1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích xã hội hoá nền sản xuất nông nghiệp. Vì vậy mọi quốc gia đều có các chương trình, hoạt động khuyến nông. Khuyến nông thực chất là mọi cố gắng của Chính phủ, cộng đồng, nông dân trong việc khuyến khích, mở rộng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
ở nước ta 75% dân số sống ở các vùng nông thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất ra những nông s
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ… chiếm 37% giá trị sản phẩm xã hội [20]. Vai trò của nông thôn và nông nghiệp rất to lớn trong quá trình xây dựng lại đất nước. Nhưng ở nhiều vùng nông thôn, mức sống và trình độ dân trí còn rất lạc hậu. Đây là những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và khuyến nông được coi là một trong những con đường để góp phần giải quyết những thách thức đó.
Hơn thế nữa, khuyến nông còn được coi như chiếc cầu nối để nông dân và những người bên ngoài cộng đồng (nhà hoạch định chính sách, cán bộ chuyên môn…) vượt qua những ngăn cách về kiến thức, phong tục, thể chế chính sách…để học hỏi, chuyển giao kiến thức, và kinh nghiệm để cùng phát triển sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Khuyến nông còn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia xẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và phát triển cộng đồng của họ.
Với những vai trò to lớn đó, hoạt động khuyến nông ngày càng trở lên không thể thiếu đối với mỗi địa phương, mỗi làng bản và đối với từng hộ nông dân. Vì vậy công tác khuyến nông ngày càng được tăng cường củng cố và phát triển.
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải phòng, với diện tích tự nhiên 1.660,9 km2, dân số hơn 1,7 triệu người (2005), trong đó dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (84%) chủ yếu làm nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2% GDP của tỉnh [24].
Thực hiện Nghị định 13CP và Thông tư liên bộ số 02 ngày 03/8/1993, hệ thống khuyến nông Hải Dương được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/1995. Từ đó đến nay, thông qua các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn; tổ chức tham quan, hội thảo, hội nghị đầu bờ; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện tay nghề cho người nông dân; phổ biến kiến thức khuyến nông trên các phương tiện thông tin tuyên truyền (phát thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí, tờ bướm), tham gia các hội chợ, triển lãm nông nghiệp, nông thôn…, Khuyến nông Hải Dương đã trở thành người thày, người bạn thân thiết với nông dân, giúp người nông dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân, Khuyến nông Hải Dương còn tạo ra cơ hội cho người nông dân cùng gặp gỡ, chia xẻ kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển cộng đồng, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến nông còn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa xuất phát từ nhu cầu nông dân; chưa đáp ứng hết các kiểu nông hộ đặc biệt là những hộ nghèo. Công tác đánh giá hoạt động khuyến nông chỉ dừng lại ở đánh giá năng suất và chất lượng mô hình trình diễn, không có đánh giá xem nông dân có hiểu và áp dụng những kiến thức được tập huấn vào sản xuất như thế nào. Liệu nông dân có tiếp tục mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo hay không, cũng như các điều kiện đảm bảo để mở rộng sản xuất có hiệu quả như vấn đề về vốn, lao động, thị trường… Cơ chế quản lý hoạt động khuyến nông còn thiếu dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp các hoạt động khuyến nông giữa các đơn vị, tổ chức đoàn thể trong tỉnh gây lãng phí nguồn ngân sách.
Những hạn chế trên là do những yếu tố khách quan và chủ quan của hệ thống khuyến nông Hải Dương hiện nay như: Tổ chức hệ thống khuyến nông Hải Dương chưa hoàn thiện do chưa phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở (khuyến nông cấp xã, thôn). Các hoạt động khuyến nông hiện nay như tập huấn, xây dựng mô hình, thông tin... tập trung chủ yếu vào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mà thiếu hụt các vấn đề về quản lý sản xuất kinh doanh, định hướng cây trồng vật nuôi định theo nhu cầu của thị trường, về chính sách nông nghiệp, tín dụng... Hoạt động khuyến nông vẫn mang tính bao cấp, áp đặt từ trên xuống. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo chính thống về kỹ năng, nghiệp vụ khuyến nông. Kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế, chính sách chưa phù hợp...
Đã có một số nghiên cứu về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương như Phương pháp và tổ chức khuyến nông (Dự án Mosaic), Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp (Chương trình sông Hồng)… song tất cả mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm với những điểm còn chưa hoàn thiện và chưa được triển khai thực hiện. Để tiếp tục góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại của hệ thống khuyến nông Hải Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng các hoạt động khuyến nông của tỉnh Hải Dương những năm qua, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông của tỉnh trong các năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến nông, kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông;
- Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông, kết quả và hiệu quả các hoạt động khuyến nông của tỉnh Hải Dương những năm qua;
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông của tỉnh;
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống khuyến nông nhà nước: Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các Trạm Khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở, câu lạc bộ khuyến nông thôn;
- Các hoạt động khuyến nông chủ yếu: Đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn...;
- Đối tượng hưởng lợi các hoạt động khuyến nông nhà nước: Hộ nông dân, các nhóm nông hộ...
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung đánh giá hiệu quả hai nội dung hoạt động khuyến nông có tính chất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các hoạt động khuyến nông là đào tạo, tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn.
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Một số nội dung chuyên sâu khảo sát tại hai huyện Nam Sách và Thanh Miện.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động khuyến nông trong khoảng thời gian 3 năm gần đây (từ năm 2005 - 2007).
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1 Lý luận về kết quả, hiệu quả hoạt động khuyến nông
2.1.1 Khuyến nông trong nông nghiêp
2.1.1.1 Khái quát về khuyến nông
Theo nghĩa từ Hán Việt, "khuyến" có nghĩa là khuyên bảo người ta cố gắng sức, "nông” có nghĩa là nghề nông. “Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển sản xuất nông nghiệp. Còn theo tiếng Anh, thuật ngữ "Agricultural Extension" được dịch là “ khuyến nông” là từ ghép giữa “Extension” (nghĩa là “mở rộng”, “thêm vào”) với “Agriculture” (nghĩa là “nông nghiệp”).
Đã có rất nhiều khái niệm về khuyến nông được đưa ra dựa theo nhiều cách thức tổ chức khuyến nông khác nhau nhưng tựu chung lại đều có đối tượng chính là người nông dân với mục tiêu là phát triển nông nghiệp nông thôn:
“Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (B.E. Swanson và J.B.Claar).
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (A.W.Van den Ban và H.S Hawkins – Khuyến nông, 1988).
“Khuyến nông được xem như một tiến trình của việc hoà nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải” (D.Sim và H.A.Hilmi – FAO Forestry paper 80, 1987, FAO Rome).
“Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla – A Munual for training Field Workers, 1989).
“Khuyến nông là một quá trình giáo dục. Các hệ thống khuyến nông thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dòng thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo” (Falconer, J. – Forestry, A Review of Key Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O.D.I., London).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas, G. Floes). [23]
“Khuyến nông là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất của gia đình và cộng đồng” (Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Tổ chức Đoàn kết quốc tế vì Hợp tác và phát triển CIDSE, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội sông Đà SFDP và các Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên). [18].
Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) định nghĩa Khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Hiểu theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục người nông dân một cách không chính thức. Nó đem đến cho người nông dân những thông tin và lời khuyên để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Khuyến nông là sử dụng các cơ quan, các trung tâm khoa học nông nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới người nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn.
Hiểu theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn như hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật, định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân hiểu biết chính sách, pháp luật của nhà nước, phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội, tăng cường liên kết cộng đồng nông thôn…
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, đó là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo người nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt. Đây cũng là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và tự giác của người nông dân. [6] [23]
2.1.1.2 Vai trò của công tác khuyến nông
a) Cầu nối
Nhà nước
Cơ quan
nghiên cứu
- Viện
- Trường
- Trung tâm
- Doanh nghiệp
Khuyến nông
- KN nhà nước
- KN phi chính phủ
- KN công ty, DN
Người dân
- Nông dân
- Công nhân
- Tiểu thương
Nhu cầu
Nhu cầu
Tiến bộ KT, CS
Tiến bộ kỹ thuật
Chính sách
Nhu cầu của người dân
Mối quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông và nông dân được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nông và người dân
Thông qua hệ thống khuyến nông, các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước sẽ được chuyển tải đến nông dân và được nông dân đón nhận, thực hiện và ngược lại. Thông qua hệ thống khuyến nông những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân được phản ánh đến các cơ quan nhà nước. Trên cơ sở đó Nhà nước có những chủ trương chính sách và biện pháp phù hợp.
Cơ quan nghiên cứu khoa học là nơi tạo nguồn tiến bộ khoa học kỹ thuật để khuyến nông chuyển giao cho nông dân. Ngược lại, khuyến nông là trung tâm phản hồi những yêu cầu của nông dân đến cơ quan nghiên cứa khoa học để định hướng nghiên cứu cho phù hợp với thực tế sản xuất, đáp ứng yêu cầu của nông dân.
Kỹ thuật là sản phẩm của nghiên cứu, khuyến nông là hệ thống phổ biến, chuyển giao còn nông dân là người sử dụng. Đây là mối liên kết hữu cơ có tác động tương trợ lẫn nhau, làm tăng hiệu quả hoạt động.
b) Hướng dẫn, chuyển giao
Vai trò khuyến nông là vận động, tuyên truyền, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác khuyến nông. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là cả một quá trình, đòi hỏi người cán bộ khuyến nông không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải giỏi cả về nghiệp vụ khuyến nông. Có như vậy mới có thể vận động, lôi cuốn nông dân tham gia, không những thế còn giúp cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản xuất tốt hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới... Như vậy, vấn đề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiến thức cho nông dân đang là nhu cầu bức xúc hiện nay.
c) Xóa đói, giảm nghèo
Dân cư đói nghèo phần lớn là nông dân, ở nông thôn và làm nghề nông. Do vậy, bản thân hoạt động khuyến nông hướng vào chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng, trợ giúp điều kiện vật chất cho nông dân để họ vươn lên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao dân trí… đã là trực tiếp tham dự vào xoá đói giảm nghèo.
