Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong nề kinh tế thị trường các doanh nghiệp bị chi phối bởi các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.
Ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức với tất cả các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doan
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp phải năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với điều kiện và diễn biến của thị trường.
Hiện nay, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn về chủng loại hàng hoá và giá cả thì sự đứng vững và khẳng định vị trí của mình trên thị trường là rất khó khăn.
Mặt khác, vấn đề cốt lõi của các doanh nghiệp là phải xác định chiến lược kinh doah phù hợp, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có người mua. Bởi vì, vấn đề tiêu thụ là vấn đề then chốt, nó có liên quan đến sức cạnh tranh, vị thế của hoanh nghiệp trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam đang nỗ lực để sản phẩm của mình sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường.
Vấn đề tiêu thụ có liên quan đến rất nhiều vấn đề, nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu về chính sách giá của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, tìm ra những mặt hợp lý và chưa hợp lý để từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để tăng cường hoàn thiên chính sách giá của công ty nhằm thúc đẩy tiêu thụ.
Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tôi đã nghiên cứu vấn đề này và nhận thấy rằng nếu công ty quan tâm hơn nữa đến chính sách gía cả thì nó sẽ giúp cho công ty có khả năng cạnh tranh và phát triển hơn nữa trên thị trường.
Vì những lý do đó tôi thực hiện đề tài " Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam " làm đề tài nghiên cứu của mình trước khi ra trường.
Trong đề tài, tôi sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật lịch sử, phương pháp phân tích kinh tế và phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Nội dung đề tài gồm 3 phần
Phần I: Tổng quan về công ty
Phần II: Phân tích chính sách giá của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
Phần III: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoạn thiệ chính sách giá của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn TH.S Hoàng Thị Thanh Hương và anh Nguyễn Đức Hiệu - Trưởng phòng kinh doanh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Phần I:
TổNG QUAN Về CÔNG TY
QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY.
1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ Phần Khí Công Nghiệp là doanh nghiệp cổ phần hoá được thành lập theo quyết định 210 QĐ/TCCB-ĐT của Bộ Công Nghiệp.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Khí Công Nghiệp Việt Nam
Tên giao địch quốc tế của công ty: “ VIETNAM INDUSTRIAL GAS JOINT STOCK COMPANY”
Tên gọi tắt: “ THANHGAS ”
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 055108 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/06/1999.
Địa chỉ trụ sở chính tại: Đức Giang – Long Biên – Hà Nội.
Điện thoại: (84 - 4) 8273374
Fax: (84 - 4) 8273658
Tài khoản : 102010000049441 – Tại Ngân Hàng Công Thương- Chương Dương- Hà Nội.
- Mã số thuế: 0100103016
Email: kcn@fpt.vn
Số vốn điều lệ: 25 000 000 000 đồng ( 25 tỷ đồng )
Số lượng cán bộ công nhân viên: 217 người
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất và kinh doanh các loại khí công nghiệp, khí y tế ( bao gồm: Oxy, Nitơ dạng lỏng, dạng khí, cacbonnic, Acetylene, Argon các loại khí hỗn hợp và các loại khí khác mà pháp luật không cấm )
+ Chế tạo các thiết bị áp lực: Téc chứa siêu lạnh, van chai oxy, cấu kiện thép, thùng tháp công nghiệp.
+ Sửa chữa, cải tạo và đóng mới các xe vận chuyển téc.
+ Môi giới, kinh doanh bất động sản.
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, công trình ngầm dưới đất và dưới nước.
+ Xây dựng kết cấu công trình.
+ Kinh doanh dịch vụ vận tải và các hoạt động phụ trợ vận tải.
Thương hiệu sản phẩm: Oxy Yên Viên, Nitơ Yên Viên, ThanhGas.
Thị trường: nội địa, bao gồm tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước.
2. Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần khí công nghiệp việt nam .
+ Năm 1960 Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Việt Nam được thành lập tại Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội dưới tên gọi là Nhà máy dưỡng khí Yên Viên, được trang bị một hệ thống thiết bị sản xuất có công suất 50 m3/h và 50 công nhân. Năm 1972 hệ thống thiết bị sản xuất này đã bị bom phá huỷ.
+ Năm 1971 – 1972 Nhà máy được trang bị 3 hệ thống máy 70M của Liên xô cũ.
+ Năm 1975 Nhà máy được đầu tư hệ thống OG 125 m3/h của CHDC Đức. Tuy nhiên, từ năm 1982 đến năm 1987 sản xuất của công ty rất bấp bênh, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội cả về số lượng và chất lượng.
+ Năm 1987, Nhà máy đã tự mình đứng dậy và bắt đầu thực hiện các biện pháp để khôi phục sản xuất. Nhận thấy thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, không thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho các nhu cầu kinh tế xã hội, năm 1988 Nhà máy đã chủ động vay vốn mua thiết bị OG 250 m3/h là hệ thống thiết bị của Cộng hoà Dân chủ Đức. Với sự nỗ lực nghiên cứu, tự chế tạo, sửa chữa, khắc phục hoàn cảnh khó khăn, đầu năm 1991 Nhà máy đã sản xuất ra được các sản phẩm có chất lượng đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường, thoát ra khỏi giai đoạn khủng hoảng kéo dài và bắt đầu giai đoạn chuẩn bị phát triển.
+ Năm 1995 Nhà máy được đổi tên thành Công ty Khí Công Nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam.
+ Năm 1999 Công ty tiến hành cổ phần hoá với 100% vốn của CBCNV Công ty.
+ Năm 2000 Công ty đầu tư mở rộng sản xuất, lắp đặt một hệ thống sản xuất Oxy lỏng KKA 0,25 công suất 200 m3/h do Liên xô ( cũ ) chế tạo. Dây chuyền này đưa vào hoạt động từ ngày 01/07/2001 và đã đáp ứng được một phần về sản phẩm Oxy lỏng cho thị trường.
+ Năm 2003 Công ty đầu tư lắp đặt một hệ thống sản xuất Oxy, Nitơ lỏng LOX 500 của CHLB Đức và được đưa vào sản xuất từ tháng 05/2004. Đây là thiết bị sản xuất khí công nghiệp có công nghệ hiện đại tiên tiến nhất thế giới trong giai đoạn hiện nay và đã cho ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ được một phần cho các ngành kỹ thuật công nghệ cao.
+ Năm 2005 Công ty triển khai dự án đầu tư hệ thống sản xuất Oxy, Nitơ lỏng KDON 1000Y của Trung Quốc với công nghệ hiện đại tương đương với CHLB Đức. Dự kiến sẽ được lắp đặt tại Hải Phòng và đến đầu năm 2006 sẽ đưa vào hoạt động chính thức.
+ Định hướng hoạt động của công ty Cổ phần Khí Công Nghiệp là đảm bảo giữ vững vị trí “ Công ty chuyên ngành khí lớn nhất phía Bắc Việt Nam”, phương châm hoạt động là liên tục hoàn thiện và đổi mới sản xuất kinh doanh nhằm đa dạng hoá sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
3. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty Cổ phần Khí Công Nghiệp là nhà sản xuất và phân phối khí công nghiệp lớn nhất Miền Bắc Việt Nam.
Ngành khí công nghiệp là một ngành chuyên sản xuất các loại khí khác nhau mà nguyên liệu chủ yếu là không khí, đất đèn. Khí công nghiệp bao gồm các sản phẩm: ôxy, nitơ, hydro, argon, heli, dioxyt. cacbon, axêtylen… và có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hầm mỏ, hàng không, hàng hải, y tế, công nghiệp luyện kim, xử lý môi trường, xử lý nước…
II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty cổ phần khí công nghiệp việt nam.
1. Sản phẩm, ứng dụng sản phẩm của công ty
1.1.Các sản phẩm sản xuất và kinh doanh ở Công ty “Thanh Gas”.
* Các sản phẩm sản xuất tại Công ty:
Ô xy khí đóng chai và ô xy lỏng
Nitơ khí đóng chai và nitơ lỏng
Axêtylen (C2H2) đóng chai
Khí hỗn hợp Ar + CO2; N2 + Ar đóng chai
* Các sản phẩm dịch vụ và thương mại
Ar - C3H8
CO2 - SO2 - He.
Đất đèn (Ca2)
Dịch vụ chai - van
* Cơ cấu chủng loại quy cách chất lượng giá bán, mua, nguồn cung cấp.
Oxy : là chất khí không màu, không mùi. Oxy lỏng có màu xanh nhạt và sôi ở (-1830C) , Oxy được cung cấp ở hai dạng lỏng và khí. Oxy rất cần cho cuộc sống.
Bảng 1: Bảng quy cách, chất lượng và giá cả của Oxy:
Hàng hoá
Quy cách
Đ.V.T
Giá bán (đ)
Khí O2 ³ 99.5%
Nạp trong chai 40 L, áp suất ³ 135kg/cm2
chai
40.000
Khí O2 ³ 99%
32.000
Vỏ chai O2 y tế
Dung tích 40 L, áp suất nạp 150kg/cm2, áp suất thử 225kg/cm2
chai
1.500.000
Vỏ chai O2
1.200.000
Nhận biết
Chai màu xanh, chữ O2 màu đen
Nhận biết O2 y tế
Chai màu xanh, chữ O2 màu đen, chữ thập màu đỏ.
