Mở đầu
Sau Đại hội lần VI của Đảng, chúng ta chủ trương thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần, và cũng từ đó nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời và phát triển góp phần thực hiện các mục tiêu cuả Nhà nước. Theo số liệu của Sở LĐTB - XH Thanh Hoá 1/2000 đã có 269 doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chiếm 54,26% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh. Tổng số vốn bình quân của những doanh nghiệp này là 4.781 triệu đồng bằng 80% tổng số vốn bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên địa bàn tỉnh. Nếu s
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với năm 1994 thì số DNTN đã tăng 6 lần. Hiện nay chúng ta đang tiến hành bổ sung và sửa đổi luật DNTN và luật công ty theo hướng mềm dẻo nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa thì số DNTN sẽ còn phát triển hơn. Thu hút thêm nhiều lao động. Việc bảo vệ người lao động trên các mặt, quyền lao động, lợi ích và các nguồn khác, trong đó có tiền công được pháp luật lao động điều chỉnh nhưng việc tổ chức thực hiện trong các DNNN chưa đi vào thực hiện và còn nhiều hạn chế.
Vấn đề này đối với các DNNN trên địa bàn tỉnh đã phức tạp, đối với DNTN do những đặc trưng riêng vốn có càng phức tạp hơn.
Đề tài này mong muốn qua phân tích, đánh giá thực trạng về vấn đề "Tiền công - Thu nhập của người lao động ở DNTN trên địa bàn Thanh Hoá" nhằm tạo ra qui chế thích hợp góp phần giải quyết vấn đề trên.
Phần 1
Cơ sở lý luận chung về tiền công và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh thanh hoá
I-lý luận chung về tiền công và thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân
1- Khái niệm tiền công và thu nhập.
Tiền công là một phạm trù kinh tế, là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, khi họ hoàn thành một công việc nào đó có nhiều quan niệm khác nhau về tiền công, phụ thuộc vào thời kỳ khác nhau, và góc độ nhìn khác nhau.
ở nước ta nói chung và thanh hóa nói riêng ở thời kỳ bao cấp, chúng ta từng quan niệm rằng "Tiền công là một bộ phận thu nhập của nền kinh tế quốc dân được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã công hiến". Theo quan niệm này, tiền công mang nặng tính chấ bao cấp bình quân, dần đều. Nó chưa đảm bảo được tính chất phân phối công theo lao động. Từ đó không khuyến khích được nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động sáng tạo của người lao động và coi nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động. Kết qủa là đã không gắn được lợi ích của người lao động với thành qủa mà họ đã sáng tạo ra, không có trách nhiệm với công việc được giao v.v...
Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. ở đây mọi người được tự do, mua bán sức lao động của mình. Vì thế sức lao động được nhìn nhận như một hàng hóa và tiền công không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả sức lao động.
Thật vậy, sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử dụng lao động lại có điều kiện và mong muốn sử dụng nó để tạo ra của cải vật chất, do vậy người sử dụng lao động phải trả cho người sở hữu sức lao động hay người lao động một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sử dụng sức lao động của người lao động. Về phía người lao động, họ muốn bán sức lao động để có một khoản tiền nhất định nuôi bản thân và gia đình. Vì vậy giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua bán và cái được trao đổi, mua bán ở đây là sức lao động của người lao động và số tiền màj người sử dụng lao động trả cho người lao động. Chính là giá cả của sức lao động. Hay nói khác đi tiền công chính là giá cả sức lao động.
Điều đó có nghĩa là tiền công phải được trả theo đúng giá trị sức lao động, phải coi tiền công như một động lực thúc đẩy từng cá nhân người lao động, hăng say làm việc, nhưng phải tránh tính chất bình quân. Có thể cùng trình độ chuyên môn, cùng bậc thợ, nhưng tiền công lại rất khác nhau do hiệu qủa sản xuất khác nhau, hay do giá trị sức lao động khác nhau.
Quan hệ điểm mới này về tiền công đã tạo cho việc trả công đúng với giá trị sức lao động, tiền tệ hóa tiền công triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả công bằng hiện vật. Đồng thời nó đã khắc phục coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia. Tiền công phải được sử dụng đúng vai trò đòn bẩy kinh tế của nó kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc.
Tóm lại, tiền công là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó theo đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận. Sức lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả sức lao động, và người sử dụng sức lao động phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của người công nhân, cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc hại của công việc để trả công cho người lao động.
Thu nhập là khoản tiền mà người lao động trong doanh nghiệp được người sử dụng lao động trả theo lao động và trả khoản thu thường xuyên. Tính bình quân trong tháng, trong năm bao gồm: Tiền công tiền lương, chia phần lợi nhuận, các khoản phụ cấp, những chi phí thường xuyên ổn định mà người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như tiền ăn trưa, ăn giữa ca, tiền xăm lốp xe... và các khoản thu khác, trong đó tiền công là một phần chủ yếu trong thu nhập.
Như vậy tiền công, thu nhập về cơ bản đều là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, đều là giá cả của sức lao động nên nó là một khoản chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm do đó nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết qủa sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy tiền công còn được chủ doanh nghiệp dùng như một công cụ tích cực đến người lao động. Tiền công, thu nhập gắn với qui luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền công đồng thời phần tiết kiệm do tăng năng suất lao động được dùng để tăng tiền công, tạo động lực thúc đẩy tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền công thu nhập và lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động của họ. Vì vậy trả công xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ có tác động khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâm đến kết qủa lao động của họ. Từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2- Chức năng của tiền công.
Tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ánh mối quan hệ kinh tế trong việc trả công cho người lao động, và có các chức năng sau:
Thứ nhất: Tiền công là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, thanh toán giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Thứ hai: Bảo đảm qúa trình tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền công nhận được để đổi lấy các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng của người lao động.
Thứ ba: Tiền công là một công cụ tạo động lực, kích thích người lao động tham gia vào lao động. Bởi vì, tiền công là một bộ phận của thu nhập, chi phối mức sống của người lao động và do đó nó là một công cụ trong quản lý, người sử dụng lao động dùng nó để thúc đẩy con người hăng hái tham gia lao động sáng tạo trong công việc.
Như vậy tiền công có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh, người lãnh đạo phải nắm được các chức năng của nó để sử dụng hiệu qủa nguồn lực sẵn có.
3- Những nguyên tắc của tiền công.
Trong qúa trình trả công, tiền công cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a- Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau.
Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau có nghĩa là khi qui định các chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc. Những lao động có tay nghề và năng suất lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động. ở đây, nó đã thể hiện được sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Thực hiện nguyên tắc này, sẽ là cơ sở để phát huy tác dụng đòn bẩy của tiền công. Mặt khác nó kích thích lao động tích cực trong công việc đảm nhận, làm cho mọi người xuất phát từ lợi ích vật chất mà quan tâm tới kết qủa sản xuất, thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp phát triển.
b- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền công bình quân:
Đây là nguyên tắc quan trọng của tiền công. Bời lẽ, có như vậy mới tạo cơ sở cho việc giảm giá thành, hạ giá cả và tăng tích lũy doanh nghiệp tồn tại phát triển.
Để thực hiện mối quan hệ này cần xem xét tới các nhân tố tác động tới nó:
Tiền công trung bình tăng lên, phụ thuộc vào nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động (nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất thời gian lao động...). Năng suất lao động tăng không phải chỉ có nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào nhân tố khách quan khác (như áp dụng kỷ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên...) do đó năng suất lao động có khả năng tăng nhanh hơn tiền công bình quân.
Mặt khác chúng ta cần phải giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động với tiền công thực tê, giữa tích lũy và tiêu dùng trong thu nhập quôc sdân từ đó, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Xây dựng cơ sở vất chất kỷ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Quán triệt nguyên tắc này sẽ tạo cơ sở cho việc bình ổn giá cả trên thị trường, ổn định nền kinh tế nâng cao đời sống cho người lao động, tránh được tình trạng "tụt lùi" của nền kinh tế, trình trạng "ăn vào vốn" của doanh nghiệp.
c- Bảo đảm mối quan hệ hợp lý về tiền tiền công giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Trình độ lành nghề bình quân của người lao động, điều kiện lao động ý nghĩa kinh tế, sự phân bố của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau. Điều đó ảnh hưởng tới tiền công bình quân của người lao động.
