1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NSNN VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN 3
1.1.1. Bản chất của NSNN 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Nội dung kinh tế của NSNN 4
1.1.2. Chức năng của NSNN 5
1.1.3. Vai trò của NSNN 6
1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN VÀ PHÂN CẤP NSNN 8
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN 8
1.2.2. Hệ thống NSNN 10
1.2.3. Nguyên tắc phân cấp NSNN 11
1.2.4. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách 12
1.3. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHI NSNN 19
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách Tp. Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.3.1. Lập dự toán chi NSNN 19
1.3.1.1. Ý nghĩa của lập dự toán chi NSNN 19
1.3.1.2. Xây dựng dự toán chi NSNN 19
1.3.2. Chấp hành dự toán chi NSNN 22
1.3.2.1. Ý nghĩa của chấp hành dự toán chi NSNN 22
1.3.2.2. Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN 23
1.3.3. Quyết toán chi NSNN 27
1.3.3.1. Ý nghĩa của quyết toán chi NSNN 27
1.3.3.2. Nội dung quyết toán chi NSNN 28
2
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN CỦA TP CẦN THƠ
TRONG THỜI GIAN QUA 30
2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TP CẦN THƠ 30
2.1.1. Đặc điểm, Tình hình kinh tế xã hội 30
2.1.2. Tình hình thu chi và cân đối ngân sách 34
2.2. CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH 37
2.2.1. Cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 37
2.2.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển 38
2.2.3. Cơ cấu chi thường xuyên 39
2.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH 41
2.3.1. Căn cứ để lập dự toán 41
2.3.2. Trình tự xây dựng dự toán chi ngân sách của các cấp NSĐP 41
2.3.3. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong quá trình lập dự toán
NSĐP 42
2.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC CHẤP HÀNH CHI NGÂN SÁCH 43
2.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành chi NSNN 43
2.4.1.1. Quản lý chi NSNN giữa các cơ quan tài chính các cấp 43
2.4.1.2. Quản lý chi NSNN đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức, cá nhân 44
2.4.1.3. Quản lý chi NSNN đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan 46
2.4.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN 46
2.4.2.1. Tổ chức cụ thể hoá kế hoạch chi NSNN chỉ đạo quá trình thực hiện 46
2.4.2.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của
NSNN 47
2.4.2.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước 48
2.5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH 49
3
2.5.1. Quyết toán của từng cấp ngân sách 49
2.5.2. Tổng hợp quyết toán chi NSĐP 50
2.5.3. Phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP 50
2.6. KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
TRONG QUẢN LÝ CHI NSNN 50
2.6.1. Công tác kiểm tra, thanh tra 50
2.6.2. Công tác khen thưởng và xử lý vi phạm 51
2.7. NHỮNG BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TP CẦN THƠ 52
2.7.1. Trong phân cấp quản lý chi ngân sách 52
2.7.2. Trong cơ cấu chi ngân sách 53
2.7.3. Trong lập dự toán chi ngân sách 54
2.7.4. Trong chấp hành dự toán chi ngân sách 55
2.7.5. Trong quyết toán chi ngân sách 58
2.7.6. Trong công tác thanh tra, kiểm tra 58
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH TP CẦN THƠ 61
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH TP CẦN THƠ 61
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH 61
3.2.1. Chấp hành các nguyên tắc phân cấp NSNN một cách tích cực cho sự ổn
định, phát triển TP Cần Thơ 61
3.2.2. Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phải có cơ sở
khoa học 62
3.3. HOÀN THIỆN CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH KHOA HỌC HỢP LÝ 63
4
3.3.1. Xây dựng cơ cấu hợp lý chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 63
3.3.2. Xác lập cơ cấu chi đầu tư phát triển 64
3.3.3. Hoàn thiện cơ cấu chi thường xuyên 64
3.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN CHI NGÂN
SÁCH
3.4.1. Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách 65
3.4.2. Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ lập dự toán và xét
duyệt dự toán chi ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương 66
3.4.3. Đổi mới phê duyệt (hay quyết định) dự toán chi ngân sách hàng năm 68
3.5. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHẤP HÀNH CHI
NGÂN SÁCH 68
3.5.1. Tổ chức thực thi kế hoạch chi NSNN 68
3.5.1.1. Đối với chi đầu tư phát triển 68
3.5.1.2. Đối với chi thường xuyên 69
3.5.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí của
NSNN 69
3.5.2.1. Đối với chi đầu tư phát triển 70
3.5.2.2. Đối với chi thường xuyên 70
3.5.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước 71
3.5.3.1. Đối với chi đầu tư phát triển 71
3.5.3.2. Đối với chi thường xuyên 72
3.6.HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN,QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH 72
3.6.1. Hoàn thiện hạch toán kế toán ngân sách 72
3.6.2. Quyết toán ngân sách 72
3.7. ĐỔI MỚI THANH TRA, KIỂM TRA TRONG QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH 72
5
3.7.1. Tăng cường thanh, kiểm tra khâu lập dự toán thu, chi ngân sách 72
3.7.2. Cải tiến khâu thanh, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách 73
3.7.3. Đổi mới trong khâu thanh, kiểm tra sau khi cấp phát ngân sách 73
3.7.4. Aùp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
MỞ ĐẦU
Ở nước ta, việc quản lý NSNN từng bước được hoàn thiện kể từ sau khi có
luật NSNN (20/03/1996), sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh luật NSNN (20/05/1998)
và sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh luật NSNN (16/12/2002) bắt đầu thực hiện từ
01/01/2004, cùng với việc liên tục triển khai các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
thi hành luật NSNN đã tạo ra sự thay đổi một cách căn bản về cơ chế quản lý,
đảm bảo sự chủ đạo của NSTW, đồng thời phát huy tính năng động, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý thu và chi
NSNN.
Một trong những vấn đề quan trọng cần thiết hiện nay là việc hoàn thiện
quản lý chi NSNN phải được quan tâm hàng đầu. Vì nếu xem xét một cách
khách quan thì việc quản lý thu NSNN đã từng bước được quan tâm điều chỉnh,
hoàn thiện chính sách thu cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và
tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Ngược lại, việc quản lý chi NSNN
thì cả xã hội quan tâm bức xúc tình trạng cấp phát sử dụng NSNN thời gian qua
dàn trãi, kém hiệu quả, lãng phí, tham ô, tham nhũng, biển thủ tiền và tài sản
công .... còn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Vì vậy, muốn lành mạnh hóa nền
tài chính quốc gia đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là
phải hoàn thiện quản lý chi NSNN, đảm bảo hiệu quả chi NSNN phục vụ tốt cho
quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Không ngoại lệ, việc quản lý chi NSNN ở TP Cần Thơ có nhiều tiến bộ
tích cực theo định hướng hiệu quả. Song bên cạnh đó cũng còn rất nhiều bất cập,
có những vấn đề chủ quan và khách quan của thực trạng việc quản lý quá trình
lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN ở TP Cần Thơ trong thời gian qua, dẫn
đến việc quản lý chi NSNN ở TP Cần Thơ chưa đạt hiệu quả cao như mong
7
muốn. Cần có giải pháp quản lý chi NSNN ở TP Cần Thơ tích cực và hiệu quả
hơn, thực hiện mục tiêu đến năm 2010 TP Cần Thơ đạt các chuẩn cơ bản của đô
thị loại I (theo nghị quyết của Thành ủy TP Cần Thơ), đồng thời là một trung
tâm kinh tế động lực của vùng ĐBSCL (theo nghị quyết của Bộ Chính trị).
Từ những vấn đề nêu trên, nội dung của đề tài nhằm vào việc xác lập cơ
sở lý luận, thực tiễn và giải pháp khoa học, hợp lý cho việc hoàn thiện quản lý
chi NSNN ở TP Cần Thơ trong thời gian tới .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các chủ trương, chính
sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, các Luật định, định chế tài chính hiện
hành; cơ sở lý thuyết về khoa học quản lý; đặc điểm tình hình, thực trạng quản
lý chi NSNN ở địa phương trong thời gian qua; các giải pháp khả thi khoa học
trong phạm vi chi NSNN có quan hệ với cân đối NSNN ở TP Cần Thơ.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp nghiên
cứu, phân tích tài liệu, số liệu học tập ở trường và trong thực tiễn có liên quan
đến đề tài, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp khác như: Xin ý kiến, học
tập kinh nghiệm của Thầy, cô, chuyên gia quản lý NSNN. Tập hợp thông tin
xem xét và xử lý qua phân tích định tính, định lượng phục vụ cho các phần nội
dung của đề tài.
Nội dung của đề tài: Các phần chính được thể hiện qua các chương sau:
Chương I: NSNN và quản lý chi NSNN.
Chương II: thực trạng quản lý chi NSNN của TP Cần Thơ trong thời gian qua.
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách TP Cần Thơ.
8
CHƯƠNG I: NSNN VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NSNN
1.1.1. Bản chất của NSNN
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về NSNN hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau. Thuật ngữ
ngân sách (Budget) bắt nguồn từ tiếng Anh, có nghĩa là cái ví, cái xắc. Tuy
nhiên trong đời sống kinh tế, thuật ngữ này đã thoát ly ý nghĩa ban đầu và mang
nội dung hoàn toàn mới. Khái niệm Ngân sách theo các quan điểm khác nhau
như:
Theo từ điển bách khoa toàn thư Liên xô (cũ) cho rằng: Ngân sách là
bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà
nước; Mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơ quan, hoặc
cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định.
