Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh

Lời nói đầu Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước chuyển từng bước từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đổi mới quản trọng này đã từng bước được cụ thể hoá thành hệ thống chính sách để thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích nâng cao hiệu quả sản xuất và đề cao vai trò tự chủ của người lao động.

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong nông nghiệp nông thôn, tư tưởng đổi mới đã được đã được thể hiện thông qua việc ban hành chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư trung ương (1981)và nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) đánh dấu một bước chiến lược trong đường lối phát triển nông nghiệp. Việc xác định kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội nông thôn nước ta. Thực trạng nông thôn nước ta cho thấy, trình độ sản xuất của phần lớn các hộ nông dân nước ta còn thấp kém, quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu phương tiện, trình độ hiểu biết kinh doanh còn thấp, đời sống của phần đông các hộ nông dân cũng chưa phải hết khó khăn cần phải chuyển đổi kinh tế hộ nông dân sang sản xuất kinh doanh hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Kinh tế hộ nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nông dân của huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh nói riêng hiện nay cần tìm những biện pháp để chuyển kinh tế hộ nông dân sang sản xuất hàng hoá. Từ những búc xúc hiện nay của huyện em chọn vấn đề “Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp. Luận văn nghiên cứu gồm 3 phần: Phần 1. Cơ sở lý luận phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá. Phần 2. Thực trạng của kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá ở huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Phần 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Phần 1. Cơ sở lý luận phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá. 1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.1.1.Khái niệm hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Theo các nhà kinh tế thì “hộ là tât cả những người cùng sống trong một mái nhà bao những người cùng chung huyết thống và những người làm công”. Về phương tiện thống kê và Liên hợp quốc “hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà,cùng ăn chung và có chung một quỹ”. Nhiều cuộc hội thảo của các nhà khoa học và nhà chỉ đạo thực tiễn đã thảo luận về hộ đặc biệt cuộc hội thảo tại Hà Lan năm 1980 các đại biểu nhất chí rằng “hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất đến tiêu dùng và các hoạt động khác”. Những quan niệm trên đây chỉ đề cập đến phương diện chức năng sản xuất, tiêu dùng của hộ. Hay nói cách khác, xem hộ như là một đơn vị kinh tế. Khía cạnh nhân chủng học của hộ chưa đề cập đến. Giáo sư T.G Me Gee (1989) Giám đốc Viện nghiên cứu châu á thuộc đại học tổng hợp Britiali Columbia, khi khảo sát quá trình phát triển ở một số nước châu á đã nêu lên rằng: “hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc trong cùng chung trong môt mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”. ở việt nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu về hộ. Hầu như từ trước tới nay người ta mặc nhiên thừa nhận “hộ”là “gia đình”, “kinh tế hộ”là “kinh tế gia đình”. Kinh tế gia đình được đặt trong một tình quan hệ với kinh tế tập thể. Còn kinh tế hộ được quan niệm như là các hoạt động kinh doanh sản xuất của một đơn vị kinh tế độc lập. Do đó không thể thống nhất giữa kinh tế với kinh tế gia đình mặc dầu giữa chúng có những đặc điểm chung. Một vấn đề đặt ra là kinh tế hộ thuộc thành phần kinh tế nào trong thành phần kinh tế nào ở nước ta. Kinh tế hộ trong các nước Tây Âu cũng như các nước châu á khác trừ Việt Nam được xác định là kinh tế cá thể thuộc khu vực kinh tế cá thể. Còn ở Việt Nam kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh tế cá thể. Nó là một mô hình để phân biệt với kinh tế tập thể và kinh tế của các Doanh nghiệp nhà nước. Nó là một đơn vị kinh tế độc lập. Song lại không thuộc một thành phần kinh tế nào. Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Kinh tế hàng hoá đối lập với kinh tế tự nhiên là loại hình kinh tế tiến hành sản xuất sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất. Các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế tự nhiên đều mang hình thái quan hệ trực tiếp vật với vật. Kinh tế hàng hoá đối lập với nền kinh tế chỉ huy. Nếu như kinh tế chỉ huy là nền kinh tế được điều tiết bởi cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì kinh tế hàng hoá được điều tiết bởi thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá, mọi sản phẩm đều được mua bán trên thị trường. Thị trường là một hợp phần tất yếu và hữu cơ của toàn bộ qua trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong điều kiện đó, sản xuất của hộ đã có sự thay đổi về chất. Từ sản xuất phục vụ nhu cầu của gia đình đã chuyển sang sản xuất hàng hoá với quy mô và mức độ khác nhau. Vì vậy có thể hiểu: Kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá là những hộ nông dân sản xuất nông sản chủ yếu để bán và trao đổi trên thị trường. Tuy nhiên, do quy mô và tính chất sản xuất kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá chưa đạt tới trình độ của kinh tế trang trại. ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi các HTX và DNNN nhà nước, kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá đã mang những đặc điểm mang tính đặc thù. 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.1.2.1. Là cầu nối, khâu trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự nhiên sang sản xuất hàng hoá nhỏ là hộ nông dân lên kinh tế hàng hoá lớn với quy mô là trạng trại nên kinh tế hộ nông dân được coi là khâu trung gian có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá lớn. Kinh tế hộ nông dân sản xuất theo hướng hàng hoá ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của thị trường. Quy mô thị trường được mở rộng từ thị trường địa phương đến thị trường vùng, miền, trên phạm vi toàn quốc và còn vươn ra thị trường thế giới. 1.1.2.2. Là đơn vị tích tụ vốn. Quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tự nhiên (sản xuất chủ yếu cho hộ nông dân sử dụng) sang sản xuất hàng hoá (sản phẩm sản xuẫt chủ yếu để bán) chỉ có thể diễn ra từ việc tích tụ vốn ở từng hộ nông dân. Nếu không có sự tích tụ đó thì những khoản tiền dư thừa do hoạt động kinh tế của hộ nông dân tạo nên sẽ biến thành của cải tích trữ hoặc bị lãng phí vào những công việc khác không được sử dụng vào mục đích tái sản xuất để tăng sản phẩm cho hộ nông dân và xã hội, đó chưa kể đến tiềm năng lao động, kinh nghiệm sản xuất được coi là những nguồn vốn sẽ bị lãng phí. Trong chế độ kế hoạch hoá tập trung thì các hợp tác xã (HTX) đã không trở thành đơn vị tích tụ vốn có hiệu quả, chỉ từ khi đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh với tính chất tự hoạch toán, tự trang trải có khả năng thích nghi cao trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh, mức độ tích luỹ vốn càng cao. 1.1.2.3. Là đơn vị cơ sở để phân công lao động xã hội. Trong nền kinh tế tự nhiên, sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tối thiểu của hộ nông dân, chỉ có sản phẩm dư thừa mới trở thành hàng hoá nên lao động của các hộ nông dân chưa trở thành hàng hoá. Ngược lại chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường lao động đã trở thành hàng hoá. Với tư cách là đơn vị cơ sở tích tụ vốn, kinh tế hộ nông dân có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm chuyển dịch lao động và trở thành đơn vị kinh tế cơ sở thực hiện sự phân công lao động xã hội. Phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý, đất đai, thời tiết khí hậu, trình độ lao động,để sản xuất chuyên môn hoá một loại nông sản để lao động có tính chuyên môn hoá. 1.1.2.4. Là đơn vị kinh tế cơ sở tiếp nhận khoa học kỹ thuật –công nghệ. Kinh tế hộ nông dân sản xuât nông sản hàng hoá theo cơ chế thị trường phải chú ý đến vấn đề lợi nhuận là hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Điều đó buộc các hộ nông dân phải tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để có khả năng cạnh tranh. Các hộ nông dân phải sử dụng hiệu quả những kinh nghiệm truyền thống lâu đời của “cha ông” truyền laị áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Động cơ lợi nhuận là động lực thúc đẩy các hộ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh ở từng hộ nông dân, cũng đồng thời diễn ra quá trình sàng lọc và cải tiến kỹ thuật làm cho nó thật sự thích ứng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy kinh tế hộ nông dân vừa là nơi lưu giữ kinh nghiệm truyền thống vừa là nơi tiếp nhận và cải tiến công nghệ kỹ thuật cho phù hợp với sản xuất của mình. 1.1.2.5. Là đơn vị kinh tế cơ bản đấp ứng nhu cầu của thị trường và là đơn vị tiêu dùng xã hội. Là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá, các hộ nông dân sản xuất ra sản phẩm cần phải bán nhưng phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường từ đó lên phương án, kế hoạch sản xuất, bên cạnh đó để đáp ứng sản xuất thì các hộ nông dân cũng phải cần nhu cầu vật tư, công cụ cho sản xuất. Vô hình chung mỗi hộ nông dân đã trở thành một đơn vị cân đối cung - cầu thị trường. Nhờ ưu thế của một đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, tự tích luỹ vốn, ứng dụng khoa học công nghệ và thực hiện phân công lao động cho phép nhanh chóng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường dễ thích nghi với sự biến động của cơ chế thị trường mà các đơn vị kinh tế lớn khó chuyển biến kịp. Hộ nông dân vừa là nơi cung cấp toàn bộ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội cũng là nơi tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của các khu công nghiệp và thành thị. 1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá. 1.1.3.1. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đang quá độ sang sản xuất hàng hoá. Trong kinh tế hộ nông dân, chủ thể sản xuất đồng thời là chủ thể lợi ích nên đã tạo ra động lực kinh tế thúc đẩy nền nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá. Trước đây kinh tế hộ nông dân được quan niệm như là một tàn dư của chế độ kinh tế cá thể, luôn có nguy cơ phá vỡ và làm xói mòn quan hệ sản xuất tập thể. Do đó, kinh tế hộ nông dân chỉ được coi là kinh tế phụ. Kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay khác về chất so với kinh tế hộ tiểu nông tự cung tự cấp trước đây. Hiện nay ở nước ta có 3 loại kinh tế hộ nông dân tự chủ: - Kinh tế hộ nông dân tự chủ của những người nông dân cá thể (đó là người nông dân chưa vào hợp tác xã). Loại kinh tế hộ nông dân tự chủ này khác với kinh tế hộ nông dân cá thể trước đây ở hai điểm: + Ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Họ được nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định. + Hoạt động sản xuất kinh doanh của họ được sự quản lý của nhà nước. - Kinh tế hộ nông dân tự chủ của các thành viên trong các nông lâm trường quốc doanh. ở đây hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế tự chủ vừa nằm trong mối quan hệ khăng khít với kinh tế quốc dân. - Kinh tế hộ nông dân tự chủ của những người nông dân xã viên HTX. ở đây hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế tự chủ vừa có mối quan hệ với kinh tế với HTX để giải quyết cả đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doan. Cả 3 loại hộ này khác với kinh tế hộ nông dân cá thể trong chế độ tư hữu trước đây ở chỗ: ruộng đất (là tư liệu sản xuất quan trọng nhất ) thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân (theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định ). Tính chất tự chủ của hộ nông dân thể hiện ở việc hộ được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định. Dựa trên quy hoạch, hộ nông dân được quyền lựa chọn phương hướng sản xuất gắn với chuyên canh và kinh doanh tổng hợp; được quyền lựa chọn quy mô, tổ chức, hình thức quản lý và nơi tiêu thụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước, thực hiện các hợp đồng. Nói cách khác, hộ nông dân vừa là người tổ chức, thực hiện, vừa là người chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất trong nông nghiệp. Lợi ích kinh tế hộ nông dân gắn liền với trách nhiệm và quyền tự chủ của hộ nông dân. Đây chính là động lực thúc đẩy các hộ nông dân tự nguyện bỏ thêm công sức, tiền của đầu tư vào thâm canh và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sản xuất. 1.1.3.2. Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân là cơ cấu sản xuất đa dạng, nhiều ngành nghề. Có hộ nông dân sản xuất chuyên môn hoá nhưng có hộ lại theo hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp. Do sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng khác với sản xuất công nghiệp như đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống lại bị chi phối nhiều các yếu tố tự nhiên, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao với những khoảng thời gian trống cho phép tạo ra sự di chuyển nhân công nông nghiệp theo thời vụ. Mặt khác, lực lượng lao động trong nông nghiệp nước ta còn chiếm đại bộ phận lao động xã hội, diện tích đất canh tác bình quân đầu người vào loại thấp; sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa. Vì vậy khi chuyển sang sản xuất nông sản hàng hoá để tăng thu nhập thì hộ hộ nông dân phải đổi mới cơ cấu sản xuất của mình hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, chuyên canh kết hợp với đa canh để đa dạng sản phẩm, đa dạng hoá ngành nghề. Hộ nông dân có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, với nhiều loai hình sản xuất và mọi nguồn lực có được. Trên cơ sở điều kiện sinh thái của các loại cây trồng vật nuôi, điều kiện lao động, tập quán sản xuất và nhu cầu của thị trường mà cơ cấu sản xuất của hộ nông dân ở các vùng có sự khác nhau. 1.1.3.3.kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước. Mác đã từng khẳng định có sự dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác một cách nhanh chóng nếu tư bản càng có tính chất di động, tức là càng dễ di chuyển từ một lĩnh vực này sang một lĩnh vực khác và sức lao động càng có thể nhanh chóng được di chuyển từ một lĩnh vực này sang một lĩnh vực khác. Trong công nghiệp việc di chuyển tư bản và sức lao động từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác khó khăn. Ngược lại đối với nông nghiệp nếu việc sản xuất và tiêu thụ một loại nông sản nào đó gặp khó khăn thì kinh tế hộ nông dân có thể chuyển nhanh sang loại nông sản khác. Tuy nhiên khả năng điều chỉnh của kinh tế hộ nông dân còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên (cây, con, thời tiết, khí hậu...) của từng vùng, vào lực lượng lao động, vào tư liệu sản xuất, vốn và trình độ kỹ thuật của từng hộ nông dân, mặt khác chi phí sản xuất sản phẩm tỷ lệ nghịch với quy mô sản xuất, trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất còn ở hộ nông dân trình độ công nghệ sản xuất nhỏ bé và lạc hậu, tổ chức sản xuất không hợp lý, quy mô sản xuất hạn hẹp nên chi phí sản xuất cao làm cho hiệu quả sản xuất hạn chế cho nên kinh tế hộ nông dân chỉ mang tính sản xuất hàng hoá nhỏ, để phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay thì quá trình vận động từ sản xuất hàng hoá nhỏ sang sản xuất hàng hoá lớn (kinh tế trang trại) có quy mô sản xuất lớn, trình độ công nghệ hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. 