Tính chất phức tạp về kỷ thuật của các ngành trong nền kinh tế đòi hỏi trình độ lành nghề bình quân của những người lao động giữa các ngành cũng khác nhau. Tùy theo trình độ lành nghề của người lao động, mà trả lương cho họ một cách tương xứng, khuyến khích người công nhân nâng cao trình độ lành nghề của mình. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẵn có.
Điều kiện lao động, ý nghĩa kinh tế xã hội... cũng khác nhau giữa các ngành. Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, phải tốn nhiều năng lượng, thì phải được trả công cao hơn những người làm việc trong điều kiện bình thường. Các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, cần sự ưu tiên phát triển. Thì tiền công cũng phải đảm bảo cao hơn cho các ngành khác, có như vậy mới tạo sự công bằng, tạo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân.
d- Chế độ tiền công phải được xây dựng đồng bộ với việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, bảo đảm tiền công thực tế và thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên.
Trong những năm qua, do tình hình sản xuất kinh doanh còn chưa ổn định, việc quản lý tiền công còn lỏng lẻo, tiền công không đảm bảo tái sản xuất sức lao động, còn nhiều chênh lệch giữa các tâng lớp dân cư. Gần đây, chính sách tiền công ra đời với mục tiêu đảm bảo cho người lao động sống chủ yếu bằng tiền công của mình.
Để tạo hiệu qủa trong việc thực hiện chế độ tiền công này, các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống định mức lao động, định mức kỷ thuật tiên tiến, tổ chức lại lao động, sản xuất, bộ máy quản lý mới... phù hợp với điều kiện thực tế, trên cơ sở sản xuất kinh doanh thực sự có lãi. Đồng thời, chính sách tiền công cần phải có chính sách phụ cấp phù hợp. (Phụ cấp độc hại, thêm giờ...) để tạo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế.
II- Đặc điểm, vị trí, vai trò của tiền công ở doanh nghiệp tư nhân.
1- Khái niệm doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước. DNTN là đơn vị kinh doanh, có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định. (Vốn pháp định tùy theo từng ngành, nghề, và tối thiểu là 20 triệu động). DNTN là do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp .
2- Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong sự phát triển của đất nước.
ở nước ta, trong vòng 30 năm ở miền Bắc cũng như Thanh Hóa và 10 năm ở miền Nam kinh tế tư nhân không được chấp nhận tồn tại là đối tượng phải cải tạo, xóa bỏ từ sau đại hội VI của đảng (1986) khu vực kinh tế này được thừa nhận tồn tại lâu dài. Đến nay khu vực kinh tế này đã đóng gòp vai trò to lớn trong sự phát triển của đất nước. Nó gồm các vai trò chủ yếu sau:
a- Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động:
Sau năm 1986, sự dôi dư lao động với quy mô lớn ở khu vực kinh tế quốc doanh khi tiến hành sắp xếp lại sản xuất theo quyết định 176/HĐBT cùng với sự hạn chế của ngân sách ngày một gia tăng ở các doanh nghiệp được bao cấp trước đây, việc trở về của hàng chục ngàn lao động từ nước ngoài (Đông Âu), và sự tăng trưởng hàng vạn lao động hàng năm...đã làm cho sức ép trở nên bức bách. Trước tình hình đó, việc phát triển các DNTN đóng vai trò hết ức quan trọng để trong một thời gian ngắn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động .
Tính đến đầu năm 1999 các doanh nghiệp này đã thu hút 2,5-3 vạn lao động , chiếm 10--12% lực lượng lao động xã hội .
b-Tạo ra thu nhập, bảo đảm đời sống cho ngưòi lao động:
Chính từ việc giải quyết việc làm cho ngưòi lao động trong xã hội và khu vực kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói riêng đã tạo thu nhập nâng cao đời sống cho người lao động.
Kết qủa điều tra một số doanh nghiệp năm 1997 cho thấy 10% số doanh nghiệp có thu nhập dưới 100.000đ/tháng: 18% từ 100.000 - 150.000đ/tháng; 51% từ 150.000 - 250.000đ/tháng; 21% từ 250.000đ - 350.000đ/tháng.
Tính bình quân cho các doanh nghiệp thì thu nhập bình quân của người lao động đạt 200.000đ/tháng. Điều đó phản ánh năng suất lao động và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các DNTN so với mức sống và thu nhập của người dân có cao hơn, và từ đó khu vực kinh tế tư nhân đã góp 65% trong GDP năm 1998.
c- Tận dụng các nguồn lực xã hội.
DNTN phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào thế mạnh của từng ngành, nghề thuộc địa phương, vùng mà doanh nghiệp hoạt động.
Vốn của nó thường nhỏ, nên dể được nhiều người tham gia hoạt động qua đó thu hút nguồn vốn trong dân cư đưa vào sản xuất kinh doanh.
Trong qúa trình hoạt động, các doanh nghiệp này thường nhằm mục tiêu sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, sử dụng nhiều lao động, ít vốn, với chi phí thấp nhất. Do vậy, phần nhiều khu vực này không đòi hỏi lao động có trình độ cao. Chỉ cần bồi dưỡng hoặc đào tạo ngắn hạn là có thể tham gia vào sản xuất trong doanh nghiệp được.
Khi sử dụng máy móc thiết bị, nó thường lựa chọn kỷ thuật phù hợp với trình độ, khả năng người lao động, kết hợp giữa thủ công và kỷ thuật mà đa số quần chúng lao động có thể nhanh chóng tiếp thu và làm chủ trong sản xuất. Do đó, thiết bị của doanh nghiệp thường là sản phẩm trong nước.
Với việc sản xuất kinh doanh những mặt hàng nguyên vật liệu sẵn có, tại chỗ, dễ khai thác sử dụng, đã tạo việc làm trong khu vực sử dụng nguyên vật liệu có hiệu qủa.
d- Tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia:
Hàng năm khu vực kinh tế này đóng góp trên 40% cho ngân sách nhà nước.
* Đóng vai trò quan trọng đối với qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Qúa trình phát triển các DNTN cũng là qúa trình cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, đến một mức độ nào đó, nhất định sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ, làm cho qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra không chỉ ở chiều sâu mà cả ở chiều rộng.
Sự phát triển của các DNTN này làm cho công nghiệp, dịch vụ phát triển theo, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ đặc biệt ở các vùng nông thôn.
3- Đặc điểm, vị trí, vai trò của tiền công hay thu nhập trong doanh nghiệp tư nhân.
a- Tiền công mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động theo đúng bản chất là giá cả sức lao động:
Khi chủ doanh nghiệp đầu tư vốn tiến hành sản xuất kinh doanh tuyển lao động, người lao động đem bán sức lao động của mình cho chủ doanh nghiệp, tiền công lúc này trả theo đúng bản chất là giá cả sức lao động, hoạt động theo qui luật cung cầu về sức lao động, thông qua sự thỏa thuận bằng hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Kết qủa là tiền công trong DNTN phản ánh tương đối rõ nét những mức trả công khác nhau theo đặc thù riêng của từng vùng, từng khu vực.
Chủ DNTN là chủ sở hữu đích thực có thể đồng thời là người chỉ huy, người sử dụng lao động, trả công cho người lao động bằng chính nguồn tài chính của riêng mình và không hề được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, Trung ương hay địa phương. ở đây, tiền công là một yếu tố chi phí sản xuất như mọi chi phí khác. Do vậy mà chủ DN tính toán một cách rất chi ly, thậm chí tìm cách hạ thấp mức trả công xuống dưới giá trị sức lao động, nhất là việc tính toán kỹ lưỡng nhu cầu công nhân để có được giá thành hạ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy vậy chủ doanh nghệp cũng biết sử dụng đúng chỗ, đúng lúc tác nhân kích thích của tiền công để trả tương đối thỏa đáng cho người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Chủ DNTN không phải tìm nguồn tài chính bất hợp lệ, bất hợp pháp để trả công cho người lao động mà chỉ bằng nguồn vốn của mình.
Trong việc trả công cho người lao động, chủ DNTN có lợi thế ở chỗ: Chi phí phải tuân thủ các quy định của pháp luật là không được trả công dưới mức tiền công tối thiểu cho người lao động làm những công vịec giản đơn không qua đào tạo và tuân thủ pháp luật về hạch toán kế toán thống kê tiền công. Ngoài ra còn được hoàn toàn chủ động trong các việc như: xây dựng bảng thang về tiền công, định mức lao động kỷ thuật - xác định các hình thức trả công thích hợp với từng loại công việc. Do đó, phương pháp tiến hành những loại công việc này nói chung là đơn giản, nhiều trường hợp tuỳ thuộc vào trình độ, phương thức quản lý của chủ doanh nghiệp, kể cả cá tính của người chủ doanh nghiệp mà tiến hành cho hợp lý.Ngay cả việc tuân thủ pháp luật về tiền công tối thiểu, về thực hiện pháp lý hạch toán, kế toán, thống kê cũng có nhiều chủ doanh nghiệp tìm cách lảng tránh, thiếu trung thực.
b-Trong các doanh nghiệp TN người lao động không thoát khỏi vị thế chung của nhiều người lao động là thế yếu.
