Tài liệu Nông nghiệp An Giang và chương trình ba giảm ba tăng: ... Ebook Nông nghiệp An Giang và chương trình ba giảm ba tăng
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nông nghiệp An Giang và chương trình ba giảm ba tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 - Đặt vấn đề
Chương trình “Ba giảm ba tăng” được Bộ Nông nghiệp&PTNT phát động vào
năm 2002 để giảm bớt tình trạng nông dân sử dụng quá nhiều giống, phân, thuốc hóa
học trong canh tác lúa, dễ gây ra dịch hại trên đồng ruộng. Đây là một chương trình
khuyến nông với các hoạt động chủ yếu là tập huấn ngắn hạn và xây dựng mô hình
điểm để nhân rộng trên địa bàn. Tỉnh An Giang đã triển khai Chương trình “Ba giảm
ba tăng” sớm từ năm 2002 và đã đạt nhiều thành quả đáng kể. Mục tiêu là đến năm
2010, có 94% diện tích trồng lúa trong Tỉnh áp dụng kỹ thuật “Ba giảm ba tăng”
Tập huấn “Ba giảm ba tăng” thuộc loại dịch vụ công, chủ yếu do cơ quan nhà
nước thực hiện. Các lớp tập huấn được tổ chức theo dạng ngắn hạn có kết hợp thực
hành tại chỗ và tham gia của nông dân, mỗi lớp có từ 20-30 học viên. Học viên là nông
dân thuộc nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn, gia cảnh khác nhau. Hiệu quả thật sự của
lớp học là nông dân tâm đắc, hài lòng về chất lượng tập huấn để mạnh dạn áp dụng trên
ruộng lúa của mình và làm nòng cốt mở rộng diện tích áp dụng “Ba giảm ba tăng” trên
địa bàn. Do đó, nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm
ba tăng” rất cần thiết cho việc tiếp tục đẩy mạnh Chương trình nầy ở An Giang trong
thời gian tới.
1.2 -Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với chất lượng tập huấn “Ba giảm
ba tăng” ở An Giang.
• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân về chất
lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”.
• Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập
huấn “Ba giảm ba tăng” trong thời gian tới.
2
1.3 - Phương pháp nghiên cứu
1.3.1-Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng thang đo đơn hướng để đánh giá sự hài lòng, kiểm tra độ tin cậy
bằng hệ số Cronbach Alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo bằng phân tích nhân
tố (Principal Component Factor Analysis).
- Áp dụng Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, là thang đo đa hướng với 5
thành phần cơ bản để đánh giá chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”; kiểm tra độ tin
cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha , xác định lại các thành phần trong thang
đo bằng phân tích nhân tố .
- Phân tích phương sai để xem xét khác biệt về hài lòng theo các biến nhân khẩu
học của học viên.
- Phân tích hồi qui sự hài lòng theo các thành phần chất lượng dịch vụ để xác
định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng.
- Từ kết quả phân tích hồi qui và phân tích phương sai, đề xuất giải pháp nâng
cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”.
1.3.2- Cơ sở dữ liệu
1.3.2.1- Dữ liệu thứ cấp. Các báo cáo về tập huấn “Ba giảm ba tăng” của Chi
cục Bảo vệ thực vật và các tài liệu thống kê có liên quan.
1.3.2.2- Dữ liệu sơ cấp.
Thiết kế thu thập dữ liệu. Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu hỏi phỏng
vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. Trong bảng câu
hỏi chính thức; Thang đo hài lòng có 3 mục hỏi, Thang đo chất lượng dịch vụ có 22
mục hỏi; cho điểm theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 (Phụ lục 1).
Lấy mẫu.Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, số mẫu lấy ở từng huyện tỉ lệ với số
lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” đã tổ chức từ năm 2002-2006 ở tất cả 11 huyện trong
tỉnh An Giang (Bảng 1.1).
3
Bảng 1.1 Phân bổ mẫu
STT Huyện, thị xã, thành phố Số lớp Số mẫu
1 Long Xuyên 45 11
2 Thoại Sơn 91 23
3 Tri Tôn 49 12
4 Tịnh Biên 65 16
5 Châu Đốc 40 10
6 Châu Phú 97 24
7 Châu Thành 128 32
8 Chợ Mới 132 33
9 Phú Tân 152 38
10 Tân Châu 70 18
11 An Phú 70 18
Cộng 939 235
(Nguồn: Báo cáo sơ kết Chương trình “Ba giảm ba tăng” từ năm 2002-2006,
Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang)
Thông thường thì số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân
tích nhân tố (Hòang Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc-2005). Thang đo chất lượng
tập huấn có 22 mục hỏi được đưa vào phân tích nhân tố nên yêu cầu cỡ mẫu nhỏ nhất
là 110. Vậy cỡ mẫu 235 là đạt yêu cầu nghiên cứu.
Do học viên là nông dân, cách phỏng vấn là mời nông dân họp nhóm để phổ
biến mục đích nghiên cứu, phát bảng câu hỏi, hướng dẫn cách cho điểm trả lời và thu
bảng trả lời tại chỗ, mỗi nhóm từ 10-20 người. Để khách quan, do giảng viên là cán bộ
trạm bảo vệ thực vật huyện nên người phỏng vấn là 3 cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật
tỉnh. Các cán bộ nầy được cung cấp đề cương nghiên cứu và hướng dẫn kỷ lưỡng về
cách lấy mẫu. Số mẫu thu thập đạt yêu cầu là 235.
4
1.3.3- Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mền SPSS13.0. Sau khi được mã hóa và làm
sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang
đo, phân tích nhân tố, phân tích phương sai và phân tích hồi qui.
1.4- Cấu trúc của luận văn
Luận văn được sắp xếp thành 5 chương.
Chương 1 giới thiệu cách đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu. Phần đặt vấn đề nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về
chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Từ đó, đề ra mục tiêu nghiên cứu chủ yếu là :
Đánh giá sự hài lòng của nông dân, các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng
và đề xuất giải pháp. Để đạt mục tiêu đề ra, phương pháp nghiên cứu là xây dựng thang
đo sự hài lòng, thang đo chất lượng dịch vụ; phân tích phương sai, phân tích hồi qui.
Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cỡ mẫu đạt yêu cầu nghiên cứu.
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết gồm
các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng, về thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL
và biến thể của nó là SRVPERF, quan hệ của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng. Trên
cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài là quan hệ của các thành phần chất
lượng dịch vụ và sự hài lòng.
Chương 3 trình bày tổng quan về nông nghiệp An Giang và chương trình “Ba
giảm ba tăng”, bao gồm các nội dung: vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế địa
phương, các chương trình nông nghiệp trọng điểm ở An Giang và chương trình “Ba
giảm ba tăng”
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của nông dân về chất
lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” đã thực hiện ở An Giang từ năm 2002-2006, bao
gồm các nội dung đặc điểm mẫu điều tra, phân tích thông kê thang đo hài lòng và thang
đo chất lượng dịch vụ, phân tích phương sai, phân tích hồi qui hài lòng theo các thành
phần chất lượng dịch vụ và các giải pháp đề xuất.
Cuối cùng là Chương 5 trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu và kiến nghị
cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
5
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1- Sự hài lòng.
Sự hài lòng là cảm giác vui thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ sự
so sánh cảm nhận với mong đợi về một sản phẩm (Kotler, 2000, dẫn theo Lin, 2003).
Sự hài lòng của khách hàng được định nghĩa như là kết qủa của sự đánh giá cảm
tính và nhận thức, ở đó vài tiêu chuẩn được so sánh với sự thực hiện cảm nhận được.
Nếu cảm nhận về sự thực hiện một dịch vụ thấp hơn mong đợi, khách hàng không hài
lòng. Ngược lại, nếu cảm nhận vượt quá mong đợi, khách hàng sẽ hài lòng. Sự phán
đóan hài lòng có liên quan đến tất cả kinh nghiệm về sản phẩm, quá trình bán hàng và
dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp (Lin, 2003). Hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm
nhận cùng với khoảng cách giữa cảm nhận và mong đợi (Oliver, 1980, dẫn theo King,
2000).
Hình 2.1 Mô hình hài lòng
Hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm nhận, cùng với khỏang cách giữa cảm nhận
và mong đợi ( Oliver 1980, dẫn theo King, 2000).
Mong đợi
Chất lượng
cảm nhận
khỏang cách Hài lòng
6
2.2- Chất lượng dịch vụ và cách đánh giá
2.2.1- Chất lượng dịch vụ.
Chất lương dịch vụ khó định nghĩa, mô tả và đo lường so với sản phẩm hữu hình
là do các đặc tính sau (Ghobadian, Speller&Jones, 1993; Groth&Dye, 1999; Zeithaml
et al., 1999; dẫn theo Thongmasak 2001):
(1) Vô hình (intangibility). Khác với sản phẫm chế tạo là hữu hình, dịch vụ là
vô hình. Sản phẩm dịch vụ thuần túy là sự thực hiện. Khách hàng không thể nhìn thấy,
nếm, ngửi, nghe, cảm nhận hoặc tiếp xúc trước khi mua nó.
(2) Không đồng nhất (heterogeneity). Dịch vụ rất khó thực hiện một cách
đồng nhất và chính xác theo theo thời gian mà thường hay thay đổi tùy theo nhà cung
cấp, tùy theo khách hàng, tùy theo thời gian thực hiện …Đặc tính nầy của dịch vụ làm
cho khó tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giống như là đối với sản phẩm chế tạo.