Ngoài việc cung cấp bằng chai, oxy còn được cung cấp ở dạng hoá lỏng, trong các téc chứa siêu lạnh
Oxy lỏng
kg
3.500
(giá trên chưa bao gồm 5% thuế VAT) Nguồn: Phòng kinh doanh
N2 : là chất khí không mùi, không vị, N2 hoá lỏng ở (-1960C) và dưới (-2100C) N2 trở thành chất rắn. N2 có tính trơ và rất có ích cho các ngành công nghiệp.
Bảng 2: Bảng quy cách, chất lượng và giá cả của N2:
Hàng hoá
Quy cách
Đ.V.T
Giá bán (đ)
Khí N2 ³ 99.95%
Nạp trong chai 40 L, áp suất ³ 135kg/cm2
chai
100.000
Khí N2 ³ 99.9998%
150.000
Vỏ chai
Dung tích 40 L, áp suất nạp 150kg/cm2, áp suất thử 225kg/cm2
chai
1.200.000
Nhận biết
Chai màu đennh, chữ N2 màu vàng
Ngoài việc cung cấp bằng chai, oxy còn được cung cấp ở dạng hoá lỏng, trong các téc chứa siêu lạnh
N2 lỏng
Trong các téc chứa siêu lạnh
kg
15.000
(giá trên chưa bao gồm 5% thuế VAT) Nguồn: Phòng kinh doanh
c. C2H2 : là chất khí không màu, có mùi hôi và tỉ trọng 1.1kg/m3.
Vỏ chai C2H2 : khác với các loại vỏ chai khác, vỏ được làm bằng thép , bên trong được nhồi đầy chất xốp có tác dụng ngăn chặn sự nổ phân huỷ của C2H2 . Trước khi nạp khí còn được nạp dung dịch Acetol, để Acetol phân bổ khắp trong các lỗ xốp , nó có tác dụng hoà tan khí C2H2 ở áp suất thấp.
Tổng khối lượng (TARE)= vỏ chai + chất xốp +dung dịch Acetol.
Bảng 3: Bảng quy cách, chất lượng và giá cả của C2H2:
Hàng hoá
Quy cách
Đ.V.T
Giá bán (đ)
Khí C2H2 ³ 99.95%
Nạp trong chai 40 L, áp suất
Ê 24kg/cm2, khối lượng khí từ
4-7 kg
kg
40.000
Vỏ chai
Dung tích 40 L, áp suất nạp Ê 24kg/cm2, áp suất thử
55-70kg/cm2
chai
1.500.000
Nhận biết
Chai màu trắng, chữ acetylence màu đỏ
(giá trên chưa bao gồm 5% thuế VAT) Nguồn: Phòng kinh doanh
SO2 khí : vỏ chai có màu ghi.
áp suất từ 7 đến 10kg/ cm2
Khối lượng SO2 tính bằng kg
C3H8 (Propan) khí dầu hoá lỏng
Chai có áp suất đến 10kg/ cm2 có khối lượng khí 15kg.
ar : là sản phẩm công ty nhập từ trung quốc = téc chứ lỏng với giá DAF(giá vận chuyển tới biên giới) về công ty bằng ô tô, công ty nạp vào chai và bán lại cho khách hàng.
Ar lỏng trong các téc chứa qua bơm tạo thành khí
Bảng 4: Bảng quy cách, chất lượng và giá cả của C2H2:
Hàng hoá
Quy cách
Đ.V.T
Giá nhập(đ)
Giá bán (đ)
Khí Ar ³ 99.99%
Nạp trong chai 40 L, áp suất ³ 135kg/cm2
Chai
128.100
181.818
Vỏ chai
Dung tích 40 L, áp suất nạp ³135kg/cm2
chai
1.200.000
Nhận biết
Chai màu xám chữ Ar màu xanh lá cây
(giá trên chưa bao gồm thuế VAT) Nguồn: Phòng kinh doanh
CO2 : (Dioxyt Carbon ) là chất không màu , không mùi tỷ ở 200C và 1 at là1.83kg/m3, gấp 1.5 lần không khí. Vì vậy nếu bị hở ở trong phòng kín, CO2 sẽ chiếm chỗ không khí làm cho ngạt thở. CO2 hoá lỏng ở nhiệt độ thấp hơn 300C và phụ thuộc vào áp suất.
CO2 là sản phẩm công ty nhập từ nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc. Công ty ký hợp đồng mua bán và vận chuyển với nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc chở lỏng về yên viên để nạp.
Hàng ngày thủ kho xem xét lượng CO2 còn trong kho xem đủ đáp ứng nhu cầu hay không, nếu không đủ phảI báo lại cho phòng thương mại để phòng thương mại có kế hoạch đIều xe sang yiên viên lấy CO2 về để cung cấp cho các khách hàng.
Bảng 5: Bảng quy cách, chất lượng và giá cả của CO2:
Hàng hoá
Quy cách
Đ.V.T
Giá nhập(đ)
Giá bán (đ)
Khí CO2 ³99.99%
Nạp trong chai 40 L,
áp suất ³ 55kg/cm2
kg
2.800
5.000
Vỏ chai
Dung tích 40 L, áp suất nạp ³ 55kg/cm2,
chai
1.200.000
Nhận biết
Chai màu đen chữ CO2 màu vàng
(giá trên chưa bao gồm 5% thuế VAT) Nguồn: Phòng kinh doanh
1.2 Các lĩnh vực ứng dụng, sử dụng của các chủng loại sản phẩm, các sản phẩm thay thế liên quan.
- ứng dụng
Công nghệ hàn oxy, axetylen
Công nghệ luyện kim, tinh luyện thép, gang, đồng sắt...
Công nghệ làm kính
Công nghệ hoá chất: tạo khí hoá than, lên men trong sản xuất dược.
Công nghệ thực phẩm: bảo quản thịt
Bảo vệ môi trường, xử lý nước
ứng dụng trong y tế: khí thở, khí hỗn hợp cho chẩn đoán và gây mê...
Hàng hải: khí hỗn hợp cho lặn
Công nghệ đo lường
Công nghệ điện tử, thông tin
Công nghệ xây dựng: làm đông cứng đất làm lạnh bê tông.
Công nghệ sinh học và y tế: làm lạnh và bảo quản vật liệu sinh học
Nghiên cứu khoa học
Quân sự và hàng không: bóng thám không, bảo quản vũ khí
Đời sống + vui chơi: Kinh phí cầu và phao bơi lội
Văn hoá văn nghệ: khói lửa cho điện ảnh
- Hướng dẫn sử dụng, bảo quản và vận chuyển chai chứa khí.
Vỏ chai (hạn sử dụng, áp suất nạp, mã số mã vạch, ngày sản xuất).
+ An toàn về vận chuyển:
Xe dùng chở chai oxy phải là xe có sàn bằng gỗ, sạch sẽ, không dính dầu mỡ. Nếu là xe sàn sắt thì nhất thiết phải có tấm cao su hoặc ván gỗ lót trên sàn xe.
Không kết hợp vận chuyển chai oxy với các loại vật tư khác như: xăng dầu, mỡ hoặc các loại khí khác dễ cháy nổ.
Giữa các chai phải có lớp đệm. Hàng dưới cũng phải được chèn chặt tránh xô, lăn.
Không xếp chai cao quá thành xe, xếp cân đối, đầu van chai quay về một phía, thành xe phải có khoá chắc chắn.
Quá trình vận chuyển nhẹ nhàng tránh chấn động mạnh.
+ An toàn trong bảo quản:
Chai chứa sản phẩm phải để vào kho râm mát, thoáng. Nếu để ngoài trời phải có các phương tiện che nắng.
Chai phải để nơi tránh xa nguồn nhiệt, ít người qua lại.
Đèn chiều sáng trong kho phải là loại đèn phòng nổ.
Thường xuyên kiểm tra độ sì hở. Dùng nước xà phòng quét lên cổ chai và miệng van để phát hiện xử lý hoặc trả về nơi nạp khí.
An toàn trong sử dụng:
Chai chứa sản phẩm phải có niêm hạn sử dụng.
Vận chuyển chai phải nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
Bộ đồng hồ giảm áp dùng lắp vào chia oxy phải còn tốt, áp kế làm việc chính xác.
Sử dụng zoăng phải đúng vật liệu quy định. Không dùng zoăng cao su.
Không tháo đầu ê cu van khi trong chai còn áp suất.
Khi sử dụng mở, đóng van phải nhẹ nhàng, từ từ và theo dõi qua đồng hồ báo áp suất.
Kết thúc quá trình sử dụng phải đóng chặt chai lại.
Khi sử dụng oxy tất cả các dụng cụ như: găng tay, quần áo phải sạch sẽ, không dính dầu mỡ.
