Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên

ĐỀ TÀI: Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên trong giai đoạn hiện nay A. PHẦN MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho cho lớp thanh niên tri thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là bài giảng về “tư cách của một người cách mạng”. Đến khi viết Di Chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng đ

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể bàn về vấn đề đạo đức, Người viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn có chí tiến thủ.Đảng cần phải chăm lo đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng cách thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.” Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, đảng viên. Cũng như V.I Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sỹ cách mạng không chỉ bằng chiến lược, sách lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng của mình. Đạo đức cách mạng của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: “ Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, đi được xa”. Đạo đức là các gốc của người cách mạng, nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có hại cho dân. Mặt khác, phải thấy trong đức có tài. Tài càng lớn thì đức càng cao, vì đức - tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. Việt Nam đang vững bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, kinh tế thị trường và hội nhập trở thành xu thế tất yếu trên thế giới. Đảng và Nhà nước phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh” ngày càng sâu, rộng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội. Một bộ phận thanh, thiếu niên đã xuất hiện những hiện tượng tha hoá vê đạo đức cũng như lối sống.Chúng ta phải làm gì để cứu lấy chính tương lai của con em chúng ta? Đó chính là lý do em chọn đề tài này “ B. PHẦN NỘI DUNG I. Phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam * Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: “Trung với nước, hiếu với dân - Yêu thương con người - Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư - Tinh thần quốc tế cộng sản trong sáng”. Những phẩm chất đạo đức này thống nhất trong đạo đức của mỗi con người. Tự mình phải Đối với người phải Làm việc phải Cần kiệm Hòa mà không tư Cả quyết sửa lỗi mình Cẩn thận mà không nhút nhát Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó) Hay nghiên cứu, xem xét Vị công, vong tư Không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm Giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh Ít lòng tham muốn về vật chất Bí mật Với từng người thì khoan thứ Với đoàn thể thì nghiêm Có lòng bày vẽ cho người Trực mà không táo bạo Hay xem xét người khác Xem xét hoàn cảnh kỹ càng Quyết đoán Dũng cảm Phục tùng tập thể (*Trích Đường Cách Mệnh, 1927*) I.1 Trung với nước, hiếu với dân Nếu như lòng yêu nước là nhận thức và tình cảm đạo đức thì “trung với nước, hiếu với dân” là hành vi đạo đức. Nhận thức, tình cảm đạo đức là cơ sở của hành vi đạo đức. Với người cách mạng, đây là chuẩn mực đạo đức hàng đầu. Dưới thời phong kiến, trung là với vua, hiếu là với cha mẹ. Hồ Chí Minh nói đến “trung” và “hiếu” cũng với ý nghĩa bổn phận, nghĩa vụ trách nhiệm của con người nhưng đã gạt bỏ nội hàm hạn hẹp của quan niệm cũ, gạt bỏ những hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Nho Giáo và đưa vào những nội dung đạo đức mới. Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của Đảng, trong từng suy nghĩ việc làm cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, nhưng yêu cầu về trung hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Đó là, lòng yêu nước thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân trong cộng đồng với sự nghiệp của Đảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng là sự tin yêu kính trọng của nhân dân. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao tinh thần trung hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng chữ “trung với nước,hiếu với dân”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người làm chủ đất nước. Vì vậy, “trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Bác Hồ nói chuyện với Chiến sỹ tại Đền Hùng - Phú Thọ Cụ thể là: Phải đặt lợi ích của cách mạng, của đất nước lên trên hết, phải quyết tâm đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân; phải tin tưởng ở sức mạnh của quần chúng nhân dân, khẳng định và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ; phải hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Biết chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng. Khi mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ đầu tiên cho Đảng (ở Quảng Châu, Trung Quốc), một trong những vấn đề đầu tiên mà Nguyễn ái Quốc quan tâm là: đào tạo những người tự nguyên hy sinh, phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giai phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - LêNin là để “giữ chủ nghĩa cho vững”, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp lớn của Đảng, biết tổ chức và đoàn kết quần chúng thực hiện. Khi Đảng ta được thành lập, người luôn nhắc nhở “ Mỗi đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới phải hiểu rằng: mình vào đảng là làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là quan của nhân dân”. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc dù ở đâu và làm gì thì Người luôn tâm niệm một điều “Đảng là đảng cách mạng, ngoài lợi ích của nhân dân, đảng không còn lợi ích nào khác, “chính sách của Đảng và Nhà nước phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân. Chính trong quá trình ấy, Người đã nêu cao tấm gương trong sáng về “trung với nước, hiếu với dân”. Lòng trung, hiếu của Người là nhất quán, trước sau như một. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn thử thách. Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc ngày càng được bồi đắp thêm. Khi đất nước giành độc lập, Người tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào mà chỉ một sự ham muốn: “ ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. I.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: “ Trời có bốn mùa: Xuân Hạ Thu Đông Đất có bốn phương: Đông Tây Nam Bắc Người có bốn đức: Cần Kiệm Liêm Chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người” (*Trích - Cần Kiệm Liêm Chính, 6 - 1949*) Hồ Chí Minh đề cập đến “Cần kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư” một cách thường xuyên. Vì đó là ý thức và hành vi đạo đức của mỗi con người với chính mình, với công việc. Đó là vấn đề hàng ngày, hàng giờ và suốt quá trình đấu tranh cách mạng. Đó là biểu hiện và minh chứng cho phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” - Cần kiệm: “Cần” yêu cầu con người có ý thức và hành vi lao động nghiêm túc, đạt năng suất cao; làm tốt công việc mà xã hội giao phó; không lười biếng; không gian dối, lừa đảo. “Kiệm” yêu cầu tiêu dùng đúng mức, phù hợp với khả năng tài chính và vật chất mà con người có được, không sa hoa lãng phí; “kiệm” không có nghĩa là bủn xỉn “vắt cổ chày ra nước” dẫn đến những hạn chế trong công việc và đời sống. - Liêm chính: nói đến “Liêm” là nói đến sự trong sạch trong đạo đức. Với người dân bình thường yêu cầu không gian dối, trộm cắp; còn đối với những người làm việc cho nhà nước “Liêm” yêu cầu không tham ô, tham những. “Chính” nói đến sự trung thực, thẳng thắn đối với chính mình và với người khác. Mình có chính trực thì mới yêu cầu, làm gương cho người khác chính trực được. - Chí công vô tư: đó là hết lòng vì công việc, vì sự công bằng, không thiên vị, không chạy theo lợi ích cá nhân mà phải đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên trên hết. Chí công vô tư là đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình, do đó phải biết đặt lợi ích của cá nhân trong lợi ích của tập thể, biết hy sinh những quyền lợi nhỏ bé của bản than vì quyền lợi của tập thể, của đất nước Hồ Chí Minh cho rằng giữa các khái niệm: “cần” - "kiệm” - "liêm” - "chính” - "chí công” - ”vô tư” có mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Đó là phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Và đặ biệt quan trọng với Đảng viên, với cán bộ, quan chức nhà nước, bởi trong công cuộc cách mạng, thực hiện chủ trương chính sách, các dự án kinh tế nếu thiếu “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” họ sẽ thành hủ bại, sâu mọt đục khoét của nhân dân.Thực tế ngày nay, chủ nghĩa cá nhân, thói quan liêu, hoang phí, nạn tham ô, tham nhũng hết sức trầm trọng; thực sự là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cần kiệm liêm chính còn là thước đo về sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, văn minh tiến bộ của dân tộc. Cần kiệm liêm chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự tổ quốc và nhân loại. I.3 Thương yêu con người Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - LêNin, đặc biệt từ thực tiễn đấu tranh của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có nhiều người, nhiều công việc, nhưng có thể chia làm hai hạng người: người thiện và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Từ đó, người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo khác nhau vẫn có thể thực hành chữ “bác ái” Hồ Chí Minh vừa là con người của tư tưởng, vừa là con người của hoạt động thực tiễn. Tình yêu thương của Người không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức đau khổ. Lòng yêu thương con người, lòng nhân ái, sự cảm thông chia sẻ mỗi con người chúng ta đều hơn một lần cảm nhận được. Mỗi người trong xã hội đều hướng tới hạnh phúc, hướng tới những điều tốt đẹp. Điều đáng sợ là khi ta không thẻ chia sẽ, cảm thông với người khác bởi cuộc sống đâu chỉ toàn niềm vui. Như thế, yêu thương là hạnh phúc của con người, là cơ sở của những hành vi xã hội đẹp. Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu xắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận, Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, việc học hành, giải trí… Yêu thương con người là bản chất của người lao động, là nét đẹp của chủ nghĩa xã hội Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Việt Nam I.