Mở đầu
Lý do chọn đề tài.
Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và quý báu. Đó là những giá trị tư tưởng, đạo đức, các công trình kiến trúc, các tác phẩm văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, lễ hội... đã được hình thành trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong đó, các phong tục cổ truyền mang đậm nét bản sắc của từng vùng, miền cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Một trong những phong tục thiêng liêng nhất, gần gũi nhất đối với mỗi người Việt Nam vẫn tồn tại đến ngày nay, là Tết
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên đán cổ truyền.
Việt Nam là nước phương Đông có nền văn minh lúa nước lâu đời. Công việc đồng áng vất vả suốt năm, chỉ khi mùa xuân về, cũng là lúc công việc đã xong xuôi. Tết Nguyên đán là dịp để nghỉ ngơi, gia đình sum họp, con cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên. Người ta quên đi những lo lắng thường ngày để hưởng trọn niềm vui trong những ngày Tết và mong một năm mới tốt đẹp. Tết Nguyên đán là cái Tết mở đầu cho năm mới, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt Nam.
Là một ấn phẩm xuất bản định kỳ, nhằm chuyển tải tất cả các thông tin từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội đến người đọc, báo chí đã và đang phát huy vai trò của mình trong đời sống tinh thần của xã hội. Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết hằng năm, các báo, tạp chí đều cho ra những số chuyên san, đặc san về Tết Nguyên đán. Số báo này được chuẩn bị rất công phu, lựa chọn bài vở kỹ càng từ hàng tháng trước nên chất lượng cao. Báo Tết, về nội dung và hình thức đều có những nét khác biệt đáng kể so với những số báo thường ngày. Báo Tết còn được trưng bày, triển lãm tại Hội Báo Xuân, một sinh hoạt văn hoá đã trở thành thường niên mỗi dịp Tết đến. Báo Tết dần dần đã trở thành món quà Tết, quà xuân đầy ý nghĩa cho mọi nhà.
Báo Tết có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần, song từ trước đến nay hầu như chưa có một công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, về nó. Một số bài viết về báo Tết đăng trên tạp chí Người làm báo, báo Nhà báo và công luận... chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa đi sâu tìm hiểu cả về nội dung lẫn hình thức của báo Tết, rút ra đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết so với các số báo thường ngày. Trong Khoa Báo chí có duy nhất một khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về báo Tết, song mới chỉ dừng lại ở mảng đề tài “Phong tục cổ truyền trên báo Tết”.
Sở dĩ người viết chọn đề tài: “Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết” vì báo Tết là số báo khá độc đáo của báo chí Việt Nam mà báo chí các nước trên thế giới hầu như không có. Mặt khác, chọn đề tài này, tác giả có điều kiện đi sâu khảo sát, tìm ra những đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết mà các số báo thường không có được, thấy được ưu điểm và hạn chế của báo Tết. Hơn nữa đây là dịp để người viết vận dụng những kiến thức lý luận báo chí đã học để khảo sát nội dung và hình thức của báo Tết, nhằm có những so sánh, đánh giá, từ đó rút ra kết luận. Tất cả những điều ấy là bài học thực tiễn quý giá, giúp ích cho việc rèn nghề, chuẩn bị cho tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố nội dung và hình thức thể hiện trên báo Tết là một công việc lý thú nhưng rất khó khăn. Do trình độ còn hạn chế, lại tiến hành trong thời gian ngắn, trong khuôn khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp, người viết xin đi vào nghiên cứu một số yếu tố nội dung và hình thức tiêu biểu trên các tờ báo Tết: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh các năm 1999, 2000, 2001. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm các số báo Tết của vài năm trước đó, và một số tờ báo khác để giúp cho việc so sánh, đối chiếu và đánh giá.
Giới hạn đề tài như vậy, may ra người viết cũng mới chỉ bước đầu tiếp cận những đặc điểm sơ lược về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu về các nội dung thông tin: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao cùng với một số thể loại chủ yếu và các yếu tố ma-két tiêu biểu để chuyển tải nội dung thông tin trong các số báo Tết nói trên.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích:
Đi sâu nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức của báo Tết, cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quát về báo Tết, qua đó rút ra được những nét đặc trưng, kể cả những ưu nhược điểm và bản sắc riêng của từng tờ báo. Mặt khác, qua đề tài nghiên cứu tác giả cố gắng rút ra một số kinh nghiệm nhằm áp dụng vào thực tiễn làm và trình bày báo Tết.
Nhiệm vụ:
- Sưu tầm, phân loại, khảo sát, phân tích nội dung của các bài viết trên 8 tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001.
- Tìm hiểu những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo khảo sát.
- Tìm hiểu hình thức chuyển tải thông tin của các bài báo đó, chỉ ra phong cách, bản sắc riêng của từng tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin.
- Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các tờ báo Tết khảo sát, dựa trên những kiến thức báo chí đã học, đề xuất một số ý kiến trong việc thể hiện nội dung và hình thức các bài viết trên số báo Tết.
Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp chọn lọc, thống kê; phương pháp quy nạp, diễn dịch và ngược lại; phương pháp so sánh, đối chiếu.
Cấu trúc khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của khoá luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần.
Chương này chủ yếu là phần dẫn luận về Tết Nguyên đán, và các phong tục, lễ hội trong ngày Tết, về vai trò của báo chí nói chung, ý nghĩa của báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ta.
Chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết.
Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại bài viết trên các báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001, người viết cố gắng đưa ra bức tranh tổng quát về những nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết, đồng thời thấy được những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo Tết được khảo sát.
Chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết.
Chương này đi sâu phân tích các thể loại chủ yếu được sử dụng trong các bài viết, các yếu tố ma-két tiêu biểu của 8 tờ báo Tết. Từ đó, cố gắng đưa ra phong cách, bản sắc riêng của mỗi tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin.
Chương 1
Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần
1.1 Vai trò của báo chí.
Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài, phức tạp cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí đã trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Tuy giống như các hình thái ý thức xã hội khác, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh nhưng báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội, với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi nhất, năng động nhất mà hiếm một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Hiện thực được tái hiện trên báo chí phải là một hiện thực sôi động, tiêu biểu và luôn luôn đổi mới, những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên không vì thế mà hiện thực được phản ánh trên báo chí chỉ có ý nghĩa và giá trị thông tin tức thời. “Khi cuộc đời không lặp lại, sự kiện không tự nảy sinh hai lần thì tác phẩm nào miêu tả được chân thực nhất, sinh động nhất cái thời điểm thiên tải nhất thì và hiện tượng có một không hai sẽ trở thành bất tử” [14; 80]. Nhiều bài báo do đề cập tới những vấn đề thực sự tiêu biểu, điển hình của đời sống, lại được thể hiện dưới ngòi bút của các nhà báo tài năng, nên có sức sống lâu bền. Tác phẩm của các nhà báo nổi tiếng trong lịch sử báo chí Việt Nam như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trường Chinh, Hồng Hà, Thép Mới... và những nhà báo nước ngoài có tên tuổi như Giôn-rit, Bớc-sét, B. Pô-lê-vôi, I. Ê-ren-bua... vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Có thể nói báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống xã hội “nó từng ngày, từng giờ đi vào mỗi gia đình, thôn xóm, phố phường như là một người bạn, người đồng chí, người cố vấn, người đưa đường chỉ lối cho mỗi người bất kể già trẻ, lớn bé trong cuộc sống thường nhật cũng như giữa những biến cố lớn lao của đất nước và thế giới” [19; 7]. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị, xã hội. Báo chí bao giờ cũng là công cụ, phương tiện, vũ khí sắc bén của một giai cấp, để truyền bá tư tưởng, bảo vệ lợi ích và duy trì địa vị thống trị của chế độ trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các lãnh tụ cách mạng, các nhà kinh điển như Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh... đồng thời là những nhà báo lỗi lạc. Họ đã sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Báo chí là phương tiện thông tin phản ánh, bình luận, giải thích một cách nhanh chóng, rộng rãi, hiệu quả nhất cho công chúng về tất cả các sự kiện, hiện tượng, quá trình, con người xảy ra hàng ngày trong nước và trên thế giới. Báo chí cũng là công cụ tạo dựng và định hướng dư luận xã hội một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của báo chí suốt hơn bốn thế kỷ qua đã khẳng định báo chí có một vai trò, vị trí hết sức to lớn trong đời sống xã hội.
Báo chí Việt Nam mặc dù ra đời muộn hơn so với thế giới nhưng có những bước phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh cùng với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta có gần 500 cơ quan báo chí, xuất bản với khoảng 600 triệu ấn phẩm, bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin... Mặt khác, việc phát hành báo chí đã không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô. Các tờ báo có tính chất toàn quốc như Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam... ngày càng có mặt đều khắp các địa phương trong cả nước một cách nhanh chóng hơn nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền báo, điều kiện giao thông vận tải. Cùng với những thành tựu bước đầu rất quan trọng của nước ta trong sự nghiệp đổi mới, báo chí cũng tự đổi mới và phát triển cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển toàn diện.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò to lớn của báo chí. Trong bài phát biểu tại Hội nghị báo chí - xuất bản toàn quốc tại Hà Nội (22 - 24/8/1997), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Báo chí - xuất bản đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc..., thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của toàn xã hội” [5; 1-3].
Trước hết, báo chí có vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo định hướng tư tưởng, góp phần giữ gìn ổn định chính trị xã hội. Có thể nói đây là trách nhiệm quan trọng, sống còn của nền báo chí chúng ta. Ngày nay, để xây dựng, phát triển đất nước, thì ngoài vốn, công nghệ và lao động ra, sự ổn định chính trị - xã hội là một điều kiện tất yếu.
Báo chí là một nhân tố, một phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực. Dư luận xã hội tích cực là tiền đề quan trọng cho trạng thái chính trị - xã hội ổn định. Khi báo chí tự đánh mất niềm tin, đánh mất định hướng chính trị, trở thành lực lượng tiêu cực, nó sẽ là lực cản phá hoại ghê gớm đối với sự ổn định của chế độ. Hàng ngày, hàng giờ, từng tờ báo, tạp chí tác động vào tâm thức con người. Những thông tin lặp đi lặp lại liên tục sẽ ngấm ngầm điều chỉnh hoặc hình thành những hành vi của các thành viên xã hội. Đẩy những hành vi ấy đi theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực là tuỳ thuộc vào liều lượng, quy mô, tính chất của dòng thông tin mà báo chí cung cấp cho xã hội.
Ngày nay, tuy xu hướng của thế giới đã chuyển từ thời kỳ đối đầu sang thời kỳ hợp tác phát triển, nhưng sẽ rất sai lầm nếu quên rằng một khi còn có sự đối nghịch về lợi ích giai cấp, quốc gia, dân tộc thì kẻ thù còn tìm mọi cách để phá hại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta, để áp đặt những quan điểm có lợi cho chúng. Mặt khác, sự quốc tế hoá thông tin báo chí làm cho nguồn tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí mọi quốc gia. Trong điều kiện ấy, vấn đề bảo đảm định hướng tư tưởng, phát hiện và đấu tranh làm thất bại những âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị - xã hội càng trở thành một vấn đề phức tạp, một trách nhiệm nặng nề của báo chí.
Thứ hai, báo chí có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội, quản lý đất nước. Nói cách khác, nó thực hiện “vai trò báo chí như cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân; như phương tiện bảo đảm dòng thông tin hai chiều để tạo ra sự hài hoà giữa ý Đảng với lòng dân; như cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc sửa chữa những chính sách không phù hợp, hình thành những chính sách mới đúng đắn, kịp thời” [22; 11]. Khả năng của báo chí trong lĩnh vực quản lý xã hội được triển khai theo các hướng: “cung cấp kịp thời thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội; tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; kiểm tra, dánh giá tính chất hợp lý của các chính sách đang thực hiện. Trên thực tế báo chí đã và đang tham gia vào quá trình hoạch định và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội” [28; 12]. Đây là yêu cầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ đổi mới, đòi hỏi báo chí phải đi sâu vào thực tiễn đất nước, góp phần tổng kết và phổ biến kịp thời những bài học kinh nghiệm, tham gia năng động vào quá trình hoạch định, hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại, góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn minh, hoà nhập với cộng đồng thế giới mà vẫn giàu “chất Việt Nam” là một vai trò quan trọng của báo chí. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay diễn ra trong hoàn cảnh sức ép của cuộc sống vật chất dễ xô đẩy con người về phía những quan điểm, thái độ thực dụng. Quá trình quốc tế hoá đang biến cả địa cầu thành một môi trường văn hoá duy nhất, giúp các dân tộc xích lại gần nhau, tự hoàn thiện, làm giàu mình lên nhờ tiếp thu, học hỏi các dân tộc khác. Nhưng các thói hư tật xấu cũng dễ xâm nhập, tác động xấu đến nền văn hoá của từng quốc gia, phá vỡ những giá trị truyền thống chưa kịp định hình. Hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch quốc tế chống lại dân tộc ta, chế độ ta đã và đang diễn ra trong lĩnh vực văn hoá. Chúng tìm mọi cách đưa vào nước ta những sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, nhằm đầu độc thanh niên, lôi cuốn họ vào lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên dần trách nhiệm, mờ dần niềm tin đối với với đất nước, với nhân dân. Thực trạng ấy đặt ra cho báo chí một vai trò, trách nhiệm hết sức nặng nề - vừa là người bảo vệ đồng thời là người xây dựng văn hoá.