Các sản phẩm thay thế và liên quan trong sử dụng.
Trước đây các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân hay sử dụng trong hàn cắt công nghiệp gồm có bình oxy và bình đất đèn sinh khí thì nay đã có các sản phẩm thay thế cho bình sinh khí C2H2 bằng bình thép được nén khí C2H2 trong đó có các màng xốp có khe hở kết hợp với Acetôn để giữ khí C2H2 thẩm thấu vào các vách ngăn của màng xốp tính ưu việt hơn và an toàn hơn, đi theo còn có van an toàn một chiều do đó tăng sự an toàn hơn nhiều lần so với bình đất đèn sinh khí. Sen kẽ còn có thể thay thế cho bình C2H2 còn có bình nén khí C3H8 thay cho khí gas vì nó tạo nhiệt độ cao hơn và an toàn hơn gas nhiều lần.
Sản phẩm oxy được trưng cất có chất lượng cao hơn oxy thường được loại bỏ hầu hết các tạp chất do đó nó có độ thuần khiết cao hơn oxy thường.
Van chai đã được Công ty chế tạo thành công và đưa vào sử dụng không phải nhập ngoại.
Công ty đã sản xuất được sản phẩm téc chứa siêu lạnh cho oxy lỏng, nitơ lỏng, CO2, Ar.
Các doanh nghiệp trước đây chỉ dùng bình oxy + van hạ áp để thực hiện công việc hàn cắt mang tính chất đơn lẻ thì nay đã được Công ty tư vấn cho dùng và thử nghiệm dùng dàn ống cấp khí + van điều áp để cấp khí hàng loạt hay oxy lỏng được chứa vào téc chứa lỏng sinh khí dẫn khí qua các đường ống đến tận các công trình cũng như trong các phòng nhà xưởng chi tiết cần sử dụng. Do vậy nó mang tính chất công nghiệp và dây chuyền về khí luôn luôn được ổn định.
2. Các nguồn lực của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Việt Nam.
2.1. Vốn:
Trong kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, vốn đóng vai trò trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Để tồn tại và phát triển trên con đường kinh doanh công ty cổ phần khí công nghiệp cần phải tìm cho mình một mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với thị trường và đạt được hiệu quả cao nhất, đạt lợi nhuận với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Bảng 6: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2003 – 2005
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh tăng giảm 2005-2004
So sánh tăng giảm 2005-2004
Số lượng
Tỷ trọng
( %)
Số lượng
Tỷ trọng
( % )
Số lượng
Tỷ trọng
( % )
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng vốn
41.759
100
65.303
100
78.934
100
23.544
56,38
13.631
20,08
Chia theo sở hữu
Vốn CSH
Vốn vay
15.083
26.676
36,11
63,89
18.150
47.153
27,79
72,21
28.582
50.406
36,40
63,86
3.067
20.477
20,33
76,76
10.378
3.253
57,17
6,89
Chia theo tính chất
VCĐ
VLĐ
29.040
12.719
69,54
30,46
45.833
19.470
70,18
29,82
48.518
30.416
61,46
38,54
16.793
6.751
57,82
53,07
2.685
10.946
5,85
56,21
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Thông qua bảng 2 ta thấy giá trị vốn cố định của năm 2004 tăng khá nhanh so với vốn cố định của năm 2003 là 16.793 triệu ( tương đương 57,82% ), sau đó ta thấy tốc độ tăng trưởng của vốn năm 2005 so với năm 2004 có chiều hướng chậm lại chỉ còn 5,85% ( tương đương với 2.685 triệu ). Do công ty đầu tư trang thiết bị máy móc cho nên tài sản cố định có phần chậm lại và giảm rất nhiều so với năm trước. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm chi phí cố định là do công ty đã dần đi vào ổn định kinh doanh nên muốn đầu tư cho chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
Vốn lưu động của công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua việc kinh doanh của công ty. So sánh giữa 2 năm 2004/2003 đạt 6.751 triệu (tương đương 53,07% ). Công ty vẫn tiếp tục ký kết nhiều hợp đồng và xây dựng dự án kinh doanh mới và lượng vốn lưu động của công ty vẫn còn tồn đọng tại các xí nghiệp khác. Vì thế công ty chưa thu hồi được vốn ngay cho nên lượng vốn lưu động ngày càng tăng lên, năm 2005/2004 là 10.946 triệu ( tương đương 56,21% )
Đối với tình huống vốn sở hữu được chia theo vốn chủ sở hữu và vốn vay thì sự tăng trưởng mạnh của tổng lượng vốn là do sự tăng mạnh mẽ về vốn vay mà công ty đã đạt được trong năm 2004 so với năm 2003 là 20.477 triệu ( tương đương 76,76% ), bước sang năm 2005 vốn vay của công ty có xu hướng giảm xuống đáng kể là 3.253 triệu ( tương đương 6,89% ). Nhờ vào vốn vay này mà công ty sẽ có cơ hội thành công hơn trong công cuộc kinh doanh sản xuất của mình.
2.2. Nguồn nhân lực:
Đã thành lập công ty mà việc quan trọng hàng đầu song song với tài sản vốn thì nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc kinh doanh.
Bảng 7: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2003 - 2005
Đơn vị: người
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh tăng giảm 2004-2003
So sánh tăng giảm 2004-2003
Số lượng
Tỷ trọng
( % )
Số lượng
Tỷ trọng
( % )
Số lượng
Tỷ trọng
( % )
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng số lao động
215
100
217
100
217
100
2
0,93
0
0
Phân theo tính chất lao động
-Lao động trực tiếp
-Lao động gián tiếp
175
40
81,4
18,6
177
40
81,6
18,4
177
40
81,6
18,4
2
0
1,14
0
0
0
0
0
Phân theo giới tính
Nam
Nữ
151
64
70,2
29,8
153
64
70,5
29,5
155
62
71,4
28,6
2
0
1,32
0
2
-2
1,31
-3,12
Phân theo trình độ
- ĐH và trên ĐH
- CĐ và trung cấp
- PTTH và trung học cơ sở
40
75
100
18,6
34,9
46,5
42
80
95
19,4
36,7
43,9
42
82
93
19,4
37,8
42,8
2
2
-5
5
6,67
-5
0
2
-2
0
2,5
-2,11
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
- Từ 35 - 45 tuổi
- Từ 25 – 35 tuổi
- Dưới 25 tuổi
42
113
50
10
19,5
52,5
23,3
4,7
42
110
55
10
19,4
50,7
25,3
4,6
42
110
54
11
19,4
50,7
24,9
5,0
0
-3
5
0
0
-2,73
10
0
0
0
-1
1
0
0
-1,82
10
Nguồn: phòng nhân sự
Trong bảng 3 ta thấy tình hình tổng lượng lao động của công ty trong 3 năm gần đây là xấp xỉ bằng nhau.
* Phân loại lao động theo tính chất lao động.
+ Lao động trực tiếp.
+ Lao động gián tiếp.
Theo tính chất lao động thì trong 3 năm đều có lượng lao động tương đối như nhau. Vì vậy công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý lao động của mình.
* Phân theo giới tính.
Đây là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nên số nhân viên nam gấp hơn 2 lần so với số nhân viên nữ. So sánh giữa năm 2004 và năm 2003 tỷ lệ nhân viên nam có tăng thêm 1,32%. Đến năm 2005 thì tỷ lệ nhân viên nữ giảm đi là -3,12%. Lao động nam thường làm việc trong môi trường đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, có kỹ thuật cao…còn lao động nữ thì làm việc chủ yếu ở văn phòng như công tác văn thư, kế toán…
* Phân theo trình độ.
Chất lượng lao động có sự biến chuyển tích cực, lao động có tay nghề và trình độ ngày một tăng lên. Năm 2004 trình độ đại học tăng thêm 5% so với năm 2003 và trình độ cao đẳng - trung cấp tăng 6,67%, sang năm 2005/2004 nhân viên trong công ty phân theo trình độ tăng lên 2,5%. Còn việc phân theo trình độ PTTH giảm dần theo mỗi năm là -5% và -2,11%. Ban lãnh đạo của công ty đã ý thức được nguồn nhân lực có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Vì thế các lao động đã được phân theo trình độ để công ty có một hướng quản lý và làm việc theo đúng năng lực của mình.
* Phân theo độ tuổi.
Trong việc kinh doanh của một công ty cần phải phân công việc lao động theo độ tuổi. Số lao động trên 45 năm tuổi và số lao động từ 25 đến 35 tuổi trong công ty được phân theo mức trung bình so với tổng số lao động. Còn số lao động từ 35 đến 45 tuổi chiếm đa phần tổng số lao dộng, mức tuổi dưới 25 chỉ chiếm phần ít.
Thông qua đó so sánh sự tăng giảm cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2003 - 2005 không có nhiều biến động.
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất SP chủ yếu và nguyên vật liệu sử dụng
Công ty cổ phần khí công nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm chính là khí: Oxy, Nitơ và Acetylene ở dạng khí và lỏng.