(Sđd, NXB bách khoa toàn thư Liên xô.1971, T. IV tr.195)
Theo từ điển Nouveau Larousse của Pháp thì: Ngân sách là bảng liệt kê,
dự kiến các khoản thu nhập và chi trả của một cơ quan, một công xã, vv…
(Sđd, NXB Librairie Larousse, Paris,1972, tr.144)
Theo Từ điển kinh doanh nước Anh, do J.H. Adam biên tập giải thích
thuật ngữ Ngân sách như sau:
Bảng kế toán về khả năng thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất
ra) trong một giai đoạn nhất định của tương lai, thường là một năm;
NSNN là bảng kế hoạch về thu nhập và chi tiêu quốc gia (nhà nước) trong
tương lai. Nó được ông Quốc khố đại thần trình ra trước Nghị viện một lần trong
năm, được Nghị viện xem xét và có những đề xuất thay đổi thuế khóa, những
vấn đề đó sau này trở thành luật trong năm Tài chính;
9
Bảng tính toán về khả năng chi phí để thực hiện một kế hoạch hoặc một
chương trình vì một đích nhất định nào đó (Ngân sách quảng cáo, Ngân sách đầu
tư, Ngân sách nghiên cứu).
(J.H.Adam Longman Dictionary of Bussiness English, NXB Librairie du Liban,
1982)
Theo GS.TS Tào Hữu Phùng và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp thì:
NSNN là dự toán (kế hoạch) thu-chi bằng tiền của Nhà nước trong một
khoảng thời gian nhất định (phổ biến là một năm).
(Đổi mới NSNN – NXB Thống kê – Hà nội 1992, tr.7)
Theo Luật NSNN của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 16/12/2002 thì NSNN có khái niệm sau:
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.1.2. Nội dung kinh tế của NSNN
Mặc dù các biểu hiện của NSNN rất đa dạng và phong phú, nhưng về
thực chất chúng đều phản ánh các nội dung KT – XH cơ bản là:
NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính của xã hội
và vì vậy, nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế đa diện giữa Nhà nước
và xã hội.
Quyền lực trong phân phối các nguồn lực đó thuộc về Nhà nước. Mọi
khoản thu và chi NSNN đều do Nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ
yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Vì vậy, nội dung kinh tế của NSNN theo GS.TS Tào Hữu Phùng và
PGS.TS Nguyễn Công Nghiệp :
10
NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát
sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế-xã
hội của mình.
(Đổi mới NSNN – NXB Thống kê – Hà nội 1992, tr.11)
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền thì :
NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính, hình thành quỹ tiền tệ tập trung, nhằm thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước đương quyền trong một thời kỳ nhất
định.
(Tài liệu học môn Tài chính công)
Hai định nghĩa trên, tuy có những khác biệt nhất định song nó đã phải ảnh
đầy đủ nội dung kinh tế – xã hội của NSNN cũng như vai trò là một công cụ
kinh tế tất yếu của nhà nước.
1.1.2. Chức năng của NSNN
NSNN là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tài chính và đóng vai
trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, NSNN cũng có đầy đủ hai
chức năng của tài chính là chức năng phân phối và chức năng giám đốc.
Chức năng phân phối của NSNN thể hiện qua quá trình phân phối tổng
sản phẩm xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước và
đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán của Nhà nước. Chức năng phân phối
của NSNN thể hiện đầy đủ cả quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại mà
chủ thể phân phối là Nhà nước, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý
và điều hành nền kinh tế-xã hội của Nhà nước. Quá trình phân phối lần đầu của
NSNN là quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính từ xã hội để hình
thành NSNN, cũng chính là quá trình thu NSNN. Quá trình phân phối lại của
11
NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng NSNN nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước, cũng chính là quá trình chi NSNN phục vụ cho việc quản lý và
điều hành nền kinh tế-xã hội của Nhà nước.
Chức năng giám đốc (kiểm tra) của NSNN thể hiện qua việc Nhà nước
thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động trong nền
kinh tế. Quá trình huy động và sử dụng NSNN phải được thực hiện bằng luật
pháp, vì vậy phải được theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ bằng đồng
tiền theo những định chế, chuẩn mực đã được Nhà nước quy định. Chức năng
giám đốc của NSNN hình thành trong quá trình Nhà nước huy động, tập trung,
phân phối và sử dụng nguồn vốn NSNN. Nhà nước thực hiện sự giám sát hoạt
động của các chủ thể trong nền kinh tế-xã hội thông qua các khoản thu, chi
NSNN bằng tiền. Thông qua chức năng giám đốc, Nhà nước tác động vào quá
trình quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội. Chức năng giám đốc của NSNN giúp cho
hiệu quả thực hiện NSNN được tốt hơn.
Ngoài hai chức năng nêu trên, NSNN còn có hai chức năng cụ thể là:
Chức năng tổ chức vốn và chức năng điều chỉnh quá trình kinh tế được thể hiện
qua vai trò của NSNN.
1.1.3. Vai trò của NSNN
Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở các chức năng của NSNN và
trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn lịch sử. Do vậy, vai
trò của NSNN trong giai đoạn hiện nay như sau:
NSNN với vai trò theo chức năng của NSNN là huy động nguồn tài chính
để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đồng thời, NSNN thực hiện cân
đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của Nhà nước.
Vai trò của NSNN biểu hiện qua việc NSNN động viên các nguồn lực hữu
hình và vô hình bao gồm:
12
- Các nguồn lực hữu hình trong nước như các nguồn vốn bằng tiền hoặc
đang ở dạng luân chuyển (Vốn lưu động, vốn cố định trong doanh nghiệp, vốn
luân chuyển trên thị trường tài chính) phát triển cuối cùng là doanh lợi tăng thu
thuế, phí hoặc đang ở dạng tích luỹ (Dự trử quốc gia, dự trử bắt buộc, quỹ dự
phòng) cho vay để phát triển và huy động các nguồn lực ở nước ngoài qua việc
huy động các nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (BOT, BTO, BT) mà chúng
ta có thể nhận dạng được; Động viên các nguồn tài chính vô hình là các nguồn
tài chính ở dạng tiềm ẩn khó nhận dạng nhưng nó có tác động gián tiếp đến việc
gia tăng nguồn lực tài chính quốc gia một cách hiệu quả và bền vững (Độc
quyền thương hiệu, sở hữu công nghiệp, phần mềm tin học, phát triển Giáo dục
và đào tạo, uy tín cá nhân, chính sách đúng đắn và kịp thời, khai thác các di tích
lịch sử, chống tham nhũng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài, đầu tư
mạo hiểm, quan hệ hữu hảo với các nước).
- Bảo đảm các nhu cầu chi tiêu để phát triển kinh tế-xã hội phục vụ quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Điều hoà các nguồn vốn giữa các vùng và các ngành kinh tế.
- Tài trợ đối với các tổ chức kinh tế.
Mặt khác, NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước và nền kinh tế thị
trường cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía Nhà nước. Vì vậy, NSNN có
vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội theo định hướng của Nhà
nước. Có thể khái quát vai trò của NSNN trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, thị
trường như sau:
Về mặt Kinh tế: NSNN phải là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc
định hướng, điều chỉnh hình thành cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, hiệu quả
hơn. NSNN góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo
động lực phát triển kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi phát triển sản
13
xuất kinh doanh của nền kinh tế nhiều thành phần, giữ cho nền kinh tế cạnh
tranh lành mạnh, tích cực chống độc quyền, đầu cơ. Đồng thời, khắc phục những
khuyết tật của cơ chế thị trường và hổ trợ cho sự phát triển của các thành phần
kinh tế trong những trường hợp cần thiết.
Về mặt xã hội: NSNN là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc giải
quyết tất cả các vấn đề mặt xã hội như điều tiết thu nhập của người thu nhập
cao, thông qua quá trình phân phối và phân phối lại của NSNN để người có thu
nhập thấp cũng được hưỡng lợi, hạn chế tốc độ phân hóa giàu nghèo trong xã
hội, hướng dẫn tiêu dùng của xã hội, giải quyết các nhu cầu chính sách xã hội về
phổ cập giáo dục, sức khoẻ cộng đồng, đời sống tinh thần, lao động tiền lương,
đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội..... Tạo môi
trường xã hội lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc và văn minh.
Về mặt thị trường: NSNN có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá
cả thị trường theo hướng tích cực, chống lạm phát tiêu cực, tạo môi trường cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tạo
điều kiện tiền đề phát triển thị trường, cũng như tham gia điều tiết, điều chỉnh
những mặt tiêu cực của thị trường. Thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ hàng-tiền
trong nước và quốc tế.
1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN VÀ PHÂN CẤP NSNN
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN
Tổ chức hệ thống NSNN căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCNVN, Luật
NSNN, luật pháp hiện hành và theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Mỗi cấp chính quyền nhà nước theo quy định của Hiến pháp được phân
định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Vì vậy, mỗi cấp
chính quyền phải có một ngân sách tương ứng để đảm bảo chủ động hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, hiện nay mỗi cấp chính quyền có một
14
ngân sách trong hệ thống NSNN và có thể phân cấp, phân quyền quản lý theo
yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.
Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN dựa trên hai nguyên tắc chủ yếu sau:
Nguyên tắc thống nhất: thể hiện qua hệ thống NSNN ở nước ta là một
hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương thống nhất về chủ trương
đường lối chính sách, những qui định của Nhà nước về quản lý, tổ chức điều
hành, cũng như về các chế độ, định chế tài chính.
Nguyên tắc thống nhất của NSNN yêu cầu mọi nguồn thu và mọi khoản
chi của NSNN đều phải phản ảnh tập trung đầy đủ và trọn vẹn vào NSNN. Tất
cả các cơ quan, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nếu phát sinh các
khoản thu và chi liên quan đến các hoạt động của mình thì đều phải đặt trong hệ
thống NSNN.
