Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí A. Ô nhiễm môi trường đất: I, Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và là thành phần quan trọng của sinh thái duy trì sự sống cho nhiều loài trong thiên nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn cầu là 13.382 triệu ha. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất nâu chỉ chiế

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 12,6%, còn những loại đất quá xấu như: đất băng tuyết vĩnh cửu, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%. Toàn bộ đất đai có thể khai khẩn dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau hầu như dã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất nổi. Cơ cấu sử dụng đất cụ thể như sau: Đất nông nghiệp: 11% Đất đồng cỏ, chăn thả: 24% Đất rừng và rừng: 31% Đất khác 34% Trong 15 năm (1973 – 1988) đất nông nghiệp tăng 47%, đất đồng cỏ chăn thả giảm 1,3%, đất rừng và rừng giảm 3,5%, đất khác tăng 2,3%. Trong 34% đất khác bao gồm: đất có khả năng nông nghiệp, đất xây dựng, đất chứa thải… Đất có khả năng nông nghiệp là 3.200 triệu ha, hơn gấp đôi mức đã sử dụng (1.475 triệu ha), trong đó tỷ lệ đã đưa vào sử dụng ở các nước phát triển là 70%, các nước đang phát triển chỉ có 30%. Tổng số đất chưa sử dụng (đất dự trữ) dù còn chiếm gần 45% nhưng trong đó: - Đất không đòi hỏi ác khoản chi lớn vào khai khẩn chỉ chiếm 5%/DTTN - Đất cần những chi phí lớn trong sử dụng: 24%/DTTN (hoang mạc, đầm lầy, sườn dốc đứng, đài nguyên rừng, đất hoang do con người). - Đất không dùng được: 15%/DTTN (sông băng, núi cao gần đường tuyết, đài nguyên). Trong số đất nông nghiệp, đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình: 28% và đất có năng suất thấp chiếm đến 58%. Mất rừng ở Việt Nam là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoang mạc hoá, gây suy thoái môi trường, lũ lụt và hạn hán. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hứa Đức Nhị cho biết như vậy tại Hội thảo thực hiện Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD) khai mạc sáng nay (8/9) tại Hà Nội. Theo Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, mặc dù một loạt chương trình như Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, và Dự án trồng mới năm triệu hecta rừng đã nâng độ che phủ lên 36% song việc phục hồi rừng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân địa phương, yêu cầu phòng hộ và chưa hạn chế tích cực quá trình hoang mạc hoá. Sa mạc hoá có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu và hoạt động của con người. Quá trình sa mạc hoá và thoái hoá đất ở Việt Nam là kết quả của xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay/cát chảy, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Việt Nam có sa mạc cục bộ. Trong tổng số khoảng 9,34 triệu hecta đất hoang hoá, 7.550.000ha đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá. Ước tính quá trình sa mạc hoá mỗi năm làm mất khoảng 20ha đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá. Tại Quảng Trị, 20-30ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dày thêm 2m mỗi năm. Chống sa mạc hoá: Thiếu đồng bộ! Việc chống sa mạc hoá ở Việt Nam đã được tiến hành trước khi tham gia UNCCD năm 1998, chẳng hạn thông qua việc kết hợp xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Bình - cục trưởng Cục Lâm nghiệp, còn nhiều kết quả nghiên cứu chống sa mạc hoá chưa được áp dụng trong thực tiễn vì nghiên cứu chưa đi liền với chuyển giao công nghệ, thiếu truyền bá kiến thức và thông tin, hoặc không gắn với yêu cầu đời sống xã hội. Hiện tại còn tình trạng thiếu sự liên kết giữa cơ quan ban hành chính sách và người thực hiện ở địa phương. Sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan nhà nước các cấp và chương trình dự án cũng chưa chặt chẽ. Loại đất Diện tích (ha) Phân bố Đất trống bị thoái hoá mạnh 7 triệu Toàn quốc Đụn và bãi cát di động 400.000 Ven biển miền Trung Đất bị xói mòn 120.000 Tây Bắc, Tây Nguyên Đất nhiễm mặn, phèn 30.000 Đồng bằng sông Cửu Long Đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn 300.000 Nam Trung bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hoà) Hiện chúng ta để sa mạc hoá xảy ra rồi mới... chống. