Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi hội nhập vào WTO

Tài liệu Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi hội nhập vào WTO: ... Ebook Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi hội nhập vào WTO

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi hội nhập vào WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ lµ mét qu¸ tr×nh l©u dµi vµ bao qu¸t tæng thÓ c¸c lÜnh vùc trªn ph¹m vi toµn cÇu,víi sù tham gia cña hÇu hÕt c¸c quèc gia tõ c¸c n­íc c«ng nghiÖp ph¸t triÓn ®Õn c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn trong ®ã cã viÖt nam.Do ®ã ®Ó thÝch øng víi qu¸ tr×nh nµy, chóng ta ph¶I chñ ®éng n¾m b¾t ®ãn nhËn xu h­íng míi ®Ó thu ®­¬c thµnh qu¶ kinh tÕ trong qu¸ tr×nh héi nhËp.ViÖc ViÖt Nam trë thµnh thµnh viªn chÝnh thøc cña tæ choc th­¬ng m¹i thÕ giíi WTO ®· më ra nhiÒu thuËn lîi trong tiÕn tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ nh­ng còng kh«ng Ýt khã kh¨n. WTO lµ tæ chøc quèc tÕ duy nhÊt ®iÒu hµnh hÖ thèng kinh tÕ toµn cÇu b»ng c¸c luËt lÖ do c¸c n­íc vµ vïng l·nh thæ thµnh viªn ®Æt ra th«ng qua ®µm ph¸n tho¶ thuËn nh»m ®¶m b¶o c¸c dßng th­¬ng m¹i ngµy cµng quyÕt ®o¸n h¬n c«ng b»ng h¬n thÞnh v­îng h¬n hoµ b×nh h¬n. Tæ chøc th­¬ng m¹i thÕ giíi ra ®êi lµ mét dÊu mèc rÊt quan träng trong lÞch sö th­¬ng m¹i quèc tÕ . WTO võa lµ ®¹i diÖn cho mét xu h­íng ph¸t triÓn mµ theo ®ã, nÒn kinh tÕ cña mçi n­íc trªn thÕ giíi ngµy cµng phô thuéc vµo c¸c nÒn kinh tÕ vµ c¸c thÞ tr­êng kh¸c. xu h­ín ®ã t¹o nªn mét b­íc ph¸t triÓn míi cña tÝnh phô thuéc lÉn nhau trong mèi quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ hiÖn nay. Môc tiªu nghiªn cøu cña ®Ì tµi lµ : lµm râ nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n ®èi víi ViÖt Nam khi héi nhËp vµo WTO, ph©n tÝch ®¸nh gi¸ nh÷ng ®iÓn m¹nh, yÕu cña ViÖt Nam khi héi nhËp vµ ®Ò xuÊt c¸c gi¶i ph¸p cô thÓ . §èi t­îng nghiªn cøu cña ®Ì tµi lµ nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n ®èi víi mäi thµnh phÇn kinh tÕ ViÖt Nam khi héi nhËp vµo WTO. Ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi lµ ViÖt Nam thuéc mäi thµnh phÇn kinh tÕ trong b­íc chuÈn bÞ cho sù héi nhËp vµo kinh tÕ thÕ giíi nãi chung vµ WTO nãi riªng . §Ó hoµn thµnh viÖc nghiªn cøu, ®Ì tµi ®· ¸p dông ph­¬ng ph¸p kh¶o s¸t vµ thu thËp th«ng tin t­ liÖu, xñ ký ph©n tÝch sè liÖu, ®èi chiÕu so s¸nh b»ng c¸c b¶ng thèng kª vµ tham kh¶o c¸c tµi liÖu liªn quan. Do sù h¹n chÕ vÒ thêi gian vµ tr×nh ®é mµ bµi tiÓu luËn nµy cña em khã tr¸nh khái sù thiÕu sãt.Em kÝnh mong nh÷ng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ cña c¸c thÇy c« gi¸o ®Ó bµi viÕt ®­îc tèt h¬n. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! I/GIíi thiÖu chungvÒ wto vµ s¬ l­îc qu¸ tr×nh gia nhËp wto cña viÖt nam: 1.WTO lµ g×? WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.   Có thể hình dung một cách đơn giản về WTO như sau:   - WTO là nơi đề ra những quy định:   Ðể điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Tính đến thời điểm 31/12/2005, WTO có 148 thành viên. (Xem thêm Phụ lục Danh sách các thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ).   - WTO là một diễn đàn để các nước, các thành viên đàm phán: Người ta thường nói, bản thân sự ra đời của WTO là kết quả của các cuộc đàm phán. Sau khi ra đời, WTO đang tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán mới. "Tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán". Có thể nói, WTO chính là một diễn đàn để các quốc gia, các thành viên tiến hành thoả thuận, thương lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ..., để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.   - WTO gồm những quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế: Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26.000 trang văn bản pháp lý, WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi thành viên hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân các nước thành viên. Các văn bản pháp lý này  bản chất là các "hợp đồng", theo đó các chính phủ các nước tham gia ký kết, công nhận (thông qua việc gia nhập và trở thành thành viên của WTO) cam kết duy trì chính sách thương mại trong khuôn khổ những vấn đề đã thoả thuận. Tuy là do các chính phủ ký kết nhưng thực chất mục tiêu của những thoả thuận này là để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán của mình. (Xem thêm Phụ lục 2: Hệ thống văn bản pháp lý của WTO). - WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp:  Nếu "mục tiêu kinh tế" của WTO là nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, trao đổi các sáng chế, kiểu dáng, phát minh...(gọi chung là quyền tài sản sở hữu trí tuệ) thì các hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên theo các quy định đã thoả thuận, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO chính là ?mục tiêu chính trị? của WTO. Mục tiêu cuối cùng của các mục tiêu kinh tế và chính trị nêu trên là nhằm tới "mục tiêu xã hội" của WTO là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. 