Những giải pháp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm trong kế hoạch 2001 - 2005

Lời nói đầu ******** Kết thúc việc thực hiên kế hoạch 1996-2000 với nhiều thành tựu đã đạt được ,GDP được duy trì ở mức 7.0%/năm, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP ... .Bên cạnh đó vấn đề việc làm cũng được chú trọng quan tâm giải quyết . Trong 5 năm qua đã có thêm khoảng 6,1 triệu lao động được thu hút vào làm việc ,bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 1.2 tri

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm trong kế hoạch 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu lao động . Bước sang kế hoạch 2001- 2005 với dự báo hàng năm tỷ lệ lực lượng lao động sẽ gia tăng ở mức 0.35% và đến năm 2005 tổng lực lương lao động của cả nước sẽ là 42689.9 ngàn người . Và sau 5 năm lực lượng lao động sẽ tăng thêm 4046,8 ngàn người cộng thêm số lao động đang thất nghiệp có đến cuối năm 2000 khoảng 800 ngàn người và số người thiếu viêc làm là khoảng 1triệu người thì số thuộc lực lượng lao động có nhu cầu việc làm sẽ lên tới khoảng gần 20triệu người . Nếu phấn đấu mỗi năm giải quyết cho khoảng 1.4 triệu người thì đến cuối năm 2005 số lao động có nhu cầu giải quyết việc làm còn rất lớn. Với chủ trương của Đảng : “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế , làm lành mạnh xã hội , đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân...” . Để làm được điều đó thì ngoài các giải pháp cụ thể còn phải cần có sự nỗ lực tập trung thống nhất sự chỉ đạo của Đảng đối với các cấp ,các ngành cùng toàn thể các cá nhân và cộng đồng để có thể thực hiện được mục tiêu kế hoạch đã đặt ra... Chương 1 Việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm Trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 1. Môt số khái niệm cơ bản về lao động và việc làm. 1.1 Dân số hoạt động kinh tế. Bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Như vậy vơí khái niêm trên có thể hiểu dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động nó bao gồm hai phần. Một là những người đủ 15tuổi trở lên đang có việc làm trong các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội , biểu hiện của việc làm đó là tạo ra được thu nhập mà hoạt động tạo thu nhập này không bị pháp luật cấm, ngoài ra còn cả những hoạt động cuả bộ phận dân số không trực tiếp tạo ra thu nhập nhưng lại trực tiếp giúp cho người thân, gia đình tạo thu nhập. Hai là những người đang trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc (như vậy ngược với phần trên thì bộ phận dân số này là những người không tạo ra được thu nhập nhưng luôn tìm cách để tạo ra thu nhập) . Ngoài ra khi nghiên cứu về lao động ta còn thường sử dụng khái niệm về dân số hoạt đông kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua: là những người từ đủ15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc và ngày ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày , nếu nhỏ hơn 183 ngày là dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên . 1.2. Dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người này không hoạt đông kinh tế vì các lí do: đang đi học , hiện đang làm công việc nội trợ cho bản thân gia đình, .... Ngoài ra tuỳ theo tình trạng việc làm, dân số hoạt động kinh tế được chia thành hai loại: người có việc làm và người thất nghiệp. 1.3. Việc làm. Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm ta phải liên hệ đến phạm trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lao động trước hết là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người , lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người , nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Con người không thể sống khi không có lao động . Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, sức lao động là năng lực của con người nó bao gồm cả thể lực và trí lực , nó là yếu tố tích cực đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trình lao động , là yếu tố khởi đầu, quyết định trong qúa trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá có thể được ra đời hay không thì nó phải phụ thuộc vào quá trình sử dụng sức lao động . Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm. Như vậy việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất . Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội .Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội ,cho bản thân. Nhưng với khái niệm việc làm như trên thì chưa được coi là đầy đủ vì con người chỉ có thể tồn tại trong gia đình và xã hội, do đó việc làm được hiểu theo một cách hoàn chỉnh đó là ngoài phần người lao động tạo ra cho xã hội còn phải có phần cho bản thân và gia đình nhưng điều cốt yếu là việc làm đó phải được xã hội thừa nhận(được pháp luật thừa nhận). Như vậy một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận. Tuỳ từng cách phân loại mà ta có các hình thức việc làm ở đây ta chỉ tiếp cận hai hình thức sau: + Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. + Việc làm phụ:là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. Với việc nghiên cứu đặc điểm, khái niệm và phân loại việc làm giúp cho ta hiểu rõ hơn về việc làm từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá một cách sâu hơn nhằm xác định được các mục tiêu và giải pháp trong việc lập kế hoạch việc làm. 2. Kế hoạch giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 2.1 Nội dung của kế hoạch việc làm. Kế hoạch việc làm dựa trên cơ sở cân đối giữa khả năng và nhu cầu của nguồn lực lao động trong nền kinh tế và đây cũng được xem là cơ sở xây dựng kế hoạch việc làm, phương pháp này được coi là phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại và trong những năm tiếp theo, phương pháp này được sử dụng ở nhiều quốc gia vì các quốc gia đều nằm trong tình trạng mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu lao động . Cụ thể nội dung của kế hoạch việc làm bao gồm các nội dung chính sau: - ND1: Xác định nhu cầu lao động xã hội cần có trong kì kế hoạch ,đây chính là nhu cầu về việc thu hút và giải quyết việc làm trong các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế, nhu cầu đó đo lường bằng số vị trí, số lượng chỗ màtừng ngành ,từng lĩnh vực có thể đảm bảo giải quyết được cho người lao động. Nhu cầu lao động này phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Quy mô, dung lượng của nền kinh tế ,khi nền kinh tế có quy mô, dung lượng lớn thì sẽ tạo ra được nhiều việc làm, và ngược lại khi nền kinh tế có quy mô, dung lượng thấp sẽ tạo ra được ít việc làm. + Năng suất lao động, khi mức lao động tăng, hiệu suất sử dụng lao động cao thì nhu cầu về sử dụng lao động có xu hướng giảm. + Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu lao động trong các ngành, sự thay đổi số lượng lao động và yêu cầu đào tạo nghề cũng làm thay đổi về nhu cầu lao sử dụng lao động. + Sức sản xuất của người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động dẫn đến sự thay đổi về chất lượng và cũng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng lao động. + Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, khi trình độ của khoa học kỹ thuật phát triển sẽ làm thay đổi tính chất sản xuất, thay đổi cơ cấu lao động và dẫn đến thay đổi nhu cầu lao động. Phương pháp xác định nhu cầu sử dụng lao động trong kì kế hoạch: dựa vào mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế đã đặt ra trong kì kế hoạch để xác định nhu cầu sử dụng lao động trong nền kinh tế. - ND2: Xác định khả năng cung cấp lao động trong nền kinh tế. Khả năng cung cấp lao động được hiểu là tổng số bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế có thể cung cấp cho nền kinh tế trong thời kì kế hoạch ,khả năng này được đo lường bằng số người lao động sẽ tham gia vào thị trường lao động trong một thời gian nhất định. Tuỳ từng đặc điểm của từng loại lao động mà ta có thể chia thành các nhóm sau: . Những người đến tuổi lao động đang tham gia vào thị