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách phải hạn chế và ngăn chặn trước, không để hiện tượng này xảy ra. Đây là vấn đề do ông Sâm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp nêu lên và được nhiều đại biểu quan tâm. Ông nói: ''Trước đây, khi cà phê lên giá, chúng ta chặt nhiều khu rừng tốt ở Tây Nguyên để mở rộng diện tích. Hậu quả hiện giờ là hạn hán nghiêm trọng. Phá rừng ngập mặn nuôi tôm diễn ra trong nhiều năm tại miền Nam và hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn ở miền Bắc. Như vậy, chúng ta chỉ chống mà không phòng''. Ông Pak Sum Low, đại diện Uỷ ban Kinh tế-Xã hội LHQ tại châu Á (UNESCAP), hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên: ''Chúng ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và thấy được tầm quan trọng của quy hoạch kinh tế. Khi lập quy hoạch kinh tế, chúng ta phải đánh giá tác động của nó, chẳng hạn xem xét lợi ích của việc mở rộng diện tích cà phê có bù đắp được hậu quả nó gây ra hay không. Tôi cho rằng vấn đề ở đây là cần có phương thức tiếp cận tổng hợp để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đối với bảo vệ môi trường.'' Liên quan tới vấn đề này, bà Lê Bích Thắng thuộc Cục Bảo vệ Môi trường cho rằng chống sa mạc hoá cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành. Sẽ chẳng có hiệu quả nếu một ngành cứ chống sa mạc hoá trong khi ngành khác cứ tiếp tục thu hẹp diện tích rừng để nuôi tôm hoặc trồng cà phê. Phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng. Một trong các biện pháp chống sa mạc hoá là quy hoạch hợp lý việc sử dụng tài nguyên đất và rừng. Nếu không có rừng, sẽ không giữ được nước cũng như chắn cát. Thách thức và cơ hội Tham gia UNCCD là một cơ hội để Việt Nam liên kết chặt chẽ với các quốc gia thành viên, tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, các giống cây chịu hạn tốt cũng như thu hút được nguồn tài trợ để thực hiện các dự án chống sa mạc hoá. Việt Nam để sa mạc hoá xảy ra rồi mới... chống! Bà Nguyễn Ngọc Lý, trưởng Phòng Phát triển Bền vững thuộc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam, lưu ý rằng xây dựng những dự án xin tài trợ như vậy hoàn toàn khác dự án ODA, đòi hỏi Việt Nam phải hiểu và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà tài trợ, cụ thể là Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) - một trong những cơ chế tài chính quốc tế chính của UNCCD. Bà nói: ''Việt Nam đi chậm hơn so với các nước khác trong việc đưa ra cơ chế khung để huy động nguồn tài chính quốc tế, so với Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ. Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị năng lực trình bày cũng như dự án thuyết phục với dữ liệu chính xác để cạnh tranh''. Cũng theo bà Lý, thông tin kỹ thuật của chúng ta thì nhiều song không chính xác, gây khó khăn cho việc huy động vốn và để các nước khác cạnh tranh mất. Do vậy, Ban điều phối quốc gia thực hiện UNCCD nên hợp tác với Ban điều phối quốc gia GEF để tìm hiểu rõ quy định của các nhà tài trợ trong việc xây dựng dự án chống sa mạc hoá. Ngoài ra, các cơ quan nghiên cứu cũng nên tập trung vào những nghiên cứu mang tính phát triển, không nên thiên quá về kỹ thuật. Hiện có nhiều nghiên cứu song chưa đi sâu vào vấn đề tại sao lại xảy ra sa mạc hoá ngay trong những vùng đất màu mỡ. Một thách thức nữa trong công tác phòng và chống sa mạc hoá ở Việt Nam là nâng cao năng lực quản lý tài nguyên bền vững của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã. Trình độ nhận thức của cả cấp Trung ương và địa phương về vai trò của quản lý bền vững tài nguyên trong bảo vệ môi trường và giảm nghèo còn hạn chế. Sa mạc hoá diễn ra bởi còn tồn tại nạn chặt phá rừng trái phép, canh tác không bền vững, di cư bất hợp pháp, cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên nước... Nhận thức và trình độ dân trí thấp cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới thoái hoá đất. Vì thiếu nhận thức, hiểu biết nên người dân địa phương còn phá rừng bừa bãi, canh tác không hợp lý, tham gia thiếu nhiệt tình các hoạt động quản lý tài nguyên, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, quên mất mục tiêu lâu dài. Đó không chỉ là nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường mà còn dẫn tới đói nghèo. Theo bà Lý, Việt Nam cần tổ chức các hội thảo quốc gia về chống sa mạc hoá để tổng kết những việc đã làm và tìm cách giải quyết các tồn tại cũng như thách thức trong tương lai. II, Nguyên nhân và hậu quả: Có thể nói đất đai có giá trị kinh tế trên thế giới không nhiều lắm, thế nhưng chúng đang bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sa mạc hóa, xói mòn, nhiễm mặn, và ngập úng. Sa mạc hóa là hiện tượng cát lan rộng phủ lên các bãi cỏ và đất nông nghiệp, bao gồm cả những tổn thất về thảm thực vật và tính đa dạng sinh học. Quá trình này đang xảy ra ở các vùng đất khô cằn, nhưng những thiệt hại của nó có lẽ rộng lớn hơn ta thường nghĩ. - Công bố của Bộ NNPTNT khẳng định, có đến 4,3 triệu hécta đất tại nhiều khu vực đang bị sa mạc hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 20 triệu người dân. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, diện tích này sẽ còn lan rộng. Đương đầu với cát Số liệu trên đây được Bộ NNPTNT công bố ngày 28.6 tại hội nghị triển khai Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá. Diện tích 4,3 triệu hécta đang bị thoái hoá, sa mạc hoá nằm trong số 9 triệu hécta đất hoang hoá ở VN và chiếm khoảng 28% tổng diện tích của cả nước. Chiếm đến 90% diện tích đất đang chịu tác động sa mạc hoá là các khu vực đất trống, đồi trọc bị thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do tình trạng phá rừng và sử dụng đất không hợp lý trong suốt nhiều năm. Phần còn lại là các khu vực đụn cát, bãi cát di động tại các tỉnh ven biển miền Trung (419.000ha), hiện tượng đất khô tại các tỉnh Nam Trung Bộ và đất bị xói mòn tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ĐBSCL. Bộ NNPTNT cho hay, dù không có những vùng sa mạc tập trung lớn song diện tích đất bị hoang mạc hoá, thoái hoá phân bổ rải rác trên khắp cả nước bên cạnh sự gia tăng của quá trình thoái hoá đất, suy giảm nguồn nước... Các hiện tượng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn. Bộ trưởng Bộ NNPTNT - ông Cao Đức Phát - nhận định, mất rừng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hoang mạc hoá, môi trường sinh thái suy thoái và lũ lụt, hạn hán gia tăng. Thực tế cho thấy chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng mỗi năm được đầu tư 1.000 tỉ đồng vẫn không đáp ứng được yêu cầu phòng hộ và hạn chế tích cực quá trình hoang mạc hoá. Do đó đại diện nhiều địa phương cho rằng, cần thực hiện một giải pháp tổng thể gồm trồng rừng phòng hộ, phát triển hệ thống thủy lợi cải tạo đất cát, đất phèn, đất nhiễm mặn, xây