Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo

Tài liệu Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo: A. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam trở thành viên của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) là cơ hội cho các ngành kinh tế của đất nước phát triển, trong đó có ngành du lịch cũng phát triển. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam được biết đến là đất nước của sự thân thiện, hiếu khách. Đặc biệt là cuối năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC (hội nghị thượng đỉnh các nước Châu Á Thái Bình Dương) và Việt Nam được bình chọn là quốc gia của năm 2006. Năm 2007, chính phủ đã dành 4.7 tỷ VND để quảng bá hình ... Ebook Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Từ đó Việt Nam được nhiều khách du lịch quốc tế biết đến. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo ra trên đất nước Việt Nam nhiều anh hùng và danh nhân cùng hàng ngàn di tích lịch sử và di sản thiên nhiên. Trong đó, Việt Nam có 7 di sản được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Với những điều kiện thuận lợi đó, trong năm 2007, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 4.3 triệu lượt khách tăng 17.5 % so với năm 2006 và đây là tốc độ tăng trưởng khá cao về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Với tốc độ tăng trưởng nhanh của khách du lịch nó đòi hỏi lượng cơ sở lưu trú lớn đặc biệt là các khách sạn cao cấp. Đi du lịch, ngoài việc tiêu dùng dịch vụ lưu trú thì khách du lịch còn sử dụng dịch vụ ăn uống. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách du lịch đòi hỏi ngành kinh doanh ăn uống phát triển hơn. Sau một thời gian tìm hiểu các khách sạn trên địa bàn Hà Nội em đã nộp hồ sơ xin thực tập tại khách sạn Hà Nội Daewoo. Sau khi phỏng vấn em đã được nhận vào khách sạn thực tập. Ở khách sạn Daewoo em được phân công thực tập tại bộ phận Banquet (bộ phận tiệc) – một bộ phận nhỏ trong bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn. Trong suốt giai đoạn thực tập, em không được chuyển sang bộ phận khác. Trong thời gian thực tập ở đây, em đã thu nhận được nhiều kiến thức về kinh doanh ăn uống, kết hợp với những kiến thức học trong trường em đã quyết định chọn đề tài: “ Những giải pháp giúp phát triển kinh doanh ăn uống tại khách sạn Daewoo”. Mục đích đầu tiên khi nghiên cứu đề tài này là làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh ăn uống. Trên cơ sở tìm hiểu về bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo để phân tích thực trạng kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo trong thời gian vừa qua. Từ đó chỉ ra những khó khăn và tồn tại của nó. Từ việc phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường phát triển kinh doanh ăn uống ở khách sạn Daewoo trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu trên em sẽ nghiên cứu về bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo. Từ việc nghiên cứu về bộ phận kinh doanh ăn uống để chỉ ra các thực trạng còn tồn tại của bộ phận này. Qua đó, phân tích các giải pháp để phát triển kinh doanh ăn uống cho khách sạn. Và đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn Daewoo. Để hoàn thành bài viết này, em đã nhận được sự giúp đỡ của cô Hoàng Thị Lan Hương. Em chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập vừa qua và giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về khách sạn 1.1.1. Khái niệm Đưa ra khái niềm về khách sạn có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có sự khác nhau này là do có sự khác nhau về mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở mỗi quốc gia. Dưới đây, em xin đưa ra một số khái niệm về khách sạn của các tổ chức khác nhau trên thế giới. “Theo khoa Du Lịch Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội thì “khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch.” Ở nước Cộng Hòa Pháp định nghĩa “ khách sạn là một cơ sở lưu trú được xếp hạng, có các buồng và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn thời gian nghỉ ngơi của khách trong một thời gian dài (có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng nhưng không lấy đó làm nơi cư trú thường xuyên), có thể có nhà hàng. Khách sạn có thể hoạt động quanh năm hoặc theo mùa.” Một khái niệm khác về khách sạn là của một nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 1995 thì: “khách sạn là nơi mà ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay.”” Nguồn: TS. Nguyễn Văn Mạnh – ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội. 1.1.2. Phân loại khách sạn 1.1.2.1. Theo vị trí địa lý Theo tiêu thức này thì khách sạn được chia thành 5 loại: Khách sạn thành phố (City Centre Hotel): được xây dựng ở trung tâm các thành phố lớn, các khu đô thị hoặc các nơi đông dân cư. Nhằm phục vụ các đối tượng khách đi với mục đích công vụ, tham gia hội nghị, thể thao, thăm thân, mua sắm. Các khách sạn này hoạt động quanh năm. Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel): được xây dựng ở các khu du lịch nghỉ dưỡng, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, các khách sạn này hoạt động theo mùa vụ. Khách đến đây chủ yếu với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn. Khách sạn ven đô (Suburban Hotel): xây dựng ở ven ngoại vi thành phố, các trung tâm đô thị.thị trường khách chính là khách đi nghỉ cuối tuần, khách công vụ có mức thanh toán trung bình và thấp. Khách sạn ven đường (Highway Hotel): xây dựng ven dọc các đường quốc lộ để phục vụ các đối tượng khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện vận chuyển bằng ô tô và mô tô. Khách sạn sân bay (Airport Hotel): xây dựng gần các sân bay quốc tế nhằm phục vụ khách của các hàng không dừng chân quá cảnh tại các sân bay quốc tế. 1.1.2.2. Theo mức cung cấp dịch vụ Theo tiêu thức này thì khách sạn được chia làm 4 loại: Khách sạn sang trọng (Luxury Hotel): là khách sạn quy mô lớn, được trang bị các trang thiết bị tiện nghi đắt tiền, sang trọng, trang hoàng đẹp. Cung cấp mức độ cao nhất về các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mỹ… Khách sạn có diện tích của các khu vực sử dụng chung rất rộng, bãi đỗ xe lớn và bán sản phẩm với mức giá cao nhất. Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full Service Hotel): khách sạn cung cấp dịch vụ đầy đủ, có bãi đỗ xe rộng, cung cấp dịch vụ ăn uống tại phòng, có nhà hàng và cung cấp một số dịch vụ bổ sung ngoài trời. Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ (Limited Service Hotel): thường cung cấp một số lượng rất hạn chế về dịch vụ trong đó các dịch vụ bắt buộc là: dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung (giặt là, cung cấp thông tin và các dịch vụ bổ sung khác). Khách sạn thứ hạng thấp (Economic Hotel): những khách sạn này không nhất thiết phải có dịch vụ ăn uống nhưng phải có một số dịch vụ bổ sung đơn giản đi kèm như: dịch vụ đánh thức khách vào buổi sáng, dịch vụ giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin. 1.1.2.3. Theo hình thức sở hữu và quản lý Theo tiêu thức này thì khách sạn chia làm 3 loại: Khách sạn tư nhân: là khách sạn có một chủ đầu tư là một cá nhân hay một công ty trách nhiệm hữu hạn. Chủ đầu tư tự điều hành quản lý kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn. Khách sạn nhà nước: là khách sạn có vốn đầu tư ban đầu là của nhà nước, do một tổ chức hay công ty quốc doanh chịu trách nhiệm điều hành quản lý và trong quá trình kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn. Khách sạn liên doanh: là khách sạn do hai hoặc nhiều chủ đầu tư bỏ tiền ra xây dựng và mua sắm trang thiết bị. Về mặt quản lý có thể do hai hay nhiều đối tác tham gia điều hành quản lý khách sạn. Kết quả kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư hay theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh liên kết. 1.2. Khái niệm về khách của khách sạn và khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn 1.2.1. Khách của khách sạn Khách của khách sạn là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Họ có thể là khách du lịch, có thể là người địa phương hoặc bất kỳ ai tiêu dùng những sản phẩm đơn lẻ của khách sạn. Do đó, khách của khách sạn là người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích thời gian và không gian tiêu dùng. Như vậy, khách du lịch là một thị trường của khách sạn nhưng đây lại là đoạn thị trường chính yếu và quan trọng nhất của khách sạn. Khách du lịch là đoạn thị trường rất quan trọng đối với khách sạn. Vậy thì khái niệm khách du lịch là gì? Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên không nhằm mục đích kiếm ăn, lưu lại đó trong khoảng thời gian ít nhất là 24h hoặc sử dụng ít nhất 1 đêm buồng ngủ tại đó. Các tiêu thức để phân loại khách của khách sạn. Dưới đây là một số tiêu thức mang tính phổ biến và có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu thị trường khách của khách sạn. 1.2.1.1. Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách Căn cứ vào tiêu thức này thì khách của khách sạn gồm 2 loại: khách là người địa phương và khách không phải là địa phương. Khách là người địa phương là tất cả những ai có nơi ở thường xuyên tại nơi xây dựng khách sạn. Loại khách này tiêu dùng các sản phẩm ăn uống và dịch vụ bổ sung ( hội họp, giải trí ), họ ít khi hoặc không sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn, nếu có thì chủ yếu là mua lẻ với thời gian lưu lại rất ngắn. Khách không phải là người địa phương bao gồm tất cả những người từ địa phương khác trong phạm vi quốc gia (khách nội địa) và khách đến từ quốc gia khác (khách quốc tế). Loại khách này tiêu dùng hầu hết các sản phẩm của khách sạn: dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung và giải trí. 1.2.1.2. Căn cứ vào mục đích (động cơ) chuyến đi của khách Khách thực hiện chuyến đi với mục đích chính là nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là khách du lịch thuần túy. Khách thực hiện chuyến đi với mục đích chính là công vụ là khách đi công tác, đi tham dự các hội nghị, hội thảo hoặc hội chợ, đi để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư… Khách thực hiện chuyến đi với mục đích chính là thăm thân, giải quyết các mối quan hệ gia đình và xã hội. Khách thực hiện chuyến đi với các mục đích khác: học tập, chữa bệnh, tham dự các sự kiện thể thao… 1.2.1.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dùng của khách Khách tiêu dùng sản phẩm của khách sạn thông qua sự giúp đỡ của các tổ chức trung gian. Những khách này thường đăng ký buồng bởi các đại lý lữ hành, công ty lữ hành trước khi đến khách sạn và có thể thanh toán theo giá trọn gói trước cho các công ty lữ hành du lịch. Khách tự tổ chức tiêu dùng sản phẩm của khách sạn. Những khách này không đi thông qua tổ chức mà thường tự tìm hiểu về khách sạn, tự đăng ký buồng của khách sạn trước khi đến khách sạn hoặc có thể là khách vãng lai (đi qua tình cờ rẽ vào thuê buồng của khách sạn). Họ có thể là khách lẻ, có thể là khách đi theo nhóm. 1.2.2. Khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn Theo nghĩa rộng, khách sử dụng dịch vụ ăn uống là những người có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của nhà hàng. Họ có thể là đi một mình hoặc đi theo nhóm. Theo nghĩa hẹp, khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn là khách của khách sạn có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ ăn uống của khách sạn. Như vậy, khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn là một đoạn thị trường nhỏ trong khách của khách sạn. Họ có thể tiêu dùng hoặc không tiêu dùng các dịch vụ, sản phẩm khác của khách sạn. Sau đây là một số tiêu thức để phân loại khách sử dụng dịch vụ ăn uống: 1.2.2.1. Căn cứ vào việc tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Khách trong khách sạn là khách hiện đang tiêu dùng dịch vụ lưu trú của khách sạn. Loại khách này không chỉ tiêu dùng dịch vụ lưu trú mà họ còn tiêu dùng các sản phẩm khác của khách sạn. Đây chính là đoạn thị trường chính mà khách sạn đang hướng tới. Khách ngoài khách sạn là những khách không tiêu dùng dịch vụ lưu trú của khách sạn mà họ tiêu dùng các dịch vụ khác của khách sạn như dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung và giải trí. 1.2.2.2. Căn cứ vào nguồn gốc khách Nguồn gốc khách: Bởi mỗi vùng miền khác nhau thì lại có những nền văn hóa ẩm thực khác nhau, có những món ăn khác nhau và có những cách ăn khác nhau. Phân loại khách theo tiêu thức này sẽ giúp bộ phận kinh doanh ăn uống hiểu được tâm lý, khẩu vị ăn uống của khách để có thể phục vụ khách một cách tốt nhất. Theo tiêu thức này thì khách tiêu dùng dịch vụ ăn uống được chia làm 2 loại: Khách là người địa phương: là những người có nơi ở thường xuyên tại nơi hoạt động của nhà hàng. Đây là đối tượng khách mà nhà hàng có thể nắm rõ đặc trưng tiêu dùng, văn hóa ẩm thực của họ. Khách không phải là người địa phương: là những người đến từ địa phương khác trong phạm vi quốc gia và những người đến từ quốc gia khác. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau nên đặc trưng tiêu dùng và văn hóa ẩm thực của họ rất khác nhau nên việc nhà hàng tìm hiểu là rất khó. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác nhau lại có nét văn hóa ẩm thực khác nhau. Số lượng khách này rất lớn mà lại phân bố rộng. nên khách sạn cần phải phân loại ra đâu là khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới để có giải pháp phù hợp. 1.3. Kinh doanh khách sạn 1.3.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn đã có từ lâu đời và ở Việt Nam đang ngầy càng phát triển. Vậy khái niệm về khách sạn là gì? Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh khách sạn bao gồm: kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống. Kinh doanh lưu trú là họat động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Còn kinh doanh ăn uống chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. 1.3.2. Đặc điểm kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: tài nguyên du lịch chính là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch. Như vậy, nơi nào có tài nguyên du lịch thì nơi đó sẽ có khách du lịch và nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không thể có khách du lịch. Trong khi đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch. Do đó, kinh doanh khách sạn sẽ thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch và nó lại càng thành công hơn khi mà tài nguyên du lịch ở đó lại có giá trị và sức hấp dẫn cao. Kinh doanh khách sạn chịu ảnh hưởng lớn của tài nguyên du lịch. Ngoài ra, khi đầu tư vào kinh khách sạn đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn, thu hút tới điểm du lịch, để từ đó xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế. Bởi vì, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại điểm du lịch đó. Đồng thời, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định đến thứ hạng của khách sạn. Và khi các điều kiện khách quan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi đòi hỏi có sự điều chỉnhvề cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp. Kinh doanh khách sạn không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của