Trong các DNTN việc làm-thu nhập của người lao động hay thất thường, không ổn định.Trong khi đó sức ép về việc làm nói chung của nền kinh tế cũng làm cho sự yếu thế của người lao động so với các chủ doanh nghiệp, nhất là đối với người có kỹ thuật thấp hoặc không có kỹ thuật và đặc biệt là lao động nông thôn nhập cư vào các thành phố. Điều đó sẽ tác động rất lớn tới quan hệ trả công giữa chủ và thợ trong doanh nghiệp.
Người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân lấy tiền công làm nguồn sống chủ yếu cho bản thân và gia đình. Họ thường bằng lòng với cơ may có được việc làm và thu nhập. Do vậy họ ít quan tâm đến việc đòi hỏi cômg bằng xã hội, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải trả đúng công sức lao động của mình.
So với DNNN, người lao động trong các DNTN phần lớn được phổ biến, quán triệt luật lao động..do đó, ngoại trừ một bộ phận lao động quản lý có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được trả công thoả đáng cao hơn nhiều so với mức lương của những người có cùng trình độ trong doanh nghiệp của cơ quan nhà nước. Còn lao động phổ thông lao động có trình độ thấp, tuy mức tiền công của nhiều trường hợp có cao hơn trong DNNN chút ít, nhưng vẫn bị chịu thiệt thòi về tham gia bảo hiểm xã hội, tổ chức công đoàn, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tranh chấp lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể ít được quan tâm, đòi hỏi theo luật định. Trong trường hợp có tổ chức công đoàn vững mạnh biết dựa vào tổ chức công đoàn thì người lao động lại có lợi thế để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng.
4- Sự cần thiết phải nâng cao thu nhập cho người lao động ở doanh nghiệp tư nhân.
Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) nói chung và DNTN nói riêng ở nước ta cũng như ở Thanh Hoá mới được thừa nhận và phát triển khoảng 10 năm lại đây. Vì thế nó chưa được chú trọng và phát triển. Trong khi đó nó là thành phần kinh tế năng động, rất quan trọng chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế quốc dân. Tiền công của người lao động ở đây là rất thấp, người lao động luôn luôn bị yếu thế hơn so với DNNN, kết quả lao động họ nhận được chưa tương xứng với sức lao động của họ đã bỏ ra. Thu nhập của họ phải được nâng cao từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là chức năng phân phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân đảm bảo tính công bằng trong xã hội thực hiện "làm theo năng lực hưởng theo lao động"
Trong những năm gần đây, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sự hiện đại của máy móc thiết bị, chuyên môn hoá, hợp tác hoá diễn ra rộng khắp được áp dụng vào sản xuất. Do nhu cầu đòi hỏi đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá của người tiêu dùng...Từ đó đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng phải được nâng cao tương xứng với trình độ của máy móc thiết bị. Nếu như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp thì việc áp dụng khoa học, công nghệ máy móc rất khó khăn không có hiệu quả, việc nâng cao trình độ cho người lao động là hết sức cần thiết. Muốn vậy, người lao động cần được học tập, nâng cao trình độ hơn nữa. Việc nâng cao thu nhập cho người lao động là tất yếu và cần thiết. Lúc đó sẽ tái sản xuất sức lao động mở rộng cả về chất lượng, phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội.
Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần phải thấy rằng thu nhập là một khoản ứng trước cho hiệu quả, cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình tiền công-thu nhập là giá cả sức lao động, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận. vì thế nó là công cụ quản lý mà người sử dụng lao động có thể sử dụng nó để điều khiển người lao động trong một giới hạn nhất định một cách có hiệu quả. Mục đích của việc điều khiển ở đây là kích thích khai thác tối đa khả năng lao động của người lao động. Việc nâng cao thu nhập cho người lao động sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, hăng hái sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất sẽ đạt được, đưa doanh nghiệp phát triển.
Trong phạm vi một nền kinh tế quốc dân muốn công nghiệp hoá hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng thì đời sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao thì nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân đối với công việc chung, viện thực hiện các kế hoạch, chính sách của nhà nước mới thu được kết quả tốt. ở nước ta hiện nay vốn là một nước nghèo, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, việc nâng cao thu nhập cho người lao động là cần thiết tạo sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước. nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động thực hiện "xã hội công bằng văn minh" cũng là mục tiêu cuối cùng của CNH, HDH đất nước-đời sống của người lao động vẫn còn nghèo đói, khó khăn có nghĩa là mục tiêu CNH, HDH chưa thành công. Vì vậy nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và người lao động trong DNTN nói riêng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, đưa nước nhà phát triển.
Phần II
phân tích thực trạng tiền công -thu nhập của người
lao động trong các doanh nghiệp tư nhân
ở tỉnh thanh Hoá
I- Quá trình phát triển và đặc điểm của các doanh nghiệp tư nhân trong các năm qua ở thanh Hoá .
1-Số lượng doanh nghiệp tư nhân.
Việt Nam nói chung và thanh Hoá nói riêng trong mấy chục năm qua, quan điểm chính thống đối với thành phần kinh tế tư nhân có những thay đổi. từ đó kinh tế tư nhân phát triển qua các bước thăng trầm và có thể được chia thành hai giai đoạn chủ yếu.
a-Trong thời gian đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng như ở tỉnh Thanh Hoá (sau cuộc cách mạng giành độc lập).
Trong thời gian này, do muốn hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong một thời gian ngắn mà kinh tế tư nhân không được thừa nhận, bị xoá bỏ hoặc bị hoà tan vào thành phần kinh tế quốc doanh, dưới hình thức công ty hợp doanh.
Sau năm 1954 trải qua một thời kỳ cải tạo ngắn ngủi kinh tế tư bản tư nhân bị biến mất ở niền Bắc cũng như ở Thanh Hoá lúc bấy giờ . Đến cuối năm 1960 công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư nhân căn bản hoàn thành và chuyển 729 xí nghiệp tư nhân trong đó (Thanh Hoá 18) thành 661 (Thanh Hoá 12) xí nghiệp công tư hợp doanh và 108 (Thanh Hoá 5) xí nghiệp quốc doanh và sau khi giải phóng miền Nam cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì nền kinh tế tư nhân bị xoá bỏ hoàn toàn sau năm 1975.
b-Giai đoạn từ Đại hội Đảng lần VI (1986) đến nay:
Từ Đại hội Đảng VI Đảng và nhà nước đã nhìn thấy những sai lầm trong đường lối quản lý kinh tế noí chung và trong cải tạo XHCN nói riêng. Do vậy, đã thừa nhận sự tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta , trong đó có thành thành phần kinh tế tư nhân. Chính do nhận thức được tình hình tất yếu khách quan của thành phần kinh tế tư nhân, mà nhà nước đã bàn hành hàng loạt các chủ trương, chính sách, qui định và thành lập DNTN. Hội nghị lần thứ II của TW đảng (ngày 4-4-1987) đã cụ thể hoá nghị quyết của đại lần VI về chính sách đối với kinh tế cá thể vf kinh tế tư bản tư nhân, đề ra yêu cầu xoá bỏ sự phân biệt đối sử trong chính sách kinh tế xã hội đối với thành phần kinh tế này. Các chính sách đó đã được thể chế hó thành những văn bản pháp qui nghị định 27 HĐBT ngày 9-3-1998 cảu HĐBT ban hành quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, nghị quyết 16 của Bộ chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế Quốc doanh. Luật DNTN ngày 21/12/90 nghị định số 221-HĐBT ngày 23-7-1991 của HĐBT về cụ thể hoá một số điều trong doanh nghiệp tư nhân...
Các chủ trương chính sách đó của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DNTN phát triển và được cụ thể hoá ở bảng sau về số lượng DNTN
Bảng 1: Số doanh nghiệp tư nhân qua một số năm .
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Số DNTN
19
30
24
32
34
38
43
49
Nguồn: Niên giám thống kế các năm .