dựng các tuyến đê chống cát bay, cát di động và tiến hành cảnh báo sớm, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán. Nhiều tỉnh như Quảng Trị đã triển khai cải tạo 30.000ha đất cát bằng cách trồng 8.000ha rừng qua đó cải tạo 5.000ha đất cát thành đất nông nghiệp, xây dựng 19 làng sinh thái và đào đắp hàng chục kilômét kênh mương dẫn nước cải tạo vùng cát. Song do diện tích đất thoái hoá, đất hoang mạc hoá xuất hiện tại 25/64 địa phương trong cả nước, công tác triển khai chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực, kỹ thuật... Sống chung với hạn hán? Bộ NNPTNT khẳng định không thể bỏ rơi các vùng đất khô cằn và xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hoá gồm duyên hải miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên. Các khu vực này thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng, nước, tăng cường quản lý sử dụng đất đai, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán và đáp ứng các yêu cầu cấp bách của nhân dân trong khu vực chịu ảnh hưởng. Đại diện Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Setzuko Yamazaki lưu ý phải quan tâm tới giải pháp "sống chung với hạn hán". Với quan điểm này, cần phải tính đến các giải pháp đảm bảo cuộc sống người dân trong điều kiện tài nguyên nước hạn chế và nguy cơ thoái hoá đất dựa trên việc huy động người dân tham gia chống hạn, sử dụng các giống cây trồng chịu hạn, bảo vệ đất và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Thời gian tới theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT - ông Hứa Đức Nhị, VN sẽ tiếp tục triển khai các dự án liên quan đến chương trình chống sa mạc hoá với tổng kinh phí 192 triệu USD. Phía các nhà tài trợ hiện cũng phê duyệt 3 dự án quản lý bền vững lâm nghiệp, cải tạo thí điểm đất sa mạc hoá với tổng vốn trên 8,2 triệu USD.  Bên cạnh đó Bộ KHĐT cũng đã trình Thủ tướng kế hoạch phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 với tổng vốn đầu tư lên tới 40.000 tỉ đồng cùng với trên 14.600 tỉ đồng cho dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cũng cho hay mối đe dọa đôi của hiện tượng trái đất nóng dần và nạn sa mạc hóa đang tạo ra điều mà ông gọi là 'những thách thức cực kỳ to lớn đối với nhân loại'. Ông Ban Ki Moon cho biết như thế tại cuộc hội thảo do Liên hiệp quốc tổ chức ở Madrid để bàn về công tác chống nạn sa mạc hóa. Ông nói rằng trái đất nóng dần và sự thay đổi thời tiết có thể khiến cho các vấn đề sa mạc hóa, hạn hán và thiếu an toàn lương thực trở nên tệ hại hơn ở những vùng đất vốn đã khô cằn, bao gồm nhiều khu vực ở Phi Châu. Hiện tượng đáng ngại hơn sa mạc hóa trên đây là sự thoái hóa dần dần của đất nông nghiệp. Theo đánh giá của UNEP, thế giới hiện có gần 0,2 tỷ ha (khoảng 11% tổng số đất nông nghiệp) đang bị thoái hóa ở mức trung bình hoặc trầm trọng trong 45 năm qua do những hoạt động của con người. Xói mòn đất là loại thoái hóa chủ yếu. Ở các vùng ôn đới, xói mòn đất có tính cục bộ, nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định đến sản lượng nông nghiệp. Xói mòn đất ở Mỹ vào cuối năm 1990 làm sản lượng ngũ cốc giảm từ 3-10% so với khả năng thu hoạch. Tình trạng này nặng nề hơn nhiều ở các nước đang phát triển vùng nhiệt đới, là nơi mà đất đai, lượng mưa và biện pháp canh tác dễ đưa tới xói mòn nhất. Tốc độ rửa trôi đất luôn lớn hơn nhiều so với tốc độ tạo thành đất tự nhiên. Con số dự báo hàng năm của Costarica, Malauy, Mali và Mêhicô về tổn thất này là 0,5-1,5%/GDP mỗi nước. Ước tính hàng năm có khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp không sản xuất được do xói mòn, gấp đôi so với thế kỷ trước. Ngoài ra, sự mở rộng nhanh chóng hệ thống thủy