Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh và những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh. Thực trạng và một số đề xuất.
Phần mở đầu
I. Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc sống ngày càng phát triển đôi khi người ta sống quá nhanh. Vô hình đã bỏ qua và đánh mất những giá trị “ văn hóa” của mình. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh rất nhiều nhưng cơ hội giao lưu “văn hóa” để tiến tới một nền văn hóa “ tiên tiến” thì cũng có rất nhiều những thách thưc lớn. Một trong những thách th
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Những lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh & những điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức đó là mờ nhạt và nguy cơ đánh mất bản sắc của chính dân tộc mình.Và có lẽ ngay từ bây giờ chúng ta lẽ chúng ta phải bắt đầu có những suy nghĩ về vấn đề đó ngay từ bây giờ. Cần có những”rào bảo vệ “ cho văn hóa của mình để có thể thực hiện đúng phương tram”hòa nhập nhưng không hòa tan”.Du lịch nói chung và cụ thể hơn là du lịch văn hóa là một phương pháp” giáo dục “ như” một loại kháng sinh” của văn hóa Việt Nam.
Bắc Ninh một tỉnh nhỏ nhưng có thể nói là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam , những làng quê, và lễ hội ở Bắc Ninh là điển hình của làng quê và lễ hội ở Việt Nam. Ở Bắc Ninh hằng năm có thể nói là nơi diễn ra nhiều lễ hội nhất ở Việt Nam.
Không những vậy Bắc Ninh còn là nơi có một hệ thống làng nghề khá dầy đặc ,chủ yếu là những nghề thủ công truyền thống như trạm trổ , trạm trổ, điêu khắc , đúc đồng,vẽ tranh,làm giấy .. Như vậy Bắc Ninh có những điều kiện rất tuyêt vời để phát triển du lịch lễ hội ,làng nghề , càng tuỵệt vời hơn cho sự kết hợp của du lịch lễ hôi và làng nghề…Tuy nhiên những làng nghề và lễ hội nơi đây đang đứng trước nguy cơ mai một nghiêm trọng. Như vậy du lịch văn hóa nói chung và cụ thể là du lịch lễ hội nói riêng có thể phát triển còn là một điều kiên tuyệt vời để gìn giữ và phát triển các làng nghề đang có nguy cơ mai một ở Bắc Ninh , nâng cao đời sống của người dân nơi đây.
Bài viêt dưới đây của em, dưới góc độ là trách nhiệm của một sinh viên Kinh Bắc, có tiếng nói với quê hương của mình. Một sinh viên năm thứ 3 với những hiểu biết sơ bộ về chuyên ngành du lịch và nguồn thông tin thứ cấp qua đài báo ,internet, và những suy nghĩ của bản thân .
II. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, đời sống vật chất được nâng cao với những tiện nghi hiện đại nhât, mức sống của người dân dược cải thiện trông thấy. nhưng cùng với nó lối sống thực dụng , chạy theo đồng tiền cũng có nguy cơ phát triển. nhịp sống đô thị ngày càng căng thẳng đang khiến cho quan hệ gia đình ngày càng trở lên lỏng lẻo ,cha con, vợ chồng ít quan tâm tới nhau hơn. Trên báo chí đã xuất hiện những vụ con cái kiện cáo cha mẹ, tranh chấp của cải với cha mẹ, đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão vv… là những hiện tượng trước đây chỉ xẩy ra ở phương tây.(Tìm hiểu bản sắc văn hóa việt nam_GS.viện sĩ Trần Ngọc Thêm)
Khi Việt Nam đã gia nhập WTO bên cạnh rất nhiều những cơ hội về kinh tế cũng như về văn hóa. Cơ hội tiếp thu những văn hóa tiến bộ. để tiến tới là một nền “văn hóa tiên tiến”. Bên cạnh rất nhiều những cơ hội đó thì văn hóa Việt Nam sẽ bắt gặp rất nhiều những thách thực “ hòa tan”. Mặt trái của nền kinh tế thị trừơng với khuynh hường “thương mại hóa”,với sự xáo trộn về thang bậc giá trị, với sự phục hồi hủ tục…cũng tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết,nhu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trở lên ngày càng bức thiết.
