Chương I Lý luận chung về xuất khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
I. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1. Vai trò và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
a) Vai trò của kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được thể hiện trên những mặt sau:
- Xu
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác Kế toán nghiệp vụ Xuất khẩu tại Tổng Công ty Chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân thương mại, giảm tình trạng nhập siêu.
- Xuất khẩu khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất quốc gia tăng lên thông qua mở rộng thị trường quốc tế, góp phần tăng tích luỹ vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu có tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập ổn định.
- Xuất khẩu tăng cường sự hợp tác giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: " đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực".
b) Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Cũng như nhập khẩu xuất khẩu là hoạt động kinh tế tương đối tổng hợp và phức tạp của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp này được Nhà nước cho phép kinh doanh mua bán hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở hợp đồng kinh tế, các hiệp định, nghị định mà chính phủ đã ký với nước ngoài và giao cho doanh nghiệp thực hiện. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống công nhân viên.
Đặc điểm chủ yếu của kinh doanh xuất khẩu bao gồm:
- Thị trường rộng lớn trong và ngoài nước, chịu ảnh hưởng của sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài.
- Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, trình độ quản lý, phong tục tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương khác nhau.
- Hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực, từng quốc gia, từng thời kỳ.
- Điều kiện về mặt địa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán làm cho thời gian giao hàng và thời gian thanh toán có khoảng cách khá xa.
c) Các trường hợp hàng hoá được coi là xuất khẩu
- Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng gửi đi triển lãm hội trợ sau đó bán thu bằng ngoại tệ.
- Hàng bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều thanh toán bằng ngoại
tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Hàng bán cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán cho doanh nghiệp ở trong khu chế xuất.
2. Các hình thức và phương thức kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
a) Các hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu theo nghị định thư:
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các Chính phủ đàm phán ký kết với nhau những văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hóa dịch vụ và việc đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở các nội dung đã ký kết, Nhà nước xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện.
- Xuất khẩu ngoài nghị định thư:
Các quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng do các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trên cơ sở các quy định trong chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối với những hợp đồng này các đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện cũng như phân phối kết quả thu được từ các hoạt động đó.
- Xuất khẩu hỗn hợp:
Hình thức này kết hợp cả hai hình thức trên có nghĩa là doanh nghiệp vừa xuất khẩu theo nghị định thư, vừa tiến hành xuất khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư.
b) Các phương thức xuất khẩu
Thường được tiến hành theo các phương thức sau:
- Xuất khẩu trực tiếp:
Theo phương thức này các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các tỉnh thành phố có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, có trình độ năng lực chuyên môn được Nhà nước hoặc Bộ thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Số ngoại tệ thu được do xuất khẩu hàng hóa được sử dụng để nhập khẩu các loại hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế địa phương theo chính sách của Nhà nước.
- Xuất khẩu uỷ thác:
Là phương thức mà các đơn vị có hàng hoá và có nhu cầu nhưng không có điều kiện đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, có giấy phép xuất nhập khẩu tiến hành nghiệp vụ xuất khẩu hộ. Trong trường hợp này đơn vị uỷ thác xuất khẩu phải trả một khoản hoa hồng cho đơn vị xuất uỷ thác theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng gọi là phí uỷ thác.
3. Các phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất khẩu
a) Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)
Phương thức nhờ thu là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.
Có hai loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)
Là phương pháp mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập mà không kèm theo điều kiện gì cả. Phương pháp này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò người trung gian đơn thuần mà thôi.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng. Phương thức này tuy có đảm bảo quyền lợi cho người bán ở một mức độ nhất định nhưng vẫn chưa khống chế được người mua về trách nhiệm đối với hàng hóa cũng như trách nhiệm thanh toán nhanh đầy đủ đúng giá trị lô hàng.
b) Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary Credits )
Là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng.
Ngoài ra trong thanh toán quốc tế còn sử dụng các phương tiện thanh toán như: Thư chuyển tiền M/T (Mail - Transfer), điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer), séc (Checque), hối phiếu (Bill of Exchange)...