lợi trong 40 năm qua đã nảy sinh vấn đề ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn, làm giảm hiệu quả đầu tư vào thủy lợi. Toàn cầu có khoảng hơn 850 triệu ha (1/4 diện tích đất có khả năng nông nghiệp) bị nhiễm mặn. Hầu hết là do nhiễm mặn tự nhiên, nhưng có khoảng 66 triệu ha, hoặc 50% đất làm thủy lợi bị nhiễm mặn do tưới tiêu kém. Năng suất bị giảm nghiêm trọng ở khoảng 20 triệu ha đất được tưới. Bình quân mỗi năm diện tích bị úng, chua, mặn, tăng lên 1,5 triệu ha. Việc đô thị hóa cũng làm mất đi gần 1 triệu ha đất nông nghiệp mỗi năm, phần lớn là đất tốt ở những vùng có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam có xu hướng giống như trên thế giới, tăng đất nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc. Đất nông nghiệp tăng chủ yếu do phá rừng ở Tây Nguyên, Đông nam bộ và 1 phần ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng các vùng đồng bằng Bắc bộ, khu 4 và duyên hải Trung bộ, đất nông nghiệp bị giảm, bình quân mỗi năm giảm 10.000ha, chủ yếu là loại đất tốt do dân số và đô thị hóa gia tăng. Đất trống đồi trọc – thực chất là đất đã bị thoái hóa sau quá trình sử dụng quá mức, trung bình từ 1980 – 1994 tăng mỗi năm gần 1%, hiện nay chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên: 42,2%. Suy thoái đất ở Việt Nam chủ yếu là do xói mòn, rửa trôi. Cường độ xói mòn đất đạt từ 150 – 200 tấn/ha/năm, trong khi tốc độ tạo đất chỉ từ 2.5 – 12.5 tấn/ha/năm. Cả nước mỗi năm mất 700 – 800 triệu tấn thổ nhưỡng rửa trôi ra sông ngòi và biển cả, kéo theo đó là nhiều chất dinh dưỡng. Ô nhiễm môi trường đất cũng đang có chiều hướng tăng lên do tăng mức sử dụng cũng như sử dụng không hợp lý các dạng phân bón, chất thải rắn đô thị chưa được thu gom vận chuyển và xử lý kịp thời. Việt Nam hiện vẫn còn sử dụng một số loại thuốc mà thế giới hạn chế hoặc cấm dùng như Methyl Parathin (thuộc nhóm lân hữu cơ) – loại độc nhất hiện nay. Nhiều nơi hãy còn dùng phân tươi tưới trực tiếp cho rau, hoa quả, đã gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng đến đất trồng, và ảnh hưởng lập tức đén sức khỏe con người. Tổng lượng rác thải đô thị Việt Nam đạt khoảng 15- 18 nghìn m3/ngày đêm và ngày càng tăng lên, trong khi các bãi đổ rác đã trở nên nhỏ hẹp, không đúng quy cách kỹ thuật vệ sinh môi trường, xử lý rác bằng phương pháp công nghiệp còn rất hạn chế. B, Ô nhiễm môi trường nước: 1, Hiện trạng môi trường nước: Dưới dạng nước mưa và dòng chảy, nước là một chất hòa tan duy nhất giải quyết việc vânk chuyển các chất dinh dưỡng chủ yếu cho sự sống trong thiên nhiên. Đối với nền kinh tế – xã hội, nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nó được sử dụng cho các mục đích công nghệ: sản xuất các dung dịch, làm nguội và làm nóng mày móc thiết bị, vận chuyển nguyên liệu và tống đẩy các phế liệu; sức nước tạo thủy điện, và cho các mục đích vệ sinh, phòng bệnh… Trong nhiều ngành sản xuất, nước là nguyên liệu gốc, là nửa thành phẩm và trong một số trường hợp, là một trong những thành phần chủ yếu của thành phẩm. Con người mỗi ngày cần 2,5l nước uống. Tổng lượng nước ngọt trên toàn thế giới là 40,9 nghìn km3, phân bố nhiều nhất ở Châu Mỹ La Tinh và Caribê(26%), Đông Á và Thái Bình Dương (22,7%). Nếu xét trữ luợng nước bình quân đầu người, đứng đầu vẫn là Châu Mỹ La Tinh và Caribê (23,9 nghìn m3/người). Trung Đông và Bắc Phi là nơi ít nhất, cả về trữ lượng (0,73%) lẫn nước bình quân đầu người (1ngàn m3/người) Trong sử dụng, nên phân biệt 2 dạng nước: - Nước thu hồi được: là lượng nước sau khi rút ra khỏi nguồn được chuyển đến nơi sử dụng. - Nước tiêu thụ: là lượng nước sau khi rút ra khỏi nguồn nó không có giá trị lâu dài hơn