Khi nghiên cứu đề tài này em muốn nhấn mạnh một điều : phát triển du lịch văn hóa đem lại một lợi ích rất lớn không chỉ đơn thuần dừng lại ở lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn mà nó đem lại chính là “ lợi ích văn hóa” ( như đã nói ở trên)
Với phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở “ du lịch lễ hội làng nghề ở một tỉnh là Bắc Ninh”. Riêng ở góc độ cá nhân sau bài nghiên cứu này em mong muốn có thể củng cố thêm những kiến thức “ kinh tế tế du lịch” của mình. Thành thạo hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học, củng cố và trang bị thêm những kiến thức thực tế về du lịch của Bắc Ninh “ quê hương mình”
III. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
1.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương Pháp thu thập thông tin thứ cấp
Và các phương pháp khác
2.Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm:
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các tài nguyên nhân văn của một công đồng nhăm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa, nhận thức, thẩm mĩ…
2. Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa du lịch và văn hóa
2.1. Sự tác động của văn hóa đối với du lịch
Kết cấu của sản phẩm du lịch
Hàng hóa du lịch
Dịch vụ du lịch
Tài nuyên du lịch
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nhân văn
Vật thể : chùa chiền,cá làng nghề cổ….
Phi vật thể :các lễ hội ,các loại hình nhạc dân gian(vd:quan họ Bắc Ninh….)
Như vậy có thể nói văn hóa là một nguồn lực để phát triển du lịch. Việc tạo ra sản phẩm du lịch phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch. Có thể nói văn hóa là một nguyên nhân phát sinh nhu cầu du lịch. Và bản thân du lịch cũng là một hoạt động văn hóa. Văn hóa là điều kiện để phát triển và phát sinh du lịch. Chiến lược của du lịch Việt Nam là: du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái. Quan điểm phát triển là du lịch bền vững.
2.2. Sự tác động của du lịch đối với văn hóa
Du lịch là phương tiện để truyền tải, trình diễn các giá trị văn hóa. Du lịch là sứ giả của hòa bình làm cho con người hiểu nhau hơn. “Vì giao lưu là một trong các thuộc tính cơ bản của văn hóa và được biểu hiện sinh động trong các du sản văn hóa mà diu lịch đang và sẽ góp phần không nhỏ để thực hiện giao lưu văn hóa. Du lịch là cầu lối của các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hóa khác nhau, tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ với hiện tại tương lai Bên cạnh đó du lịch đem lại một nguồn thu lớn giúp đầu tư trùng tu,tu dưỡng,tôn tạo các giá trị lịch sử như vậy sự phát triển của du lịch tác dộng trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn các giá trị văn hóa
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực không thể phủ nhận của du lịch đối với đời sống kinh tế văn hóa, thì hoạt động du lịch cũng đem lại tác động tiêu cực những ảnh hưởng đến công cuộc bảo tồn các di sản vản hóa nói riềng và nếp sống văn hóa nói chung. Cụ thể là:
Đối với các di sản vật thể đặc biệt là các di sản có giá trị với toàn cầu nổi bật thì khách thăm qua du lịch và sự bùng nổ lượng khách đã trở thành nguy cơ đe dọa đến việc bảo vệ các di tích này. Sự có mặt qúa đông các du khách ở cùng một thời điểm di sản đã tạo lên các tác động cơ học , hóa học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây ra sự hủy hoại các di sản các động sản phụ thuộc như vật dụng trang trí các đồ thờ tự…
Sự phát triển của các dịch vụ du lịch tự phát thiếu kiểm soát và sự bùng nổ lượng khách du lịch còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái tại các khu di sản. Tại nhiều khu di sản , du khách đã viết tên, khắc tên lên các cách đá, sự ô nhiễm khói bụi, các loại rác thải , âm thanh của các động cơ.. tác động trực tiếp lên các bộ phận di tích.
Một trong các sự tác động tiêu cực khác của du lịch là sự thất thoát, buôn bán trái phépvà xuất lậu đồ cổ. Do hám lợi một số kể đã ăn cắp các cổ vật ở các khu di tích, đào bới lăng mộ cổ tiến hành thu gom nhiều hiện vật quý trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao,vùng sâu để buôn bán với khách nước ngoài.
