Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA

lời nói đầu AFTA dù ít, nhiều mang ý nghĩa quan trọng đối với tương lai kinh tế Việt Nam. Thách thức của AFTA yêu cầu phải nâng cao tính năng động và hiệu quả của cả nền kinh tế, con đường tham gia AFTA đòi hỏi tiêu chuẩn hiệu quả phải đưa lên hàng đầu trong các lĩnh vực quản lý, hoạch định chính sách của Nhà nuớc, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các doanh nghiệp, buộc Việt Nam phải có nỗ lực lớn về cải cách kinh tế và hành chính, cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hiệu suấ

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hoá. Cho dù còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được làm sáng tỏ, AFTA đã thể hiện một bước chuyển đổi chiến lược đúng đắn của sự hợp tác kinh tế ASEAN. AFTA là cơ sở để xây dựng khu vực mở và là một đóng góp quan trọng vào tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu. Bản thân AFTA là bước mở đầu để đưa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đi từ liên minh thương mại đến các liên minh về thuế quan, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế. Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, các doanh nghiệp trong nước cần căn cứ theo hướng phát triển trong tình hình mới để có những quyết định kịp thời và phù hợp. Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên quan đến sản xuất, tiêu thụ của từng mặt hàng trong tương quan các mặt hàng cùng loại từ ASEAN. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các sản phẩm mới, hay phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, tìm ra thị trường mới cho sản phẩm của mình, các giải pháp để có thể làm chủ được thị trường nội địa và sau đó phải tìm kiếm khả năng xuất khẩu, định hướng về các sản phẩm chủ lực, thị trường trọng điểm để có phương án sản xuất-kinh doanh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sang ASEAN hoặc ngoài ASEAN. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần đánh giá các chọn lựa và đưa ra các giải pháp cụ thể trước mắt và giải pháp lâu dài. Xuất phát từ những quan điểm trên, em đã chọn nội dung của khoá luận tốt nghiệp và đề cập những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA. Chương I : tổng quan về khu vực mậu dịch tự do asean (AFTA) I. MộT Số VấN Đề CHUNG Về LIÊN KếT KINH Tế KHU VựC 1.Khái niệm: Khu vực mậu dịch tự do là một liên minh quốc tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục đích tự do hoa hoá việc buôn bán về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó. Biện pháp sử dụng là bãi miễn các công cụ thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên song các nước thành viên vẫn thi hành chính sách ngoại thương độc lập với các nước ngoài liên minh. 2.Cấp độ liên kết: Khu vực mậu dịch tự do là một liên minh quốc tế ở cấp độ thấp nhất trong các hình thức liên kết quốc tế 3.tác động của khu vực mậu dịch tự do Khu vực này thiết lập nên một mối quan hệ mậu dịch giữa các nước thành viên,mở rộng quan hệ xuất khẩu với nhau và tiến tới mở rộng ra ngoài khối, điều này cho thấy nó tác động tích cực đến buôn bán quốc tế nói chung.Việc di chuyển sản xuất từ các nhà sản xuất có hiệu quả cao hơn ,người sản xuất và người tiêu dùng đều có lợi II. TổNG QUAN Về AFTA: 1. Sự hình thành và phát triển của AFTA: Tuyên bố thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore ngày 28 tháng 1 năm 1992 với thời hạn dự định thực hiện 15 năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1993 và hoàn thành vào năm 2008. “Tuyên bố chung Singapore - 1992” mở ra một thời kỳ mới trong hợp tác ASEAN nhằm tạo cơ hội ổn định và phát triển khu vực. Trên cơ sở đó, hội nghị đã quyết định thành lập “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN” (AFTA). Lúc đầu, chương trình AFTA dự định thực hiện trong vòng 15 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993. là phải bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 Nhưng do yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển, đầu tháng 7 năm 1994, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 26 tháng 9 năm 1994 tại Chiềng Mai quyết định rút thời hạn xuống 10 năm, tức là hoàn thành vào năm 2003. Việt Nam là hội viên mới, được thực hiện chậm 5 năm, tức. Khối ASEAN không phải là một khối có sức mạnh kinh tế lớn so với các khối khác như NAFTA (700 tỉ USD); EU (600 tỉ USD); Nhật (3.500 tỉ USD); AFTA (400 tỉ USD) tuy nhiên, được đánh giá là khối phát triển năng động nhất. Tốc độ tăng bình quân 5 năm qua là 7,5% so với 3% của toàn thế giới. Tỉ trọng thương mại của ASEAN cao hơn nhiều so với các khu vực khác, xuất khẩu trên 50% tổng sảm phẩm quốc dân, đặc biệt Singapore là 139% (* số liệu 1994). AFTA ra đời là phù hợp với quy luật vận động nội tại của các nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá. Song với tư cách là một tổ chức hợp tác kinh tế có thể chế, AFTA dường như là một dạng của "mô hình phát triển rút ngắn" của kiên kết kinh tế khu vực và trên thực tế, nó không có được những điều kiện chuẩn bị chín muồi về các bước liên kết khu vực giống như EU, NAFTA. Do đó, AFTA hình thành trước tiên chỉ như là một hiệp định khung, có phần hơi đơn giản; còn các nội dung và lịch trình của hiệp định lại chỉ được soạn thảo, sửa đổi và bổ sung đồng thời với tiến trình tổ chức và thực hiện chúng. Nền kinh tế của các nước Đông Nam á đang chuyển động theo những thay đổi lớn trên thị trường tài chính và hàng hoá thế giới, trên khung cảnh hợp tác khu vực, trước hết là khu vực Châu á - Thái Bình Dương, với sự hoạt động hết sức sôi động của các công ty đa quốc gia. Sự di chuyển ồ ạt các dòng vốn đầu tư, công nghệ và tri thức kinh doanh kéo theo sự biến động trong lợi thế so sánh của nhiều nước. Thị trường khu vực ngày càng phát triển và thể chế hợp tác khu vực ngày càng được định hình đã làm thay đổi nhanh chóng vị trí và chiến lược phát triển của từng nước. Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã diễn ra trong những năm giữa thập kỷ 80, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN từ năm 1981 đến 1994 là 5,4% (* thống kê của Ban thư ký ASEAN) gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới. Với tốc độ phát triển kinh tế như vậy cùng với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - khoa học - xã hội ngay từ khi mới thành lập, lẽ ra hợp tác kinh tế của ASEAN đã rất phát triển nhưng trên thực tế thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được trong suốt 25 năm tồn tại đầu tiên là hợp tác trong lĩnh vực chính trị quốc tế và an ninh nội bộ của các nước thành viên. Mặc dù nhấn mạnh vào hợp tác kinh tế, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho tới năm 1992, việc hợp tác này vẫn tiến triển rất chậm chạp. Từ năm 1976, vấn đề hợp tác kinh tế ASEAN đã được chú trọng trở lại với Kế hoạch Hợp tác kinh tế mà lĩnh vực đầu tiên là cung ứng và sản xuất các hàng hoá cơ bản, các xí nghiệp công nghiệp lớn, các thoả thuận thương mại ưu đãi và các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEAN, nhưng kết quả của những nỗ lực đó không đạt được những mục tiêu mong đợi. Chỉ đến năm 1992, khi các nước thành viên của ASEAN ký kết một Hiệp định về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - AFTA thì hợp tác kinh tế các nước ASEAN mới thực sự được đưa lên một tầm mức mới. Trước khi AFTA ra đời, hợp tác kinh tế ASEAN đã trải qua nhiều kế hoạch hợp tác kinh tế khác nhau. Đó là: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP) Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC). Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên là những nỗ lực không nhỏ của ASEAN tuy nhiên tác động của nó đến thương mại nội bộ ASEAN rất nhỏ và không đủ khả năng ảnh hưởng đến đầu tư trong khối. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự không thành công này. Đó là việc vạch kế hoạch kém, vội vã liên kết mà không có các bước nghiên cứu khả thi kỹ càng, quản lý thiếu hiệu quả, trong nhiều trường hợp, việc quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp nào lại do các Chính phủ chứ không phải thị trường quyết định tức là còn dựa nhiều vào những ý tưởng chủ quan mà thiếu đi sự gắn kết với thực tiễn. Hợp tác kinh tế ASEAN cũng bị ảnh hưởng một phần vì cơ cấu tổ chức với một Ban thư ký có quá ít quyền hạn độc lập, không đủ khả năng để thực hiện vai trò cơ bản trong việc đẩy nhanh và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực. Nếu như nguyên tắc nhất trí của ASEAN đã thúc đẩy việc thống nhất và ổn định thì chính nó cũng làm cho các bước đi hợp tác kinh tế vị chậm lại hoặc bị điều chỉnh chỉ bởi một nước thành viên thận trọng nào đó. Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN đã có khuynh hướng tiến đến hiệu quả hơn từ AIP đến AIJV. Khu vực tư nhân đã được chú trọng hơn, quy luật thị trường dần dần được tuân thủ, các thủ tục liên quan được đơn giản hoá và một số trường hợp các thủ tục rườm rà đã được loại bỏ, mức ưu đãi (MOP) được tăng cường. Tuy không đạt được kết quả mong đợi nhưng các kế hoạch hợp tác kinh tế này thực sự là những bài học quý báu cho việc hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển. AFTA đã ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ những kế hoạch hợp tác kinh tế trước AFTA. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore năm 1992 đã quyết định thành lập một Khu mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) theo sáng kiến của Thái lan. AFTA thực sự là một bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN, là kết quả tất yếu của những chuyển động về hợp tác kinh tế ASEAN được tính kể từ năm 1976 - năm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Bali (Indonesia) và là bước đánh dấu sự chú trọng trở lại với các kế hoạch phát triển kinh tế mà các lĩnh vực ưu tiên chủ yếu là sản xuất và cung ứng các hàng hoá cơ bản, phát triển các xí nghiệp công nghiệp lớn, thực hiện các thoả thuận thương mại ưu đãi và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại. Nói tóm lại, AFTA ra đời là kết quả phức hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài mà ta có thể xem xét khái quát như sau: Về nhân tố bên trong, có thể thấy rằng công nghiệp hoá trong 2 thập kỷ qua đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán qua lại giữa các nền kinh tế ASEAN. Người ta tính rằng vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đã đạt tới khoảng 20% (* số liệu thống kê trên và điều đó chứng tỏ khuynh hướng liên kết thương mại khu vực đã ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các nền kinh tế ASEAN đã mang đặc tính hướng ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết nhu cầu bức thiết trong việc tìm kiếm và liên kết thị trường, trước hết là các thị trường láng giềng kề cận lại trở nên quan trọng như vậy. Điều này càng được thúc đẩy nhanh hơn nhờ sự tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế khu vực đối với các chiến lược phi điều chỉnh và các biện pháp tự do hoá thương mại và theo đó, các nước này dễ dàng đi đến những mặc nhiên thừa nhận AFTA. Chính phủ của từng nước ASEAN cũng đã thấy rõ trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển, đã đi đến nhất trí cởi bỏ nó bằng việc theo đuổi các chiến lược tự do hoá theo hướng xuất khẩu. Do đó, về thực chất, chính sự chuyển đổi trong chiến lược phát triển và tình hình kinh tế của các nước ASEAN đã khiến cho đề xuất về một khu vực mậu dịch tự do ASEAN mang tính khả thi. Về các nhân tố bên ngoài, vào đầu những năm 90, môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã có những thay đổi quan trọng do chiến tranh lạnh đã kết thúc. ở kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh, vị trí của ASEAN trong chiến lược khu vực và quốc tế của các cường quốc đã bị hạ thấp. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga sẽ giảm bớt cam kết an ninh và giúp đỡ về kinh tế cho ASEAN. Chính sách mới của các cường quốc và những biến đổi theo hướng tích cực trên bán đảo Đông Dương đưa lại cho ASEAN những cơ hội và thách thức mới. ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn khiến cho các nước ASEAN không dễ vượt qua nếu không có sự cố gắng chung của toàn Hiệp hội. Đó là sự xuất hiện những tổ chức hợp tác khu vực như EU, NAFTA có nguy cơ trở thành các khối thương mại khép kín, sẽ làm cho hàng hoá ASEAN vấp phải những trở ngại hơn nữa khi thâm nhập vào các thị trường trên. Mặc dù trong gần một thập niên qua, kinh tế ASEAN đã tăng trưởng với nhịp độ cao nhưng nền kinh tế các nước này vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn từ bên ngoài. Vị thế và triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế này sẽ không được củng cố và thúc đẩy nếu như toàn hiệp hội không tạo dựng được sự nỗ lực chung. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự cấp thiết thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Trong đó, việc liên kết thị trường khu vực như một trung tâm sản xuất và thương mại quốc tế là điều kiện căn bản để cải thiện thế thương lượng cạnh tranh của ASEAN trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - một nhân tố được coi là động lực tăng trưởng và tạo ra sự năng động của châu á trong những năm gần đây. Việc thành lập AFTA sẽ mở ra một thị trường tự do rộng lớn và dồi dào tiềm năng ở khu vực Đông Nam á. Tham gia AFTA, các nước ASEAN sẽ liên kết với nhau để phát triển kinh tế chặt chẽ hơn và rút ngắn khoảng cách về sự phát triển giữa các quốc gia thành viên, nâng cao vai trò của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định ASEAN sẽ thành công trong việc tạo lập AFTA. Thứ nhất, từ giữa những năm 80, các thành viên ASEAN đã lần lượt thực hiện phi tập trung hoá và tự do hoá nền kinh tế của mình, đã cải thiện đáng kể (mặc dù chưa đồng bộ) về môi trường đầu tư và thương mại và trên cơ sở này, AFTA sẽ đặt từng quốc gia thành viên ASEAN trước những nhu cầu bức thiết phải tiến hành cải cách nền kinh tế quốc gia nhằm thích ứng với các yêu cầu chung của khu vực. AFTA sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện hiệu quả sản xuất cho mọi quốc gia thành viên với chi phí ít hơn, hay nói đúng hơn, AFTA sẽ hỗ trợ cho các nền kinh tế này trở thành các nền kinh tế có hiệu suất thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa điều chỉnh cơ cấu kinh tế khu vực với cơ cấu kinh tế nội địa của từng nước. Thứ hai, tạo ra AFTA, về thực chất, ASEAN sẽ thực hiện một cam kết chính trị đầy đủ, nghĩa là các Chính phủ ASEAN không chỉ thể hiện những nỗ lực của mình ở trong nước mà thông qua AFTA, họ còn muốn có sự điều hoà, giải quyết các khó khăn riêng cho từng quốc gia thành viên. Thứ ba, các nước ASEAN đã có những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Hiệp định thương mại ưu đãi ASEAN (PTA) không mấy thành công từ cuối những năm 70. Do vậy, có thể nói rằng AFTA là thành tựu và là nấc thang mới trong chiến lược hợp tác kinh tế ASEAN hiện nay. AFTA giúp các nhà sản xuất giảm chi phí đầu vào khi các thị trường ASEAN mở cửa. Mặt khác, các nhà sản xuất hàng hoá sẽ được kích thích bởi tiến trình tự do hoá nhập khẩu nhờ AFTA và đồng thời nhờ đó có thể được lợi do nhận được chi phí về các sản phẩm trung gian cấu thành đầu vào giảm. Cũng tương tự như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng lên do chỗ các nhà đầu tư nước ngoài muốn được hưởng các ưu đãi đặc biệt của AFTA. 2. Những mục tiêu cơ bản của AFTA: 2.1. Tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước ASEAN Đây là mục tiêu quan trọng nhất của AFTA. Bởi lẽ các nước thành viên ASEAN đều có nền kinh tế hướng ngoại dựa vào xuất khẩu với tỉ trọng mậu dịch với các nước ngoài khối khoảng 77% trong đó Mỹ chiếm khoảng 20%, Nhật 14% và EU 15% trong khi đó tỉ trọng mậu dịch nội bộ khối chỉ chiếm khoảng 23% theo số liệu thống kê trung bình từ năm 1993 là năm bắt đầu thực hiện Hiệp định CEPT đến năm 1998. Thêm vào đó cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước ASEAN tương đối giống nhau vì các nền kinh tế ASEAN chủ yếu đều là các nền kinh tế đang phát triển có các điều kiện và nhu cầu xuất nhập khẩu tương đối giống nhau. Vì vậy kim ngạch thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp của AFTA sẽ không lớn. Về mặt này, AFTA sẽ không thể so được với các thoả thuận thương mại khu vực khác như EU hay NAFTA trong đó có sự liên kết giữa các nền kinh tế rất phát triển với những nền kinh tế kém phát triển hơn như trường hợp của Mỹ và Mexico. Tuy nhiên mục tiêu này nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trong nội bộ ASEAN. Thông qua AFTA, tạo ra một thị trường chung ASEAN mà trong đó các nước thành viên được hưởng ưu đãi hơn so với các nước không thuộc Hiệp hội. Từng bước, tiến tới xoá bỏ về cơ bản thuế nhập khẩu hàng hoá thuộc các nước thành viên ASEAN với nhau, nhưng vẫn giữ nguyên thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước khác. Như vậy, với mục tiêu thúc đẩy buôn bán giữa các nước trong khu vực thông qua chế độ ưu đãi thuế quan, AFTA sẽ tăng sức cạnh tranh của hàng hoá ASEAN trên thương trường thế giới. 2.2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường thống nhất - xây dựng khu vực đầu tư ASEAN (AIA): Mục tiêu của AFTA là biến các nước ASEAN thành khu vực hợp tác kinh tế thông qua việc thực hiện các chương trình kinh tế mà quan trọng nhất là chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT). Mục tiêu trung tâm này góp phần làm tăng cường năng lực kinh tế của các nước thành viên ASEAN nhằm tạo ra sức mạnh để tự bảo vệ mình và vươn lên trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của nền kinh tế Thế giới, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vào đầu thập kỷ 90, từ địa vị là địa bàn đầu tư hấp dẫn các nước ASEAN ở vào thế bị cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu, và cả Việt Nam. AFTA sẽ tạo ra một thị trường thống nhất, cho phép việc khai thác lợi thế kinh tế về qui mô và tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác cho việc hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư nước ngoài vào ASEAN tăng lên, do việc mở rộng khai thác các lợi thế của AFTA, chắc chắn sẽ dẫn đến việc gia tăng trao đổi buôn bán giữa các nước ASEAN về các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Tuy vây, khối lượng buôn bán trao đổi về các sản phẩm đầu vào như vậy chắc chắn sẽ tăng nhưng tỷ trọng so với tổng kim ngạch thương mại của ASEAN sẽ không lớn vì những lý do mang tính cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu như đã nêu trên, đặc biệt trong giai đoạn đầu thực hiện AFTA khi quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư và sản xuất quốc tế và khu vực xuất phát từ việc thành lập AFTA và sau này là việc hình thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Mục tiêu của AIA là xây dựng một khu vực đầu tư ASEAN thông thoáng, rõ ràng và hấp dẫn nhất nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ cả các nguồn trong và ngoài Hiệp hội. Tinh thần của AIA là muốn các nước thành viên "mở cửa ngay lập tức" các ngành nghề và "dành ngay lập tức" chế độ đối xử quốc gia. Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng vì kết quả trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia này sẽ tăng theo AFTA và do đó, sẽ kích thích các công ty Nhật, Mỹ, EU và NIEs đầu tư nhiều hơn để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường cung ứng từ các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN sẽ tăng nhờ sự lớn mạnh của chính thị trường khu vực ASEAN và theo đó, sẽ ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nhằm cung cấp sản phẩm cho các thị trường này. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các thành viên ASEAN còn phải nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thông qua AFTA làm cho các môi trường đầu tư của ASEAN trở nên hấp dẫn hơn so với các khu vực khác. Vấn đề đáng lưu ý là ASEAN cần phải đón bắt được các dòng đầu tư quốc tế đang trong xu hướng chuyển mạnh từ các khu vực Âu, Mỹ trở lại châu á. Dĩ nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN không phải là một hiện tượng mới, song những tác động của tiến trình AFTA sẽ nâng cao và thúc đẩy chúng khởi sắc. Với định hướng phát triển ra ngoài khu vực trên cơ sở liên kết thị trường bên trong AFTA, ASEAN hoàn toàn có thể hy vọng tới khả năng đẩy mạnh thế thương lượng cạnh tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.3. Hướng ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đặc biệt là xu thế tự do hoá thương mại thế giới Chương trình CEPT là sẽ đưa ASEAN AFTA trở thành một khu vực mở và là sự phản ứng đáp lại với các mô hình bảo hộ mậu dịch ở cả trong và ngoài khu vực. Hay nói cách khác mục tiêu này liên quan đến sự đáp ứng của ASEAN đối với xu hướng đang gia tăng của chủ nghĩa khu vực trên thế giới. Trước những biến động của bối cảnh quốc tế, AFTA buộc phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tương lai có thể không chỉ dừng lại ở một khu vực mậu dịch hay liên minh quan thuế mà sẽ tiếp tục được phát triển thành một liên minh tiền tệ, một liên minh kinh tế. Nhờ tăng buôn bán trong và ngoài khu vực, AFTA sẽ trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN thích ứng được với chế độ thương mại đa biên đang tăng lên ngày càng nhanh chóng, hoà nhập với xu thế thương mại chung của thế giới. 3. Nội dung cơ bản của AFTA 3.1 Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung - CEPT sự thoả thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc cắt giảm thuế quan trong nội bộ xuống còn 0 - 5%, hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế từ ngày 1/1/1993 đến ngày 1/1/2003. Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung này sẽ thực hiện theo 4 danh mục. Danh mục 1 là giảm thuế nhập khẩu, được chia làm 2 phần: Phần thứ 1 là cắt giảm nhanh, áp dụng cho các loại sản phẩm có mức thuế suất từ 20% trở xuống và phần thứ 2 là cắt giảm thuế quan thông thường, áp dụng cho các loại hàng hoá có mức thuế suất nhập khẩu cao hơn 20%. Danh mục này được áp dụng cho 15 nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến của ASEAN như: xi măng, hoá chất, phân bón, chất dẻo, hàng điện tử, hàng dệt, dầu thực vật, sản phẩm da, sản phẩm cao su, giấy, đồ gốm và thuỷ tinh, đồ dùng bằng gố và song mây, dược phẩm với khoảng 3200 mặt hàng, chiếm tới 43% tổng số danh mục giảm thuế của toàn ASEAN. Danh mục 2 là Danh mục loại trừ tạm thời, chưa cắt giảm thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một số thành viên ASEAN tham gia vào tiến trình tự do hoá thương mại mà không bị sốc về kinh tế, tiếp tục các chương trình đầu tư đã được đưa ra trước khi tham gia kế hoạch CEPT hoặc có thời gian để hỗ trợ cho sự ổn định thương mại hoặc để chuyển hướng sản xuất đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu trong buổi đầu tham gia CEPT, không bị ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Sau 5 năm, những hàng hoá này sẽ phải chuyển dần sang Danh mục giảm thuế, mỗi năm 20% số sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời. Danh mục 3 là Danh mục loại trừ hoàn toàn, bao gồm các sản phẩm không tham gia CEPT nhưng phải có điều kiện phù hợp với quy chế Tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Đây là các mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, vốn sống và sức khoẻ con người, động vật, thực vật, các giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật của mỗi nước. Danh mục 4 là sản phẩm nông sản chưa qua chế