Tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp - Nhóm 12: ... Ebook Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp - Nhóm 12
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp - Nhóm 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiêp
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm qua, kể từ ngày nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà Nước chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, nó làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu thành một nước đang trên đà phát triển, hoà nhập vào xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Đóng góp vào sự tăng trưởng vượt bậc đó, hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế giữ một vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động đầu tư có thể nhận thấy tình hình, thực trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm qua, do vẫn còn mang nặng tư tưởng nhận thức của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trước đây, hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều vấn đề còn bất cập: quá chú trọng vào đầu tư phát triển theo chiều rộng, tập trung nhiều vào thị trường trong nước, chưa chú trọng vào đầu tư theo chiều sâu và hướng ra thị trường xuất khẩu. Đặc biệt cơ cấu đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp còn nhiều điểm bất hợp lý và mất cân đối. Trong mối tương quan giữa hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình thì hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình chưa được quan tâm đúng mức. Thực trạng đó đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Quan tâm đến vấn đề đó chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu đề tài: “Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp”. Với mong muốn làm rõ và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống tư duy lý luận về hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng. Việc nghiên cứu với mục đích tìm hiểu, làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình cũng như mối quan hệ, thực trạng, bài học kinh nghiệm và giải pháp cho vấn đề đó. Hi vọng với những gì chúng tôi trình bày sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn sâu hơn, tổng quát hơn về thực trạng đầu tư trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương I: Lý luận chung về hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp
Tài sản là một trong những điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể tồn tại và hoạt động được. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh hiện nay thì việc đầu tư vào tài sản doanh nghiệp là một điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nhưng việc đầu tư thế nào cho có hiệu quả cũng là một vấn đề đối với các doanh nghiệp nhất là đối với Nam hiện nay khi mà việc đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp chỉ mới được chú trọng từ những năm 90 lại nay. Để có thể đầu tư tốt thì yêu cầu đầu tiên đối với các doanh nghiệp là phải tìm hiểu được tác động của các loại tài sản tới sự phát triển doanh nghiệp. Và điều trước tiên là chúng ta phải hiều được tài sản trong doanh nghiệp là gì.
1. Tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp.
Việc tìm hiều tài sản của doanh nghiệp giúp cho ta thấy được điểm yếu và điểm mạnh trong doanh nghiệp, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn. Việc nhu cầu thị trường luôn thay đổi và yêu cầu ngày càng cao hơn thúc đẩy doanh nghiệp phải thay đổi chính mình, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường tức là yêu cầu các nhà nhà quản lý đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Nhưng đầu tư như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất, sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất là một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý. Vì vậy nên việc hiểu rõ tài sản doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết đối với các nhà quản lý để giúp các nhà quản lý sử dụng các nguồn lực hợp lý và hiệu quả khi đầu tư vào tài sản doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm và phân loại tài sản doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm tài sản doanh nghiệp.
Tài sản là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi và lợi nhuận có liên quan đến quyền sở hữu, bao gồm quyền sở hữu cá nhân, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng một số quyền lợi, lợi ích nhất định khi làm chủ tài sản đó (Theo uỷ bản thẩm định giá quốc tế IVSC).
Doanh nghiệp là một tổ chức được lập ra để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tài sản là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động đầu tư như sản xuất, mua bán và dịch vụ nhằm sinh lời.
Tài sản doanh nghiệp là toàn bộ tiềm lực kinh tế cùa đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà doanh nghiệp thu đưởc trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vi. Nói cách khác, tài sản của doanh nghiệp là tất cả những thứ hữu hình và vô hình gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị thỏa mãn điều kiện sau:
- Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị.
- Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp.
- Có giá phí xác định.
1.1.2. Phân loại tài sản doanh nghiệp.
Chúng ta có thể nhìn nhân tài sản của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau như: theo hình thái biểu hiên, theo khả năng di dời, theo đặc điểm luân chuyển… Vì thế có rất nhiều cách để phân loại tài sản trong doanh nghiệp tùy theo góc nhìn của người phân loại:
Theo hình thái thể hiện: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Theo tính chất sỡ hữu: tài sản cá nhân và tài sản tập thể.
Theo khả năng trao đổi: hàng hóa và phi hàng hóa.
Theo khả năng di dời: động sản và bất động sản.
Theo đặc điểm luân chuyển: tài sản cố định và tài sản lưu động.
Chúng ta phân tích tài sản doanh nghiệp dưới góc độ hình thái biểu hiện của chúng: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
1.2. Tài sản hữu hình.
Tài sản hữu hình là những tài sản mang thuộc tính vật chất, là một vật hữu hình có thể nhìn thấy hay sờ thấy được như đất đai, nhà cửa, máy móc, đồ đạc, dụng cụ, thiết bị và những tài sản trong xây dựng và phát triển. Tài sản hữu hình có thể phân loại theo tính chất luân chuyển của chúng: tài sản cố định hữu hình và tài sản lưu động hữu hình.
1.2.1. Đặc điểm tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.
Tài sản hữu hình thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp đồng thời có một ý nghĩa quan trọng, chủ đạo trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài những đặc điểm chung của tài sản, tài sản hữu hình trong doanh nghiệp còn có những đặc điểm sau:
- Có hình thái vật chất cụ thể, có thể cân đong, đo đếm được.
- Được dùng nhiều và thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp chế tạo ra các loại sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm đó.
- Được khấu hao thường xuyên vào sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản hữu hình được chuyển dần hoặc có thể chuyến hết vào giá trị sản phẩm hàng hoá và được trích vào quỹ khấu hao của doanh nghiệp hoặc chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định, mức giá trị này được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.
- Có 2 hình thức hao mòn: hao mòn vật lý (phụ thuộc vào mức độ sử dụng hoặc bị môi trường thiên nhiên phá huỷ) và hao mòn vô hình (do tiến độ của khoa học kĩ thuật, nên những tài sản hiện tại bị mất giá).
- Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản hữu hình có thể là một đại lượng cố định, có thể ước tính trước.
1.2.2. Phân loại tài sản hữu hình.
Trong công tác quản lý kinh tế và dựa vào tính chất luân chuyển của tài sản chúng ta chia tài sản hữu hình thành hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản lưu động hữu hình.
- Tài sản lưu động hữu hình là tài sản không nằm trong chu kỳ sử dụng lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật chất. Ví dụ: hàng trong kho, các loại nguyên vật liệu mua về tích trữ, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, đầu tư ngắn hạn...
