BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Nguyễn Thị Ngân Sương
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI TRI ÂN
Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương kính lời cảm ơn đến quý thầy cô đã
hết lòng truyền đạt những tri thức quý báu trong thời gian qua.
Kính lời cảm ơn đến quý thầy cô của Phòng KHCN - Sau Đại học trường
ĐHSP TP. Hồ
172 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
những năm học ở đây.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận
này.
TP. Hồ Chí Minh, 20-12-2007
Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương
Kính lời
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ vô
ngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ đã thành hiện thực và cũng còn rất
nhiều ước mơ chỉ là ước mơ mà thôi. Khám phá thế giới cổ tích là bước vào
thế giới vô cùng vi diệu của những điều trần tục trong thế giới của những ông
Bụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu kỳ ảo. Do vậy, bước vào thế giới cổ
tích để sống với những ước mơ của dân gian cũng chính là để sống với những
ước mơ của chính mình, mong muốn mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tâm lý của
người sáng tạo truyện cổ tích và những người đọc cổ tích là đón chờ một điều
gì đấy công bằng tốt đẹp, nhìn thấy cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ác
bị trừng trị:
“Ở hiền thì lại gặp hiền,
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.
và tin rằng thế giới cổ tích có điều nhân quả. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích
rất mạnh và không thể phủ nhận được.
Đề tài “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”
dựa vào nguồn khảo cứu, sưu tầm của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của
nhiều nguồn truyện khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với những bài viết, những
công trình nghiên cứu của nhiều người đi trước kết hợp trực tiếp với việc
nghiên cứu tác phẩm, người viết có cơ sở xác tín hơn để nghiên cứu. Đó là
những cơ sở sau đây:
1.1. Kết cấu của truyện cổ tích thường được tổ chức theo mô hình. Mô típ
phổ biến trong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kì là mô típ
trừng phạt và mô típ ban thưởng (nhân vật được kết hôn hoặc được lên ngôi,
hưởng một cuộc sống sung sướng còn kẻ ác bị giết chết, trở về với cuộc sống
nghèo khổ hoặc bỏ quê mà ra đi). Hay nói một cách khác kết thúc trong
truyện cổ tích thường là kết thúc có hậu. Nghiên cứu phần kết thúc của truyện
cổ tích, lý giải cái hay, cái đẹp của truyện chính là đi vào khám phá những
quan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó. Người nghe bao giờ cũng
quan tâm đến kết thúc của truyện hoặc có khi hồi hộp theo dõi xem nhân vật
sẽ làm gì (như thế nào) trước khó khăn, thử thách. Những lúc như vậy, người
nghe cũng thầm mong ước cho nhân vật mình yêu thích vượt qua mọi hoạn
nạn và thở phào nhẹ nhõm trước kết thúc tốt đẹp.
1.2. Hình thức tổ chức cơ bản của một tác phẩm thuộc loại tự sự là liên kết
các sự kiện thành truyện. Có thể nói, truyện là một chuỗi sự kiện xảy ra cho
nhân vật trong không gian và thời gian, có mở đầu, có phát triển và kết thúc,
thể hiện những quan hệ, những mâu thuẫn… nhằm phản ánh quá trình nhận
thức và giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Hệ thống các sự kiện
được tổ chức, sắp xếp lại gọi là cốt truyện. Trong truyện cổ dân gian, cốt
truyện cực kì quan trọng. Mỗi cốt truyện kể về cuộc đời và sự phát triển tính
cách của nhân vật chính, nhằm phản ánh quan điểm, tư tưởng và thẩm mỹ của
nhân dân đối với hiện thực cuộc sống. Đối với truyện cổ tích thần kỳ, câu
chuyện được kết thúc ở phần mở nút, xung đột, mâu thuẫn bị triệt tiêu và
truyện để lại trong lòng người đọc một sự thỏa mãn và niềm tin. Như vậy, đề
tài “Hình thức thưởng - phạt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” góp phần
lý giải mối quan hệ giữa các hình thức kết cấu cốt truyện để hiểu rõ thêm
những kiểu mang tính quy luật.
1.3. Tất cả truyện cổ tích nói chung và một số truyện cổ tích có chứa hình
thức thưởng phạt đều gặp nhau ở các mô-típ cơ bản: mô- típ chàng trai, cô
gái, người nông dân… nghèo khổ, bất hạnh xuất hiện, gặp khó khăn trở ngại
trong cuộc sống; Bụt, tiên hoặc một ai đó hiện ra giúp đỡ, chỉ dẫn cho họ (trao
cho một công cụ chinh phục), loại trừ hay chiến thắng kẻ khác, cứu được
người tốt thoát khỏi hoạn nạn, cho được hưởng cuộc sống hạnh phúc với giấc
mơ thay đổi cuộc đời đã thành hiện thực (làm quan, làm phò mã, lên ngôi trị
vì, giàu sang, cưới được vợ đẹp…); còn kẻ ác, kẻ xấu bị trừng trị (bị trừng
phạt, bị đày đi biệt xứ, hóa kiếp thành những con vật nhỏ bé, dơ bẩn…).
Nghiên cứu hình thức thưởng phạt trong cổ tích vì vậy không thể tách rời với
việc nghiên cứu về những mô- típ cơ bản để phát hiện ra những cách biểu đạt
riêng của thể loại. Hơn nữa, nghiên cứu truyện cổ tích của các dân tộc khác
nhau trên cơ sở vừa khảo sát vừa đối chiếu so sánh để qua đó nhận diện
những nét khu biệt trong diện mạo văn hóa của từng dân tộc. Từ công việc
nghiên cứu này, chúng ta thấy rõ hơn sự độc đáo và tính đa dạng trong đời
sống văn hóa các dân tộc anh em Việt Nam.
Với những lý do trên, đề tài được chọn theo chúng tôi nhằm hệ thống hóa
lại các dạng thức thưởng phạt được xem như là một phần kết cấu quan trọng
của thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích từ trước đến nay vẫn được nhiều người
quan tâm. Vì vậy, tình hình tư liệu về nguồn truyện cổ tích rất phong phú.
Chúng tôi cố gắng tìm được nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài hoặc ít
nhiều phục vụ cho đề tài như sau:
2.1. Một số giáo trình đại học và một số công trình nghiên cứu về truyện
cổ tích của tác giả Nguyễn Ngọc Côn, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Đỗ
Bình Trị, Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn, Chu Xuân
Diên- La Chí Quế, Nguyễn Đổng Chi…, chúng tôi cũng đã tìm được những
thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu. Nguyễn Đổng Chi (phần nghiên cứu
trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập I) và Cao Huy Đỉnh (Tìm
hiểu tiến trình văn học Việt năm, 1973) đều đề cập đến đặc điểm của truyện
cổ tích đặc biệt là cổ tích thần kì là phản ánh hiện thực thông qua yếu tố thần
kì và kết thúc có hậu. Truyện thể hiện tinh thần lạc quan, quan điểm thẩm mỹ
tích cực của nhân dân lao động. Trong chương III: phần viết về nghệ thuật
truyện cổ tích, Lịch sử Văn học Việt Nam, tập I, nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Côn cho rằng về phương diện kết cấu truyện cổ tích có phần mở đoạn,
khai đoạn và kết thúc. Cốt truyện được xây dựng theo trình tự tuyến tính lấy
nhân vật làm xuất phát điểm; tình tiết của truyện xoay quanh một vấn đề và
hai tuyến nhân vật nhằm thể hiện cho tư tưởng thiện ác. Ngoài ra tác giả còn
đề cập đến đặc điểm chức năng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích với vai
trò quan trọng. Còn trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập I, chương IV,
Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật chú ý nhiều đến các yếu tố thần kì (sự
hóa thân của nhân vật, vật thiêng biến hóa…) của truyện cổ tích các dân tộc
và cho rằng truyện cổ tích dùng những hình ảnh nghệ thuật thần kì làm
phương tiện để dẫn đến kết cục có ý nghĩa nhân đạo cao cả: sự chiến thắng
của cái thiện. Qua đấy, các tác giả cũng chỉ rõ ra các nhân vật giúp đỡ con
người trong các truyện cổ miền núi không phải là ông Bụt, ông Phật như
trong truyện cổ người Việt mà là cây cỏ, con thú…quen thuộc của người dân
miền núi. Như vậy trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã giúp
cho người đọc thấy sự phong phú, đa dạng của các loại mô- típ, kiểu truyện
của nhiều dân tộc có điều kiện sống khác nhau và nét độc đáo của truyện cổ
từng dân tộc trong cách nhìn nhận, phản ánh đời sống hiện thực. Ở đôi chỗ,
hai tác giả cũng có cái nhìn đối sánh về yếu tố thần kì của truyện cổ tích của
các dân tộc. Công trình nghiên cứu ấy đã khơi nguồn, tạo cơ sở cho chúng tôi
trong cái nhìn nghiên cứu, đối sánh giữa hình thức thưởng phạt của các dân
tộc khác nhau trên dải đất Việt Nam. Trong mục Truyện cổ tích trong Từ
điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên những đặc điểm cơ bản về
phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kì là vai trò quan trọng của yếu tố
thần kỳ trong kết cấu. Quá trình dẫn dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố
thần kì can thiệp vào cốt truyện dẫn đến kết thúc có tính chất ước mơ là sự đổi
đời của nhân vật chính. Nhân vật được cấu tạo theo hai tuyến thiện- ác, nhân
vật thiện xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt
còn nhân vật ác thể hiện theo khuynh hướng phê phán xã hội thể hiện cho cái
xấu, thế lực tàn bạo. Tuy nhiên công trình chưa thể hiện được tính hệ thống
các mô hình thưởng phạt. Cũng cùng quan điểm như trên, tác giả Lê Chí Quế
(phần Truyện cổ tích trong Văn học dân gian Việt Nam) cũng nhấn mạnh
vai trò của yếu tố thần kì. Theo ông, trong truyện cổ tích thần kỳ, yếu tố này
chi phối mọi hành động của cốt truyện còn trong truyện cổ tích thế sự, yếu tố
này nhạt dần và mất dần lối kết thúc có hậu. Nó chỉ có ý nghĩa tô đậm một
yếu tố nào đó trong kết cấu mà thôi (chẳng hạn như cái chết của nhân vật
trong truyện Trầu Cau). Trong phần viết về truyện cổ tích (sách Văn học dân
gian Việt Nam tập II- Tủ sách Đại học Sư phạm), tác giả Hoàng Tiến Tựu
cho rằng lực lượng thần kỳ giữ một vai trò rất quan trọng trong truyện cổ tích
thần kỳ. Nó chi phối và tác động đến cách lý giải cuộc sống của dân gian,
biểu hiện cho lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân lao động.
Nhìn chung, những bài viết này dừng lại ở việc phân tích và tìm hiểu đặc
điểm nổi bật của truyện cổ tích, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật, khám phá
bản chất của thể loại, đưa ra phương pháp nghiên cứu căn cứ vào đặc trưng
của thi pháp thể loại. Tuy có đề cập đến hình thức thưởng và các yếu tố có
liên quan đến thưởng phạt nhưng các công trình trên không xem nó như một
biểu hiện có tính trội về hệ thống.
2.2. “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện Tấm
Cám” của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là công trình nghiên cứu có
tính chất toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm
Cám ở Việt Nam. Theo ông trong truyện “Tấm Cám” của Việt Nam phải để
Tấm trừng phạt Cám như vậy mới được chân thực. Cô Tấm buộc phải chọn
cách giết chúng (mẹ con mụ dì ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong
công trình này ông đã phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích:
chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh
Gia Khánh cũng đề cập đến yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kì và cho rằng phần
hư cấu rất quan trọng. Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn
thành nhiệm vụ. Như vậy, những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý
cho chúng tôi đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn.
2.3. Trong chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, GS
Chu Xuân Diên đã tập hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả
về truyện cổ tích đã gợi lên những hướng tiếp cận cho chúng tôi trong quá
trình đi sâu vào lý giải các hình thức thưởng phạt. Chuyên luận chỉ ra cơ sở
khoa học và sự thành công của các công trình nghiên cứu chính là việc dựa
vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn hóa và để lý giải những truyện
cổ tích cụ thể. Ở mục “Tinh thần phê phán xã hội và lý tưởng dân chủ
nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai đoạn đầu của chế độ
phong kiến” (Trích “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
1974” của Cao Huy Đỉnh), tác giả đã phỏng đoán khoa học về các mốc lịch sử
xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau”
phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm và hình thái hôn nhân: chế độ quần
hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia đình, lứa đôi thời phụ hệ còn “Tấm
Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và cơ sở xung đột bước đầu có tính
chất giai cấp, truyện “Cây khế” đề cập đến mối quan hệ anh chị em trong gia
đình phụ quyền. Một số công trình khác như: “Qua tục ăn trầu và truyện
trầu cau của người Việt bàn về mối quan hệ anh em, vợ chồng” (Tạp chí
văn học số 1-1984) của Tăng Kim Ngân), “ Chủ đề thử tài kết hôn- Sự biến
đổi từ phong tục dân tộc học đến mô típ truyện cổ tích thần kỳ” (Trích
Tạp chí văn hóa dân gian, số 3- 1997), “Nghiên cứu nhân vật xấu xí mà có
tài trong truyện cổ tích các dân tộc” (Tạp chí văn học số 4-1985) của
Nguyễn Thị Huế, “Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mường”
của Nguyễn Thái Thuyên, “ Từ nhân vật của truyện cổ tích thần kì đến
nhân vật truyện cười” và “Về những đặc điểm trong truyện cổ tích thần
kì ở Việt Nam” của Hà Châu là những gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu quan niệm xưa của dân gian trong vấn đề phản ánh thực tại gắn liền với
sự phát triển của lịch sử. Những mô típ, những chi tiết trong truyện cổ tích
không hoàn toàn huyễn hoặc mà có cơ sở khoa học, phù hợp với dự cảm thẩm
mỹ của dân gian, đầy sức mạnh của quan niệm. Dựa vào những kết quả của
những công trình trên, chúng tôi có điều kiện đi sâu tìm hiểu những mô típ
thường gặp trong hình thức thưởng phạt như các mô típ về vật thiêng có phép
thuật, người mang lốt vật và cởi bỏ lốt vật (mô típ hóa thân), mô típ về sự thử
thách để thử tài và đạo đức của nhân vật. Trên cơ sở ấy, chúng tôi cố gắng tìm
hiểu sự giống nhau cũng như một số nét độc đáo riêng biệt giữa các hình thức
thưởng phạt của cổ tích các dân tộc trên dải đất Việt và một số nước trong
khu vực.