Nguyên tắc thống nhất của NSNN còn thể hiện ở việc ban hành hệ thống
chế độ thu, chi và các tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn quốc. Mọi
hoạt động thu, chi ngân sách phục vụ cho các hoạt động chức năng của Nhà
nước đều phải thực hiện theo những quy định, chuẩn mực và thủ tục thống nhất
chung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngoài ra không đơn vị,
cá nhân nào được tự ý đặt ra những chế độ, định mức thu chi khác với những quy
định chung của nhà nước. Các quy định về trình tự, nội dung, thời gian lập, phê
duyệt, chấp hành và quyết toán NSNN cũng phải được quy định nghiêm ngặt, rõ
ràng và thống nhất trong toàn quốc.
NSNN chỉ tồn tại một hệ thống Ngân sách thống nhất của nhà nước. Yêu
cầu của nguyên tắc này là trong một quốc gia chỉ có một NSNN thống nhất.
Việc hình thành nhiều cấp NSNN từ trung ương đến địa phương để phân cấp
15
quản lý, và các cấp Ngân sách này là một khâu, một bộ phận trong tổng thể
NSNN.
Nguyên tắc tập trung, dân chủ: thể hiện qua 2 mặt
Về mặt tập trung được biểu hiện là hầu hết, phần lớn NSNN tập trung ở
NSTW nhằm giải quyết những vấn đề lớn về kinh tế-xã hội của đất nước. Mặt
khác, ngân sách cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên và ngân
sách cấp trên có quyền kiểm tra, quản lý, giám sát từ khâu lập, chấp hành dự
toán và quyết toán của ngân sách cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như việc chấp hành các chế
độ quy định của Nhà nước.
Về mặt dân chủ thể hiện qua mỗi cấp chính quyền nhà nước có một ngân
sách theo phân cấp quản lý, có quyền quyết định ngân sách cấp mình trong việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp mình một cách tự chủ, độc
lập, phát huy tính năng động sáng tạo của cấp mình trong việc thực hiện chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội của cấp mình, cũng như cho phép cấp ngân sách được quản lý theo quy
chế riêng cho phù hợp với khả năng, trình độ quản lý và điều kiện cụ thể của
từng cấp NSNN, đảm bảo cho hoạt động của các cấp chính quyền Nhà nước có
hiệu quả hơn, tích cực khai thác mọi nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu hợp lý, đồng
thời cũng là để phối hợp thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế-xã hội chung của
Nhà nước.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta là
nguyên tắc xuyên suốt trong công tác tổ chức của Nhà nước được sử dụng một
cách linh hoạt trong từng thời kỳ, có lúc tăng cường tập trung, có lúc mở rộng
dân chủ tuỳ theo tình hình và điều kiện cụ thể nhằm phát huy hiệu quả của hệ
16
thống NSNN.
1.2.2. Hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN ở nước ta hiện nay được chia thành 2 cấp ngân sách cơ
bản trong phân cấp quản lý là NSTW và NSĐP nhằm dễ thực hiện nguyên tắc
tập trung, dân chủ. Trong đó, NSĐP được chia thành 2 loại trong cơ chế quản lý
NSNN bao gồm: NSĐP quản lý theo cơ chế tài chính chung và NSĐP quản lý
theo cơ chế tài chính đặc thù (TP Hà nội, TP Hồ Chí Minh), theo cơ chế tài chính
ưu đãi (TP Hải phòng).
NSĐP được chia thành 3 cấp bao gồm: Ngân sách cấp Tỉnh, TP thuộc
trung ương quản lý (gọi chung là Ngân sách Tỉnh); Ngân sách cấp Huyện, Quận,
TP, Thị xã thuộc cấp Tỉnh quản lý (gọi chung là Ngân sách Huyện) và Ngân
sách Xã, Phường, Thị trấn thuộc cấp Huyện quản lý (gọi chung là Ngân sách
Xã).
Qua xem xét trên cho thấy, thực chất việc tổ chức hệ thống NSNN ở nước
ta hiện nay được chia thành 4 cấp ngân sách trong quản lý bao gồm: NSTW,
Ngân sách Tỉnh, Ngân sách Huyện và Ngân sách Xã. Trong đó:
- NSTW tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Bộ, Ngành thuộc
Trung ương quản lý.
- Ngân sách Tỉnh tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Sở, Ngành,
đơn vị thuộc Tỉnh quản lý.
- Ngân sách Huyện tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Phòng,
Ban, Ngành, đơn vị thuộc Huyện quản lý.
- Ngân sách Xã tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của các Ban, Ngành,
đơn vị, bộ phận thuộc Xã quản lý.
- NSĐPø tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của ngân sách Tỉnh, ngân
sách Huyện và ngân sách Xã.
17
- NSNN tổng hợp kế hoạch, dự toán tài chính của NSTW và NSĐP.
1.2.3. Nguyên tắc phân cấp NSNN
Phân cấp quản lý NSNN dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống NSNN.
- Phân cấp thực hiện đồng bộ giữa phân cấp quản lý kinh tế - xã hội với tổ
chức bộ máy hành chính. Phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cấp
chính quyền Nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng cấp.
- Đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTW, đồng thời đảm bảo tính độc
lập, tự chủ của NSĐP phù hợp với chỉ đạo cấp trên và điều kiện cụ thể của địa
phương.
- Đảm bảo tính công bằng, tính minh bạch trong phân cấp.
1.2.4. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách được thực
hiện theo Luật NSNN (16/12/2002), Nghị định 60 của Chính phủ (06/06/2003) và
Thông tư 59 của Bộ Tài chính (23/06/2003) phân cấp giữa NSTW và NSĐP.
Trong phạm vi đề tài chỉ đề cập đến phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của
NSĐP.
- Nguồn thu của NSĐP gồm:
+ Các khoản thu NSĐP hưởng 100%: Bao gồm: Thuế nhà, đất; Thuế
tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí; Thuế môn bài;
Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng
đất; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt
động dầu, khí; Tiền đền bù thiệt hại đất; Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu nhập từ
vốn góp của NSĐP, tiền thu hồi vốn của NSĐP tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý
tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản
18
lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài chính
của cấp tỉnh; Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp
luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu
và lệ phí trước bạ; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Thu sự
nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do địa
phương quản lý; Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; Đóng góp tự nguyện của các
tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; Thu từ huy động đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng theo quy định; Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu
theo quy định của pháp luật; Thu kết dư NSĐP; Các khoản thu khác của NSĐP
theo quy định của pháp luật; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển
nguồn ngân sách từ NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau. Viện trợ không hoàn
lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định
của pháp luật;
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và
NSĐP: Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá
nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thuế thu
nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch
toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến
thiết; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ
dịch vụ, hàng hoá sản xuất trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết; Phí xăng, dầu.
+ Việc phân cấp các nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền ở
địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định trong phạm vi được phân cấp, đồng
thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
19
* Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc
bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp
tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy
mô nhỏ cho nhiều cấp.
* Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản
thu sau: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí
trước bạ nhà, đất;
* Ngân sách thị xã, TP thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu
lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.
+ Việc huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng
được thực hiện như sau:
* Khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư, UBND cấp tỉnh lập phương án
trình HĐND cùng cấp quyết định; Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình
phương án và dư nợ sau khi phương án huy động được duyệt bảo đảm không
vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh,
không kể vốn đầu tư bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường
xuyên từ NSTW cho ngân sách cấp tỉnh; đảm bảo các yêu cầu, thủ tục quy định
khác của Nhà nước.
* Sau khi phương án huy động vốn được HĐND cấp tỉnh quyết định,
Uỷ ban nhân dân báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi,
giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
* Việc huy động vốn của địa phương được thực hiện bằng việc phát
hành trái phiếu Chính phủ và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
20
* Nguồn vốn huy động được hạch toán thu ngân sách cấp tỉnh để chi
cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối của ngân sách cấp tỉnh để chủ
động trả nợ khi đến hạn.
- Nhiệm vụ chi của NSĐP gồm:
+ Chi đầu tư phát triển về: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý; Đầu
tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính
của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tư phát triển trong các
chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện; Các khoản
chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
+ Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo,
dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao,
khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa
phương quản lý; Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý; Các
nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do NSĐP bảo đảm theo
quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Hoạt động của các
cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương; Hoạt động
của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hỗ trợ cho các tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa
phương; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương
quản lý; Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các
cơ quan địa phương thực hiện; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản
chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
21
+ Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3
Điều 8 của Luật NSNN;
+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
+ Chi chuyển nguồn từ NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau;
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các
cấp trong năm đầu của th._.ời kỳ ổn định:
+ Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân
sách từng tỉnh, TP trực thuộc trung ương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết
định.
+ Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định. HĐND cấp tỉnh quyết
định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với
ngân sách từng huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và ngân sách từng xã, phường,
thị trấn.
- Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và xác định tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương
phải bảo đảm:
+ Về phân cấp nguồn thu:
* Chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai
thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng. Nguồn thu gắn
liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách cấp
chính quyền đó.
* Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi
được giao; hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên.
22
* Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có
quy mô nhỏ.
* Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách
cấp mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia.
+ Về phân cấp nhiệm vụ chi:
* Phân cấp chi đầu tư XDCB:
Việc phân cấp chi đầu tư XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội cho cấp huyện, xã, thị trấn căn cứ trình độ, năng lực quản lý và khối
lượng vốn đầu tư, UBND cấp tỉnh trình HĐND quyết định phân cấp chi đầu tư
XDCB cho cấp dưới. Đối với thị xã, TP thuộc tỉnh phải được phân cấp nhiệm vụ
chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình
phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn
giao thông, vệ sinh đô thị; trên cơ sở phân cấp, xác định nhiệm vụ chi XDCB cụ
thể cho cấp dưới.
* Phân cấp chi thường xuyên:
Việc phân cấp chi thường xuyên giữa ngân sách các cấp chính quyền
địa phương phải bảo đảm : Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh ở địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc
điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán
bộ, bảo đảm tính hiệu quả; Đối với ngân sách xã, thị trấn, nếu nguồn thu 100%
và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) lớn hơn nhiệm vụ chi thường
xuyên thì cấp tỉnh phân cấp thêm nhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm
y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý.
- Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bao gồm:
23
+ Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền
cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh được giao.
+ Bổ sung có mục tiêu:
* Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các
nhiệm vụ sau: Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành
chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách,
mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các
cấp có liên quan; Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ
quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được
cấp có thẩm quyền giao; Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý
nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong
quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của
pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng
chưa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt; Hỗ
trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn
trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng
dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu; Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức
bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
* Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới được xác định hàng năm. Mức bổ sung cụ thể được căn cứ khả năng cân đối
ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể của cấp dưới. Việc sử dụng
vốn, kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định.
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
chính quyền và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
24
được ổn định từ 3 đến 5 năm nên đối với các năm trong kỳ ổn định, UBND các
cấp căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi được phân cấp, tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ thu, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách và các yêu cầu về phát triển kinh tế xã
hội cụ thể của địa phương, trình HĐND cùng cấp dự toán thu, chi ngân sách và
chủ động quản lý, điều hành dự toán thu chi ngân sách đã được HĐND quyết
định.
1.3. QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHI NSNN
1.3.1. Lập dự toán chi NSNN
1.3.1.1. Ý nghĩa của lập dự toán chi NSNN
Lập dự toán NSNN có các ý nghĩa chủ yếu sau:
- Là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình
điều hành, quản lý NSNN.
- Là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và cân đối của kế hoạch
kinh tế-xã hội.
- Thông qua lập dự toán NSNN kiểm tra các bộ phận của kế hoạch tài
chính khác.
- Là một trong những công cụ điều chỉnh quá trình kinh tế-xã hội của Nhà
nước.
1.3.1.2. Xây dựng dự toán chi NSNN
- Yêu cầu của dự toán chi NSNN
Lập dự toán chi NSNN phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu sau:
+ Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội và có nội dung tích cực trở lại với kinh tế-xã hội.
+ Dự toán NSNN phải góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát
triển.
25
- Căn cứ lập dự toán chi NSNN
Lập dự toán chi NSNN dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh;
+ Những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương;
+ Phân cấp quản lý NSNN; tỉ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ
sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định;
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành;
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài
chính về việc lập kế hoạch ngân sách và văn bản hướng dẫn của các Bộ;
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông
báo;
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách các năm trước.
- Trình tự xây dựng dự toán chi NSNN
Lập dự toán chi NSNN được tiến hành theo trình tự sau:
+ Hàng năm trước ngày 10 tháng 6, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về
việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm kế
hoạch, làm căn cứ hướng dẫn lập dự toán NSNN;
+ Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương về
yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự
toán NSNN;
+ Các cơ quan trung ương, UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm
tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự
toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý.
+ Các cơ đơn vị dự toán và các doanh nghiệp Nhà nước lập dự toán thu,
chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên;
26
+ Các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương lập dự toán thu, chi
ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực
thuộc lập, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi
cơ quan tài chính cùng cấp, đồng gửi một số cơ quan liên quan.
- Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phương.
Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem
xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ
quan hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự
toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân
sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chương trình mục tiêu
quốc gia, báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét trước khi
báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục -
đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục - đào tạo, khoa học
công nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia
(phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng
7 năm trước.
UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở
địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách
tỉnh, TP trực thuộc trung ương.
Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi
ngân sách cho từng tỉnh, TP trực thuộc trung ương; Sở Tài chính - Vật giá có
trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu,
chi ngân sách tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ
ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước;
UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự
27
toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được
HĐND tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá trình
UBND cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan,
đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu giữa NSTW và NSĐP (phần NSĐP hưởng) và giữa các cấp chính
quyền địa phương, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, dự toán
chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của NSTW, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ
quyền của ngân sách cấp tỉnh (nếu có) cho từng huyện, quận, thị xã, TP thuộc
tỉnh.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của
UBND cấp trên; UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi NSĐP
và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ
ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
Sau khi nhận được dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền
giao; các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách
cho từng đơn vị trực thuộc, kể cả dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền (nếu
có) trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự toán ngân sách hoặc dự
toán ngân sách điều chỉnh, UBND có trách nhiệm báo cáo UBND và cơ quan tài
chính cấp trên (UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
dự toán ngân sách tỉnh);
Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp
tỉnh, trong trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND
tỉnh trình HĐND điều chỉnh lại dự toán NSĐP. Cơ quan tài chính các cấp ở địa
phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới, trong
28
trường hợp cần thiết báo cáo UBND cùng cấp yêu cầu HĐND cấp dưới điều
chỉnh lại dự toán ngân sách theo trình tự, thủ tục quy định.
1.3.2. Chấp hành dự toán chi NSNN
1.3.2.1. Ý nghĩa của chấp hành dự toán chi NSNN
Chấp hành NSNN có các ý nghĩa chủ yếu sau:
- Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo
đảm điều kiện để thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội.
- Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN.
1.3.2.2. Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN
- Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách ở địa phương:
Sau khi được UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở địa
phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân
sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo quy định.
Sau khi phương án phân bổ ngân sách được cơ quan tài chính thống nhất,
thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định giao dự toán ngân sách
cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng
cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
- Tổ chức điều hành ngân sách quý.
Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi
trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia
ra tháng), gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước
ngày 20 của tháng cuối của quý trước.
Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi trong
quý, lập phương án điều hành ngân sách quý của ngân sách cấp mình, bảo đảm
29
nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng
ngân sách.
- Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi của NSNN.
Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan tài chính và
Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN.
- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước.
Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước gồm các
khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị hành
chính sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã
hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được
NSNN hỗ trợ kinh phí.
- Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền.
Các nhiệm vụ chi được chi trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền
gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ
thường xuyên với ngân sách; chi cho vay, trả nợ trong và ngoài nước; chi bổ sung
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo
quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính.
- Thanh toán vốn đầu tư XDCB.
Việc chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước để chi đầu tư XDCB và việc tạm
ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB theo quy định của các văn bản
pháp luật về đầu tư XDCB hiện hành.
- Chi bằng hiện vật và ngày công lao động.
Đối với các khoản chi NSNN bằng hiện vật, ngày công lao động cơ quan
tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm
lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi NSNN.
30
- Chi bằng kinh phí uỷ quyền.
Cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà
nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển
kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Khi được cấp trên giao kinh phí uỷ quyền, UBND cấp dưới phân bổ và
giao dự toán kinh phí uỷ quyền cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu chi uỷ quyền,
đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách.
- Chi ứng trước dự toán.
Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm:
+ Các dự án, công trình quốc gia và công trình XDCB thuộc nhóm A, đã
có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ;
+ Một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nhưng chưa được bố trí trong dự toán
và nguồn dự phòng không đáp ứng được.
- Mở tài khoản để nhận kinh phí NSNN cấp.
Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường
xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá
trình thanh toán, sử dụng kinh phí.
- Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nhiệm
vụ chi thực hiện như sau:
Khi phát sinh các công việc đột xuất như: chi phòng chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các
nhiệm vụ chi cấp bách khác chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán
được giao, báo cáo cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét và nếu
31
cần thiết phải chi thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định (hoặc quyết
định theo phân cấp) sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình để xử lý theo quy
định. Dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự
phòng bằng 2 - 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp.
- Xử lý thiếu hụt tạm thời.
Khi xảy ra thiếu hụt ngân sách tạm thời do nguồn thu tập trung chậm hoặc
có nhiều nhu cầu phải chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về
quỹ ngân sách, các cấp ngân sách được tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh
theo quyết định của UBND các cấp tỉnh hoặc đề nghị cơ quan tài chính cấp trên
tăng tiến độ bổ sung hoặc tạm ứng nguồn từ ngân sách cấp trên.
Các khoản tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời phải được hoàn trả trong
năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt được Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho
phép đối với tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước.
- Lập, quản lý và sử dụng dự trữ tài chính.
Nguồn hình thành Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh, gồm :
+ Một phần số tăng thu so với dự toán của ngân sách cấp tỉnh; mức cụ
thể do UBND cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND
cùng cấp;
+ Năm mươi phần trăm (50%) kết dư ngân sách cấp tỉnh;
+ Bố trí một khoản trong dự toán chi hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
Mức cụ thể do UBND cấp tỉnh trình HĐND quyết định;
+ Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý và sử dụng Quỹ dự trữ tài chính :
+ Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc
Nhà nước trả lãi tiền gửi theo mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho
bạc Nhà nước, khoản lãi này được bổ sung vào Quỹ;
32
+ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tài
khoản;
+ Việc trích lập Quỹ dự trữ tài chính được thực hiện dần từng năm; mức
khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm;
+ Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi khi
nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách, Chủ tịch
UBND cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh;
+ UBND cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cấp mình để
xử lý cân đối ngân sách trong các trường hợp :
* Thu ngân sách hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán đã
được HĐND quyết định, sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự
phòng mà chưa đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi;
* Thực hiện các nhiệm vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai,
hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ quan trọng
về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà
sau khi đã sắp xếp lại ngân sách và sử dụng hết dự phòng ngân sách mà chưa đủ
nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi;
* Tổng mức chi từ Quỹ dự trữ tài chính (không kể tạm ứng) cả năm
không vượt quá 30% số dư của quỹ tại thời điểm bắt đầu năm ngân sách.
+ Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của trung
ương nếu đã sử dụng hết Quỹ dự trữ của tỉnh. Ngân sách cấp huyện và cấp xã
được tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
Hết năm ngân sách, UBND cấp tỉnh lập báo cáo gửi HĐND cùng cấp và
Bộ Tài chính về tình hình thu, chi quỹ dự trữ tài chính của tỉnh trước ngày 31
tháng 01 năm sau.