trường lao động . Những người trong tuổi lao động vẫn chưa có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm. . Những người quá tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng động và cũng có nhu cầu làm việc. Khả năng cung cấp lao động phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Quy mô dân số, khi quy mô dân số tăng thì khả năng cung cấp lao động tăng + Cơ cấu dân số,cơ cấu dân số cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng cung cung cấp lao động , tuỳ từng loại dân số ,dân số theo độ tuổi theo giới tính mà ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lao động. + Những quy định về độ tuổi lao động của từng quốc gia mà cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lao động. Phương pháp xác định khả năng cung cấp lao động thông qua các con số thống kê kì trước. Nhìn chung các quốc gia đều có sự mất cân đối về nhu cầu và khả năng cung cấp lao động nhưng tuỳ từng đặc điểm của mỗi nước mà có cung- cầu về lao động khác nhau thường đối với các nước đang phát triển thì cung lớn hơn cầu, còn đối với các nước phát triển thì lại có xu hướnglà cung nhỏ hơn cầu. Đối với Việt nam là nước đang phát triển cộng với cơ cấu dân số trẻ, vì vậy mức cung về lao động hàng năm luôn lớn hơn mức cầu về lao động, đặc trưng này phản ánh nó vừa là lợi thế và cũng là khó khăn để phát triển kinh tế . - ND3: cân đối nhu cầu với khả năng cung cấp lao động trong nền kinh tế , việc cân đối này phải dựa trên đặc điểm của từng loại lao động (bao gồm lao động thành thị và lao động nông thôn. Đối với lao động thành thị cần xác định tỷ lệ thất nghiệp thực tế (thất nghiệp hữu hình ). Đối với lao động nông thôn cần xác định phần trăm số thời gian lao động vì lao động nông thôn là loại lao động theo mùa vụ mà Việt Nam là nước nông nghiệp thì việc xác định thời gian lao động thực tế của lao động nông thôn là rất quan trọng. Cân đối về lao động là một trong những cân đối lớn của nền kinh tế, là một cân đối quan trọng trong các cân đối của hệ thống kế hoạch phát triển: cân đối thu chi, cân đối tích luỹ tiêu dùng…. Cân đối giữa nhu cầu với khả năng là một khâu quan trọng của kế hoạch việc làm, từ việc cân đối này ta có thể xác định được nhu cầu có thể đáp ứng được bao nhiêu so với khả năng cung cấp từ đó xác định được số lượng dư thừa hay thiếu hụt trong từng khu vực thành thị hoặc nông thôn. - ND4: Từ việc cân đối giữa nhu cầu với khả năng ta có thể xác định được tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và quỹ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn và đưa ra các giải pháp xử lí. Giải pháp xử lí ở đây là từng cách thức, bước đi mang tính chủ quan của con người nhằm thực hiện và sử dụng nguồn lực đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Trong kế hoạch việc làm, giải pháp là một khâu quan trọng nhất để có thể thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đặt ra có thực hiện được hay không thì đòi hỏi giải pháp như thế nào để đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất phù hợp với khả năng nguồn lực hiện có. Mỗi một giải pháp được đưa ra và thực hiện đòi hỏi phải khắc phục được những hạn chế và tận dụng được lợi thế, điều kiện khách quan của nguồn lực. Với kế hoạch việc làm thì giải pháp có thể được xây dựng trên nhiều cơ sở thành các nhóm giải pháp: - Nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nhóm giải pháp về tạo việc làm ở thành thị. - Nhóm giải pháp về tạo việc làm ở nông thôn. - Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước…. 2.2 Vai trò của việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm. 2.2.1 Vai trò của việc làm Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có. Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động. Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị. Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này. 2.2.2 Vai trò của kế hoạch giải quyết việc làm. Vai trò của kế hoạch giải quyết việc làm cũng được đánh giá trên các mặt kinh tế và xã hội. Trước hết kế hoạch giải quyết việc làm là bộ phận quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội vì nó đưa ra các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch giải quyết việc làm cũng giống các kế hoạch khác là đều đưa ra những tiêu chí, mục tiêu và hệ thống các chính sách giải pháp, mặt khác, kế hoạch giải quyết việc làm khác với các kế hoạch khác ở chố kế hoạch ở đây vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế và vừa đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội. Đối với phát triển kinh tế thì kế hoạch giải quyết việc làm đặt ra các mục tiêu để sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Có các mục tiêu và hệ thống các giải pháp, chính sách sau: + Mục tiêu về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. + Mục tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo. + Mục tiêu về xuất khẩu lao động ra nước ngoài…. + Các chính sách về khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước ,chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,chính sách phát triển ngành nghề nông thôn… + Hệ thống các giải pháp thực hiện mục tiêu sử dụng việc làm cho tăng trưởng. Đối với phát triển xã hội kế hoạch giải quyết việc làm đặt ra các mục tiêu về giải quyết việc làm nhưng mang tính xã hội ,mục tiêu việc làm ở đay đảm bảo sự phát triển trong mối quan hệ giữa việc làm và xã hội : + Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị , nâng quỹ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn…. + Hệ thống các chính sách về tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động … + Các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm ở Việt nam trước khi chưa chuyển đổi nền kinh tế thì trong xã hội không có nạn thất nghiệp do mọi người trong xã hội đều được nhà nước phân phối việc làm khi đến tuổi lao động, về nguyên tắc là mọi người đều có quyền đòi hỏi được lao động và có thu nhập mà không phải tìm việc làm, kế hoạch giải quyết việc làm ở đây là kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh, mọi mục tiêu đã được ấn định từ trước, vì vậy nó mang nặng tính chủ quan vì yếu tố quan trọng là thị trường đã bị bỏ qua.Kiểu phân phối trên có nhiều ưu điểm đó là mọi người được giải quyết việc làm nhanh chóng khi đến tuổi lao động, người lao động đều có quyền bình đẳng như nhau, nhưng nó cũng có nhiều hạn chế như: lạm phát tăng, người lao động không được bố trí phù hợp với khả năng …dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế kém đôi khi còn có khả năng dẫn đến khủng hoảng. Từ khi chuyển xang nền kinh tế thị trường kế hoạch không còn mang nặng tính chủ quan như trước kia mà phải chấp nhận yếu tố thị trường và các quy luật thị trường, trong thị trường luôn có thất nghiệp .Nhà nước điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua các công cụ ,kế hoạch việc làm không vì thế mà mất đi vai trò quan trọng của mình , kế hoạch việc làm trở nên ngày càng linh hoạt với thị trường và trở thành công cụ quan trọng không thể thiếu trong các công cụ quản lí của nhà nước , thông qua kế hoạch việc làm Nhà nước thể hiện vai trò quản lí,điều tiết của mình đối với vấn đề việc làm trong nền kinh tế. Trong những năm tiếp theo khi mà vấn đề việc làm ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội thì kế hoạch việc làm càng trở nên quan trọng và rất cần thiết. 2.3. Mối quan hệ của kế hoạch việc làm với hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội Đối với hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thì kế hoạch việc làm có mối quan hệ trực tiếp ,gắn bó thúc đẩy lẫn nhau .Kế hoạch việc làm trước hết là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển ,vì vậy nó có những mục tiêu chung với các kế hoạch khác và cũng có những mục tiêu riêng của mình. Để thể hiện được mối quan hệ này,trước về mặt kinh tế kế hoạch việc làm được coi là kế hoạch nguồn lực (vì lao động là yếu tố nguồn lực cấu thành nên tăng trưởng) và kế