2. Chøc n¨ng cña WTO:  Theo ghi nhận tại Ðiều III, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, WTO có 5 chức năng sau: 1). WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và những mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên; 2). WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO. WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các thành viên về những quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra; 3). WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên (''Thoả thuận'' này được quy định trong Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO); 4). WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thành viên), ''Cơ chế'' này được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định thành lập WTO; 5). Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó. 3.C¸c nguyªn t¾c ho¹t ®éng cña wto: Cho dù có đến gần 30.000 trang văn bản, bao gồm rất nhiều văn bản pháp lý quy định nhiều lĩnh vực kinh tế - thương mại khác nhau như: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, viễn thông, các biện pháp kiểm dịch động - thực vật, sở hữu trí tuệ... song thực chất, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng và chuyển tải các nguyên tắc cơ bản của WTO, hay nói cách khác, WTO hoạt động dựa trên một số nguyên tắc làm nền tảng cho hệ thống thương mại thế giới là: 1) thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia);   2) thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con đường đàm phán);   3) dễ dự đoán (tức có thể dự đoán trước được) nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch;   4) tạo ra (nhằm thúc đẩy) môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn;   5) khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế (bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất).  a). Thương mại không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):  "Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiên nhất". Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác thương  mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất". Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào.  Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): "Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa.           Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau.           Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước. Có thể hình dung đơn giản về hai nguyên tắc nêu trên như sau: Nếu nguyên tắc "tối huệ quốc" nhằm mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ... của các nước A, B, C...khi xuất khẩu vào một nước X nào đó thì nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia" nhằm tới mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước X trên thị trường nước X, sau khi hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế và các chi phí khác tại cửa khẩu) vào thị trường nước X.  b). Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán):            Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép...). Trên thực tế, lịch sử của GATT và sau này là WTO đã cho thấy đó chính là lịch sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, rồi dần dần mở rộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...           Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, do trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền kinh tế trước sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau, nói cách khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa thị trường không chỉ có thuận lợi mà cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nền sản xuất trong nước. Vì thế, các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép các nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước. Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện. c). Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch:            Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ. Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan của một nước sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tuỳ tiện. Ðây là nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên của WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán.            Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:  Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan: Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Ðây gọi là các mức thuế suất ràng buộc. Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức thuế ở mức tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do việc tăng thuế đó gây ra. Về các biện pháp phi thuế quan:  Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do thương mại. Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này  sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt. Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. Ðồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại.  d). Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn:            Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ khác.           Ðể thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá...  e). Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất:            Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Song các thành viên cũng thừa nhận rằng, các nước đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển. Nói cách khác, "sân chơi" chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề ngang nhau. Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/ 4 số nước thành viên của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.           Ðể thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các hiệp định của WTO. Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình. Ngoài ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều hơn. 4.Qu¸ tr×nh ®µm ph¸n gia nhËp WTOcña ViÖt Nam: Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một trình tự nhất định; có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào việc nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào...           Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn): - Nộp đơn xin gia nhập; - Ðàm phán gia nhập; - Kết nạp.  a. Nộp đơn xin gia nhập:  Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO. Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3/1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11/1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 1/1//1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này. 31/1/1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.  b. Ðàm phán gia nhập:  Ðể gia nhập WTO, tất cả các thành viên xin gia nhập đều phải tiến hành các cuộc đàm phán. Nói cách khác, để gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải cam kết đưa ra những nghĩa vụ (cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO) mà mình sẽ chấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền (những ưu đãi do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thống thương mại đa biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO...) mà WTO đem lại. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải thực hiện các cuộc đàm phán xin gia nhập. Giai đoạn đàm phán bao gồm các bước sau:  - Minh bạch hoá chính sách: Minh bạch hoá chính sách là việc chính phủ nước xin gia nhập phải thông báo, mô tả (phác hoạ) bức tranh chung về các cơ chế, chính sách thương mại, kinh tế của nước mình có liên quan đến các hiệp định của WTO. Việc minh bạch hoá chính sách được thực hiện thông qua việc Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chế ngoại thương của Việt Nam (trình bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tế của Việt Nam) tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) để Nhóm công tác xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác này. Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập. Trong quá trình Nhóm công tác xem xét, tất cả các nước thành viên WTO đều có thể yêu cầu trả lời những câu hỏi mà họ quan tâm. Tính đến nay, Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ... Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Nhóm công tác đã có những bước tiến đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu các cuộc đàm phán.   - Ðàm phán mở cửa thị trường:            Việc đàm phán được thể hiện ở 2 phương diện: đàm phán đa phương và đàm phán song phương.           Ðàm phán đa phương:  về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam với Nhóm công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hoá các cam kết của Việt Nam. Tính đến 12/2005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương.             Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau. Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viên WTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó bao gồm cả việc được hưởng những kết quả đàm phán giữa các thành viên khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam. Ðồng thời, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đến việc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại. Do vậy, nói một cách khác, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi ích mà các thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thành viên mới. Khi các cuộc đàm phán song phương này kết thúc và Việt Nam trở thành thành viên WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụng cho tất cả các thành viên WTO. Có khoảng 30 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Tính đến 30/10/2005, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với 21 đối tác.   