cho tái sử dụng trong địa phương do sự bốc hơi dự trữ lâu dài trong các cơ thể sống của động thực vật, hoặc thấm qua tạo độ ẩm trong đất. Mức sử dụng nước của con người gia tăng nhanh chóng, trong 3 thế kỷ qua, mức sử dụng tăng hơn 35 lần, và theo dự kiến, mức sử dụng nước sẽ tăng từ 30 -35% trong năm 2000. Hầu hết ở các quốc gia, tưới tiêu trong nông nghiệp là nguồn tiêu thụ nước chính, chiếm khoảng 70% lượng nước cung cấp. Tuy nhiên chỉ có 40% nước tưới được dùng để phát triển mùa màng, phần còn lại là lãng phí đi và gây ra tình trạng ngập úng, nhiễm phèn, mặn. Mức sử dụng nước ở các nước đang phát triển hàng đầu cao gấp 3 lần các nước đang phát triển. Cơ cấu dùng cũng có khác nhau, các nước phát triển dùng nhiều nước trong sản xuất công nghiệp hơn. Lượng nước ngọt nói chung phong phú, nhưng phân bố không đều theo khu vực và trong năm nên nảy sinh những vấn đề khá nghiêm trọng về thiếu và thừa nước. Ở các vùng Trung cận đông và bắc Châu Phi, có 22 quốc gia mức bình quân nước đầu người <1000 m3. Khan hiếm nước ở đây là một sự thực khắc nghiệt mang tầm cỡ quốc gia. Người dân phải đi từ 16 -25 km/ngày để lấy nước. Cũng ở khu vực trên có 18 quốc gai mức bình quân dưới 2000m3/ người, chỉ giảm căng thẳng trong mùa mưa. Ở Trung Quốc, Tây và Nam Ấn Độ, Mêhicô, Inđônêsia, khan hiếm nước xảy ra trên qui mô vùng cũng khá nghiêm trọng. Nhiều nhà máy ở Inđônêsia việc ngưng hoạt động trở thành thông lệ vào mùa khô. Để giải quyết tình trạng khan hiếm nước bề mặt, các nước này đã tăng cường sử dụng nước ngầm. Và do nước ngầm bị khia thác với tốc độ nhanh hơn tốc độ khôi phục của nước tự nhiên, nên mực nước ngầm giảm mạnh. Thí dụ: 10 tỉnh, thành phố phía bắc Trung Quốc (Bắc Kinh, Tây An, Thiên Tân…) chủ yếu dùng nước ngầm để cấp nước, mỗi năm mực nước ngầm giảm xuống 1m, tại bang Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ, sau 1 thập niên bơm nước với cường độ lớn đã làm mực nước giảm xuống hơn 25m. Tình trạng này khiến cho lượng nước ngầm nhiễm mặn tăng lên, sụt lún đất giảm khả năng tích tụ nước của lớp vở. Ngược lại, nhiều nước ở Châu Mỹ la tin, Đông Á và Thái Bình Dương, vào mùa mưa lượng nước ào ạt đã gây nên lũ lụt, ngập úng. Tai họa do lũ lụt đã giết hại hàng nghìn người và làm tổn thất hàng tỉ đô la mỗi năm. Nước sinh hoạt ô nhiễm nặng (Tuổi trẻ, ngày 02/04/2008) Nguồn nước ở nhiều nơi nhiễm phèn, hóa chất, thậm chí còn bị nhiễm lưu huỳnh rất dễ ngộ độc và gây ra một số bệnh nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải sử dụng. Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão TP Đà Nẵng, hiện nay chỉ có 54% số dân nông thôn toàn TP được sử dụng nước sạch. Nhiều vùng như thôn Phong Nam (xã Hòa Châu), khu tái định cư ở xã Hòa Phong, thôn Trung Sơn 1 (xã Hòa Liên)... phải sử dụng nước nhiễm phèn, nhiễm chì khá cao, gây ra một số bệnh làm người dân rất lo lắng. Sợ bị bệnh nhưng vẫn phải sử dụng Thôn Phong Nam, xã Hòa Châu có 483 hộ với 2.000 nhân khẩu, chỉ cách Nhà máy nước Cầu Đỏ chừng 3km. Vậy mà các hộ dân ở đây bao năm nay vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn và nhiễm chì khá cao. Bà Ngô Thị Nghiên cho biết: "Nước múc từ giếng lên để một vài phút là thấy vàng khè, mùi tanh và cặn bẩn, dù có bể lọc nhưng cũng không hết". Mỗi ngày bà Nghiên phải đến Nhà máy nước Cầu Đỏ mua hai thùng nước với giá 2.000 đồng để dùng. Bà Dư Thị Lực bức xúc: "Nước như thế này uống vào rất lo. Ở đây nhiều người chết vì bệnh ung thư nên người dân rất lo lắng. Cả làng này mong có nước sạch để không đi mua nước mỗi ngày nữa". Theo ông Nguyễn Ngọc Ba - trưởng Trạm y tế xã Hòa Châu, thống kê trong hai năm 2006 và 2007 cả thôn có 16 người chết, trong