2.3.1. Quy trình sản xuất ôxy và nitơ máy OG250
Hai sản phẩm này có cùng công nghệ sản xuất. Nguyên liệu ding để sản xuất hai loại khí này là khí thiên nhiên. Nhờ vào tính chất lý học của chúng mà người ta tách chúng ra khỏi không khí.
Tóm tắt:
Không khí được hút vào nhờ máy hút lọc bụi nhờ hệ thống lọc bụi nén lên áp suất cao khử cacbonic, hơi nước và acetylene làm lạnh, hoá lỏng không khí phân ly không khí lỏng thành ôxy, nitơ riêng rẽ đạt độ tinh khiết 99,2%.
Nếu sản xuất ôxy khí thì nén nạp vào chai áp suất 150 at.
Nếu sản xuất ôxy lỏng thì giót vào téc chứa lỏng ở 2,5 – 3 at ( chai chứa 6m3 O2 ở 150 at ).
Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất SP chính của công ty là khí trời, đây là nguồn nguyên liệu vô tận mà không mất một khoản chi phí nào.
Sơ đồ1: công nghệ sản xuất ôxy, nitơ
Máy lọc bụi
Máy nén
Hệ thống làm lạnh hoá lỏng không khí
Bình khử co2, hơi nước, acetylene
Tháp phân ly không khí (tách ra ôxy, nitơ)
Máy nén ôxy
Chai ôxy khí
Téc chứa ôxy lỏng
Nitơ
Không khí
2.3.2. Quy trình sản xuất ôxy, nitơ hệ thống LOX500
a. Nén khí và làm mát:
Không khí được lọc bụi và tạp chất ở phin lọc không khí sau đó nén lên áp suất cần thiết ở máy nén tuốc bin nhiều cấp. Sau cấp nén cuối cùng, không khí được làm mát, trao đổi nhiệ bằng nước và được làm mát tiếp theo ở máy lạnh. Nước ngưng của không khí được tách ở bình xả ẩm.
b. Làm sạch không khí:
Hệ thống làm sạch không khí gồm 2 bình khử, không khí qua bình khử zeolit được lọc sạch khỏi hơi nước, cacbonic và những chất hydrô cacbon gây cháy nổ khác. Khi một bình làm sạch không khí ( chu kỳ hấp thụ ) thì bình kia đồng thời được tái sinh ( chu kỳ tái sinh ). Nitơ thải được sử dụng để làm sạch khí tá sinh.
Trong chu kỳ tái sinh, khí tái sinh được đốt nóng bằng điện trở và thổi nước, cacbonic khỏi zeolit. Trong chu trình làm nguội bằng khí nitơ thảI thô, sau khi kết thúc chu trình tái sinh, bình khử được nâng áp trước khi chuyển sang chu trình hấp thụ. Môtị phần không khí khô, sạch sau bình khử được lấy ra để làm khí điều khiển cho các thiết bị điều khiển của hệ thống tách khí.
c. Tách khí:
Không khí sạch vào tháp phân ly. Một phần khí được làm lạnh ở trao đổi nhịêt chính bởi dòng khí SP lạnh đến gần nhiệt độ hoá lỏng và đưa vào tháp để tách khí.
ở tháp tách khí, không khí được tách sơ bộ thành nitơ sạch lấy ra ở đỉnh tháp và ôxy lỏng lấy ra ở đáy tháp. Nitơ lỏng được ngưng tụ bởi ôxy ở bình ngưng bay hơi và rơi xưống tạo nên dòng đối lưu của tháp. Một phần nitơ lỏng lấy ra lạp vào thùng chứa SP. Một phần nitơ lấy ra ở tháp được sử dụng làm khí kín của hệ thống.
Ôxy thô lỏng ở đáy tháp tiết lưu đổ vào tháp thấp áp. ở tháp thấp áp diễn ra quá trình tách khí cuối cùng với ôxy tinh khiết ở đáy tháp và nitơ bẩn ở đỉnh tháp.
Ôxy tinh khiết lấy ra khỏi bình ngưng bay hơI và đổ vào thùng chứa, nitơ bẩn từ tháp thấp áp lấy ra là khí thải.
d.Chu trình làm lạnh:
Một phần không khí được sử dụng để sinh ra lượng lạnh cần thiết của quá trình bằng cách dãn nở ở máy dãn tuốc bin hãm bằng dầu.
Sau máy dãn bằng dầu, lượng không khí này được đổ vào tháp thấp áp. Một phần khác của lượng lạnh được bù đắp bởi máy dãn khí thả hãm bằng dầu.
Khí thải từ tháp phân ly được dãn nở ở máy dãn nở ở máy dãn, làm nóng ở trao đổi nhiệt chính và sau đó được dùng để tái sinh bình khử zeolit.
2.3.3. Quy trình sản xuất acetylene ( C2H2 )
Nguyên liệu để sản xuất C2H2 là đất đèn ( Ca2C2 ) và nước ( H2O )
Sơ đồ2 : công nghệ sản xuất acetylene
Ca2C2 và H2O
Bình sinh khí
Nạp chai
Khử ẩm & khử dầu
Nén khí
Khử tạp chất
Bình sinh khí
Đất đèn được nạp vào bình phản ứng sinh khí có dung tích 2m3. Trong bình sinh khí này có lắp đặt thiết bị khuấy trộn để tăng tốc độ và đẩy cao hiệu suất phản ứng:
CaC2 + H2O = C2H2 + Ca(OH)2
Sản phẩm thu được làdung dịch sữa vôi Ca(OH)2 . C2H2 từ bình sinh khí ( bình phản ứng ) được chưyển sang bình chứa sau đó được lọc bỏ tạp chất như: H2S, PH3 và được khử hơi nước còn trong bình.
Sauk hi được xử lý xong, C2H2 được nén lên áp suất cao và được dẫn ra giàn nạp để đóng chai.
2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của công ty
Công ty được xây dựng từ năm 1991 trên mặt bằng 1100m2 với các khu vực nhà xưởng, văn phòng, khu vực bán hàng và căngtin.
Hiện nay, Công ty đang có hai hệ thống sản xuất ôxy, nitơ cũ và một hệ thống mới LOX500.
Hệ thống máy OG250
Hệ thống này do Đức sản xuất. Đây là công nghệ của những năm 70 và được trang bị cho nhà máy vào năm 1978. Theo đánh giá, hiện nay hệ thống này vẫn giữ nguyên công suất thiết kế. Chất lượng còn lại khoảng 70 – 80%.
Hệ thống máy M200 ( KKA 0,25 ) sản xuất ôxy lỏng
Hệ thống này do Liên Xô sản xuất. Đây là công nghệ của những năm 50. Hiện nay, hệ thống này đã bị hư hang nhiều, chất lượng còng lại chỉ khoảng 40%.
Hệ thống máy LOX500
Cuối năm 2003, công ty tiến hành lắp đặt hệ thống LOX500 nhập của hãng LINDE của Đức. LOX có tổng giá trị đầu tư là 43.843.000 ( đồng )
Khi vận hành , LOX sẽ cho ra sản phẩm ôxy lỏng, nitơ lỏng với công suất cao và chất lượng tốt. Độ tinh khiết có thể lên tới 99,999%.
Hệ thống LOX500 được tính khấu hao đều trong 10 năm với mức khấu hao là 3.778.384.000 đồng/năm.
2.5. Cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý
Sự hình thành và phát triển của một công ty cần phải có bộ máy quản lý những phòng ban hợp lý. Chính vì vậy Bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo sơ đồ: “Mô Hình Tổ Chức”.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của công ty
Nhà máy thiết bị áp lực
Phòng kế toán tài chính
Phó tổng giám đốc 1
Phó tổng giám đốc 2
QMR
(điều độ sản xuất)
Xưởng cơ điện
Xưởng khí công nghiệp
Phòng kỹ thuật vật tư - KCS
Phòng bán hàng
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính
Quản trị
Phòng tổ chức lao động
Trạm CO2
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Theo mô hình tổ chức: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần.
Tổng giám đốc: có trách nhiệm báo cáo tới Hội đồng quản trị. Trách nhiệm của tổng giám đốc là quản lý điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng Quản trị & Pháp luật. Trực tiếp phụ trách các phòng ban và bộ phận, thay mặt công ty tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quyết định mức lương, thưởng, phụ cấp, xử lý kỷ luật đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế nội bộ của công ty... Công ty có 2 Phó Tổng Giám Đốc: Phó Tổng Giám Đốc Hành Chính và Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật.
Phó Tổng GĐ Hành Chính: có trách nhiệm báo cáo tới Tổng GĐ Công ty. Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác thương mại và công tác hành chính tổ chức của công ty. Có quyền yêu cầu các phòng ban trong công ty cung cấp số liệu để phục vụ công tác của mình.