1.2.1. Nhân tố tự nhiên: 1.2.1.1.Nhân tố thời tiết khí hậu. Nhân tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh nông sản. Nếu thời tiết khí hậu thuận lợi phù hợp với điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi của nông nghiệp thì sẽ phát triển tốt còn ngược lại nếu điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi, không phù hợp thì sản xuất nông sản kém phát triển, thậm chí sẽ chết hàng loạt. Chẳng hạn đối với Việt Nam là nước có đIều kiện thời tiết, khí hậu là vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và pha trộn tính ôn đới ở vùng phía Bắc, điều đó ảnh hưởng khá sâu sắc đến sản xuất nông sản hàng hoá ở nước ta. Do điều kiện thời tiết khí hậu như vậy nên sản xuất nông sản nên Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau: Những thuận lợi do thời tiết khí hậu đem lại: - Phổ cây trồng và vật nuôi rộng lớn từ nhiệt đới đến ôn đới. - Khả năng nuôi trồng nông sản phẩm có thể diễn ra quanh năm trong khi các xứ lạnh chỉ có thể nuôi trồng một vụ ở ngoài trời. - Giống loài động vật và thực vật cung cấp cho các hộ nông dân sản xuất đa dạng và phong phú đặc biệt là các lòai có giá trị kinh tế cao cung cấp cho xuất khẩu. Tuy nhiên thời tiết và khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông sản như: bão lũ, hạn hán, sương muối, rét, mưa, gió lớn. Độ ẩm trung bình cao và thời tiết thay đổi thấp thường là nguyên nhân gây nên các loại sâu bệnh và sự thất thoát các loai nông sản. 1.2.1.2. Nhân tố về đất đai. Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thây thế được. Nước ta là một trong những nước có mức bình quân ruộng đất nông nghiệp theo đầu người thuộc loại thấp của thế giới, đạt 1073m2, nhưng lại phân bố không đều giữa các vùng. ở các tỉnh phía Bắc bình quân đạt 861m2, trong vùng Đồng bằng sông Hồng 591m2, ở các tỉnh phía nam bình quân đạt 1329m2, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1729m2. Đất đai nước ta rất phong phú, cả nước có 13 nhóm đất chính nên có thể trồng được nhiều loại cây trồng và vật nuôi: Trong đó đất đỏ chiếm 54% diện tích đất nông nghiệp, loại đất này có chất lượng tốt, khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Đứng thứ hai là nhóm đất phù sa khá mầu mỡ phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó đất của nước ta là đất dốc, đất đồi núi rất khó khăn cho sản xuất hàng hoá, bình quân đất ít lại chia ra nhiều mảnh nhỏ, cùng với tập quán canh tác thủ công lạc hậu lâu đời của chế độ cũ để lại, cũng như trong những năm gần đây đã khai thác không đúng kỹ thuật đã làm cho đất đai tàn phá nghiêm trọng. 1.2.2. Nhân tố kinh tế, tổ chức. 1.2.2.1. Dân số và lao động. Như chúng ta đã biết, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông sản, quyết định sự tồn tại và phát triển theo chiều rộng, nhân tố lao động và dân số cũng có ảnh hưởng đến sản xuất nông sản hàng hoá. Trước hết, ta thấy rằng lao động của con người mới tạo ra các hoạt động của sản xuất nông sản hàng hoá. Như vậy lao động là yếu tố sản xuất là điều kiện không thể thiếu được của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nếu lao động có kỹ thuật cao có am hiểu về quy luật phát sinh, phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi thì nó là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển quá trình sản xuất nông sản của các hộ nông dân. Tuy nhiên, lao động không có kỹ thuật thì làm hạn chế sự phát triển của cây trồng và vật nuôi đòi hỏi phải hiểu biết kỹ thuật trong mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi, cây trồng. Đối với dân số: đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế cũng như cho ngành nông nghiệp. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hộ nông dân. Như vậy nhân tố dân số và lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Những nhà quản lý cần sử dụng khéo léo và phù hợp nguồn lao động để sản xuất nông sản hàng hoá đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.2.2. Nhân tố về vốn. Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, ngành nông nghiệp muốn tiến hành sản xuất nông sản hàng hoá và kinh doanh thì cần phải có các tư liệu cho lao động như máy móc, thiết bị, cơ khí, nhà xưởng, tư liệu sinh học các điều kiện vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng và các khoản tiền ững trước để mua một số yếu tố đầu vào sản xuất. Tất cả các yếu tố đó chỉ có thể đáp ứng được khi có vốn. Vốn sản xuất tác động vào toàn bộ quá trình sản xuất nông sản thông qua phân bón, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gia súc và mua giống. Có thể nói vốn có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp có thể phát triển được hay không còn phụ thuộc vào lượng vốn của ngành, trong khi đó vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm: Vốn cố định ngoài những tư liệu có nguồn gốc kỹ thuật còn có tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học (cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản), sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ làm cho tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của vốn lưu động và làm cho vốn ứ đọng, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng gặp nhiều rủi ro làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.2.3. Nhân tố về thị trường. Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đối với sản xuất kinh doanh nông nghiệp bởi vì theo kinh tế học hiện đại người sản xuất chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần: nếu sản phẩm nông nghiệp được thị trường chấp nhận với số lượng lớn mà cung nông sản nhỏ hơn thì người sản xuất bán được giá cao và thu được nhiều lợi nhuận, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất ngày càng tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu nhưng nếu sản phẩm nông sản không được thị trường chấp nhận hoặc tiêu thụ trên thị chậm thì giá nông sản thấp hơn giá thành bị thua lỗ khiến cho người trực tiếp sản xuất bắt buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề. Mặt khác thị trường còn có ảnh hưởng đến giống loài cây trồng và vật nuôi cần để nuôi trồng. Ngoài việc căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kỹ thuật phù hợp người sản xuất còn căn cứ vào sở thích, thói quen đa số người tiêu dùng trên thị trường để quyết định sản xuất nông sản cho thị trường. 1.2.2.4.Công nghệ đối với sản xuất hàng hoá. Công nghệ về giống cây trồng và vật nuôi có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nếu công nghệ giống cây trồng và vật nuôi tốt không những tạo ra nhiều về số lượng nông sản mà còn tạo ra chất lượng nông sản tốt hơn. Ngược lại, nếu giống cây trồng và vật nuôi không tốt, thái hoá, bệnh tật thì sẽ gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Như vậy công nghệ giống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sản xuất kinh doanh nông sản. Công nghệ sau thu hoạch là công nghệ chế biến bảo quản và vận chuyển nông sản cũng ảnh hưởng đến giá trị nông sản. Nếu trình độ và quy mô công nghệ sau thu hoạch lớn hiện đại thì sẽ nâng cao được giá trị nông sản và đa dạng hoá nông sản phẩm đáp ứng phong phú nhu cầu của thị trường. Như vậy tạo điều kiện cho cho sản xuất nông sản hàng hoá phát triển. Nếu trình độ và quy mô của công nghệ sau thu hoạch nhỏ bé và lạc hậu thì sản lượng nông sản cũng như chất lượng không đáp ứng yêu cầu của thị trường làm không khuyến khích sản xuất nông sản phát trển, khi công nghệ chế biến kém phát triển thì sản phẩm nông sản làm ra đơn thuần. 