(3) Không thể tách rời (inseparability). Trong ngành dịch vụ, cung ứng
thường được thực hiện cùng lúc với tiêu thụ . Do đó, nhà cung cấp khó che dấu lỗi hay
những khiếm khuyết của dịch vụ vì nó không có khỏang cách thời gian từ sản xuất tới
tiêu thụ như sản phẩm hữu hình.
(4) Dễ hỏng (perishability). Khác với sản phẩm chế tạo, dịch vụ không thể
tồn trữ để tiêu thụ sau đó . Điều nầy làm cho khó kiểm tra chất lượng trước khi cung
cấp cho người tiêu dùng. Do vậy, nhà cung cấp dịch vụ chỉ có một cách duy nhất là
cung cấp đúng ngay từ lần đầu và mọi lúc.
(5) Không thể hòan trả (non-returnable). Dịch vụ không thể hòan trả lại.
Trong nhiều ngành dịch vụ, khách hàng có thể được trả lại tiền nếu không hài lòng với
dịch vụ cung ứng.
(6) Không chắc chắn trong đáp ứng nhu cầu (Needs-match uncertainty). Các
thuộc tính của dịch vụ kém chắc chắn hơn là sản phẩm hữu hình. Điều nầy dẫn tới dịch
vụ khó đáp ứng nhu cầu hơn là sản phẩm hữu hình.
(7) Quan hệ cá nhân (interpersonal). Dịch vụ có khuynh hướng bị ảnh hưởng
bởi quan hệ qua lại giữa con người hơn sản phẩm hữu hình vì dịch vụ do con người
7
thực hiện. Thí dụ: Trong khi khách hàng đánh giá chất lượng máy hút bụi bằng cách
xem tấm thảm sạch thế nào thì họ đánh giá chất lượng dịch vụ làm sạch thảm qua cả
dáng vẻ của tấm thảm và thái độ của người thực hiện.
(8) Tính cá nhân (personal). Khách hàng thường đánh giá dịch vụ dựa vào
cảm nhận cá nhân của mình.
(9) Tâm lý (Psychic). Khi một chuyến bay bị trễ, khách hàng thường bực bội.
Tuy nhiên, nếu nhân viên sân bay rất thân thiện và giúp ích, họ có khuynh hướng vẫn
vui lòng với dịch vụ nầy.
2.2.2- Mô hình các khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là khái niệm khuấy động sự chú ý và tranh cãi trong các
nghiên cứu vì sự khó khăn trong cả định nghĩa và đo lường nó với nhiều bất đồng nổi
lên. Có nhiều định nghĩa về chất lượng dịch vụ. Một định nghĩa về chất lượng dịch vụ
thông dụng coi đó như là mức độ đáp ứng của dịch vụ với nhu cầu của khách hàng
hoặc mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell,1990; Dotchin & Oakland, 1994;
Asuboteng et al., 1996; Wisniewski & Donnelly, 1996 dẫn theo Arash Shahin ). Như
vậy, chất lượng dịch vụ có thể định nghĩa như là sự khác biệt giữa mong đợi của khách
hàng và dịch vụ nhận biết được. Nếu mong đợi của khách hàng lớn hơn sự thực hiện,
thì chất lượng nhận biết được kém thỏa mãn, khách hàng không hài lòng.
Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985) đưa ra mô hình 5 khỏang cách trong
khái niệm chất lượng dịch vụ. Sau đó Curry (1999, dẫn theo Arash Shahin), Luk và
Layton (2002, dẫn theo Arash Shahin) bổ sung thêm khỏang cách 6 và khỏang cách 7
(Hình 2.2). Có 3 khoảng cách quan trọng là : khoảng cách 1, khoảng cách 5 và khoảng
cách 6 vì chúng có quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Khoảng cách 1: Khác biệt giữa mong đợi của khách hàng và nhận thức của nhà
quản lý: Đó là do thiếu định hướng nghiên cứu marketing, thông tin không đầy đủ
và quá nhiều tầng nấc quản lý.
Khoảng cách 2: Khác biệt giữa nhận thức của nhà quản lý và các tiêu chí của dịch
vụ: đó là do thực hiện không đầy đủ về chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn hoá các công
việc và không xác định rõ các mục tiêu .
8
Khoảng cách 3: Khác biệt giữa tiêu chí dịch vụ và phân phối dịch vụ: Đó là do phân
công nhiệm vụ không rõ ràng và mâu thuẩn hoặc thiếu phù hợp giữa công việc và
công nhân, công việc và công nghệ; hệ thống kiểm tra giám sát không thích hợp;
thiếu hoạt động phối hợp nhóm.
Khoảng cách 4: Khác biệt giữa phân phối dịch vụ và thông tin đến với khách hàng:
Đó là do thông tin theo chiều ngang không đầy đủ và khuynh hướng hứa hẹn quá
đáng của nhà cung cấp.
Khoảng cách 5: Khác biệt giữa mong đợi của khách hàng và cảm nhận về dịch vụ
nhận được. Đó là do những ảnh hưởng được tạo ra từ phía khách hàng và khoảng
cách trong đáp ứng của nhà cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp nầy, mong đợi của
khách hàng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu cá nhân, các khuyến cáo truyền miệng và
kinh nghiệm quá khứ.
Khoảng cách 6: Sự khác biệt giữa mong đợi của khách hàng và nhận thức của nhân
viên cung cấp dịch vụ: Đó là do nhận thức về mong đợi của khách hàng của người
trực tiếp cung cấp dịch vụ khác nhau.
Khoảng cách 7: Khác biệt giữa nhận thức của nhân viên cung cấp dịch vụ và nhận
thức của nhà quả lý: Đó là do nhận thức của nhân viên cung cấp dịch vụ và nhà
quản lý về mong đợi của khách hàng khác nhau.
Mô hình các khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch vụ là một trong
những đóng góp được tiếp nhận nhiều nhất và có gía trị tốt nhất vào các tài liệu nghiên
cứu về dịch vụ (Brown và Bond, 1995; dẫn theo Arsah Shahin). Mô hình nầy nhận
dạng 7 khoảng cách liên quan đến nhận thức về phía quản lý về chất lượng dịch vụ, và
các nhiệm vụ kết hợp với khâu phân phối dịch vụ cho khác hàng. Sáu khoảng cách 1, 2,
3, 4, 6 và 7 được nhìn nhận như là chức năng của phân phối dịch vụ, trong khi khoảng
cách 5 liên quan tới khách hàng và nên nó được coi là thước đo thật sự về chất lượng
dịch vụ. Từ đó, hình thành phương pháp luận của thang đo SERVQUAL.
9
Hình 2.2 Mô hình các khoảng cách trong chất lượng dịch vụ
KC 5
KC 6
Khách hàng
Nhà cung ứng KC 4
KC 1
KC 3
KC 7 KC 2
Mô hình 5 khỏang cách của Parasuraman và các cộng sự viên được Curry và Luk và
Layton bổ sung khỏang cách 6 và khỏang cách 7. Ba khỏang cách quan trọng là: khỏang cách
1, khỏang cách 5 và khỏang cách 6 vì chúng có quan hệ trực tiếp với khách hàng.
(Parasuraman et al., 1985; Curry, 1999; Luk và Layton, 2002, dẫn theo Arash Shahin)
2.2.3- Thang đo SEVQUAL và SERVPERF
Từ mô hình nói trên, Parasuraman, Zeithhaml và Berry (gọi tắt là PZB) vào năm
1988 đã đưa ra thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ
Thông tin miệng Nhu cầu cá nhân
Dịch vụ mong đợi
Dịch vụ cảm nhận
Chuyển đổi nhận thức
thành tiêu chí
chất lượng
Nhận thức của nhà
quản lý về mong đợi
của khách hàng
Nhận thức của
nhân viên về mong
đợi của khách hàng
Kinh nghiệm
quá khứ
Thông tin đến
khách hàng
Cung ứng dịch vụ
(bao gồm trước và sau
tiếp xúc )
Deleted:
Deleted:
10
bằng cách tính toán khác biệt giữa mong đợi và cảm nhận của khách hàng. Công cụ
nầy được phát triển từ 4 ngành dịch vụ khác nhau: cho vay lẽ, thẻ tín dụng, môi giới
chứng khoán và bảo trì sản phẩm (Thongmasak, 2001).
SERVQUAL bao gồm 3 phần. Hai phần đầu tiên gồm 2 bộ với 22 mục hỏi thể
hiện 5 thành phần hình thành chất lượng: bộ câu hỏi thứ nhất dùng để xác định mong
đợi của khách hàng đối với dịch vụ, bộ câu hỏi thứ hai dùng để xác định cảm nhận của
khách hàng đối với dịch vụ được nhà cung ứng thực hiện. Khách hàng được yêu cầu
cho điểm mong đợi và cảm nhận của họ theo thang điểm Likert từ 1 (hoàn toàn không
đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý). Khoảng cách giữa mong đợi và cảm nhận được tính
bằng hiệu số giữa cảm nhận và mong đợi. Điểm dương chỉ ra dịch vụ được thực hiện
tốt hơn những gì khách hàng mong đợi, điểm âm chỉ ra dịch vụ có chất lượng kém.
Phần thứ ba đo lường mức độ quan trọng của 5 yếu tố hình thành chất lượng đối với
khách hàng. Mô hình SERVQUAL được gọi là mô hình phi khẳng định
(disconfirmation model).