2.4. Một số công trình viết về thần thoại và truyền thuyết tuy hơi xa với đề
tài luận văn nhưng cũng giúp cho chúng tôi hiểu thêm một số phương diện để
lý giải truyện cổ tích như: “Góp phần tìm hiểu các nguồn gốc truyền thuyết
Âu Cơ- Lạc Long Quân” của Phan kế Hoành (Tạp chí văn học số 4-1978),
“Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân
gian Không Lộ” (Tạp chí văn học số 6 ) của Nguyễn Quang Vinh, “Tìm hiểu
mô típ cây trong họ Hồng Bàng và Đẻ đất đẻ nước” của Nguyễn Thị Huế
(Tạp chí văn học số 5- 1983). Những công trình trên liên quan đến việc tìm
hiểu nguồn gốc và một số mô típ trong truyện cổ tích như mô típ của sự thụ
thai thần kì, mô típ người lấy vật, mô típ chết đi hóa thân vào thân cây. Đấy
là sự phát hiện mang tính gợi ý giúp cho chúng tôi tìm hiểu sâu hơn giá trị của
những nhân vật ẩn mình trong hình thức thưởng phạt…
2.5. Đáng chú ý hơn nữa là chuyên luận nghiên cứu về truyện cổ tích của
GS. Chu Xuân Diên về “Về cái chết của mẹ con Cám” (Tạp chí văn hóa dân
gian số 2, 1999). Chuyên luận này đã tập hợp những bài nghiên cứu khác
nhau viết về kết thúc truyện Tấm Cám và cũng từ đó tác giả đã phân tích và
rút ra kết luận là trả thù hay trừng phạt. Thông qua công trình này tác giả cũng
đi sâu vào nghiên cứu một số mô típ trong truyện và lý giải nguồn căn của
những mô típ ấy. Tác giả của bài viết rất công phu trong việc tìm hiểu vốn
văn hóa cổ của Việt Nam và các nước trên thế giới. Quan trọng hơn tác giả rất
thận trọng trong cách đánh giá vấn đề, bám sát các nguyên tắc nghiên cứu
phônclo, lý giải các mô típ và các thành tố nghệ thuật khá thuyết phục. Tác
giả đã đưa ra phỏng đoán như sau: “Các tình tiết làm thành đoạn kết của
truyện “Tấm Cám” không phải là do “quyền tự do sáng tạo của dân gian”,
mà là những mô típ, hay nói đúng hơn, những biến thể của những mô típ có
nguồn gốc từ thực tại và quan niệm thực tại của những con người thời xưa.
Những mô típ ấy đã trải qua quá trình được nhào nặn lại không phải là tùy
tiện mà có qui luật, theo một lôgic không phải lôgic của lối cảm, lối nghĩ, lối
sống hiện đại, mà lôgic của tư duy cổ tích” [9, tr.13]. Trong những mô típ của
truyện “Tấm Cám”, tác giả xác định được mô típ chính của truyện là mô típ
trừng phạt biểu thị cho tư tưởng cái ác bị trừng phạt (theo bản kể của Vũ
Ngọc Phan thì mô típ này chuyển sang dạng mô típ trả thù- và hai mô típ
dùng để miêu tả cái chết “chết do dội nước sôi” và “mẹ ăn thịt con”). Kết thúc
truyện bằng hai mô típ song song “cái ác bị trừng phạt”, “mẹ ăn nhầm thịt
con” và chết, cái thiện được ban thưởng. Dù rằng công trình này chỉ đi sâu
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến một truyện cổ tích cụ thể nhưng qua đây
chúng tôi rút ra được nhiều tư liệu nghiên cứu quý báu và học tập cách tiến
hành nghiên cứu để xác định hướng đi cho đề tài của mình. Với tình hình
nguồn tư liệu như thế, chúng tôi cố gắng tư duy và phân tích để xây dựng cho
mình những ý tưởng cơ bản phù hợp với đề tài nghiên cứu. Trong đó, chúng
tôi lấy việc nghiên cứu những truyện cổ tích cụ thể nhằm đưa ra những nhận
xét bước đầu trong việc tìm hiểu đặc điểm của những hình thức thưởng phạt.
3. Giới hạn đề tài
Có thể nói, hình thức thưởng phạt là một hình thức phổ biến trong truyện
cổ tích và nó cũng thể hiện khá rõ quan điểm thẩm mỹ của dân gian trong việc
phản ánh, lý giải những vấn đề của cuộc sống. Hơn thế nữa, hình thức thưởng
phạt tham gia vào quá trình vận động và phát triển của cốt truyện, là thành tố
cấu thành quan trọng của truyện cổ tích. Nó là yếu tố chứa đựng nội dung lại
là yếu tố hình thức của tác phẩm. Do đó, nó thu hút nhiều mối quan hệ với các
yếu tố khác tham gia vào cấu thành tác phẩm đặc biệt là ở phần phát triển
đỉnh điểm và kết thúc của truyện. Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào
các hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam do đó chúng tôi chỉ
đề cập đến những yếu tố, hình thức có liên quan đến các biểu hiện của nó.
Hướng nghiên cứu của bài viết dựa trên cơ sở đi tìm các mối quan hệ có liên
quan đến các hình thức thưởng phạt để rút ra những đặc điểm của hình thức
thưởng phạt cũng như lý giải chúng ở góc nhìn văn hóa của dân tộc. Cho nên
những vấn đề về kiểu truyện, phân loại, chủ đề…được đề cập đến chỉ hỗ trợ
cho việc đi tìm những đặc điểm và những quan điểm thẩm mỹ của dân gian
được gởi gắm thông qua các hình thức thưởng phạt tồn tại trong truyện. Tất cả
những điều trên liên quan trực tiếp đến việc thu thập, lựa chọn nguồn truyện
khảo sát. Do đó, trong chừng mực có thể chúng tôi cũng không loại trừ những
truyện đồng dạng với nhau trong việc khảo sát vì công việc của đề tài bao
hàm cả quá trình so sánh các hình thức thưởng phạt giữa các dân tộc với nhau.
Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ có thể lấy truyện khảo sát chủ yếu từ nguồn
truyện cổ tích thần kì của các dân tộc thuộc dạng kết thúc có hậu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng khoảng 120 truyện của hai
mươi bốn dân tộc anh em để nghiên cứu. Đây là những tộc người tương đối
lớn ở Việt Nam và có đời sống vật chất và tinh thần khá đa dạng, phong phú.
Chúng tôi cũng hi vọng và tin tưởng rằng số lượng truyện như thế phần nào
cũng thể hiện những đặc điểm cơ bản nhất của hình thức thưởng phạt của Việt
Nam nói chung và từng nhóm dân tộc nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu văn học dân gian như phương pháp nghiên cứu liên ngành và
phương pháp so sánh. Chúng tôi cũng đồng thời vận dụng song song các thao
tác khảo sát, thống kê, hệ thống và phân tích để hỗ trợ cho những phương
pháp nêu trên.
Trong quá trình tìm hiểu các hình thức thưởng phạt cũng như lý giải các
giá trị thẩm mỹ trong quan niệm xưa của dân gian ở các dân tộc khác nhau,
người viết không tùy tiện suy diễn mà đều dựa vào những cơ sở khoa học và ý
nghĩa thực tiễn của những kết luận. Trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh
giá, người viết có liên hệ, so sánh hình thức thưởng phạt của các dân tộc với
nhau. Cũng cùng một kiểu truyện tương đồng nhưng các dân tộc khác nhau lại
có hình thức thưởng phạt khác nhau. Kết quả so sánh không những giúp
chúng tôi hiểu biết sâu sắc về các hình thức thưởng phạt của một dân tộc nhất
định mà còn nhận thức toàn diện, đầy đủ tất cả các đối tượng nghiên cứu. Sau
khi phác họa những đặc điểm chung của các hình thức thưởng phạt, chúng tôi
mới tiến hành so sánh, đối chiếu những đặc điểm ấy giữa các dân tộc khác
nhau, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Và cũng trên cơ sở ấy
chúng tôi lại lý giải tại sao lại có những hiện tượng như vậy.
Bên cạnh đó, các phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích được chúng tôi
tiến hành xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Cùng với quá trình khảo sát
ấy, người viết hệ thống, sắp xếp các truyện theo trình tự các khía cạnh của vấn
đề, lọc ra những truyện có chung một mô hình xếp vào một nhóm theo kiểu
xâu chuỗi chứ không đi vào từng dân tộc cụ thể tránh sự trùng lặp không cần
thiết.
Từ việc xác định được hình thức thưởng phạt, lập mô hình, nghiên cứu
mô típ, người viết dựa vào đó phân tích, lý giải để rút ra những nhận định
khách quan, khoa học tránh được lối áp đặt, suy diễn. Chúng tôi cũng hy vọng
và mong muốn rằng, tất cả những phương pháp và thao tác nghiên cứu đã
được đề cập ở trên sẽ nghiên cứu đúng bản chất của sáng tác dân gian, đặc
biệt là các vấn đề cụ thể của thể loại truyện cổ tích.
5. Nguồn dẫn liệu
Kết quả của bài viết dựa vào hầu hết các tuyển tập truyện cổ của các dân
tộc, bao gồm trước và sau năm 1975. Từ những tuyển tập đó chúng tôi rút ra
được 120 truyện của hai mươi bốn dân tộc khác nhau. Cụ thể nguồn dẫn liệu
như sau:
Danh mục truyện chọn khảo sát
Gồm có 120 truyện của hai mươi bốn dân tộc trên đất nước Việt Nam.
1. Dân tộc Kinh
1. Sự tích chim tu hú
2. Sự tích con muỗi.
3. Sự tích con khỉ.
4. Sự tích con mối hay Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho.
5. Bốn người bạn.
6. Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ.
7. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng.
8. Ông thần núi xanh và anh chàng họ Lục
9. Lấy chồng dê
10. Mụ dì ghẻ ác nghiệt hay Sự tích con dế.
11. Cô gái muốn lấy chồng hoàng tử
12. Ai mua hành tôi hay Lọ nước thần.
13. Bính và Đinh.
14. Cây khế.
15. Của Thiên trả Địa.
16. Bán tóc đãi bạn.
17. Hai cô gái và cục bướu
18. Sọ Dừa.
19. Cây tre trăm đốt.
20. Chữa bệnh cho Long Vương.
21. Tấm Cám.
22. Con chim khách nhiệm mầu.
23. Tiêu diệt mãng xà
24. Người con út hiếu thảo.
25. Thạch Sanh.
26. Bốn cô gái muốn lấy chồng hoàng tử.
27. Chàng đốn củi và con tinh.
28. Hà rầm hà rạc.
29. Hai ông trạng nhỏ.
30. Vua Quạ.
2. Dân tộc Mèo (H’Mông)
1. Kho vàng của mặt trời.
2. Y Đam và nàng H’bia.
3. Người chồng bội bạc.
4. Người anh tham lam.
5. Người tham vỡ bụng.
6. Túi da cáo và lưỡi câu gai.
7. Nàng mù và anh chàng thong manh.
8. Ở ác gặp ác.
9. Sính Lữ cứu con Ngọc Hoàng.
10. Nàng Hoa Lược.
11. Hòn gạch nên nghĩa vợ chồng.
12. Chàng rể bảy.
13. Sự tích cây chuối rừng.
3. Dân tộc Khmer
1. Bốn chàng hói.
2. Chau Bay Cà Đâng hay Chàng Cơm Cháy.
3. Sóc lành, Sóc ác hay Sự tích hoa cỏ may.
4. Niêng Mô-mắc -mê -đa hay Cô gái mồ côi.
5. Chau Sanh và Chau Thong.
6. Mê Núp.
7. Hai cây khế.
8. Cối xay thần.
9. Niềng Kòn-Tuốc và Niềng Chông-Ầng-Kam.
4. Dân tộc Thái
1. Lúa chàng Nai.
2. Chàng Hoa Đất.
3. Nàng Khao, Nàng Đăm.
4. Ý Noọng, Ý Ưởi.
5. Tham thì thâm.
6. Chàng Rùa.
7. Nàng Han.
8. Nàng tiên trứng.
5. Dân tộc Vân Kiều
1. Ta lăn, Ta lê.
2. Sự tích chim thù thì.
3. Cá bống thần.
4. Rú Roọc Xađie.
5. Xi Piệc Nhe Nhe.
6. Piềng Riềng.
7. Anh em mồ côi và con ếch nhỏ.
6. Dân tộc Dao
1. Cối đá đổi vàng.
2. Con cày hương biết hát.
3. Mồ côi và tên nhà giàu xấu bụng.
4. Ba sợi râu của sư tử.
5. Chiếc khăn thêu.
6. Chàng Lùn.
7. Dân tộc Chàm
1. Phò mã Sọ Dừa.
2. Xin chôn ở núi vàng.
3. Nàng ngón út.
4. Da Rác lấy chồng tiên.
5. Vua quạ
8. Dân tộc Nùng
1. Người nghèo lấy được con vua.
2. Ò Pẻn, Ò Kín.
3. Tài Xì Phoòng.
4. Chim phàng náo.
9. Dân tộc Chăm Hơ-roi.
1. Em bé và con chim vàng anh.
2. Pơ - ria, Pơ - ró.
3. Chàng lười.
4. Chàng Rít.
10. Dân tộc Tày
1. Tua Gia, Tua Nhi
2. Hố vàng hố bạc.
3. Hoàng tử Rùa Trắng.
4. Chuyện Hột Nhồi.
11. Dân tộc Gia Rai
1. Chàng Lợn.
2. Bà Pôm và Y Rít.
3. H’Bia Rác lấy chồng chồn.
12. Dân tộc Cơ tu
1. A lan và A ly
2. Ông Hùi.
3. Mụ dì ghẻ ác độc và hai đứa con chồng.
13. Dân tộc Ê-đê
1. H’Bia Ngo.
2. Rum Dú với gái nhà trời.
14. Dân tộc Giáy
1. Hai anh em mồ côi.
2. Bảy chị em.
3. Quả bầu ước.
15. Dân tộc H’rê
1. Nàng tiên thứ chín
2. Hai dòng suối
3. Ú và Cao
16. Dân tộc Xơ – đăng
1. Quả dưa dại.
2. Chàng Rùa.
3. Lưỡi búa của thần sét.
17. Dân tộc Ba-na
1. Hơ-lúi.
2. Cóc và H’Bia Phu.
18. Dân tộc Cao Lan
1. Chú ba lấy vợ
2. Hoàng tử rắn.
19. Dân tộc Pu Péo
1. Ính và Inh.
2. Hai anh em mồ côi.
20. Dân tộc Mường
1. Chàng Sơn.
2. Hai đứa mồ côi và bà dì ghẻ.
21. Dân tộc Ka-dong
1. Y- zật Y- noók.
2. Chàng cóc.
22. Dân tộc Phù Lá
1. Mồ côi lấy con vua.
23. Dân tộc Lô Lô
1. Vùi và Lu.
24. Dân tộc X’rê.
1. Gơ-lui Gơ-lát.
6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 109 trang (không kể Phụ lục). Ngoài Phần mở đầu (18
trang) và Phần kết luận (3 trang), luận văn gồm hai chương sau đây:
Chương 1: Đặc diểm các hình thức thưởng- phạt trong truyện cổ tích
Việt Nam.