Du lịch tạo nên sự tiếp xúc dân cư xuất than từ các nền văn hóa khác nhau, có tập tục sinh hoạt và tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ, cụ thể nên nhiều khách du lịch đã ăn mặc và ứng xử tùy tiện ở những nơi được coi lầ trang nghiêm – đặc biệt những di tích có ý nghĩa tôn giao tín ngưỡngcủa dân sở tại, gây lên sự bất hòa thậm chí là sự xung đột tâm lý và tinh thần. Du khách nước ngoài đến còn tác động tới tập quán sinh hoạt và truyền thống văn hóa của người dân địa phương.”(vai trò của các di sản văn hóa_PGS. TS Trương Quốc Bình_Giám đốc Bảo tang Mỹ thuật Việt Nam)
3. Điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề
3.1 Điều kiện chung
3.1.1.những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch
Nhóm này bao gồm những điều kiện sau:
3.1.1.1 Thời gian nhàn rỗi của nhân dân:
Muốn thực hiện một cuốc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có thờ gian. Do vậy, thời gian của nhân dân là điều kiện thiết yếu phải có để con người tham gia vào hoạt động đi du lịch
3.1.1.2 Mức sống vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao:
Mức sống về vật chất của ngừơi dân cao
Thu nhập của nhan dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nời ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dung nhiều dịch vụ, hàng hóa. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dung phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiên cần thiết để biến du lịch nói chung thành nhu cầu có khă năng thanh toán, vì khi đi du lịch ngoài phải trả tiền cho các nhu cầu hằng ngày, còn phải trả thêm các khoản tiền thuê tàu xe, nhà ở, tiền tham quan….Và xu hướng khi đi du lịch con người có xu hướng tiêu dung rộng rãi hơn.
Trình độ văn hóa nói chung của nhân dân cao
Nếu trình độ văn hóa chung của một địa phương được nâng cao thì động cơ đi du lịch của người dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, long ham hiểu biết và mong muốn “mở rộng tầm mắt”. Mặt khác nếu trình độ văn hóa của nơi đó nâng cao thì địa phương đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh lịch sự và làm hài long khách đi du lịch tới đó.
3.1.1.3 Điều kiện giao thông vận tải phát triển
Giao thông vận tải là một nhân tố chính trong phát triển du lịch.. Đảm bảo phát triển về:
+Phát triển về số lượng
+ phát triển về chất lượng: phương tiện vận chuyển và chất lượng phục vụ
+Tốc độ vận chuyển
+Đảm bảo an toàn trong vận chuyển
+Đảm bảo tiện lợi trong vận chuyển
+Giá cả rẻ
+ Sự phối hợp khoa học trong vận chuyển giữa các loại phương tiện
3.1.1.4 Không khí chính trị hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới
3.1.2 Nhóm thứ hai: những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch
3.1.2.1 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Một đất nước cót thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất trong du lịch
3.1.2.2 Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách.
Tình hình chính trị , hòa bình ổn định của đất nước là tiền đề cho sự phát triển kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Và cũng là tiền đề cho du lịch phát triển
Các điều kiện an toàn đối với du khách:
Tình hình an ninh trật tự,an toàn xã hội
Lòng hận thù của người dân bản xứ đối với một quốc gia. Một chủng tộc ngừơi..
Các bệnh dịch như tả , hạch , sốt rét … Du khách lo sợ đến đó họ sẽ bị mắc bệnh.
3.2. Các điều kiện đặc trưng
3.2.1. Các điều kiện về tài nguyên du lịch
Các điều kiện vè tài nguyên du lịch là điều kiện cần để phát triển du lịch. Chúng ta không thể phát triển du lịch lễ hội làng nghề nếu ở đó không có các làng nghề truyền thống đặc sắc, các lễ hội dân gian có giá trị văn hóa cao (điều kiện quan trọng nhất, các phong tục tập quán lâu đời,cổ lạ)…bên cạnh đó là các điều kiện về thiên nhiên thuận lợi như: điều kiện về khí hậu điều hòa ổn định, lượng mưa ít vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí và ban ngày và ban đêm không quá cao, và không chênh lệch nhau qua nhiều, ngoài ra còn các điều kiện về hệ động thực vật, nguồn nước, vị trí địa lý lằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch tới nguồn khách không được quá xa, các điều kiện thành tựu kinh tế của các chính sách kinh tế…
3.2.2 Điều kiện sẵn sang phục vụ khách du lịch
3.2.2.1 Các điều kiện về tổ chức
Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
_ Cấp trung ương: các bộ, tổng cục. các phông ban trực thuộc chính phủ có lien quan tới vấn đề du lịch
_ Cấp địa phương: Chính quyền địa phương, sở du lịch..
_ Hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý..
_ Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch
+ Kinh doanh khách sạn
+ Kinh doanh lữ hành
+ Kinh doanh vận chuyển khách sạn
+ Kinh doạn các dịch vụ khác
3.2.2.2 Các điều kiện về kỹ thuật
_ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, bao gồm toàn bộ nhà cửa và các phương tiện vật chất kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu giải trí, cửa hàng, công viên đường xá, cầu cống , các dịch vụ công …
_ Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội : Là những cơ sở vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường xá cầu cống, nhà ga, sân bay, bến cảng. đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp củ khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước…vv
Đối với ngành du lịch cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khia thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng của của sản phẩm du lịch.
3.2.2.3 Điều kiện về kinh tế
Việc đảm bỏa nguồn vốn để duy trì và phát triển họat động kinh doanh du lịch. Bởi vì ngành du lịch là một ngành đi đầu về phương tiện tiện nghi hiẹn đại và là ngành lien tục đổi mới
Việc thiết lập kinh tế với các bạn hàng. Để đảm bỏa việc cung ứng phải thường xuyên và có chất lượng tốt
3.2.3 Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt
Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện dặc trưng để phát triển du lịch.( Ví dụ : 006 một sự kiện khá dặc biệt là BillGates đã tới Việt Nam và đã tới Bắc Ninh)
4. Mối quan hệ của phát triển du lịch lễ hội làng nghề với bảo tồn và phát triển các làng nghề
Có một sự kết hợp rất tuyệt vời đó là đa số các lễ hội ở Bắc Ninh đều gắn với các làng nghề để tưởng nhớ tới công ơn của “ ông tổ làng nghề”. Đây là điều kiện khá thuận lợi để ta gắn du lịch lễ hội và làng nghề.Sản phẩm làng nghề phong phú, đa dạng. Bởi vậy, nhu cầu bạn hàng và thị trường tiêu thụ rất cao. Khách du lịch đến làng nghề sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu tại chỗ ngày càng lớn. Những đoàn khách du lịch kết hợp thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư ngày càng tăng. Các làng nghề đang cần những tổ chức tư vấn, hỗ trợ, tài trợ quốc tế và những dự án đầu tư. Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và thiết lập quan hệ bạn hàng quốc tế của các làng nghề qua việc trực tiếp đón khách du lịch là rất lớn. Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao. Ngày nay, trên thế giới, khách du lịch văn hóa có xu thế ngày càng tăng. Các sản phẩm làng nghề truyền thống thông qua nghệ nhân, hồn dân tộc, tính cách, tập quán người Việt được thể hiện dưới dạng cách điệu trong họa tiết của sản phẩm sẽ tạo thú vị cho du khách. Đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Thông qua giao lưu văn hóa, du lịch Bắc Ninh sẽ có điểm tựa để phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thu hút du khách sẽ đồng nghĩa với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn, nghỉ, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển , nâng cao đời sống của người dân nơi đây… Đó chính là cách nuôi sống không chỉ các làng nghề
Chương II. Cơ sở thực tiễn
I.Các điều kiện để phát triển du lịch ở Bắc Ninh
1.Giới thiệu vè Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam giáp ranh giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Về hành chính
Bắc Ninh bao gồm một thành phố và bảy huyện:
Thành phố Bắc Ninh
Huyện Gia Bình
Huyện Lương Tài
Huyện Quế Võ
Huyện Thuận Thành
Huyện Tiên Du
Huyện Từ Sơn
Huyện Yên Phong
Ngày 13 tháng 4 năm 2006 Bắc Ninh khai trương hệ thống điện tử và công khai hệ thống thông tin đất đai, với sự trợ giúp của hãng Intel.