điểm đến mà nó còn có tác động trở lại đối với tài nguyên du lịch. Vì, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại điểm du lịch có ảnh hưởng tới việc làm tăng hoặc giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: lý do nào đòi hỏi kinh doanh khách sạn phải có vốn đầu tư lớn? Đó chính là yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn, nó đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng có chất lượng cao. Khách sạn luôn mong muốn mang lại cho khách sự thoải mái nhất nên các trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn phải có chất lượng cao để đạt được mục tiêu của khách sạn. Nhưng, các khách sạn khác nhau thì chất lượng các thành phần của cở sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn cũng khác nhau. Nghĩa là, chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn chính là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao. Ngoài ra, đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác: chi phí ban đầu cho cở sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn: sản phẩm khách sạn chủ yếu là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn lại được chuyên môn hóa cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, mỗi ngày thường kéo dài 24/24 giờ. Do vậy, khách sạn phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp. Với đặc điểm này, các nhà quản lý của khách sạn luôn phải đối mặt với các vấn đề khó khăn về chi phí lao động cao, khó mà cắt giảm chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Ngoài ra, nó còn gây khó khăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình. Trong điều kiện kinh doanh khách sạn theo mùa vụ thì việc giảm chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức đối với các nhà quản lý của khách sạn. Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật: cũng như các ngành kinh doanh khác thì kinh doanh khách sạn cũng chịu sự chi phối của một số quy luật: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý của con người… Chẳng hạn, kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm. Nó luôn tạo ra những thay đổi theo những quy luật trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch. Từ đó, nó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch. Do đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch ở vùng biển và vùng núi. Dù chịu sự chi phối của bất kỳ quy luật nào đi nữa thì điều đó cũng đã gây ra những tác động tiêu cực hay tích cực đối với kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là phải nghiên cứu các quy luật và tác động của chúng đến khách sạn. Để từ đó, khách sạn chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt kinh doanh của mình 1.4. Kinh doanh ăn uống trong khách sạn 1.4.1. Khái niệm kinh doanh ăn uống trong khách sạn Kinh doanh ăn uống là một phần trong kinh doanh khách sạn, nó bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng của khách sạn cho khách nhằm mục đích có lãi. 1.4.2. Nội dung của kinh doanh ăn uống du lịch Kinh doanh ăn uống trong du lịch gồm ba nhóm hoạt động: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động lưu thông, hoạt động tổ chức phục vụ. Hoạt động sản xuất vật chất là việc chế biến thức ăn cho khách. Như vậy, kinh doanh ăn uống trong du lịch đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Từ những sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: gạo, thịt, rau, cá…qua bàn tay của người đầu bếp chúng đã biến thành những món ăn nóng, đồ ăn nguội, các loại đồ uống. Chúng không chỉ được đảm bảo về an toàn thực phẩm, trình bày, trang trí đẹp mà còn rất thơm ngon. Cùng một loại nguyên liệu nhưng người đầu bếp có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Do đó, kinh doanh ăn uống trong du lịch đã tạo ra giá trị sử dụng mới và giá trị mới sau quá trình sản xuất của mình và lao động tại khu vực bếp của các nhà hàng chính là lực lượng lao động sản xuất vật chất của nhà hàng. Trong kinh doanh ăn uống, hoạt động sản xuất vật chất có nhiệm vụ chế biến ra các món ăn cho khách thì hoạt động lưu thông lại có nhiệm vụ trao đổi và bán các thành phẩm, đó là các món ăn và đồ uống đã đượcchế biến sẵn. Nó vận chuyển những hàng hóa này từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nơi sản xuất có thể ngay tại nhà hàng và có thể là nơi khác. Như vậy, hoạt động lưu thông của kinh doanh ăn uống trong du lịch là bán sản phẩm do chính nhà hàng tự sản xuất và bán những sản phẩm của các ngành và nơi khác. Hoạt động này chính là hoạt động mang lại doanh thu cho nhà hàng, bán được càng nhiều sản phẩm thì doanh thu của nhà hàng càng cao và như vậy nó lại thúc đẩy sản xuất càng nhiều món ăn, đồ uống. Ngoài 2 hoạt động trên thì kinh doanh ăn uống còn có hoạt động tổ chức phục vụ là việc tạo điều kiện và cung cấp các điều kiện để khách tiêu thụ, nghỉ ngơi và thư giãn. Kinh doanh ăn uống không chỉ bán những sản phẩm do mình sản xuất ra mà còn bán những sản phẩm của các ngành khác và nơi khác. Vì vậy, nó cũng không chỉ phục vụ các sản phẩm do mình chế biến ra mà còn phục vụ các sản phẩm chuyển bán của các ngành khác cho khách ngay tại nhà hàng. Ăn uống trong du lịch đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt, với mức độ trang thiết bị tiện nghi cao, đội ngũ nhân viên phục vụ cũng đòi hỏi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ tốt nhằm đảm bảo việc phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng các món ăn, đồ uống cho khách tại nhà hàng. Hoạt động này giúp khách cảm thấy hài lòng hơnkhi tiêu dùng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng. Mức độ hài lòng của khách càng cao thì nhà hàng sẽ thu hút càng nhiều khách. Ba hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba hoạt động này thì không những sự thống nhất giữa chúng bị phá hủy mà còn dẫn đến sự thay đổi về bản chất của kinh doanh ăn uống trong du lịch. Ba hoạt động này gắn bó với nhau và không thể xác định được tỷ trọng tương đối của từng hoạt động trong tổng thể. Tỷ trọng này không ngừng thay đổi dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau. 1.4.3. Đặc điểm kinh doanh ăn uống trong khách sạn Kinh doanh ăn uống là một phần trong kinh doanh khách sạn nên nó cũng có những đặc điểm của kinh doanh khách sạn. Ngoài những đặc điểm chung của kinh doanh khách sạn thì kinh doanh ăn uống trong khách sạn lại có những nét đặc trưng cơ bản sau: - Tổ chức ăn uống trong khách sạn chủ yếu là cho khách du lịch – là những người ngoài địa phương. Họ có thể đến từ nhiều nơi khác nhau trong phạm vi quốc gia, họ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên họ có những thói quen và tập quán khác nhau. Điều này đòi hỏi các khách sạn phải tổ chức phục vụ ăn uống phù hợp với yêu cầu và tập quán của khách du lịch mà không thể bắt họ phải tuân theo tập quán của địa phương. Mọi sự coi thường tập quán ăn uống của khách đều dẫn đến mức độ thỏa mãn thấp trong việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách và từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của khách sạn. - Các khách sạn thường được xây dựng ở những nơi cách xa nơi cư trú thường xuyên của khách nên khách sạn phải tổ chức ăn uống toàn bộ cho khách du lịch bao gồm các bữa ăn chính (sáng, trưa, tối), các bữa ăn phụ và phục vụ cả đồ uống. - Khách sạn phải tạo ra những điều kiện và phương thức phục vụ nhu cầu ăn uống thuận lợi nhất cho khách: tổ chức phục vụ ăn sáng và đồ uống ngay tại những nơi mà khách ưa thích như ngoài bãi biển, trung tâm thể thao, tại phòng họp… Và đây được gọi là phục vụ tại chỗ. - Việc phục vụ ăn uống cho