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung Thế giới chúng ta đang sống gồm nhiều quốc gia. Bên cạnh những mối quan hệ trong nội bộ quốc gia, luôn tồn tại mối quan hệ giữa các quốc gia. Khi nói “Tinh thần quốc tế”, ta nói đến ý thức và tình cảm đạo đức cao đẹp. Khi nói “chủ nghĩa quốc tế” ta nói đến nguyên tắc cơ bản của hệ tư tưởng giai cấp công nhân các nước - đoàn kết đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. “Chủ nghĩa quốc tế” đối lập với “Chủ nghĩa dân tộc” - một trong những nguyên tắc của hệ tư tưởng Tư sản là đề cao quyền lợi vị kỉ dân tốc, quốc gia minh, chà đạp lên dân tộc quốc gia khác. Dưới góc độ đạo đức, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Trên thế giới này chỉ có hai giống người: bóc lột và bị bóc lột. Những người bị bóc lột, dù màu da, tiếng nói, chủng tộc có khác nhau vẫn có thể yêu thương như anh em một nhà, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp. Trên thế giới này chỉ có tình hữu ái thực sự là tình hữu ái vô sản Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề đoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới, với giai cấp công nhân thế giới, với các dân tộc bị áp bức. Người luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới, coi việc ủng hộ và giúp đỡ cách mạng thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là bổn phận, là nghĩa vụ của người cách mạng chân chính Trong công cuộc cách mạng ngày nay, quan điểm của Đảng và nhân dân là là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, bình đẳng hợp tác cùng có lợi” II. Thực trạng II.1 Thực trạng đối với học sinh sinh viên Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta trong mấy năm gần đây đã trở thành điểm nóng không còn của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội. Các hành vi lệnh chuẩn đạo đức trong học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Hiện nay, ở thời kỳ hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn, biết vượt lên khó khăn thiếu thốn để đạt thành tích cao trong học tập. Biết chăm chỉ, cần cù sáng tạo trong học tập giành những giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác nữa, làm do hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật trong thanh thiếu niên gia tăng ở mức đáng sợ như: vi phạm luật giao thông, bạo lực học đường, quay cóp, mua điểm, cờ bạc, nghiện hút… Trong gia đình trẻ em thiếu kính trên dường dưới, không vâng lời cha mẹ. Một số hành vi lệch chuẩn đạo đức khác như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa lẵng phí, lường lao động và học tập, thiếu ý thức tự vươn lên, không dám đấu tranh với cái sai, thời ơ vô cảm với vận mệnh của đất nước. Tại Hội thảo toàn quốc “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải pháp” được tổ chức tại Đồng Nai 18-19/9/2008, nêu ra những co số cảnh báo, đáng lo ngại: Theo thống kê của Viện Kiểm Soát Nhân Dân tối cao, năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996 con số này tăng lên gấp 3 lần (11.726). Bộ Y Tế cho biết: hàng năm ở Việt Nam có khoảng 14.000 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, 5% số trẻ em gái dưới 18 tuổi đã phải làm mẹ, 14% số người nhiễm HIV/AIDS là trẻ em dưới 15 tuổi. Tệ nạn ma túy học đường là vấn đề nhức nhối: năm 2004 có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007 con số này là 1.234 học sinh, sinh viên nghiện hút. Trong lịch vực hoạt tập cũng vi phạm đạo đức rất nhiều, kết quả điều tra 600 học sinh của 5 trường Đại học cho thấy có 69,7% sinh viên được hỏi có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng; 31,2% cho rằng sinh viên hiện nay không có khát vọng cao về lập thân; 21,8% số này có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, đạo đức lối sống.32,2% thường xuyên vô lễ với thầy cô, chỉ chào thầy cô trong trường còn ra ngoài đường thì... không quen biết.38,8% cho biết thường xuyên chửi thề và nói tục. Nạn gian lận trong thi cử, quay copy, mua điểm, làm bài, thi học đã trở nên quá phổ biến trong học đường. Đặc biệt là 51,4% số sinh viên quan niệm “sống thử trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Một thực trạng đáng buồn cho thế hệ trẻ Việt Nam, tầng lớp kế cận đang trong tình trạng suy đồi đạo đức nghiêm trọng. Nếu không có những uốn nắn, thay đổi kịp thời thì tương lai, vận mệnh dân tộc sẽ ra sao? II.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh: II.2.1 Trách nhiệm của sinh viên đối với tổ quốc Lòng yêu nước, yêu tổ quốc bắt nguồn từ đâu? Từ tình yêu cha, me, anh, chị em, hàng xóm và những người xung quanh. Lòng yêu nước cũng bắt nguồn từ tình yêu quê hương. Quyê hương là nơi sinh ra, nơi gắn bó những kỷ niệm ấu thơ, những vật, những điều gần gũi “cây đa, giếng nước, mái đình…” Từ tình yêu người thân, yêu những người xung quanh, và yêu quê hương; mỗi người dần đến tình yêu đất nước và yêu nhân dân. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào đã đi sâu vào thế hệ con người Việt Nam và trở thành truyền thống dân tộc. Truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc có giá trị tinh thần rất lớn, giúp nâng đỡ ta trưởng thành. Học sinh, sinh viên là lực lượng hùng hậu, có văn hóa, có tri thức là những hạt giống quý của gia đình, của đất nước. Vậy trách nhiệm của học sinh sinh viên là gì? Đó là bảo vệ tổ quốc, đó là xây dựng đất nước. Bảo vệ hòa bình độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, vững bước đi lên CNXH. Đó là phát huy những giá trị truyền thống, đó là bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. II.2.2 Thái độ của học sinh, sinh viên với con người Vào dịp hàng năm, các tầng lớp nhân dân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, giúp đở ủng hộ chăm lo cho người nghèo, coi đó là tình cảm và trách nhiệm đối với truyền thống ‘thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính ưu việt của xã hội luôn chăm lo cho con người, nhất là người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, bà con bị thiên tai bão lũ. Là thế hệ trẻ, học sinh sinh viên tích cực hưởng ứng các phong trào của Đoàn trường, của