Cuối tháng 4 năm 2006 tỉnh đã đón chủ tịch tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates, trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày.
Về điều kiện tự nhiên
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông. Sự chênh lệch đạt 15-16°C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
Diện tích: 804 km²
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm
Nhiệt độ trung bình: 23,3°C
Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 79%
Tọa độ: 21°00' - 21°05' Bắc, 105°45' - 106°15' Đông.
Về tài nguyên, khoáng sản
Rừng: Chủ yếu là rừng trồng. Trữ lượng ước tính 3.300 m³.
Khoáng sản: Nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh trữ lượng khoảng 300.000 m³, than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000-200.000 tấn.
Về dân số
Năm 2004 Bắc Ninh có 987.400 người với mật độ dân số 1.222 người/km².
Về thành phần dân số
Nông thôn: 86.9 %
Thành thị: 13.1 %
Về kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2001 ước đạt gần 5.300 tỷ đồng (chỉ số giá năm 1994).
Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 34% - 37% - 29%.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)
Về giao thông
Đường bộ có các quốc lộ 1A, 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với cảng Cái Lân, Quảng Ninh và đường 38.
Đường sắt: có tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Hữu Nghị Quan.
Đường thủy: qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
2. Điều kiện phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh.
2.1.Làng nghề truyền thống
Làng đúc đồng Đại Bái
Làng tranh dân gian Đông Hồ
Làng dệt Hồi Quan
Làng gốm Phù Lãng
Làng Giấy Đống Cao
Bên cạnh những làng nghề lổi tiếng trên đây Bắc Ninh còn rất nhiều làng nghề truyền thống khác. Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới, thì đến 2007 lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng lên 62. Tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ và các sản phẩm sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp của địa phương, ít lổi tiếng do bề dầy lịch sử chưa nhiều,mới chỉ phát triển trong một số năm gần đây tuy nhiên nó lại có một vai trò quan trọng đóng góp một nguồn thu lớn cũng như công ăn việc làm cho dân địa phương.Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt 1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng 27,2% so năm trước và cao hơn so bình quân chung cả nước. Tới năm 2006giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã đạt được gần 9 tỷ đồng/năm trong đó sản xuất công nghiệp của các làng nghề chiếm khoảng 5 tỷ đông. Có thể nói nghững làng nghề không chỉ là linh hồn của văn hóa Bắc Ninh mà còn là linh hồn của kinh tế Bắc Ninh.
2.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây:
Lễ hội Lim (xã Lũng Giang huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, huyện Từ Sơn) để kỷ niệm 8 vị vua nhà Lý.
Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công.
Lễ hội Đồng Kỵ.
Lễ hội Chùa Dâu.
(Theo âm lịch)
Tháng giêng:
* Mùng 4:
Hội rước pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn.
Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích (Phật Tích Tiên Du).
Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
Hội rước lợn ỷ và đuổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong.
Hội hát Quan họ làng Ó (Hội Ó) ở xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh. Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen.
Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại Vương.
Mùng 4-5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Linh, Gia Bình).
*Mùng 5:
Hội Nguyện Cầu (Tam Giang, Yên Phong) có tục ném pháo vào cai đám.
*Mùng 6:
Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du và làng Khả Lễ ở xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh.
Hội rước chạ Khả Lễ, Bái Uyên ở xã Liên Bão, huyện Tiên Du.
Mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.
*Mùng 7:
Hội hát Quan họ làng Đống Cao, xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
Mùng 5-7: Hội "Bách nghệ" làng Như Nguyệt ở xã Tam Giang huyện Yên Phong. Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, nông, công, thương".
Mùng 6-15: Hội "chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả Quế Võ) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau.
*Mùng 8-10:
Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.
Hội hát Quan họ làng Bò Sơn (Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu.
*Mùng 9:
Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn.
Hội thi nấu cơm làng Tư Thế ở xã Trí Quảng, huyện Thuận Thành.
Hội làng Trần ở xã Hạp Lĩnh, huyện Tiên Du.
*Ngày 11-12: Hội thi đọc mục lục làng Phù Khê ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn.