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,… Tài sản cố định hữu hình có những thuộc tính sau: có hình thái vật chất cụ thể, có thể cân đong đo đếm được, xác định được giá trị. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó vào trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản được xác định một các đáng tin cậy. Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) hoặc có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên).
1.2.3. Vai trò của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.
Tài sản cố định hữu hình có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách nói của C.Mac: tài sản cố định hữu hình với tư cách là công cụ sản xuất là hệ thống “xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. Tài sản cố định hữu hình là “lực lượng vật chất” quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao động nào”.
Ngoài ra, tài sản cố định hữu hình với tư cách là kết cấu hạ tầng của sản xuất như đường xá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc… là điều kiện cần thiết đối với quá trình sản xuất. Phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất phải đi trước một bước so với đầu tư sản xuất trực tiếp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ (đặc biệt là hàng hoá) tài sản hữu hình quyết định chất lượng sản phẩm sản xuất ra, là nền tảng tạo nên các giá trị vô hình: uy tín, thương hiệu… do đó nó là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, hầu hết các tài sản được liệt kê là tài sản vô hình cũng đều hàm chứa những yếu tố hữu hình trong đó.
1.3. Tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ thông qua những đặc điểm kinh tế của chúng. Những tài sản này không có hình thái vật chất, tạo ra những quyền và ưu thê cho người sở hữu và mang lại lợi ích kinh tế cho người sỡ hữu tài sản đó. Tài sản vô hình có thể phân loại dựa theo nhiều tiêu thưc như: các quyền, các mối quan hệ, các nhóm tài sản vô hình, tài sản sỡ hữu trí tuệ.
1.3.1. Đặc điểm của tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Tài sản vô hình là những tài sản có giá trị lớn, thời gian hữu ích lâu dài. Có khái niệm biểu hiện rất đa dạng, nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chủng loại của tài sản vô hình càng phong phú. Tài sản vô hình có nhiều điểm chủ yếu sau:
- Tài sản vô hình có hình thái vật chất không rõ ràng. Có loại được thể hiện bằng hình thái cụ thể: nhãn hiệu, bằng sáng chế... Có những loại tài sản vô hình hoàn toàn vô hình như: uy tín, trên thị trường, mối quan hệ kinh doanh...
- Tài sản vô hình có tính mới: là một kỹ thuật mới, sáng chế mới, một sáng tác mới hoặc một tác phẩm mới không sao chép lại. Tính mới là nét đặc trưng của mặt hàng trí tuệ, buộc các tác giả mặt hàng trí tuệ mới phải động não nhiều làm ra và phải làm được trước những người khác.
- Giá trị tài sản vô hình rất khó xác định, việc xác định rất phức tạp. Có loại có thể định giá và mua bán được, ví dụ như: bản quyền, phát minh sáng chế, chi phí thành lập, vị trí kinh doanh… Giá trị của những tài sản cố định vô hình này được thể hiện bằng những khoản chi phí để mua tài sản đó thông qua các văn bản sỡ hữu được luật pháp thừa nhận. Bên cạnh đó có những loại tài sản không thể mua bán, được tạo ra bởi sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và công nhân toàn doanh nghiệp, ví dụ như: chữ tín trong kinh doanh.
- Tài sản vô hình tồn tại sự hao mòn vô hình của tài sản vô hình. Sự bùng nổ kỹ thuật, sự cạnh tranh quyết liệt trên thương trường, và những yếu tố khác đã dẫn đến sự mất giá nhanh chóng của một số tài sản vô hình nào đó.
- Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản vô hình thường là một đại lượng biến đổi, không cố định, có thể dài ngắn khác nhau nhưng không phải là vô hạn định. Sản phẩm trí tuệ, ngoài các tác phẩm văn chương hay nghệ thuật, các sản phẩm khác có tính thời gian vì khoa học kỹ thuật có tính biến chuyển rất nhanh.
1.3.2. Phân loại tài sản vô hình.
Tài sản vô hình có thể phân loại theo 2 cách: theo hình thức xuất hiện như cách phân loại ủy ban Thẩm định giá quốc tế và theo các nguồn lực phụ thuộc con người, các nguồn lực không phụ thuộc con người. Theo ủy ban Thẩm định giá quốc tế tài sản vô hình đc phân loại dựa trên: các quyền, các mối quan hệ, tài sản sỡ hữu trí tuệ hay các nhóm tài sản vô hình khác (thường được gọi là uy tín):
- Các quyền: mọi doanh nghiệp đều có quyền của mình, những quyền này có thề tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay không bằng văn bản. Giá trị của quyền phụ thuộc vào những lợi ích tài chính mà quyền đó mang lại cho doanh nghiệp.
- Mối quan hệ giữa các bên: Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lập mối quan hệ với các đơn vị, các chủ thể và các cá nhân bên ngoài khác. Mối quan hệ này có thể không thể hiện thành hợp đồng nhưng nó rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Các tài sản vô hình lập thành nhóm: là giá trị vô hình thặng dư còn lại sau khi tất cả tài sản vô hình có thể nhận biết được đã được đánh giá và trừ khỏi tổng tài sản vô hình, thường được gọi là uy tín. Đặc biệt là đối với những công ty đang làm ăn tốt và có lợi thế kinh doanh.
- Tài sản sở hữu trí tuệ: là những tài sản vô hình không nằm ở dạng vật chất nhưng chúng có giá trị vì chúng có khả năng sinh ra dòng lợi nhuận trong tương lai. Tài sản sỡ hữu trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình, nó thường được luật pháp bảo vệ khỏi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Ví dụ như: tên nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế,...
1.3.3. Vai trò tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị vô hình của các doanh nghiệp là một đại lượng có thật, có thể tính toán được và trong nhiều trường hợp nó có giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn rất nhiều giá trị hữu hình của doanh nghiệp. Theo số liệu của liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998 khoảng 50% - 90% giá trị do một công ty tạo ra là nhỏ vào việc quản trị các tài sản vô hình. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
Nhãn hiệu là một công cụ tuyệt vời để chiếm lĩnh các thị trường như vào sự phát triển của các phương tiện quảng cáo, đó là một công cụ duy nhất cho phép sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại. Ngoài ra, nhãn hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp đạt được các vị thế dẫn đầu trong ngành. Người tiêu dùng bị thu hút mạnh mẽ chỉ vì danh tiếng của nhãn hiệu. Do vậy khi doanh nghiệp có những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có thị phần tăng nhanh, tạo cho doanh nghiệp sự bền vững về vị trí cạnh tranh cũng như các nhãn hiệu khác xâm nhập vào thị trường mới, khả năng tiếp cận với nhiều thị trường và luôn đảm bảo sự an toàn trong kênh phân phối sản phẩm.
Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản kinh doanh thiết yếu, nó là một loại tài sản vô hình gắn liền với uy tín của cơ sở sản xuất kinh doanh có chức năng nhận dạng như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, các sáng chế, là một cách dùng lợi nhuận để thúc đẩy người phát minh đi vào sản xuất, phục vụ phúc lợi cộng đồng. Quyền sở hữu gắn liền với độc quyền khai thác thị trường và một sản phẩm hay dịch vụ nhất định.
2. Hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Họat động đầu tư là những hoạt động bỏ ra hay hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm đạt được các kết quả, thực hiện những mục đích nhất định trong tương lai. Thường thì mục đích của hoạt động đầu tư đựơc chia làm hai loại: mục đích kinh tế(nhằm thu lại lợi nhuận) và mục đích xã hội(nhằm cải tạo môi trường xã hội, môi trường tự nhiên hay cải tạo nâng cao chất lượng y tế, giáo dục…).
2.1. Khái niệm, vai trò, nội dung và phân loại hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
2.1.1. Khái niệm.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là một bộ phận của đầu tư phát triển, là hoạt động sử dụng vốn và các nguồn lực trong hiện tại nhằm duy trì hoạt động và tăng thêm tài sản của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong đơn vị.
Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho chủ đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Căn cứ vào tính chất tác động của hoạt động đầu tư đối với nền kinh tế, đầu tư có thể được phân thành: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là một bộ phận của đầu tư phát triển, hay còn gọi là đầu tư theo nghĩa hẹp, là một phương thức đầu tư trực tiếp nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội, là động lực chính cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
2.1.2. Vai trò.
Đầu tư trong doanh nghiệp quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua sự tác động của việc đầu tư vào tài sản doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đầu tư giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Đầu tư giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lập một vị trí vững chắc trên thị trường.
- Đầu tư phát triển tạo điều kiện để hạ giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống của thành viên trong đơn vị.
2.1.3. Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp quyết định sự tồn ra đời hay tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Để có thế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở hạ tầng nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cẩu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất vừa được tạo ra. Đối với các cơ sở đang tồn tại sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ sở vật chất kĩ thuật của các cơ sở bị hao mòn, hư hỏng. Để có thể duy trì và phát triển cần phải đầu tư sữa chữa, thay thế các cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đã bị hư hỏng, hao mòn hoặc để phù hợp với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học - kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội như: đầu tư vào nhà xưởng, đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư cho cở sở vật chất cần thiết khác…
Ngoài ra hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp còn phải đầu tư vào những tài sản phi vật chất(tài sản vô hình) như: vào các hoạt động nghiên cứu, triển khai về khoa học công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đầu tư vào phát triển thương hiêu như: maketing, quảng cáo… Sau đây là một số nội dung cơ bản khi đầu tư vào một doanh nghiệp mới thành lập:
- Đầu tư vào chi phí thành lập doanh nghiệp. Chi phí thành lập doanh nghiệp được coi là một loại tài sản vô hình cần được đầu tư ngay từ giai đoạn đầu và được tính khấu hao vào giá thành sản phẩm sau này. Đầu tư vào chi phí thành lập doanh nghiệp là phải chi tiền cho các chứng từ, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp chi cho việc thuê luật sư tư vấn trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp nếu như chủ đầu tư chưa am hiểu về các bước để thành lập một doanh nghiệp… Các khoản chi phí phải trả cho quá trình đi lại, xin chứng nhận chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chi phí cơ hội trong thời gian chờ đợi, chi phí tuyển nhân sự đầu tiên khi doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, chi phí phải bỏ ra để tổ chức các cuộc họp, đàm phán để đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho bãi, giao thông, các công trình cung cấp điện, nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu đầu tiên cho việc xây dựng một doanh nghiệp và là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường có lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Sản phẩm được làm ra được sử dụng trong một thời gian dài, tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp nên có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị: là đầu tư vào việc lựa chọn mua sắm các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị được coi là xương sống của một doanh nghiệp nên việc đầu tư vào nó phải được chọn lựa kĩ càng. Nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Đầu tư vào thương hiệu là đầu tư uy tín, sự biết đến rộng rãi về doanh nghiệp ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Để tạo dựng một thương hiệu mạnh là kết quả cuối cùng của mọi nỗ lực về đầu tư vào các khoản chi phí, đầu tư vào nhãn hiệu, đầu tư vào công nghệ kĩ thuật, vào kiểu dáng công nghiêp. Tất cả những cái đó kết hợp lại thành một thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
- Đầu tư vào nghiên cứu sáng chế, phát minh, các giải pháp hữu hiệu. Để tạo ra được một giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới mang tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải bỏ vốn ra để thuê các nhà nghiên cứu khoa học tìm ra một cách có hiệu quả nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể mua bằng sáng chế phát minh… Lượng vốn phải bỏ ra cho cho loại tài sản vô hình này là tương đối lớn và ngày càng quan trọng trong doanh nghiệp bởi nó quyết định nhiều đến quá trình sản xuất, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm và từ đó quyết định đến giá bán của sản phẩm. Một phát minh sáng chế mới thì làm tăng năng suất lao động, sản phẩm có tính mới trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng, “hớt phần ngọn của thị trường” thu được lợi nhuận cao và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư vào khoa học công nghệ là đầu tư nghiên cứu công nghệ mới hoặc đầu tư mua sắm công nghệ từ nước ngoài. Trong sản xuất kinh doanh bí quyết công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải bỏ ra một lượng vốn tương đối lớn để đầu tư nhằm tiếp cận, cập nhật những thông tin về thị trường công nghệ. Thêm vào đó cũng cần phải đầu tư vốn để tiếp cận được với những dịch vụ tư vấn có tính chất hỗ trợ trong việc xác định công nghệ thích hợp và hiệu quả giúp họ cải tiến sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh. Như vậy, công nghệ mới cho doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết giúp họ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Đầu tư vào nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng cần được đầu tư thường xuyên cả về số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp không chỉ đầu tư vốn để trả cho việc tuyển dụng công nhân viên mà còn phải đầu tư chi phí để đào tạo nâng cao tay nghê, trình độ quản lý. Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có sự đóng góp, điều hành của các nhân viên, người quản lý.
