Những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá Nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta

Trang Mục lục Lời nói đầu Danh mục chữ viết tắt 3 6 Chương I: Giới thiệu chung về hoa kỳ và CáC QUY ĐịNH về quản lý NHậP KHẩU CủA Hoa Kỳ 7 I. Giới thiệu chung về Hoa Kỳ 7 1. Một số đặc điểm về thể chế chính trị, kinh tế, và ngoại giao của Hoa Kỳ 7 2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 19 II. Những quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ 23 1. Quy định về thị trường 24 2. Quy định về ngành hàng 27 3. Quy định về thuế quan 30 4. Quy định về phi quan thuế 39 5. Quy định c

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá Nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa luật chế tài thương mại 52 Chương II: Những quy định có tính ràng buộc pháp lý của Hoa kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ việt nam 56 I. Những quy định có tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 56 1. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng quy chế NTR của Hoa Kỳ 56 1.1. Ràng buộc bởi cam kết cắt giảm thuế và hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí 59 1.2. Ràng buộc bởi cam kết về hàng rào phi thuế 61 1.3. Ràng buộc bởi cam kết áp dụng hệ thống tính thuế dựa trên trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn WTO 62 1.4. Ràng buộc bởi cam kết cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp 64 2. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng quy chế NT của Hoa Kỳ 65 2.1. Ràng buộc bởi các quy định về thuế và phí 66 2.2. Ràng buộc bởi các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm 67 2.3. Ràng buộc bởi cam kết về Quyền kinh doanh 68 3. Ràng buộc về mặt pháp lý để được hưởng chế độ GSP của Hoa Kỳ 69 II. Một số quy định có tính chất ràng buộc pháp lý khác của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam 72 1. Ràng buộc mang màu sắc chính trị 72 2. Ràng buộc liên quan đến an ninh kinh tế 74 3. Ràng buộc liên quan đến môi trường 76 Chương III: Yêu cầu đặt ra đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và một số kiến nghị 78 I. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 78 1. Yêu cầu thứ nhất: cần tích cực nâng cao hiểu biết về pháp luật quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ 78 2. Yêu cầu thứ hai: cần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 79 3. Yêu cầu thứ ba: cần tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam 82 II. Một số kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ 84 1. Kiến nghị đối với Nhà nước 84 1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo tính tương thích với các quy định bắt buộc về nhập khẩu của Hoa Kỳ … 84 1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng hiệu quả hơn 86 1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về đường lối, chính sách, luật lệ và các quy định về nhập khẩu của Hoa Kỳ 87 1.4. Tích cực đàm phán để xoá bỏ vĩnh viễn Điều luật Bổ sung Jackson Vanik 89 1.5. Tích cực thương lượng với Hoa Kỳ để được hưởng quy chế GSP 89 1.6. Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ giấy chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ 90 2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 91 2.1. DN cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ từ mọi nguồn thông tin 91 2.2. Tích cực, chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 93 2.3. Khẩn trương cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 94 2.4. Cần đặc biệt quan tâm đến đăng ký sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ cho các sản phẩm, hàng hoá của mình. 96 2.5. Xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng, các đại lý, các nhà phân phối, các môi giới hải quan, các hãng vận tải chuyên nghiệp, và các ngân hàng tại Hoa Kỳ 97 2.6. Chủ động làm quen và tiếp thu công nghệ mạng Internet vào hoạt động kinh doanh, thương mại 98 2.7. Mua bảo hiểm rủi ro xuất khẩu sang Hoa Kỳ 99 Kết luận 100 TàI liệu tham khảo Phụ lục Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001 đã khai thông một trong những thị trường lớn nhất và hấp dẫn nhất thế giới cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hàng năm nhập khẩu của Hoa Kỳ rất lớn, chỉ tính riêng năm 2001, nhập khẩu đã đạt 1.383 tỷ USD : BEA News Release, tháng 10 năm 2002 . Tuy nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, và trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi Quốc hội hai nước phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ngay sau đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng, trung bình 40%/năm, đạt 1.052,9 triệu USD năm 2001 và 1.030 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2002. : BEA News Release, U.S. Census Bureau, tháng 8 năm 2002 Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành thị trường trọng điểm đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ xưa nay vẫn là thị trường đầy hấp dẫn, nhưng không dễ dàng xâm nhập. Quy mô đồ sộ và phức tạp của hệ thống luật pháp thương mại Hoa Kỳ cũng như tính khắt khe của các luật lệ quản lý nhập khẩu luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này. Không ít hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã bị tịch thu, tiêu huỷ, bị kiện tụng hay bị lỗ do vi phạm các chính sách, luật lệ, quy chế điều tiết nhập khẩu của Hoa Kỳ như: Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng, Luật sở hữu trí tuệ, quy chế ghi nhãn mác, quy định về các hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tế, các quy định cấm nhập khẩu.v.v… Đã có nhiều nước trên thế giới thâm nhập thành công vào thị trường Hoa Kỳ và hiện đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Song với một số nước, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn ở dạng tiềm năng cần khai thác. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường Hoa Kỳ thực sự mới mẻ và lạ lẫm. Chỉ có một số ít doanh nghiệp đã “nhảy xuống nước tập bơi”, còn đa số các doanh nghiệp khác mới đang “khởi động xung quanh bể bơi”. Do đó, để tránh cho các doanh nghiệp của Việt Nam trước nhiều rủi ro khi “xuống nước” đua với các đối thủ chuyên nghiệp, một vấn đề cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các chính sách và luật lệ điều tiết hoạt động nhập khẩu của Hoa Kỳ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các quy định mang tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ một số nước trên thế giới, và đặc biệt là đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, khoá luận nêu bật những yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xâm nhập thành công vào thị trường Hoa Kỳ, từ đó đề xuất một số giải pháp, một mặt nhằm hạn chế tác động phi tích cực của các quy định trên đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, mặt khác góp phần thúc đẩy việc thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như đẩy nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là các chính sách, các đạo luật, các quy chế và quy định quản lý của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu, trong đó khoá luận tập trung vào năm nhóm quy định lớn: quy định về thị trường, quy định về ngành hàng, quy định về thuế quan, quy định về phi quan thuế và quy định về luật chế tài thương mại. Năm nhóm quy định này vừa là những quy định mang tính ràng buộc pháp lý chung đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước đối tác với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam, nhưng chúng đồng thời cũng là cơ sở để Hoa Kỳ đề ra những quy định mang tính ràng buộc pháp lý riêng đối với hàng hoá của Việt Nam theo các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Bên cạnh đối tượng nghiên cứu chính nói trên, khoá luận cũng phân tích sơ qua về chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, đường lối ngoại giao, chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là những yếu tố chi phối chủ yếu đến việc ban hành các chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ giới hạn ở các quy định ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu hữu hình của Việt Nam, không mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư…và cũng không phân tích các luật lệ quản lý xuất khẩu cũng như các quy định quản lý nhập khẩu Hoa Kỳ áp dụng riêng cho các nước khác. Trong phạm vi khoá luận, tác giả thống nhất chỉ sử dụng tên “Hoa Kỳ” (thay cho tên “Mỹ”) để chỉ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá, và so sánh, đồng thời vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển kinh tế để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được chia thành ba chương : Chương I: Giới thiệu chung về Hoa Kỳ và các quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ Chương II: Những quy định có tính ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. Hà Nội, tháng 12 năm 2002 Chương III: Yêu cầu đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và một số kiến nghị Danh mục chữ viết tắt Ad : Thuế chống bán phá giá Agoa : Đạo luật cơ hội tăng trưởng kinh tế châu Phi APEC : Tổ chức hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương Aphis : Cơ quan kiểm dịch sức khoẻ động thực vật ATPA : Đạo luật ưu đãi thương mại ANDEAN Batf : Cục quản lý rượu, thuốc lá và vũ khí CBI : Sáng kiến vịnh CARIBBEAN Cdc : Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Cita : Uỷ ban phối hợp thực hiện hiệp định dệt may Citest : Công ước về buôn bán các chủng loại động vật có nguy cơ diệt chủng CLR : Quy tắc về nhãn hiệu Cpsc : Uỷ ban an toàn hàng tiêu dùng Cvd : Thuế đối kháng Epa : Cơ quan bảo vệ môi trường Eu : Liên minh Châu Âu FDA : Cục kiểm soát thực phẩm và dược phẩm FTAA : Khu vực thương mại tự do Châu Hoa Kỳ Fws : Cơ quan quản lý về cá và động vật hoang dã Gatt : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại Gmp : Quy phạm sản xuất tiêu chuẩn Gsp : Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập Haccp : Hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu Hmf : Phí bảo dưỡng cầu cảng Jva : Điều luật bổ sung Jackson – Vanik Mercosur : Khối thị trường chung Nam Mỹ Mir : Kế hoạch tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Mpf : Phí thủ tục hải quan NAFTA : Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ Nato : Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây dương NiEs : Các nước công nghiệp mới Ntr : Quan hệ thương mại bình thường Odp : Chương trình khởi hành trình tự Opic : Tổ chức Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại Pow : Vấn đề tù nhân Hoa Kỳ trong chiến tranh Rovr : Cơ hội tái định cư cho quân nhân phục viên Việt Nam Ssop : Quy phạm vệ sinh UNtad : Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển Us treas : Kho bạc Hoa Kỳ Uscs : Sở Thương mại Hoa Kỳ Usda : Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USPTO…… : Văn phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ Ustr : Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ Chương I Giới thiệu chung về hoa kỳ và các quy định về nhập khẩu của hoa kỳ I. giới thiệu chung về hoa kỳ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America – USA), thường gọi là Hoa Kỳ (hoặc Mỹ), có diện tích xấp xỉ 9,3 triệu km2, đứng thứ tư thế giới về diện tích. Hoa Kỳ được tổ chức theo hình thức Nhà nước Liên bang, gồm 50 tiểu bang, trong đó có 48 bang nằm kề nhau trên lục địa Bắc Mỹ, một bang Alaska nằm tách riêng ở tận cùng phía bắc lục địa Bắc Mỹ và một bang Hawaii ở giữa Thái Bình Dương. Dân số Hoa Kỳ có 288.725.423 người, trong đó 76% dân số sống ở thành thị, tạo nên một thị trường hấp dẫn đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước trên thế giới. : U.S. Census Bureau, 18/12/2002 hay website: http:// www.census.gov/ Hiện nay, Hoa Kỳ là một cường quốc số một thế giới về kinh tế, quân sự và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, vị