Căn cứ vào nguyện vọng của người dân, những khó khăn mà họ gặp phải, khuyến nông sẽ tư vấn giúp họ vượt qua khó khăn, bày cho họ cách làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để họ thu được thêm nhiều sản phẩm hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn trên cơ sở đó tăng thu nhập cho gia đình họ, từng bước vươn lên cuộc sống no đủ hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhiều hộ nông dân tuy đã có đủ vốn, lao động, kinh nghiệm sản xuất, song chưa nắm được những kiến thức cơ bản về sản xuất hàng hoá, về thị trường tiêu thụ,… do vậy khuyến nông cần phải trang bị cho họ những kiến thức này để họ tự tin bước vào thị trường mới.
d) Liên kết các tổ chức xã hội
Lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật ở các Viện, trường, trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có tâm huyết với nghề nghiệp. Đây là lực lượng cơ bản tạo ra nguồn khoa học công nghệ mới để cho khuyến nông chuyển tải đến nông dân, đồng thời là lực lượng trực tiếp tham gia vào hoạt động khuyến nông. Nhất là lực lượng cán bộ khoa học được đào tạo về nghề nghiệp đang nghỉ hưu hoặc chưa có việc làm ... cần phải tham gia vào hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, giúp đỡ nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.
e) Liên kết người nông dân
Nền nông nghiệp nước ta mang tính tự túc tự cấp, manh mún nên hiệu quả còn thấp. Chính vì vậy nhiều hộ nông dân tự thấy cần phải liên kết hợp tác với nhau lại trong từng thôn bản, nhóm sở thích, dòng họ.. để cùng nhau đẩy mạnh sản xuất. Thực hiện chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã phát huy được tính sáng tạo, khắc phục sự ỷ lại, trông chờ của nông dân và hạn chế được những tiêu cực phát sinh ở nông thôn.
Từ khi có tổ chức khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở thì các câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích được hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đó là nơi tập trung, hội tụ nông dân cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ nhau về công lao động, vốn... và cũng từ đây giữa những nông dân có mối quan hệ càng gắn bó, tình làng nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp hơn.
f) Người thầy, người bạn, người học trò của nông dân
Nhiệm vụ của khuyến nông là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, do vậy cán bộ khuyến nông phải thực sự là người "thầy" của nông dân, biết được nguyện vọng, tâm tư của nông dân, truyền đạt kiến thức của mình để họ có thể hiểu và làm được. Đồng thời, cán bộ khuyến nông phải gần gũi nông dân, cùng nông dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, giúp đỡ chỉ bảo nông dân tận tình, trở thành người bạn trung thành của nông dân.
Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những kinh nghiệm quí báu. Thông qua các cuộc tiếp xúc, việc làm với nông dân, cán bộ khuyến nông phải học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm sản xuất, những sáng tạo trong sản xuất của nông dân để truyền đạt lại cho nông dân khác, vùng khác và khi đó khuyến nông trở thành người học trò của nông dân. [23]
2.1.1.3 Mục tiêu, chức năng và nội dung hoạt động khuyến nông
a) Mục tiêu của khuyến nông
Khuyến nông có các mục tiêu cơ bản sau:
- Nâng cao nhận thức cho người sản xuất về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý kinh doanh.
- Bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng, phương pháp thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông, khuyến ngư. [23]
b) Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin và huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyển bá, những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
- Đào tạo, tập huấn nông dân: Tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều kiện giúp họ có thể pháp hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết. Phát triển các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với các phương pháp và cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nông khuyến lâm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều đối tượng người dân trong cộng đồng.
- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông. Đây là một nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt được công việc giám sát đánh giá, có nghĩa là chúng ta đã cụ thể hóa được quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân chủ ở cơ sở : ‘‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng thụ''.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm. [23]
c) Nội dung của hoạt động khuyến nông
Thông tin, tuyên truyền
- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước
Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
- Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.
Tư vấn và dịch vụ
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
- Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
- Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản, nghề muối.
- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư
- Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
- Các nhu cầu kinh tế xã hội mới của nông dân đặt ra với các dịch vụ khuyến nông trong kinh tế thị trường.[23]
2.1.1.4 Các phương pháp khuyến nông
Theo từ điển tiếng Việt, “phương pháp” là một hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó. Vì vậy có thể hiểu phương pháp khuyến nông là cách làm về khuyến nông để đạt được mục tiêu mà khuyến nông đã đề ra.
a) Phương pháp khuyến nông cá nhân
Phương pháp cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông. Người cán bộ khuyến nông đến thăm nhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên nương để thảo luận những chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc những lời khuyên. Những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi phải câu nệ điều gì.
Nó biểu hiện sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với từng người dân cho nên nó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và tình cảm giữa người dân và khuyến nông. Có thể dùng nhiều hình thức khác nhau trong phương pháp cá nhân như: thăm nông dân trên hiện trường, nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gọi điện thoại, gửi thư riêng...
b) Phương pháp khuyến nông nhóm
Hội họp
Mời nông dân đến họp là một trong những phương pháp khuyến nông theo nhom phổ biến nhất hiện nay. Cuộc họp là nơi để khuyến nông truyền đạt cho nông dân các chính sách của Nhà nước về phát triển nông thôn, những cách làm ăn mới, những biện pháp kỹ thuật mới. Đồng thời nông dân cũng có thể thảo luận công khai những vấn đề của họ hoặc đưa ra những đề xuất mới, những quyết định mới.
Tuy nhiên mỗi cuộc họp đều có mục đích và nội dung riêng. Có những cuộc họp như sau:
+ Họp thông báo: Đó là cuộc họp phổ biến cho nông dân một chỉ thị hoặc một thôn tin mới nào đó cần cho họ và thu thập ý kiến của dân đối với những điều thông báo.
+ Họp lập kế hoạch: Cuộc họp thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó để đưa ra các giải pháp và quyết định những công việc cần làm tiếp theo.
+ Họp nhóm có chung lợi ích/ Nhóm sở thích: Đây là cuộc họp của những nhóm có chung lợi ích để truyền đạt và thảo luận những chủ để riêng của nhóm.
+ Họp chung cộng đồng: Là cuộc họp toàn thể cộng đồng để nghe phổ biến và thảo luận những vấn đề chung.
Trình diễn
- Trình diễn phương pháp: là một phương pháp đào tạo thực hành nhằm chỉ cho nông dân biết cách làm một thao tác hay một hoạt động cụ thể nào đó, nhằm trả lời câu hỏi: Làm như thế nào? Vì thế trình diễn phương pháp là phương pháp huấn luyện hiện trường, nông dân phải thực hiện những công việc, thao tác cụ thể. Trình diễn phương pháp có nghĩa là hướng dẫn cho nông dân cách làm một công việc gì đó.
- Trình diễn kết quả: là một phương pháp huấn luyện nhằm chứng minh và chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của hoạt động sản xuất nào đó cũng như thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo.
Hội thảo đầu bờ
Hội thảo đầu bờ (hay còn gọi là hội thảo trên hiện trường) là một hình thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các vấn đề ngay tại hiện trường. Đây là hình thức đào tạo chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mang lại kết quả ở cả hai mặt: nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho nông dân và giải quyết các vấn đề ngay trên hiện trường để có thể mở rộng các kết quả đã trình diễn trong cộng đồng.
Vì vậy, hội thảo đầu bờ là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa những nông dân với nhau trong cộng đồng, là phương pháp khuyến nông “từ nông dân đến nông dân” dưới sự hỗ trợ của một hay nhiều chuyên gia, đó là cán bộ khuyến nông hay giáo viên đến từ bên ngoài cộng đồng.
Tham quan
Nông dân thường rất muốn đi thăm các cơ sở sản xuất khác để tìm hiểu xem người dân ở những nơi đó họ làm ăn ra sao, họ trồng cây gi, nuôi những con gì, họ gặp những khó khăn gì, sinh kế ra sao,...
Đi tham quan còn giúp nông dân so sánh cách làm ăn của mình với người khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi được chọn đến tham quan phải có những điều kiện canh tác tương tự với địa phương của người đi tham quan.
Đi tham quan là một biện pháp tốt trong khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân “trăm nghe không bằng một thấy”, “đi một ngày đàng học một sàng khôn” và khuyến khích họ trao đổi kinh nghiệm, học được các bài học bổ ích từ những địa phương khác nhau.
c) Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng là phương pháp truyền bá kỹ thuật thông tin bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: nhóm truyền thanh (đài, băng cát - sét), nhóm kết hợp nghe nhìn (phim, tivi, video) và nhóm ấn phẩm (báo chí, tranh ảnh và những tờ rơi).
Phương pháp thông tin đại chúng có các lợi ích sau đây:
- Phục vụ được nhiều người trong cùng một lúc
- Linh hoạt trong mọi nơi
- Truyền thông tin nhanh
- Chi phí thấp. [23]
2.1.1.5 Xã hội hoá công tác khuyến nông
a) Khái niệm xã hội hoá
Xã hội hoá là quá trình chuyển giao dịch vụ và xây dựng các quan hệ của nhà nước cho các tổ chức xã hội dân sự và tư nhân, trong đó nhà nước chuyển sang thực hiện các chức năng quản lý và trợ giúp. Chuyển từ dịch vụ công sang dịch vụ trả tiền, tăng cường khả năng tham gia của người sử dụng.
b) Mục tiêu của xã hội hoá
- Cải tiến hiệu quả việc cung cấp dịch vụ
- Tăng sự minh bạch của hoạt động cung cấp dịch vụ
- Tăng trách nhiệm đối với người sử dụng. [1]
c) Xã hội hóa công tác khuyến nông
Xã hội hóa công tác khuyến nông được thể hiện trong Nghị định 13CP/1993 và Nghị định 56 CP/2005. Các đơn vị tham gia công tác khuyến nông có thể xếp vào 3 khối:
Khối nghiên cứu, đào tạo có ưu thế là có lực lượng, có trình độ nên quá trình chuyển giao mô hình khuyến nông cây, con và tập huấn nông dân có nhiều thuận lợi, mang lại kết quả cao. Tham gia công tác khuyến nông nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu của mình vào sản xuất, đồng thời thúc đẩy, hỗ trợ trở lại công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Khối hội, đoàn thể, câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích là nơi tập hợp, đoàn kết, động viên nông dân trong quá trình thực hiện, triển khai các chương trình khuyến nông, góp phần chuyển giao mô hình cây, con, và đào tạo tập huấn cho nông dân, làm phong phú và đa dạng các hoạt động khuyến nông. Thông qua các chương trình phối hợp hoạt động về khuyến nông góp phần khẳng định một hướng đi đúng trong quá trình đổi mới phương thức hoạt động của các hội, đoàn thể. Đó là gắn việc hoạt động với việc hỗ trợ hội viên nông dân trong quá trình phát triển sản xuát, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hội viên.
