Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch

Lời nói đầu. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, trong hoạt động kinh tế- xã hội ở hầu hết các quốc gia đều coi trọng việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội thông qua các dự án cụ thể nhằm đầu tư phát triển nền kinh tế. Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức cao và ổn định. Bình quân hàng năm thời kì 1991-1997 GDP tăng 8,2%. Hai năm 1998, 1999 do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng h

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oảng kinh tế - tài chính khu vực, tốc độ tăng trưởng của nước ta tuy có chậm lại (1998: 5,8%, 1999: 4,8%) xong vẫn thuộc loại cao so với khu vực. Nhờ đó qui mô kinh tế Việt Nam không ngừng lớn mạnh. So với năm 1990, năm 1997 qui mô kinh tế nước ta gấp 1,76 lần và năm 1998 gấp 1,8 lần. Kinh tế phát triển đã tạo ra những tiền đề hết sức cơ bản cho việc giải quyết các vấn đề xã hội đặc biệt là từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào về xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân thì vấn đề môi trường- yếu tố cực kì quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước lại chưa được sự quan tâm thích đáng. Hà Nội là trung tâm, là thủ đô của cả nước nên quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh, rất nhanh chóng. Nhận thức được những tác động tiêu cực của đô thị hoá ảnh hưởng, tác động đến môi trường sinh thái ở khu vực nông nghiệp nông thôn ven đô (ngoại thành ), thành phố Hà Nội đã có chủ trương xây dựng và triển khai các dự án nhằm bảo về và phát triển bền vững môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn trong các khu vực này. Như hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn ở khu vực ngoại thành đang được triển khai thực hiện, đặc biệt là trong các dự án được triển khai thực hiện thành phố và các cấp chính quyền rất coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, cụ thể một số dự án đang được triể khai theo hướng kết hợp trên như ở: Đông Mỹ - Thanh Trì, Phú Diễn - Từ Liêm, Minh Phú - Sóc Sơn, Phù Đổng – Gia Lâm... Tuy thời gian triển khai, thực hiện các dự án trên mới được một vài năm gần đây (từ năm 2001 ), nhưng việc tổng kết đánh giá kịp thời đúng thực trạng những kết quả đạt được của sự kết hợp, đồng thời làm rõ những tồn tại, nguyên nhân của nó trong quá trình thực hiện nhằm phát huy tối đa các ưu điểm và thành quả đã có, rút kinh nghiệm khắc phục các hạn chế, hoàn thiện, bổ sung các giải pháp nâng cao hiệu quả của sự kết hợp nông nghiệp với du lịch trong dự án là cần thiết và cấp bách. Do vậy em xin chọn đề tài: “Những vấn đề kinh tế chủ yếu để phát triển nông nghiệp Đông Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện dự án, kết quả thực hiện dự án dưới góc độ kinh tế về phát triển nông nghiệp tại Đông Mỹ- Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, rút được ra những mặt mạnh và mặt yếu, thiếu xót trong quá trình thực hiện. - Đề suất các giải pháp kinh tế - kĩ thuật, một số chỉ tiêu kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của dự án. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian chuyên đề nghiên cứu các vấn đề chính của dự án đang diễn ra trên toàn xã Đông Mỹ- Thanh Trì- Hà Nội. - Về thời gian: nghiên cứu toàn bộ quá trình triển khai dự án giai đoạn 1 và các bước chuẩn bị cho dự án từ năm 2001 - 2005. 4. Kết cấu chuyên đề. Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề có kết cấu chính gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ - Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Chương 3: Quan điểm, phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 1.1. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân. 1.1.1. Các xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. Sang thế kỉ XXI nền nông nghiệp thế giới nói chung, cần tiết kiệm để nâng cao hiệu quả trong sử dụng năng lượng, cho đến nay năng lượng sử dụng trong nông nghiệp thế giới còn rất khiêm tốn. Theo tài liệu của FAO năm 1972- 1973 nông nghiệp toàn thế giới mới sử dụng 3,5% tổng năng lượng hoá thạch, giai đoạn 1985- 1986 tăng nên 4,1% và đến năm 2001 nông nghiệp thế giới sử dụng khoảng 5,3% tổng năng lượng hoá thạch hàng hoá của thế giới. Sự phân bố sử dụng năng lượng hoá thạch cũng không đều: một lao đông nông nghiệp ở các nước phát triển sử dụng năng lượng nhiều gấp 30 lần 1 lao độmg nông nghiệp ở các nước đang phát triển; về vật tư kĩ thuật nông nghiệp, các nước phát triển sử dụng 60% tổng số phân hoá học, trên 50% tổng số thuốc trừ sâu, trừ cỏ, 75% tổng số máy kéo 70% tổng sổ thức ăn gia xúc của thế giới. Sang thế kỉ XXI, nông nghiệp thế giới có thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn thế kỉ XX để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp. Nhưng để sử dụng năng lượng trong nông nghiệp có hiệu quả phải điều chỉnh hợp lí giữa các khu vực: theo hướng giảm năng lượng và vật tư kĩ thuật ở các nước phát triển, tăng ở các nước đang phát triển. Năm 1979 tổng giấm đốc FAO đã nêu ý kiến: “ các nước nghèo phải được sử dụng thêm phân khoáng và hoá chất trừ sâu bệnh nhưng không nên sao chép phương pháp đang dùng ở các nước giàu”. nếu hạn chế sử dụng năng lượng trong nông nghiệp thì ở những nước đang phát triển sản xuất lương thực sẽ giảm sút dẫn đến thiếu đói. Vì vậy mô hình nông nghiệp của các nước phát triển sẽ điều chỉnh theo hướng giảm chi phí năng lượng, giảm nội dung, mức độ công nghiệp hoá để tăng hiệu suất sử dụng năng lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường, mô hình nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ điều chỉnh theo hướng tăng chi phí năng lượng hợp lí, không dập theo khuôn mẫu của các nước công nghiệp phát triển trước đây nhằm đảm bảo hiệu suất sử dụng năng lượng khá và chống gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác như chúng ta biết con người là thành viên quan trọng bậc nhất của tất cả các hệ sinh thái, hệ sinh thái nông nghiệp, của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp, con người luôn giữ vai trò chủ động. Với chí tuệ của mình con người có thể lựa chọn con đường duy nhất đúng, phù hợp với lợi ích của mình; có thể điều khiển các hệ sinh thái theo hướng có lợi nhất. Trong sản xuất nông nghiệp, con người không chỉ giới hạn mục tiêu của mình trong việc tạo ra các sản phẩm có ích cho mình trong giai đoạn trước mắt mà còn phải nghĩ đến lợi ích của nhiều thế hệ mai sau. Tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp tiên tiến. Tối ưu hoá là chọn một phương thức sản xuất hợp lí, tốt nhất trong từng điều kiện cụ thể. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy cần tối ưu hoá các nôi dung cơ bản sau: - Thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng xuất cây trồng và vật nuôi cao, sản lượng nông nghiệp cao, phẩm chất nông sản phải tương ứng với mức đầu tư vật chất đạt hiệu quả kinh tế cao. - Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. - Thảo mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến các nhu cầu khác của con người. Con người là một bộ phận tích cực của thiên nhiên và mãi mãi hoà nhập với thiên nhiên, đứng trên các quan điểm này thì việc có một nền nông nghiệp sinh thái bền vững mới kết hợp hài hoà giữa những cái tích cực, những cái đúng đắn, những cái hợp lí của nền nông nghiệp công nghiệp hoá và sinh học nông nghiệp. Ngoài những yêu cầu, đòi hỏi trên thì vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nói riêng hiện nay đang ở mức báo động đỏ. Vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn, đất đai, nguồn nước, đa dạng sinh học... có liên quan trực tiếp đến môi trường sản xuất nông nghiệp. Tóm lại trước những yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển theo qui luật tiến hoá của con người, của một nền nông nghiệp hiện đại và của những yêu cầu của hiện tại, con người cần tiến tới phát triển một nền nông nghiệp sao cho có thể kết hợp tổng hoà giữa tự nhiên và con người, nhằm khai thác tối đa những lợi thế của từg vùng, từng khu vực. Vì vậy, đòi hỏi hay sự cần thiết cần có một mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lí là rất cần thiết. Trong một vài thập kỷ gần đây sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thế giới diễn ra rất phức tạp, trong nó chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi, đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách thức đối với việc phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Đó là do quá trình công nghiệp hoá và thị trường hoá, nông nghiệp các nước đang chuyển dần từ chế độ thâm canh truyền thống lên thâm canh hiện đại. Mặt khác, với áp lực về dân số tăng quá nhanh 2-3%/năm, với động lực lợi nhuận trong cơ chế thị trường, nhất là động lực lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp đã phát triển theo kiểu khai thác tước đoạt thiên nhiên dẫn tới những hiện tượng phổ biến: nông nghiệp "hầm mỏ" bóc lột đất, tốc độ phá rừng lấy đất trồng trọt vượt quá tốc độ tái sinh của nó. Việc áp dụng cơ giới hoá, hoá học hoá và thuỷ lợi hoá chưa lấy công nghệ sinh học và cải thiện tầng thổ nhỡng làm trung tâm. Những hành động khai thác mang tính tước đoạt thiên nhiên trong nông nghiệp cùng tới quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên quá lớn, quá nhanh, và lượng chất thải quá nhiều trong công nghiệp hoá đang làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Trước những thực tế đó, con người đã nhận thức ra được vấn đề này rất sớm. Năm 1972 hội nghị liên hợp quốc về môi trường ở Stockhom đã và tuyên bố kêu gọi:” bảo vệ và cải thiện môi trường của con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của con người và phát triển kinh tế toàn thế giới”. đó là khát khao khẩn cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mỗi chính phủ. 20 năm sau hội nghị Rio 1992 ở Braxin đã ra tuyên bố mang tính đòi hỏi thông qua “ chương trình hành động Agenda 21” đối với mỗi quốc gia và chính phủ. Với tuyên bố Rio 1992 và chương trình hành động 21 đánh giấu việc phát triển kinh tế bền vững nhằm nhu cầu lợi ích không chỉ cho thế hệ ngày nay mà cho cả thế hệ mai sau phát triển kinh tế đi liền với bảo tồn môi trường sinh thái, phát triển hiệu quả đi đôi với việc thực hiện công bằng xẫ hội, xoá đói giảm nghèo. Riêng trong nền nông nghiệp thì đó là phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở thu hút lôi cuốn nông dân thực hiện và tham gia tổ chức, quản lí việc thực hiên. Thực tế đây là một mô hình nông nghiệp không loại trừ phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, mà sử dụng chúng một cách hợp lí hơn có hiệu qủa hơn, tránh ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, cũng như các chế phẩm vi sinh vật và đưa các loại giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất cao đã tạo được đưa vào sản xuất đại trà, để nhằm bảo vệ chính môi trường sản xuất nông nghiệp, cũng như bảo vệ môi trường sống nói chung. Hay chính là việc người ta chú trọng tới mối quan hệ hài hoà giữa sinh vật và môi trường. Mặt khác ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, qúa lạm dụng việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc phòng trừ sâu bệnh hoá học và các chất kích thích hoá học trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, mà không quan tâm đến tác hại của việc quá lạm dụng nó. Mặc dù, việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu bệnh là chìa khoá của sự thành công trong cách mạng xanh và đảm bảo nhu cầu lương thực. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh trong thời gian qua do con người không quan tâm tới việc sử dụng các sản phẩm hoá học vào sản xuất nông nghiệp làm cho có rất nhiều vấn đề về môi trường trong sản xuất nông nghiệp nảy sinh, như: - Gây độc hại cho môi trường nước, môi trường đất bởi thuốc trừ sâu và nitrat (NO3-) và do đó, tác động xấu đến sức khoẻ còn người, các động vật hoang dã và làm suy thoái các hệ sinh thái. - Gây độc hại cho lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat và các chất kích thích sinh trưởng vượt qua mức cho phép. - Gây tổn hại cho các nông trại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên do thuốc trừ sâu, ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, tới cộng đồng. - Gây độc hạI cho bầu khí quyển bởi khí amôniac (NH3); nitơ ôxit; mêtan và nhiều chất khác sinh ra từ quá trình đốt, làm suy giảm tầng ôzôn, làm TráI đất nóng lên và gây ô nhiễm bầu khí quyển. - Sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên gây suy thoáI nước ngầm, mất dần các loài động vật và các nguồn năng lượng ntự nhiên, làm mất khả năng hấp thụ phế thảI của chúng, dẫn đến lụt lội và mặn hoá. Có thể chỉ ra những vấn đề nảy sinh trong ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp như trong bảng sau: Chất gây độc Hoặc chất gây ô nhiễm Hậu quả Gây độc hại cho nguồn nước - Thuốc trừ sâu - Gây độc hại cho nước mưa, nước bề mặt và nước ngầm, gây độc co động vật hoang dạI và vượt ngưỡng chuẩn đối với nước uống. - Nitrat - Nitrat, phôtphat - Phế thải hữu cơ nguồn gốc động vật. - Nước thảI từ quá trình thức ăn động vật. - Chế biến phế thải từ các đồn điền (cao su, dầu dừa,…) - Hội chứng trẻ xanh ở trẻ em và có thể gây ung thư. - Sinh trưởng tảo và phú dưỡng gây ra mùi hôI thối, tắc bgẽn nước mặt, cá chết, phá huỷ bãI san hô, phát triển kém do các độc tố của tảo. - Sinh trưởng của tảo, cộng với việc khử ôxy của nước và làm cho cá chết. - Khử ôxy của nước và cá chết, mùi khó chịu. - Khử ôxy của nước và cá chết, mùi khó chịu. Gây độc hại thức ăn cho người và gia súc - Thuốc trừ sâu - Nitrat - Tồn dư thuốc trừ sâu trong thức ăn. - Gia tăng nitrat trong thức ăn, bệnh hội chứng trẻ xanh ở động vật. Gây độc hại cho môi trường tự nhiên và nông trạI - Thuốc trừ sâu. - Nitrat - Amôniac sinh ra từ phân động vật và ruộng lúa. - Kim loại từ phế thải động vật. - Mầm bệnh từ phế thải động vật. - Độc hại cho người, mùi khó chịu. - Độc hại cho người và động vật. - Hạn chế sự phát triển của quần xã thực vật, có thể có vai trò làm chết cây. - Làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất. - Độc hại cho sức khoẻ của người và động vật. Gây hại cho khí quyển - Amôniac sinh ra từ phân động vật và ruộng lúa. - Nitơ ôxit từ phân bón hoá học. - Mêtan từ động vật và ruộng lúa. - Sản phẩm đốt sinh khối (rơm, rạ,…). Mùi: đóng vai trò trong việc tạo ra mưa axit. - Đóng vai trò làm suy thoáI tầng ôzôn và sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. - Đóng vai trò làm khí hậu toàn cầu nóng lên. - Làm tăng ô nhiễm ôzôn cục bộ của tầng đối lưu, tạo mưa axit. Suy thoái tầng ôzôn và làm khí hậu toàn cầu nóng lên, mùi khó chịu. Tóm lại, trước những nảy sinh các tác động của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền nông nghiệp và việc quá lạm dụng các chế phẩm hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho môi trườn sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng, nó đe doạ tới sức khoẻ của con người. Trước thực tế này các nước đã tự tìm hướng phát triển cho mình, để phát triển đất nước, cung như phát triển nông nghiệp một cách toàn diện tránh các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Do vậy, nông nghiệp của các nước hiện nay đang chuyển theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao (sản phẩm sạch) và nông nghiệp kết hợp với sự phát triển bền vững của môi trường. 1.1.2. Sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch. Trong xu thế phát triển của nông nghiệp thế giới như hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp không còn chỉ giới hạn trong việc tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư sinh sống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nữa mà trở thành phương thức tồn tại của toàn xã hội. Chính vì vậy, có một nền nông nghiệp thật sự vững mạnh đã và đang trở thành vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia. Bên cạnh quá trình phát triển của nền nông nghiệp thế giới thì các ngành kinh tế khác cũng phát triển không ngừng, đã tác động qua lại với ngành nông nghiệp làm xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ngoài vai trò chính là cung cấp các nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân cư, thì cũng xuất hiện một số vai trò mới mà sự cần thiết của nó với đời sống dân cư cũng không phải là không quan trọng, đó là nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao, nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí và hưởng thụ bầu không khí trong lành ở khu vực nông nghiệp, nông thôn mà điều này chỉ có được do đặc điểm của khu vực nông nghiệp, nông thôn mang lại mà cũng chỉ có nó mới có thể đáp ứng được. Do hiện nay quá trình đô thị hoá ngày càng mở rộng, khu vực dân cư đô thị có thu nhập ngày càng tăng, đời sống ngày càng cao, mặt khác dưới sức ép của tính chất công việc căng thẳng nên thường xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên. Chính những đòi hỏi này đã thúc đẩy phải phát triển và xuất hiện một sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch. Sự kết hợp này là một điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn, nó phù hợp với xu hướng phát triển chung của quy luật phát triển (có cầu đ cung), đó là trước những nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí bởi thu nhập cũng như mức sống của người dân ngày càng được cải thiện và càng tăng cao. Có thể nói sự kết hợp giữa ngành nông nghiệp với ngành du lịch là một sự kết hợp đúng đắn nếu như sự kết hợp này tuân thủ các mối quan hệ kinh tế – xã hội nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ các mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên. Khi đó nó sẽ không ngừng thúc đẩy nhau phát triển Mặt khác, khi mà tất cả các ngành kinh tế đều không ngừng phát triển và mở rộng với tốc độ cao thì sự phát triển đó đã thúc đẩy nhau cùng phát triển là một điều tất yếu. Nông nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn bằng việc có thêm các nguồn thu nhập do các hoạt động dịch vụ du lịch mang lại, cơ hội tái đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp bằng các nguồn thu này sẽ tăng. Khi đó nông nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực của mình trong qua trình sản xuất, bởi nông nghiệp khi đó ngoài việc có những nguồn thu bằng trực tiếp sản xuất thì có thể có thêm những nguồn thu khác do ngành du lịch đem lại. Nhưng cũng có thể thấy ngược lại nông nghiệp cũng mở ra cho ngành du lịch một cơ hội rất lớn để phát triển các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng như hiện nay. Bởi nông nghiệp bước sang thế kỷ XXI phát triển theo xu hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, khi đó nông nghiệp sẽ có rất nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái. Có thể thấy rằng sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch là một điều rất cần thiết cho việc phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp thế giới. Phù hợp với việc có thể tận dụng các tiềm năng rất lớn, tiềm ẩn của nông nghiệp vào trong ngành du lịch- dịch vụ. Mặt khác, nông nghiệp là một ngành có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Nó là ngành cung cấp nông sản phục vụ nhu cầu thiếy yếu của đời sống con người. đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên , vai trò trên chỉ phát huy tác dụng khi nông nghiệp được phát triển theo hướng của nông nghiệp sinh thái bền vững không chi tạo ra một lượng nông sản phục vụ nhu cầu hiện tại mà nó còn hướng tới sự bảo vệ nguồn lực đáp ứng nhu cầu tăng lên của tương lai. Nó không chỉ khai thác nguồn lực mà còn bảo vệ và nâng cao chất lượng các nguồn lực. 1.1.3. Nội dung của sự kết hợp. Muốn có được một sự kết hợp tốt cần tuân thủ nguyên lý kinh tế nông nghiệp đó là: sự kết hợp phải dựa trên cơ sở chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá các ngành sản xuất. Mà muốn có được điều này thì phải điều tra, đánh giá và xác định được tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng. Vậy thực chất của việc kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch đã đòi hỏi và cho phép có một sự kết hợp nhất định trong việc bố trí và sử dụng các yếu tố trong hoạt động sản xuất của từng vùng và từng giai đoạn. Nhưng khi xem xét nội dung của việc phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững ta không chỉ dừng lại xem xét vấn đề ở góc độ tổ chức mà cần phải xem xét vấn đề ở các hoạt động quản trị kinh doanh. Những vấn đề trên cần đặt quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp trên từng vùng và nắm chắc các mối quan hệ ngành và yếu tố sản xuất trên phương diện tự nhiên và phương diện kinh tế kĩ thuật. Các ngành sản xuất nông nghiệp dù trong nền nông nghiệp cổ truyền hay hiện đại đều có 2 mối quan hệ mà không ai có thể phủ nhận nó là mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên và mối quan hệ với các điều kiện kinh tế xã hội. Như đã biết đối tượng của sản xuất nông nghiệp là một cơ thể sống nếu xem xét trên phương diện mối quan hệ về các điều kiện tự nhiên, chúng ta phải phải biết được mối quan hệ giữa các đối tượng của sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững đó, tác động nên nhau như thế nào? tác động hạn chế, ngược nhau hay tác động hỗ trợ thúc đẩy phát triển mà có thể nói quyết định của các mối quan hệ ấy chính là tạo nên mối quan hệ giữa động vật và thực vật, tạo nên mối quan hệ ngành giữa trồng trọt và chăn nuôi. Nếu xét trên phương diện mối quan hệ về các diều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thì chúng ta phải biết được mối quan hệ giữa tự nhiên với nhau trong chu trình tái sản xuất, tự nhiên đã chi phói các mối quan hệ về kinh tế. Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp quá trình tái sản xuất tự nhiên luôn ăn khớp với quá trình tái sản xuất kinh tế. Mối quan hệ này cũng là mối quan hệ có sự chi phối lẫn nhau tức là có thể theo chiều hướng thúc đẩy hỗ trợ nhau nhưng cũng có thể theo chiều hướng đối nghịch nhau, kiềm chế lẫn nhau hay triêt tiêu nhau. Do đó khi xây dựng bất kể một mô hình nông nghiệp nào người ta phải đặt nó ở 2 phương diện, 2 góc độ tự nhiên và kinh tế xã hộ để xem xét các mối quan hệ. Cũng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, thứ nhất là đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp: tươi sống, cồng kềnh... đã đặt ra yêu cầu có sự kết hơp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản giữa khai thác các sản phẩm chính và tận dụng các phế phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Thứ 2 là đặc điểm địa bàn sản xuất cũng đặt ra đòi hỏi phải có hệ thống vận chuyển và bảo quản sản phẩm nong sản thật tốt, làm giảm tỉ lệ hao hụt do hỏng gây ảnh hưởng tới năng suất thu nhập và môi trường sản xuất tại chỗ... ngoài đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thì đảm bảo cho việc kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch phát triẻn tốt nhất và đúng theo mục tiêu đề ra, cần tuân thủ đúng theo qyi hoạch để cho đảm bảo các mục tiêu sẽ được thực hiện đúng, đầy đủ, ngiêm túc. Khoa học công nghệ phải được áp dụng và đưa vào nhiều trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công nghệ sinh học và các khoa học kỹ thuật mới. Bởi vì, như hiện nay nông nghiệp có xu hướng phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Cho nên, trước xu hướng đó đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để có thể phù hợp với các yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại (nông nghiệp bền vững) phát triển theo hướng sản xuất các sản phẩm sạch, hàm lượng các hoá học trong các sản phẩm nông nghiệp ở mức không làm nguy hại và ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng cũng như chính những người tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp, nhằm thu hút và hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh quan của khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện đại. Mặt khác, bằng việc phát triển các dịch vụ du lịch trong khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp giúp người sản xuất nông nghiệp có thể bằng các nguồn thu này đưa vào tái đầu tư sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp hiện đại có sự quan tâm thoả đáng đến bảo vệ môi trường. 