Khi bước vào giai đoạn đàm phán, nước xin gia nhập cũng bắt đầu đưa ra Bản chào. Bản chào là danh mục những cam kết về thuế quan, về thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên Nhóm công tác. Bản chào là cơ sở để tiến hành các cuộc đàm phán mở cửa thị trường. Sau một quá trình đàm phán, các cam kết, các nghĩa vụ trong Bản chào này sẽ được sửa đổi. Cuối cùng, các cam kết, nghĩa vụ đưa ra trong Bản chào này sẽ trở thành những cam kết chính thức khi kết thúc đàm phán.   Ðến nay, sau các phiên họp với Nhóm công tác từ 1998 đến 2001, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn minh bạch hoá chính sách. Bản chào đầu tiên đã được Việt Nam gửi tới Ban thư ký của WTO vào tháng 12/2001. Tính đến 12/2005, Việt Nam đã đưa ra Bản chào thứ tư.   c. Kết nạp:            Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương).           Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được Tổng giám đốc WTO và chín phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi chủ tịch nước (hoặc quốc hội) phê chuẩn nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO.           Hiện nay, Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đã xem xét kỹ lưỡng dự thảo sửa đổi đầu tiên của Báo cáo của Nhóm công tác.           Ðể gia nhập được WTO, Việt Nam cần kết thúc việc đàm phán song phương, đàm phán đa phương, hoàn thành Báo cáo gia nhập, để bắt đầu bắt tay vào dự thảo Nghị định thư gia nhập. II/ ThuËn lîi vµ khã kh¨n khi viÖt nam gia nhËp wto: Ngày nay, nếu chiếc xe máy đã trở thành một vật dụng thông thường của mỗi người dân thành thị thì chiếc tivi cũng đã trở thành một vật dụng bình thường trong mỗi gia đình ở nông thôn Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ rằng, phần lớn khối lượng tài sản vật chất, tiện nghi trong mỗi gia đình cũng như mức sống và các dịch vụ học hành, khám chữa bệnh, văn hoá, thể thao...của người dân chủ yếu được nâng cao trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây. Ðó chính là những thành tựu mà quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới đem lại.   Gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng là một quá trình tất yếu, không đặt ra vấn đề "vào hay không vào" WTO. Vấn đề đặt ra là vào WTO, doanh nghiệp được lợi gì, mất gì và làm thế nào để tranh thủ được lợi ích, giảm thiểu khó khăn khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO? 1.Lîi Ých cña ViÖt Nam khi gia nhËp WTO: Thực tế ở các nước trên thế giới và kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua cho thấy, câu trả lời là được nhiều hơn mất. Ðể dễ hình dung về những lợi ích mà các doanh nghiệp được hưởng khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gia nhập WTO, chúng ta có thể hình dung về kết quả 10 năm (từ 1995 đến 2005) của việc gia nhập ASEAN và thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 4 năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.   Sau 10 năm gia nhập ASEAN và thực thi các cam kết của AFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam  sang các nước ASEAN tăng từ 1 tỷ USD năm 1995 lên 2,3 tỷ USD năm 2004; kim ngạch nhập khẩu từ 2,3 tỷ USD lên 6 tỷ USD sau 10 năm. Về quan hệ đầu tư : các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam hơn 650 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 11 tỷ USD và đã thực hiện 5 tỷ USD. Việt Nam đã đầu tư 52 dự án với tổng vốn đăng ký 51 triệu USD sang các nước ASEAN, thực hiện được gần 7 triệu USD. Có thể nói, "sân chơi" ASEAN như một sân chơi để các doanh nghiệp Việt Nam tập dượt trước khi vào "sân chơi" lớn là WTO.   Sau 4 năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam  - Hoa Kỳ, từ mức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 200 triệu USD vào năm 1995 và khoảng 1 tỷ USD vào cuối năm 2001 (thời điểm Hiệp định bắt đầu có hiệu lực), đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã là 5 tỷ USD và đến cuối năm 2005 là khoảng 6 tỷ USD. Ðến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 2,6 tỷ USD.   Từ đó có thể thấy, khi gia nhập WTO, khả năng tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chắc chắn.   Bởi lẽ, khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được: 1.1. Më réng thÞ tr­êng , t¨ng c­êng kh¶ n¨ng tiÕp cËn cho doanh nghiÖp: Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới vì WTO là tổ chức có 148 thành viên (tính đến 10/2005) chiếm trên 85% tổng thương mại hàng hoá và khoảng 90% tổng thương mại dịch vụ toàn cầu. Gia nhập WTO, ngoài việc được sự đối xử bình đẳng trong quan hệ thương mại như tất cả các thành viên khác của WTO, Việt Nam còn được hưởng những ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển, ở trình độ thấp. Với những lợi thế do WTO mang lại, Việt Nam sẽ có điều kiện để tăng cường tiếp cận thị trường của các nước thành viên WTO, mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng, có lợi thế, và một khi xuất khẩu tăng trưởng sẽ tạo đầu ra cho sản xuất trong nước, mang lại sự tăng trưởng cho sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.   