Lời mở đầu
Lựa chọn hướng đi cho nền kinh tế là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia. Tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từng thời kỳ nhất định và dựa vào những điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội của mỗi nước, để các nhà lãnh đạo vạch ra chiến lược, sách lược cho sự phát triển kinh tế của nước mình. ở nước ta, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế khác nhau.
Trong thời gian chiến tranh, nước ta phát t
11 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển kinh tế theo kiểu vừa sản xuất vừa chiến đấu, kinh tế tự cấp tự túc. Đó là sách lược phát triển kinh tế đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc đó.
Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển kinh tế hầu như không còn.Thêm vào đó kinh tế hai miền Nam- Bắc lại phát triển theo hai hướng khác nhau, đế quốc Mỹ cấm vận nền kinh tế …Các nhà lãnh đạo lúc đó lại áp dụng một cách máy móc đường lối phát triển kinh tế của nhà nước Liên Xô vào Việt Nam, khi mà hoàn cảnh lịch sử của nước ta không giống với Liên Xô và xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó là nền kinh tế quan liêu bao cấp, “đóng kín”. Làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, hàng hoá sản xuất không đủ cho tiêu dùng, lạm phát tăng cao lên mức ba con số …Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã có những thay đổi chiến lược trong phát triển kinh tế. Đó là thực hiện mở của nền kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với ba mục tiêu kinh tế lớn: sản xuất lương thực- thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngày nay, nước ta đang bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, để vực dậy nền kinh tế sau một thời gian dài bị lâm vào tình trạng khủng hoảng, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một lựa chọn đúng đắn, áp dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin về xây dựng CNXH ở những nước kinh tế kém phát triển.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra khái niệm”Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nói đến kinh tế thị trường định hướng XHCN có ý nghĩa là nền kinh tế của Việt Nam không phải là nền kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp. Nhưng cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do, cũng không phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa; và cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường XHCN. Bởi vì chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN.
I. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
1. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, những điều kiện chung để kinh tế hàng hoá xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó sự tồn tại kinh tế hàng hoá ở nước ta là một tất yếu khách quan, những điều kiện để kinh tế hàng hoá xuất hiện và tồn tại là:
Sự phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hoá vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
+ Về chiều rộng: Sự phân công lao động xã hội đã ngày càng được mở rộng về phạm vi, từ địa phương lan ra toàn quốc, rồi tới các phạm vi của khu vực và trên thế giới. Trên thực tế Việt Nam đang tham gia ngày càng có hiệu quả vào sự phân công lao động trong khu vực cũng như hợp tác lao động quốc tế. Những lợi thế so sánh của Việt Nam đang ngày càng được phát huy trong xu thế mở cửa và hội nhập với thế giới như: nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi.
+ Về chiều sâu: Điều này được thể hiện ở chỗ, do sự tác động của cuộc cách mạng KHKT và công nghệ hiện đại đã dẫn tới sự hình thành và phát triển ngày càng nhiều các ngành kinh tế mới. Mà các ngành kinh tế mới đó thường có hàm lượng khoa học công nghệ và kỹ thuật cao. Chính vì vậy nó có tác dụng làm thúc đẩy, lôi kéo và hiện đại hoá các ngành kinh tế truyền thống. Kết quả là sự phân công lao động về mặt chiều sâu đã ngày càng phát triển.
- Nền kinh tế Việt nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau và nhiều chủ thể kinh tế khác nhau. Các chủ thể kinh tế này độc lập và tách biệt nhau. Quan hệ kinh tế giữa các chủ thể chỉ có thể được thực hiện thông qua trao đổi hàng hoá. Mặt khác, cũng chính sự phát triển cuả quan hệ hàng hóa sẽ tạo ra những thuận lợi để khai thác có hiệu quả những tiềm năng của các thành phần kinh tế .
2. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hoá, chuyên môn hoá lao động. Quá trình ấy chỉ xuất diễn ra trong nền kinh tế thị trường.
Tác dụng to lớn của phát triển kinh tế thị trường:
- Chỉ phát triển kinh tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Vì nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc tự cấp. Sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất.
- Phát triển kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển nền sản xuất xã hội, cũng có nghĩa là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người.
Vì kinh tế thị trường tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lý và lao động có trình độ cao. Vì trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng của thị trường để quyết định sản xuất cái gì, với khối lượng bao nhiêu, và chất lượng nhu thế nào. Do đó kinh tế thị trường kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ.
Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. Đến lượt nó,sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng lợi thế của từng vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác động mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có tính xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ; lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu lịch sử, là một nhiệm vụ cấp bách của quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Đó là một con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất. Khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.Thực tế trong thời gian qua, việc chuyển sang mô hình kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn và hợp với qui luật. Nhờ đó kinh tế nước ta phát triển và tăng trưởng khá cao. Bước đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện.
II. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam .
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tổ chức kinh tế vừa dựa trên nguyên tắc và qui luật của kinh tế thị trường; vừa dựa trên những nguyên tắc và cơ sở kinh tế của CNXH, thể hiện trên ba mặt: Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân hối. So với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc trưng sau:
1. Mục tiêu chiến lược của đường lối phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kinh tế cho CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình xác định mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường có những nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng sau; có những nước muốn dựa vào viện trợ và vay nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân trước rồi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ở Việt nam, Đảng và nhà nước chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu. Chính vì vậy những chương trình phát triển kinh tế, khuyến khích làm giàu chính đáng luôn được gắn kết với chương trình xoá đói giảm nghèo.