hoạch nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu về sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động trong nền kinh tế thực hiện mục tiêu tăng trưởng . Trong trường hợp này kế hoạch tăng trưởng được coi là mục tiêu mà kế hoạch việc làm và các kế hoạch khác phải thực hiện và chỉ có thực hiện được mục tiêu tăng trưởng chỉ khi thực hiện được mục tiêu của kế hoạch việc làm và mục tiêu của các kế hoạch khác. Về mặt xã hội thì lế hoạch việc làm đưa ra các mục tiêu để thực hiện những vấn đề xã hội . Kế hoạch việc làm có mối quan hệ trực tiếp với các kế hoạch xã hội khác như kế hoạch dân số, kế hoạch giáo dục… ,vì vậy trong trường hợp này kế hoạch việc làm cùng với các kế hoạch xã hội khác lại là mục tiêu mà kế hoạch tăng trưởng phải thực hiện. Bởi vì các vấn đề xã hội có được giải quyết chỉ khi dựa trên tiền đề cơ bản là kinh tế. Chương 2 Tình hình thực hiện việc làm trong thời kỳ 1996 - 2000 1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của kế hoạch giải quyết việc làm trong thời kỳ 1996-2000 1.1. Chủ trương và quan điểm của Đảng trong kế hoạch giải quyết việclàm thời kỳ 1996- 2000 Thành tựu đạt được từ kế hoạch 1991-1995 trên các mặt kinh tế xã hội là cơ sở nền tảng cho bước phát triển tiếp theo, cho dù nền kinh tế chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, những biến động về tình hình kinh tế chính trị đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu việc làm trong kế hoạch 1991-1995 cho thấy số việc làm đã được tạo thêm xấp xỉ với số người mới bổ xung vào lực lượng lao động, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định.Tiếp thu những mặt yếu kém của quá trình thực hiện kế hoạch 1991-1995 do Đảng ta đề ra từ Đại hội VII thì Đại hội VIII đã khẳng định việc tiếp tục coi trọng vấn đề giải quyết việc làm và đã đưa ra những quan điểm , phương hướng cụ thể để giải quyết vấn đề việc làm :”Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân được tư do hành nghề, thuê mướn công nhân theo pháp luật . Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên những địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng quỹ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn…”. So với Đại hội VII thì Đại hội VIII đã có những quan điểm mới đối với vấn đề việc làm bằng việc khuyến khích các thành phần kinh tế, mọi nhà đầu tư và mọi công dân trong việc mở mang và phát triển các ngành nghề nhằm tạo ra nhiều việc làm từ việc huy động nguồn lực trong dân để giải quyết vấn đề việc làm. Đã có những chủ trương về phân bố lại dân cư ,lao động trên địa bàn cả nước, đã chú trọng quan tâm hơn đến việc mở rộng quan hệ đối ngoại kinh tế nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, trước kia việc xuất khẩu lao động chủ yếu chỉ xang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng từ khi hệ thống này bị xụp đổ ở các nước Đông âu thì thị trường của chúng ta bị thu hẹp, vì vậy có thể nói đó là một hướng đi đúng đắn gắn việc giải quyết việc làm với quan hệ kinh tế đối ngoại. Với quan điểm tập trung sức tạo việc làm Đảng ta đã cho rằng vấn đề việc làm phải được giải quyết bằng sự tập trung nỗ lực của các cấp, các ngành từ TW đến địa phương, và vấn đề việc làm được giải quyết bằng cách huy động ,tập trung nguồn nội lực. 1.2. Mục tiêu của kế hoạch giải quyết việc làm trong thời kỳ 1996 - 2000. Tiếp tục phát huy những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội mà kế hoạch 1991-1995 đã đạt được thì kế hoạch 1996-2000 đã đưa ra một số mục tiêu về việc làm như sau: . Mỗi năm thu hút được từ 1,3 – 1,4 triệu lao động có chỗ làm việc. . Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%. . Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75%. . Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 22 – 25%. 