33
1.3.3. Quyết toán chi NSNN
1.3.3.1. Ý nghĩa của quyết toán chi NSNN
Quyết toán NSNN có các ý nghĩa chủ yếu sau:
- Là khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình quản lý NSNN.
- Là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu ghi trong kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình quản lý NSNN.
- Là bài học kinh nghiệm quản lý, điều hành NSNN trong những năm tiếp
sau.
1.3.3.2. Nội dung quyết toán chi NSNN
Quyết toán chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự
toán, cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức công tác kế
toán, quyết toán ngân sách theo quy định của pháp luật về kế toán. Cụ thể:
- Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các
cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán theo chế độ quy định.
- Thực hiện việc chỉnh lý quyết toán ngân sách trong thời gian chỉnh lý
quyết toán, là thời gian quy định cho ngân sách các cấp thực hiện các việc giải
quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu và điều chỉnh những sai sót
trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn chỉnh số liệu để quyết toán ngân sách
năm báo cáo.
- Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định đảm bảo
số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo
quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao
(hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo Mục lục NSNN.
Đồng thời, thực hiện đúng trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN
34
năm theo quy định. Sau đó, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp được thẩm
định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cho các cơ quan có
thẩm quyền theo luật định.
- Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải đảm
bảo đầy đủ các biểu, mẫu theo chế độ quy định và chấp hành đúng quy định về
thời hạn báo cáo kế toán, thời hạn chỉnh lý quyết toán, thời hạn báo cáo quyết
toán năm.
- Kết dư ngân sách ngân sách cấp tỉnh được chuyển năm mươi phần trăm
(50%) vào quỹ dự trữ tài chính, năm mươi phần trăm (50%) vào thu ngân sách
năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì
chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách cấp huyện và
ngân sách xã được chuyển vào thu ngân sách năm sau (100%).
- Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên phải
lập báo cáo quyết toán năm theo mẫu biểu quy định gửi cơ quan tài chính nhận
ủy quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng cấp. Cơ quan tài chính nhận uỷ
quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp xét duyệt và
tổng hợp, lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền. Cơ quan tài chính uỷ quyền
chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét
quyết toán kinh phí uỷ quyền của cơ quan tài chính nhận uỷ quyền và tổng hợp
vào quyết toán chi ngân sách cấp ủy quyền.
- Cơ quan tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước,
đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm
tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn
vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp.
- Việc kiểm toán quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các
cấp do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định. Khi nhận được
35
kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải
xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn
quyết toán NSNN, HĐND phê chuẩn quyết toán NSĐP và thông báo cho cơ
quan Kiểm toán Nhà nước.
36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN CỦA TP
CẦN THƠ TRONG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TP CẦN THƠ
2.1.1. Đặc điểm, Tình hình kinh tế xã hội
TP Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, phía Tây sông Hậu, phía Bắc giáp
An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp
Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Diện tích tự nhiên: 138.959,99 ha, trong đó, quận Ninh Kiều 2.922,04 ha;
quận Bình Thủy 6.877,69 ha; quận Cái Răng 6.253,43 ha; quận Ô Môn
12.557,26 ha; huyện Phong Điền 11.948,24 ha; huyện Cờ Đỏ: 40.256,41 ha;
huyện Thốt Nốt: 17.110,08 ha; huyện Vĩnh Thạnh: 41.034,84 ha.
Tình hình dân số ở TP Cần Thơ có 1.121.141 người, trong đó, nam:
550.334, nữ: 570.807. Người kinh: 1.082.703; Hoa: 19.018; Khmer: 18.830; các
dân tộc khác: 590 người. Khu vực thành thị: 559.040 người, nông thôn: 562.101
người. Về lao động: Tổng số: 696.003 người, trong đó, lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế-xã hội: 484.872 người; lao động dự trữ: 211.176 người.
Đơn vị hành chính ở TP Cần Thơ, cụ thể: Tổng số quận, huyện: 8, trong
đó 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn); 4 huyện (Phong Điền, Cờ
Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh). Tổng số thị trấn, xã, phường: 68, trong đó, 4 thị trấn,
30 phường và 34 xã.
Hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở TP Cần Thơ, bao gồm:
- Hệ thống đường giao thông:
+ Đường bộ: TP Cần Thơ có các đường liên tỉnh như quốc lộ 91 từ Cần
Thơ đi An Giang; quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang. Đặc biệt, nằm trên
37
tuyến Quốc lộ 1A, TP Cần Thơ có điều kiện giao thông thuận tiện với các tỉnh
ĐBSCL.
+ Đường thủy: TP Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của
sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua
Lào, Thái Lan và Cam-pu-chia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể
đi các nước và đến TP Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ-Xà No
-Cái Tư, là cầu nối quan trọng giữa TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà
Mau.
+ Đường không: TP Cần Thơ có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp
và mở rộng để trở thành sân bay quốc tế.
- Cảng: TP Cần Thơ có 3 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa
dễ dàng.
+ Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000
tấn. Cảng Cần Thơ hiện nay là cảng lớn nhất ĐBSCL.
+ Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung
lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000
tấn/năm.
+ Cảng Cái Cui: Đang trong giai đoạn xây dựng, với qui mô thiết kế
phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là
4,2 triệu tấn/năm.
- Hệ thống điện, nước, viễn thông:
+ Điện: TP Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất
200MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng nhà máy nhiệt
điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên
1.200 MW.
38
+ Nước: TP Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000
m3/ngày đêm, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp
nước sạch 200.000 m3/ngày đêm.
+ Viễn thông: Hệ thống bưu điện, viễn thông của TP Cần Thơ hiện đại,
gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên
lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới.
- Các khu công nghiệp và chế xuất:
TP Cần Thơ có 2 khu công nghiệp tập trung và 2 Trung tâm công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp:
+ Khu công nghiệp Trà Nóc: Diện tích 300ha, bao gồm khu Công
nghiệp Trà Nóc I (135 ha), Trà Nóc II (165 ha), nằm cách sân bay Trà Nóc 2 km,
cách cảng Cần Thơ 3 km được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về ngân hàng, bưu
chính viễn thông và nguồn nhân lực dồi dào từ TP Cần Thơ phục vụ cho sản xuất
công nghiệp...
+ Khu công nghiệp Hưng Phú: Diện tích 975 ha, nằm bên bờ sông Hậu,
phía nam TP Cần Thơ, là khu công nghiệp tổng hợp nhiều ngành nghề như: Chế
tạo cơ khí; Lắp ráp thiết bị điện, điện tử; Chế biến nông sản, thủy sản...
+ Trung tâm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt: Có tổng diện
tích xây dựng giai đoạn I là 22,5 ha, đang tiếp tục quy hoạch giai đoạn II là 31,5
ha. Dù đang trong giai đoạn đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng đã có 25 nhà
đầu tư đăng ký thuê đất. Trong tương lai, đây sẽ là khu công nghiệp năng động
đứng thứ ba của TP. Cần Thơ, sau khu công nghiệp Trà Nóc và Hưng Phú.
+ Trung tâm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng:
Có tổng diện tích 38,2 ha, cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, hiện đã
có trên 15/23 nhà đầu tư đang hoạt động.
39
- Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm:
Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày
càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư và hợp tác quốc tế.
- Hệ thống cơ sở hạ tấng văn hóa – giáo dục – khoa học:
TP Cần Thơ có các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
như: Đại học Cần Thơ, Đại học Tại chức, Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật, Cao đẳng
sư phạm, Cao đẳng kinh tế đối ngoại, Trung học Y tế, Viện nghiên cứu: Viện lúa
ĐBSCL. Các bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa, Viện Quân y 121, Bệnh viện Nhi
đồng, Bệnh viện 30-4, bệnh viện Da liễu, bệnh viện Y học dân tộc... Ngoài ra,
một bệnh viện đa khoa mới, có qui mô 700 giường đang được xây dựng.
- Kinh tế xã hội: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà TP Cần Thơ phấn đấu đạt
được trong năm 2004 như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 14,5 - 15%/năm;
+ Thu nhập bình quân đầu người hơn 9,3 triệu đồng/năm;
+ Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,8%;
+ Công nghiệp - xây dựng tăng 23,5%;
+ Các ngành dịch vụ tăng 15,9%;
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 271 triệu
USD, tăng 7,2%;
+ Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 3.800 tỉ đồng, tăng 31,08%, chiếm
35,88% GDP;
+ Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động: giảm tỉ lệ hộ nghèo 1% số
hộ (còn 2,59%);
+ Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với xây
dựng trật tự đô thị.
40
- Các dự án kêu gọi đầu tư:
Hiện nay, Cần Thơ có một số các dự án đầu tư, các lĩnh vực kêu gọi vốn
đầu tư, cụ thể như sau: Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú; Xây
dựng cảng Cái Cui; Xây dựng nhà máy nước Trà Nóc; Xây dựng nhà máy nước
Hưng Phú; Đường giao thông bộ Mậu Thân - sân bay Trà Nóc; Nhà máy chế
biến rau quả; Nhà máy chế biến nước quả cô đặc; Nhà máy chế biến thực phẩm
đóng hộp; Nhà máy chế biến thức ăn cho tôm, cá; Tinh luyện dầu và chưng cất
dầu thực vật; Nhà máy chế biến sữa dừa; Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế chính
xác; Nhà máy sản xuất nhựa kỹ thuật cao; Nhà máy sản xuất dụng cụ điện và
dây cáp điện; Nhà máy sản xuất tủ-bàn-ghế bằng vật liệu mới; Nhà máy lắp ráp
điện tử và tin học; Nhà máy sản xuất nông nghiệp; Nhà máy sản xuất thuốc thú
y; Xây dựng khu đô thị mới; Phát triển nhà ở đô thị…
(Nguồn: Số liệu kinh tế xã hội TP Cần Thơ và tỉn._. cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế – xã hội
trong từng giai đoạn phát triển.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
3.2.1. Chấp hành các nguyên tắc phân cấp NSNN một cách tích cực cho sự
ổn định, phát triển TP Cần Thơ
Cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau:
68
- Giải pháp 1: Lãnh đạo TP Cần Thơ cần có đề xuất, kiến nghị lên các cơ
quan có thẩm quyền ở trung ương, xét đặc cách cho TP Cần Thơ được hưởng quy
chế cấp ngân sách đặc biệt như: Cơ chế tài chính ngân sách đặc thù được áp
dụng cho TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội hoặc cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi
đối với TP Hải Phòng. Điều này sẽ giúp cho TP Cần Thơ giải quyết một cách
căn bản về cơ chế quản lý NSNN thông thoáng, quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu
trách nhiệm sẽ cao hơn, xứng tầm với vị thế và tiềm năng của TP Cần Thơ hiện
nay. Mặt khác, giúp cho TP Cần Thơ có thể phát huy tốt tính năng động sáng
tạo, tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, thực hiện
các chương trình, dự án lớn …. nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển đã đề
ra.