Trong chương này, luận văn có nhiệm vụ đi tìm các đặc điểm của hình thức
thưởng- phạt trong truyện cổ tích Việt Nam. Từ những nguồn truyện đọc
được, chúng tôi thống kê, sắp xếp chúng theo từng nhóm riêng: nhóm truyện
chỉ có một hình thức thưởng, nhóm truyện chỉ có một hình thức phạt và nhóm
truyện có hình thức thưởng và phạt. Sau đó, luận văn đi vào miêu tả từng
nhóm có chứa các hình thức thưởng phạt như đã phân loại trên và tìm ra
nguyên tắc, cách thức thưởng và phạt trong từng nhóm nhỏ. Thông qua đó,
chúng tôi cố gắng lập sơ đồ, mô hình hóa các hình thức thưởng phạt của loại
hình tự sự gian dân này. Và từ đó chúng tôi đưa ra những đặc điểm của các
hình thức thưởng – phạt.
Để làm được nhiệm vụ này, chúng tôi đã tiến hành những bước như sau:
1.1. Giới thuyết về hình thức thưởng – phạt
1.2. Phân loại, miêu tả các hình thức thưởng – phạt.
1.3. Đặc điểm các hình thức thưởng – phạt.
Chương 2: Mối quan hệ giữa các hình thức thưởng- phạt và những mô
típ tiêu biểu.
Nhiệm vụ của chương là đi tìm những mô típ tiêu biểu tham gia vào trong
sự phát triển cốt truyện có mối quan hệ với các hình thức thưởng - phạt. Các
mô típ này là mục đích và công cụ để nhân vật giành được phần thưởng, sự
chiến thắng cuối cùng và tiêu diệt cái ác, cái xấu xa. Luận văn cũng xác định
rõ những mô típ cơ bản để tạo nên kiểu truyện có kết thúc có hậu rồi miêu tả,
tìm đặc điểm và vai trò của chúng. Từ đó, luận văn chỉ ra được mối liên hệ
giữa các mô típ và những hình thức thưởng – phạt. Trong quá trình tiến hành
luận văn bước đầu có so sánh, đối chiếu việc sử dụng các mô típ thưởng –
phạt ở các dân tộc có nguồn truyện khảo sát để thấy được nét độc đáo riêng.
Theo đó, chương hai này có những nội dung sau:
1.1 Các mô típ ban thưởng
1.1.1 Mô típ “Phương tiện thần kì”
1.1.1.1. Mô típ “Con vật thiêng có phép”
1.1.1.2. Mô típ “Báu vật thần kì”
1.1.2. Mô típ “Người trợ giúp thần kì”
1.1.3. Mô típ “Hóa thân nhiều lần”
1.1.4. Mô típ “Kết hôn và lên ngôi”
1.1.4.1. Mô típ “Người trần kết hôn với tiên”
1.1.4.2. Mô típ “ Người trần kết hôn với người thủy cung”
2.1. Mô típ trừng phạt
2.1.1. Mô típ “ Sự bắt chước không thành công”
2.1.2. Mô típ “Cái chết và sự biến hình”.
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC
THƯỞNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM
Truyện cổ tích là tấm gương phản chiếu một cách phong phú và chân thực
đời sống dân tộc. Trong thể loại này, bên cạnh những phần tưởng tượng chen
lẫn với tâm lý chất phác, ngây thơ, tác giả dân gian bao giờ cũng thể hiện
niềm tin vào khả năng, tài nghệ khéo léo của con người cho đến những phẩm
chất tốt đẹp của họ. Vì vậy, phần lớn kết cục của truyện cổ tích, kẻ có tội
không tránh khỏi hình phạt thích đáng bất kể kẻ có tội ấy thuộc tầng lớp nào
trong xã hội. Hình phạt cho kẻ ác thường rất khốc liệt, có khi tương xứng với
tội ác mà chúng gây ra thậm chí có lúc còn khủng khiếp hơn nhiều lần, còn
người lương thiện, dù là kẻ yếu, cuối cùng cũng chiến thắng và được nhận
phần thưởng. Phần thưởng cũng vô cùng xứng đáng, thỏa mãn ước mơ của
dân gian: giàu sang, sung sướng, hạnh phúc tột đỉnh. Cổ tích thường kết thúc
bằng hai mô típ song song: cái thiện được ban thưởng, cái ác bị trừng phạt.
Nhờ kiểu kết cấu này mà truyện cổ tích sau khi khép lại đã mở ra cho người
đọc một thế giới kỳ diệu. “… Trong truyện cổ tích người ta bay lên không
trung ngồi trên một tấm thảm biết bay, đi đôi hia bảy dặm, phục sinh người
chết bằng cách rưới nước thần vào người họ, trong một đêm thôi cũng xây
dựng được những lâu đài. Và nói chung truyện cổ tích mở trước mắt tôi một
cuộc sống có một lực lượng tự do, không biết sợ sệt đang tồn tại và hoạt
động, mơ tưởng đến một cuộc đời tốt đẹp hơn.”(Gorơki) 1
1 Dẫn theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1977), Văn học dân gian Việt Nam, Tập II, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, tr 48.
1.1. Giới thuyết về thưởng- phạt
Truyện cổ tích được xây dựng trên những chân lý, niềm tin giản dị của
nhân dân về điều thiện tất sẽ chiến thắng còn cái ác nhất định sẽ bị trừng trị.
Phần cuối của kiểu truyện kết thúc có hậu thường là sự đổi đời. Kết thúc
truyện bằng hình thức thưởng- phạt thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của nhân gian
khi đọc truyện cổ tích.
1.1.1. Thưởng
Nhìn chung trong kết cấu truyện cổ tích thường thấy phần thưởng thường
dành cho nhân vật chính diện nằm ở cuối chặng đường đi tìm hạnh phúc (nằm
ở kết truyện). Các hình thức ấy biểu hiện đa dạng nhưng thống nhất. Mỗi khi
nhân vật vượt qua những khó khăn hay thử thách nào đó thì lập tức được trao
cho báu vật hay phương tiện thần kì để giành chiến thắng cuối cùng. Sự trợ
giúp này tiếp sức cho nhân vật vượt qua khó khăn để giành lấy phần thưởng
cuối cùng. Người em (trong truyện “Chữa bệnh cho Long Vương” của dân
tộc Kinh) liên tiếp có được những vận may từ con cầy hương biết múa và
những hóa thân của nó. Con cầy hương đã giúp anh có được nửa bầy trâu do
người lái buôn tặng thoát khỏi cảnh nghèo khó. Từ cái máng lợn (hóa thân
của con cày hương), anh nuôi trâu, nuôi lợn lớn nhanh như thổi. Cái lược chải
vào đầu làm mái tóc xanh và mượt hơn. Từ cái răng còn sót lại của lược
người em lấy làm cần câu thì câu được nhiều cá hơn và sau đó anh vì may
mắn có cơ hội gặp Long Vương để có hạnh phúc tột đỉnh sau này. Còn anh
chàng._. họ Lục trong “Ông Thần núi xanh và anh chàng họ Lục” may mắn
được ông Thần núi xanh kết bạn và giúp đỡ cho anh bộ óc thông minh để thi
đỗ Trạng nguyên có cơ hội thay đổi toàn bộ cuộc đời của mình. Sự trợ giúp
của những lực lượng siêu nhiên ban cho người lương thiện là những phương
tiện hoặc báu vật thần kì. Bằng những phương tiện như cung tên, chiếc lọ
chứa nước thần, cây đàn thần có khi cả lốt rùa, lốt cóc xấu xí, họ vượt qua
những chặng thử thách, đi tiếp cho đến hết chặng đường đấu tranh gian khổ
của mình.
Từ biểu hiện trên, chúng tôi quan niệm, thưởng trong cổ tích được hiểu là
ước mơ của dân gian đã được thỏa mãn và đó là sự hạnh phúc, niềm vui, sự
giàu sang phú quý, danh vọng và quyền lực ….Tất cả dành cho những con
người có phẩm chất đạo đức, có cách ứng xử phù hợp với đạo lý làm người.
Phần thưởng dành cho nhân vật cũng đồng nghĩa với sự đền bù: đền bù cho
những gian truân, tủi nhục mà nhân vật đã trải qua. Đôi khi đó chính là trao
trả lại những gì mà họ đáng được hưởng, những gì vốn là của họ. Tất cả
chính là ước nguyện của nhân vật đã trở thành hiện thực. Kết thúc truyện theo
chiều hướng mơ ước mang tính lãng mạn của dân gian.
Người em (trong “ Cây khế” của dân tộc Kinh) phải trải qua nhiều tủi
nhục khi cha mẹ mất đi. Anh chỉ nhận được một túp lều tranh và một cây khế
còn bao nhiêu tài sản cha mẹ để lại, người anh lấy hết. Cuối cùng, anh có
được cuộc sống giàu có nhờ con chim phượng hoàng thần kỳ giúp đỡ. Còn
người anh tham lam phải chuốc lấy hậu quả thảm thương: rơi xuống biển chết
do lấy quá nhiều vàng. Và người em lấy lại được tất cả những gì thuộc về
mình và sống hạnh phúc. Đó là sự ban thưởng cho người hiền lành, thật thà,
chăm lao động. Phần thưởng là sự đền bù cho những tháng ngày lao động vất
vả của người em. Người em (trong truyện Sự tích chim thù thì- dân tộc Vân
Kiều) cũng bị anh hắt hủi, giành hết gia tài khi cha mẹ mất đi. Nhờ chăm chỉ
lao động và gặp nhiều may mắn, cuối cùng anh lại có nhiều nhà cửa ngang
dọc, to lớn, trâu bầy lợn đàn nhung nhúc, có cuộc sống sung sướng lại cưới
được con gái Dàng.
Nhiều khi phần thưởng là lên ngôi vua, làm trạng nguyên, có nhiều của cải
và giàu sang tột bậc chưa hẳn là giấc mơ cuối cùng, chưa hẳn là cao quý nhất.
Dân gian chỉ nhận những gì xứng đáng với mình, xứng đáng với khả năng của
mình. Họ có thể chối bỏ của cải, vật chất, quyền lực ngay cả khi lên ngôi vua,
giàu có nhất bản làng. Những ước mơ xứng với cuộc sống thực tại thoát ra
khỏi cảnh nghèo hèn, làm ăn thuận lợi, đủ sống và được làm chủ bản thân của
mình. Có khi là sự ban tặng, cho nhân vật những gì mà họ không có, chỉ mơ
ước thôi. Dân gian thường ban tặng cho nhân vật lý tưởng sắc đẹp tuyệt đối
(mang một diện mạo mới- thường là trở nên xinh đẹp hơn…), sự thông minh,
tài trí, sự giàu sang phú quý, có sức khỏe vô địch, có hạnh phúc tột đỉnh (việc
kết hôn với công chúa, cô gái đẹp hay hoàng tử, được bầu làm Xuất hoặc làm
Anha)… Và bao giờ cũng vậy phần thưởng cuối cùng là cao quý nhất, lớn
nhất mà nhân vật đã đạt được. Dân gian nhiều khi chối bỏ cả chức tước và địa
vị để sống cuộc sống thanh bình, yên ổn.
Cuối cùng, hai con người hiền lành, tốt bụng (trong truyện “Rú Roọc và
Xađie” của dân tộc Vân Kiều) nên vợ chồng, dựng nhà bên bờ suối bốn mùa
có gió hát bên bờ lau, có chim ca trong rừng rậm. Họ yêu thương nhau hơn cả
chim triền, chim cuốc sánh đôi giữa rừng có bếp lửa vây quanh giữa nhà cùng
với tiếng cười, lời âu yếm của vợ chồng lại có tiếng khóc của trẻ con, ấm áp
hạnh phúc vô cùng. Họ không phải lo sợ sự chia cắt, lo sợ người chị của mình
hãm hại nữa.
Vì truyện cổ tích thể hiện niềm tin của dân gian về sự công bằng, về sự
chiến thắng cuối cùng của cái thiện cho nên nhân vật chính diện bao giờ cũng
là nhân vật được dân gian trao cho phần thưởng xứng đáng. Trong truyện cổ
tích, chúng tôi nhận thấy những nhân vật được ban thưởng trước hết là những
người có nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ, bất hạnh. Đó là những con
người có hình dạng xấu xí, người mang lốt vật (Sọ Dừa, nàng Cóc, nang Út
trong ống tre, chàng Rùa, chàng Rắn, chàng Trăn, cu Vách- Ốc Sên, chàng
Gù, chàng Ghẻ, em bé Nhọ Nồi…) nhưng ẩn chứa bên trong là những tấm
lòng nhân ái cao đẹp. Hay đó còn là những con người vừa có sức mạnh thể
lực và phẩm chất đạo đức: chàng trai khỏe, bảy anh tài, chàng Húc núi, anh
Vật voi, anh Vít ngọ cây đa, anh Siêng, anh Lười …. Bên cạnh đó, nhân vật
chính còn là người có địa vị thấp hèn trong gia đình và ngoài xã hội: người
mồ côi, người em út, người con riêng, người đày tớ, người vợ lẽ… Họ có
hoàn cảnh sống và nghề nghiệp của gia đình thấp kém: người mồ côi, anh trai
cày, người nông dân, người tiều phu…Một kiểu người khác cũng được dân
gian chú ý đến là người có đức hạnh, mưu trí. Có thể nói họ thường sống lẻ
loi, không có tài sản, không nơi nương tựa, có địa vị thấp kém, bị thua thiệt,
bị ức hiếp áp bức, bóc lột, chịu hết oan uổng này đến nỗi cơ cực khác. Nhưng
họ cũng có những phẩm chất tốt đẹp của người dân lân động nghèo: thật thà,
hiền lành, chất phát, chăm chỉ và rất giỏi chịu đựng. Bên cạnh đó họ còn là
những con người giàu mơ ước, có khát vọng sống mãnh liệt. Nhưng khi
những người bất hạnh này gặp khó khăn, trở ngại đều được ông Bụt, bà Tiên,
những con vật thiêng hiện ra giúp đỡ và cho họ một cuộc sống hạnh phúc.
Như vậy, có thể nói, những nhân vật cổ tích mang trong mình những tín hiệu
thẩm mỹ riêng, đó là nhân vật nghèo khổ bất hạnh và tốt đến mức lý tưởng.
