lợi cho đóng gói, bảo quản, tránh ẩm mốc, bụi, sự xâm nhập của vi khuẩn nhưng lại rất gây hại cho môi trường, khó tự phân huỷ gây tắc mạnh nước ngầm… không những thế cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số và đô thị hoá cũng như cải thiện nhanh chóng đời sống của dân cư đô thị là sự gia tăng lượng chất thải sinh hoạt và các vấn đề môi trường đô thị trong đó lượng chất thải làm từ PE và PP ngày càng tăng và ảnh hưởng tới môi trường ngày càng lớn và trầm trọng. Để giải quyết vấn đề chất thải làm từ PE và PP người ta đã có rất nhiều phương pháp khác nhau như đốt, chôn lấp, tái chế, tái sử dụng, thay thế bằng các phương pháp truyền thống nhưng hiệu quả đem lại về kinh tế - xã hội và môi trường chưa cao do đó một vấn đề đặt ra làphải tìm ra vật liệu thay thế cho PE và PP làm bao bì bảo quản hàng hoá ở Việt Nam để không những nó vừa đêm lại ích lợi cho người sử dụng mà nó còn không làm gây ô nhiễm môi trường và có lợi cho xã hội, đây là một việc hêt sức quan trọng và nên tìm ra được, nó làm giảm chi phí xã hội về mặt môi trường. Vì vậy chúng em đã chọn đề tài bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc thay thế vật liệu PE và PP cho bao bì bảo quản hàng hoá ở Việt Nam. giải quyết vấn đề Chất thải ni lông gây ô nhiễm môi trường . Quy trình sản xuất ni lông từ PE và PP. Hạt nhựa(PE,PP) -> Cán -> Trộn nóng -> Thổi thành màng PE - > Sản phẩm Hạt nhựa PE,PP đưa vào máy cán cán thành bột Sau khi đã cán thành bột ta cho qua máy trộn nóng Từ máy trộn hỗn hợp được đưa vào máy thổi thành màng PE - Tuỳ theo yêu cầu màng PE sẽ được sản xuất thành sản phẩm. Chu trình sống của sản phẩm ni lông. PE, PP Tổng hợpPE,PP công nghệ SXSP ni lông người TD MT(chất thải ) Chất thải ni lông gây ô nhiễm môi trường . Ô nhiễm đất. Như chúng ta đã biết lượng rác thải sinh hoạt của các đô thị ngày càng gia tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lượng chất thải ni lông do người sử dụng và thải ra môi trường ngày càng lớn. Vì cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các sản phẩm làm bằng ni lông so với các sản phẩm khác thì có nhiều lợi thế hơn nên được người dân sử dụng nhiều cho nên lượng chất thải ni lông là rất lớn. Do đó nếu không được xử lý và có biện pháp xử lý tận gốc thì nó gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người. Tác động đầu tiên là ta có thể đó đến đó là những ảnh hưởng của rác thải ni lông tới môi trường đất. Việc tồn tại một lượng rác thải ni lông lớn trong lòng đất, vì tính chất vật lý và hoá học của ni lông là khó phân huỷ do vậy nó ngăn cản quá trình thẩm thấu của đất làm cho đất trở lên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng. ở nhỡng nơi này mà tiến hành trồng cây công nghiệp cũng như cây hoa màu thì năng suất và chất lượng đưa lại sẽ rất thấp bởi vì chất thải ni lông đã ngăn cản quá trình rễ cây hút chất dinh dưỡng và nước từ lòng đất dó đó nó không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên cây phát triển rất chậm hoặc không lớn được thậm chí là chết mà nếu có phát triển được thì sản phẩm có năng suất và chất lượng rất thấp. Ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm sẽ tiếp tục nhận được ngày càng nhiều các chất thải từ hoạt động kinh tế và hoạt động sinh hoạt, lượng chất thải gia tăng không chỉ cao hơn tốc độ phát triển kinh tế mà còn cao hơn năng lực kiểm soát, xử lý, chất thải trước khi được đổ thẳng vào các nguồn nước tự nhiên. Với thực trạng đó nó ảnh hưởng tới tầng nước ngầm là không tránh khỏi. Việc tồn tại một lượng lớn rác thải ni lông sẽ ngăn cản dòng chảy của nước ngầm dẫn đến một số vùng đất do không có nước ngầm cung cấp nên cây cối sẽ bị chết, đất đai có thể bị xa mạc hoá, người sẽ không có đất sử dụng cho sinh hoạt cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có được nước người phải đi một nơi rất xa mới có được do đó chi phí sẽ là rất tốn kém. Khi đó vấn đề nước sẽ trở thành vấn đề rất cấp thiết và quan trọng thậm chí nó còn mang tính châts chính trực như ở Trung á và các quốc gia đã đánh nhau chỉ vì tranh dành nhau nguồn nước. Khi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do chứa nhiều hoá chất độc hại thì nó trực tiếp ảnh hướng đến sức khoẻ của con người. Nó gây ra cho con người ngày càng nhiều bệnh tật khi đó chi phí cho bệnh tật sẽ rất tón kém. Nói tóm lại vấn đề ô nhiễm nước ngầm do chất thải ni lông gây ra là rất nghiêm trọng, do vậy cần có những biện pháp khắc phục và xử lý để giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm. Để thực hiện tốt vấn đề này cần có sự tham gia tích cực của chính phủ và cả những người dân. . Ô nhiễm ao, hồ, cống ngầm. Cùng với quá trình đô thị hoá thì lượng rác thải sinh hoạt nói chung và lượng rác thải ni lông nói chung ngày càng lớn. Không những thế người dân ở các đô thị còn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao, có rất nhiều người sau khi sử dụng các sản phẩm làm từ ni lông để làm bao bì đóng gói sản phẩm của minhf xong thì đã vứt bừa bãi xuống ao, hồ,… mà không để vào đúng nơi quy định do đó lượng rác thải ni lông bị ném xuống ao, hồ, cống ngầm tại các đô thị là rất lớn. Như ta đã biết bình quân một ngày ở Hà Nội có khoảng 4 triệu túi ni lông được thải ra, điều đó cho thấy lượng rác thải ni lông là rất lớn, khi nó xuống ao, hồ, nước ngầm do đặc tính khó phân huỷ của nó, nó sẽ chảy theo các dòng chảy, nhưng lượng thải ni lông ngày càng lớn sẽ làm cho dòng chảy ở cống ngầm không tiêu được gây ngập úng nước, đặc biệt trong mùa mưa thì lượng ngập úng ở các đô thị Việt Nam nói chung là rất lớn do đó không thoát được. Các tác động khác. Vì lượng rác ni lông không được xử lý do đó nó sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh đặc biệt là những nơi thăm quan, nghỉ mát. Nếu tồn tại lượng rác thải là lớn mà không được xử lý thì sẽ gây mất mỹ quan cho khách du lịch đặc biệt là dòng khách du lich nước ngoài làm cho họ có ác cảm với những nơi này và họ sẽ không tới đây du lịch nữa hơn thế nữa họ sẽ kể cho bạn bè của họ do đó những người nào ddang có ý định đến đây đi du lịch họ sẽ chọn một nơi khác. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của ngành du lịch dẫn đến nhiều người làm trong ngành du lịch bị thất nghiệp và không có việc làm. Một tác động khác nữa của chất thải ni lông nếu không được xử lý đó là nó ảnh hưởng tới ý thức của con người. Nếu không được tuyên truyền giáo dục cũng như nhà nước không có các quy định chế tài xử lý nghiêm minh thì ý thức của các người dân đô thị đã thấp nay lại càng thấp hơn và đô thị có nguy cơ bị ngập trong một núi rác khổng lồ. Do vậy việc xử lý chất thải nói chung và chất thải ni