biến. Các mặt hàng nông sản chưa chế biến có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế các nước ASEAN. Thời hạn đưa các mặt hàng trong danh mục này vào Danh mục giảm thuế sẽ bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2003, đối với Việt Nam là 2004 và 2006. Hơn nữa, chương trình CEPT còn cho phép các nước thành viên đưa ra một danh mục tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT để các nước có thời gian chuẩn bị, nâng cao hơn khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước mình. Danh mục các mặt hàng thuộc CEPT của Việt Nam năm 1998: - Danh mục giảm thuế: 1.661 dòng thuế - Danh mục loại trừ tạm thời: 1.317 dòng thuế - Danh mục nhạy cảm: 26 dòng thuế - Danh mục loại trừ hoàn toàn: 213 dòng thuế Tổng cộng là 3.217 dòng thuế (* nguồn Bộ Tài chính và Ban thư ký ASEAN) Như vậy, cốt lõi của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do là thực hiện chương trình CEPT, nhằm giảm dần thuế nhập khẩu hàng hoá giữa các nước ASEAN với nhau tới mức 0 - 5%, nhằm mục đích khuyến khích thương mại giữa các nước thành viên. Theo chương trình này, các nước thành viên đưa ra danh mục những mặt hàng sẽ tham gia vào CEPT, cắt giảm những biện pháp hạn chế phi thuế quan khác, và đưa ra lịch trình triển khai. Chương trình này bắt đầu vào năm 1993, dự kiến kéo dài 15 năm, nhưng mới đây được rút bớt 5 năm, tức là kết thúc vào năm 2003. Theo quy ước của AFTA, ngoài các loại nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế là những mặt hàng không nằm trong CEPT, mỗi nước xác định và đăng ký 3 loại mặt hàng tuỳ theo mức độ tham gia CEPT; không tham gia hoàn toàn, tạm thời chưa tham gia và tham gia. Các mục tiêu của AFTA sẽ được thực hiện thông qua một loạt các thoả thuận trong hiệp định AFTA như là: sự thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hoá hàng hoá giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá của nhau, xoá bỏ những quy định hạn chế đối với ngoại thương, hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô... trong đó CEPT là cơ chế thực hiện chủ yếu. CEPT, về thực chất, đó là một thoả thuận giữa các thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn 0-5% thông qua "cơ cấu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung" đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, được bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. Hiệp định này sẽ được áp dụng đối với mọi loại sản phẩm công nghiệp chế biến, bao gồm cả các hàng hoá tư bản và các sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến. Tuy vậy, trong khung hiệp định đó, CEPT được nhấn mạnh cho các mặt hàng công nghiệp chế biến là đối tượng chủ yếu được thụ hưởng các ưu đãi của chương trình giảm thuế quan. Việc cắt giảm thuế quan cho chúng sẽ được áp dụng trong một lịch trình cụ thể theo 2 kênh giảm nhanh và giảm thông thường đồng tuyến, nghĩa là trong vòng 7 đến 10 năm, phải đưa được khoảng 90% trong số hơn 44.000 dòng thuế của các nước ASEAN xuống mức thuế dưới 5% vào năm 2000 và sau đó sẽ đưa được mức thuế quan bình quân của toàn ASEAN vào năm 2003 khoảng 2,63%. Kênh giảm thuế nhanh (còn gọi là kế hoạch giảm thuế quan tăng tốc) có lịch trình giảm thuế nhanh sẽ được phân định thành hai nấc: các sản phẩm có thuế suất trên 20% được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000 và các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/1998. Kênh giảm thuế bình thường (còn gọi là chương trình giảm thuế quan theo lịch trình thông thường) sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp chế biến còn lại. Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, việc giảm thuế ở kênh này sẽ được tiến hành theo hai nấc: sẽ giảm thuế suất của chúng xuống tới 20% vào năm 1998 và sau đó sẽ tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào năm 2003. Đối với sản phẩm đã có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm thuế đến 0-5% trong vòng 7 năm, tức là kết thúc vào năm 2000. Các danh mục giảm thuế theo kênh thông thường hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các danh mục hàng hoá tham gia CEPT với 49%. Với các tỷ lệ lớn của hai danh mục giảm thuế trong chương trình thực hiện CEPT (khoảng 93%), các lịch trình giảm thuế này nếu được thực hiện, về căn bản, chúng đã gần như hoàn thành tỷ suất tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN. Điều đáng lưu ý ở dây là sau một số năm thực hiện CEPT, các nước thành viên ASEAN đã có đề xuất về một lịch trình giảm thuế linh hoạt, nghĩa là không nhất thiết phải tuân thủ theo hai kênh đồng tuyến với các quy định rạch ròi cho các suất thuế cần cắt giảm qua từng thời kỳ. Tuỳ theo đặc điểm cơ cấu thuế quan xuống còn 0-5% càng sớm càng tốt trước năm 2003. Hiện nay Hội đồng AFTA đã chấp nhận đề xuất đó như một sáng kiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc tạo dựng một khu vực tự do hoá thương mại ASEAN trước thời hạn đã định. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (15-16/12/1998), với sáng kiến thực hiện các thoả thuận đa phương và song phương, đã khẳng định một lần nữa việc đẩy nhanh tiến trình AFTA. ít ra là phải hoàn thành AFTA vào năm 2000 đối với 6 nước thành viên ASEAN đã kết nạp trước năm 1995. Cũng xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia thành viên mà CEPT còn quy định danh mục các sản phẩm tạm thời chưa tham gia giảm thuế (còn gọi là danh mục loại trừ tạm thời) để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này Các sản phẩm trong danh mục này sẽ không được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên và chỉ tồn tại mang tính chất tạm thời, nghĩa là sau 5 năm, chúng sẽ buộc phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo hai kênh đồng tuyến đã định. Do đó, kể từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, danh mục loại trừ tạm thời sẽ phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo CEPT bình quân 20% mỗi năm. Dĩ nhiên, loại danh mục này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số các danh mục tham gia giảm thuế. Một vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong việc xây dựng chương trình CEPT là vấn đề đưa hay không đưa các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến vào danh mục giảm thuế. Theo Hiệp định CEPT năm 1992, các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến không được đưa vào danh mục giảm thuế theo CEPT. Nhưng đến tháng 9/1994, các thành viên ASEAN đã đồng ý đưa chúng vào danh mục này. Do đó, cùng với các danh mục giảm thuế là loại trừ thuế tạm thời, phạm vi sản phẩm tham gia tiến trình tự do hoá thương mại theo CEPT đã được mở rộng tới 98% tổng số dòng thuế của toàn khối ASEAN. Các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến cũng sẽ được phân định thành ba danh mục: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ hoàn toàn và một danh mục đặc biệt khác là danh mục các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm. Trừ một số nhỏ hàng nông nghiệp chưa qua chế biến được đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn, hiện hành nông nghiệp chưa qua chế biến của toàn bộ ASEAN bao gồm 1823 dòng thuế, chiếm 4% tổng số dòng thuế sẽ giảm theo CEPT của các quốc gia này. Các sản phẩm thuộc danh mục nhạy cảm là đối tượng cần có cơ chế tự do hoá riêng phù hợp với các quy định của Hiệp định về nông sản của WTO. Tuy nhiên, mức cam kết giảm thuế của các sản phẩm thuộc danh mục này ở ASEAN sẽ cao hơn mức mà các nước thành viên đã cam kết tại vòng đàm phán Urugoay. Đến nay, theo đề xuất của các quốc gia thành viên, những mặt hàng này đã được phép kết thúc lịch trình giảm thuế đến 0-5% vào ngày 1/1/2010. Như vậy, xét một cách tổng quát, cấu trúc CEPT bao gồm 3 danh mục chính: danh mục giảm thuế, danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế và danh mục các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến. Tuy nhiên, để vận dụng đúng hơn về CEPT, các thành viên ASEAN đã thống nhất xây dựng một danh mục loại trừ hoàn toàn một số sản phẩm ra khỏi lịch trình giảm thuế theo CEPT, tức là việc cắt giảm thuế đối với những sản phẩm này sẽ không được áp dụng theo các quy định của CEPT. Đó là những sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, các di tích lịch sử, khảo cổ... Khi vận dụng CEPT, chúng ta không được quên một điều kiện bổ sung cho cơ chế giảm thuế theo CEPT, đó là những nhượng bộ trao đổi giữa các quốc gia ASEAN khi thực hiện CEPT trên các nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc này bắt buộc các nước thành viên để được hưởng ưu đãi về thuế quan của nhau khi xuất khẩu theo CEPT cần đảm bảo đúng các yêu cầu sau đây: thứ nhất, sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế quan t._.ối đa là 20%; thứ hai, sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua và thứ ba, sản phẩm đó phải là những sản phẩm có hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN với ít nhất là 40%. Nếu một sản phẩm đảm bảo được ba yêu cầu đó, chúng sẽ được hưởng ưu đãi hoàn toàn từ phía các quốc gia nhập khẩu. Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm phải công bố "tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT" trong đó cần thể hiện được mức thuế quan của các sản phẩm theo CEPT và các sản phẩm có đủ điều kiện ưu đãi. Tóm lại, CEPT được thực hiện sẽ đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại trong nội bộ ASEAN. Bởi vì dựa vào các kế hoạch giảm thuế đã được các nước thành viên ASEAN cam kết theo chương trình CEPT, đến năm 2000 chắc chắn 87,7% tổng số các dòng thuế tham gia giảm thuế sẽ có mức thuế 0-5%. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà hiện nay các sản phẩm CEPT đã tăng rất nhanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu nội bộ ASEAN, từ 81,38% năm 1994 lên 84,7% năm 1995. 3.2. Huỷ bỏ hạn chế về định lượng hàng rào phi quan thuế Đây là cơ chế quan trọng thứ hai được tiến hành đồng thời với thực hiện chương trình CEPT. Các nước thành viên ASEAN sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm CEPT trên cơ sở chế độ ưu đãi thuế quan được áp dụng cho các sản phẩm đó. Các hàng rào phi quan thuế khác cũng sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi. Đây là sự hỗ trợ cực kỳ quan trọng cho tiến trình AFTA vì lẽ cắt giảm thuế là biện pháp cần thiết, đầu tiên song đó không phải là biện pháp duy nhất để thực hiện tự do hoá thương mại. Các khía cạnh như: các kênh giảm thuế đồng tuyến, danh mục loại trừ tạm thời, danh mục hàng nông nghiệp chưa qua chế biến... tạo nên tính kỹ thuật của chính sách tự do hoá thương mại, còn cấu thành nên sự tác động có tính chất hành chính, pháp lý giữa các quốc gia trong tiến trình chu chuyển thương mại đó là các biện pháp về giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các hạn chế về tỷ giá hối đoái, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hoá... Đây là những rào cản trong thực tiễn hoạt động thương mại, nó gắn chặt với các chính sách bảo hộ mậu dịch nặng nề và theo đó, việc loại bỏ chúng sẽ không dễ dàng nếu không có sự cải cách toàn diện ở tầm vĩ mô nền kinh tế của từng nước. Hơn nữa, hiện nay, những biện pháp này còn rất không đồng nhất giữa các nước thành viên ASEAN. Do vậy, để chuẩn bị tốt tiến trình xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế, Uỷ ban Phối hợp thực hiện CEPT/AFTA của ASEAN đã tiến hành các bước như sau: Bước 1: Các nước thành viên cùng thống nhất định nghĩa về các biện pháp phi quan thuế dựa trên sự phân loại của UNCTAC. Bước 2: tập trung trước tiên việc giảm các hàng rào phi thuế quan đối với các sản phẩm có tỷ trọng lớn trong giao dịch thương mại nội bộ ASEAN. Bước 3: Ban thư ký ASEAN sẽ tập hợp thông tin các hàng rào phi quan thuế của các nước thành viên từ nhiều