Qua bảng 1 ta thấy rõ DNTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 1993 và 1995 là cũng tương đối, ngay năm 1993 là 19 doanh nghiệp đến năm 1994 tăng lên 30 doanh nghiệp tăng gần gấp đôi số lượng so với năm 1993. Và cùng vào thời gian này số lượng các DNNN lại có xu hướng giảm. Vì vào thời gian này nhà nước cũng như chính sách của tỉnh ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân. Và vào năm 1995 số lượng các DNTN lại giảm xuống chỉ còn 24 doanh nghiệp lý do này cũng chính là sự lúng túng thiếu kinh nghiệm trước kinh tế thị trường, vì chưa tìm ra thị trường tiêu thụ hàng hóa... và từ các năm sau số lượng các DNTN lại tiếp tục tăng lên điều đó chứng tỏ nền kinh tế khu vực tư nhân đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
2- Qui mô đầu tư và hiệu qủa sử dụng vốn của DNTN.
Trong những năm đầu của kinh tế tư nhân bình quân vốn đầu tư trên mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh tư nhân năm 1993 là 23 triệu đồng cho một doanh nghiệp tư nhân. Năm 1994 là 32 triệu đồng và nếu so với doanh nghiệp quốc doanh cùng thời điểm thì vốn cố định trên một lao động của DNTN thấp hơn 4 lần so với DNNN.
Trong cuộc khảo sát gần đây của sở LĐTB-XH Thanh Hóa cho thấy bình quân vốn của một DNTN năm 1999 là 2,3 tỷ đồng đến năm 2000 là 3,6 ty đồng tăng 157% và vốn đầu tư bình quân cho một lao động 27,3 triệu đồng, năm 2000 là 36,75 triệu đồng tăng 143%.
Qua đó ta thấy quy mô vốn đầu tư bình quân của một DNTN cũng như một lao động ngày càng tăng lên và so với thời gian đầu thì rất lơn. Tuy nhiên, nó vẫn qúa hạn hẹp so với các DNNN cùng thời kỳ, chỉ bằng 17% vốn đầu tư bình quân của năm 2000 cho một DNNN.
Khi bỏ vốn vào tiến hành sản xuất kinh doanh do vốn tự có là chính, các DNTN quản lý và sử dụng vốn rất có hiệu qủa (một đồng vốn bình quân tạo ra 1,705 đồng doanh thu hay 170,5%) điều đó cho thấy hiệu qủa sử dụng vốn của các DNTN cao hơn các DNNN. Tuy vậy, một đồng vốn tạo ra là lớn hơn một đồng vốn của DNNN nhưng do quy mô đầu tư nhỏ nên quy mô hiệu qủa tạo ra cũng không lớn.
Hiện nay hiệu qủa đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau rất lớn. Trên địa bàn Thanh Hóa hiệu qủa đầu tư một đồng vốn vào sản xuất mang lại 1,35 đồng doanh thu còn vào thương nghiệp dịch vụ thì mang lại 24,8 đồng doanh thu. Nếu không có biện pháp gì hỗ trợ thì người ta sẽ đổ xô vào đầu tư cho thương nghiệp dịch vụ mà không ai muốn đầu tư cho sản xuất. Lúc đó sẽ rất bất lợi cho sự phát triển chung cho tỉnh cũng như đất nước.
3- Lĩnh vực ngành nghề và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Từ khi có chính sách đổi mới khu vực kinh tế tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã phát triển hoạt động hầu hết các ngành trên khắp địa bàn tỉnh. Từ công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp cung ứng vật tư, sự nghiệp, nhà ở, phục vụ công cộng, khoa học. Đến việc tham gia kinh doanh trong thị trường tài chính, tín dụng, dịch vụ.
Trong qúa trình phát triển các DNTN trong thương nghiệp dịch vụ, xây dựng, phát triển mạnh hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thương nghiệp bán lẻ, vận tải trên các tuyền đường ngắn, xây dựng các công trình nhỏ... và các DNTN chủ yếu phát triển ở thành phố thị xã, rất ít các DNTN hoạt động ở vùng miền núi và nông thôn điều đó càng làm cho sự phát triển mất cân đối giữa các ngành các vùng, cản trở việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng như của tỉnh nhà.
4- Qui mô lao động của doanh nghiệp tư nhân.
Do vốn còn hạn hẹp, khả năng thích ứng với cơ chế mới khó, thị trường cũng như lĩnh vực hoạt động còn chưa mở rộng, do đó các DNTN có quy mô lao động còn nhỏ và tăng chậm, số lao động bình quân một doanh nghiệp năm 1993 là 35 người năm 1994 là 21 người (thậm chí còn giảm trong máy năm đầu). Đến nay, tuy rằng quy mô lao động mà một DNTN sử dụng có tăng lên nhiều so với trước đây (bình quân lao động của một DNTN năm 2000 là 92 người) nhưng so với các doanh nghiệp nhà nước thì nó vẫn còn kém xa, cũng trong thời gian này có tới 43,6% DNTN có số lao động dưới 50 người; 17,9% số doanh nghiệp có số lao động từ 40-90 người; 35,9% doanh nghiệp có từ 90 đến 270 người; và chỉ chiếm 2,6% các DNTN trên 270 người. Rõ ràng qui mô sản xuất kinh doanh của DNTN là nhỏ và manh mún nhiều hơn.
Hơn thế nữa, số lượng lao động sử dụng trong doanh nghiệp cũng đã nhỏ nhưng trình độ của người lao động ở đây là thấp và hầu như là chưa qua đào tạo.
Cuộc khảo sát của sở LĐTB-XH Thanh Hóa tháng 6-1998 cho thấy trong số lực lượng lao động làm việc ở các DNTN. Khu vực thành phố, thị xã thì 2,25% có trình độ đại học; 6% có trình độ trung cấp; 26% có trình độ sơ cấp, và 65,7% là lao động phổ thông. Các con số này trong các doanh nghiệp tư nhân ở miền núi và nông thôn còn thấp hơn nữa.
Đây là người lao động mà trình độ lanh nghề củ._.a họ rất khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại, làm cho các doanh nghiệp tư nhân hòa nhập vào thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng.
5- Trình độ của bộ máy quản lý doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ bằng mọi tài sản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thề doanh nghiệp tư nhân chỉ có một giám đốc, và tự mình điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tự mình hạch toán kết qủa sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc "lời ăn lỗ chịu". Các ông chủ này chỉ cần có đủ vốn pháp định, kinh doanh đúng ngành nghề... là có thể đứng ra thành lập và tuyển dụng lao động hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy cơ cấu tổ chức bộ máy của các DNTN là người trong gia đình, bạn bè gần gũi hoặc thuê người thực sự có năng lực, nó rất đơn giản và gọn nhẹ.
Hiện nay trình độ quản lý của các chủ DNTN còn rất thấp chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong kinh tế thị trường, trình độ hiệu biết luật pháp, đặc biệt là luật pháp quốc tế còn nhiều hạn chế, con số thống kê cho thấy ở các khu vực thành thị có đến 75,9% chủ doanh nghiệp đã lấy các yếu tố như kinh nghiệm sẵn có, truyền thống địa phương, nguồn cung ứng, và thị thường tiêu thụ ổn định... làm căn cứ chủ yếu để mở doanh nghiệp còn ở khu vực miền núi và nông thôn thì tỷ lệ này chiếm 50,3% trong khi đó các yếu tố căn cứ mang tính chất thụ động về mặt doanh nghiệp như thấy người khác làm ăn được bạn bè khuyên, chính quyền địa phương khuyến khích lại chiếm 23,8%.
Và như vậy, sự yếu kém trong năng lực quản lý, trình độ... của các chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến kết qủa sản xuất kinh doanh cả các DNTN là khó tránh khỏi.
6- Kết qủa sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp tư nhân ở Thanh Hóa.
Qua các năm, kể từ khi được chấp nhận tồn tại bình đẳng như các thành phần kinh tế khác kinh tế tư nhân nói chung và các DNTN nói riêng ngày càng thích nghi dần với cơ chế thị trường, đứng vững và tự khẳng định mình, sự tồn tại khách quan với sự năng động của các doanh nghiệp đã thu được kết qủa sản xuất kinh doanh khả quan, ngày càng tạo ra nhiều giá trị kinh tế khác.
Năm 2000 bình quân doanh thu của một doanh nghiệp tư nhân là 6.238,6 triệu đồng. So với năm 1999 (bình quân là 5.000,8 triệu đồng) đã tăng lên 24,5%. Trong đó, tính khối lượng doanh thu bình quân một lao động trong doanh nghiệp năm 2000 là 63,28 triệu. So với năm 1999 (58,85 triệu đồng) tăng 7,5%.