Thứ tư, báo chí có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí. Nó có thể chuyển tải tới người đọc không chỉ những tri thức cụ thể, trực tiếp mà còn thông qua nhiều hình thức tác động để nâng cao trình độ nhận thức, giúp con người hoàn thiện về văn hoá, lối sống. Là nước nông nghiệp lạc hậu với đa số cư dân nông thôn, việc nâng cao dân trí không chỉ đơn thuần là trang bị những tri thức phổ thông, mà làm sao nhanh chóng nâng cao tri thức của nhân dân, bắt kịp trình độ các nước phát triển. Có thể nói báo chí đã và đang đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí cho mọi người, là “trường đại học của nhân dân”.
Cuối cùng, một vai trò quan trọng khác của báo chí không thể không nhắc tới là giải trí. Trước đây, vai trò này ít được chú ý trong báo chí cũng như trong văn học, nghệ thuật. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, xuất hiện nhu cầu giải trí, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần mang tính giải trí cao do chất lượng thông tin cao, được chuyển tải sinh động, hấp dẫn. Không chỉ thực hiện vai trò giải trí đơn thuần mà trên thực tế, vai trò giải trí gắn liền với vai trò thông tin, nâng cao dân trí, phát triển văn hoá của báo chí. Báo chí còn thông qua giải trí để giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng. Ngày nay, báo chí được coi là loại hình giải trí mang tính “tri thức”, là “món ăn” không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
1.2 ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần.
1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt.
Tết Nguyên đán cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Bản sắc văn hoá Việt Nam biểu hiện rõ nhất qua những ngày Tết. Tết là mốc khởi đầu sinh hoạt văn hoá dân tộc trong một năm, phản ánh sâu đậm những triết lý nhân văn, đời sống tinh thần phong phú của người Việt. Ngày Tết, người ta quên đi những lo toan thường nhật để sống vui vẻ hơn. “Bao nhiêu những điều không tốt đẹp đã lui trở lại với năm cũ để cho năm mới được tinh hảo, đem lại cho con người toàn những điều hy vọng” [1; 48]. Với tinh thần “chín bỏ làm mười”, ngày Tết xoá đi mọi điều xích mích, mọi người khoan dung, hiểu biết , gắn bó với nhau hơn. Ngày Tết trở thành dịp để tình cảm tốt đẹp của con người được củng cố và nâng cao.
Người dân Việt Nam rất thiết tha với Tết, nhất là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, bận rộn, Tết mới là dịp để con người nghỉ ngơi, vì vậy nhu cầu giải trí cũng tăng lên. Bao nhiêu lo nghĩ được gác sang một bên để hưởng thú xuân trọn vẹn. “Người ta đón Tết một cách nồng nàn, người ta đợi Tết một cách trịnh trọng, người ta vui Tết một cách náo nhiệt hân hoan” [1; 21]. Những sinh hoạt văn hoá ngày Tết rất đa dạng và độc đáo (phong tục, lễ hội, trò chơi...) từ lâu đã đi vào tâm khảm mỗi người, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Vượt qua thời gian, cái tinh tuý của mỹ tục cổ truyền ngày Tết vẫn luôn dồi dào sức sống, vẫn làm cho Tết thêm ý nghĩa. “Trên thế giới này, chẳng mấy nước lại có cái Tết linh đình, trọng thể, vui tươi, đậm đà tính truyền thống văn hoá như Tết ở Việt Nam ta” [25; 60].
1.2.2 ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần.
Báo Tết là số báo đặc biệt của một cơ quan báo chí, phát hành để chào mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Báo Tết có thể là một số báo độc lập so với hệ thống các số báo thường ngày (không đánh số báo), hoặc là số báo gộp nhiều số lại với nhau tuỳ theo từng cơ quan báo chí. Đây là số báo được chuẩn bị kỹ càng, công phu, có chất lượng cao cả về nội dung và hình thức. Để phù hợp với tâm lý công chúng trong dịp Tết, báo Tết về nội dung và hình thức đều có những khác biệt đáng kể so với các số báo thường ngày.
Cách gọi tên báo Tết có chỗ chưa thống nhất, nên nhiều người dễ đồng nhất giữa báo Tết với báo Xuân hay số báo tân niên. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy cách gọi chính xác nhất là: dùng từ “báo Tết” để chỉ số báo chào mừng Tết Nguyên đán cổ truyền, “báo Xuân” để chỉ số báo ra sau số Tết (nếu cơ quan báo chí có khả năng ra được) chào xuân mới. Còn số báo ra vào dịp Tết dương lịch gọi là số báo “tân niên” để chào mừng năm mới.
Các nước khác trên thế giới thường không có số báo Tết. Nếu có thì chỉ là số báo “tân niên” (Tết dương lịch) và nhìn chung không khác so với số báo thường, không thể có hẳn một ấn phẩm báo Tết riêng, mang tính phong tục và gắn với văn hoá truyền thống như Việt Nam. Điều này không phải là họ xem nhẹ văn hoá truyền thống, mà xuất phát từ quan niệm: báo thuần tuý là báo, là thông tin chứ không “lấn” sang sân của các ấn phẩm văn hoá khác. Hơn nữa báo Tết Việt Nam gắn liền với Tết Nguyên đán cổ truyền, tục lệ chỉ có ở vài nước châu á, trong đó có Việt Nam. “Báo Tết có lẽ là một đặc trưng duy nhất của báo chí Việt Nam, giàu bản sắc riêng, một bản sắc rất Việt Nam” [25; 60].
ở Việt Nam, báo Tết phát triển mạnh từ khi báo giới thực hiện “đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới của đất nước”. Những năm 80, báo Tết phải in trên giấy chất lượng xấu, màu sắc đơn điệu, ít tranh ảnh, nội dung, hình thức không được đa dạng, phong phú và hấp dẫn như hiện nay. Sau đổi mới, nhất là từ những năm 90 trở lại đây, báo chí Việt Nam ngày càng khởi sắc. Nằm trong sự khởi sắc chung của toàn bộ nền báo chí, báo Tết cũng có những tiến bộ đáng kể, phát triển vượt bậc, nội dung phong phú hơn, hình thức thể hiện đa dạng, hấp dẫn hơn. Có thể nói, báo Tết ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân khi Tết đến, xuân về.
Trước hết, báo Tết đã trở thành một “món ăn” tinh thần lành mạnh, bổ ích không thể thiếu bên cạnh những lịch, tranh, câu đối... trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. “Mỗi năm khi mùa xuân về, ngoài “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, người Việt Nam đã quen không thể thiếu một tờ báo Tết, coi đó là món ăn tinh thần độc đáo trong dịp đón năm mới” [21; 15]. Việc xuất bản và thưởng thức báo Tết đã thành một yếu tố của phong tục ngày Tết, được “phong tục hoá”. Có thể nói giờ đây báo Tết đã biến thành một “tục lệ” mà nếu không có không được.
Mức sống của nhân dân ngày càng cao. Đời sống vật chất đầy đủ tạo điều kiện cho đời sống tinh thần phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hoá ngày càng lớn. Trong những ngày Tết, con người no đủ không chỉ vật chất mà cả tinh thần: “Đói ba tháng hè, no ba ngày Tết”. Ngay cả khi còn khó khăn, thiếu thốn thì trong ngày Tết, người ta cũng cố gắng khắc phục để lo cho đầy đủ: “Ta còn nghèo phố chợ nhà gianh, Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết” (Tố Hữu). Mặt khác, ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, nhu cầu giải trí đòi hỏi rất cao. Báo Tết đã đáp ứng được các nhu cầu đó.
Những thông tin phong phú, sinh động trên báo Tết còn cung cấp cho bạn đọc kiến thức quý giá về mọi mặt trong đời sống xã hội của năm qua, những dự báo, nhìn nhận bước phát triển của năm tới. Đọc báo Tết, nhân dân thấy được những thành tựu phát triển kinh tế xã hội to lớn mà đất nước đã dành được trong năm qua. Đặc biệt trong chủ đề văn hoá với mảng bài viết về các phong tục, lễ hội Tết cổ truyền, báo Tết được ví như cuốn “bách khoa thư” về phong tục.
Báo Tết những năm gần đây thường ra rất sớm. Khoảng hơn một tháng trước Tết, hầu hết các báo đều ra “lò” rực rỡ như những bông hoa trên các sạp báo chào xuân. Lẫn trong hành trang của những người đi xa về nhà đón Tết, thể nào cũng có một vài tờ báo xuân mua ở quầy báo lúc đợi tàu, xe. Trên bàn làm việc của mọi người chắc chắn sẽ có những tờ báo Tết còn thơm mùi giấy mới. Báo Tết đến với mọi gia đình và với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Những người đứng tuổi, cán bộ công nhân viên có tờ Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, các mẹ, các chị có tờ Phụ nữ Việt Nam, thanh niên có tờ Tiền phong, các nhà giáo thì đọc Giáo dục và Thời đại, còn những người nông dân trong cả nước được nghiền ngẫm Nông thôn ngày nay... Thậm chí, báo Tết còn trở thành một món quà, một thứ quà tặng có ý nghĩa đầu xuân. “Chàng sinh viên học ở Hà Nội, đến chơi nhà cô bạn học hồi phổ thông, nay đang học cao đẳng sư phạm, quà tặng đầu xuân ý nghĩa nhất là một tờ báo Tết Sinh viên Việt Nam. Năm ngoái, đến thăm thầy giáo trước khi về quê ăn Tết, tôi đã tặng thầy món quà xuân bằng một tờ báo Tết Thuốc và sức khoẻ. Thầy nhận mà vui mừng và cảm động vì món quà ý nghĩa của học trò” [23; 53]. Nhiều gia đình có thói quen mua nhiều báo Tết, coi như tổ chức một hội báo “mini” trong nhà. Đọc báo Tết không phải đọc ngay lập tức hết tờ báo mà đọc dần dần, “nghiền ngẫm” từ từ, vì dung lượng báo lớn, tính thời sự không cao như các số bình thường nên không cần phải đọc ngay để biết tin tức.
Sự phát triển của báo Tết Việt Nam những năm gần đây được đánh dấu bằng các Hội Báo Xuân. Tất nhiên, ở đây nên hiểu “Hội Báo Xuân” không phải chỉ có “báo Xuân” mà còn bao hàm cả “báo Tết”, thậm chí còn có nghĩa là “hội báo Tết”. Hội Báo Xuân cần hiểu là hội báo tổ chức vào ngày xuân, mùa xuân. Hội Báo Xuân, ngày hội trưng bày các tờ báo Tết được xem là món quà quý giá nhất của giới báo chí Việt Nam mừng Đảng, mừng đất nước vào xuân. Những gì báo Tết thể hiện chính là thực tế phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội như lời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Báo Xuân, Báo Tết đã phản ánh rất đủ, rất trung thực đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc ta” [7; 12]. Qua Hội Báo Xuân, nhân dân thấy đất nước mình đang khát khao, nỗ lực vươn lên; chứng kiến những nét độc đáo của quê hương cũng như những thành tựu chúng ta đạt được. Hội Báo Xuân cũng thể hiện rõ sự khởi sắc của báo chí, giúp người xem hình dung được sự phát triển mới của các loại hình báo chí Việt Nam. Hội Báo Xuân là vườn hoa báo Tết đầy hương sắc, là “bữa tiệc lớn” mà suốt một năm những người làm báo đã nỗ lực để đến ngày “treo đèn kết hoa” trưng bày “món ăn tinh thần” mời mọi người cùng thưởng thức.