R.Gamdatốp, nhà thơ lớn của Liên Xô đã viết rất đúng rằng: “Trong những
lâu đài, cung điện, người ta không sáng tác truyện cổ tích. Truyện cổ tích
không cần thiết cho những kẻ sống ở đấy”. 1
Trong thế giới cổ tích, mọi việc diễn ra và kết thúc của những xung đột
theo xu hướng mà nhân dân mong muốn như thế hoặc tin như thế đều là nhờ
ở sự can thiệp của một loại nhân vật đặc biệt. Nhân vật này thường trợ giúp
hoặc trao phần thưởng cho nhân vật chính diện gồm có: Long Vương và các
âm binh, âm tướng ở cõi âm, các thần sông nước, ông Bụt, bà Tiên, các vị
thần (Thổ thần, thần núi…), có khi người giúp đỡ là Vua, là Xuất, A-nha có
1 R.Gamadatốp, Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi, Chuyển dẫn theo Đỗ Bình
Trị - Trần Đình Sử, Sách đã dẫn, tr. 150.
khi là một ông già cao lớn, gia đỏ đậm như gỗ Sa-tring, râu xoắn như cây cù
lâu và một bộ ngực chàm xanh đứng che hết cả một khoảng trời. Lực lượng
trợ giúp có khi còn là chim thần, trăn tinh, hồ tinh… Ngay cả những vật có
phép màu như cung tên thần, gươm thần, đàn thần, bút thần, sách thần, sách
ước, cây roi thần, cây tre thần, nhiều khi còn là một bộ da cóc, lốt trăn… cũng
trợ giúp cho con người lương thiện. Và trong cái thế giới tốt đẹp đó, những
con người hiền lành cũng còn có thể hóa thân, đội lốt vật rồi từ lốt vật quay
trở lại thành người.
Rõ ràng, những nhân vật này không có trong thế giới thực tại. Chúng chỉ
có và tồn tại trong thế giới cổ tích mà thôi. Tuy nhiên sáng tạo ra những nhân
vật này trước hết là để thỏa mãn ước mơ dân gian một phần khác gắn liền với
tín ngưỡng dân gian bản địa. Các nhân vật này thường đứng về phía thiện,
nhân danh công lý và giúp nhân vật chính chiến thắng. (Ông già tóc bạc phơ-
Bụt và cây tre trăm đốt, vua Thủy Tề và cây đàn thần, niêu cơm thần, chim
phượng hoàng và cây khế…). Như vậy, lực lượng này trợ thủ cho nhân vật
chính giành được phần thưởng cuối cùng. Nhân vật vượt qua thử thách bằng
chính sức mạnh, phẩm chất tốt đẹp, trí thông minh và niềm tin của chính bản
thân mình.
Có bao nhiêu phần thưởng là có bấy nhiêu ước mơ của nhân dân xưa về
một xã hội, một con người, một cuộc đời hạnh phúc. Và bao giờ cũng vậy
phần thưởng cuối cùng giành cho nhân vật có mối liên hệ lôgic bên trong với
sự trợ thủ của các lực lượng thần kì trước đó. Sự trợ thủ trước đó là cơ sở, là
tiền đề để cho nhân vật lập nên chiến công kế tiếp và nhận phần thưởng sau
cùng (cô Tấm nhận được quần áo và đôi giầy xinh đẹp là để chuẩn bị gặp vua
và cuộc đời cô chuyển sang hướng khác; Thạch Sanh nhận được cung tên để
tiêu diệt chằn tinh và sau đó cũng dùng cung tên này tiêu diệt đại bàng, giải
thoát cho con vua Thủy Tề. Cũng từ đây Thạch Sanh lại nhận được cây đàn
thần và niêu cơm thần vừa có thể giải oan cho mình và đẩy lui quân mười tám
nước chư hầu. Phần thưởng cao quý nhất dành cho Thạch Sanh là một đất
nước yên vui, một hạnh phúc lý tưởng). Phần thưởng thường không ban tặng
không cho nhân vật mà bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc chung của dân
gian. Có khi phần thưởng ấy gắn liền với phẩm chất tốt đẹp mà nhân vật có,
có khi nó là kết quả tương xứng với tài năng và công trạng nhân vật đạt được,
có khi nó lại ứng với những bất hạnh, những thử thách, cam go mà nhân vật
trải qua. Như vậy, kết thúc truyện cổ tích thường có mối liên hệ với triết lý
nhân quả trong cuộc sống: “Gieo nhân nào gặp quả ấy; Ở hiền thì gặp lành”.
Khi đưa yếu tố thần kì vào trong truyện, dân gian cũng muốn thông qua đó
phơi bày những bản chất của quy luật đời sống dù cho chúng có vẻ ngược đời
đến đâu đi chăng nữa. Phần thưởng cũng là một biện pháp nghệ thuật đặc biệt
của nhân dân nhằm thúc đẩy cốt truyện theo một mục đích nghệ thuật đã
được định sẵn: mục đích thiện phải thắng ác. Những kẻ tốt bụng như người
mồ côi, người em út, người con riêng có phẩm chất tốt sẽ gặp hoàn cảnh
thuận lợi, có cố gắng bản thân hoặc ngẫu nhiên được trời, Bụt, vật thiêng giúp
đỡ qua cái nhìn nhân ái của nhân gian sẽ thông minh, giàu có và hạnh phúc.
Ông Bụt, bà tiên và những phương tiện thần kỳ được đưa vào để giải tỏa
những ấm ức, làm người nghe cảm thấy hả lòng, hả dạ.
1.1.2. Phạt
Truyện cổ tích cũng tạo ra cho con người một sức mạnh và niềm tin tuyệt
đối rằng cái ác nhất định phải bị trừng phạt. Bên cạnh phần thưởng cao quý
dành cho nhân vật lý tưởng là đòn trừng phạt dành cho kẻ thù.
Đối tượng bị trừng phạt chính là kẻ thù của nhân vật chính. Trong gia đình
đó là những người anh cả, chị cả tham lam, độc ác. Bên cạnh vẻ ngoài xấu xí,
chúng còn là những kẻ xấu bụng nữa. Đó là những kẻ nhác việc nhưng tham
ăn (Rú roọc trong Rú roọc Xađie), có lòng tham khôn cùng thấy vợ em đẹp,
chồng em đảm và giàu có thì ghen tức, tìm mọi cách để giết hại em (Bảy
người anh trai hèn nhát, tham lam trong Piềng Riềng, bảy cô chị gái láu táu,
lười biếng và gian dối trong XiPiệc Nhe Nhe, người anh chuyên hà hiếp em,
bắt em phải làm việc cực nhọc còn mình thì hưởng sung sướng trong Anh mồ
côi và con ếch nhỏ, người chị xấu bụng trong Nàng Khao, nàng Đăm). Khi
cha mẹ còn sống, họ luôn dành những công việc thuận lợi, nhẹ nhàng mà làm
và sẵn sàng cướp công người em. Khi cha mẹ mất đi, họ dành hết cả gia tài,
chỉ chia cho em những gì không có giá trị. Đó là một túp lều rách nát và một
cây khế, một con chó và một con mèo, là chiếc bè trôi trên sông, có khi chỉ là
một chiếc rựa cùn. Đến khi em có cuộc sống sung sướng thì lân la đến gần và
sẵn sàng mưu hại em. Người xưa quả rất công bằng khi cho những người anh
cả, chị cả ấy bị trừng phạt.
Người bị trừng phạt còn là người mẹ kế độc ác, luôn hành hạ và giết chết
con chồng để mọi của cải thuộc về con mình (mụ dì ghẻ trong Tấm Cám).
Cũng có khi người mẹ tàn nhẫn ấy lại xui chồng đem con chồng bỏ vào rừng
cho gấu ăn thịt hoặc xúi giục người cha phải giết chết đưa con và đem gan về
nhà cho mụ (mụ dì ghẻ trong Hoàng tử Rùa Trắng, Nàng Khao, nàng Đăm).
Không chỉ có mụ dì ghẻ, những ông bố vợ cũng tàn ác không kém. Ông bố vợ
thường coi khinh con rể nghèo hèn, hoặc lão phú ông bóc lột sức lao động mà
không chịu gả con hay chia tài sản cho con rể (lão nhà giàu trong Ông thần
núi xanh và anh chàng họ Lục, lão phú ông trong Cây tre trăm đốt). Có khi,
ông bố vợ muốn giết con rể đi cho rãnh mắt (lão nhà giàu trong Cối đá đổi
vàng).
Một đối tượng nữa bị trừng phạt trong xã hội những kẻ gây thiệt hại, gây
tai họa cho nhân vật chính và thường là những kẻ độc ác, đểu cáng, giả mạo,
phản bội (mẹ con Lý Thông, tên địa chủ giàu có tham lam, tên chúa bản, tên
A- nha độc ác có khi là yêu tinh đội lốt người già, kẻ giả danh cô gái gặp
nạn…). Đó còn là những kẻ có quyền, có thế lực như tên vua độc ác chuyên
cướp vợ người khác, tên A- nha giàu có lắm mánh lới, tên địa chủ tham lam,
tên quan hám của, tên thổ ty muốn phá nhà ai cũng được, muốn cướp vợ ai
cũng xong…
Nhân vật trừng phạt đa phần cũng chính là những người ban thưởng cho
nhân vật chính. Đó là ông Bụt, ông tiên, là Dàng, là trời, là thần thánh có khi
là những vật thiêng. Đôi khi trong truyện cổ tích nhân vật trừng phạt là lực
lượng siêu nhiên nào đó không được nói rõ, luôn tồn tại đâu đó quanh ta, luôn
giám sát hành vi hằng ngày của con người mà không phải là con người. Mẹ
con Lý Thông (truyện Thạch Sanh- Kinh) bị sét đánh chết và hóa thành con
bọ hung, người anh tham lam bị rớt xuống biển (truyện Cây khế - Kinh).…
Có lúc người trừng trị lại chính là nhân vật chính, khi đã có đủ khả năng và
sức mạnh của riêng mình. Tấm (trong Tấm Cám – Kinh) giành lại ngôi hoàng
hậu và trừng trị mẹ con Cám, Ý Ưởi (trong Ý Ưởi Ý Noọng – Thái ) trở về
gặp lại chồng là Tạo Khum Chương và trừng trị người em độc ác; Sọ Dừa
(trong Sọ Dừa – Kinh ) vạch mặt hai cô chị; người chồng (trong Ai mua
hành tôi hay Lọ nước thần) mặc bộ quần áo của tên vua và ra lệnh cho quân
lính trừng trị hắn, Hột Nhồi (trong Chuyện Hột Nhồi – Tày) đẩy thổ ty Quàng
và cả nhà hắn ta xuống vực…. Đôi khi người trừng trị chính là những thế lực
quyền lực khác như vua, quan.
Cách thức trừng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam cũng khá phong phú
và đa dạng. Phần này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Có bao nhiêu sự trợ
giúp dành cho nhân vật chính diện cũng chính là bấy nhiêu hình phạt dành
cho kẻ thù.
Hình thức trừng phạt trong cổ tích có hai cấp độ biểu hiện cụ thể: trách
phạt (hình thức phạt nhẹ, có chức năng cảnh cáo) và trừng phạt nặng nề.
Trừng phạt trong cổ tích thể hiện sâu sắc niềm tin về công lý, về sự chiến
thắng của cái thiện để bảo đảm sự công bằng xã hội.
Chúng tôi quan niệm, trách phạt ở đây cũng đồng nghĩa với những rủi ro,
những thất bại liên tiếp xảy ra. Đôi khi trách phạt còn đồng nghĩa với việc bị
bẽ mặt, bị xấu hổ trước mọi người, trước cộng đồng làng xã. Hình thức trách
phạt này nhằm lay động lương tri của đối tượng và để cảnh báo trước cho
chúng những điều tệ hại, xấu nhất sẽ xảy ra. Trước khi trừng phạt đối thủ, cổ
tích thường có một hình thức trung gian giữa trách phạt và trừng phạt: sự vạch
mặt kẻ xấu. Và sau màn vạch mặt là đòn trừng phạt thích đáng dành cho kẻ
ác, kẻ xấu.
Cô chị cả (trong truyện Sọ Dừa của dân tộc Kinh) tham lam, độc ác đã
nhiều lần hại em và khi thấy em quay về thì cảm thấy xấu hổ rồi bỏ nhà đi
biệt xứ. Người dì ghẻ độc ác trong “Tấm Cám” nhiều lần cùng với đứa con
gái mình hại chết Tấm cuối cùng nhận sự trừng phạt đau đớn: con Cám chết
do giội nước sôi, mụ dì ghẻ lăn đùng ra chết khi nhìn thấy cái đầu lâu của con
trong hũ mắm.
Như vậy, trừng phạt ở đây được hiểu là sự tước đoạt tất cả những gì nhân
vật có từ của cải vật chất cho đến những niềm vui tinh thần. Nhân vật bị mất
hết tài sản, chụi sống trong cảnh nghèo. Có khi, trừng phạt còn biểu hiện dưới
dạng là sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trừng phạt cũng đồng thời đi
liền với cái chết và sự hóa thân của nhân vật. Đây là một hình thức trừng phạt
thường thấy nhất trong cổ tích các dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, sức hấp dẫn của cổ tích Việt Nam không phải ở sự phi lý của
bản thân câu chuyện mà là ở khả năng phối hợp và chuyển hóa tài tình giữa
các yếu tố huyền ảo với cái hiện thực, giữa ước mơ dân gian và cuộc sống
thực tại với những mâu thuẫn phức tạp. Qua đó ước mơ của dân gian được soi
rọi rõ: kẻ xấu bụng qua vòng quay của số mệnh hoặc kiếp luân hồi sẽ chết đắc
kì tử, mất hết tài sản hoặc rơi vào vòng bất hạnh. Còn người tốt bụng gặp
hoàn cảnh thuận lợi, do sự cố gắng của bản thân hoặc ngẫu nhiên do trời, Bụt,
vật thiêng giúp đỡ sẽ trở nên thông minh, giàu có và hạnh phúc. Bụt, Tiên,
trời… là những phương tiện thẩm mỹ giải tỏa ấm ức, làm người nghe thỏa
mãn. Tất cả chuyển hóa từ giấc mơ thần thoại thuở sơ khai, bắt rễ từ đời sống
khốn khó nhưng giàu mơ ước của dân tộc, từ lối sống thực tiễn nhưng thấm
đẫm nghĩa tình của con người đất Việt.
2.1. Phân loại, mô tả các hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt
Nam.
Điều hấp dẫn và lý thú của truyện cổ tích chính là cốt truyện chứ không
phải là ở nhân vật hay chi tiết nghệ thuật như trong truyện hiện đại. Cốt
truyện đóng vai trò quan trọng trong việc phơi bày những mâu thuẫn, những
xung đột trong xã hội. Và lẽ dĩ nhiên, truyện cổ tích lại hướng sự chú ý vào
cách cấu tạo cốt truyện chứ không phải bản thân cốt truyện. Cốt truyện là
thành tố thuộc nội dung còn cách cấu tạo cốt truyện chính là yếu tố nghệ thuật
của tác phẩm folklore. Nhân vật hoạt động theo mạch cốt truyện và ý nghĩa
của truyện cũng chính là những quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ của dân gian lại
gửi gắm vào phần kết. Trong truyện kể dân gian nói chung, cổ tích nói riêng,
cốt kể đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phơi bày những xung đột xã
hội. Sự hấp dẫn của cốt kể bảo đảm cho sự tồn tại của bản thân tác phẩm
trong không gian và thời gian. Chức năng của cốt kể ở đây là sự phản ánh
hiện thực đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật nhưng theo đặc trưng
riêng của folklore. Cốt truyện cổ tích thường được theo trình tự thời gian một
chiều trong không gian khép kín có giới hạn. Phản ánh xã hội theo phương
thức hóa, cốt truyện cổ tích cũng xây dựng những nhân vật của mình có tính
khái quát hóa cao, tiêu biểu cho từng loại người khác nhau trong xã hội.