lông nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết để giảm thiêủ ô nhiễm môi trường. Để cho con người có thể sống trong một môi trường xanh - sạch - đẹp. Xử lý chất thải ni lông. Các phương pháp xử lý hiện nay ( cách tiếp cận "cuối đường ống") Hiện nay để xử lý rác thải ni lông chúng ta có nhiều biện pháp khác nhau nhưng mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhât định. Đốt. Việc xử lý rác thải ni lông bằng phương pháp đốt là việc đã có từ rất xa xưa, Con người đã biết đốt những loại rác thải để làm giảm lượng rác thải, thải ra môi trường gây ô nhiễm. Tuy nhiên việc xử lý rác xét về hiệu quả kinh tế xã hội môi trường cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Xét về khía cạnh kinh tế: Xử lý rác bằng phương pháp đốt đơn giản dễ thực hiện , chi phí thấp không tốn thời gian nhưng khó có thể thu gom, phân loại được rác thải vì hệ thống thu gom phân loại chưa được thực hiện một cách kỹ càng, bên cạnh đó nếu việc đốt được tiến hành với một lượng lớn rác thải ni lông thì mức độ độc hại là rất nghiêm trọng. Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường : Là không đạt được là khi đốt như vậy, các chất ni lông bị phân huỷ sẽ tạo ra rất nhiều chất hoá học độc hại như cacbon , ni tơ …,những chất này bị khuếch tán vào không khí làm ô nhiễm bầu không khí gây ra những bệnh về đường hô hấp cho con người. Mặt khác lượng tro sau khi đốt thì vẫn còn rất mhiều chất hoá học độc hại nều chôn vào đất sẽ gây ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Mặc dù phương pháp đốt có nhiều nhược điểm như vậy nhưng vẫn được người dân sử dụng vì : Nó giảm được chi phí vận chuyển ra chỗ chôn lấp. Tiện lợi, không mất thời gian và thực hiện dễ dàng. Nói tóm lại việc sử dụng phương pháp đốt chúng ta tưởng như được lợi rất nhiều nhờ giảm được chi phí vận chuyển, tập kết nhưng về lâu dài thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khẻo con người, khi đó con người sẽ phải bỏ ra một chi phí lớn hơn rất nhiều để chữa bệnh.Vì vậy xét về mặt hiệu quả kinh tê - xã hội - môi trường thì sử lý rác thải ni lông bằng phương pháp đốt là không đạt hiệu quả tối ưu. 1.2. Chôn lấp. Như chúng ta biết cùng sự tăng nhanh dân số và đô thị hoá cũng như sự cải thiện nhanh chóng đời sống của dân cư đô thị là sự tăng lượng rác thải sinh hoạt trong đó có chất thải ni lông . Theo số liệu thông kê từ 1996 - 1999 , lượng chất thải sinh hoạt bình quân khoảng 0,6 - 0,8 kg/người-ngày với tỷ trọng 0,5 Tấn/m3 . Tuy nhiên đây mới chỉ là giới hạn và kể tới lượng rác ở các khu vực quản lý thu gom được. Thành phần chất thải sinh hoạt ở các đô thị đều có đặc điểm là thành phần chất hữu cơ, thực phẩm , lá cây chiếm tỷ lệ cao, nhưng đáng chú ý là sự gia tăng về khối lượng, tính độc hại của chất thải cũng cao lên do sự gia tăng của các thành phần ni lông , chất dẻo và kim loại trong chất thải . Điều này càng được thể hiện rõ qua bảng sau: Thành phần chất thải rắn (% theo trọng lượng) ở Hà nội, Hải phòng, Hạ long, TP HCM, Đà nẵng năm 1998 TT Thành phần Hà nội Hải phòng Hạ long TP HCM Đà nẵng 1 Lá cây, rác hữu cơ 50.1 50.58 40.1-44.7 41.25 31.5 2 Ni lông, đồ nhựa, cao su 5.5 4.52 2.7-4.5 8.78 22.5 3 Giấy vụn, vải, bìa catton 4.2 7.52 5.5-5.7 24.83 6.8 4 Kim loại, vỏ đồ hộp 2.5 0.22 0.3-0.5 1.55 1.4 5 Thuỷ tinh, sành sứ 1.8 0.63 