2 . Thực trạng việc thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm thời kỳ 1996-2000. + Về tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ thất nghiệp 5.88 6.01 6.85 7.40 6.4 T/g sử dụng lao động ở nông thôn 72.11 73.14 71.13 73.49 73.86 (Số liệu thống kê điều tra- năm 2000 của tổng cục thống kê) Như vậy so với năm 1996 thì xu hướng thất nghiệp tăng lên so với các năm tiếp theo bình quân mỗi năm tăng 0.13%. Riêng năm 1999 thì tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao lên đến 7.4%, giai đoạn này do vẫn còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, khối lượng vốn đầu tư vào nền kinh tế bị giảm mạnh , đặc biệt là khối lượng vốn FDI từ nước ngoài và các khoản cam kết viện trợ cho Việt nam, đầu những năm 2000 thì tỷ lệ thất nghiệp này lại có xu hướng giải đáng kể, từ 7.4%(1999) xuống còn 6.4%(2000) nguyên nhân là do Việt nam không bị ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ như các nước khác trong khu vực và năm 2000 Chính phủ đã có những giải pháp điều chỉnh mạnh mẽ cho nên nền kinh tế lại được phục hồi và phát triển, dự báo trong những năm tiếp theo với đà tăng trưởng ổn định tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm. Tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn có xu hướng tăng ổn định từ 72.11%(năm 1996) lên 73.86%(năm 2000) bình quân mỗi năm tăng 0.44%, duy chỉ có năm 1998 là bị giảm xuống còn 71.13% . Với những dấu hiệu trên cho thấy mức tăng là không ổn định , có sự tăng giảm thất thường trong khi đó mức tăng chậm chỉ giao động ở mức 1% , không có những đột biến trong mức tăng hàng năm, điều đó phản ánh mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở trong nông thôn còn diễn ra chậm, mức đầu tư trong việc giải quyết việc làm trong nông thôn chưa được quan tâm chú trọng và đạt hiệu quả thấp. Để thực hiện mục tiêu tăng quỹ thời gian lao động ở nông thôn đến năm 2005 là khoảng 80-85% thì đây là việc làm khó đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần tập trung chỉ đạo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách mạnh mẽ đầu tư đồng bộ vào các ngành nghề,nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông nông thôn , tiếp tục thực hiện việc đô thị hoá nông nghiệp nông nhằm tạo ra những bước đột phá trong thời gian tới thì mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.... + Về quy mô của lực lượng lao động: tiếp tục gia tăng với tốc độ cao . Tính đến 1/7/2000 tổng số lực lượng lao động cả nước 38.643.089người so với kết quả tại thời điểm điều tra năm 1996 thì hàng năm mức tăng bình quân là 975.645người với tốc độ tăng 2.7%/năm, trong khi tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 1.15%/năm . Năm 1996 tỷ lệ lượng lao động chiếm trong tổng dân số nói chung chiếm 0.48%và năm 2000 thì tỷ lệ này chiếm 0.5%, bình quân mỗi năm tỷ lệ này gia tăng 0.4%, Dự kiến giai đoạn 2001-2005 thì hàng năm gia tăng ở mức 0.35%, đến năm 2005 tỷ lệ lao động chiếm trong tổng dân số là 51.75% tương với 42.689.900người. Như vậy sau 5 năm lực lượng lao động sẽ tăng 4.046.800người cộng thêm số lao động thất nghiệp cuối năm 2000 chuyển xang khoảng 800.000 người và số thiếu việc làm khoảng 1triệu người thì số thuộc lực lượng lao động có nhu cầu về việc làm sẽ lên tới khoảng gần 20triệu người . Nếu phấn đấu mỗi năm giải quyết khoảng 1.4 triệu lao dộng thì số lao động đến cuối năm 2005 có nhu cầu việc làm còn rất lớn và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% là khó thực hiện . Vì vậy trong những năm tiếp theo Chính phủ cần phải thực hiện chính sách đối với các vấn đề về dân số, lao động, việc làm...,nhằm giảm mức cung về lao động và các sức ép đối với vấn đề việc làm. + Mức cầu về lao động trong thời gian qua: (Đơnvị:nghìn người) Các tiêu chí 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 33.978 34.352 34.801 35.679 36.205 Trong đó Theo nhóm ngành. Nông –Lâm- Ngư nghiệp 23.431 22.589 23.018 22.861 22.670 Công nghiệp – Xây dựng 3.698 4.170 4.049 4.435 4.744 Dịch vụ 6.849 7.593 7.734 8.382 8.791 (Theo số liệu điều tra 2000 – Bộ lao động thương binh -xã hội) Theo các số liệu trong biểu trên chúng ta thấy số người