Mỗi câu chuyện cổ tích hay mỗi cốt kể đều nói về cuộc đời và sự phát triển
tính cách của nhân vật chính nhằm phản ánh quan điểm tư tưởng và thẩm mỹ
của nhân dân đối với đời sống xã hội. Câu chuyện thường được kết thúc ở
phần mở nút và để lại trong lòng người nghe những cảm xúc thỏa mãn vì sự
chiến thắng của điều thiện. Do đó, cốt truyện cổ tích phải đáp ứng được
những yêu cầu về trình độ tư duy của một giai đoạn lịch sử với kiểu mở đầu,
kiểu kết thúc và hàng loạt những mô típ nghệ thuật có sẵn được lặp đi lặp lại.
Như vậy, cốt truyện cổ tích được tạo lập nên bởi toàn bộ những cái đã xảy ra
mà người kể muốn đề cập, giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa triết lý cũng như
những quan niệm sống mà dân gian đã gửi gắm vào trong mỗi câu chuyện cổ
tích.
Nghiên cứu hình thức thưởng – phạt trong truyện cổ tích cũng chính là đi
vào trả lời câu hỏi: “Truyện cổ tích đã kể lại những chuyện đó như thế nào và
bằng cách nào?”[39, tr.37]. Cũng chính từ cơ sở này, chúng ta lĩnh hội được
cách cảm, cách nghĩ về cuộc sống, về con người của cha ông qua một giai
đoạn lịch sử. Như vậy, kết thúc truyện sẽ chi phối rất lớn trong việc lựa chọn
nhân vật, các tình tiết, các chi tiết và các mô típ tham gia xây dựng cốt truyện.
Dụng ý nghệ thuật của nhân dân quy định lựa chọn một số lượng nhân vật với
những đặc điểm tương ứng và cũng chính số lượng nhân vật quyết định kết
cấu cốt truyện và kết thúc. Truyện có cùng lúc một thưởng- phạt ở kết truyện
thì cốt truyện càng diễn biến phức tạp, phân chia nhiều chặng, móc nối nhiều
tình tiết, xâu chuỗi hành động. Và có thể xem hình thức thưởng phạt trong
truyện cổ tích là một yếu tố vừa xem là nội dung lại vừa thuộc lĩnh vực hình
thức.
Chúng tôi tạm thời chia và phác họa ra ba cách thức vận động của hình thức
thưởng- phạt như sau:
2.1.1. Cốt truyện có một hình thức thưởng
Những truyện có dạng kết cấu một hình thức thưởng thường chiếm tỉ lệ
khá lớn trong quá trình khảo sát (chiếm khoảng 26.4 %). Chúng tôi đã cố
gắng tìm thấy 22 truyện có một hình thức thưởng của các dân tộc Kinh (2
truyện), Gia Rai (6 truyện), Thái (4 truyện), Khmer (1 truyện), Giáy (1
truyện), Nùng (1 truyện), Cao Lan (1 truyện), Chăm Hơ- roi (1 truyện), Chàm
(1 truyện), Cơ – tu (1 truyện). Trong những truyện này, phần kết thúc truyện
có sự góp mặt của những mô típ sau : mô típ về sự đổi đời, mô típ kết hôn, mô
típ lên ngôi báu.
Vấn đề phản ánh qua những truyện chỉ có một hình thức thưởng là số
phận của con người cá nhân với những phẩm chất tốt đẹp của họ. Lẽ đương
nhiên, cuộc đời và số phận của một con người phụ thuộc vào lối sống, cách
ứng xử cũng như phẩm chất đạo đức của họ. Qua những câu chuyện ấy, người
xưa muốn nhận xét, đánh giá và nhìn nhận con người bằng phạm trù đạo đức
xã hội. Thông qua truyện có một hình thức thưởng, số phận cá nhân được
nhìn nhận với một thái độ lạc quan, với một cái nhìn đầy mơ ước và tiếng nói
ca ngợi.
Với truyện có một hình thức thưởng, cốt truyện tương đối đơn giản. Các
tình tiết của cốt truyện chủ yếu xoay quanh một nhân vật chính là người tốt
và cốt truyện kết thúc bằng dự cảm mà dân gian đã có dụng công xây dựng từ
đầu câu chuyện. Quan điểm dân gian thông qua những câu chuyện này rất rõ :
người tốt sẽ được ban thưởng. Do vậy, ở truyện chỉ có một hình thức thưởng,
cảm hứng chủ yếu của dân gian là ca ngợi, đề cao những con người có cách
cư xử tốt, có phẩm chất đạo đức tốt để từ đó người đời sau rút ra được bài học
về đạo đức để biết cách “ đối nhân xử thế”.
Cốt truyện tương đối đơn giản, chưa có xung đột giữa hai tuyến nhân vật
đối lập và cũng không nhiều tình tiết. Truyện chỉ xoay quanh một nhân vật
với những nét tính cách đặc trưng là tốt. Ở những truyện này, nội dung cốt
truyện chỉ xoay quanh những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức của con người
chứ chưa phản ánh những xung đột xã hội. Thông qua đó, nhân vật chính của
cốt kể bộc lộ tính chất và hành động của mình để từ đó dân gian đưa ra những
phán xét ở cuối cốt truyện. Cũng theo đó, nhân dân sẽ ca ngợi hoặc trao phần
thưởng xứng đáng cho những ai có phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, tốt
bụng, thông minh…. Thông qua những truyện khảo sát được, chúng tôi nhận
thấy có hai nguyên tắc thưởng trong nhóm truyện này như sau:
Thứ nhất, thưởng căn cứ vào hành vi đạo đức, cách ứng xử tốt đẹp của con
người (phần thưởng mang tính ngẫu nhiên, thể hiện cho quan niệm: “Ở hiền
gặp lành”)
Thứ hai, thưởng căn cứ vào những công trạng, khả năng của nhân vật trong
quá trình chinh phục thử thách đến với phần thưởng cuối cùng.
Thông qua những truyện khảo sát được, chúng tôi có thể miêu tả cách thức
thưởng trong nhóm truyện này như sau:
a. Nhân vật có người chồng đẹp và có gia đình hạnh phúc gồm 5 truyện.
Nàng H’Bia Rác ( H’Bia Rác lấy chồng chồn ) được chồn cứu khi bị kẹt đá
dưới suối vẫn một mực chung thủy với chồn. Khi chồng bị ốm H’Bia Rác đã
vượt qua bao khó khăn, gian khổ: xin mật gấu, xin nước bọt hổ để cứu chồng
mà không bị quyến rủ bởi những chàng trai đẹp do chồn hóa thành. Phần
thưởng dành cho nàng là người chồng đẹp trai, khỏe mạnh và hai vợ chồng
sống hạnh phúc đến già. Còn Chàng Nai (Lúa chàng Nai – Thái ) nhờ chăm
chỉ, siêng năng và hiền lành, vượt qua bao khó khăn gian khổ để lên trời tìm
nàng út đã làm động lòng thần linh nên vợ được quay về trần gian sống hạnh
phúc. Anh chàng họ Lục (Ông thần núi xanh và anh chàng họ Lục - Kinh),
hiền lành giỏi giang và nổi tiếng thanh liêm, ngay thẳng đã được thần núi thử
thách, giúp đỡ và cuối cùng cưới được S’Lao Ỷ làm vợ, hai vợ chồng hạnh
phúc đến già. Phò mã Sọ Dừa (Phò mã Sọ Dừa – Chàm) cùng cô út sống
hạnh phúc đến trọn đời không sợ ai hại cả.
b. Nhân vật được đổi đời, kết hôn trở nên giàu có.
Gồm có 10 truyện. Trong số ấy có 6 truyện nói về sự kết hôn và theo đó là
sự thay đổi cuộc đời nhân vật. Chàng trai nghèo khổ hỏi Ngọc Hoàng những
oan trái của người khác mà quên đi những oan trái của bản thân mình. Cuối
cùng, anh được họ quan tâm và giúp đỡ, thi đỗ trạng nguyên và cưới được con
gái phú ông lại có thêm một chĩnh vàng. Chàng Hơ Rít (Chiếc sáo thần kì –
Giá Rai); mồ côi, tốt bụng, siêng năng chịu khó được thần linh cho chiếc sáo,
xuống dưới lòng đất và cứu được con gái vua. Nhờ gan dạ cưới được con gái
M’Tao, Y Rít sau đó chịu khó làm ăn nên hai vợ chồng sung sướng tới già
(Trong đại bàng bị giết – Gia Rai ), còn Chàng Sơn ( Chàng Sơn – Mường ),
nhờ có viên ngọc của rắn nên tìm được ấn ngọc của vua bị mất, rồi chàng
thoát nạn và được vua gả con gái cho. Chàng mồ côi nhờ tốt bụng nên bà lão
cho hai bông hoa, rồi làm cho mình đẹp hơn trước, cưới công chúa làm quan
trong triều sống sung sướng đến trọn đời (Mồ côi lấy con vua- Phù Lá ). Còn
chàng trai (Người nghèo lấy được con vua – Khmer ) nhờ thông minh nhanh
trí nên được vua gả công chúa cho. Nàng Hơ Lúi thương người, tốt bụng, lấy
chồn làm chồng mặc cho các chị khinh khi. Sau đó, chồn bỏ lốt và hai vợ
chồng làm ăn ngày càng giàu có, chiêng ché đầy nhà, trâu bò thả khắp rừng.
Họ sống hạnh phúc đến già cùng với những đứa con thân yêu của mình.
Hai truyện còn lại nói về sự thay đổi cuộc đời của nhân vật. Vợ chồng
H’Bia và Y Đam trở thành kẻ giàu mạnh trong một vùng (Y Đam và nàng
H’Bia – dân tộc M’nông), chàng rùa (Chàng rùa – dân tộc Thái ) sống sung
sướng cùng với nàng Lả và mẹ mình. Hai người có tôi tớ và người nhà ngày
đêm sẵn sàng chịu sự sai bảo của hai vợ chồng nàng. Cuộc sống nghèo khổ
không còn tồn tại trong tâm trí họ nữa.
c. Nhân vật lên ngôi báu : có 2 truyện, Chàng Cơm Cháy (Chàng Cơm
Cháy – Khmer ) nghèo khổ nhờ có được viên ngọc lấy được công chúa con
vua và khi có giặc chàng ra tay đánh đánh đuổi quân thù. Sau đó, vua nhường
ngôi cho Cơm Cháy. Còn chàng Lợn (Chàng Lợn – Dân tộc Giá Rai ), mang
lốt lợn nhưng tỏ ra là một người tài năng khác thường. Sau đó, chàng trút bỏ
lốt lợn xấu xí, cưới H’Bia Ngo và M’tao già đã giao toàn quyền cai quản và
để của cải lại cho lợn.
d. Nhân vật được lên cõi tiên, được bản làng ghi nhớ công ơn : Có 1 truyện
Nàng Han (Nàng Han – Thái ) có lòng dũng cảm, sức khỏe hơn người được
dân bản tôn làm tướng cầm quân đánh giặc. Sau dó, nàng ra bờ sông Nậm So
rồi biến mất. Dân bản cho rằng nàng đã lên trời thành tiên. Cả làng ghi nhớ
công ơn của nàng, hằng năm đều tổ chức lễ hội ăn mừng chiến thắng.
2.1.2. Truyện có một hình thức phạt
Loại này chiếm số lượng nhỏ trong khoảng 120 truyện chúng tôi khảo sát
được (khoảng 13.2%). Đối tượng bị trừng phạt là những kẻ có phẩm chất xấu,
những kẻ ấy cũng chính là nhân vật chính của truyện mà không phải là kẻ thù
gây thiệt hại cho người khác. Rõ hơn, nhân vật chính bị trừng phạt chủ yếu là
vì lí do đạo đức như cô gái cáu kỉnh (trong Hai cô gái và cục bướu- Kinh);
Bất Nhẫn không nhẫn nại tu tâm (trong Sự tích chim tu hú –Kinh), người
anh dối trá, tham lam, ác độc…
Trong số 11 truyện chỉ có một hình thức phạt, chúng tôi tìm thấy có bốn dân
tộc khác nhau: Kinh (7 truyện), dân tộc Mèo (1 truyện), H’mông (1 truyện) và
dân tộc Khmer (1 truyện). Ở những truyện này, chúng tôi thấy có sự góp mặt
của một số chức năng của cổ tích như chức năng “vạch mặt” và “trừng phạt”.
Để thực hiện những chức năng trên, dân gian đã đưa vào nhóm truyện này
một số mô típ cơ bản: mô típ “chết hóa thành những con vật bẩn thỉu, bé nhỏ,
tầm thường”, “chết dưới nhiều hình thức khác nhau”.
Thông qua những truyện chỉ có một hình thức phạt, vấn đề phản ánh số
phận con người cá nhân được đặt ra cùng với ý thức rất cao về vị trí và vai trò
của mỗi thành viên trong gia đình, trong làng xã và ngoài cộng đồng. Truyện
chưa có xung đột giữa những tuyến nhân vật đối lập mà nhân vật được đặt
vào những tình huống khó khăn để thử thách. Nếu không vượt qua được hoặc
có những hành vi không phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội thì
nhân vật ấy bị trừng phạt. Đó chính là cơ sở để dân gian nhìn nhận hay phán
xét một con người. Dân gian luôn lên án những kẻ có tâm địa độc ác, có
những hành vi xấu xa…với mục đích cuối cùng là thức tỉnh lương tri người
đọc, người nghe. Thông qua truyện có một hình thức phạt, số phận của mỗi
con người được nhìn nhận với một thái độ nghiêm túc, với một tinh thần
nghiêm khắc phê phán.
Cốt truyện của nhóm truyện này cũng tương đối đơn giản. Các tình tiết của
cốt truyện chủ yếu xoay quanh một nhân vật chính là người xấu, là những kẻ
có hành vi đạo đức và cách ứng xử không đúng đắn. Cốt truyện kết thúc bằng
dự cảm mà dân gian dã có dụng công xây dựng từ đầu câu chuyện: trừng phạt
kẻ có tội, kẻ xấu. Do vậy, ở truyện chỉ có một hình thức phạt, cảm hứng chủ
yếu của dân gian là phê phán để từ đó người đời sau có cách ứng xử cho phù
hợp và nhìn vào đó mà sống tốt hơn. Theo đó, kết cấu cốt truyện có những
dạng như sau:
a. Nhân vật có phẩm chất đạo đức xấu hoặc có cách hành xử không đẹp nên
bị trừng phạt.
b. Nhân vật không vượt qua được thử thách nên bị trừng phạt.
Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra được cách thức trừng phạt
trong nhóm truyện này như sau:
Thứ nhất là sự trừng phạt bằng cái chết và hóa thành những con vật bẩn
thỉu, đáng ghét: con tu hú, con muỗi, con nhái trong các truyện “Sự tích chim
tu hú”, “ Sự tích con muỗi”, “ Sự tích con nhái”, “Sự tích con mối hay
Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho” của dân tộc Kinh.
Thứ hai là sự trừng phạt cũng bằng cái chết nhưng dưới những hình thức
khác : bị thần sét đánh chết và bị con hổ ở bìa rừng nhảy ra vồ xé mất xác
trong truyện “Bốn người bạn”- dân tộc Kinh; tên Xâu tham lam lấy nhiều
vàng bị mặt trời thiêu cháy thành than trong “Kho vàng của thần mặt trời” –
H’mông (Mèo).
Cuối cùng, kết thúc truyện bằng sự trừng phạt dưới nhiều hình thức khác:
gia sản tiêu tán bởi con ma Ngũ Hải, vợ con chẳng thèm nhìn nhận, sống
trong cô đơn (Người chồng bội bạc – Mèo ); thi mãi không đậu muốn nối
duyên với người vợ cũ cũng không được (Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng
tổng – Kinh); bốn anh chàng bị hói đầu vì tham lam, không nghe lời vị hòa
thượng cho nên cuối cùng đầu cũng vẫn không có một sợi tóc nào (Bốn
chàng hói – Khmer ).
Tương ứng với hành vi đạo đức, cách ứn._.- chung
nhận lời. Nhìn vào gùi chẳng thấy trăn đâu, cô chỉ thấy một anh con trai đẹp
nên đoán biết đó là ý Dàng, cô cảm thấy vui vẻ. Còn bà mẹ thì lòng nặng
trĩu. A- chung theo trăn đi còn bà mẹ về nhà. Ít lâu sau, A-chung cùng trăn
quay về xin mẹ cho làm lễ khơi. Lễ khơi xong, A-chung phải theo trăn về
nhà nó. Đi mãi đến một chỗ khuất, trăn cởi bỏ lốt, hiện ra là một chàng trai
đẹp đi bên cạnh vợ. Vợ chồng chăm chỉ làm ăn, đốt rẫy làm nương. Một
hôm, khi chồng đốt nương không để ý, A-chung lấy lốt trăn đốt đi. Sau đó ít
lâu, hai vợ chồng sinh được một đứa con và cùng nhau địu con về thăm bà
ngoại. Bà mẹ vui mừng bảo hai vợ chồng ở lại chơi một tuần trăng. Các cô
chị thấy hai vợ chồng em đẹp đôi trong lòng ghen ghét. Cô cả thao thức mãi,
nài nỉ người mẹ đi tìm một con trăn khác để ả lấy làm chồng.
Chiều ý con, bà mẹ cũng đi tìm một con trăn khác. Nhưng cô cứ bắt mẹ
tìm một con trăn lớn hơn cả chồng em. Cuối cùng, bà mẹ cũng tìm được con
trăn to, mang về nhà. Cô chị hí hửng, ngăn buồng riêng, đem con trăn vào
giường ngủ trước khi các em đi làm về. Và cô ả bị con trăn nuốt vào bụng.
Bà mẹ thấy thế kêu khóc, gọi các con về. Ta-lăn (chồng của A-chung) về kẹp
chết con trăn, mổ bụng lôi xác chị vợ ra. Cả nhà lo tổ chức ma chay, Ta-lăn
mời tất cả mọi người và các con vật cùng dự buổi tiệc tiễn ma. Dân làng
càng yêu mến vợ chồng Ta-lăn hơn.
Anh mồ côi với con ếch nhỏ (Vân Kiều)
Có hai anh em mồ côi chung sống với nhau, người anh luôn tìm cách hiếp
đáp em. Mọi việc anh đều bắt em làm nhiều hơn nhưng khi làm xong, anh
lấy phần nhiều hơn.
Một hôm đi tát cá, người anh bắt em làm hết mọi việc. Khi nước cạn, anh
bắt hết cá mang về, người em không còn gì để bắt ngoài con ếch nhỏ. Em
ngồi khóc, con ếch cất tiếng an ủi và bảo anh mang mình về nhà nuôi. Dọc
đường, ếch bảo người em hãy làm thuyền đi buôn sẽ thay đổi cuộc sống
khốn khó của mình. Ếch còn bảo người em lấy lá đoong nhét đầy vào giỏ và
bỏ mình vào đó. Nếu gặp thuyền buôn đòi đổi thì bảo phải có đầy đủ một
thuyền vàng bạc mới chụi. Thế là anh mồ côi nghe theo, cứ ôm giỏ ếch khư
khư vào lòng, ai hỏi cũng trả lời là của quý. Nhiều người thắc mắc không
biết đấy là gì thì làm sao còn buôn bán, đổi chác được. Một thuyền buôn nọ
nhất quyết đòi xem cho được món hàng. Nhưng anh mồ côi ra điều kiện
không được để mất, nếu mất phải đền. Người lái buôn nọ chụi đền một
thuyền vàng bạc, của cải. Anh mồ côi lần lượt giở hết lá dong này đến lớp
khác. Con ếch nhảy bật lên lao xuống sông. Thế là người lái buôn mất một
thuyền vàng bạc.
Người em có một thuyền vàng bạc, lập nương, dựng nhà, phát rẫy. Cuộc
sống no đủ, giàu có gấp mấy lần thằng anh.
Xipiệc Nhe Nhe (Vân Kiều)
(Con chồn mõm nhọn)
Một ông già có tám người con gái xinh đẹp sống giữa rừng tách biệt với
mọi người. Khi các cô chị khôn lớn, chúng đi lại và kết duyên với bảy con
khỉ. Còn cô con gái út thương một con chồn mõm nhọn. Các chị thường trêu
ghẹo cô út, còn người cha tỏ ra rất buôn về việc này. Nhưng cuối cùng cô út
cũng ở với con chồng. Một lần, ông già bảo thèm mật và các con rể khỉ
không tìm được, lại nói dối phải đem voi ra mới chở về hết. Ông già ra
không thấy, chỉ thấy chồn lấy được nhiều mật. Hôm sau, ông già bảo thèm
cá. Cuối cùng chỉ có rể chồn tìm được nhiều cá. Lần sau, ông già bảo thi xây
nhà, các rể khỉ láu táu làm cho xong chuyện còn chàng chồn làm một cái nhà
đẹp. Các chàng rể khỉ láu táu, nhảy vào nhà mới xây, leo lên các giường đá,
bị đốt bỏng đít, chạy tít vào rừng sâu. Còn chồng cô út, sau đó, bỏ lốt chồn
thành một chàng trai đẹp đẽ. Cuối cùng, hai vợ chồng làm lễ Khơi, động đến
Dàng, Dàng bắt hai vợ chồng cùng nhau đi lên trời.
Hai anh em mồ côi (Truyện cổ Tây Nguyên)
Ngày xưa có hai anh em mồ côi mẹ, mẹ ghẻ hành hạ hai anh em rất thậm
tệ. Hằng ngày, hai anh em phải làm việc rất cực khổ. Một hôm, đang nướng
chim cho người vợ ngọn, vì quá đói bụng hai anh em lỡ ăn mất một cánh của
chim. Vì thế họ bị đuổi ra khỏi nhà.
Lang thang trong rừng, một hôm hai anh em gặp một ông già, già to lớn
và đưa họ về hang nuôi dưỡng dạy cho cách lẫy cung bắn ná. Khi khốn lớn
và đã bắn rơi được hai con chim trong đàn chim bay thành hình cánh cung và
một con chim bay trong đàn thành hình mũi tên, hai anh em từ biệt già ra đi.
Trên đường, họ gặp một đôi thỏ trắng, một đôi gấu và một đôi cáo, một đôi
gà trống và một đàn ong, hai anh em nhận tất cả vào đoàn. Hai anh em chia
đôi đàn súc vật, để cây giáo của mình vào gốc cây và dặn nhau, sau đó người
em đi về phía tây, còn người anh thì đi về hướng đông. Người em đi vào một
bản làng và lên rừng để cứu được con gái của A – nha bị một con rắn mười
hai đầu bắt. Đến hang rắn chàng đi vào hang mặc cho sự ngăn cản của cô
gái. Khi rắn về người em và rắn đánh nhau. Kết quả là rắn chết nhờ sự giúp
đỡ của các con vật. Trên đường về một con phượng hoàng giết chàng trai và
cướp cô gái đi. Nhờ sự giúp đỡ của các con vật, chàng sống dậy và đi tìm cô
gái. Khi về đến bản anh cưới được vợ đẹp sau đó anh và bầy thú bị mụ già
trên cây hóa thành đá. Còn về phần anh khi biết em gập nạn thì lên đường đi
tìm em, lại gập Nhắc Pa – ma già và quyết chiến với mụ. Cuối cùng mụ bị
giết. Người em và bầy thú sống lại và cùng anh trở về bản. Nhưng người
con gái không nhận biết đâu là chồng mình và anh chồng. Người em đã kể
lại chuyện của mình với anh trai, A – nha vui mừng và khăn ngợi và giao đất
và của cải của bản làng cho hai anh em coi giữ.
Lưỡi búa của thần sét ( dân tộc Ka dong )
Y Reng là nô lệ của một tù trưởng, hằng ngày phải đi chăn một đàn trâu,
nhưng vì bị đối đãi quá tàn tệ, một hôm liền nghĩ đến chuyện báo thù. “ Phải
có một lưỡi búa của thần sét thì mới giết nó được”. Bèn làm một cái bẫy sập
lớn gầy ở ngoài cửa hang. Đoạn bẻ cành cây làm cày, rồi bắt một con cóc
vàng buộc vào cày mà kéo. Vì cóc là dòng dõi của Ngọc Hoàng, nên khi thấy
thế Ngọc Hoàng liền nổi giận, sai thần sét đánh Y Reng. Thần sét cầm búa
nhảy xuống, vừa đén của hang thì bị sập bẫy, bị nhốt ngay vào trong. Thất
cơ, thần sét đành phải năng nỉ, cuối cùng phải cho Y Reng búa thần để đổi
lấy tự do. Nhờ có búa của thần sét Y Reng đã tiêu diệt được tên tù trưởng.
Chàng Cóc ( Ka dong )
Một nhà nọ có chín cô gái đẹp, trong đó có cô thứ ba là Di Dật đẹp hơn
tất cả. Một hôm nhân khát quá, Di Dật thấy giữa hòn đá tảng có nước ngọt,
bèn uống (thực ra đó là mưu kế của thần nước ). Từ đó nàng có mang đẻ ra
một con cóc. Bị làng xóm xua đuổi, cô đưa cóc vào rừng nuôi. Nhờ phép của
cóc, hai mẹ con có hàng trăm người hiện ra làm rẫy cho.
Cóc xin đi chăn trâu cho chúa làng. Mỗi lần chăn, cóc ném quả ké lên
đầu trâu để đánh dấu và cứ bảo trâu ra đồng ăn lúa cho no, ăn xong cóc hóa
phép cho lúc mọc ra như cũ. Sau ba năm cóc lấy công một con trâu trắng rồi
hóa phép làm cho chỗ mình thành một làng thịnh vượng, đông đúc. Sau đó,
cóc đi tìm bố (tức thần nước) rủ bố đi xem hội đâm trâu cho mẹ gặp. Cóc
làm lễ cưới cho bố mẹ tại làng của mình.
Cóc biến thành chàng trai đẹp đi tìm vợ. Hai con gái của Vu Dơ - ría
rất đẹp tuy đã đính hôn với Dơ – róc Dơ rây nhưng nghe tiếng cóc hỏi chào,
hai cô cũng như trai gái trong làng đều mê mệt quên hết tất cả. Hôm Dơ –
róc Dơ rây làm lễ cưới, cóc làm cho hai cô gái theo mình. Tức giận Dơ – róc
Dơ – rây làm một trận bão ghê gớm. Cóc hóa làm rắn chặn gió bão. Dơ – róc
Dơ – rây định giết cóc, cóc hóa thành chàng trai to lớn – đánh bại. Hai bên
đánh nhau suốt một năm cuối cùng cóc chém được kẻ địch. Về dọc đường,
Cóc gập Cầu – Vồng là bố của Dơ – róc Dơ – rây lại đánh nhau. Sắp thua,
cóc nhờ mưu mẹo của bồ câu, chém được cầu vồng đổ sụp tước lấy bình
phép. Cóc còn tiếp tục đánh nhau với Hàm – răng – ma, và sau đó đánh nhau
với thằng lùn cũng đều nhờ bồ câu mà thắng lợi. Sau chiến công đó, cóc làm
cho làng trở lại giàu có, thịnh vượng và cưới hai cô gái con của Vu Dơ – ría
làm vợ.
Chàng Lợn ( Gia Rai )
Bà già Pôm ở với cháu gái là Lúi ( Lúi = út ). Môt hôm Lúi cùng bà đi
hái bong, nhân khát đi tìm nước. Thấy một cây nấm có nước đái của con lợn
rừng, nàng không nghe lời bà mà lấy nước uống. Từ hôm ấy, nàng về nhà tự
nhiên có mang, đẻ ra được một con lợn. Vì xấu hổ cho cháu, bà Pôm chôn
lợn đi nhưng mấy lần đắp đất kĩ càng, về nhà đã thấy lợn về trước. Nghe tin
Lúi đẻ lợn, Pơ – tao là tù trưởng giàu có đến xem, bà cháu nói dối nhưng lợn
đã tự khai cho Pơ – tao biết. Khi Pơ – tao về, lợn đòi theo. Pơ – tao không
mang lợn theo nhưng về đến nhà thấy lợn nằm gọn trong gùi. Mấy lần Pơ –
tao bắt trả về cho Lúi nhưng khi về đến nhà mình, lợn đã có mặt ở đấy rồi.
Pơ – tao đành phải nuôi lợn. Pơ – tao có con gái xinh đẹp là Hơ – bia thường
đi chăn trâu đàn. Một hôm nàng bận đi tát cá nên lợn xin đi chăn thay.
Không ngờ, lợn chăn giỏi. Hơ – bia đi rình thấy lợn lột xác hóa thành chàng
trai tuấn tú, nhưng khi hỏi lợn, lợn tìm cách nói không biết. Hơ – bia xin cha
chuẩn bị lễ cưới chồng – một người mà nàng chưa nói tên. Đến khi chuẩn bị
xong, cha hỏi lấy ai, nàng mới nói là lấy lợn. Lợn làm bộ từ chối để cho Hơ
– bia năn nỉ mãi, mới nhận lời. Gần hôm ăn cưới, nhà không đi lấy nước kịp
để vào bình rược cần, lợn chỉ múc một ống nhỏ nhưng rót mãi không hết.