Năm thành phần của thang đo SERVQUAL là:
(1) Phương tiện hữu hình (Tangibles). Sự thể hiện bên ngoài của cơ
sở vật chất, thiết bị, nhân sự và công cụ truyền thông.
(2) Tin cậy ( Reliability ). Khả năng thực hiện dịch vụ một cách đáng
tin cậy và chính xác.
(3) Đáp ứng (Responsiveness). Sẳn lòng giúp đỡ khách hàng và cung
cấp dịch vụ kịp thời.
(4) Đảm bảo (Assurance). Kiến thức chuyên môn và sự lịch lãm của
nhân viên, khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.
(5) Cảm thông (Empathy). Thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá
nhân khách hàng.
Độ tin cậy của các thành phần đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha trong
nghiên cứu của PZB ở các ngành điện thọai, bảo hiểm, ngân hàng ở Mỹ đạt rất cao, từ
11
0.83 – 0.93. Sự kết hợp giữa 5 thành phần nầy với đánh giá chất lượng tổng quát khá
chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê (PZB, 1991).
Khi áp dụng vào nghiên cứu thực tế các ngành dịch vụ, số lượng các nhân tố cấu
thành chất lượng dịch vụ rút ra được có thể ít họăc nhiều hơn 5 thành phần kể trên. Sự
khác nhau đó có thể là do sự tương đương giữa các thành phần hoặc sự khác nhau trong
đánh giá của khách hàng qua các mục hỏi trong một thành phần đối với một công ty
cung cấp dịch vụ (PZB, 1991). Những nhân tố của chất lượng dịch vụ có thể thay đổi
tùy thuộc vào ngành hay lãnh vực nghiên cứu (Bakabus và Boller, 1992 ; Cronin và
Taylor,1992; dẫn theo Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Tòan, 2005).
Từ khi được đưa ra, SERVQUAL chứng tỏ rất hữu ích cho việc đánh giá chất
lượng dịch vụ. PZB (1991) cho rằng, ở mức độ tổng quát, cấu trúc 5 thành phần của
SERVQUAL có thể phục vụ như là khung khái niệm có ý nghĩa để tóm tắt những tiêu
chuẩn mà khách hàng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ; đồng thời, các ông cũng
đưa chỉ dẫn là (1) SERVQUAL nên được dùng một cách toàn bộ, (2) có thể bổ sung
vào SERVQUAL những mục hỏi chuyên biệt cho ngành dịch vụ nhưng phải tương tự
với các mục hỏi của SERVQUAL và sắp xếp vào một trong những thành phần của
SERVQUAL, (3) SERVQUAL có thể bổ sung một cách hiệu quả bằng những nghiên
cứu định tính hoặc định lượng để vạch ra nguyên nhân các khoảng cách được nhận ra
bởi SERVQUAL.
Có nhiều phê bình, câu hỏi về khái niệm, giá trị và khả năng tiếp cận của thang
đo SERVQUAL. Từ việc đánh giá SERVQUAL, Cronin và Taylor đưa ra thang đo
SERVPERF vào năm 1992 (Thongmasak, 2001). SERVPERF xác định chất lượng dịch
vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì cả mong đợi và cảm
nhận như SERVQUAL). Các nhà nghiên cứu sau đó đã nghiên cứu 4 mô hình chất
lượng dịch vụ để đánh giá tính hiệu quả của SERVQUAL và SERVPERF, đó là:
(1) SERVQUAL: Chất lượng dịch vụ = Cảm nhận - mong đợi
(2) SERVQUAL có trọng số: Chất lượng dịch vụ = trọng số *(cảm nhận-
mong đợi)
(3) SERVPEF : chất lượng dịch vụ = cảm nhận
12
(4) SERVPERF có trọng số: chất lượng = trọng số * cảm nhận
Kết luận từ nghiên cứu nầy là SERVPERF không có trọng số đo lường cảm
nhận dịch vụ được thực hiện tốt hơn các thang đo khác về chất lượng dịch vụ
(Robinson, 1999; Franceschini, 1998; Lee et al., 2000; dẫn theo Thongmasak).
Do xuất xứ từ thang đo SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang
đo SERVPERF cũng giống như SERVQUAL. Mô hình SERVPERF được gọi là mô
hình cảm nhận (perception model). Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm
nhận đều được những nghiên cứu sau đó ủng hộ và phát triển thêm cho phù hợp với các
loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, mô hình SERVPERF đơn giản và dễ thực hiện hơn.
2.3- Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.
Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân biệt
nhưng có quan hệ gần gủi với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm mang tính khách
quan, nhận thức, đánh giá trong khi hài lòng là sự kết hợp của các thành phần mang
tính chủ quan, dựa vào cảm giác, xúc cảm (Shemwell et al., 1998, dẫn theo
Thongmasak).
Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và hài lòng của khách hàng vẫn còn có nhiều ý
kiến khác nhau, sự hài lòng là tiền tố (antecedent) của chất lượng dịch vụ hay ngược
lại. Những nhà nghiên cứu Parasuraman, Zeithaml, Bitner, Bolton và Drew ủng hộ
quan điểm sự hài lòng dẫn tới chất lượng dịch vụ, coi chất lượng dịch vụ như là sự
lượng giá tổng quát dài hạn, trong khi sự hài lòng là sự đánh giá chuyên biệt qua giao
dịch. Các nhà nghiên cứu khác như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy và Oliver khuyến
cáo rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng (Thongmasak,
2001). Cronin và Taylor (1992) đưa ra kết quả nghiên cứu khuyến cáo là chất lượng
dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng có ảnh
hưởng có ý nghĩa đến khuynh hướng mua hàng.
2.4- Một số nghiên cứu sử dựng thang đo SERVPERF ở Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng dịch vụ sử
dụng các thang đo SERVPERF(Sự hài lòng)
13
PGS.TS. Nguyễn Việt & Nguyễn Khánh Duy (2005) thuộc Tiểu ban dự án giáo
dục-Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM vào tháng 6 năm 2004 đã tiến hành khảo sát sự
hài lòng của sinh viên năm cuối với cỡ mẫu 1.086 phiếu điều tra cho tất cả các chuyên
ngành. Bảng câu hỏi có 64 biến quan sát liên quan đến sự hài lòng thuộc năm thành
phần đo lường chất lượng dịch vụ. Qua phân tích nhân tố, 64 biến quan sát được nhóm
lại thành 11 thành phần có độ tin cậy chấp nhận được (Cronbach alpha> 0.6). Biến phụ
thuộc là sự hài lòng được nhóm từ 4 khía cạnh (item) cụ thể: (1) Chất lượng chung về
đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Trường phái.HCM; (2) sự tự tin của sinh viên
trong tìm kiếm việc làm với kiến thức chuyên môn đã được đào tạo từ Trường ĐH
Kinh tế Trường phái.HCM; (3) chất lượng đời sống văn hóa xã hội của sinh viên; (4)
Sự hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị nói chung. Kết quả phân tích hồi qui có
R2=0,585; các biến X1, X2, X3, X4, X8, X9, X10 có quan hệ dương có ý nghĩa với sự
hài lòng của sinh viên. Có khác biệt về hài lòng giữa sinh viên các khoa .
Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Tòan (2005) nghiên cứu chất lượng dịch vụ lắp
đặt đồng hồ nước tại Tp.Hồ Chí Minh áp dụng Thang đo SERVPERF gồm các thành
phần là: Tin cậy (REL), Đáp ứng (RES), Năng lực phục vụ (ASS), Cảm thông (EMP),
Phương tiện hữu hình (TAN) và đưa thêm vào thành phần Giá cả (PRI). Kích thước
mẫu nghiên cứu là 150. Qua trình phân tích nhân tố, Thang đo SERVPERF được sắp
xếp lại thành ba thành phần: Năng lực phục vụ (RES), Phương tiện hữu hình (TAN),
Tái lập mặt đường (ASS). Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội có R2 điều
chỉnh là 0,65; cả 4 biến độc lập: RES, TAN, ASS, PRI (giá) đều có quan hệ dương với
sự hài lòng.
Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng mô hình SERVPERF nghiên cứu chất
lượng đào tạo của Đại học An Giang . Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 thành phần
nguyên thủy của thang đo SERVPERF đã được sắp xếp lại thành 5 thành phần : Giảng
viên, nhân viên, cơ sở vật chất (phương tiện hữu hình), tin cậy, cảm thông. Kết quả
phân tích hồi qui có R2=0,532; cả 5 thành phần nầy đều quan hệ dương với sự hài lòng
của sinh viên. Có khác biệt về hài lòng giữa sinh viên khác khoa và sinh viên các năm
học.
14
2.5- Mô hình nghiên cứu
Để thực hiên mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo SERVPEF và
xây dựng mô hình nghiên cứu quan hệ chất lượng dịch vụ dẫn tới sự hài lòng của nông
dân như dưới đây (Hình 2.3).
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu
Các thành phần chất lượng dịch vụ: phương tiện hữu hình (TAN), Tin cậy (REL), Đáp ứng
(RES), Đảm bảo (ASS), Cảm thông (EMP) là tiền tố của sự hài lòng.
Do Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF là thang đo đa hướng, nó sẽ được đưa
vào phân tích nhân tố để xác định lại các thành phần trước khi tiến hành phân tích hồi
qui quan hệ của chúng với sự hài lòng.