2.1.4. phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào hình thái vật chất của từng loại tài sản, trạng thái luân chuyển của các loại tài sản, tính chất của hoạt đầu tư trong doanh nghiệp chúng ta có thể phân loại đầu tư phát triển doanh nghiệp như sau: Đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình, đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào tài sản lưu động, đầu tư phát triển theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Chúng ta xem xét hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp theo hình thái vật chất của tài sản:
- Đầu tư vào tài sản hữu hình: là hoạt động đầu tư vào các loại tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thể cân đong đo đêm được như: cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, đầu tư vào hàng hóa… Có thể đầu tư xây mới, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc hoặc đầu tư sữa chữa, thay thế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị bị hao mòn hay hư hỏng. Chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định hữu hình.
- Đầu tư vào tài sản vô hình: là hoạt động đầu tư vào các loại tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, không có thuộc tính của vật chất nhưng có giá trị đối với doanh nghiệp như: nhãn mác hàng hóa, khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lưc…
2.2. Đầu tư vào tài sản hữu hình và tác động của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản hữu hình có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà như cầu thị trường luôn luôn thay đổi vể mẫu mã và chất lương. Mà tài sản hữu hình là công cụ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp nên đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên đầu tư vào nâng cấp, đổi mới tài sản hữu hình để có thể phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp:
Đầu tư vào tài sản hữu hình là sự hy sinh nguồn lực hiện tại để thu về kết quả lơn hơn trong tương lai, hoạt động đầu tư bao gồm:
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, văn phòng làm việc và nghỉ ngơi, hệ thống giao thông…). Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường là những hạng mục công trình lớn cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Cơ sở hạ tầng được xếp vào danh mục công trình xây dựng và hoàn thành sớm nhất trong dự án, là nhân tố đi đầu trong quá trình thực hiện dự án. Cơ sở hạ tầng là hạng mục công trình chiếm lượng vốn lớn trong tổng nguồn vốn, có thời gian sử dụng lâu dài nên quá trình thi công xây dựng cần được bảo đảm chất lượng tốt và đáp ứng mọi yêu cầu kĩ thuật.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị là một phần quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, luôn thu hút sự quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư. Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh thường được mua sắm, trao đổi hoặc nghiên cứu chế tạo. Với trình độ khoa học kĩ thuật của Việt Nam hiện nay thì máy móc thiết bị hầu hết là nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua lại từ các doanh nghiệp khác. Máy móc thiết bị trực tiếp quyết định đến chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, tức là trực tiếp quyết định đến sự thành công của dự án đầu tư. Còn đối với các doanh nghiệp vừa mới xây dựng và còn đang hoạt động. Mọi yếu tố cấu thành doanh nghiệp bao gồm mặt bằng, nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hệ thống xử lý chất thải… cần được bảo dưỡng và sửa chữa. Doanh nghiệp cần xác định chính xác số lượng lao động và thời gian ngừng sản xuất để sửa chữa theo từng đối tượng sửa chữa. Các phương pháp là phương pháp thông kê kinh nghiệm hoặc định mức thời gian sửa chữa chia thành 2 loại: công việc nguội và công việc máy.
Các công việc nguội phải thực hiện trực tiếp tại đối tượng cần sửa chữa như tháo lắp, gia công nguội… nên cần có điều kiện là đối tượng sửa chữa ngừng hoạt động công việc máy không thao tác tại đối tượng sửa chữa được xác định trên cơ sở thời gian cần thiết để thực hiện nguội, mức huy động lực lượng lao động sửa chữa hiện có và thời gian làm việc của bộ phận sửa chữa. Có thể xác định thời gian ngừng hoạt động để sửa chữa cho mỗi đối tượng theo công thức:
N‘ngừng’ =T‘nguội’ /(Cn*Ca*Gi*Hđm)
Trong đó :
N‘ngừng’: số ngày đối tượng ngừng hoạt động để sửa chữa
T‘nguội’: thời gian cần thiết để hoàn thành công việc nguội
L‘nguội’: số lao động cùng làm việc trong ca
Ca: số ca làm việc trong ngày
Gi: số giờ làm việc trong ca
Hđm : hệ số hoàn thành định mức thời gian
Máy móc thiết bị được coi như là xương sống của một dự án đầu tư phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lượng vốn bỏ ra để mua máy móc thiết bị rất lớn và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư của dự án. Mặt khác việc mua sắm máy móc thiết bị có rất nhiều vấn đề liên quan. Ví dụ như vấn đề đào tạo cán bộ kĩ thuật, sử dụng máy móc thành thạo, đồng thời phải có những cán bộ kĩ thuật xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra… Vì vậy quá trình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị không chỉ là việc mua sắm máy móc, trang thiết bị mà còn là hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực, đào tạo công nhân để sử dụng và vận hành tốt đạt hiệu quả cao trong quá trình tạo ra sản phẩm.
- Đầu tư vào phương tiện vận tải là việc đầu tư vào thuê, mua sắm các phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những hoạt động thi công công trình thì phương tiện vận tải cần sử dụng như: xe chuyên chở nguyên vật liệu, xe chuyên dụng, máy xúc đất… chủ yếu là đi thuê từ các doanh nghiệp cung cấp. Còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh như: phân phối sản phẩm từ xưởng sản xuất đến đại lý, phương tiện chuyên chở cán bộ công nhân viên… thường được chủ doanh nghiệp mua sắm trang bị. Đầu tư vào phương tiện vận tải thường chiếm tỷ trọng không lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải mua sắm đúng mức, hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao không gây lãng phí. Đồng thời cần phải có chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định, kiểm tra về mặt chất lượng cũng như vấn đề về giá để đề phòng thất thoát nguồn vốn của chủ đầu tư.