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam là nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước gữi vai trò chủ đạo.
Đối với các nước tư bản nền kinh tế thị trường của các nước này cũng là nền kinh tế nhiều thành phần vì: Nhà nước tư sản gữi vai trò điều tiết quản lý vĩ mô nhưng mục tiêu của nó vì lợi ích của giai cấp tư sản. Vì thế kinh tế tư bản tư nhân đóng vai trò chính, là nền tảng còn kinh tế nhà nước đóng vai trò tạo điều kiện cho kinh tế tư bản tư nhân hoạt động và là giá đỡ cho kinh tế tư bản tư nhân. Khác với các nước tư bản, kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay mặc dù cũng là nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó cũng có cả thành phần kinh tế tư nhân nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu, đại diện cho quan hệ sản xuất của xã hội mới. Vì vậy kinh tế nhà nước gữi vai trò chủ đạo là nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối: Phân phối theo lao động, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếư trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nuớc XHCN.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng vận hành theo yêu cầu của những qui luật vốn có của kinh tế thị trường như: Qui luật giá trị; qui luật cung - cầu ; qui luật cạnh tranh…
Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế của nước ta là ở chỗ: Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là nhà nước tư sản mà là nhà nước XHCN, Nhà nước của dân do dân và vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo cuả Đảng cộng sản Việt Nam. Nhằm sửa chữa những “thất bại của thị trường” thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được. Đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giàu – nghèo… Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội cũng là nền kinh tế mở, hội nhập.
- Mở rộng quan hệ kinh tế thị trường ra thị trường thế giới là xu thế tất yếu của thời đại. Việc phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cần thực hiện theo những định hướng lớn:
+ Đa dạng hoá, đa phương hoá hoạt động kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế, không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
+ Phát huy cao độ nội lực, tranh thủ tối đa lợi so sánh trong quan hệ kinh tế để phát triển kinh tế cho từng giai đoạn lịch sử, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện hoá đất nước.
III.Thực trạng và các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam .
1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt nam
a. Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai.
- Nhìn chung cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém.
- Lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.
- Năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp so với khu vực và thế giới.
- Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông …lạc hậu kém phát triển.
- Cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, kém hiệu quả, vì nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất yếu.
b. Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ.
- Giao thông vận tải kém phát triển nên chưa có được mạng lưới lưu thông hàng hoá thống nhất.
- Thị trường hàng hoá - dịch vụ hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực.
- Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha.
- Thị trường tiền tệ, vốn còn nhiều trắc trở, các doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn.
- Thị trường chứng khoán mới ra đời, hàng hoá chưa có nhiều.
c. Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường. Do vậy nên kinh tế nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hoá đan xen cùng tồn tại, sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán còn phổ biến.
d. Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của nước ta còn thấp so với hầu hết các nước khác.
e. Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội còn yếu, hệ thống pháp luật còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhất quán.
2. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam.
a. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.
Nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu là điều kiện tốt nhất để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy:
- Cần phải nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, để kinh tế nhà nước vươn lên đóng vai trò chủ đaọ, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cuả nền kinh tế quốc dân .
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế quốc dân.
b. Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường:
2. Mở rộng phân công lao động xã hội nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, khắc phục tình trạng kinh doanh không đúng với pháp luật. Trước mắt, cần tập trung mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế.
- Tiếp tục phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường công nghệ, thị trường chứng khoán…
a. Phát triển công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa họcvà công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
- Để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phát triển công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã và chủng loại phong phú.
b. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả:
- Giữ vững ổn định chính trị là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước cần hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm tốt chức năng tạo môi trường, dẫn dắt, hỗ trợ những yếu tố cần thiết để kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
- Đổi mới chính sách tài chín, tiền tệ, giá cả nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển .
b. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi:
- Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô phải được kiện toàn phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Đội ngũ này phải có năng lực chuyên môn giỏi, đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường.
b. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế hàng hoá là đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Cải tiến cơ chế quản lý kinh tế, thu hút rộng rãi nguồn vốn và đầu tư nước ngoài vào Việt nam để phát triển kinh tế.
Kết luận:
Ngày nay trên con đường đi lên CNXH, việc nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường và cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước do ĐCS Việt nam lãnh đạo tức là tơ lại kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu khách quan của lịch sử.Và không nên đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cần phải hiểu rằng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam về thực chất là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Từ đó có thể khẳng định rằng, trong quá trình đổi mới chúng ta chuyển kinh tế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Là có cơ sở lý luận và thực tiễn là phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế trong thời điểm lịch sử hiện nay.
Tuy nhiên, những tệ nạn kinh tế – xã hội nảy sinh từ kinh tế thị trường đang còn là những vấn đề nhức nhối, cần có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ luôn phải gắn liền với lợi ích của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, để không xa rời CNXH và không làm chệch hướng định hướng XHCN của nước ta.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28326.doc