3.9-8.6 5.58 1.8 6 Đất, cát và các chất khác 35.9 36.53 47.5-56.1 18 36 Xu thế lượng chất thải ở các đô thị không chỉ đặt ra vấn đề môi trường cho việc quản lý, thu gom mà còn cho cả việc chôn lấp chúng. Tại Hà nội trung bình mỗi ngày có khoảng 4 triệu túi ni lông được thải ra tỷ lệ rác thải ni lông là: 1996 : 3,2% 1999 : 6,5% Vì vậy việc chôn lấp rác thải ni lông đang đặt ra những ván đề hết sức cấp thiết. Tuy nhiên chưa có bãi chôn lấp nào ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, môi trường mà chỉ là những bãi rác lộ thiên không được chôn lấp kỹ. Việc chôn lấp rác thải nói chung và rác thải ni lông nói riêng gây ô nhiễm môi trường vì nó cản trở quá trình phân huỷ của vi sinh vật bên cạnh đó nó còn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Qua việc khảo sát các bãi rác trên phạm vi vả nước ta thấy: + Hầu hết các bãi rác đã và đang họat động có vị trí mang tính tự phát (không được khảo sát lựa chọn vị trí thích hợp), hầu hết các bãi đều nằm cách khu dân cư từ 200 - 500m, do đó không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. + Các bãi rác được hình thành, hoạt động cách đây 5 - 10 năm hoặc lâu hơn. + Các bãi rác đều được đổ tự nhiên theo phương thức hỗn hợp nửa chìm, nửa nổi. đa số các bãi rác được hình thành trên các hhố trũng (ruộng, ao, hồ) và chúng đều không có các công trình phụ trợ. + Các bãi rác này không được vận hành xử lý đúng quy trình kỹ thuật. Mặt khác để chôn lấp chất thải thì việc thu gom xử lý cần được hoàn thiện nhưng thực tế ở các đô thị ViệtNam thì khả năng thu gom và xử lý rác chưa tái hết lượng thải ra, các nơi thu gom rác không hợp vệ sinh chưa có quy hoạch, rác đổ bừa bãi, chất thải chưa được phân loại hạn chế khả năng phân huỷ. Vì vậy xử lý rác thải ni lông bằng chôn lấp cũng không đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường như mong muốn. 1.3. Tái chế tái sử dụng Một phương pháp nữa được sử dụng trong việc xử lý rác thải ni lông là thông qua tái chế, tái sử dụng để làm giảm lượng rác thải ra môi trường góp phần giảm được ô nhiễm môi trường. Xét về hiệu quả kinh tế: Để có thể sử dụng được phương pháp này ta cần có một công nghệ hiện đại, đồng bộ, một đội ngũ công nhân lành nghề, và những người quản lý giỏi. Trong khi đó hiện nay Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển các nguồn lực dành cho phát triển kinh tế vẫn còn hạn hẹp, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp vì vậy khó có thể vận dụng được các công nghệ hiện đại vào việc tái chế, tái sử dụng rác thải ni lông. Bên cạnh đó tay nghề của người công nhâncòn thấp, đội ngũ quản lý kém do đó cần phải được đào tạo nhưng phải tốn một lượng chi phí đào tạo rất lớn. Nhưng việc tái chế tái sử dụng cũng mang đến những lợi ích nhất định như tạo ra được thu nhập cho những người làm nghề đồng nát, cũng như công nhân thu gom chất thải đô thị, và giúp nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân, một khía cạnh kinh tế nữa là việc tái chế tái sử dụng ni lông thì ta cũng chỉ tái chế tối da là 3 lần. Và chi phí tái chế lớn hơn chi phí làm mới. Nên xét cho cùng những lợi ích kinh tế mà ta thu được vẫn là rất nhỏ so với chi phí mà ta phải bỏ ra trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn nghèo thì rất khó có tính khả thi. Xét về mặt hiệu quả môi trường. Chúng