Phương tiện
hữu hình
TAN
Tin cậy
REL
Đảm bảo
ASS
Đáp ứng
RES
Hài lòng
SAT
Cảm thông
EMP
Formatted: Font: (Default) Times
New Roman, Not Bold
Formatted: List, Left, Indent: First
line: 0 pt, Space Before: 0 pt, Line
spacing: single
Formatted: Font: 12 pt
Deleted: ¶
¶
Deleted: ¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
Deleted: ¶
¶
¶
15
2.5- Kết luận chương.
Hài lòng là sự đánh giá có tính cảm tính và nhận thức. Nếu cảm nhận về sự thực
hiện một dịch vụ thấp hơn mong đợi, khách hàng không hài lòng. Nếu cảm nhận vượt
quá mong đợi, khách hàng sẽ thấy hài lòng.
Từ mô hình các khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch vụ; Parasuraman,
Zeithaml và Berry (1988) đưa ra Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL gồm 5
thành phần: Phương tiện hữu hình, Sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo và sự cảm thông
với 22 mục hỏi đo lường khỏang cách giữa mong đợi và cảm nhận của khách hàng.
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá SERVQUAL, Cronin Taylor (1992) đề nghị Thang
đo SERVPERF cũng gồm 5 thành phần chủ yếu như của SERVQUAL nhưng chỉ đo
lường chất lượng dịch vụ cảm nhận. Thang đo SERVQUAL và SERVPERF từ lâu đã
được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam áp
dụng các thang đo nầy.
Mô hình nghiên cứu thiết lập và phân tích quan hệ chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng, trong đó, các thành phần chất lượng là tiền tố của sự hài lòng.
Deleted: ¶
Deleted: Thang đo chất lượng dịch vụ
SERVQUAL và biến thể của nó là
SERVPERF
16
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP ANGIANG
VÀ CHƯƠNG TRÌNH BA GIẢM BA TĂNG
3.1- Vai trò của nông nghiệp An Giang trong nền kinh tế địa phương
An Giang là tỉnh nông nghiệp với lợi thế về sản xuất lúa, cá; dân số là
2.210.271 người; tổng diện tích 353.676 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 79,6% với
đất trồng cây hàng năm (lúa, hoa màu) là 272.105 ha (số liệu thống kê năm 2006). Tốc
độ tăng GDP trung bình giai đoạn 2000-2006 là 8,95%. Năm 2006 GDP đầu người đạt
596 USD; xuất khẩu đạt 444,3 triệu USD, trong đó gạo 140,5 triệu USD, thuỷ sản các
loại 251,4 triệu USD; khu vực I-Nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ lệ 34%, vẫn còn khá cao
trong nền kinh tế địa phương, trong khi tỷ lệ nầy của cả nước là 20,4 % (Hình 3.1).
Hình 3.1- CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM 2006
34%
13%
53%
Nông lâm thuỷ
sản
Công nghiệp
xây dựng
Dịch vụ
Khu vực I-Nông lâm thủy sản vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao
trong cơ cấu kinh tế Tỉnh An Giang
(Nguồn: Niên giám thống kê An giang 2006)
Trong trong nông nghiệp, trồng trọt còn chiếm đến 82,7% giá trị (năm 2006) với
cây lúa là chủ lực. Diện tích trồng lúa cả năm 2006 là 503.464 ha, hệ số sử dụng đất đạt
2,02 vòng /năm. Sản lượng lúa năm 2006 là 2.923.207 tấn, giảm 218.337 tấn so với
năm 2005 chủ yếu là do giảm 40.233 lúa vụ 3 để hạn chế việc lan truyền dịch bệnh rầy
nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2006 vẫn ở mức khá
cao, đạt 548.089 tấn, chiếm 31,6% trong kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh An Giang
(Bảng 3.1).
17
Bảng 3.1 Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo An Giang
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Diện tích (ha) 477.180 503.856 523.037 529.698 503.464
năng suất tấn/ha-vụ) 5,44 5,33 5,75 5,93 5,81
Sản lượng lúa (tấn) 2.593.690 2.686..215 3.006.900 3.141.544 2.923.207
Xuất khẩu gạo (tấn) 321.297 524.429 445.503 661.188 548.089
Kim ngạch XK gạo
(1000USD) 62.918 92.623 94.553 166.638 140.573
XK gạo trong tổng
kim ngạch XK (%) 42,2 50,8 36,4 49,0 31,6
Sản lượng lúa của Tỉnh An giang đạt xấp xỉ 3 triệu tấn /năm, xuất khẩu gạo năm 2006
đạt 548.089 tấn , trị giá 140,5 triệu USD, chiếm 31,6% kim ngạch xuất khẩu.
(Nguồn: Niên giám thống kê An Giang 2006)
3.2-Các Chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm ở An Giang
Nông nghiệp An Giang phát triển mạnh mẽ trong ngay từ những năm đầu đổi
mới sau Đại hội VI của Đảng (1986). Tích cực đẩy mạnh chương trình lương thực, An
Giang tạo bước đột phá với mở diện khai hoang tăng vụ vùng Tứ giác Long Xuyên (1)
năm 1988, nhờ vậy, đến năm 1993, diện tích gieo trồng tòan tỉnh tăng được 74.891 ha.
Sau đó, Tỉnh tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng chất
lượng sản phẩm; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi để tăng hiệu quả sản xuất.
Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, Tỉnh An giang đã thực hiện nhiều chương
trình trọng điểm kể từ năm 1988 đến nay.
3.2.1- Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp
Sau ngày giải phóng hòan toàn miền Nam, cũng như các tỉnh khác ở miền Nam,
An Giang đã đẩy mạnh tập thể hóa ruộng đất, tổ chức thành các tập đoàn sản xuất, liên
tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp. Đến năm 1985, An Giang công bố hoàn
1 Tứ giác Long Xuyên là vùng đất ở giữa Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch giá có diện tích 504.300 ha,
trong đó, phần thuộc Tỉnh An Giang chiếm 47,73%, phần thuộc Kiên Giang chiếm 52,27%.
Formatted Table
Formatted Table
Deleted: Phần
Deleted: .
18
thành cơ bản công tác cải tạo nông nghiệp với 93% diện tích canh tác, 86% hộ nông
dân vào các hình thức làm ăn tập thể. Tuy nhiên tình hình sản xuất sa sút vì nông dân
không có động lực sản xuất, làm ăn tập thể không có hiệu quả. Năm 1986, sản lượng
lương thực giảm so với năm 1985 và có trên 10.000 ha bị bỏ hoang hóa.
Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về đổi mới quản lý kinh tế
trong nông nghiệp, tỉnh An Giang đã mạnh dạn giải thể các tập đoàn sản xuất, giao đất
về cho từng hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài; đồng thời giải thể các tập đoàn
máy để giao trả máy cày xới về cho chủ cũ. Trong 3 năm (1988-1990), Tỉnh An Giang
tập trung giải quyết ổn thỏa trên 30.000 đơn khiếu nại tranh chấp chủ cũ, chủ mới. Đến
cuối năm 1993, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất đạt 69% diện tích đất
nông nghiệp, đến năm 1998, đạt 94% diện tích nông nghiệp cho 92% số hộ nông dân
trong tỉnh. Để giúp dân có đủ vốn sản xuất, năm 1989, tỉnh đã thí điểm cho nông dân
vay vốn sản xuất từ Ngân hàng phát triển nông nghiệp, lấy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất làm thế chấp. Nhờ đó, sản xuất nông nhiệp An giang tạo được bước khởi sắc
mạnh mẽ từ đầu thời kỳ “Đổi mới”, tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển vững mạnh
cho đến nay.
3.2.2- Chương trình thủy lợi
Từ năm 1988 đến 1992, Tỉnh đã đầu tư vào vùng Tứ giác Long Xuyên trên 86 tỉ
đồng để đào đắp 37 triệu m3 đất, trong đó, thi công cơ giới 73% khối lượng. Cơ cấu
nguồn vốn đầu tư thuỷ lợi gồm ngân sách trung ương 16,3%, ngân sách tỉnh 38,4%,
nông dân đóng góp 45,3%. Ngoài ra, nông dân còn đầu tư cải tạo đất và vật tư cho sản
xuất trên 180 tỉ đồng. Cả vùng như một công trường lớn, hoạt động rộn rịp suốt ngày
đêm. Tính chung toàn tỉnh, tổng đầu tư cho thủy lợi giai đoạn nầy là trên 145 tỉ đồng để
đào đắp 18 công trình kinh cấp I, 375 công trình kênh cấp II, 14.378 công trình kênh
cấp III và nội đồng, 39 cống, 17 trạm bơm và 3 hồ chứa nước.
Từ năm 1993-1998, Trung ương và tỉnh An Giang tiếp tục đầu tư vào vùng Tứ
giác Long Xuyên nhiều công trình thủy lợi quan trọng, vừa c._.ó tác dụng dẫn nước, vừa
có tác dụng tiêu úng, thóat lũ như kênh T4, T5, T6, nạo vét kênh Vĩnh Tế, Tám Ngàn,
Trà Sư…
Deleted: .
19
Từ năm 1999 đến nay, An giang tiếp tục phát triển hệ thống thuỷ lợi, giao thông
nông thôn kết hợp vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Toàn tỉnh đã xây dựng các tiểu vùng kiểm soát lũ triệt để với tổng diện tích 90.000 ha
để sản xuất theo chủ trương “3 năm 8 vụ” (2). Nhờ đó, cơ cấu cây trồng chuyển đổi khá
tốt; diện tích gieo trồng lúa, màu đều tăng, thu nhập và đời sống của nông dân được
cải thiện khá; tạo ra mức tăng trưởng ổn định trong nông nghiệp trong nhiều năm qua.