nguồn, gồm: báo cáo của các quốc gia thành viên, bản đánh giá chính sách thương mại của GATT, báo cáo của Phòng thương mại-Công nghiệp ASEAN, hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu thương mại của UNCTAC... để có một chính sách điều hoà thích hợp. Trừ một số lý do được phép duy trì các hàng rào phi quan thuế như: sự cần thiết phải bảo hộ một số sản phẩm thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn, sự bảo hộ đối với một số sản phẩm trong thời gian còn được hưởng chế độ miễn trừ tạm thời... việc xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế cần được phối hợp đồng bộ với chương trình CEPT, trong đó quan trọng nhất và khó khăn nhất là việc thống nhất các tiêu chuẩn về hàng hoá và việc thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn hoá hàng hoá giữa các nước thành viên. Hiện tại, Uỷ ban về tiêu chuẩn Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) đang tiến hành thống nhất hoá các tiêu chuẩn về kỹ thuật của các sản phẩm CEPT thuộc nhóm những hàng hoá có kim ngạch buôn bán lớn giữa các nước ASEAN. Tất nhiên, ở đây cần phân biệt rõ giữa hàng rào phi quan thuế và các biện pháp phi quan thuế bởi vì rất nhiều biện pháp phi quan thuế lại có tác dụng tốt cho việc tạo dựng môi trường thương mại. Ví dụ, chính sách trợ giá xuất khẩu của Chính phủ, biện pháp chống bán phá giá... Dĩ nhiên, việc thống nhất và xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế là một công việc khó khăn vì ba lý do: thứ nhất, các hàng rào phi quan thuế đa dạng và thường ẩn dấu đằng sau các chính sách (ví dụ chính sách kiểm dịch, chính sách duy trì hạn ngạch để hỗ trợ công nghiệp, chính sách đánh giá cao giá trị của đồng bản tệ...); thứ hai, các bộ luật thuế quan của các nước ASEAN vẫn còn chưa được điều hoà (Việt Nam theo hệ thống điều hoà thuế quan (HS) 6 chữ số, Thái Lan là HS-8, Malaysia và Singapore là HS-9...), và theo đó, cơ quan hải quan trong từng nước thành viên khó có thể áp dụng đúng thuế, đúng sản phẩm. Thứ ba là, các nguyên tắc về xuất xứ sản phẩm cũng sẽ làm phức tạp hơn các tình thế xử lý về mặt phi quan thuế theo CEPT khi đầu tư và thương mại giữa các nước ASEAN trở nên thường xuyên và mật thiết. Để giải quyết các vấn đề này, phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN có nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình điều hoà các bộ luật thuế quan với sự ưu tiên trước hết giành cho các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch buôn bán nội bộ ASEAN và những sản phẩm thuộc 15 danh mục hàng hoá tham gia kênh giảm thuế nhanh của CEPT. Hội đồng CEPT đã tán thành kế hoạch hành động để điều hoà về các tiêu chí luật thuế và phi quan thuế trên toàn khu vực vào năm 1997. 3.3. Sự phối hợp trong ngành hải quan Các nước ASEAN đã xác định việc hợp tác hải quan là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu của AFTA, do vậy ngay sau khi Hiệp định CEPT được ký kết, các nước đã tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này. Phối hợp hải quan là cơ chế thực hiện của chương trình CEPT khi nó hỗ trợ các nước thành viên thống nhất biểu thuế quan theo Hệ thống điều hoà (HS) của nó. Hơn nữa, nó tạo thuận lợi cho việc thực hiện giảm thuế và phi quan thuế khi hệ thống tính giá hải quan được thống nhất, các luồng xanh ưu đãi cho hàng hoá theo CEPT của ASEAN được hình thành và đặc biệt thủ tục hải quan được thống nhất. Như vậy, tiến trình AFTA nhanh hay chậm, được điều chỉnh hay bổ sung đều tuỳ thuộc đáng kể vào các chương trình hợp tác hải quan. Thuế quan trung bình theo CEPT trong giai đoạn 1998-2003 của ASEAN Nước thành viên 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Bruney Indonesia Lào Malaysia Mianma Philipin Singapore Thailand Việt Nam 1,4 6,1 5,0 3,4 4,5 7,4 0,0 10,6 3,9 1,3 5,3 5,0 3,0 4,5 6,5 0,0 9,8 3,9 1,0 4,6 5,0 2,6 4,4 5,3 0,0 7,4 3,0 1,0 4,4 5,0 2,4 3,3 4,8 0,0 7,4 3,0 0,9 4,1 5,0 2,3 3,3 4,5 0,0 6,0 2,7 0,9 3,7 5,0 2,0 3,2 3,6 0,0 4,6 1,8 ASEAN 5,1 4,6 3,7 3,5 3,2 2,6 Đơn vị: % (* nguồn: Ban thư ký ASEAN, 1999) Ghi chú: Thuế suất theo CEPT của toàn ASEAN là bình quân gia quyền với quyền số là dòng thuế trong Danh mục cắt giảm ngay (IL) năm 1998. Chúng ta thấy, thuế quan bình quân ASEAN vào thời điểm này của từng nước ASEAN-6 đều đã đạt xấp xỉ dưới 5% (ngoại trừ Thailand và Philipin vẫn còn thuế suất bình quân khá cao). Như vậy có thể nói các nước ASEAN-6 về cơ bản đã hoàn thành việc chuyển các dòng thuế trong các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay đồng thời giảm thuế trong Danh mục cắt giảm ngay. Đối với các thành viên mới, vì thời hạn hoàn thành CEPT còn xa hơn, do đó, tiến độ chuyển các dòng thuế từ các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay chậm hơn. Tới năm 2000, mới chỉ có khoảng 50% số dòng thuế được đưa vào Danh mục này. Đối với Việt Nam, năm 2000 sẽ đạt 3.573 dòng thuế trên tổng số 4.827 dòng trong Danh mục cắt giảm ngay, tương đương khoảng 74% tổng số dòng thuế. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các thành viên mới khác của ASEAN. Cũng căn cứ vào số liệu do Ban thư ký ASEAN cung cấp, trong năm 2000, mức thuế quan bình quân thực hiện CEPT của Việt Nam đạt 3,4% từ mức 3,9% năm 1999, đây là một sự cắt giảm đáng kể. So với mức thuế quan bình quân hiện nay tính gia quyền theo kim ngạch thương mại cho tất cả các dòng thuế (kể cả dòng có thuế suất bằng 0) trên 11% thì chúng ta đã thực hiện thuế theo CEPT chỉ thấp bằng 1/3 của mức thuế suất bình quân hiện hành áp dụng chung cho các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Trên cơ sở thực hiện Hiệp định CEPT với các nước ASEAN, thời gian vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thuận lợi về thương mại với các nước ASEAN, điều dó tạo điều kiện để kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh chóng. Khu vực các nước ASEAN đã và sẽ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam. Tổng cục Hải quan đã tham gia với các nước thành viên ASEAN khác trong mọi lĩnh vực hợp tác hải quan ASEAN: Điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan của các nước ASEAN; Điều hoà thống nhất các hệ thống xác định trị giá hải quan để tính thuế; Điều hoà thống nhất quy trình thủ tục hải quan ASEAN; Xuất bản sách Hướng dẫn về các quy trình thủ tục hải quan của các nước; Triển khai Hệ thống Luồng xanh để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan cho các sản phẩm của CEPT; Xây dựng tờ khai hải quan chung; Xây dựng Hiệp định Hải quan của các nước ASEAN. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này do những sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước về quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu, danh mục biểu thuế, quy trình thủ tục hải quan nên ta đang có những khó khăn khi tham gia các nội dung hợp tác này. 4. Triển vọng của AFTA Tỷ lệ xuất khẩu của ASEAN sang các đối tác ngoài khối tăng 10.5% tương đương 200,5 tỉ đô la năm 1999 từ 178,4 tỉ đô la năm 1998. Điều này có sự đóng góp rất lớn của các mặt hàng xuất khẩu sang EU, tiếp theo là Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi lượng nhập khẩu từ các đối tác này cũng tăng vào năm 1999 trừ Mỹ, lượng nhập chỉ còn 5 tỉ đô la. Sự gia tăng nhập khẩu trong số các đối tác thuộc khối chủ yếu là từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia thành viên dược thụ hưởng các điều kiện ưu đãi do AFTA mang lại: có thị trường chung rộng lớn, các yếu tố đầu vào giảm, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và thông qua AFTA từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trên cơ sở này, các nước thành viên ngày càng phát huy được các lợi thế so sánh của mình. Cũng vì vậy, người ta đã dự báo rằng trong những năm đầu của thế kỷ XXI, ASEAN vẫn là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vẫn là những nền kinh tế có hiệu suất của khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Với việc Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998, ASEAN ngày càng có ảnh hưởng đáng kể đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Hiện tại, Hiệp hội ASEAN đã quyết định kết nạp thành viên cuối cùng của Đông Nam á là Campuchia vào tổ chức của mình. từ ASEAN - 9 đến ASEAN -10 và theo đó là việc nghiễm nhiên Campuchia tham gia AFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ được mở rộng về quy mô, đa dạng về trình độ, và là sự bổ sung về mặt cơ cấu để cả khu vực ASEAN thành một thể chế kinh tế thống nhất. Những kinh nghiệm và các vấn đề bức xúc đặt ra trong tiến trình thực hiện AFTA hiện nay sẽ là những bài học quý giá cho các thành viên đi sau. Nhìn chung, triển vọng ở AFTA không phải chỉ là hiệu quả thương mại và đầu tư nội bộ khu vực mà là ở việc AFTA đã đặt tất cả các nền kinh tế thành viên trước những sự chuyển đổi cần thiết từ bên trong, tìm được ra những điểm tương đồng, bổ sung và thúc đẩy nhau với tư cách là một thể chế thống nhất có sức mạnh và ảnh hưởng lớn tới các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu khác. AFTA với tư cách là một sự nhất thể hoá thị trường khu vực, sẽ làm tăng sự lệ thuộc lẫn nhau vì sự cần thiết phải phối hợp với nhau về các chính sách kinh tế. Mọi sự chênh lệch về mức thuế quan sẽ được thu hẹp và khả năng mở ra cho một khu vực thương mại tự do hơn sẽ được đẩy mạnh. Những nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của AFTA mà chúng ta có thể thấy là: thứ nhất, với sự hội tụ của công nghiệp hoá, giảm thuế quan và các hàng rào phi quan thuế, phi điều chỉnh và tư nhân hoá, nguồn gốc tiềm tàng của xung đột và các vấn đề nảy sinh trong khu vực thương mại tự do sẽ bị thu hẹp. Thứ hai, với chương trình giảm thuế CEPT được kết hợp chặt chẽ với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các lợi ích thu được từ AFTA sẽ được nhân lên gấp bội. Cùng với các chương trình hợp tác rộng rãi về nhiều lĩnh vực: tài chính, tiền tệ, sở hữu trí tuệ... và hợp tác theo vùng kinh tế khu vực như là với các tam giác, tứ giác tăng trưởng ASEAN sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Thứ ba, sự hài hoà trong khu vực về các tiêu chuẩn công nghiệp, luật đầu tư và các chính sách nội địa khác sẽ góp phần đẩy nhanh tiến ttrình nhất thể hoá. Thứ tư, với những thành công trong vòng đàm phán Urugoay và với sự tăng cường của WTO, APEC, Hiệp hội ASEAN nhất thiết phải cố gắng giảm thuế quan và phi quan thuế nhanh cho tất cả đối với các nước thành viên và không phải thành viên. Do đó, thực hiện AFTA trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay đang tạo cơ hội tốt nhất cho các nước thành viên ASEAN tiếp tục mở rộng sự tăng trưởng năng động của nó. ) 5. Những tác động của AFTA đến các nước thành viên Khi tham gia vào AFTA có ba loại chủ thể chịu tác động là Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với Nhà nước, khi gia nhập AFTA, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm xuống. Nếu việc tham gia AFTA không làm tăng khối lượng biôn bán đến lúc mà số lượng thuế thu được do tăng doanh thu không bù đắp được sự cắt giảm thu do giảm thuế suất. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại chịu hai loại tác động ngược chiều, tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn do xoá bỏ các hàng rào bảo hộ. Đối với người tiêu dùng, họ sẽ có lợi về giá cả rẻ hơn, chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng hơn. Họ đước quyền lựa chọn lớn hơn và mức độ thoả mãn trong tiêu dùng cao hơn. Chương II: việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ afta I. NHữNG CAM KếT CủA VIệT NAM TRONG KHUÔN KHổ AFTA 1. áp dụng quy chế tối huệ quốc - MFN Việt Nam cam kết áp dụng trên cơ sở có đi có lại, ưu đãi tối huệ quốc và ưu đãi quốc gia cho các nước thành viên ASEAN, cung cấp các thông tin phù hợp về chính sách thương mại theo yêu cầu. Có thể nói, hợp tác kinh tế là quá trình hợp tác trên cơ sở "có đi có lại", trong đó các nước thành viên giành sự đối xử ưu đãi cho nhau trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong tổ chức ASEAN nói riêng và APEC, GATT, WTO nói chung đều được thực hiện trên cơ sở giải thoát các nước ra khỏi tình trạng phân biệt đối xử nghiêm trọng trong các quan hệ thương mại gây cản trở lớn cho phát triển kinh tế thế giới, trong đó mọi thành viên đều bình đẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng sự nhất trí chung tôn trọng quan điểm của các nước tham gia. Trên nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh để tiến hành các cuộc thương lượng tập thể nhằm thiết lập các thoả thuận và và các luật lệ chung, việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nói chung và AFTA nói riêng giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng bị phân biệt đối xử trong trong quan hệ với các nước, đặc biệt là những nước lớn, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế, tranh thủ được lợi ích tập thể của cả khối để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của mình trong quan hệ với các cường quốc, giải quyết các tranh chấp thương mại với các nước thành viên. 2. Cắt giảm thuế quan Việt Nam - AFTA theo CEPT Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI, các nguyên thủ quốc gia ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện AFTA. Theo các cam kết của ASEAN thì: 8Sáu nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2002, cụ thể là: + Đạt ít nhất 85% số dòng thuế của Danh mục giảm thuế (IL) có thuế suất 0 - 5% vào năm 2000 + Đạt ít nhất 90% số dòng thuế của IL có thuế suất 0- 5% vào năm 2001 + Đạt 100% số dòng thuế của IL có thuế suất 0 - 5% vào năm 2002, nhưng có một số linh hoạt 8Việt Nam sẽ tối đa số dòng thuế 0 - 5% vào năm 2003, mở rộng số dòng 0% vào năm 2006 8Lào và Myanma sẽ tối đa số dòng thuế 0 - 5% vào năm 2005, mở rộng số dòng thuế 0% vào năm 2008 Tại Hội nghị AEM Retreat (3/1999), các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt 60% số dòng thuế trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) có thuế suất 0% vào năm 2003. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm những mặt hàng sẽ được loại trừ vĩnh viễn ra khỏi chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng phù hợp với điểm 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật, thực vật, các giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật của mỗi nước… Danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam ban đầu gồm 213 dòng thuế, chiếm 6,2% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Sau đó được chuyển bớt một số sang Danh mục loại trừ tạm thời và cơ cấu lại còn 127 dòng thuế. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) chủ yếu được sử dụng để nhằm đạt được yêu cầu không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Danh mục này gồm các sản phẩm mà các nước ASEAN chưa sẵn sàng cắt giảm thuế ngay. Trong vòng 5 năm, kể từ 1/1/1996 (đối với Việt Nam là 1/1/1999), các sản phẩm thuộc danh mục này phải được chuyển dần vào Danh mục giảm thuế, mỗi năm 20% số sản phẩm trong Danh mục. Đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% và được chuyển sang Danh mục giảm thuế trước 1/1/1998, đến 1/1/1998 thuế suất phải được giảm xuống 20%. Đối với các sản phẩm được chuyển sang Danh mục giảm thuế sau 1/1/1998, thuế suất khi đưa vào phải bằng hoặc nhỏ hơn 20%, để từ đó giảm tiếp xuống 0 - 5%. Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam bao gồm 1147 dòng thuế chiếm 39,2 % tổng số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Danh mục giảm thuế (IL) Theo quy định của Hiệp định CEPT/AFTA (đã sửa đổi), những mặt hàng được đưa vào IL là những mặt hàng sẽ phải cắt giảm thuế để có thuế suất cuối cùng từ 0% đến 5% vào năm 2003 (đối với Việt Nam là năm 2006, đối với Lào và Myanma là năm 2008). Kể từ năm 1996, mỗi năm các nước ASEAN phải đưa thêm 20% các mặt hàng từ danh mục hàng tạm thời chưa giảm thuế (TEL) sang IL. Các thời hạn tương ứng đối với Việt Nam là năm 1999, với Lào và Myanma là năm 2001, Campuchia là 2003. Trong quan hệ thương mại giữa hai nước ASEAN, chỉ khi một mặt hàng nằm trong IL của cả hai nước thì mới được hưởng các ưu đãi nói cách khác ưu đãi được đưa ra trên cơ sở có đi có lại. Danh mục giảm thuế của Việt Nam gồm 1718 dòng thuế, chiếm 53% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL) Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế ASEAN nếu thực hiện giảm thuế quan theo lịch biểu của chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo danh mục này của các nước ASEAN và căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng nông sản chưa chế biến. Thời hạn đưa các mặt hàng trong Danh mục này vào Danh mục giảm thuế sẽ bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2003 (đối với Việt Nam là 2004 và 2006). Các mặt hàng trong Danh mục này được kéo dài thời hạn giảm thuế quan xuống 0 - 5% cho đến năm 2010 thay vì 2003 như các mặt hàng khác (đối với Việt Nam là 2013). Đây là các mặt hàng quan trọng đối với mỗi nước nên thường được bảo hộ rất cao, vì thế bên cạnh thời hạn giảm thuế, các mặt hàng này còn cần phải có thoả thuận cụ thể về thuế suất bắt đầu thực hiện giảm thuế và các chế độ đãi ngộ khác. sống ngành. Danh mục cắt giảm thuế quan chủ yếu bao gồm các mặt hàng hiện đang có thuế suất thấp hơn 20% và một số mặt hàng có thuế suất cao hơn nhưng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu. Việt Nam đã đưa ra nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA trong năm 2000 và những năm sau đó. Theo Tổng cục thuế - Bộ Tài chính đến hết năm 1999, Việt Nam đã cắt giảm thuế 3.580 mặt hàng, chiếm 60 % tổng số dòng thuế dự kiến đưa vào thực hiện , Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 23 dòng thuế, bao gồm các mặt hàng như: các loại thịt, trứng gia cẩm, động vật thóc, gạo lức, đường ăn,… Các mặt hàng này hiện đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch, quản lý của Bộ chuyên chương trình cắt giảm thuế. Trong năm 2000, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phê chuẩn ban hành danh mục CEPT. Danh mục CEPT 2000 của Việt Nam gồm khoảng 4.230 dòng thuế, trong đó có hơn 640 dòng mới chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện CEPT 2000, đạt 65% tổng số dòng thuế dự kiến đưa vào cắt giảm theo cam kết với các nước ASEAN với khoảng 2.960 dòng thuế có mức thuế suất từ 0 - 5% và 1.270 dòng thuế có thuế suất từ 5 - 50%. So sánh mục tiêu chủ yếu của Chương trình cắt giảm thuế quan CEPT là các nước thành viên sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với đa số các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN khác xuống còn từ 0 - 5% với Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam hơn tổng số 3211 nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam hơn nửa tổng số nhóm mặt hàng đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho Chương trình CEPT, điều đó có nghĩa là về thực chất Việt Nam chỉ phải thực hiện giảm thuế cho gần 50% của tổng số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu. So với các nước thành viên ASEAN khác khi bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Việt Nam nhiều hơn rất nhiều. Ví dụ Indonesia khi bắt đầu tham gia CEPT chỉ có 9% tổng số nhóm mặt hàng có thuế suất dưới 5%, Thái Lan có 27%, Philippin có 32%. Trong cơ cấu của Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, mức thuế suất thấp chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng là nguyên vật liệu là đầu vào phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Tỷ trọng lớn của số các thuế suất trong khoảng 0 - 5% phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn khi nhiều nguyên vật liệu là đầu vào mà sản xuất trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng. Các thuế suất cao hơn phần lớn là áp dụng với các mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhằm bảo về các nhà sản xuất trong nước hoặc các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Các mức thuế suất trên 60% được áp dụng chủ yếu với các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ dùng thiết bị với mục đích điều chỉnh tiêu dùng. Do đó hiện nay khi nền sản xuất trong nước của Việt Nam đã phần nào phát triển và đáp ững được một phần các sản phẩm cần thiết phục vụ cho sản xuất mà trước đây phải nhập từ nước ngoài, nhu cầu nâng cao các mức thuế suất thuế nhập khẩu nhằm mục đích bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước là thật sự cần thiết. Điều này sẽ phần nào mâu thuẫn với nội dung thực hiện của chương trình cắt giảm thuế khi Việt Nam cam kết tham gia thực hiện AFTA. Ngoài ra khi cân nhắc, xem xét để thực hiện chương trình cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT một vấn đề nữa cũng được đặt ra là Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam có một số điểm không thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế do đó gây khó khăn khi Việt Nam tham gia thực hiện các Hiệp định quốc tế như Hiệp định CEPT. Trong quá trình xây dựng các Danh mục hàng hoá và chương trình giảm thuế theo Hiệp định CEPT, chúng ta đã gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các nước thành viên khác. Hơn nữa về mặt kỹ thuật, ngoài các điểm còn khác biệt về hệ thống thuế áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu và hệ thống mã số của Biểu thuế Việt Nam so với các nước ASEAN khác, các thuế suất của Biểu thuế hiện hành đòi hỏi được điều chỉnh cơ bản để phù hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước. 3. Huỷ bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi quan thuế Các biện pháp phi thuế quan mà các nước ASEAN áp dụng là rất đa dạng, đặc biệt là các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật. ở Việt Nam, những biện pháp phi thuế quan còn rất đơn giản và chủ yếu là các biện pháp giấy phép, hạn ngạch,… Do đó để việc thực hiện loại bỏ các biện pháp phi thuế quan theo Hiệp định CEPT của Việt Nam có lợi nhất, đáp ứng được yêu cầu của bảo hộ sản xuất trong nước, ta đã có phương án nghiên cứu ban hành bổ sung các biện pháp phi quan thuế tương tự như các nước ASEAN đang áp dụng trước khi loại bỏ chúng. Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực trong việc huỷ bỏ việc kiểm soát bằng hạn ngạch trừ một số sản phẩm như gạo và những mặt hàng nước nhập khẩu phân bổ hạn ngạch cho nước ta. Một thành công nữa là cải thiện một cách triệt để về giấy phép xuất nhập khẩu mà nhờ đó hầu hết các doanh nghiệp có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng không thuộc danh mục hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu: Chúng tha đang nghiên cứu và áp dụng dần hiệp định Trị giá tính thuế quan của GATT thông qua thực hiện hiệp định GVA tính từ năm 2000-2004. Danh mục nhạy cảm cao (HSL) bao gồm một số rất ít các nông sản chưa chế biến mà một số nước ASEAN cho là đặc biệt nhạy cảm đối với nền kinh tế, do đó khi đưa vào cắt giảm thuế quan theo Chương trình CEPT thì cần phải có quy chế đặc biệt cho phép linh hoạt hơn về thuế suất, thời gian khi bắt đầu và kết thúc giảm thuế, về việc loại bỏ Hạn chế định lượng (QR) và các hàng rào phi thuế quan (NTB), về các biện pháp tự vệ. Danh mục này của các nước ASEAN có 23 dòng thuế, bao gồm một số mặt hàng như gạo, đường, thuốc lá, gỗ,.. Việt Nam không đưa ra danh mục này. Song song với việc tham gia thực hiện AFTA từ góc độ tổ chức thực hiện của các Bộ ngành quản lý Nhà nước, vấn đề quan trọng hơn mà chúng ta cần xem xét là khía cạnh kinh tế của việc cắt giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi quan thuế, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước khi không còn hàng rào bảo hộ, khả năng tận dụng các ưu đãi để thâm nhập thị trường các nước mà đi liền với nó chính là sự chuẩn bị của khu vực kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới. Bởi vì tham gia AFTA không sớm thì muộn sẽ đặt các doanh nghiệp trong nước trước một môi trường cạnh tranh quốc tế. Hệ thống các chính sách phi quan thuế được khẩn trương nghiên cứu vì ngoài mục đích công bố với ASEAN, những định hướng trong chính sách áp dụng và loại bỏ các biện pháp phi quan thuế cần phải được kết hợp song song với các biện pháp về thuế để bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước trong một chừng mực có thể. Để tiến tới việc hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng... trong vòng năm năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan. Các nước đã xác định nhiều biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối với thương mại hàng hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu hải quan và Các hàng rào cản trở thương mại (TBT). Tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ tám, các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ Các hàng rào cản trở thương mại là hết năm 2003. Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất của ASEAN theo dòng thuế năm 1995 Phụ thu hải quan: 2.683 dòng thuế Phụ phí: 126 dòng thuế Nhập khẩu theo kênh độc quyền: 65 dòng thuế Điều hành của thương mại nhà nước: 10 dòng thuế Các hàng rào cản trở thương mại (TBT): 568 dòng thuế Yêu cầu về đặc điểm sản phẩm: 407 dòng thuế Các yêu cầu về tiếp thị: 3 dòng thuế Các quy định kỹ thuật: 3 dòng thuế (* nguồn: Ban thư ký ASEAN, 1995) Về phần mình, Việt Nam đã cam kết đệ trình danh mục hạn chế về số lượng (QRs) và các hàng rào phi quan thuế khác (NTBs). Song do các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đơn giản, chủ yếu là biện pháp giấy phép, hạn ngạch cho nên trước mắt Việt Nam chưa hoàn thành được bản danh mục loại bỏ các biện pháp phi quan thuế này. Theo yêu cầu của CEPT, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, một hàng rào phi quan thuế đang được Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức đang nghiên cứu vận dụng trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các hoạt động của Uỷ ban Tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn chất lượng. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại thời kỳ 2001 - 2005 Hàng xuất khẩu: + Hàng dệt may xuất khẩu theo hạn ngạch mà Việt Nam thoả thuận với nước ngoài, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ(toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005) + Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ (toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005) Hàng nhập khẩu: + Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ(toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005) + Xi măng portland, đen và trắng (đến ngày 31/12/2002) + Kính trắng phẳng có độ dày từ 1,5mm đến 12mm (đến ngày 31/12/2002) + Kính màu trà từ 5 - 12mm; kính màu xanh đen từ 3 - 6mm (đến ngày 31/12/2002) + Một số loại thép tròn, thép góc, thép hình; một số loại ống thép hàn; một số loại thép lá, thép mạ (đến ngày 31/12/2002) + Một số loại dầu thực vật tinh chế dạng lỏng (đến ngày 31/12/2002) + Đường tinh luyện, đường thô (toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005) + Xe hai bánh, ba bánh gắn máy nguyên chiếc mới 100% và bộ linh kiện lắp ráp không có đăng ký tỷ lệ nội địa hoá; máy và khung xe hai bánh, ba bánh gắn máy các loại, trừ loại đi theo bộ linh kiện đã đăng ký tỷ lệ nội địa hoá (đến ngày 31/12/2002) + Phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống, loại mới bao gồm cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, có khoang chở hàng và khoang chở khách chung trong một cabin (đến ngày 31/12/2002) (* theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 của Bộ Thương mại) 4. Hợp tác trong ngành hải quan Ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng cục hải quan đã triển khai kế hoạch thuế quan ưu đãi và phi thuế bắt đầu từ 1996 - 2003, giảm dần mức thuế suất 15 nhóm mặt hàng với khoảng 40.000 loại hàng hoá với mức thuế từ 20% xuống còn 5% và đến 0%. Số còn lại thuộc nhóm thứ 2 sẽ tiếp tục giảm trong thời gian sau đó theo lộ trình chung của AFTA. Đồng thời điều chỉnh thuế nhập khẩu đi tới thống nhất với ASEAN: theo chương trình CEPT. Mặt khác, ngành hải quan đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng danh mục 200.000 mặt hàng xuất nhập khẩu đi tới thống nhất mã số 8 con số theo mã số ._.áp ứng các nhu cầu xuất khẩu sang ASEAN hoặc ngoài ASEAN. Cần phải có một bức tranh rõ ràng về vị trí hiện tại của doanh nghiệp để định hướng đầu tư phát triển hay chủ động liên doanh, liên kết để nâng cao năng lực thị trường của doanh nghiệp. ở tầm vi mô, các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua các hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, tự mình lo tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá. 2.5. Kiên quyết không đầu tư vào những ngành hàng không có khả năng cạnh tranh Tham gia AFTA, các doanh nghiệp phải đối diện với môi trường cạnh tranh lớn hơn. Thực tế, trước khi tham gia CEPT thì những năm gần đây các doanh nghiệp trong nước đã phải chịu sức cạnh tranh mạnh từ khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã và đang nhường từng phần thị trường cho khu vực này. Do đó, một vấn đề thực tế hiện nay là cần đánh giá hiện trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về giá thành, về chất lượng hay mẫu mã - so sánh với các hàng hoá từ ASEAN trên thị trường trong nước hay cả trên thị trường khu vực. Từ đó có hướng khai thác, phát triển các khả năng cạnh tranh riêng biệt này. Trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), cần quy định rõ việc ưu tiên cho những ngành công nghiệp kỹ thuật cao (hitech), công nghiệp chế biến…, dần dần tạo nên những ngành công nghiệp mạnh, những khu công nghiệp mạnh của nước ta, đủ sức làm ăn bình đẳng với các nước ASEAN (công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may, da giày, công nghiệp luyện kim,…) và góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên quan đến sản xuất, tiêu thụ của từng mặt hàng trong tương quan so sánh với các mặt hàng cùng loại từ ASEAN. Chúng ta có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một thực trạng là có một lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu các lao động lành nghề. Một số ngành công nghiệp còn gặp phải khó khăn trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu thô và các máy móc chuyên dụng do các chính sách quá khắt khe. Song để có thể hội nhập một cách thành công, chúng ta phải phát huy, tận dụng được những lợi thế của mình mà một trong những cách thức để thực hiện điều đó là phải đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Khi các hàng rào thuế quan và phi quan thuế được gỡ bỏ, hàng hoá của các nước ASEAN sẽ được cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh và nếu hàng hoá của Việt Nam hiện đã chiếm được những thị phần tương đối sẽ dễ phát huy được tính ưu việt và thâm nhập vào các thị trường láng giềng như các sản phẩm da giày, dệt may, hay nông sản. Mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống đồng thời phải tìm hiểu kỹ thị hiếu của khách hàng và sở thích công nghiệp của các thị trường, đặc biệt là thị trường rộng lớn như Mỹ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được phê chuẩn. Loại bỏ các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) bằng cách quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn. Cho phép nhập khẩu miễn thuế hàng tư liệu sản xuất và các đầu vào trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Tạo được một chuyển biến bước ngoặt cũng như nghiên cứu thị trường để cố gắng tăng cường giá trị gia tăng nội địa cho sản phẩm. Xúc tiến đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bằng cách loại bỏ thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và các đầu vào trực tiếp dùng trong sản xuất hàng xuất khẩu. Tóm lại, tham gia vào AFTA là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam mà cần sự nỗ lực tổng thể, bổ sung lẫn nhau của tất cả các ngành giúp cho nền kinh tế Việt Nam thực sự được cất cánh. 2.6. Cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường đào tạo Trong việc lựa chọn công nghệ và chuyển giao công nghệ, nhất thiết phải coi trọng việc chọn công nghệ cao, hiện đại, có sức cạnh tranh không tiếp nhận công nghệ cũ, lạc hậu, dù với bất kỳ hình thức nào (kể cả bằng nguồn vốn ODA hoặc viện trợ nhân đạo, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ). Coi trọng các hàm lượng công nghệ mới, thông tin, chất xám và trình độ tổ chức cao (T, I, H, O) trong quá trình chuyển giao công nghệ (Technoware, Inforware, Humanware, Organware) vào Việt Nam. Nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý tăng năng suất như thế nào để đảm bảo rằng với mức thuế Việt Nam cam kết như trong CEPT, dù mặt hàng của các nước ASEAN có nhập vào Việt Nam cũng không thể cạnh tranh được với mặt hàng của ta sản xuất. Theo hướng đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình hành động cụ thể của mình kết hợp giữa năng lực sản xuất với năng lực kinh doanh để đảm bảo không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, kết hợp với các lợi thế cam kết quốc tế, đưa được ngày càng nhiều hàng của mình ra thị trường nước ngoài, khẳng định được vị trí trên trường quốc tế đồng thời nhập khẩu được nhiều vật tư thiết bị tốt, thuế thấp, nhất là các vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Cần hết sức chú ý việc bảo vệ môi trường, tránh hậu quả của việc nhập không tính toán kỹ các công nghệ nặng nhọc, ô nhiễm và nguy hiểm, cũng như tốn năng lượng, làm mất khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam và gây tác hại đến môi trường sau này. Nếu như nền kinh tế thế giới chủ yếu vẫn dựa vào những ngành công nghiệp truyền thống với nguyên liệu cơ bản là tài nguyên thiên nhiên chứ không phải dựa vào các ngành công nghệ cao và dịch vụ tri thức với tài nguyên thông tin và trí tuệ; và nếu như nền kinh tế thế giới không được toàn cầu hoá như đang diễn ra, thì tính cạnh tranh của nó chắc sẽ không khốc liệt như ta đang thấy và đồng thời cũng ít cơ hội để lựa chọn hơn: nước giàu sẽ giàu mãi, nước ngèo sẽ càng nghèo hơn. Nhưng từ nay tình hình đã khác: nước giàu vẫn có thể bị chững lại và nước nghèo vẫn có hy vọng vượt lên. Thịnh và suy bây giờ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo ra, duy trì và tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sức cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi nước phụ thuộc một loạt yếu tố, trong đó trình độ khoa học và công nghệ là yếu tố quyết đinh, bởi vì, như trên ta đã thấy, ngày nay khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng nhất của phát triển kinh tế - xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu những năm 90 rất nhiều nước đặc biệt các nước phát triển cao, đã điều chỉnh lại những chính sách của mình đối với khoa học và công nghệ. Thấy rõ con đường duy nhất để tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế là dựa hẳn vào khoa học và công nghệ, tức là bằng khoa học và công nghệ, vì vậy Chính phủ nhiều nước đã làm hết mình cho khoa học và công nghệ. Nhu cầu nhân lực có tính quyết định. Các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ chuyên môn đều phải giỏi, tinh thông nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời thông tin mới nhất và đối phó được với các mánh khoé làm ăn trên thương trường. Vấn đề đào tạo cán bộ ở các doanh nghiệp là vấn đề được thường xuyên nhấn mạnh bởi con người là yếu tố quyết định. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở đây để khẳng định lại tầm quan trọng cần đặc biệt ưu tiên để đảm bảo thắng lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đào tạo cần được qui hoạch, phân loại, để đào tạo theo năng lực sở trường dựa trên yêu cầu công việc. Đào tạo lại và đào tạo mới cần kết hợp để đáp ứng được những nhu cầu mới phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt cần tới 3 loại cán bộ sau đây: - Đào tạo công nhân lành nghề ở từng lĩnh vực, dây chuyền sản xuất. Vấn đề này cần được nhấn mạnh ở thời điểm này bởi thời gian qua đào tạo ở cấp đại học đã được chú trọng nhiều, tuy cần thiết, nhưng sẽ thiếu tác dụng động lực nếu thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề. - Đào tạo cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế giỏi. Đây là loại hình cán bộ rất tổng hợp cả am hiểu sản xuất, cả am hiểu thị trường, kỹ thuật đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng, và thạo ngoại ngữ. Chúng ta rất thiếu, và rất cần loại cán bộ này. - Đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc tế, để đủ trình độ tư vấn, trợ lý giúp giám đốc trong kinh doanh và hợp tác quốc tế. 2.7. Tham gia với Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc rà soát chính sách Các doanh nghiệp cần có cơ chế theo dõi sát chương trình CEPT, vì tuỳ mức độ sẽ trực tiếp hay gián tiếp, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các cơ hội hoặc thách thức như: - Khả năng lựa chọn được nguồn cung cấp rẻ hơn từ ASEAN với lý do việc giảm thuế nhập khẩu trong nội bộ khu vực. - Dung lượng và cơ cấu tiêu dùng sẽ thay đổi, dẫn đến thay đổi cơ cấu thị trường cung và cầu. - Vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ bị tổn thương nhất… Đa số các doanh nghiệp trong nước hiện nay đều có quy mô nhỏ, khó đủ sức làm chủ thị trường trong nước cũng như không đủ sức vươn ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, rời rạc hiện nay nên tập hợp thành các Hiệp hội ngành, hàng thì mới tạo thành sức mạnh để tham gia các hoạt động trên thị trường với quy mô lớn hơn như: thu nhập thông tin, khảo sát thị trường ngoài nước, phối hợp các khả năng sản xuất để có thể cung cấp hàng hoá có số lượng lớn, hợp sức cải tiến các vấn đề về chất lượng.. Như vậy, trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp, doanh nghiệp cần phải năng động hơn, chú trọng hơn đến các vấn đề về thông tin, tư vấn. Cần thiết lập các mối liên hệ với các đầu mối thông tin như các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội ngành hàng, các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước… Trong quá trình đàm phán ký kết hợp ồng với bạn hàng ở các nước, các doanh nghiệp cần quan tâm tổng kết thực tiễn, so sánh đối chiếu với các cam kết quốc tế, xem chính sách của nước đó đối với hàng hoá của Việt Nam thế nào, mức thuế cao hay thấp. Các chế độ chính sách thủ tục phi quan thuế trong xuất nhập khẩu và đầu tư đối với ta có điều gì trở ngại bất hợp lý cần tháo gỡ kịp thời để phản ánh cho các cấp quản lý, phản ánh cho Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổng hợp đưa ra đàm phán, đòi các nước này sửa đổi. Với việc nghiên cứu đúc rút thực tiễn trong quan hệ bạn hàng với các nước, kết hợp với năng lực sản xuất và kinh doanh của ta, các đơn vị doanh nghiệp cần thông qua các đơn vị chủ quản của mình, các Hiệp hội ngành hàng, phản ánh nguyện vọng, đóng góp vào việc xây dựng chiến lược và phương án đàm phán cụ thể với từng tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Nói khác đi, mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp cần được tăng cường, duy trì thường xuyên và đều đặn. Đứng trước nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương khuyến khích mọi thành phân kinh tế (quốc doanh và ngoài quốc doanh) cùng phát triển. Vấn đề còn phải làm tiếp là tạo ra môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh cho các nguồn đầu tư. Trên đây là một vài đề xuất, ý kiến đóng góp của luận văn đối với một vấn đề hiện đang còn nhiều tranh luận. Trong khuôn khổ của đề tài này, em xin nhấn mạnh một điều là các giải pháp và biện pháp này cần phải xây dựng trong khuôn khổ một chiến lược nhất quán của quốc gia là đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong một bối cảnh nền kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ. Nhìn chung, vấn đề đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức về cả các điều kiện khách quan và chủ quan. Những biến động về tình hình chính trị của một số quốc gia thành viên hiện nay đang đặt AFTA dưới một áp lực lớn cần sự phối hợp nỗ lực của từng thành viên trong ngôi nhà chung ASEAN. KếT LUậN Tham gia thực hiện AFTA sẽ là bước tập dượt đầu tiên trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam để thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo hướng mở cửa của Nhà nước. Mức độ ảnh hưởng do việc thực hiện những cam kết về tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ASEAN đến nền kinh tế Việt Nam sẽ là nhỏ hơn rất nhiều so với những ảnh hưởng sau này khi chúng ta phải thực hiện các cam kết để tham gia APEC hay WTO. Do đó, việc tham gia thực hiện AFTA cũng cần được xem xét đánh giá trong một tổng thể các chính sách phát triển, định hướng cho cả quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới. Để thích ứng với điều kiện mới, chúng ta phải chủ động nắm bắt các diễn biến tác động đến môi trường kinh tế quốc tế để có được các định hướng đúng đắn. Nếu không chủ động, tích cực chuẩn bị đầy đủ, không sẵn sàng điều chỉnh thì chúng ta sẽ bị thua thiệt và trở nên phụ thuộc khi nền kinh tế đã được mở cửa mà sức mạnh kinh tế không được cải thiện. Do đó, việc Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập và thực hiện AFTA đòi hỏi một sự chủ động không chỉ từ các Bộ, ngành quản lý Nhà nước, mà quan tọng hơn là sự củ động tự điều chỉnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và tham gia có hiệu quả vào quá trinhg thực hiện AFTA. Do phải đối diện với môi trường cạnh tranh lớn hơn, một vấn đề thực tế hiện nay là, cần đánh giá hiện trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về giá thành, về chất lượng hay mẫu mã, so sánh với các hàng hoá từ ASEAN trên thị trường trong nước hay cả trên thị trường khu vực. Từ đó, có hướng khai thác, phát triển các khả năng cạnh tranh riêng biệt. Cần phải có một bứa tranh rõ rệt về vị trí hiện tại của doanh nghiệp, liên kết để nâng cao năng lực thị trường của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp trong nước hiện nay đều có quy mô nhỏ, khó đủ sức làm chủ thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, rời rạc hiện nay nên tập hợp thành các hiệp hội ngành, thì mới tạo thành sức mạnh để tham gia các hoạt động trên thị trường với quy mô lớn hơn như thu thập thông tin, khảo sát thị trường ngoài nước, phối hợp các khả năng sản xuất để có thể cung cấp hàng hoá có số lượng lớn, hợp sức cải tiến các vấn đề về chất lượng… Trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp, doanh nghiệp cần phải năng động hơn, chú trọng hơn đến các vấn đề về thông tin, tư vấn. Cần thiết lập các mối liên hệ với các đầu mối thông tin như các cơ quan Nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước. Hy vọng rằng, việc chúng ta tham gia AFTA cùng với những nỗ lực chủ động điều chỉnh ở cả cấp vĩ mô và vi mô, sẽ là một yếu tố góp phần kích thích nền kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới và làm cho nền kinh tế Việt Nam thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo (phòng Tổng hợp - Bộ Ngoại giao Việt Nam)năm 2000 Tài liệu tham khảo (phòng Xuất nhập khẩu - Sở Thương mại Hà Nội)năm 2000 Bản đánh giá kết quả thực hiện AFTA những năm đầu thực hiện (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) năm 2000 Báo cáo đánh giá hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN năm 1999, 2000 (Bộ Thương Mại - Tiểu ban Hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN ) Từ điển ASEAN 2001 Lịch trình giảm thuế của Việt Nam theo CEPT/AFTA ( Nhà xuất bản Thống kê) năm 2001 Chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam (Bộ Thương mại - năm 2001) Trang Web: Trang Web: Tạp chí nghiên cứu kinh tế – số 48 năm 2000- Nguyễn Phúc Khanh Tạp san thời báo kinh tế – số 64 năm 2001- Lê Thanh Huyền Tạp chí kinh tế phát triển – số 32 năm 2000 – Trần Nguyên Hạnh Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập AFTA – Nguyễn Quang Thành – tạp chí ASEAN số 145 năm 2001. Mục lục LờI NóI ĐầU Chương I: tổng quan về khu vực mậu dịch tự do asean (AFTA) I. MộT Số VấN Đề CHUNG Về LIÊN KếT KINH Tế KHU VựC 1.Khái niệm:..........................................................................................................1 2.Cấp độ liên kết ..................................................................................................2 3. tác động của khu vực mậu dịch tự do tới các nước........................................3 II. Tổng quan về AFTA 4 1. Sự hình thành và phát triển của AFTA 4 2. Những mục tiêu cơ bản của AFTA 6 2.1. Tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước ASEAN. 6 2.2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường thống nhất – xây dựng khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 7 2.3. Hướng ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đặc biệt là xu thế tự do hoá thương mại thế giới 8 3. Nội dung cơ bản của AFTA 9 3.1. Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT 9 3.2. Huỷ bỏ hạn chế về định lượng hàng rào quan thuế 14 3.3. Sự phối hợp trong ngành hải quan 16 4. Triển vọng của AFTA 18 5. những tác động của AFTA đến các nước thành viên...........................................19 III. Những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA 20 áp dụng quy chê tối huệ quốc - MFN 20 Cắt giảm thuế quan Việt Nam- AFTA theo CEPT 21 Huỷ bỏ hạn chế về định lượng và hàng rào phi quan thuế 25 Hợp tác trong ngành hải quan 28 Thiết lập khu vực đầu tư ASEAN-AIA 30 Chương II: Những kết quả bước đầu trong việc thực hiện những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA 32 I. Những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA 20 áp dụng quy chê tối huệ quốc - MFN 20 Cắt giảm thuế quan Việt Nam- AFTA theo CEPT 21 Huỷ bỏ hạn chế về định lượng và hàng rào phi quan thuế 25 Hợp tác trong ngành hải quan 28 Thiết lập khu vực đầu tư ASEAN-AIA 30 Kết quả bước đầu trong việc thực hiện những cam kết của Việt Nam 32 Số lượng mặt hàng của Việt Nam trong lộ trình giảm thuế tăng nhanh 32 Nỗ lực trong việc huỷ bỏ hàng rào phi quan thuế 35 Thực hiện tốt các cam kết trong nghành hải quan 36 Tích cực tham gia vào việc thiết lập khu vực đầu tư ASEAN - Biến các nước ASEAN thành khu vực kinh tế thông qua việc thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế. 38 II. Những cơ hội và thách thức đối với của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết của AFTA 40 Về cơ hội. 40 Bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới 40 Có điều kiện thâm nhập một thị trường rộng lớn hơn 500 triệu dân 41 Tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực 42 Thu hút đầu tư nước ngoài 43 Những thách thức 44 2.1. Thách thức chung...................................................................................... 44 2.2. Về sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 46 2.3. Về khả năng của doanh nghiệp 47 2.4. Về hệ thống chính sách kinh tế thương mại 48 Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA 52 Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình thực hiện cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA 52 Nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 52 Lộ trình mới của việc thực hiện cam kết 53 2.1. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001-2006 để thực hiện AFTA 53 2.2. Các nhóm mặt hàng chính chuyển từ TEL vào IL để thực hiện CEPt/ AFTA trong 3 năm 2001-2003 55 Giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA 56 Giải pháp vĩ mô 56 Những ý kiến đóng góp lên Chính phủ 56 Những ý kiến đóng góp lên Các bộ ngành chủ quản 60 Những ý kiến lên Bộ Tài chính 63 Giải pháp vi mô - Về phía doanh nghiệp 66 Cần có chiến lược dài hạn và cụ thể, thiết thực 66 Khẩn trương sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với cam kết hội nhập khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh 67 Có giải pháp xử lý nợ 68 Chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn, tìm kiếm thị trường 68 Kiên quyết không đầu tư vào những ngành hàng không có khả năng cạnh tranh 69 Cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường đào tạo 71 Tham gia với Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc ra soát chính sách 73 KếT LUậN 75 TàI LIệU THAM KHảO PHụ LụC PHụ LụC A. Theo lịch trình này, từ năm 2001 đến 2006, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế quan cho 6210 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số 6400 dòng thuế hiện hành, cụ thể như sau: + Tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế cho 4200 dòng thuế đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về truớc. + Khoảng 1940 dòng thuế còn lại sẽ thực hiện cắt giảm trong 3 năm 2001-2003 theo lộ trình như sau: ã Năm 2001: khoảng 720 dòng thuế ã năm 2002: khoảng 510 dòng thuế ã Năm 2003: khoảng 710 dòng thuế Lộ trình cắt giảm từ nay đến 2006 được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN, cụ thể: Trước mắt là lịch trình giảm thuế hai nhóm sản phẩm chính gồm những mặt hàng đã đưa vào thực hiện chương trình CEPT từ năm 2000 trở về trước, và những mặt hàng chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện chương trình CEPT của các năm 2000 - 2003. Năm 2003 sẽ là năm hoàn thành việc chuyển toàn bộ các mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời vào danh mục cắt giảm để thực hiện chương trình CEPT và đến năm 2006, thuế suất thực hiện CEPT của tất cả các mặt hàng có trong danh mục cắt giảm sẽ được giảm xuống mức 0 - 5%. Việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau: + Toàn bộ các mặt hàng còn lại trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sẽ phải thực hiện giảm thuế trong 3 năm 2001, 2002 và 2003. + Mức thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ mặt hàng trong danh mục giảm thuế không được cao hơn 20% kể từ thời điểm 1/1 /2001 trở đi + Tất cả các biện pháp hạn chế định lượng sẽ phải bỏ ngay khi mặt hàng được chuyển vào cắt giảm để thực hiện AFTA Như vậy, có nghĩa là cuối năm 2006 có khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ chỉ còn ở mức thuế xuất 0-5% và không bị áp dụng các biện pháp phi quan thuế. Các nhóm mặt hàng chính chuyển từ TEL vào IL để thực hiện CEPT/AFTA trong 3 năm 2001 - 2003 Dự kiến các nhóm mặt hàng chuyển từ TEL vào IL từ năm 2001 Một số mặt hàng nông sảm như nho tươi hoặc khô; một số loại hạt có dầu (hạt bông, hạt thầu dầu và hạt rum); một số dạng mỡ và dầu động vật; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa và các loại bánh,... Nước khoáng và nước có ga đã pha thêm đường hoặc hương liệu Sơn, véc ni Một số đồ trang điểm, mỹ phẩm và vệ sinh như dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc,... Một số sản phẩm nhựa như tấm trải sàn bằng nhựa, phụ kiện sứ về sinh, (trừ những loại đưa vào cắt giảm từ năm 2002 và 2003) Kính dùng làm tường nhiều lớp ngăn; gương thuỷ tinh, gồm cả gương chiếu hậu, kính trước cửa ô tô Một số dạng thép xây dựng: thép tấm, thanh, thép dạng góc, khuôn, hình, thép dây Các dạng cấu kiện bằng sắt hoặc thép: cửa ra vào, cửa sổ, khung cửa và ngưỡng cửa; tấm lợp; thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng Một số dạng động cơ đốt trong, động cơ diesel hoặc diesel: động cơ đẩy thuỷ đốt trong công suất đến 30 CV, động cơ cho xe kéo có công suất đến 80 CV Động cơ điện và máy phát điện Một số dạng dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình, có lắp động cơ điện: máy hút bụi, máy đánh bóng sàn nhà, máy huỷ rác trong nhà bếp, máy nghiền và trộn thức ăn, máy chiết suất nước rau và nước hoa quả Dụng cụ điện đun nước nóng Một số mặt hàng điện tử, viễn thông: micro và giá micro; máy hát, máy chạy băng, máy ghi băng từ và các dạng máy ghi âm, ăng ten, dạng linh kiện của máy thu hình,... Bộ linh kiện lắp ráp các dạng xe chở khách Một số dạng xe đặc chủng như xe cứu thương, xe cứu hoả và xe chở tù,... Một số dạng máy móc thiết bị đặc chủng khác b. Dự kiến các nhóm mặt hàng chuyển từ TEL vào IL từ năm 2002 Tấm, gạo đã xát Một số dạng đường như đường củ cải, đường glucô Nước khoáng và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc hương liệu Một số loại rượu vang Một số loại hoá chất hữu cơ Chất hoá dẻo DOP Nước hoa thơm Một số sản phẩm nhựa như phế thải, phế liệu, mẩu vụn của plastic; hộp, hòm, thùng, bao túi và các dạng dùng để chứa hàng hoá trong vận chuyển bằng plastic Giấy và bìa giấy không tráng (nhóm 4802) Giầy dép các loại, có mũ không phải bằng nguyên liệu da Một số sản phẩm bằng sát thép: đinh ghim dùng cho đường ray tầu, các dạng kim, bếp lò, lò sưởi Tủ lạnh, máy làm lạnh Máy giặt Một số dạng pin, ắc quy Đĩa hát, băng, các loại đĩa, băng Khung gầm đã lắp động cơ cho xe có động cơ Đồng hồ và các dạng phụ tùng của đồng hồ c. Dự kiến nhóm mặt hàng chuyển từ TEL vào IL từ năm 2003 Sữa và các sản phẩm từ sữa Các dạng dầu thực vật đã tinh chế Sảm phẩm tinh chiết và nước ép từ cá, động vật giáp xác hoặc các động vật sống dưới nước; cá được chế biến hay bảo quản, trứng cá muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến từ trứng cá Các dạng chế biến của rau quả, gồm cả nước quả ép Chất chiết suất, tinh chiết hoặc cô đặc từ cà phê, gồm cả cà phê tan Bia, đồ uốn có men và cồn ê ti lích Clinker và xi măng Khí đốt từ dầu mỏ và các loại khi hydrocarbon hoá lỏng A mô ni ắc, dạng khan hoặc dạng dung dịch Phân bón hoá học Một số sản phẩm bằng plastic như bộ xí bệt, bình xỗi nước và các đồ vệ sinh tương tự bằng nhựa Lốp săm làm bằng cao su, dùng cho xe máy và xe đạp Gỗ ván, dán, ép nhân tạo Các loại giấy (trừ loại đã đưa vào cắt giảm từ năm 2000 trở về trước và loại đưa vào cắt giảm từ năm 2002) Vải dệt từ các loại sợi xơ khác nhau Giầy dép các loại, có mũ làm bằng nhuyên liệu da, giầy da, sản phẩm bằng da thuộc Gạch lát bằng gốm sứ; sứ về sinh; kính xây dựng (trừ loại đã đưa vào từ năm 2001) Ruột phích và ruột bình chân không khác Một số dạng động cơ piston đốt trong, dùng cho xe máy và ô tô Quạt điện, gồm quạt dùng trong gia đình và quạt công nghiệp có công suất trên 125kw Máy điều hoà Động cơ điện xoay chiều, đa pha, có công suất không quá 750W Máy thu dùng cho điện thoại, vô tuyến, điện báo,... Thành phần máy thu hình Một số phương tiện vận tải: máy kéo, xe chở khách từ 16 chỗ ngồi trở lên, xe đạp, xe máy có phân khối trên 250cc, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ,… Phương tiện bay, tàu vũ trụ và các bộ phận của chúng Tàu, thuyền và các kết cấu nổi Máy photocopy và máy sao chụp B. Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định ban hành danh mục thực hiện AFTA năm 2001 với lộ trình cắt giảm thuế quan của khoảng trên 5000 dòng thuế trong đó có: + Khoảng 64% số dòng thuế đạt thuế xuất 0-5%. + 35% số dòng thuế đạt thuê suất 0%. Các nhóm mặt hàng có thuế suất MFN cao hơn 20% bắt đầu chuyển vào thực hiện CEPT 2001: Một số hàng nông sản như nho tươi hoặc khô, rau quả đã chế biến và một số sản phẩm chế biến ăn được khác (40%, 50%) Ca cao và một số sản phẩm chế biến từ ca cao (20%, 50%) Nước khoáng và nước có ga đã pha thêm đường hoặc hương liệu (50%) Sơn, véc ni (30%) Một số đồ trang điểm, mỹ phẩm và vệ sinh (50%) Chất đánh bóng và các loại kem phục vụ mục đích đánh bóng, nến (20%, 30%) Diêm (40%) Một số sản phẩm nhựa (40%) Một số dạng giấy dán tường, tấm phủ sàn, bưu thiếp, lịch in (40%) Một số dạng sản phẩm liên quan đến dệt may (20%, 30%, 40%, 50%) Sản phẩm gốm phục vụ xây dựng như gạch, ngói và một số dạng ống dẫn, máng dẫn nước(40%, 50%) Một số dạng kính: Kính bảo hiểm, kính dùng làm tường nhiều lớp ngăn, gương kính; thuỷ tinh dạng khối và đồ thuỷ tinh nhỏ khác (20%, 30%, 40%) Đồ kim hoàn, đồ kỹ nghệ vàng bạc và các sản phẩm khác(40%) Một số dạng sản phẩm bằng sắt hoặc thép như đường ống dẫn thuỷ điện cao áp, neo, móc, đinh vít ốc, lò sưởi, đồ trang bị vệ sinh…(20%, 30%) Động cơ đẩy thuỷ đốt trong có công suất đến 30CV, động cơ cho xe kéo có công suất đến 80CV(30%, 40%) Động cơ điện và máy phát điện (30%) Một số dụng cụ cơ điện dùng trong gia đình có lắp động cơ điện (40%) Dụng cụ điện đun nước (40%) Một số mặt hàng điện tử viễn thông: micro và giá micro, máy hát và máy chạy băng, máy ghi băng từ và các dạng máy ghi âm, ăng ten, dạng linh kiện của máy thu hình (20%, 30%, 40%, 50%) Bộ linh kiện lắp ráp các dạng xe chở khách(30%, 35%, 40%) Một số loại máy móc, dụng cụ phục vụ y học; máy đo đếm, điều chỉnh (40%) Đồng hồ thời gian và phụ tùng đồng hồ (40%) Giường tủ bàn ghế và một số loại đồ đạc khác (40%) b. Các nhóm mặt hàng đã đưa vào thực hiện AFTA từ năm 2000 trở về trước với mức thuế suất thực hiện AFTA cao hơn 20% Hoa cắt rời và nụ hoa; tán lá cành và các phần khác của cây dùng làm hoa bó hay trang trí (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 30%, 40%) Một số loại hoa quả ăn được như chà là, sung, dứa, ổi, dư, mơ, mận, dâu tây, vải nhãn, mâm xôi... (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%) Chè paragoay - mate (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 30%) Một số sản phẩm chế biến từ rau quả hạt và các bộ phận thực vật khác, bao gồm dư chuột và dưa chuột ri, hành, anh đào và dâu tây (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 40%) Một số sản phẩm chế biến ăn được, gồm chất chiết suất từ chè, cà phê và các chất thay thế cà phê khác; mì chính, nước mắm, bột canh; và kem lạnh (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 40%) Các chế phẩm dùng cho răng miệng (T/s MFN: 30%; T/s CEPT 2000: 25%) Các loại xà phòng và chất tẩy rửa hữu cơ hoạt động bề mặt (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%) Bồn tắm, vòi tắm hoa sen và chậu rửa bằng plastic (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 40%) Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ và các mặt hàng tương tự (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 30%) Bộ đồ ăn, đồ bếp bằng gỗ; Gỗ khảm dát và các sản phẩm tương tự; Móc treo quần áo bằng gỗ và thanh gỗ nhỏ làm diêm là (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 25%, 30%) Các loại vải Dệt từ lông cừu hoặc lông động vật (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%) Các sản phẩm bằng Dệt may khác như chăn, khăn trải giường, khăn vệ sinh, màn, đồ bao phủ (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 35%) Giày dép cao su, plastic: loại cao cổ hoặc mũi có gắn kim loại (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 40%, 50%) Một số dạng mũ đội đầu và bộ phận của các sản phẩm khác (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 35%) Sắt thép không hợp kim ở dạng thỏi, thanh, hình (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%) Động cơ piston đốt trong dùng cho ô tô (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 40%) Máy khâu dùng cho gia đình (T/s MFN: 50%; T/s CEPT 2000: 30%) Ghế được sử dụng cho máy bay (T/s MFN: 40%; T/s CEPT 2000: 30%) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0071.doc
Tài liệu liên quan