có việc làm thường xuyên tăng liên tục trong thời kỳ 1996-2000, mỗi năm tăng trung bình gần 740 nghìn người trong đó năm tăng nhiều nhất là năm 2000 so với năm 1999 là 347 nghìn người. Xu hướng thay đổi trên phần nào được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu việc làm • Với lao động trong nông –lâm –ngư nghiệp trong thời kỳ này không thay đổi nhiều có xu hướng giảm ít nhưng không đều, từ 23431nghìn người (năm 1996) giảm xuống còn 22670 (năm 2000), bình quân hàng năm giảm 190 nghìn người • Với lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng đã có những xu hướng thay đổi tích cực số việc làm đã tăng liên tục từ 3698 nghìn người (năm 1996) lên 4744 nghìn người (năm 2000), bình quân mỗi năm tăng 264 nghìn người . • Đối với lao động trong ngành dịch vụ cũng đã có những xu hướng tăng tích cực như ngành công nghiệp số lao động trong ngành ngày càng gia tăng, từ 6849 nghìn người (năm1996) lên đến 8791 nghìn người (năm2000), trung bình mỗi năm khoảng 486 nghìn người. Nhìn chung trong thời kỳ 1996- 2000 nhu cầu về lao động trong các ngành kinh tế của đất nước đã có những dấu hiệu biến chuyển tích cực, nhu cầu về lao động trong các ngành đều được thay đổi theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đặt ra là tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp ,với mức thay đổi từ 33798 nghìn lao động (năm1996) lên 36205 nghìn lao động, hàng năm nhu cầu về lao động trong các ngành đã tạo ra khoảng 557 nghìn chỗ làm việc, nhưng xét một cách tổng quát về nhu cầu lao động trong thời gian qua ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, việc nhu cầu trong các ngành đều tăng nhưng mức tăng lại không ổn địnhcụ thể trong giai đoạn 1997- 1998, với ngành nông nghiệp sự tăng giảm thể hiện ở chỗ 22589nghìn người (năm 1997) lên 23018 nghìn người (năm 1998), với ngành công nghiệp thì nhu cầu đó lại giảm từ 4170 (năm 1997) xuống 4049 (năm 1998), điều đó phản ánh cơ cấu, trình độ kinh tế đất nước ta vẫn còn mang nặng tính chất nông nghiệp , các ngành công nghiệp, dịch vụ vẫn chưa đủ lớn để có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu cho nên dễ bị ảnh hưởng, tác động xấu khi có khủng hoảng kinh tế diễn ra trong khu vực, như trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra trong giai đoạn 1997- 1998 đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế của đất nước, trong những năm tiếp theo dự báo kinh tế đất nước sẽ phát triển ổn định và không có những biến động lớn, đó sẽ là điều kiện để ta tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hợp lí ,tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập. + Về cơ cấu lao động trong các ngành: Chỉ tiêu Năm 1996 Năm1999 Số người (ngàn người) Tỷ lệ (%) Số người (ngànngười) Tỷ lệ (%) Nông-lâm-ngư 24366.7 69.8 22725.6 63.6 Công nghiệp 3682.1 12.45 4450.2 12.45 Dịch vụ 6858.8 19.65 855.3 22.93 Về cơ cấu lao động trong các ngành có xu hướng sau : . Với lao động nông nghiệp có mức giảm từ 2366.7 nghìn người (năm 1996) xuống 22725.6 nghìn người (năm 1999) như vậy trong 4 năm đã gỉam được 1641.1 nghìn người tương đương với mức giảm là 6.2% từ 69.8% xuống 63.6% . . Với lao động trong công nghiệp đã có xu hướng tăng từ 3682.1 nghìn người (năm1996) lên 4450.2 nghìn người (năm 1999) và trong 4năm đã tăng 768.1 nghìn người và mức tăng về tỷ lệ % lại không có sự thay đổi vì tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành công nghiệp chỉ tương đương với tốc độ tằng trưởng lực lượng lao động. . Với lao động trong ngành dịch vụ trong 4 năm qua đã tăng khoảng 1696.5 nghìn người từ 6858.8 nghìn người (năm1996 ) lên 8555.3 nghìn người trong năm 1999 tương đương với mức tăng là 3.28% từ 19.65% lên 22.93% . Trong kế hoạch 1996- 2000 nói chung về cơ cấu lao động đã có những thay đổi đáng kể, lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, lao động trong khu vực công nghiệp có ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV222.doc
Tài liệu liên quan