Phó Tổng GĐ Kỹ Thuật: có trách nhiệm báo cáo tới Tổng GĐ Công ty. Chịu trách nhiệm toàn bộ về qui trình, công nghệ sản xuất, về tình trạng kỹ thuật của thiết bị trong toàn Công ty. Đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn qui định hoặc theo yêu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành, tuổi thọ thiết bị bền lâu. Trực tiếp phụ trách Xưởng khí công nghiệp và Phòng Kỹ thuật – Vật tư – KCS.
- Phòng Tổ chức Lao động:
+ Bộ phận Tổ chức: Tuyển dụng, đào tạo và cho thôi việc. Tổ chức, quản lý nhân sự, điều chuyển lao động phù hợp với khả năng và ngành nghề đào tạo. Xây dựng và theo dõi các quy chế về thưởng – phạt, nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước, sắp xếp lương, thưởng và các chế độ khác có liên quan đến quyền lợi người lao động nhằm thúc đẩy lao động SX.
+ Bộ phận kế hoạch: Xây dựng kế hoạch SXKD Công ty theo kỳ (tháng, quý, năm) và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Lên lịch công tác hàng tuần và các kỳ trọng điểm, xây dựng các phương án, dự án đầu tư mới, thực hiện công tác điều độ SX, giúp GĐ trong vấn đề đối nội, đối ngoại, quản lý công tác xuất nhập khẩu, tham gia quảng bá thương hiệu Công ty.
- Phòng Hành chính quản trị: Nhận công văn, thư từ, báo chí đến và đi, quản lý giấy giới thiệu và con dấu của công ty. Soạn thảo văn bản, đánh máy, in ấn, photocopy các ấn phẩm khi các phòng ban có yêu cầu. Chăm lo công tác đời sống đối với các CBCNV trong công ty, theo dõi vỏ chai ra, vào công ty, mua sắm trang thiết bị, dẫn khách đến làm việc với các bộ phận trong công ty. Nhắc nhở mọi thành viên trong công ty t._.hực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty đã ban hành.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Cân đối thu chi và tham mưu cho Tổng GĐ về kế hoạch tài chính. Hoạch toán tập trung và phân tích toàn bộ các hoạt động kinh tế – tài chính của công ty, đặc biệt là hàng tháng lập bảng báo cáo các yếu tố chi phí, phân tích so sánh, đánh giá để tìm ra nguyên nhân của sự tăng giảm chi phí, trình Tổng GĐ. Quản lý vốn cố định, vốn lưu động, các chứng từ kế toán, theo dõi và đôn đốc công nợ, hoạch toán về tiền lương và…các chi phí khác.
- Phòng Kinh doanh: Thực hiện hoạt động tiếp thị các sản phẩm của công ty, giữ vững khách hàng hiện có, mở rộng khách hàng mới và sản phẩm mới. Khai thác ký hợp đồng bán sản phẩm với khách hàng, phòng bán hàng thực hiện hợp đồng, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, phân tích dữ liệu về thị trường, khách hàng. Tham gia chăm sóc khách hàng, xử lý và trả lời khiếu nại của khách hàng, kết hợp với phòng kế toán và phòng bán hàng thu hồi công nợ, thu hồi vỏ chai.
- Phòng bán hàng: Thực hiện các công việc bán hàng theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, cân đối việc cung cấp SP từ SX đến khách hàng, tham gia chăm sóc khách hàng và tham gia xử lý khiếu nại của khách hàng, theo dõi quản lý các kho, vận chuyển SP đến nơi sử dụng theo yêu cầu của khách hàng.
- Phòng Kỹ thuật – Vật tư – KCS:
+ Bộ phận kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất sáng kiến và các giả pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và ổn định về mặt chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu , đè xuất, tham mưu cho Tổng GĐ về chiến lược phát triển, đầu tư công nghệ phục vụ lợi ích lâu dài cho sự phát triển của công ty. Quản lý các dây chuyển SX, lập quy trình và hướng dẫn công nhân vận hành các dây chuyền thiết bị của công ty, lập và hướng dẫn sử dụng an toàn SP cho khách hàng.
+ Bộ phận Vật tư: Lên kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, phụ tùng phục vụ quá trình SX của công ty, Khảo sát giá cả thị trường để đề xuất giá mua bán vật tư cho công ty, đánh giá các nhà cung ứng để lập danh sách các nhà cung ứng trình Tổng GĐ.
+ Bộ phận KCS: Chịu trách nhiệm quản lý và liểm soát ( KCS ) chất lượng của tất cấc sản phẩm trong công ty, quản lý và kiểm soát công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ của toàn công ty. Tham gia xử lý khiếu nại của khách hàng về mặt chất lượng SP, làm thủ tục đăng ký hợp cách chất lượng SP với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Xưởng Khí công nghiệp: Nhận lệnh SX, cân đối nhân lực, vật tư, thiết bị triển khai SXSP khí công nghiệp theo kế hoạch được giao. Trực tiếp quản lý lao động - thiết bị, nhắc nhở công nhân chấp hành tốt các nội qui về an toàn lao động - an toàn phòng chống cháy nổ, các qui định về kỹ thuật - công nghệ SX. Thống kê phân xưởng phải bám sát thực tế, ghi chép đầy đủ về nhân công, nguyên liệu đầu vào, thành phẩm, bán thành phẩm, phế phẩm, phế liệu. Cùng với phòng Kỹ thuật - Vật tư - KCS chịu trách nhiệm về chất lượng SP.
Xưởng cơ điện: Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng thiết bị định kỳ và lập kế hoạch dự trù vật tư, linh kiện để phục vụ sửa chữa. Thực hiện bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ thiết bị sản xuất của công ty. Gia công cơ khí các chi tiết phục vụ cho quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị hoặc gia công van chai, gia công cơ khí theo đơn đặt hàng ( nếu có ). Nhận lệnh SX cân đối nhân lực, vật tư thiết bị. Lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa càc trạm cấp LOX tại nơi sử dụng của khách hàng.
Nhà máy thiết bị áp lực: Nhận lệnh SX cân đối nhân lực, vật tư, thiết bị triển khai chế tạo gia công cơ khí thiết bị áp lực theo kế hoạch được giao. Đôn đốc nhắc nhở công nhân SX thực hiện tốt các định mức kinh tế kỹ thuật, chấp hành tốt các nội quy về an toàn lao động, an toàn phòng chóng cháy nổ, các quy định về kỹ thuật – công nghệ SX. Cùng với phòng kỹ thuật - vật tư – KCS chịu trách nhiệm về chất lượng SP. Bảo hành bảo trì SP do nhà máy SX.
Trạm CO2: Nhận lệnh SX cân đối nhân lực, vật tư, thiết bị, kiểm ta vỏ chai trước khi triển khai nạp CO2 theo kế hoạch được giao. Đôn đốc nhắc nhở công nhân SX chấp hành tốt các nội quy về an toàn lao động, an toàn phòng chóng cháy nổ, các quy định về kỹ thuật – công nghệ SX. Quản lý vỏ chai và SP CO2. Bán CO2 theo đơn đặt háng của khách hàng.
III. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1. Tình hình các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty
+ Chiến lược kinh doanh của Công ty đã thành lập tổ nghiên cứu thị trường nhằm làm công tác chuẩn bị phát triển trong việc nghiên cứu khảo sát thị trường khí công nghiệp Miền Bắc Việt Nam và nghiên cứu đề xuất phương hướng phát triển công ty, lựa chọn công suất thiết bị cần đầu tư…Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh thì công ty đã đầu tư đổi mới năng lực sản xuất và đổi mới chất lượng lao động.
+ Quá trình lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
Công ty đã lập kế hoạch đề ra định hướng sản xuất kinh doanh dài hạn đến năm 2010 với việc xác định mục tiêu kinh doanh, nghiên cứu và phân khúc thị trường.
Để phát triển trong việc kinh doanh công ty đã nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, tiêu hao năng lượng điện thấp và có thể sản xuất được cả khí hoá lỏng với công xuất đầu tư là 1000 m3/h . Có thiết bị công nghệ mới sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong công ty. Bổ sung vốn lưu động cho phù hợp với năng lực sản xuất mới, hoàn thiện công nghệ sản xuất téc xiêu lạnh và phát triển sản xuất cơ khí áp lực. Vì vậy việc đổi mới toàn diện công tác quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng gắn chặt với thị trường là việc làm cần thiết.
+ Quản lý nhân sự.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức công ty đã xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý và công nhân có năng lực vào làm việc ở những bộ phận chủ chốt nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh chung trong toàn công ty.
+ Quản lý Marketing.
Công ty luôn luôn hướng xem nhu cầu của khách hàng cần gì? Vì vậy công ty tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại dịch vụ, chuẩn bị các dự án phát triển thị trường và luôn nghĩ cách để cải thiện sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
+ Quản lý vật tư.
Bên cạnh các bộ phận khác thì bộ phận vật tư sẽ lên kế hoạch và thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị phụ tùng phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Nâng cấp sửa chữa và đầu tư chiều sâu khai thác lại các công suất thiết bị cũ để có năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm lớn hơn.