* Tiền tệ sử dụng trong xuất khẩu:
Khác với thanh toán trong nội địa, đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là ngoại tệ mạnh như USD, GBP, DM...vì chúng đảm bảo được một số yêu cầu về tính ổn định, tính chuyển đổi (ít có khả năng mất giá và dễ quy đổi ra đồng tiền khác). Việc thanh toán bằng ngoại tệ có liên quan đến tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của đơn vị. Vì vậy các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu cần có các chính sách tỷ giá hối đoái linh họat để hạn chế bớt rủi ro khi có sự biến động giá cả các đồng ngoại tệ. Mặt khác khi thanh toán thì sử dụng ngoại tệ nhưng về nguyên tắc khi ghi chép trong sổ kế toán và khi phản ánh các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo kế toán chính thức của đơn vị lại dùng "đồng" Ngân hàng Việt Nam. Do đó mọi nghịêp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỉ giá quy định có thể là tỉ giá thực tế, tỉ giá hạch toán, tỉ giá bình quân do đơn vị tự tính toán.
* Thời hạn trả tiền:
Thông thường trong giao dịch quốc tế các bên có thể trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau hoặc kết hợp cả ba hình thức trên.
4. Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề giá cả hàng hóa cần được chú ý vì việc mua bán diễn ra trong một thời gian dài giữa các khu vực khác nhau về địa lý, hàng hóa được vận chuyển qua nhiều quốc gia. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên tham gia mà giá cả hàng hóa có thể bao gồm các yếu tố giá trị hàng hóa đơn thuần, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và chi phí khác. Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá đó. Sở dĩ như vậy vì điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm trách nhiệm mà người bán hoặc người mua phải chịu như chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí mua bảo hiểm, chi phí lưu kho bãi, chi phí làm thủ tục hải quan. Hiện nay các loại giá giao hàng được sử dụng rất phong phú theo qui định của Incoterms 2000 và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường hay sử dụng các loại giá FOB. CIF, C&F.
+ Giá FOB (Free On Board):
Là giá giao hàng tính đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cảng, ga biên giới nước người xuất khẩu. Như vậy giá FOB bao gồm giá thực tế của hàng hóa cộng với khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa lên tàu. Quyền sở hữu cũng như mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa thuộc về người mua kể từ khi hàng hoá được chất lên phương tiện vận chuyển.
Trong kinh doanh xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam thường sủ dụng những loại giá sau:
+ Giá CIF (Cost Insurance and Freight):
Giá CIF bao gồm giá FOB cộng với phí bảo hiểm và cước vận tải.Theo giá CIF thì người bán sẽ giao hàng tại cảng của người mua.
+ Giá CFR ( Cost and Freight ):
Là giá xuất khẩu bao gồm giá FOB cộng với chi phí vận chuyển cho đến đích.
Ngoài ra còn các loại giá khác theo quy định của Incoterms 2000 như : EXW, FAS, FCA, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của hai bên trong hợp đồng ngoại thương. Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu dựa vào các điều khoản về cách thức quy định giá, doanh nghiệp có thể áp dụng loại giá phù hợp và có lợi nhất.
II. tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp kINH DOANH xuất khẩu
1. Đặc điểm của công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu là việc ghi chép, phản ánh và giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi tiến hành tổ chức nguồn hàng, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài cho đến khi thu được tiền (ngoại tệ)
Kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu nói riêng phải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản chi phí bao gồm giá mua hàng xuất khẩu, các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình xuất khẩu, thuế xuất khẩu,... để bảo toàn vốn kinh doanh cho đơn vị mình.
Khác với việc bán hàng trong nước, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu khi thu mua (gom) hàng trong nước thường sử dụng đồng Việt Nam để thanh toán nhưng khi bán hàng lại thu ngoại tệ vì vậy kế toán cần theo dõi giá vốn hàn bán và doanh thu bán hàng theo cả đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ, theo dõi sát tình hình biến động của tỷ giá nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với mọi hàng hoá xuất khẩu mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng là 0% với điều kiện có đử hồ sơ, giấy tờ chứng minh là hàng thực tế đã xuất khẩu. Nhưng khi thu mua hàng để xuất khẩu doanh nghiệp phải trả cả thuế GTGT trong giá mua, do đó sau khi xuất khẩu hàng hoá số thuế GTGT đã nộp sẽ được hoàn lại.
2. Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu hàng hóa
- Phản ánh, giám đốc, kiểm tra tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
- Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán hợp đồng ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp; trên cơ sở đó tính toán choính xác, trung thực các khoản chi phí và thu nhập trong kinh doanh.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành kinh doanh xuất khẩu, kiểm tra và phân tích họat động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch kỳ sau.
3. Yêu cầu về tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp xuất khẩu
Tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với hệ thống kế toán hiện hành.