địa phương, tham gia tích cực vào các phong trào tình nghĩa. Phải có thái độ cảm thông, chia sẽ với những khó khăn của người nghèo. Một số hình ảnh về “Mùa hè xanh” của sinh viên trường Đại học trên cả nước Bên cạnh những hoạt động thực tiễn, đầy ý nghĩa, những tấm lòng hảo tâm của nhiều tầng lớp nhân dân, vẫn còn không ít thanh, thiếu niên thờ ơ, lãnh cảm với những con người nghèo khổ, những số phận đáng thương. Sự xa lánh, kỳ thị với những người nhiễm HIV vẫn còn sâu sắc. II.2.3 Cần phải giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh sinh viên Năm 1946, trong thư gửi Học sinh cả nước Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Từ đó ta có thể thấy giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh sinh viên, thanh thiếu niên không bao giờ là thừa, và chưa bao giờ là đủ. Theo Bác: Giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải toàn diện tất cả các mặt “đức, trí, thể, mỹ” thể hiện ở 5 nội dung: Thứ nhất, giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trí cách mạng cho thế hệ trẻ Thứ ba, giáo dục bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ trình trị, học vấn khoa học, kỹ thuật quân sự Thứ 5, giáo dục bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ Vận quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, giá dục đạo đức tác phong cho học sinh sinh viên trong giai đoạn hiện nay phải: - Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tiếp tục chỉ đạo, triển khai hiệu quả công cuộc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các nội dụng cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên. - Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức cộng đồng. Thường xuyển tổ chức, phát động các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội như: may túy, mai dâm, cờ bạc, lô đề trong học sinh, sinh viên. Xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức học sinh, sinh viên - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, tăng cường cảnh giác cách mạng tránh âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề về tôn giáo cho học sinh sinh viên. Vận động học sinh sinh viên sử dụng Internet lành mạnh. - Tổ chức, vận động và hướng dẫn học sinh sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Định kỳ tổ chức các hội diễn, hội thi, các giải thi đấu cấp trường, cấp khu vực và cấp quốc gia. Phòng chống bệnh tệnh học đường, chăm lo bảo vệ sức khỏe cho học sinh sinh viên. - Giáo dục, tuyên truyền, vận động học sinh sinh viên thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực trong học tập. Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc xác định động cơ học tập, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo. - Phát động phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học. đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học sinh sinh viên thi đua học tập, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu trong học tập. C. PHẦN KẾT LUẬN Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó cũng là công việc phải làm bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mạn. Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công, trong mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn, từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em, đến quan hệ tập thể, với cấp trên cấp dưới, với Đảng, với nhà nước, với dân và cả trong mối quan hệ quốc tế. Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi của mình và phẩm chất đạo đức của mỗi người đều được thể hiện cụ thể, phong phú, đa dạng. Có rèn luyện công phu, con người mới có được đạo đức cao đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng bồi đắp nâng cao. Nước ta đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện toàn cầu hóa về kinh tế, với nhiều cơ hội, cơ may nhưng cũng không ít khó khăn bât trắc. Đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, đưa đất nước tiến lên, chúng ta phát ra sức phát triển chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, kết hợp với bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ, thanh thiếu niên, học sinh sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Thế hệ trẻ phải nhận rõ vị trí, vai trò của mình mà ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, xây dựng xã hội chủ nghĩa Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên không chỉ là trách nhiệm của ngành Giáo dục mà cần có sự liên kết: gia đình - nhà trường - xã hội. Kết thúc bài tiểu luận, em xin trích dẫn một đoạn trong bài Gửi Thanh Niên được Hồ Chí Minh viết năm 1925: “ Thế thì thanh niên của nước ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người không có phương tiện thì chìm ngập trong sự lường nhác; còn những kẻ xuất dương chỉ nghĩ đến thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi. Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Ngươi sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗ của ngươi không sớm hồi sinh”. Với Hồ Chí Minh, thức tỉnh thanh niên là bước đầu tiên để thức tỉnh một dân tộc đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, để xây dựng một xã hội mới D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính Trị Quốc Gia 2. Phương pháp làm bài môn TT Hồ Chí Minh lý thuyết - trắc nghiệm – NXB kinh tế quốc dân 3. Di chúc của Hồ Chí Minh 4. Đường Cách Mệnh 5. Internet ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36141.doc
Tài liệu liên quan