Một hôm, dân làng đi săn, lợn hỏi thì họ giễu cợt, Hơ – bia phải an ủi
chồng. Chuyến đi ấy dân làng chẳng săn được con thịt nào, trừ một con đã bị
hổ ăn một nửa. Đến lượt, lợn đi săn cùng em vợ thì được thịt nai phơi đầy cả
một nhà. Hôm khác dân làng đi dỗ voi, chỉ được một con voi què. Đến lượt
lợn đi, Lợn trèo lên đầu con voi chúa làng. Voi chạy làm đủ cách nhưng Lợn
vẫn không rơi. Sau đó, voi lặn xuống suối một tháng để đuổi lợn, lợn ngậm
măng cho thối bỏ lên đầu voi, bảo voi nếu lặn lâu thì thối mất đầu. Voi sờ lên
thấy thối, tưởng thật bèn đầu hàng lợn, đem cả đàn voi về. Dân làng từ đấy
mới phục lợn. Một hôm lợn đi tắm, Hơ – bia giấu lốt, Lợn đành phải làm
người. Khi Pơ – tao già giao quyền và của cải lại cho lợn.
H’Bia Rác lấy chồng chồn (Gia Rai)
Ngày xưa có hai ông bà sinh được hai đứa con gái. Cô chị càng lớn càng
xinh đẹp nên dân làng gọi là H’Bia Rác.
Một hôm, hai chị em vào rừng phát nương. Nắng quá, họ rủ nhau xuống
suối tắm. Nước trong vắt, H’Bia Rác tắm mãi không muốn lên. Cô em nhắc,
H’Bia Rác đứng lên nhưng càng cựa quậy, chân càng thụt sâu. Cô gọi em,
em sợ quá về gọi cha mẹ và mọi người đến cứu. Người cha bảo ai cứu được
sẽ gả cho người ấy. Chẳng ai gỡ được chân ra. Cuối cùng, có một con chồn
từ đâu chạy lại cứu được cô gái lên bờ.
Nhưng lần này, chồn lại bị ốm. Cha mẹ chỉ vào chồn và bảo đấy là chồng
Rác, Rác phải chăm sóc. Để cứu sống chồn, Rác phải vào rừng xin mật gấu,
xin nước bọt hổ. Lấy được những thứ ấy, chồn khỏi bệnh. Rác đưa chồng ra
suối tắm. Chồn cởi lốt hiện nguyên hình là một chàng trai khỏe mạnh. Rác
sung sướng dẫn chồng về, sống hạnh phúc đến trọn đời.
Vùi và Lu (Lô Lô)
Một người đàn ông nhà giàu có hai vợ, mỗi vợ chỉ sinh một người con
gái. Con vợ cả là Vùi, con vợ lẽ là Lu. Chẳng bao lâu vợ cả qua đời, để lại
Vùi sống với dì ghẻ. Vùi phải làm lụng vất vả không còn biết đến cái vui của
ngày hội, ngày chợ như hồi mẹ còn sống.
Vùi càng lớn càng xinh đẹp còn Lu dù được chìu chuộng nhưng càng lớn
càng xấu xí. Mụ dì ghẻ thấy Vùi xinh đẹp, sợ con mình không lấy được
chồng bèn tìm cách giết hại Vùi đi. Vào ngày rằm tháng bảy, mụ bảo Vùi leo
lên cây hái cau cúng ma. Khi Vùi leo lên, mụ ở dưới chặt cây. Vùi ngã
xuống ao chết hóa thành bông hoa lê trắng muốt. Bà lão gần đấy hái hoa về,
treo ở đầu giường. Lần nào bà đi về cũng có cơm canh ngon lành. Nhiều lần
như vậy, bà lão rình và bắt được Vùi, nhận làm con nuôi. Một hôm đi hội,
Vùi gặp lại mẹ con Lu. Sau đó, mẹ con Lu tìm giả vờ thương nhớ, lôi kéo
Vùi về nhà, lại đối xử rất thậm tệ.
Vua mở hội kén vợ cho Hoàng tử, Vùi được chọn. Vua chết, hoàng tử lên
ngôi vua, Vùi làm hoàng hậu. mẹ con dì ghẻ đến và tìm cách hại chết Vùi
một lần nữa. Vùi chết, hóa thành chim họa mi. Vua rất yêu họa mi, Lu hại
chết họa mi. Qua nhiều kiếp hóa thân, Vùi trở lại được cung vua và xinh đẹp
hơn trước. Lu thấy Vùi xinh đẹp hơn hỏi nguyên do. Vùi chỉ cách cho là
nhảy vào hố nước sôi sẽ xinh đẹp giống mình. Lu chết, Vùi làm mắm gửi
biếu dì ghẻ. Mụ ăn gần hết, nhìn thấy đầu lâu của con, lăn đùng ra chết.
Hai anh em (Hà Nhì)
Có hai anh em mồ côi sống với nhau. Người anh tên Á Phò, người em tên
Á Lá. Đến khi người anh có vợ, nghe lời vợ xui đuổi em. Á Lá bị xua đuổi
ôm chó, ôm mèo ra đi. Con chó, con mèo biết múa hát làm cho Á Lá đỡ
buồn.
Một hôm có một đàn người đi buôn qua thấy con chó, con mèo biết hát.
Đàn người sau khi nghe hát xong thưởng cho Á Lá một đàn ngựa và những
thồ hàng. Á Lá từ đó sống sung sướng yên vui nhất làng. Á Phò thấy vậy,
đến mượn chó mèo của em. Hắn để chúng đói và rét cóng cho nên khi đàn
người đi qua không con nào hát được. Á Phò bị đàn người đánh cho một trận
thừa sống thiếu chết.
Hắn tức giận đánh chết chó mèo. Người em thương hai con vật quá, đem
về chôn. Chỗ chôn ấy mọc lên cây khà tươi tốt, Á Lá lấy cây khà làm lược
chải đầu thì tóc xanh và mượt. Anh đến mượn, chải vào đầu thì da đầu lở loét
nhức nhối.
Hắn tức giận đem đốt lược đi. Người em chạy đến chỉ còn sót một cái
răng lược và lấy về làm lưỡi câu câu cá. Từ đó, em câu nhiều cá to, sống
sung túc. Anh đến mượn cần câu, câu lên thấy một con rắn mào đỏ, hoảng
hốt bỏ chạy.
Mất câu, em ra bờ sông ngồi buồn rồi ngủ quên lúc nào không hay. Trong
mơ, người em gặp con gái Long Vương nhờ anh xuống Thủy cung chữa
bệnh cho vợ Khoàng Tí (chính làcây ló mì bị tổ ong bám chặt) và gỡ lưỡi
câu cho Khoàng Tí. Khoàng Tí vui mừng thưởng cho nhiều thứ trong đó có
con gà đen. Về đến trần gian, con gà đen biến thành cô gái xinh đẹp làm vợ
Á Lá.
Tên Khoàng Tí ở trần gian thấy Á Lá có vợ đẹp, cho người đến bắt vợ
của Á Lá. Trước khi đi, người vợ dặn chồng hãy kiếm đủ lông thú làm áo rồi
mới đi tìm mình. Khi tìm đủ rồi, anh gánh hàng đi bán và tìm đúng nơi vợ ở.
Nghe tiếng chồng rao, người vợ kêu vào. Nàng trở nên vui vẻ hơn. Thấy
người đẹp vui vẻ, Khoàng Tí mượn áo lông thú mặc vào. Con hổ trong cũi
bỗng nhiên sổng ra ngoài, thấy người mặc áo lông thú liền nhảy ra xé xác.
Á Lá lên ngôi Khoàng Tí, lấy hết của cải chia cho mọi người. Hai vợ
chồng sống hạnh phúc.
Mụ dì ghẻ ác độc và hai đứa con chồng (Cơ – tu)
Có một người đàn ông lấy hai vợ. Người vợ gốc có hai đứa con: một trai,
một gái. Người vợ ngọn không có con nhưng được ông chồng chiều chuộng.
Nghe lời vợ ngọn, ông đánh đuổi vợ gốc ra khỏi nhà. Còn hai đứa con thì
suốt ngày bị mụ hành hạ, sai khiến. Rồi mụ lại bảo chồng đem bỏ hai đứa
con vào rừng. Hai đứa trẻ bị bỏ vào rừng thì kêu khóc và đi tìm thức ăn.
Chúng đi mãi và lạc vào cánh rừng lạ, có một căn nhà sau bụi lồ ô. Đấy là
nhà của mụ quỷ chuyên ăn thịt người. Mụ vắng nhà, hai đứa trẻ đào một cái
bẫy giữa nhà và giết được mụ quỷ. Chúng ở đấy làm nương sinh sống.
Ngày qua ngày, hai đứa trẻ đã trưởng thành. Có một người đi săn lạc vào
rừng, thấy cô em xinh đẹp hỏi cưới làm vợ. Ngày cưới hai anh em mời bố và
dì ghẻ đến. Người anh để con rắn độc vào nồi và nhờ dì ghẻ thổi cơm. Mụ bị
rắn độc cắn nhưng không biết. Sau đó, người anh lại xui mụ về trước trông
nhà để cha ở lại chơi vài ngày. Đi giữa đường, nọc độc ngấm vào mình, mụ
lăn ra chết. Từ đó, ba bố con lại sống hạnh phúc bên nhau.
Ông Hùi (Cơ – tu)
Ở làng kia có một người đàn ông già nhưng chưa có vợ. Ông nghèo,
không có tên tuổi lại mắc bệnh hủi nên dân làng gọi ông là ông Hùi. Trong
làng ông Hùi có một lão Brê- nha rất giàu. Lão có mười cô con gái và muốn
kén cho chúng những người chồng xứng đáng.
Một hôm, lão gọi các con đến và hỏi: “Sau này có chồng, các con mang
ơn cha hay ơn chồng?”. Chín cô chị đều đáp mang ơn cha, chỉ có cô út bảo
mang ơn chồng. Lão Brê- nha tức giận, liền gả cô út cho ông Hùi.
Từ ngày có vợ, ông Hùi chăm chỉ làm ăn. Có điều kì lạ là sau khi ông
phát rẫy xong sau một đêm cỏ lại mọc như cũ. Tức quá, ông rình và bắt được
một con khỉ trắng. Ông mang khỉ đi định giết thì khỉ van xin, hứa sẽ cho ông
giàu có, hết bệnh hủi vả trẻ đẹp hơn xưa. Ông Hùi nhận lời và còn đòi thêm
một chiếc chiêng thần.
Về nhà, vợ con không nhận ra nên ông phải kể mọi việc diễn ra ở trên
rẫy. Sau đó, ông Hùi muốn làm lễ cưới vợ lại. Lão Brê- nha lại thách cưới rất
nhiều sính lễ. Ông Hùi mang chiêng đánh. Bố vợ và họ hàng thấy nhiều của
cải thì tranh nhau giành lấy. Cuối cùng lão Brê –nha bị họ hàng đánh chết.
Hai anh em mồ côi (Pu Péo)
Có hai anh em mồ côi cha mẹ, người anh có vợ bắt em làm đầy tớ cho
mình mới cho ăn. Em buồn lắm và xin chia tài sản ra ở riêng. Anh không cho
gì ngoài con chó, em nhận chó ra đi không nói nửa lời.
Em làm việc chăm chỉ, không có trâu cày đất, em bắt chó đi cày luôn an
ủi, vỗ về nó. Chuyện chó kéo cày đã tới tai người anh. Hắn tưởng em mình
có của quý, liền mò sang mượn chó về cày. Ở với ông chủ độc ác, keo bẩn
này, chó không được cho ăn mà còn bắt đi làm sớm, nó không kéo cày được.
Người anh tức quá nện nó chết.
Buốn quá, em lấy cần câu đi câu cá. Câu mãi chẳng được gì ngoài con cá
bé tí. Chàng ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy trời đã tối. Chàng tìm nơi trú ngụ và
vào nhà một bà lão xin nghỉ nhờ. Chàng nướng cá cho mèo (bà lão hóa
thành) ăn thịt còn mình ăn xương. Đêm đến, hổ con từng đàn kéo đến, bà
lão đuổi đi và hôm sau bà cho anh vàng bạc về để mua con trâu khỏe, cái cày
tốt.
Người em vui vẻ quay về tới đầu nương gặp anh. Anh khám người em
thấy có vàng bạc định cướp không. Hắn vu cho em ăn cắp. Người em đành
phải kể hết mọi việc. Người anh nghe xong thích quá, giật lấy cần câu đi câu.
Câu được một con cá, hắn nằm chơi đợi đến tối sẽ đến nhà bà lão. Bà lão
cũng cho ngủ nhờ. Hắn nướng cá và bà lão cũng hóa thành mèo đến đòi ăn.
Hắn bảo đợi cá chín sẽ cho ăn xương. Cá chín hắn ăn rồi vứt xương và đẩy
mèo ra xa. Đêm đến, hổ kéo đến ăn thịt người anh độc ác chỉ còn những mẩu
thịt vụn.
Hai anh em mồ côi (Giáy)
Có hai anh em mồ côi sống rất hòa thuận, sau anh lấy vợ rồi nghe lời vợ
sinh lòng ác hắt hủi và chửi mắng em thậm tệ. Một hôm, vào rừng gác nương
bắp đang chín, mệt quá người em nằm ngủ mơ gặp cụ già tóc trắng như
cước, râu dài đến ngực, mặt đỏ hồng hào, tay chống gậy trúc vàng óng. Cụ
bảo khi gặp khỉ phải nằm giả chết để khỉ khiêng đi chôn, đến nơi thấy gì lấy
đó mang về. Người em làm đúng như lời và quả nhiên khỉ khiêng đi đến núi
vàng. Em lấy vàng bạc mang về và trở nên giàu có.
Thấy vậy, người anh lân la đến gần hỏi em nguyên nhân vì sao giàu có.
Nghe em kể anh cũng làm giống như em. Nhưng khi khỉ khiêng đi chôn,
người anh mở mắt ngó xuống thấy vực sâu thăm thẳm, hắn bủn rủn tay chân,
bụng sôi ùng ục. Nghe mùi thối, các con khỉ khiêng đi chôn than thở. Khỉ
đầu đầu ngỡ là xác chết đã thối rửa, bèn bảo quăng xuống vực. Người anh
chết tan xác.
Bảy chị em gái (Giáy)
Có hai vợ chồng nhà nọ sinh được bảy người con gái. Ông già làm ruộng
phải đắp phai để ngăn nước vào mương. Người bố đắp mãi không được nên
ước nếu ai đắp được sẽ gả con gả cho. Vừa dứt lời có một chàng trai lạ đến
và đắp được. Nhưng sáu người con lớn không ai chịu lấy vì thấy cổ chàng
trai quấn chăn nên họ đoán chàng là rắn. Cô bảy thương cha nên phải nhận
lời.
Chàng trai ấy là con vua Thủy Tề nên sau đó dẫn vợ về thủy cung sống
sung sướng. Ít lâu, họ sinh được một đứa con trai. Họ sắp sửa nhiều quà, dắt
con về thăm cha mẹ. Người chị cả thấy em sung sướng thì ghen tức, định
cướp chồng em. Ả rủ em vào rừng hái quả chua rồi đẩy em xuống hồ sâu
chết. Sau đó, người chị cả thay em làm vợ chàng rắn.