- Phân biệt rõ và kết hợp hài hòa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh xuất khẩu và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của doanh nghiệp .
- Tiết kiệm và nâng hiệu quả, chất lượng cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý.
4. Các hình thức sổ kế toán
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta thường sử dụng các hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ.
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Mỗi hình thức sổ kế toán có ưu, nhược điểm riêng phù hợp với từng doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải căn cứ vào nội dung và đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ và khả năng của đội ngũ kế toán, khả năng tự động hoá công tác kế toán để lựa chọn hình thức sổ kế toán thích hợp.
III - kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa
1.Chứng từ sử dụng trong kế toán xuất khẩu hàng hóa
Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Thông qua việc lập chứng từ mà kế toán kiểm tra được tính chất hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toán và thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. Chứng từ kế toán là căn cứ để kiểm tra việc chấp hành chính sách nguyên tắc tài chính và là căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất.
Để xuất khẩu được một lô hàng thì việc hoàn thành các thủ tục cảng, ga, biên giới nước xuất khẩu là không thể thiếu nên kế toán phải sử dụng bộ chứng từ phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế. Và một số chứng từ chủ yếu được sử dụng trong hạch toán gồm:
- Vận đơn đường biển (Bill of lading), vận đơn đường không (Air way bill)... : là giấy chứng nhận của đơn vị vận tải về loại hàng, số lượng, nơi đi, nơi đến...
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality): là chứng từ xác nhận phẩm chất của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hóa phù hợp với điều khoản hợp đồng.
- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity): là chứng từ xác nhận số lượng hàng hóa thực giao.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ xác nhận một lô hàng nào đã được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
- Bảng kê đóng gói (Packing list): là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (Container).
- Giấy chứng nhận kiểm dịch
- Tờ khai hải quan.
Ngoài bộ chứng từ trên thì kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sử dụng những chứng từ như: phiếu nhập kho, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, các chứng từ về vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa khác, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu thu, phiếu chi...
2. Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
Số lượng tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và nhu cầu thông tin mà doanh nghiệp muốn có từ các sổ sách kế toán.
Ngoài các TK chủ yếu được sử dụng cho quá trình bán hàng trong nước như:
TK 111, TK 112, TK 131, TK 156, TK 157, TK 511, TK 632 ….
Kế toán còn phải sử dụng:
TK 413: chênh lệch tỷ giá.
Và cần chú ý:
TK 511: phản ánh doanh thu đã quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm xác định hàng xuất khẩu.
TK 131: trường hợp xuất khẩu hàng hóa mà chưa thu được tiền thì công nợ thu bằng ngoại tệ phải được quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, cuối kỳ nếu có số dư bằng ngoại tệ thì phải quy đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ.
TK 413: TK này được sử dụng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của doanh nghiệp hoặc thu chi hoạt động tài chính tuỳ theo quy định của cấp có thẩm quyền. Nhưng về nguyên tắc được dùng để bổ sung khoản thiếu hụt về chênh lệch tỷ giá của các kỳ sau. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì đồng thời với việc quy đổi ra tiền Việt Nam để phản ánh vào các sổ, kế toán còn phải theo dõi chi tiết từng nguyên tệ (Thông tư 44/TC/TCDN 8/7/97/ - BTC).
Khi qui đổi từ ngoại tệ ra tiền Việt Nam thì trên các TK phản ánh doanh thu, chi phí, TSCĐ đều phải quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm đó còn trên các TK phản ánh tài sản bằng tiền, công nợ thì có thể quy đổi theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá hạch toán.
3. Trình tự hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu
Sơ đồ 1 : Quá trình mua hàng để xuất khẩu
TK111, 112,331,141 TK156 TK 111,112,331
Xuất hàng hoá trả
Giá lại cho người bán
thanh Giá mua
toán khi chưa có
mua TK 151 thuế
hàng
TK 133 (1331) Các khoản chiết khấu, giảm giá
được hưởng
Thuế GTGT
TK 154
Chi phí vận chuyển hàng về Xuất hàng để gia công,
nhập kho chế biến
Chi phí thu mua khác
TK 111,112,331
TK 154
Nhập lại kho hàng hoá Chi phí chế biến
đã chế biến
TK 133 (1331)
TK 157 Thuế GTGT
Nhập lại kho hàng hoá
đã chế biến
Quá trình xuất khẩu hàng hoá
Sơ đồ 2: hạch toán xuất khẩu trực tiếp.