trí số một này luôn bị đe doạ bởi sức mạnh kinh tế của khối EU, sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản cũng như sự lớn mạnh nhanh chóng của khu vực Châu á - Thái Bình Dương, dẫn đến những biến đổi linh hoạt trong đường lối, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Do đó, để có một cái nhìn tổng quan về cường quốc số một thế giới này, cần phải tìm hiểu về thể chế chính trị, chính sách kinh tế đối ngoại, đường lối ngoại giao và hệ thống luật pháp phức tạp của Hoa Kỳ. Một số đặc điểm về thể chế chính trị, kinh tế, và ngoại giao của Hoa Kỳ 1.1. Thể chế chính trị Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị Hoa Kỳ đều được pháp luật quy định, chủ yếu là bằng Hiến pháp - đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Hiến pháp Hoa Kỳ là công cụ trung tâm của chính quyền Hoa Kỳ và là đạo luật tối cao của đất nước. Trong hơn 200 năm qua, Hiến pháp đã hướng dẫn hình thành các thể chế chính quyền, bao gồm một chính quyền Liên bang mạnh với những quyền lực mở rộng trong việc quản lý các mối quan hệ giữa các bang, tạo cơ sở cho sự ổn định đặc biệt của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống Hiến pháp của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân quyền chính trị. Theo nguyên tắc này, quyền hạn của Chính phủ Liên bang và của các cơ quan chính quyền các bang có sự phân chia rạch ròi với nhau nhằm đảm bảo tính vững chắc của toàn Liên bang. Như vậy, mọi quyền lực không tập trung vào Chính phủ Liên bang, mà vẫn thuộc thẩm quyền của các bang. Tuy nhiên, các bang của Hoa Kỳ không phải là các quốc gia có chủ quyền, do đó không thể tách rời thành phần Liên bang. Trong những thập niên gần đây, “chủ nghĩa liên bang mới” đã phát triển ở Hoa Kỳ, cho phép các bang mở rộng khả năng của mình trong việc thu thuế và các nguồn thu khác, do đó làm tăng vai trò của các bang trong điều tiết đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Về tổ chức chính quyền Liên bang, Hoa Kỳ là một nhà nước được tổ chức theo chế độ cộng hoà dân chủ tư sản tổng thống dựa trên nguyên tắc “Tam quyền phân lập”. Theo đó, quyền lực chính trị được thực thi theo nguyên tắc “phân quyền và đối trọng” thông qua 3 cơ quan độc lập: Cơ quan lập pháp (Quốc hội), Cơ quan hành pháp (Tổng thống Hoa Kỳ và các văn phòng điều hành của Tổng thống), Cơ quan tư pháp ( Tối cao pháp viện). Mỗi cơ quan này thi hành quyền lực một cách độc lập trong cơ chế kiểm soát và khống chế lẫn nhau. Cơ quan lập pháp : Điều I, khoản 1, Hiến pháp Hiến pháp năm 1787 quy định: “Mọi quyền lập pháp sẽ trao cho Quốc hội của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, gồm có một Thượng nghị viện và một Hạ nghị viện”. Thượng nghị viện (Senate) là viện đại diện cho ý chí của 50 bang hợp thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, gồm 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang dù nhiều hay ít dân chỉ được cử hai đại diện tại cơ quan này. Trong khi đó, Hạ Nghị viện là viện đại diện cho ý chí của toàn Liên bang do cử tri toàn Liên bang trực tiếp bầu ra hai năm một lần, gồm 438 hạ nghị sĩ. Quyền hạn, trách nhiệm của các viện rất khác nhau xuất phát từ bản chất nêu trên của mỗi viện. Song về chức năng lập pháp, hai viện có quyền ngang nhau trong việc biểu quyết các dự luật, thông qua ngân sách…và cùng đảm đương ba nhiệm vụ chủ yếu: dự thảo luật, quyết định tham gia vào các vòng đàm phán mới, và phê chuẩn các thoả thuận sau các vòng đàm phán mới. Cơ quan hành pháp : ở Hoa Kỳ, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống (Điều II, khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787).Tổng thống Hoa Kỳ có quyền lực vô cùng lớn, kiêm nhiệm cả hai vai trò: Nguyên thủ quốc gia và là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống Hoa Kỳ là Tổng tư lệnh Lục quân và Hải quân của Hoa Kỳ và Tự vệ quân của các Tiểu bang và có các quyền hạn sau: Ký điều ước quốc tế; Đề cử và bổ nhiệm các Đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự, các vị chánh án của Tối cao pháp viện và mọi công chức khác của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Triệu tập hai Viện, bãi khoá họp của Quốc hội; Chuẩn bị mọi phương tiện để pháp luật được triệt để thi hành…Tuy nhiên Tổng thống không có quyền sáng kiến lập pháp. Cơ quan tư pháp : Quyền tư pháp của Hoa Kỳ được trao cho Tối cao pháp viện (Toà án Tối cao Liên bang). Tối cao pháp viện là cơ quan đứng đầu một hệ thống toà án trên khắp Hợp chủng quốc, gồm toà án Liên bang và hệ thống toà án của 50 tiểu bang. 50 hệ thống Toà án các bang được thành lập theo Hiến pháp của mỗi bang, có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến luật của bang họ, song hiến pháp và luật của mỗi bang vẫn chịu sự chi phối tối cao của Hiến pháp Liên bang cũng như các đạo luật và hiệp ước của Liên bang ban hành theo Hiến pháp Liên bang. Đến nay, hệ thống Toà án Liên bang có vai trò ngày càng quan trọng, do số lượng các văn bản luật của Quốc hội Liên bang ban hành ngày càng nhiều. Vì vậy, khi xét xử một vụ kiện nào đó, Toà án phải xem xét xem đạo luật áp dụng cho vụ kiện có trái với Hiến pháp không, nếu có Toà án không áp dụng đạo luật này cho vụ kiện chứ không huỷ bỏ nó, thay vào đó Toà án sẽ áp dụng các án lệ, tiền lệ xét xử hoặc các tập quán pháp. Sự độc lập về chức năng của các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp là đặc điểm khác biệt của chế độ chính trị Hoa Kỳ. Mục đích của hệ thống “Tam quyền phân lập” này là nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo Hoa Kỳ được tiến hành một cách khách quan và dân chủ, tránh được các chấn động nội bộ, ngăn ngừa tình trạng vô Chính phủ hay sự lũng đoạn của một thế lực đơn lẻ nào. Tuy nhiên mặt hạn chế của nó nằm ở cơ chế thông qua các vấn đề quan trọng, các chính sách của đất nước. Cơ chế này cực kỳ rắc rối do có sự tham gia quyết định của cả ba cơ quan. Ngoài ra, không thể không nhắc tới vai trò của các Đảng phái chính trị trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. áp dụng chế độ đa đảng, song thực tế lịch sử phát triển nền chính trị Hoa Kỳ cho thấy, chỉ có hai đảng lớn luân phiên cầm quyền là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà. Sự khác biệt chủ yếu giữa hai đảng này là một Đảng nắm chính quyền còn Đảng kia là Đảng đối lập. Tuy nhiên cho dù Đảng nào cầm quyền thì mục tiêu của họ đều nhằm phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản Hoa Kỳ và đều phấn đấu để đưa Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực. 1.2. Chính sách kinh tế đối ngoại Khái quát về kinh tế Hoa Kỳ Đầu thế kỷ 20, trong khi nền kinh tế thế giới, kể cả châu Âu, châu á đều bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thì Hoa Kỳ lại phát triển mạnh và giàu có lên nhờ bán vũ khí, lương thực, thực phẩm. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, năm 1945, GNP của Hoa Kỳ chiếm đến 42% GNP toàn cầu. Vào thời điểm ấy, Hoa Kỳ chiếm 54,6% tổng sản lượng công nghiệp của khối các nước tư bản, 24% xuất khẩu và 74% trữ lượng vàng, vươn lên trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới. : PTS. Đinh Văn Tiến – PTS..Phạm Quyền, “Tìm hiểu để hợp tác kinh doanh với Mỹ”, 1997, tr. 7. Đến cuối thế kỷ 20, vị trí siêu cường về kinh tế của Hoa Kỳ vẫn không hề suy chuyển. Đặc biệt, giai đoạn đầu thập kỷ 90, nền kinh tế Hoa Kỳ bước vào thời kỳ phát triển mạnh với chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử từ năm 1854 đến nay. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ này là cùng với tỷ lệ tăng trưởng cao thì tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát rất thấp. Tính đến cuối tháng 6 năm 2000, Hoa Kỳ đã giữ kỷ lục tăng trưởng kinh tế bền vững liên tục trong 110 tháng với mức tăng trưởng GDP trung bình 2,8% trong giai đoạn 1992-1996; 3,9% trong hai năm 1997-1998, 4,5% năm 1999 và 4,1% năm 2000. Năng suất lao động tăng trung bình 2,4%, tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,5%, thị trường Hoa Kỳ luôn được coi là thị trường lớn và mạnh nhất thế giới. : BEA News Release, Gross Domestic Product, 21/12/2001, www.bea.doc.gov (Bộ Thương mại Hoa Kỳ) Bước sang năm 2001, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái, chấm dứt thời kỳ tăng trưởng liên tục trong suốt 9 năm qua. Tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục và rơi vào vùng âm từ quý 3 năm 2001 (Bảng 1). Cũng qua phân tích bảng 1 cho thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức dương, song tốc độ này thấp hơn năm 2000 tới 3 điểm %, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 4,7% trong năm 2001 và 5,7% vào tháng 10 năm 2002 so với mức 3,9% của năm 2000. Tăng trưởng giảm sút đã làm 1,3 triệu người mất việc trong 11 tháng đầu năm. Hoạt động ngoại thương kém sôi động hẳn, khu vực sản xuất công nghiệp đặc biệt là khu vực chế tạo đình trệ, giảm liên tục từ tháng 10 năm 2000, công suất ngành chỉ đạt 74,8%, thấp nhất trong vòng 18 năm qua. Thêm vào đó, “sự kiện ngày 11 tháng 9” đã làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ “không phải đáp xuống một cách nhẹ nhàng như một chiếc máy bay mà nó đã rơi bịch xuống như một hòn đá”, gây chao đảo cho toàn bộ nền kinh tế thế giới. Những ngành kinh tế bị thiệt hại và tác động mạnh nhất là hàng không, du lịch, dịch vụ bảo hiểm và giải trí. Hiện nay, Chính phủ Hoa Kỳ đang tìm kiếm mọi biện pháp để cứu vãn nền kinh tế đất nước. Một trong các biện pháp đó là giảm thuế cho người dân nhằm kích thích tiêu dùng. Đến nay, kinh tế Hoa Kỳ đã có những dấu hiệu phục hồi, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I năm 2002 đạt mức 5,8%, mức được đánh giá là cao nhất trong hai năm trở lại đây (Xem bảng 1). Lòng tin vào tiêu dùng gia tăng nhanh chóng, thị trường lao động bớt u ám hơn, các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có lãi, khu vực chế tạo đang trên đà phục hồi…, đó chính là những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đi lên. Bảng 1: Diễn biến tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ năm 2000 - 2002 Chỉ số Năm 2000 Quý 1 /2001 Quý 2/2001 Quý 3/2001 Quý 4/2001 Quý 1/2002 Quý 2/2002 Quý 3/2002 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 4,1 1,3 0,3 -1,1 2.7 5.8 1.3 3.1 Lạm phát cơ bản 2,6 2,7 1,3 -0,2 - - - - Thất nghiệp 3,9 4,3 4,5 4,9 - - 5,9 5,8 Tiêu dùng hộ gia đình 4,8 3,0 2,5 1,1 6,0 3,1 1,8 4,2 Đầu tư tư nhân 6,8 -12,3 -12,1 -10,7 -17,3 18,2 7,9 -0,3 Chi tiêu và đầu tư công 2,7 5,3 5,0 0,8 10,5 5,6 1,4 1,8 Năng suất 3,0 -0,1 2,5 2,7 - - - - Xuất khẩu 9,7 -5,4 -12,4 -17,3 -9,6 3,5 14,3 2,1 Nhập khẩu 13,2 -2,9 -6,8 -11,8 -5,3 8,5 22,2 2,5 Nguồn: Bureau for Analysis (BEA), Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, tháng 11/ 2002 Trong thời kỳ thịnh vượng hay thời kỳ khó khăn, Hoa Kỳ vẫn chứng tỏ là một nền kinh tế năng động nhất, hiện đại, năng suất cao, một thị trường lớn nhất, có sức hấp dẫn và tính tự do cạnh tranh cao nhất thế giới. Cơ sở đảm bảo cho vị thế kinh tế của Hoa Kỳ nằm ở sự kiểm soát kinh tế và chính trị toàn cầu. Nhưng muốn duy trì thế mạnh kinh tế của mình, Hoa Kỳ cần phải đề ra một hệ thống đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn và linh hoạt. 1.2.2. Chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ Chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ là sự cụ thể hoá các quan điểm, đường lối kinh tế của Hoa Kỳ trong quan hệ với các nước, các khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị của mình. Tuỳ vào mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn và đối với từng quốc gia, từng khu vực, Hoa Kỳ thực thi các chính sách và biện pháp khác nhau. Song cho dù các chính sách và các biện pháp đó thay đổi như thế nào cũng đều phải hướng tới mục tiêu chung duy nhất mà cả 43 đời Tổng thống Hoa Kỳ cùng theo đuổi: bành trướng kinh tế ra toàn cầu, đảm