a. Tăng số lượng thị trường xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp:  Nhờ tư cách thành viên của WTO, doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ 148 nước thành viên của WTO với mức thuế ưu đãi, thay vì chỉ có một số thị trường truyền thống (Nga, Ðông Âu) và một số thị trường mới khai thác (Mỹ, Nhật Bản, EU). Nếu nhớ lại rằng, giá trị xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm 1/ 2 giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì sẽ thấy rõ lợi ích to lớn của việc mở rộng không gian thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một khi quy mô sản xuất hàng xuất khẩu phát triển lên đến một mức nào đó, nếu không giải quyết được bài toán đầu ra, doanh nghiệp khó lòng phát triển, chứ chưa nói đến phát triển bền vững.   b. Tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu ra các nước:  Nhờ thành quả đàm phán cắt giảm thuế quan và loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan trong lịch sử 50 năm qua của WTO đến nay, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc xuất khẩu vào các thị trường các nước thành viên của WTO với mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu thấp. Nếu không là thành viên WTO, chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam không thể xuất khẩu nhiều hàng hoá sang các nước đang là thành viên WTO. Bởi lẽ, các nước này trước hết cần ưu tiên, hay nói đúng hơn, thực hiện quy chế đãi ngộ tối huệ quốc với các nước thành viên WTO; còn trong khi đó họ có thể phân biệt đối xử với hàng hoá của Việt Nam thể hiện qua việc họ có thể đánh thuế cao vào hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hoặc sử dụng các biện pháp phi thuế quan để ngăn trở hàng hoá của Việt Nam. Do vậy, nếu được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp, sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam có mức giá cạnh tranh được với hàng hoá tương tự của các nước khác. Vì thế, có thể khẳng định, đồng thời với việc mở rộng không gian thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, mức thuế nhập khẩu thấp cũng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy sự xâm nhập hàng hoá của mình vào thị trường các nước thành viên WTO. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ những quy định của WTO về ưu đãi cho các nước đang phát triển để tăng lượng xuất khẩu, chẳng hạn, các mặt hàng sơ chế khi xuất khẩu sang các nước phát triển sẽ được hưởng mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu thấp, hoặc không có thuế, hoặc hưởng chế độ của hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)...Khi tham gia WTO, doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi từ quy chế miễn trừ quy định cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các nước đang phát triển có thu nhập dưới 1.000 USD/người/năm.   c. Tạo cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các ngành mà Việt Nam có ưu thế cạnh tranh:            Doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cơ hội này từ hai bình diện:  + Một là do những quy định của WTO. + Hai là do ưu thế cạnh tranh về giá cả, chi phí đem lại.   - Ðối với những cơ hội do quy định của WTO đem lại:  Ðối với hàng nông sản: Vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển, nơi mà công nghiệp chế biến chưa phát triển, trình độ chế biến thấp. Ở những nước này, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu còn chiếm ở mức cao, do đó, nếu bị đánh thuế cao, số lượng xuất khẩu sẽ không được nhiều, chắc chắn ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất khẩu, làm giảm doanh thu xuất khẩu. Nhưng khi vào WTO, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ được hưởng những thành quả nhờ những vòng đàm phán đa phương trước đó của WTO về nông nghiệp. Chẳng hạn, tại Vòng đàm phán Doha, các nước thành viên WTO cam kết đàm phán toàn diện về tất cả vấn đề của Hiệp định nông nghiệp, bao gồm việc tăng cường tiếp cận thị trường (mở rộng hạn ngạch thuế quan và giảm leo thang thuế quan đối với sản phẩm chế biến), giảm và loại bỏ mọi dạng trợ cấp xuất khẩu, giảm đáng kể hỗ trợ trong nước. Tuy nhiên, WTO cũng quy định : các nước đang phát triển không phải đưa ra các cam kết về giảm trợ cấp xuất khẩu (các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm 36% nguồn ngân sách dành cho trợ cấp xuất khẩu nông phẩm trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển nói chung phải cắt giảm 24% trong vòng 10 năm). Việt Nam cũng không phải cắt giảm hỗ trợ trong nước đối với nông dân (các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm 20% mức hỗ trợ trong nước trong thời gian 6 năm, các nước đang phát triển khác là 13,3% trong vòng 10 năm). Theo Hiệp định nông nghiệp, các hạn chế về số lượng trong đó có gạo, nông sản khác sẽ được chuyển thành thuế quan và cắt giảm dần. Do đó, nếu trở thành thành viên WTO, Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác sang các thị trường mới. Mặt khác, các sản phẩm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35756.doc