1.1.4. ý nghĩa của sự kết hợp. Trong tình hình phát triển của các nền nông nghiệp như hiện nay việc phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch có ý nghĩa quan trọng như một nhân tố không thể không công nhận nếu như muốn phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững, bởi vì nó là xu hướng tất yếu của xã hội, của một nền nông nghiệp hiện đại. Mặt khác, nếu như chúng ta xét ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch dưới các góc độ cụ thể về kinh tế và quản lý hay xã hội nó còn có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Cụ thể: - Dưới góc độ xã hội: nếu như phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch sẽ góp phần làm đảm bảo sự phát triển một nền sản xuất nông nghiệp không những vững mạnh mà còn phát triển một nền nông nghiệp bình đẳng, một nền nông nghiệp có tính văn hoá nhân văn cao hay một nền văn mà trong đó người lao động trong nông nghiệp có thể tự tăng thêm kiến thức, sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, văn hoá của nhiều nơi khác. Ngoài ra trong nền nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch sẽ tạo ra một môi trường sinh thái bền mà ở đó người lao động sẽ có thể tự hưởng thụ được những thành quả của mình dưới góc độ sinh thái du lịch. - Dưới góc độ kinh tế và quản lí: có thể nói cái đầu tiên mà người lao động có thể nhận thấy được đó là khả năng tăng cao mức sống, mức thu nhập của người lao động trong nông nghiệp, người lao động và người dân. Còn dưới tầm vĩ mô thì nếu như việc phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch mà thực hiện tốt thì cáI đầu tiên phảI nói tới đó là có một nền nông nghiệp với một môi trường sinh thái nông nghiệp rất bền vững, mặt khác khi đó việc sử dụng và khai thác các điều kiện thuận lợi cũng như khắc phụ những khó khăn sẽ tiến hành thuận lợi, bởi vì khi đó sự kết hợp giữa sự phát triển một nền nông nghiệp phát triển bền vững lâu dài với việc khai thác các ưu điểm của nền nông nghiệp bền vững đó phục vụ cho chính người tham ra hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể tăng thêm nguồn thu thông qua khai thác lợi thế của mình. Khi đó khả năng táI đầu tư và phát triển sản xuất cũng được quan tâm kịp thời hơn và đúng mức hơn đảm bảo sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp hiện đại đó là nên nông nghiệp sinh thái bền vững. Tóm lại có thể thấy ý nghĩa của sự chon lựa khi phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch trong phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững là một điều hết sức có ý nghĩa dù dưới góc độ kinh tế quản lí hay dưới góc độ xã hội. 1.2. Kinh nghiệm kết hợp. 1.2.1. Kinh nghiệm của một số vùng trong cả nước: Việt nam là một nước đang phát triển trong khu vực đông Nam á có đặc điểm đất ít người đông. Năm 1995 Việt Nam có dân số 73,962 triệu người, trong đố dân số nông nghiệp là 58,342 triệu người chiém 79,5% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số là 223 người/km2. cũng trong thời gian trên, diện tích đất canh tác ở Việt Nam là 6,985 triệu ha, bìng quân diện tích đất canh tác trên nhân khẩu là 1400m2, lao động nông nghiệp có 26,110 triệu người, chiếm 71% lao động toàn xã hội. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, thuận lợi đối với phát triển nông nghiẹp, nhưng lại thường có bão lụt gây thiệt hại cho môi trường. Nền nông nghiệp nước ta hiện là nền nông nghiệp hữu cơ với những giống cây trồng địa phương và phân bón chủ yếu là phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng, phân nước. Làm đất thì vẫn dùng các công cụ thô sơ lạc hậu. Chủ yếu là dựa vào chất đất, giàu chất dinh dưỡng mà có thể tiến hành thâm canh tăng năng suất cây trồng. Xu thế về phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững thực chất đã được nước ta chú ý từ rất lâu ngay từ nghị quyết đại hội VIII đã được Đảng đưa ra nhưng nó chỉ được khẳng định rõ ràng lại một lần nữa trong nghị quyết đại hội IX. Chính vì vậy, nền nông nghiệp sinh thái bền của nước ta một số năm gần đây tuy có phát triển nhưng phát triển còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu của cân bằng sinh thái ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đã bị mất cân bằng sinh thái và chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao thâm canh trong nông nghiệp. Vì suy cho cùng thì mọi hoạt động mang tính nhân bản của con người đều nhằm bồi dưỡng và hoàn thiện đời sống con người. Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp cũng vậy, thật là sai lầm khi cho rằng sản xuất nông nghiệp có nhiệm vụ sản xuất lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, bên cạnh đó nó cũng quan tâm bối dưỡng và bảo vệ môi trường sản xuất. Do hoạt động sản xuất nông nghiệp chính là hoạt động khai thác các tài nguyên thiên và một điều nữa phải thấy được đó là chúng ta hiện nay không chỉ sử dụng các tài nguyên của chúng ta mà chúng ta còn đang vay mượn tài nguyên của con cháu chúng ta nữa. ở nước ta, do có nền nông nghiệp lâu đời nên sự tồn tại về phương thức canh tác thâm canh cũ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức người dân, mặt khác nước ta cũng vẫn còn rất nghèo. Làm cho trình độ canh tác ở một số địa phương còn lạc hậu, kéo dài như nạn phá rừng, đốt rẫy, làm nương, chăn nuôi gia súc thả rông nên năng suất cây trồng, vật nuôi tăng chậm. Mặt độ che phủ của thảm thực vật ở hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp trong cả nước hiện nay đang giảm xuống nghiêm trọng, do đó cái đầu tiên là không đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho người dân sinh sống, sau đó là các điều kiện môi trường sống của người dân. Những hệ thống canh tác truyền thống với các phương pháp canh tác của mình đã bộc lộ những hạn chế về mặt nông học và không cạnh tranh được về năng suất so với các phương pháp canh tác hiện đại được đầu tư nhiều. Như phương pháp canh tác truyền thống thì sử dụng các loại phân xanh, phân hữu cơ nhưng phương pháp canh tác hiện đại hiẹn nay lại quá lạm dụng trong việc sử dụng hoá chất, làm cho đất bị thái hoá. Vì vậy hiện nay cần phải có phương pháp canh tác để làm sao tận dụng được ưu điểm của phương pháp canh tác truyền thống và phương pháp canh tác hiện đại, đó là lấy tính đa dạng sinh học trong phương pháp truyền thống và tính quy trình trong phương pháp canh tác hiện đại. Nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái thực tế đã phần nào biết tận dụng được các ưu điểm trên của phương pháp canh tác truyền thống và hiện đại. Những khái niệm trên còn được phổ biến nhiều trong nước ta vài năm gần đây và trên thực tế không phải nước ta không có những kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực này. Người nông dân nước ta đã từng thực hiện phương thức canh tác nhiều loài, luân canh và xen canh. Chẳng hạn như mô hình VAC là một kiểu hệ sinh thái bao gồm vườn cây, ao cá và chăn nuôi kết hợp chặt chẽ với nhau, vừa tăng cường hiệu quả kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường, đã được nước ta sử dụng, t._.riển khai từ rất lâu. Chúng đã đem lại những kết quả và hiệu quả lớn cho người sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đối với nền nông nghiệp sinh thái bền vững vừa phải biết khai thác tối ưu đồng thời bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật tại chỗ. Theo phương diện này thì nông nghiệp sinh thái cần những công nghệ cụ thể sau: - Xen canh: gieo trồng hai hoặc nhiều cây trồng cùng một lúc trên một mảnh đất. Lợi ích khi đó tăng lên do các cây trồng sẽ khai thác những nguồn khai thác khác nhau hoặc tác động tương hỗ một cách tự nhiên với nhau. Nếu một cây là cây họ đậu có thể cung cấp dinh dưỡng cho các cây khác. Các tác động tương hỗ có thể sử dụng để kiểm soát sâu hại và cỏ dại. - Luân canh: gieo trồng hai hoặc nhiều cây trồng luân phiên nhau trên cùng một mảnh đất. - Nông lâm kết hợp: là một dạng xen canh mà trong đó cây cối hàng năm được trồng xen theo không gian với cây trồng lâu năm hoặc cây bụi. Những cây này có bộ rễ ăn sâu xuống đất trong đất có thể dễ dàng thu hút nước và các chất dinh dưỡng mà cây bụi không thể hút được. Các cây cao cũng có thể cung cấp bóng mát và vật lực che phủ đất trong lúc cây họ lúa giảm thiểu cỏ dại và chống xói mòn. - Làm cỏ kết hợp: giống như nông lâm kết hợp, nhưng là sự phối hợp giữa cây dài ngày với đồng cỏ và các loài làm thức ăn gia súc khác mà trên đó động vật được chăn thả. Sự hỗn giao của chồi non, cỏ và các loại cây họ lúa sẽ hỗ trợ cho chăn nuôi gia súc tổng hợp. - Phân xanh gieo trồng các cây họ đậu và các cây trồng khác để cố định nitơ và sau đó vùi lấp vào trong đất cho cây trồng sau. Thường dùng là điền thanh, cốt khí,... - Làm đất bảo vệ: các hệ thống làm đất tối thiểu hoặc làm đất mà trong đó hạt giống trực tiếp vào đất với việc chuẩn bị canh tác rất ít hoặc không chuẩn bị. Điều này sẽ làm giảm lượng đất bị xáo trộn và giảm rửa trôi đất và dinh dưỡng. - Kiểm soát sinh học: việc sử dụng các thiên địch tự nhiên ký sinh để kiểm soát sâu bệnh. Nếu sâu bọ là kẻ ngoại lai thì những thiên địch có thể nhập khẩu từ những nước có nguồn gốc của sâu bệnh, nếu là bản địa, cần sử dụng những kỹ thuật khác nhau để tăng thêm các thiên địch tự nhiên hiện có. - Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) là việc áp dụng quan điểm sinh thái vào việc phòng chống sâu bệnh hay cụ thể hơn là sử dụng tất cả những kỹ thuật hợp lý để kiểm soát sâu bệnh trong một phương thức tổng hợp cho phép vừa phòng ngừa vừa điều hoà các mối quan hệ. Công nghệ này hiện nay đang được rất chú ý quan tâm áp dụng, do khi đó sẽ coi đồng ruộng là một hệ sinh thái mà con người sẽ sử dụng một hệ thống các biện pháp để có thể dung hoà với nhau như sinh học, hoá học, canh tác và giống chống chịu sâu bệnh để ngăn ngừa sâu bệnh IPM không loại trừ hoàn toàn việc dùng thuốc hoá học, nhưng dùng một cách có chọn lọc để giảm độc đối với các nhân tố sinh học, các biện pháp này lại ít tốn kém, phù hợp với trình độ kinh tế, xã hội của các hệ sinh thái. Mục đích của IPM là hạn chế các sinh vật gây hại dưới ngưỡng kinh tế, nghĩa là chi phí các biện pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cho cây trồng tối đa bằng thiệt hại do sâu bệnh gây nên. Ngoài ra trong nông nghiệp sinh thái như chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên, nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Không ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người đã sinh ra và lớn lên ở đó qua nhiều thế hệ. Do vậy, để có thể xây dựng được một mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững lâu dài và có hiệu quả, sự cần thiết phải có sự tham gia của các cơ quan ban ngành có liên quan và kết hợp với sử dụng các phương pháp thực nghiệm, so sánh,... hiện nay biện pháp này đã được nhiều địa phương quan tâm thực hiện. Nhiều mô hình luân canh cây trồng hiện đang được lựa chọn và áp dụng. Tuỳ vào điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp của mỗi địa phương, mỗi vùng mà có các mô hình luân canh, xen canh, tăng vụ phù hợp. Cụ thể: * Một mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông Bạch Đằng mà nhiều người biết tới đó là xã Liên Vi, thành phố Hải Phòng. Đây là mô hình nông nghiệp sinh thái trên khu vực đất thấp (đất ven cửa sông ) được viện kinh tế sinh thái xây dựng. Trước đây, dân xã Liên Vi sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, không có ngành nghề thủ công truyền thống, ít chú ý tới đánh bắt hải sản. Chỉ có một số năm gần đây nuôi trồng và đánh bắt hải sản mới được quan tâm và phát triển. Hiện nay, hầu hết lao động của Liên Vi phục vụ trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản. Trong 1600 hộgia đình ở Liên Vi, có 90% số hộ làm ruộng kết hợp đầm nuôi tôm, chỉ có 10% hộ làm nghề biển. Với ưu điểm là vùng đầm ven biển có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nên Liên Vi đã tận dụng tối đa ưu điểm của mình để xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản năng xuất ổn định. Tuy nuôi trồng thuỷ sản ở đây chưa phát triển nhưng cũng đã có một thời gian dài nhân dân sinh sống ở đây nên đã tích luỹ được một số kinh nghiệm quý báu. Trong mô hình nuôi trồng thuỷ sản người ta vẫn chú trọng phát triển hình thức nuôi quảng canh để duy trì thảm vùng ngập mặn, thiết kế và xây dựng hệ thống cống và đê bao hợp lý nhằm khai thác lâu bền vùng này.Ngoài các nguồn thu chính từ phát triển nuôi trồng thuỷ sản thì ở Liên Vi cũng đã có thêm các nguồn thu từ các dịch vụ du lịch, mà hiện nay nó đã mang lạI cho vung một nguồn thu đáng kể đảm bao rcuộc sống cho người dân ngày càng ổn định. Huyện Phú Mỹ tỉnh Bình Định đã rất phát triển trên vùng cồn cát ven biển miền trung nước ta, nhờ xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững dưới hình thức mô hình kinh tế – sinh thái vùng cát có quy mô nông hộ tức là mô hình kinh tế vườn nhà, trong đó có sự bảo đảm có tính chất cơ bản như ổn định, năng suất, chống chịu và đa dạng. Mô hình kinh tế vườn nhà được xây dựng trên diện tích khoảng 2 ha ( 100 x200m ) đến 4ha với các yếu tố cấu thành giữ chức năng nhất định như: - Giếng nước để phục vụ sinh hoạt và tưới cây. - Chuồng trại để chăn nuôi và lấy phân bón. - Trồng dừa quanh nhà vừa tạo bóng mát, vừa cho năng suất cao. - Trồng phi lao xung quanh khu đất và dọc đường bờ phân rõ vừa có tác dụng rừng phòng hộ, vừa lấy củi đun. - Cây điều trồng theo khoảnh để kinh doanh dài ngày, ngoài ra còn tập chung vào điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp. Với việc bố trí xây dựng mô hình kinh tế vườn nhà trong mô hình kinh tế – sinh thái như trên đã biến vùng cồn cát hoang hoá, hầu như không có cây cối, một kiểu hoang mạc bên bờ biển thành vùng đất có thảm thực vật xanh tươi, biến đất cồn cát thành đất canh tác và đất thổ cư. Ngoài ra mô hình còn giải quyết việc làm cho khoảng 1400 lao động tạo ra đất canh tác cho cuộc sống ổn định cho 600 hộ gia đình với khoảng 8000 nhân khẩu. * Mô hình trồnh lúa đạt hiệu quả cao, bền vững ở nông trường sông hậu, nông trường Cờ Đỏ Viễn Hoá ở đồng bằng sông Cửu Long ở Ô Môn tỉnh Cần Thơ đã có những biện pháp làm giảm chi phí sản xuất lúa dưới góc độ tiếp cận theo hướng phát triển bền vững hệ thống sinh thái như sau: sử dụng giống xác nhận ( giống chuẩn) tăng năng suất từ 5- 7% áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) bón phân đạm bảo đảm theo bảng so màu lá lúa, tiết kiệm khoảng 100.000đ/ha, với mô hình này đã giảm được chi phí 20- 30%. Phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch đang được thực hiện ở rất nhiều vùng trên cả nước, bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả và sự phù hợp đối với các điều kiện khác nhau. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng... hướng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch cũng đang từng bước khẳng định vai trò của mình, bằng thực tế hiện nay và nó cũng tự mình khẳng định tính đúng đắn của nó phù hợp với nhu cầu phát triển thế giới. 1.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. * Inđônêxia: Inđônêxia, đặc biệt là thành phố Java có một truyền thống phát triển nông nghiệp giống như phương pháp cổ điển được áp dụng ở Trung Quốc từ mấy thế kỉ trước, trong đó nông nghiệp phát triển theo mô hình nông nghiệp trang trại. trong mô hình này cây trồng vật nuôi được phát triển trên nền sinh thái ẩm của đất và nước với công nghệ sản xuất kết hợp giữa phương pháp cổ truyền của người Java và phương pháp thâm canh theo chiều sâu có từ thời kì thuộc địa của Hà Lan. Cũng như xu hướng phát triển chung của nông nghiệp thế giới hiện nay, Inđônêxia ngày nay có vận dụng phương pháp kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại để phù hợp với đặc điểm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.Với sự quan tâm trợ giúp của chính phủ trung ương và địa phương trong việc đào tạo, nâng cấp kiến thức cho người dân và cho người dân vay vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở Inđônêxia đã phát triển tương đối mạnh. Hiện nay, Inđônêxia đã thu được rất nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp nhưng có một thành tựu rất quan trọng đó là đã tăng được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sản xuất lương thực từ 3-6 lần so với 5 năm qua, đồng thời các nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp như chất đất cũng được bảo vệ và ngày càng được cải thiện. *Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia cũng đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với 932.641 km2 diện tích đất tự nhiên, nhưng diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% diện tích đất canh tác của thế giới, khi đó dân số chiếm tới 22% dân số thế giới có thể thấy là đất ít người đông. Cho nên yêu cầu tiêu dùng nông sản rất cao, muốn vậy phải nâng cao khả năng quay vóng của đất, chỉ có thể phối hợp sử dụng và bồi dưỡng đất , sử dụng nhiều loại sinh vật cùng sinh trưởng cộng sinh bổ sung hỗ trợ cho nhau sinh trưởng phát triển tốt, kết hợp cả trồng trọt, nuôi cá, trồng nấm..., tăng nhiều loại cây trồng, đồng thời tiến hành luân canh cạn- nước nâng cao năng lực của đất. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng phát triển nông nghiệp tập thể- là kiểu sản xuất nông nghiệp mà trong đó có nhiều loại cây trồng nhiều loại sinh vât cùng sinh sống, lợi dụng một cách tối đa các diều kiện tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước, đất, thời gian và không gian nhằm cho một sản lượng chất lượng năng xuất các loại sinh vật cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, những năm gần đây phong trào làm nông nghiệp cụ thể đã rất mở rộng. Đẩy mạnh tốc độ tăng từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Mặt khác, chính phủ Trung Quốc cũng rất coi trọng đẩy mạnh , nhanh đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ( 3/1986 đã phê duyệt chương trình công nghệ cao là chương trình High-Tech-86-3). Nhờ đó mà nền nông nghiệp Trung Quốc hiện nay rất phát triển và phát triển bền vững. Các thành tựu mà Trung Quốc có được mô hình nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch theo đúng nghĩa của nó. Ví dụ như mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch ở thành phố Chu Hải đã có hơn 1,0 triệu lượt người đến thăm quan. Khu công nghệ hoa cây cảnh Côn Minh đã trở thành một trọng tâm quốc tế về hoa cây cảnh với hàng triệu lượt người từ khắp trên thế giới và trong nước thăm quan. Mô hình nông nghiệp sinh thái Angi Hangctor có 6 chi, 44 loài mọc tre hoang dại và 26 chi với 195 loài tre trồng trong vườn, thu nhập 130 triệu và 18,0 triệu tệ/ năm. tổng thu của công nghiệp tre là 1,6 tỉ tệ. Riêng năm 1999 có hơn 500.000 du khách tới thăm quan. Có thể thấy răng ở Trung Quốc vai trò của chính phủ trong sự phát triển nông nghiệp là rất lớn và rõ ràng. Sự chỉ đạo của Trung Quốc cũng rất tập trung và có qui hoạch kế hoạch cụ thể. * Ixrael: Ixrael nằm ở khu vực Tây á (Trung Cận Đông) tiếp giáp với ĐịaTrung Hải và các nước Xiri, Libang, Gioocdani,Palextin. Diện tích tự nhiên của Ixrael là 20.770 km2, Ixrael có diện tích canh tác không nhiều, đất đai khô cằn, hiếm nước. Nền sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. về dân số có 5,863triệu người, mật độ dân số cao 265người/km2 (1997). Mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhưng trong những năm qua Ixrael đã xây dựng được một nền nông nghiệp rất bền vững. Chính do sự hạn chế này mà Ixrael đã có những tìm tòi sáng tạo ra một cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với đặc điểm đất đai, tận dụng điều kiện khí hậu ít mưa, nắng nhiều đưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Do ưu thế về sản phẩm nông nghiệp của Ixrael là trái cây, rau, hoa, thịt, sữa nên có thể nói Ixrael là một quốc gia phát triển mạnh mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững dưới góc độ các qui trình sản xuất như: công nghệ canh tác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, công nghệ sản xuất rau quả tươi và giống rau quả, công nghệ sản xuất hoa xuất khẩu,... cho nên nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của họ rất cao so với tiềm năng của họ, như tổng thu nhập sản xuất nông nghiệp là 3000 triêu USD sản xuất động vật 1000 triệuUSD, sản xuất sản phẩm tươi 740 triệu USD (năm 2000). Và hiện nay nền nông nghiệp của họ vẫn ngày càng phát triển càng khẳng định tính đúng đắn của mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững trong sản xuất nông nghiệp dưới hướng kết hợp, biết tận dụng tối đa những điều kiện và sử dụng hợp lí Tóm lại, có thể thấy nông nghiệp thế giới hiện nay đã ít nhiều vận dụng và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững và cũng thu được không ít những kết quả nhất định trong việc phát triển theo hướng này. Nước ta là một nước đi nên sau có rất nhiều thuận lợi trong việc học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu mà các nước khác đã từng gặt hái được cũng như đã phải trải qua. Điều này còn có thể khẳng định và chứng minh tính đúng đắn của xu hướng phát triển này là hoàn toàn đúng đắn mà chúng ta phải theo. Có thể phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch ở Việt Nam hiện nay còn quá mới, nhưng đầy là một điều tất yếu mà chúng ta phải làm bởi vì đúng theo tư tưởng phát triển thì chúng ta cần phải phát triển theo hướng tiếp thu những cái cần học hỏi của thế giới, của các nước đi trước nhưng không được dập khuôn mà phải áp dụng phù hợp và phát triển theo hướng cao hơn, thích hợp hơn với các điều kiện thuận lợi của Việt Nam. Đó là một điều mà Việt Nam cần phải làm và phải làm cho thất tốt. Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ – Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp 2.1.1.Điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lí: Đông Mỹ là một xã thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km về phía Nam. Phía Bắc giáp với xã Duyên Hà, phía Đông giáp với xã Vạn Phúc, phía Tây giáp với xã Ngũ Hiệp và xã Liên Ninh, phía Nam giáp với xã Ninh Sở và xã Duyên Thái của tỉnh Hà Tây. Đông Mỹ nằm trọn vẹn trong đê, cách sông Hồng nơi gần nhất khoảng 800 m. Đông Mỹ là một xã rất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, Đông Mỹ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các khách du lịch tham quan. Đông Mỹ đã từng là trung tâm của huỵện Thanh Trì, cho nên cơ sở hạ tầng ở đây đã được quan tâm xây dựng. * Khí hậu, thời tiết: Đông Mỹ thuộc vùng khí hậu của thành phố Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm (mùa mưa) từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng3 năm sau. Nhiệt độ bình quân là 23,40C, độ ẩm trung bình là 84%, lượng mưa bình quân 1700 – 1900 mm được tập trung chủ yếu vào mùa mưa nóng chiếm trên 80%. Về chế độ thuỷ văn, Đông Mỹ nằm cạnh sông Hồng, chịu chế độ thuỷ văn của sông Hồng rất rõ rệt, mực nước ngầm khá cao vào mùa mưa dao động trên dưới 800 cm và thấp vào mùa khô hanh, thường dao động trong khoảng 300 cm. Biểu 1: Khí hậu, thời tiết và chế độ thuỷ văn của thành phố Hà Nội. Chỉ tiêu ĐVT 1995 1997 1999 2000 2001 Nhiệt độ bình quân 0C 23,6 24,3 24,3 24,2 24,1 Lượng mưa cả năm Mm 1245 1871,6 15576 1278 2411 Số giờ nắng cả năm Giờ 1408 1277,6 1429,3 1400,3 2247 Độ ẩm trung bình năm % 79 80 79 80 81 Nguồn: Niên giám thống kê * Địa hình, đất đai: Đông Mỹ hiện nay có tổng diên tích đất tự nhiên là 273,67 ha, trong đó đất nông nghiệp là 158,79 ha chiếm 58,02%; đất thổ cư là 46,74 ha chiếm 17,08%; đất chuyên dùng 59,37 ha chiếm 21,09%; còn lai là đất chưa sử dụn, bao gồm: ao , hồ, mô, gò và sông hồ chưa sử dụng. Đông Mỹ là một xã có quy mô diện tích đất tự nhiên tương đối nhỏ, bình quân diện tích tự nhiên 482,4 m2/người, đất nông nghiệp 280 m2/ngưòi, đất ở 267 m2/hộ (không kể đất ở do dân ở xã Duyên Hà xâm cư). Đất canh tác giao cho các hộ gia đình theo NĐ 64, bình quân 360 m2/khẩu. NgoàI ra, Đông Mỹ àon là một xã có địa hình không bằng phẳng, diện tíchao hồ, diện tích gò nhiều gây không ít khó khăn trong việc tưới tiêu nước hục vụ nông nghiệp. Biểu 2: Hiện trạng đất đai và quản lí sử dụng Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 1997 1998 2000 2000/1997 +,- Tổng diện tich đất tự nhiên 272,17 272,17 273,67 +1,5 I. Chia theo loạI đất 1.Đất nông nghiệp 155,61 155,61 158,79 + 3,18 - Đất trồng cây hàng năm 137,16 137,16 137,16 - - Đất vườn tạp 1,30 1,30 1,31 - - Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 17,15 17,15 20,32 +3,18 2. Đất chuyên dùng 62,55 62,55 59,37 - 3,18 - Đất xây dựng 8,62 8,62 7,09 - 1,53 - Đấtgiao thông 14,30 14,30 14,36 + 0,06 - Đất thuỷ lợi 23,83 23,83 23,83 - - Đất di tích văn hoá 0,96 0,96 1,00 + 0,04 - Đất an ninh, quốc phòng 5,40 5,40 5,40 - - Đất nghĩa địa 6,26 6,26 7,69 + 1,43 - Đất chuyên dùng khác 3,18 3,18 - - 3,18 3. Đất ở 45,25 45,25 46,75 + 1,50 4. Đất chưa sử dụng 8,76 8,76 8,76 - - Đất bằng chưa sủ dụng 2,90 2,90 2,90 - - Đất mặt nước ao hồ 2,96 2,96 2,96 - - Sông hồ 2,90 2,90 2,90 - II. Chia theo quản lí sửb dụng - Hộ gia đình 175,66 175,66 175,66 - - Các tổ chức kinh tế 2,35 2,35 2,35 - - UBND xã 72,15 72,15 73,63 + 1,48 - Các tổ chức khác 13,25 13,25 13,27 + 0,02 - Chưa giao 8,76 8,76 8,76 - Nguồn thống kê của xã 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Dân số và lao động: Theo tài liệu thống kê năm 2001, tổng số nhân khẩu của Đông Mỹ là 5.763 người với 1.508 hộ, trong đó nữ là 2.982 người chiếm hơn 50%. Tỷ lệ sinh trung bình 3 năm là 1,54%, tỷ lệ chết là 0,49%, tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình là 1,05%. Tỷ lệ số người chuyển đến là 0,67%, tỷ lệ người chuyển đi là 0,48%, tỷ lệ tăng cơ học trung bình của 3 năm là 0,19%. Tốc độ tăng dân số trung bình là 2,4%/năm. Với 1.508 hộ thì trong đó số hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm gần 37,3%, chủ yếu là thủ công nghiệp với các ngành nghề thủ công như: thêu, đan lát, sơn mài. Mặt khác, theo số liệu năm 2001 thì tổng số lao động trong độ tuổi lao động của Đông Mỹ là 3.647 lao động, trong đó lao động tham gia trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm 55,36%; số lao động tham gia trong lĩnh vực CN – TTCN và XD chiếm 7,94%; trong lĩnh vực thương mạI, dịch vụ, chiếm 26,93% và còn lạI là số lao động chưa có việc làm, đang đào tạo. Trong tổng số lao động trên, lao động có trình độ đạI học chiếm 0,04%; lao động có trình độ trung cấp chiếm 9,33%; lao động được đào tạo nghề chiếm 11,76%; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 78,87%. Những điều trên có thể cho thấy, ở Đông Mỹ có rất nhiều hạn chế như : diện tích không lớn, địa hình không thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, cho nên các đã ảnh hưởng không nhỏ đến trình độ lao động của Đông Mỹ, cũng như cơ cấu lao đông của xã. * Văn hóa xã hội: Đông Mỹ là một xã giàu truyền thống văn hoá, điều này được chứng minh bằng việc ở đây không chỉ còn lưu giữ nhiề công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá, mà còn lưu giữ nhiều truyền thống, truyền thuyết… Đông Mỹ còn là một xã có truyền thống hiếu học, dưới chế độ cũ Đông Mỹ đã có nhiều người học hành thành đạt. Trước và sau cách mạn tháng 8 cho đến nay, Đông Mỹ cũng dã có không ít người thành đạt. Để thấy rõ hơn, dưới đây là cụ thể một số vấn đề cho thấy văn hoá xã hội của Đông Mỹ: + Giáo dục: ở Đông Mỹ mức độ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở toàn xã đạt 100%, trung học phổ thông đạt 70% (trong độ tuổi đi học), đạI học và sau đạI học hơn 3%. + Văn hoá: Đông Mỹ là một xã có tổ chức cộng đồng tốt, có lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời và đã xây dựng được một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hiên nay còn lưu giữ được một số công trình văn hoá như: chùa Hưng Long - được xây dựng năm Thuận Thiên thứ 2, đình Đông phù, chùa Mỹ ả, đình Mỹ ả, chợ Đông Mỹ. Măt khác, đời sống văn hoá tinh thần cũng được nâng lên đáng kể, như xã hiện nay có 3 cau lạc bộ sinh hoạt văn hoá (câu lạc bộ thơ ca, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ kế hoạch hoá gia đình); 1 sân vận động; 1 bể bơI và một thư viện với hơn 300 đầu sách. + Đời sông nhân dân: Từ xa xưa, thu nhập của nhân dân Đông Mỹ không đơn thuần chỉ có từ các sản phẩm nông nghiệp mà còn từ nhiều nguồn thu khác trong đó có từ sản phẩm của nghề thủ công và các hoạt đông dịch vụ thương mại. Ngày nay, thu nhập của người dân Đông Mỹ cũng có từ nhiều nguồn thu như: thương mạI dịch vụ; nông nghiệp; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhất là từ 10 năm trở lại đây thu nhập của nhân dân Đông Mỹ đã tăng đáng kể làm cho tình hình đói nghèo của các hộ trong xã giảm đáng kể. Như năm 1990 số hộ đói nghèo chiếm 13% tổng số hộ thì đến năm 2000 chỉ còn 2% (theo tiêu chuẩn mới). * Cơ sở hạ tầng: Đông Mỹ trước kia từng là trung tâm của huyện Thanh Trì nên cở sở hạ tầng cũng đã được chú ý và quan tâm xây dựng, nên hiện nay cũng có hệ thống cơ sỏ hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, cụ thể: + Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống tưới: Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất của Đông Mỹ được cung cấp bởi trạm bơm Ma Vang, có công suất 2.000 m3/h, lấy nước từ kênh tiêu sông Tô Lịch. Nguồn nước này bị ô nhiễm, không đảm bảo cho sản xuất nông sản phẩm an toàn. Hệ thống kênh tưới: hiện nay Đông Mỹ đã và đang dần dần cứng hoá hệ thống kênh tưới, như năm 2001 đã cứmg hoá được 4 km kênh tưới. Hệ thống tiêu nước đều đổ về kênh tiêu sông Tô Lịch, trạm bơm Đông Mỹ bơm nước vượt qua đê đổ ra sônh Hồng khi bị ngập úng. Toàn bộ 124 ha đất canh tác đã được tưới chủ động. Diện tích đất canh tác được tiêu chủ động chỉ có 84 ha, do toàn xã có hơn 5 km kênh tiêu nước chưa được kiên cố hoá, bờ kênh sạt lở nhiều, làng kênh bồi lắng chưa được nạo vét. + Hệ thống giao thông: Đông Mỹ có hệ thống giao thông khá hoàn thiện, tổ chức mạng giao thông khá hợp lý. Hệ thống đường giao thông của xã Đông Mỹ gồm có: - 17,5 km đường ngõ xóm, trong đó có 0,5 km mặt đường đổ bê tông; 16 km đường lát gạch mặt đường; đương đất còn 1 km - 15,7 km đường giao thông nội đồng vẫn còn là đường đất. + Hệ thống điện: Toàn xã có 10 trạm hạ áp, tổng công suất hạ áp 1.720KVA. Tổng công suất hạ áp tính bình quân cho mỗi hộ mới đạt 1,14 KW; có 11,81 km đương dây tải điện hạ thế, cung cấp đủ và ổn định cho 100% hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và đời sống với công suất tiêu thụ bình quân đạt 90 KWh/tháng/hộ, công suất tiêu thụ bình quân 1 tháng của cả xã là 134.720 KWh. Nhưng hệ thống cột điện và đương dây tải điện mới chỉ ở mức cung cấp điện tiêu dùng là chủ yếu, chưa có hệ thống điện chiếu sáng trong xóm. + Trường học: Đông Mỹ có 1 trường tiểu học có khuôn viên diện tích là 7.200 m2, trường được xây dựng 3 tầng kiên cố với 16 phòng học và hiện nay đang xây thêm một số phòng chức năng theo tiêu chuẩn quốc gia. Một trường trung học cơ sở có diện tích khuôn viên là 4.579 m2, cũng được xây dựng 3 tầng kiên cố trên diện tích xây dựng là 900 m2 , được bố trí thành 15 phòng học và 10 phòng học chức năng. NgoàI ra, Đông Mỹ còn có 2 trường mầm non, 1 trường công lâp có diện tích khuôn viên 1.000 m2 và diện tích xây dựng là 120 m2 , có 4 phòng. Trường dân lập có diện tích khuôn viên 300 m2 , cạnh nhà văn hoá thôn, diện tích xây dựng 60 m2 có 1 phòng học. + Y tế: xã có một trạm y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, khuôn viên của trạm có diện tích 3.806 m2 , diện tích xây dựng 405 m2 với 14 phòng , 6 giường bệnh và 1 phòng hộ sinh rộng 18 m2 , xây dựng năm 2000. Tổng số 24 y bác sĩ, đáp ứng được vấn đề sơ cấp cứu và chữa cácn bênh đơn giản thông thương cho người dân. 2.1.3. Đánh giá chung về các ảnh hưởng của các điều kiện đến phát triển phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Đông Mỹ nằm cách xa thành phố, không nằm gần các khu công nghiệp tập trung và đường giao thông huyết mạch, nên lượng khói bụi không lớn, môi trường ít bị ô nhiễm. Hiện tại trạm bơm thoát nước Yên Sở đã được đưa vào hoạt động nên phần lớn nước thải của thành phố được bơm trực tiếp đẩy qua sông Hồng, làm cho lượng nước chảy qua kênh tiêu sông Tô Lịch giảm đáng kể. Ô nhiễm mặt nước của Đông Mỹ ở các ao hồ chủ yếu là nguồn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi gia đình ở khu vực dân cư thải ra. Về cây xanh của Đông Mỹ hiện nay có rất nhiều loại cây ăn quả năm xen kẽ trong khu dân cư. Diện tích cây xanh phân tán trồng dọc theo các trục đường giao thông, kênh mương khoảng 5,5 ha, tổng diện tích cây xanh toàn xã đạt 25,8 ha, binh quân đầu người đạt xấp xỉ 45 m2. Qua phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đông Mỹ – Thanh Trì - Hà Nội tác động đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn sau: + Thuận lợi: Đông Mỹ là xã thuộc vùng ven ngoại thành Hà Nội, nên có điều kiện tự nhiên rất phong phú, các điều kiện về kinh tế- xã hội khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch, cụ thể như: - Đông Mỹ có điều kiện địa hình trũng (khoảng 60 ha), với đất đai có tính chất là đất thịt và thịt nặng phù hợp với việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, Đông Mỹ còn với điều kiện tự nhiên của mình khá thuận lợi cho việc chuyển sang trồng cây ăn quả chất lượng cao, tạo ra vùng vườn cây phục vụ du lịch, cộng với Đông Mỹ có nhiều di tích lịch sử văn hoá