Những giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010

- 1 - MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ 1.1. Vốn đầu tƣ và các kênh huy động vốn ............................................................. 3 1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tƣ ............................................................................... 3 1.1.2. Nhu cầu vốn đầu tƣ ...............................................

pdf57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................ 3 1.1.3. Nguồn hình thành vốn đầu tƣ ........................................................................ 5 1.1.3.a. Nguồn hình thành vốn đầu tƣ trong nƣớc ................................................... 6 1.1.3.b. Nguồn hình thành vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................................................... 7 1.1.4. Các kênh huy động vốn đầu tƣ ...................................................................... 9 1.1.4.a. Ngân sách nhà nƣớc ................................................................................... 9 1.1.4.b. Tín dụng .................................................................................................. 10 1.1.4.c. Huy động vốn từ các doanh nghiệp ............................................................ 12 1.1.4.d. Huy động từ thị trƣờng vốn ....................................................................... 12 1.2. Vai trò của vốn đầu tƣ đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng ..................................................................... 14 1.2.1. Vai trò của vốn đầu tƣ đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế .............. 14 1.2.2. Vai trò của vốn đầu tƣ đối với phát triển du lịch .......................................... 16 Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua ........................... 19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội và nhân văn để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ..................................................................................................... 19 2.1.2. Quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua.......................... 21 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ để phát triển du lịch ..................................... 25 2.2.1. Huy động vốn đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nƣớc .............................................. 25 2.2.2. Huy động vốn từ nguồn tín dụng .................................................................. 28 - 2 - 2.2.3. Huy động vốn từ doanh nghiệp .................................................................... 32 2.2.4. Huy động vốn nƣớc ngoài ............................................................................ 35 2.2.4.a. Huy động vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ................................................. 35 2.2.4.b. Huy động vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài ................................................ 37 2.2.5. Huy động từ thị trƣờng vốn .......................................................................... 37 2.3. Một số ý kiến nhận xét .................................................................................... 37 Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 ................. 41 3.2. Định hƣớng đầu tƣ cho du lịch Bình Thuận đến năm 2010 .............................. 44 3.3. Nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010 ........................................................................................... 47 3.4. Các giải pháp huy động vốn đầu tƣ phát triển du lịch Bình Thuận .................. 49 3.4.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................................... 49 3.4.2. Các giải pháp của địa phƣơng ...................................................................... 54 3.4.2.a. Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn đầu tƣ để phát triển hạ tầng du lịch ............................................................................................... 54 3.4.2.b. Giải pháp huy động vốn để đầu tƣ cơ sở kinh doanh du lịch ...................... 58 3.4.2.c. Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng ................................................ 59 3.4.2.d. Mở rộng các kênh huy động vốn ............................................................... 60 3.4.2.e. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá thông tin kêu gọi đầu tƣ ................... 60 3.4.2.f. Phát triển nguồn nhân lực để thu hút vốn đầu tƣ ........................................ 60 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 3 - MỞ ĐẦU Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nƣớc, du lịch Bình Thuận đã có những bƣớc tiến đáng kể. Từ một vùng đất ven biển còn hoang sơ cách đây không lâu, đến nay Bình Thuận đang đƣợc biết đến nhƣ một trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng nổi tiếng trong cả nƣớc, có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong nƣớc và quốc tế. Việc phát triển du lịch địa phƣơng đã đƣợc chính quyền các cấp và các nhà đầu tƣ quan tâm thúc đẩy. Cùng với nhiều dự án đƣợc đăng ký và triển khai, lƣợng vốn đầu tƣ vào ngành du lịch Bình Thuận ngày càng tăng đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng các cơ sở hoạt động du lịch của tỉnh nhà. Ngày 11/01/2002, UBND Tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định số 07/2002/QĐ- UBBT Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010” xác định quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển và những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã vạch ra, trong đó “khuyến khích đầu tƣ phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch là xác định nhu cầu và tổ chức tốt công tác huy động vốn đầu tƣ. Thời gian qua, mặc dù Bình Thuận đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong việc thu hút vốn cho đầu tƣ phát triển du lịch, thể hiện qua số lƣợng vốn đầu tƣ tăng nhanh, các kênh huy động vốn từng bƣớc đƣợc đa dạng hoá, thu hút nhiều thành phần tham gia đầu tƣ… song, công tác huy động vốn đầu tƣ phát triển ngành nhìn chung vẫn còn bất cập so với yêu cầu đầu tƣ, không ít khó khăn, vƣớng mắc cần phải khắc phục và tháo gỡ để tiếp tục nâng cao quy mô và hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ, bảo đảm tạo điều kiện cho ngành du lịch Bình Thuận phát triển đúng mục tiêu định hƣớng đã đề ra. - 4 - Với mong muốn đƣợc góp phần phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác huy động vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian tới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tôi xin chọn đề tài: “Những giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Mục đích của đề tài là ứng dụng lý luận về vốn và các kênh huy động vốn đầu tƣ để phân tích vai trò của công tác huy động vốn trong quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, vƣớng mắc, từ đó xác định những giải pháp và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết. Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là mô tả và phân tích, với nguồn số liệu đƣợc thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các ban ngành trong tỉnh và số liệu đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin. Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong đƣợc sự quan tâm góp ý của các Thầy Cô. - 5 - Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ 1.1. Vốn đầu tư và các kênh huy động vốn: 1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư: Tài sản của một quốc gia bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài sản đƣợc sản xuất ra và tích luỹ lại trong suốt quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực và tri thức. Quá trình phát triển của mỗi nƣớc luôn đặt ra yêu cầu phải tạo ra tài sản mới nhằm bù đắp những tài sản tiêu hao trong quá trình sử dụng, đồng thời không ngừng tăng thêm khối lƣợng tài sản quốc gia. Để tạo ra tài sản mới phải đầu tƣ những yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ công cụ, máy móc, nguyên vật liệu, lao động, công nghệ… tất cả các yếu tố đó đƣợc xem là nguồn vốn đầu tƣ để tạo ra thu nhập, tài sản cho quốc gia. Vốn đầu tƣ hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ nguồn lực đƣa vào hoạt động của nền kinh tế – xã hội, gồm máy móc thiết bị, nhà xƣởng, lao động, tài nguyên, đất đai, khoa học công nghệ... Vốn hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lực đƣợc thể hiện bằng tiền của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và của quốc gia. Hoạt động đầu tƣ là việc sử dụng vốn để phục hồi và tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh mới. Đó là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để làm tăng tài sản quốc gia. 1.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tƣ phát sinh do yêu cầu: - Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Cơ sở hạ tầng đƣợc coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng. Ở các nƣớc đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp nên các cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống điện, cấp nƣớc, bƣu chính viễn thông … còn thiếu thốn và yếu kém, do đó cần đầu tƣ một lƣợng vốn rất lớn cho cơ sở hạ tầng, nhƣng bản thân các nƣớc này lại đang trong tình trạng - 6 - tích lũy thấp, thiếu vốn, vì vậy nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài là rất cấp bách. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy việc tăng cƣờng đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng sẽ có tác động mạnh mẽ trở lại đến việc thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế. Một nƣớc có cơ sở hạ tầng tốt cùng với các chính sách ƣu đãi khác sẽ có lợi thế hơn các nƣớc khác trong việc thu hút dòng chảy của vốn đầu tƣ quốc tế. Vì vậy các nƣớc rất chú trọng và dành một phần lớn ngân sách và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, để giảm gánh nặng cho ngân sách, chính phủ thƣờng cho phép tƣ nhân tham gia đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát hành trái phiếu công trình, thành lập quỹ đầu tƣ, quỹ phát triển hạ tầng… - Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ: Để đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng và phát triển kinh tế, các nƣớc rất coi trọng việc thu hút vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp. Vốn đầu tƣ dùng để thành lập mới, đầu tƣ đổi mới công nghệ, đầu tƣ mở rộng và cải tạo nhà xƣởng, trang thiết bị. Đầu tƣ cho các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra công ăn việc làm, cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách. - Đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo nhằm phát triển tiềm năng con ngƣời có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, những nƣớc có thành công nổi bật trong kinh tế thƣờng là những nƣớc chú trọng đầu tƣ lớn cho giáo dục đào tạo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế, chính phủ các nƣớc thƣờng dành một phần đáng kể ngân sách để chi cho giáo dục đào tạo. Cùng với sự đầu tƣ của chính phủ, các nƣớc còn cho phép huy động thêm các nguồn đầu tƣ khác nhƣ tƣ nhân, viện trợ, các tổ chức phi chính phủ… để phát triển giáo dục và đào tạo. - Đầu tư cho khoa học công nghệ: - 7 - Khoa học công nghệ đóng vai trò nền tảng và động lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc đầu tƣ vốn cho khoa học công nghệ sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển khoa học công nghệ là hoạt động đòi hỏi phải đầu tƣ vốn lớn, lâu dài, phải có đủ vốn và chấp nhận rủi ro trong quá trình nghiên cứu, triển khai. Hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu dựa vào các nguồn vốn sau: + Vốn do ngân sách nhà nƣớc cấp. + Kinh phí thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học. + Vốn do liên doanh, liên kết với các tổ chức khác. + Vốn viện trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tài trợ của cá nhân trong và ngoài nƣớc. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn đầu tư: Trong tổng thu nhập của mỗi nƣớc, sau khi trừ đi phần tiêu dùng, còn lại là phần để bù đắp và tích lũy. Quỹ bù đắp và quỹ tích lũy chính là nguồn gốc hình thành vốn đầu tƣ, trong đó quỹ tích lũy là bộ phận quan trọng nhất. Quỹ tích lũy đƣợc hình thành từ các khoản tiết kiệm. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ tích luỹ càng cao. Đối với các nƣớc đang phát triển, do thu nhập còn thấp nên quy mô và tỉ lệ tích lũy đều thấp, trong khi nhu cầu về vốn đầu tƣ rất cao, do đó rất cần đến nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Mặt khác, trong xu hƣớng chu chuyển vốn quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, ngay cả các nƣớc phát triển vẫn cần có sự kết hợp giữa vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, vốn đầu tƣ có đƣợc của mỗi nƣớc hình thành từ tiết kiệm trong nƣớc và tiết kiệm của nƣớc ngoài. Tiết kiệm trong nƣớc bao gồm tiết kiệm của Nhà nƣớc, tiết kiệm của doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cƣ là nguồn hình thành vốn đầu tƣ trong nƣớc. Tiết kiệm của nƣớc ngoài hình thành vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới các dạng đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp. 1.1.3.a. Nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước: Nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà nƣớc, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cƣ. - 8 - Tiết kiệm của ngân sách nhà nước chính là chênh lệch giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thƣờng xuyên, còn lại hình thành nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Nhƣ vậy, vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc là một phần tiết kiệm của ngân sách để chi cho đầu tƣ phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào ngân sách và quy mô chi tiêu dùng của nhà nƣớc. Đây là nguồn vốn đầu tƣ quan trọng, ổn định và có tính định hƣớng cao đối với các nguồn vốn đầu tƣ khác. Tiết kiệm của các doanh nghiệp là một nguồn hình thành vốn đầu tƣ trong nƣớc. Tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nƣớc cũng nhƣ tiết kiệm của các doanh nghiệp tƣ nhân (gọi chung là tiết kiệm của công ty) đƣợc hình thành từ lợi nhuận đạt đƣợc trong kinh doanh để lại cho doanh nghiệp để đầu tƣ (không chia) và quỹ khấu hao tài sản cố định của công ty. Tiết kiệm của công ty là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tƣ nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế . Tiết kiệm của dân cư là phần tiết kiệm của các hộ gia đình và các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội. Đây là phần còn lại của thu nhập sau khi đã đóng thuế và sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Mức độ tiết kiệm của dân cƣ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: mức thu nhập bình quân đầu ngƣời, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tiết kiệm của dân cƣ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả năng chuyển hoá nhanh chóng thành nguồn vốn cho đầu tƣ thông qua các hình