Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020: ... Ebook Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Bảng 1. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 27 Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH 37 và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) 37 Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 40 tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005), 40 Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. 47 Bảng 5:Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 48 Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương 49 Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 50 Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương. 52 Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006. 53 Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. 53 Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương 57 Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương 57 Bảng 12 : Hỗ trợ đào tạo lao động các năm. 61 Biểu đồ 2: Dòng FDI thế giới, theo nhóm nước, 1980-2004 (tỷ USD) 69 Biểu đồ 3. Vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển, (tỷ USD) 70 Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và GDI thế giới 1980-2004 (%) 70 Bảng 12. Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 71 Bảng 13: Quy mô của các TNC so với FDI và kinh tế thế giới, 1982-2004 (tỷ $) 73 Bảng 14: 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển 74 Phần mở đầu 1. Mục tiêu của đề tài Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006. - Nghiên cứu, đánh giá các chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh trong thu hút FDI. - Các kiến nghị, giải pháp tập trung giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ở Tỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo. Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). - Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study). Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn. Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một số giám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương và một số chuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụ lục). Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh..vv. 4. Nguồn dữ liệu. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: + Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh Hải Dương về tình hình thu hút FDI tại địa phương. + Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thu được qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2007 -2010. Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương I.1 FDI và thu hút FDI. I.1.1 FDI và vai trò của FDI. Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con. Còn tại Việt nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay của công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và có tham gia hoạt động quản lý nó. FDI cũng chính là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia. Đầu tư trực tiếp có thể là hợp tác kinh doanh hoặc thành lập công ty với 100% vốn nước ngoài. Hợp tác kinh doanh có nghĩa là việc một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập một công ty liên doanh. Theo đó các chủ đầu tư phải đóng góp một phần vốn vào vốn pháp định của công ty liên doanh đó. Các thành viên tham gia góp vốn gọi là các sáng lập viên và đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Lợi nhuận của các nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân phối chia theo tỷ lệ vốn đóng góp. - FDI có các đặc điểm sau: + FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. + FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. + FDI ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia (Multinational Corporations - MNCs) - Với các đặc điểm trên FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương. Điều đó thể hiện việc đem lại nhiều lợi ích như: + Cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới đối với các nước đang phát triển, góp phần tăng năng xuất lao độn cũng như khai thác được những thế mạnh của quốc gia cũng như của địa phương. + Là nhân tố kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương. + Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. + Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy đối với các nước đang phát triển thì FDI thực sự là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. I.1.2 Khái quát về thu hút FDI. Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thu hút FDI. Thu hút FDI là vấn đề thường được trực tiếp cận từ góc độ marketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Phần này sẽ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản của hai vấn đề "thu hút" tăng trưởng FDI theo cách tiếp cận tổng hợp từ hệ thống lý thuyết kể trên. Trên khía cạnh "thu hút" FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được coi là "khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương). Theo cách tiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sản phẩm" và "xúc tiến". "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sản phẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những khía cạnh mà các cấp chính quyền không tác để thay đổi được. Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toàn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền. Trong xu hướng vận động của FDI trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư. Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp bằng các biện pháp khác nhau có thể tác động đến những yếu tố kể trên. "Sản phẩm" hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược marketing đầu tư, "xúc tiến" sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thông tin và hình ảnh về "sản phẩm" tới các nhà đầu tư nước ngoài. Xét trên khía cạnh "xúc tiến", các công cụ "xúc tiến" của một tổ chức công cộng cũng không khác gì nhiều so với các cơ sở kinh doanh. Điểm khác biệt căn bản của xúc tiến đầu tư thường được tổ chức trong mối liên hệ với các hoạt động chính trị, ngoại giao giữa các nước hoặc giữa các địa phương, khu vực ở các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư lớn vì trong thực tế các tập đoàn hàng đầu luôn quan tâm đến yếu tố "chính phủ" trong các hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chính quyền sở tại với chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra. Thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì không phải các doanh nghiệp FDI luôn có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh. Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quan điểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnh như ô nhiễm môi trường (lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm"), giá trị gia tăng thấp (trong trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng nhân công rẻ của địa phương để thực hiện các hoạt động thủ công giản đơn), xung đột văn hóa (dẫn đến bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động)… Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, nhìn chung các nhà nghiên cứu và lập chính sách đều thống nhất nhận định về khả năng đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng. Vì vậy, thu hút FDI có thể được coi là một chức năng cần thiết của các cấp chính quyền tại các nước đang phát triển, nơi mà FDI có thể là một "lời giải" cho yêu cầu về vốn và công nghệ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và bắt kịp với thế giới bên ngoài. Điều này về hình thức có thể là khá đơn giản và dễ được chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một chức năng được nhấn mạnh trong các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hay trong kinh tế học quản lý. Thay vào đó, vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút FDI được nhấn mạnh với ý nghĩa là một yêu cầu của thực tiễn quản lý và lập chính sách. Tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương vì vậy gắn với chiến lược phát triển kinh tế, gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương trong thu hút FDI. Trong trường hợp chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhấn mạnh vào trọng tâm thu hút FDI như là đòn bảy của tăng trưởng thì thu hút FDI phải được xem là trọng tâm trong chính sách kinh tế của các tổ chức chính quyền. Trong những điều kiện khác, cân đối vai trò thu hút FDI với các vai trò quản lý kinh tế khác của chính quyền địa phương cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét vị trí của FDI trong cơ cấu kinh tế địa phương. I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chức khá hoàn chỉnh. Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI. Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau: 1. Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý: Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh: Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại. Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp. 3. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương. Cùng với yếu tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác. 4. Hệ thống thông tin: Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng. Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc trung gian. Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận. Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp. 5. Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa: Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinh doanh luôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - văn hóa. Đặc điểm đầu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên ngoài để có tầm nhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thường xuyên việc theo dõi các động thái bên ngoài. Đó cũng là biết cách biến đổi các nguyên tắc và biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi, hợp tác nhằm thực thi các hoạt động. Bên cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu tố này cũng làm cho hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp. I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việt nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương. Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư. Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể và chủ động hơn, chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương. Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hưởng quyết định đối với các yếu tố này nhưng các cấp chính quyền có khả năng định hướng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khả năng chấp nhận và dung hòa các yếu tố văn hóa nước ngoài. Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của địa phương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phương. Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị những phương tiện và năng lực cần thiết. Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôi dưỡng đầu tư nói riêng. Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đẩy một vài yếu tố, nó bao hàm một phương pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từ quyết tâm phát triển lãnh thổ cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạt động của các doanh nghiệp như một mạng lưới nghiên cứu và đào tạo hoàn chỉnh, các dịch vụ có chất lượng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lưới thông tin phù hợp và hiệu quả, cơ cấu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên cơ sở lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác doanh nghiệp. Việc thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những lợi ích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương. Bên cạnh việc làm trực tiếp cho người lao động địa phương và các khoản thu từ thuế cho địa phương còn có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phương đó là nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, góp phần tăng mặt bằng lương của lao động địa phương, tạo cơ họi cho các doanh nghiệp hiện có của địa phương có cơ hội phát triển. Tổng kết thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài sẽ thành công khi hội đủ các yếu tố cơ bản sau: - Thu hút đầu tư phải được xem là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương; - Địa phương phải có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ phù hợp hoặc có khả năng hỗ trợ cho phát triển hệ thống như vậy để thu hút các nhà đầu tư; - Phải hướng các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương có lợi thế cạnh tranh cao so với các địa phương khác; - Chiến lược marketing cho địa phương cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trên cơ sở chuẩn bị ngân sách phù hợp rõ ràng và phải dược theo dõi liên tục; - Các chương trình khuyến khích đầu tư hoặc chính sách ưu đãi đầu tư phải được xem xét cẩn thận, ưu đãi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không nên ưu đãi quá mức; - Những người tham gia thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài phải hiểu rõ các nhu cầu của các nhà đầu tư và địa phương có thể chào hàng các nhà đầu tư những gì. Như vậy để đáp ứng được các yếu tố nêu trên chính quyền địa phương phải sử dụng một cách hết sức linh hoạt các công cụ kinh tế hiện có. Bên cạnh đó chính quyền địa phương phải xác định lại vai trò của mình để có thể tổ chức thực hiện chính sách đạt kết quả như mong đợi. I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. I.3.1 Mô hình SWOT Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lược cụ thể, phù hợp. Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức là cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút FDI những năm qua (2001 – 2006). Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phương thể hiện là những khả năng nổi trội hơn các địa phương khác như về quản lý, việc thực hiện cơ chế ..tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phương thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phương khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Để chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phương về các mặt như: việc quản lý của chính quyền địa phương, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phương thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy phép.. Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trường đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phương như đem lại những điều kiện thuận lợi như xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trường đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phưong, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phương. Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trường bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trường vĩ mô như môi trường luật pháp về đầu tư tại Việt nam, xu thế đầu tư quốc tế vào Việt nam. Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự hấp dẫn của thị trường bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu nhằm để phản ánh môi trường kinh doanh tại địa phương, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính quyền địa phương. Nó xuyên suốt thời gian từ khi xin giấy phép đầu tư đến khi đi vào hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của các nhà đầu tư. Việc đánh giá này dựa vào các thông tin thu được từ các doanh nghiệp thông qua phỏng vấn. Những khía cạnh này bao gồm: - Chi phí gia nhập thị trường (chi phí thành lập doanh nghiệp). Chỉ tiêu này thể hiện các khó khăn, thuận lợi khi đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại địa phương. Chỉ tiêu này là tập hợp một số chỉ tiêu như: % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết khi tiến hành xin các giấy phép đầu tư; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày); thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày); thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày); thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất. - Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. Đây là chỉ số phản ánh sự thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng đất để làm mặt bằng để sản xuất. Chỉ tiêu này là tập hợp các chỉ tiêu như: % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt; % diện tích đất có GCNQSD đất; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê; thời gian thuê. - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đây là chỉ số thể hiện sự công khai các chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, cân nhắc khi đầu tư. Nó bao gồm : tính minh bạch của các quyết định, nghị định; tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch; cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh; thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật; .. - Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước. Chỉ tiêu này thể hiện là việc dành thời gian làm việc với các cơ quan Nhà nước trong quỹ thời gian làm việc. - Chi phí không chính thức là chỉ số thể hiện mức độ chi phí vào những mục đích không chính thức, nó làm khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ các cán bộ quản lý địa phương. - Đào tạo lao động là chỉ số đánh giá chính sách của địa phương về phát triển nguồn nhân lực cung cấp lao động tại chỗ cho các nhà đầu tư. - Thiết chế pháp lý là chỉ tiêu phản ánh các quy định và việc áp dụng các quy định pháp luật của địa phương tạo ra cơ chế quản lý và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. - Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh là chỉ tiêu phản ánh năng lực của lãnh đạo và các bộ địa phương, đồng thời thể hiện tính sáng tạo của chính quyền trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá một phần về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những yếu tố nội tại của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp nhưng còn hạn chế chưa phản ánh được nhiều những yếu tố ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp khác như các dịch vụ phục vụ cho việc thực hiện các dự án, thể hiện như hệ thống nhà ở cho công nhân thuê, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với cơ sở hạ tầng của KCN, hay các chính sách mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ. I.3.3 Marketing Mix. Trên thực tế để thu hút FDI chính quyền các địa phương phải chỉ ra được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư. Đây là việc cung cấp thông tin đầu vào cho việc ra quyết định đầu tư. Việc dẫn đến ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương. Tuy nhiên cách giới thiệu, quảng bá có thể lúc này hiệu quả, lúc khác không hoặc đối với quốc gia này hiệu quả, đối với quốc gia khác thì ngược lại. Vì vậy ở đây cũng cần áp dụng các chính sách Marketting phù hợp sao cho cách giới thiệu hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư theo đúng mục tiêu đã đề ra. Do vậy luận văn áp dụng mô hình Marketting mix với việc trả lời các câu hỏi để có các biện pháp thu hút FDI của Hải Dương được hiệu quả nhất: Thu hút FDI thông qua những kênh nào thì hiệu quả cao? Đầu tư cho việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để quảng bá hay thuê ngoài? Cách thức thực hiện khuyếch trương như thế nào? Mục tiêu giới thiệu nhằm lôi kéo những nhà đầu tư ở nước nào, lĩnh vực nào? Chỉ rõ những điều kiện thật sự thuận lợi của môi trường đầu tư tại địa phương?. I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế. Trong gần hai thập kỷ trở lại đây FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhất cho các nước đang phát triển để phần nào giải quyết bài toán vốn, công nghệ, và thị trường trong chiến lược tăng trưởng. Chính vì vậy, các nước đang phát triển đã và đang thực hiện nhiều chính sách thu hút FDI. Những thay đổi về chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng FDI trong thập niên 1990 và dẫn đến sự phục hồi nhẹ của FDI sau giai đoạn suy thoái 2001-2003 vừa qua. Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổ._.i trong chính sách thu hút FDI của hơn 100 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới. Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, các biện pháp/chính sách thu hút FDI của từng nước có những đặc điểm riêng. Vì vậy, trong thực tế không hề tồn tại một mô hình kiểu mẫu đối với thu hút FDI. Nguyên mẫu kinh nghiệm của một quốc gia như Trung Quốc trong thu hút FDI không mang ra trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này tổng kết một số kinh nghiệm trong thu hút FDI không giới hạn trong một hay một nhóm nước. Thay vào đó, tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI trước hết được đưa ra trên cơ sở phân tích những nhóm chính sách/biện pháp chính. Ví dụ cụ thể của một hay một số quốc gia nào đó sẽ được chọn lọc để minh họa cho từng nhóm chính sách/biện pháp cụ thể. Với cách tiếp cận vấn đề như trên, kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển được đúc rút theo sau nhóm chính sách, biện pháp chủ yếu. 1. Ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI Ưu đãi tài chính là một biện pháp phổ biến thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ưu đãi tài chính có thể có nhiều hình thức: miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ tài chính dưới một số hình thức trợ cấp. Với xu hướng chung của tự do hóa thương mại và đầu tư hiện nay là không sử dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp và gián tiếp, ưu đãi về thuế trở thành công cụ chủ yếu trong số những biện pháp ưu đãi tài chính mà chính phủ các nước đưa ra. Theo Blomstrom và Kokko (2003), ưu đãi tài chính có thể là một chính sách thu hút FDI quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định đối với các nhà đầu tư. Theo quan điểm này, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các biến kinh tế vĩ mô cơ bản như dung lượng thị trường, trình độ công nghệ, chi phí kinh doanh (lao động, cơ sở hạ tầng), và môi trường thể chế hơn là những ưu đãi cụ thể về thuế. Tuy nhiên, trong điều kiện các quốc gia đều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí kinh doanh thì những ưu đãi tài chính nhất định có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Vì vậy, đa số các nhà lập chính sách đều cho rằng ưu đãi tài chính là cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài. Malaysia, Singapore, Thailand, và một số quốc gia Đông Nam á khác là những ví dụ thành công cho việc sử dụng ưu đãi tài chính có định hướng cụ thể. Những quốc gia này đều đưa ra những ưu đãi cho FDI vào những "ngành công nghiệp mũi nhọn"4 CÇn l­u ý r»ng bèi c¶nh cña viÖc ®­a ra nh÷ng ­u ®·i nµy ë Malaysia vµ Singapore lµ cuèi thËp kû 1960. LËp luËn chñ yÕu cña nh÷ng ­u ®·i vµ mét sè chÝnh s¸ch t­¬ng tù dùa vµo quan ®iÓm vÒ "ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ". Trong giai ®o¹n hiÖn nay, vÒ c¬ b¶n lËp luËn nµy kh«ng cßn phï hîp v× thùc tÕ lµ chØ trõ mét sè tr­êng hîp cô thÓ, hÇu hÕt c¸c "ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ" ®Òu kh«ng "tr­ëng thµnh" trong khu«n khæ c¸c hµng rµo b¶o hé. Quan träng h¬n lµ nh÷ng rµng buéc chÝnh s¸ch trong khu«n khæ WTO vµ c¸c tháa thuËn tù do hãa th­¬ng m¹i kh¸c hÇu nh­ kh«ng cho phÐp viÖc thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p ­u ®·i mang tÝnh ph©n biÖt ®èi xö. . Singapore ban hành Luật Khuyến khích Mở rộng Kinh tế5 Economic Expansion Incentives Act. , cho phép giảm 90% thuế của các khoản lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời hoàn thuế co các chi phí liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Cũng trong năm này, Philipines cũng xác định một danh sách hạn chế các "ngành công nghiệp ưu tiên" và ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư với một loại các biện pháp miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, và ba năm sau đó ban hành Luật Khuyến khích Xuất khẩu mở rộng những ưu đãi dành riêng cho FDI sản xuất hàng xuất khẩu6 Investment Incentives Act vµ Export Incentives Act. . Để cạnh tranh với các nước láng giềng, Malaysia ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư năm 1968 với các biện pháp ưu đãi dành cho đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu. Thailand cũng "nhập cuộc" sau đó bằng Luật Khuyến khích Đầu tư Công nghiệp (theo báo cáo của Charlton, 2003). Cho đến thập kỷ 80 và 90 thì những ưu đãi tài chính có định hướng cho một số ngành công nghiệp cụ thể, hoặc khu vực sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu… được đưa ra bởi tất cả các nước ASEAN. Thực tế đó làm tăng tính cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI. Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI trong khu vực trở nên khốc liệt hơn do những chính sách ưu đãi tài chính và sự hấp dẫn của Trung Quốc. Từ nửa cuối thập niên 1980, Trung Quốc trở thành nước đang phát triển đi đầu trong thu hút dòng FDI từ nước ngoài. Từ giữa thập kỷ 90, sự hấp dẫn của Trung Quốc trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến sự hình thành của chiến lược "Trung Quốc cộng". Với chiến lược này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng coi Trung Quốc là địa bàn đầu tư chiến lược, trong khi vẫn có thể cân nhắc khả năng đầu tư vào các nước ASEAN. Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng tăng làm cho những ưu đãi tài chính không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các quy định được thể chế hóa bằng luật. Ngoài những ưu đãi chung theo quy định, chính quyền (trung ương và địa phương) ở các nước đang phát triển còn đưa ra những ưu đãi tài chính bổ sung cho từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là với các dự án đầu tư giá trị lớn. Năm 1996, khi General Mo (GM) cân nhắc kế hoạch đầu tư một dây truyền sản xuất và lắp ráp ô tô trị giá 500 triệu $, Tổng thống Philipines Fidel Ramos đã trực tiếp gửi thu cho chủ tịch hãng này là John Smith, với hứa hẹn ưu đãi gồm 8 năm miễn giảm thuế; 5% miễn giảm cho tất cả các khoản thuế mà GM có thể phải trả trong thời gian sau đó; miễn giảm với nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị, và một khoản trợ cấp đáng kể về đào tạo 5.000 lao động cho nhà máy. Cuối cùng, GM quyết định đầu tư vào Thailand vì chính phủ nước này hứa hẹn những điều khoản tương tự, cộng thêm với hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu thô, và một khoản trợ cấp trị giá 15 triệu $ cho việc thành lập một trung tâm đào tạo và nghiên cứu của GM tại nước này (theo tài liệu của Fletcher, 1996). Như vậy, dù ưu đãi tài chính chỉ là một trong số các biện pháp khuyến khích đầu tư nhưng sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI làm cho những ưu đãi này trở nên phổ biến và đa dạng về phạm vi, mức độ ưu đãi và tính thể chế hóa của ưu đãi. Bên cạnh những quy định ưu đãi đã được thể chế hóa thành luật, cạnh tranh thu hút FDI bằng những ưu đãi tài chính còn được thực hiện bởi các quyết định ưu đãi từ cấp lãnh đạo chính trị tối cao, và là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi pháp lý nhằm tăng sức hút với nhà nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thu hút sự tham gia của đầu tư tư nhân vào cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng được xem xét trên khía cạnh: mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng, và chi phí sử dụng hạ tầng là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, và vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thu hút FDI. Khi cân nhắc quyết định đầu tư, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố đầu tiên mà các TNC quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoạt động kinh doanh tại quốc gia sở tại và cả chi phí liên kết dịch vụ7 Chi phÝ liªn kÕt dÞch vô lµ mét kh¸i niÖm quan träng trong ®Þa lý kinh tÕ, chØ chi phÝ liªn kÕt, vËn hµnh c¸c chi nh¸nh ®Æt t¹i c¸c quèc gia kh¸c nhau cña mét TNC trong qu¸ tr×nh phi tËp trung hãa, ph©n t¸n ho¹t ®éng kinh doanh ra nhiÒu quèc gia kh¸c nhau nh»m tËn dông lîi Ých tõ kinh tÕ vÞ trÝ. . Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (xem thêm báo cáo của Loree và Guisingerr, 1995; hoặc Mody và Srinivasan, 1996). Hạ tầng trong thu hút FDI thường gồm ba nhóm chính: (i) hạ tầng giao thôngl (ii) hạ tầng thông tin, viễn thông; (iii) hạ tầng cung cấp năng lượng. Trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn lực khổng lồ là một thách thức lớn. Vì vậy, giải pháp thường được lựa chọn trong điều kiện hạ chế về vốn để cải thiện cơ sở tổng thể (i) thiết lập các khu vực địa lý đặc biệt, dưới dạng khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế… để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; và (ii) huy động tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầngl (iii) hoặclà sự kết hợp của cả hai giải pháp trên, nghĩa là huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng co các khu vực địa lý đặc biệt để thu hút FDI. Liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, nhiều tổ chức quốc tế có trọng tâm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển gặp nhau ở quan điểm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, cung cấp cơ sở hạ tầng. Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới thống kê giá trị các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân làm chủ đầu tư giai đoạn 1990-2001 cho thấy mặc dù sau khủng hoảng châu á, cộng với suy thoái của FDI sau năm 2000 làm cho giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân giảm sút nhưng về giá trị, sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp cơ sở hạ tầng là khá quan trọng. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù huy động sự tham gia của tư nhân vào cung cấp cơ sở hạ tầng là một giải pháp phổ biến và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay, nhưng thống kê chính thức cho thấy các nhà đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông và cung cấp điện năng. Cơ sở hạ tầng giao thông chỉ nhận được khoảng 18% tổng giá trị đầu tư tư nhân trong giai đoạn 1990-2001. Vì vậy, đầu tư công cộng vẫn là cơ bản và cần thiết, đặc biệt là trong xây dựng công trình giao thông, để cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng gay gắt như hiện nay. 3. Thu hút FDI thông qua các cơ quan tổ chức xúc tiến đầu tư. Từ đầu thập kỷ 1990, thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thu hút FDI của hầu hết các quốc gia. Đến thời điểm hiện nay, không có thống kê cụ thể về số lượng các cơ quan xúc tiến đầu tư. Theo thống kê sơ bộ của UNCTAD, đến cuối năm 2001, có ít nhất 160 cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và khoảng 250 các tổ chức thuộc một số địa phương tham gia tích cực vào xúc tiến đầu tư (xem thêm trong báo cáo UNCTAD, 2001). Thông thường, các tổ chức xúc tiến đầu tư thực hiện gồm bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây: - Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp; - Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau; - Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác; - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng; - Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước; - Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn tìm hiểu và thiết kế tiền khả thi; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư". Tuy vào giai đoạn cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong số bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư như Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Malaysia (MIDA), ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), hay Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI), trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư (theo báo cáo của Wellss và Wint, 2001). Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc chính phủ (như trường hợp của Anh, Canada, Indonesia, Thailand). Bên cạnh đó, thể chế hỗn hợp dưới dạng một tổ chức do chính phủ hỗ trợ và định hướng hoạt động nhưng giao cho một tổ chức tư nhân điều phối cũng khá phổ biến (như trường hợp của Malaysia, Singapore, Scotland, Iceland, và Jamaica). Cá biệt ở một số nước, cơ quan xúc tiến đầu tư là một tổ chức cung cấp dịch vụ của tư nhân (như Costa Rica) nhưng kinh nghiệm cho thấy hoạt động của những tổ chức dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực này thường kém hiệu quả (xem thêm báo cáo của Wells và Wint, 2001). Tuy nhiên, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là do chính phủ tài trợ. Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng xúc tiến đầu tư không phải chỉ đơn thuần là công việc của chính quyền trung ương. Thực tế trong thời gian qua chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xúc tiến đầu tư địa phương. Các tổ chức này có thể hoạt động như một phần của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, hoặc độc lập hoàn toàn với những cơ quan này. Về cơ bản, mục tiêu hoạt động của những tổ chức xúc tiến đầu tư cấp vùng và địa phương cũng giống như tổ chức xúc tiến đầu tư quốc gia nhưng ở phạm vi vùng/địa phương tương ứng. Dù hiệu quả của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI là vấn đề chưa được tổng kết một cách hệ thống, nhưng Morisset (2003) sử dụng kết quả điều tra của ngân hàng Thế giới về hoạt động của 58 tổ chức xúc tiến đầu tư và rút ra kết luận về ảnh hưởng tích cực của các tổ chức này đối với khả năng thu hút FDI của các vùng lãnh thổ và địa phương. 4. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư địa phương, giảm thiểu thủ tục hành chính là chính sách thu hút đầu tư chủ đạo. Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính là một nỗ lực phổ biến và có lẽ là quan trọng nhất là chính phủ các nước trong thu hút FDI. Phản ứng về chính sách của hầu hết các nước trong giai đoạn sụt giảm FDI 2001 - 2003 là tiếp tục đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tính trung bình trong giai đoạn 1991 - 2004, khoảng 87% những thay đổi về chính sách do các quốc gia thực hiện có chiều hướng thuận lợi hơn cho FDI . Trong năm 2004, trong tổng số 271 thay đổi chính sách thực hiện bởi 102 nền kinh tế/lãnh thổ trên thế giới, có đến 235 thay đổi chính sách theo hướng có lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài - Algeria, Cộng hoà Congo, Hy Lạp, Ghana, Madagascar, Mauritania, Mauritus, Senegal, Tanzania, và Uganda thực hiện những biện pháp đơn giản hoá các quy định về quản lý và cấp phép đầu tư; Nigeria cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép mua lại cổ phần và sát nhập với các ngân hàng trong nước; Cộng hoà Congo, và Tanzania giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Hy lạp ban lãnh đạo luật chống độc quyền nhằm cải thiện điều kiện cạnh tranh thị trường. Bảng 1. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 Năm Số quốc gia Số thay đổi chính sách Tổng số Cải thiện Xấu đi 1991 34 82 80 2 1992 43 79 79 0 1993 57 102 101 1 1994 49 110 108 2 1995 64 112 106 6 1996 65 114 98 16 1997 76 151 135 16 1998 60 145 136 9 1999 63 140 131 9 2000 69 150 147 3 2001 71 208 194 14 2002 70 248 236 12 2003 82 244 220 24 2004 102 271 235 36 Ở Châu Á, hai nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian gần đây tiếp tục đưa ra các thay đổi chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tại Trung Quốc,"Danh mục Hướng dẫn Đầu tư công nghiệp" được sửa đổi đưa thêm vào các cam kết tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ WTO trong đó một số lượng lớn các ngành công nghiệp mới được đưa vào danh mục các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư, nới lỏng các hạn chế tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, truyền thông và giáo dục, đặc biệt các hạn chế tham gia của nước ngoài vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, truyền thông và giáo dục, các hạn chế về tỷ lệ sở hữu và giới hạn khu vực địa lý có hiệu lực trong thời gian trước đây được bãi bỏ hoàn toàn. Cùng với sự sửa đổi này, Trung Quốc thông qua "Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội 2005" nhấn mạnh đến ưu tiên nâng cao "chất lượng FDI" theo hướng tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng, khuyến khích liên kết giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, ưu đãi đối với các nhà đầu tư cam kết thực hiện chuyển giao công nghệ nghiên cứu và triển khai (R &D). Tại Ấn Độ," Ủy ban xúc tiến FDI" ra đời năm 2004 thay cho Hội đồng đầu tư Quốc gia, ngoài chức năng định hướng và điều phối đầu tư, Ủy ban Xúc tiến FDI còn có chức năng hoạt động như cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, thực hiện các hoạt động như phân tích trong phần 3 ở trên. Ngoài ra, giới hạn về sở hữu nước ngoài trong các ngành dịch vụ hàng không, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, xuất bản, truyền thông, và đặc biệt là dầu khí cũng được nới lỏng hoặc bãi bỏ. Một loạt những động thái tương tự nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, nới lỏng các hạn chế đầu tư cũng được đưa ra ở Indonesia và Thailand. Đầu năm 2006, chính phủ Indonêsia bãi bỏ quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải chuyển nhượng một số cổ phần nhất định cho các doanh nghiệp trong nước sau một thời gian hoạt động, bãi bỏ quy định về giới hạn 30 năm dành cho hiệu lực của các dự án đầu tư, cam kết bãi bỏ hoàn toàn các rào cản hành chính đối với đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Cần nhấn mạnh rằng những thay đổi chính sách thường thấy nhất là tự do hóa, nới lỏng các hạn chế về chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp với đầu tư nước ngoài. Những biện pháp khuyến khích, ưu đãi dành cho FDI được thực hiện ở mức độ hạn chế hơn. Điều này cũng một phần xuất phát từ thực tế là rất nhiều chính phủ đã tích cực "cạnh tranh" trong việc đưa ra các biện pháp ưu đãi tài chính để thu hút FDI. Vì vậy, những thay đổi chính sách gần đây thường là theo hướng tự do hóa, nới lỏng các hạn chế không chỉ về chính sách trực tiếp tác động đến FDI mà còn là các hạn chế chính sách thương mại, di chuyển dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ. 