+ Các hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp luôn duy trì được hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000.
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 8: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2003-2005
STT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh tăng giảm 2004-2003
So sánh tăng giảm 2005-2004
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định
Triệu đồng
31.895
35.133
36.472
3.238
10,15
1.339
3,81
2
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành
Triệu đồng
35.085
38.647
40.120
3.562
10,15
1.473
3,81
3
Tổng số lao động
Người
215
217
217
2
0,93
0
0
4
Tổng vốn kinh doanh bình quân
4a. VCĐ bình quân
4b. VLĐ bình quân
Triệu đồng
41.759
29.040
12.719
65.303
45.833
19.470
78.934
48.518
30.416
23.544
16.793
6.751
56,38
57,82
53,07
13.631
2.685
10.946
20,87
5,85
56,21
5
Lợi nhuận
Triệu đồng
3.622
3.622
2.567
0
0
-1.055
-29,13
6
Nộp ngân sách
Triệu đồng
1.342
1.116
1.076
-226
-16,84
-40
-3,58
7
Thu nhập BQ 1 lao động (V)
1000/tháng
1.500
1.700
1.700
200
13,33
0
0
8
Năng suất lao động BQ (W=1/3)
Triệu đồng
1.483
1.619
1.681
136
9,17
62
3,83
9
Tỷ suất LN/DT tiêu thụ (5/2)
%
10,32
9,37
6,39
-0,95
-9,21
-2,98
-31,8
10
Tỷ suất LN/Vốn KD (5/4)
%
0,09
0,06
0,03
-0,03
-33,33
-0,03
-50
11
Số vòng quay VLĐ (2/4b)
vòng
2,75
1,98
1,32
0,25
0,19
-0,66
-33,33
12
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng (W) và tốc độ tăng V (8/7)
chỉ số
0,99
0,95
0,99
-0,04
-4,04
0,04
4,21
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Thông qua bảng 4 chúng ta thấy được tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây:
- Đối với tốc độ tăng trưởng mức doanh thu hàng năm của công ty cho ta thấy được sự tăng trưởng nhanh chóng trong việc kinh doanh năm 2004 có giá trị tổng sản lượng theo giá cố định đạt 35.133 triệu đồng tăng 3.238 triệu đồng (tương ứng với 10,15% so với năm 2003) nhưng trên thực tế giá bán hiện hành thì doanh thu tiêu thụ là 38.647 triệu đồng ứng với mức thực tế là 3.562 triệu đồng (tương ứng với 10,15%). Năm 2005, tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ đạt 40.120 triệu đồng tăng 1.473 triệu đồng (tương đương 3,81% so với năm 2004).
Qua đó ta có thể thấy rằng doanh thu tiêu thụ hàng năm của công ty có những bước tăng trưởng khá đồng đều.
- Đối với quy mô giá trị tổng sản lượng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp trong năm 2004, 2005 có sự tăng trưởng và mở rộng vốn kinh doanh cao hơn so với năm 2003. Kết quả mở rộng vốn kinh doanh của công ty được xuất phát từ chiến lược đầu tư quy mô công nghệ sản xuất do đó để thể hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã thực hiện chính sách huy động vốn từ chính các thành viên trong công ty, người thân của họ và vay các nguồn khác từ bên ngoài…
Tổng vốn kinh doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động.
+ Đối với vốn cố định: Ta dễ dàng nhận thấy rằng cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công ty cũng đang chú trọng đầu tư cho nguồn này. Trong năm 2004 giá trị vốn cố định bình quân đã tăng gấp đôi năm 2003 đạt 16.793 triệu ( tương đương 57,82% ), cho đến năm 2005 so với năm 2004 thì mức tăng chậm lại, chỉ đạt 2.685 triệu ( tương đương 5,85% ).
+ Đối với vốn lưu động: Giá trị vốn lưu động bình quân có sự thay đổi khác nhau trong 3 năm 2003 và 2005 vốn lưu động bình quân cao hơn so với năm 2004. Như vậy số vốn lưu động của năm 2004/2003 là 6.751 triệu (tương đương 53,07%) và năm 2005/2004 tăng lên là 10.946 triệu ( tương đương 56,21% ). Nguyên nhân dẫn đến vốn lưu động cao là do sự đầu tư chú trọng cho một chiến lược phát triển dài hạn của công ty trong thời gian tới.
- Đối với lợi nhuận: Mặc dù tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại giảm đi. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do chi phí giá vốn bán hàng của công ty tăng và các loại nguồn nguyên vật liệu đều tăng, chi phí cho tài sản cố định thì lớn mà chưa thu được vốn ngay, vì thế lợi nhuận chỉ đạt được mức trung bình.
- Đối với năng suất lao động bình quân: Năng suất lao động bình quân thực tế năm 2004 đạt 1.619 triệu đồng tăng 136 triệu đồng (tương đương 9,17% so với năm 2003).Và năm 2005 đạt 1.681 triệu đồng tăng 62 triệu đồng (tương đương 3,83% so với năm 2004). Do đó ta thấy tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân còn hạn chế.
- Đối với mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập bình quân một lao động: Qua biểu 3 cho ta thấy rằng khi năng suất lao động tăng 1% thì mức tăng thu nhập bình quân sẽ là 0,99% trong năm 2003 và 0,95%, 0,99% trong năm 2004 và 2005. Như vậy mức tăng thu nhập người lao động và mức tăng năng suất lao động là tương đối đồng đều.
Tóm lại, trong mỗi công ty đều có những hoạt động và phân bổ các tiêu chí khác nhau dựa trên số vốn ban đầu của họ.
Những ưu, nhược điểm của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp.
+ Ưu điểm:
Chất lượng sản phẩm cao, có uy tín trên thị trường nhiều năm…
Thị phần lớn, khách hàng truyền thống.
Khả năng cung cấp ổn định, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng.
Đội ngũ lao động có kiến thức, tay nghề chuyên môn tốt.
Vị trí thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm.
+ Nhược điểm:
Vốn ít, nợ nhiều.
Tổ chức hoạt động Marketing chưa được quan tâm đầy đủ.
Phần II:
Phân tích chính sách giá ở công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
I. thực trạng chính sách giá của công ty
1. Cơ sở định giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giá của công ty
1.1. Cơ sở định giá của công ty
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam định giá bán dựa trên cơ sở: chi phí sản xuất, giá bán của đối thủ cạnh tranh và lợi nhuận mong muốn. Trong đó chi phí sản xuất là quan trọng nhất.
Xác định chi phí sản xuất
Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán hàng hoá trên thị trường. Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tính toán và xác định các khoản chi phí một cách chính xác, hợp lý nhằm xác định giá bán bù đắp chi phí và bảo đảm có lãi.
ở mỗi phòng ban, bộ phận, công ty đều có người phụ trách việc thống kê kế toán riêng. Phân xuởng khí công nghiệp có nhân viên thống kê phân xưởng, hàng ngày tập hợp các tiêu hao về nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công … và hàng tháng nộp bản tính giá thành sản phẩm cho từng máy như sau:
Bảng 9 : Bảng tính giá thành sản phẩm oxy, nitơ (máy M200)
Sản lượng: Ôxy khí 9.099 chai = 72.974 Kg
Nitơ khí 1.152 chai = 8.064 Kg
Không khí 46 chai = 322 Kg
Ôxy lỏng 10.240 Kg
Nitơ lỏng 2.938,8 Kg
Tổng 94.538,8 Kg
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
1
Vật tư
đồng
10.172.600
107,6
2
Tiền lương
đồng
22.544.960
238,47
3
điện năng
đồng
112.997.281
1.195,25
4
Khấu hao
đồng
40.000.000
423,11
Tổng
đồng
185.714.740
1.960
Nguồn: phòng kinh doanh
Tỷ trọng của các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm ( kg ) của máy M200 được xác định như sau:
Tỷ lệ chi phí vật tư trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 107,6 : 1.960) x 100% = 5,49%
Tỷ lệ chi phí nhân công trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 238,47 : 1.960 ) x100% = 12,16%
Tỷ lệ chi phí điện năng trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 1.195,25 : 1.960 ) x 100% = 60,98%
Tỷ lệ chi phí khấu hao trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 423,11 : 1.960 ) x100% = 21,37%
Qua bảng tính giá thành sản phẩm ta thấy: trong giá thành đơn vị sản phẩm chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn nhất ( trên 60% ), vật tư chỉ chiếm trên 5%. Điều này là do sản xuất ôxy, nitơ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là khí trời, máy hút khí trời qua một ống hút khí cao và làn lượt qua các quá trình xử lý hoá học. Để ra sản phẩm cuối cùng nạp vào chai hoặc téc, hệ thống máy phải vận hành liên tục trong 8h, nếu trong khoảng thời gian này mà xảy ra mất điện thì khi hoạy động trở lại, máy phải vận hành lại từ đầu vì khi mất điện thì khí trong máy lại ra bên ngoài qua ống hút. Sản xuất ôxy, nitơ không có sản phẩm dơ dang. Chi phí vật tư cho sản xuất chủ yếu là các van chai bằng kinh loại, đầu nối van, van giảm áp, rắ co hay gông ...