3.2.3- Chương trình khuyến nông
Chương trình Khuyến nông An giang được hình thành đầu tiên trong cả nước từ
năm 1988 nhằm phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp đến từng hộ nông
dân; nhằm giúp họ sản xuất có hiệu quả, tham gia chuyển dịch cơ cấu trong nông
nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Nội dung hoạt động khuyến nông
chủ yếu là: tập huấn ngắn hạn, tham quan, hội thảo, xây dựng mô hình điểm…Từ năm
1988, An Giang tổ chức Đại hội đại biểu nông dân sản xuất giỏi hàng năm nhằm biểu
dương, nhân điển hình các nông dân có thành tích nổi bật trong sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 1995, Trung tâm Khuyến nông An giang được thành lập để tiếp tục phát triển
sâu rộng công tác khuyến nông với nhiều nội dung phong phú hơn. Đội ngũ cán bộ
khuyến nông đã được tổ chức đến tận cấp xã từ năm 1991, mỗi xã có từ 2-3 cán bộ
khuyến nông có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Ngoài ra, các đơn vị trực
thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y cũng thực
hiện công tác khuyến nông theo từng nội dung chuyên đề của ngành.
Một số chương trình khuyến nông đã thực hiện có hiệu quả cao trong thời gian
qua ở An Giang:
- Chương trình chuyển đổi cơ cấu giống lúa cao sản, kháng sâu bệnh,
-Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM-Integrated Pest management) và
Chương trình 40 ngày không phun thuốc có sự tham gia của nông dân (FPR-Farmers’
participitory research),
- Chương trình Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo,
2 sản xuất 3 vụ trong 2 năm, năm thứ 3 bỏ vụ 3 và xả nước vào để cải tạo đồng ruộng. Chủ trương nầy được
UBND tỉnh An Giang đề ra tại Chỉ thị số 14/2006/CT-UBND ngày 9/8/2006 Tăng cường các biện pháp cấp bách
phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
Deleted: .
20
- Chương trình sinh sản nhân tạo cá ba sa, cá tra;
- Chương trình huấn luyện kỹ năng chọn tạo giống lúa;
- Chương trình “Ba giảm ba tăng”
……………………………………………………..
3.3- Chương trình “Ba giảm ba tăng” ở An Giang
Chương trình “Ba giảm ba tăng” được Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn phát động vào năm 2002 nhằm giảm bớt tình trạng sử dụng quá
nhiều giống, phân vô cơ và thuốc hóa học trừ sâu bệnh. Sử dụng quá nhiều giống (sạ
dày) dẫn đến phải sử dụng nhiều phân bón vô cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây
trồng. Mà sử dụng nhiều phân vô cơ, nhất là phân đạm làm phát sinh nhiều sâu bệnh
khiến cho quả là nông dân phải sử dụng nhiều thuốc hóa học trừ sâu bệnh. Hậu quả là
dịch hại càng dễ bùng phát do lượng thiên địch (côn trùng có ích) bị giết chết hàng lọat,
làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, không còn đối tượng khống chế côn trùng
có hại như sâu, rầy. Ngòai ra dùng quá nhiều hóa chất vô cơ còn làm cho đất bị thóai
hóa, môi trường ô nhiễm, không bảo đảm được yêu cầu phát triển bền vững. Chương
trình “Ba giảm ba tăng” là một dạng tổng hợp và đơn giản hóa phương pháp IPM và
“40 ngày không phun thuốc” có sự tham gia của nông dân do FAO và IRRI lần lượt
đưa vào Việt Nam vào năm 1992-1993.
Các nội dung của “Ba giảm” là: giảm giống, giảm phân vô cơ và giảm thuốc
hóa học.
- Giảm lượng giống. Nông dân ở An Giang có thói quen sạ dày để đạt năng suất
cao nhờ có nhiều bông trên đơn vị diện tích. Lượng giống nông dân sử dụng trung bình
từ 200-300 kg/ha được khuyến cáo giảm xuống còn từ 80 đến 100 kg/ha bằng cách
dùng công cụ gieo hàng, máy cấy hoặc sạ thưa. Để đạt yêu cầu số chồi hữu hiệu trên
đơn vị diện tích trong điều kiện sạ thưa, nông dân phải trang mặt ruộng cho bằng
phẳng, làm đường rãnh tháo nước thông thóang, trừ ốc bưu vàng và trừ cỏ kỹ lưỡng
bằng thuốc tiền nẩy mầm hoặc hậu nẩy mầm để tránh tình trạng cỏ dại cạnh tranh lấn át
cây lúa còn thưa thớt ở giai đoạn đầu.
Formatted: Font: (Default) Arial,
Bold
Formatted: Normal, Space After: 6
pt
Formatted: Indent: First line: 36 pt,
No bullets or numbering, Tabs: Not
at 18 pt
Deleted: .
21
- Giảm phân vô cơ. Nông dân thường có thói quen bón nhiều phân vô cơ, nhất là
phân đạm do sạ dày, làm cho ruộng lúa thừa đạm, lúa dễ bị sâu bệnh và đỗ ngã, giảm
năng suất. Khi sạ thưa, lượng phân bón cung cấp cũng giảm. Cách bón phân cũng tập
trung vào các giai đoạn: đẻ nhánh, đón đòng và cân đối giữa đạm- lân- kali, nhưng có
dùng bảng so màu lá lúa để biết triệu chứng thừa, thiếu phân mà điều chỉnh chế độ bón
phân cho phù hợp. Nguyên tắc bón phân và chăm sóc lúa cũng giống như của phương
pháp IPM là làm cho cây lúa khỏe để chúng có đủ sức đề kháng các lọai sâu bệnh và
cho năng suất cao. Việc giảm phân bón chủ yếu là phân vô cơ; còn các lọai phân hữu
cơ, chế phẩm vi sinh qua kiểm nghiệm được khuyến khích sử dụng để cung cấp các
nguyên tố trung lượng, vi lượng cho cây trồng, nhất là cải tạo cơ cấu đất, giúp cải thiện
độ phì của đất.
- Giảm thuốc trừ sâu bệnh. Do mật số thưa, bón phân cân đối vừa đủ nên ruộng
lúa ít sâu bệnh. Vì vậy, cần theo dõi quan sát tình hình sâu bệnh hàng ngày trên đồng
ruộng. Hạn chế dùng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học, nhất là thuốc trừ sâu ở
giai đoạn đầu để bảo vệ thiên dịch, là các loại côn trùng có ích trên đồng ruộng. Khi
dùng thuốc phải theo nguyên tắc “Bốn đúng” là đúng chủng loại, đúng liều lượng,
đúng cách, đúng thời gian. Để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng, các thuốc trừ sâu
bệnh có nguồn gốc vi sinh, hữu cơ được khuyến khích sử dụng thay cho thuốc có
nguồn gốc hóa học .
“Ba tăng” là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận; là cách nói để chỉ
hiệu quả của “ba giảm”. Do dùng giống, phân, thuốc đúng liều lượng, ruộng lúa sẽ đạt
năng suất cao, chất lượng tốt và dĩ nhiên là tăng lợi nhuận do giảm chi phí sản xuất.
Ngoài mang lại lợi ích cho nông dân, “Ba giảm ba tăng” còn giúp giảm được
nạn ô nhiễm môi trường, bảo vệ độ phì của đất và sức khỏe con người. Hiện nay, việc
đẩy mạnh áp dụng “Ba giảm ba tăng” là rất cấp thiết để hạn chế sự phát triển của dịch
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa vì virus lan truyền qua rầy nâu, mà hiện nay chưa có
giống nào có khả năng kháng rầy cao.