*Ngày 12-13: Hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du.
*Ngày 10-15:
Hội làng Vân Đoàn (Đức Long, Quế Võ) có tục rước lợn đen (ông ỷ).
Hội làng Đình Cả, Lộ Bao (Nội Duệ, Tiên Du) có tục "cướp chiếu", "tế trâu thui".
*Ngày 13-15:
Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài. Nổi tiếng về thi đấu vật.
*Ngày 14-15: Hội đền Bà Chúa Kho, làng Cô Mễ ở xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh.
*Ngày 18-21: Hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo, huyện Gia Bình.
Tháng 2:
*Mùng 6:
Hội đình Keo ở Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
*Mùng 6-12:
Hội trình nghề ở Phương La Đông, Phương La Đoài (Tam Giang Yên Phong).
*Mùng 7:
Hội đền Đức Vua Bà (Thuỷ tổ Quan họ) làng Viêm Xá (Diềm) ở xã Hoà Long, huyện Yên Phong.
Hội "Thập Đình" làng Bảo Tháp ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình.
Hội Viềng (Vĩnh Kiều) ở xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn.
Hội làng Dương Lôi (Đình Sấm) ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn để kỷ niệm ngày mất của bà Phạm Thị thân mẫu Lý Công Uẩn.\
Hội Chùa Đài hay còn gọi là chùa Kim Đài, Đình Bảng, Từ Sơn
Hội làng Tam Tảo ở Phú Lâm, huyện Tiên Du.
*Mùng 7-15:
Hội tranh cây mộc tất làng Long Khám ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du.
*Mùng 8:
Hội làng Nguyễn Thụ ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn.
Hội làng Yên Lã ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn.
Hội chùa Tiêu ở xã Tương Giang, huyện Từ Sơn.
*Mùng 8-10:
Hội làng Cẩm Giang ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn.
*Mùng 10 - 12:
Hội Làng Yên Mẫn - phường Kinh Bắc - Thành phố BN
*Ngày 14:
Hội chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
*Ngày 14-15:
Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ.
*Ngày 12-16:
Hội đình Đình Bảng (Đình Bảng Từ Sơn) có đón chạ Cẩm Giang và thi đấu vật.
*Ngày 26:
Hội làng Tiến Sĩ Kim Bôi ở xã Kim Chân, huyện Quế Võ.
*Ngày 28: Hội chiến thắng Như Nguyệt ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong.
Tháng 3:
*Mùng 8:
Hội làng Trang Liệt ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn.
Hội làng Phù Lưu ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn.
*Mùng 10:
Hội đền Than ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
Hội làng Tiểu Than (Vạn Linh Gia Bình) có diễn trò đua thuyền, bơi chải.
Hội "Thất thôn giao kiệt" làng Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.
Hội làng Đông Phù (Phú Lâm Tiên Du) có trò rồng rắn đuổi bệt.
*Ngày 15-17:
Hội đền Lý Bát Đế ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn.
*Ngày 18-20:
Hội Đậu (Mộ Đạo Quế Võ) có thi thả diều, bơi chải.
*Ngày 24: Hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.
Tháng 4:
*Mùng 7:
Hội Khám (Hội chùa Linh Ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành.
*Mùng 8:
Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành.
*Mùng 9:
Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.
*Mùng 10:
Hội làng Bưởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình.
Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh.
*Ngày 15:
Hội đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong.
*Ngày 20:
Hội đền Vân Mẫu ở xã Vân Dương, huyện Quế Võ.
Tháng 8:
*Mùng 5:
Hội làng Đông Xá ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
*Mùng 7:
Hội rước nước làng Thị Cầu ở phường Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh.
*Ngày 15:
Hội rước nước đền Phả Lại ở xã đức Phong, huyện Quế Võ.
*Ngày 15-16:
Hội đền Chi Long ở xã Long Châu, huyện Yên Phong.