- Giải pháp 2: Thực hiện phân cấp quản lý chi NSNN cho các cấp ngân
sách ở địa phương phải tương xứng với khả năng và điều kiện cụ thể của từng
địa phương. Ngân sách cấp tỉnh cần tập trung quản lý chuyên môn, các khâu
then chốt, trọng yếu có tầm chiến lược của địa phương. Đồng thời phát huy tốt
tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng địa phương,
khai thác khả năng tiềm tàng, phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức
mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương trong tiến trình phát triển
theo mục tiêu đã định.
3.2.2. Phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phải có
căn cứ thực tiễn và hiệu quả :
- Giải pháp 3: Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp NSĐP
phải đảm bảo: Nguồn thu được phân cấp vừa phải theo luật định, vừa phù hợp
với khả năng, điều kiện quản lý của các cấp chính quyền Nhà nước nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều
69
kiện, đặc điểm của từng địa phương. Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để
bảo đảm nhiệm vụ chi được giao và hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên. Việc
phân cấp chi đầu tư XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho
cấp huyện, xã, thị trấn phải theo luật định và phải căn cứ vào trình độ, năng lực
quản lý của từng cấp chính quyền Nhà nước. Việc phân cấp chi thường xuyên
giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc
theo luật định và phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh ở địa phương, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của
từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính hiệu quả. Điều
này giúp cho việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi ở địa phương sẽ phát
huy tối đa hiệu quả quản lý, điều hành NSNN, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ
phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
- Giải pháp 4: Chủ động cân đối ngân sách các cấp ở địa phương trong
quá trình thực hiện, kịp thời xử lý nguồn tăng thu theo luật định phục vụ tốt
nhiệm vụ chi đầu tư phát triển các cấp ngân sách ở địa phương. Điều này giúp
cho địa phương đẩy nhanh quá trình phát triển, tránh lãng phí nguồn tài lực,
chậm mang lại hiệu quả.
3.3. HOÀN THIỆN CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH KHOA HỌC HỢP LÝ
3.3.1. Xây dựng cơ cấu hợp lý chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Giải pháp 5: Xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên ở TP Cần Thơ thực sự phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình
cụ thể của địa phương. Trong thời gian trước mắt, nên giảm tỷ trọng chi cho đầu
tư phát triển (ở mức 35% - 40% trong tổng chi), quan tâm tăng tỷ trọng cho chi
thường xuyên (ở mức 60% - 65% trong tổng chi), nhất là chi cho hoạt động sự
nghiệp. Điều này giúp cho địa phương nâng cao mặt bằng trình độ dân trí của TP
Cần Thơ, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học,
70
đào tạo nhân tài…. phục vụ tốt cho quá trình phát triển của địa phương. Về lâu
dài cũng phải điều chỉnh tỷ trọng giữa chi cho đầu tư phát triển và chi thường
xuyên cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương.
3.3.2. Xác lập cơ cấu chi đầu tư phát triển
Giải pháp 6: Xây dựng cơ cấu chi đầu tư phát triển ở TP Cần Thơ phải
phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Trong thời gian
tới, cần giảm tỷ trọng chi hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp (không quá 2% chi
đầu tư phát triển), tăng tỷ trọng chi đầu tư XDCB (khoảng 92% - 96% chi đầu tư
phát triển) và giữ tỷ trọng chi các chương trình mục tiêu ở mức độ hợp lý
(khoảng 4% - 6% chi đầu tư phát triển). Riêng chi đầu tư XDCB cũng cần có
trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đầu tư cho hoạt động sự nghiệp nhằm phát triển
nguồn nhân lực, quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tạo động lực phát
triển kinh tế-xã hội. Xác lập cơ cấu chi đầu tư XDCB trong thời gian tới phải
được điều chỉnh theo hướng cơ cấu sau:
- Chi các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 18%
vốn đầu tư XDCB;
- Chi các ngành giao thông, phục vụ công cộng chiếm khoảng 36% vốn
đầu tư XDCB;
- Chi các hoạt động sự nghiệp chiếm khoảng 28% vốn đầu tư XDCB;
- Chi ngành quản lý hành chính Nhà nước, an ninh, quốc phòng quản lý
hành chính xã hội chiếm khoảng 14% vốn đầu tư XDCB;
- Chi đầu tư XDCB khác chiếm khoảng 4% vốn đầu tư XDCB.
Trong từng ngành chi đầu tư XDCB phải có trọng tâm, trọng điểm, có ưu
tiên trước sau. Điều này khắc phục được tình trạng đầu tư manh mún, phân tán,
dàn trải, chưa tập trung, kém hiệu quả.
71
3.3.3. Hoàn thiện cơ cấu chi thường xuyên
Giải pháp 7: Hoàn thiện cơ cấu chi thường xuyên ở TP Cần Thơ trong
thời gian tới, cần tăng tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp như: khoa học
công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình và
giảm tỷ trọng cho chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh,
quốc phòng. Đồng thời điều chỉnh phân bổ tỷ trọng chi thường xuyên phải phù
hợp với xu hướng phát triển. Điều này giúp cho địa phương nâng cao trình độ
dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế-xã
hội ở địa phương.
3.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN CHI NGÂN
SÁCH
3.4.1. Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách
Giải pháp 8: Quy trình lập dự toán ngân sách ở địa phương phải đảm bảo
các yêu cầu lập dự toán, phải dựa vào đầy đủ các căn cứ lập dự toán theo luật
định, thực hiện đúng và đầy đủ trình tự xây dựng dự toán theo luật định và khâu
lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN phải đúng bài bản. Trong đó, cần
đặc biệt quan tâm hai khâu then chốt, trọng yếu là: Khâu hướng dẫn và số thông
báo kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thật
cụ thể, chi tiết và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi
cho cơ quan tài chính các cấp phải thực sự thận trọng, khách quan, thậm chí phải
trao đổi, thảo luận với các đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu trong dự toán, phục
vụ tốt cho việc xét duyệt dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Điều này
làm cho dự toán được xét duyệt của các đơn vị sát hợp với tình hình thực tế, bám
sát nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm kế hoạch của địa phương, tránh được
hiện tượng áp đặt chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền.
72
3.4.2. Xây dựng các chuẩn mực làm căn cứ lập dự toán và xét duyệt dự toán
chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương
- Giải pháp 9: Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ lập
dự toán và xét duyệt dự toán chi ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương. Cụ thể phải chia kinh phí hoạt động của các đơn vị thụ hưởng ngân
sách thành bốn loại kinh phí sau: Kinh phí đầu tư XDCB; Kinh phí đảm bảo chi
trả quỹ lương được duyệt; Kinh phí quản lý và Kinh phí sự nghiệp, đảm bảo chi
cho các hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp hoặc kinh phí đặc thù,
đảm bảo chi cho các hoạt động đặc thù của đơn vị hành chính Nhà nước, hành
chính xã hội, an ninh, quốc phòng.
Bốn loại kinh phí trên sẽ bao quát toàn bộ kinh phí hoạt động ở một đơn
vị và mỗi loại kinh phí có những đặc trưng riêng, giúp cho việc xét duyệt dự toán
của các đơn vị khách quan, khoa học, hợp lý. Cụ thể như sau:
+ Về kinh phí đầu tư XDCB: Do nguồn kinh phí trong cân đối ngân sách
bố trí cho chi đầu tư XDCB đảm nhận. Căn cứ nhu cầu chi đầu tư XDCB trong dự
toán của các đơn vị gởi lên, cơ quan tài chính và cơ quan đầu tư sẽ phân loại, sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm kế
hoạch, từ đó biết được dự toán XDCB nào thật sự cần thiết, cần thiết, chưa thật
sự cần thiết hoặc không cần thiết. Nguồn kinh phí đảm bảo đến đâu sẽ chấp
nhận dự toán đến đó, còn lại chuyển xét sau khi có kinh phí. Điều này sẽ khắc
phục được tình trạng đầu tư dàn trãi, chưa thật sự cần thiết, kém hiệu quả.
+ Về kinh phí đảm bảo chi trả quỹ lương được duyệt: Xét dự toán của
các đơn vị nếu phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản được duyệt thì chấp nhận dự toán.
Kinh phí này giúp cho các đơn vị đủ chi trả lương trong năm kế hoạch.
+ Về kinh phí quản lý: Đảm bảo cho các đơn vị chi phí cho những phát
sinh thường xuyên hàng năm. Do vậy cơ quan tài chính các cấp phải xây dựng
73
định mức chi theo số biên chế được duyệt hoặc số giường bệnh bình quân được
duyệt (đối với bệnh viện) hoặc số học sinh, sinh viên bình quân (đối với trường
học) được duyệt sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng loại hình đơn
vị, từng lĩnh vực kinh tế-xã hội. Từ đó, mỗi đơn vị có số lượng được duyệt bao
nhiêu nhân với định mức để xét duyệt dự toán. Điều này giúp cho dự toán được
duyệt của các đơn vị sẽ có kinh phí quản lý thường xuyên phù hợp với tình hình
thực tế năm kế hoạch.