thức gởi tiết kiệm, mua chứng khoán, trực tiếp đầu tƣ... Tiết kiệm dân cƣ cũng dễ dàng chuyển thành nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc bằng cách mua trái phiếu chính phủ, hoặc chuyển thành nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu của các công ty phát hành. - 9 - 1.1.3.b. Nguồn hình thành vốn đầu tư nước ngoài: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): là nguồn vốn do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, góp vốn vào các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài hình thành từ tiết kiệm của tƣ nhân và các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vốn vào một nƣớc khác nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các yếu tố lao động, tài nguyên của địa phƣơng, tiết kiệm chi phí vận chuyển để tăng lợi nhuận cho việc đầu tƣ . Đối với các nƣớc đang phát triển, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mang ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên cú hích ban đầu cho sự tăng trƣởng, bên cạnh nguồn vốn ngoại tệ, FDI còn mang theo công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trƣờng thế giới. Vì vậy, thu hút FDI đang trở thành hình thức huy động vốn phổ biến, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc đang phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: là những khoản đầu tƣ thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nƣớc, có thể là của các tổ chức quốc tế. Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài bao gồm: Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO). + Viện trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assictance) là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nƣớc hay địa phƣơng) của một nƣớc hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc đang phát triển. Nguồn viện trợ phát triển chính thức đƣợc thực hiện trên cơ sở song phƣơng hoặc đa phƣơng. Trong đó viện trợ song phƣơng chiếm đến 80%. Viện trợ đa phƣơng đƣợc thực hiện qua các tổ chức Liên hiệp quốc (UNDP, UNICEF…) và các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB, OPEC…). Nội dung của ODA gồm: - Viện trợ không hoàn lại (thƣờng chiếm 25% tổng vốn ODA); - Hợp tác kỹ thuật; - 10 - - Cho vay ƣu đãi: Bao gồm cho vay không lãi suất và cho vay với lãi suất ƣu đãi (lãi suất thấp, thời hạn trả vốn dài). Nguồn vốn ODA thƣờng đƣợc thực hiện với nhiều điều kiện ƣu đãi, các nƣớc tiếp nhận dùng nguồn vốn này để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, vào các lĩnh vực y tế, giáo dục… Tuy nhiên, vốn viện trợ phát triển chính thức thƣờng gắn với thái độ chính trị của chính phủ và các tổ chức quốc tế đối với chính phủ nƣớc tiếp nhận. Bên cạnh đó, do trình độ quản lý của các nƣớc đang phát triển còn thấp cho nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn này không cao, làm cho nhiều nƣớc lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và nền kinh tế không phát triển đƣợc. Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra. + Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non – Government Organization) là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trƣớc đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, phục vụ cho mục đích nhân đạo nhƣ cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lƣơng thực cho các nạn nhân thiên tai… Hiện nay, loại viện trợ này lại đƣợc thực hiện nhiều hơn bằng các chƣơng trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia nhƣ huấn luyện những ngƣời làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nƣớc sạch ở nông thôn… Nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp đƣợc sử dụng có hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tƣ trực tiếp. Đối với các nƣớc đang phát triển, nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp của nƣớc ngoài là nguồn vốn rất quý giá, cần phải tận dụng và khai thác có hiệu quả, tạo đòn bẩy kích thích tăng trƣởng kinh tế. 1.1.4. Các kênh huy động vốn đầu tư: Huy động vốn đầu tƣ là quá trình thu hút, tập trung một phần tiết kiệm trong nƣớc và nƣớc ngoài để chuyển vào hoạt động đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế. Quá trình chuyển hoá từ tiết kiệm đến đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua các kênh huy động vốn đầu tƣ. Các kênh huy động vốn thƣờng đƣợc sử dụng là: 1.1.4.a. Ngân sách nhà nước: - 11 - Một trong những chức năng chủ yếu của Nhà nƣớc là tổ chức xây dựng nền kinh tế. Để thực hiện chức năng này, Nhà nƣớc sử dụng công cụ tài chính vĩ mô quan trọng là ngân sách nhà nƣớc để phân phối các nguồn tài chính cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân. Một phần chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng để chi đầu tƣ phát triển bao gồm chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; chi đầu tƣ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nƣớc; chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp; chi cho quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển; chi dự trữ nhà nƣớc và chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay. Nguồn vốn chi đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò chủ yếu và quan trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ của nền kinh tế, tạo định hƣớng và kích thích quá trình đầu tƣ vốn của các doanh nghiệp và tƣ nhân nhằm mục đích hình thành cơ cấu kinh tế theo định hƣớng của nhà nƣớc. Để đáp ứng nhu cầu chi đầu tƣ phát triển, nhà nƣớc tổ chức động viên vào ngân sách một phần thu nhập quốc dân thông qua các công cụ thuế, lệ phí, thu viện trợ của nƣớc ngoài… đây là kênh huy động vốn quan trọng tạo nguồn vốn đầu tƣ ổn định và vững chắc. 1.1.4.b. Tín dụng: Tín dụng đƣợc xem là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Bằng việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, cá nhân kể cả ngân sách đang gặp thiếu hụt về vốn trên nguyên tắc có hoàn trả. Các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đồng thời còn giúp cho các doanh nghiệp bổ sung vốn đầu tƣ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Tín dụng bao gồm tín dụng nhà nƣớc và tín dụng ngân hàng. + Tín dụng nhà nước: - 12 - Xét trên góc độ huy động vốn, tín dụng nhà nƣớc là hoạt động đi vay do nhà nƣớc tiến hành nhằm cân đối ngân sách khi mà nguồn thu thuế và các nguồn khác không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Tín dụng nhà nƣớc giúp nhà nƣớc huy động và tập trung đƣợc một nguồn thu lớn tạo điều kiện cho ổn định kinh tế vĩ mô, phân bổ lại nguồn lực tài chính, nâng cao nguồn vốn tập trung để thoả mãn nhu cầu đầu tƣ của nhà nƣớc. Tín dụng nhà nƣớc đƣợc thực hiện nhằm vay nợ trong nƣớc thông qua các công cụ nhƣ công trái, tín phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn phát hành trong nƣớc. Bằng việc phát hành các chứng khoán này, nhà nƣớc cung cấp cho thị trƣờng tài chính một khối lƣợng hàng hoá lớn, ít rủi ro làm phong phú thêm sản phẩm để phát triển thị trƣờng. Tín dụng nhà nƣớc cũng đƣợc thực hiện nhằm vay nợ nƣớc ngoài bằng việc vay từ nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA, phát hành trái phiếu của nhà nƣớc trên thị trƣờng quốc tế. Tín dụng nhà nƣớc là một kênh huy động vốn cần thiết và quan trọng để bù đắp bội chi ngân sách và tạo nguồn vốn đầu tƣ. Tuy nhiên việc vay nợ phải đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh tình trạng vay quá giới hạn cho phép, dẫn đến áp lực nặng nề của việc trả nợ, cũng nhƣ mất cân đối giữa đầu tƣ của ngân sách và đầu tƣ của khu vực doanh nghiệp và dân cƣ làm gia tăng lãi suất huy động vốn, gây hạn chế việc vay vốn đầu tƣ . + Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là công cụ thu hút vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân cƣ để cho vay. Các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức trung gian tín dụng bằng việc cho vay những nguồn tiền đã huy động đƣợc đã cung cấp cho nền kinh tế một khoản vốn đầu tƣ cần thiết để phát triển. Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống là vay và cho vay các ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tƣ vốn dƣới các hình thức đầu tƣ trực tiếp nhƣ hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập công ty, xí nghiệp bằng vốn tự có của mình; hoặc đầu tƣ gián tiếp nhƣ sử dụng các nguồn vốn huy động có thời hạn và vốn tự có để đầu tƣ vào cổ phiếu, trái phiếu và - 13 - các chứng từ có giá khác qua đó hƣởng thu nhập qua chênh lệch giá trên thị trƣờng thứ cấp. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quá trình điều tiết và chu chuyển vốn đã vƣợt khỏi giới hạn của một quốc gia làm hình thành các quan hệ tín dụng quốc tế. Nhƣ vậy tín dụng không chỉ là một kênh quan trọng thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc mà còn là một nhân tố thúc đẩy huy động vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. 1.1.4.c. Huy động vốn từ các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp luôn có nhu cầu đầu tƣ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tăng vốn luân chuyển, hoặc đầu tƣ thành lập doanh nghiệp mới. Nguồn vốn đầu tƣ phần lớn đƣợc lấy từ thu nhập không chia (thu nhập để lại không chi trả cổ tức) và quỹ khấu hao tài sản. Nếu nguồn vốn này chƣa đủ, doanh nghiệp phải huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc đi vay. Các doanh nghiệp thƣờng dành ƣu tiên cho việc đầu tƣ từ nguồn vốn nội bộ hơn là phát hành cổ phiếu hoặc đi vay. Điều này đƣợc lý giải là do các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả thƣờng không muốn chia sẻ cơ hội tăng trƣởng của mình cho các nhà đầu tƣ bên ngoài, đồng thời tránh những chi phí phát sinh trong quá trình phát hành cổ phiếu và đi vay. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển hoạt động với hiệu quả chƣa cao nên phần vốn tích lũy nội bộ còn thấp. Để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển, các doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn trên các thị trƣờng tài chính và tạo thành một kênh huy động vốn quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. 1.1.4.d. Huy động từ thị trường vốn: Thị trƣờng vốn là nơi huy động và cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Cùng với thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn là một kênh quan trọng để huy động vốn đáp ứng cho các nhu cầu đầu tƣ của nhà nƣớc và các doanh nghiệp. Thông qua công cụ chủ yếu là các loại chứng khoán, các chủ thể thị trƣờng thực hiện việc giao lƣu vốn. Đối với ngƣời cần vốn, chứng khoán là công cụ tài chính để - 14 - huy động vốn, còn đối với ngƣời thừa vốn thì chứng khoán là công cụ đầu tƣ để mang lại thu nhập. Trên thị trƣờng vốn, các loại chứng khoán có những tính chất chung là tính thanh khoản, tính rủi ro và tính sinh lợi. Với những tính chất này, chứng khoán trở thành công cụ rất có hiệu quả để thu hút các khoản vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, tập trung thành một khối lƣợng vốn lớn phục vụ cho đầu tƣ phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển thị trƣờng vốn là một yêu cầu cấp bách nhằm khai thác nguồn tiết kiệm để tăng khả năng đầu tƣ. Thị trƣờng vốn phát triển làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán, làm cho giá cả chứng khoán trở nên phù hợp hơn đối với sự tăng trƣởng kinh tế và quan hệ cung cầu về vốn, giúp nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn vào thị trƣờng. Thị trƣờng vốn phát triển sẽ làm nảy sinh ngày càng nhiều chủng loại chứng khoán đa dạng và phong phú, tạo nên sự hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ. Thị trƣờng vốn còn giúp chính phủ thực hiện tốt chính sách tài chính tiền tệ, tăng tính ổn định của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro do lạm phát gây ra, từ đó kích thích tiết kiệm và đầu tƣ vốn cho nền kinh tế. Do tính hiệu quả trong việc huy động vốn, thị trƣờng vốn đƣợc nhà nƣớc và các doanh nghiệp sử dụng để bù đắp phần vốn thiếu hụt trong đầu tƣ khi cần phải tập trung một lƣợng vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tƣ các dự án lớn vƣợt quá khả năng của nhà đầu tƣ. 1.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng: 1.2.1. Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế: Từ thực tiễn của các nƣớc có mức tăng trƣởng cao cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa khoá của sự thành công về tăng trƣởng. Nhật Bản và các nƣớc công nghiệp mới (NIC) đã đạt đƣợc những thành quả vƣợt bậc về kinh tế nhờ thực hiện tốt chính sách huy động và đầu tƣ vốn. Vốn đã đóng góp hơn 50% mức tăng trƣởng thu nhập của các nƣớc này trong một thời gian dài. Vai trò quan trọng của vốn thể hiện ở chỗ, muốn khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên nhƣ đất đai, tài nguyên thì luôn cần có một lƣợng vốn đầu tƣ nhất định. Mô hình tăng trƣởng - 15 - kinh tế của Harrod - Domar đã chứng minh là có sự quan hệ tỉ lệ thuận giữa tỉ lệ vốn đầu tƣ và tỉ lệ tăng trƣởng thu nhập quốc nội (GDP). Quan hệ giữa mức tăng vốn đầu tƣ và tăng trƣởng đã đƣợc xác lập bằng phƣơng trình kinh tế: Mức tăng GDP = Mức tăng vốn đầu tƣ / ICOR Trong đó ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là Hệ số tăng trƣởng vốn - đầu ra, biểu thị hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ. Nhƣ vậy, bên cạnh việc sử dụng vốn đầu tƣ một cách hiệu quả thì việc tỷ lệ vốn đầu tƣ tăng lên sẽ kéo theo tốc độ tăng trƣởng tăng và ngƣợc lại. Tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế chỉ là một điều kiện tiền đề để tạo ra sự phát triển. Phát triển kinh tế là cả một quá trình làm biến đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế xã hội của một đất nƣớc cả về số lƣợng và chất lƣợng trong dài hạn. Phát triển kinh tế đòi hỏi sự tăng trƣởng phải đƣợc duy trì liên tục trong dài hạn, tạo nên những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội theo hƣớng hiện đại. Nền kinh tế hoạt động với năng suất và hiệu quả càng cao, hàng hoá càng có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trƣờng đƣợc nâng cao, đời sống vật chất và văn hoá của ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Ngoài những tác động đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế, việc duy trì lâu dài nguồn cung cấp vốn đầu tƣ một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển kinh tế. Điều này thể hiện trƣớc hết ở tác động của vốn đầu tƣ đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tƣ vốn vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế một cách vững chắc. Việc kiến tạo cơ sở hạ tầng luôn phải đi trƣớc một bƣớc để mở đƣờng cho nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Thế giới đã nhận định rằng sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia thƣờng tƣơng ứng với sự gia tăng vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy, muốn._. phát triển kinh tế cần phải có một lƣợng vốn đủ lớn để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Mặt khác, để đạt đƣợc mục đích phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cần phải tạo cơ cấu kinh tế tối ƣu phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi nƣớc. Một cơ cấu kinh tế tối ƣu luôn bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa cả về cơ cấu ngành và cơ cấu - 16 - vùng và lãnh thổ. Ở đây vốn đầu tƣ đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực tiềm năng tạo ra động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tối ƣu, từ đó tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững. Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế còn thể hiện qua việc vốn bảo đảm sự kết hợp cân đối giữa tiết kiệm và đầu tƣ. Tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tƣ, nhƣng việc tiết kiệm và đầu tƣ đƣợc thực hiện bởi các chủ thể khác nhau, do đó dễ dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị thừa hoặc thiếu vốn làm cho sự phát triển không ổn định, tăng trƣởng thấp, thất nghiệp gia tăng. Trong tình trạng thừa vốn, nhà nƣớc phải khuyến khích đầu tƣ và kích cầu tiêu dùng để tiêu hoá tốt lƣợng vốn từ tiết kiệm. Trong trƣờng hợp thiếu vốn, nhà nƣớc phải có chính sách thu hút vốn từ bên ngoài, kiểm soát và nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời phải thực hành tiết kiệm để nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nƣớc. Sự chu chuyển vốn sẽ tạo nên sự cân bằng vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tƣ, góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Vốn còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra công ăn việc làm, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân. Vốn đầu tƣ góp phần quan trọng trong việc phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, thúc đẩy xã hội theo hƣớng công bằng, văn minh. 1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển du lịch: Theo Luật Du lịch năm 2005, các khu du lịch đƣợc hiểu là “nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ƣu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng”. Nhƣng trên thực tế, hầu hết các khu du lịch hiện nay trên cả nƣớc đều không thỏa mãn các tiêu chí này. Theo những thông tin công bố trên các phƣơng tiện thông tin, ƣớc tính đến năm 2006 trên cả nƣớc có khoảng trên 100 khu du lịch và khu nghỉ dƣỡng (resort) đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào khai thác kinh doanh du lịch, trong đó gần 90% tập trung tại các khu vực các tỉnh ven biển miền trung. Đặc biệt, riêng tỉnh Bình Thuận có 65 resort với khoảng 6.000 phòng nghỉ, 2.000 phòng khách sạn đang đƣợc - 17 - khai thác. Tuy nhiên, chỉ trừ một vài khu du lịch có quy mô rộng 100 – 200 ha nhƣ khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh), khu du lịch sinh thái Linh Trƣờng (Thanh Hóa)… còn lại hầu hết các khu du lịch, resort khác đều đƣợc đầu tƣ xây dựng với quy mô chỉ từ 3 – 20 ha, chủ yếu phục vụ loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn có tính chất du lịch nghỉ dƣỡng là chính; các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch cần thiết khác hầu nhƣ vắng bóng. Để lý giải cho hiện tƣợng trên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng công tác đầu tƣ xây dựng, khai thác và kinh doanh du lịch, resort tại các địa phƣơng còn bộc lộ còn nhiều yếu kém và bất cập. Đầu tiên là do sự thiếu quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, khu vực có tiềm năng du lịch trên địa bàn nên đã gây hiện tƣợng lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tƣ xây dựng tràn lan tại cùng một khu vực, từ đó xuất hiện các khu du lịch, resort có cùng tính chất hoạt động, vừa đơn điệu, vừa giống nhau về sản phẩm làm ảnh hƣởng đến tính khả thi và phát triển bền vững của dự án. Để xây dựng và phát triển các khu du lịch chất lƣợng cao, tƣơng xứng với tiềm năng du lịch sẵn có theo đúng mục tiêu và yêu cầu đặt ra, cần có những giải pháp đồng bộ, lồng ghép và phối hợp đa ngành từ quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lý đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, quản lý kinh doanh và an toàn trật tự xã hội, trong đó vốn và huy động vốn đầu tƣ nắm giữ vai trò chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình quy hoạch, đầu tƣ, xây dựng phát triển ngành kinh tế du lịch. Đối với ngành kinh tế du lịch, ngoài các yếu tố sẵn có nhƣ điều kiện tự nhiên, khí hậu… đầu tƣ hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển du lịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành, trong đó vốn đầu tƣ có vai trò quyết định. Xác định ngành kinh tế du lịch là ngành dịch vụ, chủ yếu thỏa mãn các nhu cầu về nghỉ ngơi, an dƣỡng trong điều kiện tốt nhất của du khách. Do đó, để đƣa du khách đến với các địa điểm du lịch, ngoài việc quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trƣớc hết cần phải đầu tƣ xây dựng hoàn thiện và đảm bảo an toàn các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhƣ hệ thống giao thông, phƣơng tiện vận chuyển... - 18 - Muốn giữ chân du khách phải đầu tƣ xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lƣu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lƣợng, nƣớc sạch cho các khu du lịch. Ý tƣởng kinh doanh mới cùng với vai trò quyết định của nguồn vốn đầu tƣ có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn... tạo điều kiện cho du khách tăng chi tiêu. Tốc độ tăng trƣởng của ngành du lịch cũng có quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với với mức gia tăng vốn đầu tƣ và tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tƣ. Vốn đầu tƣ vào du lịch còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, trong đó nâng dần tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong thu nhập quốc dân và giảm dần tỉ trọng của các ngành nông lâm nghiệp. Việc xác định quy mô và định hƣớng đầu tƣ vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trƣờng. - 19 - Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Quá trình phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua: 2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội và nhân văn để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận: Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ, trong khu vực ảnh hƣởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, nằm gần các thành phố công nghiệp lớn của cả nƣớc. Phía Bắc giáp hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Bình Thuận có đƣờng bờ biển dài 192 km trải dài trên địa bàn của 6 huyện, thành phố và thị xã với các bãi biển đa dạng: từ những bãi biển cát trắng, cây xanh rợp mát quanh năm ở Phan Thiết - Hàm Tiến - Mũi Né - Hòn Rơm, bãi biển Tiến Thành - Thuận Quý - Khe Gà, bãi biển Đồi Dƣơng – Cam Bình (thị xã LaGi)… cho đến các bãi biển đá cuội nhiều màu ở Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), bãi cát bên cạnh vách núi hang động kỳ ảo ở Vĩnh Tân - Cà Ná; các đảo nhỏ, cù lao ven biển có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ nhƣ khu đảo Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong), đảo Hòn Bà (thị xã LaGi), môi trƣờng tự nhiên trong lành còn thuận lợi cho việc phát triển du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao biển và du lịch sinh thái. Bình Thuận có tài nguyên rừng nhiệt đới với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm, cảnh quan hùng vĩ, sơn thủy hữu tình với nhiều núi non, hồ thác, sông suối đẹp nhƣ Núi Tàkóu, Núi Ông - Biển Lạc, Thác Bà, Thác Reo, Hồ sông Quao, Hồ Hàm Thuận - Đa Mi… có thể phát triển các loại hình du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái kết hợp với tham quan nghiên cứu tự nhiên. Bình Thuận có một số mỏ nƣớc khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh nhƣ nƣớc khoáng Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong), Đa Kai (huyện Đức Linh), Văn Lâm (huyện Hàm Thuận Nam) và đặc biệt có nguồn nƣớc nóng tại khu Bƣng - 20 - Thị, Phong Điền (huyện Hàm Thuận Nam), có thể sử dụng để phát triển các loại hình du lịch có sử dụng nƣớc khoáng nóng và bùn để điều dƣỡng và chữa bệnh. Về điều kiện xã hội và nhân văn, Bình Thuận là nơi cƣ trú của 37 dân tộc anh em với dân số 1.140.429 ngƣời (số liệu thống kê năm 2004). Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số (93%), còn có các dân tộc có bề dày văn hoá lâu đời nhƣ dân tộc Chăm, Rắc lây, K’Ho… Ngƣời Chăm ở Bình Thuận có dân số khá đông, sống thành từng khu dân cƣ tập trung với phong tục, tập quán đặc sắc thể hiện qua các công trình kiến trúc, lễ hội, hoạt động văn hoá, nghề thủ công truyền thống… có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách. Bình Thuận có nhiều di tích văn hoá lịch sử, đến nay đã có 18 di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng. Nhiều di tích có giá trị văn hoá cao thu hút khách tham quan nhƣ di tích Trƣờng Dục Thanh (nơi Bác Hồ đã dừng chân dạy học trên con đƣờng đi tìm đƣờng cứu nƣớc), Tháp Chăm Poshanƣ, Cút Bà Thềm (nơi lƣu giữ các di vật cuối cùng của hoàng tộc Chăm), Chùa núi TàKóu, Chùa hang Cổ Thạch, Dinh Thầy Thím, Đình Vạn Thủy Tú (nơi thờ cúng cá voi của cƣ dân địa phƣơng), chùa Ông… Ngoài ra còn có khoảng 15 di tích văn hoá lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đang đƣợc khảo cứu, lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nƣớc công nhận. Bình Thuận cũng là vùng đất có nhiều lễ hội văn hoá dân gian đặc sắc. Do chịu ảnh hƣởng văn hoá, phong tục của nhiều dân tộc sống trên địa bàn, nên ngoài các lễ hội chung của cả nƣớc, Bình Thuận còn có các lễ hội mang tính chất vùng và đặc thù của địa phƣơng nhƣ: Lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm, Lễ hội Nghinh ông của ngƣời Hoa, Lễ Nghinh Ông Nam Hải của cƣ dân các vạn chài ven biển, Lễ hội dinh Thầy Thím… diễn ra hàng năm thu hút rất đông khách tham dự. Ngoài ra Bình Thuận còn có các loại hình văn nghệ độc đáo của ngƣời Chăm, một số làng nghề truyền thống với các nghề dệt thổ cẩm, làm gốm, làm bánh rế… góp phần làm phong phú thêm các hoạt động du lịch. Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bình Thuận (kể cả tài nguyên tự nhiên lẫn xã hội nhân văn) là khá đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên du lịch biển có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Tuy - 21 - nhiên, trong thời gian qua việc phát triển du lịch ở Bình Thuận còn mang nặng tính tự phát, chủ yếu là khai thác các tài nguyên sẵn có mà chƣa có sự đầu tƣ một cách thoả đáng nhằm bảo vệ môi trƣờng du lịch, nâng cao chất lƣợng và giá trị của sản phẩm du lịch nhằm hƣớng tới sự phát triển nhanh và bền vững. 2.1.2. Quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua: Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn trƣớc 1995 phát triển tƣơng đối bình thƣờng, kể từ năm 1995 bắt đầu tăng tốc (từ sau sự kiện nhật thực toàn phần) và đặc biệt phát triển mạnh kể từ năm 2000 trở lại đây, thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Khách du lịch: Trong giai đoạn 1995 - 2005, số lƣợng khách du lịch đến Bình Thuận có tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 30%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng bình quân trên 40%/năm. Năm 1995 toàn tỉnh đón 53.200 lƣợt khách trong đó có 5.300 lƣợt khách quốc tế, thì năm 2000 đón 513.000 lƣợt khách trong đó có 53.000 khách quốc tế và năm 2005 đón 1.250.930 lƣợt khách trong đó có 128.020 lƣợt khách quốc tế. Theo số liệu điều tra và thống kê thì lƣợng khách đến Bình Thuận với mục đích du lịch biển chiếm trên 80% trong tổng số khách và tỷ trọng này có xu hƣớng ngày càng tăng nhất là sau khi hàng loạt các cơ sở lƣu trú, đặc biệt là các resort đƣợc đầu tƣ ở các khu vực Hàm Tiến – Mũi Né, Tiến Thành (Phan Thiết) đã thu hút nhiều du khách đến Bình Thuận trong thời gian qua. - Doanh thu từ hoạt động của ngành du lịch cũng tăng cao, với tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 30%/năm. Năm 1995, tổng doanh thu chỉ là 30,66 tỉ đồng thì năm 2005 là 123,10 tỷ đồng (tăng hơn gấp 4 lần) và đến năm 2005, tổng doanh thu đạt 611,3 tỷ đồng (tăng gần 20 lần). Do đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao nên tỉ trọng GDP du lịch Bình Thuận trong GDP toàn tỉnh cũng tăng nhanh, từ chỗ chiếm tỉ trọng không đáng kể, năm 1997 GDP trong lĩnh vực du lịch chiếm 2,4% GDP toàn tỉnh thì đến năm 2005 chiếm 4,3% GDP toàn tỉnh. Điều này cho thấy hoạt động du lịch đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng theo, góp phần ngày càng rõ nét vào sự tăng trƣởng chung của kinh tế địa phƣơng. - 22 - Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng mạnh mẽ của du khách, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng đƣợc đầu tƣ và phát triển nhanh chóng. Trong đó: - Về cơ sở lưu trú cho khách du lịch: Cuối năm 1995, toàn tỉnh có 334 phòng khách sạn, trong đó chỉ có 60 phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Đến cuối năm 2000 đã có 976 phòng đạt tiêu chuẩn, trong đó số phòng từ 01 sao trở lên là 574 phòng, chiếm 58,8% tổng số phòng, có 1 khách sạn đƣợc xếp hạng 4 sao với 123 phòng. Cuối năm 2005 có trên 110 khách sạn, cơ sở lƣu trú với tổng số phòng nghỉ là 3.431 phòng, trong đó có 342 phòng tiêu chuẩn 4 sao; 588 phòng tiêu chuẩn 3 sao; 907 phòng tiêu chuẩn 2 sao; 344 phòng tiêu chuẩn 01 sao và 186 phòng đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Ngoài ra còn có khoảng 220 nhà trọ, nhà nghỉ với trên 2.000 phòng tập trung ở các khu du lịch: Phan Thiết – Mũi Né, Bình Thạnh – Tuy Phong và thị xã LaGi. Bên cạnh các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí phục vụ du khách cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ sân golf 18 lỗ, các điểm du lịch có trò chơi trên biển, nhà hàng, vũ trƣờng, các dịch vụ vận chuyển, vui chơ giải trí ngày càng phát triển, đáp ứng nhƣ cầu, thị hiếu của khách du lịch… tuy nhiên các dịch vụ nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chƣa đƣợc quy hoạch phát triển và đầu tƣ tƣơng xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh. - Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch: + Về đường bộ: Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn Tỉnh đã tiến hành đầu tƣ nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, có nhiều công trình góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang đô thị, thu hút du khách và nhà đầu tƣ. Một số hạng mục quan trọng đã và đang đƣợc hoàn thiện đó là: Tuyến đƣờng Mƣơng Mán – Hàm Mỹ, tuyến đƣờng Suối Nƣớc – Hoà Thắng – Lƣơng Sơn, tuyến đƣờng Hàm Minh – Thuận Quý, Tiến Thành – Thuận Quý, Hòn Lan – Kê Gà… tập trung nguồn vốn nâng cấp, làm mới 9 tuyến đƣờng nối Quốc lộ 1A ra biển, vào các khu du lịch. - 23 - + Đường sắt: Đƣờng sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km. Hiện đã có tuyến đƣờng sắt chạy hàng ngày phục vụ khách du lịch từ Sài Gòn đi Phan Thiết và ngƣợc lại. + Đường biển: Đã xây dựng và đƣa vào sử dụng các cảng cá Phan Thiết, cảng Phú Quý, đang tiếp tục nạo vét và chỉnh sửa các cảng cá Lagi, cảng cá Phan Rí Cửa… + Sân bay: Hiện Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu phát triển sân bay du lịch tại Bình Thuận. + Hệ thống cấp điện: Mạng lƣới điện đã đƣợc phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh, tuyến Phan Rang – Phan Thiết đã đƣợc nâng cấp từ điện áp 66 KV chuyển sang vận hành điện áp 110 KV. Toàn tỉnh hiện có 845 km đƣờng dây 22/15 KV, tăng 2,3 lần so với năm 