khách du lịch đồng thời cũng là hình thức giải trí cho khách. Vì vậy, ngoài các dịch vụ ăn uống, các khách sạn cần chú ý tới việc tổ chức các hoạt động giải trí cho khách và kết hợp những yếu tố dân tộc cổ truyền trong cách bài trí kiến trúc, cách mặc đồng phục của nhân viên phục vụ hoặc ở hình thức của các dụng cụ ăn uống và các món ăn đặc sản của nhà hàng. 1.4.4. Tổ chức bộ phận kinh doanh ăn uống trong khách sạn Để tìm hiểu việc kinh doanh ăn uống của một khách sạn thì chúng ta phải tìm hiểu thông qua bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn. Chức năng chính của bộ phận này là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống tại nhà hàng cho khách sạn. Nếu cơ sở lưu trú chỉ có một nhà hàng phục vụ ăn uống thì tổ chức công việc sẽ đơn giản nhưng nếu cơ sở đó lại có nhiều nhà hàng,quầy uống và nhiều hình thức phục vụ thì nó sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Sơ đồ 1.1: tổ chức của bộ phận kinh doanh ăn uống Giám đốc bộ phận kinh doanh ăn uống Quản lý nhà hàng 1 Quản lý nhà hàng 2 Quản lý quầy bar 1 Quản lý quầy bar 2 Quản lý bộ phận tiệc Quản lý bộ phận phục vụ ăn uống tại phòng Người trợ lý Người giám sát Người tổ trưởng Nhân viên Tùy thuộc vào quy mô của từng bộ phận kinh doanh ăn uống mà số lượng các nhà hàng, quầy bar sẽ khác nhau. Mỗi nhà hàng sẽ hướng tới những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, từ đó thì các việc trang trí, thực đơn của các nhà hàng cũng khác nhau để phù hợp với từng khách hàng mục tiêu. Đây chính là mô hình mà nhiều bộ phận kinh doanh ăn uống áp dụng để tăng hiệu quả kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của bản thân. Mỗi nhà hàng, quán bar hay bộ phận tiệc và bộ phận phục vụ ăn uống tại phòng đều có một nhà quản lý, một trợ lý và một giám sát viên. Tùy thuộc và công việc của từng bộ phận nhỏ trong bộ phận kinh doanh ăn uống mà có 2 hay nhiều người tổ trưởng. Mỗi nhà hàng, quán bar, bộ phận tiệc và bộ phận phục vụ ăn uống có quy mô khác nhau mà số lượng nhân viên khác nhau. Tại các khách sạn lớn thì số lượng nhân viên của bộ phận tiệc thường đông hơn các bộ phận khác do khối lượng công việc của nó nhiều hơn. Lao động trong bộ phận kinh doanh ăn uống thì tỷ lệ nhân viên nữ thường cao hơn tỷ lệ nhân viên nam. Đặc điểm của công việc phục vụ là chính và phải phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau. Do vậy đòi hỏi nhân viên phải có tính kiên trì, nhẫn nại cho nên tỷ lệ nhân viên nữ sẽ cao hơn tỷ lệ nhân viên nam. 1.4.5. Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn Hoạt động tổ chức kinh doanh ăn uống trong kinh doanh ăn uống của một nhà hàng thường được thực hiện theo một quy trình nhất định. Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn là nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống tại điểm du lịch của khách du lịch và của số đông khách là người địa phương. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động này trong các khách sạn yêu cầu tính chuyên nghiệp cao cả về công tác quản lý lẫn công tác thực hiểntong tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Hiệu quả cuối cùng của hoạt động này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý và tổ chức thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đó. Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống Xây dựng kế hoạch thực đơn Tổ chức mua hàng Tổ chức nhập hàng Tổ chức lưu kho cất trữ hàng Tổ chức chế biến thức ăn Tổ chức phục vụ trực tiếp Nguồn: TS. Nguyễn Văn Mạnh – ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội. Kế hoạch thực đơn: Kế hoạch thực đơn là bước đầu tiêncủa quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống của nhà hàng và nó cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức tổ chức toàn bộ quá trình hoạt động của kinh doanh ăn uống. Kế hoạch thực đơn là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của một nhà hàng. Vì thông qua thực đơn người ta có thể biết sản phẩm của nhà hàng có đa dạng, phong phú hay không? Mức độ cạnh tranh trên thị trường càng cao thì vai trò của công tác xây dựng kế hoạch thực đơn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Kế hoạch thực đơn sẽ cho phép các nhà quản lý nhà hàng xác định được nhu cầu mua các sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào. Kế hoạch thực đơn chính là cơ sở giúp các nhà quản lý lập kế hoạch kinh doanh cho các giai đoạn khác nhau trong quy trình tổ chức hoạt động của nhà hàng. Có thể nói sự thành công trong kinh doanh của nhiều nhà hàng chịu sự phụ thuộc vào hoạt động xây dựng kế hoạch thực đơn. Và đây cũng là công cụ quan trọng trong việc thu hút khách đến tiêu dùng sản phẩm của nhà hàng. Vì thông qua thực đơn khách hàng có thể biết nhà hàng bán những sản phẩm nào, chúng có hợp khẩu vị và thói quen trong ăn uống của họ không? “Như vậy, để có được thực đơn hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà hàng thì khi xây dựng thực đơn các chuyên gia cần quan tâm tới các yêu cầu sau: Phù hợp với thói quen ăn uống và khẩu vị dân tộc của thị trường khách hàng mục tiêu. Cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhất. Cơ cấu các món ăn trong thực đơn phải thật phong phú, tránh gây cảm giác nhàm chán cho khách. Chi phí của các món ăn phải tương xứng với khả năng thanh toán của khách hàng mục tiêu. Đạt được yêu cầu Marketing của nhà hàng. Đảm bảo yêu cầu về chất lượng của các món ăn. Chú ý tới yêu cầu về lợi nhuận của nhà hàng. Thỏa mãn yêu cầu về thẩm mỹ của các món ăn được đưa ra trong thực đơn về màu sắc, mùi vị, và sự kết hợp của các nguyên liệu trong một món ăn.” Nguồn: TS. Nguyễn Văn Mạnh – ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội. Vậy thì công việc xây dựng kế hoạch thực đơn cho nhà hàng sẽ do những ai đảm nhiệm? Công việc này sẽ do một nhóm những chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao tham gia. Đó là: bếp trưởng, giám đốc nhà hàng, người phụ trách cung ứng hàng hóa. Ngoài ra, có thể có sự tham gia của trưởng bộ phận lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch – những người hiểu sâu sắc về nhu cầu sở thích của khách hàng, là người đại diện cho khách hàng. Tổ chức mua nguyên vật liệu hàng hóa: Giai đoạn này gồm 2 công việc: lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa và tổ chức mua hàng hóa nguyên vật liệu. Việc xây dựng kế hoạch luân chuyển hàng hóa: là thiết lập sự cân bằng giữa nhu cầu về hàng hóa nguyên vật liệu, thức ăn, đồ uống và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nhà hàng. Khi xây dựng kế hoạch luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh ăn uống cần thiết phải có những thông số và giới hạn về: mức chi tiêu bình quân về ăn uống của một lượt khách của nhà hàng, lượng vốn lưu động thường xuyên của nhà hàng, năng lực và công suất sử dụng của cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng. Kế hoạch luân chuyển hàng hóa bao gồm việc lập kế hoạch về: Số lượng hàng bán ra của nhà hàng. Số lượng hàng nhập trong kỳ kế hoạch. Lượ._.ng dự trữ hàng hóa (định kỳ và theo mùa). Lãi gộp của nhà hàng. Lượng hàng hóa hao hụt. Tổ chức mua hàng hóa nguyên vật liệu: quy trình của việc tổ chức mua hàng hóa nguyên vật liệu trong kinh doanh ăn uống thường bao gồm các bước sau: Khẳng định nhu cầu về số lượng của từng mặt hàng cần nhập trong kỳ. Xác định yêu cầu tiêu chuẩn về điều kiện cung ứng cho từng loại mặt hàng cần nhập. Tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất cho từng mặt hàng cụ thể. Chuẩn bị đơn đặt hàng để gửi đến nhà cung ứng đã lựa chọn. Tiến hành đặt mua