Khối thông tin đại chúng có thế mạnh là thông tin nhanh tới số đông nông dân và có hiệu quả thiết thực, động viên kịp thời, góp phần thúc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp – nông thôn và công tác khuyến nông. [17]
2.1.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông
2.1.2.1 Khái niệm về kết quả
Theo từ điển tiếng Việt, kết quả là cái đạt được, thu được trong một công việc hoặc một quá trình tiến triển của sự vật. Ví dụ như kết quả học tập, kết quả đào tạo, kết quả sản xuất kinh doanh… Kết quả cũng là cái do một hay nhiều hiện tượng khác (nguyên nhân) gây ra, tạo ra trong quan hệ với những hiện tượng ấy, ví dụ như quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Hoạt động khuyến nông bao gồm xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền… nhằm mục đích nâng cao năng suất, cải thiện đời sống và nâng cao dân trí cho người nông dân và cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Như vậy, kết quả hoạt động khuyến nông là kết quả thu được sau khi thực hiện các hoạt động trên. Chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông là số lượng mô hình trình diễn, số lượng lớp tập huấn, số lượng người tham gia…
2.1.2.2 Khái niệm về hiệu qủa
a) Những quan điểm khác nhau về hiệu quả
Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau.
Quan điểm thứ nhất coi hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hoá. Trong bản dự thảo phương pháp tính hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của Viện nghiên cứu khoa học thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Liêu Xô (cũ) đã xem hiệu quả kinh tế là tốc độ tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội. Như vậy, ở đây hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhịp độ tăng của các chỉ tiêu đó. Ngày nay, các quan điểm này không còn phù hợp. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sản xuất... Nếu cùng một kết quả sản xuất mà có hai mức chi phí khác nhau thì theo ._.quan điểm này chúng có cùng hiệu quả.
Quan điểm thứ hai, hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp độ tăng các chỉ tiêu đó cao, nhưng chi phí sản xuất hoặc các nguồn lực được huy động tăng nhanh hơn thì sao. Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm trước, các yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng khác nhau, việc chọn năm gốc so sánh có ảnh hưởng lớn đến kết quả so sánh. Năm gốc bị mất mùa, thiên tai, cấm vận, kết quả kinh tế đạt thấp, thì năm nghiên cứu có hiệu quả cao. Với mỗi năm gốc khác nhau chúng ta lại có các mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu.[15]
Quan điểm thứ ba về hiệu quả là quan điểm được trình bày trong giáo trình kinh tế học của P.Samueleson và W.Nordhuas [Viện quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao xuất bản, bản dịch tiếng Việt năm 1991]. Các tác giả viết: “Hiệu quả là một mối quan tâm trung tâm của kinh tế học. Hiệu quả nghĩa là không lãng phí. Trong ví dụ đơn giản súng và bơ, nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi nó không thể sản xuất một mặt hàng với số lượng nhiều hơn mà không sản xuất một mặt hàng khác với số lượng ít hơn, khi nó nằm trên giới hạn khả năng sản xuất”.
“Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Giới hạn khả năng sản xuất được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng (Potetial Gross National product), là mức tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt được trong một tình hình công nghệ và số dân nhất định. Ngày nay người ta thường cho là tình hình đó tương đương với mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Với quan điểm này, khái niệm sản lượng tiềm năng, giới hạn khả năng sản xuất là khá rõ ràng. Khi đã ở giới hạn, xã hội muốn tăng bơ thì phải giảm súng và ngược lại. Nhưng bước tiếp theo là điều khó hiểu. Sản lượng tiềm năng chỉ phụ thuộc vào lao động tiềm năng, là lượng lao động tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Còn vốn cố định và tài nguyên thì sao. Mức độ khai thác chúng có ảnh hưởng thế nào. Sản lượng tiềm năng phải ứng cả với một tỷ lệ huy động tài sản cố định nào đó thì mới hợp lý.
Về thực tiễn tính toán thống kê ở nước ta, vẫn chưa thể tính chính xác được tỷ lệ thất nghiệp hiện nay và những năm tới. Và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nước ta hiện nay bao nhiêu là hợp lý. Do vậy, điều kiện thực tế nước ta chưa cho phép vận dụng quan điểm này.
Quan điểm thứ tư coi hiệu quả là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tính cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội [Cônxtatinova M, Xôcôlinxki V. Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội, Thống kê, Hà Nội, 1984]. Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song, khó khăn ở đây lại là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng, rất đa dạng, phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, phản ánh trong các chỉ tiêu thống kê mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao mức sống là điều kiện khó khăn. Quỹ tích luỹ cũng là một bộ phận của thu nhập quốc gia nhằm phát triển sản xuất, là để đưa quỹ tiêu dùng lên tối đa trong tương lai. Không thể đưa quỹ tiêu dùng lên tối đa mà không tuân theo một tỷ lệ thích hợp giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng, kết hợp một cách tốt nhất lợi ích trước mắt và lâu dài.
Quan điểm thứ năm cho rằng hiệu quả kinh tế là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải giá trị. Theo quan điểm này thì mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tượng nào đó. Việc tiếp cận tính hữu ích của sản phẩm được thực hiện thông qua các hàm số và các đại lượng đo tốc độ tiêu dùng của các dạng của cải. Yếu tố thời gian cũng được xét tới, so với những của cải làm ra thì những của cải lâu năm bị giảm tính hữu ích đi nhiều. Nhược điểm của cách tiếp cận này là không thể xác định được tính hữu ích ở dạng tổng thể gộp lớn. Hầu hết các nhà kinh tế ở các nước đều công nhận rằng cùng lắm chỉ có thể đặt vấn đề về sự ưu việt của dạng của cải này hơn dạng của cải khác chứ không thể đo lường tính hữu ích của chúng bằng một đơn vị đo nào cả.[15]
Quan điểm thứ sáu cho rằng hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. ưu điểm của quan điểm này là đã gắn kết quả với chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí, nhược điểm là chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi ở phương diện xác định và tính toán.
Quan điểm thứ bảy cho rằng việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ những luận điểm của Triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống. Sự đúng và đủ của quan điểm này thể hiện cơ sở của hiệu quả là ở chỗ:
Một là, bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội. Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó. Nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh của xã hội và nâng cao đời sống của loài người qua mọi thời đại
Hai là, theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất mà mục tiêu khái quát của nó là sản xuất các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yêu cầu khách quan phản ánh mối liên hệ nhất địnhcủa con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường [3].
Hệ thống sản xuất có đầu ra và đầu vào. Đầu vào có thể kể ra: lao động, dân cư, các nguồn vốn và tài sản, tài nguyên thiên nhiên, viện trợ nước ngoài, thời cơ phát triển... Đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội cũng có nhiều loại: sản phẩm xã hội, phế liệu phế thải, ô nhiễm môi trường. Phần lớn đầu ra này được thể hiện bằng các chỉ tiêu thống kê, trong đó có những chỉ tiêu thể hiện mức độ đáp ứng mục tiêu của hệ thống.
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh đầu vào và đầu ra của hệ thống còn có các chỉ tiêu phản ánh các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của hệ thống. Một số trong các chỉ tiêu này được xác định bằng sự so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống hoặc ngược lại. Các chỉ tiêu này chúng ra thường gọi là hiệu quả kinh tế. Chúng là “nhát cắt” phản ánh trạng thái của hệ thống trong thời kỳ nghiên cứu.
Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này hoạt động trong nhiều phương thức sản xuất vì vậy phạm trù này cũng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. ở đâu và lúc nào con người cũng muốn hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Trong kinh tế, hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện, xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Hiệu quả là quan hệ so sánh tối ứu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào việc tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Bốn là, ở dạng khái quát nhất, hiệu quả là các đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống. Đối với nền sản xuất xã hội, có thể nói cụ thể hơn, hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu đặc trựng kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chỉ tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn sản xuất được huy động vào sản xuất.[15]
Hiệu quả kinh tế khác với hiệu quả kinh tế xã hội ở phạm vi bao quát, hiệu quả kinh tế – xã hội có nội dung rộng hơn, xét không chỉ về kết quả kinh tế mà cả về kết quả xã hội đạt được. Có thể nói, hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh tế xã hội.
Nếu ký hiệu K là kết quả nhận được,
C là chi phí bỏ ra,
E là hiệu quả,
Công thức tính hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả tuyệt đối: E = K – C
- Hiệu quả tương đối: E = K/C
b) Phân loại hiệu quả (các cặp phân loại)
- Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả tài chính là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp, là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp.
Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả kinh tế xã hội còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân, là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả kinh tế xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng).
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác. Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt dự án khác. Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu qủa trực tiếp còn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian ngắn. Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời. Việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền có thể mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy.
Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài. Việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo ra một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt những rủi ro nhờ nhiều người mua bảo hiểm.[16]
2.1.2.3 Hiệu quả khuyến nông
Từ những quan niệm về hiệu quả và hoạt động khuyến nông chúng tôi nhận thấy rằng: Hiệu quả hoạt động khuyến nông có thể hiểu như hiệu quả thực hiện các dự án phát triển của một địa phương hay cộng đồng. Với mục đích đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp họ nắm bắt và hiểu được những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp, kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, quản trị kinh doanh... để nông dân áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống... thì hiệu quả khuyến nông cần xem xét trên các khía cạnh sau:
- Các hoạt động khuyến nông có đáp ứng được nhu cầu của người dân hay không? Đáp ứng được bao nhiêu?.
- Thời điểm nào các hoạt động khuyến nông triển khai là thích hợp và có hiệu lực nhất.
- Sau khi triển khai các hoạt động khuyến nông, người dân có tự lực và chủ động thực hiện không? Kết quả thực hiện như thế nào?.
Dựa vào những nội dung này theo chúng tôi, tiêu chí để đánh giá hiệu quả khuyến nông là: Sự cần thiết, sự phù hợp, tính khả thi, tính hiệu lực và tính lan toả...
2.1.3 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến nông
2.1.3.1 Hệ thống các văn bản chính sách về khuyến nông
- Nghị định số 13/CP ngày 02/3/1993 và Thông tư số 02-LB/TT ngày 02/8/1993 của Liên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Bộ Lâm nghiệp - Bộ Thuỷ sản - Bộ Tài chính - Ban tổ chức Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông.
- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 và Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT ngày 6/4/2006 của Liên Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Thuỷ sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
- Thông tư số 60/2005/TT-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.
2.1.3.2 Sự ra đời của Nghị định 56/2005
Sau hơn 10 năm thực hiện NĐ 13/CP, và Thụng tư 02, hệ thống khuyến nông Việt Nam được hình thành, củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện để trở thành lực lượng nòng cốt trong việc chuyển tải mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, chuyểngiao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ dân trí cho nông dân. Khuyến nông đã thực sự góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên trước bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yờu cầu ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp, Nghị định 13/CP đã bộc lộ nhiều hạn chế làm cho công tác khuyến nông gặp không ít khó khăn, vướng mắc, chưa thực sự đáp ứng được tình hình sản xuất, khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế… Chính vì vậy, ngày 26/4/2005, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư thay thế Nghị định 13/CP.
Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời đã quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến nông (nhất là tổ chức khuyến nông cơ sở), mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và nội dung hoạt động khuyến nông (bổ sung thêm nội dung tư vấn, dịch vụ khuyến nông và hợp tác quốc tế về khuyến nông); mở rộng đối tượng tham gia và hưởng lợi từ hoạt động khuyến nông nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác khuyến nông.
2.2 Khuyến nông trên thế giới và Việt nam
2.2.1 Hoạt động khuyến nông ở một số nước trên thế giới
Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các chế độ xã hội đều có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân. Những chủ trương, chính sách và biện pháp đó chính là hoạt động khuyến nông
Khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14), khi mà các nhà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất với nguyên tắc thực nghiệm và ứng dụng từ trong các trường nông nghiệp. Người khởi xướng đầu tiên là Rabelais (1493-1553), ông chủ trương theo nguyên tắc gắn nhà trường với thực tiễn, muốn ăn rau quả gì thì phải tự đi ra đồng thu lượm về. Ông chỉ bảo cặn kẽ cách nhận biết từng loại rau quả đó.
Năm 1961, giáo sư người Anh là Hartlib đã viết một cuốn sách về “Sự tiến bộ của nghề nông”. Sau đó, các chương trình giảng dạy trong các trường nông nghiệp đã được đổi mới mang tính chất thực nghiệm và ứng dụng rõ rệt. Năm 1777, giáo sư người Thuỵ Sỹ là Heinrich Pastalozzi thấy rằng, muốn cải thiện được cuộc sống và trở lên giàu có thì phải đào tạo được chính con em họ có trình độ học vấn và nắm được tiến bộ kỹ thuật, biết làm một số công việc thành thạo như quay sợi bông, dệt vải, cầy bừa…
Năm 1806, ông Philip Emanel người Thuỵ Sĩ đã tự bỏ tiền ra xây dựng hai trường nông nghiệp thực hành tại Hofwyl. Và sau này nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo cán bộ nông nghiệp ở các nước châu Âu và cả Bắc Mỹ. Trường Đại học Nông nghiệp được thành lập sớm nhất ở châu Âu là Zarvas, năm 1879 và Georgicon, năm 1797, thuộc Hunggari. Và sau này những trường đó đều là những trường nông nghiệp kiểu mẫu của châu Âu.
Năm 1800 đã có trên 200 tác giả viết về “ Kết quả thực nghiệm nông nghiệp và phát triển nông nghiệp”. Tổ chức Hiệp hội “Tăng cường hiểu biết về nông nghiệp ” được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức năm 1764, ở Nga năm 1765… Những hiệp hội này đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển khuyến nông sau này.
Bắt đầu biểu hiện rõ nhất hoạt động mang tính chất khuyến nông phải kể đến Uỷ ban Nông nghiệp của Hội đồng thành phố New York (Hoa Kỳ) năm 1843. Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn, phổ biến khoa học kỹ thuật mới giúp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Năm 1853, Edward Hitchcook của trường Đại học Amherst, là một thành viên của Uỷ ban Nông nghiệp bang Massachusetts, đã đề nghị thành lập “Học viện nông dân”. Ông được coi là nhà tiên phong về giáo dục khuyến nông ở Mỹ, có nhiều đóng góp tích cực thúc đầy phát triển sản xuất nông nghiệp ở Mỹ.
Như đã nói, danh từ "Extension" có nghĩa là mở rộng, triển khai được sử dụng đầu tiên ở Anh năm 1866 cùng với hệ thống giáo trình giảng dậy về nông nghiệp được các trường đại học Cambridge và Oxford biên soạn theo hướng khuyến nông. Việc chính thức thành lập hoạt động khuyến nông ở Mỹ là kết hợp tổng hợp của các dạng “Extension + Education” (triển khai + giáo dục) này. Bộ Nông nghiệp Mỹ, chính quyền và Sở Nông nghiệp các địa phương rất ủng hộ những cố gắng hoạt động theo dạng “Extension + Education”. Đến năm 1907 đã có 42 trường đại học ở 39 bang của Mỹ tham gia vào hoạt động theo dạng "Extension" này và có nhiều trường đại học thành lập bộ môn Khuyến nông. Năm 1914 Chính phủ Mỹ đã thông qua đạo luật về khuyến nông (Smith - level) cho phép sử dụng các nguồn tài trợ liên bang – tiểu bang và của địa phương vào các hoạt động khuyến nông. Các nhà khoa học nông nghiệp Mỹ đều ủng hộ đạo luật đó. Số người Mỹ đang theo học khuyến nông và hoạt động khuyến nông thời điểm này ở Mỹ đã lên tới trên 3 triệu người.
ở ấn Độ, khuyến nông được hình thành từ năm 1960 và được tổ chức đào tạo theo 5 cấp từ trung ương tới cơ sở. Nhờ làm tốt công tác khuyến nông, ấn Độ đã có một nển nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “Cách mạng xanh” giải quyết được cơ bản về lương thực. Sau đó đã làm “ Cách mạng trắng” để giải quyết vấn đề sữa và đang làm “Cách mạng nâu” để giải quyết vấn đề thịt cho dân.
ở Thái Lan, mãi đến năm 1967 mới có khuyến nông, nhưng được Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư cán bộ và kinh phí. Số cán bộ khuyến nông Thái Lan (năm 1992) có khoảng 15.196 người (trong đó 11.933 người là cán bộ biên chế và 3.263 người là cán bộ hợp đồng).
ở Trung Quốc, hoạt động khuyến nông đã có từ lâu. Năm 1933 ở trường đại học Nông nghiệp Kim Lăng đã lập phân khoa Khuyến nông. Nhưng mãi đến năm 1970 Trung Quốc mới chính thức có tổ chức khuyến nông. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/1991) về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thôn” có mục thứ 4 nêu rõ “Phải nắm vững chiến lược khoa học công nghệ và khuyến nông”. Cần đưa ngay các sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở. Chú trọng đào tạo các nhân viên làm khuyến nông. Tuy kế hoạch 5 năm lần thứ VII về phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã tập huấn được 1,2 triệu lượt người về công tác khuyến nông và bồi dưỡng được 150 triệu nông dân về kiến thức khuyến nông và tiến bộ kỹ thuật mới. Cả nước Trung Quốc có 10/33 lãnh đạo tỉnh là Trưởng ban Khuyến nông. Đến nay, Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận mới đạt trình độ của thập kỷ 80 của nông nghiệp thế giới. Nhưng, Trung Quốc rất tự hào là đang dẫn đầu thế giới về ba lĩnh vực: lúa lai, chẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản.
ở Indonesia, khuyến nông được thành lập năm 1955. ở cấp quốc gia có Hội đồng Khuyến nông quốc gia điều hành. Hội đồng này có nhiệm vụ vạch ra các chiến lược và chính sách khuyến nông quốc gia, mở rộng chương trình khuyến nông quốc gia cũng như cải tiến các nguồn lực và năng lực của nông nghiệp, mở rộng mối quan hệ, nghiên cứu và chỉ đạo…
ở cấp tỉnh có Diễn đàn Khuyến nông cấp tỉnh (cấp I) do Giám đốc Nông nghiệp làm Chủ tịch. Diễn đàn Khuyến nông cấp I có nhiệm vụ: trên cơ sở các yêu cầu cụ thể và điều kiện cụ thể của từng tỉnh, cụ thể hoá các chính sách và chương trình khuyến nông cho phù hợp, trực tiếp điều hành và chỉ đạo các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
ở cấp huyện có Diễn đàn Khuyến nông cấp II do huyện chọn một trong các trưởng dịch vụ nông nghiệp của huyện làm Chủ tịch. Diễn đàn Khuyến nông cấp II có nhiệm vụ thực hiện các chính sách và chương trình khuyến nông của tỉnh giao, trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.