1.2.3. Nhân tố xã hội. Nhóm nhân tố xã hội là những nhân tố tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng.v.v. Tập quán sản xuất mà tích cực thì sẽ đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông sản nhưng nếu tập quán sản xuất lạc hậu tiêu cực thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản. Chẳng hạn như tập quán sản xuất của các hộ nông dân nước ta vẫn có tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất chủ yếu là phục cho hộ là chủ yếu dư thừa mới mang bán nó hạn chế cho sự phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá. Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cụ thể là ở sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: Thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ về hàng hoá nông sản là thích những sản phẩm đã qua chế biến như uống nước cam thì 1cốc nước cam cần nhiều quả cam nên nó cũng khuyến khích sản xuất phát triển. Song đối với nước ta lại thích ăn những nông sản tươi nên cũng hạn chế phát triển. 1.2.4. Nhân tố về chính sách vĩ mô của nhà nước. Ngành nông nghiệp là một bộ cấu thành nền kinh tế quốc dân được vận hành theo cơ chế thị trường nên cần có sự quản lý nhà nước là tác động để phát triển. Chính phủ quản lý vĩ mô ngành nông nghiệp bằng cách định ra các mục tiêu chung của nền kinh tế, hệ thống công cụ quản lý nhà nước là toàn bộ phương tiện được nhà nước sử dụng để tác động vào sản xuất kinh doanh nông sản nhằm thúc đẩy phát triển theo hướng nhất định. Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân đối với ngành nông nghiệp là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm đính hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tầm vĩ mô, để trên đó mà ngành nông nghiệp bố trí, huy động các nguồn lục cho ssản xuất nông sản một cách hợp lý nhất để khai thác triệt để lới thế so sánh của nông nghiệp nước ta nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, ý tưởng mà sự phat triển nông nghiệp cần đạt tới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, kế hoạch kinh tế quốc dân có tính chất pháp lệnh và chhỉ đạo theo phương thức giao nhận và chấp hành kế hoạch còn hiện nay, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo theo định hướng của kế hoạch hoá. Hệ thống công cụ chính sách kinh tế giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân...). Nhờ các chhính sách kinh tế mà các chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đã hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp. Thể chế hoá pháp luật và các chính sách kinh tế là điều kiện cần thiết để đưa chúng vào thực tiễn phát triển nông sản hàng hoá, ví dụ như luật đất đai thực hiện vào cuộc sống nó thể hiện quyền sử dụng đất đối với hộ nông dân tạo điều kiện tập trung ruộng đất để sản xuất nông sản hàng hoá. Pháp luật kinh tế trong nông nghiệp tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền tự do cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế nông nghiệp phát triển. Tóm lại chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Nếu có phù hợp giữa các chính sách vĩ mô của nhà nước và điều kiện cần thiết để sản xuất hàng hoá thì sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển nông sản hàng hoá, ngược lại nếu không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. 1.3. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 1.3.1. Kinh tế hộ nông dân đang chuyển mạnh từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Trong quá trình diều chỉnh lại quan hệ sản xuất hộ nông dân được giao quyền sử dụng ổn và lâu dài ruộng đất, được mua sắm tư liệu sản xuất, hộ nông dân thực sự trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển. Một bộ phận hộ nông dân có vốn, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuât, năng động sớm thích ứng cơ chế thị trường tìm mọi biện pháp để phát triển sản xuất, từ chỗ đưa những sản phẩm nông sản dư thừa ra trao đổi trên thị trường, các hộ nông dân đã tìm kiếm đẻ lựa chọn những sản phẩm mà thị trường cần để sản xuất và đáp ứng cho thị trường. Song nhìn chung với quỹ đất, vốn và kiến thức hiện có, đại bộ phận đang sản xuất trước hết cho mục tiêu đảm bảo tiêu dùng của hộ nông dân phần dư thừa mới đưa ra trao đổi trên thị trường nên khối lượng nông sản hàng hoá chưa lớn, tỷ suất hàng hoá chưa cao. Trong những năm gần đây, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất đã diễn ra ở một số vùng, với việc đổi mới chính sách tín dụng, nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được nguồn vốn của tổ chức ngân hàng nông nghiệp và các tổ chức tín dụng khác đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuât nông sản ra đời ở các hộ nôn dân như mô hình trồng hoa - cây cảnh, mô hình chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà vịt lấy thịt trứng và mô hình VAC, mô hình lúa cá. các mô hình đã tạo ra nhiều nông sản hơn và đa dạng về sản phẩm để cung cấp cho thị trường đem lại nguồn thu lớn cho các hộ nông dân. 1.3. 2. Xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá theo theo mô hình trang trại. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân sang sản xuất trang trại đang phát triển rộng khắp ở các vùng trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Việc chuyển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá nhỏ sang sản xuất hàng hoá lớn là trang trại là xu thế tất yếu. Nhưng mức độ phát triển, quy mô sản xuất của trang trại còn tuỳ thuộc vào sức sản xuất của từng chủ trang trạỉ từng vùng. Sự đòi hỏi về kỹ thuật và công nghệ, vốn đầu tư của từng loại sản phẩm. Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất là điều kiện đầu tiên thúc đẩy sự phát triển theo hướng kinh tế trang trại, phát triển trước hết ở các hộ có nhiều đất, còn ở các hộ có ít đất để phát triển kinh tế theo kiểu trang trại cần phải đầu tư nhiều vốn và có giá trị kinh tế cao. 1.3. 3. Quá trình phát triển hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá và chuyển lên phát triển trang trại. Việc sản xuất hàng hoá lớn đã và đang tạo đIều kiện để hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá với quy mô tập trung ngày càng lớn. Ngoài những vùng sản xuất hàng hoá tập trung đã có từ lâu đời, những năm gần đây khi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn để góp phần mở rộng quy mô quy mô vùng sản xuất chuyên môn hoá, nâng cao tỷ trọng hàng hoá. 1.3.4. Kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá phát triển tạo ra việc làm, tăng thu nhập. Nhiều hộ nông dân đã trở lên giầu có một cách chân chính từ bàn tay khối óc của mình làm lên, tỷ lệ hộ nông dân giầu lên càng tăng lên và số hộ nghèo giảm xuống, mức thu nhập tăng bình quân tăng lên trong nông thôn. Sản xuất hàng hoá phát triển trong các hộ nông dân và trang trại thì tạo ra việc làm ở ngay tại ngành nông nghiệp và nông thôn góp phần tăng thu nhập ở nông thôn. 1.4. Vài nét về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước đang phát triển châu á và ở Việt Nam. 1.4.1. Vài nét phát triển kinh tế hộ ở châu á. 1.4.1.1. ấn độ. Một nước nông dân đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc, có diện tích đất nông nghiệp 297 triệu ha trong đó đất canh tác 168,25 triệu ha, chiếm tỷ lệ 56,56%, có lượng lao động là 214,6 triệu người nằm trong 97 triệu hộ nông._. dân, bình quân mỗi hộ là 2,21 người lao động. ấn Độ có tỷ lệ gia tăng dân số cao, khiến cho bình quân ruộng đất đầu người và hộ giảm xuống. Vào năm 1947 ruộng đất bình quân đầu người là 0,95 