Như vậy, với kết qủa trên cho thấy các DNTN ngày một lớn mạnh cả về vốn, cũng như quy mô lao động, về thị trường tiêu thụ...
Trong sản xuất kinh doanh, đối với bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động không vì mục tiêu cong ích, thì cũng như các ông chủ của mọi doanh nghiệp tư nhân, thường quan tâm đến lợi nhuận hơn là doanh thu, bởi vì lợi nhuận mà cái gọi là doanh thu sau khi trừ đi các chi phí như nguyên vật liệu chỉ trả công lao động... là quan trọng và có ý nghĩa hơn cả.
Lợi nhuận bình quân của một doanh nghiệp tư nhân năm 1999 là (201,18 triệu đồng) tăng 35,9% và tính bình quân lợi nhuận chủ doanh nghiệp thu được từ một người lao động năm 2000 là 2,1 triệu đồng, so với năm 1999 là (1,9 triệu đồng) tăng 10,5%.
Bảng 2: Kết qủa sản xuất kinh doanh của DNTN qua 2 năm
1999-2000
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Các chỉ tiêu
1999
2000
2000/1999
1. Doanh thu BQ/DNTN
5.009,80
6.235,60
1,245
2. Lợi nhuận BQ/DNTN
201,78
271,18
1,359
3. Doanh thu BQ/LĐ
58,85
63,28
1,075
4. Lợi nhuận BQ/LĐ
1,90
2,10
1,105
Nguồn: Thống kê của sở LĐTB-XH Thanh Hóa năm 2000.
Nhìn tổng thể các chỉ tiêu bình quân trên, thì kết qủa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có xu hướng tăng. Nhưng số tuyệt đối về doanh thu và lợi nhuận còn nhỏ, trong khi đó vẫn còn những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản mà chúng ta chưa xét một cách cụ thể.
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài việc chi trả chi phí sản xuất các doanh nghiệp còn phải có các nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo qũy quốc gia.
Trên thực tế có những doanh nghiệp tư nhân làm ăn đúng đắn, có hiệu qủa, nộp thuế đầy đủ nhưng còn nhiều doanh nghiệp chưa làm trọn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, làm thất thu cho ngân sách quốc gia.
Bình quân mỗi doanh nghiệp tư nhân nộp vào ngân sách nhà nước năm 2000 là 185 triệu, tăng 24% so với năm 1999 là 141 triệu. Tỷ lệ nộp ngân sách của các DNTN là thấp hơn
Nhiều so với DNNN tại cùng thời điểm. Việc thu thuế đối với cac DNTN là rất khó và nhiều tiêu cực. Tỷ lệ số đơn vị được thu thuế so với các đơn vị hoạt động năm 1993 là 51,1% năm 1994 là 62,9% và năm 2000 là 69%. Do đó tỷ lệ thất thu là quá lớn.
Tóm lại thành phần kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng mới chỉ phát triển được ít năm qua. Nhưng nó đã và đang đóng góp rấtlớn vào sự phát triể của đất nước cũng như tỉnh, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động rất đa dạng, năng động và ngày càng thể hiện sự tồn tại khách quan như các thành phần kinh tế khác trong nền KTQD.
II- Phân tích thực trạng tiền công - thu nhập của người lao động trong các DNTN hiện nay ở Thanh Hoá.
1- Qui mô thu nhập của người lao động.
Như chúng ta đã nói ở phần trên, các DNTN ngày công phát triển mạnh cả vế sô lượng và chất lượng (Qui mô, vốn lao động , kết quả sản xuất kinh doanh..) bảo đảm thu nhập cho người lao động và nâng cao đời sống của người nhân dân.
Để nói lên thực trạng về qui mô thu nhập của người lao động chúng ta sẽ xem xét tình hình thu nhập của người lao động trong các DNTN theo ngành và theo vùng .
a- Thu nhập của người lao động theo ngành.
Các DNTN hiện nay tham gia vào hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Và chủ yếu tập trung vào 7 ngành nghề của nền kinh tế là : Cơ khí 15,85%; Chế biến lâm sản là 18,58%; xây dựng 20,73%; Sành sứ thuỷ tinh là 17,69% Dịch vụ 10,7%.
Theo số liệu điều tra mới đây của phòng lao động chính sách việc làm-tiền lương-tiền công cùng với sở LĐTB- XH đối với các DNTN cho thấy. Thu nhập của người lao động bình quân ở các DNTN năm 2000 là 549,4 ngàn/tháng. Mức thu nhập này chỉ bằng 81,39% tức là thấp hơn 1,23 lần so với mức thu nhập của các DNNN và chỉ bằng 43,6% hay thấp hơn 2,29 lần so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở cùng thời điểm. Thu nhập bình quân lao động, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 là 115USD/người /tháng, vì mức thu nhập bình quân của các DNNN năm 2000 là 675 ngày /tháng.So với năm 1999 thu nhập bình quân của người lao động năm 2000 đã tăng 14,14% (bình quân thu nhập năm 1999 là 481 ngàn đồng/thang). con số này nói lên tốc độ tăng thu nhập giữa các năm 1999 và 2000 là khá lớn. So với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng thu nhập bình quân giai đoạn 1998-2000 là 5,8% năm.Nhưng đó chỉ là so sánh tương đối giữa các mốc thời gian. Còn nếu xét về qui mô thu nhập bình quân như trên thì vẫn còn thấp.
Ta có thể thấy được tình hình thu nhập của người lao động từng ngành qua bảng dưới đây.
Bảng 3 : thu nhập bình quân của ngành thuộc doanh nghiệp
tư nhân
Đơn vị : ngàn đông /người /tháng
Ngành
1999
2000
2000/1999
Min
Max
1-Chế biến lâm sản
2-Cơ khí
3-Dệt May
4-Chế biếnLTTP
5-Xây dựng cơ bản
6-Sành sứ-thuỷ tinh
7-Dịch vụ khác
445,6
392,9
344,0
906,6
369,6
451,6
469,0
601,2
586,8
457,9
569,3
406,6
515,8
728,0
1,348
1,194
1,331
0,605
1,100
1,142
1,552
310
211
190
227
201
235
363
795
650
997
897
1.686
1190
1059
Chung
481,3
549
1,141
190
1686
Nguồn : Thống kê các DNTN của Sở LĐTB- XH năm 2000
Xem xét các mức thu nhập của người lao động trong bảng trên ta thấy.
Ngành xây dựng cơ bản có ức thu nhập bình quân đầu người là thấp nhất chỉ đạt 406,6 ngàn đồng/ tháng.Ngành có mức thu nhập bình quân cao nhất là ngành dịch vụ, với mức thu nhập bình quân đạt 728ngàn/ tháng năm 2000. Đây là một sự yếu kém về trình độ, kết quả hoạt động của các DNTN trong ngành xây dựng và ngành Dệt -May. Do yêu cầu đòi hỏi về mặt kỷ luật, vốn , cơ sở vật chất ban đầu cho các công trình xây dựng hoặc đô thẩm mỹ chất lượng, giá cả cho các sản phẩm may dệt, mà các DN trong các ngành này chưa đáp ứng được. Thực tế một vài năm trở lại đây khi thực hiện nền kinh tế mở, các hàng may mặc tràn vào Việt Nam có nhiều. Hàng về từ Trung Quốc, Đài Loan... với giá cả mẫu má hợp thời trang làm cho ngành dệt của Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói rêng, không có khả năng cạnh tranh về công nghệ thủ công , máy móc lạc hậu là chủ yếu, nhiều cơ sở sản xuất đã phải đóng cửa, kết quả sản xuất kinh doanh kém, thu nhập người lao động thấp. Còn ngành dịch vụ với sự linh động trong cung cách quản lý, phục vụ tận tình của các DNTN trong ngành dịch vụ đã đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Nhìn lại những năm trước, năm 1999 đa số các ngành đều tăng thu nhập với tốc độ đáng kể. Và tốc độ tăng thu nhập bình quân (năm 2000 so với 1999) lớn nhất vẫn thuộc về ngành dịch vụ, với tốc độ là 55,2%. Riêng ngành chế biến lương thực thực phẩm có mức thu nhập đứng đầu năm 1999 nhưng đến năm 2000 thì thu nhập của ngành lại giảm 39,5% so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do đặc điểm của ngành. Ngành chế biến LTTP là ngành cần nhiều nguyên vật liệu, giá trị cao trong cơ cấu giá trị của sản phẩm sau khi đã chế biến- Tức là nó đã bao hàm giá trị lao động qúa khú rất lớn, lao động sống ít hơn các ngành khác. năm 1999 chủ doanh nghiệp trong các ngành chế biến lương thực thực phẩm đầu tư cho ngành với vốn bình quân là 42227,52 triệu đồng, và năm 2000 đã tănglên 9105,4 triệu đồng. Trong khi đó lao động không đổi chi phí lao động vật hoá lớn, doanh thu có tăng từ 1243 triệu đồng năm 1999 lên 2282,5 triệu đồng năm 2000 và lợi nhuận bình quân doanh nghiệp ngành này rất thấp. Năm1999. -11,4 triệu đồng, năm 2000 có tăng lên 32 triệu và lợi nhuận bình quân lao động năm 1999 là -0,14 triệu. Năm 2000 là 0,31 triệu đồng. Như vậy so với các ngành khác thì lợi nhuận của ngành chế biến lương thực thực phẩm là rất thấp. Thậm chí còn bị lỗ năm 1999 kết quả năm 1999 đã dẫn tới và keo sang năm 2000 sau khi tổng kết lại và thu nhập của người lao động bị giảm xuống .