ở cấp liên xã có Trung tâm Khuyến nông nông thôn, bên cạnh có Trung tâm Thông tin nông thôn. Mỗi Trung tâm có khoảng 10 – 15 cán bộ chỉ đạo sản xuất. Mỗi cán bộ phụ trách từ 2 – 3 xã tuỳ theo diện tích, mật độ dân số và địa hình của từng vùng. Indonesia rất chú trọng hai tổ chức này và chúng được coi là tuyến đầu của khuyến nông (trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những thông tin, kỹ năng mới cho nông dân và thu thập thông tin phản hồi từ nông dân).
ở Nhật Bản, khuyến nông được hình thành từ năm 1948. Tổ chức Khuyến nông Nhà nước bao gồm các cấp: ở Trung ương có Ban Khuyến nông và Đào tạo; ở tỉnh là Cơ quan Khuyến nông tỉnh; ở cấp huyện là Trạm Khuyến nông.
Từ kết quả hoạt động "Extension" của các nước, các tổ chức trên thế giới cho thấy hoạt động Khuyến nông có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Tổ chức khuyến nông trên thế giới không ngừng được phát triển. Đến nay đã có trên 200 nước thành lập tổ chức khuyến nông Nhà nước.
Về số lượng cán bộ khuyến nông (trong biên chế) hiện nay ước tính có khoảng trên 600.000 người. Theo tài liệu của FAO cán bộ khuyến nông được chia làm 3 loại như sau:
- Cán bộ khuyến nông hành chính: 7,7%
- Cán bộ khuyến nông chuyên đề : 14,1%
- Cán bộ khuyến nông cơ sở: 78,2%
Về tỷ lệ cán bộ khuyến nông cơ sở so với nông dân thì khu vực châu âu và Bắc Mỹ là cao nhất (1/500) tiếp đến là châu Phi (1/1.800), châu á và Thái Bình Dương (1/2.660) và sau cùng là các nước châu Mỹ La Tinh (1/2.950). Xét về trình độ của cán bộ khuyến nông trên thế giới hiện nay cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 3,8%, trình độ đại học là 22,9%, Trình độ trung cấp chiếm 33,3% và trình độ sơ cấp chiếm khoảng 38,8%.[17][23]
Tóm lại, khuyến nông trên thế giới đã được hình thành từ lâu. ở mỗi quốc gia lại có những nội dung và hình thức khuyến nông khác nhau nhưng tựu chung lại đều nhằm hỗ trợ người nông dân nâng cao năng lực, kiến thức và các điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, giúp làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam
Việt Nam là nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước từ lâu đời và phát triển tương đối sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại, Nhà nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cải thiện đời sống nông dân.
Hình thức khuyến nông ở Việt Nam có từ thời nhà Đinh (năm 981) dưới nhiều hình thức khác nhau. Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của lịch sử và sản xuất nông nghiệp, Khuyến nông được xem là hoạt động cần thiết để cải tổ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. ở thời kỳ Tiền Lê, Nhà nước lúc bấy giờ đã có chính sách phát triển nông nghiệp để động viên nông dân tích cực tham gia sản xuất. Hàng năm Lê Hoàn đã tự mình cày những luống cày đầu tiên mỗi khi bước vào vụ sản xuất. Đến thời Nhà Trần (năm 1226) lập ra các chức quan để trông coi việc phát triển nông nghiệp như: Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nông sứ...
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách, chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp như: thực hiện cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân, xây dựng hợp tác xã, tổ đổi công... Các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học ra đời phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Từ đó nông nghiệp nước ta có những bước phát triển mới, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Năm 1960, ở miền Nam Việt Nam (dưới thời Mỹ - Nguỵ) thành lập Nha Khuyến nông trực thuộc Bộ Nông nghiệp cải cách điền - địa – nông – mục.
Từ năm 1963 – 1964, Bộ Nông nghiệp có chủ trương thành lập các đoàn chỉ đạo sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi). Đưa sinh viên học sinh mới tốt nghiệp đại học, trung học nông nghiệp xuống cơ sở (các hợp tác xã và nông trường quốc doanh) chỉ đạo sản xuất chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình về trồng trọt – chăn nuôi… Các đoàn chỉ đạo ở các tỉnh, sau khi “xây dựng được mô hình”, tiến hành mở các lớp huấn luyện cho Ban Quản lý hợp tác xã, Ban Giám đốc nông trường và cả cấp uỷ, ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện…, còn đại bộ phận các hộ nông dân (xã viên) công nhân nông trường không được hướng dẫn học tập kỹ thuật mới, vì lúc này đối tượng phục vụ trọng tâm là kinh tế tập thể và quốc doanh.
Vào cuối những năm 1970, tình trạng quan liêu, bao cấp… ngày càng tăng và nhiều nguyên nhân khác, làm cho đa số xã viên, công nhân nông trường chán nản dẫn đến nông nghiệp trì trệ, giảm sút nghiêm trọng. Trước tình hình này, có một số hợp tác xã đã mạnh dạn khoán sản lượng theo diện tích cho các hộ nông dân tự sản xuất… như hợp tác xã Đoàn Xá, Thuỵ Hương… (Hải Phòng). Sản xuất nông nghiệp ở đây phát triển mạnh, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên rõ rệt, nông dân vô cùng phấn khởi. Chính đó đã là tiền đề để Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động” (năm 1981): hợp tác xã lo khâu cày bừa, thuỷ lợi, giống, phân bón; xã viên lo cấy, chăm sóc, thu hoạch, nộp sản phẩm…
Sau 6 năm thực hiện Chỉ thị 100, sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thoát khoải sự phát triển chậm chạp. Chỉ thị 100 đã bộc lộ một số hạn chế, không thích hợp vì nông dân phải đóng góp nhiều khoản, không chủ động sản xuất. Vì vậy, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đã ra Nghị quyết 10: “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”, (quen gọi là khoán 10), giao hẳn ruộng đất cho từng hộ nông dân. Họ có quyền quyết định và được xác định hộ là đơn vị sản xuất kinh doanh, tự chủ.
Giải thể hợp tác xã
Kinh tế hộ được thừa nhận trong nông nghiệp
Đất
Hợp đồng sản xuất
Chia đất cho hộ Luật ruộng đất 1993 Luật RĐ 2003
Lao động
Thị trường lao động
Vốn
Do HTX cung cấp
Tín dụng tư nhân Tín dụng nhà nước – kết hợp tư nhân
Thị trường trong nước
Tự do hoá thị trường trong nước Thiếu thông tin và thể chế thị trường
Thị trường ngoài nước
Xuất cho Đông Âu cũ
Tự do hoá thị trường ngoài nước Thiếu thông tin và thể chế thị trường
Hợp tác xã
Hợp tác xã sản xuất
Hợp tác xã dịch vụ
Luật HTX 1996 Luật HTX 2003
Dịch vụ khuyến nông
Theo HTX sản xuất
Không có KN nhà nước Khuyến nông nhà nước (NĐ CP 13) Xã hội hoá KN
Năm 81 83 85 87 89 91 93 95 97 99 2001 2003
Sơ đồ 2: Các chính sách cải cách và sự phát triển khuyến nông ở Việt Nam
Cùng với chính sách cải cách quản lý kinh tế, khuyến nông cũng được vận dụng và phát triển theo sự phát triển kinh tế của đất nước (sơ đồ 2).
Trước sự chuyển biến về cơ chế quản lý mới mẻ trong nông nghiệp và nông thôn, một số Viện, Trường đã chuyển hướng nghiên cứu, đào tạo, lấy hộ nông dân làm đối tượng phục vụ như Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội, Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi…
Cùng với các Viện, Trường (ngay khi chưa có hướng dẫn của Trung ương), một số tỉnh đã sớm mạnh dạn cải tổ tổ chức nông nghiệp, thành lập các cơ quan khuyến nông. Các cơ quan này hoạt động ngày càng có hiệu quả rõ rệt, được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ như tỉnh An Giang hình thành Trung tâm Khuyến nông từ năm 1988; ở phía Bắc, có tỉnh Bắc Thái (cũ) thành lập Trung tâm Khuyến nông năm 1991.
Trước yêu cầu của thực tiến sản xuất nông nghiệp, trong khi chờ đợi chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (cũ) đã thành lập Ban Khuyến nông vào tháng 6/1992, gồm có một lãnh đạo Bộ làm trưởng ban, một lãnh đạo cấp Vụ làm Phó ban. Còn các uỷ viên kiêm nhiệm là các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ như Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y. Đến ngày 2/3/1993, Chính phủ ra Nghị định số 13/CP ban hành Quy chế về công tác khuyến nông. Sau đó, tổ chức khuyến nông Việt Nam ra đời theo Thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 2/8/1993.
Sau 15 năm hoạt động, Khuyến nông Việt Nam không ngừng phát triển lớn mạnh cả về tổ chức, lực lượng và nội dung hoạt động. Khuyến nông đã thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nông dân, là người bạn đồng hành với nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. [6][17][23]
3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, được tách ra từ tỉnh Hải Hưng (bao gồm Hải Dương và Hưng Yên hiện nay) vào ngày 01/01/1997.
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hải Dương có toạ độ địa lý từ 20036’ đến 21015’ vĩ Bắc, 106006’ đến 106036’ kinh Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp thành phố Hải Phòng.
Chiều dài lớn nhất từ bắc xuống nam tỉnh là 63 km, từ đông sang tây tỉnh là 55 km, điểm cách biển gần nhất là 25 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.660,9 km2. Diện tích đất nông nghiệp là 109.315,52ha.
Hải Dương nằm giữa khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là điểm trung chuyển giữa thành phố cảng Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội, cách Hải Phòng 45 km v._. bị chi phối, bị điều hành bởi phòng nông nghiệp huyện. Bên cạnh đó việc nhân viên Phòng nông nghiệp huyện tham gia vào hoạt động khuyến nông khá phổ biến như tập huấn, xây dựng mô hình... điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa hai cơ quan này để giành được phần vốn của các dự án đầu tư từ bên ngoài. Để nâng cao vai trò của các cơ này cần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của Trạm khuyến nông và ban hành các quy định về quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ. Theo đó nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và khuyến cáo thuộc về phòng Nông nghiệp & PTNT. Nhiệm vụ tổ chức triển khai hoạt động khuyến nông giao cho Trạm Khuyến nông.