Hơn mười năm nay, năm nào chúng ta cũng tổ chức Hội Báo Xuân, và năm sau quy mô lại lớn hơn, nội dung phong phú hơn nhiều so với năm trước. Số cơ quan báo chí tham dự cũng như số người đến xem đông đảo hơn, từ 2 vạn, lên đến 7 vạn, 10 vạn người... Việc tổ chức Hội Báo Xuân toàn quốc ở Trung tâm hội chợ triển lãm; hình thành một khu liên hoàn giữa Hội chợ xuân và Hội Báo Xuân, gắn thành tựu kinh tế - kỹ thuật với thành tựu phát triển báo chí, tạo thuận lợi cho nhân dân chuẩn bị những sản phẩm vật chất và tinh thần cho gia đình đón Tết. Nhiều cuộc thi được tổ chức trong Hội Báo Xuân như thi bìa, thi ảnh, câu đối Tết trên báo Tết, báo xuân, thi trình bày, lựa chọn những tờ báo hay và đẹp nhất. Toàn bộ số báo tham gia trưng bày, theo truyền thống từ nhiều năm nay, lại được gửi tặng các chiến sĩ trên biên giới, đảo xa - việc làm vô cùng ý nghĩa với những người đang ngày đêm canh giữ cho mùa xuân bình yên của Tổ quốc.
Đồng thời với Hội Báo Xuân toàn quốc, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tổ chức trưng bày, triển lãm báo Tết, báo xuân tại địa phương để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước. Nhiều địa phương đã tổ chức thành công, thu hút hàng vạn lượt nhân dân đến thăm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ngãi...
Có thể nói, Hội Báo Xuân đã thực sự trở thành một lễ hội đẹp mà giới báo chí đã tạo dựng và cống hiến cho đời sống xã hội. Như vậy, chỉ nhìn vào các Hội Báo Xuân được tổ chức và sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong cả nước đối với báo Tết, với Hội Báo Xuân cũng thấy được vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta. Báo Tết là món quà Tết đầy ý nghĩa mà các toà soạn đem đến cho các gia đình.
Chương 2
nội dung thông tin chủ yếu
trên báo Tết
Báo Tết mặc dù được coi là ấn phẩm văn hoá, một số báo đặc biệt nhưng vẫn là “báo” theo đúng nghĩa của nó. Vì vậy, nội dung thông tin trên báo Tết vẫn bao gồm đầy đủ các chủ đề khác nhau như số báo thường ngày: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao... Cái khác của báo Tết so với các số báo thường là tỷ lệ phần trăm các bài viết theo từng chủ đề. Ngày Tết là ngày nghỉ ngơi nên nhu cầu giải trí rất lớn. Vì vậy, khảo sát trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm 1999, 2000, 2001, người viết nhận thấy các bài viết về chủ đề văn hoá - thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất (tờ có tỷ lệ thấp nhất là Tiền phong cũng chiếm 34,9%, tờ có tỷ lệ cao nhất là Bắc Ninh 76,27%). Đặc biệt là chủ đề về văn hoá với các đề tài về phong tục Tết cổ truyền, lễ hội, các loại hình văn hoá nghệ thuật...
Nhân dân
Lao động
Tiền phong
Phụ nữ Việt Nam
Giáo dục và Thời đại
Nông thôn ngày nay
Hà Nội mới
Bắc Ninh
Tổng số (bài)
255
447
318
162
234
216
237
177
Chính trị
57
(22,35%)
24
(5,36%)
18
(5,66%)
9
(5,55%)
9
(3,8%)
9
(4,16%)
24 (10,12%)
12
(6,7%)
Kinh tế - xã hội
72 (28,23%)
177 (39,59%)
150 (47,16%)
24 (14,81%)
48 (20,51%)
87 (40,27%)
33 (13,92%)
30 (16,94%)
Văn hoá - thể thao
144
(44,7%)
210
(46,97%)
111
(34,9%)
114
(70,37%)
162
(69,23%)
108
(50%)
159
(67,08%)
129
(76,27%)
Tất nhiên, việc chia thành 3 chủ đề lớn : chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao chỉ mang tính tương đối để tiện thống kê, phân tích. Thực tế, trong từng bài viết có sự đan xen, giao thoa giữa các chủ đề khác nhau, nhiều khi khó phân biệt rách ròi.
2.1 Chủ đề chính trị.
Chủ đề chính trị xuất hiện trên báo Tết không nhiều. Khảo sát số lượng các bài viết theo chủ đề này trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nhân dân
Lao động
Tiền phong
Phụ nữ Việt Nam
Giáo dục và Thời đại
Nông thôn ngày nay
Hà Nội mới
Bắc Ninh
Tổng số (bài)
255
447
318
162
234
216
237
177
Chính trị
57 (22,35%)
24 (5,36%)
18 (5,66%)
9 (5,55%)
9
(3,8%)
9
(4,16%)
24 (10,12%)
12 (6,7%)
Như vậy, có thể thấy, chỉ Nhân dân là tờ có tỷ lệ bài viết về chủ đề chính trị tương đối cao (22,35%) vì đây là tờ báo ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nên các thông tin chính trị vẫn là chủ đạo, mang tính định hướng chính trị, tư tưởng.
Mùa xuân, ngày Tết, cũng là thời gian chúng ta kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Các số báo Tết đều dành những bài viết trang trọng ở trang nhất với ý nghĩa “Mừng Đảng, mừng xuân”, đánh giá, tổng kết vai trò của Đảng với mỗi chặng đường mà dân tộc ta đã trải qua. Trong bài “Đảng 70 mùa xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000), tác giả Hải Đường đã ôn lại những chặng đường vinh quang và thử thách của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. “Suốt 70 năm qua, mỗi bước đi của Đảng luôn nhịp cùng bước đi của dân tộc. Có sự thử thách nào không có sự chia lửa, nhường cơm sẻ áo của người dân với Đảng. Có chiến công nào không kết tinh trí tuệ, mồ hôi và máu Đảng ta, dân ta”. Bước vào mùa xuân này là mùa xuân thứ 70 của Đảng, năm đổi mới thứ 15, năm giao thừa thế kỷ, giao thừa thiên niên kỷ. Đất nước đã chuyển mình vào xuân, qua một năm mới nhiều hoa thơm trái ngọt, nhưng cũng không ít chông gai. Khó khăn, thử thách lớn nhất, và cũng là sứ mạng mà lịch sử giao phó cho Đảng ta là “mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tê trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, vươn tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
“70 năm một quá trình sáng tạo” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) là sự khẳng định của T.S Ngô Đăng Tri: “cách mạng Việt Nam giành đư._.ợc những thắng lợi như ngày nay là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, mà trước hết là sự lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn mang tầm chiến lược của Đảng ta”. Để chứng minh, tác giả đã đưa ra năm luận điểm về sự sáng tạo của Đảng, tương ứng với năm thời kỳ lịch sử từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Cùng vấn đề trên, còn có bài: “70 năm sáng tạo” của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng (Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000). Qua việc phân tích chặng đường 70 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả cho rằng: “Sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong một chặng đường 70 năm ấy nổi bật tính cách một đội tiên phong ngày càng gắn bó với quần chúng, ngày càng đại diện được cho nguyện vọng dân tộc”. Từ đó ông đi đến đánh giá, tổng kết “sáng tạo lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là hoà mình vào lịch sử dân tộc, là dân tộc, số phận của Đảng hoà vào số phận của đất nước, của nhân dân”.
Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng được các số báo Tết đề cập tới. Tác giả Hải Đường trong “Đảng 70 mùa xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) khẳng định cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua “là cuộc giải phẫu, người bệnh là ta, bác sĩ cũng là ta, để giữ lấy sự sống, giữ bền tinh chất vàng mười” của Đảng. Đây cũng chính là một biện pháp để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng ta. Bài viết “Khát vọng mùa xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) chỉ rõ công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Đảng ta đang tiến hành đã củng cố thêm niềm tin của dân vào Đảng, để cùng chung lo xây dựng, phát triển Tổ quốc.
Vấn đề dân vận cũng được các quan tâm phản ánh. Nhà báo Hoàng Tùng trong “Sức mạnh lấp biển, dời non” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) đã đánh giá sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của quần chúng nhân dân là sức mạnh dời non lấp biển. “Nguồn gốc cơ bản sâu xa sức mạnh ấy là nền văn hoá mà cốt lõi là tinh thần cộng đồng sinh ra từ nhu cầu của sự tồn tại của từng bộ tộc, công xã, hình thành từ từ quan hệ huyết thống, dân tộc gắn bó với nhau trong cuộc sống lâu đời”. Khi có hoạ xâm lăng, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược, nhân dân ta là lực lượng quyết định thắng lợi. Nhờ đó mà ba lần làm thất bại âm mưu đồng hoá dân tộc của giặc ngoại xâm. Sức mạnh truyền thống của dân tộc không phải là vốn quý trời cho, lúc nào cũng được phát huy. “Khi lòng người được quy tụ, thì có thể lấp biển dời non, trái lại khi bị ly tán, thì suy yếu, thậm chí mất nước. Thăng trầm không phải là một quy luật tạo hoá mà do con người tạo nên”. Ba lần mất nước đều bắt nguồn từ một nguyên nhân trực tiếp: để mất lòng người, dẫn đến ly tán. Từ đó tác giả khẳng định bài học lịch sử của ta, nói cho cùng là “việc đại nghĩa cốt ở yên dân, giữ được đạo lý ấy thì thành công. Làm trái lại ắt phải thất bại”. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp lúc đầu thất bại vì chưa ai tập hợp được toàn dân tộc vào cuộc chiến đấu. Chỉ từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, nổi dậy đánh đổ chế độ thực dân, chế độ phong kiến. Để bảo vệ nền độc lập, tự do đã giành được, Đảng lại dựa vào Nhà nước của nhân dân tổ chức, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh trường kỳ của toàn dân đánh thắng những thế lực đầu sỏ. Một lần nữa chúng ta lại chứng minh chân lý “yếu có thể chuyển thành mạnh, nhỏ có thể đánh thắng lớn nếu mọi người đoàn kết thành một khối”.
Nhà báo Hữu Thọ trong bài viết “Lịch sử và huyền thoại” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) đã bày tỏ cảm nhận đất nước ta “có những huyền thoại trở thành lịch sử, có những sự kiện lịch sử như huyền thoại”. Đó là những huyền thoại đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam về tinh thần cố kết cộng đồng, là nghĩa đồng bào, ý chí bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm chống thiên tai... của người Việt vì sự trường tồn của đất nước. Có những sự kiện lịch sử trở thành huyền thoại là: dân tộc vốn đất không rộng, dân không đông, nhưng đã kiên cường đánh bại những tên đế quốc sừng sỏ, hùng mạnh nhất trên thế giới, từ đế quốc Nguyên Mông thời phong kiến cho tới thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thế kỷ 20; đứng vững và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thoái trào của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Tác giả khẳng định, có được những thành công lịch sử mang tính huyền thoại ấy là do sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là Đảng đã biết huy động sức mạnh vô địch của nhân dân. Ngày nay, muốn công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công cũng không thể thiếu sức mạnh ấy. Điều này cũng được khẳng định trong bài “Bác nhắc lại tám lần” (Hữu Thọ - Nhân dân Tết Canh thìn 2000): bí quyết mầu nhiệm của mọi thành công của Đảng ta, đất nước ta là “đoàn kết làm ra sức mạnh”, “sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí của toàn dân”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công như Bác hồ đã dạy”.
Chủ đề viết về Đảng ta, ngoài các báo Tết trung ương thì các báo Tết địa phương cũng xuất hiện nhiều. Ngoài việc đánh giá, tổng kết thành công trên phạm vi cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, các báo Tết còn đề cập đến vấn đề các Đảng bộ địa phương với những thành tựu ở địa phương mình. Hai tờ báo địa phương được khảo sát là Hà Nội mới và Bắc Ninh Tết 1999, 2000, 2001 đều đăng tải những bài viết theo chủ đề này như: “70 mùa xuân có Đảng”, “Mừng Đảng - mừng xuân thêm sức mạnh bứt phá” (Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000); “Đảng và mùa xuân thế kỷ”, “Cội nguồn sức xuân của Đảng” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001); “Trước thềm thiên niên kỷ - nghĩ về nghĩa Đảng tình dân” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001)... Các bài viết trên vừa có tính chất tổng kết, đánh giá những thành tựu của Đảng ta nói chung trên phạm vi cả nước, lại giới hạn thành tựu cụ thể ở địa phương mình, Đảng bộ mình.
