Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân

Tài liệu Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân: ... Ebook Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức lớn. Sau hơn 10 năm đổi mới hoạt động theo cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng đã không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nổi bật là đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt trong huy động vốn, phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân... Tuy nhiên, do mới chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động, còn thiếu hiểu biết và vận hành trong cơ chế thị trường nên các ngân hàng thương mại Việt nam đã không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập cả về xây dựng khuôn khổ pháp lý, kiện toàn tổ chức, đào tạo cán bộ, chất lượng hiệu quả trong quản lý cũng như trong kinh doanh... chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Vì vậy, để hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả thì một trong những mối quan tâm hàng đầu là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đang áp dụng trong các ngân hàng thương mại hiện nay tuy đã được nhà nước, ngành ngân hàng, từng ngân hàng thương mại và nhiều tập thể, cá nhân quan tâm, dày công nghiên cứu, áp dụng nhưng vẫn chưa thực sự hữu hiệu, cần được nghiên cứu bổ sung thêm. Nghiên cứu về các giải pháp để hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại là nhằm bảo vệ nền tảng của hoạt động ngân hàng, bảo vệ những thành tựu của ngân hàng Việt Nam trong gần 50 năm qua, bảo vệ niềm tin với khách hàng, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển ổn định, vững chắc, nâng cao vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì vậy đề tài về các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã và đang rất được nhiều người quan tâm. Với các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở trường, đặc biệt là trong thời gian thực tập thực tế tại Ngân hàng Quóc tế Chi nhánh Thanh Xuân, em nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân”. Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia làm ba chương: Chương 1: Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, và các cô, chú, anh, chị công tác tại Ngân hàng Quốc tế chi nhánh Thanh Xuân đặc biệt là các cán bộ, nhân viên phòng tín dụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại và quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam Ngày nay hệ thống ngân hàng thương mại là bộ phận không thể tách rời, tồn tại tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội. Trình độ phát triển của một hệ thống ngân hàng của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ, của các doanh nghiệp, của tầng lớp dân cư. Hình thức sơ khai của ngân hàng thương mại xuất hiện từ trước khi có chủ nghĩa tư bản, cùng với thời gian hính thức này ngày càng được hoàn chỉnh hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng thương mại được biết đến ngân hàngư một trung gian tài chính, một tổ chức kinh doanh tiền tệ.Trong nền kinh tế chỉ huy, mọi hoạt động đều do sự áp đặt của Nhà nước, hệ thống ngân hàng tồn tại dưới hình thức là hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó Nhà nước vừa quản lý vừa kinh doanh tiền tệ. Các ngân hàng hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước đề ra nên thường là ngân hàng thương mại đứng ngoài sản xuất và ít có tác động đến sản xuất. Gần đây các căn bệnh do tác động của quản lý ngân hàng yếu kém gây ra như quản lý sản xuất lỏng lẻo, định hướng đầu tư lệch lạc... là tiếng chuông cho các nước có nền kinh tế chỉ huy. Trước năm 1986, Việt Nam chỉ có một ngân hàng duy nhất - ngân hàng Nhà nước, vừa thực hiện chức năng phát hành tiền,quản lý về tín dụng, vừa cho vay tín dụng trực tiếp đối với các tổ chức kinh tế. Vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn ngân sách chuyển sang (30% vốn định mức của các xí nghiệp ) và một phần vốn nhàn rỗi trên các tài khoản thanh toán của các tổ chức kinh tế và vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm của dân chúng. Ngân hàng thực hiện cho vay hoàn toàn theo kế hoạch. Kế hoạch cho vay của ngân hàng có hai loại (kế hoạch cho vay trong định mức(phần 30% từ bộ tài chính chuyển sang ) và kế hoạch cho vay ngoài định mức khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn vượt định mức. Lãi suất cho vay trong định mức rất thấp và được hạch toán vào chi phí giá thành. Lãi suất cho vay ngoài định mức cao hơn và hạch toán vào lợi nhuận trước khi nộp thuế ngân sách. Từ tháng 7/1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới ngân hàng Nhà nước Việt nam coi đổi mới ngân hàng là một khâu đột phá trong cuộc đổi mới kinh tế với nội dung cơ bản là :tách ngân hàng Nhà nước (với hệ thống tổ chức 3 cấp quản lý theo hành chính nhà nước :trung ương, thành phố, quận huyện) thành 2 loại: Ngân hàng nhà nước, thực hiện phát hành tiền và quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện hạch toán độc lập. Thời kỳ từ 1987-1990 có 4 ngân hàng chuyên doanh thuộc kinh tế nhà nước: ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển. Các ngân hàng này có hệ thống từ 2 đến 3 cấp . Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có hệ thống 3 cấp :trung ương, các chi nhánh tỉnh, thành phố và chi nhánh quận huyện. Còn lại các ngân hàng khác có hệ thống 2 cấp: trung ương và các chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc khu vực. Từ giữa năm 1990, khi Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh về ngân hàng ( pháp lệnh về ngân hàng nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển và hợp tác xã tín dụng ) thì các ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và tăng đáng kể. Tháng 12/1997, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt nam đã được quốc hội thông qua, đề cập đến ngân hàng và các hoạt động của nó như sau : ” Ngân hàng là các pháp nhân kinh doanh tiền tệ có thể thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan “, “ hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán “. 1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại a. Huy động vốn Đây là nghiệp vụ cơ bản, đầu tiên chủ yếu của ngân hàng thương mại, mà qua các nghiệp vụ này thí các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại mới có khả năng thực hiện được .Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế qua các hình thức như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra khi cần thêm vốn, ngân hàng có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, các trái phiếu ngân hàng hay vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, ngân hàng phải thu hút vốn trên cơ sở vốn tự có. Vốn tự có được coi là nền tảng cơ bản để chống đỡ các rủi ro trong kinh doanh. Tỷ trọng giữa vốn huy động và vốn tự có được quy định cụ thể trong luật ngân hàng mỗi nước, ở Việt nam các ngân hàng thương mại không được phép huy động vốn quá 20 lần vốn tự có. b. Tín dụng và đầu tư Đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM cũng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho các NHTM. Để thực hiện nghiệp vụ này NHTM sử dụng phần lớn là số vốn mà ngân hàng huy động được từ nền kinh tế để cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế thông qua hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, đầu tư chứng khoán, góp vốn tham gia, hay tự đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận. Thông qua các nghiệp vụ này NHTM đã trở thành một trung gian tài chính hoàn hảo. Nó đã điều chuyển vốn cho nền kinh tế từ nơi có vốn sang nơi cần vốn thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn và sâu hơn. Thông qua các nghiệp vụ này ngân hàng làm cho tốc độ lưu thông tiền tệ tăng mạnh, nó góp phần đẩy nhanh qúa trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. Bên cạnh đó nó còn tác động tới lượng tiền mặt trong lưu thông cùng với chi phí lưu thông giảm một cách đáng kể và tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi một cách tối đa thông qua đó còn thực thi được chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của NHTM (chủ yếu hoạt động cho vay). Hoạt động này nó có liên quan mật thiết với các ngành, lĩnh vực, đối tượng mà ngân hàng cấp tín dụng. Do vậy rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM là rủi ro tiềm ẩn từ tất cả các ngành nghề các lĩnh vực mà ngân hàng cho vay. Chính vì vậy việc nghiên cứu rủi ro tín dụng hay rủi ro trong cho vay là vấn đề cấp bách luôn được các NHTM quan tâm: c. Các hoạt động khác Ngoài các nghiệp vụ cơ bản trên, ngân hàng thương mại còn tiến hành các hoạt động dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng như: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Dịch vụ môi giới và đại lý, uỷ thac mua bán chứng khoán. Dịch vụ bảo quản và quản lý tài sản, chứng từ có giá . Dịch vụ trung gian mua bàn trên thị trường ngoại hối . Thông qua các hoạt động này, ngân hàng nhận được khoản thu nhập dưới hình thức và hoa hồng. Có thể nói rằng, các nghiệp vụ của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau . Nghiệp vụ huy động vốn quyết định quy mô phạm vi hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở nguồn vốn được huy động. Ngiệp vụ trung gian phát triển sẽ thu hút được thêm nhiều khách hàng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động huy động tiền gửi và cho vay. Mỗi nfghiệp vụ đều là tiền đề, điều kiện để duy trì và phát triển các nghiệp vụ khác. Tuy nhiên, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ quan trọng quyết định kết quả kinh doanh cảu ngân hàng thương mại . Vai tṛ của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Tiền vừa là nguyên liệu vừa là giá trị phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Dưới nền kinh tế chỉ huy, mọi hoạt động của ngân hàng không có hiệu quả, các ngân hàng thương mại đứng ngoài sản xuất, tác động của ngân hàng tới nền sản xuất là rất yếu .Đã xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo do hậu quả hoạt động của ngân hàng không tốt gây ra như :khủng hoảng, lạm phát ... Mặc dù vậy ,ngân hàng vẫn giữ vai trò rất to lớn trong nền kinh tế thị trường .Cụ thể là: 1.1.3.1 Ngân hàng tạo ra tín dụng giúp cho nhà kinh doanh có điều kiện mở rộng sản xuất . Ngân hàng thương mại là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá ,thực hiện các nghiệp vụ của mình về tiền tệ tín dụng .Ngân hàng thương mại là nơi tích tụ và tập trung vốn ,nơi khơi dậy và thu hút mọi tiềm năng của xã hội, phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên .Do vậy giữa các ngân hàng và các nghành kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau .Trên cơ sở nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng phát sinh trong nền kinh tế mà ngân hàng huy động được ,ngân hàng tiến hành phân phối cho nhu cầu của nền kinh tế ,đáp ứng nhu cầu về vốn để mở rộng quá trình tái sản xuất .Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế hàng hoá luôn phải nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Phần lớn các doanh nghiệp khi mở rông sản xuất bao giờ cũng thiếu vốn. Ngân hàng là thị trường vốn bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài việc bổ sung vốn lưu động, ngân hàng còn cho vay đầu tư dài hạn, giúp cho họ hiện đại hoá các qui trình công nghệ. Như vậy ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. 1.1.3.2. Ngân hàng giúp cho các tổ chức sản xuất kinh doanh quản lý doanh nghiệp có hiệu quả. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Chúng ta biết rằng giá cả của hàng hoá cho vay chính là lãi suất tín dụng. Qua lãi suất tín dụng, ngân hàng thúc đẩy các đơn vị phải hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí, tăng khả năng sinh lời để có thể trả lãi vay ngân hàng mà đơn vị vẫn có lãi. Mặt khác qua việc thẩm định ngân hàng chỉ quyết định cho vay đối với những đơn vị có khả năng hoàn trả cả vốn và lãi, đơn vị nào hoạt động có hiệu quả thì cho vay nhiều và ngược lại. Như vậy một đơn vị muốn vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh trước hết phải xắp xếp tổ chức sản xuất kinh doanh tốt mới lấy được lòng tin của ngân hàng. 1.1.3.3. Ngân hàng khích lệ sự tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư. Lãi suất khích lệ các tổ chức kinh tế cũng như dân cư gửi tiền vào ngân hàng. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn có lợi nhuận lớn phải tiết kiệm tối đa chi phí mới đảm bảo trả được lãi vay ngân hàng. Như vậy lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đóng vai trò quan trọng trong tiết kiệm đầu tư và tiết kiệm tiêu dùng. 1.1.3.4. Ngân hàng giúp cho nền kinh tế phân bổ vốn giữa các vùng trong một quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Giữa các vùng trên lãnh thổ một quốc gia thường có sự phát triển kinh tế xã hội không đồng đều mà nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Nơi tài nguyên nghèo, địa hình hiểm trở xa xôi, khí hậu không thuận lợi để phát triển kinh tế thì nguồn vốn huy động tại chỗ ở địa phương từ sự tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế không được bao nhiêu để dùng vào đầu tư. Các ngân hàng thương mại thường được tổ chức theo hệ thống, trong đó Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại trung ương sẽ đứng ra điều hoà vốn từ nơi thừa (huy động mà không sử dụng hết) đến nơi thiếu đảm bảo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vùng, xoá dần sự khác biệt giữa các vùng trên lãnh thổ về kinh tế và xã hội. 1.1.3.5. Ngân hàng góp phần chống lạm phát và là một trong những công cụ quản lý Nhà nước có hiệu quả tạo nên sự công bằng và ổn định. Có hai con đường dẫn đến lạm phát, trong đó có một con đường qua lạm phát tín dụng. Ngân hàng với các biện phảp của mình đã ngăn chặn lượng tiền thừa vào lưu thông ,góp phần chống lạm phát .Ngân hàng với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng ,thông qua các nghiệp vụ của mình đã kiểm soát bằng tiền hoạt động của nền kinh tế. Ngân hàng xác định được hướng đầu tư vốn ,có biện pháp xử lý những biến động không hợp lý trong nền kinh tế, kiểm soát quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm xã hội. Ngoài ra, ngân hàng là cơ quan quản lý tiền tệ nên thông qua nghiệp vụ của mình ,điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền. 1.1.3.6. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa trong nước và thế giới bên ngoài tạo nên môi trường quyết định phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan . Trong điều kiện hiện nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, nền kinh tế đóng nhường bước cho kinh tế mở. Vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất nhập khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tóm lại, trong nền kinh tế hiện đại do áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ tin học, không gian và thời gian đã thay đổi. Vốn cho sản xuất ở mỗi nước không còn khả năng tự lực cánh sinh mà còn phải có sự hoà nhập với thị trường vốn thế giới. Ngân hàng thương mại chính là cầu nối cho thị trường trong và ngoài nước. Như vậy nó không chỉ là "Bà đỡ" cho sản xuất hàng hoá mà nó còn chính là trái tim luôn cung cấp máu cho mọi tế bào của đời sống kinh tế. 1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm rủi ro Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “ rủi ro “ theo các cách khác nhau. Frank Knight , một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được “. Alain Willet cho rằng ” rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi “. Còn Irving Perfer lại nói “ rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất “. Một nhà kinh tế học người Anh là Marilic Hurt Carty quan niệm “ rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được “. Theo ông “ kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biên cố riêng biệt trong qua skhứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai. Như vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc khoong mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được. Chính vì rủi ro gây ra mất mát thiệt hại nên không ai mong đợi. Song rủi ro là những bất trắc vì thế không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người . Tuy nhiên rủi ro lại có thể đo lường được và đây chính là cánh cữa hé mở cho các nhà kinh doanh đi vào thế giới rủi ro để tìm kiếm vận may. Canh tranh là đặc tính cố hữu của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh thường mang lại rủi ro cho 1 bên nhất định. Vậy muốn thắng lợi trong cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển, các nhà kinh doanh phải tiên lượng trước xem cái gì đang chờ đón để có được những giải pháp ngăn ngừa, chấp nhận rủi ro ở mức hợp lý chứ không phỉa run sợ, né tránh rủi ro. 1.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Đối với bản thân ngân hàng Rủi ro xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, lợi nhuận ngân hàng, thậm chí ngân hàng phải lấy vốn tự có của mình để bù đắp các khoản thiếu hụt do rủi ro gây ra, lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng kém đi và lòng tin của khách hàng không còn nữa, người gửi tiền muốn rút tiền đề tránh rủi ro cho chính bản thân họ và người vay không muốn vay ở đó nữa, họ chuyển sang ngân hàng khác. Vì vậy, khi rủi ro ở mức nhỏ, ngân hàng có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh hoặc bị lỗ, nhưng rủi ro ở mức độ nghiêm trọng, nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn ngân hàng đến bờ vục của sự phá sản. Như vậy rủi ro có thể làm đảo lộn thành quả hoạt động nhiều năm, thậm chí trở thành vấn đề sống còn của ngân hàng. 1.2.2.2 Đối với nền kinh tế Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng với tư cách là trung gian của đời sống kinh tế, nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức kinh tế, vì vậy kinh doanh ngân hàng gặp phải rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội .Rủi ro làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, từ đó ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với người cho vay. Vì vậy, xét trong nền kinh tế, rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hoá không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới một chừng mực nào đó làm giá cả hàng háo tăng vọt, đó chính kà một trong những nguyên nhân của lạm phát. Mặt khác, các ngân hàng thường lập một hệ thống chặt chẽ có mối liên hệ với nhau, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống ngân hàng, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mọi hoạt động thanh toán giao dịch của khách hàng đều được thực hiện qua ngân hàng, các doanh nghiệp sống chủ yếu nhờ vốn ngân hàng, nên khi ngân hàng gặp rủi ro lớn có thể gây chậm trễ trong công tác thanh toán của khách hàng, làm cản trở trực tiếp quá trình chu chuỷen vốn, tất yếu làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.3 Đối với khách hàng Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác nếu rủi ro xảy ra đối với chính khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối với ngân hàng. Khi đó khách hàng cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu gây trì hoãn cho quá trình sản xuất. Đông thời, nếu rủi ro lớn, chính họ sẽ bị phá sản. 1.2.3 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Không một loại hình doanh nghiệp nào mà không phải đối đầu với nguy cơ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng với các dặc điểm, đặc thù của ngân hàng thương mại có thể kết luận hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng của ngân hàng gặp phải nguy cơ rủi ro cao hơn cả. Người ta có thể khái quát các loại rủi ro của một ngân hàng thương mại như sau: Sơ đồ 1 : rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Rủi ro tổng hợp Rủi ro tín dụng Rủi ro lãi suất Rủi ro nguồn vốn Rủi ro hối đoái Rủi ro trong thanh toán Rủi ro thuần tuý Rủi ro mất khả năng thành toán (rủi ro vỡ nợ) 1.2.3.1 Rủi ro tín dụng Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng. Một số ý kiến cho rằng ”rủi ro tớn dụng là rủi ro phỏt sinh khi đối tác tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng”. Tức là người đi vay không thể thực hiện đúng thời hạn và các điêu kiện kinh doanh khác của hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính. Cũng cú ý kiến cho rằng “rủi ro tớn dụng khụng chỉ dừng lại ở việc liệt kờ đơn thuần về những việc đó xảy ra mà cũn bao gồm cả những thiệt hại mà những điều đó xảy ra mang lại”. Theo đó, khi nói tới rủi ro tín dụng có nghĩa là nói tới những khoản cho vay bị mất- không thể thu hồi. Tuy nhiờn ý kiến chung nhất cho rằng: ”rủi ro trong đó người đi vay không trả đầy đủ lói hoặc gốc hoặc cả hai theo đúng cam kết hoặc mất khả năng trả nợ gây nên tổn thất cho Ngân hàng”. 