Ba là, cân bằng lại nguồn nhân lực của Trạm Thú Y, Trạm BVTV để tăng cường khả năng của Trạm khuyến nông.
Một thực tế rõ ràng là hai cơ quan này tham gia rất lớn vào công tác khuyến nông trên địa bàn huyện như tập huấn IPM, tập huấn cho các hộ chăn nuôi... Hiện nay số lượng cán bộ của các cơ quan này là từ 6-7 người. Việc tách biệt hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ bằng cách chuyển bớt cán bộ của hai cơ quan này sang Trạm khuyến nông huyện không những tăng cường khả năng của Trạm mà còn có thể triệt để hoá các dịch vụ cung cấp cho nông dân bằng cách tránh những trùng lặp, hoặc những phương thức hỗ trợ, hoặc đầu tư “mang tính cạnh tranh” giữa các cơ quan này.
Bốn là, Tăng cường cơ sở vật chất cho Trạm khuyến nông huyện
Tất cả các Trạm Khuyến nông huyện hiện nay đều được bố trí từ 1 -2 phòng cạnh Phòng Nông nghiệp và PTNT, trong trụ sở UBND huyện. Điều này gây khó khăn, cản trở trong việc tiếp xúc với nông dân tại trụ sở vì người nông dân vốn rất ngại đến những nơi công quyền. Vì vậy, theo chúng tôi Trạm Khuyến nông huyện nên có trụ sở riêng (tương tự như Trạm BVTV, Trạm thú y...), được trang bị máy vi tính và các thiết bị để tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông đồng thời phát huy được sáng kiến của các cán bộ, kỹ sư thực hiện công tác khuyến nông trong huyện.
b) Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở
Theo chúng tôi, thành lập mạng lưới khuyến nông cơ sở mang lại những tác dụng sau:
Một là, Hệ thống khuyến nông hoạt động hai chiều do đó sẽ chú trọng đến nhu cầu của nông dân hơn
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, ngay cả khi có một cán bộ của trạm chuyên phụ trách một số xã nào đó, và mỗi xã có một đối tác (hội nông dân, HTX, thậm chí cán bộ UBND xã), hệ thống này vẫn chưa thể đáp ứng hết các nhu cầu. Vì vẫn còn thiếu sự gần gũi với nông dân, tính trách nhiệm và sự hiểu biết tường tận các điều kiện cụ thể của địa phương của một khuyến nông viên xã. Do đó sự hiện diện của một cán bộ khuyến nông chuyên trách ở cơ sở là không thể thiếu đối với việc phản ánh thông tin lên cấp trên, đặc biệt là thông tin về nhu cầu của nông dân.
Hai là, thúc đẩy xã hội hoá khuyến nông
Xã hội hoá khuyến nông là xu thế tất yếu của sự phát triển khuyến nông trong tương lai. Khuyến nông viên cơ sở nếu làm tốt công việc của mình, đặc biệt là công việc điều khiển, có vai trò không thể thiếu để huy động và điều phối tốt hơn hoạt động khuyến nông ở cơ sở do các cơ quan, tổ chức khác nhau có thể tác động trong hoạt động khuyến nông.
Ba là, củng cố vai trò của nông dân và phát huy các kinh nghiệm cũng như sáng kiến của họ
Bốn là, trợ giúp và nâng cao vai trò cho các loại tổ chức nông dân
Khuyến nông viên cơ sở chuyên trách sẽ có nhiệm vụ thành lập và củng cố tác tổ chức nông dân với tất cả tính đa dạng của nó (từ nhóm sở thích, câu lạc bộ đến hợp tác xã chuyên ngành...). Điều này sẽ làm cho hệ thống khuyến nông hiệu quả hơn để phát triển sản xuất nông nghiệp trong trung hạn và dài hạn.
Năm là, trợ giúp các hộ nghèo và các hoạt động sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, ít thâm canh, ít cần đầu tư nhiều vốn
Các hộ nghèo rất ít được tiếp cận với các hoạt động khuyến nông theo các chương trình từ trên xuống, bởi những quy định về tài chính, trình độ nhất định về thâm canh, sản xuất... Điều họ cần là cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể, trực tiếp theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Do vậy, cán bộ khuyến nông chuyên trách sẽ có ích rất nhiều trong việc trợ giúp hộ nghèo tại địa phương.
Sáu là, tổ chức nhiều khoá tập huấn với chất lượng cao cho phần lớn các nông dân tại thôn xóm.
Với số lượng cán bộ khuyến nông ít ỏi ở các trạm khuyến nông huyện rất khó để đảm bảo vừa triển khai tập huấn tới tận thôn xóm vừa đảm bảo chất lượng các buổi tập huấn. Khuyến nông viên chuyên trách là giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này. Việc trao đổi cán bộ khuyến nông chuyên trách có chuyên môn khác nhau giữa các xã trong hoạt động tập huấn sẽ đảm bảo tổ chức nhiều khóa tập huấn cho nông dân tại các thôn xóm với chất lượng cao.
Bảy là, xây dựng chính sách nông nghiệp phù hợp với từng xã
Khuyến nông viên chuyên trách với sự gần gũi nông dân, nắm bắt các nhu cầu của họ cũng như hiểu biết tường tận điều kiện của địa phương... là những thuận lợi để tham mưu cho UBND xã về việc xây dựng chính sách nông nghiệp ở cấp xã.
Từ những tác động to lớn do khuyến nông cơ sở mang lại, việc hình thành mạng lưới khuyến nông cơ sở là hết sức cần thiết và đã được quy định trong Nghị định 56 CP năm 2005 của Chính Phủ về công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Tại Hải Dương, thực hiện Chương trình Phát triển Ngành nông nghiệp (ASDB) vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu á, UBND tỉnh Hải Dương đã ra Quyết định số 3572/QĐ-UBND ngày 17/10/2006 về việc thành lập “Thành lập Hội đồng Tư vấn Khuyến nông Hải Dương và nhân viên khuyến nông cơ sở”. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Trạm Khuyến nông phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tuyển chọn cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên làm nhân viên khuyến nông cơ sở
Đến nay, đội ngũ nhân viên khuyến nông cơ sở đã được tuyển chọn là: 227/251 người với mức phụ cấp 250.000đ/người/tháng.
Về chất lượng nhân viên khuyến nông cơ sở đã tuyển chọn như sau:
- Trình độ chuyên môn: Đại học: 35 người; 15%
Cao đẳng: 8 người; 4 %
Trung học: 184 người; 81%
- Độ tuổi: Từ 21-50 tuổi đối với nữ; có 89 người.
Từ 21-55 tuổi đối với nam; có 138 người.
Trung tâm Khuyến nông tiến hành tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 100% nhân viên khuyến nông cơ sở với:
- 8 lớp nghiệp vụ cho trên 393 học viên tham dự; thời gian 03 ngày/lớp.
- 2 lớp TOT cho 50 học viên tham dự; thời gian 12 ngày/lớp.
Sau khi kết thúc dự án tháng 12/2008, Theo chúng tôi, UBND tỉnh cần duy trì mạng lưới khuyến nông xã như hiện nay bằng những biện pháp sau:
- Tổng kết đánh giá về mặt thực tiễn những kết quả, hiệu quả và tác động của mạng lưới khuyến nông cơ sở đến phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải Dương qua 2 năm triển khai dự án;
- Tuyển chọn thêm số lượng để đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp có ít nhất một khuyến nông viên chuyên trách, có trình độ trung cấp nông nghiệp trở lên;
- Ban hành các chính sách quy định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của khuyến nông viên xã;
- Cân đối nguồn ngân sách để khuyến nông viên được hưởng chế độ của công chức cấp xã;
- Trạm khuyến nông là cơ quan chính quản lý điều hành công tác chuyên môn của các khuyến nông viên xã;
- Có chính sách bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho khuyến nông viên xã.
4.4.2.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông
Năng lực một cán bộ khuyến nông gồm kiến thức và kỹ năng cần thiết mà người cán bộ khuyến nông phải có để hoàn thành tốt công việc được giao. [18]
Nâng cao năng lực là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ khuyến nông vì những nguyên nhân sau:
- Nhu cầu của nông dân thường thay đổi và ngày càng cao
- Tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi người tiếp thu phải có trình độ nhất định.
- Nhu cầu về quản lý sản xuất ngày càng cao
- Sức ép về nguồn lực và môi trường.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cán bộ khuyến nông phải đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với cán bộ khuyến nông là cần phải được đào tạo không những về kỹ thuật sản xuất mà còn phải nắm vững những kiến thức về thị trường và cách tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Vì thế cán bộ khuyến nông cần được trang bị những kiến thức sau:
- Cán bộ khuyến nông cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn về kỹ thuật sản xuất.
- Cần được đào tạo chuyên sâu về phương pháp khuyến nông.
- Cần được đào tạo về tư vấn về quản lý nông hộ sản xuất hàng hoá, trang trại sản xuất hàng hoá.
- Cần được đào tạo về tư vấn về hoạt động của thị trường và dự đoán thị trường.
- Cần được đào tạo về tiếp cận thị trường nông sản.
- Cần được đào tạo kỹ năng mặc cả, xây dựng hợp đồng kinh tế, dự án vay vốn, xây dựng nhu cầu dịch vụ khuyến nông.
- Cần được đào tạo về quản lý tổ chức nông dân, hợp tác xã...
Việc nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông có thể thực hiện thông qua hai hình thức: Đào tạo và đào tạo lại và bản thân mỗi cán bộ tự nâng cao trình độ. Chương trình đào tạo phải được xây dựng cho phù hợp với nhiều loại cán bộ khác nhau (cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở) và nên bao gồm các nội dung khác nhau (kỹ thuật, quản lý, kinh tế...) và các phương pháp khác nhau (phương pháp cùng tham gia hay phương pháp dựa trên nhu cầu...).