Trên báo Tết cũng xuất hiện nhiều bài viết về Bác Hồ. Ngày xuân, ngày Tết là những ngày chúng ta tưởng nhớ về công lao cũng như tình thương cao cả của Người. Khi còn sống, mỗi khi Tết đến xuân về, mỗi người dân Việt Nam lại chờ mong giọng nói trầm ấm của Người đọc thư và thơ chúc Tết trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày nay, khi Bác đã đi xa, mỗi mùa xuân về, chúng ta lại bồi hồi về Người qua những bài báo Tết. Các bài viết về Bác thường là những câu chuyện, những hồi ức cảm động của những người đã có may mắn được thân cận, được sống và làm việc với Bác hay chỉ là được thoáng gặp Bác một lần... Mỗi một mẩu chuyện, dù lớn hay nhỏ liên quan đến Người cũng đều làm cho chúng ta xúc động, đều là những lời dạy bảo ân cần của Người. Các bài viết xuất hiện trên báo Tết cũng là dịp để nhân dân cả nước báo công với Bác về những thành tựu của đất nước đạt được trong năm qua.
Trong bài viết “50 xuân trước Bác Hồ nói về Đảng” (Nhân dân Tết Tân tỵ 2000), đồng chí Vũ Kỳ ôn lại lời dặn của Bác cách đây đúng nửa thế kỷ về xây dựng Đảng, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bài viết vừa nêu cảm nghĩ: “Nhớ lại những sự kiện lịch sử đã qua, trong tôi vẫn còn bồi hồi xúc động”; vừa đánh giá: những lời dạy của Bác Hồ cách đây đúng 50 năm, nhưng vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa thực tiễn, “vẫn là tư tưởng chỉ đạo thiết thực, bảo đảm cho Đại hội IX thành công, dẫn dắt toàn dân ta đi vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn”.
Bài viết “Bác nhắc lại tám lần” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) của nhà báo Hữu Thọ là một phát hiện bất ngờ, lý thú của tác giả khi dọc lại bản Di chúc của Bác Hồ. “Đêm khuya đọc lại Di chúc của Bác Hồ... giật mình thấy trong hơn một nghìn từ để lại “muôn vàn tình thân yêu” cho con cháu muôn đời sau, tám lần Bác nhắc tới từ “đoàn kết”. Tác giả đã chỉ ra cụ thể tám trường hợp Bác Hồ nhắc đến từ “đoàn kết” trong Di chúc và ôn lại những lời dặn ân cần - cũng là những bài học quý báu của Bác về đoàn kết: đoàn kết trong Đảng và đoàn kết dân tộc, “muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. Phải đoàn kết thì mới thực hiện được mong muốn của toàn Đảng, toàn dân ta.
Các số báo Tết cũng xuất hiện nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá quan điểm, tư tưởng của Bác về Đảng, về cách mạng, về dân tộc, dân vận như: “Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam” (Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999) và “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới” (Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000)... Đây là những bài chuyên luận có ý nghĩa thực tiễn quý báu cho ngày nay.
Các số báo Tết còn đăng tải ý kiến của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước về Đảng (công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đoàn kết trong Đảng), về Nhà nước (xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; cải cách bộ máy và thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật), về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (thể hiện sự quan tâm của các Đảng và Nhà nước với dân, với tình hình ăn Tết của nhân dân, đặc biệt là nhân dân miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long qua trận lũ lụt thế kỷ)... Các bài viết đều thể hiện sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo cấp cao đối với sự phát triển đất nước, sự no ấm của nhân dân.
Mảng thông tin quan trọng khác về chủ đề chính trị là ngoại giao, các vấn đề quốc tế cũng xuất hiện, nhưng không nhiều như: “Việt Nam năm 1998 - Những viên ngọc trân châu trên vương miện ngoại giao” (Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999), “Ngoại giao Việt Nam năm 2000: Sự kiện đáng nhớ thành tựu đáng tự hào” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001), “Thế cờ lớn trên ngưỡng cửa của thế kỷ 21”, “Bức tranh toàn cầu trong năm cuối thế kỷ” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ)...
2.2 Chủ đề kinh tế - xã hội.
Đây là chủ đề chiếm số lượng trung bình khoảng từ 25 - 30% bài viết trên 8 tờ báo Tết được khảo sát trong 3 năm 1999, 2000, 2001, chỉ đứng sau chủ đề văn hoá - thể thao về số lượng. Nhiều tờ chiếm tỷ lệ cao như: Tiền phong (47,16%), Nông thôn ngày nay (40,27%), Lao động (39,59). Chúng ta ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nên vấn đề phát triển kinh tế - xã hội được quan tâm hàng đầu.
Nhân dân
Lao động
Tiền phong
Phụ nữ Việt Nam
Giáo dục và Thời đại
Nông thôn ngày nay
Hà Nội mới
Bắc Ninh
Tổng số (bài)
255
447
318
162
234
216
237
177
Kinh tế - xã hội
72 (28,23%)
177 (39,59%)
150 (47,16%)
24 (14,81%)
48 (20,51%)
87 (40,27%)
33 (13,92%)
30 (16,94%)
1.2.1 Chủ đề kinh tế:
Về chủ đề kinh tế, đa số bài viết đều tập trung vào việc đánh giá, tổng kết khái quát nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, nhìn nhận bước phát triển trong năm tới.
Bài viết “Kinh tế Việt Nam năm 2000: Thách thức và niềm tin” (Ngọc Thanh - Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999), đã tổng kết lại nền kinh tế Việt Nam trong năm 1998 với những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tuy vẫn còn một số khó khăn. Bằng những con số thống kê cụ thể, tác giả cung cấp cho bạn đọc bức tranh toàn diện về sự tăng trưởng của các ngành kinh tế: từ nông nghiệp, công nghiệp đến, thương mại, dịch vụ... Kết thúc bài viết, tác giả thể hiện niềm tin và cũng là khẳng định quyết tâm: “với lòng yêu nước, tài năng, trí tuệ và bản lĩnh con người Việt Nam sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp của toàn dân …nhân dân ta nhất định sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1999, tạo thế và lực để đất nước vững tin bước vào thế kỷ XXI”.
T.S Lê Đăng Doanh trong “Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam năm 1999 và những thách thức năm 2000” (Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000), cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong năm 1999, qua sự phân tích bài bản của một chuyên gia kinh tế. Thắng lợi kinh tế năm 1999 là: “ổn định nền kinh tế vĩ mô, nông nghiệp đạt thắng lợi lớn và xuất khẩu vượt dự kiến”. Đồng thời tác giả cũng nhìn nhận: “năm 2000 đối với kinh tế Việt Nam đúng là một thách thức, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội”.
“Năm mới tính sổ làm ăn” (Vũ Khoan - Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) là bài viết khá độc đáo, lý thú. Tác giả là quan chức trong Bộ Thương mại, nhưng bài viết không hề mang tính chất khuôn mẫu, khô cứng mà rất tự nhiên, sinh động. Dường như tác giả đang nói chuyện, tâm tình thân mật với người đọc về chuyện làm ăn, hơn là đang bàn đến vấn đề kinh tế của một đất nước. Mở đầu bài viết là lời tâm sự: “Mỗi khi năm hết Tết đến, các nhà kinh doanh đều tính sổ xem trong năm làm ăn lỗ lãi ra sao. Ngoảnh nhìn lại một năm hoặc cả thập kỷ, theo chiều hướng nào chúng ta cũng đều có thể hài lòng: hầu hết những dự kiến đề ra đều đạt được, thậm chí trên một số mặt còn vượt trội”. Tiếp đó tác giả đã nêu những thuận lợi và khó khăn của năm mới, phân tích, dự đoán nền kinh tế Việt Nam trong năm 2001 kèm theo những tình cảm, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên: “Hài lòng với những gì đã làm được, chúng ta vẫn chưa thể yên lòng. So với bản thân mình thì nhiều tiến bộ nhưng so với thiên hạ thì chưa là bao”. Giọng điệu thân mật tâm tình, cộng với việc dùng nhiều thành ngữ, khẩu ngữ tự nhiên như: “cỡ xèng xèng bậc trung”, “tháng giêng là tháng ăn chơi”, “năng nhặt chặt bị”, “trái gió trở trời”... tạo nên thành công cho bài viết.
Bên cạnh những bài viết đánh giá, tổng kết lại nền kinh tế Việt Nam trong một năm hay một giai đoạn lớn hơn, còn nhiều bài viết đánh giá, tổng kết lại từng lĩnh vực kinh tế cụ thể như: xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài...hay các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ...
Về vấn đề xuất khẩu, báo Tiền phong Tết Canh thìn 2000 có bài “Xuất khẩu 1999: Bước tạo đà tốt đẹp cho năm 2000” (Đình Nguyên). Tình hình xuất khẩu của nước ta năm 1999 được tổng kết qua những con số cụ thể: “xuất khẩu đạt 11,5 tỷ USD, tăng khoảng 20%, vượt kế hoạch 12%…” Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu giá trị cao là gạo, dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê... với những số liệu cụ thể về số lượng, doanh thu, tỷ lệ tăng. Một thành công nữa là: “ta đã xuất siêu và lần đầu tiên Việt Nam có xuất siêu trong cán cân kim ngạch xuất khẩu”. Nguyên nhân là do cơ chế “mở” thông thoáng của Đảng, Nhà nước; với những biện pháp khuyến khích triệt để giải quyết những vướng mắc về xuất khẩu. Những vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu là: “các thành phần kinh tế dân doanh, nhất là kinh tế tư nhân trong thực tế còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử, thủ tục còn phiền hà...” Một thách thức lớn mà tác giả cũng chỉ ra là sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của các thị trường nước ngoài, mặt khác “mặt hàng xuất khẩu của ta vẫn chưa có sự thay đổi nhiều về chế biến mà còn chủ yếu là gia công cho bên ngoài, tỷ lệ xuất thô còn lớn...”
Lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng được các số báo Tết đề cập tới, đặc biệt trong bài “12 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001). Tác giả Ngọc Tiến đánh giá: “12 năm qua, mặc dù còn tồn tại những bất cập do cơ chế, bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh, góp phần phát triển kinh tế đất nước”. Thành tựu cụ thể của đầu tư nước ngoài từ năm 1998 (khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực) đến cuối năm 2000 là: “có trên 2500 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với vốn đăng ký và bổ sung đạt gần 37 tỷ USD, vốn thực hiện đạt xấp xỉ 17 tỷ USD và hiện chiếm khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội”. Có thể nói, trong một bài bài viết hơn 1000 từ nhưng tác giả Nguyễn Ngọc Tiến đã tổng kết lại những chặng đường dài 12 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với cả những thành công và hạn chế. Bài viết ngắn gọn, hấp dẫn , tuy sử dụng nhiều con số thống kê nhưng không gây cảm giác khô cứng, nhàm chán bởi việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt của tác giả.
Năm 2000, việc xuất hiện và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã thu hút sự chú ý của báo chí trong đó có báo Tết. Trước đó, khi thị trường chứng khoán chưa ra đời, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này như: “Có chăng thị trường chứng khoán trước thềm thế kỷ?” (Phụ nữ Việt Nam Tết Kỷ Mão 1999), “Thị trường chứng khoán còn lắm truân chuyên” (Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999)... Khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, nhiều báo Tết đã tổng kết lại hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ ngày mở cửa: sau bốn tháng vận hành, “khối lượng chứng khoán giao dịch là 2.589.670 chứng khoán, với tổng giá trị giao dịch là 57.490.934.000đ (bình quân mỗi phiên giao dịch đạt 1.127.273.215đ ). Chỉ số VN Index tăng 66,17%”. Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển tốt với các phiên giao dịch được vận hành an toàn và đều đặn, tổng giá trị sau mỗi phiên giao dịch ngày càng lớn hơn. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân Hà Nội vẫn chưa thể “khai mạc” được thị trường chứng khoán như thời gian đã định, phải lùi tới cuối năm 2001 do những khó khăn, tồn tại cần giải quyết (Hồng Duyên - “Thị trường chứng khoán Việt Nam - Vạn sự khởi đầu nan” - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001).