5. Tham gia tích cực vào các hiệp định đầu tư song phương và đa phương là một chiến lược quan trọng để thu hút FDI. Bên cạnh những thay đổi về chính sách thu hút FDI của từng nước, đàm phán các hiệp định khuyến khích đầu tư song phương và đa phương cũng là một đặc điểm nổi bật trong những thay đổi về thể chế đáng chú ý trong thời gian gần đây. Liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương, nổi lên một số vấn đề chính sau đây. Thứ nhất, số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BIT) và các hiệp định tránh đáng trùng thuế (DTT) ngày càng gia tăng so với đầu thập kỷ 1990. Thứ hai, các quy định quốc tế về hợp tác và tự do hóa đầu tư ngày càng trở nên phức tạp và chi tiết. ở các diễn đàn tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế, các biện pháp ưu đãi, tự do hóa đầu tư thường được cân nhắc trong tổng thể rộng hơn của hệ thống các chính sách tự do hóa và hợp tác kinh tế toàn diện. Thứ ba, trong khoảng thời gian hơn 10 năm qua, số lượng BIT giữa các quốc gia này nhằm tránh tình trạng dòng FDI vào các nước đang phát triển chỉ tập trung vào một số lượng hạn chế các nền kinh tế. Bên cạnh các hiệp định đầu tư song phương và hiệp định tránh đánh trùng thuế, các thỏa thuận đa phương về tự do hóa, ưu đãi đầu tư cũng không ngừng gia tăng như là một phần của thỏa thuận hợp tác kinh tế vùng, liên vùng, và hợp tác kinh tế toàn cầu. Thông thường những thỏa thuận này đề cập đến cam kết của các quốc gia thành viên đối với tự do hóa thương mại thúc đẩy trao đổi thương mại, cam kết tự do hóa và hộ đầu tư giữa các quốc gia thành viên. So sánh với các hiệp định đầu tư song phương thì các hiệp định đầu tư đa phương (IIA) có đối tượng điều chỉnh và nội dung rộng hơn. IIA thường bao gồm một loạt các quy định và ưu đãi liên quan đến giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn, cũng như lao động giữa các quốc gia thành viên. Xu hướng gia tăng các thỏa thuận đầu tư đa phương trong thời gian qua là một hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Tính đến cuối năm 2004, số lượng các thỏa thuận đầu tư đa phương là 209, với khoảng 87% các thỏa thuận được đàm phán trong thập kỷ 1990. Ngay trong năm 2004 và nửa đầu năm 2005, đã có 32 thỏa thuận đầu tư đa phương được ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán. Động thái thay đổi chính sách thu hút FDI trong thời gian gần đây cho thấy mức độ cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Bên cạnh những biện pháp tự do hóa, ưu đãi đầu tư, tham gia tích cực vào các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, và hợp tác kinh tế có tác dụng hỗ trợ tích cực cho môi trường đầu tư trong nước. I.4.1 Kinh nghiệm trong nước. Trong hai thập kỷ gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên kết quả thu hút FDI tại mỗi địa phương lại có nhiều sự khác biệt. Một số tỉnh rất thành công trong việc thu hút FDI như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ngược lại một số tỉnh kết quả thu hút FDI rất thấp. Dưới đây là kinh nghiệm điển hình của một số tỉnh Nam Bộ trong việc thu hút FDI. I.4.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 2,265 dự án, đạt tổng số vốn gần 16 tỷ USD, chiếm 24% trong tổng số FDI vào Việt Nam trong suốt thời kỳ 1988 - 2005. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể sau: Về cải cách thủ tục hành chính: - Trong những năm qua UBND thành phố đã ban hành nhiều biện pháp để đơn giản hóa và rút ngắn thủ tục cấp phép đầu tư như đối với các dự án đăng ký cấp phép trong thời gian 5 ngày, dự án thẩm định 20 ngày; - Thực hiện cấp phép qua mạng từ tháng 4/2004. Theo quy trình này trong thời gian 2 ngày đối với các dự án đăng ký trong các ngành công nghệ thông tin, thêu may mặc… - Thành phố cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố nhằm giảm thiếu thời gian làm các loại thủ tục tại sân bay. - Ngoài thành phố đã thành lập tổ liên ngành để giải quyết nhanh những khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư. Sở KH - ĐT là đầu mối trả lời những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài. Quy hoạch dự án và xúc tiến đầu tư - Hằng năm Sở KH - ĐT phối hợp với các ban ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao, lập danh sách các dự án cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng năm và từng thời kỳ. - Sở KH - ĐT và Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư đã xây dựng trong web về đầu tư nước ngoài nhằm giới thiệu về môi trường đầu tư của thành phố trong năm 2001. Năm 2003, thành phố khai trương trang web "Đối thoại doanh nghiệp" nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hỏi trực tuyến với các sở, ban, ngành của thành phố. - Từ năm 2002 đến nay, Sở KH - ĐT đã thực hiện phổ biến thông tin xúc tiến đầu tư thông qua chương trình "Phát báo trên các chuyến bay quốc tế", "Tờ rơi giới thiệu về tình hình kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài" đến các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức, tập đoàn lớn của nước ngoài. - Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố và lắng nghe nguyện vọng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp ý nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của thành phố. I.4.1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài tại Bình Dương. Bình Dương là một trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Tính đến hết năm 2005, tính đã thu hút được 1142 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5357,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ tư sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Trong tổng số dự án đã cấp phép, hiện có 840 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 3.941 tỷ USD, số dự án còn lại đang làm thủ tục triển khai. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của Bình Dương cho phép rút ra một số nhận xét cụ thể sau: - Công tác xúc tiến, thẩm định các dự án đầu tư và quản lý dự án sau cấp phép trên địa bàn tỉnh đã có những bước cải cách đáng kể về thời gian cũng như trình tự thủ tục. - Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, công khai quy định trình tự thủ tục đầu tư, giải quyết thủ tục nhanh chóng cho các nhà đầu tư ban hành các quy định nhằm giảm thiểu sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong thủ tục hành chính. - Các vướng mắc của các doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh; nếu thuộc thẩm quyền Trung ương UBND Tỉnh phối hợp cùng doanh nghiệp kiến nghị đến cấp có thẩm quyền. - Quy hoạch, hình thành, và phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp tập trung các cụm quy hoạch công nghiệp đã tạo tiền đề quan trọng cho công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Tỉnh. - Chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư giao thông, cung cấp điện nước, đào tạo nhân lực, đầu tư vốn cho phát triển mạng lưới giao thông, điện nước, dịch vụ, tạo nền tảng để kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài. I.4.1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tính đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 181 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là: 4512,1 triệu USD. Trong đó vốn nước ngoài góp là 2128,2 và vốn Việt Nam góp 283,9 triệu USD. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Quy hoạch 9 Khu công nghiệp tập trung với quy mô khoảng trên 4.000 ha và cho đến nay Chính phủ đã phê duyệt quyết định thành lập 7 khu với tổng diện tích 3.185 ha. Để tạo điều kiện và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến vừa và nhỏ, Tỉnh đã quy hoạch và dự kiến trong giai đoạn từ nay đến 2010 sẽ đầu tư 18 cụm công nghiệp trên các huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh với diện tích khoảng 30 - 40 ha/cụm. Áp dụng thủ tục "một cửa" trong việc thẩm định, cấp giấy phép đầu tư tại địa phương cho các dự án nằm ngoài khu công nghiệp. Đối với các dự án bên trong khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã ban hành áp dụng trình tự giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp khu công nghiệp và công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. - Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND Tỉnh vào năm 2003, xây dựng và thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2005 - 2015. Thành lập một số trung tâm thuộc các Sở chuyên ngành phục vụ công tác xúc tiến đầu tư như: Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Thương mại), Trung tâm xúc tiến du lịch (Sở du lịch), Trung tâm dịch vụ đối ngoại (Sở đối ngoại), Trung tâm nghiên cứu phát triển và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Sở KH - ĐT). Tóm lại, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố cho thấy để thu hút FDI các tỉnh và thành phố đã: (i) cải cách thủ tục hành chính, thực hiện "cơ chế một cửa", giảm thiểu thời gian thẩm định và cấp phép đầu tư, (ii) quan tâm tới đầu tư cơ sở hạ tầng và có sự chuẩn bị tích cực về nguồn nhân lực các doanh nghiệp FDI, (iii) thực hiện quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài, (iv) đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại, thành lập đơn vị chuyên trách về xúc tiến đầu tư nước ngoài, (v) quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI thông qua trang WEB, đường dây nóng hoặc thành lập tổ giải quyết vướng mắc. Những kinh nghiệm này sẽ được xem xét nghiên cứu trong việc xây dựng những giải pháp thu hút FDI cho tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010. Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. II.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng của Việt nam, giáp Thành phố cảng Hải Phòng và các tỉnh như Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh hải Dương có diện tích km2, là một tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế quan trọng phía Bắc là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Hải Dương là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi như Quốc lộ 5, tuyến đường sắt nối Hà Nội với Hải Phòng. Bên cạnh đó còn có Quốc lộ 18 A, 183 đi Quảng Ninh. Hiện nay tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính gồm Thành phố Hải Dương và 11 huyện. Hải Dương được nổi tiếng với những đặc sản như Vải Thanh Hà, Bánh đậu xanh, và một vài sản phẩm công nghiệp như gốm sứ. Thành tựu lớn nhất của tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua là phát triển toàn diện, ổn định về mặt kinh tế và từng bước trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Bên cạnh thành tựu phát triển Hải Dương còn duy trì và phát triển được khu vực sản xuất tư nhân truyền thống là Bánh đậu xanh. Hải Dương là tỉnh có thu hút đầu tư nước ngoài tương đối lớn so với các địa phương khác trong cả nước. Hiện nay Hải Dương có 07 KCN là Hoà An, Việt Hoà (TP Hải Dương), Nam Sách (huyện Nam Sách), Đại An, Phúc Điền (huyện Cẩm Giàng), Tân Dân, Văn An (huyện Chí Linh) đã thu hút gần như đầy các dự án trong nước và quốc tế đầu tư vào đây. Không những phát triển kinh tế Hải Dương còn mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội được sử dụng ngày càng hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện. Có thể nói nhờ có những điều kiện thuận lợi, Hải Dương đang từng bước phát