như chùa, đình và khu dân cư kiểu làng phố khá thuận lợi trong việc hấp dẫn khách cho du lịch trong tương lai. Đồng thời, Đông Mỹ năm gần sát với sông Hồng, có tiềm năng trở thành một điểm trong tua du lịch Hà Nội – Bát Tràng – Đông Mỹ – Phố Hiến… - Đông Mỹ là một xã mà người dân và cán bộ địa phương có trình độ nhận thức, trình độ dân trí khá cao có thể đáp ứng các yêu cầu về phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch ở trình độ cao. - Có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh tương đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông thuận tiện. - Điều kiện về đất đai, về hệ thống sông và kênh, hồ đầm còn cho phép xây dựng các mô hình sinh thái- đô thị – du lịch của huyện ven đô, vừa đáp ứng nhu cầu về nông sản cao cấp, vừa góp phần giải quyết những vấn đề môi trường do sự phát triển của công nghiệp và sự tập trung dân cư gây ra. - Vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại xã Đông Mỹ hiện nay là một ý tưởng rất mới, rất táo bạo nên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư của Thành uỷ và các cấp chính quyền Thành phố về nhận thức và về đầu tư triển khai thực hiện dự án. - Thương mại và dịch vụ của Đông Mỹ khá thịnh vượng, đó cũng là thế mạnh để Đông Mỹ phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch. - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội của Đông Mỹ vững mạnh, đoàn kết và nhiệt tình với nhân dân. Nhân dân giàu truyền thống cách mạng và yêu nước, có lịch sử văn hoá lâu đời có truyền thồng hiếu học. + Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch cũng gặp những khó khăn sau: - Thiếu vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động. Ngoài ra, do thu nhập của người dân còn thấp, tích luỹ ít nên nguồn vốn huy động trong dân còn hạn chế. - Trong sản xuất nông nghiệp, chuyển từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản gắn với trồng cây ăn quả, nông dân chưa có kinh nghiệm cả về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. - Quá trình đô thị hoá vừa thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, vừa tạo mức độ tập trung cao dân cư, vừa tiềm ẩn khả năng ô nhiễm do hoạt động của công nghiệp và dân cư. Điều đó vừa hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, vừa gây sức ép về yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng du lịch. - Hạ tầng cơ sở tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn dàn trải và thiếu sự đồng bộ, từ hệ thống giao thông, thoát nước thải, hệ thống điện sinh hoạt và hệ thống điện chiếu sáng công cộng - Đông Mỹ là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhưng hiện tại đang bị xuống cấp chưa được quan tâm và điều kiện tôn tạo , khôi phục sửa chữa. - Chưa có sự chú ý quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường sinh thái ở các cơ sở sản xuất trong thôn, ngõ xóm,… - Dưới tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân chạy theo lợi nhuận đã sử dụng nhiều hoá chất độc hại vào sản xuất nông nghiệp vừa gây ô nhiễm môi trường vừa không tạo các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp sinh thái bền vững (nông nghiệp sạch). - Hệ thống tổ chức phân phối hiện nay còn nhiều bất cập nên các sản phẩm gắn với nền nông nghiệp sinh thái bền vững (nông nghiệp sạch) chưa có sự phân định rõ với nông nghiệp thông thường, vì vậy chưa gắn được lợi ích của người sản xuất với chất lượng sản phẩm. Các hoạt động triển khai trong mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Tóm lại có thể thấy Đông Mỹ có rất nhiều thuận lợi để có thể phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch ở mức độ cao nếu như trong tương lai Đông Mỹ có thể khắc phục được các hạn chế của mình, đồng thời có được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đầy đủ kịp thời của Thành phố, Huyện. Khi đó, Đông Mỹ hoàn toàn có thể xứng đáng với vị trí là nền nông nghiệp thủ đô của cả nước. 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì. 2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 - 2002 Đông Mỹ là một xã nằm phía Đông Nam của huyện Thanh Trì, với số dân hơn 5.500 người và diện tích hơn 274 ha. Đây ._.á trình sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. . - Những công trình quy hoạch cho tương lai: trùng tu tôn tạo chùa Hưng Long, dự án cấp thoát nước sạch giai đoạn 2 cho các thôn còn lại,... cần tính tới sự tác động của quá trình đô thị hoá để loại bỏ những tác động tiêu cực của chúng ngay trong thiết kế. Nếu xã Đông Mỹ xử lý được các vấn đề trên một mặt sẽ có các công trình đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp sinh thái bền vững, mặt khác tránh được các tổn thất do công trình không phát huy tác dụng, các công trình phải phá đi, bị san lấp do tác động của quá trình đô thi hoá gây lên. - Bên cạnh việc rà sát các nội dung theo yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch, xã cần tập trung vào các vấn đề giải phóng mặt bằng để xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch nói riêng. - Phát triển cơ sở hạ tầng của xã cần quán triệt quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm. Ngoài việc được sự hỗ trợ của nhà nước ta vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thì nhân dân trong xã cũng cần đóng góp để xây dựng hệ thống cở hạ tầng nhàm đảm bảo những yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Những công trình lớn thì nhà nước đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là những công trình manh tính phúc lợi và có ảnh hưởng lớn đến môi trường thì được nhà nước ưu tiên đầu tư trước. Đối với xã Đông Mỹ hiện nay vấn đề xử lý ô nhiễm còn nhiều bất cập, làm chưa tốt, vì vậy, yêu cầu tập trung vào những vấn đề gay cấn theo thực trạng của xã để được đầu tư đồng bộ và dứt điểm. Xã muốn có sự đầu tư cơ sử hạ tầng thì cần phải lập các dự án có tính khả thi cao và được phê duyệt của các cấp huyện, thành phố, trung ương, các dự án phải có chủ đầu tư là UBND xã Đông Mỹ, với nguồn vốn chủ yếu từ sự đóng góp của nhân dân trong xã có thể bằng tiền, vật tư hoặc lao động và vốn hỗ trợ của nhà nước (tiền, vật tư, kỹ thuật) như chính sách hỗ trợ 30% vốn cho việc đắp bờ nuôi trồng thuỷ sản của xã,... Nhưng điều quan trọng là khi xây dựng các cơ sở hạ tầng phải bàn bạc thống nhất ý kiến với nhân dân, có sự giám sát nghiệm thu và công khai hoá cho nhân dân cùng biết. Cụ thể: * Về giao thông nông thôn: - Giao thông nội đồng: + Hệ thống giao thông nội đồng khu nuôi trồng thuỷ sản và khu rau hoa bao gồm các tuyến đường sau: . Đường D1 chạy theo nghĩa trang dọc theo đường điện cao thế, mặt đường rộng 3,5m, mặt đường được đổ bê tông. . Đường D2 chạy song song với mương tiêu MT2, mặt dường rộng 4,5m được đổ bê tông. . Đường D3 chạy theo mương cấp C3 và mương tiêu MT3 mặt đường rộng 4,5m. . Đường D4 chạy song song với mương cấp C4 mặt đường rộng 2,5m. . Đường D5 chạy theo đường bạch đàn và mương tiêu chính của trạm bơm Đông Mỹ dọc theo thôn 4 và thôn 5. Mặt đường rộng 2,5m. . Đường D6 và D7 từ thôn 4 đến thôn 5 nối ra các trục đường ngoài đồng. Mặt đường rộng 2,5m. + Hệ thống giao thông khu chăn nuôi: Mở đường chính từ đường đi Vạn Phúc chạy giữa, mặt đường rộng 3m. Mở các đường vào cổng các trang trại hai bên đường, mặt đường rộng 3. + Hệ thống giao thông 2 khu công nghiệp được tổ chức liên hoàn trong từng khu có đường chính rộng 4,5m, nối với đường đi Vạn Phúc. Mở đường sát với xí nghiệp may Đông Mỹ nối với đường 70B. Mặt đường rộng 5,0m. - Giao thông khu dân cư: + Đường liên xã đi Vạn Phúc, đường rộng 4,5m, dải nhựa mặt đường đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp 6. + Đường trục xã chạy từ đường đi Vạn Phúc qua trạm xá, bộ tư lệnh đặc công qua phố Hàng đến chân đê rộng 4,5m. + Mở rộng các đường trục các thôn và đường ngõ xóm có mặt rộng từ 2,5m đến 3m, nâng cấp mặt đường. * Về điện: Cũng rất cần thiết để phát triển nông nghiệp theo theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Xã cần xây dựng ba trạm biến thế, hai trạm có công suất là 560KVA, một trạm có công suất là 350KVA. (giai đoạn 2002- 2010). Lắp đặt hệ thống đèn đường trên các cột điện li tâm dọc theo đường bê tông. Ngoài ra, cần cố gắng để giảm giá điện bằng cách không sử dụng điện vào giờ cao điểm mà nên sử dụng ngoài giờ cao điểm theo khuyến cáo của ngành điện. * Về thông tin liên lạc: Nhà nước cần có chính sách giảm giá để khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều hơn các phương tiện thông tin liên lạc, nhằm phục vụ có hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch nói riêng. Đối với xã Đông Mỹ cần nâng cấp trạm bưu điện Đông Mỹ, để có 1 tổng đài dung lượng 2000 số để phục vụ nhân dân trong xã và các đơn vị đóng trong điạ bàn xã, trong đó có gần 1000 số để dự trữ phát triển. * Về cấp thoát nước: Xã cần tăng cường đầu tư để đảm bảo 100% dân trong xã được dùng nước sạch cho sinh hoạt và các ngành cần dùng nước trong sản xuất. Đối với một số ngành nghề chăn nuôi có nước thải gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý trước khi đổ ra ao hồ, sông tưới tiêu chung. Ngoài ra, xã cũng cần phải nghiên cứu, ký hợp đồng với các cơ quan khoa học trong việc xử lý các chất thải độc hại vào trong môi trường đất, nước, không khí. Qua xem xét hiện trạng cấp và thoát nước xã Đông Mỹ cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Xây dựng thêm 1 trạm cấp nước tại khu công nghiệp Hoa Sen, Màn Di để cấp nước cho khu công nghiệp và trang trại chăn nuôi, khu dân cư mới Ma Vang, Bìm Bìm, xóm Đông Vinh và khu dân cư dọc đường đi Vạn Phúc với 700m3/ ngày đêm. - Xây dựng mới hệ thống đường ống cấp nước phân phối ở trạm mới bằng ống kẽm có ỉ từ 50 đến 200mm. Tổng đường cấp nước có chiều dài là 8700m. - Xây dựng 3 hồ xử lý sinh học ở thôn 2, thôn 3, thôn 4 để gom và xử lý nước thải khi đổ vào các kênh tiêu. Giành một phần ao hồ khu Hoa Sen, Màn Di xử lý nước thải công nghiệp. - Cải tạo toàn bộ hệ thống tiêu nước bằng hệ thống cống có lắp đậy bằng bê tông, có tải trọng H3 – H5 đảm bảo chịu được tải trọng xe tải nhẹ. Hoàn thiện hệ thống thoát nước của đường 70B và đường đi Vạn Phúc. Tổng chiều dài của đường thoát nước là 14220m. Trong đó đường thoát chính là 8310m, đường thoát nhánh là 5910m. 3.3.4. Giảm thiểu các ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt gây ra. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp của xã phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì cần phải hạn chế các ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra bằng cách: Hạn chế sử dụng hoặc không sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, các chất kích thích sinh trưởng..., tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học. Trong chăn nuôi cũng cần phải xử lý các chất thải do gia súc, gia cầm thải ra, có hệ thống xử lý chất thải một cách triệt để như xây dựng bể khí bioga. Xã Đông Mỹ cũng là một xã thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội, Thanh Trì là huyện được đánh giá có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong 5 huyện ngoại thành do có nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn như nhà máy hoá chất, nhà máy pin, có nghĩa trang Văn Điển. Bởi vậy có rất nhiều khí, chất độc hại thải vào môi trường đất, nước, không khí trong khu vực huyện trong đó có xã Đông Mỹ. Như vậy, xã Đông Mỹ muốn trở thành một xã nông nghiệp – du lịch thì cần phải giảm thiểu các ô nhiễm của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn xã. Đối với các cơ sở hiện chưa có hệ thống xử lý chất thải, vẫn đang thải vào không khí, nguồn nước các chất độc hại cần phải được kiểm tra và yêu cầu có sự đầu tư bổ sung các hệ thống chất thải. Đối với các cơ sở sản xuất đang trong quá trình quy hoạch cần coi vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường như là tiêu chuẩn quan trọng để xét duyệt dự án một cách nghiêm túc hơn. Đối với vùng ao hồ, các diện tích nông nghiệp cần quản lý nghiêm ngặt hơn, xử lý một cách nhanh chóng và nghiêm khắc các cơ sở gây hại. Để giải quyết vấn đề này cần phải có lượng vốn lớn. Đây là vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, nếu không kiên quyết xử lý các vấn đề này thì không chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà môi trường sống sẽ bị phá hoại nghiêm trọng. 