Vấn đề kinh tế tri thức cũng được các số báo Tết quan tâm phản ánh, vì “khi những tờ lịch cuối cùng của năm giao thừa giữa hai thế kỷ XX và XXI được bóc đi, thế giới chúng ta đã đứng trước thềm sự phát triển mới của xã hội loài người - nền kinh tế tri thức.” (Phạm Thanh Hà - “Việt Nam tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức” - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001). Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và nhiều người vẫn chưa hiểu rõ kinh tế tri thức là gì. Vì vậy tác giả giải thích: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...mà ở đó tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm...” Từ chỗ phân tích nền kinh tế tri thức nói chung, tác giả liên hệ với thực tế nước ta: tuy di sau khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng ta có thể đi tắt, đón đầu, tiến thẳng sang nền kinh tế tri thức. “Để có được một nền kinh tế tri thức thật sự, ngay từ bây giờ , Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có chính sách đối ngoại để chủ động tham gia tích cực vào nền kinh tế thế giới. Phải nhanh chóng xây dựng hạ tầng cơ sở vững chắc để phát triển khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Đặc biệt chú trọng đến công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quyết định để Việt Nam tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức”. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ lớn: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời. Đến nay, về cơ bản chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp và nông nghiệp cũng đóng góp khoản thu lớn vào ngân sách quốc gia. Trong thời gian qua, trên mặt trận nông nghiệp, chúng ta đã thu được thắng lợi vang dội. Dưới tiêu đề “Sự tăng trưởng ngoạn mục” (Lao động Tết Kỷ Mão 1999), GS Bùi Huy Đáp đã tổng kết, đánh giá thành công của nông nghiệp nước ta là đưa nước ta từ thiều hụt, phải nhập khẩu lương thực đến đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, rồi xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. “Sản lượng thóc tăng bình quân năm 8% là cao nhất trong khu vực và trên thế giới trồng lúa”. Tác giả nhận định: “Sự tăng trưởng ngoạn mục của sản xuất lương thực và của sản xuất lúa trong thập kỷ qua là một trong những hành trang quý giá để nông nghiệp nước ta bước vào thế kỷ XXI”. Thành công của nông nghiệp Việt Nam còn được đề cập đến trong nhiều bài khác như: “Cây lúa Việt Nam 15 năm liền được mùa” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001), đặc biệt là trên tờ báo Nông thôn ngày nay.
Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Là số báo cuối cùng của năm cũ và đầu tiên của năm mới, báo Tết không thể không có những bài viết đánh giá, tổng kết về ngành công nghiệp, đặc biệt với những ngành công nghiệp quan trọng, những ngành “mũi nhọn” hiện nay: bưu chính viễn thông, hàng không, dầu khí... Bên cạnh những bài đánh giá chung về các ngành kinh tế này như “Các ngành kinh tế mũi nhọn nói gì?” (Nông thôn ngày nay Tết Tân Tỵ), nhiều bài viết đã đi sâu tìm hiểu tình hình “làm ăn” trong năm của từng ngành cụ thể. Dầu khí hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn vào sự phát triển đất nước những năm qua. Nhiều báo Tết đã quan tâm tới ngành kinh tế này như: “Lời hứa trên giếng dầu” (Lao động Tết Canh thìn 2000), “Ngành dầu khí Việt Nam sẽ có vị thế vững chắc trên trường quốc tế” (Tiền phong Tết Tân Tỵ 2001)... Bài viết “Dầu khí Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) đã tổng kết lại hoạt động của Petro Việt Nam trong năm 1999, tác giả viết: “Năm 1999, sản lượng dầu thô khai thác vượt con số 15 triệu tấn, là năm có sản lượng cao nhất, xuất khẩu dầu thô đạt kim ngạch 2 tỷ USD. Đầu tháng 10, Petro Việt Nam lại có thêm một tin vui mới: tấn dầu thứ 80 triệu đã được khai thác”. Một thành công nữa của Petro Việt Nam là xây dựng và đi vào vận hành Nhà máy khí hoá lỏng Dinh Cố, Nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất - nhà máy khí hoá lỏng và nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Trước đây chúng ta mới chỉ tiến hành thăm dò, khai thác và xuất khẩu dầu thô, khâu chế biến còn bỏ ngỏ, còn bây giờ, “khi phát triển được khâu chế biến thì giá trị lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên nhiều lần, tạo việc làm, sự phát triển sẽ đi vào ổn định, hợp lý”. Từ những ngọn lửa nhỏ được khơi nguồn từ những mỏ dầu, theo năm tháng, với sự nỗ lao động, người thợ dầu khí đã đánh thức kho “vàng đen”, đem lại nguồn lợi cho đất nước. Bước vào thiên niên kỷ mới, chúng ta có quyền hy vọng về một tập đoàn dầu khí phát triển, đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng khác là ngành điện lực cũng được báo Tết đề cập tới. Dưới tiêu đề “Ngành điện Việt Nam bước vào thế kỷ XXI: Thời cơ và thách thức” (Hà Nội mới số Tết Tân Tỵ 2001), tác giả Thanh Mai đã phác thảo bức tranh tổng quát ngành điện Việt Nam mấy thập kỷ qua, cả khó khăn, thiếu thốn lẫn thành công. Đây là ngành công nghiệp “đàn anh” công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cần phải “đi trước một bước”. Tác giả đã đánh giá một sự kiện quan trọng trong ngành điện lực Việt Nam - công trình thi công đường dây 500KV: “Không quá lời khi nói rằng, chiến dịch lao động thi công đường dây 500 KV là kỳ tích của người thợ đường dây trong thế kỷ XX”. Nhìn chung, sau gần nửa thế kỷ phát triển, quy mô của ngành điện Việt Nam đã mở rộng đáng kể. Tuy vậy, một vấn đề bất cập cũng được chỉ ra là: “Luật điện lực vẫn chưa được ban hành làm cơ sở pháp lý nhất quán” cho việc phát triển và đảm bảo lưới điện trong toàn quốc.
Ngoài các vấn đề kinh tế trên, báo Tết cũng đề cập tới thành tựu phát triển kinh tế trong năm của một số địa phương tiêu biểu: “Hà Nội với sự phát triển kinh tế bền vững”, “Thành phố Hồ Chí Minh: ngoảnh lại 20” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), “Công nghiệp Bắc Ninh vững bước tiến vào thế kỷ mới” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001)... đặc biệt trên hai tờ Hà Nội mới và Bắc Ninh.
2.2.2 Chủ đề xã hội:
Trên các số báo Tết được khảo sát, bài viết theo chủ đề xã hội chủ yếu là về vấn đề xoá đói giảm nghèo, lao động - việc làm, khoa học, giáo dục... Còn các vấn đề khác, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, hậu quả chiến tranh hầu như không xuất hiện. Điều này phù hợp với phong tục Tết cổ truyền, người ta thích nói về những cái vui vẻ, lạc quan, những mặt tích cực.
Bài viết “Việt Nam đẩy lùi đói nghèo trong thiên niên kỷ mới” (Dương Anh - Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000), đã thông báo những kết quả đáng tự hào của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị “một hiện tượng đặc biệt của thế giới trong công cuộc chung nhằm xoá đói giảm nghèo với tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh”. Tiếp theo, bằng những số liệu thống kê do Ngân hàng thế giới thực hiện, tác giả đã chứng minh cho nhận xét trên của mình: “tỷ lệ người dân Việt Nam có mức chi tiêu bình quân đầu người ở dưới ngưỡng nghèo đã giảm từ 25% xuống còn 15%...” Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh; sự cải thiện hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng. Một nguyên nhân khác rất quan trọng mà tác giả chỉ ra là “những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong việc tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt là những người nghèo” qua đánh giá của ông An-đriu Stia, Giám đốc ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công cuộc xoá đói giảm nghèo là: “nhiều người đã bứt ra khỏi đói nghèo nhưng chỉ trên ngưỡng nghèo một chút. Chỉ một rủi ro, như những trận lũ lụt gần đây ở miền Trung, hay thậm chí chỉ một người trong gia đình bị đau ốm cũng đủ để đưa những hộ này trở lại sự đói nghèo”. Cũng là chuyện xoá đói giảm nghèo nhưng bài viết “Xoá đói giảm nghèo - Trách nhiệm của cộng đồng” (Mai Châu - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001) lại tập trung vào phạm vi thành phố Hà Nội, nơi có tốc độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân xã hội khá cao nhưng cũng bộc lộ sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Nhờ chương trình “phủ vốn” giúp hộ đói nghèo để thâm canh lúa và hoa màu, khôi phục, mở rộng ngành nghề thủ công truyền thống... nên kết quả đạt được về công tác xoá đói giảm nghèo của thành phố rất khả quan như tác giả đã đưa ra: “Vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, toàn thành phố có trên 3000 hộ đã thoát nghèo, vươn lên khá giả... Số hộ nghèo năm 1992 là trên 5,8%, hết năm 2000 còn khoảng trên 1%”.
Vấn đề lao động, việc làm cũng được báo Tết quan tâm phản ánh, đặc biệt trên tờ Lao động, qua những bài viết đánh giá về vai trò của công đoàn trong việc quan tâm đến đời sống của người lao động, vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống như trong “Đối thoại với người dang tìm việc làm về cho đất nước” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000), “Giúp gần 5000 người có việc”, “Cầu nối với người lao động” (Lao động Tết Canh thìn 2000)... Ngoài ra, còn một vài bài viết đề cập tới vấn đề cứu trợ nhân đạo, giúp đỡ các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là cho đồng bào miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long sau trận lũ thế kỷ như trong bài “Những tấm lòng nhân ái” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000).
Mảng các bài viết về khoa học, giáo dục cũng được đăng tải trên báo Tết tuy không nhiều như: “Giáo dục Việt Nam những bước tiến tự hào” (Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999), “Nhân tài” (Tiền phong 1999), “Công nghệ thông tin vượt ải vũ môn” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), “Công nghệ sinh học vẫn là mũi nhọn” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001), “Thế kỷ vào vũ trụ” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001)... và chủ yếu xuất hiện trên tờ Giáo dục và Thời đại.
2.3 Chủ đề văn hoá - thể thao.
2.3.1 Chủ đề văn hoá.
Khảo sát trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi nhận thấy chủ đề văn hoá chiếm dung lượng lớn nhất so với các chủ đề khác. Trung bình chủ đề này chiếm khoảng hơn 50% dung lượng bài viết trên các số báo Tết. Có những tờ chiếm tỷ lệ rất cao như Phụ nữ Việt Nam: 68,51%, Giáo dục và Thời đại: 69,23%, Bắc Ninh: 66,1%. Trên cơ sở thống kê, phân tích các bài viết theo chủ đề này, người viết chia ra hai mảng lớn: mảng bài viết về phong tục Tết Nguyên đán cổ truyền; mảng bài viết về các loại hình văn hoá nghệ thuật .
Nhân dân
Lao động
Tiền phong
Phụ nữ Việt Nam
Giáo dục và Thời đại
Nông thôn ngày nay
Hà Nội mới
Bắc Ninh
Tổng số (bài)
255
447
318
162
234
216
237
177
Văn hoá
90 (35,29%)
174 (38,29%)
102 (32,07%)
11 (68,51%)
52 (23,07%)
28 (38,88%)
150 (63,29%)
117 (66,1%)
2.3.1.1 Phong tục Tết Nguyên đán.
- Con giáp.
Cũng như nhiều quốc gia ở phương Đông, Việt Nam đón Tết Nguyên đán theo âm lịch. Đó là lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Từ xưa, trong nhiều nước châu á (cũng như Việt Nam) đã tồn tại quan niệm mỗi năm âm lịch có một con vật biểu tượng, gọi nôm na là các “con giáp”. Mười hai con giáp luân phiên nhau lặp lại có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hoá tinh thần người phương Đông. Đã thành “lệ”, báo Tết năm nào cũng dành diện tích nhất định để đăng bài viết xung quanh con giáp của năm.
Đa số các bài viết đều mô tả, giới thiệu, tìm hiểu đời sống, đặc điểm cư trú, “tính cách”, hình dạng, màu sắc đặc biệt... của các con vật này. Viết về đặc điểm của mèo, Hà Nội mới Tết Kỷ Mão 1999 có bài “Năm Mão nói chuyện mèo” của tác giả Chiến Thắng. Tác giả cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin lý thú về loài mèo. Tương tự, Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999 đã trả lời câu hỏi “Vì sao mèo tam thể luôn là mèo cái” (Lê Quân). Hay báo Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999 với “Những câu hỏi lý thú về mèo” (Ngọc Đính) trả lời giúp cho bạn đọc nhiều câu hỏi... quanh “dì của hổ”. Rắn là con vật được các số báo Tết năm Tỵ “khai thác”. Không chỉ ở châu á mà trên thế giới, có rất nhiều huyền thoại về rắn. Đây là con vật vừa có hại (khi nó cắn chết người), lại vô cùng có lợi trong cuộc sống. Trên báo Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001, tác giả Hoàng Hà Linh đã đưa ra những “Nguồn lợi các loài rắn”: là “người bảo nông” siêng năng, cần cù; da rắn là món hàng quý, là dược liệu quý mà cả “Tây y và đông y đều chuộng”. Các bài viết còn đưa ra những “kỷ lục” của các con giáp, hay những chuyện lạ kỳ xung quanh các con vật này như “Một vài kỷ lục của loài rắn” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001), “Thế giới với những loài rắn chúa tể” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), “Đó đây thế giới mèo” (Tiền phong Tết Kỷ Mão1999)... thu hút sự chú ý của người đọc.