bảo vị trí thống soái trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Để thực hiện mục tiêu kinh tế chiến lược của mình, Hoa Kỳ luôn hô hào các nước mở cửa thị trường và chủ trương thúc đẩy quá trình tự do hoá kinh tế, thương mại thế giới bằng việc thể chế hoá một cách cụ thể ở ba tầng nấc: toàn cầu (điển hình là WTO), khu vực (như NAFTA, khối Andean, sáng kiến vùng Caribê, đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương với EU, APEC…) và song phương thông qua các Hiệp định tự do thương mại. Đây chẳng qua là sự phản xạ ý đồ của Hoa Kỳ nằm trong một chiến lược lâu dài nhằm đạt được cái gọi là “Học thuyết thương mại của Hoa Kỳ” (American Trade Phylosophy) với những mục tiêu chính: tận dụng tối đa những lợi ích do việc mở cửa thị trường ngoại quốc đem lại, tăng cường pháp quyền trên toàn thế giới, và tạo ra một môi trường thương mại công bằng, mở và dự đoán được. Trên phạm vi toàn cầu: Hoa Kỳ ưu tiên xây dựng hệ thống thương mại và tiền tệ thế giới trên cơ sở các nguyên tắc và sáng kiến của Hoa Kỳ nhằm đẩy nhanh toàn cầu hoá và tự do hoá tất cả các lĩnh vực kinh tế. Điển hình là những đóng góp của Hoa Kỳ cho việc xây dựng và phát triển WTO. Ngay từ thời điểm thành lập WTO, ngày 1/1/1995, Hoa Kỳ đã tích cực tham gia vào công việc của tổ chức này, không chỉ mở rộng các lĩnh vực hoạt động mà còn góp phần gia tăng số lượng thành viên mới. Tính đến tháng 11/2002, đã có tới 145 nước tham gia vào WTO, bao trùm gần như tất cả các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu kinh tế đối ngoại chiến lược của mình, Hoa Kỳ đã và đang sử dụng WTO như một công cụ để tiếp cận và mở cửa những lĩnh vực mà thị trường bị biến dạng hoặc được bảo hộ nhiều nhất như: lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ thông qua việc vận động tiến hành các cuộc đàm phán mang tính toàn cầu. Điều đó giải thích tại sao Hội nghị thường niên WTO diễn ra ngày 9/11/2001 tại Dohar, Qatar tập trung chủ yếu vào vấn đề nông nghiệp. Hiện nay, WTO vẫn được xem như một công cụ để Hoa Kỳ thúc đẩy các nước mở cửa thị trường và đẩy nhanh hơn nữa tiến trình tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hoa Kỳ, thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua các hệ thống đa biên như WTO thực sự chưa đáp ứng được nhiệm vụ mở rộng chu chuyển ngoại thương trong các lĩnh vực mà Hoa Kỳ muốn tăng cường vị trí của mình. Nguyên nhân có thể nói là do nhiều ngành hàng thuộc danh mục các mặt hàng nhạy cảm như hàng dệt may, hàng nông sản vốn luôn là những ngành ưu tiên trong xuất khẩu của Hoa Kỳ, song lại luôn đứng trước những yêu cầu về cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế. Ngoài ra, hàng loạt các điều của WTO không có tính cưỡng bức đối với các nước thành viên trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp. Một lý do nữa cần phải đề cập đến là WTO dựa trên nguyên tắc "một nước- một phiếu biểu quyết" mà Hoa Kỳ ngay từ khi thành lập GATT đã không đồng ý. Với những lí do trên, Hoa Kỳ chủ trương đa dạng hoá chính sách kinh tế đối ngoại của mình. Không chỉ quan hệ với các nước thông qua cơ chế đa biên, Hoa Kỳ còn tham gia ký kết các Hiệp định thương mại khu vực và song phương, nhằm qua đó buộc các nước mở cửa hơn nữa thị trường của mình. Trên phạm vi khu vực: Hiện nay hơn 61% thương mại quốc tế được thực hiện trong khuôn khổ các cơ chế thương mại tự do khu vực, trong đó một số khu vực chiếm tỷ trọng lớn như APEC (23,7%), EU (22,8%), NAFTA (7,9%), khu vực thương mại tự do Bắc - Nam Mỹ (2,6%), khu vực thương mại tự do EU - Địa trung hải (2,3%) : International Moneytary Fund: Direction of Trade Statistics Quaterly, March, 2002 . Đối với mỗi khu vực, Hoa Kỳ thi hành chính sách kinh tế đối ngoại riêng biệt. Cụ thể như: P Với châu Âu Đối với khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ chủ trương thi hành chính sách hai mặt, vừa hợp tác vừa kiềm chế. Một mặt Hoa Kỳ coi Châu Âu là đối tác chiến lược, cùng phối hợp với Châu Âu xây dựng Chương trình hành động Đối tác Kinh tế xuyên Đại dương. Thông qua Chương trình này, hai bên cùng nhau thoả thuận về một loạt các vấn đề thương mại như hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và sở hữu trí tuệ, cho đến những vấn đề như môi trường, lao động, mua sắm của chính phủ và chính sách cạnh tranh. Song mặt khác, Hoa Kỳ cũng kiềm chế thương mại của Châu Âu, chủ yếu bằng các tiêu chuẩn và tính bắt buộc trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đơn giản Hoa Kỳ không muốn EU hay bất kỳ quốc gia nào có đủ sức mạnh để cạnh tranh bình đẳng với Hoa Kỳ. P Với châu Phi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chương trình đối tác vì cơ hội và tăng trưởng do Tổng thống Bill Clinton đưa ra từ năm 1997. P Với châu Mỹ Mục tiêu kinh tế chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Mỹ là thắt chặt hơn nữa mối quan hệ toàn diện với các nước trong phạm vi khu vực. Trước hết, năm 1988, Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại tự do với Canada, và sau đó với Mêhicô năm 1992, biến Bắc Mỹ trở thành khu vực tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA), liên kết vùng lãnh thổ rộng lớn với khoảng 370 triệu dân và chiếm hơn 20% thị phần trong nền kinh tế thương mại thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, cựu Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush còn đưa ra sáng kiến thành lập Khu vực mậu dich tự do châu Mỹ (Free Trade American Area – FTAA). Để xúc tiến việc thực hiện sáng kiến này, tháng 12/1994, Hoa Kỳ đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ tại Bang Florida, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ 34 quốc gia của Châu lục này, trong đó vấn đề quan trọng nhất được đưa ra thảo luận tại Hội nghị là việc thành lập FTAA. Tuy nhiên, mãi đến tháng 4/2002, tại Hội nghị tại Quebec, các nước Châu Mỹ mới đi đến thoả thuận hoàn thành quá trình đàm phán thành lập FTAA trước tháng 1/2005. Hiện nay, Tổng thống G.W. Bush coi việc đàm phán về FTAA là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế đối ngoại của mình, bởi lẽ việc thành lập FTAA có ý nghĩa quan trọng với Hoa Kỳ, người Hoa Kỳ sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc thực hiện các mục tiêu cụ thể trong quá trình tự do hoá thương mại. P Với châu á Trong khoảng một thập niên trở lại đây, khu vực Châu á, điển hình là khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này liên tục đạt mức cao nhất thế giới. Hơn nữa đây cũng là khu vực đông dân, tài nguyên phong phú và tập trung nhiều cường quốc kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản và một loạt con rồng Châu á. Do đó, Châu á - Thái Bình Dương nhanh chóng trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của khu vực Châu á thể hiện ở ý tưởng xây dựng “Cộng đồng Châu á - Thái Bình Dương mới” của Hoa Kỳ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và nằm trong chiến lược phục hưng kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Nội dung trung tâm của chiến lược trên chính là làm dấy lên phong trào thúc đẩy buôn bán với Châu á - Thái Bình Dương nhằm biến khu vực này thành một khu vực kinh tế thương mại có sức mạnh to lớn, tự do, có lợi cho buôn bán đối ngoại của Hoa Kỳ. Tiếp tục thực hiện chiến lược trên, Tổng thống G.W. Bush vẫn rất coi trọng vai trò của APEC như một công cụ để Hoa Kỳ thúc đẩy tự do hoá thương mại trong khu vực, bởi đây vốn là khu vực có nhiều nước theo đuổi chính sách hạn chế tiếp cận thị trường và cũng là khu vực mà Hoa Kỳ bị thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất. Song, khi thâm hụt buôn bán bắt đầu gây ra những khó khăn về kinh tế ở trong nước, Hoa Kỳ rút khỏi chính sách buôn bán tự do và coi các nền kinh tế Châu á là các bạn hàng buôn bán không sòng phẳng. Một mặt Hoa Kỳ đã thúc ép các bạn hàng mở cửa thị trường của họ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ bằng cách đe doạ đóng cử._.a thị trường trong nước của Hoa Kỳ đối với các hàng xuất khẩu của họ. Mặt khác, khi hàng hoá của Châu á tràn vào thị trường Hoa Kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ đơn phương thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm trả đũa các bạn hàng. Chính sách buôn bán hai mặt của Hoa Kỳ đã gây một sức ép to lớn đối với các nước Châu á, nhưng không vì thế mà có thể cản trở dòng hàng hoá ngày càng lớn của châu lục này chảy sang thị trường Hoa Kỳ. Tóm lại, mục tiêu kinh tế chiến lược của Hoa Kỳ với Châu á là mở rộng hơn nữa thị trường Châu á cho hàng hoá của Hoa Kỳ, thúc đẩy xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Châu á, qua đó tiếp tục duy trì ảnh hưởng kinh tế của mình ở Châu á và tiến tới nắm quyền lãnh đạo trong khu vực. Trong khuôn khổ quan hệ song phương: Chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ không chỉ được thực hiện thông qua các quan hệ đa phương và khu vực mà còn thông qua các thoả thuận song phương giữa Hoa Kỳ với các nước trên thế giới. Ký kết Hiệp định thương mại song phương thường được Hoa Kỳ áp dụng với những nước đối tác quan trọng hay những đối tác có nhiều triển vọng. Đa số các đối tác này mặc dù đã thực hiện chính sách tự do hoá hoạt động kinh tế đối ngoại, song vẫn còn duy trì khá nhiều hàng rào thương mại. Do đó chỉ có thông qua các thoả thuận song phương, Hoa Kỳ mới dám hi vọng sẽ nhanh chóng xoá bỏ các rào cản này trong quan hệ thương mại với các nước đối tác. Trước đây, EU và Nhật Bản là các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ. Song giờ đây, Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược kinh tế đối ngoại của mình sang khu vực Châu á - Thái Bình Dương và đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Do đó ký kết các hiệp định song phương nhằm mở đường cho các công ty Hoa Kỳ thâm nhập các thị trường tiêu thụ mới không chỉ làm tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của Hoa Kỳ mà còn tạo điều kiện để tiến trình tự do hoá thương mại quốc tế diễn ra nhanh hơn. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ký kết ngày 14/07/2002 tại Washington cũng không nằm ngoài mục đích đó. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký khoảng 280 Hiệp định thương mại song phương, đa phương và các Hiệp định chuyên ngành : U.S. Department of State, Interntional Information Programs, Washington File, 2001 . Việc thực hiện các Hiệp định này sẽ tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đồng thời đảm bảo các lợi ích của Hoa Kỳ và duy trì vị trí số một của nền kinh tế nước này trên thế giới. . Đường lối ngoại giao Đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ được thể hiện rất rõ qua chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hoa Kỳ chủ trương thực hiện chiến lược toàn cầu hoá (hay còn gọi là chiến lược toàn cầu hoá lần thứ nhất). Chiến lược này được khởi xướng trong bối cảnh trên thế giới hình thành hai hệ thống chính trị đối lập nhau: hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa (Hoa Kỳ làm trụ cột) và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô đứng đầu), đe doạ vị trí siêu cường số một về kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh phát triển mạnh mẽ như một mũi nhọn tấn công lợi hại đánh vào hệ thống thuộc địa của các nước Tư bản chủ nghĩa, trong đó có Hoa Kỳ, làm thay đổi sâu sắc cục diện quốc tế. Để đối phó với những biến đổi theo chiều hướng không có lợi cho mục tiêu bá chủ của mình, Hoa Kỳ đã đưa ra bốn yêu cầu chiến lược ngoại giao như sau: 1. Phát triển Hoa Kỳ hùng mạnh về các mặt kinh tế, quân sự, chính trị làm chỗ dựa cho việc thực hiện tham vọng của Hoa Kỳ làm bá chủ thế giới. 2. Thực hiện chính sách đối đầu và ngăn chặn chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cộng sản quốc tế. 3. Khống chế các nước đồng minh phương Tây trong quỹ đạo của Hoa Kỳ. 4. Ngăn chặn, đẩy lùi, chống phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; giành giật thuộc địa của các nước tư bản phát triển bị suy yếu, biến thành thuộc địa thực dân kiểu mới của Hoa Kỳ. Trong thời gian chiến tranh lạnh, mục tiêu chủ yếu của chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ là xây dựng một trật tự quốc tế tư bản chủ nghĩa tự do trên phạm vi toàn cầu. Nội dung của chiến lược toàn cầu thời kỳ đó là xoay quanh những vấn đề bá quyền thế giới, thể chế chính trị, trật tự thế giới…làm đối trọng với Liên Xô về chính trị và quân sự. Sau khi Liên Xô giải thể và chiến tranh lạnh chấm dứt, nền tảng chính trị thế giới xảy ra một loạt những biến đổi to lớn: Hoa Kỳ trở thành nước lớn duy nhất siêu hạng trên thế giới. Cùng những biến đổi sâu sắc về tình hình chính trị thế giới, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng thay đổi theo nhằm thực hiện mục tiêu giành quyền bá chủ thế giới trên mọi phương diện, trong đó lấy việc kiểm soát chính trị làm nền tảng. Dưới chính quyền của Tổng thống Bill Clinton Ngay từ khi chân ướt chân ráo vào Nhà trắng, Tổng thống Bill Clinton đã nhấn mạnh nhu cầu cấp bách về củng cố và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Ông đã chủ trương nếu lợi ích sống còn của Hoa Kỳ bị thách thức hoặc ý thức và lương tâm của cộng đồng quốc tế bị coi thường, Hoa Kỳ sẽ hành động bằng con đường ngoại giao hoà bình, nếu có thể, và bằng vũ lực khi cần thiết. Như vậy, đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Bill Clinton thể hiện rõ tính ôn hoà, coi trọng các cam kết và chính sách can thiệp đa phương, trong đó nhấn mạnh đến vai trò, có tính đến lợi ích của các đồng minh, của các đối tác và những thiết chế quốc tế. Dưới chính quyền của Tổng thống G.W. Bush Tháng 1 năm 2001, George W. Bush đắc cử Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Hoài bão lớn nhất của G.W. Bush là đặt cơ sở cho vị trí bá quyền tối cao của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn thế giới. Để thực hiện hoài bão của mình, ông thi hành một đường lối ngoại giao cứng rắn, mang màu sắc đơn phương, biệt lập, dựa trên sức mạnh quân sự nhằm phục vụ cho lợi ích thiết thân căn bản và lâu dài của Hoa Kỳ. Đích thân ông tuyên truyền mạnh mẽ cho Hệ thống phòng thủ tên lửa Quốc gia (NMD), đưa mọi đồng minh vào mạng lưới này, đồng thời chi dùng một khoản lớn trong ngân sách quốc phòng cho các cuộc tấn công quân sự nhằm trả đũa những nước mà Hoa Kỳ cho rằng “đi ngược lại lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ”. Bằng chứng gần đây nhất là việc Hoa Kỳ tiến hành tấn công quân sự vào afghanistan và tới đây là tấn công vào iraq bất chấp phản đối của dư luận trên toàn thế giới và sự can ngăn của Liên hợp quốc. Tổng thống G.W. Bush tuyên bố sẽ “sử dụng tối đa sức mạnh Hoa Kỳ và ảnh hưởng vô biên của Hoa Kỳ để củng cố hơn nữa hoà bình và dân chủ trên thế giới”. Như vậy, toàn cầu hoá và dân chủ hoá đã xuất hiện như những lá bùa cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã có những biến đổi cơ bản, từ “Chiến lược hai đại dương” (tức Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Liên Xô) chuyển sang “Chiến lược Đại lục á - Âu” hiện nay. Chiến lược Đại lục á - Âu là chiến lược theo đó Hoa Kỳ lấy NATO ở châu Âu và Liên minh quân sự Nhật – Mỹ ở châu á làm điểm tựa, cộng thêm các đồng minh khác và thể chế quốc tế do Hoa Kỳ chi phối, hình thành “Chế độ bá quyền”, giữ cho vị trí “bá quyền duy nhất” của Hoa Kỳ ở đại lục á - âu không bị thách thức, cuối cùng xây dựng thể chế bá quyền trên phạm vi toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo. Trước mắt, Hoa Kỳ tương đối “yên tâm” với châu Âu - đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, song “rất lo lắng” đối với khu vực châu á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc và Nga. Mặc dù Hoa Kỳ hiện đang tích cực thực hiện chiến lược an ninh toàn cầu “coi trọng Âu - á như nhau” nhưng chính sách đối ngoại trước mắt là coi khu vực châu á - Thái Bình Dương làm trọng điểm. 2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 2.1. Đặc điểm chung Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có các đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ thuộc loại đồ sộ và phức tạp nhất thế giới. Ngoài pháp luật chung của Liên bang, mỗi bang còn có hệ thống pháp luật riêng và nhiều khi không thống nhất với nhau. Mặc dù, về nguyên tắc, pháp luật của bang không được mâu thuẫn với luật Liên bang, song trong nhiều lĩnh vực cụ thể, pháp luật bang mới là pháp luật áp dụng trên thực tế. Hàng năm, các văn bản pháp luật do các cơ quan lập pháp ban hành không ngừng tăng lên, không chỉ ở hệ thống luật Liên bang mà cả các bang và các cấp địa phương. Đến nay các văn bản pháp luật đã tăng lên với một khối lượng khổng lồ và được tập hợp, hệ thống hoá trong Bộ luật của Hoa Kỳ (United State Code - USC). Bộ luật này, cứ sáu năm được ấn hành lại một lần, nhằm cập nhật và bổ sung những luật mới được quốc hội ban hành giữa hai kỳ ấn hành. Toàn bộ USC gồm 50 phần, mỗi phần bao quát các văn bản luật về một lĩnh vực nhất định. (Ví dụ, 1- Các vấn đề chung; 2- Quốc hội; 3- Tổng thống; 7- Nông nghiệp; 11- Phá sản; 12- Ngân hàng; 15- Buôn bán và thương mại; 35- Sáng chế; 49- Vận tải; 50- Chiến tranh và quốc phòng). Vì vậy, mỗi văn bản luật mới được ban hành đều được chỉ dẫn vị trí của nó trong bộ USC để tiện cho việc quản lý, sắp xếp và theo dõi. Thứ hai, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là hệ thống thông luật (Common Law), một trong sáu hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới. Thông luật được hình thành và tồn tại ở Anh và Hoa Kỳ nên đôi khi người ta gọi hệ thống luật này là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ để phân biệt với dòng pháp luật Châu Âu lục địa (thường gọi là Civil Law). Đặc điểm của Common Law là thiếu sự hệ thống hoá, bất thành văn và chủ yếu dựa vào tiền lệ xét xử (còn gọi là các án lệ). Common Law chủ yếu bao gồm các nguyên tắc pháp lý hàm chứa trong các phán quyết của Toà án. Các nguyên tắc pháp lý đó không phải bắt nguồn từ các văn bản của Nghị viện mà là từ các kết luận của Toà án. Nghĩa là, ở những nước theo Common Law, Toà án không chỉ là những cơ quan xét xử mà còn là cơ quan “làm ra” luật. Toà án dựa vào các phán quyết của các vị thẩm phán trong các vụ án tương tự trước đó để giải thích và đưa ra các phán quyết của mình. Điều này làm cho phán quyết của các vị thẩm phán có tính công bằng và thuyết phục hơn. Ngoài ra có thể nhận thấy, cơ cấu pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ Common Law, trong đó có pháp luật Hoa Kỳ, không hoàn toàn chỉ có luật bất thành văn (tức các án lệ), mà các văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ cũng ngày càng có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia này. Điều này là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hợp tác quốc tế và toàn cầu hoá. Thứ ba, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được chia làm hai ngành là Công pháp (Public Law) và Tư pháp (Private Law). Luật công gồm có luật hiến pháp, luật nhà nước, luật hình sự, và những văn bản qui định về chính sách đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu…Luật công thường được hệ thống hoá và ban hành dưới dạng văn bản như Hiến pháp, Bộ luật (Code), Đạo luật (Act) và các văn bản dưới luật. Trái lại, luật tư (tức tư pháp), bao gồm luật dân sự, luật thương mại…, phần lớn tồn tại dưới dạng các án lệ. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hệ thống pháp luật Hoa Kỳ hiện nay: tất cả những quy định thuộc luật tư đều được thể hiện trong án lệ, dù đó là thuộc lĩnh vực thương mại hay dân sự, trong khi luật công đều được ban hành dưới hình thức văn bản. Điều này giải thích tại sao Hoa Kỳ ban hành một hệ thống đồ sộ các văn bản điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu – lĩnh vực được Hoa Kỳ coi là Public Law. Một đặc điểm riêng có của pháp luật Hoa Kỳ là Hoa Kỳ không phân định riêng rẽ giữa pháp luật thương mại và pháp luật dân sự. Các luật gia Hoa Kỳ cho rằng sự phân định đó chỉ tạo ra những “rắc rối không cần thiết”. Thứ tư, luật pháp Hoa Kỳ mang màu sắc chính trị rõ nét. Hoa Kỳ thường sử dụng pháp luật như những công cụ, những vũ khí sắc bén để bảo vệ, duy trì và củng cố chế độ chính trị cũng như vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở các đạo luật thương mại, các chính sách nhằm bao vây, cấm vận, phong toả hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước có quan hệ “không hữu hảo” với Hoa Kỳ. Chẳng hạn như Đạo luật Buôn bán với các nước thù địch (TWTEA), Đạo luật về kiểm soát xuất khẩu vũ khí (AECA năm 1968), Các đạo luật cấm vận và bao vây kinh tế mà Hoa Kỳ áp dụng cho Cuba (năm 1992), Iran (năm 1990), Iran và Libya (năm 1996)… 2. Đặc điểm của hệ thống luật pháp thương mại Hoa Kỳ Nằm trong những đặc điểm chung của hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật thương mại Hoa Kỳ cũng rất đồ sộ và phức tạp, được ban hành theo hai cấp: cấp Liên bang và cấp Bang. Do đó cũng không có gì khó hiểu khi hệ thống hoạt động thương mại của Hoa Kỳ chịu sự điều tiết bởi rất nhiều nguồn luật khác nhau, bao gồm: Hiến pháp, Hiệp ước quốc tế, Đạo luật liên bang, Nghị định và các văn bản dưới luật của ngành hành pháp, Quy chế của các cơ quan cấp Liên bang, Hiến pháp của Bang, Luật của Bang, Quy chế của Bang, Quy chế của thành phố, quận và của các cấp địa phương khác. Từ khi ban hành đến nay, các văn bản pháp luật trên liên tục được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với những biến động trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như để phù hợp với những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của đất nước. Vì thế, có thể nói, pháp luật thương mại Hoa Kỳ phản ánh rất rõ đường lối phát triển thương mại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên khoá luận chỉ giới thiệu những văn bản lập pháp chủ yếu đánh dấu các giai đoạn hình thành các chính sách thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. ũ Luật thuế quan năm 1930 (Tariff Act 1930) Luật thuế quan Hoa Kỳ ra đời năm 1930 đánh dấu thời kỳ bảo hộ cực đoan nhất trong chính sách thương mại Hoa Kỳ. Mục đích chính của Luật này là nhằm trả đũa việc tăng thuế lúc đó của các nước khác. Vì thế, thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ thời gian này tăng rất cao, có lúc tăng lên đến 53%. Đây là một nhân tố góp phần gây nên tình trạng suy thoái kinh tế thế giới vào những năm 1930. ũ Luật thoả thuận thương mại có đi có lại năm 1934 (Reciprocal Trade Agreement Act of 1934) Các nhà làm chính sách nhanh chóng nhận ra sai lầm của chủ nghĩa bảo hộ và hướng tới thị trường tự do. Năm 1934, đạo luật này được ban hành và trở thành hòn đá tảng trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ đàm phán về mở rộng diện giảm thuế trong khuôn khổ GATT. ũ Luật mở rộng thương mại 1962 (Trade Expansion Act of 1962) Luật này luật hoá chương trình điều chỉnh thương mại lần đầu tiên. Luật cho phép Hoa Kỳ: — Tham gia vào vòng đàm phán Kennedy trong khuôn khổ GATT — áp dụng các chương trình hỗ trợ và chỉ định Đại diện Thương mại Hoa Kỳ — áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi việc nhập khẩu mặt hàng nào đó vào Hoa Kỳ có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. ũ Luật Cải tổ Thương mại Hoa Kỳ 1974 (Trade Reform Act of 1974) Luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ thêm quyền rất rộng, được đàm phán về cắt giảm hàng rào nhập khẩu và trao GSP cho một số nước đang phát triển. Ngoài ra, Luật này còn đề ra mục tiêu là: thúc đẩy phát triển kinh tế Hoa Kỳ, duy trì và mở rộng thị trường cho hàng nông sản, công nghiệp, hầm mỏ và thương mại, quan hệ với các nước thông qua phát triển thị trường mở cửa và không phân biệt đối xử, đưa ra các biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và công nhân Hoa Kỳ chống lại việc buôn bán không bình đẳng hay cạnh tranh có tính gây phương hại trong nhập khẩu. Cũng được quy định trong Luật này, Điều khoản 406 mục IV, Luật Jackson-Vanik về Hiệp định thương mại với các nước cộng sản cho phép dành MFN cho các nước phi kinh tế thị trường nếu cho dân di cư tự do và phải ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây chưa phải là quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) mà vẫn phải xem xét lại hàng năm cho đến khi nước được hưởng MFN gia nhập vào WTO. ũ Luật thuế quan và thương mại 1984(the Trade and Tariff Act of 1984) Luật thuế quan và thương mại 1984 làm rõ và cụ thể hoá các điều khoản về thuế chống phá giá và trợ cấp, đưa ra các điều kiện cho các trường hợp áp dụng điều khoản 301 của Luật thương mại 1974 đối với các trường hợp buôn bán bất bình đẳng, đồng thời cho phép Tổng thống thương lượng giảm bớt hoặc loại bỏ hàng rào đối với thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm công nghệ cao, mua bán và bảo hộ sở hữu trí tuệ. ũ Luật tổng hợp các lĩnh vực thương mại và cạnh tranh 1988(the Omnibus Trade and Competitiveness Act of 1988) Luật tổng hợp các lĩnh vực thương mại và cạnh tranh 1988 được ban hành nhằm tăng cường lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ trong thương mại quốc tế. Luật cho phép Hoa Kỳ tìm kiếm mọi cơ hội để tháo gỡ hàng rào thương mại của các nước, tăng quyền lực cho Tổng thống trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế sản phẩm nước ngoài nào mà Tổng thống cho là có hành vi buôn bán không sòng phẳng và tiến hành trả đũa nếu đàm phán để khắc phục các hành vi trên không có kết quả. Một đặc điểm quan trọng khác của hệ thống pháp luật thương mại Hoa Kỳ là hầu hết các quy định, luật lệ thương mại đều được ban hành theo các nguyên tắc và quy định của WTO. Nhiều quy định trước đây không tương thích với các nguyên tắc của WTO thì nay, sau khi WTO ra đời Hoa Kỳ điều chỉnh lại cho phù hợp. Điều này giải thích tại sao các Hiệp định thương mại song biên ký với Hoa Kỳ đều dựa trên khung và các nguyên tắc của WTO. Tóm lại, kể từ khi ra đời đến nay, các văn bản luật thương mại Hoa Kỳ đã góp phần quan trọng trong việc dẫn dắt và bảo vệ lợi ích tối đa của Hoa Kỳ trong thương mại quốc tế, đưa Hoa Kỳ trở thành một cường quốc thương mại lớn nhất thế giới. Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng, tuy là một quốc gia non trẻ về tuổi đời (hơn 200 tuổi) nhưng Hoa Kỳ không hề non trẻ về trình độ phát triển. Sở hữu một vùng lãnh thổ bao la (đứng thứ tư thế giới) với nguồn tài nguyên cực kỳ phong phú, một lực lượng lao động đông đảo bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau đến từ nhiều lục địa, nhiều quốc gia khác nhau với tham vọng làm giàu, Tư bản Hoa Kỳ đã chứng tỏ tính năng động của mình trong xây dựng và phát triển Hoa Kỳ trở thành một cường quốc số một thế giới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học công nghệ. Với đường lối chính trị, kinh tế, ngoại giao vừa linh vừa uy và một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, Hoa Kỳ đang dần tiến tới ngôi vị “bá chủ toàn cầu”. Góp phần không nhỏ vào mục tiêu tối thượng đó không thể không bàn đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu và hỗ trợ tích cực cho hoạt động đó là cả hệ thống chính sách và luật lệ quản lý chúng. Song, trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến những quy định về quản lý hoạt động nhập khẩu của Hoa Kỳ nói chung và nhấn mạnh đến các quy định quản lý nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. II. Những quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ Hoa Kỳ xưa nay vẫn được xem là một trong những thị trường “mở” vào loại bậc nhất trên thế giới, song để hàng hoá xâm nhập thành công và có chỗ đứng lâu dài trên thị trường Hoa Kỳ là điều không hề đơn giản. Hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác hàng hoá, các quy định xuất xứ, các tiêu chuẩn về lao động, các quy định về môi trường, về vệ sinh dịch tễ và luôn phải đối mặt với các quy định của luật bảo vệ người tiêu dùng, luật chế tài thương mại. Thêm vào đó, nhiều chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ có tính phân biệt theo các cam kết đa biên, khu vực, song phương hoặc tuỳ thuộc vào quan hệ “hữu hảo” hay “không hữu hảo” với Hoa Kỳ theo cách gọi của họ. Do đó các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có hiểu biết sâu về hệ thống các quy định về nhập khẩu của Hoa Kỳ. Để giúp các nhà xuất khẩu nói chung và các nhà xuất khẩu Việt Nam nói riêng tiếp cận hiệu quả thị trường này sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, chúng tôi xin giới thiệu một số quy định phổ biến và quan trọng được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam. 1. Quy định về thị trường Trong chính sách nhập khẩu của mình, Hoa Kỳ chia các nước thành các nhóm thị trường khác nhau như: + Nhóm 1: gồm các nước có nền kinh tế thị trường và đã là thành viên WTO + Nhóm 2: gồm các nước chưa là thành viên WTO nhưng đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ + Nhóm 3 : gồm các nước có quyền lợi đối nghịch với Hoa Kỳ + Nhóm 4: gồm các nước được hưởng ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ Với mỗi nhóm thị trường này, chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ được quy định rất khác nhau: 1.1. Với nhóm 1 (hay nhóm T): Là một thành viên của WTO, Hoa Kỳ đối xử với các nước thành viên WTO theo các quy định của Luật thực hiện các Thoả thuận của Vòng đàm phán thương mại đa biên Urugoay – Vòng đàm phán thiết lập nên Tổ chức thương mại thế giới. Theo luật này, Hoa Kỳ giành quy chế thương mại “Tối huệ quốc” (Most Favored Nations – MFN) nay đổi tên thành Quy chế Thương mại bình thường (Normal Trade Relations – NTR) cho tất cả các thành viên WTO. Hàng hoá của những nước được hưởng MFN của Hoa Kỳ đều chịu một mức thuế như nhau khi nhập khẩu vào thị trường này. Trên thực tế, mức thuế MFN khá thấp, trung bình khoảng 0-3%, trong khi những nước không được hưởng lợi thế này sẽ phải chịu một mức thuế cao hơn, trung bình khoảng 3-40%. Cũng theo quy chế này, khi Hoa Kỳ cắt giảm, xoá bỏ hay thay đổi một loại thuế quan nào đó, thì sự thay đổi này sẽ áp dụng chung cho tất cả các nước được hưởng MFN. Trong chính sách đối ngoại của mình, Hoa Kỳ xếp các nước nhóm 1 vào nhóm T (tức các nước là thành viên WTO và các nước có nền kinh tế thị trường). 1.2. Với nhóm 2 Trước khi gia nhập vào WTO, Trung Quốc là một trong những nước thuộc nhóm này. Đây là những nước được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế NTR trên cơ sở một Hiệp định thương mại song phương ký kết với Hoa Kỳ mặc dù chưa gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên đây chưa phải là quy chế NTR vĩnh viễn (Permanent NTR) mà vẫn phải xem xét lại trên cơ sở nước đó được Tổng thống Hoa Kỳ gia hạn miễn trừ hàng năm điều khoản tự do di cư Jackson – Vanik. Nghĩa là, Hoa Kỳ có thể từ chối cho một nước thuộc nhóm 2 hưởng NTR nếu nước đó chưa đáp ứng yêu cầu về tự do di cư của Hoa Kỳ. Khác với Quy chế NTR theo quy định của WTO, những cắt giảm và ưu đãi trong khuôn khổ WTO có thể không được áp dụng cho hàng hoá của những nước mới chỉ có Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Việc áp dụng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cam kết song phương giữa hai nước. Đến nay, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ký kết ngày 14/07/2002 đã đưa Việt Nam gia nhập vào nhóm 2, tạo bước đệm để Việt Nam nhảy lên nhóm 1 – Nhóm các nước là thành viên của WTO. 1.3. Với nhóm 3 Nhóm 3 bao gồm cả hai nhóm: nhóm X (nhóm các nước XHCN cũ) và nhóm Z (nhóm các nước bị Hoa Kỳ cấm vận). Theo quy định của Hoa Kỳ, hàng hoá nhập khẩu từ nhóm thị trường này không được hưởng quy chế NTR, nghĩa là phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với mức trung bình áp dụng với các nước khác. Do vậy, hàng hoá của các nước nhóm 3 thường có sức cạnh tranh thấp hoặc không thể xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ. Để được hưởng NTR của Hoa Kỳ, các nước này phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản: 1) Tuân thủ theo quy chế về tự do di chú Jackson – Vanik, tức điều 402 Đạo luật thương mại năm 1974; 2) Ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Ngoài ra một nước có thể bị từ chối NTR nếu Hoa Kỳ cho rằng nước đó vi phạm nhân quyền hoặc có những hành động đi ngược lại với quyền lợi của Hoa Kỳ. Đó là trường hợp của Serbia/ Montenegro do những cuộc xung đột vũ trang liên tiếp và vi phạm nhân quyền sau khi Nam Tư sụp đổ. Một số nước như Libia, Iran, Irak vẫn được hưởng Quy chế NTR song lại bị Hoa Kỳ hạn chế bằng các biện pháp mang tính trừng phạt khác như cấm vận kinh tế. 1.4. Với nhóm 4 Đây là những nước được hưởng ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ thông qua các chương trình đơn phương đặc biệt, trong đó Hoa Kỳ dành đối xử thuế quan ưu đãi đối với một số sản phẩm của các nước đang phát triển có tiềm năng trên cơ sở đơn phương, không yêu cầu có đi có lại. Mức thuế ưu đãi này thấp hơn cả mức thuế NTR, thường là 0%. Những chương trình ưu đãi thuế quan đó bao gồm: + Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): là chương trình miễn thuế quan của Hoa Kỳ dành cho hơn 4.450 sản phẩm nhập khẩu từ khoảng 150 nước và vùng lãnh thổ đang hoặc kém phát triển. : Bruce Odessey, Warner Rose, Jon Schaffer, “An overview of U.S. Trade Law”. Mục đích của chương trình này là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước đang và chậm phát triển theo tinh thần của hội nghị UNTAD năm 1968. Bên cạnh ý nghĩa tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, quy chế GSP được xem như một công cụ để buộc các quốc gia đang phát triển phải mở cửa hơn nữa thị trường của mình theo hướng có lợi cho mục tiêu của Hoa Kỳ. + Sáng kiến Vịnh Caribbean (Caribbean Basin Initiative - CBI): áp dụng việc miễn giảm thuế quan cho hầu hết các sản phẩm từ 24 nước tham gia vào khu vực GS Hoa Kỳ và Caribê. Những ưu đãi trong khuôn khổ CBI được xem xét lại hàng năm và có thể bị đình chỉ áp dụng đối với một số nước trong một số trường hợp cụ thể. + Đạo luật ưu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA), áp dụng ưu đãi thuế quan cho một số sản phẩm nhất định từ các nước Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru. + Các thoả thuận cắt giảm hàng rào thương mại theo lịch trình quy định trong các Hiệp định thương mại khu vực, như Hiệp định khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định Khu vực thương mại tự do Hoa Kỳ - Israel, hay Hiệp định tự do thương mại song phương với Singapore (đang đàm phán). Ngoài ra Hoa Kỳ còn dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho những hàng hoá có các bộ phận cấu thành được sản xuất ở Hoa Kỳ (theo điều khoản HTS 9802 của Hệ thống thuế quan cũ của Hoa Kỳ). Quy định này được áp dụng đối với những sản phẩm xe môtô, sản phẩm bán dẫn và hàng may mặc nước ngoài nhưng vải sản xuất tại Hoa Kỳ. Năm 1996, khoảng 8,5% tổng số hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ có áp dụng Điều khoản HTS 9802. Để được hưởng các ưu đãi đặc biệt trên, Luật Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu xuất xứ của sản phẩm phải được giải thích rõ ràng và trung thực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ theo các chương trình miễn thuế đơn phương như GSP, CBI, ATPA. Đối với những sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan theo ba chương trình này, ít nhất 35% chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó phải được thực hiện tại nước được hưởng ưu đãi đó. 2. Quy định về ngành hàng Bên cạnh việc quản lý theo thị trường, Hoa Kỳ còn thực hiện quản lý hoạt động nhập khẩu theo từng ngành hàng cụ thể. Đối với từng loại