ha, đến năm 1990 chỉ còn 0,47 ha và nếu tính theo bình quân mỗi hộ thì năm 1970 là 2,62 ha đến năm 1995 chỉ còn là 2,6 ha. Lưu ý rằng cùng với thời gian số hộ (do thành vợ chồng được tách ra) ngày một tăng hơn, năm 1970 có 61,5 triệu nông hộ thì đến năm 1985 lên đến 81,6 triệu nông hộ và hiện nay là 97 triệu nông hộ. Năm đầu có những hạn chế trên, nhưng kinh tế hộ nông dân ở ấn Độ đã đạt được những thành tựu làm xuất hiện những thuật ngữ “cách mạng xanh” sự nhảy vọt trong lĩnh vực trồng trọt và “cách mạng trắng” phản ánh sự nhảy vọt về chăn nuôi, tạo ra nhiều hàng hoá nông nghiệp cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, cũng giống như nhiều nước khác, bên cạnh ngành nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp gia đình ở nông thôn, một đất nước với hàng chục triệu thợ thủ công, tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra nguồn thu nhập lớn với hàng ngàn tỷ Rupi (năm 1989) . Điều đáng chú ý là những thành tựu trên có được là nhờ thức của Chính phủ về vai trò của kinh tế hộ nông dân, thông qua việc ban hành một chính sách đúng đắn về các mặt vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, giáo dục đào tạo, hỗ trợ giá, lãi suất cho nông nghiệp nông thôn. 1.4.1.2. Đài Loan. Một hòn đảo với diện tích 36.000 m2, phía Bắc có khí hậu á nhiệt đới, phía Nam có khí hậu nhiệt đới. Phần lớn đất đai là đồi núi. Trong tổng số 1,7 triệu ha đất nông nghiệp thì đất canh tác chỉ có gần 900 nghìn ha chiếm 52,94% tổng đất nông nghiệp. Bình quân ruộng đất tính theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới (470 m2). điều đáng nói là hòn đảo này được thừa hưởng không chỉ những công chức cao cấp, những người có trí thức mà cả các nhà tư sản giàu có, nghĩa là những tinh hoa của giới trí thức và giới tài phiệt mà Chính phủ “Tưởng Giới Thạch” đưa từ đại lục ra sau khi Quốc dân đảng tan vỡ năm 1949, những thứ này coi là rất có ích cho sự cất cánh về kinh tế sau này của Đài Loan. Tiếp theo sự không ngoan của Chính phủ đã đưa ra chủ trương cải cách ruộng đất, một nhân tố có ý nghĩa quyết định để hình thành chế độ trang trại gia đình trong nông nghiệp nông thôn theo hướng kinh tế thị trường. Tính đến năm 1952, Đài Loan đã có 679.750 trang trại gia đình, được sử dụng 876.000 ha, đến năm 1986 đã tăng lên đến 872.267 trang trại với quy mô thuộc loại nhỏ ở châu á và thế giới quy mô bình quân của một trang trại là một ha. Theo số liệu thống kê, số lượng trang trại có quy mô nhỏ và số lượng diện tích canh tăc ngày càng tăng. Năm 1955 số trang trại có quy mô dưới 1 ha chiếm 62,8%, đến năm 1970 là 71,5% và đến năm 1980 là 72,6% trong tổng số nông trại. Một đặc trưng đáng lưu ý của các nông trại ở Đài Loan là tính đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có nông trại có ruộng đất tự sản xuất, có nông trại có một phần ruộng đất và một phần lĩnh canh thêm để sản xuất. Về cơ cấu ngành kinh tế cũng đa dạng vừa kinh doanh nông nghiệp còn sản xuất kinh doanh một số mặt hàng ngoài nông nghiệp, số nông trại chuyên làm nông nghiệp giảm từ 39,87% (1955) xuống còn 8,89% (1980). Ngược lại, số nông trại làm một phần nông nghiệp và một phần ngoài nông nghiệp tăng từ 60,13% (1955) lên 91,02% (1980). Và đến năm 1981 các trang trại đã cơ giới hoá 95% công việc làm đât, 91% công việc cấy lúa, 80% là việc gặt và 50 % là việc sấy hạt. Rõ ràng là sự phát triển của kinh tế hộ nông dân đã tạo nên thành tựu vượt bậc về sản xuất gạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các hiệp hội với tư cách là những hình thức hợp tác, đưa nông nghiệp đài loan từ lạc hậu thành một nền nông nghiệp thượng phẩm. Nó không những là bài học kinh nghiệm đối với Đài Loan mà còn là kinh nghiệm chung cần được tính đến trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước đang phát triển hiện nay, trong đó có Việt Nam. 1.4.1.3. Thái Lan. Một vương quốc nằm cùng khu vực với nước ta có diện tích canh tác 19,62 triệu ha, gấp 2,68 lần nước ta. Về dân số chỉ có 58,4 triệu người, nên bình quân ruộng đất canh tác trên đầu người nhiều gấp 4 lấn nước ta (3756 m2). Trên quan điểm của nông thôn là xương sống của đất nước, Chính phủ Thái Lan đã chấp nhận những biện pháp đặc biệt để giải quyết quá trình tụt hậu của nông nghiệp trong cả một kế hoạch 5 năm (1977-1981) nhằm cứu vãn tình trạng nghèo khổ của 15 hộ nông dân. Thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hoá đất nước đồng thời tập trung phát triển công nghiệp và công nghiệp chế biến ở nông thôn để thực hiện chủ trương đa dạng hoá sản xuất hướng vào xuất khẩu. Trên toàn bộ sản phẩm nông nghiệp sản xuất cho thị trường trong nước và xuất khẩu chủ yếu do các nông trại gia đình sản xuất ra, chỉ có một phần do các công ty tư nhân và tổ chức liên doanh sản xuất. Nhiều nông trại và nhiều vùng, nhất là vùng trọng điểm, được cơ giới hoá. Thông qua vay vốn Ngân hàng thế giới, đầu tư vào điện lực, đến năm 1991 đã có 90% số làng xã ở nông thôn có điện, năm 1993 đã có 90% làm đất bằng máy đối với lúa, 95% làm đất đối với ngô, 100% làm đất đối với mía. Thái Lan là một nước có trình độ cơ giới hoá nông nghiệp cao nhất ở khu vực Đông Nam á. Bằng những biện pháp trên, tiềm năng trong nông nghiệp Thái Lan được phát huy tác dụng và đạt được những kết quả đáng kể: - Là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su,...thuộc hàng những nước đứng đầu thế giới và đứng thứ 3 về xuất khẩu đậu tương. - Đã hình thành trên thực tề những vùng chuyên canh lớn gắn với các khu công nghiệp chế biến. -Sản phẩm nông nghiệp Thái Lan rất nhiều nước ưu chuộng và đã có mặt trên thị trường của hàng trăm nước, nhất là mặt hàng rau, quả, hoa, cây cảnh hoa phong lan,... 1.4.1.4. Trung Quốc. Một nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta, gắn với công cuộc chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao gấp sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN. Việc nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm, khôi phục và phát triển của kinh tế hộ nông dân là rất cần thiết. Những thành về đổi mới nông nghiệp của trung quốc trong thời gian qua dưới góc nhìn kinh tế hộ nông dân cho thấy: Quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc coi nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, trong đó lương thực là cơ sở của nông nghiệp, coi trọng việc bảo đảm sản xuất lương thực tăng trưởng ổn định, giữ vị trí hàng đầu trên cơ sở giải quyết cơ bản về lương thực mà phát triển toàn diện nông nghiệp và mở mang các ngành nghề khác phi nông nghiệp. Toàn bộ và quan điểm và phương hướng đó chỉ có thể thực hiện được khi lấy kinh tế hộ nông dân làm cơ sở chủ yếu và kèm theo đó là một số nông lâm trường quốc doanh. Các hộ nông dân đã tạo ra những tiền đề, cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp theo kiểu “Xí nghiệp hương trấn ” để thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. trung quốc cho rằng phát triển “Xí nghiệp hương trấn” là một “Một quốc sách chiến lược ” để gắn nông nghiệp với công nghiệp và phát triển kinh tế thị trường, một quyết sách đúng đắn và được phát triển nhanh đó là vì nó đem lại hiệu quả cao, sau khoán hộ nông dân, thu nhập của hộ nônghiên cứu dân tăng lên nên nguồn tích luỹ lớn, tạo điều kiện tthuận lợi để chuyển lao động, vốn tư liệu sản xuất từ nông nghiệp sang các ngành khác , nhờ đó có sư phân công lao động mới nhiều ngành nghề xuất hiện ở nông thôn. Hơn nữa là “Xí nghiêp hương trấn” được tổ chức đa dạng bao gồm nhiều loại hình kinh tế. Xí nghiệp tập thể do xã lập ra, do thôn tổ chức, do nhiều hộ nông dân liên kết lập ra, xí nghiệp cá thể lập ra. Bằng cách đó mà thực hiện phương châm “Lấy công bù lỗ ” và đã chi viện được cho nông nghiệp; thực hiện được chính sách ly điền bất ly hương “Thực hiện một bước thành thị hoá nông thôn ” mà không cần di dân ra thành phố. Song song với việc giải quyết các loại hình xí nghiệp sản xuất nông nghiệp xí nghiệp công nghiệp, Trung Quốc còn xây dựng loại hình xí nghiệp dịch vụ, nhằm giải quyết khó khăn cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn thúc đẩy kinh tế thị trường hình hành và phát triển ở nông thôn, đưa nông nghiệp - nông thôn lên hiện đại. 1.4.2. Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở nước ta. Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Từ xa xưa ở nước ta đã có những hình thức tổ chức sản xuất như: công xã, thái ấp thời nhà Lý; điền trang, thái ấp thời nhà Trần; đồn điền thời nhà Lê; đại điền thời nhà Nguyễn, các hình thức đồn điền, địa chủ phát triển mạnh ở thời kỳ Pháp thuộc. Cùng với các hình thức tổ chức sản xuất của các tầng lớp quý tộc, kinh tế tiểu nông vẫn tồn tại. Tuy nhiên, họ chỉ được sử dụng một phần rất ít ruộng đất phần lớn nông dân đi làm thuê. Chuyển sang thời kỳ hợp tác hoá (từ năm 1958 ở miền Bắc) người nông dân cá thể trở thành người nông dân tập thể dưới hình thức là hộ xã viên. Họ mất quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất quan trọng khác và họ mất quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh. Trong những năm đầu xây dựng hợp tác xã, kinh tế hộ nông dân bị coi là tàn dư của quan hệ sản xuất cũ là lực lượng có nguy cơ làm suy yếu xói mòn quan hệ sản xuất mới. Vì vậy người ta muốn xoá bỏ nó nhưng kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại; tuy chỉ sử dụng có 5% ruộng đất nhưng nó tạo ra khoảng 40-50% thu nhập cho hộ xã viên nên nước ta coi kinh tế hộ nông dân là “kinh tế phụ” trong phạm trù kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng nó phản ánh được vai trò đối với sự phát triển nông nghiệp. Từ khi có Nghị quyết 10 (1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và đến Hội nghị TW6 khoáVI (1989) hộ nông dân xã viên được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, sau đó thì luật đất đai ra đời (1993) thì được giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân. * Thành tựu phát triển kinh tế hộ nông dân. - Huy động một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất kinh doanhcủa hộ nông dân và vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp, chưa bao giờ mà các hộ nông dân tự giác bỏ vốn để mua sắm công cụ và tư liệu sản xuất,cải tạo đồng ruộng thành các phong trào rộng khắp; nhiều hộ nông dân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng vào sản xuất. Nhờ vậy đã góp phần tăng cường và phát triển lực lượng sản xuất trong nông thôn và là nguyên nhân quan trọng tạo ra bươc ngoặt trong thời gian qua. Phát triển kinh tế hộ nông dân đã làm bật dậy tiềm năng kinh tế của hộ nông dân mà nhiều năm trước được xem là trì trệ “ngủ say” sau luỹ tre làng. - Sử dụng một cách có hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên như: đất đai, khí hậu - thời tiết, mặt nước, đất đồi núi, lao động, nguồn vốn.v.v...tạo ra của cải vật chất cho xã hội, khắc phục tình trạng vô chủ “cha chung không ai khóc” của cơ chế quản lý trong các hợp tác xã. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá tạo nên sự đa dạng của các hình thức sản xuất kinh doanh, cung cấp ngày càng nhiều nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu. - Tăng thu nhập cải thiện đời sống cho đại bộ phận các hộ nông dân mở ra chuyển vọng xoá đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dângiầu nước mạnh. Phần 2. Thực trạng của kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Từ Sơn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 2.1.1.1 Vị trí địa lý. Từ Sơn là huyện đồng bằng, có diện tích tự nhiên là 61,4015km2, dân số khoảng 117000 người, Từ Sơn tiếp giáp với các huyện sau: Phía Bắc với huyện Tiên Du và huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp với gia lâm - thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp với huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh. Phía Tây giáp với Đông Anh - thủ đô Hà Nội. Từ Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh đặc biệt là khu vực thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. 2.1.1.2.Địa hình. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, mang tính chất của vùng đồng bằng với phần lớn diện tích đất tự nhiên có độ dốc nhỏ hơn 30, mang nét đặc trưng và chuyển tiếp từ trung du xuống đồng bằng. Toàn huyện có độ cao trung bình từ 5-7 m so với mực nước biển. Nhìn toàn thể thì địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Nhìn chung địa hình của huyện cũng thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất nông sản theo hướng hàng hoá phát triển. 2.1.1.3.Khí hậu thời tiết.(xem bảng 1) Điều kiện thời tiết khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa, với đặc đIểm là có mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh nhưng không khắc nhiệt, vẫn có những ngày nắng ấm xen kẽ. Mùa hè nóng nhưng ít có những ngày nhiệt độ quá cao. Đặc trưng các yếu tố khí hậu trung bình của cả huyện năm 2001. Nhiệt độ trung bình hàng tháng là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7) và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,20C (tháng 1) sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 10-150C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động khoảng 1400-1600mm. Nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Số giờ nắng hàng năm của huyện là 1823,9 giờ, như vậy trung bình mỗi ngày có 5,1 giờ nắng, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (có 263 giờ nắng), tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 3 (có 4 giờ nắng). Gió: hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió mùa đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 của năm sau; gió mùa đông nam thịnh hành từ tháng 4 cho đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây lên mưa rào. Độ ẩm: độ ẩm không khí bình quân trong năm 83%, thấp nhất là tháng 12 (77%) và cao nhất là tháng 3-4 (86-88%) độ ẩm của huyên cao là nguyên nhân gây lên sâu, bệnh trong sản xuất nông sản, làm cho chi phí sản xuất cao hơn. Ngoài ra ở Từ Sơn vào mùa hạ còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây ngập úng cho sản xuất nông nghiệp gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư. Các tháng mùa đông đôi khi có sương muối, sương mù và những trận rét đậm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, tính chất khí hậu của huyện diễn biến theo mùa tương đối rõ rệt đặc biệt là hai yếu tố: nhiệt độ và lượng mưa. biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn ít gây lên sự biến động đột ngột về thời tiết và khí hậu, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm ảnh hưởng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.4. Đặc điểm về đất đai.