TK331 TK 632 TK333 (3333) TK511 TK 131
Giá vốn hàng xuất Thuế xuất khẩu Giá bán
không qua kho phải nộp
TK156 TK 413
Giá vốn hàng
Xuất khẩu Chênh lệch
tỷ giá
TK 157
Xuất Giá vốn
gửi bán
Sơ đồ 3: Hạch toán xuất khẩu uỷ thác.
TK 111, 112 TK 338 TK 111,112
Nộp thuế và trả các chi phí Nhận tiền của đơn vị uỷ thác xuất
để nộp thuế và trả các chi phí
Chuyển trả tiền hàng
cho đơn vị uỷ thác xuất
TK 511
Phí uỷ thác
được hưởng
TK 333 (3331)
Thuế GTGT
phải nộp
TK 413
Chênh lệch TK 003
tỷ giá Nhận hàng Chuyển tiền
của đơn vị trả đơn vị
uỷ thác xuất uỷ thác xuất
Sơ đồ 4: Hạch toán ở đơn vị uỷ thác xuất khẩu.
TK156 TK 157 TK 632
Giao hàng uỷ Giá vốn hàng bán
thác xuất khẩu
TK 111,112 TK 138 TK 333 (3333) TK 511 TK 111,112
Chuyển tiền Nhận các
cho bên xuất chứng từ về Thuế XK TK 131
uỷ thác để nộp thuế và phải nộp Giá bán Nhận tiền
nộp thuế và trả các chi hàng
trả các chi phí phí khác do
bên xuất TK 413 TK 641
uỷ thác Chênh lệch Phí uỷ thác
chuyển tỷ giá
giao
+ Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng TK 611- Mua hàng thay cho TK 156. TK 611 có 2 TK cấp 2 là TK 6111 - Giá mua hàng hoá và TK 6112 - Chi phí mua hàng. Cuối tháng kiểm kê kho hàng kế toán mới phản ánh giá vốn của số lượng hàng xuất kho còn doanh thu thì kế toán phản ánh ngay khi hàng được coi là đã xuất khẩu. Tuy vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thường không áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
+ Hàng xuất khẩu được hưởng mức thuế suất thuế GTGT 0 % do đó thuế GTGT đầu vào được hoàn lại. Khi được hoàn lại thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa, dịch vụ mua trong nước để xuất khẩu kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 133: số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại
+ Khi nhận được tiền hoặc giấy báo có ngân hàng kế toán bình công nợ với khách hàng và ghi đơn theo nguyên tệ
Ghi đơn: Nợ TK 007 theo nguyên tệ
Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
+ Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh khi đơn vị chấp nhận giảm giá cho khách hàng hoặc hàng sai quy cách phẩm chất bị khách hàng trả lại.
Sơ đồ 5: hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
TK 131 TK531 TK 511
Số hàng bị trả lại Kết chuyển doanh thu
TK 413 hàng bị trả lại
Chênh lệch tỷ giá TK 532
Kết chuyển số tiền
Số tiền giảm giá hàng bán giảm giá
+ Khi hàng bán bị trả lại thì thuế xuất khẩu đối với số hàng đó cũng được hoàn lại, kế toán ghi giảm chi phí bán hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 641
Sơ đồ 6: Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN
TK 111, 112, 331, 152 ... TK 641 TK 111, 112, ...
Chi phí bán hàng Giảm chi phí BH
phát sinh
TK 642
Chi phí QLDN Giảm chi phí QLDN
phát sinh
Sơ đồ 7: Xác định kết quả hoạt động xuất khẩu
TK 632 TK 911 TK 511
Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh
thu thuần
TK 641, 642
Kết chuyển chi
phí BH, QLDN
TK 421
Lỗ Lãi
Chương II công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu
ở Tổng công ty chè việt nam
I- Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của tct chè việt nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Chè Việt Nam
Năm 1974, Liên hiệp các xí nghiệp Chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các nhà máy chè xuất khẩu của trung ương và một số Xí nghiệp chè hương ở miền Bắc. Nhiệm vụ của Liên hiệp chè là chế biến chè xuất khẩu theo kế hoạch do Nhà nước giao.
Năm 1979, Chính phủ ra quyết định 75/TTg và 224/TTg về thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất 2 khâu trồng trọt và chế biến giao cho các Nông trường chè ở địa phương trên cơ sở trung ương quản lý thống nhất.
Tháng 3 năm 1987 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra quyết định số 283 /NN-TCCB/QĐ thành lập công ty xuất nhập khẩu chè thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp Chè Việt Nam.
Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ NN&CNTP (nay là Bộ NN&PTNT ) và uỷ quyền ký quyết định thành lập các Tổng công ty theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ra quyết định số 394/NN-TCCB/QĐ thành lập Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp nông công nghiệp Chè Việt Nam .
Tổng công ty Chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Tea Corporation (Vinatea Corp ) trụ sở chính đặt tại 46 Tăng Bạt Hổ-HBT-HN.
Tổng công ty Chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/1996 với quy mô ban đầu với 28 đơn vị thành viên tổng số lao động là 22 500 CBCNV.
Biểu số 1: Quy mô ban đầu của Tổng công ty Chè Việt Nam
Đơn vị : Trđ
Vốn pháp định
101.867,5
Nguồn vốn kinh doanh
Trong đó :
+ Vốn cố định
+ Vốn lưu động
95.419,8
68.163,6
27.256,2
Nguồn vốn XDCB
5.601,0
Quỹ phát triển sản xuất
846,7
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sắp xếp lại DNNN của Chính phủ, một số đơn vị thành viên đã được cổ phần hoá, Tổng công ty còn lại 12 công ty thành viên và 2 đơn vị sự nghiệp hạch toán độc lập, 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc (xem phụ lục 1 ).
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Chè Việt Nam
Tổng công ty Chè Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, tiếp thị, dịch vụ, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành chè.Tổng công ty Chè Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ :
1- Kinh doanh chè: Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến và tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè và vật tư, thiết bị ngành chè.
2- Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật.
3- Cùng với các địa phương chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn.
4- Xây dựng mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi sinh.
3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý
Tổng công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ NN & PTNT.
- Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao.
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bổ nhiệm , miễn nhiệm , khen thưởng , kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng bộ NN & PTNT và trước pháp luật về điều hành hoạt động của tổng công ty.
- Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
- Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo , tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty.
- Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành luật pháp, điều lệ của Tổng công ty, quyết định của Hội đồng quản trị.
- Văn phòng và các phòng ban hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
- Nhiệm vụ kinh doanh của Tổng công ty được giao cho các phòng kinh donh thực hiên, chủ yếu là mua hàng trong nước và tiến hành xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh của các phòng kinh doanh được hạch toán riêng.
- Các công ty thành viên, đơn vị sự nghiệp và các chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch và sự chỉ đạo chung của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động của mình.
Sơ đồ 8: Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty Chè Việt Nam
H Đ Q T
Ban Kiểm soát
TGĐ
Phó TGĐ
Phó TGĐ
Viện nghiên cứu chè
P. KHĐT&HTQT
Văn phòng TCT
P. Kỹ thuật NN
T.tâm KCS
Viện điều dưỡng Đồ sơn
P. Thị trường
P. Kỹ thuật CN
Các công ty trực thuộc (12 Cty)
P.Tổ chức LĐ-T.tra
P. Kinh doanh 1
`
P. TC-Kế toán
P. Kinh doanh 2
Các công ty cổ phần (6 Cty)
Trạm VT Cổ loa
P. Kinh doanh 3
Các Cty Liên doanh (2 Cty)
Chi nhánh TCT tại Hải Phòng
P. Kinh doanh 4
Chi nhánh TCT tại TP. HCM
P. Kinh doanh 5
Các liên kết hợp tác sx (2 Cty)
: Trực tiếp quản lý
: Kiểm tra, kiểm soát
4. Tình hình kinh doanh xuất khẩu chè của Tổng công ty
Tổng công ty tiến hành ký hợp đồng thu mua sản phẩm của các đơn vị thành viên, các công ty chè khác và của tư nhân đồng thời tìm kiếm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiệm vụ này giao cho các phòng kinh doanh thực hiện.
Chè của Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 40 nước trên thế giới.
Biểu số 2: Các thị trường chính của chè Việt Nam: Đơn vị: tấn
Thứ tự
Tên nước
Tổng lượng chè các loại ( tấn )
Chè đen
( tấn )
Các loại chè khác ( tấn )
1
Irắc
16.412
16.412
2
Đài loan
9.071
4.260
4.811
3
Pakistan
2.091
1.019
1.072
4
Singapore
1.671
1.030
641
5
Nhật bản
998
118
880
6
Anh
889
889
7
Hồng kông
888
888
8
Hà lan
818
818
9
Đức
755
755
10
Nga
706
706
11
Balan
676
676
12
Canada
585
585
13
Mỹ
576
506
70
Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu chè của Tổng công ty Chè Việt Nam năm 1999
Iraq là khách hàng lớn nhất, chỉ riêng thị trường Iraq chiếm hơn 40% tổng lượng chè xuất khẩu cả nước. Canada và Mỹ tuy là các thị trường mới nhưng có tiềm năng rất lớn ( biểu số 2 ).