22
Hình 3.2 Áp dụng “Ba giảm ba tăng” Tỉnh An Giang
: >80% DT
: > 60 – < 80% DT
: > 40 – 60% DT
: > 20 – 40% DT
: > 0 – 20% DT
BẢN ĐỒ
ÁP DỤNG BA GIẢM BA TĂNG
TỈNH AN GIANG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005-2006
TỈNH Đ
ỒNG TH
ÁP
GIANG
TỈNH
KIÊN
THÀ
NH P
HỐ
CẦN
THƠ
CA
M
PU
C
H
IA AN
PHÚ
9.247 TÂN CHÂU
7.776
PHÚ TÂN
17.925
CHÂU PHÚ
24.661
CHÂU ĐỐC
3.669
TỊNH BIÊN
8.573
CHÂU THÀNH
26.384
THOẠI SƠN
28.052
LONG XUYÊN
4.915
CHỢMỚI
12.726
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
CHÚ THÍCH
TRI TÔN
9008
Tổng diện tích áp dụng “Ba giảm ba tăng” là 152.936 ha, bằng 66,2 % diện tích lúa
ĐX 2005-2006
(Nguồn: Báo cáo Sơ kết “Ba giảm ba tăng” năm 2006 của Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang)
Để triển khai Chương trình “Ba giảm ba tăng”, trước tiên là phải tổ chức các lớp
tập huấn cho nông dân, tổ chức các điểm trình diễn, phát tài liệu bướm và vận động
nông dân trên địa bàn tham gia ứng dụng vào ruộng lúa của mình. Tập huấn “Ba giảm
ba tăng” được thực hiện theo phương pháp thực hành tại đồng ruộng trong suốt vụ với
3 buổi hội thảo đầu vụ, giữa vụ, cuối vụ; hàng tuần giảng viên đến thăm và hướng dẫn
thực hành trên ruộng mẫu. Vào cuối vụ, lớp tổ chức gặt mẫu 5 m2 để so sánh năng suất,
chi phí, lợi nhuận giữa ruộng canh tác theo kỹ thuật “Ba giảm ba tăng” và ruộng đối
chứng được canh tác theo tập quán nông dân; kết quả được trình bày trong buổi hội
thảo cuối vụ để nông dân thấy rõ hiệu quả của kỹ thuật mới. Lực lượng giảng viên chủ
yếu là cán bộ trạm bảo vệ thực vật huyện, khi cần thiết thì tăng cường cán bộ của Chi
cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
Trong 5 năm 2002-2006, Sở Nông nghiệp&PTNT An Giang đã giao cho Chi
cục Bảo vệ thực vật tổ chức 939 lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” cho trên 18.700 nông
dân với kinh phí 1.979 triệu đồng. So với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông
Formatted: Font: (Default) Arial,
Bold
Deleted:
Deleted: :
23
Cửu long, Chương trình “Ba giảm ba tăng” của An Giang phát triển mạnh mẽ hơn là
nhờ Sở Nông nghiệp&PTNT có sáng kiến đề ra công thức phân chia kinh phí 1:1:1, tức
là Sở mở 1 lớp thì vận động cấp huyện mở 1 lớp và doanh nghiệp có kinh doanh lương
thực trên địa bàn mở 1 lớp. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang
năm 2006, giá thành sản xuất 1 kg lúa của ruộng áp dụng “Ba giảm ba tăng” giảm bình
quân 12%, trong khi năng suất tăng bình quân 4,5% so với ruộng đối chứng làm theo
tập quán cũ của nông dân. Do hiệu quả kinh tế cao nên Chương trình đã được nông dân
hưởng ứng mạnh mẽ, diện tích áp dụng ngày càng tăng; đến năm 2006, vụ Đông Xuân
có 152.636 ha áp dụng “Ba giảm ba tăng”, chiếm 66,2% diện tích gieo trồng lúa trong
tỉnh (Hình 3.2), tính chung cả năm đạt được 69,4% . Nhờ phát triển mạnh Chương trình
“Ba giảm ba tăng”, Tỉnh An Giang đã hạn chế khá tốt dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn và
lùn xoắn lá lúa bùng phát mạnh mẽ vào năm 2006 ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bảo
vệ tốt sản lượng và năng suất lúa. Kế họach của Sở Nông nghiệp&PTNT An Giang là
sẽ tiếp tục đẩy mạnh tập huấn “Ba giảm ba tăng” cho nông dân để đạt mục tiêu 94%
diện tích trồng lúa cao sản ở An Giang áp dụng “Ba giảm ba tăng” vào năm 2010.
Bảng 3.2 Số lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” từ 2002-2006
STT Huyện, thị xã, thành phố 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng
1 Long Xuyên 4 7 10 11 13 45
2 Thoại Sơn 2 9 22 28 30 91
3 Tri Tôn 2 7 9 23 8 49
4 Tịnh Biên 3 5 14 17 26 65
5 Châu đốc 5 2 10 10 13 40
6 Châu Phú 5 8 23 33 28 97
7 Châu thành 6 13 32 30 47 128
8 Chợ Mới 8 11 21 64 28 132
9 Phú Tân 7 21 40 46 38 152
10 Tân Châu 4 5 12 25 24 70
11 An Phú 4 5 12 25 24 70
Cộng 50 93 205 312 279 939
Tổng số lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng đã thực hiện trong Tỉnh An Giang từ năm 2002-2006 là 939 lớp.
(Nguồn: Báo cáo sơ kết chương trình “Ba giảm ba tăng” 2002-2006, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang)
24
3.4-Kết luận chương
Nông nghiệp An Giang phát triển mạnh mẽ từ những năm đầu “Đổi mới” và đã
đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương.
Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, Tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều
chương trình phát triển nông nghiệp quan trọng đồng bộ như là: Đổi mới quản lý kinh
tế trong nông nghiệp, thuỷ lợi và các chương trình khuyến nông.
Chương trình “Ba giảm ba tăng” là một trong số các chương trình khuyến nông
do Cục Bảo vệ thực vật-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động từ năm
2002, là sự tổng hợp và đơn giản hóa của phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) và “40 ngày không phun thuốc”, được Tỉnh An Giang triển khai rộng rãi và đã
mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân, được hưởng ứng mạnh mẽ. Phương pháp
thực hiện Chương trình “ Ba giảm ba tăng” là tổ chức các lớp tập huấn kết hợp ruộng
trình diễn để nông dân học tập và thực hành tại chỗ; làm mô hình điểm để nhân rộng
trên từng địa bàn trong tỉnh. Quá trình triển khai thực hiện Chương trình “Ba giảm ba
tăng” của Tỉnh An Giang từ năm 2002 đến nay đạt kết quả khả quan với diện tích áp
dụng đạt 69,4% vào năm 2006, hạn chế được thiệt hại do dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn
xoắn lá lúa gây ra. Phát huy thành quả đạt được, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục
đẩy mạnh chương trình để đạt mục tiêu 94% diện tích lúa áp dụng kỹ thuật “Ba giảm
ba tăng” vào năm 2010.
Deleted: Hình 3.2 Diện tích áp
dụng “Ba giảm ba tăng”¶
vụ Đông Xuân 2005-
2006 Tỉnh An Giang¶
: >80% DT
: > 60 – < 80% DT
: > 40 – 60% DT
: > 20 – 40% DT
: > 0 – 20% DT
BẢN ĐỒ
ÁP DỤNG BA GIẢM BA TĂN
TỈNH AN GIANG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005-2006
TỈNH
CA
M
CHÚ THÍCH
TRI TÔ
9008
¶
Tổng diện tích áp dụng “Ba giảm ba
tăng” là 152.936 ha,
bằng 66,2 % diện tích lúa ĐX 2005-
2006¶
(Nguồn: Báo cáo Sơ kết “Ba giảm ba
tăng” năm 2006 của Chi cục Bảo vệ thực
vật An Giang)¶
25
Chương 4
SỰ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG
TẬP HUẤN “BA GIẢM BA TĂNG” Ở AN GIANG
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu gồm các nội dung: đặc điểm mẫu điều
tra, phân tích thống kê thang đo hài lòng và thang đo chất lượng dịch vụ, phân tích
phương sai để xem xét sự khác biệt về hài lòng theo các yếu tố nhân khẩu học của học
viên, phân tích hồi qui quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng;
từ đó đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba
giảm ba tăng”.
4.1- Đặc điểm mẫu điều tra
Số mẫu điều tra trên tòan thể 11 huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh An Giang
là 235, đạt yêu cầu phân tích thống kê. Đặc điểm của mẫu về về độ tuổi, giới tính,
ruộng đất hộ gia đình, trình độ học vấn của học viên được trình bày theo thứ tự như
dưới đây.
4.1.1- Độ tuổi
Tuổi từ 18-30 chiếm 14%, từ 31-40 chiếm 22,1%, từ 41-50 chiếm 31,5%, tuổi
61 trở lên là 10.2% (Bảng 4.1). Như vậy, độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 31-40 và 41-
50. Tổng cộng hai độ tuổi nầy chiếm đến 53,6% tổng số mẫu điều tra.
Bảng 4.1 Thống kê độ tuổi học viên
Độ tuổi
Tần số
(frequency) Phần trăm
Phần trăm tích lũy
(Cumulative Percent)
18-30 33 14,0 14,0
31-40 52 22,1 36,2
41-50 74 31,5 67,7
51-60 52 22,1 89,8
61 trở lên 24 10,2 100,0
Tổng cộng 235 100,0
Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 31-40 và 41-50. Tổng cộng hai độ tuổi
nầy chiếm đến 53,6% tổng số mẫu điều tra.
Deleted: ¶
Deleted: nhóm
26
4.1.2 Giới tính
Nam chiếm đa số (99.1%), chỉ có 2 trong số 235 mẫu là nữ, do tập quán chủ hộ
là đàn ông. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cho thấy học viên nữ cũng rất năng động trong việc
học tập, tiếp thu chuyển giao kỹ thuật mới trong nông nghiệp.
4.1.3 Ruộng đất
Không kể 24 phiếu không trả lời thì số người trả lời phỏng vấn có ruộng dưới 1
ha là 22, 7%, từ 1 dưới 2 ha chiếm đa số với tỉ lệ 35,1%, từ 2 đến dưới 3 ha là 22,7%,
số người có từ 3 ha trở lên chỉ có 19,4% (Bảng 4.2). Điều nầy phản ánh qui mô sản
xuất nhỏ lẻ trong nông nghiệp, qúa trình phát triển trang trại ở Tỉnh An Giang hãy còn
chậm.