Bên cạnh đó công tác tổ chức đào tạo phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và có chất lượng. Nên đưa vào công tác đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông cũng như theo dõi đánh giá kết quả, hiệu công tác của các cán bộ khuyến nông sau khi đào tạo.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương cũng nên xem xét việc tạo một trang Website riêng để phổ biến và trao đổi thông tin giữa cán bộ khuyến nông trong tỉnh, giữa cán bộ khuyến nông với nông dân.
Theo chúng tôi các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông là:
- Phát triển đào tạo tiểu giáo viên (ToT) cho tỉnh;
Hệ thống khuyến nông Hải Dương cần chú trọng phát triển đào tạo tiểu giáo viên (Tập huấn viên), đặc biệt cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, để các cán bộ này có thể tự tiến hành đào tạo cho cán bộ ở cấp huyện, và các cán bộ ở cấp huyện sẽ tiến hành đào tạo cho cán bộ khuyến nông xã. Bằng cách đó hệ thống khuyến nông Hải Dương sẽ triển khai được nhiều hoạt động tập huấn nghiệp vụ hơn thay vì 3 lớp/năm như hiện nay, đồng thời tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông trong toàn hệ thống.
- Tập huấn cho cán bộ khuyến nông nông các nội dung thích ứng với nhu cầu mới của nông dân như:
+ Phương pháp khuyến nông có sự tham gia
+ Quản lý kinh doanh trong trang trại nhỏ, hộ sản xuất
+ Tiếp cận thông tin thị trường.
- Trung tâm khuyến nông Hải Dương là đầu mối liên hệ cho các đối tác.
Là cơ quan cấp tỉnh thực hiện công tác khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương am hiểu các tiến trình đang diễn ra trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Hiểu rõ tiềm năng, điểm mạnh và điểm yếu của công tác phát triển nông nghiệp ở những địa phương khác nhau. Do vậy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ đóng vai trò đầu mối cấp tỉnh của công tác khuyến nông.
Các viện nghiên cứu nông nghiệp, trường đại học, các doanh nghiệp, tư nhân, các tổ chức, đoàn thể... nên trực tiếp liên hệ với Trung tâm Khuyến nông tỉnh về mọi vấn đề liên quan đến khuyến nông và phát triển nông nghiệp.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh nên sử dụng mạng lưới rộng khắp của mình tại các xã để nắm bắt thông tin, các cơ hội đầu tư và hỗ trợ của các đối tác. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc giữa các đối tác với những nơi tiếp nhận dịch vụ.
- Kết hợp nghiên cứu với phát triển năng lực của cán bộ khuyến nông
Theo chúng tôi liên kết, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu như các Viện nghiên cứu nông nghiêp, các trường đại học trong hoạt động khảo nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là cơ hội tốt để khuyến nông tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình sản xuất tiên tiến. Thông qua đó cán bộ khuyến nông sẽ tiếp nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những thông tin về tiến bộ mới trong nghiên cứu và sản xuất... đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nông dân.
Mặt khác cán bộ khuyến nông hàng năm nên đề xuất các đề tài nghiên cứu như chuẩn đoán nhu cầu khuyến nông của nông dân, hoặc nghiên cứu để chuyển giao một tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài, bản thân cán bộ khuyến nông mới tự nâng cao trình độ, năng lực tổ chức và quản lý hoạt động khuyến nông.
4.4.2.3 Xã hội hoá các hoạt động khuyến nông
Xã hội hoá hoạt động khuyến nông nên được hiểu theo nghĩa rộng và triệt để là chuyển giao một phần lớn nhiệm vụ khuyến nông cho xã hội dân sự quản lý. Như vậy, khuyến nông phải do người dân tự tổ chức để giải quyết các khó khăn của mình và nhà nước chỉ tác động theo nhu cầu và bổ xung vào những hoạt động mà người dân có khó khăn như miền núi hay các vùng nghèo đói. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của nông dân Hải Dương vẫn còn bị động trong hệ thống khuyến nông. Để đạt được mục đích xã hội hoá hoạt động khuyến nông theo chúng tôi cần tập trung vào các biện pháp sau:
- Thúc đẩy các tổ chức tập thể của nông dân.
ở cấp xã cần có các tổ chức tập thể của nông dân như nhóm nông dân, hiệp hội (có thể là câu lạc bộ, nhóm sở thích, HTX...) để điều phối được các nguồn khuyến nông khác nhau. Sự năng động của các tổ chức này sẽ là điểm quyết định hiệu quả của khuyến nông nhà nước vì nó đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Các tổ chức nông dân này tạo thành một mạng lưới khuyến nông cấp cơ sở. Mạng lưới này có thể được điều phối bởi khuyến nông viên cơ sở. Trong giai đoạn đầu hệ thống khuyến nông Hải Dương nên đóng vai trò đào tạo và thúc đẩy để mạng lưới này được ra đời nhanh chóng.
- Khuyến khích các lực lượng, thành phần xã hội tham gia vào công tác khuyến nông. Khuyến khích sử dụng kinh phí tự có của các thành phần để thực hiện hoạt động khuyến nông. Ngăn chặn tình trạng kinh phí khuyến nông chạy vòng vèo làm giảm hiệu quả hoạt động khuyến nông và gây lãng phí tiền của Nhà nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất có quyền lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ khuyến nông.
- Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương nên tập hợp một danh mục các đơn vị, cá nhân có khả năng cung cấp dịch vụ khuyến nông đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng (Website...).
4.3.3.4 Tăng cường thể chế quản lý và điều hành khuyến nông
Hoạt động khuyến nông Hải Dương được bao cấp từ nguồn ngân sách của nhà nước. Cách tiếp cận khuyến nông theo hướng từ trên xuống dưới không chỉ bỏ sót nhu cầu thực tế của người dân mà còn tạo ra những hạn chế đặc trưng kiểu hành chính nhà nước trong quản lý, điều hành. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông so với nhu cầu người dân không được chú trọng; quản lý điều hành không linh hoạt, sáng tạo, thậm chí vẫn tồn tại cơ chế xin cho để được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Giải pháp tăng cường thể chế quản lý và điều hành khuyến nông bao gồm nhiều biện pháp cụ thể tập trung chủ yếu vào năng lực của hệ thống khuyến nông như năng lực quản lý điều hành, năng lực xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn khuyến nông, phân tích tác động khuyến nông, năng lực quản lý tài chính, quản lý hệ thống dữ liệu các nhà cung cấp dịch vụ... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi nhấn mạnh biện pháp khuyến nông thực hiện theo hợp đồng.
Hợp đồng khuyến nông là hình thức tổ chức và quản lý khuyến nông trên cơ sở kết quả cuối cùng. Các nhà cung cấp dịch vụ (các Viện, Trường, trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia, nhóm chuyên gia, các công ty, doanh nghiệp...) có khả năng thực hiện hoạt động khuyến nông ký kết hợp đồng tư vấn với Trung tâm Khuyến nông tỉnh theo các nội dung:
- Trợ giúp nông dân, thôn, xã, huyện và tỉnh xây dựng dự án khuyến nông.
- Hợp đồng thực hiện dự án khuyến nông đã được phê chuẩn.
- Hợp đồng tư vấn giám sát và đánh giá nhà cung cấp dịch vụ
Lợi ích của khuyến nông theo hợp đồng là huy động nhiều nhà cung cấp dịch vụ có khả năng. Và nhà cung cấp luôn có xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ do có động lực tự nâng cao khả năng để có thể tham gia thực hiện được nhiều hơn, thu nhập cao hơn. Người nông dân có khả năng tiếp xúc với nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng hơn do phù hợp về ngôn ngữ, tập quán của nông dân cũng như năng lực của nhà cung cấp dịch vụ.
Tiến trình thực hiện biện pháp khuyến nông theo hợp đồng có thể dựa theo sơ đồ sau:
Người nông dân (Nhóm nông dân, hội nông dân, hội phụ nữ thôn, xã...)
Nhà cung cấp dịch vụ (Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp, chuyên gia…)
Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện
thông tin thông tin
Hợp đồng KN
Khả năng Nhu cầu
Sơ đồ 9: Hoạt động khuyến nông theo hợp đồng
Theo sơ đồ trên thì Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương nhận và cung cấp thông tin về nhu cầu khuyến nông cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nông. Sau đó Trung tâm Khuyến nông Hải Dương là trung gian ký kết hợp đồng khuyến nông giữa cơ quan cung cấp dịch vụ khuyến nông với người dân. Trách nhiệm của mỗi bên đều được thể hiện theo hợp đồng. Sau khi hoàn thành hoạt động khuyến nông, có kết quả cuối cùng, Trung tâm Khuyến nông là người thanh lý các hợp đồng khuyến nông.
4.3.3.5 Tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông
Hiệu quả hoạt động khuyến nông bị hạn chế có một phần do yếu tố hạn hẹp về nguồn tài chính. Kính phí đầu tư cho Khuyến nông của Hải Dương thời gian qua so với bình quân cả nước là rất thấp, không ổn định. Một trong những điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông là phải tăng kinh phí và đảm bảo ổn định để có thể chuyển từ hình thức chương trình hàng năm sang các dự án được triển khai nhiều năm (ít nhất là 2 năm) phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng vật nuôi để có thể đánh giá được hiệu quả. Theo mức bình quân chung của cả nước hiện nay, nhu cầu kinh phí khuyến nông hàng năm phải tăng từ 10 – 15%.
Nguồn kinh phí của tỉnh đầu tư cho Khuyến nông ở Hải Dương trong thời gian qua không chỉ tập trung ở hệ thống khuyến nông nhà nước mà còn thông qua rất nhiều các đơn vị, tổ chức khác (sơ đồ 5). Việc xã hội hoá hoạt động khuyến nông là cần thiết tuy nhiên cần phải tập trung. Theo chúng tôi, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương phải là đơn vị quản lý nhà nước về công tác khuyến nông, chịu trách nhiệm về xây dựng chính sách, chiến lược và định hướng trong hoạt động khuyến nông. Vì vậy, Giám đốc Sở chịu trách nhiệm xác định nội dung, phân bổ kinh phí và đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Để tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông theo chúng tôi cần thực hiện những biện pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá khuyến nông nhằm huy động kinh phí từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Viện, Trường,... cho hoạt động khuyến nông.