- Đầu tư vào phương tiện truyền dẫn là hoạt động đầu tư vào các hệ thống mạng tải điện, thông tin liên lạc phục vụ cho sản xuất. Hệ thống mạng điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh bao gồm hệ thống đường dây dẫn điện, biến thế, các hệ thống dẫn truyền, đóng ngắt điện, công tơ điện, máy phát điện và các bộ phận khác có liên quan. Hệ thống thông tin liên lạc là các dụng cụ bưu chính viễn thông, mạng internet giúp cho việc liên lạc của doanh nghiệp trong công tác kinh doanh và thu thập thông tin thị trường. Bao gồm dây dẫn, các máy điện thoại cố định và di động, mạng internet, máy vi tính… các công cụ hỗ trợ thông tin liên lạc cho doanh nghiệp môi trường bên ngoài. Ngoài ra phương tiện truyền dẫn bao gồm hệ thống dẫn nước và xử lý chất thải cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư vào phương tiện truyền dẫn bao gồm nhiều hoạt động mua sắm các hạng mục, lắp đặt và sử dụng khác nhau.
Doanh nghiệp còn đầu tư vào các loại tài sản hữu hình khác ngoài các loại kể trên. Ví dụ như: đầu tư giải quyết hàng hóa tồn kho, đầu tư vào thiết bị phục vụ văn phòng như bàn ghế… Những hoạt động đầu tư này thường có quy mô nhỏ, lượng vốn đầu tư chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Hầu hết các hoạt động n._.ày nằm trong danh mục mua sắm hàng hóa.
2.2.2. Tác động của việc đầu tư vào tài sản hữu hình đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc đầu tư vào tài sản hữu hình có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản hữu hình là các công cụ được sử dụng trực tiếp trong việc sản xuất hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Tài sản hữu hình quyết định đến chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm, tức là quyết định đến sản lượng, lợi nhuân và sự thành công của doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ trực tiếp quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Nhà xưởng và máy móc thiết bị có thể đáp ứng cho việc sản xuất ra hàng hóa có chất tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng được yêu cầu của thị trương. Đầu tư máy móc thiết bị tạo điều kiện để hạ giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống của thành viên trong đơn vị.
Đầu tư giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuât, năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Đầu tư vào tài sản hữu hình giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lập một vị trí vững chắc trên thị trường. Ví dụ như việc đầu tư vào phương tiện truyền dẫn, phương tiện thông tin… giúp cho viêc sản xuất thuận lợi hơn. Việc đầu tư vào phương tiện thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được thông tin của thị trường, phản ứng nhanh nhạy với những biến đổi về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
2.3. Nội dung đầu tư vào tài sản vô hình và tác động của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay với nền kinh tế thị trường với đặc trưng tự do hoá cạnh tranh, xu thế thương mại tự do, xu thế toàn cầu hoá… thì mỗi doanh nghiệp phải chú trọng vào việc tự hoàn thiện mình để tồn tại và có vị trí vững chắc trên thị trường. Một vấn đề đặt ra hiện nay là: liệu các doanh nghiệp đã thực sự nhận ra được tầm quan trọng, sự đóng góp của các tài sản vô hình vào sự thành công của doanh nghiệp và đầu tư đúng mức vào tài sản vô hình.
2.3.1. Nội dung:
Trên thực tế ta thấy rằng tài sản vô hình của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng ta khó có thể nhận biết và đánh giá đươc. Việc đầu tư vào tài sản vô hình của doanh nghiệp cũng khó đánh giá chính xác được:
- Đầu tư vào chi phí thành lập của doanh nghiệp. Chi phí thành lập doanh nghiệp được coi là một loại tài sản vô hình cần được đầu tư ngay từ giai đoạn đầu và được tính vào giá thành sản phẩm sau này. Đầu tư vào chi phí thành lập doanh nghiệp là khoản tiền phải chi cho các chứng từ, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, chi phí cho việc thuê luật sư tư vấn trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, các khoản chi phí cho quá trình đi lại, chi phí cơ hội trong thời gian chờ đợi… Tất cả những khoản chi đó được tính vào tồng vốn đầu tư, vào chi phí thành lập doanh nghiệp(là tài sản vô hình của dự án sản xuất kinh doanh).
- Đầu tư vào nghiên cứu sáng chế, phát minh, giải pháp hữu ích là hoạt động đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, sáng chế ra các giải pháp kĩ thuật mới phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Để có một giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới mang tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải bỏ vốn ra để thuê các nhà nghiên cứu khoa học tìm ra một cách có hiệu quả nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể mua bằng sáng chế phát minh… Lượng vốn phải bỏ ra cho cho loại tài sản vô hình này là tương đối lớn và nó ngày càng quan trọng trong doanh nghiệp bởi vì: nó quyết định nhiều đến quá trình sản xuất, năng suất lao động, công suất làm việc cũng như chất lượng sản phẩm và từ đó quyết định đến giá bán của sản phẩm. Nếu có được một phát minh sáng chế mới thì nó sẽ mang lại một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp vì giảm được năng suất lao động, sản phẩm có tính mới trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng có tiềm năng,thu được lợi nhuận cao và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư vào nhãn hiệu thương mại, phát triển thương hiệu. Việc tạo lập, duy trì và phát triển tên một nhãn hiệu trên thị trường là việc không đơn giản, để thành công nó cần phải có một quá trình liên tục mà chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp cần phải biết đến để tiến hành đầu tư sao cho có hiệu quả nhất. Chúng ta cần phải đầu tư cho nghiên cứu thị trường, cần bỏ chi phí ra tìm hiểu xu hướng phát triển của ngành, nhu cầu hành vi khách hàng, cần tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, đồng thời xem xét vị trí và nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh. Việc ra đời một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường không phải là đơn giản. Nhưng khi doanh nghiệp đã tạo ra cho mình một nhãn hiệu vững mạnh thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó dễ dàng hơn, có khả năng thu hút những khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Do đó hoạt động đầu tư nhãn hiệu luôn luôn cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đầu tư vào đổi mới khoa học công nghệ. Đầu tư vào khoa học công nghệ cho doanh nghiệp có thể là đầu tư nghiên cứu công nghệ mới hoặc đầu tư mua sắm công nghệ từ nước ngoài. Trong sản xuất kinh doanh bí quyết công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải bỏ ra một lượng vốn tương đối lớn để đầu tư nhằm tiếp cận, cập nhật những thông tin về thị trường công nghệ. Công nghệ mới cho doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết giúp họ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cần phải được đầu tư thường xuyên cả về số lượng vật chất lượng. Doanh nghiệp không chỉ đầu tư vốn để trả cho việc tuyển dụng công nhân viên mà còn phải đầu tư chi phí để đào tạo nâng cao tay nghê, trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên trong các lĩnh vực mà họ đảm nhiệm. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực ổn định và chất lượng thì họ sẽ tận dụng được hết công suất sản xuất của máy móc thiết bị khai thác hết mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Giúp họ có một doanh thu tương đối lớn, ngày càng vững mạnh và phát triển là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