triển kinh tế một cách bền vững với bản sắc riêng. Sự phát triển kinh tế cuả tỉnh Hải Dương đã góp phần làm cho khu vực Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung tạo ra một sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo một hình ảnh tốt về sự năng động, sáng tạo về chủ chương chính sách phát triển kinh tế. Năm 1996 là năm mà Hải Dương thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 300 tỷ VNĐ và nguồn thu đã cân đối được với chi ngân sách của tỉnh. Nó là mốc đánh dấu sự thành công trong phát triển kinh tế giai đoạn 10 năm sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Giai đoạn 1986-1996 Hải Dương đã từng bước khắc phục khó khăn chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm truyền thống để xuất khẩu như bánh đậu xanh. Bên cạnh đó chú trọng phát triển đều các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ. Chính điều này đ._.cấp mạnh cho các địa phương để cấp giấy phép đầu tư sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn. 2) Cạnh tranh giữa các địa phương nhất là giữa Hải Dương với các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI ngày càng tăng. Tỉnh Hưng Yên đang có chiến lược xây dựng các KCN mới bám trục Quốc lộ 5, xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ và một số khu đô thị mới nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp. Hiện nay Bắc Ninh đã có các KCN ở huyện Quế Võ, Từ Sơn bám theo trục Quốc lộ 18, và 1B rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính quyền tỉnh còn quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới tại từ Sơn nhằm tạo ra việc cung cấp các dịch vụ cho các KCN. Như vậy với vị trí thuận lợi cùng với các chính sách hợp lý của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với Hải Dương hiện nay và trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi phải có những định hướng đúng, có những giải pháp tích cực trên cơ sở khai thác các lợi thế của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư. 3) Cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút lao động bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Là tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của phía Bắc, cung lao động tại chỗ cũng đần dần không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt người có trình độ chuyên môn cao thường bị các trung tâm kinh tế lớn thu hút, nguồn lao động nhập cư cũng trở lên ít đi do các địa phương cũng đang thực hiện công nghiệp hoá. 4) Do những ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (theo lý thuyết phát triển vùng) nên Hải Dương chỉ có lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất công nghiệp mà không có lợi thế phát triển thương mại và dịch vụ. III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút và duy trì sự phát triển FDI cảu Hải Dương trong giai đoạn vừa qua; phân tích các cơ hội và thách thức; xu hướng chung của dòng FDI quốc tế và cạnh tranh trong nước, các quan điểm để định hướng việc thu hút và duy trì sự phát triển FDI giai đoạn 2007-2020 như sau: - Quan điểm chung: tăng cường thu hút FDI nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. - Quan điểm phát triển bền vững: Thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế cao đồng thời phải đảm bảo bền vững. Thu hút vào lĩnh vực sản xuất nhưng không được huỷ hoại môi trường. - Phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, kết hợp phát triển kinh tế công nghiệp truyền thống với phát triển công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ mới, tiên tiến. - Duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI để tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách đầu tư thêm của các doanh nghiệp hiện tại và các doanh nghiệp mới. III.4 Một số giải pháp. Từ những phân tích môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội tại cho thấy tỉnh Hải Dương có những điểm mạnh, điểm yếu và đứng trước nhiều cơ hội, thách thức. Tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT)  Mô hình SWOT Cơ hội - Dòng FDI nhiều. - Xu hướng đầu tư vào Việt nam tăng lên. - Nằm trong khu vực tam giác kinh tế phát triển. Thách thức - Cạnh tranh thu hút lao động. - Cạnh tranh trong thu hút FDI. - Tác động của cực trung tâm. Điểm mạnh - Lãnh đạo chính quyền năng động. - Hệ thống giao thông thuận lợi , - Ổn định về sử dụng đất. - Thiết chế pháp lý tốt. Thực hiện nắm cơ hội: + Xây dựng các KCN để đón các nhà đầu tư. + Chính sách rõ ràng minh bạch. Tăng cường quảng bá hình ảnh Hải Dương. Điểm yếu - Số lượng trường dạy nghề còn thiếu. - Lao động có tay nghề và có chuyên môn kỹ thuật cao còn thiếu. - Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm. - Một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý Nhà nước. Khắc phục yếu điểm: + Tăng cường cơ sở vật chất và con người cho các trường dạy nghề, kết hợp doanh nghiệp cùng nhà trường đào tạo công nhân. + Cải cách các thủ tục hành chính, công khai quy trình giải quyết. Để khắc phục điểm yếu, khai thác lợi thế nắm bắt cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực do môi trường đem lại cần có chiến lược dài hạn và các giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010 và làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. III.4.1 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại khi tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn tới. Việc xúc tiến cần gắn liền với khẩu hiệu “không quá nửa ngày bạn có thể đến được Hải Dương” để tạo sự gần gũi với các nhà đầu tư hơn nữa. Bỏi vì Hải Dương gần Hà Nội chỉ cần hơn 1 giờ ô tô bạn đã đến được Hải Dương, cộng thêm khoảng 03 giờ bay đến Hà Nội, nếu bạn ở khu vực Đông Nam Á thì bạn đã có mặt ở Hải Dương. Các giải pháp cụ thể bao gồm: III.4.1.1. Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thuộc UBND tỉnh. Việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương hiện nay. Việc thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép tập trung được các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại. Theo kinh nghiệm quốc tế, thông thường các tổ chức xúc tiến đầu tư được thành lập ở cấp quốc gia hay vùng/ lãnh thổ và thực hiện bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây: - Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp; - Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau; - Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác; - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng; - Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư". Tuỳ vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư, trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia/ vùng. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư. Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình ảnh phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Chính phủ/ chính quyền vùng. Về kinh phí hoạt động, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là ngân sách. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại tỉnh Hải Dương, việc thành lập "Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại" là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương. Trung tâm là có chức năng và nhiệm vụ chính như sau: - Chức năng: là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương có chức năng cụ thể: (i) quảng bá giới thiệu hình ảnh Hải Dương, (ii) tư vấn về chính sách đầu tư và thương mại, (iii) tạo cơ hội đầu tư; (iv) cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại. - Nhiệm vụ: (1) Phối hợp các ban/ ngành và các doanh nghiệp chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, (2) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và ở nước ngoài; (3) Đầu mối liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, giới thiệu các cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai; (4) Quản lý trang web về xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Đồng Nai; (5) Nghiên cứu đề xuất cho UBND tỉnh về chuẩn bị và xây dựng và dự án gọi đầu tư; (6) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư, thương mại. - Kinh phí hoạt động của Trung tâm: Kinh phí hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm: (1) Ngân sách của địa phương; (2) Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; (3) Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại. III..4.1.2. Tăng cường tiếp cận và liên kết với nhà đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam. Nhìn chung các địa phương ở Việt Nam ít sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong tư vấn xây dựng các dự án đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng của các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực. Thông qua tiếp xúc, cùng làm việc với các nhà tư vấn chuyên nghiệp của CBCC của tỉnh Đồng Nai sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực. Tỉnh Hải Dương có thể thông qua Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại để tiếp cận với các công ty tư vấn uy tín trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như KPMG, Price Water House Coopers... để chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, giới thiệu các cơ hội đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao. Các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghệ để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Do đó tăng cường tiếp cận và liên kết với đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) để giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm hiểu nguyện vọng các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, Mỹ... ví dụ như đại diện thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Châu Âu (Eurocham), Phòng thương mại và công nghiệp Hoa Kỳ (Amcham)... III.4.1.3. Xúc tiến đầu tư từ nhiều phía, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, chủ động tiếp cận với