Bảng 10 : Bảng tính giá thành sản phẩm oxy, nitơ (máy M250)
Sản lượng: 27.048 chai
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
1
Phụ tùng
đồng
2.781.080
102,820
2
Dầu mỡ
đồng
1.003.000
37,080
3
Vật tư khác
đồng
3.880.950
143,480
4
Điện năng
đồng
254.780.799
9.419,580
5
Lương
đồng
73.512.400
2.717,8
Tổng
đồng
335.958.229
12.402,76
Nguồn: phòng kinh doanh
Máy M250 đã khấu hao hết nên đã không tính chi phí khấu hao và chi phí sản xuất. Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm của máy M250 như sau:
Tỷ kệ chi phí phụ tùng trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 102,820 : 12.420,76 ) x 100% = 0,82%
Tỷ kệ chi phí dầu mỡ trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 37,080 : 12.420,76 ) x 100% = 0,3%
Tỷ kệ chi phí vật tư trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 143,480 : 12.420,76 ) x 100% = 1,15%
Tỷ kệ chi phí điện năng trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 9.419,580 : 12.420,76 ) x 100% = 75,8%
Tỷ kệ chi phí nhân công trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 2.717,8 : 12.420,76 ) x 100% = 22,75%
Với máy M250, nguyên vật liệu sử dụng và quy trình công nghệ cũng như của máy M200 và ta nhận thấy rằng: Chi phí điện năng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và cao hơn cả của máy M200 ( trên 70% ) trong giá thành đơn vị sản phẩm. Sau đó la chi phí nhân công chiếm 22,75% giá thành đơn vị. Chi phí về phụ tùng, dầu mỡ và vật tư khác chiếm mọtt tỷ lệ rất nhỏ.
Phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh.
Trên thực tế, việc phân tích giá thành của đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn, vì vậy công ty chủ yếu đi vào phân tich giá bán và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán cho sản phẩm của công ty mình.
Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Miền Bắc. Sản phẩm của công ty này là ôxy và nitơ dạng lỏng.
ở Công ty Bắc Việt Nam Giá bán Oxy lỏng: 3.154 đồng/kg
Giá bán Nitơ lỏng: 8.200 đồng/kg
ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Giá bán Oxy lỏng: 4.000 đồng/kg
Giá bán Nitơ lỏng: 9.000 đồng/kg
Hiện nay, giá bán sản phẩm của công ty đang ở mức ngang bằng với sản phẩm của các công ty khác, nhưng Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn về quy mô và chất lượng.
1.2. các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giá của công ty
Như chúng ta đã biết, giá cả là một trong những yếu tố của marketing Mix. Việc xây dựng và đưa ra chính sách hợp lý cho công ty trong từng thời kỳ là rất quan trọng của giá đến tiêu thụ và lợi nhuận, công ty đã đưa ra mức giá tuỳ theo từng thời kỳ cụ thể.
Hiện nay, Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam đang áp dụng giá theo thị trường và theo chi phí sản xuất.
Các mức giá và chính sách giá của công ty đặt ra là dựa trên sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng sau:
Thứ nhất: Công ty hoạt động trong thị trường có nhiều khách hàng và cũng không ít công ty cung cấp sản phẩm khí công nghiệp.Thị trường hoạt động chủ yếu của công ty là ở Miền Bắc.
Chỉ riêng ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Phòng đã có 4 công ty cung cấp sản phẩm khí công nghiệp đó là Công ty cổ phần khí công nghiệp ThanhGas, Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam, công ty Sovigas và công ty Messer.
Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam sản xuất 2 sản phẩm là Oxy và Nitơ lỏng. Đây là công ty TNHH của Pháp tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty này là chủ yếu cung cấp cho nhà máy Kính nổi Đáp Cầu ( Quế Võ - Bắc Ninh ) và các khách hàng ở Miền Bắc. Là một công ty nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam hoàn toàn có khả năng đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất khí chất lượng cao cạnh tranh mạnh mẽ với công ty Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Công ty khí công nghiệp Messer là công ty liên doanh giữa công ty Ôxy Hải Phòng với Đức. Sản phẩm của công ty la ôxy và argon. Trong ngành sản xuất khí công nghiệp, máy móc công nghệ của Đức được đánh giá rất cao về chất lượng. Công ty messer cũng có khả năng cạnh tranh cao với công ty Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam nếu công ty đầu tư máy móc thiết bị mới.
Công ty khí Sovigas là chi nhánh của công ty Ôxy Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hải Phòng. Sovigas chủ yếu mua lại ôxy lỏng, nitơ lỏng của công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam để nạp chai bán ra thị trường Hà Nội.
Trong thị trường này, không một công ty, một nhà sản xuất nào có đủ sức mạnh tác động làm thay đổi giá cả mà phải thích nghi với giá cả hiện có trên thị trường.
Thứ hai, về cung cầu sản phẩm trên thị trường
Lượng cung sản phẩm trên thi trường hiện naylà khá lớn với một số công ty mới gia nhập thị trường. Nhưng công ty Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam hiện nay là công ty có mức sản lượng sản phẩm cao nhất toàn Miền Bắc. Hơn nữa các công ty khác như Bắc Việt Nam, Sovigas và Messer chỉ cung cấp khí ở dạng lỏng chứa trong cá téc siêu lạnh không tiện dụng cho khách hàng sử dụng số lượng nhỏ và các bệnh viện. Công ty Messer chủ yếu sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường bên ngoài. Trong khi đó, ngoài khí dạng lỏng chứa trong các téc siêu lạnh, công ty Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam còn cung cấp các dạng khí đóng chai thuận tiện cho khách hàng sử dụng nhu cầu nhỏ và đặc biệt cho các bệnh viện.
Vài năm trở lai đây, công ty Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có những dịch vụ sau bán rất tốt như lắp đặt hệ thống hoá khí, sửa chữa, bảo dưỡng, định kỳ kiểm tra và gia hạn kiểm tra, giải quyết khiếu nại của khách hàng …
Hiện nay, cùng với sự mở rộng phát triển nềg kinh tế đất nước, có rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng nên với nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có các ngành kỹ thuật đòi hỏi sử dụng khí công nghiệp. Như vậy nhu cầu sử dụng khí công nghiệp là ngày càng cao.
Thứ 3: Về chi phí vân chuyển
Ngoài các khách hàng ở Hà Nội, công ty còn có rất nhiều khách hàng lớn ở các tỉnh khác như: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá và Lào Cai. Chi phí vân chuyển sản phẩm cho các khách hàng này là rất lớn:
- Dưới 10 km, chi phí vận chuyển bằng 25 - 35% giá xuất xưởng.
- Từ 10-50 km, chi phí vận chuyển bằng khoảng 35-55% giá xuất xưởng.
- Từ 50-100 km, chi phí vận chuyển bằng khoảng 60-80% giá xuất xưởng.
- Trên 100 km, chi phí vận chuyển có thể lên tới 100% giá xuất xưởng.
ở công ty Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, khi vận chuyển sản phẩm đến tận nơi cho khách hàng thì chi phí vânh chuyển được tính như sau:
- Các khách hàng ở khu vực Yên Viên được miễn phí vận chuyển
- Các khách hàng ở Hà Nội: phí vận chuyển là 100.000 đ/chuyến tối đa là 20 chai sản phẩm (trong nội thành xe trọng tải lớn không được vào )
- Các khu vực ở lân cận Hà Nội: Vĩnh Phúc, Đông Anh, Bắc Ninh, Hưng Yên thì phí vận chuyển là 500.000 đ/chuyến nếu sản lượng trên 5o chai, 300.000 đ/chuyến nếu sản lượng là dưới 50 chai.
- Các khách hàng ở xa hơn thì phí vận chuyển tối thiểu là 750.000 đ/chuyến. Ngoài ra còn phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển, số lượng vận chuyển và phụ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên.
Công ty khó có thể tính toán chi phí vận chuyển chính xác để bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Chi phí này thường được tách ra khỏi giá bán, nhưng nếu khách hàng yêu cầu tính toán luôn vào giá bán thì nhân viên phòng bán hàng phải tính toán và phân bổ chi phí này chính xác.
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam xác định chi phí vận chuyển không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Thứ tư: về mục tiêu của công ty
Trước khi cổ phần hóa, mục tiêu của công ty là thích nghi với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công ty phải hoạt động độc lập, hoàn thiện các yếu tố sau đổi mới và quan trọng nhất là mục tiêu tồn tại trên thị trường. Vì mục tiêu tồn tại công ty đã đặt mức giá ngang bằng , thậm trí có sản phẩm thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh như nitơ. Bảng giá của công ty áp dụng trong thờ kỳ này là giá cố định được áp dụng từ 1994 - 1999.