Bảng 4.2 Ruộng đất của học viên
Ruộng đất Tần số Phần Phần trăm Phần trăm tích lũy
dưới 1 ha 48 20,4 22,7 22,7
Từ 1 đến 1.9 ha 74 31,5 35,1 57,8
Từ 2 đến 2.9 ha 48 20,4 22,7 80,6
Từ 3 ha trở lên 41 17,4 19,4 100,0
Có số
liệu
Tổng 211 89,8 100,0
Số liệu thiếu 24 10,2
Tổng cộng 235 100,0
Số người có trên 3 ha chỉ chiếm tỉ lệ 19,4% , phản ánh qui mô sản xuất nhỏ lẻ trong nông nghiệp
4.1.4 Trình độ học vấn
Tất cả nông dân tham dự phỏng vấn đều biết chữ. Số người có trình độ cấp 1
(từ lớp 1 đến lớp 5) chiếm 34,2%, có trình độ cấp 2 (từ lớp 6 đến lớp 9) chiếm 49,8%,
có trình độ cấp 3 (từ lớp 9 đến lớp 12) chiếm 13,7%, tốt nghiệp trung cấp chuyên
nghiệp chỉ có 0,9% và tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ có 1,3%. Số người tốt nghiệp
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chủ yếu là ở lĩnh vực sư phạm. Nhờ có kiến
thức cơ bản, họ tiếp thu nhanh và áp dụng các kỹ thuật mới rất có hiệu quả, thường
Formatted Table
27
được nông dân tín nhiệm đề cử giữ các vị trí chủ chốt của các tổ hợp tác, câu lạc bộ
nông dân.
Tóm lại, đa số người được phỏng vấn có trình độ cấp 1 và cấp 2 ; số người có
học trung cấp chuyên nghiệp và đại học chiếm tỉ lệ rất thấp (Bảng 4.3).
Bảng 4.3 Trình độ học vấn
Học vấn Tần số Phần trăm (%)
Phần trăm
có giá trị Phần trăm tích lũy
cấp 1 80 34,0 34,2 34,2
cấp 2 117 49,8 50,0 84,2
cấp 3 32 13,6 13,7 97,9
trung cấp 2 0,9 0,9 98,7
đại học 3 1,3 1,3 100,0
Có số
liệu
Tổng 234 99,6 100,0
Số liệu thiếu 1 0,4
Tổng cộng 235 100.0
Đa số người được phỏng vấn có trình độ cấp 1 và cấp 2 ; số người có học trung cấp
chuyên nghiệp và đại học chiếm tỉ lệ rất thấp.
4.2- Phân tích thống kê các thang đo
Thang đo sự hài lòng và Thang đo chất lượng dịch vụ được đưa vào phân tích
thống kê. Mỗi thang đo sẽ được trình bày các số thống kê mô tả, sau đó, kiểm định
bằng cách đánh giá độ tin cậy với hệ số Cronbach Alpha(3) và phân tích nhân tố.
4.2.1- Thang đo sự hài lòng
Thang đo hài lòng là thang đo đơn hướng được xây dựng để đánh giá sự hài
lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Thang đo nầy sẽ được
kiểm tra độ tin cậy bằng Hệ số Cronbach Alpha và kiểm tra tính đơn hướng qua phân
tích nhân tố.
3 Cronbach Alpha= N/ρ[ 1+ ρ(N-1)] trong đó, ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi, N là số mục
hỏi.
Formatted: Space Before: 6 pt,
After: 6 pt, Line spacing: 1.5 lines
Formatted Table
Deleted: ¶
¶
¶
28
4.2.1.1- Thống kê mô tả
Thang đo sự hài lòng (Satisfaction) gồm có 3 biến là SAT 1, SAT 2 và SAT 3.
Các số thống kê mô tả gồm giá trị tối thiểu, giá trị tối đa, giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn và hệ số biến thiên (Bảng 4.4).
Các biến của thang đo sự hài lòng có giá trị thấp nhất là 3, cao nhất là 5, giá trị
trung bình từng biến từ 4,242 đến 4,511; hệ số biến thiên từ 12,40% đến 14,55%
(Bảng 4.4). Như vậy, các biến nầy được đánh giá ở mức cao và khá tập trung.
Bảng 4.4 Thống kê mô tả sự hài lòng
Biên Diễn giải N Tối thiểu
Tối
đa
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Hệ số
biến
thiên
SAT1
Tin tưởng rằng mình chỉ
dẫn được cho nông dân
khác áp dụng “3G3T”
235 3,00 5,00 4,243 0.617 14,55%
SAT2 Mức độ hài lòng với chất lượng lớp tập huấn 235 3,00 5,00 4,498 0,558 12,40%
SAT3
Mức độ hài lòng với
hiệu quả của phương
pháp “3 giảm 3 tăng”
235 3,00 5,00 4,511 0,623 13,80%
Trung bình hài lòng 4,417
Biến SAT 1 có giá trị trung bình thấp (SAT = 4,242) do trình độ tiếp thu và
truyền đạt lại của nông dân còn hạn chế nhưng biến SAT 2 và SAT 3 có giá trị cao hơn
(SAT 2 = 4, 498, SAT 3 = 4,511) cho thấy họ cũng rất hài lòng với chất lượng tập
huấn và hiệu quả của phương pháp “Ba giảm ba tăng”, nhất là trong tình hình giá cả vật
tư tăng cao như hiện nay. Trung bình chung của các biến thể hiện sự hài lòng là 4,417,
ở mức khá cao.
4.2.1.2-Độ tin cậy
Để đánh giá độ tin cậy của Thang đo hài lòng, hệ số Cronbach Alpha được
dùng. Kết quả tính tóan Hệ số Cronbach Alpha được trình bày ở Bảng 4.5.
Deleted: ¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
¶
29
Thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,60 trở lên là có thể sử dụng được trong
trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc là mới đối với người trả lời trong
bối cảnh nghiên cứu (Nannally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hòang
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Do đó, với hệ số Cronbach Alpha tính tóan
được là 0,631, độ tin cậy của thang đo là chấp nhận được. Nếu bỏ bất kỳ một biến nào
thì hệ số Cronbach Alpha đều có giá trị nhỏ hơn nên ba biến đều được giữ lại để đưa
vào phân tích nhân tố.
Bảng 4.5 Hệ số Cronbach Alpha của sự hài lòng
Biến Diễn giải
Trung bình
thang đo
nếu bỏ biến
Phương
sai thang
đo nếu
bỏ biến
Hộ số
tương
quan biến
tổng
Alpha
nếu bỏ
biến
SAT 1
Tin tưởng rằng mình chỉ
dẫn được cho nông
khác áp dụng “3G3T”
9,0085 0,940 0,453 0,514
SAT 2 Mức độ hài lòng với chất lượng lớp tập huấn 8,7532 1,058 0,431 0,547
SAT 3
Mức độ hài lòng với
hiệu quả của phương
pháp “3 giảm 3 tăng”
8,7404 0,945 0,439 0,536
Alpha = 0,631
4.2.1.3-Phân tích nhân tố
Thang đo Hài lòng được kiểm tra tính đơn hướng bằng phân tích nhân tố. Một
thang đo là đơn hướng (đơn khía cạnh) thì sẽ có một nhân tố trội ẩn dưới tất cả các biến
(mục hỏi) và tất cả các mục hỏi sẽ tải mạnh lên nhân tố đó (Hòang Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Kỹ thuật phân tích nhân tố bắt đầu từ việc xây dựng ma trận tương quan giữa
các biến đưa vào phân tích. Phân tích nhân tố thích hợp khi hệ số KMO (Kaiser-Mayer-
Olkin) có giá trị từ 0,5 đến 1, đồng thời sử dụng kiểm định Barlett’s test of sphericity
để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan nhau trong tổng thể, hay
nói các khác, ma trận tương qua là ma trận đơn vị trong đó, các giá trị nằm trên đường
chéo đều bằng 1, còn các giá trị nằm ngòai đường chéo đều bằng 0. Để có thể áp dụng
Formatted Table
Deleted: (Scale Mean if Item
Deleted)
Deleted: (Cronbach’s Alpha if Item
Deleted)
Deleted: (Scale Variance if Item
Deleted)
Deleted: (Corrected Item-Total
Correlation)
30
được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau, tức là bác bỏ giả thuyết H0
(Hòang Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Phương pháp phân tích nhân tố
được áp dụng trong đề tài nghiên cứu là Principal Component Analysis với phép xoay
Varimax; chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô
hình phân tích; các biến có hệ số tải nhân tố (factor loadings) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị lọai và
kết quả được chấp nhận khi tổng phương sai trích (cumulative) bằng hoặc lớn hơn
50%.
Thực hiện phân tích nhân tố thang đo hài lòng. Kiểm định Barlett's test of
sphericity có hệ số KMO= 0,650, mức ý nghĩa là 0,000 nên đủ điều kiện để phân tích
nhân tố. Qua phân tích nhân tố, ba biến nầy được sắp xếp thành một nhân tố với tổng
phương sai trính bằng 57,613%, eigenvalue là 1,728. Như vậy, thang đo hài lòng là đơn
hướng và nhân tố đại diện cho ba biến nầy vẫn được gọi là Sự Hài lòng (Phụ lục 2).
Tóm lại, kết quả tính tóan hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố cho thấy
Thang đo hài lòng được xây dựng đạt yêu cầu về độ tin cậy và tính đơn hướng nên sử
dụng được cho các phân tích tiếp theo.
4.2.2- Thang đo chất lượng dịch vụ
Thang đo chất lượng dịch vụ được xây dựng trên cơ sở áp dụng Thang đo
SERVPERF, là thang đo đa hướng với 5 thành phần có tổng cộng 22 biến. Do đó, việc
kiểm định thang đo sẽ được tiến hành bằng cách đánh giá độ tin cậy từng thành phần,
phân tích nhân tố để sắp xếp lại các thành phần là các nhân tố giải thích được các liên
hệ trong thang đo, sau đó, kiểm tra lại độ tin cậy của mỗi thành phần.