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là chè đen, chiếm hơn 90% tổng sản lượng chè xuất khẩu. Sản phẩm chè xanh chủ yếu xuất sang Đài Loan và Nhật Bản( biểu số 3 ).
Biểu số 3: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Tổng công ty năm 1997-1999
Loại chè
1997
1998
1999
Sản lượng(t)
Trị giá (USD)
Sản lượng(t)
Trị giá (USD)
Sản lượng(t)
Trị giá (USD)
Chè đen OTD
11.643,823
18.521.248,363
18.350,074
33.864.461,930
17.222,932
25.891.119,900
Chè đen CTC
321,825
653.847,285
501,192
755.516,472
Chè
xanh
770,925
1.657.571,550
207,330
380.102,500
635,035
957.520,900
Chè thành phẩm
746,080
1.665.9467,582
332,776
663.912,569
524,886
791.258,880
Chè bán thành phẩm
855,918
1.290.389,608
Nguồn: Báo cáo mặt hàng chè xuất khẩu của Tổng công ty Chè Việt Nam 1997-1999.
Do chất lượng chè của Việt Nam thấp, uy tín của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa cao, nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt ở mức bình quân 1,44 USD/kg trong khi giá chè thế giới bình quân là 2,22 USD/kg (nguồn- FAO).
Biểu số 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu năm 1997-1999 Đơn vị : VND
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tổng doanh thu
157.232.515.634
230.578.790.700
282.547.031.674
Thuế doanh thu
1.565.826.046
2.293.389.091
Giá vốn hàng bán
117.101.176.809
171.024.612.632
197.043.774.333
Chi phí bán hàng
20.669.032.391
27.895.156.356
37.392.681.209
Chi phí QLDN
13.659.726.418
25.591.499.485
19.270.421.602
Lợi tức thuần
4.236.753.970
3.774.133.145
28.840.154.449
5. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty
Một thuận lợi rất lớn cho Tổng công ty là mặt hàng chè được hưởng mức thuế xuất khẩu 0%, tuy vậy Tổng công ty cũng gặp khó khăn về chất lượng sản phẩm chè và giá bán.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là chè đen chế biến theo công nghệ OTD và CTC với tên gọi khác nhau tuỳ theo phẩm cấp như OP, OPA, FBOP, PS, BPS....
+Tổng công ty xuất khẩu theo cả hai hình thức; theo nghị định thư và tự cân đối.
Theo nghi định thư : Kế hoạch xuất khẩu do nhà nước giao nhưng Tổng công ty được tự do đàm phán, ký kết hợp đồng với phía nước ngoài. Bộ tài chính sẽ thanh toán tiền hàng cho Tổng công ty khi Tổng công ty hoàn thành mỗi hợp đồng. Nếu Trong năm Tổng công ty không thực hiện hết kế hoạch Nhà nước giao thì sang năm sau thực hiện tiếp.
Tự cân đối: Tổng công ty tự tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng xuất khẩu và nhận xuất khẩu uỷ thác cho các công ty khác.
Tổng công ty thường xuất theo giá FOB, CFR và CIF.
+Tổ chức quá trình xuất khẩu
(1) Lập phương án giá
(2) Ký hợp đồng xuất khẩu
(3) Thu mua chè
(4) Kiểm tra L/C
(5) Xuất kho chuyển hàng ra cảng
(6) Làm các thủ tục kiểm dịch, Hải quan...
(6) Giao hàng lên tàu
(7) Làm thủ tục thanh toán
II. tổ chức công tác kế toán tại tổng công ty chè việt nam
1. Tổ chức Phòng Kế toán - Tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam
1 Sơ đồ 9 : Tổ chức của Phòng Tài chính - Kế toán ở Tổng công ty Chè Việt Nam:
Trưởng phòng KT - TC
Phó phòng phụ trách kinh doanh
Phó phòng phụ trách sản xuất
Kế toán tổng hợp XNK
Thủ quỹ
Kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán vốn ODA
Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán đối ngoại
Kế toán kho hàng NK
Kế toán kho hàng XK
Kế toán tổng hợp sản xuất
-Trưởng phòng Kế toán - Tài ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0212.doc