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, quĩ tín dụng nhân dân, quĩ tạo việc làm…, nhằm tăng thêm nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân để đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
5. Kết LuậN và khuyến nghị
5.1 Kết luận
Nghiên cứu những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Khuyến nông là hoạt động dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Trong từng giai đoạn lịch sử, ở mỗi điều kiện sản xuất khác nhau, các hoạt động khuyến nông cần phải thích ứng và đều nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao.
2. Kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông được thể hiện thông qua các tiêu chí như sự đáp ứng nhu cầu, tính phù hợp, sự cần thiết, tính bền vững, lan toả cũng như góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng sản lượng, thu nhập và sự hiểu biết của người dân.
3. Hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế như các hoạt động khuyến nông chưa xuất phát từ nhu cầu người dân, nội dung còn bó hẹp về kỹ thuật, phương pháp cổ truyền là chủ yếu, chưa có cơ chế quản lý các hoạt động khuyến nông... Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông của tỉnh.
4. Kết quả và hiệu quả hoạt động khuyến nông của tỉnh Hải Dương chưa cao là do hệ thống khuyến nông chưa kiện toàn (thiếu cán bộ khuyến nông cơ sở), năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ chế tổ chức quản lý chưa thống nhất và các chính sách khuyến nông chưa phù hợp.
5. Đáp ứng hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương thì định hướng khuyến nông của tỉnh Hải Dương trong các năm tới là:
- Khuyến nông là phương tiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, bền vững.
- Khuyến nông góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.
- Khuyến nông hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường và hạch toán kinh tế.
- Khuyến nông theo hướng xã hội hoá và tăng cường thể chế quản lý hiệu quả.
6. Để nâng cao hiệu quả khuyến nông tỉnh Hải Dương cần áp dụng tốt năm giải pháp là:
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức khuyến nông, là xây dựng mạng lưới khuyến nông xã
- Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông
- Xã hội hoá các hoạt động khuyến nông
- Tăng cường thể chế quản lý và điều hành khuyến nông
- Tăng cường hơn nữa đầu tư cho khuyến nông
7. Cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về xác định, đánh giá tác động khuyến nông tới phát triển kinh tế xã hội.
5.2 Khuyến nghị
* Đối Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Hoàn thiện những hướng dẫn về tổ chức và quản lý tổ chức hệ thống khuyến nông ở tất cả các cấp, để thống nhất việc xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở.
- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia xây dựng và ban hành các bộ giáo trình đào tạo trong hệ thống khuyến nông. Thống nhất tiêu chuẩn đối với cán bộ KN các cấp làm cơ sở để xác định nhu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ KN các cấp.
* Đối với UBND tỉnh Hải Dương
- UBND tỉnh sớm bổ sung, xây dựng và ban hành quy định về hệ thống tổ chức, định mức biên chế, chế độ phụ cấp trách nhiệm cho hệ thống khuyến nông từ Tỉnh đến cơ sở.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông Hải Dương về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác khuyến nông.
- Tăng cường kinh phí hoạt động cho hệ thống khuyến nông từ cấp tỉnh tới cơ sở.
* Đối với UBND huyện
- Tạo điều kiện về vật chất và tổ chức để các cán bộ khuyến nông có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
- Đưa ra các quy định nhằm tác động đến các UBND các xã để tiến hành việc thu các quỹ 5%, hoặc cân đối ngân sách xã dùng để trả cho KNV cơ sở hoặc kinh phí hoạt động khuyến nông cơ sở.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Thế Anh và Hoàng Vũ Quang, 2004. Phân cấp quản lý và dịch vụ nông nghiệp.
2. Đào Thế Anh, 2008. Cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ khuyến nông định hướng thị trường
3. Đỗ Hoàng Toàn, 1990. Lý thuyết hệ thống ứng dụng trong quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 1990.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002. Hội thảo quốc gia về phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005. Tổng kết hoạt động Khuyến nông giai đoạn 1993 – 2005
6. Bế Đình Hưng, 2001. Hiệu quả kinh tế các mô hình trình diễn thực hiện công tác khuyến nông và khuyến lâm ở tỉnh Cao Bằng. Luận văn Thạc sỹ kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
7. Chính phủ. Nghị định số 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư
8. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2005. Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2005.
9. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2006. Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2006.
10. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2007. Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2007.
11. Dự án MOSAIC, 2003. Báo cáo chẩn đoán hệ thống khuyến nông tỉnh Hải Dương, Bộ môn hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
12. Dự án MRDP, 1998. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông - khuyến lâm. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1998.
13. Dự án VIE/02/016. Tổ chức và hoạt động của các dịch vụ khuyến nông ở cấp Trung ương và Địa phương, 2004.
14. Lê Hưng Quốc, 2006. Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức khuyến nông trong sản xuất hàng hoá. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 2006
15. Nguyễn Trần Quế, 1995. Xác định hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1995.
16. Phạm Quang Sáng, 2008. Bài giảng Hiệu quả tài chính của giáo dục
17. Phan Thanh Khôi, 2006. ý nghĩa chính trị – xã hội của hoạt động khuyến nông Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2006.
18. SNV, CIDSE, SFDP..., 2003. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003.
19. Trần Đức Viên, 2008. Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động ảnh hưởng của chương trình phát triển giống chè
20. Trần Văn Hạnh, 2002. Công tác khuyến nông với mục tiêu nâng cao dân trí trong nông nghiệp - nông thôn tỉnh Hải Dương
21. Trung tâm khuyến nông Hải Dương, 2005. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương giai đoạn 1995 – 2005.
22. Trung tâm khuyến nông Hải Dương. Các báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông từ năm 2001 – 2007
23. Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2007. Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 2007.
24. UBND tỉnh Hải Dương, 2008. Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến 2015 và định hướng đến 2020.
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp hà nội
---------------
Dương Thị lan anh
Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương
luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.ts. ngô Thị Thuận
Hà nội – 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Dương Thị Lan Anh
lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn những tổ chức, cá nhân đó.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Thị Thuận, người thày đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phân tích - Định lượng đã giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến nông Hải Dương; Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách, Trạm Khuyến nông huyện Thanh Miện; UBND, HTX nông nghiệp và nhân dân 2 xã Phú Điền và Ngô Quyền đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực tế của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ những khó khăn, động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Dương Thị Lan Anh
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ vii
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BQCB
Bình quân cán bộ
BTS7
Bắc thơm số 7
BVTV
Bảo vệ thực vật
CLBKN
Câu lạc bộ khuyến nông
CS
Chính sách
DT
Diện tích
HD
Hải Dương
HTX DV NN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
KH
Kế hoạch
KH- CN
Khoa học công nghệ
KN
Khuyến nông
KNV
Khuyến nông viên
KT
Kỹ thuật
MH
Mô hình
ND
Nông dân
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NS
Ngân sách
NSTW
Ngân sách Trung ương
QTKT
Quy trình kỹ thuật
TH
Thực hiện
TT- LN
Trồng trọt - Lâm nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
1 Tốc độ tăng bình quân GDP của Hải Dương, vùng ĐBSH và cả nước 2001 – 2005 38
2 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế Hải Dương năm 2000 và 2005 39
3 Các kỹ thuật và cách thức thực hiện PRA trong đề tài 46
4 Cán bộ khuyến nông Hải Dương năm 2007 54
5 Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông qua các năm 55
6 Tổ chức khuyến nông cấp huyện 58
7 Kết quả hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương từ 1995 - 2007 61
8 Kết quả tập huấn khuyến nông cho nông dân của Khuyến nông Hải Dương qua 3 năm 2005 – 2007 65
9 Kết quả thực hiện xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông Hải Dương từ năm 2005 - 2007 69
10 Kết quả hoạt động đào tạo – tập huấn so với kế hoạch 77
11 Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của tập huấn khuyến nông Hải Dương 78
12 Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của các lớp tập huấn của Khuyến nông Hải Dương 79
13 Kết quả thăm dò ý kiến về sử dụng kiến thức và kỹ năng vào SXKD của các hộ nông dân Hải Dương 79
14 Mô hình nhân giống lúa nhân dân 81
15 So sánh kết quả và hiệu quả mô hình nhân giống lúa nhân dân với sản xuất đại trà năm 2001 81
16 Kết quả thực hiện chương trình giống lúa nhân dân ở Hải Dương 83
17 Diện tích, năng suất và sản lượng vùng giống nhân dân 84
18 Lượng giống chuyển vụ từ vùng giống lúa nhân dân 84
19 Diện tích triển khai mô hình thâm canh lúa chất lượng 86
20 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa thâm canh giống lúa Bắc thơm số 7với giống đại trà 86
21 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa Hương thơm số 1 với giống đại trà 87
22 Diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng vụ mùa 88
23 Diện tích gieo cấy lúa chất lượng của tỉnh Hải Dương qua các năm ở hai vụ sản xuất 89
24 Số lượng công trình khí sinh học do Khuyến nông hỗ trợ 91
25 Số lượng công trình khí sinh học xây dựng ở Hải Dương 92
26 Phân tích SWOT hoạt động khuyến nông tỉnh Hải Dương 99
Danh mục sơ đồ
STT
Tên sơ đồ
Trang
1 Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nông và người dân 7
3 Hệ thống tổ chức Trung tâm Khuyến nông Hải Dương 51
4 Cơ chế hoạt động của hệ thống khuyến nông Hải Dương 52
5 Các tổ chức tham gia hoạt động khuyến nông của tỉnh Hải Dương 57
6 Hoạt động tập huấn ở Hải Dương 62
7 Phương pháp trình diễn mô hình của Trung tâm Khuyến nông 66
8 Cây nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả khuyến nông Hải Dương 96
9 Hoạt động khuyến nông theo hợp đồng 113
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV cuoi.doc