Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

mục lục Phần 1: lời mở đầu Sau khi giải phóng miền nam,nước ta đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đến nay đã được 30 năm,công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã gặp không ít khó khăn; song đẫ đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Và đó là tiền đề để chúng ta tiếp tục công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong thời gian tiếp theo. Luôn gắn liềnvới công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội là những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì này. Những nhiệm

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ này sẽ đi dọc con đường xây đường xây dựng chủ nghĩa xã hội kể từ lúc nó bắt đầu đến khi nó kết thúc. Chúng ta không thể xây dựng một chế độ mà lại không có những nhiệm vụ cụ thể và đúng đắn .Những nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội…là bộ khung để ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính những nhiệm vụ này đã giúp chúng ta định hình được hướng đI của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và từ đó sẽ dẫn tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ những nhiệm vụ kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách ẽ đưa ra những kế hoạch mang tầm vĩ mô để xây dựng một nền kinh tế thị trường phù hợp với thời kì quá độ này. Đây là một đề tài không mới và đã được rất nhiều người phân tích, nhưng nó không bao giờ lác hậu và cũ kĩ .ở bất kì thời điểm nào trong công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những nhiệm vụ kinh tế cơ bản này vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Phần 2: nội dung 2.1> Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.1.1:Phát triển lực lượng sản xuất,công nhiệp hoá-hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, phát triển lực lưọng sản xuất. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao dộngvứi khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Mặt khác công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ có tính quy luật của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước kinh tế lạc hậu của nghĩa tư bản chưa phát triển. Do đó chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động đến mức chưa từng có để làm cho tình trạng dồi dào sản phẩm trở thành phổ biến. Tuy nhiên do điều kiện về kinh tế, chính trị của các nước cũng như các thời kì là khác nhau; do đó các chiến lược,nội dung, hình thức,bước đi, tốc độ, biện pháp công nghiệp hoá hiện đại hoá của mỗi nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phảI được xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước từ bối cảnh quốc tế trong mỗi thời kỳ. Người lao động chính là lực lượng sản xuất cơ bản, do đó phát triển lực lượng sản xuát là nâng cao trình độ của người lao động nhằm đáp ứng khả năng sử dụng và quản lý nền sản xuất xã hội hoá cao với kĩ thuật và công nghệ tiên tiến nhất.bởi lẽ :”Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Hồ Chí Minh: toàn tập. Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội,t10,t310. . 2.1.2: Xây dựng quan hệ xản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời đẩy mạnh cải cách môi trường, thể chế nhằm thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chỉ khi nào quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất đó mới có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy việc xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nước ta phảI được phát triển từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường. Một mặt tạo điều kiện để thành phần kinh tế Nhà nước vươn lên nắm vai trò chủ đạo; mặt khác phải đảm bảo tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác. Đó là thành phần kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế cá thể và tiểu chủ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đường lối phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tác dụng to lớn trong việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài, lấy nội lực làm chính để xây dựng nền kinh tế phát triển lực lượng sản xuất. Chỉ có thể cải tạo quan hệ sở hữu hiên nay một cách dần dần, bởi không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu thuần nhất một cách nhanh chóng. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo cơ chế thị trường đẩy mạnh hoạt động phúc lợi xã hội. Khi tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất mới, phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo cơ chế thị trường. Đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động phúc lợi xã hội, vì nếu chỉ phân phối theo cơ chế thị trường thì sẽ làm mất công bằng xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, điều này trái với tiêu chí xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội chủ nghĩa. 2.1.3: Mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Là một nước có nền kinh tế kém phát triển, chúng ta thiếu trầm trọng các yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển, hiện đại hoá nền kinh tế như: vốn đầu tư, trang thiết bị kĩ thuật và công nghệ mới, chuyên gia giỏi và nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu khác. Mặt khác, nước ta có những lợi thế so sánh nhất định về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên và lực lượng lao động…Bởi vậy, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là điều kiện không thể thiếu được để phát huy tiềm năng, các lợi thế của đất nước và tận dụng các nguồn lực quốc tế để bù dắp những mặt thiếu và yếu kém nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao mức sông của nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ vị trí của kinh tế đói ngoại, Đảng ta đã khẳng định: mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là một trong những biện pháp quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, góp phần thực hiên chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại làm cho đất nước ngày càng phát triển. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín, mà là phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là xu thế tát yếu của thời đại, là vấn đề có tích chất quy luật trong thời đại ngày nay. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế,nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm… mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết, hợp tác, là cơ sở để tạo điều kiện và kích thích sản xuất trong nước phát triển, vươn lên bắt kịp trình độ thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Muốn vậy phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh quốc tế; tích cực khai thác thị trường thế giới; tối ưu hoá cơ cấu xuất – nhập khẩu; tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia. 2.2> Thực trạng ở Việt Nam 2.2.1>Thành tựu đạt được Nước ta bắt đầu xây dựng đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1955, lúc đó mới chỉ có miền Bắc. Đến năm 1975, thì mở rộng phạm vi ra cả nước. Tuy nhiên, con đường đi lên chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội chỉ thực sự thì mới bắt đầu từ năm 1986 và được phát triển trong những năm của thập niên 90 cho đến nay. Trong những năm qua trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn rất đáng được ghi nhận. Trình độ người lao động đã được tăng lên đáng kể, điều đó đã giúp cho chúng ta tiêp cận được với những công nghệ, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Khi chúng ta tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước thì yêu cầu về những công nghệ, kĩ thuật tiên tiến phảI được đặt lên hàng đầu. Với việc tháo dỡ lệnh cấm vận với Việt Nam của Mỹ, chúng ta đã có thể giao lưu, trao đổi thương mại, khoa học kĩ thuật với nhiều nước trên thế giới. Qua đó đã tiếp cận được với những máy móc công nghệ hiện đại. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển, chung ta đã đào tạo được đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ kĩ thuật cao để có thể sử dụng được các máy móc, công nghệ hiện đại. Đây chính là yếu tố quan trọng để ta thực hiện được đầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Theo nghị quyết IX của Đảng: đến năm 2020, nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc từng bước công nghiêp hoá- hiện đại hoá đất nước tầng kĩ thuật hiện nay so với những năm đầu sau chiên tranh đã được cải thiện một cách rõ rệt. Sau chiến tranh, số những nhà máy công nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng hiện nay ngành công nghiệp nư ớc đã, đang và sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cơ sở hạ ớc ta đã có những bước phát triển nhanh chóng. Hàng loạt các khu công nghiệp với quy mô lớn, nhỏ được xây dựng tuỳ theo điều kiện của các tỉnh, các vùng khác nhau. Điển hình là khu kinh tế mở Chu Lai với diện tích hàng trăm hecta đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó hệ thống giao thông vận tải, đường xã, trường học,trạm xá…đã được đầu tư nâng cấp, các tuyến đường bê tông đều được bê tông hoá. Các xã, huyện đều có trạm xá, bưu điện riêng, đồng thời việc thông tin liên lạc hiện nay ngày càng dễ dàng, thuận tiện. Theo định hướng của Đảng và Nhà Nước, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, và là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan. Do lực lượng sản xuất không đồng đều giữa các vùng, các ngành trong nội bộ từng vùng, từng ngành nên phải tương ứng với trình độ sản xuất khác nhau trong lực lượng sản xuất ấy. Do nước ta đi từ một nước thuộc địa nửa phong kiến lên chủ nghĩa xã hộinên vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế cũ, nên ta không thể phủ nhận ngay lập tức những cái cũ; trên con đường hội nhập với nên kinh tế quốc tế xuất hiên những nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, do đó để phù hợp thì nên kinh tế phải gồm nhiều thành phần: kinh tế Nhà Nước, kinh tế tập thể, tư bản Nhà Nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này tồn tại một cách khách quan, mỗi thành phần kinh tế có đặc trưng riêng vốn có về trình độ và tính chất xã hội hoá lao động. Trong đó quan hệ sở hữu là yếu tố quan trọng nhất, quyết định bản chất và xu hướng vận độngcủa mỗi thành phần kinh tế. Trong hoạt động thực tiễn, các thành phần kinh tế không biệt lập mà có mối quan hệ với nhau với tư cách là một hệ thống vừa thông nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau. Tính thông nhất thể hiện ở chỗ, mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận của nên kinh tế quốc dân thống nhất, đều nằm trong hệ thông phân công lao động xã hội, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trong hoạt động thực tiễn, các thành phân kinh tế không có sự ngăn cách mà có sự kết hợp đan xenvới nhau hình thành các tổ chức đa dạng. Các thành phần kinh tế cùng chung sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự chi phối và tác động của hệ thống quy luật kinh tế đang hoạt động trong thời kỳ quá độ. Ví dụ như các công ty có sự đầu tư của nước ngoài với 100% vốn của nước ngoài hoặc một phần và các công ty nay dều chiu sự quản lý của Chính phủ Việt Nam. Mâu thuấn giữa các thành phần kinh tế biểu