+ Về Kinh phí sự nghiệp, kinh phí đặc thù: Loại kinh phí này đối với các
đơn vị thụ hưởng ngân sách tuỳ theo từng năm có nhu cầu nhiều, ít khác nhau
(những khoản chi không phát sinh thường xuyên). Vì vậy, căn cứ vào nhu cầu chi
trong dự toán của các đơn vị gởi lên, cơ quan tài chính sẽ phân loại, sắp xếp theo
thứ tự ưu tiên phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm kế hoạch, từ
đó biết được dự toán chi thật sự cần thiết, cần thiết, chưa thật sự cần thiết hoặc
không cần thiết. Nguồn kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách đảm bảo đến
đâu sẽ chấp nhận dự toán đến đó, còn lại chuyển xét sau khi có kinh phí.
Cơ sở chuẩn mực trên sẽ khắc phục được tình trạng bất bình đẳng giữa các
đơn vị thụ hưởng ngân sách, do các đơn vị đều thực hiện một định mức chi dự
toán như nhau thì có cơ quan dư thừa kinh phí nhưng cũng có đơn vị không đủ
kinh phí hoạt động. Đồng thời, cũng khắc phục được những hạn chế do trình độ
lập dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
- Giải pháp 10: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN có đầy đủ năng
lực, trình độ chuyên môn giỏi, có tầm chiến lược trong quản lý NSNN, có khả
năng thuyết phục lãnh đạo UBND, HĐND trong việc thông qua các quyết sách
mang tầm chiến lược. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý và điều hành ngân sách
chuẩn mực, khoa học, hiệu quả, tránh được tình trạng chủ quan, áp đặt trong xét
duyệt dự toán NSNN ở địa phương.
74
3.4.3. Đổi mới phê duyệt (hay quyết định) dự toán chi ngân sách hàng năm
Giải pháp 11: Phê duyệt (hay quyết định) dự toán chi ngân sách phải dựa
trên các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi
NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách sách của địa phương,
phù hợp với đặc điểm tình hình và nhu cầu hợp lý của từng đơn vị thụ hưởng
ngân sách. Trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách (ổn định từ 3 – 5 năm)
việc phê duyệt (quyết định) dự toán phải thật sự sát hợp với từng đơn vị thụ
hưởng ngân sách. Do vậy, khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan tài chính các cấp
với các đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận những nội dung chưa thống nhất
trong dự toán của các đơn vị, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan để các
đơn vị đưa ra những cơ sở bảo vệ dự toán và cơ quan tài chính đưa ra những căn
cứ không chấp nhận dự toán, sau đó thống nhất kết luận. Trên cơ sở trao đổi,
thảo luận đã được thống nhất, cơ quan tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp
mình thông qua UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm
đảm bảo cho dự toán được xét duyệt hợp lý. Những năm tiếp sau của thời kỳ ổn
định dự toán sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với luật định (trừ những trường hợp
có biến động lớn). Điều này sẽ tránh được sự áp đặt chủ quan của cơ quan xét
duyệt dự toán, hạn chế sự bất bình đẳng giữa các đơn vị.
3.5. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH CHẤP HÀNH CHI
NGÂN SÁCH
3.5.1. Tổ chức thực thi kế hoạch chi NSNN
3.5.1.1. Đối với chi đầu tư phát triển
Giải pháp 12: Đối với chi đầu tư phát triển ở địa phương việc cụ thể hoá
dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện
phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo sát hợp với tình hình thực
75
tế, chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu chi trong quá trình thực hiện. Vì vậy, việc
cụ thể hoá dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng được tiến hành
theo trình tự các bước sau:
+ Cụ thể hoá dự toán được duyệt chi đầu tư phát triển cả năm chia ra
từng quý, tháng theo tính quy luật, mùa vụ của năm báo cáo (quý, tháng nào chi
nhiều? quý, tháng nào chi ít ? mức độ chi như thế nào?).
+ Rà soát, xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu
thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các các quý,
tháng cho phù hợp với tình hình thực tế dự kiến của năm kế hoạch.
+ Hình thành hạn mức chi đầu tư phát triển để lên sơ đồ tiến độ tạm
ứng, cấp phát vốn cho chi đầu tư phát triển. Chủ động nguồn để đảm bảo theo
tiến độ của năm kế hoạch.
Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bị động nguồn đảm bảo nhu cầu
chi tiêu và hạn chế đến mức tối thiểu những điều chỉnh, thay đổi dự toán trong
quá trình thực hiện theo luật định và phải xử lý tình huống không cần thiết trong
quá trình thực hiện.
3.5.1.2. Đối với chi thường xuyên
Giải pháp 13: Đối với chi thường xuyên ở địa phương việc cụ thể hoá dự
toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng cũng phải được tiến hành theo
trình tự các bước sau:
+ Phần kinh phí đảm bảo chi trả quỹ lương và kinh phí quản lý được
duyệt cả năm chia đều ra từng quý, tháng có tính đến việc tăng, giảm lương
trong năm kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp.
+ Phần kinh phí sự nghiệp, đặc thù được duyệt năm chia ra từng quý,
tháng phải rà soát, xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu
thực tế dự kiến của năm kế hoạch.
76
+ Hình thành hạn mức chi thường xuyên để lên sơ đồ tiến độ cấp phát
kinh phí cho chi thường xuyên. Chủ động nguồn để đảm bảo theo tiến độ của
năm kế hoạch.
Điều này giúp cho các cấp ngân sách chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu
chi tiêu trong quá trình thực hiện và xử lý thiếu hụt tạm thời theo luật định.
3.5.2. Chấp hành kế hoạch chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí
của NSNN
3.5.2.1. Đối với chi đầu tư phát triển
Giảp pháp 14: Xây dựng mô hình quản lý đầu tư XDCB cần xác định các
khâu trọng yếu như: Tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu; đấu thầu công khai; mở
rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi công; công khai tiêu chuẩn nền
móng, vật tư tại công trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải
đảm bảo được sự kiểm tra chéo, khách quan. Việc xét hổ trợ vốn cho các doanh
nghiệp Nhà nước phải quản lý cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
xem xét đầy đủ tính cấp thiết, có hiệu quả, phục vụ lợi ích chung.
3.5.2.2. Đối với chi thường xuyên
- Giải pháp 15: Tổ chức sự phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp đảm
bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hổ trợ, tạo điệu
kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải đảm
bảo phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin
kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá
trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết. Đồng thời, tổ
chức sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ
hương ngân sách phải thống nhất trong quản lý, kiểm tra chéo nhưng hạn chế
77
quản lý chồng chéo không cần thiết. Điều này sẽ khắc phục tình trạng “trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược” gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị.
- Giải pháp 16: Sớm tổ chức triển khai thật tốt, thật toàn diện cơ chế quản
lý khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không
có thu; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời,
triển khai kết hợp các quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế
dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát,
giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị,
khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đang “lỗi thời, lạc hậu”, hạn
chế tối đa sự kiểm tra, kiểm soát gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực và tiết
kiệm một khối lượng quản lý khá lớn không cần thiết của các cơ quan công
quyền như: Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thanh tra Nhà nước, Kiểm
toán ….
- Giải pháp 17: Đối với các đơn vị chưa áp dụng cơ chế quản lý khoán chi
hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; cơ
chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì các cơ quan có thẩm
quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm rà soát, xem xét các chế độ,
tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế,
Tránh tình trạng hầu hết các chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá cũ kỹ, lạc hậu
không thể chấp hành được.
- Giải pháp 18: Quản lý chi theo ngành kinh tế-xã hội; quản lý chi theo
từng đối tượng thụ hưởng ngân sách; quản lý chi ngân sách theo chương trình
mục tiêu điều có những hạn chế riêng. Cơ quan tài chính các cấp cần quan tâm
thường xuyên chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý.
78
3.5.3. Kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước
3.5.3.1. Đối với chi đầu tư phát triển
Giải pháp 19: Phải đặc biệt chú trọng kiểm soát tính cơ bản, trọng yếu
của hồ sơ, chứng từ, thủ tục, trình tự chi đầu tư phát triển nói chung, chi đầu tư
XDCB nói riêng.
3.5.3.2. Đối với chi thường xuyên
Giải pháp 20: Phải đặc biệt chú trọng kiểm soát tính cơ bản, trọng yếu
của hồ sơ, chứng từ, thủ tục, trình tự chi thường xuyên.
3.6. HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH
3.6.1. Hoàn thiện hạch toán kế toán ngân sách
Giải pháp 21: Tiếp tục chuẩn hoá đội ngũ làm công tác chuyên môn kế
toán tài chính các cấp, 100% phải có trình độ chuyên môn theo quy định. Đồng
thời phải có quy định cho các cấp chính quyền Nhà nước không được thay đổi
cán bộ chuyên môn nếu không có lý do chính đáng hoặc thay đổi thì phải là
người có đủ năng lực chuyên môn theo quy định. Mặt khác, tiếp tục triển khai
thực hiện tốt chương trình kế toán chuyển giao của Bộ Tài chính và kết nối
thông suốt và vận hành tốt mạng nội bộ của ngành.
3.6.2. Quyết toán ngân sách
Giải pháp 22: Quyết toán chi NSĐP phải thật sự quan tâm khâu phân
tích, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của địa phương, tình hình
thực hiện nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm có ích,
phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở địa phương những năm tiếp
sau.