3.3.5. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, của thành phố Hà Nội đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nông nghiệp ngoại thành nói chung, nông nghiệp xã Đông Mỹ nói riêng đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực về trình độ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp xã phải phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì yêu cầu về trình độ của người nông dân càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch của xã Đông Mỹ cần chú trọng các vấn đề sau: - Đối tượng đào tạo: Bao gồm tất cả những người tham gia sản xuất nông nghiệp của xã, người quản lý, người tham gia tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải những kiến thức mới đến người nông dân trong xã. - Nội dung đào tạo: Bao gồm những kiến thức về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp như: Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, những thành tựu công nghệ mới có thể phát huy và đưa vào sản xuất như: Công nghệ về giống ( giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt), công nghệ canh tác..., những kiến thức về kinh tế thị trường như: Ma két tinh, phân tích kinh doanh, ... nhằm nâng cao năng lực trình độ cho nguồn nhân lực nông nghiệp của xã ngang tầm với các ngành công nghiệp, dịch vụ. - Hình thức đào tạo: Xã Đông Mỹ có thể sử dụng hình thức đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3 đến 5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp điểm, có hiệu quả do đó trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học và công nghệ của tổ chức khuyến nông và các tổ chức quần chúng. - Nguồn vốn cho đào tạo: Vốn cho đào tạo là một vấn đề nan giải vì lượng người cần đào tạo là quá lớn, hiện xã có 2018 lao động ( chiếm 55,36%) sản xuất nông nghiệp cần đào tạo và các khối lượng các nội dung cần đào tạo nhiều. Trong khi đó nguồn vốn trong dân còn hạn hẹp do thu nhập của người nông dân trong xã chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, yêu cầu các cấp có thẩm quyền như TW, thành phố, huyện cần phải giành một ngân sách hợp lý cho đào tạo nông dân, xã cần có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ... ngoài ra, trong điều kiện hiện nay xã Đông Mỹ chưa thể đáp ứng hết nhu cầu đào tạo cho nông dân nên cần biết lựa chọn những đối tượng trẻ, có kiến thức văn hoá, có tâm huyết với nghề nông đào tạo cơ bản làm nòng cốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã. Từ những cá nhân đó, xây dựng các mô hình trình diễn để nhân dân trong vùng cùng học tập, vấn đề về vốn cho đào tạo sẽ từng bước được tháo gỡ. 3.3.6. Giải pháp về thị trường. Để sản xuất nông nghiệp Đông Mỹ phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì giải pháp về thị trường là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm của xã sản xuất ra và tạo những tác động tích cực để nông nghiệp xã Đông Mỹ phát triển theo đúng hướng mình đã chọn. Bởi hiện nay, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp sạch, cao cấp ngày càng cao mà sản xuất là để đáp ứng nhu cầu vì lẽ đó cần phải tổ chức tốt thị trường. Trong những năm tới, cần giải quyết lập lại trật tự tiêu thụ lâm sản đến mở rộng thị trường thông qua tìm kiếm thị trường mới, mở rộng giới thiệu để nông sản không bị ứ đọng... tuy nhiên dưới góc độ phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch của xã thì cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Tạo điều kiện để các sản phẩm an toàn, chất lượng cao của xã được tiêu thụ với giá cả hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân trong xã để khuyến khích, thúc đẩy nông dân trong xã phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Như trên đã phân tích, để sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững thì yêu cầu người sản xuất phải đầu tư cơ sở hạ tầng tương ứng với yêu cầu của nền nông nghiệp sinh thái, phải thực hiện các quy trình sản xuất khắt khe với các yếu tố đầu vào và có chất lượng, phải tốn nhiều công lao động... làm cho chi phí sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có độ an toàn và chất lượng sẽ tăng, giá thành sản phẩm sẽ cao. Trong khi đó năng suất sinh học của cây trồng, vật nuôi không tăng mà thậm trí còn thấp hơn ( trong những năm đầu thực hiện) so với khi sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật. Ngày nay, người tiêu dùn đã biết tìm đến các sản phẩm nông sản có độ an toàn và chất lượng cao nên giá bán của các sản phẩm sản xuất theo hướng sinh thái của người nông dân trong xã đã cao hơn. Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn eo hẹp, nên các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra đã có đủ tiêu chuẩn an toàn nhưng chưa có bao bì, nhãn mác nên gây ra hiện tượng nhầm lẫn với các sản phẩm thông thường gây khó khăn cho tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu ban quản lý xã kết hợp với người sản xuất xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. - Các cấp có thẩm quyền cần thực hiện trợ giá để người tiêu dùng có thể tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp mà xã sản xuất ra. Mặt khác các cấp cũng cần phối hợp với các chính quyền địa phương xã kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy trình sản xuất nông nghiệp, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy trình sản xuất từ đó tạo niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm nông nghiệp của xã sản xuất ra. - Ngoài ra để giải quyết vấn đề thị trường xã cần có biện pháp tìm kiếm thị trường, giới thiệu và thâm nhập thị trường, tổ chức các hoạt động xuất khẩu như: + Tìm kiếm thị trường: Sản phẩm của xã Đông Mỹ là các sản phẩm cá, tôm, rau, hoa, gia cầm... bởi vậy thị trường tiêu thụ của xã không chỉ là khu vực nội thành, mà cần phải tìm hiểu mở rộng thị trường ra các tỉnh bạn, các quốc gia trên thế giới. Việc tìm hiểu thị trường phải làm sao khai thác được lợi thế của mình, tránh sự cạnh tranh gay gắt. Xã chỉ có thể tìm kiếm thị trường và xử dụng phương thức liên kết với sự đầu tư vốn, công nghệ và bao tiêu sản phẩm của những nước thiếu nông sản. + Giới thiệu và thâm nhập thị trường: Xã cần tổ chức các hoạt động thông tin, tiếp thị và nâng cao trình độ tiếp thị cho các hộ nông dân sản xuất trong xã và các tổ chức kinh doanh các sản phẩm nông sản của xã. Tổ chức hội nghị khách hàng cho các đơn vị bộ đội, trường học, các cơ quan đóng trên địa bàn xã và các nơi khác nhằm tạo thương hiệu cho các mặt hàng của xã, thông qua đó thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ. + Xã cũng cần tổ chức, thành lập các hiệp hội những người sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm. 3.3.7. Giải pháp về vốn. Vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung đòi hỏi phải một lượng vốn lớn, mà thu hồi vốn lại chậm. Yêu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch lại càng lớn. Bởi vậy để có lượng vốn đủ theo quy hoạch và để sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch thì xã Đông Mỹ cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: - Trước tiên, xã cần kịp thời tập trung các dự án như dự án chuyển đổi lúa- nuôi trồng thuỷ sản, dự án trồng rau, hoa trong nhà lưới, dự án làng du lịch... có tính cụ thể, khả thi cao về phát triển nông nghiệp theo các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái để thành phố và TW xét duyệt nhanh chóng. - Hoàn thiện hệ thống tín dụng trên địa bàn xã có sự phối hợp với ngân hàng huyện Thanh Trì, ngân hàng TW về chuyên môn nhằm tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn với người gửi tiền. - Thu hút sự đầu tư của các xí nghiệp, các công ty, tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất, sử dụng một số công trình nhằm gia tăng nguồn vôn không thuộc ngân sách nhà nước. - Xã Đông Mỹ cần thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn bằng ngân sách của nhà nước, phần vốn còn lại được huy động trong dân để lập các quỹ đào tạo nguồn nhân lực, quỹ phát triển cơ sở hạ tầng... - Xã cần để nghị ngân hàng huyện, TW giúp đỡ, ưu tiên cho vay vốn trung hạn và dài hạn để tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp khai thác theo chiều sâu, thực hiện hiện đại hoá cơ sở sản xuất và đổi mới công nghệ. - Cần giải quyết các vướng mắc trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng cách tăng cường sự tiếp cận giữa các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng với các hộ nông dân trong xã. - Cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay theo thông qua sự phối hợp giữa hộ nông dân với các tổ chức tín dụng, các cơ sở và tổ chức khuyến nông. Tóm lại với biện pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả vào phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch là biện pháp cần thiết và cấp bách phải thực hiện ngay. 3.3.8. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách. Góp phần thúc đấy sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch ở tầm vĩ mô yêu cầu nhà nước cần phải đổi mới và hoàn thiện các chính sách. Cụ thể: - Đối với chính sách đất đai: Trước hết cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những nơi đã quy hoạch rõ, xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai. Xã cần vận dụng linh hoạt các chính sách đất đai thích hợp nhằm tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt bằng, xử lý các tình trạng lấn chiếm đất đai, xác định rõ ranh giới quy hoạch, giải quyết vấn đề manh mún ruộng đất, xây dựng dự án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. + Giải quyết vấn đề manh mún ruộng đất: Đây là vấn đề rất khó khăn đối với xã Đông Mỹ. Theo ý kiến của người dân chỉ có thể giải quyết từng bước bằng các biện pháp cụ thể sau: Xã và hợp tác xã đứng ra làm trọng tài trên cơ sở xác định lại mức sản lượng, mức thuế và mức đóng thuỷ lợi phí cho từng cánh đồng và cho từng thửa ruộng, sau đó dân bàn bạc và tự trao đổi đất cho nhau theo xóm, đội sản xuất, theo dòng họ, theo anh em họ hàng. Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi xã sẽ đứng ra làm thủ tục cấp đất cho từng hộ. + Chính sách giá bồi thường giải phóng mặt bằng: . Chính sách gía bồi thường phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như: Đổi đất nhà ở và đất thổ cư do cha ông để lại hoặc có giấy tờ hợp pháp thì giá bồi thường phải sát giá thị trường. Đối với đất nông nghiệp theo khung giá đất của nhà nước và quy định của thành phố trên từng khu vực đất nhất định nhưng không nên gây sự chênh lệch quá lớn. Bởi vì sự chênh lệch sẽ gây nên sự tị lạnh, so bì của người nông dân, gây ra sự chống đối của các hộ có đất bị thu hồi để xây dựng các cơ sở hạ tầng cho xã. . Trong xã có nhiều hộ nông dân bị mất đất đã ảnh hưởng nhiều đến thu nhập và đời sống của gia đình họ. Nên nhà nước ngoài việc có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, phải gắn liền với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất nếu hộ nông dân đó sống chủ yếu bằng nông nghiệp như được ưu tiên tuyển dụng trong các chương trình việc làm của xã, huyện, thành phố... hoặc được ưu đãi vốn để phát triển các ngành nghề hoặc tạo lập ngành mới. . Cần công khai hoá, dân chủ hoá các phương án đền bù và giải phóng mặt bằng để cho mọi đối tượng liên quan đều biết, tránh các hành vi tiêu cực, thiên vị. + Chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng: Nhằm tạo cơ sở hạ tầng được phân theo nhiều cấp có nhiều cơ sở hạ tầng đòi hỏi cần phải đầu tư vốn lớn. Bởi vậy, một mặt cần được sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước. Mặt khác cần huy động vốn trong nhân dân. Vì vậy cần xây dựng một chính sách đồng bộ nhà nước và nhân dân cùng làm tạo thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã. Với chính sách này cần phân định rõ vai trò, vị trí của nhà nước của nhân dân. Có thể phân định theo từng cấp độ của loại cơ sở hạ tầng, có thể phân định theo yếu tố xây dựng các cơ sở hạ tầng để xác định vai trò của từng bên tham gia. - Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư: Đầu tư cho nghiên cứu tạo giống, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách miễn giảm thuế cho các hộ, trang trại thực hiện mô hình chuyển đổi lúa – cá trong 5 năm đầu hoặc cho vay với lãi xuất thấp hơn bình thường đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế xã phát triển. -Chính sách giá: Hỗ trợ giá đầu vào và đầu ra cho người nông dân, thành lập quỹ bảo hiểm hàng nông sản của xã. 3.3.9. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền, uỷ ban nhân dân xã Đông Mỹ. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, thực hiện dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội trên địa bàn xã. Đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực như tham nhũng, bè phái cục bộ, gây mất đoàn kết, mất uy tín, làm giảm sức chiến đấu và vai trò tiên phong lãnh đạo cuả Đảng, nâng cao tinh thần gương mẫu hi sinh của các cán bộ đảng viên. Cải tiến nội dung, hình thức và chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu mới. Mở rộng dân chủ hoá đời sống chính trị – kinh tế – xã hội đặc biệt là dân chủ hoá từ cơ sở, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cũng như phương thức hoạt động của các tổ chức xã hội, tăng cường quan hệ chặt chẽ sâu sát giữa Đảng với nhân dân. Những vấn đề nêu trên đều mang tính nguyên tắc và được đề cập nhiều nhưng nếu không tiếp tục triển khai có hiệu quả sẽ không huy động tốt các nguồn lực, nhất là sẽ không tạo được những điều kiện nhằm thực hiện nghiêm túc các quy trình trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái - đô thị – du lịch. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền xã, các tổ chức, các cán bộ xã tích cực quán triệt và thực hiện đầy đủ nhanh chóng, nghiêm túc những chủ trương và chính sách của Đảng và chính phủ, cũng như thực hiện nghiêm túc những quy định thống nhất của đảng bộ và chính quyền thành phố, huyện. Đồng thời xã Đông Mỹ cũng cần mạnh dạn đề xuất các kiến nghị với cấp trên nhằm hoàn thiện các chính sách và những quy định pháp lý, tạo điều kiện đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống kinh tế – xã hội của xã. Thực hiện cải cách hành chính, xoá bỏ những bộ phận, thủ tục giấy tờ rườm rà không cần thiết đối với các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Xác định trách nhiệm cá nhân rõ ràng, cụ thể và nghiêm túc trong thực hiện các quy định của nhà nước. Coi trọng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chuẩn hoá, đổi mới, bổ sung cán bộ, để luôn đảm bảo có đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đề nghị TW, thành phố, huyện phân cấp rộng rãi hơn cho xã. Phân cấp cho xã tự chủ động trong việc thu, chi ngân sách, mở rộng quyền quản lý và sử dụng đất đai cũng như tạo quyền chủ động cao hơn đối với chính quyền cũng như nhân dân địa phương trong tất cả những hoạt động kinh tế – xã hội mà luật pháp không ngăn cấm. Đề nghị TW, thành phố, huyện trong quản lý chỉ đạo các ngành cũng như quản lý chỉ đạo các doanh nghiệp của mình cần có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương xã cũng như cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa để thực hiện đúng với quy hoạch phát triển đã được xát lập và những nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Trên đây là một số giải pháp cơ bản, nếu thực hiện tốt thì nó sẽ đưa sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ đi theo đúng mô hình nông nghiệp sinh thái - đô thị – du lịch mà xã, huyện, thành phố đã đề ra. Kết luận Hiện nay, quá trình đô thị hoá và phát triển thành phố Hà Nội đang mở rộng. Sự phát triển và hoàn thiện của Thành phố, trước hết là hệ thống cơ sở hạ tầng một mặt đang tạo ra điều kiện và là cơ hội chuyển dịch nhiều hoạt động kinh tế vươn ra phát triển mạnh ở khu vực ngoại thành nh dịch vụ đời sống, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi giải trí cuối ngày, cuối tuần. Mặt khác sự phát triển của công nghiệp và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã và đang làm cho môi trờng sinh thái ngày càng bị ô nhiễm. Hơn nữa theo đà phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lợng sống cũng được nâng lên và đáp ứng kịp thời. Với vai trò là bộ mặt chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nớc Hà Nội phải có sự phát triển tơng xứng trên tất cả các mặt với vị trí của Thủ đô ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực. Em xin chân thành cám ơn trường Đại Học KTQD – Khoa KTNN và PTNT đã tạo điều kiện cho chúng em có được cơ hội thực tập tại phòng Chính sách và Xây dựng nông thôn mới để hoàn thành được bản chuyên đề tôt nghiệp này. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Phạm Văn Khôi và các bác, các chú, các anh chị đang làm việc tại phòng Chính sách và Xây dựng nông thôn mới. Những hành trang thu nhận được trong quá trình thực tập chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân em và các sinh viên khác sau này khi ra trường. TàI liệu tham khảo 1. Dự án xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững tại thôn Thượng – xã Mễ Trì - Từ Liêm – Hà nội. 2. Dự án xây dựng nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại 5 xã: Liên Hà - Đông Anh, Phú Diễn – Từ Liêm, Minh Phú – Sóc Sơn, Phù Đổng – Gia Lâm, Đông Mỹ – Thanh Trì. 3. PGS.TS.Phạm Thị Ngọc Trầm, 1997. “ Môi trường sinh thái: cở sở và giải pháp”. NXB Giáo Dục Hà Nội, 1998. 4. Nguyễn Văn Chương,1994. “ Nông nghiệp sạch( Nông nghiệp sinh thái)”. NXB Nông Nghiệp Hà nội, 1994. 5. TS.Trần Đức Viên, TS. Phạm Văn Khê, 1998. “ Sinh thái học nông nghiệp”. NXB Giáo Dục Hà Nội, 1998. 6. TS.Nguyễn Văn Mẫn, TS.Trịnh Văn Thịnh, 1994. “ Nông nghiệp bền vững: cơ sở và ứng dụng”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội,1997 7. PGS.Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, 2001. “ Nông nghiệp và môi trường”. NXB Giáo Dục Hà Nội, 2001. 8. GS.TS.Đặng Trung Thuận, PGS.PTS. Trương Quang Hải, 1999. “ Mô hình hệ kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1999. 9. Cục khuyến Nông và khuyến Lâm, 2001. “ Phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái công nghệ cao kết hợp với du lịch và văn hoá giáo dục nông nghiệp”. Tuyển tập báo cáo tổng kết “ Chỉ đạo sản xuất và khyến nông 1997-2000”. NXB Nông Nghiệp Hà Nội,2001. 10. Mai Thế Hởn, 1999. Tạp chí:” Khoa học công nghệ môi trường”. Số 5/1999. 11. TS.Lê Minh Đức, 1999. Tạp chí: “Con số và Sự kiện”. Số 12/1999. 12. PTS.Phạm Đức Thành, 1999. Tạp chí: “ Việt Nam và Đông Nam á ngày nay”. Số 5/1999. 13. Nguyễn Hoàng Giáp, Hoài Anh, 1999. Tạp chí: “ Hoạt động khoa học”. Số2/1999. 14. Ths. Nguyễn Văn Tuấn, 2001. Tạp chí: “ Kinh tế và Phát triển”. Số 46/2001. 15. Trần Nhâm, 2001. Tạp chí: “Cộng Sản”. Số 10/2001. 16. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001. Tạp chí: “Nghiêu cứu kinh tế”. Số 2/2001. 17. GS.TS. Nguyễn Điền, 2002. Tạp chí: “Nghiêu cứu kinh tế”. Số 1/2002. 18. Đào Xuân Mùi, 2001. Tạp chí: “ Kinh tế và Phát triển”. Số52/2001. 19. Trí Dũng, Trần Tống, 1999. Tạp chí:” Khoa học công nghệ môi trường”. Số12/1999. 20. Trương Thị Xâm, 2002. Tạp chí: “Khoa học xã hội”. Số 1/2002. 21. PGS.TS.Nguyễn Chu Hồi, 1999. Tạp chí: “ Hoạt động khoa học”. Số4/1999. 22. Nguyễn Đình Hoà, 1997. Tạp chí: “Triết học”. Số4/1997. 23. Nguyễn Thế Nghĩa, 2003. Tạp chí: “Khoa học và xã hội”. Số1/2003. 24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2002. “ Bản tin nông nghiệp”. Số 4/2002. Lời nói đầu. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. 2 4. Kết cấu chuyên đề. 2 Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nông nghiệp theo 4 hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 4 1.1. Sự cần thiết phải kết hợp giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân. 4 1.1.1. Các xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. 4 1.1.2. Sự cần thiết kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch. 10 1.1.3. Nội dung của sự kết hợp. 12 1.1.4. ý nghĩa của sự kết hợp. 14 1.2. Kinh nghiệm kết hợp. 16 1.2.1. Kinh nghiệm của một số vùng trong cả nước: 16 1.2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 22 Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp ở xã Đông Mỹ – Thanh Trì theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 26 2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp 26 2.1.1.Điều kiện tự nhiên. 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 2.1.3. Đánh giá chung về các ảnh hưởng của các điều kiện đến phát triển phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 32 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ – Thanh Trì. 35 2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1997 - 2002 35 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 37 2.2.2.1. Sự kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với du lịch. 37 2.2.2.2. Sự kết hợp giữa trồng cây ăn quả, hoa với du lịch 42 2.2.2.3.Sự triển khai dự án hiện nay 44 2.2.3. Đánh giá chung. 45 2.2.4. Kết quả và những tồn tại cần giải quyết 46 Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển 51 nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ- Thanh Trì. 51 3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp. 51 3.1.1. Căn cứ phát triển. 51 3.1.2. Quan điểm phát triển. 51 3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp xã Đông Mỹ theo hướng nông nghiệp với du lịch. 52 3.2.1. Phương hướng chung. 52 3.2.2. Phương hướng cụ thể của Đông Mỹ. 53 3.3. Các giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp ở Đông Mỹ. 55 3.3.1. Quy hoạch và bố trí sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết hợp. 55 3.3.2. Xã Đông Mỹ cần áp dụng triển khai các hoạt động và công nghệ theo hướng kết hợp. 57 3.3..3. Xây dựng cơ sở hạ tẩng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch . 59 3.3.4. Giảm thiểu các ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt gây ra. 63 3.3.5. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. 64 3.3.6. Giải pháp về thị trường. 65 3.3.7. Giải pháp về vốn. 67 3.3.8. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách. 69 3.3.9. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền, uỷ ban nhân dân xã Đông Mỹ. 70 Kết luận 73 TàI liệu tham khảo 74 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0043.doc
Tài liệu liên quan