Người em út chết hóa thành con chim, vua yêu quý và đem nuôi trong
lồng. Người chị cả lại giết chim và em hóa thành rau tầm bóp, bụi mai. Mỗi
lần chồng và con đi qua, bụi mai sà xuống chải đầu cho hai cha con còn
người chị cả đi qua bị nắm mớ tóc vụt lên trời. Tức quá, ả chặt bụi mai. Có
một bà lão thấy bụi mai bị chặt bèn xin một ống còn sót lại về đựng nước.
Chuyện lạ xảy ra là ngày nào bà lão đi làm về cũng thấy cơm nước dọn sẵn.
Bà rình và nhận cô gái bước ra từ ống nước làm con nuôi.
Sau đó, nhờ đứa con sang chơi và phát hiện mẹ còn sống nên vợ chồng,
con cái gặp nhau. Mụ cả thấy em về lại xinh đẹp hơn trước nên tức tối trong
lòng và hỏi: “Sao em đẹp thế?”. Đáp: “Tắm nước sôi nấu với hoa mận, hoa
đào, hoa dẻ”. Mụ bắt chước, nhảy vào máng tắm. Nước quá nóng, mụ chết
cứng trong máng, mắt trắng dã.
Chàng Rá (Dân tộc H’rê )
Có một bà cụ nghèo khổ sinh ra một đứa con xấu xí tròn như quả bầu
đặt tên là Rá. Rá ăn rất khỏe, mới lọt lòng đã ăn hết một đấu gạo. Lớn lên đi
ở cho một tù trưởng, ai cũng ghét chỉ có cô tám là thương Rá, nhận hằng
ngày đưa cơm cho anh. Khi đến nơi thấy Rá còn ngủ, tiếng gáy như sấm. Cô
chờ Rá dậy, đưa cơm cho Rá ăn, rồi đứng rình xem thì thấy Rá tách đôi hóa
thành người rất khỏe, đẹp lại hát hay và chia nhau chặt cây, chỉ một lát là
xong. Sau cô gái ốm tương tư và đòi lấy chàng Rá. Bố mẹ thuận gã nhưng
đuổi hai vợ chồng ra khỏi nhà. Nhờ có phép Rá, trở nên giàu có còn tù
trưởng thì sau hóa thành hổ.
Chàng rùa ( Xơ – đăng )
Một ông già hóa vợ có mười cô con gái, một hôm bằng lòng để con
rùa sửa giúp cái lờ đơm cá với điều kiện là gả cho nó một cô làm vợ. Các cô
đều từ chối, chỉ có cô út bằng lòng làm vợ rùa. Mỗi lần đến với vợ, rùa đều
hóa thành chàng trai, và căn buồng tự nhiên sáng rực lên, làm cho các chị
tưởng buồng bị cháy, kêu cứu ầm ĩ.
Một hôm, ông già ốm bảo muốn ăn óc cá, bảo các chàng rể đi tìm.
Chẳng ai lấy được cả, chỉ có rùa lấy được mấy nong. Ông già lại tổ chức thi
trâu rồi lại thi xây nhà, rùa đều thắng cuộc, làm cho các chị vợ ghen tức.
Sau đó, rùa sang nước Lào buôn bán. Trước khi đi, rùa giao cho vợ một
quả trứng, một con dao và một quả dừa. Mấy chị thấy chồng em có tài bèn
em rủ nhau đi lấy củi rồi đi mua muối nhưng vợ rùa đều từ chối. Nhưng
nàng lại bằng lòng khi các chị rủ đi chơi đu. Bị các chị chặt đu, vợ rùa chết,
xác văng xuống sông, bị cá nuốt, nhưng lại sống dậy và sinh con trong bụng
cá. Rồi vợ rùa cũng lấy dao vạch bụng cá, bế con chui ra. Quả trứng nở thành
gà trống, còn quả dừa thì mọc thành cây dừa lớn nhanh như thổi. Vợ rùa trèo
lên, cây cao lên mãi. Ở trên cây vợ rùa nhìn tận sang tận nước Lào. Nàng bảo
gà gọi chồng về. Nghe tiếng gà gáy, rùa lên đường về ngay. Trời mưa như
trút, phải ẩn dưới cây dừa, rùa vừa kêu đói thì cơm trên ngọn cây rơi xuống,
kêu khát thì quả dừa rụng. Hai vợ chồng gặp nhau. Nghe vợ kể mọi chuyện,
rùa bỏ vợ vào gùi mang về, lại trao cho một cái kim cứ đâm vào mắt người
nào nhìn vào gùi. Thấy gùi nặng , mấy chị vợ rùa liền hí hửng ra đón. Khi
nhìn vào gùi thì bị kim đâm vào mắt, đứa hóa thành chó, đúa hóa thành mèo.
Về sau chó mèo ấy chuyên giữ nhà cho vợ chồng rùa.
Cóc và H’Bia Phu ( Dân tộc Ba-na)
Con gái bà Xóc- ia là Bơ- roong-hia phơi thóc ở đường cái. Voi của
Đăm Phu ngang qua giậm phải. Bơ – roong – hia tức mình chửi. Nhưng vì
sợ, nàng hóa làm cái sọt. Đăm Phu tìm không được, tức quá đái vào nồi cơm.
Bơ – roong – hia không biết ăn phải cơm. Tự nhiên nàng có mang đẻ ra
một con cóc. Một hôm bác cóc tới chơi. Nhà cóc nghèo, nhưng cóc đã làm
cho một quả bầu có phép lấy gạo mãi không hết. Sau đó, cóc đòi theo về nhà
bác, nhưng người bác không cho vì sợ người ta cười. Nhưng bác cóc về dọc
đường mấy lần phát hiện ra cóc ngồi trong ống tên của mình, mấy lần đuổi
cóc về, nhưng đâu lại hoàn đấy. Cuối cùng bác phải cho đi nhưng buộc cóc
khi đến nhà mình phải ngồi trong buồng kín không được đi đâu. Cóc không
đi đâu nhưng lại ước các cô gái lại kéo tới nhà mình nườm nượp để tìm
mình. Cuối cùng, bác cóc cũng phải cho cháu mình ra tiếp. Trong số đó, có
H’Bia – phu là người đẹp nhất vùng tỏ ra quyến luyến cóc. Đêm ấy, cóc ước
cho mọi người đi vắng, trừ H’Bia Phu. Nghe tiếng đàn của cóc bấy giờ đã
hóa thành chàng trai tuấn tú - ở nhà “ rông”, lòng nàng không yên phải tìm
cho thấy được người gẩy đàn, nhưng khi nàng đến thì chàng trai đã hóa
thành cóc. Mấy lần đi đi về về đều như vậy, nhưng H’Bia Phu vẫn yêu cóc,
dần dần sinh ốm tương tư. Thấy vậy, bố nàng cho mời các chàng rai đến
nhưng chỉ làm cho bệnh nặng thêm. Khi cóc đến thì H’Bia Phu lành bệnh
như không có việc gì. Khi thấy con một hai đòi lấy cóc làm chồng, bố mẹ
nàng đành phải gả rồi đuồi đi sau khi làm lễ cưới rất đạm bạc. Đến một khu
rừng, cóc hóa phép ra nhà cửa, trâu bò, lúa gạo và nô lệ. Vợ cóc đẻ ra một
con trai gọi là Đăm Pen lớn nhanh như thổi.
Một hôm H’Bia Phu bảo con mời ông bà ngoại tới chơi. Ông bà ngoại
bắt phải đắp một con đường lớn có voi đứng nối đuôi nhau mới chịu đi, cóc
hóa phép làm ngay. Họ ở nhà rể ba ngày, được ăn toàn của ngon vật lạ. Khi
ra về được rể tặng một con trâu bé tý, bố vợ cóc không thèm lấy, còn lấy
điếu gõ vào đầu cho trâu chết, nhưng càng gõ trâu càng lớn nhnah như thổi,
cuối cùng to bằng con voi, phải nhận. Về sau, khi ông bà ngoại mời cháu đến
chơi. Đăm Pen cũng đòi như khi họ thách bố nó trước kia. Nhưng dù cố sức
đắp nhưng đường vẫn hẹp, voi thì không đủ. Khi Đăm Pen trở về ông bà
cũng tặng một con trâu mộng nhưng nó không chịu nổi một cái gõ bằng ống
điếu của chàng.
Em bé và chim vàng anh (Chăm Hơ- roi )
Hai vợ chồng người kiếm củi có đứa con trai múa giỏi, đồng thời có
nuôi một con chim vàng anh hót rất hay. Thấy con chim quí, một lão nhà
giàu đến cướp lấy vể định nuôi cho nó hót. Nhưng chim không chịu hót, ủ rủ
không ăn mấy ngày liền. Lão nhà giàu bèn vứt chim ra bụi. Đứa con trai nhà
kia lại nhặt chim về chăm sóc, chim béo khỏe lại hót hay như trước.
Nghe nói chim đã sống lại như trước, lão nhà giàu liền đến giành chim,
nhưng chim đã mổ vào mắt hắn túi bụi.
Gơ – Liu, Gơ - Lát ( X’rê )
Hai chị em cùng cha khác mẹ lại xinh đẹp như nhau nhưng Gơ Liu thì
tính nết hiền hậu, còn Gơ Lát thì gian ác. Một hôm có một con quạ mang
một đôi hài không phải của hai cô gái mà là của hoàng tử Chàm cho phụ nữ
ướm chân, nếu vừa thì hoàng tử lấy làm vợ. Gơ Liu ướm vừa chân, được đón
về cung Gơ-Lát được phép theo chị. Một hôm trong lúc chồng đi đánh giặc,
Gơ -Liu bị Gơ- lát giết rồi phao tin chết vì bệnh. Gơ- Lát thay Gơ- liu làm
vợ, hoàng tử nhận nhưng tỏ ý rất ghét. Ở mộ Gơ- Liu mọc lên một khóm
trúc, hoàng tử cho rằng là hồn vô tái sinh, sai rào kín, nhưng cây bị Gơ- Lát
chặt mất trong khi chồng đi vắng. Hồn Gơ- Liu lại nhập vào con chim nhỏ
lông vàng, một hôm nó thả xuống trước mặt hoảng tử một hộp trầu. Thấy
hộp trầu quen thuộc hoàng tử cũng bảo: - “ Có phải Gơ Liu thì xuống đây
với ta”. Chim bay xuống, nhưng khi hoàng tử đi vắng thì Gơ Lát bắt làm thịt.
Lông chôn bên đường hóa thành cây thị có độc một quả. Một bà cụ đi ngang
qua nghe có tiếng gọi, một hộp trầu tự dưng rơi vào tay bà, có tiếng bảo bà
hãy đưa đến cho hoàng tử. Hoàng tử theo bà đến cây thị thì quả thị rơi xuống
như lời khấn của bà cụ, rồi hóa thành Gơ Liu.
Khi hoàng tử biết rõ chuyện, sai xẻ thịt Gơ-Lát gởi về biếu mụ dì ghẻ. Mụ
ăn hết nắm, rồi đến thăm con gái trong lúc vợ chồng Hoàng tử ăn mừng sum
họp. Bị đánh đuổi và khi biết mình đã ăn thịt con, mụ nhảy xuống sông chết.
Có con quạ đến để rỉa thịt mụ.
Nàng tiên thứ chín ( H’rê )
Một chàng trai nghèo ở với mẹ cũng được tiên bày cho cách đi tìm vợ và
trộm lấy cánh của các cô gái nhà trời thường đáp xuống hồ trên núi để tắm.
Quả nhiên anh ta buộc được cô thứ chín đẹp nhất làm vợ. Họ cũng sinh được
một trai và sau đó bộ hạ nhà trời (ở đây là thần sét) xuống buộc nàng phải về
nếu không sẽ giết chết cả chồng lẫn con. Nàng tiên bèn lấy ba uống nước vắt
sữa để lại cho con, cắt một nắm tóc để lại cho chồng, rồi theo thần sét về trời.
Trở về thấy mất vợ, anh chàng cũng được con chim sắt ( phải phải do thần
mà do người thợ rèn chế ra), biết bay. Sắp tới thiên đình, còn phải vượt một
con sông. Chồng đã thấy vợ ngồi giặt áo ở bên kia, nhưng chim sắt không
thể vượt nổi. Hai bên chỉ trông nhau mà khóc.
Dân nhà trời thấy vậy, bèn họp nhau xin phép vua cho họ gặp nhau.
Nhưng vua đã có ý định gả nàng cho người nhà trời, nên không thuận.
Nhưng dân lại dùng áp lực buộc vua phải theo. Cuối cùng vua cũng chấp
nhận nhưng buộc anh phải vượt qua ba thử thách.
Thử thách thứ nhất: Nhặt cho hết số vừng gieo trong một cánh rừng dài
khoảng chim bay mỏi cánh. (nhờ có chim sẻ giúp cho việc này )
Thứ hai: ăn cho hết ớt chín trong một khu vườn trồng toàn ớt ( nhờ có
thầy cúng hóa thành chim ăn hộ)
Thứ ba: phải làm một ngôi nhà đẹp giữa sông (nhờ thần cá ra lệnh các
giống thủy tộc cùng nhau làm nên kì công này nên vợ chồng mẹ con gặp
nhau. Trong khi đó vua nhà trời vì có cái hứng nấu ăn trên ngôi nhà mới, nên
các giống thủy tộc thấy nóng lần lượt trốn chạy làm cho vua và các bộ hạ
chết đuối. Vì thế anh chàng dược dân nhà trời cho thay vua cai quản thiên
đình.
Chàng Sơn ( Mường )
Chàng Sơn nhờ vợ chồng rắn trắng cho nước bọt làm thuốc nên sống
sung túc. Một hôm anh định giết chết con rắn đen để cứu rắn trắng. Không
ngờ đã bắn nhầm con rắn vợ. Rắn trắng chồng toan báo thù nhưng biết được
ý định của Sơn, bèn tặng Sơn một viên ngọc nghe được tiếng loài vật.
Một hôm, vì quên để dành bộ lòng cho quạ nên Sơn bị quạ báo thù bằng
cách sai chuột đến trộm viên ngọc của anh. Chuột đã thành công nhờ mưu
ngoáy đuôi vào mũi Sơn hắt hơi làm văng viên ngọc ngậm trong miệng lúc
ngủ. Sau đó, mèo giúp Sơn đi tìm viên ngọc. Mèo tóm chuột, bắt chuột phải
khai thật. Khai xong, chuột còn bày cho mèo kế “ giả chết bắt quạ”. Quạ thấy
mèo nằm chết, tưởng có món bở, xà xuống định mổ. Nhưng không ngờ mèo
chộp được quạ, giành lấy viên ngọc rồi đưa cho chủ. Quạ giận lắm, nhân cắp
được mũi tên có khắc tên Sơn, bèn cấm vào xác chết trôi sông. Sơn do đó bị
hạ ngục. Nhưng vì có viên ngọc, Sơn tìm thấy được ấn ngọc của vua bị mất,
nên được tha và vua gả công chúa.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7273.pdf