ta cứ cho rằng việc tái chế tái sử dụng rác thải ni lông thì sẽ làm cho ô nhiễm môi trường do rác thải ni lông gây ra giamr đi rất nhiều thậm chí là không còn ô nhiễm nhưng đó chỉ là xử lý tương hoá mà thôi vì bất kỳ quá trinh sản xuất nào cũng tạo ra chất thải, do đó quá trình tái chế tái sử dụng cũng không là ngoại lệ, quá trình này tạo ra chất thải nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến môi trường thấp hơn mà thôi. Bên cạnh đó qua quá trình tái chế tái sử dụng ni lông lại tiếp tục được sử dụng vào các mụch đích của con người rồi cuối cùng lại thải ra môi trường do vậy nó lại gây ô nhiễm môi trường do đó nó cũng không đạt được hiệu quả môi trường. 1.4. Các phương pháp truyền thống. Bên cạnh các phương pháp mà ngày nay chúng ta đang sử dụng để xử lý rác thải nói chung và rác thải ni lông nói riêng, thì các phương pháp truyền thống có từ ngày xưa vẫn còn được áp dụng trong việc xử lý rác thải ni lông mặc dù mức độ áp dụng không còn rộng rãi như trước. Bằng việc sử dụng các phương pháp truyền thống sẽ giúp ta hạn chế được một phần rác thải ni lông nhờ việc hạn chế số lượng bao bì ni lông được đưa vào sử dụng. Để thay thế một phần bao bì làm từ ni lông thì chúng ta có thể sử dụng giấy, báo, lá để thay thế nhưng việc sử dụng chúng chỉ được áp dụng trong một số sản phẩm nhất định mà thôi, chứ không thể thay thế hoàn toàn được ni lông. Sở dĩ như vậy là vì bao bì làm từ ni lông còn có một số ưu điểm vượt trội so với giấy, báo, lá là: rất thuận tiện cho việc đóng gói, cũng như bảo quản, tránh ẩm mốc, bụi, sự xâm nhập của vi khuẩn vì các sản phẩm làm từ ni lông có thuộc tính vật lý là không thấm nước, có tính dẻo cao, mặt khác lại không tác dụng với axit, bazơ… nên không dễ bị xâm nhập. Vì các ưu điểm nổi trội như vậy nên các sản phẩm làm từ ni lông ngày càng được sử dụng rrộng rãi hơn. 1.5. Nhận xét. Qua những phân tích trên đây cho chúng ta thấy rằng các phương pháp xử lý chất thải ni lông hiện nay đều không đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội- môi trường. Các phương pháp này được chúng ta áp dụngkhi các vấn đề chất thải nói chung và chất thải ni lông nói riêng là rất lớn nó được đến sự tồn tại, phát triển của con người nên hiệu quả thu được từ những phương pháp này là không cao, không những thế chúng ta còn phải bỏ ra một lượng chi phí khá lớn để thực hiện những phương pháp này nhưng những hiệu quả môi trường đem lại là không đáng kể. Do vậy để có thể giải quyết tận gốc vấn đề chất thải ni lông sao cho chúng không gây ô nhiễm môi trường thì chúng ta cần tiếp cận với những phương pháp xử lý chất thải ni lông mới, hiện đại hơn, đã và đang được áp dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển. 2. Các phương pháp cần nghiên cứu và áp dụng (cách tiếp cận “đầu đường ống” - thay đổi sản phẩm) 2.1 thay thế sản phẩm nylon bằng sản phẩm từ giấy: Như chúng ta đ ã thấy hiện nay do việc sử dụng quá nhiều bao bì bảo quản làm từ vật liệu PevàPP nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọngvà một trong những phương pháp hiện nay được nghiên cứu và áp dụng trong đó là thay thế sản phẩm nylon bằng sản phẩm từ gíây. Hoạt động sản xuất giấy đã có từ lâu đời nay và ngày nay nó vẫn giữa một vai trò quan trọng trong đởi sống xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì hoạt động sản xuất giấy ngày càng hiện đại hơn với việc xuất hiện các nhà máy giấy với quy trình sản xuất hiện đại nhưng những làng nghề sản xuất giấy truỳên thống vẫn còn tồn tại và phát triển. Chu trình sản xuất giấy của các làng theo mô hình cơ bản sau: Giấy loại Phân loại và loại tạp Bao xi măng Lề, giấy viết Giấy màu Ngâm kiềm Nghiền Xeo(trắng) Xeo màu Cắt, gói Ngâm nước Nghiền Xeo Xeo Cuộn, cắt, ép Tái tạo In mác Than nước Lò hơi Bìa Cát tông Giấy gói Vàng mã Giấy vệ sinh Giấy ăn Bao xi măng Cát tông lạnh Giấy bản Còn chu trình sản xuất giấy của các nhà máy giấy thì quy mô hơn và hiện đại hơn. Theo quy trình này nguồn nguyên liệu được sử dụng để tiến hành sản xuất giấy là: - Gỗ các loại(xỏ, mềm, nhóm 7,8) Tre nứa, vầu Xơ dừa, bã mía ... Sau khi đã có nguồn nguyên liệu thì tiến hành sản xuất và qua các khâu sau: ngâm mềm -> nghiến, phay thành bột ->ngâm tách xơ và các chất hữu cơ khác-> lắng đọng , lọc -> trộn thêm dung môi để nhằm tăng độ dai => đùn bột kéo màng-> sấy Xeo Xếp tập (bìa, giấy, khổ lớn) Xéo cuộn Qua quy trình sản xuất giấy từ các làng nghề truyền thống cũng như từ các nhà máy sản xuất giấy ta có thể thâý được những sản phẩm được tạo ra từ giấy là khá đa dạng như bao bì, bảo quản, giấy viết... Với việc sản xuất giấy để làm bao bì ta có thể thấy nó có khả năng để thay thế cho các sản phẩmlàm từ nguyên liệu như: bao gói hàng ngà, hộp các tông đựng các sản phẩm công nghiệp...Việc chúng ta sử dụng sản phẩm từ giấy để thay thế cho sản phẩm rõ ràng là đạt hiệu quả kinh tế nhưng không phải là hoàn toàn bởi vì các sản phẩm làm từ giấy ta có thể dễ dàng tái chế tái sử dụng nhiều lần với chi phí tái chế và tái sử dụng thấp hơn so với việc tái chế tái sử dụng các sản phẩm làm từ nylon, không những thế các sản phẩm làm từ giấy thì ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với các sản phẩm làm từ nylon vì sản phẩm từ giấy có khả năng phân huỷ dễ dàng hơn bởi tính chất lý hoá học của chúng không phức tạp dễ dàng bị phân huỷ khi chịu các tác động từ bên ngoài do đó chi phí để xử lý ô nhiễm thấp hơn nó đem lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất nói như vậy không có nghĩa là việc sản xuất các sản phẩm từ giấy là không gây ô nhiễm ví dụ như là về không khí thì nồng độ Cl trong khu sinh hoạt dân cư đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 6 lần, đặc biệt là khu đốt phế thải khu tái chế đã gây ra ô nhiễm cục bộ các khí độc như Clo hữu cơ và có thể có Dioxin và Furan. Về ô nhiễm nước thì hàng ngày hoạt động sản xuất giấy thải ra hàng ngìn m3 nước có lẫn nhiều bột giấy, dầu và hoá chất tẩy trắng vào các vùng phụ cận dẫn đến làm ô nhiễm ở các vùng này, làm cho năng suất cây trồng vật nuôi giảm rõ rệt. Xét về chi phí để sản xuất ra các sản phẩm từ giấy thì nó cũng cao hơn so với chi phí sản xuất ra các sản phẩm từ nylon bởi vì nó phải trải qua nhiều công đoạn trong đó có nhiều công đoạn mang tính chất thủ công tốn nhiều chi phí về vận chuyển, lao động, bến bãi...Còn các dây chuyền công nghệ chỉ được áp dụng trong quá trình sản xuất mà thôi. Xét một cách toàn diện thì việc sử dụng các sản phẩm làm từ giấy đem lại hiệu quả kinh tế không cao bởi vì chúng không thể thay thế hoàn toàn cho các sản phẩm làm bằng nylon được vì các sản phẩm này có những ưu điểm hơn hẳn so với các sản