- Đầu tư vào phát triển thương hiệu là hoạt động đầu tư vào uy tín, là sự biết đến rộng rãi về doanh nghiệp, sự tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Để tạo dựng một thương hiệu mạnh là kết quả cuối cùng của mọi nỗ lực về đầu tư vào các khoản chi phí, đầu tư vào nhãn hiệu, đầu tư vào công nghệ kĩ thuật, vào kiểu dáng công nghiêp. Tất kết hợp lại thành một thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
Ngoài những tài sản vô hình được nhắc đến ở trên thì doanh nghiệp còn đầu tư vào một số loại tài sản vô hình khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn. Giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
2.3.2. Tác động
Đầu tư vào tài sản vô hình là đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tài sản vô hình là những tài sản chiếm giá trị khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị vô hình của các doanh nghiệp là một đại lượng có thật, có thể tính toán được và trong nhiều trường hợp nó có giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn rất nhiều giá trị hữu hình của doanh nghiệp. Theo số liệu của liên đoàn quốc tế các nhà kế toán(IFAC), năm 1998 khoảng 50% - 90% giá trị do một công ty tạo ra là nhỏ vào việc quản trị các tài sản vô hình. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày. Ví dụ nhãn hiệu là một công cụ tuyệt vời để chiếm lĩnh các thị trường như vào sự phát triển của các phương tiện quảng cáo, đó là một công cụ duy nhất cho phép sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp có thành công hay không được đánh giá qua việc người tiêu dùng sử dụng và yêu thích hàng hóa dịch vụ đó như thế nào. Và hoạt động sản xuất kinh doanh có đem lại lợi ích cho nhà kinh doanh hay không. Để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì doanh nghiêp phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của khách hàng. Những yêu cầu đó không chỉ là chất lượng hàng hóa, mẫu mã mà còn là uy tín của nhãn hiệu, thương hiệu trên thị trường… Bởi vậy tài sản vô hình có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp nên việc đầu tư vào tài sản vô hình cũng có một vị trí rất quan trọng trong đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Việc làm tốt công tác đầu tư đối với tài sản vô hình trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt, góp phần lớn làm nên thành công của tổng dự án.
3. Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai nội dung trong vấn đề đầu tư trong doanh nghiệp. Ta thấy rằng hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình có tầm quan trọng rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi hoạt động đều có đóng góp lớn vào sự thành công của doanh nghiêp. Tuy rằng hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình đóng góp trên nhiều mặt khác nhau của hoạt động trong doanh nghiêp nhưng nhìn chung, hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với từng ngành, từng lĩnh vực, vai trò của từng hoạt động đầu tư đối với các hoạt động đầu tư khác cũng như tác động của đầu tư đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất khác nhau. Điều đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý. Interband đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra được mức độ của giá trị tài sản vô hình và giá trị nhãn hiệu đối với từng hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Lĩnh vực mà tài sản vô hình cũng như hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất lớn đến giá trị công ty là các sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với những loại sản phẩm này thì yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công là phải xây dựng được một thương hiệu mạnh. Ngược lại một số sản phẩm như các loại mặt hàng thiết yếu thì doanh nghiệp nên đầu tư vào máy móc thiết bị và kênh phân phối để có sản phẩm giá thành thấp và được phân phối rộng.
Đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai mặt không thể thiếu trong hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. Hai mặt này liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Đầu tư vào tài sản hữu hình là tiền đề và thúc đẩy việc đầu tư vào tài sản vô hình. Ngược lại tài sản đầu tư vào tài sản vô hình lại tác động trở lại vào tài sản hữu hình, thúc đẩy hoặc kìm hãm việc đầu tư vào tài sản hữu hình.
3.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình là tiền đề cho việc đầu tư vào tài sản vô hình và thúc đẩy việc đầu tư vào tài sản vô hình.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì việc đầu tiên là phai có một nguồn vốn tự có đề có thể đầu tư mua sắm trang thiết bi, lượng vốn đầu tư này lớn hay bé phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động thì phải có các công cụ, thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng để làm nền tảng cho hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi đã có các tài sản hữu hình thì doanh nghiệp bắt đầu hình thành và tiếp tục đầu tư vào tài sản vô hình. Các loại tài sản vô hình được đầu từ thường là dựa trên cơ sở có trước của tài sản hữu hình đề tạo ra giá trị vô hình cho doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đầu tư vào tài sản hữu hình thường là đi trước và là cơ sở tiền đề để đầu tư vào tài sản vô hình. Khi một doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình: nhà xưởng, các văn phòng làm việc, trung tâm điều hành, các khu chế xuất, phòng thí nghiệm, mua sắm và trang bị các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn… thì nó làm cho các nghiên cứu phát triển, tạo ra tiềm lực để đầu tư vào tài sản vô hình: phát minh sáng chế, kĩ thuật công nghệ mới, nghiên cứu phát triển kiểu dáng công nghiệp nhãn hiệu hàng hoá và phát triển nguồn nhân lực. Ví dụ như: Một doanh nghiệp muốn xây dưng một thương hiệu cho riêng mình thì họ phải bắt đầu từ những sản phẩm họ sản xuất ra. Doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dung. Dựa trên cơ sở đó doanh nghiệp mới đầu tư vào quảng cáo, quảng bá sản phẩm của mình để xây dựng một thương hiệu trên thị trường. Việc xây dựng được một thương hiệu tốt, có uy tín đòi hỏi doanh nghiệp phải qua một thời gian dài để tạo dựng uy tín trên thị trường, có nguồn vốn đầu tư lớn để phục vụ cho các hoạt động xây dựng thương hiệu.
Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình phần lớn là tác động tích cực tạo đà cho đầu tư vào tài sản vô hình, nhưng nếu đầu tư vào tài sản vô hình không đúng chỗ không phù hợp cả về quy mô và chất lượng thì tạo thành một gánh nặng, khó khăn cho công tác đầu tư vào tài sản vô hình sau này. Tuy nhiên tác động tích cực của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với đầu tư vào tài sản vô hình là điều tất nhiên và được chấp nhận như là một lối mòn định hướng phát triển chung cho tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa thành lập thì cần phải bám chắc vào vấn đề này để phát huy được hiệu quả tối ưu.