(xem bảng 2) Từ Sơn là huyện có có diện tích đất tự nhiên vào loại nhỏ nhất của tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 6140,15 ha, trong đó sự phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính, huyện có 10 xã và một thị trấn, xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Đình Bảng (có 852,12 ha)thứ hai là xã Tam Sơn (có 848,12 ha) chiếm lần lượt là 13,87% và 13,81% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và thị trấn Từ Sơn có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (29,44 ha), nhỏ thứ hai trong huyện là xã Phù Khê (có 347,95ha) chiếm lần lượt là 0,47% và 5,66% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Bình quân diện tích đất tự nhiên 0,052ha/1 người vào loại thấp nhất của toàn tỉnh (bình quân đất tự nhiên của tỉnh là 0,09ha/1 người). Cho đến nay, hầu hết diện tích đất tự nhiên của huyện đã được sử dụng với các mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 68,96% (4234,62ha) diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp được phân bố không đều giữa các xã trong huyện, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Tam Sơn (628,2ha) chiếm 74,06% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, nơi có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là thị trấn Từ Sơn (2,05ha) chiếm 6,96% tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, bình quân đất nông nghiệp của huyện là 409,1m2/nhân khẩu nông nghiệp. So với các huyện bên cạnh như Thuận Thành, Yên Phong thì huyện Từ Sơn bình quân đất nông nghiệp thấp hơn khoảng từ 90m2/nhân khẩu nông nghiệp, Nhìn chung đất nông nghiệp của huyện ngày càng được khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả hơn. Đất chuyên dùng của huyện có 1158,84ha (chiếm 18,87% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện nó bao gồm các nhà máy, trụ sở hành chính, bệnh viện, trường học, công trình thuỷ lợi, công trình giao thông...trong đó đất thuỷ lợi chiếm 466,13 ha khoảng 40,2% tổng số đất chuyên dùng, đất giao thông chiếm 472,46ha khoảng 40,8% tổng số đất chuyên dùng. Tình trạng đất chuyên dùng lấy từ đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng tăng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Từ Sơn. 2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động.(xem bảng3) Từ Sơn là một huyện tập trung dân cư đông đúc và cũng là nơi cư trú lâu đời của người lao động nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Sự phát triển dân số và phân bố dân cư của huyện cũng mang nét chung của sự phát triển và phân bố dân cư của đồng bằng Bắc Bộ. Toàn huyện có 115580 người (1999) và khoảng 118815 người (2001), tỷ lệ tăng dân số trung bình của huyện là 1,24% và có xu hướng ngày càng giảm trong tương lai. Từ Sơn có nguồn lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 54% dân số của huyện, lao động tập trung chủ yếu trong nông nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 70% tổng số lao động. đây là nguồn lao động khá dồi dào cho ngành nông nghiệp, chất lượng lao động có trình độ văn hoá tương đối cao nên rất thuận lợi cho việc triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện Từ Sơn. (xem bảng 4) Trên địa bàn huyện Từ Sơn, về đường bộ có tuyến đường giao thông quốcgia đi qua huyện là quốc lộ 1A và 1B đi từ Hà Nội - Lạng Sơn và có tuyến đường sắt dài 4Km cũng đi từ Hà Nội - Lạng Sơn. Trên địa bàn huyện có 13 km đường liên tỉnh, khoảng 17km đường liên huyện, tất cả các xã đều có đường liên xã, liên thôn tạo điều thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội. * Điện và thông tin bưu điện. Đến nay tất cả các thôn trong địa bàn huyện đều có điện tiêu dùng và sản xuất, bình quân mỗi người dùng 110kw/năm. Tuy nhiên, tình trạng đường dây bị xuống cấp, phân bố phụ tải chưa hợp lý nên đã có sự chênh lệch về giá điện của các xã tương đối cao như xã Phù Chẩn 700đồng/kwh và xã Tam Sơn 690 đồng/kwh còn xã có giá điện thấp nhất như xã Đình Bảng giá 520 đồng/kwh và xã Tương Giang giá là 530đồng/kwh. Trung bình giá điện của toàn huyện là 612 đồng/kwh. Thông tin bưu điện thì huyện có 4 bưu cục được trang bị khá hoàn thiện, tổng đài điện tử đã hoà mạng quốc gia. Tổng số máy điện thoại của huyện đến năm 2001 là 6325 máy, bình quân 3,7máy/100 dân. Nhìn chung thông tin liên lạc của huyện có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng tương đối nhu cầu thông tin cho các hộ nông dân để sản xuất nông sản. * Y tế – giáo dục. Toàn huyện có 3 trường phổ thông trung học và 12 trường phổ thông cơ sở, 16 trường tiểu học đáp ứng 98% số học sinh đi học tình trạng học 3 ca của các trường trong huyện không có. Tính đến năm 2001 đã có 11/11 xã, thị trấn có trường học cao tầng và kiên cố. Trên địa bàn huyện có các trường trung học thuỷ sản, trung cấp kinh tế, trường đại học thể dục thể thao. Đây là điều kiện thuận lợi để truyền khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ nông dân. Về sự nghiệp y tế, huyện có 1 bênh viện và 14 trạm y tế với số 100 gường bệnh chưa đáp ứng về y tế của huyện do cơ sở vật chất thiếu thốn và xuống cấp. 2.1.2.5. Tình hình kinh tế của huyện. Qua tổng kết giai đoạn 1999-2001, nền kinh tế của huyện Từ Sơn –Bắc Ninh không ngừng tăng trưởng cao. Xu hướng sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân cũng phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện một năm là 9% trong đó thì sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng cao từ 13-15%,nông nghiệp - thuỷ sản tăng 5-7%,giá trị thương mại và dịch vụ phát triển là12%. Bảng 4 : Tình hình cơ sở hạ tầng của Huyện. STT Chỉ tiêu Đ.v tính Năm 2001 I Thuỷ lợi 1 Trạm bơm Trạm 28 2 Km kênh mương Km 5324.2 II Giao thông nông thôn 1 Đường nhựa, bê tông Km 50 2 Đường cấp phối Km 20 3 Đường gạch Km 15 III Giáo dục 1 Số nhà trẻ Nhà 8 2 Số trường mẫu giáo Trường 17 3 Số trường cấp I Trường 16 4 Số trường cấp II Trường 12 5 Số trường cấp III Trường 3 IV Y Tế 1 Bệnhviện 1 Số giường bệnh Giường 40 2 Trạm y tế Trạm 14 Số giường bệnh Giường 60 V Điện và thông tin liên lạc 1 Tổng số hộ dùng điện % 6325 2 Tổng số máy điện thoại Máy 6325 3 Số trạm phát truyền thanh Trạm 6 Nguồn :phòng kinh tế 2.2- Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh giai đoạn đổi mới. 2.2.1. Khái quát quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Từ Sơn không nằm ngoài quy luật phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. *Từ trước Chỉ thị 100 (1981) và Nghị quyết 10 (1988) của Ban chấp hành TW Đảng. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sản xuất theo kế hoạch trên giao, bán cho các cơ sở sở đại diện của nhà nước. Các hộ nông dân trở thành các hộ xã viên nhưng mất quyền tự chủ sản xuất kinh doanh nông sản. Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân chưa cao và chưa khai thác được tiềm năng của hô nông dân và điều kiện kinh tế xã hội của huyện. *Từ năm 1988 đến nay thông qua Nghị quyết 10 của Ban chấp hành TW Đảng, kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu kết quả kinh doanh của mình được hưởng lợi ích sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Từ đó thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nền nông nghiệp như: diện tích canh tác được sử dụng triệt để hơn, sản lượng tăng chất lượng nông sản tăng lên; đồng thời đời sống của các hô nông dân ngày càng được cải thiện. 2.2.2. Thực trạng kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản. Nhận xét chung về tình hình các hộ của huyện Từ Sơn (xem bảng 5) theo số liệu thống kê của các năm tình hình chung của các hộ của huyện là cố xu hướng giảm hộ nông nghiệp năm 1999 chiếm 90% (22894 hộ) tổng số hộ nhưng đến năm 2001 chỉ còn 80% (21049 hộ) tổng số hộ của huyện, tăng dần số hộ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lần lượt là năm 1999 chiếm 8% (2017 hộ) và 2% (301 hộ) trong tổng số hộ của huyện và năm 2001 chiếm lần lượt là 16% (4210 hộ), 4% (1053 hộ) trong tổng số hộ của huyện; nhưng số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 80% (21049 hộ) trong tổng số hộ của huyện năm 2001. 2.2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản. Để phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá; trước hết phải dựa vào đất đai để sản xuất ra nông sản hàng hoá cần một lượng đất đai đủ lớn. Vì vậy quy mô diện tích đất canh tác là rất quan trọng và đặc biệt là sự chuyển dịch đất nông nghiệp.