hàng, nhóm hàng và ngành hàng khác nhau nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ chịu sự điều tiết của các quy định, các văn bản pháp luật, các biện pháp và các cơ quan quản lý chuyên ngành khác nhau của Hoa Kỳ. Để tiện cho việc quản lý và phù hợp với quá trình toàn cầu hoá, các loại hàng hoá này được phân loại và ký mã hiệu theo Hệ thống chung của Tổ chức Hải quan Thế giới trong biểu thuế của Hoa Kỳ và được gọi là Danh mục thuế quan thống nhất của Hoa Kỳ (Harmonized Tariff Schedule of the United States – HTSUS). HTSUS được chia làm 22 phần (Section) và bao gồm 99 Chương (Chapter). Mỗi phần đại diện cho một ngành hàng cụ thể (trừ phần 22), bao gồm: Phần 1: Động vật sống và các sản phẩm chế biến từ thịt (Chương 1--> 5) Phần 2: Rau quả (Chương 6 à14) Phần 3: Dầu mỡ động thực vật, các hạt có dầu, sáp (Chương 15) Phần 4: Thực phẩm chế biến, đồ uống, bia, rượu, thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (Chương 16 à24) Phần 5: Sản phẩm mỏ (Chương 25 à27) Phần 6: Chế phẩm hoá học và các sản phẩm tương tự (Chương 28 à 38) Phần 7: Nhựa, cao su và các sản phẩm làm từ cao su (Chương 39 à 40) Phần 8: Đồ da (Chương 41 à43) Phần 9: Gỗ và sản phẩm gỗ, mây tre đan (Chương 44 à 46) Phần 10: Bột gỗ, nguyên liệu celulo, giấy và giấy phế thải (Chương 47 à 49) Phần 11: Sản phẩm dệt may (Chương 50 à63) Phần 12: Giày dép, mũ, ô dù, batoong, sản phẩm lông chim, gia cầm, hoa giả và tóc giả (Chương 64 à67) Phần 13: Các sản phẩm làm từ đá, xi măng, asbestos, mica hoặc các sản phẩm tương tự, hàng gốm sứ và thuỷ tinh (Chương 68 à70) Phần 14: Đồ trang sức đá quý (Chương 71) Phần 15: Kim loại (Chương 72 à83) Phần 16: Máy móc, thiết bị, đồ điện tử và linh kiện điện tử (Chương84 à85) Phần 17: Phương tiện vận tải (Chương 86 à89) Phần 18: Dụng cụ và thiết bị nghe nhìn, kiểm tra, đo đạc, đồng hồ và các phụ tùng của chúng (Chương 90 à92) Phần 19: Vũ khí, đạn dược (Chương 93) Phần 20: Đồ gia dụng (Chương 94 à96) Phần 21: Tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tập, đồ cổ (Chương 97) Mỗi phần trên bao gồm một hoặc nhiều chương, mỗi chương (trừ chương 98, 99) đại diện cho một nhóm các mặt hàng trong cùng một ngành hàng, ví dụ ngành động vật sống và sản phẩm chế biến từ thịt bao gồm 5 chương tương ứng với 5 nhóm mặt hàng: Động vật sống; thịt; cá, nhuyễn thể và thuỷ sản các loại; Sản phẩm sữa, trứng chim, mật ong thiên nhiên; và các sản phẩm có nguồn gốc động vật khác. Trong Biểu thuế HTSUS, mỗi chương lại được cụ thể hoá ở nhiều mặt hàng nhập khẩu khác nhau, mỗi mặt hàng sẽ được ký hiệu một mã số nhất định để Hải quan cửa khẩu căn cứ vào đó áp thuế và tính thuế cho các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Bên cạnh quản lý hàng hoá nhập khẩu bằng thuế quan, Hoa Kỳ còn áp dụng nhiều biện pháp phi thuế khác như hạn ngạch, giấy phép, cấm nhập khẩu, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, các qui định về bao bì, nhãn mác.v.v…Tuỳ từng loại hàng và ngành hàng cụ thể, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp riêng để quản lý chúng. Ví dụ: — Đối với các sản phẩm là thực phẩm, dược phẩm, hoặc hàng máy móc thiết bị (thuộc chương 2 à24, 27à40 của HTS…) phải tuân thủ theo các quy định về chất lượng, về an toàn, về thông báo hàng đến, và các thủ tục nhập khẩu của Cơ quan kiểm soát Thực phẩm và dược phẩm (FDA). — Với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc cây trồng (như động vật sống, thịt, rau quả, sản phẩm trứng sữa, …) phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Cơ quan kiểm dịch động thực vật (Animal and Plant Health Inspection Service – APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA), Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan quản lý về Cá và Động vật hoang dã (US Fish and Wildlife Service – FWS),v.v…Các cơ quan này có chức năng đề ra các biện pháp quản lý mọi mặt về chất lượng, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về vệ sinh môi trường, về thủ tục nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu nào thuộc thẩm quyền quản lý của mình ._. tế rằng các luật lệ và quy định đó nhiều khi mang tính chất đặc thù của từng bang, các DN Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, tìm hiểu, và do đó rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các DN có những thông tin cần thiết nói trên, Nhà nước cần : „ Tổ chức các khoá đào tạo, các lớp tập huấn hay hội thảo, hội nghị về hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ nhằm nâng cao hiểu biết của các DN về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Hoa Kỳ. „ Khuyến khích các cơ quan, Bộ, ngành liên quan và các cá nhân nghiên cứu, xuất bản và lưu hành những ấn phẩm về vấn đề này, có thể dưới dạng sách, báo, tạp chí hay đĩa CD, VCD, hay lập trang Web hỗ trợ thông tin thị trường cho các DN xuất khẩu Việt Nam …nhằm tạo nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các DN tham khảo. „ Hỗ trợ DN thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy. Các trung tâm này không những chỉ có chức năng cung cấp các thông tin về thị trường, về ngành hàng hay về hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ, mà còn phải là nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, am hiểu về luật pháp thương mại Hoa Kỳ trong sự so sánh với pháp luật của Việt Nam để sẵn sàng bảo vệ quyền lợi cho các DN xuất khẩu Việt Nam khi cần. „ Nâng cao vai trò của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ là một kênh thông tin vô cùng quan trọng về thị trường Hoa Kỳ bởi Thương vụ có điều kiện tìm hiểu và tiếp cận trực tiếp với hệ thống luật lệ và hoạt động thương mại của Hoa Kỳ. Thương vụ có thể thành lập các tổ, nhóm nghiên cứu các mảng khác nhau của thị trường Hoa Kỳ. Mỗi mảng là một ngành hàng xuất khẩu hoặc có tiềm năng xuất khẩu của ta. Các tổ, nhóm này có nhiệm vụ tìm hiểu tất cả các vấn đề xung quanh ngành hàng đó như: các luật lệ, quy định, nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối…và sau đó tổng hợp với nhau để cung cấp cho các DN. Song các thông tin thu thập được không chỉ yêu cầu tính chính xác mà còn phải đảm bảo cả tính tổng hợp, liên tục và cập nhật, muốn thế chúng phải do các tổ chức chuyên nghiệp đứng ra tiến hành. „ Tuyên truyền bằng nhiều kênh thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức về thị trường Hoa Kỳ, về pháp luật, về chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong đó, công cụ trang Web hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại của Cục xúc tiến thương mại, VCCI, hay của Bộ Thương Mại là công cụ tuy mới nhưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các DN xuất khẩu của ta đã tiếp cận với mạng Internet và các trang Web này. Trong trường hợp này, vai trò của các Sở, trung tâm xúc tiến thương mại, các phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành nghề ở các địa phương rất quan trọng trong việc phổ biến thông tin về thị trường Hoa Kỳ cho các DN ở địa phương mình. 1.4. Tích cực đàm phán để xoá bỏ vĩnh viễn Điều luật Bổ sung Jackson Vanik Tối 23/7/2002, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua quyết định gia hạn Điều luật Bổ sung Jackson- Vanik (Jackson- Vanik Amendment - JVA) đối với Việt Nam thêm một năm nữa. Đây là lần thứ năm liên tiếp Hạ viện Hoa Kỳ ủng hộ việc miễn áp dụng luật này. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ đã có cái nhìn tích cực và thân thiện hơn về vấn đề di cư của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam tuân thủ rất chặt chẽ các yêu cầu về di cư của Hoa Kỳ. Song Hoa Kỳ vẫn không cấp chứng nhận đáp ứng đầy đủ JVA cho Việt Nam, mà tiếp tục dùng điều luật này để gây áp lực về mặt kinh tế đối với nước ta. Vốn là một công cụ thuần tuý mang tính chất chính trị, do đó Chính phủ Việt Nam cần thông qua con đường ngoại giao, tích cực đàm phán, thuyết phục Hoa Kỳ xoá bỏ vĩnh viễn Việt Nam ra khỏi danh sách các nước bị áp dụng JVA. 1.5. Tích cực thương lượng với Hoa Kỳ để được hưởng quy chế GSP GSP là một chương trình ưu đãi thuế quan đặc biệt mà một số nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển. Hiện nay, Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi này từ Hoa Kỳ, nhưng việc được hưởng GSP từ Hoa Kỳ có ý nghĩa rất lớn về kinh tế đối với một nước có trình độ phát triển thấp và đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam. Để sớm gia nhập vào danh sách những nước được hưởng GSP, Chính phủ Việt Nam cần khẩn trương tổ chức các phái đoàn đại diện thương mại sang đàm phán, thương lượng với Hoa Kỳ, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng các báo cáo phân tích chi tiết về tình hình kinh tế của Việt Nam, về việc đáp ứng các điều kiện kinh tế và chính trị mà Hoa Kỳ đưa ra. Đặc biệt, các thông tin về các ngành hàng, mặt hàng càng chi tiết và thuyết phục bao nhiêu thì khả năng được hưởng GSP đối với nhiều mặt hàng càng cao bấy nhiêu. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng cả các áp lực chính trị, như kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác thông qua các Hội nghị, diễn đàn quốc tế để vận động Hoa Kỳ cho Việt Nam hưởng GSP. 1.6. Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ giấy chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu hải quan của Hoa Kỳ. Trước đây, khi Việt Nam chưa được hưởng NTR của Hoa Kỳ, C/O chưa có ý nghĩa quan trọng lắm với các nhà xuất khẩu nước ta. Bởi có hay không có nó thì Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế cao nhất trong Biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Song nay, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có hiệu lực, Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi NTR, thấp hơn hàng chục lần so với mức thuế phi NTR mà hàng xuất khẩu Việt Nam trước đây phải chịu. Tuy nhiên để được hưởng NTR, pháp luật Hoa Kỳ quy định rằng hàng hoá nhập khẩu từ những nước được hưởng NTR của Hoa Kỳ phải xuất trình một C/O hợp lệ. Quy định này đòi hỏi VCCI và Bộ thương mại của ta phải tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc xác định xuất xứ của những mặt hàng xin cấp C/O nhằm tránh trường hợp các mặt hàng có nguồn gốc không phải của Việt Nam lợi dụng xuất xứ từ Việt Nam để trục lợi. Ngoài ra, việc cấp C/O chặt chẽ còn liên quan đến hạn ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Hoa Kỳ áp dụng biện pháp quản lý bằng hạn ngạch (cả hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối) đối với một số mặt hàng nhạy cảm của Hoa Kỳ. Những mặt hàng này khi nhập vào Hoa Kỳ đều phải xuất trình C/O. Nếu quản lý không chặt, xuất khẩu chưa đến hạn ngạch đã phải đình lại. Lý do chủ yếu là hàng hoá của các nước khác khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại ghi “nhầm” xuất xứ từ Việt Nam. Điều đó giải thích tại sao luôn có sự chênh lệch giữa số liệu do phía Hoa Kỳ và Việt Nam cung cấp về kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước. Tình trạng này cần phải có giải pháp khắc phục ngay khi Hiệp định có hiệu lực và đặc biệt sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương về dệt may với Hoa Kỳ. Đối với một số hàng thực phẩm (như hải sản…), Hoa Kỳ dành cho một số nước được miễn một số thủ tục kiểm tra chất lượng nhất định khi nhập vào Hoa Kỳ. Đó thường là những nước có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm ở trong nước và những sản phẩm mà Hoa Kỳ miễn kiểm tra đều đã được Hoa Kỳ trực tiếp kiểm tra tại nước được miễn và cấp chứng nhận chất lượng theo các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Những nước được hưởng ưu ái này phải chứng minh rõ hàng hoá có xuất xứ từ nước mình và phải có biện pháp quản lý gắt gao, không được để nước khác lợi dụng xuất khẩu hàng hoá kém phẩm chất vào Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến uy tín của mình. Tóm lại, Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần: + Kiểm tra hàng hoá cẩn thận trước khi cấp C/O. + Hàng hoá đã được cấp C/O thì phải được xuất khẩu và Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu này. + Nếu sau một thời hạn quy định, DN vẫn chưa xuất khẩu được hàng, Nhà nước cần thu hồi C/O đã cấp, tránh trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu nhưng lại bán C/O cho người khác. + Phối hợp với Hải quan Hoa Kỳ, cũng như Hải quan của các nước khác trong việc kiểm soát lượng hàng nhập khẩu vào nước mình có xuất xứ từ Việt Nam. 2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, Hoa Kỳ đặt ra rất nhiều các quy định mang tính chất ràng buộc pháp lý đối với hàng hoá của Việt Nam. Ngoài những quy định chung như áp dụng với tất cả các nước khác (đã giới thiệu ở Phần II, Chương I), Việt Nam còn phải tuân theo rất nhiều quy định khác áp dụng riêng cho hàng hoá của Việt Nam. Đây thực sự là những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ mà các DN xuất khẩu của ta phải nắm rõ và thực hiện trong quá trình thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, bởi lẽ những quy định này tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của DN. Để góp phần hạn chế tối đa những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá của Việt Nam, khoá luận xin đưa ra một số kiến nghị sau đối với DN. 2.1. DN cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các quy định quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ từ mọi nguồn thông tin Có thể nói đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ DN nào muốn xuất khẩu thành công sang Hoa Kỳ. Khoảng một vài năm trở về trước, khi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn chưa sôi động như hiện nay, các thông tin về thị trường Hoa Kỳ quả thật hiếm hoi. Bản thân Nhà nước cũng như DN chưa chú trọng đầu tư, tìm hiểu một cách hệ thống và quy mô do gặp nhiều hạn chế về tài chính, về quan hệ chính trị và về bản thân những ràng buộc quá khắt khe của Hoa Kỳ. Nay HĐTM đã khai thông một thị trường thông thoáng và với nhiều ưu đãi hơn. Nguồn thông tin về thị trường và về hệ thống luật lệ quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng phong phú hơn, dễ tiếp cận hơn nhiều so với trước đây. DN có thể tìm hiểu thông qua các ấn phẩm, các công trình nghiên cứu của các Viện nghiên cứu, Trung tâm, các trường đại học…, trên Internet, qua các cuộc hội thảo, khoá học, Bộ thương mại, Bộ ngoại giao, Ban quan hệ quốc tế của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến đầu tư, Thương vụ Việt Nam tại Washington, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ, các nhà môi giới hải quan của Hoa Kỳ, các công ty vận tải, các cơ quan đăng kiểm xuất khẩu Hoa Kỳ, các đoàn thể ngành nghề và thương mại Hoa Kỳ, Việt kiều sinh sống tại Hoa Kỳ, thậm chí một thương gia nước ngoài từ Hoa Kỳ đến …Các nguồn thông tin nói trên vừa dồi dào lại không tốn kém để có chúng, có chăng chỉ là chi phí giao dịch. DN nên tận dụng triệt để nguồn thông tin này nhằm phục vụ cho kế hoạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của mình. Ngoài ra, DN nên dành một phần chi phí để cử cán bộ sang Hoa Kỳ thực tế, nghiên cứu, khảo sát tìm kiếm cơ hội. Không còn gì hơn là được “mắt thấy tai nghe”, được tiếp xúc với các cơ hội kinh doanh, khi đó kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sẽ chắc chắn thành công hơn. Hiện nay, rất nhiều DN Việt Nam đã bắt đầu quen với một nguồn thông tin mới, chính xác và hiệu quả hơn về hệ thống luật lệ quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ, đó là thông qua dịch vụ tư vấn. Nói chung sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ là tốt nhất, bởi họ không những am hiểu tường tận về mọi ngõ ngách của luật pháp thương mại Hoa Kỳ, mà họ còn cập nhật được liên tục những thay đổi của pháp luật Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chi phí tư vấn của các công ty Hoa Kỳ khá cao so với khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, với điều kiện như vậy, các DN có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của các công ty Việt Nam, nhưng có điều là nhà tư vấn càng ở xa thị trường thì độ chính xác càng khiếm khuyết. Vậy theo chúng tôi, đối với các thông tin khó kiếm như các quy định riêng về một ngành hàng cụ thể, quy định riêng của các bang mà DN định xuất hàng sang, các quy định mang tính tập quán hay “lệ” riêng của từng vùng, từng bang thì doanh nghiệp có thể tìm đến các nhà tư vấn Hoa Kỳ. Nếu DN gặp khó khăn về tài chính, DN có thể kết hợp với các DN trong hiệp hội ngành hàng, hay với các Bộ, ngành để cùng đầu tư và cùng chia sẻ thông tin. Song đối với các thông tin mang tính chất tổng hợp, không cần cập nhật thường xuyên, các DN chỉ cần đến với các công ty tư vấn trong nước, không tốn kém lắm nhưng vẫn có thể có tất cả các thông tin mà mình cần. 2.2. Tích cực, chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra cho các DN xuất khẩu Việt Nam hiện nay, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Để thực hiện được yêu cầu đó, bản thân các DN của ta cần phải nhận thức được rằng: chưa bao giờ DN Việt Nam có cơ hội như sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Do đó, các DN Việt Nam phải, ngay lập tức, chuẩn bị cho mình một loạt các điều kiện cần thiết để có thể thâm nhập và cạnh tranh với các nước khác trên thị trường Hoa Kỳ. Trước hết, các DN cần phải: u Nâng cao trình độ kinh doanh, trình độ quản lý DN. Hiện nay, mối lo ngại lớn nhất về nguồn nhân lực tại các DN Việt Nam là thiếu trầm trọng các nhà quản lý có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu về luật pháp và có trình độ ngoại ngữ giỏi. Rất nhiều DN trong nước chưa từng va chạm hoặc làm ăn với các DN Hoa Kỳ, hoặc kể cả những DN đã từng kinh doanh với DN Hoa Kỳ cũng thấy vấp váp, lúng túng do họ chưa thể lường hết được những quy định hết sức ngặt nghèo và thường xuyên thay đổi của Hoa Kỳ. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, bản thân mỗi DN Việt Nam cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho chính bản thân mình, không chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương, về khả năng ngoại ngữ (Tiếng Anh) mà còn cả trình độ hiểu biết pháp luật để có thể nhạy bén hơn trong kinh doanh và có thể bảo vệ DN khi có tranh chấp xảy ra. Đây là vấn đề đã được nhấn mạnh trong phần tranh chấp thương mại, Điều 7, Chương I của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. v Tiến hành khảo sát thị trường Hoa Kỳ dưới nhiều góc độ, bằng nhiều phương pháp để xây dựng chiến lược sản xuất và/hoặc chiến lược xuất khẩu. Chiến lược xuất khẩu của DN có thể là chiến lược trước mắt, chiến lược ngắn hạn, chiến lược trung và dài hạn. Chiến lược đó phải dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, tìm hiểu cẩn thận mặt hàng có khả năng chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ, nắm rõ về đối tác, và phải có chính sách xây dựng nguồn hàng ổn định và đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng Hoa Kỳ. w Trước mắt, do tiềm lực của các DN nước ta còn hạn chế, chúng ta có thể xây dựng “thị trường ngách”, cố tạo được uy tín trên thị trường này, sau đó từng bước chiếm lĩnh phần thị trường lớn hơn. x Từng bước chuyển việc xuất khẩu gián tiếp qua một nước thứ ba hoặc gia công xuất khẩu cho các Công ty của Hoa Kỳ sang hình thức xuất khẩu trực tiếp cho phù hợp với thông lệ buôn bán của thị trường Hoa Kỳ. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có thói quen mua hàng theo điều kiện FOB, tức mua thẳng hàng thành phẩm, như vậy DN xuất khẩu phải đảm nhiệm từ công đoạn tổ chức nguồn nguyên liệu, sản xuất, cho tới khâu bao bì, đóng gói, giao cho khách hàng. Chỉ có thông qua xuất khẩu trực tiếp, hình ảnh về sản phẩm và DN Việt Nam mới được khẳng định vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ. 2.3. Khẩn trương cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam Phần I của Chương này đã chỉ rõ một trong những khó khăn trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của các DN kinh doanh xuất khẩu Việt Nam là năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất thấp. Để cải thiện tình trạng này, các DN cần phải giải quyết một số vấn đề sau: u Về vấn đề chất lượng, khoá luận xin đưa ra một số kiến nghị sau: P Nâng cao hàm lượng công nghệ cho sản phẩm xuất khẩu bằng hai con đường: hoặc DN tự bỏ vốn đổi mới dây chuyền sản xuất theo công nghệ tiên tiến đang thịnh hành, hoặc DN có thể thông qua các dự án đầu tư theo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt những ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra những hàng hoá xuất khẩu có chất lượng tốt, đồng đều và có sức cạnh tranh trên thị trường. P áp dụng các phương pháp quản lý chặt chẽ từ quản lý DN, quản lý quy trình sản xuất, điều kiện sản xuất, cho đến chất lượng sản phẩm theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…Trong đó, DN cần quan tâm đến Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 - Bộ tiêu chuẩn khá toàn diện điều chỉnh công tác quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường trong một công ty. Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng cần phải chú trọng đáp ứng các yêu cầu riêng của Hoa Kỳ về hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point – Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu). Hệ thống HACCP được ban hành tháng 12/1995 và được đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thuỷ sản của Hoa Kỳ và thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài từ tháng 12/1997. Hiện nay, FDA đang được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ giao cho giám sát việc thi hành Hệ thống này cho nhiều sản phẩm thực phẩm (như nước hoa quả, thịt, gia cầm…). Muốn xây dựng HACCP theo “kiểu Hoa Kỳ”, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, kho tàng, dây chuyền sản xuất, môi trường sản xuất, máy móc thiết bị và cả con người theo các quy chuẩn cơ bản của Quy phạm sản xuất tiêu chuẩn (GMP), Quy phạm vệ sinh (SSOP) và các quy định khác của các cơ quan kiểm soát chất lượng Hoa Kỳ đối với những mặt hàng mà mình tham gia kinh doanh. Điều này có nghĩa là, Việt Nam sẽ phải tiến hành cải tiến một cách toàn diện toàn bộ hoạt động sản xuất của mình và cần coi việc thực hiện các yêu cầu trên là một trong những điều kiện sống còn để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. v Về mẫu mã, chủng loại, nhãn mác và bao bì sản phẩm Đi đôi với chất lượng sản phẩm, các DN còn cần phát huy khả năng sáng tạo của mình, đa dạng hoá các mẫu mã và chủng loại sản phẩm cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng Hoa Kỳ. Để thực hiện yêu cầu này, DN phải khẩn trương đào tạo và xây dựng một đội ngũ chuyên gia lành nghề về lĩnh thiết kế mẫu mã sản phẩm, gửi họ đi đào tạo, nghiên cứu và học hỏi ở thị trường Hoa Kỳ, lúc đó các sản phẩm làm ra sẽ có tiềm năng xuất khẩu hơn. Ngoài ra, các DN cũng cần chú ý đến những quy định ngặt nghèo về nhãn mác sản phẩm của Hoa Kỳ, về cách đóng gói và quy chế ghi nhãn hàng hoá nhập khẩu của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ, về những điều cấm kỵ và quy định riêng của từng bang đối với các sản phẩm của Việt Nam. Để thực hiện tốt các quy định về ghi nhãn của Hoa Kỳ, trước mắt, các DN Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Bởi quy chế này của Việt Nam được xây dựng dựa trên kinh nghiệm quốc tế, trong đó có kinh nghiệm từ Hoa Kỳ. w Về giá cả, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, các DN cần tận dụng tối đa các nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể. x Về cơ cấu xuất khẩu, các DN nên giảm xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến ngày càng sâu và tinh trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, đồng thời làm tăng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu. 2.4. Cần đặc biệt quan tâm đến đăng ký sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ cho các sản phẩm, hàng hoá của mình. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường gần như đạt đến chuẩn mực quốc tế về mọi vấn đề, trong đó có vấn đề về bảo hộ thương hiệu, bảo vệ bản quyền, hay nói chung là bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đây cũng là một trong những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện hết sức nghiêm túc. Hoa Kỳ sẵn sàng áp dụng những biện pháp “trừng phạt”, như ngừng cho hưởng NTR, GSP…đối với những nước vi phạm luật sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và đưa ngay những nước này vào danh sách các nước “bị theo dõi” theo Điều Siêu 301, Luật thương mại Hoa Kỳ. Vì vậy, các DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ trước khi xuất khẩu sang thị trường này. Theo quy định của luật về sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp chỉ trở thành tài sản thực sự của DN (nhà sản xuất) khi DN xác lập được độc quyền Sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm đó. Nếu chậm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngoài, đặc biệt tại thị trường Hoa Kỳ, DN đó thể bị một DN đối tác cướp mất thương hiệu. Khi đó, DN không thể xuất khẩu dưới những thương hiệu đã đăng ký bảo hộ, bởi những sản phẩm đó bị coi là bất hợp pháp trên thị trường Hoa Kỳ. Do đó, các DN nên nghĩ đến bảo hộ thương hiệu của mình ngay khi có ý định xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, hãy đến đăng ký nhãn hiệu tại USPTO theo thủ tục như đã giới thiệu ở trên, tránh trường hợp bị đối tác Hoa Kỳ nhanh tay qua mặt. Đồng thời, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng nêu ra một số Công ước mà hai bên tối thiểu phải thực hiện để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và hiệu quả, trong đó có Công ước Paris 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo hộ thương hiệu. Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã tham gia Công ước Paris, vì vậy những nội dung trong Công ước này được mặc nhiên coi là những quy định mà hai bên phải tuân thủ. Điều 1 của Công ước về quyền sở hữu công nghiệp quy định “Nếu DN đã đăng ký (nếu không sử dụng thủ đoạn lừa đảo để có được) thì trong vòng 5 năm, DN sở hữu thương hiệu nổi tiếng có quyền đệ đơn yêu cầu huỷ bỏ nhãn hiệu giống hoặc tương tự. Nếu DN dùng thủ đoạn lừa đảo để được đăng ký thương hiệu nổi tiếng thì DN sở hữu thương hiệu nổi tiếng không bị hạn chế về thời gian để được huỷ bỏ thương hiệu nổi tiếng”. Chính nhờ quy định này mà Việt Nam đã giành lại được thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Vifon, …khỏi tay các gian thương Hoa Kỳ. 2.5. Xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng, các đại lý, các nhà phân phối, các môi giới hải quan, các hãng vận tải chuyên nghiệp, và các ngân hàng tại Hoa Kỳ Một trong những vấn đề gây khó khăn nhất cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi tiếp cận và kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ là thiếu thông tin về ngành hàng mà mình định xuất khẩu, đặc biệt là thông tin về các quy định quản lý của Chính phủ liên quan nhập khẩu mặt hàng đó. Chịu trách nhiệm thi hành các quy định của Chính phủ bao gồm nhiều cơ quan khác nhau với chức năng và nhiệm vụ khác nhau như: Cơ quan Hải quan, Bộ thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng thương mại Liên bang, các cơ quan quản lý chuyên ngành (USDA, FDA…), các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (như Uỷ ban an toàn tiêu dùng, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.v.v…). Tuy nhiên, sẽ rất phức tạp và tốn kém nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam muốn tìm hiểu thông tin trực tiếp qua các cơ quan này. Và đôi khi các thông tin mà DN có được không thiết thực, không tổng hợp và DN phải qua nhiều cầu khác nhau mới có được thông tin mà mình cần. Vì thế, những nhà xuất khẩu thành công sang thị trường Hoa Kỳ thường khuyên rằng nên có quan hệ tốt với các cơ quan hoặc các cá nhân có quan hệ trực tiếp với mình. Trước hết và quan trọng nhất chính là nhà nhập khẩu (hoặc các nhà phân phối). Nhà nhập khẩu có trụ sở tại Hoa Kỳ, nên có điều kiện tìm hiểu tất cả các quy định lớn nhỏ xung quanh đơn đặt hàng của mình. Nếu có quan hệ tốt với nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ tư vấn cho nhà xuất khẩu nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hoạt động xuất khẩu, kể từ cách thức làm thủ tục hải quan, cách lập bộ hồ sơ hải quan, phương thức thuê tàu, cách thức làm việc với các cơ quan khác như FDA (nếu là hàng dược, thực phẩm…) hay USDA (nếu là hàng nông sản và động vật, gia súc…), thậm chí nhà nhập khẩu có thể giúp nhà xuất khẩu tiến hành tất cả các thủ tục trên nếu cần với chi phí do người xuất khẩu chịu. Trong trường hợp có gì thay đổi hoặc có tranh chấp xảy ra, nhà nhập khẩu cũng có thể trợ giúp nhà xuất khẩu thông báo hoặc xúc tiến các thủ tục cần thiết để giành lại quyền lợi cho mình. Ngoài nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cũng cần xây dựng quan hệ tốt với các cơ quan hải quan, các đại lý hoặc môi giới hải quan, các hãng vận tải chuyên nghiệp, các ngân hàng, và các hãng bảo hiểm có uy tín .v.v... Bên cạnh những lợi ích thu được từ bản thân những dịch vụ do các tổ chức đó cung cấp, đây còn những nguồn thông tin tư vấn quan trọng giúp DN hạn chế được rất nhiều rủi ro hay thiệt hại về tài chính, qua đó đảm bảo cho DN có thể thực hiện được một thương vụ suôn sẻ và an toàn nhất. 2.6. Chủ động làm quen và tiếp thu công nghệ mạng Internet vào hoạt động kinh doanh, thương mại Công nghệ mạng Internet tuy mới xuất hiện nhưng đã chứng tỏ những ưu việt của nó trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tại Hoa Kỳ, giao dịch, mua bán trên mạng đã trở thành một tập quán kinh doanh. Mỗi công ty lớn hay bé đều có các trang Web riêng để giới thiệu, giao dịch với bạn hàng và khách hàng của mình. Nhờ đó, các DN xuất khẩu có thể giảm được chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, và các loại chi phí giao dịch khác.v.v…Đây là một đặc điểm mà các DN xuất khẩu Việt Nam cần nắm rõ và học hỏi khi kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, dịch vụ Internet phát triển với tốc độ chóng mặt và đang được các DN hết sức quan tâm, vận dụng. Song một phần là do chi phí Internet khá cao so với các nước khác, một phần cũng còn do tính phức tạp, khó quản lý, khó bảo mật nên các DN của ta còn ngần ngại áp dụng chúng trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, với nhưng tiện ích kinh ngạc của phương thức kinh doanh hiện đại này, các DN Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt chu đáo hơn, về vốn, về ngoại ngữ, về khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin …để sẵn sàng hội nhập khi có thể, coi đây như phương tiện đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ. 2.7. Mua bảo hiểm rủi ro xuất khẩu sang Hoa Kỳ Kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Song có hai rủi ro thường trực nhất mà nhà xuất khẩu Việt Nam luôn phải đề phòng, đó là rủi ro thanh toán đến từ nhà nhập khẩu và rủi ro kiện tụng của người tiêu dùng. Do điều kiện địa lý xa xôi giữa hai nước, và trên thực tế, nhiều khi, DN hai bên chỉ gặp gỡ nhau tại Việt Nam hay một địa điểm nào đó ở nước ngoài (như Hội chợ triển lãm, đi theo các đoàn ngoại giao…), nên nhà xuất khẩu khó có thể tìm hiểu kỹ lưỡng về tình hình tài chính, thực lực, cũng như khả năng thanh toán của bạn hàng Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh này, rủi ro trong thanh toán sẽ rất cao. Để hạn chế rủi ro, DN nên tham gia dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Công ty bảo hiểm sẽ thông báo thường xuyên cho DN biết về hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín trên thương trường của các nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra gánh vác một phần rủi ro cho nhà xuất khẩu trong phạm vi giá trị hợp đồng mà họ nhận bảo hiểm cho DN. Một loại rủi ro khác có thể khiến bất kỳ nhà xuất khẩu Việt Nam nào điêu đứng đó là khả năng kiện tụng cao của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Khi kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu Việt Nam luôn đứng trước nguy cơ phải bồi thường trong những vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm đối với người tiêu dùng. Nếu không bồi thường theo phán quyết của toà án, tài sản của DN Việt Nam có ở Hoa Kỳ có thể sẽ bị tịch biên, thậm chí tài sản của Việt Nam ở một nước thứ ba cũng có thể bị tịch biên theo thoả thuận mà toà án Hoa Kỳ nhờ nước kia trợ giúp. Để tránh phiền phức và đỡ tốn kém, nhà xuất khẩu nên mua bảo hiểm rủi ro khi xuất hàng sang Hoa Kỳ tại những công ty bảo hiểm quốc tế lớn, có uy tín chuyên cung cấp loại hình bảo hiểm này. Như vậy, mua bảo hiểm là một biện pháp đúng đắn để hạn chế rủi ro, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. kết luận Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực ngày 10/12/2001 đã mở ra một cơ hội to lớn cho các DN Việt Nam tiếp cận một trong những thị trường lớn nhất, có nhu cầu phong phú và đa dạng nhất và “mở” nhất thế giới. Song Hiệp định cũng tạo ra rất nhiều ràng buộc đối với hệ thống luật pháp về thương mại của Việt Nam dưới dạng những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện để hàng hoá và các DN Việt Nam có thể được hưởng các quy chế thương mại bình đẳng như các nước khác khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Những ràng buộc của Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không chỉ liên quan đến hệ thống luật pháp kinh tế, mà còn liên quan đến cả những chính sách chính trị, môi trường. Với tiềm lực và vị thế của Việt Nam như hiện nay, nhiều quy định có tính chất ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ tương đối mới và quá khắt khe đối với hàng hoá của Việt Nam, điển hình là những ràng buộc liên quan đến hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu, hay yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nhưng không vì những quy định đó mà làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Do đó để hạn chế những ràng buộc nói trên nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ, cả Nhà nước và DN đều phải tích cực nâng cao ý thức pháp luật của mình, chủ động khắc phục tình trạng thiếu thông tin nghiêm trọng về hệ thống luật lệ quản lý nhập khẩu Hoa Kỳ, về thị trường và các ngành hàng của Hoa Kỳ, từng bước điều chỉnh các quy định pháp luật của ta cho tương thích với các ràng buộc pháp lý trong Hiệp định. Ngoài ra, khoá luận cũng nêu ra các yêu cầu cho giới DN Việt Nam, bên cạnh việc chủ động tìm hiểu các luật lệ, quy định quản lý nhập khẩu liên quan đến ngành hàng xuất khẩu của mình, DN cũng cần áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và hàng hoá, chẳng hạn áp dụng các bộ tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng quốc tế: ISO, HACCP, SA.8000…, ứng dụng công nghệ mạng Internet trong kinh doanh, …Khoá luận cũng đề xuất một số kiến nghị như xây dựng quan hệ tốt với nhà nhập khẩu, cơ quan hải quan, đại lý vận chuyển, bảo hiểm và ngân hàng, các nhà tư vấn, các hiệp hội ngành hàng, các thương vụ và văn phòng đại diện của ta ở Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ và hạn chế mọi rủi ro xảy ra cho hàng hoá và DN xuất khẩu. Tóm lại, những ràng buộc pháp lý của Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của ta quả thật là một thách thức đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, song nếu vượt qua được thách thức đó, hàng hoá của ta chắc chắn sẽ có một vị thế cao đáng kể trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG DAY DU.doc
  • docPhu luc 2.doc
  • pdftt.pdf
  • docPhô lôc 1.doc
  • docPhô lôc 3.doc
Tài liệu liên quan