3.2. Đầu tư vào tài sản vô hình tác động trở lại đối với đầu tư vào tài sản hữu hình.
Khi doanh nghiệp đã được hình thành, có đầy đủ các điều kiện để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tư vào tài sản vô hình là rất quan trọng, nó đóng góp phần lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào tài sản vô hình sẽ giúp doanh nghiệp xấy dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và tìm kiếm các thị trường mới từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô. Khi doanh nghiệp đã xây dựng một hay tất cả những điều trên sẽ làm cho nhu cầu về hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường tăng lên, chất lượng hàng hóa cũng yêu cầu cao hơn. Nó thúc đẩy doanh nghiệp phải đầu tư vào việc sữa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ta đã thấy việc đầu tư vào tài sản vô hình đã tác động ngược trở lại hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình. Khi đầu tư vào tài sản vô hình đã tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp, phát huy nguồn tác dụng nguồn vốn đầu tư, thì sẽ tác động trở lại đối với đầu tư vào tài sản hữu hình. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, tiếp tục có vốn để đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới hiện đại hơn, xây dựng mới nhà xưởng, văn phòng làm việc… Chẳng hạn nếu đầu tư vào công nghệ mới sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển, tăng thêm nguồn vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình. Hoặc khi một doanh nghiệp tạo dựng được một thương hiệu mạnh thì sẽ mang về một doanh thu lớn từ việc cho thuê thương hiệu hoặc doanh thu bán hàng do uy tín của thương hiệu mang lại và đồng vốn đó lại tiếp tục đầu tư sữa chữa, nâng cấp, đổi mới các thiết bị máy móc sản xuất và mở rộng thêm quy mô sản xuất.
Ngày nay, xu thế chủ yếu là đầu tư vào tài sản vô hình và không ít doanh nghiệp có tỉ trọng giá trị tài sản vô hình cao hơn gấp nhiều lần so với tài sản hữu hình như Microsoft, Uniliver… Nói cho cùng đầu tư vào tài sản hữu hình cũng chỉ nhằm mục đích tạo ra một giá trị vô hình ngày càng lớn. Tài sản vô hình ngày nay được công nhận và nó được tính toán thành giá trị cụ thể, có thể được mua bán trao đổi trên thị trường. Tác động của đầu tư vào đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản hữu hình hầu hết là tác động tích cực bởi vì một sự đầu tư đúng đắn vào tài sản vô hình sẽ tác động làm gia tăng tài sản hữu hình. Nhưng ngược lại một sự đầu tư không hợp lý vào tài sản vô hình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình.
3.3. Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Ta thấy rằng các hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp(đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình) sẽ góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu xét trên từng góc độ thì các hoạt động đầu tư cũng có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng nếu các hoạt động này tiến hành riêng lẻ thì hiệu quả của việc đầu tư chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, không phát huy hết khả năng của nguồn vốn bỏ ra. Các hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình phải được phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy các nguồn lực bỏ ra. Khi đầu tư trên cả hai mặt tài sản vô hình và tài sản hữu hình một cách hợp lý, nhịp nhàng, đồng bộ thì việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình sẽ hỗ trợ, phối hợp với nhau phát huy hết hiệu quả của nguồn vốn bỏ ra, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường thì phải tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác định được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn nhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến mại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức là chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình một cách hợp lý. Nếu không thực hiện được đồng bộ những công việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được định vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản phẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… Nhưng do sự đầu tư hợp lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá trình xâm nhập thị trường.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản hữu hình thì cũng khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý. Chẳng hạn như hãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quá chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới.
Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm thông thường thì cũng phải có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Một sản phẩm bình dân thì không nên quá chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ và thương hiệu. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu được lợi thế theo quy mô.
Sự đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình một cách hợp lý, đồng bộ là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sức sản xuất, sức tiêu thụ và sự trưởng thành của doanh nghiệp. Tùy vào từng điều kiện cụ thế, tùy vào cách thức xác định sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác đinh chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam
1. Sự chuyển đổi nhận thức về tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chũ nghĩa, là một nền kinh tế thị trường còn non trẻ với chưa đầy 30 năm xây dựng và phát triển. Trước đây nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung bao cấp, mọi hoạt động sản xuất đều được chỉ thị từ trên, hàng hóa được phân phối theo mục tiêu đặt ra chứ không tuân theo quy luật thị trường. Vì là nền kinh tế hoạt động theo các ý muốn chủ quan của con người, hàng hóa được sản xuất và phân phối cũng theo chỉ tiêu mà ko theo nhu cầu thị trường làm cho việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách không hiệu quả. Mặt khác nữa là một nền kinh tế tự cung tự cấp nên không có sự giao thương với bên ngoài làm cho nền kinh tế ngày càng lạc hậu, yếu kém. Các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế đều là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất theo sản lượng đã định trước, hàng hóa phân phối nên thiếu sự tự do canh tranh. Do thiếu sự cạnh tranh dẫn đến chất lượng, mẫu mã hàng hóa thấp, không đa dạng phong phú. Các doanh nghiệp không chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã hàng hóa, đặc biệt là đầu tư thương hiệu, nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Từ cuối những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 Việt Nam bắt đầu chuyền nền kinh tế từ tâp trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, nền kinh tế tăng trưởng cao. Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên có sự canh tranh khốc liệt trên thị trường, các doanh nghiệp phải chú trọng đổi mới để có thể tồn tại trên thị trường. Việc đầu tư vào trong doanh nghiệp được các doanh nghiệp chú trọng hơn, đặc biệt là việc đầu tư vào tài sản vô hình đã được các doanh nghiệp chú trọng. Vì trong nền kinh tế thị trường hoạt động dưa trên nhu cầu thị trường nên việc phân phối các nguồn lực hợp lý vào hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau để có được vị trí vững chắc trên thị trường, đặc biêt là nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và mẫu mã. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư bảo dưỡng, đổi mới máy móc trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải đầu tư vào marketing để quảng bá sản phẩm của mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển đổi lớn trong nhân thức về đầu tư trong doanh nghiệp, cụ thể hơn là trong việc đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
C¬ cÊu tµi s¶n doanh nghiÖp
TSL§ vµ §T ng¾n h¹n
TSC§ vµ §T dµi h¹n
TSL§ vµ §T ng¾n h¹n
TSC§ vµ §T dµi h¹n
TSL§ vµ §T ng¾n h¹n
TSC§ vµ §T dµi h¹n
Tæng sè
77444
476515
888413
552326
1079053
645505
1. Khu vùc DNNN
+Trung ¬ng
+§Þa ph¬ng
558271
499323
58948
263152
213736
49417
586079
508118
77960
309083
249964
59119
636338
605238
81300
332076
268445
63631
2.Khu vùc ngoµi NN
+DN tËp thÓ
+DN t nh©n
+CTyhîp doanh
+CTyTNHH t nh©n
+CTY CP cã vèn NN
+CT CP ko cã vènNN
110532
4582
14531
61
51194
21658
18560
51050
4083.