(xem bảng 6) Bảng6: Tình hình biến động đất đai của huyện Từ Sơn, Bắc ninh. ĐVT:ha Loại đất Diên tích Đất nông nghiệp năm 1995 Đất nông nghiệp tăng1995-2000 1.Do chuyển từ đất nhà ở 2.Do thay đổi địa giới hành chính 3.Do nguyên nhân khác Đất nông nghiệp giảm 1995-2000 1.Do chuyển sang đất chuyên dùng 2.Do chuyển sang đất ở 3.Do nguyên nhân khác IV. Đất nông nghiêp năm 2000 4239.75 36.12 5.63 3.16 27.33 41.25 16.92 22.13 2.20 4234.62 Nguồn: Phòng kinh tế. Tình hình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất nhà ở ngày càng tăng từ năm 1995 đến năm 2000 đã chuyển 39,05 ha đất nông nghiệp chiếm 0,9% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện do chuyển sang xây dựng làng nghề truyền thống, đường giao thông và các công trình thủy lợi. *Tình hình sử dụng đất của hộ nông dân. Đặc trưng nổi bật của các hộ nông dân ở nước ta và huyện Tư Sơn, Bắc Ninh là sản xuất nông sản với quy mô canh tác nhỏ bé và manh mún biểu hiện rõ nét chất tiểu nông (xem bảng 7) tình hình đất đai của các hộ nông dân) tình hình đất đai của hộ nông dân ở huyện Từ Sơn, bình quân đất tự nhiên/ hộ nông dân có 2339,3m2/hộ, trong đó có 1613,2m2/ hộ là đất nông nghiệp chiếm 69%tổng số đất của hộ thì đất trồng cây hàng năm chiếm 95%đất nông nghiệp khoảng 1539,2 m2và đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm khoảng 5% vào 218,1m2. Theo bảng số liệu thì quy mô canh tác của bình quân của một hộ nông dân của huyện là 0,16 ha. Quy mô canh tác của các hộ nông dân là rất nhỏ bé đặc biệt là so sánh với một số vùng trong cả nước ở miền bắc bình quân một hô nông dân là 0,467ha, Duyên Hải miền trung là 0,4-0,6 ha, Đồng bằng sông Cửu Long 0,6-1ha. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở huyện Từ Sơn (xem bảng 8). Diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân trong địa bàn huyện chủ yếu trồng cây hàng năm. Trong diện tích trồng cây hàng thì diện tích trồng cây lương thực chiếm đa số chiếm trên 90% tổng diện tích canh tác trong việc sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở các xã khác nhau. ở xã Phù Khê năm 1999 chỉ sử dụng vào trồng hai loại cây trong đó diện tích trồng cây lúa chiếm 95,6% tổng diện tích đất canh tác của hộ nông dân và chỉ có 4,4% tổng diện tích đất canh tác của hộ nông dân cho sản xuất khoai nhưng đến năm 2001 thì 100% đất canh tác của hộ phục vụ cho sản xuất lúa còn ở xã Tân Hông có sự đa dạng hoá sử dụng đất canh tác hơn năm 1999 thì có 79,8% đất canh tác của hộ nông dân cho trồng lúa, 10% đất canh tác cho sản xuất rau, 6% diện tích đất canh tác cho trồng khoai và 2,3% và 1,8% đất canh tác cho trồng đậu tương và lạc đến năm 2001 thì việc sử dụng có sự thay đổi của các hộ nông dân trong xã thì bình quân mỗi hộ nông dân chỉ dùng 74,9% diện tích đất canh tác cho sản xuất lúa, 21,6% diện tích đất canh tác cho cho sản xuất rau, 2,5% diện tích canh tác cho trồng khoai, 0,6%và 0,4%diện tích canh tác phục vụ cho trồng lạc và hoa các loại, tuy ở xã Đình Bảng và xã Đồng Quang diện tích canh tác cho sản xuất lúa ở mức cao chiếm lần lượt là 92,5%và 99,1% nhưng hai xã đã có diện tích trồng hoa các loại chiếm đa số diện tích trồng hoa của cả huyện nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích canh tác của hộ nông dân lần lượt là 0,8%và 0,9% diện tích canh tác của hộ nông dân. Quy mô canh tác nhỏ bé của các hộ nông dân còn bị phân tán trên nhiều cánh đồng,nhiều mảnh ruộng (5-7mảnh, thậm chí trên10 mảnh)số hộ có dưới 3 mảnh chỉ chiếm 13,8% tổng số hô nông dân, số hộ nông dân có từ 4-6 mảnh chiếm 36% tổng số hộ nông dân, số hộ nông dân có từ 7-9 mảnh chiếm 34,1%, còn lại số hộ nông dân có từ 10 mảnh trở lên chiếm 16,1%, mảnh lớn nhất 500 m2 và mảnh nhỏ nhất khoảng 30 m2. Điều đó làm giảm năng suất lao động, hạn chế cơ giới và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông sản. Quy mô đất nông nghiệp của các hộ nông dân không tương xứng với năng lực sản xuất trong bản thân các hộ nông dân mà với số nhân khẩu và lao động quá cao của các hộ nông dân (bình quân mỗi hộ có từ 4-5 nhân khẩu trong đó 2-3 lao động) bởi vậy bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu của hộ nông dân rất thấp; bình quân đất canh tác trên một nhân khẩu là 409,1 m2. Bảng 8:Tình hình sử dụng đất canh tác của hộ nông dân ở huyện Từ Sơn. Đơn vị tính: % Xã Năm Cơ cấu đất canh tác Lúa Ngô Khoai Đậu tương Lạc Rau Hoa Phù Chẩn 1999 91.4 1.6 1 2.8 3.2 2001 93.2 1 5.5 Hương Mạc 1999 99.3 0.7 2001 99.6 0.4 Tam Sơn 1999 99.7 0.3 2001 98.9 0.7 0.4 0.4 Phù Khê 1999 95.6 4.4 2001 100 Tương Giang 1999 99.8 0.1 0.1 2001 98.6 0.6 0.8 Đồng Nguyên 1999 95.6 0.7 4.9 2001 99 0.1 Tân Hồng 1999 79.8 6.1 2.3 1.8 10 2001 74.9 2.5 0.6 21.6 0.4 Châu Khê 1999 99.3 0.7 2001 95.6 4.4 Đình Bảng 1999 96.1 2 1.9 2001 92.5 1.7 3.1 1.9 0.8 Đồng Quang 1999 99 1 2001 99.1 0.9 Nguồn:phòng kinh tế huyện Từ Sơn. So sánh với Đồng bằng sông Hồng thì bình quân 591m2 đất canh tác trên một nhân khẩu và Đồng bằng sông Cửu Long bình quân 1729m2 đất canh tác trên một nhân khẩu điều đó cho thấy bình quân đất canh tác của hộ nông dân ở huyệnTừ Sơn là rất thấp. Với quy mô đất đai nhỏ bé đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm của các hộ nông dân, khu vực nông thôn và giải quyết nhu cầu lương thực- thực phẩm của các hộ nông dân, của huyện, đất nước. Điều đáng quan tâm là quy mô canh tác của các hộ nông dân có xu hướng ngày càng giảm dần do tác động của những nhân tố sau: số nhân khẩu ở nông thôn tăng về tuyệt đối trong những năm qua, tốc độ tăng dân số vẫn ở mức cao nên quá trình chia tách hộ nông dân cũng tiếp tục tăng theo, nhu cầu về đất ở cũng tăng năm 2000 diện tích đất ở là 567.44 ha và năm 2001 là 573 ha do sự tách hộ nông dân tăng lên cần ở riêng đặc xu hướng lấy đi đất nông nghiệp sẽ mạnh hơn phục vụ cho quá trình đô thị hoá ở nông thôn và phát triển khu công nghiệp, khu sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống, các công trình giao thông, thuỷ lợi, khu thương mại -dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác năm 1995 chỉ là 951,64ha và năm 2000 là 1158,84 ha. Mặt khác nữa là, để đảm bảo cho sự phát triển của chính ngành nông nghiệp, nông nghiệp cũng phải lấy đi đất nông nghiệp của để xây dựng kết cấu hạ của nông nghiệp, thêm nữa một số đất đai nông nghiệp cũng bi mất đi do tác động huỷ hoại của con người và tự nhiên. Trong khi đó lao động nông nghiệp thu hút vào các hoạt động phi nông nghiệp rất hạn chế. Về sở hữu đất đai, một đặc điểm khá nổi bật của các hộ nông dân trong giai đoạn hiện nay là các hộ nông dân không có quyền sở hữu ruộng mà chỉ có quyền sử dụng. Theo quy định của luật đất đai thì quyền sở hữu thuộc về toàn dân. Bởi vậy việc tích tụ và tập trung đất đai để nâng cao quy mô canh tác của hộ nông dân. Tuy hộ nông dân có 5 quyền sử dụng đất là: quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, chuyển đôi, quyền thế chấp sử dụng đất đai nhưng vì công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thực sự chưa phát triển, dịch vụ cũng vậy cho nên việc chuyển nhương hạn chế. Nhưng rõ ràng để phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá thì tất yếu phải tích tụ và tập trung ruộng đất đến một quy mô nhất định. Vấn đề là nên có một tỷ lệ hộ nông dân sản xuât mang tính tiểu nông thì vừa và làm như thế nào để giảm bớt. ở đây vai trò của chính sách vĩ mô của nhà nước có ý nghĩa quyết định mà đặc biệt là chính sách ruộng đất; bên cạnh đó để mở ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29897.doc