Tháng 9:
*Mùng 8-9:
Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
*Mùng 10-18:
Hội thi nói khoác làng Đông Yên ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
Tháng 10:
*Ngày 15:
Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân, huyện Quế Võ
2.3.di tích di sản văn hóa
Chùa Bút Tháp
Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam
Chùa Tổ - Huyền tích của một vùng Tứ Pháp
Đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua triều Lý
Chùa Dạm
Chùa Dâu
Chùa Phật Tích
Đền Bà Chúa Kho
Giếng Ngọc và đôi cá chép 100 tuổi
Đình làng Đình Bảng
Đền Phụ Quốc
Đình Chùa Làng Yên Mẫn
3.Thực trạng, và nguy cơ mai một của các làng nghề ở Bắc Ninh, và cuộc sống của người dân nơi đây.
Du lịch văn hóa (đặc biệt là du lịch lễ hội làng nghề)là một loại hình khá mớ mẻ ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nó phụ thuộc rất nhiều vào các ngành nghề kinh tế khác. Đặc biệt là ngành văn hóa,tuy nhiên thực trạng lại co thấy giữa du lịch và văn hóa nói riêng và với các ngành kinh tế khác nói chung còn chưa có sự kết hợp hợp lý. Sự quản lý chồng chéo, dẫn tới tình trạng cha trung không ai khóc, trách nhiệm của các bên là không rõ ràng, tình trạng lấn chiếm không gian của đình chùa, và khi các lễ hội diễn ra không có một chủ thể quản lý rõ ràng lên có tình trạng lộn xộn, chuộc lợi. Các trò chơi chương trình tại các lễ hội không được quản lý,các trò chơi dân gian dần dần không còn thấy nữa thay vào đó là những trò như sóc đĩa,cờ bạc ăn tiền…điều đó làm cho các lễ hội mai một dần và mất dần bản sắc và ý nghĩa của nó. Đánh mất đi sự hấp dẫn của mình. Thử hỏi như vậy thì du lịch lễ hội làm sao có thể phát triển.
Bắc Ninh có nhưng điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch “lễ hội, làng nghề”( chỉ chiếm khoảng 0.3%-> 0.4% tổng doanh thud u lịch).Tuy nhiên nhưng thực tế cho thấy du lịch ở Bắc Ninh lại không hề phát triển. Bởi tính chất nhỏ lẻ của các tài nguyên du lịch, đăc biệt bản thân người dân nơi đây cũng không hề có khái niệm về du lịch chỉ đơn giản là những cuộc đi chơi hoặc du xuân mang tính chất “truyền thống”.(Bắc Ninh hàng năm có tới 300 lễ hội nhưng đa số là những lễ hội nhỏ người ta chỉ biết một vài lễ hội điển hình như hội đền bà chúa kho, hội đền đô, hội lim…).
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhưng lại có rất nhiều các làng nghề lổi tiếng. Tuy nhiên cũng giống như các lễ hội các làng nghề ở đây đang đứng trước nguy cơ mai một và thực tế là đã có rất nhiều các làng nghề tưởng chừng đã mai một. Nói tới nguyên nhân, đúng là cũng chẳng thể trách ai, nền kinh tế bung ra, nền sản xuất tiến tiến áp dụng khoa học kỹ thuật tỏ ra ưu việt hơn rất nhiêu kiều phương thức sản xuất thủ công, và dần dần các sản phẩm thủ công dần dần không thể cạnh tranh nổi, và mất dần. Một số làng nghề tỏ ra nhạy bén với thị trường vẫn thích nghi được, nhưng ở tình trạng ngày nào hay ngày ấy không có gì là đảm bảo bởi một kế hoạch lâu dài. Đã có nhiều dự án để quy hoạch phát triển các làng nghề(xây dựng các khu công nghiệp..). Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước:
“ Thứ nhất: Xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Bắc Ninh coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với các địa phương đã tiến hành xây dựng được 21 khu công nghiệp làng nghề với tổng diện tích đất qui hoạch là 460,87 ha. Trong đó điển hình là khu công nghiệp làng nghề Châu Khê, Từ Sơn có diện tích 13,5 ha, đã thu hút 159 cơ sở sản xuất thép trong làng thực hiện di dời ra khu công nghiệp; khu công nghiệp gỗ mỹ nghệ Đồng Quang có diện tích 12,7ha, thu hút 71 công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn di chuyển vào khu công nghiệp; khu công nghiệp giấy Phong Khê diện tích 12,7ha cũng đã được cấp phép xây dựng cho 22 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0035.doc