Không chỉ dừng lại ở việc mô tả, giới thiệu những đặc điểm của các con giáp, nhiều bài viết còn đề cập đến con giáp trong văn hoá tâm linh thần bí. Tác giả Tuấn Phong khẳng định: “trong tâm linh, rắn được coi như loài vật đầy bí hiểm, mang đến cho con người những cầu mong, lo ngại. Thế giới có nhiều huyền thoại về rắn”. (“Rắn trong tâm linh thần bí” - Lao động Tết Tân Tỵ 2001). Tác giả đã cung cấp một loạt huyền thoại kỳ bí về loài rắn ở Việt Nam và trên thế giới cho độc giả. Con rồng mặc dù không có thật trong cuộc sống, là con vật huyền thoại, nhưng từ lâu đã có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt như tác giả Nguyên Long khẳng định: “Trong 12 con giáp, rồng là con vật huyền thoại duy nhất nhưng lại có quan hệ gần gũi nhất, ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài, phong phú nhất tới đời sống và văn hoá Việt Na._. mặt cấu trúc, tuỳ bút cũng không bị ràng buộc bởi một cốt truyện hay kết cấu lô gíc chặt chẽ, tư tưởng chủ đạo của bài viết có thể được toát ra từ mạch cảm xúc khá tự do của tác giả. Tuỳ bút “kết hợp xen kẽ việc mô tả khái quát với việc bộc lộ chủ quan” [15; 231]. Đặc biệt ngôn ngữ tuỳ bút rất giàu hình ảnh và chất thơ.
Với bút pháp phóng khoáng, uyển chuyển, linh hoạt, giàu chất trữ tình, tuỳ bút là thể loại rất thích hợp sử dụng trên báo Tết. Vì vậy trên tờ báo Tết nào cũng xuất hiện ít nhất một bài tuỳ bút. Thậm chí có số báo rất nhiều tuỳ bút như Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001 với 7 tuỳ bút.
Hầu hết những bài tuỳ bút trên các báo Tết đều được viết bởi những nhà văn tên tuổi như Băng Sơn, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Bùi Vợi, Trung Trung Đỉnh...
Tuỳ bút “Sông Hồng bay” của Trần Mạnh Hảo trên báo Hà Nội mới Tết Canh thìn 2000 là bài viết đặc sắc, bày tỏ những suy nghĩ của tác giả về dòng sông Hồng và mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến trên chuyến bay về Hà Nội vào ngày giáp Tết. Nhìn con sông từ trên cửa sổ máy bay, tác giả như nhìn thấy cả lịch sử nghìn năm của mảnh đất “trong sông” này “cảm xúc lướt theo tốc độ phản lực, đặng thấm thía nỗi niềm cha ông vạn cổ, nỗi niềm của một đứa con tha phương cầu thực từng mang huyết mạch sông Mẹ trong người mà sống, mà quay quắt nhớ thương”. Sự chín chắn, từng trải đã tạo cho giọng văn của Trần Mạnh Hảo vừa giản dị, mộc mạc, lại tràn đầy cảm xúc khi viết về mảnh đất kinh kỳ. Nhiều phát hiện độc đáo trong so sánh và liên tưởng, những “chệch chuẩn” tạo nên cái “thần” của bài viết như: “trời xanh màu lá dong gói bánh chưng, thi thoảng những khóm mây trắng muốt hoa mận...”; “sông Hồng thở phì phò ra biển”; “cánh cò chập chờn như mái chèo trắng muốt của trời xanh, gấp gáp chèo, chập chờn gắng gỏi chở gió nắng sang sông, chở lời ru về kịp chao nôi chiều đang xuống?”; “tôi nhìn thấy sông Hồng choàng vòng ôm vĩ đại, ôm ghì lấy Hà Nội như ôm một tình nhân, cuống quít chẳng muốn rời”; “sông Hồng âu yếm quàng cho Hà Nội chiếc khăn len rực rỡ màu than lửa, quàng cho lịch sử một vòng nguyệt quế”; “sông Hồng bế cả ngàn xưa bồi đắp cho thịnh vượng hôm nay”... Ta còn gặp lại phép so sánh, liên tưởng độc đáo này của Trần Mạnh Hảo trong tuỳ bút “Mùa xuân Tết chữ vỡ lòng” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000).
Một “cây tuỳ bút” nổi tiếng trong làng văn, làng báo lâu nay là Băng Sơn cũng góp mặt khá nhiều trên các số báo Tết. Điểm qua 8 tờ báo Tết cũng thấy dăm bài tuỳ bút của ông mà không bài nào giống bài nào, mỗi bài đều có những nét đặc sắc, độc đáo riêng. Tuỳ bút “Phong cách ăn uống thanh lịch” (Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000) là bài viết hấp dẫn, sinh động của Băng Sơn về nét văn hoá thanh lịch trong cách ăn uống của người Việt Nam, mà tiêu biểu là ngươì Hà Nội. Cả bài viết toát lên cái “chất văn” Băng Sơn - cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết, từng câu chữ mà nếu đọc thoáng qua, ta tưởng như đây là con người ưa kiểu cách, “sành điệu”. Giọng văn trong bài viết của ông vừa mềm mại, uyển chuyển, vừa tràn đầy hình ảnh, cảm xúc - một lối văn rất đỗi tinh tế, tài hoa.
ở tuỳ bút “Bắc Ninh niềm nhớ” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ 2001), ông lại thể hiện sự uyên bác về kiến thức cũng như sự sinh động, đa dạng trong việc bày tỏ cảm xúc trữ tình. Dường như trong bài viết, ông đã đưa vào rất nhiều kiến thức văn hoá, lịch sử, địa lý một cách khá tự nhiên, sống động, hấp dẫn với giọng văn mượt mà, giàu cảm.
Với bút pháp lãng mạn, có phần tự do, phóng khoáng, in đậm dấu ấn cá nhân, tuỳ bút là thể loại được các báo Tết sử dụng khá nhiều và để lại ấn tượng sâu sắc trong người đọc với sức hấp dẫn đặc biệt của nó. Cũng chính vì vậy, tuỳ bút đòi hỏi người viết phải có một tâm hồn tinh tế, có sự tài hoa, làm chủ được ngòi bút của mình, tránh sa đà, kể lể dài dòng, làm giảm chất lượng bài viết.
3.1.4 Bút ký.
“Bút ký là thể ký ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, những nhận xét, cảm xúc của người viết trước hiện tượng trong cuộc sống” [18]. Bút ký phản ánh hiện thực khách quan không qua hư cấu. Sức hấp dẫn của bút ký phụ thuộc vào tài năng và khả năng quan sát của tác giả từ hiện thực cuộc sống, tìm ra những vấn đề mới mẻ có giá trị. Bút ký “tái hiện con người, sự việc dồi dào nhưng thông qua đó biểu hiện trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả. Bởi vậy nó nghiêng về hướng trữ tình” [12; 69]. Bút ký “có màu sắc sống động, sự kiện được vẽ lại hoàn chỉnh”, “diễn đạt một cách dễ hiểu nhất, rõ ràng, sống động nhất”, “không đòi hỏi một cơ hội mang tình thời sự”, “có thể được dùng để diễn tả một tâm trạng, một cảm xúc” [20; 58-60]. Bút ký “nhằm ghi lại sự vật, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi” để qua đó trình bày sự thẩm định của tác giả dựa trên cơ sở của những cảm xúc thẩm mỹ. Những điều “mắt thấy tai nghe” ấy không đòi hỏi phải mang tính thời sự gắt gao, nhưng lại phải thật tiêu biểu, điển hình. Mạch suy tư khá phóng khoáng tuy “ít triền miên, ít phóng túng như tuỳ bút” [12; 171].
Trên các số báo Tết xuất hiện nhiều bài viết theo thể loại bút ký. Nhìn chung, bút ký trên báo Tết mấy năm qua rất phong phú và đều là những bài viết được chọn chọn lựa kĩ, chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc.
Đọc “Dưới cát là nước” của Nguyễn Quang Vinh (Lao động Tết Tân Tỵ 2001) ta thấy hiện lên mảnh đất Quảng Bình cát trắng, quê hương tác giả qua những ký ức, hồi tưởng về thời thơ ấu của mình, vừa qua cảm xúc thực tế khi về thăm lại miền quê xưa. Cách mở đầu bài bút ký thật độc đáo: tác giả hỏi mẹ ngày sinh của mình, mẹ nhớ sai nhưng mượn đó để nói: “ai sinh ra tại Quảng Bình, sống và trưởng thành được ở đất này đã ghê rồi, cần chi biết năm tháng. Như cát quê mình, cần chi biết năm tháng, cần chi biết cát có từ khi mô, rứa mà hàng bao đời, cát vẫn rứa, cát vẫn trắng rứa, vẫn nóng rứa, ai làm được chi”. Cách mở đầu độc đáo nhưng thật tự nhiên, cách dẫn dắt hấp dẫn ấy đã gây sự chú ý của người đọc. Trong bài viết có nhiều so sánh, liên tưởng bất ngờ, độc đáo. Cát và người Quảng Bình là hai hình ảnh, hai hình tượng xuyên suốt trong bài viết, nương tựa vào nhau để sống. Và sức sống của người dân Quảng Bình cũng được ví với cát kia “Đúng là không ai làm được chi cát, cũng như không có kẻ thù nào, phong ba bão táp nào làm chi được người Quảng Bình quê tôi...Hoá ra dưới cát lại còn có nước, dưới cái khắc nghiệt có cả sự dịu ngọt, dưới sự cháy bỏng còn có sự mềm mại, thơ mộng”. Giọng văn vừa miêu tả, vừa kể chuyện cứ giản dị, đều đều của tác giả, cái Tôi ít bộc lộ cảm xúc một cách mạnh mẽ. Nhưng thấm trong mỗi dòng, mỗi chữ tưởng như khô như cát ấy, lại dạt dào tình cảm của tác giả dành cho quê hương. Dường như bài viết không hề “có chuyện” gì, không có cốt truyện rõ ràng, nhưng lại chứa đầy ý nghĩa sâu xa.
Khác với Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Đình Quang trong bút ký “Miền cực tây Nam Bộ” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) lại bộc lộ cái Tôi một cách rõ nét hơn, đan xen trong từng chi tiết, sự việc của bài viết. Cái Tôi trong bài viết vừa là cái Tôi - nhân chứng vừa là cái Tôi - thẩm định các sự kiện, hiện tượng diễn ra. Có thể nói người đọc bị cuốn hút ngay từ cách mở đầu, tác giả trực tiếp bộc lộ cái Tôi: “Dù qua nơi đây biết bao lần, nhưng lần nào xuống Bắc Mỹ Thuận, tôi cũng bị choáng ngợp trước dòng sông Tiền, bởi gió, bởi lòng sông rộng bao la hùng vĩ... Lần này tôi lại choáng ngợp bởi khung cảnh mới: cầu Mỹ Thuận”. Và từ đó, bằng giọng văn vừa giản dị, thân mật như tâm tình, đối thoại với người đọc, tác giả miêu tả, thuật lại cảnh sắc, con người, tiềm năng cũng như cơ cực của miền đất này.
Bên cạnh một Nguyễn Quang Vinh giản dị, kín đáo, một Hoàng Đình Quang thân mật, tâm tình, còn có một Vĩnh Quyền từng trải, chín chắn (“Hành lang xanh” - Lao động Tết Tân Tỵ 2001), một Đinh Lê Yên dí dỏm, hài hước (“Hơn 30 năm đào vàng trên đỉnh núi” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000), một Thanh Ngọc mộc mạc, giản dị (“Làng Bắc Ninh ở thành phố mang tên Bác” - Bắc Ninh Tết Canh thìn 2000)...
3.1.5 Niên biểu.
Ngoài những bài viết dài, sử dụng các thể loại báo chí quen thuộc, có tính chất đánh giá, tổng kết những thành công, hạn chế trên một lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...trong năm qua; thì các báo Tết cũng sử dụng một thể loại có tính chất thống kê, “bình chọn” những sự việc lớn, tiêu biểu nhất xảy ra trong năm vừa qua trong lĩnh vực đó. Thể loại này có thể tạm gọi là “niên biểu” như cách gọi của “Từ điển Tiếng Việt”, Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1979. Cuốn từ điển này định nghĩa: “Niên biểu là: 1- Bảng ghi những sự việc lớn xảy ra trong một năm. 2- Bảng ghi những sự việc lớn xảy ra qua các thời đại” [24; 585].