Qua bảng cũng cho ta thấy mức chênh lệch về thu nhập của người lao động giữa các ngành và trong từng ngành cũng rất lớn. Doanh nghiệp có mức bình quân thu nhập cao nhất là 1686 ngàn đồng /lao động/ tháng, thuộc về ngành xây dựng. Doanh nghiệp có mức thu nhập 190 ngàn/lao động /tháng là thấp nhất thuộc về ngành Dệt-may. Giữa các ngành chênh lệch giữa các doanh nghiệp có mức bình quân thu nhập cao nhất và thấp nhất là 8,87 lanà (Giữa 1686 và 190 ngàn đồng) Trong ngành xây dựng là ngành có sự chênh lệch về thu nhập lớn nhât . Giữa doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân 1686 ngàn đồng và thấp nhất là 201 ngàn đồng hay chênh lệch 8,39 lần và ngành cơ khí là có mức thu nhập chênh lệch nhỏ nhất 2,56 lần. (giữa 795 ngàn và 310 ngàn).
Như vậy, sự chênh lệch quá nhiều về thu nhập của người lao động ở trên làm cho sự cách biệt về giàu nghèo trong tập thể lao động nói riêng và các tầng lớp dân cư nói chung ngày công lớn.
b) Thu nhập của người lao động theo vùng:
Do phong tục tâp quán, trình độ quản lý trong doanh nghiệp , lợi thế của từng vùng ... khác nhau mà ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng tới tiền công- thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ở các vùng Miền Núi, Đồng Bằng, Đồng bằng ven biển và Thành phố, Thị xã là khác nhau. Ta có thể thấy được sự chênh lệch đó qua bảng sau:
Bảng 4 :Thu nhập bình quân Lao động theo vùng
Đơn vị : Ngàn đồng /tháng
Vùng
1999
2000
2000/1999
Min
Max
1-Miền núi
2.Đồng bằng ven biển
3-Thành phố-Thị xã
467,20
432,00
548,07
477,1
467,7
683,3
1,022
1,083
1,247
228
297
201
795
894
987
Chung
481,3
549,4
1,141
201
987
Nguồn:Báo cáo tổng hợp số liệu điều tra của sở LĐTB-XH năm 2000
Qua bảng cho ta thấy mức thu nhập bình quân lao động là khác nhau giữa các vùng. Miền núi, đồng bằng, Thành phố, thị xã .Năm 1999, mức thu nhập bình quân cao nhất thuộc về Thành phố -thị xã với mức thu nhập bình quân là 548,7 ngàn đồng, cao gấp 1,17 lần so với thu nhập bình quân ở miền núi. (467,2 ngàn/ tháng) và cao hơn 1,26 lần bình quân lao động ở đồng bằng (432 ngàn /tháng)
Đến năm 2000 mức thu nhập bình quân lao động ở Thành phố - Thị xã vẫn là cao nhất, đạt 683,3 ngàn đồng/tháng cao gấp 1,46 lần thu nhập bình quân của đồng bằng và 143 lần ở miền núi. So với năm 1999 mức thu nhập bình quân ở Thành phố thị xã tăng 24,7%. miền núi 2,2%; đồng bằng 8,3%; điều đó cho thấy các DNTN ở Thành phố, Thị xã hoạt động có hiệu quả hơn, đời sống của người lao động cao hơn ở các doanh nghiệp ở Miền núi và đồng bằng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến điều này là do mức đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh của các DNTN ở thành phố -Thị xã cao hơn , công nghệ hiện đại hơn, trình độ chủ doanh nghiệp cao hơn, cơ chế thị trường phát triển mạnh hơn và năng động hơn các vùng còn lại.
c- Thu nhập của người lao động theo vùng và ngành.
Để phản ánh rõ hơn về tình hình thu nhập của người lao động trong các ngành, các vùng khác nhau ta có bảng số liệu tổng hợp sau :
Bảng 5. Thu nhập bình quân lao động theo vùng , ngành .
Thành phố - thị xã
Đồng bằng ven biển
Miền núi
Vùng
2000
1999
2000
1999
2000
1999
2000
1999
Ngành
1-Cơ khí
2-Chế biến lâm sản
3-Dệt -May
4-Chế biên lươngTTP
5-Xây dựng cơ bản
6-Sành xứ-thuỷ tinh
7-Dịch vụ khác
374,4
374,4
221,3
926,7
354,4
469,5
457,1
532,2
436,8
318,0
552,1
373,0
442,0
685,6
403,0
295,4
295,4
817,8
323,7
401,0
351,0
519,7
594,0
285,6
438,1
354,5
461,2
623,0
567,0
494,3
482,0
972,5
355,0
491,3
528,4
729,3
661,2
724,0
676,5
497,3
623,7
871,1
Chung
467,2
477,1
432,0
467,7
548,1
683,3
Nguồn : Tổng hợp từ kêt quả điều tra năm 2000 của sở LĐTB-XH
Qua bảng trên ta thấy trong hầu hết các ngành nghề thì thu nhập của người lao động trong các nganhf thuộc khu vực thành phố - Thị xã vẫn cao hơn cả. Sau đó đến Miền Núi và đồng bằng và đồng bằng ven biển. Trong đó đồng bằng là có thu nhập thấp nhất. Điều đó cho chúng ta thấy cùng một đất nước, cùng chịu quảnlý của chính sách nhà nước, nhưng các DNTN trong các ngành nghề ở thành phố- thị xã hoạt động tốt hơn trong cơ chế thị trường bởi lịch sử thành lập phần kinh tế tư nhân ở Thành phố thị xã phát triển lâu hơn, nền kinh tế tư nhân ở thành phố thị xã phát triển lâu hơn, nền kinh tế tư bản tư nhân tồn tại và tác động mạnh hơn tới nền kinh tế của thành phố -Thị xã.
2.Cơ cấu thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân
Như trên đã nêu, thu nhập của người lao động bao gồm hai phần Tiền công chính và các khoản khác. Trong đó tiền công thường chiếm 1 tỷ trộng ( khoảng 96% trong thu nhập của nguồnlao động). Tiền công hàng tháng là số tiền tối thiểu của chủ DN phải trả cho người lao động theo thoả thuận. Nó không phụ thuốc vào kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Các khoản thu khác ở đây là tiền công phân phối lân thứ 2 do trích một phần lợi nhuận thu được từ kết quả làm việc của người lao động, trợ cấp ốm đau phụ cấp thêm giờ... Nó phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .
Tuỳ theo điều kiện của từng ngành, từng vùng, đặc điểm về phong tục tập quán. Thời điểm mà doanh nghiệp thay đổi thu nhập của người lao động với tỷ trọng các bộ phận cho hợp lý, nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả, tinh thần lao động của người lao động cũng như điều chỉnh phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay tuy không quản lý chặt chẽ trong việc hạch toán sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm tính tự chủ cho các doanh nghiệp . Nhưng nhà nước ta đã auy định các doanh nghiệp phải có chế độ tiền thưởng cho người lao động, được trích ra từ lợi nhuận dòng ít nhất là 10% nhưng đến nay, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện các quy định này. Trong vấn đề phụ cấp tiền công các doanh nghiệp đã gián tiếp gắn vào tiền côngchính khi giao kết hợp đồng về công việc và điều kiện làm việc. Năm 2000 cácDNTN đã áp dụng cơ cấu quy thu nhập sau để trả công cho người lao động.