hiện ở chỗ: mâu thuấn giữa công hữu với tư hữu, tư nhân với tập thể và Nhà nước,giưa tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa...Tuy nhiên nhưng mâu thuẫn này không thể bị phủ nhận hoàn toàn, do đó Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp để có thể sử dụng các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc có một nền kinh tế nhiều thành phần đồng thời cũng phải có nhiều hình thức sở hữu tương ứng. Do đó việc đánh giá đúng về chế độ sở hữu có vai trò quan trọng trong việc hình thành một chế độ xã hội. Trước năm 1986, chúng ta đã tuyệt đối hoá về sở hữu tư liệu sản xuất, nhận thức không đúng về đã xoá bỏ mọi hình thức sở hữu, chỉ tồn tại sở hữu toàn dân và tập thể. Do vậy trong một khoảng thời gian dài nền kinh tế nước ta đã không phát triển được,do sai lầm về chế độ sở hữu đã dẫn tới việc đình trệ, ngăn cảm sản xuất phát triển. Sau năm 1986, đại hội đảng VI đã mở đầu cho công cuôc đổi mới, thẳng thắn chỉ ra thiếu sót trong nhận thức; và nhận thức được tính tất yếu khách quan của việc tồn tại nhiều hình thức sở hữu ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Và khẳng định nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Chính đièu này là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của nên kinh tế: Năm 1995, tỉ trọng khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 50%, năm 2000 giảm còn 41,8%, năm 2003 còn 36,8%. Khu vực ngoài quốc doanh năm 1995 chiếm 24,6%, năm 2000 giảm còn 22,4% do tốc độ phát triển trong giai đoạn này không cao (11,6% trong khi toàn ngành là 13,9%). Từ năm 2000 đén nay, nhờ thực hiện Luật Hợp tác xã và Luật Doanh nghiệp nên tỉ trọng của khu vực đã này tăng lên, năm 2003 đạt 25,5%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá, từ 25,2% (1995) lên 35,9% (2000), bình quân giai đoạn 1996-2000 đạt 22,41%. Trong 3 năm 2001-2003, do chủ trương hạn chế khai thác dầu thô nên tốc độ tăng trởng không cao như các năm trước, vì vậy tỉ trọng khu vực này chỉ nhích lên chút ít so với năm 2000, năm 2003 đạt khoảng 36,2%… Đến cuối năm 2003, cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hớng tơng đối tích cực: tỉ trọng các ngành nông – lâm – ng nghiệp tiếp tục giảm, từ 23,2% (2001) xuống 23% (2002) và năm 2003 là 22,3%; do đó, có thể đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 20-21%. Ngược lại, công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng tăng liên tục: 38,1% (2001), 38.5% (2002) và năm 2003 đạt 39,9%. Riêng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng giảm không ổn định, năm 2001 là 38,6% nhng năm 2002 giảm xuống còn 38,5%. Năm 2004, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần. Do kinh tế tăng trởng khá nên thu ngân sách cả năm vượt dự toán 11,8% và tăng 17% so với năm 2003. Tổng thu nội địa năm 2004 vượt 18,9% so với dự toán và tăng 21,6% so với năm 2003. Tất cả 64 cục thuế đều hoàn thành và hoàn thành vợt mức dự toán, trong đó có 33 địa phơng có số thu thuế trên 500 tỉ đồng. Hầu hết các khoản thu, sắc thuế chiếm tỷ trọng đều đạt vượt dự toán, có mức tăng trưởng cao. Chi ngân sách đạt kế hoạch, trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm tỉ trọng lớn và vượt dự toán. Các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ phát triển toàn diện và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá đã bao trùm lên tất cả các nước trên thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó. chúng ta đã đang và sẽ tiếp tục mở rộng các mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt màu da, khu vực, tôn giáo.Trước thập niên 90,nước ta chỉ quan hệ với những nước trong cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa, điều này đã làm chúng ta mất đi cơ hội đước giao lưu học hỏi những nước phát triển khác. Tuy nhiên, kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông âu, chúng ta đã mở rộng tất cả các mối quan hệ với tất cả các nước không phân biệt xã hội chủ nghĩa xã hội hay tư bản chủ nghĩa. Điều này vừa giúp chung ta có sự ủng hộ về chính trị trên trường quốc tế mà còn giúp chúng ta có thêm những mối quan hệ về kinh tế. Việc giao lưu trao đổi về kinh tế giúp chúng ta có thêm những cơ hội nắm bắt được công nghệ khoa học kĩ thuật mới đồng thời mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu. Chính nhờ việc mở cửa với thế giới nước ta đã đạt đươc những thành tựu rất đáng khích lệ: Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 26 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2004, bình tuân mỗi tháng đạt 2,16 tỉ USD. Xuất khẩu tăng mạnh là nét nổi bật nhất trong thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2005và là đánh dấu thành công trong 2 năm đầu thực hiện cam kết theo lộ trình tham gia CEPT/AFTA. Hầu hết các mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD có tốc độ tăng cao trong năm nay là: dầu thô tăng 53%, hàng dệt may tăng 19,6%, giày dép tăng 17,3%. Một số mặt hàng tuy có kim ngạch không lớn (khoảng 1 tỉ USD) nhng cũng có tốc độ tăng khá nhanh: hàng điện tử máy tính tăng 55,6%, đồ gỗ tăng 87%, gạo tăng 22%… Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đều tăng khá, trong đó cà phê tăng 33,4%, cao su tăng 35%, chè tăng 57%, hạt tiêu tăng 40%, hạt điều tăng 48%. Mặt hàng thuỷ sản tuy gặp khó khăn ở thị trờng Mỹ,nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã chủ động mở rộng các thị trường khác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN nên kim ngạch xuất khẩu tăng 7% so với năm 2004. 2.2.2> Những khó khăn còn tồn tại. Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã đợc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh vực 4-5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới (năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới).Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc… còn lạc hậu, kém phát triển. Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể chuyên môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh. Do cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lợng lao động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26 GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp. Sự hạn chế lớn nhất của nước ta hiện nay là việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng với nhau , thậm chí trong một địa phương cũng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Sự không đồng đều còn có ở trong trình độ của người lao động, thiếu những lao động lành nghề, thừa những cử nhân,kỹ sư; dẫn tới tình trạng nhiều người thất nghiệp nhưng lại có nhiều vị trí thiếu công nhân. Ngoài ra hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn còn thiếu sự bình đẳng, thành phần kinh tế nhà nước vẫn còn có sự ưu tiên nhất định dẫn tới kìm hãm các thành phần khác phát triển. Đồng thời vẫn còn tồn tại cơ chế quan liêu bao cấp, cơ chế “xin cho” . Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vấp phải nhưng khó khăn nhất định. Đó là thủ tục hành chính rườm rà, môi trường đầu tư không năng động, thiếu tính cạnh tranh. Hiện nay chính phủ đã rất cố gắng cải thiện môi trường đầu tư tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao. 2.3> Giải pháp Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước. Muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nớc, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của Nhà nước, doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã. Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Nhà nớc tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả. Khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước với các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào các mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại. Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy, để phát triển kinh tế hàng hoá, phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Nhưng sự phát triển của phân công lao động lao động xã hội do trình dộ phát triển của lực lượng sản xuất quyết đinh, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội, cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại. Con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nớc đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt, gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ; ứng dụng nhanh và phổ biến hơn ở mức độ cao hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Cùng với việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, tiến hành phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước, cũng như ở từng vùng, từng địa phương; hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Một mặt tập trung đầu tư vào một số địa phương có tiềm năng để làm đầu tàu kéo nền kinh tế đi lên, mặt khác đầu tư nhiều hơn vào các địa phương còn khó khăn,rút ngắn khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, miền núi - đồng bằng. Tiếp tục thu hút đào tạo những công nhân có tay nghề cao bằng cách đầu tư cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp. Đồng thời có các cơ chế chính sách cụ thể để thu hút những người giỏi về làm việc tại các địa phương. Giảm tỉ trọng đóng góp vào GDP của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp GDP của công nghiệp và dich vụ băng cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiêp và dịch vụ; thu hút lao động nông nghiêp sang công nghiệp và dịch vụ. Việc xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế; có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môI trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế; hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để diều tiết nền kinh tế, chứ không phải là mệnh lệnh. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, đối tác trở thành vấn đề rất cơ bản, có tính quyết định đối với hiệu quả kinh tế đối ngoại. Do hình thức kinh tế đối ngoại rất đa dạng nên đối tác cũng hết sức đa dạng. Cũng vì thế vừa xây dựng đối tác vừa tìm kiếm đối tác quan hệ trở thành vấn đề phức tạp cần được xử lý linh hoạt. Đối với việc xây dựng đối tác trong nước, điều quan trọng là phải từng bước xây dựng các đối tác mạnh (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý, phong cách giao tiếp quốc tế…) có tầm cỡ quốc tế đóng vai trò đầu tầu trong quan hệ. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp vẫn là nhữncg chủ thể trực tiếp hoạt động kinh tế đối ngoại nên cần phải xúc tiến xây dựng một số doanh nghiệp Nhà nước thành tập đoàn xuyên quốc gia. Các tập đoàn này sẽ là lực lượng đầu tầu trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và thông qua đó lôi cuốn các doanh nghiệp khác. Đối với đối tác nước ngoài: việc lựa chọn đối tác thích hợp luôn là vấn đề quan trọng đối với bên Việt Nam. Song trong tương lai và về lâu dài cần quan tâm hơn đối với các công ty xuyên quốc gia vì đó là nguồn quốc tế lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý mà chúng ta rất cần khai thác. Tuy nhiên để khai thác được họ hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi phải có chiến lược, sách lược đúng đắn trên cơ sở cùng có lợi. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35794.doc