Thực tế trên báo Tết những năm vừa qua, đây là thể loại được sử dụng rất phổ biến và hầu như ít nhất mỗi số báo Tết đều có một bài. Những tờ báo lớn của Trung ương như Nhân dân thường có những bài niên biểu thống kê những sự kiện lớn trong năm của các lĩnh vực rộng lớn như: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao...Còn những tờ báo ngành, báo địa phương thường hạn chế vào ngành, giới, vào địa phương của mình (ví dụ như báo Tiền phong với những gương mặt thanh niên tiêu biểu trong năm, báo Giáo dục và Thời đại với những sự kiện giáo dục tiêu biểu trong năm, hay báo Bắc Ninh với những sự kiện kinh tế - xã hội lớn của tỉnh nhà trong năm vừa qua).
Do có tính chất giống như những bảng biểu thống kê nên dung lượng của một bài niên biểu không lớn, thường chỉ từ 100 đến 200 chữ. Tuy nhiên cá biệt cũng xuất hiện những bài có dung lượng lớn như: “Giáo dục năm 1999 - Những sự kiện nổi bật” (Trần Hữu Trù - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) với hơn 1000 chữ. Đây cũng là bài niên biểu dài nhất trong 8 tờ báo được khảo sát.
Các bài niên biểu thường chọn số lượng chẵn những sự kiện lớn xảy ra trong năm như 10 sự kiện, 20 sự kiện... Đặc biệt đại đa số các bài niên biểu trên 8 tờ báo Tết người viết khảo sát chọn con số 10. Ví dụ “10 sự kiện quốc tế nổi bật 1999” (Quang Lợi - Phụ nữ Việt Nam Tết Canh thìn 2000), “Giáo dục đào tạo năm 1998 - 10 sự kiện nổi bật” (Trần Hữu Trù - Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999)... Tất nhiên, không nhất thiết trong tiêu đề của bài niên biểu đều nêu ngay con số sự kiện là “10 sự kiện...” hay “20 sự kiện...” mà nhiều bài sử dụng “Những sự kiện...”, hay “Những kỷ lục...”, “Những gương mặt...”
Mỗi sự kiện thống kê thường bắt đầu bằng một con số in đậm đánh dấu thứ tự của sự kiện, sau đó là tên sự kiện và phần trình bày tóm tắt sự kiện ở dưới như trong bài niên biểu “Những sự kiện quốc tế 1998” (Mạnh Thuỷ - Phụ nữ Việt Nam Tết Kỷ Mão 1999). Một cách trình bày khác, là mỗi một sự kiện được thống kê trong bài viết không dùng các con số to chỉ số thứ tự của sự kiện mà có thể dùng dấu gạch đầu dòng, dấu hoa thị... để diễn đạt.
Ngoài dạng bài niên biểu thống kê những sự kiện tiêu biểu trong một năm, còn có dạng bài niên biểu thống kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài hơn như qua một thế kỷ, hoặc qua các thời đại. Dạng bài này ít xuất hiện hằng năm như dạng bài thống kê sự kiện lớn trong năm, mà thường chỉ xuất hiện trong thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ.
Năm 2000, 2001 là năm kết thúc thế kỷ XX, năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nên có nhiều bài niên biểu tổng kết, bình chọn những sự kiện tiễu biểu, lớn nhất ở một lĩnh vực trong suốt thế kỷ XX như: “10 phát minh lớn trong thế kỷ XX” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001), “10 sự kiện thể thao thế giới thế kỷ XX” (Lao động Tết Tân Tỵ 2001)...
Dạng niên biểu thống kê những sự kiện lớn tiêu biểu qua các thời đại cũng xuất hiện trên các số báo Tết như: “Những năm Thìn lịch sử” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000), “Những kỷ lục của bóng đã” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000)...
Nhìn chung, ngôn ngữ của bài niên biểu hết sức ngắn gọn, cô đọng, chính xác, cốt đem đến bản chất của sự kiện tiêu biểu đến cho người đọc. Có thể nói, niên biểu tuy không phải là một thể loại nằm trong hệ thống thể loại báo chí, nhưng lại xuất hiện khá thường xuyên trên các số báo Tết, tạo nên nét riêng cho tờ báo mà ít số báo thường ngày có được.
Song song với các bài viết thuộc những thể loại trên, các tờ báo Tết cũng sử dụng một số bài thuộc các thể loại khác như phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, hồi ký... nhưng số lượng các bài viết thuộc những thể loại này không nhiều. Do tính chất đặc biệt của báo Tết, yêu cầu về tính văn học cao hơn, nên các thể loại mang đậm tính chất văn học được sử dụng nhiều trên báo Tết.
3.2 Một số yếu tố ma-két tiêu biểu.
Tờ báo Tết được đầu tư, chuẩn bị và làm rất công phu cả về nội dung lẫn hình thức, để thực sự trở thành ấn phẩm văn hoá hấp dẫn, sinh động, “món ăn tinh thần” không thể thiếu của đông đảo quần chúng. Sản phẩm báo Tết còn là minh chứng của sự tiến bộ, đổi mới trong kỹ nghệ thông tin. Điều dễ nhận thấy là những năm qua, báo Tết được in trên loại giấy chất lượng cao hơn, kỹ thuật in ấn công phu, hiện đại hơn.
3.2.1 Khuôn khổ của báo Tết.
Khổ báo là khuôn khổ, kích thước của một tờ báo mà trên đó toàn bộ nội dung được in ra. Cả 8 tờ báo được khảo sát trong 3 năm đều sử dụng khổ A3 (khoảng 297 - 420 mm) với 5 cột báo trên một trang. Đây là khổ trung bình so với các khổ khác. Số thường của các tờ Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới đều sử dụng khổ lớn, đại đa số là khổ A2. Khổ này lớn, thường dành cho các tờ nhật báo, có truyền thống khổ to. Còn phần lớn các tờ báo ngày nay đều sử dụng khổ A3 (cả số thường lẫn số Tết).
Dung lượng của các số báo Tết đều lớn hơn rất nhiều so với các số báo thường, khoảng từ 60 - 100 trang. Tờ báo Tết có dung lượng cao nhất là báo Lao động Tết Canh thìn 2000 (104 trang), tờ thấp nhất là Tiền phong Tết Kỷ Mão 1999 cũng 32 trang (không kể các trang quảng cáo).
Sử dụng khổ A3 cho các số báo Tết là hợp lý, vừa không lớn quá, cũng không nhỏ quá. Nếu khổ nhỏ thì hợp với dung lượng dày của báo Tết, dễ đọc khi giở trang, dễ mang đi để “nghiền ngẫm”; khổ lớn có ưu điểm trình bày, trang trí được bài vở, tranh ảnh đẹp hơn, hấp dẫn, sinh động hơn, đặc biệt với trang bìa - bộ mặt của tờ báo, có ý nghĩa như bức tranh Tết trong nhà.
3.2.2 Màu sắc.
Đây là yếu tố ma-két có hiệu quả tác động thị giác lớn nhất, là yếu tố mà người đọc nhận biết đầu tiên trong tổng thể chung của tờ báo. Theo lý thuyết hội hoạ thì đen trắng không được coi là màu, nhưng đối với ma-két tờ báo thì đen trắng lại là hai màu cơ bản. Tất cả các yếu tố ma-két khác của tờ báo đều có thể sử dụng kết hợp với màu sắc (từ măng-séc, kiểu chữ, khung, nền, phi-lê, vi-nhét, tranh ảnh minh hoạ, sơ đồ, bảng biểu... Nhưng nhiều khi báo Tết sử dụng quá nhiều màu, làm cho tờ báo trở nên “loè loẹt”, làm giảm hiệu quả thông tin của tờ báo.
Nếu báo thường ngày chỉ có hai màu đen trắng là chủ yếu thì báo Tết sử dụng màu sắc đa dạng, sinh động hơn, kết hợp hài hoà từ phông nền, kiểu chữ, tranh ảnh minh hoạ...cấu trúc trang báo, góp phần làm tăng sức cuốn hút của từng bài báo và cả tờ báo với độc giả.
3.2.3 Tranh, ảnh minh hoạ.
Với tính chất là ấn phẩm văn hoá đặc biệt, món quà xuân cho mọi gia đình nên báo Tết sử dụng rất nhiều tranh, ảnh minh hoạ, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn. Lượng tranh ảnh trên báo Tết xuất hiện nhiều hơn so với các số báo thường, chất lượng cũng cao hơn, hấp dẫn hơn. Tranh, ảnh minh hoạ đều góp phần làm tăng sức biểu cảm cho bài viết.
Bằng ngôn ngữ ảnh, thông tin đến với người đọc vừa dễ hiểu, lại sinh động, hiệu quả thông tin cao. Ngoài ảnh chụp về các đề tài đương đại, mang tính thời sự thì báo Tết cũng sử dụng nhiều ảnh tư liệu, đặc biệt là ảnh đen trắng trong các bài hồi ký về Bác Hồ, các bài về văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền, chân dung nghệ thuật... Có thể chia ảnh được sử dụng trên báo Tết ra thành những loại hình ảnh: ảnh bìa: là ảnh in ngoài trang bìa của tờ báo, có hình thức đẹp và nội dung tốt, thường được in màu rực rỡ; ảnh chính: là một hoặc vài bức ảnh mang nội dung thông tin chính của sự kiện, được in khổ to và đặt ở vị trí trang trọng của bài báo; ảnh phụ: là những bức ảnh có tính chất phụ hoạ cho nội dung của những ảnh chính, được in nhỏ hơn ảnh chính, thường đặt ở xung quanh ảnh chính. Trang bìa hoặc những bài không có ảnh minh hoạ thường dùng tranh minh hoạ, do các hoạ sĩ tên tuổi vẽ. Nhìn chung báo Tết sử dụng tranh ảnh theo ba mục đích: để giải thích thông tin, làm bìa, minh hoạ.
Trang bìa là bộ mặt của báo Tết, có vai trò rất quan trọng trong việc hấp dẫn người đọc. Có thể nói, tít bài quan trọng với từng bài báo như thế nào thì trang bìa cũng quan trọng với số báo không kém. Trên báo Tết, trang bìa thường in các tấm ảnh khổ lớn, với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng đều phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của từng tờ báo. Ví dụ: tờ Giáo dục và Thời đại số Tết Canh thìn 2000 có trang bìa in ảnh 4 học sinh đạt giải trong cuộc thi Ôlimpic; tờ Nông thôn ngày nay số Tết Tân Tỵ 2001 có ảnh cô gái nông thôn, tay cầm nhành lúa vàng tươi; trang bìa báo Hà Nội mới số Tết Tân Tỵ 2001 có ảnh Khuê Văn Các, biểu tượng cho Thủ đô ở giữa, bên trên là những cánh chim bồ câu trắng, tượng trưng cho danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”; số Tết Tân Tỵ 2001 báo Bắc Ninh in ảnh “liền chị” mặc áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, đầu chít khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao đứng trước Văn miếu Bắc Ninh, đại diện cho quê hương quan họ...
*****
Nhìn chung, về hình thức, báo Tết là ấn phẩm văn hoá được thể hiện rất công phu. Báo Tết có dung lượng, khổ báo lớn hơn so với các số thường, giấy in tốt, trình bày ma-két đẹp, sinh động, hấp dẫn, nhiều tranh ảnh minh hoạ, màu sắc rực rỡ. Các thể loại được sử dụng phong phú, linh hoạt, nhưng nhiều nhất vẫn là các thể loại giàu chất văn học như: phóng sự, ghi chép, bút ký, tuỳ bút... Loại bài niên biểu cũng được sử dụng trên hầu hết các báo Tết.
Những bản sắc, đặc trưng riêng trong hình thức chuyển tải thông tin đã tạo ra phong cách riêng cho mỗi tờ báo.
Nhân dân là tờ báo sử dụng các thể loại cũng như ngôn ngữ, cấu trúc bài viết khá chuẩn mực. Nhưng các thể loại giàu chất văn học ít được sử dụng hơn so với các tờ còn lại, do phải chuyển tải nhiều nội dung thông tin chính trị, tư tưởng. Cách trình bày còn thiếu sinh động.