hay ký hợp đồng với nhà cung cấp. Tổ chức nhập hàng hóa nguyên vật liệu: Nhập hàng là một giai đoạn quan trọng trong quy trình tổ chức kinh doanh ăn uống. Nó bắt đầu từ thời điểm khi thời hạn thực hiện của hợp đồng mua hàng có hiệu lực. Chất lượng của thức ăn, đồ uống được sản xuất tại nhà hàng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của mặt hàng được nhập vào trước đó. Thông qua hoạt động nhập hàng, các nguyên vật liệu, hàng hóa có thể được chấp nhận, có thể được điều chỉnh, sửa chữa hay có thể bị trả lại cho nhà cung cấp. Quyết định cụ thể hoàn toàn phụ thuộc vào: - Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập. Tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm được quy định. Những thỏa thuận trong hợp đồng mua cho từng loại mặt hàng riêng biệt đã ký với nhà cung cấp. Quản lý tốt quá trình nhập là biện pháp giúp các nhà quản lý tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm cho nhà hàng. Nếu quá trình xây dựng kế hoạch thực đơn và quá trình tổ chức mua đã thực hiện tốt mà việc nhập hàng mà không quản lý tốt thì sẽ phản tác dụng và không đem lại hiệu quả kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Vậy để đạt được những yêu cầu do nhà quản lý đặt ra thì những người tham gia trực tiếp vào quá trình này phải đáp ứng những yêu cầu sau: Có sự hiểu biết sâu sắc về các mặt hàng cần nhập. Hiểu rõ các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh thực phẩm đang được áp dụng tại Việt Nam. Có kiến thức về kinh tế, khả năng kiểm soát chi phí và những phát sinh ngoài hợp đồng đã được thỏa thuận. Tổ chức lưu trữ và bảo quản hàng hóa nguyên vật liệu trong kho: Lưu kho cất trữ hàng hóa nhằm đảm bảo cho các mặt hàng đã được nhập về và lưu trữ trong kho phải duy trì được chất lượng tốt nhất trong thời gian lưu kho. Mục đích của hoạt động này là nhằm giảm thiểu khả năng hàng hóa lưu bị loại thải do hư hỏng, thiu thối hoặc mất mát, hao hụt do các lý do chủ quan và khách quan. Các tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật đảm bảo trong quá trình lưu kho phải tuân thủ nghiêm ngặt về các vấn đề: điều kiện về vệ sinh, nhiệt độ, độ thông thoáng, độ khô ráo, ánh sáng… Để đảm bảo các tiêu chuẩn bảo quản, cất trữ hàng hóa trong kho thì các nhân viên thủ kho phải tuân thủ việc tiến hành kiểm kê, thống kê, kiểm tra hàng hóa trong kho một cách định kỳ. Đồng thời, nhà hàng phải xây dựng nhà kho đúng tiêu chuẩn về vị trí, độ lớn, an toàn và được trang bị các thiết bị máy móc chuyên dùng. Nguyên tắc “vào trước, ra trước” trong nhập và xuất hàng trong kho phải được tôn trọng để đảm bảo không có mặt hàng nào lưu lại quá lâu trong kho. Tổ chức chế biến thức ăn: Hoạt động này được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn sơ chế thực phẩm và giai đoạn chế biến nóng. Thực phẩm cung cấp cho các cơ sở ăn uống thông thường không phải ở dạng phù hợp ngay với yêu cầu nấu nướng, do vậy chúng cần phải sơ chế. Vậy, sơ chế là giai đoạn chuẩn bị tổ chức các nguyên liệu thực phẩm sao cho sẵn sàng cho giai đoạn chế biến nóng. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: phân loại nguyên liệu, nhặt, cắt, làm tan đá, rửa sạch, gọt, thái, sắp xếp, băm trộn, nhào, nặn… Các loại thực phẩm phải được phân loại kỹ và tổ chức sơ chế riêng nhằm đảm bảo vệ sinh và không được làm ảnh hưởng tới chất lượng và hương vị của các nguyên liệu. Vì vậy, yêu cầu đối với hoạt động sơ chế là phải có khu vực chuyên dùng. Chế biến nóng là một giai đoạn trung tâm của quá trình tổ chức sản xuất thức ăn trong bếp. Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng của thức ăn được chế biến tại nhà hàng. Quản lý tốt giai đoạn này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ thức ănvà trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho khách hàng, qua đó làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhà hàng. Từ đó tăng khả năng thu hút khách và khả năng cạnh tranh cho nhà hàng. Có hai hình thức tổ chức lao động mà nhà hàng có thể áp dụng trong hoạt động chế biến thức ăn là: hình thức chuyên môn hóa và hình thức phi chuyên môn hóa. Tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ, vị trí, thứ hạng của mỗi nhà hàng mà lựa chọn hình thức tổ chức phân công lao động cho phù hợp với đặc thù của mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổ chức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng: Tổ chức phục vụ trực tiếp tại nhà hàng gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị phòng ăn; đón tiếp và mời khách định vị tại nhà hàng; bưng, đưa, gắp, rót thức ăn, đồ uống phục vụ trực tiếp khách; thanh toán, tiễn khách và thu dọn bàn ăn. Sơ đồ 1.3: quy trình phục vụ ăn uống trực tiếp tại nhà hàng Chuẩn bị phòng ăn và bày bàn ăn Đón tiếp và mời khách định vị tại nhà hàng Thanh toán, tiễn khách và thu dọn bàn ăn Bưng, đưa, gắp, rót thức ăn, đồ uống phục vụ trực tiếp khách Nguồn: TS. Nguyễn Văn Mạnh – ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội. Chuẩn bị phòng ăn, bày bàn ăn: đối với công việc này thì nhân viên phục vụ bàn phải tạo ra một môi trường, khung cảnh, điều kiện đặc biệt sao cho khách cảm thấy thoải mái, vui vẻ, thư giãn nhất khi đến với nhà hàng. Để thu hút khách đến với nhà hàng không chỉ bằng chất lượng và sự đa dạng của các món ăn, đồ uống mà còn bằng bầu không khí dễ chịu, thoải mái và sự phục vụ ân cần, chu đáo và nhiệt tình của nhân viên phục vụ tại nhà hàng. Chính vì vậy, giai đoạn chuẩn bị phòng ăn có vai trò rất quan trọng. các công việc chuẩn bị phòng ăn là: làm vệ sinh phòng ăn, sắp xếp, kê bàn, ghế trong phòng ăn, trải khăn bàn, bày bàn ăn, nhân viên phục vụ tự chuẩn bị vệ sinh cá nhân. Khi mọi công việc hoàn tất, nhà quản lý sẽ kiểm tra kỹ lưỡng từng việc đối với từng nhân viên. Đón tiếp và mời khách định vị tại nhà hàng: công việc này có thể được thực hiện theo cách chuyên môn hóa sẽ làm tăng sự cảm nhận tốt nhất của khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Việc sử dụng lao động theo cách này giúp nhà quản lý phát huy triệt để năng lực sở trường của từng cá nhân, tính hợp tác và tinh thần đồng đội của nhân viên bàn. Tổ chức phục vụ trực tiếp trong thời gian khách ăn uống tại nhà hàng: đây là giai đoạn mà nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với nhân viên phục vụ bàn là: Luôn có thái độ tốt với mọi khách hàng trong quá trình phục vụ. Tốc độ phục vụ phải nhanh và đảm bảo thời điểm phục vụ các món kịp thời. Thuần thục các thao tác, kỹ thuật phục vụ trực tiếp. Thanh toán, tiễn đưa và thu dọn bàn ăn: đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phục vụ khách. Do vậy đòi hỏi nhân viên phải biết kiên trì, nhẫn lại và lịch sự trong thời gian đợi khách ăn xong và thanh toán tiền và đặc biệt công việc này đòi hỏi tính chính xác cao trong việc thanh toán. 1.5. Phát triển kinh doanh ăn uống của khách sạn Phát triển là một quá trình vận động đi lên. Như vậy, theo khái niệm này thì phát triển là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện. Phát triển kinh doanh là vấn đề rất quan trọng mà mọi nhà kinh doanh đều quan tâm. Vậy phát triển kinh doanh là gì? Phát triển kinh doanh là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của ngành kinh doanh trong một thời gian nhất định. Theo các định nghĩa trên thì phát triển kinh doanh sẽ theo hai hướng: sự tăng lên về chất và sự tăng lên về lượng. Phát triển kinh doanh ăn uống là quá trình tăng lên về mọi mặt của ngành kinh doanh ăn uống gồm: sự gia tăng về số lượng sản phẩm ăn uống, sự tăng lên của chất lượng sản phẩm và sự tăng lên của chất lượng