1.2.3.2 Rủi ro nguồn vốn Loại rủi ro thường xảy ra do thừa hoặc thiếu vốn. a. Rủi ro do thừa vốn (rủi ro do bị đọng vốn) Một trong những khoản mục cầu thành nên những nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại là nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh doanh, cá nhân mà ngân hàng có thể nhận được. Đây chính là nghiệp vụ huy động vốn và sẽ là vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng . Vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ. Nếu vì lý do nào đó, nguồn vốn bị ứ đọng, không thể cho hoặc không thể chuyển sang các loại tài sản Có khác để sinh lời thì sẽ dẫn đến tồn đọng số tiền dự trữ quá mức không sinh lãi mà đến kỳ hạn thì vẫn phải trả lãi cho số vốn huy động, vẫn phải trang trải chi phí nghiệp vụ... và kết quả là sự thua lỗ trong kinh doanh. Nếu tình trạng này kéo dài mà ngân hàng không khắc phục thì sẽ dẫn đến đóng cửa ngân hàng. Nguyên nhân đãn đến thừa vốn là do cơ cấu lãi suất không hợp lý, tình hình kinh tế xã hội không ổn định, công tác tiếp thị, thu hút ngân khách hàng kém hiệu quả... Vì vậy để khắc phục loại rủi ro này ngân hàng phải tìm kiếm biện pháp ngăn chặn từ các nguyên nhân trên. b. Rủi ro do thiếu vốn Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư, thậm chí không đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Rủi ro này phát sinh từ chức năng chuyển hoá các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra có thể vì lý do nào đó về chính trị, biến động giá cả, uy tín ngân hàng giảm sút mà hàng loạt khách hàng đồng loạt rút tiền, vượt quá khả năng quỹ bảo đảm thanh táon khiến co ngân hàng không đủ tiền để chi trả tại một thời điểm. Trường hợp này ngân hàng bị thiệt hại do mất tiền lãi hoặc chi phí cho việc thu lại các món vay chưa đến hạn, bán lại các chứng khoán, vay tái chiết khấu ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác, hậu quả nặng hơn, có thể vỡ nợ. 1.2.3.3 Rủi ro lãi suất Lãi suất là “chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào đó”. Trong cơ chế thị trường, lãi suất của ngân hàng thương mại được hình thành trên cơ sở lãi suất thị trường nên luôn biến động. Hiện tượng này có thể gây ra tổn thất cho các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, khi ngân hàng đã kí một hợp đồng cho vay với một kì hạn lãi suất cố định nhưng sau đó lãi suất thị trường lại tăng lên hoặc khi ngân hàng đã nhận khoản tiền gửi với lãi suất cố định song lãi suất thị trường lại giảm xuống thì ngân hàng đều phải chịu rủi ro do các chênh lệch biến động lãi suất đó. Ngoài ra sự giảm sút giá trị đồng tiền trong thời gian cho vay sẽ dẫn đến tình trạng mặc dù lãi suất cho vay không thay đổi nhưng lãi suất thực tế sẽ giảm sút. Giá trị thực tế vốn và lãi ngân hàng thu về thấp hơn so với vốn ban đầu bỏ ra. Rủi ro càng làm cho kinh doanh ngân hàng bị thua lỗ. 1.2.3.4 Rủi ro hối đoái Xuất phát từ định nghĩa “tỷ giá hối đoái là giá cả một đồng tiền tính ra một đồng tiền khác” nên tỷ giá cũng là một loại giá cả và cũng luôn biến động. Rủi ro hối đoái sảy ra khi tỷ giá hôi đoái biến động, ngân hàng nắm giữ các chứng khoán, các khoản vay mượn ngaọi tệ, hoặc giữ ngoại tệ tiến mặt có thể gặp rủi ro khi tỷ giá biến động theo hướng bất lợi. 1.2.3.5 Rủi ro trong thanh toán Rủi ro phát sinh trong quá trình thanh toán có thể do sai sót nghiệp vụ, bị lợi dụng trong thanh toán điện tử, thanh toán séc hoặc trong trường hợp ngân hàng đã thanh toán trước nhưng có thể sẽ không nhận được tiền từ bên đối tác. 1.2.3.6 Rủi ro thuần tuý Đó là loại rủi ro do thiên tai gây ra như bão lụt, động đất, hoả hoạn, hoặc các rủi ro do bị trộm cắp, lừa đảo, tệ nạn tham nhũng dẫn đến thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngân hàng. Tuy nhiên bằng các biện pháp bảo hiểm và bảo vệ sẽ phần nào hạn chế được những thiệt hại khi rủi ro này xảy ra. 1.2.3.7 Rủi ro do mất khả năng thanh toán (rủi ro vỡ nợ) Đây là loại rủi ro riêng có và liên quan dến sự sống còn của một ngân hàng. Rủi ro nay thường là hậu của một hoặc nhiều rủi ro nói trên. Ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán, thậm chí thâm hụt cả vốn tự có ít ỏi dẫn đến vỡ nỡ phá sản ngân hàng. Sự phá sản của một ngân hàng có nguy cơ kéo theo sự phá sản hàng loạt ngân hàng như hiện tượng ở Mỹ trong nhưng năm 30, những năm 80,... hoặc sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng ở nước ta nhẵng năm cuối thập kỉ 80 vừa qua. 1.3 RỦI RO TÍN DỤNG Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận lớn nhất nhưng đồng thời mang lại rủi ro nặng nề nhất cho ngân hàng thương mại. Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động phi sản xuất cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Chính vì tín dụng ngân hàng tham gia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗi ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân hàng mang tính tổng hợp và khả năng xuất hiện là lớn hơn các ngành khác. Ngân hàng thương mại không chỉ chịu rủi ro trong việc lựa chọn khách hàng mà còn chịu rủi ro của khách hàng rủi ro tín dụng xảy ra khi bên vay trong giao dịch không thực hiện đươc theo thời gian và điều kiện hợp đồng làm người cho vay phải chịu tổn thất tài chính Khái niệm rủi ro tín dụng Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng đầu tư . Thông thường đối với các ngân hàng trên thế giới nó mang lại 2/3 phần thu nhập, còn ở Việt nam là 90 % thu nhập của ngân hàng thương mại. Tuy mang lại nhiều thu nhập nhưng trong lĩnh vực này nếu gặp rủi ro thì hậu quả lại rất lớn, nhiều khi dẫn đến một ngân hàng. “Các khoản tiền cho vay có xác suất vỡ nợ cao hơn các tài sản có khác nên ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ vào các món cho vay “. Bất cứ một rủi ro nào của người đi vay đều có thể đưa đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy quản lý và ngăn ngừa rủi ro tín dụng là công việc khó khăn và phưc tạp không chỉ là riêng trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Muốn phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhất thiết phải có sự phối hợp giữa các ngành, phải có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu cả về môi trường kinh tế, cơ chế nghiệp vụ, công tác tổ chức, đào tạo cán bộ... và các nguyên tắc thực thi các giải pháp đó. Dṍu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong các khoản cho vay có vấn đề, được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động tín dụng người ta cũng rút ra một số dấu hiệu cơ bản chỉ khó khăn tài chính của người đi vay và chính đó là những cảnh báo đối với cán bộ tín dụng, với ngân hàng. Ví dụ như - Việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp ngân hàng hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh năng lực tài chính của người đi vay, báo hiệu khả năng hoàn trả các khoản nợ. Việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những dấu hiệu không bình thường. Vì vậy, doanh nghiệp không muốn ngân hàng biết sớm về sự sút năng lực tài chính của mình. - Gia tăng bất bình thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các khoản nợ Định mức tồn kế hoạch nguyên liệu, hàng hoá hợp lí là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, song nếu mức tồn kho vượt quá mức giới hạn cho phép chứng to khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là không bình thường. Sự gia tăng hàng tồn kho như giá cả, chất lượng, chủng loại hàng hoá ... dẫn đến doanh thu, thu nhập kém. Đồng thời với sự gia tăng tồn kho, giảm sút doanh thu thì các khoản vay cũng gia tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm sút làm cho khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn. - Giảm bất thường giá bán Điều này nếu không nằm trong chiến lược marketing của doanh nghiệp thì tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. - Hoàn trả nợ vay và lãi không đúng hạn Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì luân chuyển vốn cũng mất ổn định dẫn đến khả năng thanh toán gặp nhiều khó khăn không thể hoàn trả nợ vay và lãi chi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và mức độ ngày càng lớn thì đây chính là dấu hiệu ._.rõ ràng nhất của rủi ro tín dụng. Ngoài các dầu hiệu trên thì còn rất nhiều yếu tố khác như doanh nghiệp thay đổi tổ chức, công nhân không có việc làm hay quan hệ giữa ngân hàng và người vay trở nên kém thân thiện... cũng là những dấu hiệu của rủi ro tín dụng, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải sát với thực tiễn và có những biện pháp thích hợp làm giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Chỉ tiêu rủi ro tín dụng a. Tỷ lệ nợ quỏ hạn Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ mà người vay không có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn như đó cam kết với Ngõn hàng khi mà đến hạn trả nợ. Khi đến hạn người vay không trả được nợ cho Ngân hàng thỡ Ngõn hàng chuyển khoản nợ này từ nợ trong hạn sang nợ quỏ hạn. Người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quỏ hạn để xem xét mức độ rủi ro tín dụng: Nợ quỏ hạn Tỷ lệ nợ quỏ hạn = Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quỏ hạn càng cao thỡ mức độ rủi ro tớn dụng của Ngõn hàng càng cao. Hiện nay nhiều nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn < 5% là mức có thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam và nó được coi là ngưỡng an toàn đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng và của nền kinh tế. Tuy nhiên do dư nợ quá hạn và tổng dư nợ chỉ được đo tại một thời điểm, chính vỡ vậy tỷ lệ nợ quỏ hạn nhiều khi chưa thể phản ánh đúng thực chất chất lượng tín dụng của Ngân hàng. b. Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ nhóm 3,4,5 Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ Dư nợ tại một NHTM được chia thành năm loại: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn. Đây là các khoản nợ mà khách hàng có tỡnh hỡnh kinh doanh tốt, ổn định và có lói, trả nợ đầy đủ đúng hạn. Nhúm 2:Nợ cần chỳ ý: Bao gồm cỏc khoản nợ dưới 90 ngày. Đây là những khoản nợ có kỳ hạn trả nợ chưa thực sự thích hợp với khả năng trả nợ hoặc khoản nợ có mức độ rủi ro cao hơn bỡnh thường. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ từ 90- 180 ngày. Đây là khoản nợ của khách hàng có tỡnh hinh kinh doanh thua lỗ, khả năng trả nợ đang gặp khó khăn, đang muốn gia hạn nợ, đảo nợ hoặc nợ khoanh. Nhúm 4: Nợ nghi ngờ: bao gồm cỏc khoản nợ từ 181 – 360 ngày. Đây là khoản nợ của những khách hàng có tỡnh hỡnh kinh doanh thua lỗ nghiờm trọng, vốn chủ sở hữu õm. Nhúm 5: Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợquá hạn > 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5: c. Tỷ lệ dự phũng rủi ro tớn dụng Dự phũng rủi ro Tỷ lệ dự phũng rủi ro tớn dụng = Tổng dư nợ Dự phũng rủi ro là khoản tiền đó trớch lập để dự phũng cho những tổn thất cú thể xảy ra do khỏch hàng hoặc đối tác của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ cam kết. Nếu Ngõn hàng trớch lập quỏ nhiều dự phũng rủi ro sẽ làm tăng chi phí, do vậy mà lợi nhuận bị suy giảm. Tỷ lệ này cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng là không tốt. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phũng rủi ro đối với các nhóm nợ như sau: Nhúm 1: 0% Nhúm 2: 5% Nhúm 3: 20% Nhúm 4: 50% Nhúm 5: 100% Số tiền dự phũng cụ thể được tính theo công thức: R = Max{0;(A-C)}ìr Trong đó: R: số tiền dự phũng cụ thể phải trớch A: giỏ trị của khoản nợ C: giá trị cửa tài sản đảm bảo R: tỷ lệ trớch lập dự phũng cụ thể Bảng 1 : Những biểu hiện của một khoản tín dụng có vấn đề và một chớnh sỏch tớn dụng kộm hiệu quả(trang bờn) Cỏc biểu hiện của khoản tín dụng có vấn đề Cỏc biểu hiện của chớnh sỏch tớn dụng kộm hiệu quả 1. Trả nợ vay không đúng kỳ hạn 1. Lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro 2. Thường xuyên thay đổi kỳ hạn, gia hạn tín dụng 2. Chính sách cho vay phụ thuộc vào những điều kiện có thể xảy ra trong tương lai 3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thỡ nợ gốc giảm xuống một ớt) 3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trỡ số tiền gửi lớn 4. Lói suất tớn dụng cao khụng bỡnh thường 4. Thiếu kế hoạch rừ rang để thanh lý từng khoản tín dụng 5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bỡnh thường 5. Tỷ lệ tớn dụng cao cho khỏch hàng cú trụ sở ngoài lónh địa hoạt động 6. Hệ số đũn bảy tăng cao (tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu) 6. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ thiếu sót và không đồng bộ 7. Thất lạc hồ sơ 7. Tỷ lệ cho vay nội bộ cao 8. Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp 8. Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cho khách hàng vay để giữ chân) 9. Dựa vào đánh giá lại để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng 9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ 10. Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền 10. Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện của môi trường kinh tế. 11. Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (như bán nhà xưởng thiết bị máy móc…) 1.3.