Lao động là tờ báo có thế mạnh về phóng sự, trong đó có cả phóng sự ảnh. Dung lượng tờ báo lớn, chia chuyên trang, chuyên mục rõ ràng. Chuyên mục “Những bông hoa nhỏ chào xuân” ở phần góc dưới nhiều trang là những mẩu chuyện nhỏ do các phóng viên ghi được khi công tác tại nước ngoài là một nét riêng mà báo khác không có. Tranh ảnh minh hoạ được sử dụng khá nhiều, khổ to, tạo ra sự sinh động, hấp dẫn cho tờ báo.
Báo Tiền phong sử dụng khá nhiều thể loại ghi chép, cách trình bày khá trẻ trung, sinh động, phù hợp với đối tượng thanh niên.
Phụ nữ Việt Nam có nhiều ảnh thời trang, chân dung Phụ nữ, hoa làm nền trang (in chìm). Cách trình bày trang nhã, đẹp.
Trên báo Tết Giáo dục và Thời đại sử dụng nhiều thể loại bút ký. Chất lượng giấy in tốt, cách trình bày đẹp, sinh động. Báo thường in chìm nền trang hình ảnh trống đồng, con rồng... lồng vào bài viết khá đẹp, hấp dẫn.
Báo Tết Nông thôn ngày nay sử dụng nhiều tranh ảnh về đề tài nông thôn, với đối tượng chủ yếu là người nông dân. Cỡ chữ to, ngôn ngữ sử dụng trong bài viết ngắn gọn, dễ hiểu.
Hà Nội mới và Bắc Ninh là hai tờ báo Tết địa phương giàu truyền thống văn hoá, nên các số báo đều sử dụng nhiều tranh ảnh giới thiệu về những hình ảnh tiêu biểu, biểu tượng cho quê hương trong từng số báo. Thể loại tuỳ bút được cả hai tờ sử dụng rất nhiều trên một số báo.
Nhìn chung, mỗi tờ báo đều có những thế mạnh cũng như hạn chế trong hình thức chuyển tải thông tin. Điều này đã tạo ra sự phong phú, đa dạng trong cách chuyển tải thông tin, và mỗi tờ báo Tết cần học hỏi những thế mạnh của báo khác, cũng như rút kinh nghiệm những hình thức thể hiện còn hạn chế của mình. Kết luận
Qua khảo sát trên các tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội mới, Bắc Ninh số Tết các năm 1999, 2000, 2001 chúng tôi nhận thấy những ưu điểm chính sau đây.
Các tờ báo đều dành trang báo của mình đề cập đến mọi chủ đề, từ chính trị, kinh tế - xã hội đến văn hoá - thể thao, dành những bài viết công phu tổng kết, đánh giá các sự kiện lớn trong năm vừa qua về chủ đề đó. Nhưng chủ đề văn hoá - thể thao mang tính giải trí vẫn chiếm ưu thế hơn cả, đặc biệt là chủ đề văn hoá chiếm tới hơn 50% nội dung thông tin của tờ báo. Qua đó thấy được sự quan tâm của các toà soạn trong việc cho ra đời những số báo Tết đáp ứng nhu cầu giải trí của người đọc. Điều này cũng phù hợp với số báo Tết vốn ít thông tin thời sự, chính trị.
Điều đáng nói là chất lượng các bài viết trên báo Tết rất cao. Thông tin trên các bài viết đều do những tác giả là các nhà báo, nhà nghiên cứu, chuyên gia nổi tiếng viết, mang tính chuyên sâu và hấp dẫn. Một thành công khác của báo Tết là tuy đề cập đến nhiều vấn đề mang tính chất lặp lại theo chu kỳ Tết hàng năm, nhưng các số báo Tết đều cố cố gắng tránh sự sáo mòn, rập khuôn, thể hiện được bản sắc riêng của từng tờ báo, mang đậm tính truyền thống kết hợp với hiện đại. Dù có nhiều thông tin giống nhau, nhưng nhìn báo Tết Nhân dân vẫn khác với Lao động, đọc bài viết của Tiền phong vẫn có “phong cách” không giống với Giáo dục và Thời đại hay Phụ nữ Việt Nam... Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy mỗi tờ báo Tết đều có những nét đặc trưng, bản sắc riêng, tạo ra phong cách khác nhau, do mỗi tờ báo có tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ khác nhau.
Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có tính chất định hướng, chỉ đạo. Trên báo Nhân dân số Tết vẫn có những bài viết ở tầm vĩ mô, có phạm vi tương đối rộng hơn so với các báo khác.
Các bài viết trên báo Tết đều giàu tư liệu nhưng không ôm đồm, lộn xộn, người viết biết cách chọn lọc, sắp xếp chúng theo trật tự lôgíc, nên rất dễ hiểu, hấp dẫn. Từ đó tạo tâm lý hứng thú cho người tiếp nhận.
Các thể loại trên báo Tết được sử dụng khá hợp lý, linh hoạt, với kết cấu hài hoà, ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc trong mỗi bài viết. Các tờ báo Tết cũng cố gắng tìm tòi cách trình bày, trang trí đẹp, mới cho hình thức của tờ báo hấp dẫn hơn. Những yếu tố hình thức như tranh ảnh, màu sắc được chọn lọc, trình bày thể hiện đa dạng, nhiều phát hiện độc đáo, không rơi vào khuôn sáo, nhàm chán.
Bên cạnh đó, báo Tết cũng bộc lộ những hạn chế sau.
Về nội dung, trên báo Tết có nhiều trung lặp, gây nhàm chán, đơn điệu, nhiều bài viết có tính chất công thức khô cứng. Ví dụ như các bài viết về con giáp đều có những điểm giống nhau giữa các số báo Tết trong một năm. Thậm chí một bài viết của một tác giả được lặp lại trên hai, ba báo, hoặc đăng lại trên một báo, nhưng chỉ thay đổi tiêu đề... Các bài viết đánh giá, tổng kết còn chung chung, hầu như bài nào cũng nói đến thành công, hạn chế một cách qua loa, đại khái. Thông tin trên nhiều bài viết còn đơn giản, sơ sài. Thông tin quảng cáo chiếm dung lượng quá lớn. Thông tin quốc tế chưa được các báo Tết quan tâm phản ánh, đặc biệt là chủ đề văn hoá với những phong tục, tập quán, lễ hội của các nước trên thế giới. Đa số thông tin quôc tế chỉ nằm trong những bài viết về chủ đề thể thao, ca nhạc, điện ảnh, giải trí...
Trên cơ sở đánh giá, phân tích những ưu, khuyết điểm của 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số góp ý, kiến nghị với những tờ báo này trong cách trình bày và làm báo Tết.
Báo Tết nên có những bài viết đánh giá, tổng kết chuyên sâu, cụ thể từng lĩnh vực, tránh tình trạng chỉ dừng lại ở việc nêu sự kiện, hiện tượng một cách sơ lược, chung chung thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Điều này đòi hỏi người viết phải chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, am hiểu lĩnh vực chuyên môn của vấn đề. Không nhất thiết phải có bài viết về các con giáp của năm đó, nếu không có gì mới, hấp dẫn. Các bài viết trên báo Tết cũng không nên chỉ dừng lại ở ca ngợi, khen nhiều hơn chê, xem nhẹ việc chống tiêu cực. Thông tin quốc tế nên được tăng cường. Điều này là cần thiết, nhất là khi quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ để giao lưu, hội nhập, học hỏi tinh hoa của văn hoá nhân loại, làm giàu thêm kho tàng văn hoá dân tộc.
Nhóm thể loại chính luận- nghệ thuật cần được sử dụng nhiều hơn vì nó thích hợp với việc chuyển tải thông tin trên báo Tết. Đồng thời, việc ghi tên thể loại cho mỗi bài viết cũng là một điều nên làm để giúp cho người đọc dễ tiếp nhận thông tin hơn. Các tờ báo Tết cần lập các chuyên trang, chuyên mục rõ ràng, rành mạch để tránh sự rời rạc, tạo cảm giác liền mạch cho các bài viết. Đồng thời nên tăng cường tranh ảnh minh hoạ, nhưng cũng không cần thiết phải dùng quá nhiều màu sắc, bởi nếu không hợp lý sẽ tạo ra sự “loè loẹt”, màu mè phản tác dụng...
Người viết xin phép được khép lại khoá luận tốt nghiệp này bằng một số kiến nghị trên. Có lẽ trong khoảng thời gian 3 năm với 8 tờ báo chưa thể cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu của mình, chúng tôi có thể khẳng định, bên cạnh những mặt còn hạn chế, báo Tết đã thực sự có những tiến bộ vượt bậc, cả về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin. Những tiến bộ ấy là kết quả của sự lao động nghiêm túc, nhiệt tình của đội ngũ những người làm báo trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong tương lai, nếu được đầu tư hợp lý, khắc phục được những những mặt còn tồn tại thì báo Tết chắc chắn sẽ ngày càng thu hút được sự quan tâm và yêu thích của độc giả.
Tài liệu tham khảo
[1] Toan ánh, Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Tết - Lễ - Hội hè, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1997.
[2] Báo Bắc Ninh, số Tết 1999, 2000, 2001.
[3] Báo Giáo dục và Thời đại, số Tết 1999, 2000, 2001.
[4] Báo Hà Nội mới, số Tết 1999, 2000, 2001.
[5] Báo Hà Nội mới số ra ngày 26/8/1997, tr.1 - 3.
[6] Báo Lao động, số Tết 1999, 2000, 2001.
[7] Báo Nhà báo và công luận, số 6/2001, tr.12.
[8] Báo Nhân dân, số Tết 1999, 2000, 2001.
[9] Báo Nông thôn ngày nay, số Tết 1999, 2000, 2001.
[10] Báo Phụ nữ Việt Nam, số Tết 1999, 2000, 2001.
[11] Báo Tiền phong, số Tết 1999, 2000, 2001.
[12] Đức Dũng, Ký báo chí, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội 1996.
[13] GS Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.
[14] GS Hà Minh Đức, Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
[15] GS Hà Minh Đức (Chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng..., Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995.
[16] Đỗ Xuân Hà, Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
[17] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
[18] Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, Hà Nội 2000.
[19] Trần Quang, Các thể loại chính luận báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
[20] Trần Quang, Làm báo lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
[21] Dương Xuân Sơn (chủ biên), Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội 1995.
[22] Tạ Ngọc Tấn, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội 1999.
[23] Tạp chí Người làm báo số Tết Canh thìn 2000, tr. 53.
[24] Nhóm tác giả, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1977.
[25] Nguyễn Uyển, Báo chí Nghề nghiệt ngã, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội 1998.
[26] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
Phụ lục
Một số bài báo tiêu biểu của đề tài “nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo tết”
Đã được đăng trên các tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới, Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001.
đại học quốc gia hà nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa báo chí
-----&-----
nguyễn thành trung
đề tài:
nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo tết
(Dựa trên các báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới,
Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001)
khoá luận tốt nghiệp
Ngành: Báo chí
Khoá: K42 (1997-2001)
Hệ: Chính quy
Hà nội-2001
đại học quốc gia hà nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa báo chí
-----&-----
nguyễn thành trung
đề tài:
nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo tết
(Dựa trên các báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới,
Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001)
khoá luận tốt nghiệp
Ngành: Báo chí
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thành Hưng
Hà nội-2001
Lời cảm ơn
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vì những kiến thức mà các thầy, các cô đã trang bị cho em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Thành Hưng - người trực tiếp hướng dẫn em làm khoá luận tốt nghiệp này.
Vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu về tư liệu của một số cơ quan báo chí và sự góp ý chân thành của các bè bạn gần xa!
Nguyễn ThànhTrung
mục lục
mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Cấu trúc khoá luận. 3
chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói
riêng trong đời sống văn hoá tinh thần. 5
1.1 Vai trò của báo chí. 5
1.2 ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10
1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt. 10
1.2.2 ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10
chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết. 15
2.1 Chủ đề chính trị. 16
2.2 Chủ đề kinh tế - xã hội. 21
2.2.1 Chủ đề kinh tế. 22
2.2.2 Chủ đề xã hội. 28
2.3 Chủ đề văn hoá - thể thao. 29
2.3.1 Chủ đề văn hoá. 29
2.3.2 Chủ đề thể thao. 48
chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết. 53
3.1 Một số thể loại chủ yếu. 53
3.1.1 Phóng sự. 53
3.1.2 Ghi chép. 56
3.1.3 Tuỳ bút. 59
3.1.4 Bút ký. 61
3.1.5 Niên biểu. 63
3.2 Các yếu tố ma-két tiêu biểu. 65
3.2.1 Khuôn khổ của báo Tết. 65
3.2.2 Màu sắc. 65
3.2.3 Tranh, ảnh minh hoạ. 66
kết luận 69
tài liệu tham khảo 72
phụ lục 75
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV576.doc