dịch vụ ăn uống. Vậy, để đánh giá sự phát triển của kinh doanh ăn uống thì chúng ta dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá? Đó là các tiêu chí: Số lượng khách: khách là người tới tiêu dùng sản phẩm ăn uống của khách sạn. Do đó, thông qua số lượng khách sẽ phản ánh được số lượng dịch vụ và sản phẩm ăn uống đã được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu đánh giá về phần lượng của kinh doanh ăn uống. Chất lượng dịch vụ: là tiêu chí đánh giá về phần chất của kinh doanh ăn uống. Sản phẩm của ngành kinh doanh ăn uống chủ yếu là dịch vụ nên chất lượng dịch vụ ăn uống khó có thể đánh giá và đo lường được. Giá của dịch vụ và sản phẩm ăn uống sẽ thể hiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm ăn uống. Nhưng không phải lúc nào giá cao cũng đồng nghĩa là chất lượng tốt và ngược lại. Chất lượng dịch vụ ăn uống chỉ được đánh giá chính xác thông qua sự cảm nhận của khách hàng. Doanh thu: là một tiêu chí trung gian giữa phần chất và phần lượng của kinh doanh ăn uống. Nhưng nó lại đánh giá được mức độ phát triển của kinh doanh ăn uống so với các ngành khác. 1.6. Các giải pháp phát triển kinh doanh ăn uống Kinh doanh ăn uống là một bộ phận rất quan trọng đối với khách sạn, doanh thu của nó đứng thứ hai sau doanh thu của bộ phận lưu trú trong tổng doanh thu của khách sạn. Vậy, phát triển kinh doanh ăn uống trong khách sạn là rất cần thiết. Vậy các giải pháp nào giúp phát triển kinh doanh ăn uống cho khách sạn? Tùy thuộc vào tình hình của từng nhà hàng, điều kiện kinh doanh của khách sạn… mà các nhà quản lý đưa ra các giải pháp cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay tại Việt Nam, các khách sạn thường chú trọng tới vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ. Vậy, chất lượng dịch vụ là gì? “Chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (dự đoán) và mức độ chất lượng khách hàng đã nhận được.” Nguồn: TS. Nguyễn Văn Mạnh – ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động – Xã hội. Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống là vấn đề mà rất nhiều nhà quản lý nhà hàng rất quan tâm. Bởi có thu hút khách hay không là phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này, nó tác động tới mức độ hài lòng của khách. Nếu khách sạn làm tốt công tác nâng cao chất lượng dịch vụ thì sẽ mang lại cho khách sạn rất nhiều lợi ích: tăng khả năng cạnh tranh và tăng giá bán một cách hợp lý trên thị trường, giúp khách sạn giảm thiểu các chi phí kinh doanh cho khách sạn, từ đó sẽ giúp gia tăng lợi nhuận cho khách sạn. Một giải pháp khác, đó là việc mở rộng quy mô của nhà hàng. Một khi nhà hàng làm ăn có hiệu quả thì việc mở rộng quy mô là điều tất yếu. Nhưng việc mở rộng quy mô không phải là vấn đề đơn giản mà đòi hỏi các nhà quản lý phải nghiên cứu cho kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bởi mở rộng quy mô thì nó sẽ phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp: lao động, mua sắm thêm các trang thiết bị… Và doanh nghiệp phải nghiên cứu xem số lượng khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình như thế nào, nó có đủ lớn để chúng ta bỏ ra nhiều chi phí để mở rộng thị trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH ĂN UỐNG Ở KHÁCH SẠN DAEWOO 2.1. Khái quát về khách sạn Daewoo 2.1.1. Thông tin chung về khách sạn Daewoo 2.1.1.1. Vị trí Khách sạn Daewoo tọa lạc tại số 360 Đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bên cạnh khách sạn là một hồ lớn của thành phố Hà Nội, đó là hồ Thủ Lệ. Hồ Thủ Lệ là một con hồ lớn nằm trong công viên Thủ Lệ, mặt nước trong xanh, bao quanh hồ có rất nhiều cây xanh có tán lá rộng. Khách sạn cách sân bay Nội Bài khoảng 40 km và khác du lịch chỉ mất 40 phút đi ôtô là có thể từ sân bay để đi đến khách sạn. Với vị trí như vậy thì khách sạn Daewoo có được thuận lợi nào và những khó khăn gì trong việc phát triển kinh doanh khách sạn? Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngoài ra, thành phố còn là thành phố ngàn năm văn hiến với rất nhiều di sản được nhà nước xếp hạng và nhiều thắng cảnh đẹp. Chính vì điều này mà hằng năm thành phố đón tiếp rất nhiều khách du lịch, không chỉ có khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế. Đây là điều kiện rất thuận lợi để cho kinh doanh khách sạn ở đây phát triển. Đây vừa là điều kiện thuận lợi lại vừa là khó khăn đối với khách sạn Daewoo. Thuận lợi vì khách sạn có thể thu hút nhiều khách và khách sạn có thể hoạt động quanh năm do tính mùa vụ ở đây là rất thấp. Phần lớn là khách công vụ còn khách du lịch thuần túy lại có thể đến thành phố quanh năm. Còn khó khăn là xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Với điều kiện thuận lợi như vậy nên ở Hà Nội có rất nhiều cơ sở lưu trú trong đó có 8 khách sạn được Nhà nước xếp hạng là khách sạn 5 sao. Do đó, tính cạnh tranh là rất cao. Nằm cạnh công viên Thủ Lệ cũng là một thế mạnh của khách sạn. Công viên Thủ Lệ có rất nhiều cây xanh, nó không chỉ điều hòa không khí, tạo không khí mát mẻ vào mùa hè nóng bức mà trông nó sẽ đẹp hơn rất nhiều khi nhìn từ tầng 18 của khách sạn. Không phải là khách sạn nào trên Hà Nội đều có thể nhìn ra cảnh hồ như khách sạn Daewoo, phần lớn các phòng trong khách sạn đều có cửa sổ nhìn ra công viên. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và các sản phẩm của nó Khách sạn Daewoo là một trong số không nhiều khách sạn cao cấp 5 sao tại Hà Nội, khách sạn Daewoo như một quần thể khép kín với các bộ phận buồng - phòng, khu văn phòng, hệ thống phòng họp, chuỗi nhà hàng cao cấp, hệ thống chăm sóc sức khỏe, bể bơi, phòng tập gym và aerobic.... với đầy đủ nội thất và trang thiết bị hiện đại nhất. Khách sạn Daewoo là một trong những khách sạn 5 sao được xây dựng đầu tiên ở Hà Nội. Nó bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1996, chủ đầu tư là công ty Daeha của Hàn Quốc. Khách sạn Daewoo là khách sạn liên doanh giữa công ty điện tử Hanel của Việt Nam và tập đoàn công nghiệp Daewoo của Hàn Quốc. Tổng số vốn mà tập đoàn công nghiệp Daewoo đóng góp là 177 triệu USD và số vón của Việt Nam được tính thông qua giá trị của phần diện tích đất để xây dựng khách sạn. Theo số vốn góp của hai bên thì phía Hàn Quốc chiếm 70% cổ phần trong khách sạn còn phía Việt Nam giữ 30% vốn. Biểu tượng của nó là một bông hoa có 4 cánh màu xanh. Câu khẩu hiệu của khách sạn là “ Hospitality From Heart ” ( đón tiếp khách bằng trái tim ). Câu khẩu hiệu này thể hiện rằng mục tiêu mà khách sạn hướng tới đó là chất lượng hoàn hảo, mang lại cho khách cảm giác thoải mái nhất khi đến với khách sạn. Kể từ khi đi vào hoạt động khách sạn đã vinh dự đón tiếp Vua, Hoàng Hậu, nguyên thủ quốc gia, những doanh nhân và những người nổi tiếng trong làng giải trí: - 16/11/2000: khách sạn đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Cliton - 12/2003 : khách sán đón tiếp các quan chức của Sea Games 22 được tổ chức tại Việt Nam -2/2004 : khách sạn đón tiếp Quốc Vương Thuỵ Điển Carl Gustaf XVI và hoàng hậu Silvia lần đầu tiên đến thăm Việt Nam -7/10/2004 : khách sạn được chọn là nơi kết nạp 13 thành viên mới của ASEM với sự tham dự và chứng kiến của 39 nguyên thủ quốc gia cùng các bộ trưởng, các đại sứ và nhiều quan chức cấp cao - Năm 2005 :khách sạn đón 8 vị nguyên thủ quốc gia 1. Thủ tướng Marek Belka( Ba Lan) 2.Tổng thống Natsagiin Bagabandi(Mông Cổ) 3. Thủ tướng U Tin Latt (Myanma) 4. Tổng thống Olúegun Obasanjo( Nigeria) 5. Thủ tướng Lee Hae Chan ( Hàn Quốc) 6. Thủ tướng Khakadesh Zia ( Bangladesh) 7. Thủ tướng Gyurcsany Fernc ( Hungary ) 8. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào ( Trung Quốc ) -11/2006 : khách sạn đón tiếp các lãnh đạo các nền kinh tế APEC: Hàn Quốc, Trung quốc, Mexico...... -3/9/2007 : khách sạn đón tiếp thủ tướng các tiểu vương quốc Ả Rập Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khách sạn Daewoo còn nhận được nhiều bằng khen của thành phố Hà Nội về: giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực, tổ chức phục vụ tốt trong các dịp ASEM và APEC. Năm 2000, trung tâm thể dục thẩm mỹ của khách sạn Daewoo nhận được giải thưởng là trung tâm thể dục thẩm mỹ tốt nhất ở Việt Nam. Năm 2003, khách sạn Hà Nội Daewoo đã đạt giải thưởg khách sạn tốt nhất Việt Nam. Vào tháng 7 năm 2004, khách sạn Hà Nội Daewoo đã trở thành thành viên của câu lạc bộ các khách sạn sang trọng trên thế giới của tập đoàn SRS-WORLDHOTELS, một trong những tập đoàn tiếp thị và kinh doanh khách sạn hàng đầu thế giới. Cũng như các khách sạn khác trong Hà Nội thì sản phẩm chính của khách sạn Daewoo là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. dịch vụ lưu trú của khách sạn gồm cho thuê buồng ngủ, cho thuê căn hộ và cho thuê văn phòng. Ngoài ra vì khách sạn Daewoo là 1 khách sạn 5 sao nên nó còn có rất nhiều dịch vụ bổ sung khác: Tổ chức tiệc và hội thảo Dịch vụ giặt là Dịch vụ bể bơi Dịch vụ thể thao: Tennis và đánh Golf Dịch vụ chăm sóc đẹp: xông hơi mát xa Phòng tập thể dục - Và nhiều dịch vụ khác. Các địa chỉ để khách hàng tìm hiểu: Địa chỉ: 360 Kim Mã, Q. Ba Đình Điện thoại: 04 - 8315000 Fax: 04 - 8315010 Email: info@daewoohotel.com.vn Website: 2.1.2. Tổ chức hoạt động của khách sạn 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khách sạn gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và 12 bộ phận, phòng ban chuyên môn. Cũng giống như các khách sạn khác khách sạn Daewoo cũng chia ra thành các bộ phận, phòng ban chuyên môn. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của khách sạn Daewoo General Manager Deputy General Manager Accounting FC Human Resort Sale & Marketing Public Relation Front Office Fitness Center House Keeping F&B Dept Purchasing Security Engineering Kitchen Reservationn Laundry Line Edo Silk Road La Paix Banquet Coffee Shop Lake View Palm Court Club Q Room Service Korean Kit Banquet Kit Chinese Kit Japanese Kit Italian Kit Cold Kit Butchery Kit Pastry Kit Chú thích: General Manager: Hội đồng quản trị Dep General Manager: Ban tổng giám đốc Acounting FC: Phòng tài chính-kế toán Human Resort: Phòng nhân sự Sale & Marketing: Phòng Marketing Public Relation: Phòng quan hệ công chúng Engineering: Bộ phận kỹ thuật Security: Bộ phận bảo vệ Purchasing: Bộ phận mua nguyên liệu Fitness Center: Trung tâm thể dục thẩm mỹ Front Office: Bộ phận tiền sảnh Reservation: Bộ phận đặt chỗ Reception: Bộ phận đón tiếp Operator: Bộ phận tổng đài điện thoại Cashier: Bộ phận thu ngân Night Auditor: Bộ phận kiểm toán ban đêm F&B Dept: Bộ phận nhà hàng -Coffee Shop: Nhà hàng Âu -Edo: Nhà hàng Nhật -Silk Road: Nhà hàng Trung Quốc -La Paix: Nhà hàng Ý -Banquet: Bộ phận tiệc -Lake View: Quầy Bar ở tầng 18 -Palm Court: Quán Bar -Club Q: Khu Vực giải trí -Room Service: Bộ phận phục vụ đồ ăn tại các phòng Kitchen : Bộ phận bếp -Korean Kit: Bếp nấu các món ăn Hàn Quốc -Banquet Kit: Bếp phục vụ cho tiệc của khách sạn -Chinese Kit: Bếp của nhà hàng Trung Quốc -Japanese Kit: Bếp của nhà hàng Nhật Bản -Italian Kit: Bếp của nhà hàng Ý -Cold Kit: Bếp chế biến các món nguội -Butchery Kit: Bếp sơ chế thịt -Pastry Kit: Bếp bánh House Keeping: Bộ phận buồng -Laundry: Bộ phận giặt là -Linen: Bộ phận cung cấp đồ vải cho khách sạn 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận Hội đồng quản trị: đây là những người chủ của khách sạn. Họ là những người đứng đầu ở khách sạn, họ là những người đề ra sứ mệnh cho khách sạn. Ban tổng giám đốc: là những nhà quản lý của khách sạn, họ được Hội đồng quản trị thuê về để quản lý khách sạn. Họ chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, là người xây dựng đường lối chiến lược kinh doanh cho khách sạn dựa theo sứ mệnh đã được đề ra bởi Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc khách sạn Daewoo Hà Nội là ngài Juan Jose Molina. -Bộ phận lễ tân: có nhiệm vụ đăng ký đặt phòng, thanh toán cho khách, đồng thời thường xuyên phối hợp với các bộ phận khác để kiểm tra tình trạng phòng, hồ sơ đặt phòng của khách và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ hay thông tin mà khách yêu cầu. -Bộ phận ăn uống: bộ phận này kết hợp với các bộ phận khác như lễ tân, bếp và bộ phận bán hàng để tìm hiểu nhu cầu của khách về thức ăn và đồ uống nhằm phục vụ khách một cách tốt nhất - Bộ phận buồng: luôn đảm bảo vệ sinh phòng khách nhanh và đạt tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định, kiểm tra đồ đạc trong phòng khi khách check out xem khách đã dùng những gì, hay bỏ quên gì để kịp thời thông báo cho bộ phận lễ tân liên lạc với khách, vệ sinh nơi làm việc và các khu vực công cộng. -Phòng Marketing: có nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích thị trường sau đó đưa ra những phương hướng kinh doanh, quảng cáo phù hợp để đem lại nguồn khách phong phú cho khách sạn. -Bộ phận kỹ thuật: nhân viên của bộ phận này có tay nghề cao để sửa chữa trang thiết bị trong khách sạn một cách nhanh chóng nếu có hỏng hóc, đảm bảo các trang thiết bị của khách sạn luôn hoạt động tốt. -Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của khách sạn và đảm bảo an toàn cho khách và nhân viên trong khách sạn. -Bộ phận tài chính kế toán: bao gồm những nhân viên thu ngân ở quầy lễ tân, nhà hàng, kế toán chi, kế toán thu, kiểm toán đêm, thủ kho, kế toán nhập hàng, kế toán phụ trách vấn đề mua sắm vật tư và thực phẩm, thư kí kế toán trưởng. Nhiệm vụ của bộ phận tài chính kế toán là quản lý vốn tài chính, theo dõi hoạt động kinh doanh của khách sạn, quản lý hóa đơn một cách chi tiết chặt chẽ, tránh không để sai sót trong chứng từ, bộ phận này luôn luôn phải sáng tạo trong cách quản lý luồng tiền ra vào một cách phù hợp. - Bộ phận nhân sự: có nhiệm vụ quản lý, phân tích tình hình lao động để tuyển thêm người, trả lương, tính công nhân viên nhằm bảo đảm chất lượng cũng như số lượng nhân viên sao cho khách sạn được hoạt động nhịp nhàng. - Phòng quan hệ công chúng: giữ liên lạc với khách hàng và tạo ra mối quan hệ thân thiết với khách hàng để tạo ra khách hàng trung thành của khách sạn. - Bộ phận mua nguyên liệu: đảm nhiệm việc mua nguyên liệu cho khách sạn, đảm bảo cho nguồn nguyên liệu của khách sạn luôn đầy đủ và đảm bảo về chất lượng. - Bộ phận thể dục thẩm mỹ: cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và tập thể dục của khách. 