Bảng 6. Cơ cấu quĩ thu nhập theo ngành .
Đơn vị : %
Ngành
1999
2000
Tiền công
Các khoản
Tiền công
Khoản thu khác
Cơ bản
Khác
Cơ bản
Tiển
Thưởng
Phụ cấp
Khoản
khác
1-Cơ Khí
2.Chế biến lâm sản
3- Dệt -Ma
4-chếbiến LTTP
5- Xây dựng
6-Sành sứ-thuỷ
tinh
7-Dịch vụ khác
92,7
99,1
98,9
90,7
97,8
99,8
86,4
7,3
0,9
1,1
9,3
2,2
0,2
13,6
94,1
98,9
99,5
89,8
96,9
99,9
95,4
1,70
0,60
0,50
7,40
0,90
0,05
10,20
3,00
0,50
0,00
1,10
1,95
0,05
0,09
1,20
0,00
0,00
1,70
0,25
0,00
4,31
Nguồn : Tổng hợp báo cáo hàng năm của sở LĐTB-XH.
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu thu nhập của người lao động không có sự khá biệt lớn giữa các năm 1999 và 2000. Thu nhập từ tiền công cơ bản chiếm tỷ trọng lớn. Bình quân năm 2000 bộ phận này chiếm tới 96,4% trong khi các thu nhập khác chỉ có 3,6%. Sử dụng cơ cấu thu nhập này để trả công cho người lao động đó cũng là điểm khác so với thu nhập của DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong ngành khác nhau, điều kiện làm việc khác nhau tính chất phức tạp của công việc đòi hổi tình thần và trách nhiệm, sự cố gắng khác nhau từ đó các DNTN đã biết cách điều chỉnh thu nhập theo từng ngành.
Ngành dịch vụ là ngành có tỷ lệ phần thu nhập khác cao nhất chiếm 13,6% trong tổng số thu nhập, sau đó đến ngành chế biến lương thực thực phẩm 9,3% và thấp nhất là ngành sành sứ thuỷ tinh chiếm 0,2% cơ cấu này đã khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn trong thời giờ làm viêcj và giảm bớt tính bình quân trong công việc tác trả công cho người lao động, tuy nhiên cơ cấu thu nhập này chưa phù hợp với thực tế, thực tế về tạo động lực cho người lao động. vì vậy chưa khai thác tối đa khả năng tiềm tàng của người lao động, năng suất hiệu quả công việc cao.
III- Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền công- thu nhập của người lao động ở DNTN Thanh Hoá.
1- Tiền công lao động và thời gian làm việc.
Mục tiêu của chủ DNTN nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung là tối đa hoá lợi nhuận - Khi đầu tư vốn tiến hành sản xuất kinh doanh, thuê nhân công, chủ doanh nghiệp đã phải tiến hành cân nhắc, xem xét có sự thoả thuận giữa đôi bên về số giờ làm thêm, không trả thêm lương mà chủ doanh nghiệp ấn định số giờ làm việc có thể xe dịch (thường là kéo dài thêm) đã làm cho nhân tố thời gian lao động ít ảnh hưởng tới tiền công, thu nhập của người lao động mà nhân tố ảnh hưởng ở đây chủ yếu là giá côn lao động.
Chúng ta có thể thấy giá cả sức lao động và thời gian làm việc ảnh hưởng tới tiền công qua khảo sát các DNTN ở Thanh Hoá
Bảng 7. Tiền cônglao động và thu nhập của người lao động
Trình độ người lao động
Tiền công LĐBQ/ngày
(ngàn đồng)
Tiền công LĐBQ /giờ
(ngàn đồng )
Tiền công
(ngàn đồng)
1-LĐ giản đơn trong DNDV(chạy bàn,bảo vệ)
2-LĐ giản đơn trong DNCN
3-LĐ có trình độ tay nghề TBình
4-LĐ có trình độ tay nghề cao
5-Các chuyên gia
13,571
14,423
30,673
44,230
61,538
1,3451
1,4717
3,5256
5,2035
7,6922
380
375
797,5
1150
1600
Chung
32,595
3,6217
860,5
Nguồn : tổng hợp từ kết quả khảo sát DNTN ở Thanh Hoá năm 2000
Nhìn qua bảng ta thấy mức giá cả sức lao động bình quân ngày của các loại lao động là 30,595 ngàn đồng và mức thu nhập bình quân tháng tương ứng là 860,5 ngàn đồng. Giá cả sức lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, ở mỗi trình độ khác nhau sẽ có mức giá cả khác nhau và thu nhập nhận được cũng sẽ khác nhau. Với những người lao động không có trình độ chuyên môn, họ chỉ là những lao động giản đơn thì giá cả sức lao động tương ứng này chỉ là 13,57- 14,47 ngàn đồng/ ngày và tiền công nhận được là 375-380 ngànđồng /tháng. ở những lao động có trình độ trung bình và lao động có trình độ cao thì mức tiền công ngày của họ nhận được là 30,673 và 44,23 ngàn đồng /ngày và thu nhập cả tháng là 797,5 và 1150 ngàn đồng/ tháng. Đối với các chuyên gia, trình độ chuyên môn kỹ thuật là rất cao, tiền công giá cả sức lao động của họ là cao nhất đạt 61,538 ngàn đồng/ ngày và 1600 ngàn đồng/tháng.
Qua đây tay thấy giá cả sưc lao động tác động rất lớn đến tiền công, thu nhập của người lao động.
Nếu như chúng ta chỉ xét đến giá cả ngày càng tăng như trên thì ta thấy tiền công của người lao động là khá cao so với khu vực nhà nước. Nhưng thực tế thì không hẳn thế khi ta xét chế độ làm việc, thời gian lao động của người lao động. Đây là nhân tố gần như cố định, chỉ giao động chút ít, doanh nghiệp đã ấn định như vậy và người lao động làm việc ở mức độ đó thì mới đạt tiền công như trên. Bình quân lao động ở DNTN làm việc 9 giờ mỗi ngày và 26,4 ngày mỗi tháng. như vậy, mức tiền công giờ ở đây chỉ đạt 3,621 ngàn đồng, nếu như người lao động chỉ làm việc 8 giờ mỗi ngày và 25 ngày mỗi tháng thì tiền công họ nhận đưọc là 724,2 ngàn đồng /tháng chứ không phải là 860,5 ngàn đồng. Như vậy thời gian lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
Tóm lại trong các DNTN hiện nay, tiền công thu nhập của người lao động
Tóm lại trong các DNTN hiện nay, tiền công thu nhập của người lao động là thấp so với chế độ làm việc hiện tại. Để nâng cao thu nhập cho người lao động ở các doanh nghiệp này thìkhông thể tăngthời gian làmviệc hơn nữa bởi nó cũng khá cao so với quy định của nhà nước. ở đây chỉ có cách là tăng giá công lao động bằng cách nâng cao trình độ lao động. Dùng các chính sách như của nhà nước về áp dụng mức tiền lương tối thiểu , các chế độ trợ cấp, phụ cấp tiền thưởng. Khi người lao động làm thêm giờ ( Những giờ cao hơn qui định của nhà nước) thì phải trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2- Giá trị sản lượng hay năng xuất lao động ảnh hưởng đến tiền công- thu nhập của người lao động
Giá trị sản lượng bình quân hay năng suất lao động của người lao động phản ánh chính xác giá trị sức lao động và ảnh hưởng tới tiền công- thu nhập của người lao động. Bởi vì giá trị sản lượng sản xuất ra hay năng suất lao động của người lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ sảo của người lao động. Nên nó phản ánh giá trị thực của sức lao động. Trình độ càng cao thì mức năng xuấtlao động tạo ra công lớn và lúc đó tiền công -thu nhập càng nhiều. Doanh nghiệp sẽ không trả công cao hơn giá trị mức năng suất lao động của người lao động sau khi đã trừ đi chi phí cố định , nguyên vật liệu, nếu không Doanh nghiệp sẽ bị lỗ bị phá sản. đó cũng là nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền công bình quân.
Quan hệ giữa các giá trị sản lượng bình quân hay năng suất lao động (đã bỏ đi phần chi phí ) và thu nhập của người lao động trong bảng sau.