đó có năm người chết vì ung thư, người dân rất sợ vì cho rằng nguyên nhân từ nguồn nước. "Nguồn nước ở thôn Phong Nam nhiễm quá nhiều phèn và hóa chất. Thậm chí có nhiều vùng còn bị nhiễm lưu huỳnh rất dễ ngộ độc và gây ra một số bệnh nguy hiểm" - ông Ba nhận xét. Trong khi đó, người dân thôn Trung Sơn, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang hằng ngày phải sống chung với nguồn nước thải từ các nhà máy ở Khu công nghiệp Hòa Khánh đổ ra khiến nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Nhiều người bị bệnh da liễu, phụ nữ bị bệnh phụ khoa. Nước sạch chỉ đạt 3-4% Theo số liệu của đội y tế dự phòng huyện Hòa Vang, hiện nay toàn huyện chưa tới 5% số hộ dùng nước máy, 4.000 hộ dùng nước giếng khoan, 358 hộ dùng nước tự chảy (dùng hệ thống máng dẫn nước từ sông, suối về), còn lại là dùng nước từ giếng đào. Trong khi đó bác sĩ Nguyễn Ngọc Tửu, đội trưởng đội y tế dự phòng huyện, cho biết phần lớn các giếng nước đều không đạt yêu cầu. Năm 2007, trong số 60 mẫu nước xét nghiệm chỉ 5% có thể sử dụng được. Phần lớn đều bị nhiễm vi sinh, coliform hoặc bị nhiễm hữu cơ do nguồn rác, phân, nước thải... ngấm vào. Điều này chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỉ lệ ung thư ở một số làng như Cẩm Nê (Hòa Tiến), Phong Nam (Hòa Châu)... tăng cao làm người dân rất lo lắng. Theo ông Lê Duy Vọng - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão Đà Nẵng, dự định năm 2010 sẽ có ít nhất 80% người dân vùng nông thôn toàn TP được sử dụng nước sạch, nguồn kinh phí cần khoảng 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông Vọng nói: "Mỗi năm chi cục chỉ được cấp 4-5 tỉ đồng từ nguồn vốn của TP và nguồn vốn của dự án cung cấp nước sạch vùng nông thôn. Do vậy, mỗi năm chúng tôi chỉ cung cấp thêm được 3-4% lượng nước sạch cho người dân". Ông Vọng cho biết thêm: "Trước mắt, chúng tôi ưu tiên nguồn kinh phí để cung cấp nước sạch cho những vùng bị ô nhiễm nặng về nguồn nước như ở Phong Nam và khu tái định cư trụ sở UBND huyện Hòa Vang. Người dân các vùng đồng bằng phải sử dụng nguồn nước khoan chưa bị ô nhiễm; vùng trung du, miền núi sử dụng nguồn nước sông suối với hệ thống bể lọc vừa rẻ lại thuận tiện". Hồ trong phố: Kè rồi vẫn... bẩn! (Lao động, ngày 31/03/2008 ) Hà Nội đang tập trung xây kè, nạo vét và chỉnh trang lại khuôn viên của nhiều "lá phổi xanh" trong TP nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Nhưng xem ra công việc này vẫn tỏ ra thiếu hiệu quả, khi mà cả hồ lớn, hồ bé trong thành phố vẫn... bẩn như thường! Hồ bẩn: Chuyện dài nhiều tập Vừa tìm chỗ gửi xe để tản mát quanh hồ Xã Đàn (phường Nam Đồng - Đống Đa) thì một cơn gió thoảng nhẹ qua mũi chúng tôi, mang theo mùi khai nồng của bùn và cá chết. Nước ở hồ cạn, trơ ra một mảng đáy hồ đầy rác rưởi, rải rác có người đi dọc bờ nhặt đồng nát. Trên mấy bậc tam cấp dẫn xuống hồ, cơ man nào là vỏ lon, bát hương và cả xác cá nổi dập dềnh, bốc mùi hôi thối. Hồ Linh Đàm - một hồ lớn và nằm trong khu đô thị mới của thành phố - cũng đồng "cảnh ngộ". Gần một tháng nay, dân cư sống ở khu vực đường đôi Linh Đàm và người đi đường phải chịu mùi hôi thối, tanh nồng bốc lên từ phần hồ đã rút hết nước. Ven hồ đầy túi nylon, vỏ kẹo bánh, đặc biệt cửa cống nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, được đổ trực tiếp xuống hồ. Hơn nữa hồ đang được tận dụng để nuôi cá, theo các chuyên gia, việc này có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng có tác động bất lợi với người dân trong khu vực. Hồ nuôi cá nhưng vẫn tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư đồng nghĩa với việc hoà lẫn chất thải hữu cơ và amoni hàm lượng cao. Điều này càng nguy hiểm hơn