2.1.3. Điều kiện kinh doanh 2.1.3.1. Lao động trong khách sạn Daewoo Khách sạn Daewoo có trên 600 nhân viên bao gồm cả người Việt Nam và các quốc gia khác: Hàn Quốc, Anh, Ý... Do đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là ngành dịch vụ nên tỷ lệ nữ trong khách sạn chiếm tỷ lệ cao. Tuỳ thuộc từng bộ phận mà tỷ lệ này nó khác nhau. Trong các nhà hàng thì tỷ lệ lao động là nữ chiếm trên 50%. Đặc biệt là nhân viên phục vụ buồng thì tỷ lệ này có thể lên tới 90%. Còn trong các bộ phận khác thì tỷ lệ này lại thấp hơn: bộ phận kỹ thuật, bộ phận cây cảnh, bộ phận bảo vệ. Ở khách sạn Daewoo thì việc tuyển mộ, tuyển chọn được tiến hành rất kỹ càng để có thể lựa chọn được những người tốt nhất vào làm việc tại khách sạn. Sau khi qua vòng xét tuyển hồ sơ thì thí sinh còn phải trải qua vòng phỏng vấn. Tuỳ thuộc vào chức vụ mà mình thi tuyển mà có thể phỏng vấn bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác. Hội đồng tuyển bao gồm trưởng phòng nhân sự, trưởng bộ phận của bộ phận mà thí sinh đó đăng tuyển. Sau khi trúng tuyển thí sinh sẽ được thử việc trong một thời gian. Trong thời gian này người trúng tuyển sẽ được đào tạo bằng Tiếng Anh trong một thời gian bởi một giáo viên nước ngoài, có một buổi tham quan toàn khách sạn. Và có người trong bộ phận hướng dẫn công việc. Khách sạn có đội ngũ nhân viên biết nhiều thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tiếng Anh, Trung Quốc...... Hàng năm nhân viên sẽ có đợt kiểm tra về chuyên môn, kiểm tra trình độ Tiếng Anh và một số môn khác. Đồng thời cuối năm có buổi phỏng vấn giữa cấp trên đối với cấp dưới. Qua buổi phỏng vấn này, cấp trên sẽ chỉ ra cho cấp dưới biết những lỗi mà mình mắc phải trong thời gian làm việc để cấp dưới biết và thay đổi trong thời gian tới, đồng thời cấp dưới có thể đề xuất các ý kiến của bản thân với cấp trên. Cuối năm có 1 bữa tiệc nhân viên với hình thức ăn Buffet và nhiều chương trình hấp dẫn: biểu diễn thời trang, thi Miss Daeoo...., buổi tiệc diễn ra từ 17h đến nửa đêm. Để chuẩn bị cho bữa tiệc này thì mỗi bộ phận sẽ cử ra một số người tham gia có thể là nhân viên hoặc quản lý bộ phận. Và họ sẽ phải tập luyện trong vòng 1 tháng trước khi bữa tiệc được tổ chức. Nhân viên của khách sạn ở mỗi bộ phận sẽ có đồng phục khác nhau, tất cả đều phải đi giầy, mỗi năm sẽ được cấp 2 đôi giầy. Nhân viên nữ tại các nhà hàng nếu mặc áo dài thì sẽ đi giầy trắng còn lại sẽ đi giầy đen. Riêng nhà hàng Edo có 1 nhân viên mặc áo Kimono và đi guốc gỗ là nhân viên chào khách . Nhân viên phục vụ buồng sẽ mặc váy xanh có tạp dề và đi giày bata. Cũng giống với các khách sạn liên doanh khác thì các chức vụ cao, quan trọng trong khách sạn thường do người nước ngoài đảm nhiệm. Tổng giám đốc là người Hàn Quốc, giám đốc tài chính là người Hàn Quốc, giám đốc bộ phận buồng là người Anh, trưởng bộ phận bếp là người Ý, giám đốc bộ phận tiền sảnh là người Hàn Quốc nhưng riêng bộ phận nhà hàng lại là người Việt Nam. Như vậy, để đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong khách sạn thì người Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng do kỹ năng quản lý còn yếu. 2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Bể bơi: Khách sạn có 1 bể bơi dài 80m ở ngoài trời. Bể bơi được xây dựng ở tầng 1 cạnh hai tòa nhà của khách sạn. Bể bơi sâu 1,3m, đáy được lát bằng đá màu xanh, chúng được gắn thành những bông hoa. Bể bơi có 3 bậc lên xuống và nó được thay nước thường xuyên đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Đây là một bể bơi lớn nhất tại khu vực. Ở cạnh bể bơi là một khu vườn rộng và rất đẹp với rất nhiều loại cây khác nhau. Tại khu vực bể bơi chúng ta có thể tổ chức tiệc ngoài trời vừa thưởng thưc món ăn vừa có thể ngắm cảnh vườn, tiệc ngoài trời sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, không khí thoáng đãng, trong lành hơn việc tổ chức tiệc trong phòng. Đặc biệt là vào ban đêm, ánh đèn chiếu xuống hồ nước tạo ra không gian lung linh, huyền ảo. Tổ chức tiệc ở bể bơi với số lượng người lớn khoảng 800 đến 900 người. Ngoài ra trong khách sạn còn có hồ bơi trong nhà tự tạo sóng giúp khách thư giãn. Trung tâm thể dục thẩm mỹ: Trung tâm thể dục thẩm mỹ được đặt ở tầng 2 của khách sạn. Năm 2002 trung tâm thể dục thẩm mỹ của khách sạn nhận được giải thưởng là “ trung tâm thể dục thẩm mỹ tốt nhất của Việt Nam”. Trung tâm mở cửa từ 6h30 sáng đến 10h đêm. Trung tâm được chia thành 2 khu vực: Trung tâm thể chất: được trang bị được trang bị những máy đo tim mạch với những máy tập thể lực và giảm cân hiện đại nhất. Khách sạn cũng có phòng tập Aerobics với hơn 20 máy video và các bài tập. Sàn của các phòng tập Aerobics được làm bằng gỗ màu vàng. Trung tâm thể chất cũng bao gồm 1 dãy đánh Golf và bể bơi dài 80m. Trung tâm thẩm mỹ: có hàng loạt nhữngliệu pháp chăm sóc da và cơ thể bằng phương pháp mát xa, xoa bóp Shiatsu của người Nhật Bản cho tới các phương pháp mát xa truyền thống của người Việt Nam. Nhà hàng và phòng họp: Khách sạn gồm có 4 nhà hàng, 2 quầy bar,1 khu vực giải trí: - Coffee Shop ( Cafe Promenade ): có 120 ghế được đặt tại tầng 1 của khách sạn, có tầm nhìn bao quát bể bơi. Hàng ngày nhà hàng có phục vụ các bữa theo thực đơn Buffet theo phong cách Châu Âu. - La Paix: có 82 ghế, được đặt tại tầng 2 của khách sạn, sẽ phục vụ thực khách các món ăn Ý ngon nhất trong khu vực được chuẩn bị bởi đầu bếp trưởng Salvatore – thành viên duy nhất của hiệp hội đầu bếp chuyên nghiệp Ý. - Edo: nhà hàng được đặt tại tầng 1 của khách sạn. Nhà hàng có những món ăn Nhật Bản hảo hạng nhất, cuối tuần có bữa Buffet trưa và tối vào thứ 7 và chủ nhật. - Silk Road: được đặt tại tầng 2 của khách sạn, nó bao gồm 102 ghế. Tại đây thực khách sẽ được thưởng thức các món ăn Trung Quốc từ truyền thống tới hiện đại với sự phục vụ hoàn hảo. - Lake view: đây là một quán bar được đăt trên tầng 18. Tại đây quý khách có thể vừa thưởng thức đồ uống vừa ngắm cảnh hồ Thủ Lệ và Thành Phố Hà Nội lại vừa có thể nghe những chương trình nhạc sống. - Palm Court: là một quán bar để phục vụ đồ uống cho khách, nó được đặt tại tầng 2 của khách sạn, một khu giải khát và nhạc sống hàng đêm, với tầm nhìn bao quát khu vườn của khách sạn, trong sự phục vụ độc đáo của những phụ nữ Việt Nam trong áo dài xanh truyền thống - Club Q: đây là khu giải trí, gồm Karaoke và khiêu vũ. Nó được đặt ở 1 khu riêng biệt cạnh bể bơi. - Banquet: khách sạn Daewoo có hệ thống phòng tiệc lớn ngay tầng trệt có 4 phòng có lối vào riêng: Jasmine, Lotus, Gardenia, Orchid, 4 phòng này được ngăn cách bởi các bức tường di động. Trong trường hợp có tiệc lớn thì có thể di chuyển các bức tường này để có được một phòng họp lớn có thể chứa được 800 khách và 400 khách dự tiệc. Bên cạnh phòng họp lớn còn có 2 phòng họp nhỏ cũng được ngăn cách bởi một bức tường di động, đó là 2 phòng: Lilac và Iris. Trên tầng 3 còn có 7 phòng họp: Ruby, Coral, Jade, Opal, Topax,Onyx, Pearl. Các loại phòng của khách sạn: Khách sạn Daewoo có 411 phòng, tòa nhà Daeha Business Center có 196 phòng căn hộ và văn phòng. Trong 411 phòng của khách sạn được chia thành các loại phòng khác nhau: phòng Deluxe, phòng Executive và phòng suites. - Deluxe Room: 258 phòng - Grand Deluxe Room: 72 phòng - Club Room: 47 phòng - Deluxe Suite Room: 14 phòng - Club Suite Room: 15 phòng - Senantor Suite Room: 2 phòng - Ambassador Suite Room: 1 phòng - Presidential Suite Room: 1 phòng - Royal Suite Room: 1 phòng - Phòng Deluxe: khách sạn có 330 phòng loại này. Trong đó có: 177 phòng Deluxe Twin Room ( phòng có 2 giường đơn ), 81 phòng Delixe King Room ( phòng có giường loại lớn ) và 72 phòng Grand Deluxe Room. Mỗi phòng có diện tích là 34m2 với một phòng tắm lát đá cẩm thạch, cửa sổ lớn, khu tiếp khách có ghế sofe, bàn viết với ghế bành và một bar cá nhân. Nó được phân bố từ tầng 3 cho đến tầng 17. Tất cả các phòng đều có tầm nhìn thành phố hoặc hồ Thủ Lệ. - Phòng Executive: Phòng với tất cả các trang thiết bị của phòng Deluxe, nằm trên những tầng cao của khách sạn với môt khu giải khát Executive nơi hàng sáng có bữa sáng buffet, các giờ giảm giá từ 17:30 đến 19:30, một khu làm việc cá nhân với internet tốc độ cao. - Phòng căn hộ: Có 33 phòng căn hộ và một phòng căn hộ loại Presidential. Tất cả các phòng căn hộ đều được trang bị sang trọng và hiện đại, nằm trên những tầng cao của khách sạn, có tầm nhìn bao quát Hà Nội và bể bơi của khách sạn, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20126.doc