Khi đã hoàn thiện sơ bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với xu thế phát triển chung và sự khuyến khích của Nhà Nước, công ty đã thực hiện cổ phần hóa thành Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, đây là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Khi đã hoàn tất việc cổ phần hóa, mục tiêu lúc này của công ty là giữ vững và mở rộng thi trường, công ty vẫn giữ mức giá cố định cho đến năm 2000 mới thay đổi. Năm 2000, công ty áp dụng mức gía mới cho sản phẩm của mình. Hầu hết các mặt hàng đều tăng giá từ 10 - 20% trong khi đó thì giá của đối thủ cạnh tranh cũng tăng do lạm phát, các yếu tố đầu vào cho sản xuất đều tăng giá. Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế ngày càng tăng của mình bằng chất lượng, dịch vụ và an toàn của sản phẩm.
2. Quy trình xây dựng giá
Để có thể đưa ra một mức giá bán cụ thể và hợp lý trên thị trường, công ty phải thực hiện theo một quy trình gồm 6 bước sau đây:
Sơ đồ 3: Quy trình xây dựng giá ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
Lựa chọn mục tiêu định giá
Xác định nhu cầu
Xác định chi phí
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Lựa chọ phương pháp định giá
Lựa chọn giá
Bước 1: Lựa chọn mục tiêu định giá
Mục tiêu định giá phụ thuộc vào mục tiêu chungcảu doanh nghiệp, được Hội đồng Quản Trị và Ban giám đốc quyết định. Khi định giá, phòng kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi mục tiêu này.
Sau khi lựa chọn mục tiêu sống sót và tồn tại trên thị trường khi mới chuyểnt từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thi trường, Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam hoạt động độc lập và cổ phần hoá đầu tiên vào năm 1999, do đó chính sách giá của công ty dặt ra dựa trên mục tiêu là thị phần và khối lượng tiêu thụ. Công ty đặt mức giá ngang bằng với đối thủ cạnh tranh nhưng khẳng định ở chất lượng và dịch vụ sau bán.
Bước 2: Xác định nhu cầu
Nhu cầu về sản phẩm khí công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là khí công nghiệp có chất lượng cao. Với các sản phẩm của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh và bảng giá của công ty trong thời gian qua ta thấy, rằng cầu sản phẩm ít nhạy cảm với gía vì sản phẩm của công ty có chất lượng hơn sản phẩm của các công ty khác và lại là công ty duy nhất cung cấp các sản phẩm đóng chai.
Bước 3: Xác định chi phí
Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán hàng hóa trên thị trường. Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tính toán và xác định các khoản chi phí một cách chính xác, hợp lý nhằm xác định giá bán bù đắp chi phí và bảo đảm có lãi.
ở mỗi phòng ban, bôn phận, công ty đều có người phụ trách việc thống kê, kế toán riêng. Phân xưởng khí công nghiệp có nhân viên thống kê phân xưởng, hàng ngày tập hợp các tiêu hao về nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công … và hàng tháng nộp bản tính giá thành sản phẩm cho từng máy.
Bước 4: phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh
Trên thực tế, việc phân tích giá thành của đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn, vì vậy công ty chủ yếu đi vào phân tich giá bán và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán cho sản phẩm của công ty mình.
Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Miền Bắc. Sản phẩm của công ty này là ôxy và nitơ dạng lỏng.
ở Công ty Bắc Việt Nam Giá bán Oxy lỏng: 3.154 đồng/kg
Giá bán Nitơ lỏng: 8.200 đồng/kg
ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Giá bán Oxy lỏng: 4.000 đồng/kg
Giá bán Nitơ lỏng: 9.000 đồng/kg
Hiện nay, giá bán sản phẩm của công ty đang ở mức ngang bằng với sản phẩm của các công ty khác, nhưng Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn về quy mô và chất lượng.
Bước 5: lựa chọn phương pháp định giá
Khi biết được các vấn đề cơ bản: chi phí sản xuất sản phẩm, hàng hóa của đối thủ cạnh tranh và lựo nhuận mục tiêu của doanh nghiệp, công ty sẽ định giá đảm bảo mục tiêu của mình.
Với chính sách hiện tạ, công ty đã định giá theo phương phápnhư sau:
Giá bán = Ztb + r% x Ztb
Ztb = Zcx + CpBH + CpQLDN
Trong đó: Zcx là giá thành công xưởng
Ztb là giá thành toàn bộ
CpQLDN là chi phí quản lý doanh nghiệp
CpBH là chi phí bán hàng
r% là lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp tính trên tổng chi phí
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam xác định giá trị của r khoảng 12 - 18%.
Bước 6: lựa chọn mức giá cho các mặt hàng
Bước trên xác định giá bán bình quân cho các mặt hàng. Giá bán cuối cùng của từng mặt hàng còn phụ thuộc vào độ tinh khiết và nhu cầu sản phẩm
Giá bán ôxy khí 33.600 đồng/chai
Giá bán ôxy khí kỹ thuật cao 42.000 đồng/chai
Ngoài sáu buớc trên, để có thể đưa ra mức giá bán cuối cùng trên thị trường thì phải qua các bước tiếp theo:
Sơ đồ 4: Quy trình quyết định mức giá cuối cùng
Phòng kinh doanh đề xuất mức giá
Ban lãnh đạo công ty xem xét
Họp các phòng ban
Tổng giám đốc Cty ra quyết định cuối cùng
Qua sáu bước trên, phòng Kinh Doanh đề xuất mức giá bán dự kiến trình lãnh đạo công ty xem xét. Sau khi cân nhắc và xem xét, ban lãnh đạo công ty sẽ triệu tập các phòng ban để họp bàn.
Trong cuộc họp, phòng Kinh Doanh trinh bày các căn cứ đưa ra mức giá dự kiến, phòng Kế Toán sẽ tính toán và so sánh với lợi nhuận mục tiêu của công ty, phòng kỹ thuật xem xét lại cá định mức về nguyên vật liệu, năng lượng … Phân xưởng sản xuất xem xét về tiền lương công nhân. Sau khi nghe các ý kiến của các cán bộ chụi trách nhiệm ở các phòng ban, ban lãnh đạo công ty sẽ xin ý kiến đóng góp của các bộ phận. Chính sánh giá và giá bán như thế nào sẽ do quyết định của số đông
Sau cuộc họp, ban giám đốc, ban lãnh đạo công ty tổng hợp ý kiến, xem xét, cân nhắc và Tổng giám đốc công ty sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Sau khi Tổng giám đốc ký quyết định, bảng giá mới sẽ được thông báo cho các khách hàng thông qua fax, gặp trực tiếp . . .
3. Công tác quản lý giá ở công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
3.1. Công tác quản lý giá của công ty
Như đã trình bày ở trên, việc xây dựng chính cách giá, mức giá bán là sự kết hợp của Ban giám đốc công ty cùng các phòng ban chức năng, nhưng chịu trách nhiệm chính trong việc này là Phòng Kinh Doanh vai ngoài phân xưởng khí công nghiệp là bộ phận chính tạo ra sản phẩm cho công ty thì phòng Kinh Doanh có vai trò hết sức quan trọng trong tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, marketing. Phòng Kinh Doanh là cầu nối nội bộ công ty với thị trường bên ngoài, từ đó giúp công ty có những chính sách phù hợp với thị trường.
Những thắc mắc yêu cầu, những khiếu nại của khách hàng về công ty cũng được thu nhận và phản ánh qua phòng Bán Hàng. Trong những tình huống phức tạp thì đó cũng là những tình huống phức tạp về giá.
Giá bán được công bố cho tất cả các khách hàng, nhưng có những khách hàng có một mức giá khác do họ tiêu thụ với mức sản lượng cao hơn. Lúc này, phòng Kinh Doanh sẽ trực tiếp ghi nhận ý kiến của họ và trình lãnh đạo xem xét.Theo thống kê, những tình huống như vậy, công ty thương lượng với khách hàng để họ được nhận khuyến mại theo doanh số mua hàng hay theo sản lượng tích luỹ.
Cũng có những khách hàng muốn giảm giá do chất lượng sản phẩm theo họ là không đảm bảo. Khi nhân viên của công ty nhận được điện thoại của khách hàng báo về công ty rằng khí không đạt tiêu chuẩn nên sản phẩm họ sản xuất ra không đảm bảo. Nhân viên này báo ngay cho phòng Kinh Doanh, Phòng Kinh Doanh sẽ cử cán bộ kỹ thuật đến xem xét xử lý và đổi ngay sản phẩm cho khách hàng vì có những trường hợp có chai sản phẩm không đạt độ tinh khiết như khách hàng yêu cầu, ban lãnh đạo công ty, Phòng Kinh Doanh phải thương lượng với khách hàng xem có bồi thường hay không, mức bồi thường là bao nhiêu, hay giảm giá cho lần mua hàng sau.
3.2. Quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng
Trưởng phòng Kinh Doanh chịu trách nhiệm chính theo dõi và xử lý toàn bộ quy trình này nhằm đảm bảo thoả mãn nhu câù của khách hàng, tạo cơ sở thực hiện các hành động k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32688.doc