3.7. ĐỔI MỚI THANH TRA, KIỂM TRA TRONG QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH
79
3.7.1. Tăng cường thanh, kiểm tra khâu lập dự toán thu, chi ngân sách
Giải pháp 23: Tăng cường thanh, kiểm tra khâu lập dự toán thu, chi
NSNN do cơ quan tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ
và trình tự xây đựng dự toán theo luật định. Trong đó, đặc biệt quan tâm hai
khâu trọng yếu là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân
sách phải thật cụ thể, chi tiết và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự thận trọng,
khách quan, thậm chí phải trao đổi, thảo luận với các đơn vị để làm sáng tỏ các
nhu cầu trong dự toán, phục vụ tốt cho việc xét duyệt dự toán của các đơn vị thụ
hưởng ngân sách.
3.7.2. Cải tiến khâu thanh, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách
Giải pháp 24: Khâu thanh, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách của cơ
quan tài chính và Kho bạc Nhà nước phải quan tâm kiểm tra theo dự toán được
duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tính hợp pháp, hợp lệ chứng từ….
nhưng phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả chi tiêu NSNN.
3.7.3. Đổi mới trong khâu thanh, kiểm tra sau khi cấp phát ngân sách
Giải pháp 25: Phải có quy định là: Đầu năm các cơ quan có chức năng
thanh, kiểm tra theo luật định từ trung ương đến địa phương phải lên kế hoạch
thanh, kiểm tra định kỳ các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách và gởi thông
báo cho các đơn vị, sau đó nhận thông tin phản hồi từ đơn vị nhằm hạn chế
thanh, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp không cần thiết, mà chỉ cần kế thừa kết
quả thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng. Điều này hạn chế tình trạng
nhiều đơn vị trong năm có quá nhiều cơ quan thanh, kiểm tra gây ách tắt công
việc, phiền hà…. các đơn vị không cần thiết. Mặt khác, mỗi cơ quan lại có nhiều
kết luận thanh, kiểm khác nhau, thậm chí có nhiều kết luận trái ngược nhau.
80
3.7.4. Aùp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả
Giải pháp 26: Tổ chức đẩy mạnh triển khai thực hiện quy chế công khai
tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối
tượng tham gia thanh, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ
hưởng ngân sách. Vì phần lớn các sai phạm về tài chính là do quần chúng phát
hiện hoặc từ mâu thuẩn nội bộ các đơn vị được “phanh phui” mà có. Bên cạnh
đó, có hai cơ quan chức năng chuyên môn thanh, kiểm tra thường xuyên là cơ
quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Vì vậy, các cơ quan chức năng có thẩm
quyền thanh, kiểm tra khác chỉ nên phối hợp thanh, kiểm tra theo chuyên đề cần
thiết cho quản lý. Mặt khác, việc quan tâm khen thưởng cho các đơn vị trực tiếp
thụ hưởng ngân sách, sử dụng ngân sách tiết kiệm, đạt hiệu quả cao, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ cũng góp phần hạn chế sai phạm. Đồng thời, việc phát hiện
xử lý vi phạm nghiêm minh, công tâm, minh bạch, bình đẳng cũng góp phần hạn
chế sai phạm ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Tóm lại, trong 26 giải pháp được đề xuất có những giải pháp mang tính
trọng yếu là: Giải pháp 1, 3, 5, 9, 12, 13, 16, 17 và 21. Cấu thành toàn bộ các
giải pháp trên, mang tính hệ thống, đồng bộ trong quản lý chi ngân sách nói
riêng và hướng tới xây dựng cân đối tích cực, bền vững gắn với đặc thù của TP.
Cần Thơ với vai trò trung tâm kinh tế – văn hoá của Đồng bằng sông Cửu Long.
81
KẾT LUẬN
Quá trình thực hiện mục tiêu đến năm 2010 TP Cần Thơ đạt các chuẩn cơ
bản của đô thị loại I (theo nghị quyết của Thành ủy TP Cần Thơ), đồng thời là
một trung tâm kinh tế động lực, trung tâm khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo,
văn hoá của vùng ĐBSCL(theo nghị quyết của Bộ Chính trị) đã và đang đặt ra
cho TP Cần Thơ nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển của mình.
Vấn đề phải hoàn thiện về mọi mặt cho xứng với tầm vóc và vị trí của TP Cần
Thơ trong tương lai trở thành bức xúc. Trong đó, việc hoàn thiện quản lý NSNN
ở TP Cần Thơ cũng đang được quan tâm đúng mức và giải pháp quản lý chi
NSNN ở TP Cần Thơ là thật sự cần thiết.
Việc đánh giá thực trạng tình hình quản lý chi NSNN ở TP Cần Thơ trong
thời gian qua cho chúng ta có cái nhìn toàn diện những mặt mạnh, yếu; những
ưu, nhược điểm, những bất cập. Từ đó, đề ra những giải pháp về hoàn thiện quản
lý chi NSNN ở TP Cần Thơ trong thời gian tới cho phù hợp.
Với những giải pháp nêu trên, hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện quản lý
chi NSNN ở TP Cần Thơ trong một thời gian không xa, phục vụ cho việc quản lý
và điều hành NSNN ở TP Cần Thơ được tốt hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn góp
phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá TP Cần Thơ
nói riêng, của đất nước nói chung, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra và
cũng là nguyện vọng của nhân dân TP Cần Thơ nói riêng, của nhân dân
ĐBSCL, của nhân dân cả nước nói chung .../.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002/BTC ban hành ngày
21/03/2002 Hường dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 81/2002/BTC ban hành ngày
16/09/2002 hướng dẫn kiểm soát chi đối với cơ quan hánh chính Nhà
nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị
thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Hà
Nội.
3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 50/2003/BTC ban hành ngày
22/05/2003 Hường dẫn đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ theo quy định số: 10/2002/NĐ-CP ban hành ngày
16/01/2002, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/BTC ban hành ngày
23/06/2003 Hường dẫn thực hiện Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP ngày
06/06/2003 quy định chi tiết thi hành Luật NSNN, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/BTC ban hành ngày
23/06/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài
chính khác của xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 79/2003/BTC ban hành ngày
13/08/2003 Hường dẫn quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi
NSNN qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
83
7. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 114/2003/BTC ban hành ngày
28/11/2003 Hường dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh
toán quyết toán nguồn vốn NSNN, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 45/2004/BTC ban hành ngày
21/05/2004 Hường dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, Hà
Nội.
9. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 51/2004/BTC ban hành ngày
09/06/2004 Hường dẫn thi hành Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ban
hành ngày 28/05/2004 về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù
đối với thủ đô Hà Nội, Hà Nội.
10. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 52/2004/BTC ban hành ngày
09/06/2004 Hường dẫn thi hành Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ban
hành ngày 28/05/2004 về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù
đối với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
11. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 53/2004/BTC ban hành ngày
09/06/2004 Hường dẫn thi hành Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ban
hành ngày 28/05/2004 về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù
đối với TP Hải Phòng, Hà Nội.
12. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 55/2004/BTC ban hành ngày
10/06/2004 Hường dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2005, Hà Nội.
13. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 96/2004/BTC ban hành ngày
13/10/2004 Hường dẫn quản lý, thanh toán, thu hồi và quyết toán vốn
ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tư XDCB, Hà
Nội.
84
14. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 111/2004/BTC ban hành ngày
19/11/2004 Hường dẫn thực hiện dự toán năm 2005, Hà Nội.
15. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 03/2005/BTC ban hành ngày
06/01/2005 Hường dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với
các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài
chính, Hà Nội.
16. Bộ Tài chính-Bộ Văn hoá Thông tin-Bộ Nội vụ (2003), Thông tư liên
tịch số 20/2003/BTC-BVHTT-BNV ban hành ngày 24/03/2003 hướng
dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong
lĩnh vực văn hoá thông tin, Hà Nội.
17. Bộ Tài chính-Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ (2003), Thông tư
liên tịch số 21/2003/BTC-BGD&ĐT-BNV ban hành ngày 24/03/2003
hướng dẫn chế độ tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công
lập hoạt động có thu, Hà Nội.
18. Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và Công nghệ -Bộ Nội vụ (2003), Thông
tư liên tịch số 22/2003/BTC-BYT-BNV ban hành ngày 24/03/2003
hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập hoạt động có thu, Hà Nội.
19. Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ (2003), Thông tư liên tịch số 115/2003/BTC
ban hành ngày 28/11/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND
các cấp, Hà Nội.
20. Bộ Tài chính-Bộ Y tế-Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số
13/2004/BTC-BYT-BNV ban hành ngày 27/02/2004 hướng dẫn chế độ
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực
y tế công lập, Hà Nội.
85
21. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2004), Quyết định số: 67/2004/BT-BTC ban
hành ngày 13/08/2004 về việc ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính,
kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN, Hà Nội.
22. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2005), Quyết định số: 335/2005/BT-BTC ban
hành ngày 27/01/2005 về việc công bố công khai quyết toán NSNN
năm 2005, Hà Nội.
23. Chính phủ (2002), Nghị định số: 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 16/01/2002 chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự
nghiệp có thu, Hà Nội.
24. Chính phủ (2003), Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hương dẫn thi hành Luật
NSNN, Hà Nội.
25. Chính phủ (2003), Nghị định số: 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 23/06/2003 ban hành quy chế xem xét, quyết định và phân
bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP, Hà Nội.
26. Chính phủ (2004), Nghị định số: 01/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 12/01/2004 về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và NSNN năm 2004, Hà Nội.
27. Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới Ngân sách
Nhà nước,NXB Thống kê, Hà Nội.
28. Quốc hội (2002), Luật NSNN ban hành ngày 16/12/2002, Hà Nội.
29. Sở Tài chính Vật giá (2004), Quyết toán ngân sách (2001-2004), Cần
Thơ.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1064.pdf