Bảng 8 . Tốc độ tăng nắng suất lao động và tốc độ tăng tiền công bình quân
Ngành
Giá trị sản lượng Năm /LĐ (Triệu đồng)
Thu nhập của người lao động
Tốc độ tăngGTSLBQ
Tốc độ tăng TCBQ
1999
2000
1999
2000
00/99%
00/99%
1.Cơ Khí
2-Chê biến lâm sản
3-Dệt- May
4-Chế biếnLTTP
5-Xây dựng cơ bản
6-Sành sứ-thuỷ tinh
7-Dịch vụ khác
772,5
413,2
391,7
890,7
427,2
479,2
753,1
936,3
772,2
514,6
592,9
547,7
580,8
819,2
445,6
392,9
344,0
906,6
369,4
451,6
469,0
601,2
586,8
457,0
649,3
406,6
515,8
728,0
21,2
88,09
31,38
33,43
27,27
21,2
8,73
34,91
49,3533,11
39,41
40,0744,22
55,52
Chung
589,25
686,7
481,3
549,4
15,52
14,15
Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra của sở LĐTB -XH năm 2000.
Qua bảng cho thấ, trong hầu hết các ngành khi có tốc độ tăng NSLĐ càng lớn thì tốc độ tăng tiền công càng lớn. Chỉ trừ một số ngành như ngành cơ khí, dịch vụ, dệt may trong năm 2000 so với 1999 có tốc độ tăng tiền công bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động . Tốc độ tăng năng suất lao động chung cho tất cả các ngành là 15,52%. và tốc độ tăng cùng bình quân là 14,15%. Như vậy nếu chỉ nhìn vào đây ta thấy ở các DNTN giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tiền công bình quân là hợp lý đúng với nguyên tắc "Tốc độ tăng năng suất lao động, phải cao hơn tốc độ tăng tiền công bình quân" khi đi vào các ngành cụ thể ta lại thấy nhiều ngành có tốc độ tăng năng suất lao động quá lớn so vơói tốc độ tăng tiền công bình quân, thiệt thòi cho người lao động. có những ngành lại có tốc độ tăng tiền côngbình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Điều này sẽ làm cho tiền công của người lao động không bền vững, thu nhập chênh lệch giữa các tầng lớp lao động.
Qua đây ta thấy năng suất lao động ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
3- Kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
DNTN phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh thu và lợi nhuận không lớn. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa ổn định thì tiền công của người lao động được tính theo ngày và trả theo tháng. Tiền công thực lĩnh của người lao động trong những doanh nghiệp này phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả thấp thì tiền công thấp. đây cũng là điểm khác so với lao động trong các DNNN. ở đó nhà nước trả lương cho công nhân viên chức theo bảng lương nên thu nhập của người lao động ở đó ít phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được thể hiện bằng doanh thu hoặc lợi nhuận .
Quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của DNTN với thu nhập của người lao động được biểu hiện bằng bảng.
Bảng 9: kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động trong các ngành .
Đơn vị tính: TN/DT = ngàn đồng /DN/tháng
Ngành
DT/DN
LN/DN
TN/DT
DT/DN
LN/DN
TN/DN
1- Cơ khí
2-Chế biến lâm sản
3-Dệt-May
4-Chế biếnLTTP
5-XD cơ bản
6-Sành sứ-thuỷ tinh
7-Dịch vụ khác
421,2
492,31
104,97
103,59
175,09
120,91
1504,38
15,56
3,96
4,53
-0,95
55,03
1,43
63,97
1,058
0,798
3,277
8,782
2,114
3,735
0,312
580,19
581,62
156,72
190,20
267,00
273,39
1596,04
24,74
25,50
5,68
2,67
72,71
5,31
14,65
1,036
1,008
3,038
2,888
1,523
1,887
0,541
Chung
417,48
20,52
1,143
519,88
21,26
1,010
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của số LĐTB-XH-2000
Qua bảng cho thấy thu nhập của người lao động phụ thuộc lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở các DNTN, hiệu quả SXKD của toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả của từng người lao dộng, ở đây nó được biểu hiện bàng chi phí mà doanh nghiệp bảo ra để thu được 1 triệu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. Chi phí này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả SXKD tốt hơn. Nhìn một cách tổng quát tất cả các ngành, năm 1999 chi phí lao động mỗi tháng bình quân là 1,143 ngàn đồng để thu được 1 triệu đồng doanh thu và đến năm 2000 mức chi phí này chỉ là 1,01 ngàn đồng. điều này cho thấy Hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, thu nhập của người lao động được nâng lên từ 477,2 ngàn đồng năm 1999 lên 525,1 ngàn đồng năm 2000. ở các ngành, chỉ có 2 ngành là dựa vào chế biến lâm sản là ngành có chi phí lao động năm 2000 là tăng lên nhưng thu nhập của người lao động vẫn tăng lên do 2 ngành mặc dù chi phí tăng lên, hiệu quả sử dụng lao động giảm nhưng lợi nhuận, doanh thu tăng lên hơn các ngành khác. Các ngành còn lại chi phí lao động để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận của năm 2000 điều giảm.
Qua đây ta thấy rằng cùng một mức đầu tư cho lđ sống nhưng ở các ngành khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả SXKD khác nhau và thu nhập của những lđ cũng khác nhau.
4-Mức đầu tư vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Công nghệ, máy móc, thiết bị, điều kiện làm việc ... tác động rất lớn đến năng suất lao động và do đó tác động gián tiếp đến thu nhập của người lao động.
Để có được các trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại chủ doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải đầu tư tiền vốn để mua sắm, lắp đặt. Thực tế cho thấy mức đầu tư càng lớn thì năng suất lao động thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ngày công cao.
Bảng 10. Mức đầu tư vốn và thu nhập bình quân.
Ngành
Mức đầutư (triệu đồng /lao động/năm)
-<5
5-<10
10-<20
20->30
30-<50
>50
1-Cơ khí
2-Chế biến Lâm sản
3-Dệt-May
4-Chế biến LTTP
5-Xây Dựng cơ bản
6-Sành sứ -Thuỷ Tinh
7-Dịch vụ khác
450,00
327,60
266,70
467,30
336,60
341,00
697,90
485,50
373,30
578,00
431,10
386,80
471,30
463,00
389,80
352,90
450,50
664,50
445,60
772,40
622.00
250,00
791,60
742,90
664,80
391,20
603,40
951,80
341,10
607,40
622,50
728,00
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của cácDNTN ở Thành hoá năm 2000
Qua bảng cho thấy hầu hết khi các chủ DN đầu tư thêm vốn vào ở các mức đầu tư thì thu nhập của người LĐ ở các mức đầu tư đó cũng tăng lên. Nếu chỉ đầu tư dưới 5 triệu đồng /năm trong một năm thì thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp chỉ nhận được 308,0 ngàn đồng /tháng .Và các mức đầu tư tương xứng với phần thu nhập nhận được của người lao động là từ 5-<10 triệu đồng 447,5 ngàn đồng/ tháng, tư 10-20 triệu đồng năm 450,6 ngàn đồng /tháng: đầu tư từ 20-30 triệu đồng/năm 445,1 ngàn đồng/tháng: từ 30-50 triệu /năm 604,98 ngàn đồng /tháng , và lớn hơn 50 triệu đồng /năm đạt 652 ngàn đồng /tháng.
Như vậy chỉ có mức đầu tư từ 10-20 triệu /năm thì thu nhập của người lao động lại có xu hướng giảm. ơ đây có thể là do số tiền đầu tư ở mức này chỉ mua được máy móc, công nghệ hiện đại nhưng đã qua sử dụng rồi chẳng hạn thi lúc đó năng suất lao động không tăng thậm chí còn giảm. Còn ở từng ngày ở nhiều mức đầu tư tăng lên nhưng thu nhập lại giảm, đó cũng là đặc điểm từng ngành mà số tiền đầu tư phải là nhiều hoặc ít hẳn và nếu ở mức trung bình thì không có khả năng đầu tư song sản phẩm hay giai đoạn công nghệ khác... lúc đó hiệu quả sản xuất của toàn doanh nghiệp sẽ giảm, kéo theo thu nhập của người lao động cũng giảm theo, vì vậy điều đặt ra là tuỳ theo khả năng hiện tại, đặc điẻm từng ngành, trình độ của người lao động và doanh nghiệp lựa chọn qui mô đầu tư cho hợp lý .
5-Các chính sách và chế độ trả công của doanh nghiệp .
Hiện nay, dù cho nhà nước không bắt buộc các DNTN không áp dụng hệ thống thang bảng tiền công, các chế độ trả công cho người lao động như các doanh nghiệp nhà nước, nhưng có rất nhiều DNTN làm ăn có hiệu quả đã ban hành một cơ chế quản lý lao động một cách đầy đủ từ tuyển._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3583.doc