lãnh đạo tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xúc tiến đầu tư cần được thực hiện từ nhiều phía, đa dạng hoá các phương thức, cách tiếp cận với các nhà đầu tư, đặc biệt quan tâm tiếp cận các tập đoàn công ty xuyên quốc gia - TNCs, chú ý nắm bắt chiến lược kinh doanh và chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia này để xây dựng các kế hoạch xúc tiến đầu tư phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, Chính phủ thực hiện chủ trương "phân cấp mạnh" cho các địa phương trong việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) chủ yếu thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư lớn, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia - TNCs khi có ý định đầu tư vào Việt Nam họ thường bắt đầu từ tiếp cận với các cơ quan của Chính phủ (trong Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economic Forum tại Davos vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia). Thông qua các cơ quan của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao...) để nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư trên cơ sở đó giúp cho tỉnh có sự chuẩn bị tích cực thu hút được các nhà đầu tư lớn làm "chim mồi" thu hút các nhà đầu tư khác. Bên cạnh đó, để xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư là các tập đoàn xuyên quốc gia, trên cơ sở các quan hệ với các cơ quan trung ương và vị thế sẵn có của địa phương, tỉnh Đồng Nai cần tăng cường tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn công ty xuyên quốc gia (TNCs). III..4.1.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng trang web trong xúc tiến đầu tư và thương mại. Hải Dương được đánh giá là một trong những tỉnh tiên phong về Chính phủ điện tử, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin nội bộ cũng như công cộng. Trong thời gia qua tỉnh Hải Dương đã sử dụng hiệu quả trang web trong việc quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư, giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp. Nhìn chung, trang web đã cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tương đối tốt. Cấu trúc website bao gồm các phần: giới thiệu chung, bộ máy chính quyền, thông tin kinh tế xã hội, thủ tục hành chính, dịch vụ trực tuyến, văn bản pháp luật, báo điện tử. Trang web đã giúp các nhà đầu tư có được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về môi trường đầu tư của tỉnh. Thông tin trong trang web được cập nhật một cách thường xuyên, phản ánh nhanh chóng, kịp thời, chính xác những tin tức, tình hình, diễn biến nổi bật của Hải Dương. Truy cập vào trang web, các nhà đầu tư có thể tìm thấy những thông tin mình quan tâm một cách nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy cao. Chẳng hạn như, thông về các khu công nghiệp trọng điểm, các mức giá có thể thuê được đối với từng khu công nghiệp, các quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Hải Dương. Với việc hiển thị ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các công cụ tìm kiếm nhanh và đặc biệt với dịch vụ RSS (Really Simple Syndication - dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản), trang web đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin. Vì vậy, Hải Dương cần chú ý tới nâng cấp hoàn thiện và cập nhật thông tin hàng ngày trên trang web, quan tâm tới cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư, nên giới thiệu thông tin về pháp luật dưới dạng hỏi đáp, giới thiệu về từng khu công nghiệp, giới thiệu về các dự án gọi đầu tư. Ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Pháp và Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là đào tạo và hỗ trợ cho các CBCC làm việc trong lĩnh vực liên quan đến FDI để có thể sử dụng hiệu quả trang web trong công việc cũng như sử dụng trang web là công cụ hiện đại, hiệu quả trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI. III..4.1.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ. Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ là bước tiếp theo trong quá trình xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và lồng ghép với nhau. Quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là biện pháp tích cực nuôi dưỡng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI. Một số hoạt động cần được quan tâm tổ chức nhiều hơn như các hội thảo, triển lãm, giới thiệu cơ hội đầu tư. UBND tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư, mở rộng quy mô của trung tâm triển lãm giới thiệu sản phẩm (hiện thuộc Ban quản lý KCN) cho ngang tầm với quy mô của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. III.4.2. Các giải pháp liên quan đến quy hoạch xây dựng các KCN và thu hút, thẩm định các dự án đầu tư. Để khai thác các lợi thế về vị trí, giao thông trong tương lai khi việc xây dựng mới Quốc lộ 5b Hải Dương cần có các giải pháp cụ thể liên quan đến quy hoạch xây dựng các KCN và thu hút, thẩm định các dự án FDI bao gồm: III.4.2.1. Quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá do UBND tỉnh trực tiếp làm chủ đầu tư. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn với công nghệ cao, phát triển công nghiệp phụ trợ... việc quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các KCN chuyên môn hoá sẽ không được sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng. Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng tổng hợp hay chuyên môn hoá là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của tỉnh cũng như lợi ích của các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng (nhà đầu tư sơ cấp) trước mắt cũng như lâu dài. Trước mắt có thể có những mâu thuẫn về lợi ích trong phát triển các khu công nghiệp. Phát triển các khu công nghiệp tổng hợp có thể đảm bảo lợi ích cho các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng trước mắt, nhưng việc phát triển các khu công nghiệp chuyên môn hoá sẽ đảm bảo lợi ích ổn định và bền vững lâu dài cho các bên liên quan. Phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá theo ngành nghề, lĩnh vực hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đầu tư và chuẩn bị các nguồn lực cho khu công nghiệp đồng thời thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư lớn với công nghệ cao. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ tạo thêm giá trị gia tăng. III.4.2.2. Xây dựng các tiêu chí cụ thể thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài theo hướng tăng hàm lượng công nghệ và giảm lao động phổ thông. Trong thời gian vừa qua tỉnh Hải Dương đã quan tâm tới lựa chọn dự án trong thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động đã bị hạn chế và được chuyển tới những vùng xa hơn. Các dự án vốn lớn, hàm lượng công nghệ cao được khuyến khích đầu tư vào các khu vực trung tâm. Mặc dù vậy, việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư cũng gặp không ít khó khăn, do có sự khác biệt về lợi ích, về quan điểm trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài giữa chính quyền và các công ty KDCSHT. Theo kinh nghiệm của một số địa phương và vùng lãnh thổ, chính quyền địa phương thường xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để làm cơ sở cho việc thu hút, lựa chọn và xét duyệt các dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này được xây dựng cho từng khu vực, vùng, thậm chí từng KCN khác nhau. Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho thu hút, lựa chọn và xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là biện pháp mạnh buộc các nhà đầu tư, các công ty KDCSHT phải tuân thủ đáp ứng mục tiêu phát triển chung của tỉnh. Việc xây dựng các tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài có thể không được sự ủng hộ của một số công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là biện pháp cần thiết để định hướng thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cũng là biện pháp cần thiết để điều chỉnh cơ cấu các doanh nghiệp FDI đảm bảo sự phát triển bền vững. Một số tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể cân nhắc đó là: vốn đầu tư/ chỗ làm việc (hoặc lao động), vốn đầu tư/ ha, tỷ lệ vốn đầu tư công nghệ/ tổng vốn đầu tư. III.4.2.3. Kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các KCN theo quy hoạch của tỉnh và tự xúc tiến đầu tư. Hiện nay Hải Dương cũng như các địa phương khác đang gặp khó khăn về vốn khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nói chung của tỉnh vì vậy việc kêu gọi các nhà đầu tư là tư nhân hay tổ chức trong nước, ngoài nước góp vốn tự xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và xúc tiến đầu tư gảim bớt khó khăn cho tỉnh. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư tương đối lớn, có khả năng quảng bá chuyên nghiệp, có văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới do vậy họ có khả năng tổ chức xúc tiến đầu tư tốt, hiệu quả. Để thực hiện việc này tỉnh cần có chính sách rõ ràng hơn nữa về tài chính, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự xây dựng KCN và xúc tiến đầu tư. Chính quyền tỉnh phải cam kết thực hiện các chính sách do mình đặt ra bởi vì việc thu hồi vốn của các doanh nghiệp này qua thời gian dài. Chính quyền tỉnh chỉ quản lý về trình tự, thủ tục và một số chỉ tiêu để cấp giấy phép đầu tư, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các nhà đầu tư xây dựng KCN. III.4.3. Các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ. Một trong những mục tiêu của thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI là tác động tích cực đến phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ. UBND Tỉnh xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ, tương thích với chiến lược đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ phù hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cần được nghiên cứu xây dựng tương thích với chiến lược thu hút đầu tư và chu kỳ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Để thực hiện Tỉnh cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty Nhà nước, có cơ chế chính sách thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào igúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình nguyện viên cao cấp (senior volunteers). Tỉnh có thể thông qua các tổ chức quốc tế để tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó Tỉnh Hải Dương thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đĩa đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v....). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3-5 năm). Xây dựng chế độ thưởng đặc biệt cho những công ty (kể cả Nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có thành tích cao về xuất khẩu. Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Tỉnh nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp Nhà nước. III.4.4. Các giải pháp nhằm thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI. Việc thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp quan trọng của thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Hải Dương. Nhằm thu hút lao động từ các địa phương khác, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI, Nhóm nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau: III.4.4.1 Đẩy nhanh quy hoạch và triển khai xây dựng khu nhà ở cho người lao động. Tỉnh nên tiếp tục thực hiện quy hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng các khu nhà ở để cho người lao động thuê với nhiều loại phòng, căn hộ khác nhau. Hướng lâu dài nên quy hoạch, gọi đầu tư xây dựng khu dân cư mới theo hướng đảm bảo đầy đủ các dịch vụ nhất là văn hoá, giáo dục đảm bảo cho người lao động gắn bó lâu dài với Hải dương. Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp được thuê với giá ưu đãi. Các doanh nghiệp FDI sẽ hỗ trợ một phần tiền thuê nhà cho người lao động. Nguồn tài chính cho xây dựng nhà ở, khu dân cư sẽ bao gồm đầu tư của Tỉnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI, công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. III.4.4. 2 Vận động doanh nghiệp tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu về lâu dài biện pháp có sức hấp dẫn nhất để thu hút lao động nhập cư là phải nâng cao tiền lương cho người lao động. Tiền lương phải thực sự có sức cạnh tranh trong thu hút lao động nhập cư. Để đảm bảo thu hút lao động, nhóm nghiên cứu cho rằng cần có cuộc vận động "Doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền" để giải quyết vấn đề lao động, đảm bảo nguồn nhân lực lâu dài, ổn định cho các doanh nghiệp FDI. Chính quyền cùng với Liên đoàn lao động Tỉnh Hải Dương chủ động vận động doanh nghiệp FDI, các hiệp hội các nhà đầu tư tham gia giải quyết vấn đề này, theo hướng sau: (i) Doanh nghiệp hỗ trợ một phần tiền nhà ở cho người lao động (việc hỗ trợ tiền nhà ở không phải là tăng lương, không tăng đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp), (ii) Doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động. III.4.5 Giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư về quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm. Hiện nay chính quyền tỉnh đang áp dụng linh hoạt các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI như bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân như đã nói ở trên đã tạo ra sự hấp dẫn thu hút FDI. Ngoài ra còn biện pháp hỗ trợ khác như hỗ trợ nhà đầu tư quảng cáo khuyếch trương sản phẩm. Quảng cáo khuyếch chương sản phẩm là một hoạt động thực sự cần thiết đối với bất cứ nhà kinh doanh sản xuất nào. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tỉnh có thể có các biện pháp để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quảng bá hình ảnh, thương hiệu, quảng cáo sản phẩm bằng cách kết hợp chương trình khuyếch trương hình ảnh của tỉnh gắn liền với các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong tỉnh trên trang Wed của tỉnh miễn phí. Thiết kế một “siêu thị sản phẩm Hải Dương” trên trang Wed của tỉnh, có sự liên kết với các trang Wed của các doanh nghiệp để khi người tiêu dùng hay các nhà đầu tư truy cập có thể có nhiều thông tin hơn nữa phục vụ ý tưởng đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó kết hợp các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh gắn liền với các doanh nghiệp trong tỉnh. V.5. Một số kiến nghị Để đảm bảo tăng cường thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế Tỉnh Hải Dương một cách bền vững, một số kiến nghị với UBND Tỉnh Hải Dương cụ thể như sau: Thứ nhất, cần nhận thức rằng đã đến thời điểm Tỉnh Hải Dương chuyển từ giai đoạn thu hút các dự án FDI đại trà sang giai đoạn thu hút các dự án FDI chọn lọc. Việc chuyển đổi này là sự tất yếu khách quan của sự phát triển đi từ phát triển về số lượng sang phát triển về chất, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Việc chuyển đổi này có thể dẫn tới giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một số năm. Nhóm nghiên cứu dự báo nếu thực hiện chuyển đổi này trong một vài năm tới tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống còn khoảng 5-7% thay vì cho tốc độ tăng trưởng 10-13% như hiện nay. Thứ hai, cần có những hành động hàng ngày quan tâm hơn nữa đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh việc quản lý, đồng thời là sự giúp đỡ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Tóm lại, để tăng cường thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng các doanh nghiệp FDI nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010, cần xác định rõ quan điểm trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI đó là gắn liền với đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Hải Dương trong từng giai đoạn cụ thể, chú ý tới đảm bảo phát triển bền vững. Các giải pháp đề xuất và các kiến nghị được dựa trên điều kiện thực tế của Tỉnh Hải Dương nhưng đồng thời chú ý tới những giải pháp có tính đột phá. Bên cạnh những giải pháp, kiến nghị để đảm bảo tăng cường thu hút các dự án FDI đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010, cần thực hiện các giải pháp có tính đột phá, lựa chọn dự án đầu tư lớn với hàm lượng công nghệ cao, những dự án đầu tư trong lĩnh vực mới góp phần vào chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp FDI nói riêng và cơ cấu kinh tế của Tỉnh nói chung, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Kết luận Luận văn này đã được hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu. Tất cả các vấn đề đưa ra đều được phân tích cụ thể, chi tiết. Từ đó đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu. Mục đích của luận văn là tìm ra những hạn chế trong việc thu hút FDI vào Hải Dương trong những năm qua nhìn từ góc độ các nhà đầu tư, từ đó để có sự nhìn nhận tổng thể đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Hải Dương. Trên cơ sở đánh giá, phân tích, những kết quả luận văn đạt được là: đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI, trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương; vẽ lên bức tranh tổng thể về thực trạng FDI tại Hải Dương; xây dựng các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và duy trì tăng trưởng FDI vào Hải Dương giai doạn 2007-2010. Luận văn đã chỉ ra được các điểm yếu, hạn chế trong việc quản lý của chính quyền địa phương cần khắc phục. Tất cả các giải pháp đưa ra trong luận văn này dựa trên kết quả việc phân tích đánh giá những số liệu thu được từ quan sát, phỏng vấn và các lý thuyết về đầu tư cũng như các lý thuyết khác. Những giải pháp luận văn đưa ra có tính thực tế cao có thể áp dụng thực tế đối với Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do thời gian có hạn, và trong phạm vi nghiên cứu đã không cho phép tác giả đánh giá sâu sắc hơn nữa một số mặt có ảnh hưởng làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI vào Hải Dương. Hy vọng đây cũng là một vấn đề gợi mở việc nghiên cứu cho các luận văn tiếp theo. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Anh Tuấn, 2007, Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng doanh nghiệp FDI ở tỉnh Đồng Nai. (Đề tài cấp tỉnh). 1.Bui Anh Tuan. 1991. "Tao Viec Lam cho Nguoi Lao Dong Thong Qua Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai tai Viet nam," (FDI and Employment Creation for Working People in Vietnam) Vietnam Economic Review 1(55):43-7. 2.Dang Duc Quy. 1999. "Dau Tu Truc Tiep cua Nuoc Ngoai: Nhung Gam Mau Sang Toi," (Foreign Direct Investment: Positive and Negative Aspects) Tap Chi Cong San 560:29-33. 3.Do Thi Thuy. 1998. "Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai: Tinh Hai Mac cua Mot Van De," (Foreign Direct Investment: Two Sides of an Issue) Nghien Cuu Kinh Te 1(236):3-9. 4.Do Thi Thuy. 1998. "Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai: Tinh Hai Mac cua Mot Van De," (Foreign Direct Investment: Two Sides of an Issue) Nghien Cuu Kinh Te 1(236):3-9. 5.Nguyen Trong Xuan. 2000. "Foreign Direct Investment (FDI) in Vietnam during 1998-1999," Vietnam Social Sciences 3(77):32-43. 6.Vo Thanh Thu. 1999. "Tac Dong cua Cuoc Khung Hoang Tai Chinh Tien Te Chau A den Hoat Dong Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai O Viet Nam," (Impact of Asian Finanical Monetary Crisis on FDI in Vietnam) Vietnam Economic Review 1(55):38-43. 7.Vo Thanh Thu. 1999. "Tinh Hinh Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai tai Viet Nam trong Nam 1998 va Giai Phap Tang Cuong Thu Hut Von FDI," (Foreign Direct Investment in Vietnam in 1998 and Measures to Induce Foreign Investors) Vietnam Economic Review 5(59):25-0. 8. Michael Porter ,1996, Competitive Strategy, 9. Michael Porter , 1998, Competitive Advantage, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-T22.doc
Tài liệu liên quan