1995 với 1.442 trạm biến áp, tổng dung lƣợng các trạm biến áp gần 100.000 KVA tăng 2,34 lần so với năm 1995, đƣờng dây hạ thế khoảng 900 km tăng 2,33 lần. Đã xây dựng nhiều hệ thống chiếu sáng công lộ: Lầu Ông Hoàng – Mũi Né, thị trấn Hàm Thuận Nam, Liên Hƣơng, thị xã Lagi, thành phố Phan Thiết… + Hệ thống cấp, thoát nước: Nhà máy nƣớc Phan Thiết có công suất 25.000m 3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đƣờng ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất; nhiều hệ thống cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt và phục vụ du lịch nhƣ: Hệ thống cấp nƣớc Lầu Ông Hoàng – Đá Ông Địa – Hàm Tiến – Mũi né; hệ thống cấp nƣớc khu vực Hòn Lan – Hàm Thuận Nam, cấp nƣớc khu vực Bình Thạnh – Tuy Phong… đang đƣợc đầu tƣ xây dựng. - Đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý nƣớc thải Bình Thạnh, Liên Hƣơng, Hàm Tiến – Mũi Né. + Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp mở rộng cả về hữu tuyến lẫn vô tuyến. Tổng số trạm phát sóng di động (BTS) trên toàn tỉnh lên đến 66 trạm, trong đó có 17 trạm phủ sóng cho các khu du lịch. - 24 - Các dịch vụ Internet đƣợc sử dụng rộng rãi, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng. Số lƣợng máy điện thoại bình quân 4,59 máy/100 dân. Song nhìn chung công tác đầu tƣ xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch vẫn chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, thiếu phân kỳ đầu tƣ cụ thể, do vậy việc lồng ghép xây dựng các công trình phục vụ du lịch với nhiều chƣơng trình, nhiều nguồn vốn khác nhau thiếu đồng bộ. Sự tham gia của các thành phần kinh tế cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế. Về nhân lực hoạt động trong ngành du lịch, theo thống kê đến cuối năm 2003, số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch là 3.121 ngƣời tăng lên 4.145 lao động trong năm 2005. Số lƣợng lao động có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ cũng đƣợc tăng hơn, năm 2003 tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học từ 57,4%, tăng lên 67,6% năm 2005; lao động có chuyên môn nghiệp vụ từ 19,6% tăng lên 32,3% trong đó trình độ cao đẳng, đại học từ 8,8% tăng lên 15,6%. Ngoài số lao động trực tiếp còn có khoảng trên 7.600 lao động gián tiếp có liên quan đến hoạt động dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, so với nhu cầu lao động ngày càng cao về cả số lƣợng và chất lƣợng của ngành du lịch đang phát triển mạnh thì lao động tại chỗ chƣa đáp ứng đƣợc, cần phải tăng cƣờng công tác đào tạo và cung ứng lao động có trình độ và tay nghề. Nhìn chung, trong thời gian gần đây hoạt động du lịch của Bình Thuận có bƣớc phát triển đáng khích lệ làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng, tăng thu ngân sách, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Nhiều công trình du lịch đã góp phần làm đẹp thêm cảnh quan và cải thiện môi trƣờng khu vực. Tuy nhiên sự phát triển của ngành du lịch trong những năm qua chƣa thật sự bền vững, chƣa cân đối và đồng bộ giữa các vùng trong tỉnh, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả kinh tế còn thấp. Việc mở rộng thị trƣờng còn nhiều lúng túng, chƣa có sự phối hợp chỉ đạo toàn diện trong công tác tuyên truyền, - 25 - quảng bá thông tin cần thiết đến du khách. Một số điểm du lịch không đảm bảo và có nguy cơ suy thoái về môi trƣờng. 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch: 2.2.1. Huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước: Thực hiện chủ trƣơng huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, trong những năm vừa qua, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu ngân sách. Tổng thu ngân sách địa phƣơng 5 năm từ 2001 đến 2005 đạt 3.405 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 67%. Do nguồn thu ngân sách địa phƣơng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu chi ngân sách nên Bình Thuận vẫn là một trong các tỉnh còn nhận trợ cấp ngân sách từ trung ƣơng. Mặc dù kết quả thu ngân sách địa phƣơng có sự gia tăng đều qua các năm nhƣng nhìn chung Bình Thuận là tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp, do cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn thiên về khu vực nông lâm ngƣ nghiệp, chƣa có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Mức động viên thu nhập vào ngân sách còn thấp, bình quân 9,19% GDP trong 5 năm qua, chƣa đạt với mục tiêu đề ra (theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, bình quân hàng năm huy động 11- 12% GDP vào ngân sách). Bảng 2.1: THU NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 - Thu ngân sách địa phƣơng Tỉ lệ tăng (%) - GDP - Thu NSĐP/GDP (%) 359 11,2 3.786 9,48 394 9,7 4.404 8,95 533 35,2 5.202 10,25 919 72,4 6.617 13,89 1.200 30,6 8.026 14,95 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Qua phân tích số liệu cho thấy, tuy tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy huy động vốn vào ngân sách, nhƣng kết quả đạt đƣợc còn hạn chế, do tình hình - 26 - kinh tế địa phƣơng phát triển còn chậm, các doanh nghiệp kinh doanh chƣa hiệu quả, việc thực hiện các luật thuế chƣa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng thất thu thuế, nhất là đối với khu vực kinh tế tƣ nhân và cá thể. Nguồn thu ngân sách của tỉnh chủ yếu đƣợc sử dụng để chi cho đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên. Trong đó, nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển là rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng, qua đó tạo ra nguồn thu lớn hơn cho những năm tiếp theo. Bảng 2.2: CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng chi Trong đó: - Chi đầu tƣ phát triển Tỉ trọng (%) - Chi thƣờng xuyên Tỉ trọng (%) 803 302 38 441 55 796 198 25 486 61 1.034 375 36 603 58 1.594 635 40 754 47 1.875 763 41 927 49 (Nguồn: Sở Tài chính Bình Thuận) Trong tổng chi ngân sách nhà nƣớc tại Bình Thuận thời gian qua các khoản chi đầu tƣ phát triển có sự gia tăng đáng kể, năm 2005 đạt 710 tỷ đồng, gấp 2,35 lần so với năm 2001. Tỉ trọng chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi ngân sách của tỉnh có sự gia tăng đáng kể từ 38% năm 2001 đã tăng lên 41% vào năm 2005. Điều này cho thấy sự nỗ lực của tỉnh trong việc sử dụng một phần lớn ngân sách để đầu tƣ cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Chi đầu tƣ phát triển chủ yếu là đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, trong đó tập trung đầu tƣ các công trình giao thông, đƣờng điện, cung cấp nƣớc sạch, bƣu chính viễn thông đến các khu du lịch. Qua các số liệu thống kê, trong giai đoạn 2001 – 2005, hàng năm bình quân chi đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho các công trình phục vụ phát triển du lịch chiếm từ 20 – 25% tổng chi đầu tƣ XDCB toàn tỉnh. Đây là tỷ lệ khá lớn, thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với việc phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng. - 27 - 2.2.2. Huy động vốn từ nguồn tín dụng: Thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, hƣớng hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn vào việc phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong những năm gần đây các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có nhiều cố gắng trong việc huy động tạo nguồn vốn cho vay để phát triển kinh tế. Bằng các biện pháp đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kết hợp với chính sách lãi suất dƣơng, các ngân hàng thƣơng mại và quỹ tín dụng nhân dân đã thu hút ngày càng nhiều lƣợng vốn nhàn rỗi của xã hội. Tổng lƣợng vốn huy động năm 2005 đạt 1.563 tỷ đồng, gấp 2,55 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân là 26,31%/ năm. Trong đó tiền gởi tiết kiệm tăng mạnh, năm 2005 đạt 1.120 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2001, tăng bình quân 38,32%/ năm. Huy động qua các loại kỳ phiếu, trái phiếu năm 2005 đạt 84 tỷ đồng, gấp 1,12 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 2,87%/ năm. Bảng 2.