9970
49
24762
7391
4843
164718
5782
19542
53
81467
33542
24333
72663
4295
11928
44
38256
9937
8203
234209
7417
23695
1598
10310
50752
40442
102946
4649
14918
255
53213
12291
17619
+3KV cã Vèn §T níc ngoµi
+100% vèn níc ngoµi
+DN liªn doanh víi
níc ngoµi
105642
56432
49210
162313
56094
106219
137617
76689
60927
170579
68320
102259
158306
91845
666460
210483
83981
126502
31/12/01 31/12/02 31/12/03
(Nguån: niªn gi¸m thèng kª 2005)
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng giá trị thực tế của tài sản sở hữu trí tuệ. Đơn đăng kí sở hữư trí tuệ mà cơ quan quản lí nhận được ở nhãn hiệu hàng hoá là 58.12%, văn bằng bảo hộ sáng chế 4.5%, kiểu dáng công nghiệp 84.3%.
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn là vấn đề thời sự và được các doanh nghiệp làm ăn chân chính quan tâm. SHTT là tài sản vô hình nhưng có giá trị to lớn chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ ra chi phí rất lớn để thiết lập được thương hiệu, hệ thống bảo hộ như: bảo hộ quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên xuất xứ, chỉ dẫn địa lý… Đó chính là những cam kết quan trọng của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Điều dễ nhận thấy là, những sản phẩm có thương hiệu, được bảo hộ quyền SHTT sẽ có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại mà không được bảo hộ quyền SHTT. Do đó, nhiều Doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc đã không khỏi lao đao trước nạn hàng giả, hàng nhái còn người tiêu dùng thì mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà không biết. Đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì cần phải xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền SHTT cho sản phẩm. Như vậy, Doanh nghiệp mới tránh được những “rủi ro” không đáng có trên thương trường.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, với làn sóng các Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sẽ không còn “chỗ đứng” cho những sản phẩm làm giả, làm nhái và khẳng định tầm quan trọng của SHTT trong nền kinh tế hội nhập. Song vấn đề này chưa được nhiều Doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.
Việt Nam đã gia nhập WTO, để hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến các vụ kiện pháp lý về SHTT các Doanh nghiệp phải có chiến lược quan tâm, đầu tư thoả đáng đến SHTT, từ việc đặt tên Doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cho đến việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ công nghệ, kiểu dáng, nhãn hiệu… để tránh lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có hàng hoá, sản phẩm xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ pháp luật SHTT của thị trường mà Doanh nghiệp xuất khẩu, vừa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân doanh nghiệp vừa không xâm phạm đến quyền SHTT của Doanh nghiệp khác. Vì thế, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững phải xây dựng và quảng bá thương hiệu của chính mình.
2. Thực trang hoạt đông đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiêp.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn, hoàn thiện hơn nên sự canh tranh ngày càng công bằng hơn, yêu cầu năng lực tự có của môi doanh nghiệp. Bắt đầu từ ngày 11/1/2007, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải rất quan tâm đến vấn đề nâng cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nên viêc các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình đươc chú trọng hơn trước.
2.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.
Việt Nam hiện nay có nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp yêu cầu sự canh tranh cao và cao rất nhiêu đôi thủ. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào các loại tài sản hữu hình, nâng cao sức canh tranh của mình, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Việc đầu tư vào tài sản hữu hình có nhiều loại khác nhau và có vai trò khác nhau đối với doanh nghiệp nhưng có một mục tiêu chung là giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
2.1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng trong các doanh nghiệp Việt Nam đang còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, có những doanh nghiệp ko đủ tài chính nhưng vẫn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đã và sẽ hạn chế thu hút đầu tư làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy phải đặc biệt coi trọng sự phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của doanh nghiệp đầu tư theo phương thức BOT, BT, vốn tư nhân, tiết kiệm. Thực trạng sự hi sinh đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp ở việt nam gây ra sự thiếu quy hoạch, không đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, nếu không định hướng ngay từ bây giờ, có lẽ chúng ta sẽ rơi vào sai lầm ko thể khắc phục được. Hiện nay thì các doanh nghiệp cũng đã bước đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tuy rằng còn ít và nhỏ lẻ.
Việc tạo được cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Như ta thấy, vào tháng 3-2008, 7doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất sản phẩm phụ kiện điện tử đã chọn khu công nghiệp đô thị Yên Phong để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất. Ông Đào Đình Thi, Tổng giám đốc Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera- chủ đầu tư Tổ hợp khu công nghiệp đô thị Yên Phong- cho biết: “sở dĩ các nhà đầu tư chọn khu công nghiệp này làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất là do khu công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ”. Với diện tích 351.33 ha, được quy hoạch xây dựng theo mô hình khu công nghiệp hiện đại, lại nằm trong tam giác tăng trưởng: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống giao thông hoàn thiện, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trung tâm kho vận, ngân hàng cho đến những dịch vụ hỗ trợ đa dạng… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Trung tâm kho vận rộng 3.5ha giành cho hệ thống có mái che và ngoài trời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kho bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá. Nước thải công nghiệp và các chất thải rắn được thu gom và xử lý theo công nghệ hiện đại. Bảy nhà đầu tư sẽ thuê với tổng số vốn đăng kí gần 1000 tỷ đồng và khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hơn 2000 lao động đia phương, hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng.
Năm 2007, Ban quản lý khu dự án công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Tây) đã trao chứng nhận đầu tư cho 4 chủ dự án với tổng số vốn đầu tư gần 3000 tỷ đồng. Theo đó công ty Thuận Phát sẽ đầu tư 1120 tỷ để xây dựng nhà máy sản xuất bản mạch điện tử và điện thoại di động. Công ty TNHH Silicon Thái Dương Hằng Việt Nam đầu tư 1442 tỷ đồng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37323.doc