4.2.2.1- Thống kê mô tả
Thang đo chất lượng dịch vụ tập huấn “Ba giảm ba tăng” có 5 thành phần cơ
bản. Thành phần Phương tiện hữu hình (Tangibles) có 4 biến: TAN 1, TAN 2, TAN 3,
TAN 4. Thành phần Sự Tin cậy (Reliability) có 4 biến: REL 1, REL 2, REL 3, REL 4.
Thành phần Sự Đảm bảo (Assurance) có 6 biến: ASS 1, ASS 2, ASS 3, ASS 4, ASS 5,
ASS 6. Thành phần Sự Cảm thông (Empathy) có 4 biến: EMP 1, EMP 2, EMP 3,
EMP 4. Các biến được cho điểm theo chiều thuận với thang đo Likert từ 1 đến 5.
Thống kê mô tả các biến trong thang đo được trình bày ở Bảng 4.6.
Deleted: cumulative
Deleted: hài
Deleted: 4.2.1.5- Phân tích phương
sai¶
Để xem xét có sự khác biệt về hài lòng
theo các nhóm học viên, phương pháp
Phân tích phương sai một chiều (One-
way ANOVA) với mức ý nghĩa 5% sẽ
được tiến hành. Do cở mẫu khá lớn, chỉ
cần xem xét tính đồng nhất phương sai
các nhóm. Nếu điều kiện nầy được thỏa
thì tiến hành phân tích phương sai. Nếu
điều kiện phương sai của các nhóm đồng
nhất không đáp ứng được thì phải dùng
kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis
(cũng ở mức ý nghĩa 5%). Mức độ hài
lòng của mỗi quan sát được tính bằng
cách lấy trung bình các biến SAT 1, SAT
2 và SAT 3.¶
Khác biệt về hài lòng theo độ tuổi
học viên. ¶
Kiểm định Levene test trong phân
tích phương sai có sig= 0,048< 0,05,
tức là giả định phương sai của các nhóm
bằng nhau không đáp ứng được. Do đó,
kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis
được áp dụng . ¶
Trị số Chi bình phương của kiểm
định Kruskal-Wallis có sig=0,079 > 0,05.
Vậy chấp nhận giả thuyết H0-Không có
sự khác biệt về hài lòng theo độ tuổi của
học viên với mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 3).¶
Khác biệt về hài lòng theo diện
tích đất sản xuất của học viên¶
Kiểm định Levene test trong phân tích
phương sai có sig= 0,688>0,05, có thể
nói phương sai các nhóm không khác
nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích
phương sai một yếu tố được sử dụng . ¶
Trị số F trong phân tích phương sai có
sig= 0,233>0,05. Do đó, chấp nhận giả
thuyết H0- không có sự khác biệt về hài
lòng theo diện tích ruộng đất của chủ hộ
(Phụ lục 4).¶
Khác biệt về hài lòng theo địa
bàn huyện tổ chức lớp tập huấn¶
Kiểm định Levene test trong phân tích
phương sai có sig= 0,042< 0,05, tức là
giả định phương sai của các nhóm bằng
nhau không đáp ứng được. Do đó, kiểm
định phi tham số Kruskal-Wallis được áp
dụng . ¶
Trị số Chi bình phương của kiểm
định Kruskal-Wallis có sig=0,011 < 0,05.
Vậy bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa
5%-, tức là Có khác biệt về hài lòng của
học viên theo địa bàn huyện. ¶
Bảng xếp hạng cho thấy các huyện
An Phú, Châu Phú có mức độ hài lòng
của học viên thấp nhất (Phụ lục 5)¶
Khác biệt về hài lòng theo năm
tập huấn¶
Kiểm định Levene test trong phân tích
phương sai có sig= 0,102>0,05; có thể
nói phương sai các nhóm không khác
nhau có ý nghĩa. Như vậy, phân tích
phương sai một yếu tố được sử dụng . ¶
Trị số F trong phân tích phương sai có
sig= 0,179>0,05. Như vậy, chấp nhận giả
thuyết H0: không có sự khác biệt về hài
lòng theo năm tập huấn (Phụ lục 6)¶
Khác biệt về hài lòng theo trình ... [1]
31
Qua Bảng 4.6, học viên đánh giá hầu hết các chỉ tiêu chất lượng của các lớp tập
huấn “ Ba giảm ba tăng” từ rất thấp đến rất cao, tối thiểu từ 1 đến 3 và tối đa là 5; giá
trị trung bình các biến nầy khá cao, từ 4,2 đến 4,7; hệ số biến thiên của các biến từ
12,06% đến 19,18% . Điều nầy chứng tỏ tuy có một số ít cho điểm kém nhưng đa số
đánh giá cao các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ tập huấn “Ba giảm ba tăng”.
Trong cột trung bình, các biến có giá trị trung bình thấp hơn các biến khác là
TAN 1 (4,268), TAN 2 (4,383), RES 1 (4,362), RES 4 (4,366), EMP 1 (4,277), EMP 4
(4,204). Đánh giá nầy phù hợp với thực tế địa phương. Nơi học tập của các lớp “Ba
giảm ba tăng” thường phải mượn tạm nhà dân tại địa bàn (TAN 1), thiếu tiện nghi;
dụng cụ học tập còn thiếu thốn, chưa phong phú (TAN 3); cho nên ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng yêu cầu của học viên (RES 1). Lực lượng giảng viên là cán bộ kỹ thuật
của Trạm Bảo vệ thực huyện, mỗi trạm có 3 người, địa bàn rộng nên ít có thời gian
gặp gỡ để tiếp tục giúp đỡ học viên sau khóa học (RES 4). Đa số giảng viên là cán bộ
kỹ thuật nông nghiệp có trình độ trung cấp, đại học ngành trồng trọt, chỉ qua các lớp
tập huấn ngắn hạn về khuyến nông, chưa qua các khóa học sư phạm nên hiểu biết về
tâm lý học viên còn ít nhiều hạn chế (EMP 1, EMP 4).
Bảng 4.6 Bảng thống kê mô tả thang đo chất lượng dịch vụ
Biến Diễn giải N Tối thiểu
Tối
đa
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Hệ số
biến
thiên
(CV)
TAN1 Nơi học tập thuận tiện, thóang mát, dễ chịu 235 1,00 5,00 4,268 0,774 18,13%
TAN2 Dụng cụ học tập đầy đủ, thích hợp 235 2,00 500 4,383 0,709 16,17%
TAN3 Ruộng trình diễn,thực hành tổ chức chu đáo 235 2,00 5,00 4,545 0,661 14,55%
TAN4 Kết hợp trong ban tổ chức lớp tốt 235 2,00 5,00 4,494 0,656 14,60%
REL1 Ban tổ chức thực hiện đúng những gì đã hứa 235 1,00 5,00 4,430 0,709 16,00%
REL2 Sinh hoạt, học tập của lớp đúng giờ 235 3,00 5,00 4,447 0,661 14,85%
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt, Bold
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt, Bold
Formatted Table
Deleted:
32
REL3
GV lắng nghe và giải quyết
khó khăn của HV
235 1,00 5,00 4,613 0,640 13,87%
REL4 Thông tin cung cấp cho lớp chính xác 235 2,00 5,00 4,664 0,564 12,09%
RES1
Yêu cầu, đề nghị của học
viên được đáp ứng nhanh
chóng
235 1,00 5,00 4,362 0,740 16,97%
RES2 GV sẳn sàng đến thăm ruộng nông dân 235 1,00 5,00 4,477 0,759 16,94%
RES3 GV chịu khó giải đáp thấu đáo thắc mắc của HV 235 1,00 5,00 4,698 0,568 12,09%
RES4 GV quan tâm giúp đỡ HV sau khóa học 235 1,00 5,00 4,367 0,828 18,97%
ASS1 Kỹ thuật “3G3T” được chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ 235 3,00 5,00 4,660 0,518 11,11%
ASS2 GV có kinh nghiệm 235 3,00 5,00 4,520 0,550 12,16%
ASS3
Cách trình bày, hướng dẫn
của GV dễ hiểu
235
3,00
5,00
4,639
0,563
12,14%
ASS4 Thực hành đầy đủ, đi sâu vào thực tiễn 235 1,00 5,00 4,452 0,717 16,10%
ASS5 Trao đổi kinh nghiệm trong lớp sôi nổi, thỏai mái 235 3,00 5,00 4,669 0,563 12,06%
ASS6
Đối chiếu so sánh năng suất
của ruộng trình diễn vao cuối
vụ được thực hiện tốt
235 1,00 5,00 4,571 0,652 14,27%
EMP1
GV quan tâm đến sản xuất,
đời sống của HV 235 1,00 5,00 4,277 0,793 18,53%
EMP2
Nhóm GV gần gủi, thân mật
với HV 235 2,00 5,00 4,506 0,688 15,27%
EMP3
GV thông cảm khó khăn
trong học tập của HV 235 2,00 500 4,579 0,625 13,64%
EMP4
GV luôn nhận biết nhu cầu
của HV 235 1,00 5,00 4,204 0,806 19,18%
Thống kê mô tả giá trị tối thiểu, tối đa, trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên 22
biến của Thang đo chất lượng dịch vụ.
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
Formatted: Font: (Default) Arial, 11
pt
33
4.2.2.2- Độ tin cậy
Từng thành phần của Thang đo chất lượng dịch vụ tập huấn được tính tóan hệ số
Cronbach Alpha để kiểm tra bước đầu sự tương quan giữa các biến trong mỗi thành
phần. Những biến rác là biến làm giảm sự tương quan giữa các biến trong một thành
phần sẽ bị lọai ra trước k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1644.pdf