phẩm làm từ giấy như tiện lợi cho việc đóng gói, bảo quản, tránh ẩm bụi và sự xâm nhập của một số vi khuẩn. Về hiệu quả môi trường: nhờ việc thay thế một phần các sản phẩm làm từ nylon bằng các sản phẩm làm từ giấy do vậy nó góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu chúng ta sử dụng hoàn toàn các sản phẩm làm từ nylon thì nó gây ô nhiễm môi trường rất lớn cả về môi trường nước, đất, không khí,... Qua đó con người phải bỏ ra một chi phí rất lớn để xử lý các vấn đề môi trường nhưng hiệu quả đem lại là không được bao nhiêu. Nhưng từ khi ta thay thế một phần sản phẩm làm từ nylon bằng sản phẩm làm từ giấy thì do các sản phẩm làm từ giấy gây ô nhiễm môi trường ít hơn so với các sản phẩm làm từ nylon do đó chi phí mà chúng ta phải bỏ ra là không lớn và các tác hại đối với môi trường do sản phẩm loại này gây ra thì nhỏ hơn so với các sản phẩm làm từ nylon. Tóm lại với việc sử dụng các sản phẩm làm từ giấy thì chúng ta có thể thay thế được một phần cho các sản phẩm làm từ nylon. Như vậy, rõ ràng đây là một biện pháp tốt góp phần vào việc làm giảm thiểu ô nhiễm, mặc dù hiệu quả của phương pháp này là không cao nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta nên áp dụng phương pháp này vì xét về hiệu quả môi trường mà nó đem lại, nhưng xét về hiệu quả kinh tế thì chưa đạt được vì chi phí để sản xuất nó là còn lớn. Công nghệ sản xuất nylon tự huỷ Quy trình công nghệ : Hạt nhựa (PE,PP) ->Cán -> Máy trộn hợp chất ->Trộn nóng ->Thổi thành màng PE -> Sản phẩm. Hợp chất: tinh bột(gạo, ngô, khoai , sắn…), các chất trợ tương hợp. Đặc tính sản phẩm: Vẫn giữa được những đặc tính cơ bản của nylon(độ dai độ căng, sức chịu lực , tính thẩm mỹ). Có thể điều chỉnh được thơì gian phan huỷ của sản phẩm( từ 5 tháng đến 1 năm trong điều kiện bình thường) Ưu điểm: Thời gian phân huỷ nhanh -> góp phần loại bỏ được những tác hại của nylon thường: + Trong chôn lấp: Vì thời gian phân huỷ nhanh nên giảm bớt các tác hại đối với môi trường đất và nước ngầm. Sản phẩm sau khi chôn lấp sẽ không gây tắc các mạch nước ngầm cho nên đất không bị khô cằn không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. + Đốt: Sản phẩm làm ra khi được đem đốt thì không gây ô nhiễm vì vậy chúng ta không cần tách chúng ra với các loại rác thải khác. Ngoài ra sản phẩm này còn rất có lợi trong khi xử lý rác thải y tế( để đựng rác thải y tế để đốt thì không gây ô nhiễm) Hiệu quả kinh tế tế xã hội: Do giảm được các chi phí không cần thiết: Như chi phí phân loại, chi phí vận chuyển, thù lao lao động trong các khâu này nên lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cao hơn. Mặc dù chi phí sản xuất cao hơn 5% so với chi phí sản xuất nylon thông thường nhưng nó không gây ô nhiễm do vậy không phải mất các chi phí để xử lý ô nhiễm mặt khác chúng ta vãn có thể giảm được các chi phí này trong tương lai vì vậy việc đưa quy trình công nghệ sản xuất nylon tự huỷ thay thế cho công nghệ sản xuất nylon thông thường là có hiệu quả. Mặt khác chúng ta thấy hoạt động của máy trộn hợp chất thì trộn lẫn tinh bột với các nguyên liệu đã thu được từ các khâu trước nên tốc độ phân huỷ của nylon nhanh hơn không những thế Việt Nam lại là một nước nông nghiệp nên các sản phẩm có nguồn gốc tinh bột rất đa dạng và có số lượng lớn giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài -> Giảm được chi phí sản xuất -> tăng lợi nhuận. Với việc triển khai công nghệ mới này chúng ta vẫn dựa trên cơ sở của dây truyền công nghệ hiện có mà chỉ thêm vào máy trộn hợp chất để cho sản phẩm dễ dàng phân huỷ hơn vì vậy chi phí đầu tư ban đầu không lớn nằm trong khả năng của các doanh nghiệp mà hiệu quả đem lại cao. Hiệu quả môi trường Như trên đã phân tích ta thấy các sản phẩm này có hiệu quả rất cao, góp phần rất lớn vào vấn đề giẩi quyết ô nhiễm môi trường , những tác hại do sản phẩm nylon từ công nghệ cũ gây ra đã được khắc phục hoàn toàn với chi phí đầu tư sản xuất không cao công nghệ áp dụng dễ dàng chúng ta có thể hi vọng rằng sản phẩm này sẽ thay thế hoàn toàn được các sản phẩm nylon thường, góp phần tạo nên môi trường xanh sạch đẹp. Nhận xét: Để đưa công nghệ mới này vào sản xuất đại chúng chính phủ cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới này: Như chính sách khuyến khích vật chất Miễn thuế, Giảm thuế Trợ cấp trợ giá Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn ngâ hàng để đầu tư công nghệ sản xuất mới Ngoài ra chính phủ có thể hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, áp dụng, triển khai công nghệ sản xuất mới này. Bên cạnh chính sách khuyến khích vật chất chính phủ cần tăng cường công tác giáo dục truyền thông về môi trường cho người dân để mọi người có thể hiểu được các tác hại và từ đó họ có ý thức bảo vệ môi trường hơn. C. Kết Luận Như vậy chúng ta có thể thấy rằng giảm thiểu tác hại sản phẩm làm từ nylon là một vấn đề hết sức quan trọng. Qua những phân tích ở các phần trên chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng to lớn đối với môi trường do rác thải nylon gây ra. Vì vậy việc đề ra những biện pháp xử lý thích hợp là rất cần thiết không chỉ mang tính trước mắt mà còn cả lâu dài. Nó đáp ứng được những đòi hỏi, mong muốn của con người về một môi trường sống trong sạch và qua những biện pháp xử lý rác thải nylon đã được đề cập ở phần trên thì giải pháp công nghệ sản xuất nylon tự huỷ là giải pháp mang lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội –môi trường. Giải pháp này vừa mang lại lợi nhuận cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Giải pháp này giúp cho con người được sống trong một môi trường trong lành hơn qua đó giúp con người tránh được những tác động xấu của môi trường để ngày càng phát triển mình hơn. Để đưa công nghệ sản xuất nylon tự huỷ vào đời sống thì chúng ta cần phải có giải pháp thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp nhập côngnghệ sản xuất mới này về.Để làm được điều này thì vai trò của chính phủ là rất quan trọng, chính phủ cần phải có những ưu đãi đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thông qua việcđưa ra các khuyến khích vật chất: miễn thuế, giảm thuế, trợ cấp, trợ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hay thậm chí còn trợ giúp một phần kinh phí để đưa công nghệ sản xuất này vào Việt Nam. Ngoài ra chính phủ cũng cần phải giáo dục truyền thông cho người dân để giúp họ nhận thức được những tác hại của rác thải nylon từ đó người dân cần phải đóng góp một phần nhất định vì nếu thực hiên được điều này thì chúng ta sẽ được sống trong một môi trường trong sạch. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28847.doc
Tài liệu liên quan