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng a. Nguyên nhân từ phía khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu, giá cả thị trường... nên cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý như thiên tai, trộm cắp… có khi do giá cả thay đổi, khả năng quản lý kém, sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước... dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho KD gặp khó khăn thua lỗ,thậm chí phá sản .Đồng thời hoặt động KD của các doanh nghiệp cũng không thể thoát ly khỏi mối quan hệ với NH. Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộng hưởng rủi ro của các doanh nghiệp. Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làn hai trường hợp lớn. Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian lận. * Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng Điều này được thể hiện qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản. Doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính không chính xác,cố ý đưa ra số liệu sai sự thật ,phản ánh không đúng thực trạng SXKD và tình hình tài chính của đơn vị. Những món cho vay trên cơ sở nnhững thông tin giả như vậy dễ đưa đến rủi ro cho NH. Bên cạnh đó lợi dụng khe hở về giấy tờ sở hữu tài sản, doanh nghiệp có thể đem thế chấp một tài sản ở nhiều ngân hàng khác nhau.Khi không thu được nợ,các NHTM phát mãi tài sản thì mới biết bị lừa. Ngoài ra, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ. Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua sắm tài sản cố định và bất động sản. Việc giá nhà đất đột ngột giảm xuống làm doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thua lỗ nặng không thể trả được nợ ngân hàng. Ngân hàng có phát mại tài sản thế chấp đi nữa cũng không đủ khoản cho vay vì tài sản thế chấp cũng là nhà đất nên cũng giảm giá trị. Việc khách hàng gian lận gây ra rủi ro cho ngân hàng còn thể hiện qua những hoạt động của người đi vay có tư cách kém như cố tình không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn. * Khách hàng không gian lận Không chỉ khi khách hàng có ý không tốt ngân hàng mới gặp rủi ro mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro tín dụng. Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây: - Do thông tin tín dụng không đầy đủ. Ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng. - Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế. Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhều khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không. - Ngân hàng quá trú trọng về lợi tức, đặt mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao. - Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh ở đây có thể hiểu rằng ngân hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ... nhằm lôi kéo khách hàng. - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên. Nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế. Do vậy, hoạt động sai sót, không nắm bắt kịp thời các khoản cho vay có vấn đề. c. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh * Môi trường kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại ... Chỉ cần chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đằn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản. * Môi trường pháp lý Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay ní cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM. d. Nguyên nhân từ môi trường xã hội Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các ngân hàng. Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiệi đại của những nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài, đầu tư hoặc vay tiền của nước ngoài... Tất cảc các hoạt động đó tạo nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mối quốc gia. Những thay đổi về chính trị rết có thể dẫn đến sự biíen động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá,dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại. 1.3.4 Họ̃u quả rủi ro tín dụng Đối với nền kinh tế Hoạt động Ngân hàng có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của nền kinh tế, vỡ vậy khi một Ngõn hàng gặp phải rủi ro tớn dụng hay phỏ sản thỡ kộo theo người gửi tiền ở các Ngân hàng khác ồ ạt đến Ngân hàng của họ để rút tiền, làm cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn. Sự hoảng loạn của các Ngân hàng sẽ làm cho nề kinh tế bị suy thoái: giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng lên, xó hội mất ổn định. Rủi ro của một nước lại ảnh hưởng đến các nước trong khu vực rồi lan rộng ra toàn thế giới. Cú thể thấy biểu hiện rừ của điều này thông qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 xuất phát từ Thái Lan, hay cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ năm 2001- 2002. Đối với Ngân hàng Khi gặp rủi ro tín dụng Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đó cấp và lói cho vay, nhưng Ngân hàng vẫn phải trả khoản lói cho tiền huy động khi đến hạn. Điều này làm cho Ngân hàng mất cân đối trong thu chi. Khi không thu được nợ thỡ vũng quay vốn tớn dụng giảm làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không có hiệu quả. Khi gặp rủi ro tín dụng Ngân hàng thường rơi vào tỡnh trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lũng tin ở người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng. Đối với nhân viên do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả ;ương cho nhân viên, vỡ vậy những người có năng lực sẽ chuyển sang các tổ chức khác làm việc, càng gây thêm nhiều khó khăn cho Ngân hàng. Túm lại rủi ro tớn dụng của một Ngõn hàng diễn ra ở nhiều góc độ khác nhau: nhẹ nhất là làm cho Ngân hàng bị giảm lợi nhuận không thu hồi được lói cho vay, nặng là làm cho Ngõn hàng khụng thu hồi được vốn, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến Ngân hàng bị thua lỗ và mất vốn, tỡnh trạng này kộo dài làm cho Ngõn hàng cú thể sẽ bị phỏ sản gõy hậu quả nghiờm trọng cho Ngõn hàng và nền kinh tế. Chớnh vỡ điều này đũi hỏi cỏc nhà quản trị Ngõn hàng phải hết sức thận trọng cú những biện phỏp thớch hợp để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi cho vay. Sự cần thiết phải pḥng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng *Đối với bản thân ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu nhập giảm.Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn..Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán,rủi ro tín dụng khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng.Nếu rủi ro xảy ra mức độ quá lớn,nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất yếu sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng. *Đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác.Vì vậy,kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro.Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH THANH XUÂN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 2.1.1 Quá tŕnh h́nh thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế – VIB) được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế (VIB) bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam. VIB đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, VIB đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam. VIB cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định. Đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của VIB là 2.000 tỷ đòng. Tổng tài sản đạt gần 40.000 tỷ đồng. VIB luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Đến thời điểm này, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có trên 100 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh,… và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với phương châm “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn!”, VIB không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ công nhân viên ngân hàng và của các cổ đông. Ngày 21/4/2008, VIB khai trương VIB Thanh Xuân ( trước đây là VIB Chợ Mơ) tại địa chỉ 183 Trường Chinh, Hà Nội. Lãnh đạo VIB cho biết trong thời gian tới VIB sẽ tiếp tục mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với mong muốn sẽ là người bạn đồng hành, đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tiện ích nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng quốc tế chi nhánh Thanh Xuân Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức VIB Thanh xuân 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng quốc tế chi nhánh Thanh Xuân 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng.Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn.Các hình thức huy động cũng được phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Biểu đồ 1tổng vốn huy động(Đơn vị: tỷ đồng) Tuy điều kiện huy động vốn có các yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao ( 12,63%) đã gây tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tằng từ 1,5-2 lần làm tăng chí phí huy động vốn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và vàng cạnh tranh trực tiếp trong việc huy động vốn đan cư và sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh nhưng hoạt đôngh huy động vốn của VIB nói chung và VIB Thanh Xuân nói riêng vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp, với thương hiệu VIB và các chương trình khuyến mại, với tính linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động của các khối kinh doanh đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm qua. Biểu đồ 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động Tỷ trọng tiền gửi của các TCKT vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động, điều này chứng tỏ VIB Thanh Xuân đã có được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp. Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo cũng như các cán bộ trong chi nhánh, VIB Thanh Xuân đã tạo được lòng tin nơi khác hàng và hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng được nâng cao. 2.1.3.2 Hoạt động cho vay Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì trong năm 2007. Tổng dư nợ đạt 182 tỷ đồng vượt 2,8% so với kế hoạch, tăng 18% so với cuối năm 2006. Trong đó, dư nợ của các tổ chức kinh tế đạt 127 tỷ đồng ( chiếm 69.8% trên tổng dư nợ) và dư nợ của cá nhân là 55 tỷ đồng ( chiếm 30.2% trên tổng dư nợ). Biểu đồ 3 : tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ(Đơn vị: tỷ đồng) 2.1.3.3 Các hoạt động khác a. Hoạt động đầu tư Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 có những bước thăng trầm, cùng với những đợt IPO lớn của Bảo Việt, PVFC, VCB,… nhưng nhìn chung đã có sự tăng trưởng tốt. Để nắm bắt cơ hội đầu tư trên thị thường, VIB đã tổ chức, xây dựng lại Phòng Đầu tư và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Trong năm qua, bộ phận đầu tư đã từng bước xây dựng và quản lý danh mục đầu tư theo hướng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, thường xuyên theo dõi và đánh giá danh mục đầu tư, tiến hành rút vốn ở một số khoản mục đầu tư có thời gian đầu tư lâu để xác định lợi nhuận. Chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và đề xuất đầu tư… b. Phát triển dịch vụ Với nhận thức sâu sắc về thu dịch vụ là nguồn thu có rủi ro thấp và bền vững trong hoạt động ngân hàng, trong năm 2007, công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đã được Ban Điều hành quan tâm, thúc đẩy và được quán triệt tới từng đơn vị trong Hệ thống VIB nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về cả chất lượng và số lượng. để thu hút doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ ngân hàng, VIB đã tổ chức nhiều hoạt động như: Hội thảo về Dịch vụ Chìa khóa thuế và Xuất nhập khẩu A-Z, Hội thảo UCP600, Hội thảo giới thiệu dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu, Hội thảo chính sách tín dụng ngành Inox. Năm 2007 được coi là năm bội thu của kiều hối khi lượng tiền chuyển về Việt Nam đạt gần 10 tỷ USD, tăng 166% so với năm 2006. Hiện tại, VIB đã hợp tác với hơn 10 công ty chuyển tiền nhanh trong đó nổi bật là MoneyGram, Coinstar Money Transfer, VIB đã triển khai hình thức chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản mở tại bất kỳ ngân hàng nào trong nước và đã thu được những kết quả rất tốt trong năm 2007. c. Kinh doanh thẻ VIB đang là 1 trong 7 ngân hàng thương mại cổ phần có đủ năm lực công nghệ và hệ thống để độc lập phát hành thẻ. Tuy mới ra đời từ tháng 5/2006, Trung tâm thẻ của VIB đã là thành viên chính thức của tổ chức phát hành thẻ quốc tế là VISA Card, MASTER Card và liên minh thẻ Vietcombank. 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 2.2.1 T́nh h́nh hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hoạt động tín dụng của VIB Thanh Xuân vẫn tăng trưởng đều qua các năm, điều này có được là do sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám đốc cũng như sự nỗ lực tập thể cán bộ trong chi nhánh. Tình hình tín dụng tại chi nhánh Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 93 100% 101 100% 182 100% 1.Theo thời gian Ngắn hạn 22 23.7% 18 17.8% 25 13.7% Trung dài hạn 71 76.3% 83 82.2% 157 86.3% 2.Theo loại tiền VNĐ 82 89.2% 86 85.1% 165 90.7% Ngoại tệ quy đổi 11 10.8% 15 14.9% 17 9.3% Bảng 3 : tình hình tín dụng chi nhánh (Đơn vị: tỷ đồng) Biểu đồ tình hình tín dụng tại chi nhánh Biểu đồ 4 : tình hình tín dụng chi nhánh (Đơn vị: tỷ đồng) 2.2.2 T́nh h́nh nợ quá hạn và nợ xấu 2.2.2.1 Nợ quỏ hạn Qua những số liệu phõn tớch về tỡnh hỡnh tớn dụng tại chi nhỏnh ta cú thể thấy tỡnh hỡnh tớn dụng tại chi nhỏnh mặc dự cú những biến động nhưng về cơ bản đang dần đi vào ổn định và cơ cấu tín dụng ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên để xét xem chất lượng tín dụng có thực sự tốt hay không thỡ cũn cần phải đề cập đến mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua chỉ tiêu về nợ quá hạn. Nợ quỏ hạn được hiểu là tất cả các khoản vay đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không trả nợ. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà một trong số đó là quá hạn thỡ cỏc khoản vay khỏc dự chưa đến hạn thanh toán cũng bị tính vào nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn được giữ ở mức dưới 5% đây là một tỷ lệ nợ quá hạn tốt đối với một ngân hàng thương mại. VIB Thanh Xuân được đánh giá là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất trong hệ thống ngân hàng. Đây là một cố gắng rất lớn của toàn bộ đội ngũ cán bộ tín dụng cũng như nhân viên các bộ phận khác của VIB Thanh Xuân trong những năm qua. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ 79 82 93 101 182 Nợ quá hạn 2.8 3.1 3.6 4.6 4.3 Tỉ lệ nợ quá hạn/dư nợ 3.54% 3.78% 3.87% 4.55% 2.36% Bảng 4: Dư nợ và nợ quá hạn (Đơn vị :tỷ đồng) Trong 5 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được giữ ở mức an toàn. Nợ qúa hạn năm 2007 là 4,3 tỷ đồng giảm tuyệt đối là 0,3 tỷ đồng, giảm tương đối là 6,52% so với năm 2006. Đây là nỗ lực, cố gắng tuyệt vời của tập thể cán bộ tín dụng trong năm 2007. Mặt khác, cũng là sự cố gắng vượt bậc của các khách hàng của ngân hàng. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ là 2,36%, thấp nhất trong 5 năm (năm 2003 là 3,54%; năm 2004 là 3,78%; năm 2005 là 3,87%; năm 2006 là 4,55%). Điều đó cho thấy, trong năm qua chất lượng tín dụng của VIB Thanh Xuân đã tăng lên đáng kể. Đạt được kết quả này ta có thể đưa ra một số nguyên nhân sau: + Do trong năm qua nền kinh tế của thủ đô Hà nội nói riêng và cả nước nói chung có những chiều hướng phát triển vững chắc. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã từng bước tháo gỡ được khó khăn, từng bước vươn lên trong công cuộc đổi mới. Hơn nữa, năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của ngành tài chính ngân hàng. + Thứ nữa, là do sự đổi mới trong phong cách, thái độ của các cán bộ tín dụng đối với các khách hàng của ngân hàng, tạo ra cho họ những thiện chí đối với ngân hàng. Đó cũng là sự tích cực của các cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát khách hàng, tích cực đôn đốc họ trong việc trả nợ đúng thời hạn. Ta sẽ phõn tớch nợ quỏ hạn theo một số tiờu chớ sau: a. Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay 2003 2004 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 2.8 100 3.1 100 3.6 100 4.6 100 4.3 100 NQH ngắn hạn 1.82 65.00 2.31 74.52 2.25 62.50 2.91 63.26 3.11 72.33 NQH trung dài hạn 0.97 34.64 0.77 24.84 1.32 36.67 1.67 36.30 1.16 26.98 NQH khác 0.01 0.36 0.02 0.64 0.03 0.83 0.02 0.44 0.03 0.69 Bảng 5 : nợ quá hạn theo thời hạn cho vay Theo bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ quá hạn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thuận với nó là tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn luôn ở mức cao. Trong khi đó, nợ quá hạn trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Từ năm 2005, nợ quá hạn trung và dài hạn có xu hướng tăng so với những năm trước. Đặc biệt là trong năm 2006, nợ quá hạn trung và dài hạn tăng so với năm 2005. Tuy nhiên, bước sang năm 2007, tỷ lệ này giảm đi đáng kể, điều này cho thấy chất lượng tín dụng trung và dài hạn của VIB Thanh Xuân ngày càng được cải thiện đáng kể. Các loại nợ quá hạn khác chỉ chiếm một phần nhỏ không đáng kể. Trong những năm vừa qua, nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ tín dụng VIB Thanh Xuân chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện qua từng năm. Là tiền đề quan trọng mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. b. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng NQH 3.6 100 4.6 100 4.3 100 NQH-KTQD 2.35 65.28 2.65 57.61 1.59 36.98 NQH-KTNQD 1.25 34.72 1.95 42.39 2.71 63.02 Bảng 6 nợ quá hạn thoe thành phần kinh tế Nhìn vào cơ cấu nợ quá hạn của VIB Thanh Xuân theo thành phần kinh tế, nhận thấy rằng, tỷ trọng nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh trong tổng nợ quá hạn giảm dần qua từng năm. Doanh số nợ quá hạn của thành phần kinh tế quốc doanh trong năm 2007 chỉ còn 1,59 tỷ đồng (năm 2006 là 2,65 tỷ đồng) giảm 40% so với năm 2006. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong sản xuát kinh doanh của các thành phần kinh tế quốc doanh trong những năm qua. Sự cố gắng của kinh tế quốc doanh trong những năm qua cũng cho thấy họ vẫn là khách hàng chủ chốt, đầy uy tín của VIB Thanh Xuân. Trong khi đó, tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng lên trong từng năm (năm 2007 bằng 63.02%, năm 2006 bằng 42,39% và năm 2005 bằng 34,72% tổng nợ quá hạn). Trong những năm qua, mặc dù khách hàng của chi nhánh thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn không được hiệu quả, nhưng đã có những cố gắng trong việc thanh toán các khoản nợ tín dụng đối với VIB Thanh Xuân. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, kinh tế quốc doanh vẫn là khu vực ưu tiên của Nhà nước. Do đó, thành phần kinh tế này là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong những năm trước mắt. Tuy vậy, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại chưa được quan tâm một cách đúng mức. Bởi thành phần kinh tế này cũng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế, tào công ăn việc làm cho dân cư. Do vậy, trong những năm tới, chi nhánh nên đặc biệt chú ý đến thành phần kinh tế này, do nó rất năng động và phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay. Nếu được sự quan tâm của Nhà nước, cũng như của chi nhánh hơn nữa chắc chắn thành phần kinh tế này sẽ làm ăn có hiệu quả. Và điều tất yếu là chất lượng tín dụng của chi nhánh đối với thành phần kinh tế này sẽ được nâng cao. c. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi. Tình hình cụ thể được phản ánh qua bảng dưới đây Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng nợ quá hạn 3.6 100 4.6 100 4.3 100 Nợ quá hạn dưới 180ngày (NQH bình thường) 2.3 63.89 2.83 61.52 3.32 77.21 Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày (NQH có vấn đề) 1.1 30.56 1.55 33.69 0.93 21.63 Nợ quá hạn trên 360 ngày ( NQH khó đòi) 0.2 5.55 0.22 4.79 0.05 1.16 Bảng 7 : nợ quá hạn theo khả năng thu hồi (Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn số liệu:Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005-2007) Nhỡn chung nụù quaự haùn cuỷa Ngaõn haứng chuỷ yeỏu laứ nụù quaự haùn bỡnh thửụứng (<180 ngaứy). So saựnh caực chổ tieõu veà nụù quaự haùn trong 3 naờm từ 2005 đến năm ứ 2007 qua baỷng ta thaỏy, tyỷ troùng nụù quaự haù._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2636.doc
Tài liệu liên quan