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn huy động Tỉ lệ tăng (%) Trong đó: - Tiền gởi tiết kiệm Tỉ lệ tăng (%) - Kỳ phiếu, trái phiếu Tỉ lệ tăng (%) 614 - 306 - 75 - 774 26 358 17 134 79 1.044 35 586 64 185 38 1.296 24 810 38 132 29 1.563 21 1.120 38 84 -36 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) Do công tác thu hút vốn qua hệ thống tín dụng ngân hàng có nhiều tiến bộ nên việc cho vay để đầu tƣ phát triển cũng đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Dƣ nợ kể cả ngắn hạn lẫn trung dài hạn đều có sự gia tăng đáng kể. Dƣ nợ trung và dài hạn cuối năm 2005 là 3.201 tỷ đồng, gấp 2,19 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân là 21,60%/ năm. Cơ cấu dƣ nợ các thành phần kinh tế thì khu vực tƣ nhân, cá - 28 - thể chiếm tỉ trọng lớn nhất: năm 2005 chiếm 80,1%, kế đến là các doanh nghiệp nhà nƣớc: 14,9%; tập thể: 2,2%; hỗn hợp: 2,0%; các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vay chiếm 0,8%. Trong tổng dƣ nợ trung và dài hạn, ngành nông lâm ngƣ nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất: năm 2005 chiếm 46,7%, tiếp đến là ngành dịch vụ, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp du lịch chiếm 40,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 12,7%. Tuy nhiên, xét về tốc độ gia tăng thì ngành dịch vụ có mức tăng cao nhất, bình quân đạt 37,04%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005, trong khi ngành nông lâm nghiệp có tốc độ tăng là 18,49%/năm và ngành công nghiệp xây dựng giảm 2,2%/năm. Qua đó cho thấy việc huy động vốn qua tín dụng ngân hàng tại tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó đặc biệt là phát triển ngành dịch vụ du lịch. Bảng 2.4: DƢ NỢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐẾN NGÀY 31/12 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dư nợ 1.Phân theo thành phần - Nhà nƣớc - Tập thể - Tƣ nhân, Cá thể - Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - Hỗn hợp 2. Phân theo khu vực - Nông lâm ngƣ nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ 1.464,3 655,8 196,0 15,2 413,0 0,7 30,9 603,2 291,2 170,3 141,7 1.829,7 799,4 225,5 22,2 494,5 2,3 54,8 752,9 337,7 211,7 203,6 2.316,2 1.122,5 288,1 30,9 697,9 5,2 100,3 1.016,6 426,2 265,1 325,3 2.813,8 1.254,3 290,5 30,3 822,6 6,1 104,9 1.243,9 475,2 289,2 479,4 3.201,1 1.579,9 235,2 34,3 1.265,2 13,7 31,6 1.229,4 574,0 155,8 499,7 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) - 29 - Bên cạnh việc huy động vốn để tăng cƣờng cho vay đầu tƣ trung và dài hạn, các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng tại Bình Thuận cũng đã đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm giải quyết những khó khăn về vốn lƣu động, qua đó góp phần duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phƣơng. Tổng dƣ nợ ngắn hạn cuối năm 2005 là 1.621,2 tỷ đồng, gấp 2,03 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân là 19,37%/năm. Trong đó dƣ nợ khu vực dịch vụ tăng với tốc độ 141,91%/năm. Bảng 2.5: DƢ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÀY 31/12 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dư nợ 1. Phân theo thành phần - Nhà nƣớc - Tập thể - Tƣ nhân, Cá thể - Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - Hỗn hợp 2. Phân theo khu vực - Nông lâm ngƣ nghiệp -Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ 1.464,3 798,5 256,1 0,2 524,2 0,1 17,8 660,9 441,5 203,7 15,7 1.829,7 1.030,3 307,9 1,2 656,9 0 64,2 987,7 563,1 242,9 181,5 2.316,2 1.193,8 245,1 21,1 815,9 110,5 1,2 1.128,4 675,9 252,9 199,5 2.813,8 1559,5 140,9 16,7 1.191,2 207,7 2,9 1.147,8 698,0 156,6 293,2 3.201,1 1.621,2 153,0 536,0 1.424,2 39,9 3,4 1.562,2 775,8 268,6 537,7 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) Trong tổng dƣ nợ tín dụng ngân hàng, mặc dù dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với dƣ nợ trung và dài hạn, nhƣng tỉ trọng của nợ vay trung và dài hạn có xu hƣớng tăng lên, từ mức 44,8% năm vào năm 2001, đến năm 2005 đã tăng lên 49,4%. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động đƣợc từ nguồn tín dụng tại Bình Thuận đã đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, đối với khu vực dịch vụ mà phần lớn là hoạt động du lịch, mức dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2005 đã vƣợt gần bằng mức dƣ nợ tín dụng ngắn hạn. - 30 - Bảng 2.6: CƠ CẤU DƢ NỢ TÍN DỤNG 31/12 ĐVT:% Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dư nợ Dƣ nợ ngắn hạn Dƣ nợ trung và dài hạn 100 55,2 44,8 100 56,3 43,7 100 51,5 48,5 100 55,4 44,6 100 50,6 49,4 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận) Nhìn chung, tình hình huy động vốn đầu tƣ qua hệ thống tín dụng ngân hàng tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ theo hƣớng tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong đó có ngành du lịch. Tuy nhiên, quy mô huy động vốn tín dụng còn nhỏ bé so với yêu cầu đầu tƣ, và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân ở ngoài tỉnh vào đầu tƣ phát triển du lịch ở tỉnh nhà, cho nên tín dụng trong thời gian qua chƣa đóng vai trò là một trong những kênh chủ yếu để huy động vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch tại Bình Thuận. 2.2.3. Huy động vốn từ các doanh nghiệp: Sự hấp dẫn của tiềm năng tự nhiên và xã hội nhân văn và vị trí địa lý của tỉnh đã tạo nên một sức thu hút rất lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tƣ vào du lịch Bình Thuận. Từ chỗ chỉ có một vài dự án đầu tƣ tập trung ở Hàm Tiến - Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết vào những năm 1995 – 1997, đến cuối năm 2001 toàn tỉnh có 113 dự án do các doanh nghiệp trong nƣớc đăng ký đầu tƣ vào du lịch đƣợc chấp thuận, với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 1.028 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã có 365 dự án du lịch đƣợc chấp thuận đầu tƣ ở hầu hết các khu du lịch trong tỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 8.437 tỷ đồng. Từ nguồn vốn đầu tƣ của mình, các doanh nghiệp tiến hành xây dựng các cơ sở lƣu trú, từ đó đã làm đổi mới diện mạo của du lịch Bình Thuận trong một thời gian tƣơng đối ngắn và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dƣỡng của du khách. Tuy nhiên, các dự án đầu tƣ thƣờng tập trung để xây dựng các khu nghỉ mát, khách sạn, - 31 - du lịch sinh thái… đã gây nên sự quá tải cho hệ thống hạ tầng còn đang yếu kém và bất cập. Một số vƣớng mắc về đền bù giải toả đã làm chậm tiến độ triển khai các dự án và làm chậm quá trình khai thác vốn đầu tƣ . Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, do khả năng về vốn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp cho nên việc huy động vốn cho đầu tƣ phát triển rất thấp so với các thành phần kinh tế khác, chiếm 0,36% trên tổng vốn đầu tƣ. Sự bùng nổ đầu tƣ vào ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian gần đây chủ yếu đƣợc thực hiện bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp tƣ nhân và cá nhân trong và ngoài tỉnh. Số liệu thống kê cho thấy các doanh nghiệp tƣ nhân và cá n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1070.pdf
Tài liệu liên quan