với những hộ dân sử dụng nước ngầm trực tiếp trong khu vực. Nằm ở phía nam TP, một loạt các hồ lớn là Yên Sở, Linh Đàm và Định Công được xem là các hồ đầu mối đóng vai trò điều hoà nước mưa. Theo Bộ Xây dựng, trong quy hoạch tổng thể thoát nước HN, các hồ này sẽ tiếp nhận trực tiếp nước thải sau khi xử lý tại chỗ từ lưu vực thoát nước số 7. Chỉ riêng hồ đầu mối Yên Sở phải oằn mình mỗi khi điều hoà nước từ kênh Yên Sở, dòng kênh có màu đen kịt, đặc quánh và luôn bốc lên mùi thối đặc trưng của hàng nghìn mét khối nước thải từ thành phố đổ về. Ngay tại nội thành, hồ Linh Quang (phường Văn Chương - Đống Đa) nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, đông đúc chật hẹp. Hồ nhìn không khác gì một cái ao làng bị bỏ quên với cỏ bèo mọc um tùm, xung quanh là mấy dãy nhà dân lụp xụp với mấy cái lán dựng tạm bợ. Đặc biệt ngay sát hồ có một cái chợ cóc, rác rưởi ùn ùn chất thành đống và nghiễm nhiên trở thành bãi rác của chợ. Mấy bà hàng rau quả cuối ngày gom các loại quả thối, rác rưởi, dửng dưng quẳng xuống bờ hồ. Hồ Linh Quang là hình ảnh cũ của hồ Kim Liên, hiện nay hồ đang được nạo vét, xây kè. Khi rút cạn nước, người ta được mục kích lớp bùn đặc quánh lẫn rác thải là nguyên nhân khiến hồ Kim Liên trước đây chỉ như "cái ao bùn". Đến những hồ được tiếng sạch đẹp như hồ Ngọc Khánh, người đi bộ vẫn bắt gặp tình trạng mặt nước nổi váng, rác không chìm xuống được và cá con chết nổi trắng bụng ở một góc hồ. Ô nhiễm do ý thức con người Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Trần Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch UBND phường Nam Đồng - khẳng định: "Hồ Xã Đàn được kè bờ vào cuối năm 2007 do phường trực tiếp quản lý. Đến nay, tình trạng ô nhiễm đã giảm đáng kể so với mọi năm, song chưa hoàn toàn triệt để bởi ý thức của một số hộ dân sống quanh hồ vẫn chưa cao". Một người dân sống lâu năm tại đây cũng than thở: "Xây kè rồi vẫn rất ô nhiễm, cứ nắng lên là lượng rác thải lại tăng, hàng quán hai bên hồ thi nhau mọc lên, ngang nhiên đổ rác xuống hồ". Ông Nguyễn Đình Huấn - Chủ tịch phường Văn Chương, địa bàn có hai hồ Huy Văn và Linh Quang - bày tỏ lo lắng: "Cái khó nhất hiện nay là làm thế nào để duy trì cảnh quan môi trường tại hồ sau khi được chắn kè và xây dựng. Không ít người dân vẫn chứng nào tật ấy, quen tay tấp rác quanh hồ và mặc nhiên xem đó là nhiệm vụ của người lao công". Hồ Huy Văn đã chắn kè tạo cảnh quan thông thoáng, nhưng chỉ cách hồ vài mét là mấy đống rác to tướng ngang nhiên tồn tại trên đường dẫn ra hồ. Còn với thực trạng hồ Linh Quang, ông Huấn cho biết hồ chỉ được bàn giao lại cho phường sau khi hoàn thành việc cải tạo. Nhiều hồ được xây dựng, sửa sang đẹp đẽ rồi trở thành địa điểm kinh doanh thuận lợi cho một số người, kèm theo đó là các hoạt động khiến môi trường quanh hồ lại "tái bẩn". Cứ tầm 5 giờ chiều hàng ngày, không gian thoáng đãng, mát mẻ tại hồ Đống Đa bỗng chốc trở nên nhộn nhịp. Không kể những hàng càphê, bia hơi, rượu dân tộc của những gia đình có vị trí mặt tiền hướng ra hồ bung ra tiếp khách, hàng loạt quán cóc với chiếu cói cơ động sẵn sàng phục vụ rượu đế, mực nướng cho khách hóng gió ven hồ. Địa điểm tập trung nhiều khách du lịch như hồ Trúc Bạch cũng không thoát khỏi tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan mỗi khi chiều về. Khách bộ hành tập thể dục ngoài việc tránh hàng quán, còn phải... "né" những túi nylon rác sinh hoạt của các hộ dân xếp "ngay ngắn" trên con đường lát gạch quanh hồ. "Ý thức" hơn một chút, các hộ dân sống gần đó tập kết rác tại chân cột đèn ven hồ để người thu gom dễ nhận ra. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30530.doc
Tài liệu liên quan